Phân tích khả năng sinh lời

Một phần của tài liệu Tiểu luận phân tích báo cáo tài chính công ty cổ phần sữa việt nam (vinamilk) (Trang 58 - 61)

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH

2.3 Phân tích khả năng sinh lời

2.3.1 Khả năng sinh lời trên doanh thu (ROS)

Công thức:

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2023 Năm 2022 Năm 2021 Năm 2020

Lợi nhuận sau thuế thu nhập

doanh nghiệp

9,019,354 8,577,575 10,632,536 11,235,732

Doanh thu thuần 60,368,91

6

59,956,247 60,919,165 59,636,286

ROS (%) 14.940% 14.306% 17.454% 18.840%

Bảng 5: Tỷ số khả năng sinh lời trên doanh thu của Vinamilk qua các năm

2020-2023

Nhận xét

Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu (ROS) cho biết một đồng doanh thu tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. Tỷ số sinh lời trên doanh thu của công ty được thể hiện rõ ràng ở bảng trên, tỷ số doanh lợi tiêu thụ ROS của công ty đều lớn hơn 0, và

có sự biến động qua các năm. Cụ thể, năm 2020 có tỷ số ROS đạt 18,840% cho thấy 1

đồng doanh thu sẽ tạo ra 18.840 đồng lợi nhuận. Năm 2021 có tỷ số ROS là 17,454% cho thấy 1 đồng doanh thu sẽ tạo ra 17.454 đồng lợi nhuận tương ứng giảm 1,387% so với năm 2020. Đến năm 2022 tỷ số ROS đạt 14,306% cho thấy 1 đồng doanh thu sẽ tạo ra 14.306 đồng lợi nhuận tương ứng giảm 3,147% so với năm 2021. Và tỷ số ROS năm 2023 đạt 14,940% cho thấy 1 đồng doanh thu sẽ tao ra 14.940 đồng lợi nhuận và tương ứng tăng 0,634% so với năm 2022.

2.3.2 Khả năng sinh lời trên tài sản (ROA)

Công thức:

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2023 Năm 2022 Năm 2021 Năm 2020

Lợi nhuận sau thuế thu nhập

doanh nghiệp

9,019,354 8,577,575 10,632,536 11,235,732

Tổng tài sản 52,673,37

1

48,482,664 53,332,403 48,432,481

ROA 17.123% 17.692% 19.936% 23.199%

Bảng 6: Tỷ số khả năng sinh lời trên tài sản của Vinamilk qua các năm

2020-2023

Nhận xét

Tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản (ROA): ROA cho biết bình quân mỗi một đồng tài sản của doanh nghiệp tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận dành cho cổ đông. Theo kết quả tính toán trên, hệ số doanh lợi tổng tài sản ROA của công ty giảm dần

theo các năm, điều đó cho thấy có thể công ty đang phải đối mặt với những thách thức trong việc tạo ra lợi nhuận từ tài sản của mình. Năm 2020 đạt tỷ số cao nhất là 23,199%, nghĩa là cứ 1 đồng tài sản mà công ty bỏ ra sẽ tạo được 23.199 đồng lợi nhuận. Tương tự, năm 2021 có tỷ số doanh lợi tổng tài sản đạt 19,936% thì 1 đồng tài sản bỏ ra sẽ tạo được 19.936 đồng lợi nhuận tương ứng giảm 3,262 đồng so với năm

2020. Đến năm 2022 có tỷ số doanh lợi tổng tài sản là 17,692 % thì 1 đồng tài sản bỏ

ra sẽ thu được 17.692 đồng lợi nhuận tương ứng giảm 2.244 đồng so với năm 2021.

Và tỷ số doanh lợi tổng tài sản ROA năm 2023 đạt 17,123% thì 1 đồng tài sản bỏ ra sẽ tạo được 17.123 đồng lợi nhuận tương ứng giảm 0.569 đồng so với năm 2022.

2.3.3 Khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE)

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2023 Năm 2022 Năm 2021 Năm 2020

Lợi nhuận sau thuế thu nhập

doanh nghiệp

9,019,354 8,577,575 10,632,536 11,235,732

Vốn chủ sở hữu 35,025,74

4

32,816,518 35,850,114 33,647,122

ROE 25.751% 26.138% 29.658% 33.393%

Bảng 7: Tỷ số khả năng sinh lời trên vốn CSH của Vinamilk qua các năm

2020-2023

Nhận xét

Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn CSH (ROE): Tỷ số ROE cho biết bình quân mỗi một đồng vốn CSH của doanh nghiệp tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận dành cho cổ

đông. Tỷ số doanh lợi vốn chủ sở hữu ROE biến động qua các năm, tuy nhiên mức độ chênh lệch không quá cao và cũng có xu hướng giảm đều. Cụ thể, năm 2020 đạt mức cao nhất, tỷ số doanh lợi vốn chủ sở hữu ROE là 33,393 % thì 1 đồng vốn CSH sẽ tạo

ra 33.393 đồng lợi nhuận. Năm 2021, tỷ số doanh lợi vốn chủ sở hữu ROE đạt 29.658% thì 1 đồng vốn CSH sẽ tạo ra 29.658 đồng lợi nhuận tương ứng giảm 3.735 đồng so với năm 2020. Đến năm 2022, tỷ số doanh lợi vốn chủ sở hữu ROE đạt 26.138%, nghĩa là 1 đồng vốn CSH sẽ tạo ra 26.138 đồng lợi nhuận tương ứng giảm 3.520 đồng so với năm 2021. Và tỷ số doanh lợi vốn chủ sở hữu ROE năm 2023 đạt 25,751% thì 1 đồng vốn CSH sẽ tạo ra 25.751 đồng lợi nhuận tương ứng giảm 0.387 đồng so với năm 2022.

ROE càng cao thì khả năng cạnh tranh của công ty càng mạnh và cổ phiếu của công ty càng hấp dẫn, vì hệ số này cho thấy khả năng sinh lời và tỷ suất lợi nhuận của công ty, hơn nữa tăng mức doanh lợi vốn chủ sở hữu là một mục tiêu quan trọng nhất trong hoạt động quản lý tài chính của công ty. Tổng quan, ROE giảm từ 33,393 % (2020) xuống 25,751% (2023), công ty đã có cố gắng trong việc quản lý nhưng việc

sử dụng vốn CSH từ năm 2021-2023 chưa đạt hiệu quả như mong đợi.

Một phần của tài liệu Tiểu luận phân tích báo cáo tài chính công ty cổ phần sữa việt nam (vinamilk) (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)