Ý nghĩa lý luận và thực tiễn Đề án mong muốn đem lại các ý nghĩa lý luận và thực tiễn sau đây: - Bổ sung các cơ sở lý luận về nguyên tắc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự; -
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT
CHU VĂN NGHĨA
NGUY£N T¾C GI¶I QUYÕT VÊN §Ò D¢N Sù TRONG Vô ¸N H×NH Sù THEO LUËT Tè TôNG H×NH Sù VIÖT NAM
(Trªn c¬ së thùc tiÔn xÐt xö s¬ thÈm t¹i Tßa ¸n nh©n d©n hai cÊp
tØnh H¶i D-¬ng)
ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP THẠC SĨ NGÀNH LUẬT
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT
CHU VĂN NGHĨA
NGUY£N T¾C GI¶I QUYÕT VÊN §Ò D¢N Sù TRONG Vô ¸N H×NH Sù THEO LUËT Tè TôNG H×NH Sù VIÖT NAM
(Trªn c¬ së thùc tiÔn xÐt xö s¬ thÈm t¹i Tßa ¸n nh©n d©n hai cÊp
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Đề án là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các kết quả nêu trong Đề án chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Đề án đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Trường Đại học Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Trường Đại học Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Đề án
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN
CHU VĂN NGHĨA
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô Khoa Tư pháp hình sự, Trường Đại học Luật, ĐHQGHN đã tận tâm giảng dạy, trân trọng cảm ơn PGS.TS
Lê Lan Chi - người trực tiếp hướng dẫn tôi thực hiện Đề án tốt nghiệp này
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn lãnh đạo TAND tỉnh Hải Dương - nơi tôi công tác, các đồng nghiệp đã hỗ trợ tìm kiếm tài liệu, số liệu giúp tôi hoàn thành Đề án tốt nghiệp
Xin gửi lời cảm ơn tới gia đình đã luôn động viên, đồng hành cùng với tôi trong quá trình học tập và hoàn thành công trình này
Tác giả
CHU VĂN NGHĨA
Trang 5MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
Danh mục bảng, biểu đồ
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NGUYÊN TẮC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ DÂN SỰ TRONG VỤ ÁN HÌNH SỰ THEO LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ CHO VIỆC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ DÂN SỰ TRONG VỤ ÁN HÌNH SỰ 8
1.1 Một số vấn đề lý luận về nguyên tắc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự theo Luật tố tụng hình sự Việt Nam 8
1.1.1 Khái niệm nguyên tắc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự theo Luật tố tụng hình sự Việt Nam 8
1.1.2 Nội dung nguyên tắc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự 12
1.1.3 Ý nghĩa của nguyên tắc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự 19
1.2 Cơ sở pháp lý cho việc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự 21
1.2.1 Quy định của pháp luật tố tụng hình sự 22
1.2.2 Pháp luật tố tụng dân sự 32
1.2.3 Pháp luật dân sự 33
1.2.4 Pháp luật hình sự 35
Kết luận Chương 1 37
Trang 6Chương 2: THỰC TIỄN THỰC HIỆN NGUYÊN TẮC GIẢI QUYẾT
VẤN ĐỀ DÂN SỰ TRONG VỤ ÁN HÌNH SỰ TRONG XÉT
XỬ SƠ THẨM TẠI TOÀ ÁN NHÂN DÂN HAI CẤP TỈNH HẢI DƯƠNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP
LUẬT, NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN 38
2.1 Thực tiễn thực hiện nguyên tắc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự trong xét xử sơ thẩm tại Toà án nhân dân hai cấp tỉnh Hải Dương giai đoạn 2019-2023 38
2.1.1 Tình hình giải quyết vấn đề dân sự trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự trên địa bàn tỉnh Hải Dương giai đoạn 2019-2023 38
2.1.2 Các hạn chế trong giải quyết vấn đề dân sự trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự trên địa bàn tỉnh Hải Dương giai đoạn 2019-2023 và nguyên nhân 41
2.2 Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện nguyên tắc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự 49
2.2.1 Giải pháp hoàn thiện pháp luật 49
2.2.2 Một số giải pháp khác nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện nguyên tắc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự 52
Tiểu kết Chương 2 56
KẾT LUẬN 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO 58
Trang 7DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BLDS Bộ luật dân sự BLHS Bộ luật hình sự BLTTDS Bộ luật tố tụng dân sự BLTTHS Bộ luật tố tụng hình sự CQĐT Cơ quan điều tra
ĐATN Đề án tốt nghiệp TAND Toà án nhân dân VKS Viện kiểm sát
Trang 8DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Bảng 2.1 Số vụ án hình sự phải giải quyết vấn đề dân sự trên
tổng số vụ án, vụ việc do TAND hai cấp tỉnh Hải
Biểu đồ 2.1 Tỷ lệ vụ án hình sự phải giải quyết vấn đề dân sự trên
tổng số vụ án hình sự do TAND hai cấp tỉnh Hải
Trang 9MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của việc thực hiện đề án
Giải quyết các vấn đề dân sự trong một vụ án hình sự là một nguyên tắc quan trọng của Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam, ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử đối với những vụ án mà có các vấn
đề dân sự phát sinh từ hành vi phạm tội Bên cạnh việc xử lý trách nhiệm hình sự, các cơ quan tiến hành tố tụng còn phải giải quyết trách nhiệm dân
sự trong vụ án Điều này không chỉ giúp giải quyết triệt để và khách quan những quan hệ dân sự phát sinh từ hành vi phạm tội mà còn góp phần làm
sáng tỏ các yếu tố về trách nhiệm hình sự của người phạm tội trong quá trình định tội danh, định khung hình phạt hoặc khắc phục hậu quả do hành vi phạm tội gây ra, “góp phần thiết lập cơ chế hữu hiệu để bảo vệ những người
tham gia tố tụng” [1, tr.48]
Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS) năm 2015 quy định về giải quyết
vấn đề dân sự trong vụ án hình sự như sau:
Việc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự được tiến hành cùng với việc giải quyết vụ án hình sự Trường hợp vụ án hình sự phải giải quyết vấn đề bồi thường thiệt hại, bồi hoàn mà chưa có điều kiện chứng minh và không ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ
án hình sự thì vấn đề dân sự có thể tách ra để giải quyết theo thủ tục
tố tụng dân sự [21, Điều 30]
Vấn đề dân sự trong vụ án hình sự bao gồm việc giải quyết các yêu cầu như hoàn trả tài sản bị chiếm đoạt, bồi thường giá trị tài sản bị mất, bị hư hỏng hoặc hủy hoại, sửa chữa tài sản bị hư hỏng, bồi thường thiệt hại liên quan đến việc sử dụng và khai thác tài sản, chi phí hợp lý để ngăn chặn và khắc phục thiệt hại do tài sản bị chiếm đoạt gây ra; bồi thường thiệt hại về vật
Trang 10chất và tinh thần do xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín Việc giải quyết vấn đề dân sự này diễn ra song song với việc giải quyết
vụ án hình sự Nếu vụ án hình sự yêu cầu bồi thường thiệt hại, bồi hoàn nhưng chưa đủ điều kiện chứng minh và không ảnh hưởng đến việc xử lý vụ
án hình sự, vấn đề dân sự có thể được tách ra để giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự
Thực tế thực hiện nguyên tắc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình
sự cho thấy ngoài những ưu điểm như xử lý triệt để, nhanh chóng những quan
hệ dân sự phát sinh do việc thực hiện tội phạm, làm sáng tỏ những nội dung thuộc trách nhiệm hình sự của người phạm tội trong việc định tội danh và định khung hình phạt hay khắc phục hậu quả do hành vi phạm tội gây ra, thì
vẫn còn những bất cập trong quá trình tố tụng Nhiều vụ án Cơ quan điều tra,
Viện kiểm sát chỉ tập trung điều tra, thu thập tài liệu, chứng cứ chứng minh tội phạm, làm sáng tỏ các căn cứ xác định trách nhiệm hình sự mà ít quan tâm thu thập tài liệu, chứng cứ để chứng minh, giải quyết phần dân sự phát sinh từ hành vi phạm tội Các thiếu sót trong giải quyết phần dân sự thường là từ các tài liệu, chứng cứ dùng để chứng minh về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại, năng lực trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân, cơ quan, tổ chức, căn cứ xác định thiệt hại… chưa đầy đủ Vì vậy, sau khi thụ lý
hồ sơ vụ án, tùy trường hợp Tòa án phải trả hồ sơ để Viện kiểm sát điều tra bổ sung (theo điểm a khoản 1 Điều 280 của BLTTHS) hoặc yêu cầu Viện kiểm sát bổ sung tài liệu, chứng cứ (theo Điều 284 của BLTTHS) hoặc Tòa án phải tiến hành thu thập tài liệu, chứng cứ (theo Điều 252 của BLTTHS) mới có đủ căn cứ giải quyết phần dân sự trong vụ án, gây chậm tiến độ giải quyết, xét xử
vụ án, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người tham gia tố tụng
Hơn nữa, cũng do còn chưa có văn bản mới cập nhật hướng dẫn thi hành Điều
30 của BLTTHS nên thực tiễn xét xử còn gặp vướng mắc là dựa vào tiêu chí
Trang 11nào để cơ quan tiến hành tố tụng xác định trường hợp nào vấn đề dân sự phải được giải quyết trong cùng vụ án hình sự và trường hợp nào được tách vấn đề dân sự để giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự
Từ những lý do trên, học viên lựa chọn vấn đề: “Nguyên tắc giải quyết
vấn đề dân sự trong vụ án hình sự theo Luật tố tụng hình sự Việt Nam (trên cơ sở thực tiễn xét xử sơ thẩm tại toà án nhân dân hai cấp tỉnh Hải Dương)” làm đề tài Đề án tốt nghiệp (ĐATN)
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Nghiên cứu những vấn đề liên quan đến việc giải quyết vấn đề dân sự
trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự theo luật tố tụng hình sự Việt Nam đã
được một số nhà khoa học và cán bộ làm công tác thực tiễn thực hiện, công
bố trong nhiều công trình khoa học Điển hình là các luận án tiến sỹ của Nguyễn Thị Tuyết Nhung (Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2021):
“Nguyên tắc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự theo luật tố tụng hình sự Việt Nam”, Lê Nguyên Thanh (Trường Đại học Luật Hồ Chí Minh,
năm 2012): “Người bị thiệt hại do tội phạm gây ra trong tố tụng hình sự Việt
Nam”; các luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thị Thu Hương: “Nguyên tắc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự” (Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà
Nội, năm 2009); Kim Sơn Trúc: “Giải quyết vấn đề dấn sự trong án hình sự
và thực tiễn áp dụng trên địa bàn tỉnh Hà Giang” (Khoa Luật, Đại học Quốc
gia Hà Nội, năm 2015)
Ngoài ra, còn có những bài báo đăng trên các tạp chí khoa học chuyên
ngành, cụ thể là của Nguyễn Thị Tuyết Nhung: “Hoàn thiện các quy định của
pháp luật về giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự”, Tạp chí Kiểm sát
số 19/2018, “Cần quy định thủ tục công nhận sự thỏa thuận của các đương
sự về việc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự”, Tạp chí Kiểm sát số
20/2018; Đỗ Văn Đại: “Bồi thường thiệt hại về tinh thần trong pháp luật Việt
Trang 12Nam”, Tạp chí Toà án nhân dân số 16/2008, “Bàn về việc giải quyết vấn đề
dân sự trong vụ án hình sự”, Tạp chí kiểm sát số 9/2008); Lê Nguyên Thanh:
“Một số vấn đề về giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự”, Tạp chí
Khoa học pháp lý số 10/2010; Phạm Văn Thiệu: “Giải quyết trách nhiệm bồi
thường thiệt hại trong vụ án có đồng phạm có bị can, bị cáo bỏ trốn”, Tạp chí
Kiểm sát số 11/2003; Nguyễn Đức Toản: “Vướng mắc về giải quyết bồi
thường thiệt hại trong VAHS khi thay đổi thỏa thuận tại phiên tòa”, Tạp chí
Tòa án nhân dân số 19/2010; Nguyễn Xuân Đang: “Giải quyết trách nhiệm
dân sự trong vụ án hình sự”, Tạp chí Tòa án nhân dân số 21/2015; Vũ Tuấn
Hai, “Giải quyết phần dân sự trong vụ án hình sự khi có thỏa thuận bồi
thường thiệt hại của các đương sự”, Tạp chí Kiểm sát số 7/2014 Gần đây
còn có một số bài báo đáng chú ý như của Hoàng Lâm: “Bàn về giải quyết
vấn đề dân sự trong vụ án hình sự”, Tạp chí điện tử Luật sư Việt Nam năm
2023; Thái Thị Mỹ Nga: “Sự cần thiết của việc nhập vụ án dân sự vào giải
quyết chung trong vụ án hình sự”, Tạp chí Tòa án nhân dân số 8/2023; Tăng
Trần Quỳnh Phương: “Giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự trong
giai đoạn xét xử sơ thẩm” Tạp chí Tòa án nhân dân số 5/2020
Các bài báo, công trình trên đã xem xét giải quyết một số vấn đề lý luận
và thực tiễn về nguyên tắc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự theo Luật tố tụng hình sự Việt Nam, nhưng đề tài này vẫn còn rất nhiều vấn đề cần nghiên cứu, đặc biệt nghiên cứu tiếp cận trên phương diện thực tiễn xét xử sơ
thẩm tại Tòa án nhân dân hai cấp (TAND) hai cấp tỉnh Hải Dương
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu: Phân tích các vấn đề lý luận và quy định
pháp luật liên quan đến thủ tục giải quyết các vấn đề dân sự trong vụ án hình sự, đồng thời tập hợp các quan điểm của các nhà nghiên cứu để làm rõ bản chất của việc xử lý các vấn đề dân sự trong bối cảnh vụ án hình sự
Trang 13ĐATN sẽ tập trung vào các khía cạnh cơ bản như khái niệm, bản chất, ý nghĩa và phạm vi giải quyết các vấn đề dân sự trong vụ án hình sự, cũng như các thủ tục liên quan
Trên cơ sở nghiên cứu các quy định pháp luật và thực tiễn áp dụng tại tỉnh Hải Dương, ĐATNđề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định pháp luật về giải quyết vấn đề dân sự trong vụ
án hình sự
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu:
Xuất phát từ mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, ĐATNthực hiện các nhiệm
vụ chính như sau:
- Làm rõ một số vấn đề cơ bản liên quan đến việc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự, bao gồm: Khái niệm, ý nghĩa, nguyên tắc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự; bản chất và phạm vi giải quyết các vấn đề này
- Thực tiễn thực hiện nguyên tắc giải quyết vấn đề dân sự trong xét xử
sơ thẩm vụ án hình sự của TAND hai cấp trên địa bàn tỉnh Hải Dương, đưa ra các kiến nghị nâng cao chất lượng xét xử vụ án hình sự nói chung và chất lượng giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự nói riêng
4 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của ĐATN là nguyên tắc giải quyết vấn đề dân
sự trong vụ án hình sự trên một số khía cạnh lý luận và pháp luật thực định
Đề án cũng tập trung vào việc nghiên cứu thực tiễn về giải quyết vấn đề dân
sự trong vụ án hình sự
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Về phạm vi nghiên cứu, ĐATN đã lựa chọn một số vụ án hình sự sơ thẩm đã giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự trên địa bàn tỉnh Hải
Trang 14Dương, thuộc thẩm quyền xét xử của TAND hai cấp tỉnh Hải Dương ĐATN giới hạn phạm vi theo các số liệu liên quan đã thu thập được từ thực tiễn giải quyết vấn đề dân sự trong các vụ án hình sự sơ thẩm mà Tòa án nhân dân hai cấp tỉnh Hải Dương đã xét xử từ năm 2019 đến năm 2023
Đề án nghiên cứu trên cơ sở pháp lý là BLHS năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017; BLTTHS năm 2015; BLDS năm 2015 và một số văn bản pháp luật liên quan khác
5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận của ĐATN chủ yếu là phép duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, trên cơ sở đó, ĐATN sử dụng một số phương pháp nghiên
cứu cụ thể như: phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, so sánh, phương pháp hệ thống, lịch sử, phương pháp thống kê, khảo sát
Từ thực tiễn, trao đổi chuyên gia, xem xét các vụ việc điển hình, những vấn đề liên quan đến việc giải quyết vấn đề dân sự trong xét xử sơ thẩm các
vụ án hình sự trên địa bàn tỉnh Hải Dương được xem xét đánh giá từ nhiều góc độ khác nhau, đảm bảo đầy đủ, toàn diện, có hệ thống và xác thực của những nội dung, vấn đề được trình bày trong đề án
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
Đề án mong muốn đem lại các ý nghĩa lý luận và thực tiễn sau đây:
- Bổ sung các cơ sở lý luận về nguyên tắc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự;
- Phân tích, đánh giá những quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành
là cơ sở pháp lý cho việc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự;
- Chỉ rõ những ưu điểm, hạn chế trong việc áp dụng những quy định của Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam hiện hành về giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự trong thực tiễn xét xử tại Hải Dương, qua đó chỉ ra được các nguyên nhân cơ bản của những vướng mặt, hạn chế đó
Trang 15Kết quả của Đề án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy trong các trường nghiệp vụ của ngành luật, trong thực tiễn xét
xử vụ án hình sự sơ thẩm cũng như trong học tập, nghiên cứu về giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự, góp phần nâng cao hiệu quả trong việc thực hiện pháp luật
7 Kết cấu của đề án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, Đề án gồm 02 chương, cụ thể:
Chương 1 Một số vấn đề lý luận về nguyên tắc giải quyết vấn đề dân
sự trong vụ án hình sự theo Luật tố tụng hình sự Việt Nam và cơ sở pháp lý
cho việc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự
Chương 2 Thực tiễn thực hiện nguyên tắc giải quyết vấn đề dân sự
trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự tại Toà án nhân dân hai cấp tỉnh Hải Dương và các giải pháp hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả thực hiện
Trang 16Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NGUYÊN TẮC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ DÂN SỰ TRONG VỤ ÁN HÌNH SỰ THEO LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ CHO VIỆC GIẢI QUYẾT
VẤN ĐỀ DÂN SỰ TRONG VỤ ÁN HÌNH SỰ
1.1 Một số vấn đề lý luận về nguyên tắc giải quyết vấn đề dân sự
trong vụ án hình sự theo Luật tố tụng hình sự Việt Nam
1.1.1 Khái niệm nguyên tắc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự theo Luật tố tụng hình sự Việt Nam
Hành vi phạm tội không chỉ gây tổn hại cho các quan hệ được bảo vệ bởi pháp luật hình sự mà còn ảnh hưởng đến các mối quan hệ dân sự, vì vậy khi xử lý các vụ án hình sự, hai loại trách nhiệm được áp dụng đối với chủ thể của hành vi phạm tội là trách nhiệm hình sự và trách nhiệm dân sự Nói cách khác, khi đối mặt với các tội phạm đã làm tổn thương đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm hoặc tài sản của cá nhân hoặc tổ chức, các cơ quan
tư pháp không chỉ phải xem xét và xử lý các tội phạm mà còn phải đảm bảo rằng thiệt hại về cả mặt vật chất và tinh thần được bồi thường đầy đủ Luật tố tụng hình sự tại Việt Nam đã quy định về việc giải quyết vấn đề dân sự trong
vụ án hình sự tại Điều 30, Chương II của BLTTHS năm 2015 Theo đó:
Việc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự được tiến hành cùng với việc giải quyết vụ án hình sự Trường hợp vụ án hình sự phải giải quyết vấn đề bồi thường thiệt hại, bồi hoàn mà chưa có điều kiện chứng minh và không ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ
án hình sự thì vấn đề dân sự có thể tách ra để giải quyết theo thủ tục
tố tụng dân sự
Tuy nhiên, ở góc độ lý luận, khái niệm và đặc điểm của việc giải quyết các tranh chấp dân sự trong các vụ án hình sự đang có nhiều ý kiến và quan
Trang 17điểm khác nhau, trước hết là vấn đề dân sự trong vụ án hình sự cần được hiểu như thế nào vẫn là vấn đề gây tranh cãi
Tác giả Đinh Văn Quế cho rằng, "dân sự" trong vụ án hình sự chỉ bao gồm những khoản tiền hoặc tài sản có liên quan đến việc trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại quy định tại Điều 42 Bộ luật Hình sự, hay nói cách khác là "dân sự" trong vụ án hình sự chỉ trong phạm vi "trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng" theo quy định tại Chương V Bộ BLDS năm
1995 (nay là Chương XX Bộ BLDS năm 2015) [20] Đó là những quan hệ bồi thường thiệt hại phát sinh do tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của tổ chức, cá nhân bị tội phạm xâm hại Theo GS TSKH Lê Cảm và
một số tác giả khác thì VĐDS trong VAHS chỉ là biện pháp tư pháp được quy định trong BLHS Biện pháp tư pháp theo quy định của Bộ luật hình sự gồm các biện pháp cưỡng chế hình sự như: tịch thu vật, tài sản liên quan đến hành
vi phạm tội; trả lại tài sản, sửa chữa hoặc buộc bồi thường thiệt hại, buộc công khai xin lỗi; bắt buộc chữa bệnh do các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố
tụng áp dụng đối với người phạm tội khi giải quyết vụ án
Theo quan điểm của Viện khoa học xét xử, Toà án nhân dân tối cao năm 2003 tại Công văn số 121/2003/KHXX ngày 19/9/2003 về việc giải quyết vấn đề liên quan đến tài sản, bồi thường thiệt hại trong vụ án hình sự có quy định về phần dân sự trong vụ án hình sự thì vấn đề dân sự bao gồm việc đòi trả lại tài sản bị chiếm đoạt, đòi bồi thường giá trị tài sản do bị can, bị cáo chiếm đoạt nhưng bị mất hoặc bị hủy hoại, buộc phải sửa chữa tài sản bị hư hỏng, đòi bồi thường thiệt hại về lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản, chi phí hợp lý để ngăn chặn, khắc phục thiệt hại do tài sản bị chiếm đoạt, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng; đòi bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm hại
Vấn đề xử lý vật chứng, trả lại tài sản trong tố tụng hình sự, việc kê
Trang 18biên tài sản, phong tỏa tài sản có phải là vấn đề dân sự trong vụ án hình sự không, đây là câu hỏi cũng có nhiều đáp án khác nhau Tuy nhiên, vấn đề dân
sự cần được nhận thức là vấn đề giữa bên bị thiệt hại với bên gây ra thiệt hại, chủ thể xử lý vật chứng, trả lại tài sản trong tố tụng hình sự, việc kê biên tài sản, phong tỏa tài sản là cơ quan tiến hành tố tụng trong mối quan hệ giữa cơ quan tiến hành tố tụng với người tham gia tố tụng và các bên liên quan nên không thuộc phạm vi vấn đề dân sự
Như vậy, ngay việc xác định khái niệm “vấn đề dân sự” là một nhiệm
vụ phức tạp và khó xác định Bản thân Điều 30 của BLTTHS năm 2015 cũng không cung cấp một định nghĩa rõ ràng về việc giải quyết vấn đề "dân sự" là giải quyết điều gì với quy định: “Trường hợp vụ án hình sự phải giải quyết vấn đề bồi thường thiệt hại, bồi hoàn mà chưa có điều kiện chứng minh và không ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án hình sự thì vấn đề dân sự có thể tách ra để giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự.” Do vậy, “vấn đề dân sự" trong một vụ án hình sự, theo các nhà làm luật, lại không chỉ đơn thuần là việc bồi thường mà còn bao gồm cả khía cạnh bồi hoàn
Tác giả nhất trí với quan điểm của tác giả Đinh Văn Quế, đó là “dân sự” trong vụ án hình sự không phải là tất cả những gì có liên quan đến tiền hoặc tài sản mà Tòa án xét xử và quyết định) [20] vì trong quá trình giải quyết
vụ án, các cơ quan tiến hành tố tụng còn áp dụng một số biện pháp tư pháp có liên quan đến tiền hoặc tài sản như: tịch thu công cụ, phương tiện dùng vào việc phạm tội; tịch thu vật hoặc tiền do phạm tội hoặc do mua bán, đổi chác những thứ ấy mà có; tịch thu vật thuộc loại nhà nước cấm lưu hành; tịch thu hoặc trả lại vật, tiền bị người phạm tội chiếm đoạt hoặc sử dụng trái phép; tịch thu hoặc trả lại vật, tiền của người khác mà người phạm tội đã sử dụng vào việc thực hiện tội phạm Các quyết định này tuy có liên quan đến tài sản nhưng không phải là quan hệ dân sự giữa những người tham gia tố tụng trong
vụ án hình sự và được giải quyết theo luật hình sự và tố tụng hình sự
Trang 19Vì vậy, "vấn đề dân sự" không thể được điều chỉnh trong phạm vi của BLHS và cũng không thể là cơ sở để giải quyết các trường hợp liên quan đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi phạm tội, mà nó phải được điều chỉnh theo quy định của BLDS, vì thuộc lĩnh vực dân sự chứ không phải hình
sự, dù có liên quan đến một vụ án hình sự cụ thể Tuy nhiên, không phải tất cả các quy định trong Chương XX của BLDS năm 2015 về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng đều được coi là "vấn đề dân sự" trong vụ án hình sự Chỉ những thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra và trách nhiệm bồi thường cho những thiệt hại đó mới được xem là "vấn đề dân sự" trong vụ án hình sự, hoặc chính xác hơn, đây là một vụ kiện dân sự đòi bồi thường thiệt
hại do hành vi phạm tội gây ra Các yếu tố để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại bao gồm: Hành vi phạm tội xảy ra, có thiệt hại phát sinh và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi phạm tội và thiệt hại
Theo quan điểm của tác giả Nguyễn Văn Tuân, bồi thường thiệt hại trong các vụ án hình sự không chỉ đơn thuần là một vấn đề dân sự, mà còn ảnh hưởng đến mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, và thủ tục tố tụng về bồi thường trong trường hợp này cũng có những đặc thù riêng Do đó, vấn đề bồi thường cần được quy định trong Bộ luật Hình sự để làm cơ sở cho việc
giải quyết các vấn đề dân sự trong vụ án hình sự [34] Như vậy, “vấn đề dân
sự trong vụ án hình sự là việc bồi thường thiệt hại về nhân thân, tài sản giữa các bên liên quan do hành vi phạm tội gây ra trong quá trình truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội trong cùng vụ án hình sự”
Từ những nhận định trên, ta có thể đưa ra khái niệm giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự như sau:
Giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự là trường hợp các cơ quan tiến hành tố tụng tiến hành xử lý việc bồi thường thiệt hại về nhân thân, tài sản giữa các bên liên quan do hành vi phạm tội gây ra trong quá trình
Trang 20truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội trong cùng vụ án hình
sự, việc này về nguyên tắc phải được tiến hành đồng thời, trừ một số trường hợp luật định
Nguyên tắc cơ bản của luật tố tụng hình sự là những phương châm và định hướng chi phối toàn bộ hoặc một số giai đoạn tố tụng trong quá trình xây dựng và thực thi pháp luật tố tụng hình sự nhằm giải quyết vụ án một cách khách quan, công bằng, đồng thời bảo đảm và tôn trọng quyền con người [5, tr.71] Có thể khẳng định rằng, nguyên tắc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ
án hình sự cũng là một trong những nguyên tắc cơ bản của luật tố tụng hình
sự, là phương châm và định hướng chi phối tất cả các giai đoạn tố tụng (không chỉ một giai đoạn cụ thể), nhằm mục tiêu giải quyết vụ án một cách khách quan, công bằng, đồng thời bảo đảm và tôn trọng quyền con người cũng như các quyền và lợi ích hợp pháp khác của các chủ thể liên quan.Từ những nhận định trên, ta có thể đưa ra khái niệm nguyên tắc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự như sau:
Nguyên tắc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự là phương châm, định hướng chi phối toàn bộ quá trình giải quyết vụ án hình sự, yêu cầu các cơ quan tiến hành tố tụng xử lý luôn vấn đề dân sự trong quá trình truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội, trường hợp chưa có điều kiện chứng minh và không ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án hình sự thì mới có thể tách riêng để giải quyết theo thủ tục tố tụng hình sự
1.1.2 Nội dung nguyên tắc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự
Từ những khái niệm và phân tích nêu trên, ta có thể làm rõ nội dung và đặc điểm của nguyên tắc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự theo Luật tố tụng hình sự Việt Nam như sau:
Thứ nhất: Nguyên tắc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự chỉ
được áp dụng trong những trường hợp phát sinh vấn đề dân sự Theo như
Trang 21PGS.TS Nguyễn Ngọc Chí [4, tr.327] thì: việc xử lý vấn đề dân sự trong các
vụ án hình sự chỉ liên quan đến các mối quan hệ đòi bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, xuất phát từ hành vi phạm tội Vấn đề dân sự trong vụ án hình sự, như đã phân tích, bao gồm các quan hệ dân sự đòi bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do hành vi vi phạm pháp luật hình sự gây ra Những quan
hệ này bao gồm: kiện đòi tài sản (nếu tài sản bị chiếm đoạt còn tồn tại), đòi bồi thường giá trị tài sản bị mất hoặc bị hủy hoại (nếu tài sản không còn), yêu cầu sửa chữa tài sản bị hư hỏng hoặc hủy hoại (nếu tài sản có thể được khôi phục, sửa chữa), đòi bồi thường lợi ích từ việc khai thác, sử dụng tài sản; đòi chi phí hợp lý để ngăn chặn, khắc phục thiệt hại về tài sản; đòi bồi thường thiệt hại về vật chất và tinh thần do tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm,
uy tín bị tổn hại; đòi chi phí hợp lý cho việc cấp cứu, điều trị, phục hồi sức khỏe và danh dự nhân phẩm Đây là những vấn đề dân sự liên quan đến bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, được quy định trong BLDS hoặc trong luật riêng về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng (Tort Law) như ở nhiều nước theo hệ thống pháp luật Common Law
Thứ hai: Giải quyết các vấn đề dân sự cùng lúc với vụ án hình sự là
một nguyên tắc quan trọng trong luật tố tụng hình sự Việt Nam Với vai trò là một trong những nguyên tắc cơ bản của luật tố tụng hình sự, nguyên tắc này đóng vai trò định hướng và chi phối toàn bộ quá trình giải quyết vụ án hình
sự Nó cũng là quan điểm chỉ đạo và là một phần của chính sách hình sự, yêu cầu việc giải quyết đồng thời các vấn đề dân sự trong vụ án hình sự, ngoại trừ những trường hợp bất khả kháng
Trên thế giới, các bên liên quan trong một vụ án hình sự có quyền tự quyết định về các vấn đề dân sự liên quan, có thể chọn tự giải quyết, khởi kiện một vụ án dân sự riêng tại Tòa án, hoặc có thể xử lý trong cùng một vụ
án hình sự Tuy nhiên, nếu chọn khởi kiện vụ án dân sự riêng, điều kiện là
Trang 22phần hình sự phải được giải quyết xong trước khi phần dân sự được xem xét, hoặc cả hai phần được giải quyết song song, đồng thời, nhưng không được thực hiện theo chiều ngược lại Điều này nhằm tránh tình trạng Tòa án ra hai bản án mâu thuẫn nhau nếu xét xử vấn đề dân sự trước vấn đề hình sự, điều này có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và nghĩa vụ của các bên BLTTHS năm 2015 đã quy định rằng các vấn đề dân sự có thể được giải quyết đồng thời với vụ án hình sự, là một phần không thể tách rời của quá trình xét xử vụ án hình sự Ngoại trừ trường hợp vấn đề dân sự chưa có đủ điều kiện chứng minh và không ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án hình sự, khi đó vấn đề dân sự có thể được tách riêng ra để xử lý theo quy định của BLTTDS [4, tr.327]
Nhiều vấn đề dân sự có thể phát sinh từ tội phạm, gây tổn hại đến các mối quan hệ dân sự Điều này bao gồm các hành vi xâm phạm sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, cũng như gây thiệt hại về tài sản Những hành vi này không chỉ gây ra trách nhiệm hình sự trong vụ án mà còn đặt ra trách nhiệm dân sự cho các bên liên quan Như đã đề cập, các vấn đề liên quan đến tài sản như tang vật, án phí, tịch thu tài sản, đòi lại tài sản, và bồi thường thiệt hại đều cần được xem xét Tuy nhiên, không phải tất cả các tranh chấp dân sự liên quan đến tài sản đều nằm trong phạm vi quy định tại Điều 28 của BLTTHS Mặc dù liên quan đến tài sản, nhưng các quy định về việc trả lại tài sản, sửa chữa, hoặc bồi thường thiệt hại theo Điều 42 của BLHS và xử lý vật chứng theo Điều 76 của BLTTHS không phải lúc nào cũng tạo ra quan hệ dân
sự giữa những người tham gia tố tụng trong vụ án hình sự Những vấn đề này được giải quyết theo pháp luật hình sự, tố tụng hình sự, và trách nhiệm thuộc
về cơ quan tiến hành tố tụng Theo đó, trong một vụ án hình sự, các vấn đề dân sự chủ yếu liên quan đến yêu cầu trả lại tài sản bị chiếm đoạt, bồi thường giá trị tài sản mà bị can hoặc bị cáo đã chiếm đoạt nhưng đã mất hoặc bị hủy
Trang 23hoại, khắc phục, sửa chữa tài sản bị hư hỏng, yêu cầu bồi thường cho các tổn thất liên quan đến việc sử dụng, khai thác tài sản, và chi phí hợp lý để ngăn chặn, khắc phục thiệt hại do tài sản bị chiếm đoạt Ngoài ra, các yêu cầu bồi thường thiệt hại về vật chất và tinh thần do hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, và uy tín cũng thuộc phạm vi các vấn đề dân sự trong vụ án hình sự Những vấn đề này không chỉ liên quan đến việc đòi bồi thường mà còn bao gồm việc hoàn trả, và chúng thuộc phạm vi "trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng" theo quy định tại Chương XX của BLDS năm 2015 Đây là các mối quan hệ bồi thường thiệt hại phát sinh do hành vi tội phạm gây tổn hại đối với tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, và tài sản của cá nhân hoặc tổ chức
Thứ ba: Việc giải quyết các vấn đề dân sự có thể được thực hiện đồng
thời với vụ án hình sự Tuy nhiên, nếu trong quá trình giải quyết vụ án hình
sự mà các vấn đề bồi thường thiệt hại hoặc bồi hoàn chưa có đủ chứng cứ và không ảnh hưởng đến việc xét xử vụ án hình sự, thì các vấn đề dân sự này có
thể được tách ra và giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự Điều này không chỉ đáp ứng nhu cầu giải quyết vụ án một cách thuận tiện cho các bên liên quan
mà còn đảm bảo việc giải quyết toàn diện vụ án, đồng thời ngăn ngừa việc kéo dài vụ án một cách không cần thiết
Thứ tư: Cũng theo PGS.TS Nguyễn Ngọc Chí [4, tr.327-331], các vấn
đề dân sự trong một vụ án hình sự được giải quyết đồng thời với các vấn đề hình sự sau khi vụ án đã được khởi tố theo quy trình tố tụng hình sự, có sự tích hợp các yếu tố của tố tụng dân sự Quyết định khởi tố vụ án hình sự là văn bản pháp lý xác định một hành vi có dấu hiệu tội phạm, làm cơ sở cho quá trình điều tra Do đó, khi các vấn đề dân sự phát sinh trong vụ án hình sự
do hành vi phạm tội đã bị khởi tố, thì các vấn đề này sẽ được xem xét và giải quyết mà không cần khởi kiện riêng bằng một vụ án dân sự Theo quy định
Trang 24của BLTTDS năm 2015, một vụ việc dân sự chỉ được mở và xem xét giải quyết khi có đơn khởi kiện từ những người có quyền khởi kiện (theo quy định tại Điều 186 và 187) Theo đó, cá nhân hoặc tổ chức có thể tự mình hoặc thông qua đại diện hợp pháp khởi kiện một vụ án để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, và Tòa án chỉ xem xét giải quyết khi có đơn khởi kiện
Trong một vụ án hình sự, khi vụ án đã được khởi tố và có các vấn đề dân sự liên quan đến hành vi phạm tội của bị can, bị cáo, các cơ quan tiến hành tố tụng sẽ xem xét và giải quyết các vấn đề này, bao gồm chứng minh thiệt hại về vật chất, tài sản Không chỉ là việc làm rõ trách nhiệm hình sự,
mà còn là việc xác định mức độ thiệt hại và giá trị tài sản cần được bồi thường cho bị hại Trong các trường hợp cá nhân, cơ quan hoặc tổ chức bị thiệt hại do tội phạm gây ra và được xác định là nguyên đơn dân sự trong vụ
án hình sự, các cơ quan tố tụng phải tuân thủ nguyên tắc quyền tự quyết và tự định đoạt của nguyên đơn dân sự, bao gồm việc nguyên đơn dân sự có quyền yêu cầu hoặc không yêu cầu bồi thường thiệt hại Theo quy định của BLTTHS năm 2015 về nguyên đơn dân sự, các vấn đề dân sự chỉ được giải quyết cùng với vụ án hình sự khi nguyên đơn có yêu cầu bồi thường thiệt hại Thời điểm nguyên đơn dân sự yêu cầu bồi thường là thời điểm bắt đầu giải quyết các vấn đề dân sự trong vụ án hình sự Để bảo vệ quyền lợi của mình, trong trường hợp này, nguyên đơn dân sự cần phải chứng minh mức độ thiệt hại do tội phạm gây ra, bao gồm những thiệt hại mà các cơ quan tố tụng không có trách nhiệm chứng minh Thông thường, đơn yêu cầu này được nộp sau khi có quyết định khởi tố vụ án hình sự, nhưng trước khi kết thúc phần xét hỏi tại phiên tòa
Trong quá trình xử lý các vấn đề dân sự trong một vụ án hình sự, trách nhiệm chứng minh chủ yếu thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng, tuy nhiên,
Trang 25các bên liên quan có quyền cung cấp chứng cứ, tài liệu và đồ vật để hỗ trợ yêu cầu của mình
Trong một vụ án dân sự thông thường, nguyên tắc chung là đương sự
có yêu cầu phải chịu trách nhiệm chứng minh Điều này cũng áp dụng khi giải quyết các vấn đề dân sự trong vụ án hình sự Vấn đề dân sự trong vụ án hình
sự, mặc dù được giải quyết trong cùng vụ án hình sự, nhưng cần phải tuân theo các quy định, trình tự và thủ tục của luật tố tụng hình sự Tuy nhiên, vì việc giải quyết các vấn đề dân sự liên quan đến các mối quan hệ dân sự, nên không thể sử dụng hoàn toàn thủ tục hình sự mà phải áp dụng các quy định của pháp luật tố tụng dân sự
Nói cách khác, khi giải quyết các vấn đề dân sự trong vụ án hình sự, các quy định của pháp luật tố tụng dân sự cần được áp dụng trong khuôn khổ thủ tục tố tụng hình sự Theo tác giả Hoàng Thị Sơn, tranh tụng dân sự nhằm giải quyết các vấn đề dân sự, nhưng khi áp dụng vào tố tụng hình sự, nó trở thành một phần của pháp luật tố tụng hình sự Do đó, khái niệm tranh tụng dân sự phải được hiểu đồng nhất trong cả tố tụng dân sự và tố tụng hình sự
Ngoài những đặc điểm chung, tranh tụng dân sự trong tố tụng hình sự
có những đặc điểm riêng, như sự tham gia của cơ quan điều tra và việc xác định mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra Sự thống nhất này đòi hỏi quá trình áp dụng, phương pháp, và thủ tục giải quyết các tranh chấp dân sự trong tố tụng hình sự phải tuân theo quy định chung của pháp luật tố tụng dân
sự, trừ khi có quy định cụ thể trong pháp luật tố tụng hình sự mà không gây bất lợi cho đương sự so với tố tụng dân sự Nếu luật tố tụng dân sự không quy định thủ tục tranh tụng dân sự, thì việc áp dụng phải dựa trên các quy định chung của luật tố tụng dân sự [29]
Mặc dù các vấn đề dân sự trong một vụ án hình sự được xem xét trong khuôn khổ của vụ án hình sự, nhưng bản chất của chúng vẫn là các mối quan
Trang 26hệ dân sự, vì vậy việc bảo đảm quyền bình đẳng và đạt được sự thỏa thuận giữa các bên tham gia tố tụng là rất quan trọng
Tuy nhiên, có sự khác biệt quan trọng trong quy trình tố tụng hình sự,
đó là trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng Những cơ quan này phải thực hiện điều tra và thu thập chứng cứ để chứng minh hành vi phạm tội Khi các vấn đề dân sự phát sinh trong một vụ
án hình sự, việc giải quyết các vấn đề đó phải tuân theo các nguyên tắc của tố tụng hình sự Do đó, các cơ quan tiến hành tố tụng cũng có trách nhiệm điều tra và thu thập chứng cứ để làm rõ cả phần trách nhiệm dân sự trong vụ án hình sự Trong trường hợp các bên không cung cấp được chứng cứ liên quan đến các vấn đề dân sự, mà các vấn đề này có ảnh hưởng đến việc xác định trách nhiệm hình sự của bị cáo, thì các cơ quan tiến hành tố tụng vẫn phải tiến hành điều tra để làm rõ các thiệt hại và xác định mức độ bồi thường, nhằm bảo đảm quyền lợi của người tham gia tố tụng
Theo quan điểm của tác giả Hoàng Thị Sơn, nếu vấn đề dân sự được giải quyết ngay trong vụ án hình sự, cơ quan điều tra có thể làm sáng tỏ các tình tiết liên quan đến việc bồi thường ngay từ giai đoạn điều tra Mặc dù là vấn đề dân sự, nhưng nó phát sinh từ vụ án hình sự Ngược lại, nếu vấn đề dân sự được giải quyết trong một phiên tòa dân sự riêng biệt, cơ quan điều tra
sẽ không có trách nhiệm điều tra hoặc xác minh các tình tiết của vụ án dân sự
Trong tố tụng dân sự, trách nhiệm chứng minh bằng chứng thuộc về các đương sự, và Tòa án không thực hiện việc thu thập chứng cứ mà chỉ dựa vào những chứng cứ do các bên cung cấp, đồng thời chỉ xác minh và thu thập chứng cứ theo quy định của pháp luật Tuy nhiên, khi giải quyết các vấn đề dân sự trong vụ án hình sự, người bị thiệt hại sẽ nhận được sự hỗ trợ từ cơ quan tiến hành tố tụng và có thể sử dụng kết quả xét xử hình sự, như hành vi
vi phạm và mức độ thiệt hại, mặc dù không phải lúc nào mức độ thiệt hại
Trang 27cũng được xác định rõ ràng Trong một số trường hợp, người bị thiệt hại cần phải xác định thêm thiệt hại ngoài những thiệt hại đã được cơ quan tiến hành
tố tụng xác định
Khi các vấn đề dân sự trong vụ án hình sự được giải quyết theo thủ tục
tố tụng dân sự thông thường, quy trình này chỉ được áp dụng sau khi có bản
án hình sự Theo nguyên tắc "hình sự trước dân sự", vụ án dân sự không thể được giải quyết trước khi vụ án hình sự được xét xử xong
Trong quá trình giải quyết các vấn đề dân sự trong vụ án hình sự, Tòa
án không bắt buộc phải tổ chức các phiên hòa giải như trong tố tụng dân sự Phiên hòa giải không phải là thủ tục bắt buộc khi chuẩn bị cho phiên tòa sơ thẩm, và tại phiên tòa, Hội đồng xét xử cũng không bị bắt buộc phải tiến hành hòa giải Tuy nhiên, trong thực tế, các cơ quan tiến hành tố tụng thường tạo điều kiện cho các bên tự thỏa thuận về việc giải quyết các vấn đề dân sự Nếu các bên tự nguyện thỏa thuận, Tòa án sẽ ghi nhận thỏa thuận này trong phần quyết định của bản án hình sự nhưng không ra quyết định công nhận thỏa thuận Điều này khác với tố tụng dân sự, nơi Tòa án cấp sơ thẩm bắt buộc phải tổ chức phiên hòa giải và nếu có thỏa thuận, Tòa án sẽ ra quyết định công nhận thỏa thuận đó
1.1.3 Ý nghĩa của nguyên tắc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự
Nguyên tắc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự là nguyên tắc định hướng toàn bộ quy trình tố tụng và có tầm quan trọng lớn trong việc xây dựng và áp dụng pháp luật tố tụng hình sự Việc thực hiện các yêu cầu của nguyên tắc này không chỉ góp phần vào việc thúc đẩy tính công bằng và toàn diện của quá trình tố tụng, mà còn mang lại nhiều giá trị đáng kể cho hệ thống pháp luật và xã hội
Trước tiên, việc thực hiện nguyên tắc giải quyết các vấn đề dân sự
Trang 28trong vụ án hình sự giúp tiết kiệm thời gian, chi phí và công sức của Nhà nước cũng như các bên liên quan Nó góp phần bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các bên, đồng thời giảm bớt các khoản phí chứng minh, thời gian và chi phí cơ hội có thể bị mất nếu phải theo đuổi cả hai vụ án hình sự và dân sự
Thứ hai, việc thiết lập nguyên tắc giải quyết các vấn đề dân sự trong vụ
án hình sự giúp tăng tốc độ và hiệu quả trong việc xử lý vụ án hình sự Những vấn đề cần chứng minh để giải quyết các vấn đề dân sự cũng là những yếu tố quan trọng để làm rõ sự thật của vụ án, xác định tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, đánh giá thiệt hại gây ra, cũng như xác định tội danh và các điều khoản của BLHS cần áp dụng
Thứ ba, việc thực hiện nguyên tắc giải quyết các vấn đề dân sự trong vụ
án hình sự cũng góp phần vào việc giáo dục và cải tạo người phạm tội, đồng thời giảm thiểu nguy cơ tái phạm Điều này được thực hiện bằng cách đảm bảo bồi thường thiệt hại đầy đủ và xử lý trách nhiệm của các bên liên quan một cách công bằng Nó gửi một thông điệp rõ ràng rằng hành vi phạm tội không được chấp nhận và sẽ phải chịu những hậu quả xứng đáng Điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tuân thủ pháp luật và cảnh báo rằng không tuân thủ sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng Giải quyết các tranh chấp dân sự bảo đảm rằng quyền lợi của cá nhân và tổ chức được bảo vệ một cách công bằng và hợp pháp, đồng thời đảm bảo rằng những người bị thiệt hại sẽ nhận được bồi thường hợp lý và tạo ra một môi trường pháp lý an toàn và đáng tin cậy
Thứ tư, việc áp dụng nguyên tắc giải quyết các vấn đề dân sự trong vụ
án hình sự giúp đảm bảo tính minh bạch và công bằng cho hệ thống tư pháp Khi xem xét cả hai khía cạnh, mọi quyết định đều dựa trên bằng chứng và quy định pháp luật công bằng, không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác Điều này tạo ra sự tin cậy và rõ ràng trong quy trình pháp lý, đồng thời nâng cao niềm
Trang 29tin của người dân vào hệ thống tư pháp và nhà nước Bằng đảm bảo giải quyết công bằng và hiệu quả cả các vấn đề dân sự và hình sự, pháp luật tạo ra một môi trường mà tất cả mọi người đều được đối xử công bằng Điều này khuyến khích sự tuân thủ và tôn trọng pháp luật từ cộng đồng, góp phần xây dựng một xã hội văn minh và thịnh vượng
Cuối cùng, nguyên tắc giải quyết các vấn đề dân sự trong vụ án hình sự giúp tiết kiệm ngân sách, thời gian, nhân lực cho các cơ quan tiến hành tố tụng khi vấn đề dân sự được giải quyết đồng thời trong vụ án hình sự và suy cho cùng là tiết kiệm nguồn lực cho xã hội Khi tiết kiệm ngân sách, thời gian, nhân lực cho các cơ quan tiến hành tố tụng khi vấn đề dân sự được giải quyết đồng thời trong vụ án hình sự, các cơ quan tiến hành tố tụng sẽ có điều kiện
để tập trung giải quyết các vụ án khác, vấn đề khác, điều này đặc biệt ý nghĩa trong bối cảnh rất nhiều các cơ quan tiến hành tố tụng rơi vào tình trạng quá tải về khối lượng công việc như hiện nay
1.2 Cơ sở pháp lý cho việc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự
Cơ sở pháp lý để giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự bao gồm
cả quy định của luật hình thức và luật nội dung Trong đó, pháp luật tố tụng hình sự là nguồn chính để giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự, kế đến là pháp luật tố tụng dân sự Về mặt nội dung, pháp luật dân sự là nguồn chính để xử lý các vấn đề dân sự trong vụ án hình sự, sau đó là pháp luật hình
sự Tuy nhiên, cách áp dụng các luật này vẫn còn là vấn đề gây tranh cãi, với nhiều quan điểm chưa đạt được sự đồng thuận Thêm vào đó, vì có sự giao thoa và kết hợp giữa các nội dung điều chỉnh, nên việc xác định nguồn luật như là cơ sở pháp lý cho việc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự cũng chỉ mang tính chất tương đối
Trang 301.2.1 Quy định của pháp luật tố tụng hình sự
Thứ nhất, quy định các nội dung của nguyên tắc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự tại Điều 30 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015
BLTTHS năm 2015 quy định về nguyên tắc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự như sau:
Việc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự được tiến hành cùng với việc giải quyết vụ án hình sự Trường hợp vụ án hình sự phải giải quyết vấn đề bồi thường thiệt hại, bồi hoàn mà chưa có điều kiện chứng minh và không ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ
án hình sự thì vấn đề dân sự có thể tách ra để giải quyết theo thủ tục
tố tụng dân sự [21, Điều 30]
Theo quy định hiện hành, các vấn đề dân sự như bồi thường thiệt hại và bồi hoàn có thể được giải quyết trong khuôn khổ thủ tục tố tụng hình sự Điều này có nghĩa là trách nhiệm hình sự và trách nhiệm dân sự có thể được quyết định đồng thời trong cùng một quy trình và thủ tục Cụ thể, các vấn đề dân sự, vốn phát sinh từ vụ án hình sự, sẽ được giải quyết cùng lúc với vụ án hình sự
đó Tuy nhiên, nếu các vấn đề liên quan đến mức bồi thường hay bồi hoàn chưa đủ điều kiện chứng minh và không ảnh hưởng đến việc xét xử vụ án hình sự, thì các vấn đề dân sự có thể được tách ra và giải quyết thông qua một
vụ án dân sự riêng biệt Quy định này của BLTTHS về việc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự đã tạo ra một cơ sở pháp lý đồng bộ, đảm bảo việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia tố tụng, phù hợp với
xu hướng cải cách tư pháp và thông lệ tố tụng quốc tế
Tuy nhiên, quy định này cũng có một số hạn chế Thủ tục tố tụng hình
sự chủ yếu tập trung vào việc xác định tội phạm và quyết định hình phạt cho người phạm tội, trong khi trong các vụ kiện dân sự, nạn nhân hoặc bị hại là nguyên đơn khởi kiện nhằm yêu cầu bồi thường thiệt hại Do đó, khi kết hợp
Trang 31giải quyết các vấn đề dân sự trong thủ tục tố tụng hình sự, có thể xảy ra tình trạng các thẩm phán hình sự không đảm bảo đầy đủ các nguyên tắc dân sự, như quyền tự quyết của các đương sự và sự bình đẳng trong quyền và nghĩa
vụ, trong việc quyết định bồi thường thiệt hại dân sự
Thứ hai, quy định về căn cứ tách vấn đề dân sự trong vụ án hình sự
và các trường hợp tách trong quá trình giải quyết vụ án hình sự
Căn cứ để thực hiện việc tách phần dân sự trong vụ án hình sự, theo quy định tại Điều 30, là khi chưa có đủ điều kiện chứng minh cho phần bồi thường, bồi hoàn và việc tách này không ảnh hưởng đến quá trình giải quyết
vụ án hình sự Công văn số 121/2003/KHXX ngày 19/9/2003 của Tòa án nhân dân tối cao đã làm rõ rằng phần dân sự trong vụ án hình sự chỉ được tách ra để giải quyết bằng một vụ án dân sự nếu phần dân sự đó không liên quan đến việc xác định tội phạm, không ảnh hưởng đến việc xem xét tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị cáo, và thuộc một trong các trường hợp sau: chưa xác định được bị hại hoặc nguyên đơn dân sự; bị hại và nguyên đơn dân sự chưa có yêu cầu; bị hại hoặc nguyên đơn dân sự có yêu cầu nhưng không cung cấp đủ chứng cứ; hoặc bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự vắng mặt tại phiên tòa, gây cản trở cho việc giải quyết phần dân sự
Tóm lại, căn cứ để tách vấn đề dân sự trong vụ án hình sự theo Điều 28 BLTTHS là phần dân sự được tách không ảnh hưởng đến việc xác định cấu thành tội phạm hay các tình tiết liên quan đến trách nhiệm hình sự Căn cứ
“chưa có điều kiện chứng minh về phần bồi thường” bao gồm các trường hợp như chưa xác định được bị hại hoặc nguyên đơn dân sự, bị hại và nguyên đơn dân sự chưa có yêu cầu, hoặc có yêu cầu nhưng thiếu chứng cứ, hoặc sự vắng mặt của các bên liên quan tại phiên tòa làm cản trở việc giải quyết
Bên cạnh việc quy định tách vấn đề dân sự trong vụ án hình sự tại cấp
Trang 32sơ thẩm, Công văn số 121/2003/KHXX ngày 19/9/2003 của Tòa án nhân dân tối cao về việc giải quyết các vấn đề liên quan đến tài sản, bồi thường thiệt hại trong vụ án hình sự còn nêu rõ việc tách vấn đề dân sự trong vụ án hình sự tại cấp phúc thẩm:
Trong trường hợp Tòa án cấp sơ thẩm đã thực hiện các biện pháp xác minh, thu thập chứng cứ nhưng vẫn không được và thuộc một trong các trường hợp cần tách phần dân sự trong vụ án hình sự để giải quyết bằng một vụ án dân sự theo thủ tục tố tụng dân sự khi có yêu cầu, nhưng Toà án cấp sơ thẩm vẫn tiến hành xét xử, thì Hội đồng xét xử phúc thẩm hủy quyết định của bản án sơ thẩm về phần dân sự trong vụ án hình sự và tách phần dân sự này để giải quyết bằng vụ án dân sự theo thủ tục tố tụng dân sự, khi
có yêu cầu [31]
Công văn 121/2003/KHXX cũng xác định việc tách phần dân sự trong
vụ án hình sự tại phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm như sau:
Nếu xét thấy Tòa án cấp sơ thẩm, Tòa án cấp phúc thẩm đã thực hiện các biện pháp để xác minh, thu thập chứng cứ, bổ sung chúng cứ, song vẫn không được và thuộc một trong các trường hợp cần tách phần dân sự trong vụ
án hình sự để giải quyết bằng vụ án dân sự, khi có yêu cầu, nhưng Tòa án cấp
sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm vẫn tiến hành xét xử, thì Hội đồng xét xử giám đốc thẩm hoặc tái thẩm hủy quyết định của bản án phúc thẩm, quyết định của bản án sơ thẩm về phần dân sự và tách phần dân sự để giải quyết bằng vụ án dân sự theo thủ tục tố tụng dân sự, khi có yêu cầu [31]
Liên quan đến việc tách vấn đề dân sự trong vụ án hình sự, khoản 2 Điều 292 BLTTHS còn quy định trường hợp xét thấy sự vắng mặt của bị hại, đương sự chỉ trở ngại cho việc giải quyết bồi thường thiệt hại thì Hội đồng xét
xử có thể tách việc bồi thường để xét xử sau theo quy định của pháp luật Như vậy, BLTTHS và Công văn số 121/2003/KHXX quy định thẩm quyền tách
Trang 33vấn đề dân sự trong vụ án hình sự thuộc về Hội đồng xét xử cấp sơ thẩm, phúc thẩm và Hội đồng xét xử giám đốc thẩm
Thứ ba, quy định về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tố tụng hình
sự trong việc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự
Việc xác định và phân biệt rõ ràng vai trò của các bên tham gia tố tụng trong việc giải quyết "phần hình sự" và "phần dân sự" của vụ án hình sự là cần thiết để đảm bảo việc giải quyết các vấn đề dân sự chính xác Theo quy định của BLTTHS năm 2015, các vai trò của người tham gia tố tụng được quy định như sau:
- Theo khoản 1 Điều 62 BLTTHS năm 2015, bị hại là cá nhân bị thiệt
hại về thể chất, tinh thần, hoặc tài sản, hoặc cơ quan, tổ chức bị thiệt hại về tài sản hoặc uy tín do tội phạm gây ra hoặc đe dọa gây ra Quy định này mở rộng hơn so với BLTTHS năm 2003, vì theo Điều 62 BLTTHS năm 2015, bị hại có thể là cá nhân hoặc tổ chức bị xâm hại trực tiếp Luật Tố tụng hình sự 2015 đã sửa chữa thiếu sót trước đó bằng cách công nhận tổ chức là bị hại Bị hại trong vụ án hình sự phải là cá nhân hoặc tổ chức bị thiệt hại thực tế về thể chất, tinh thần hoặc tài sản Nếu chưa có thiệt hại thực tế từ hành vi phạm tội, thì không được coi là bị hại
Trong quá trình tố tụng, tư cách bị hại được xác định bởi các cơ quan tiến hành tố tụng Về mặt hình thức, người bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, hoặc tài sản do tội phạm gây ra chỉ được công nhận là bị hại khi cơ quan có thẩm quyền chính thức công nhận họ qua hành vi triệu tập và khai báo với tư cách bị hại Nếu hành vi phạm tội chưa được phát hiện hoặc không xác định được người bị thiệt hại mặc dù thực tế có thiệt hại, thì người đó không được công nhận là bị hại trong vụ án hình sự
Quyền của bị hại được quy định trong BLTTHS năm 2015 bao gồm các quyền sau: quyền cung cấp tài liệu, đồ vật và yêu cầu; quyền nhận thông báo
Trang 34về kết quả điều tra; quyền yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, hoặc người phiên dịch nếu họ không đảm bảo tính khách quan trong quá trình giải quyết vụ án; quyền đề xuất mức bồi thường và các biện pháp bảo đảm bồi thường; quyền tham gia phiên tòa, trình bày ý kiến, và tranh luận để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình; quyền khiếu nại về hành vi tố tụng của cơ quan và người có thẩm quyền; quyền kháng cáo các bản án và quyết định của Tòa án liên quan đến bồi thường và hình phạt đối với bị cáo
Trong trường hợp bị hại qua đời, người đại diện hợp pháp của họ sẽ thực hiện các quyền và nghĩa vụ thay cho bị hại Nếu có nhiều đại diện hợp pháp với quyền lợi khác nhau, Tòa án sẽ triệu tập tất cả các đại diện đó để nghe ý kiến của họ
Nếu bị hại là người chưa thành niên hoặc có khuyết tật về thể chất hoặc tâm thần, đại diện hợp pháp của họ sẽ tham gia tố tụng cùng với họ
Ngoài các quyền, bị hại cũng có nghĩa vụ phải thực hiện, bao gồm: phải
có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, hoặc Tòa án; phải khai báo và cung cấp thông tin cần thiết để làm rõ sự thật của vụ án, và phải khai báo đúng sự thật Việc bị hại từ chối khai báo mà không có lý do chính đáng là không bình thường và có thể gây khó khăn cho việc giải quyết
vụ án Trong trường hợp này, hành vi từ chối khai báo có thể bị coi là tội phạm và phải chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 308 BLHS
- Theo khoản 1 Điều 63 BLTTHS năm 2015, "Nguyên đơn dân sự là cá nhân, cơ quan, hoặc tổ chức bị thiệt hại do tội phạm gây ra và đã gửi đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại."
Nguyên đơn dân sự có thể là cơ quan hoặc tổ chức bị thiệt hại vật chất do hành vi phạm tội, bao gồm các thiệt hại về tài sản hoặc những tổn thất vật chất khác như thiệt hại về danh dự, uy tín Nguyên đơn dân sự cũng