CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM VINAMILK
1.5 Phân tích tình hình công ty
1.5.1 Điểm mạnh
Thương hiệu Vinamilk nổi tiếng
Từ khi bắt đầu hoạt động vào năm 1976, Vinamilk đã xây dựng lên một thương hiệu mạnh cho sản phẩm sữa tại thị trường Việt Nam. Đến năm 1995 – 2009, Vinamilk được người tiêu dùng công nhận là 1 trong 10 thương hiệu Việt Nam chất lượng cao. Cùng với đó, Vinamilk cũng là doanh nghiệp sữa lớn nhất Việt Nam với thị phần 37%, trong đó chiếm 45% thị phần trong thị trường sữa nước, 85% thị phần về sữa đặc và sữa chua.
Chiến lược Marketing hiệu quả và chuyên nghiệp
Các kênh quảng cáo đa dạng từ TV, báo đài, truyền hình, mạng xã hội,… đã mang đến hiệu quả cho Vinamilk khi tiếp cận được lượng lớn khách hàng. Là thương hiệu tích cực chủ động tham gia, tổ chức các chương trình thiện nguyện hay tài trợ, đối tượng đặc biệt được hướng tới là trẻ em. Xây dựng các quỹ khuyến học như “Quỹ sữa vươn cao Việt Nam” hay “Sữa học đường”. Xây dựng riêng một bộ phận chuyên nghiên cứu và phát triển sản phẩm nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng. Vinamilk đã sử dụng mô hình “Hero – Hub – Help : Ba chiến lược nội dung”, nhằm tạo ra nội dung quảng cáo hấp dẫn và hữu ích, tạo ảnh hưởng tích cực đến với khách hàng mục tiêu của Vinamilk.
Đa dạng về danh mục sản phẩm
- Đa dạng về chủng loại: Vinamilk cung cấp một loạt các chủng loại sản phẩm sữa và thực phẩm dinh dưỡng để phục vụ nhiều đối tượng khách hàng khác nhau, từ trẻ em đến người lớn và người già như sữa đặc trị liệu, sữa chua, sữa hạt, bơ, sản phẩm dinh dưỡng, sản phẩm thực phẩm chức năng…
- Đa dạng về dòng sản phẩm: dòng sữa tươi có thể bao gồm sữa tươi nguyên kem, sữa tươi ít béo, sữa tươi không đường, sữa tươi dành cho trẻ em
- Đa dạng về mẫu mã, bao bì: Vinamilk chú trọng vào việc thiết
kế mẫu mã và bao bì hấp dẫn và phù hợp với từng loại sản phẩm
Mạng lưới phân phối rộng khắp
- Vinamilk sở hữu mạng lưới phân phối với hơn 140,000 điểm bán hàng và 240 nhà phân phối. Hệ thống phân phối đa kênh tại cửa hàng bán lẻ, bán buôn, các siêu thị lớn hoặc trên các trang thương mại điện tử.
- Vinamilk đã xuất khẩu các dòng sản phẩm của mình ra hơn
40 quốc gia trên thế giới, bao gồm cả các thị trường khó tính như Nhật Bản, Canada hay Úc, Mỹ,…
Ứng dụng công nghệ cao
- Vinamilk áp dụng công nghệ sản xuất châu u với tiêu chuẩn quốc tế như ISO 50001: 2011 và HACCP.
- Máy móc, trang thiết bị của Vinamilk được nhập trực tiếp từ các nước tại Châu Âu như Ý, Thuỵ Sĩ hay Đức.
- Vinamilk cũng là nhà sản xuất duy nhất tại Việt Nam hiện nay ứng dụng tốt các công nghệ phun sấy Niro nhập khẩu từ Đan Mạch.
- Vinamilk xây dựng trang trại bò sữa Organic theo tiêu chuẩn quốc tế, đảm bảo nguồn nguyên liệu sữa chất lượng và an toàn thực phẩm.
- Dự án nuôi bò sữa tại New Zealand đảm bảo nguồn cung ứng
ổn định và chất lượng cao.
- Vị trí nhà máy gần trang trại giúp duy trì quan hệ mật thiết với nguồn cung cấp và đảm bảo nguyên liệu sữa tươi.
1.5.2 Điểm yếu
- Chưa tự chủ được nguồn nguyên liệu: Nguồn nguyên liệu của nội địa mới chỉ đáp ứng được khoảng 30% nhu cầu sản xuất, còn 70% là nhập khẩu từ New Zealand, Mỹ, Eu và Nhật Bản
- Thị phần sữa bột chưa cao: Khó khăn khi cạnh tranh thị phần với những thương hiệu nhập khẩu chất lượng khác đến từ Hà Lan hay Mỹ.
1.5.3 Cơ hội
- Nhu cầu thị trường cao
- Nhu cầu sữa ngày càng tăng với mục tiêu bổ sung dinh dưỡng
và sử dụng trong làm đẹp, nấu ăn.
- Việt Nam có cơ cấu dân số trẻ với số trẻ em chiếm 36% và mức tăng trung bình 1% dân số/năm do đó nhu cầu về sữa ngày càng tăng
- Chính sách hỗ trợ từ chính phủ: Chính phủ hỗ trợ ngành sữa Việt Nam bằng chính sách ưu đãi và giảm chi phí sản xuất. Cụ thể là từ sau khi Việt Nam trở thành thành viên của ASEAN và WTO năm 1995 và 2007. Vào tháng 7 năm 2010, Bộ Y tế Việt Nam đã phê duyệt quy định yêu cầu các sản phẩm sữa, đặc biệt sữa cho trẻ em phải đáp ứng được các tiêu chuẩn nhất định. Hay ngân sách cho phát triển ngành công nghiệp sữa 2
tỷ VND tới năm 2020, cũng như phê duyệt chương trình kiến tạo sáng kiến nhằm tăng chiều cao trung bình cho người Việt Nam, hay chính sách ưu tiên hàng nội địa với tiêu chí “người Việt Nam dùng hàng Việt Nam”….
1.5.4 Thách thức
- Xuất hiện đối thủ cạnh tranh mạnh: Các đối thủ như TH True Milk, Nestle, Dutch Lady, Abbott, và các thương hiệu ngoại khác đang tạo áp lực cạnh tranh quyết liệt trong ngành.
- Khả năng cung cấp nguyên liệu đầu vào: Phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu tạo áp lực do chất lượng và ổn định nguồn cung không được đảm bảo.
- Tâm lý chuộng hàng ngoại: Tâm lý “sính ngoại” của một phần người tiêu dùng vẫn còn mạnh mẽ, ảnh hưởng đến sự ưu tiên trong việc lựa chọn sữa nhập khẩu.