TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAMTRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH TIỂU LUẬN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM VINAMILK Giảng viên hướng dẫn:
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM VINAMILK
Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) - Vietnam Dairy Products Joint Stock Company, là một công ty sản xuất, kinh doanh các sản phẩm từ sữa và các máy móc thiết bị liên quan tại Việt Nam Với mã giao dịch là VNM trên sàn chứng khoán TPHCM – HOSE trong đó tổng vốn điều lệ nhà nước nắm giữ là 36% Ngoài ra, tổng Công ty Vinamilk là chủ sở hữu của nhiều thương hiệu sữa và sản phẩm từ sữa nổi tiếng tại Việt Nam và một số quốc gia khác.
Trong suốt 45 năm, Công ty sữa Vinamilk luôn cải thiện chất lượng và khẳng định vị trí của mình trong việc tạo nên những giọt sữa chất lượng nuôi dưỡng mầm non của đất nước Dù đã trải qua rất nhiều những giai đoạn phát triển khác nhau Ở từng cột mốc là những biến tiến mới của doanh nghiệp, cùng sự vững vàng của một thương hiệu lớn có bề dày lịch sử Vậy nên, ta hãy tìm hiểu về quá trình hình thành và phát triển của Công ty sữa Vinamilk.
1.1.2 Loại hình doanh nghiệp, địa chỉ/điện thoại trụ sở chính
- Loại hình doanh nghiệp: Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk)
- Địa chỉ: Số 10 Tân Trào, Phường Tân Phú, Quận 7, Thành phố
Hồ Chí Minh, Việt Nam.
1.1.3 Quá trình hình thành và phát triển
- 1976: Thành lập Công ty Sữa - Cà phê Miền Nam (tiền thân Vinamilk) tiếp quản 3 nhà máy sữa tại TP.HCM.
- 1979: Đổi tên thành Xí nghiệp Liên hiệp Sữa - Cà phê - Bánh kẹo I.
- 1980: Bắt đầu sản xuất sữa bột Vinamilk.
Giai đoạn đổi mới và phát triển (1986 - 2003)
- 1986: Chuyển đổi thành xí nghiệp tập thể, áp dụng cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm.
- 1992: Đổi tên thành Công ty Sữa Việt Nam (Vinamilk).
- 1994: Niêm yết cổ phiếu trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE).
- 2003: Mở rộng hoạt động sang lĩnh vực nước giải khát.
Giai đoạn hội nhập và khẳng định vị thế (2004 - nay)
- 2004: Xuất khẩu sản phẩm sữa đầu tiên sang Mỹ.
- 2006: Khởi công xây dựng nhà máy sữa lớn nhất Việt Nam tại Bình Dương.
- 2009: Lọt vào Top 10 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam.
- 2010: Mở rộng thị trường sang các nước trong khu vực Đông Nam Á.
- 2013: Lọt vào Top 50 thương hiệu giá trị nhất ASEAN.
- 2015: Mở rộng thị trường sang Trung Đông và Bắc Phi.
- 2017: Trở thành nhà sản xuất sữa lớn nhất Việt Nam và là một trong 10 nhà sản xuất sữa lớn nhất thế giới.
- 2020: Lọt vào Top 30 thương hiệu giá trị nhất thế giới do Forbes bình chọn.
- 2021: Ra mắt hệ thống trang trại Green Farm và sản phẩm cao cấp sữa tươi Vinamilk Green Farm.
- 2022: Mở rộng thị trường sang Mỹ Latinh
Sau những nỗ lực, Công ty sữa Vinamilk đã trở thành doanh nghiệp dẫn đầu của ngành công nghiệp chế biến sữa, hiện chiếm giữ 75% thị phần sữa tại Việt Nam Ngoài hệ thống phân phối chính trong nước với mạng lưới 183 nhà phân phối và gần 94.000 điểm bán hàng trải khắp 64 tỉnh thành, sản phẩm Vinamilk cũng đã xuất khẩu đi nhiều nước Hoa Kỳ, Pháp, Canada, Ba Lan, Đức, khu vực Trung Đông, Đông Nam Á
Công ty Vinamilk cũng đã đạt được những giải thưởng lớn như:
- Giải thưởng Huân chương Lao Động hạng III (1985, 2005), hạng II (1991), hạng I (1996)
- Xuất sắc đạt danh hiệu Anh hùng Lao Động (2000)
- Đạt Top 15 công ty tại Việt Nam (UNDP)
- Đạt Top 200 Doanh Nghiệp Vừa và Nhỏ ở Châu Á do Forbes Asia bình chọn (2010)
- Đạt Top 10 thương hiệu được người tiêu dùng yêu thích nhất Việt (Nielsen Singapore 2010)
- Đạt Top 5 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất thị trường Việt Nam(VNR500).
Hệ thống tổ chức của doanh nghiệp
1.2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức
Hình 1: Tổng quan về cơ cấu tổ chức của Vinamilk
1.2.2 Mô hình quản trị, tổ chức kinh doanh và bộ máy quản lý
Vinamilk áp dụng mô hình quản trị công ty cổ phần một cấp theo Luật Doanh nghiệp 2020 Mô hình này bao gồm:
- Đại hội đồng cổ đông: Cơ quan quyền lực cao nhất của công ty, đại diện cho lợi ích của các cổ đông.
- Hội đồng quản trị: Cơ quan điều hành cao nhất của công ty, chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông.
- Ban kiểm toán: Cơ quan giám sát hoạt động tài chính và pháp lý của công ty.
- Ban Giám đốc: Do Tổng Giám đốc điều hành và các Phó Tổng Giám đốc phụ trách các lĩnh vực khác nhau. Ưu điểm của mô hình quản trị này
- Đảm bảo sự minh bạch, rõ ràng trong hoạt động quản trị.
- Tăng cường hiệu quả ra quyết định và điều hành.
- Nâng cao tính trách nhiệm của các thành viên trong Hội đồng quản trị, Ban kiểm toán và Ban Giám đốc.
Vinamilk có cấu trúc tổ chức theo chức năng với các phòng ban chuyên môn về các lĩnh vực như: tài chính, kế toán, marketing, bán hàng, sản xuất, nghiên cứu phát triển, nhân sự, v.v.
Mỗi phòng ban có chức năng và nhiệm vụ cụ thể riêng, đảm bảo sự chuyên môn hóa cao trong hoạt động kinh doanh.
Vinamilk cũng có hệ thống chi nhánh và nhà máy trên khắp cả nước để đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu.
- Ban Giám đốc là bộ máy quản lý trực tiếp hoạt động kinh doanh của Vinamilk.
- Tổng Giám đốc là người đứng đầu Ban Giám đốc, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị.
- Các Phó Tổng Giám đốc phụ trách các lĩnh vực khác nhau trong hoạt động kinh doanh của công ty.
- Đội ngũ cán bộ quản lý các cấp trong công ty được đào tạo bài bản, có chuyên môn cao và kinh nghiệm dày dặn
- Ông Nguyễn Hạnh Phúc: Chủ tịch Hội đồng quản trị (Thành viên độc lập)
- Bà Mai Kiều Liên: Thành viên Hội đồng quản trị, Chủ tịch Ủy ban Chiến lược
- Ông Alain Xavier Cany: Thành viên Hội đồng quản trị
- Bà Đặng Thị Thu Hà: Thành viên Hội đồng quản trị
- Ông Đỗ Lê Hùng: Thành viên Hội đồng quản trị (Độc lập)
- Ông Hoàng Ngọc Thạch: Thành viên Hội đồng quản trị
- Ông Lê Thành Liêm: Thành viên Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc điều hành Vinamilk
- Ông Lee Meng Tat: Thành viên Hội đồng quản trị
- Bà Tiêu Yến Trinh: Thành viên Hội đồng quản trị (Độc lập)
- Ông Michael Chye Hin Fah: Thành viên Hội đồng quản trị
1.2.3.1 Thành viên hội đồng quản trị
Thành viên Hội đồng quản trị Vinamilk nhiệm kỳ 2022 - 2026:
- Chủ tịch Hội đồng quản trị (Thành viên độc lập)
- Nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh
- Nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank)
- Thành viên Hội đồng quản trị
- Chủ tịch Ủy ban Chiến lược
- Tổng Giám đốc Vinamilk từ năm 2008 đến năm 2019
- Thành viên Hội đồng quản trị
- Phó Chủ tịch Jardine Matheson Limited (Việt Nam)
- Thành viên Hội đồng quản trị Platinum Victory Fund
4 Bà Đặng Thị Thu Hà:
- Thành viên Hội đồng quản trị
- Trưởng Đại diện Jardine Matheson Limited (Việt Nam)
- Chủ tịch Danh dự Hội đồng Tín thác Saigon Children's Charity CIO
- Thành viên Hội đồng quản trị (Độc lập)
- Nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước
- Thành viên Hội đồng quản trị
- Nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn FPT
- Thành viên Hội đồng quản trị
- Tổng Giám đốc điều hành Vinamilk
- Thành viên Hội đồng quản trị
- Giám đốc điều hành Tập đoàn F&N Dairies
- Thành viên Hội đồng quản trị (Độc lập)
- Nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank)
10 Ông Michael Chye Hin Fah:
- Thành viên Hội đồng quản trị
- Phó Chủ tịch Tập đoàn F&N Dairies
1.2.3.2 Thành viên ban điều hành
- Ông Lê Thành Liêm: Tổng Giám đốc điều hành
- Bà Bùi Thị Hương: Giám đốc điều hành Nhân sự - Công đoàn
- Ông Nguyễn Quốc Khánh: Giám đốc điều hành Nghiên cứu và Phát triển
- Ông Lê Thành Liêm: Giám đốc điều hành Tài chính kiêm Kế toán trưởng
- Ông Nguyễn Quang Trí: Giám đốc điều hành Marketing
- Ông Đoàn Quốc Khánh: Giám đốc điều hành Phát triển
- Bà Lê Hoàng Minh: Giám đốc điều hành Kinh doanh Quốc tế
- Ông Nguyễn Nam Hải: Giám đốc điều hành Sản xuất
- Ông Bùi Quang Huy: Giám đốc điều hành Chuỗi cung ứng
1.2.4 Công ty thành viên, công ty con
- Công ty TNHH MTV Bò sữa Việt Nam: Chuyên chăn nuôi bò sữa và sản xuất sữa tươi.
- Công ty TNHH Sữa Angkor: Chuyên sản xuất và kinh doanh các sản phẩm sữa tại thị trường Campuchia.
- Công ty TNHH MTV Bò sữa Thống Nhất Thanh Hóa: Chuyên chăn nuôi bò sữa và sản xuất sữa tươi.
- Công ty Vinamilk Europe sp z o.o.: Chuyên kinh doanh các sản phẩm sữa của Vinamilk tại thị trường châu u.
- Công ty TNHH Liên Doanh Thực Phẩm Và Đồ Uống Vibev: Liên doanh giữa Vinamilk và Công ty TNHH MTV Nước giải khát Number One Chu Lai (Công ty PepsiCo Việt Nam) Chuyên sản xuất và kinh doanh các sản phẩm nước giải khát.
- Công ty Cổ phần Sữa và Thực phẩm Cao su Đồng Xanh:Vinamilk sở hữu 20% vốn cổ phần của công ty này.
- Công ty Cổ phần Sữa và Sản phẩm Thực phẩm Hà Nội (Halimex): Vinamilk sở hữu 10% vốn cổ phần của công ty này.
- Công ty Cổ phần Sữa Thực phẩm Tây Ninh (Vinamilk Tây Ninh): Vinamilk sở hữu 10% vốn cổ phần của công ty này.
Ngoài ra, Vinamilk còn có nhiều công ty con, công ty liên kết khác trên khắp thế giới Thông qua nội dung trên, ta đã tìm hiểu và nắm được những thông tin quan trọng cũng như nắm được mô hình tổ chức cơ cấu doanh nghiệp hiệu quả giảm thiểu những khó khăn trong khâu vận hành một doanh nghiệp lớn và dẫn đầu về thị trường sữa Cũng như khẳng định được vị thế thương hiệu Vinamilk ở thị trường nội địa, tạo dựng chỗ đứng cho thương hiệu sữa Việt Nam trên thị trường quốc tế thông qua các chương trình xúc tiến thương mại và tích cực đẩy mạnh xuất khẩu tại nhiều thị trường như TrungQuốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, khu vực Đông Nam Á, Hoa Kỳ, khu vựcTrung Đông,…Và cũng là công ty sữa đầu tiên của Việt Nam được cấp phép xuất khẩu sữa vào các quốc gia thuộc Liên minh kinh tế Á– Âu (EAEU).
Ngành nghề kinh doanh của công ty
Hiện nay, Vinamilk là một trong những công ty hàng đầu tạiViệt Nam hoạt động trong lĩnh vực sản xuất sữa và thực phẩm chức năng Công ty được thành lập vào năm 1976 , vốn được thành lập dựa trên cơ sở tiếp quản ba nhà máy sữa do chế độ cũ để lại, nên từ khi hoạt động đến nay, công ty đã vinh dự được Nhà nước phong tặng các Huân chương Lao động, Danh hiệu anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới,… và hiện đang là thương hiệu sữa lớn nhất tại ViệtNam, với mạng lưới phân phối rộng khắp cả nước Không chỉ phát triển ở thị trường trong nước, Vinamilk còn mở rộng thương hiệu đếnNew Zealand và hơn 20 nước khác, trong đó có cả Mỹ Ngoài ra,Vinamilk còn là thương hiệu tiên phong mở lối cho thị trường thực phẩm organic cao cấp tại Việt Nam.
Ngành hàng nổi bật nhất của công ty Vinamilk là chuyên sản xuất và kinh doanh các loại sữa và sản phẩm từ sữa như sữa chua, bột sữa, sữa uống, bơ, sữa chua uống và các sản phẩm dinh dưỡng khác Công ty luôn đặt chất lượng sản phẩm lên hàng đầu, sử dụng công nghệ hiện đại và quy trình sản xuất tiêu chuẩn để đảm bảo an toàn thực phẩm và dinh dưỡng cho người tiêu dùng Hơn thế nữa, Vinamilk cũng không ngừng đầu tư vào nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, đa dạng hóa danh mục sản phẩm để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng Công ty cũng thường xuyên tham gia các hoạt động xã hội và chăm sóc sức khỏe cộng đồng Với uy tín, chất lượng sản phẩm và sự đổi mới không ngừng, Vinamilk đã trở thành một trong những thương hiệu được người tiêu dùng yêu thích và tin tưởng tại Việt Nam.
Công ty sữa Vinamilk đã và đang không ngừng nâng cao chất lượng và niềm tin của người tiêu dùng thông qua việc phát triển đa dạng sản phẩm, thay đổi bao bì, nâng cao hương vị sản phẩm Hiện nay trên thị trường, Công ty Sữa Vinamilk đã cung cấp hơn 250 loại sản phẩm khác nhau cụ thể như:
Hình 2: Các sản phẩm của Vinamilk
- Các thương hiệu sữa uống với: ADM GOLD, Flex, Super SuSu.
- Các nhãn hiệu sữa chua uống: SuSu, Probi, ProBeauty.
- Sữa người lớn và bột trẻ em như: Diecerna đặc trị tiểu đường, SurePrevent, CanxiPro, Mama Gold, Dialac, Alpha, Pedia Grow Plus, Optimum Gold, Bột dinh dưỡng Ridielac.
- Sữa đặc: Ông Thọ, Ngôi sao Phương Nam.
- Phô mai và các loại kem: Phô mai con bò cười, Kem sữa chua Subo, kem Delight, Twin Cows, Nhóc kem, Nhóc kem Oze
- Sữa đậu nành – nước giải khát: sữa đậu nành GoldSoy, nước trái cây Vfresh, nước đóng chai Icy, nước dừa Tươi Coco
Tầm nhìn và chiến lược
Tầm nhìn của Vinamilk là trở thành một trong những công ty sữa hàng đầu trên thế giới, đồng thời mang lại giá trị cho cộng đồng và xã hội Đồng thời, sứ mệnh của Vinamilk là cung cấp sản phẩm sữa chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng và tạo ra sự phát triển bền vững Vinamilk cam kết mang đến cho người tiêu dùng những sản phẩm dinh dưỡng và chất lượng cao cấp hàng đầu với tất cả sự trân trọng, tình yêu và trách nhiệm đối với mọi khách hàng Giá trị cốt lõi mà công ty Vinamilk luôn hướng đến là chính trực, đạo đức, tôn trọng, công bằng, tuân thủ Với triết lý xem khách hàng là trung tâm, đồng thời đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng, Vinamilk luôn không ngừng cải tiến chất lượng, sáng tạo từng ngày để tạo ra các sản phẩm luôn được yêu thích nhất ở mọi khu vực, lãnh thổ
Tập đoàn Vinamilk đã xây dựng một chiến lược tổng thể cho ngành hàng của mình nhằm tăng cường sự hấp dẫn và cạnh tranh trong thị trường sữa và thực phẩm chức năng Một số chiến lược cụ thể mà Vinamilk đã áp dụng:
Mở rộng dòng sản phẩm: Vinamilk không chỉ tập trung vào sản xuất sữa bình thường mà còn mở rộng dòng sản phẩm của mình bằng việc sản xuất các sản phẩm chức năng như sữa béo, sữa không đường, sữa cô đặc, sữa có đào, sữa có men Điều này giúp tập đoàn Vinamilk thu hút được nhiều đối tượng khách hàng khác nhau và tăng cơ hội tiếp cận với nhiều phân khúc thị trường.
Mở rộng thị trường: Vinamilk đã không ngừng mở rộng thị trường của mình từ trong nước ra nước ngoài, bằng cách xuất khẩu sản phẩm sang nhiều quốc gia trên thế giới Điều này giúp tăng doanh số bán hàng và tạo dựa vững chắc cho thương hiệu Vinamilk trên thị trường quốc tế.
Chú trọng vào chất lượng sản phẩm: Vinamilk luôn đề cao việc cung cấp sản phẩm chất lượng cao đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng Tập đoàn này không ngừng đầu tư vào công nghệ sản xuất hiện đại, nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới để đáp ứng nhu cầu thị trường và tạo dựa vững chắc cho thương hiệu Vinamilk.
Chiến lược marketing: Vinamilk không chỉ chú trọng vào việc sản xuất mà còn đầu tư mạnh mẽ vào marketing và quảng cáo để tạo nên hình ảnh mạnh mẽ và thu hút khách hàng Điều này giúp tập đoàn Vinamilk giữ vững vị thế dẫn đầu trên thị trường sữa Việt Nam và cạnh tranh hiệu quả với các đối thủ khác.
Vinamilk đã và đang áp dụng một số chiến lược marketing để giúp cho “danh tiếng” của thương hiệu ngày càng vang xa hơn Sử dụng đa dạng hoá các kênh truyền thông như: TVC, Video, Radio,Tiếp thị trực tuyến,
- TVC: Đoạn phim quảng cáo ngắn với sự kết hợp của hình ảnh, chuyển động, âm thanh Hình thức quảng cáo này có thể xuất hiện ở bất cứ đâu, chẳng hạn như trên HTV7, VTV1, VTV3 thời lượng dưới 35 giây.
- Video: Quảng cáo ngắn nhưng phải gây ấn tượng mạnh cho người tiêu dùng qua hình ảnh, âm thanh, lôi cuốn Đồng thời, phải phản ánh hình ảnh của sản phẩm là bơ sữa, vui tươi và đáng yêu Với chiến lược Video Marketing ưu tiên, Vinamilk đã trở thành thương hiệu hàng tiêu dùng đóng gói đầu tiên ở Đông Nam Á đạt một triệu người đăng ký trên YouTube.
- Radio: Audio Clip 50 giây nhưng phải chứng minh được công dụng của sữa tươi Ví dụ: + Chiều cao phát triển, cơ thể khỏe mạnh, khả năng chống chịu cao, da đẹp,
- Tiếp thị trực tuyến: Bán hàng trực tuyến trở thành một hình thức hiệu quả Vinamilk mở kênh bán hàng trực tuyến để người tiêu dùng đặt hàng và được giao hàng tại nhà Ngoài ra, Vinamilk còn quảng cáo trên các trang web tại Việt Nam như www.vnexpress.com với các hình thức như banner, clip, đặc biệt là sử dụng các công cụ tối ưu hóa website (SEO)
Trong các chiến lược quảng cáo, Vinamilk đề cao sự sáng tạo không giới hạn Là công ty chuyên sản xuất các sản phẩm từ sữa nên hình ảnh chú bò thường xuất hiện trong quảng cáo của Vinamilk, đặc biệt là những hình ảnh vui nhộn thu hút trẻ em như bò nhảy múa, ca hát,
Vinamilk thành công trong việc xây dựng nhận thức về thương hiệu bằng các chiến dịch tiếp thị và quảng cáo rầm rộ chủ yếu tập trung vào các gia đình Việt Nam (HBR Business School2019) Việc đầu tư vào xây dựng thương hiệu mạnh mẽ, chiến dịch quảng cáo sẽ giúp tập đoàn Vinamilk phát triển bền vững và tự tin trong thị trường cạnh tranh hiện nay.
Vốn là một trong những công ty sản xuất sữa hàng đầu tại Việt Nam và có thị phần lớn trong ngành sản xuất sữa và sản phẩm từ sữa Vinamilk đã áp dụng các chiến lược truyền thông sau để quảng bá thêm cho thương hiệu của mình để mọi người biết đến các sản phẩm khác của Công ty:
Sử dụng các kênh truyền thông hiệu quả: Vinamilk nên sử dụng một mix kênh truyền thông hiệu quả, bao gồm quảng cáo truyền hình, quảng cáo trên mạng xã hội, quảng cáo ngoài trời, và các hoạt động PR để tiếp cận khách hàng mục tiêu.
Công ty luôn có những chương trình hướng đến cộng đồng và xã hội như “6 triệu ly sữa cho trẻ em nghèo Việt Nam”, quỹ sữa
“Rơm Việt Nam”, quỹ học bổng Vinamilk “Ươm mầm tài năng trẻ Việt Nam”, …
Phân tích tình hình công ty
Thương hiệu Vinamilk nổi tiếng
Từ khi bắt đầu hoạt động vào năm 1976, Vinamilk đã xây dựng lên một thương hiệu mạnh cho sản phẩm sữa tại thị trường Việt Nam Đến năm 1995 – 2009, Vinamilk được người tiêu dùng công nhận là 1 trong 10 thương hiệu Việt Nam chất lượng cao. Cùng với đó, Vinamilk cũng là doanh nghiệp sữa lớn nhất Việt Nam với thị phần 37%, trong đó chiếm 45% thị phần trong thị trường sữa nước, 85% thị phần về sữa đặc và sữa chua.
Chiến lược Marketing hiệu quả và chuyên nghiệp
Các kênh quảng cáo đa dạng từ TV, báo đài, truyền hình, mạng xã hội,… đã mang đến hiệu quả cho Vinamilk khi tiếp cận được lượng lớn khách hàng Là thương hiệu tích cực chủ động tham gia, tổ chức các chương trình thiện nguyện hay tài trợ, đối tượng đặc biệt được hướng tới là trẻ em Xây dựng các quỹ khuyến học như “Quỹ sữa vươn cao Việt Nam” hay “Sữa học đường” Xây dựng riêng một bộ phận chuyên nghiên cứu và phát triển sản phẩm nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng. Vinamilk đã sử dụng mô hình “Hero – Hub – Help : Ba chiến lược nội dung”, nhằm tạo ra nội dung quảng cáo hấp dẫn và hữu ích, tạo ảnh hưởng tích cực đến với khách hàng mục tiêu của Vinamilk. Đa dạng về danh mục sản phẩm
- Đa dạng về chủng loại: Vinamilk cung cấp một loạt các chủng loại sản phẩm sữa và thực phẩm dinh dưỡng để phục vụ nhiều đối tượng khách hàng khác nhau, từ trẻ em đến người lớn và người già như sữa đặc trị liệu, sữa chua, sữa hạt, bơ, sản phẩm dinh dưỡng, sản phẩm thực phẩm chức năng…
- Đa dạng về dòng sản phẩm: dòng sữa tươi có thể bao gồm sữa tươi nguyên kem, sữa tươi ít béo, sữa tươi không đường,sữa tươi dành cho trẻ em
- Đa dạng về mẫu mã, bao bì: Vinamilk chú trọng vào việc thiết kế mẫu mã và bao bì hấp dẫn và phù hợp với từng loại sản phẩm
Mạng lưới phân phối rộng khắp
- Vinamilk sở hữu mạng lưới phân phối với hơn 140,000 điểm bán hàng và 240 nhà phân phối Hệ thống phân phối đa kênh tại cửa hàng bán lẻ, bán buôn, các siêu thị lớn hoặc trên các trang thương mại điện tử.
- Vinamilk đã xuất khẩu các dòng sản phẩm của mình ra hơn
40 quốc gia trên thế giới, bao gồm cả các thị trường khó tính như Nhật Bản, Canada hay Úc, Mỹ,… Ứng dụng công nghệ cao
- Vinamilk áp dụng công nghệ sản xuất châu u với tiêu chuẩn quốc tế như ISO 50001: 2011 và HACCP.
- Máy móc, trang thiết bị của Vinamilk được nhập trực tiếp từ các nước tại Châu Âu như Ý, Thuỵ Sĩ hay Đức.
- Vinamilk cũng là nhà sản xuất duy nhất tại Việt Nam hiện nay ứng dụng tốt các công nghệ phun sấy Niro nhập khẩu từ Đan Mạch.
- Vinamilk xây dựng trang trại bò sữa Organic theo tiêu chuẩn quốc tế, đảm bảo nguồn nguyên liệu sữa chất lượng và an toàn thực phẩm.
- Dự án nuôi bò sữa tại New Zealand đảm bảo nguồn cung ứng ổn định và chất lượng cao.
- Vị trí nhà máy gần trang trại giúp duy trì quan hệ mật thiết với nguồn cung cấp và đảm bảo nguyên liệu sữa tươi.
- Chưa tự chủ được nguồn nguyên liệu: Nguồn nguyên liệu của nội địa mới chỉ đáp ứng được khoảng 30% nhu cầu sản xuất, còn 70% là nhập khẩu từ New Zealand, Mỹ, Eu và Nhật Bản
- Thị phần sữa bột chưa cao: Khó khăn khi cạnh tranh thị phần với những thương hiệu nhập khẩu chất lượng khác đến từ Hà Lan hay Mỹ.
- Nhu cầu thị trường cao
- Nhu cầu sữa ngày càng tăng với mục tiêu bổ sung dinh dưỡng và sử dụng trong làm đẹp, nấu ăn.
- Việt Nam có cơ cấu dân số trẻ với số trẻ em chiếm 36% và mức tăng trung bình 1% dân số/năm do đó nhu cầu về sữa ngày càng tăng
- Chính sách hỗ trợ từ chính phủ: Chính phủ hỗ trợ ngành sữa Việt Nam bằng chính sách ưu đãi và giảm chi phí sản xuất Cụ thể là từ sau khi Việt Nam trở thành thành viên của ASEAN và WTO năm 1995 và 2007 Vào tháng 7 năm 2010, Bộ Y tế Việt Nam đã phê duyệt quy định yêu cầu các sản phẩm sữa, đặc biệt sữa cho trẻ em phải đáp ứng được các tiêu chuẩn nhất định Hay ngân sách cho phát triển ngành công nghiệp sữa 2 tỷ VND tới năm 2020, cũng như phê duyệt chương trình kiến tạo sáng kiến nhằm tăng chiều cao trung bình cho người Việt Nam, hay chính sách ưu tiên hàng nội địa với tiêu chí “người Việt Nam dùng hàng Việt Nam”….
- Xuất hiện đối thủ cạnh tranh mạnh: Các đối thủ như TH True Milk, Nestle, Dutch Lady, Abbott, và các thương hiệu ngoại khác đang tạo áp lực cạnh tranh quyết liệt trong ngành.
- Khả năng cung cấp nguyên liệu đầu vào: Phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu tạo áp lực do chất lượng và ổn định nguồn cung không được đảm bảo.
- Tâm lý chuộng hàng ngoại: Tâm lý “sính ngoại” của một phần người tiêu dùng vẫn còn mạnh mẽ, ảnh hưởng đến sự ưu tiên trong việc lựa chọn sữa nhập khẩu.
PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Phân tích khái quát và tình hình tài chính
Phân tích chỉ số tài chính là quá trình đánh giá và đo lường hiệu suất tài chính của công ty bằng cách sử dụng các chỉ số và dữ liệu tài chính để đưa ra nhận định về sức khỏe tài chính, hiệu suất kinh doanh và khả năng sinh lời của công ty Qua việc so sánh các chỉ số qua các năm, chúng ta có thể đánh giá chất lượng và sự phát triển của công ty theo thời gian, từ đó có thể dự đoán các biến động trong giá cổ phiếu.
Phân tích bảng cân đối kế toán theo chiều dọc là quá trình phân tích các khoản mục trong bảng cân đối kế toán của một công ty theo thời gian, thường là qua các giai đoạn hoặc các năm tài chính khác nhau Quá trình này nhằm mục đích đánh giá sự biến động và cơ cấu của các khoản mục tài chính trong bảng cân đối kế toán, giúp nhận biết các xu hướng và tình hình tài chính của công ty trong thời gian qua
2.1.1.1 Tài sản Đơn vị: triệu đồng
Tiền và các khoản tương đương tiền
Các khoản tương đương tiền
Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn
-823 0.00% -690 0.00% -666 0.00% -937 0.00% Đầu tư giữ đến ngày đáo hạn
Các khoản phải thu ngắn hạn
Trả trước cho người bán
Các khoản phải thu khác
Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi
Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Tài sản ngắn hạn khác
Chi phí trả trước ngắn hạn
Thuế và các khoản khác phải thu Nhà nước
Các khoản phải thu dài hạn
Phải thu dài hạn khác
Tài sản cố định hữu hình
Tài sản cố định vô hình
Bất động sản đầu tư
Nguyên giá bất động sản đầu tư
Hao mòn bất động sản đầu tư
Tài sản dở dang dài hạn
Chi phí 381,980 0.73% 334,547 0.69% 295,205 0.55% 268,812 0.56% sản xuất, kinh doanh dở dang dài hạn
Chi phí xây dựng cơ bản dở dang
Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
831,228 1.58% 742,670 1.53% 743,862 1.39% 973,441 2.01% Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh
602,591 1.14% 664,303 1.37% 661,024 1.24% 686,486 1.42% § Đầu tư dài hạn khác
Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn
-14,969 - 0.03% Đầu tư dài hạn giữ đến ngày đáo hạn
Tài sản dài hạn khác
Chi phí trả trước dài hạn
Tài sản thuế thu nhập hoãn lại
Bảng 1: Cơ cấu phần tài sản của công ty Vinamilk giai đoạn năm 2020-
Tính đến năm 2023, cơ cấu tài sản của Vinamilk đã trải qua sự biến đổi đáng chú ý Đầu tư vào tài sản ngắn hạn có tỷ trọng tăng, trong khi đó, tài sản dài hạn lại có xu hướng giảm dần
Năm 2020, công ty đã đầu tư 29.665.726 triệu đồng, tương đương 61,25% tổng tài sản vào tài sản ngắn hạn, trong khi tài sản dài hạn chỉ đạt 18.766.755 triệu đồng, chiếm 38,75%
Trong năm 2021, sự phân bổ tài sản đã thay đổi khi Vinamilk đầu tư 36.109.911 triệu đồng vào tài sản ngắn hạn và 17.222.493 triệu đồng vào tài sản dài hạn, tương ứng với tỷ trọng lần lượt là 67,71% và 32,29%
Trong năm 2022, sự điều chỉnh tiếp tục diễn ra khi công ty đầu tư 31.560.382 triệu đồng vào tài sản ngắn hạn và 16.922.282 triệu đồng vào tài sản dài hạn, tỷ trọng lần lượt là 65,10% và 34,90%
Trong năm 2023, tài sản ngắn hạn tiếp tục chiếm tỷ trọng lớn hơn, với 35.935.880 triệu đồng (68,22%), trong khi tài sản dài hạn giảm xuống còn 16.737.491 triệu đồng (31,78%) Sự tập trung nhiều vào tài sản ngắn hạn không chỉ tạo ra vốn cho hoạt động kinh doanh mà còn giúp giải quyết nhanh chóng các khâu thanh toán và trả nợ vay.
Năm 2020, khoản đầu tư tài chính ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu tài sản ngắn hạn của Vinamilk, đạt 35,75% Tiếp theo lần lượt là các khoản phải thu ngắn hạn và hàng tồn kho, chiếm 10,71% và 10,13% tương ứng
Trái lại, năm 2021, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn có sự tăng lên từ 17.313.680 triệu đồng lên 21.025.736 triệu đồng, chiếm 39,424% trong cơ cấu tài sản ngắn hạn
Trong năm 2022, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn và hàng tồn kho đều giảm so với năm 2021 Cụ thể các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn đạt 17.414.055 triệu đồng, giảm 3.611.681 triệu đồng Chỉ tiêu hàng tồn kho giảm từ 6.773.072 (12,70%) xuống còn 5.537.563 triệu đồng (11,42%) trong cơ cấu tài sản ngắn hạn năm
2022 Đến năm 2023, cả các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn và hàng tồn kho đã có sự phục hồi, tuy nhiên, mức độ tăng không đạt được như trong năm 2021 So với năm
2022, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn đạt 20.137.244 triệu đồng (38,23%), tăng khoảng 2.723.189 triệu đồng; hàng tồn kho tăng không quá nhiều nên tỷ trọng không quá chênh lệch (0,21%).Trong cơ cấu tài sản dài hạn, tỷ trọng tài sản cố định giảm dần qua các năm từ 28,60% năm 2020 xuống còn 23,83% năm 2021, năm 2022 đạt 24,55% và 24,09% năm 2023 Tuy nhiên, tài sản cố định vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu tài sản dài hạn.
2.1.1.2 Nguồn vốn Đơn vị: triệu đồng
Vay và nợ ngắn hạn
Người mua trả tiền trước
Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước
Phải trả người lao động
Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác
Quỹ khen thưởng, phúc lợi
Doanh thu chưa thực hiện ngắn hạn
Dự phòng phải trả ngắn
Phải trả dài hạn khác
Vay và nợ dài hạn
Thuế thu nhập hoãn lại phải trả
Thặng dư vốn cổ phần
Vốn khác của chủ sở hữu
Chênh lệch tỷ giá hối đoái
Quỹ đầu tư phát triển
Lợi nhuận sau thuế chưa
Lợi ích cổ đông không kiểm soát
Bảng 2: Cơ cấu phần nguồn vốn của công ty Vinamilk giai đoạn năm
Trong giai đoạn từ 2020 đến 2023, nợ phải trả của Vinamilk có xu hướng tăng, đạt 33,50% trên tổng nguồn vốn vào năm 2023, tăng 2,98% so với năm 2020 Nguyên nhân chính là do tỷ trọng nợ ngắn hạn tăng từ 29,35% lên 32,54%, tương ứng với sự tăng 3,19% so với năm 2020 Trong khi đó, nợ dài hạn giảm từ 1,18% (năm 2020) xuống 0,74% (năm 2022), nhưng lại tăng lên 0,97% vào năm 2023.
Về vốn chủ sở hữu, trong giai đoạn 2020-2021, có sự tăng nhờ vào sự gia tăng của quỹ đầu tư phát triển từ 3.286.241 triệu đồng năm 2020 lên 4.353.441 triệu đồng năm 2021, tăng 1,38% Tuy nhiên, tỷ trọng vốn chủ sở hữu đã giảm từ 35.850.114 triệu đồng năm 2021 xuống còn 32.816.518 triệu đồng năm 2022, tỷ trọng không thay đổi đáng kể vào năm 2022, vẫn đạt 67,69% trên tổng số nguồn vốn Trong khi đó, vào năm 2022, quỹ đầu tư phát triển tiếp tục tăng từ 4.352.441 triệu đồng lên 5.266.761 triệu đồng Đầu tư vào vốn chủ sở hữu năm 2023 đạt 35.025.744 triệu đồng, tăng 2.209.226 triệu đồng so với năm 2022.
Phân tích biến động trong bảng cân đối kế toán giúp doanh nghiệp đánh giá chính xác hơn về tình hình tài chính của mình, phát hiện vấn đề sớm và điều chỉnh phản ứng đối với những thay đổi trong môi trường kinh doanh.
Tiền và các khoản tương đương tiền 237,309 11.24
Các khoản tương đương tiền -86,188 -6.91% -
Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn 271 -
% Đầu tư giữ đến ngày đáo hạn 3,711,7
Các khoản phải thu ngắn hạn 634,776 12.24
Trả trước cho người bán 109,586 20.06
Các khoản phải thu khác 326,960 67.59
Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi
Dự phòng giảm giá hàng tồn kho 365 -0.76% 24,809 52.32% -15,247 67.45
Tài sản ngắn hạn khác -7,958 -5.36% 67,894 -
Chi phí trả trước ngắn hạn -142 -0.25% 40,298 -
Thuế GTGT được khấu trừ 41,853 112.63
Thuế và các khoản khác phải thu
Các khoản phải thu dài hạn -3,279 -
Phải thu dài hạn khác -3,279 -
Tài sản cố định hữu hình -
Tài sản cố định vô hình -49,997 -4.40% -43,663 4.02% -41,709 -4.00% § Bất động sản đầu tư 53 0.09% -2,456 4.09% -2,000 -3.47%
Nguyên giá bất động sản đầu tư 17,342 21.28
Hao mòn bất động sản đầu tư -17,289 80.47
Tài sản dở dang dài hạn 67,390 6.34% 675,106 -
Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang dài hạn
Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 40,998 5.16% 635,764 -
Các khoản đầu tư tài chính dài hạn -
% Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh
-25,462 -3.71% 3,279 -0.50% -61,712 -9.29% Đầu tư dài hạn khác -3 0.00% 29 -0.03% 25 0.02%
Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn
Tài sản dài hạn khác -
Chi phí trả trước dài hạn 11,609 1.63% 47,697 -6.58% 98,781 12.78
% § § § § § § Tài sản thuế thu nhập hoãn lại
Bảng 3: Phân tích sự biến động bảng cân đối kế toán phần tài sản giai đoạn 2020- 2023 Đơn vị: Triệu đồng
Hình 3: Biểu đồ giá trị tài sản của công ty sữa Vinamilk giai đoạn 2020-
Tổng giá trị tài sản của Vinamilk đã trải qua biến động đáng chú ý trong giai đoạn từ 2020 đến 2023 Năm 2020, tổng giá trị tài sản đạt 48.432.481 triệu đồng, và tăng lên 53.332.403 triệu đồng vào năm 2021, tăng 10,12% so với năm trước Tuy nhiên, vào cuối năm 2022, giá trị tài sản giảm xuống 48.482.664 triệu đồng, mất đi 9,09% so với năm 2021 Trái lại, vào năm 2023, tổng giá trị tài sản lại tăng lên 52.673.371 triệu đồng, tương đương với sự gia tăng 8,64% so với năm trước Sự biến động này liên quan đến nhiều yếu tố, và để hiểu rõ hơn, cần phân tích các biến động trong cấu trúc tài sản của Vinamilk trong các năm qua.
Về tài sản ngắn hạn:
Trong năm 2021, tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp tăng lên 36.109.911 triệu đồng từ mức 29.665.726 triệu đồng trong năm 2020, tăng 21,72% Tuy nhiên, vào năm 2022, tài sản này giảm mạnh đến mức 12,60% so với năm 2021 Trái lại, vào năm 2023, lại có sự tăng lên 4.375.498 triệu đồng, tương đương với mức tăng 13,86% so với năm 2022 Sự biến động này chủ yếu xuất phát từ sự thay đổi trong các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn và hàng tồn kho của công ty.
Phân tích khả năng thanh toán
2.2.1 Tỷ số thanh toán tiền mặt (Cash Ratio)
Tỷ số thanh toán tiền mặt = Các khoản tiền và tương đương tiền
Tỷ số thanh toán tiền mặt
Các khoản tiền và tương đương tiền
Nợ ngắn hạn (triệu đồng) 17,138,690 15,308,423 17,068,417
Tỷ số thanh khoản tiền mặt (lần) 0.17 0.15 0.14
Tỷ số thanh toán tiền mặt giúp đánh giá khả năng chi trả cho các khoản nợ ngắn hạn chỉ bằng nguồn tiền vốn có của một công ty.
Tỷ số thanh toán tiền mặt hạn chế hơn so với các tỷ lệ thanh toán khác như tỷ số thanh toán nhanh hoặc tỷ số thanh toán hiện thời vì chỉ tính đến khả năng trả nợ bằng tiền mặt Điều này giúp chủ nợ đánh giá xem một công ty có đủ tiền mặt để thanh toán nợ ngắn hạn hay không, mà không dựa vào các tài sản khác như hàng tồn kho hoặc các khoản phải thu.
Theo như bản số liệu tỷ số thanh toán tiền mặt của công ty Vinamilk qua các năm xoay quanh 1 và không quá lớn Việc này là hợp lý khi lượng tiền dự trữ của công ty luôn ở mức vừa phải và không để lãng phí vốn.
2.2.2 Tỷ số thanh toán nhanh (Quick Ratio)
Tỷ số thanh toán nhanh = Tài sản lưu động - Hàng tồn kho
Tỷ số thanh toán nhanh
Tài sản lưu động (triệu đồng) 35,935,880 31,560,382 36,109,911 Hàng tồn kho (triệu đồng) 6,128,082 5,537,563 6,773,072
Nợ ngắn hạn (triệu đồng) 17,138,690 15,308,423 17,068,417
Tỷ số thanh toán nhanh ( lần ) 1.74 1.70 1.72
Tỷ số thanh toán nhanh được tính toán khả năng thanh toán cho các khoản nợ ngắn hạn dựa trên những tài sản ngắn hạn có thể nhanh chóng chuyển đổi thành tiền, đôi khi chúng được gọi là
“Tài sản có tính thanh khoản” Mà “Tài sản có tính thanh khoản” là bao gồm tất cả tài sản ngắn hạn trừ hàng tồn kho Tỷ số thanh toán nhanh (quick ratio) cho thấy rằng liệu Công ty có đủ khả năng để thanh toán cho các khoản nợ ngắn hạn bằng các tài sản ngắn hạn của mình mà không cần bán đi hàng tồn kho hay không.
Theo bảng số liệu tỷ số thanh toán nhanh của công ty Vinamilk luôn lớn hơn 1 và qua đó cho thấy việc công ty luôn đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn đúng lúc Công ty không cần phải lo lắng phải thanh lý hàng tồn kho, để kịp thời thanh toán kịp các khoản nợ đến hạn.
2.2.3 Tỷ số thanh toán hiện thời (Current Ratio)
Tỷ số thanh toán hiện thời Tài sản lưu động
Tỷ số thanh toán hiện thời
Tỷ số thanh toán hiện thời
Tỷ số thanh toán hiện hành là tỷ số cho thấy công ty có bao nhiêu tài sản có thể chuyển đổi thành tiền mặt để đảm bảo thanh toán các khoản nợ ngắn hạn Nếu tỷ số thanh toán hiện hành (current ratio) giảm cho thấy khả năng thanh toán giảm và cũng là dấu hiệu báo trước những khó khăn về tài chính sẽ xảy ra Nếu tỷ số thanh toán hiện hành cao có nghĩa là công ty luôn sẵn sàng thanh toán các khoản nợ Tuy nhiên, nếu tỷ số thanh toán hiện hành quá cao sẽ làm giảm hiệu quả hoạt động vì công ty đã đầu tư quá nhiều vào tài sản ngắn hạn hay nói cách khác việc quản lý tài sản ngắn hạn không hiệu quả ví dụ như có quá nhiều tiền mặt nhàn rỗi, nợ phải đòi, hàng tồn kho ứ đọng.
Nếu tỷ số thanh toán hiện hành < 1, cho thấy tài sản ngắn hạn của công ty đang thấp hơn so với nợ ngắn hạn Đây là dấu hiệu cho thấy khả năng thanh toán, trả nợ của doanh nghiệp là rất yếu. Doanh nghiệp đang gặp các khó khăn về tài chính, dòng tiền trong việc thanh toán các khoản nợ đến hạn trả Tỷ số này càng gần sát về
0, cho thấy doanh nghiệp đang cạn kiệt về tài chính trong ngắn hạn,không còn khả năng chi trả, dẫn đến nguy cơ ảnh hưởng đến tính hoạt động liên tục của Công ty, có khả năng phải ngừng hoạt động,thậm chí là phá sản.
Trong trường hợp này, tỷ số thanh toán nhanh của công ty Vinamilk luôn lớn hơn 1 và qua đó phản ánh về việc công ty luôn đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn đúng lúc. Ngoài ra, tỷ số thanh toán nhanh còn có xu hướng tăng và qua đó nói lên công ty đang phát triển bền vững.
2.2.4 Vòng quay hàng tồn kho bình quân
Vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán
Hàng tồn kho bình quân
Số ngày tồn kho = Số ngày trong năm (365 ngày)
Số vòng quay hàng tồn kho
Vòng quay hàng tồn kho và số ngày tồn kho
Hàng tồn kho bình quân 5,832,82
Vòng quay hàng tồn kho
Số ngày bình quân tồn kho
Số vòng quay hàng tồn kho luôn ở mức cân đối từ 5-6 vòng trên một năm và có xu hướng tăng Điều này cho thấy sản phẩm của Vinamilk không tồn trữ quá lâu và đang cải thiện dần Ngoài ra còn do đặc thù của sản phẩm sữa nên lượng hàng tồn kho như vậy là hợp lý Cũng có thể thấy là số ngày bình quân hàng tồn kho cũng có xu hướng giảm rõ rệt từ khoảng 61 ngày xuống xống còn 59 ngày. Qua đó chứng minh công ty đang có chính sách bán hàng hợp lý.
2.2.5 Vòng quay khoản phải thu và số ngày thu tiền bình quân
Số ngày tồn kho Số ngày trong năm (365 ngày)
Số vòng quay hàng tồn kho
Vòng quay khoản phải thu Doanh thu thuần Khoản phải thu bình quân
Vòng quay khoản phải thu
Khoản phải thu ngắn hạn 6,529,705 6,100,403 5,822,029 Khoản phải thu dài hạn 16,132 38,423 16,695
Khoản phải thu bình quân 3,272,918.
Vòng quay khoản phải thu
Kỳ thu tiền bình quân (ngày ) 19.79 18.69 17.48
Vòng quay khoản phải thu phản ánh tốc độ biến đổi các khoản phải thu thành tiền mặt Hệ số này là một thước đo quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Quan sát số vòng quay khoản phải thu sẽ cho biết chính sách bán hàng trả chậm của công ty hay tình hình thu hồi nợ của công ty
Theo bảng số liệu, tốc độ vòng quay khoản phải thu đang tăng trưởng tốt và cho thấy công ty đang xử lý vấn đề bị chiếm dụng vốn từ khách hàng tốt (từ 44 đến 54 vòng/năm) và kỳ thu tiền bình quân cũng giảm đi rõ rệt từ khoảng 8.19 xuống còn 6.73.
2.2.6 Vòng quay khoản phải trả và số ngày trả tiền bình quân
Vòng quay khoản phải trả = Doanh thu thuần
Khoản phải trả bình quân
Kỳ trả tiền bình quân = Số ngày trong năm (365 ngày)
Số vòng quay khoản phải trả
Vòng quay khoản phải trả
Khoản phải trả ngắn hạn 17,138,69
Khoản phải trả dài hạn 508,937 357,723 413,872
Khoản phải trả bình quân 8,823,813.
5 Vòng quay khoản phải trả
Kỳ trả tiền bình quân (ngày ) 53.36 47.71 52.37
Vòng quay khoản phải trả hay còn được gọi là chỉ số vòng quay khoản phải trả hay hệ số vòng quay khoản phải trả, phản ánh khả năng chiếm dụng vốn đối với nhà cung cấp hoặc hiểu là chính sách thanh toán công nợ đối với nhà cung cấp Thuật ngữ này được xem như một thước đo khả năng thanh toán khoản nợ ngắn hạn được tính để định lượng tốc độ mà một tổ chức, doanh nghiệp phải trả cho nhà cung cấp của mình Mặt khác, dựa vào hệ số vòng quay các khoản phải trả, có thể nắm được số lần mà doanh nghiệp trả hết các khoản nợ trong khoảng thời gian nhất định.
Theo bảng số liệu đã được phân tích, chỉ số vòng quay khoản phải trả năm 2023 cao hơn năm 2022, chứng tỏ công ty này mất ít thời gian hơn để tất toán khoản nợ cho các nhà cung cấp Ngược lại,vòng quay khoản phải trả năm 2022 thấp hơn ở năm 2021 nên khả năng thanh toán công nợ của công ty đó chậm hơn Nghĩa là công ty này mất nhiều thời gian để tất toán khoản nợ cho các nhà cung cấp.
2.2.7 Chu kỳ vận động vốn bằng tiền
Chu kỳ vận động của vốn§là khoảng thời gian từ lúc thanh toán tiền hàng cho người bán tới lúc thu tiền ở người mua Nhìn vào sơ đồ trên, các bạn dễ dàng tính ra được chu kỳ vận động của vốn theo công thức sau: Đơn vị tính: ngày
Thời gian lưu kho bình quân
Kỳ thu tiền bình quân 19.79 18.69 17.48
Kỳ trả tiền bình quân 53.36 47.71 52.37
Chu kỳ vận động của vốn
Phân tích khả năng sinh lời
2.3.1 Khả năng sinh lời trên doanh thu (ROS)
Công thức: Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2023 Năm 2022 Năm 2021 Năm 2020
Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp
Bảng 5: Tỷ số khả năng sinh lời trên doanh thu của Vinamilk qua các năm
Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu (ROS) cho biết một đồng doanh thu tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng Tỷ số sinh lời trên doanh thu của công ty được thể hiện rõ ràng ở bảng trên, tỷ số doanh lợi tiêu thụ ROS của công ty đều lớn hơn 0, và có sự biến động qua các năm Cụ thể, năm 2020 có tỷ số ROS đạt 18,840% cho thấy 1 đồng doanh thu sẽ tạo ra 18.840 đồng lợi nhuận Năm 2021 có tỷ số ROS là 17,454% cho thấy 1 đồng doanh thu sẽ tạo ra 17.454 đồng lợi nhuận tương ứng giảm 1,387% so với năm 2020 Đến năm 2022 tỷ số ROS đạt 14,306% cho thấy 1 đồng doanh thu sẽ tạo ra 14.306 đồng lợi nhuận tương ứng giảm 3,147% so với năm 2021 Và tỷ số ROS năm 2023 đạt 14,940% cho thấy 1 đồng doanh thu sẽ tao ra 14.940 đồng lợi nhuận và tương ứng tăng 0,634% so với năm 2022.
2.3.2 Khả năng sinh lời trên tài sản (ROA)
Công thức: Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2023 Năm 2022 Năm 2021 Năm 2020
Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp
Bảng 6: Tỷ số khả năng sinh lời trên tài sản của Vinamilk qua các năm
Tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản (ROA): ROA cho biết bình quân mỗi một đồng tài sản của doanh nghiệp tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận dành cho cổ đông.Theo kết quả tính toán trên, hệ số doanh lợi tổng tài sản ROA của công ty giảm dần theo các năm, điều đó cho thấy có thể công ty đang phải đối mặt với những thách thức trong việc tạo ra lợi nhuận từ tài sản của mình Năm 2020 đạt tỷ số cao nhất là 23,199%, nghĩa là cứ 1 đồng tài sản mà công ty bỏ ra sẽ tạo được 23.199 đồng lợi nhuận Tương tự, năm 2021 có tỷ số doanh lợi tổng tài sản đạt 19,936% thì 1 đồng tài sản bỏ ra sẽ tạo được 19.936 đồng lợi nhuận tương ứng giảm 3,262 đồng so với năm
2020 Đến năm 2022 có tỷ số doanh lợi tổng tài sản là 17,692 % thì 1 đồng tài sản bỏ ra sẽ thu được 17.692 đồng lợi nhuận tương ứng giảm 2.244 đồng so với năm 2021.
Và tỷ số doanh lợi tổng tài sản ROA năm 2023 đạt 17,123% thì 1 đồng tài sản bỏ ra sẽ tạo được 17.123 đồng lợi nhuận tương ứng giảm 0.569 đồng so với năm 2022.
2.3.3 Khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2023 Năm 2022 Năm 2021 Năm 2020
Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp
Bảng 7: Tỷ số khả năng sinh lời trên vốn CSH của Vinamilk qua các năm
Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn CSH (ROE): Tỷ số ROE cho biết bình quân mỗi một đồng vốn CSH của doanh nghiệp tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận dành cho cổ đông Tỷ số doanh lợi vốn chủ sở hữu ROE biến động qua các năm, tuy nhiên mức độ chênh lệch không quá cao và cũng có xu hướng giảm đều Cụ thể, năm 2020 đạt mức cao nhất, tỷ số doanh lợi vốn chủ sở hữu ROE là 33,393 % thì 1 đồng vốn CSH sẽ tạo ra 33.393 đồng lợi nhuận Năm 2021, tỷ số doanh lợi vốn chủ sở hữu ROE đạt 29.658% thì 1 đồng vốn CSH sẽ tạo ra 29.658 đồng lợi nhuận tương ứng giảm 3.735 đồng so với năm 2020 Đến năm 2022, tỷ số doanh lợi vốn chủ sở hữu ROE đạt 26.138%, nghĩa là 1 đồng vốn CSH sẽ tạo ra 26.138 đồng lợi nhuận tương ứng giảm 3.520 đồng so với năm 2021 Và tỷ số doanh lợi vốn chủ sở hữu ROE năm 2023 đạt 25,751% thì 1 đồng vốn CSH sẽ tạo ra 25.751 đồng lợi nhuận tương ứng giảm 0.387 đồng so với năm 2022.
ROE càng cao thì khả năng cạnh tranh của công ty càng mạnh và cổ phiếu của công ty càng hấp dẫn, vì hệ số này cho thấy khả năng sinh lời và tỷ suất lợi nhuận của công ty, hơn nữa tăng mức doanh lợi vốn chủ sở hữu là một mục tiêu quan trọng nhất trong hoạt động quản lý tài chính của công ty Tổng quan, ROE giảm từ 33,393 % (2020) xuống 25,751% (2023), công ty đã có cố gắng trong việc quản lý nhưng việc sử dụng vốn CSH từ năm 2021-2023 chưa đạt hiệu quả như mong đợi.
Phân tích chỉ số thị trường
Lợi nhuận cơ bản trên cổ phiếu
Số lượng cổ phiếu lưu hành bình quân
So sánh qua các năm:
Lợi nhuận cơ bản trên cổ phiếu (EPS)
Lợi nhuận sau thuế (EAT) 9,019,354 8,577,575 10,632,536
Số lượng cổ phiếu lưu hành bình quân (Ns) 2,089,955,400 2,089,955,400 2,089,955,400
EPS (triệu đồng/cổ phiếu) 0.0043 0.0041 0.0051
EPS là tỷ số dùng để đo lường lợi nhuận trung bình đối với mỗi cổ phiếu của một công ty trong một khoảng thời gian nhất định Nó cho biết số tiền lợi nhuận sau thuế của công ty được phân chia cho mỗi cổ phiếu đang lưu hành trên thị trường chứng khoán Hơn nữa, tỷ số EPS còn có thể đánh giá giá trị của một công ty và cổ phiếu của nó trên thị trường chứng khoán, từ đó cung cấp thông tin về lợi nhuận mà một công ty tạo ra cho mỗi cổ phiếu và giúp các nhà đầu tư đánh giá khả năng sinh lời của công ty trong tương lai.
Dựa theo bảng số liệu, ta có thể thấy tỷ số EPS của công ty có xu hướng giảm nhưng mức giảm không quá mạnh (từ 5,100 đồng/cổ phiếu năm 2021 còn 4,300 đồng/cổ phiếu năm 2020) Từ đó cho thấy năng lực kinh doanh củadoanh nghiệp vẫn đang phát triển ổn định, chưa có chuyển biến tiêu cực.
KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN
Kiến nghị
Vinamilk cần có những chiến lược giá, đưa ra mức giá phù hợp với chất lượng sữa của thương hiệu, vì trong thời gian gần đây Vinamilk thực hiện việc đổi mới diện mạo và tăng cường các chiến lược giá hỗ trợ người tiêu dùng Chiến lược này nếu doanh nghiệp sử dụng trong dài hạn sẽ gây ảnh hưởng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp
Vinamilk cần có thông điệp rõ ràng về sữa tươi 100% để giải đáp sự nghi ngờ của người tiêu dùng bởi trên thị trường còn nhiều sự hoài nghi về sữa tươi 100% khiến cho người tiêu dùng e ngại trong việc lựa chọn sữa Vinamilk có thể đa dạng trong vị của sữa tạo nên sự khác biệt với các vị sữa đã cũ hay bị trùng với các thương hiệu sữa khác nhưng vẫn phải đảm bảo chất lượng sữa
Vinamilk cần cải thiện tình hình giá vốn hàng bán đang tăng khá nhiều trong các năm gần đây (giai đoạn 2021-2023) Vinamilk cần tìm thêm tìm thêm các đối tác mới với giá cả nhập nguyên vật liệu hợp lý nhưng vẫn đảm bảo các tiêu chuẩn khoa học về chất lượng Vinamilk cũng cần tìm những đối tác cung ứng uy tín trong nước để giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu, hạn chế nguồn cung không được đảm bảo.
Với tình hình tài chính đang ở mức ổn định vẫn khuyến khíchCông ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk chú trọng công tác thẩm định năng lực của khách hàng khi thực hiện giao dịch cho khách hàng nợ, tăng cường công tác theo dõi, thu hồi công nợ; lên kế hoạch tổ chức phân tích báo cáo tài chính thường niên; căn cứ vào tình hình phát triển thực tế của công ty để đưa ra được những kế hoạch tài chính phù hợp.
Kết luận
Tổng kết lại, qua 3 chương trong bài báo cáo đã được nhóm phân tích một cách chi tiết và thể thông qua các kiến thức đã được giảng dạy và nghiên cứu thêm bên ngoài Bài phân tích đã đánh giá một cách khách quan và cho thấy được tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) trong khoản thời gian có sự ổn định rõ rệt Các chỉ số thể hiện Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) có tiềm năng phát triển hơn nữa trong tương lai và có tiềm năng là 1 doanh nghiệp mà các đối tác nên xem xét trong việc đầu tư.
Việc phân tích báo cáo tài chính của Công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk trong bài báo cáo này giúp cho doanh nghiệp đánh giá được tình hình tài chính của doanh nghiệp và là bài báo cáo mà lãnh đạo doanh nghiệp có thể xem xét đưa ra được những quyết định đúng đắn về điều chỉnh, dự đoán rủi ro để đưa ra các kế hoạch giúp công ty phát triển mạnh và bền vững hơn trong tương lai Việc phân tích báo cáo tài chính là việc vô cùng quan trọng, cần thiết và không thể thiếu cho các doanh nghiệp khác khi muốn đầu tư vào Công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk.
Tóm lại, qua quá trình thực hiện bài báo cáo này giúp nhóm nắm rõ và sâu hơn về kiến thức học trên lớp, hiểu được tầm quan trọng của việc phân tích báo cáo tài chính, tích lũy được thêm nhiều kiến thức về tài chính và đầu tư để hỗ trợ cho công việc sau này và có thêm được những thông tin bổ ích về một doanh nghiệp sữa đang phát triển mạnh mẽ trên thị trường hiện nay.