1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bị hại là người dưới 18 tuổi theo luật tố tụng hình sự việt nam cơ sở thực tiễn xét xử tại tòa Án nhân dân hai cấp tỉnh hải dương

90 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bị hại là người dưới 18 tuổi theo luật tố tụng hình sự Việt Nam (Cơ sở thực tiễn xét xử tại Tòa án nhân dân hai cấp tỉnh Hải Dương)
Tác giả Trần Văn Khánh
Người hướng dẫn TS. Trần Thu Hạnh
Trường học Trường Đại học Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Luật
Thể loại Đề án tốt nghiệp Thạc sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 90
Dung lượng 1,46 MB

Nội dung

Từ khái niệm và đặc điểm chung của bị hại đã phân tích ở trên, có thể đưa ra khái niệm bị hại dưới 18 tuổi như sau: “bị hại dưới 18 tuổi là những cá nhân bị thiệt hại về thể chất, tinh

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

TRẦN VĂN KHÁNH

BÞ H¹I Lµ NG¦êI D¦íI 18 TUæI

THEO LUËT Tè TôNG H×NH Sù VIÖT NAM

(C¬ së thùc tiÔn xÐt xö t¹i Tßa ¸n nh©n d©n hai cÊp tØnh H¶i D-¬ng)

ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP THẠC SĨ NGÀNH LUẬT

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

TRẦN VĂN KHÁNH

BÞ H¹I Lµ NG¦êI D¦íI 18 TUæI

THEO LUËT Tè TôNG H×NH Sù VIÖT NAM

(C¬ së thùc tiÔn xÐt xö t¹i Tßa ¸n nh©n d©n hai cÊp tØnh H¶i D-¬ng)

Chuyên ngành: Luật Hình sự và Tố tụng Hình sự (Định hướng ứng dụng)

Mã số: 8380101.03

ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP THẠC SĨ NGÀNH LUẬT

Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS TRẦN THU HẠNH

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Đề án là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các kết quả nêu trong Đề án chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Đề án đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Trường Đại học Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội

Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Trường Đại học Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Đề án

Tôi xin chân thành cảm ơn!

NGƯỜI CAM ĐOAN

Trần Văn Khánh

Trang 4

LÀ NGƯỜI DƯỚI 18 TUỔI TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ 9 1.1 Một số vấn đề lý luận về bị hại là người dưới 18 tuổi trong tố

tụng hình sự 9

1.1.1 Khái niệm, đặc điểm của bị hại là người dưới 18 tuổi 9 1.1.2 Cơ sở quy định địa vị pháp lý của bị hại là người dưới 18 tuổi

trong luật tố tụng hình sự 15 1.1.3 Quyền của bị hại (nạn nhân) dưới 18 tuổi trong pháp luật quốc tế 18

1.2 Các quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về bị

hại là người dưới 18 tuổi 25

1.2.1 Các quy định của pháp luật tố tụng hình sự đối với mọi người

tham gia tố tụng dưới 18 tuổi 25 1.2.2 Các quy định của pháp luật tố tụng hình sự đối với mọi bị hại 28 1.2.3 Các quy định của pháp luật tố tụng hình sự riêng đối với bị hại là

người dưới 18 tuổi 30 1.2.4 Nhận xét, đánh giá 38

Tiểu kết Chương 1 40 CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ BỊ HẠI LÀ

NGƯỜI DƯỚI 18 TUỔI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG

VÀ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN 41 2.1 Tình hình các vụ án hình sự và thực tiễn thực pháp luật về bị

hại là người dưới 18 tuổi trên địa bàn tỉnh Hải Dương 41

Trang 5

2.1.1 Tình hình các vụ án hình sự có bị hại là người dưới 18 tuổi trên

địa bàn tỉnh Hải Dương giai đoạn 2019- 2023 41

2.1.2 Thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật về bị hại là người dưới 18 tuổi trên địa bàn tỉnh Hải Dương 45

2.1.3 Nhận xét, đánh giá 53

2.2 Các giải pháp hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự, nâng cao hiệu quả bảo đảm quyền của bị hại là người dưới 18 tuổi 55

2.2.1 Các giải pháp hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự về bị hại là người dưới 18 tuổi 55

2.2.2 Các giải pháp khác nâng cao hiệu quả bảo đảm quyền của bị hại là người dưới 18 tuổi 65

Tiểu kết Chương 2 71

KẾT LUẬN 72

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 73

PHỤ LỤC 80

Trang 6

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ

Bảng 2.1 Bảng tổng hợp số vụ án hình sự được Tòa án hai cấp

tỉnh Hải Dương đưa ra xét xử (năm 2019 – năm 2023) 41

Biểu đồ 2.1 Số lượng bị hại là người dưới 18 tuổi được Tòa án hai cấp

tỉnh Hải Dương xét xử giai đoạn 2019-2023 42 Biểu đồ 2.2 Giới tính của bị là người hại dưới 18 tuổi trong năm 2023 43

Biểu đồ 2.3 Số lượng bị hại là người dưới 18 tuổi theo nhóm tuổi

trong các vụ án hình sự năm 2022 và 2023 44

Biểu đồ 2.4 Mối quan hệ giữa bị cáo với bị hại là người dưới 18

Trang 7

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1 Phòng xử án tại Tòa án nhân dân tỉnh Hải Dương theo

Hình 2.2 Phòng xử án thân thiện theo thủ tục tố tụng đặc biệt 49

Hình 2.3 Hội đồng xét xử TAND tỉnh Hải Dương thực hiện quy

định về trang phục trong vụ án có người tham gia tố

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề án

Trong tố tụng hình sự Việt Nam, bị hại là cá nhân trực tiếp bị thiệt hại

về thể chất, tinh thần, tài sản hoặc là cơ quan, tổ chức bị thiệt hại về tài sản,

uy tín do tội phạm gây ra hoặc đe dọa gây ra Trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, bị hại là đối tượng cần được quan tâm đặc biệt bởi họ không chỉ có vai trò quan trọng trong việc làm sáng tỏ sự thật của vụ án, quan trọng hơn, họ

là những người bị tổn thương bởi tội phạm, thậm chí có nguy cơ bị tổn thương “kép” Trong nhiều trường hợp họ còn phải chịu tổn thương từ áp lực

và định kiến do chính các cơ quan tiến hành tố tụng, báo chí hoặc dư luận xã hội gây ra Đặc biệt đối với bị hại là người dưới 18 tuổi - độ tuổi chưa phát triển đầy đủ về thể chất và tinh thần, những tổn thương mà tội phạm gây ra có thể nặng nề hơn, lâu dài hơn, quá trình tham gia tố tụng của bị hại dưới 18 tuổi cũng hạn chế hơn, khả năng tự bảo vệ các quyền và lợi ích của bản thân thấp hơn, bị động hơn

Trong quá trình hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự và cải cách tư pháp ở nước ta, quyền con người nói chung và quyền của bị hại dưới 18 tuổi nói riêng ngày càng được ghi nhận đầy đủ hơn, thể hiện qua các bước tiến của pháp luật hình sự với Bộ luật Tố tụng hình sự và nhiều văn bản dưới luật Tuy nhiên, Bộ luật Tố tụng hình sự vẫn còn nhiều bất cập, trong đó có các bất cập khi quy định về bị hại dưới 18 tuổi Dự án Luật Tư pháp người chưa thành niên đang được thảo luận, lấy ý kiến rộng rãi của các nhà khoa học, các

cơ quan tư pháp và nhân dân, tuy nhiên, vẫn còn nhiều quan điểm trái chiều nhau, thậm chí là có quan điểm cho rằng chỉ cần hoàn thiện các luật hiện hành

mà không cần có Luật Tư pháp người chưa thành niên gây ra những xáo trộn không cần thiết

Thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự và tố tụng hình sự cho thấy, bị hại

Trang 9

dưới 18 tuổi là người chịu nhiều “thiệt thòi” trong số những người tham gia tố tụng như vị trí, vai trò của họ chưa được đặc biệt quan tâm; sự tham gia vào việc giải quyết vụ án chủ yếu là bị động Ngay chính bị hại cũng không thể hoặc chưa thể ý thức được đầy đủ vị trí, vai trò và quyền năng tố tụng của mình trong các giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình

sự Đồng thời, cơ quan tiến hành tố tụng chưa có nhận thức đúng, đầy đủ, chưa có cơ chế hiệu quả bảo đảm thực hiện quyền của bị hại dưới 18 tuổi do những bất cập của pháp luật tố tụng hình sự có liên quan

Do vậy, học viên triển khai đề án tốt nghiệp với đề tài“Bị hại là người

dưới 18 tuổi theo Luật tố tụng hình sự Việt Nam (Cơ sở thực tiễn xét xử tại Tòa án nhân dân hai cấp tỉnh Hải Dương)” với mong muốn đưa ra một số

giải pháp hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả bảo đảm quyền của bị hại là người dưới 18 tuổi trong tố tụng hình sự

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề án

Các loại tội phạm xâm hại người dưới 18 tuổi ngày càng diễn ra nhiều hơn và phức tạp hơn trên thực tế Phương thức xử lý tội phạm và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tội phạm xâm phạm đã được Nhà nước, xã hội, cũng như các nhà nghiên cứu ngày càng quan tâm Chủ đề bị hại dưới 18 tuổi đã được nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau: tội phạm học, nạn nhân học, tâm lý học tư pháp, khoa học Luật hình sự, khoa học Luật tố tụng hình sự Từ đó đã có nhiều sản phẩm nghiên cứu được công bố trong các đề tài, các sách chuyên khảo, tham khảo, các giáo trình, các bài báo khoa học, các luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ Cụ thể, tình hình nghiên cứu liên quan đến bị hại dưới 18 tuổi được khái quát và phân loại như sau:

Thứ nhất, các công trình nghiên cứu chung về nạn nhân của tội phạm, bị hại trong tố tụng hình sự, tiêu biểu là các sách chuyên khảo

Công trình nghiên cứu “Nạn nhân của tội phạm” [40] của tác giả Trần

Trang 10

Hữu Tráng, nghiên cứu một cách trực tiếp về nạn nhân của tội phạm, nghiên cứu các dấu hiệu của nạn nhân trong tội phạm học: như thế nào được coi là nạn nhân, những yếu tố tình huống nào thúc đẩy một cá nhân trở thành nạn nhân của tội phạm Tuy nhiên, những nghiên cứu này tập trung chủ yếu vào các vấn đề lý luận của tội phạm học, nạn nhân học

Công trình nghiên cứu: “Quyền của người bị hại trong tố tụng hình sự

Việt Nam” [26] của tác giả Đinh Thị Mai đưa ra khái niệm người bị hại, phân

loại người bị hại, phân biệt người bị hại với một số khái niệm liên quan; khái niệm quyền của người bị hại trong tố tụng hình sự; thực trạng thực hiện quyền; nguyên nhân và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả bảo đảm quyền

của người bị hại trong tố tụng hình sự Công trình nghiên cứu này tập trung vào người bị hại và quyền của người bị hại nói chung, không chỉ riêng người

bị hại là người dưới 18 tuổi

Công trình nghiên cứu“Bảo đảm quyền của nạn nhân tội phạm và một

số nhóm yếu thế trong tư pháp hình sự: từ quy định của pháp luật đến hoạt động của người hành nghề luật” [14] của tác giả Lê Lan Chi tập trung phân

tích những vấn đề liên quan đến bảo đảm quyền của nạn nhân tội phạm và một số nhóm yếu thế khác trong đó có lồng ghép nhiều kỹ năng trong hoạt động của những người hành nghề luật (luật sư, kiểm sát viên, điều tra viên…) nhằm bảo đảm, nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về bảo vệ quyền của nạn nhân tội phạm và nhóm yếu thế khác

Thứ hai, các công trình nghiên cứu chung về người tham gia tố tụng dưới 18 tuổi nói chung và bị hại là người dưới 18 tuổi nói riêng trong tố tụng hình sự

Công trình nghiên cứu “Nguyên tắc bảo đảm giữ bí mật cá nhân của

người dưới 18 tuổi theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam” [1] của tập thể

tác giả Hà Ngọc Quỳnh Anh, Đinh Văn Toàn, Trần Quốc Minh tập trung

Trang 11

nghiên cứu, phân tích quy định của pháp luật tố tụng hình sự về nguyên tắc bảo đảm giữ bí mật cá nhân của người dưới 18 tuổi, đánh giá thực tiễn thực hiện nguyên tắc này Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra một số đề xuất nhằm tăng cường hiệu quả của việc bảo đảm thực hiện nguyên tắc này tại Việt Nam

Công trình nghiên cứu “Giữ bí mật cá nhân của người dưới 18 tuổi

theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam” của tác giả Đinh Văn Đoàn làm

sáng tỏ một số vấn đề lý luận về giữ bí mật cá nhân của người dưới 18 tuổi Trong đó, làm sáng tỏ khái niệm đặc điểm, ý nghĩa của việc quy định về bí mật cá nhân của người dưới 18 tuổi; đồng thời làm sáng tỏ cơ sở của việc quy định về giữ bí mật cá nhân của người dưới 18 tuổi trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam Bên cạnh đó, đề tài cũng tham khảo kinh nghiệm lập pháp của một số quốc gia trên thế giới về chế định này Đồng thời đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật

Công trình nghiên cứu “Thực trạng và giải pháp công tác xác định tuổi

người tham gia tố tụng là người dưới 18 tuổi trong các vụ án hình sự” [19]

của tập thể tác giả Lê Thanh Hòa, Trịnh Vũ Thúy nêu và phân tích, bình luận quy định của pháp luật về tố tụng hình sự trong việc xác định độ tuổi của người chưa thành niên phạm tội, bị hại là người dưới 18 tuổi Đồng thời liên

hệ với thực tiễn giải quyết các vụ án và đưa ra quan điểm hoàn thiện đối với quy định này

Công trình nghiên cứu “Chính sách pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam

đối với người dưới 18 tuổi phạm tội” [3] của tác giả Huỳnh Thị Kim Ánh làm

rõ nội hàm khái niệm, đặc điểm, mục tiêu, nội dung, hình thức, phương tiện chính sách pháp luật tố tụng hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội; phân tích làm rõ các yếu tố đảm bảo xây dựng và thực hiện chính sách pháp luật tố tụng hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội tại Việt Nam; phân tích chính sách pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam hiện hành đối với người

Trang 12

dưới 18 tuổi phạm tội và thực trạng thực hiện trong thời gian qua đối với người dưới 18 tuổi phạm tội; xác định yêu cầu và đưa ra những giải pháp hoàn thiện chính sách pháp luật tố tụng hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội trong thời gian tới

Công trình nghiên cứu “Thủ tục xét xử sơ thẩm đối với bị cáo là người

dưới 18 tuổi”[16] của tác giả Nguyễn Thị Bích Đào sáng tỏ những vấn đề lý

luận về thủ tục xét xử sơ thẩm đối với bị cáo dưới 18 tuổi, rút ra những giá trị hợp lý về hoạt động lập pháp tố tụng hình sự Đồng thời phân tích làm rõ thực trạng các quy định của pháp luật tố tụng hình sự hiện hành về thủ tục xét xử

sơ thẩm bị cáo dưới 18 tuổi và thực tiễn áp dụng ở tỉnh Hà Tĩnh

Thứ ba, các công trình nghiên cứu chuyên sâu trực tiếp đến đề tài của đề án tốt nghiệp

Công trình nghiên cứu “Bình luận các tội phạm có bị hại là người dưới 18

tuổi trong Bộ luật hình sự 2015 và sự tham gia tố tụng hình sự của họ” [17] của

tác giả Nguyễn Ngọc Điệp đã bình luận một số tội phạm có bị hại là người dưới

18 tuối theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự Đồng thời phân tích, bình luận đối với việc tham gia tố tụng của của họ cũng như người đại diện hợp pháp của họ theo quy định của pháp luật về thủ tục tố tụng hình sự hiện hành

Công trình nghiên cứu “Hoàn thiện các quy định về bảo vệ người bị

hại, người làm chứng là người chưa thành niên trong pháp luật tố tụng hình sự” của tập thể tác giả Nguyễn Minh Đức, Nguyễn Ngọc Minh đánh giá tổng

quát các quy định của pháp luật hiện hành liên quan đến người bị hại và người làm chứng là người chưa thành niên; phân tích, so sánh làm rõ những điểm bất cập, hạn chế; từ đó gợi ý một số định hướng sửa đổi và hoàn thiện

Công trình nghiên cứu “Bảo đảm quyền của bị hại là người dưới 18

tuổi trong các vụ án xâm phạm về tình dục từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh” [41] của tác giả Võ Thị Bảo Trân (2020) đã nghiên cứu chuyên sâu về

Trang 13

lý luận đối với bị hại dưới 18 tuổi, phạm vi địa bàn bị giới hạn trên địa bàn

thành phố Hồ Chí Minh nên kết quả nghiên cứu chưa mang tính phổ biến

Như vậy, đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến bị hại dưới 18 tuổi Tuy nhiên, nghiên cứu bị hại dưới 18 tuổi tuổi một cách trực diện, gắn với thực tiễn giải quyết vụ án hình sự (xét xử sơ thẩm, phúc thẩm) tại Tòa án nhân dân hai cấp tỉnh Hải Dương lại chưa được thực hiện một cách chuyên sâu

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề án

Mục đích nghiên cứu của đề án là góp phần đưa ra các giải pháp bảo

đảm quyền của bị hại là người dưới 18 tuổi (bị hại dưới 18 tuổi) trong quá

trình giải quyết vụ án hình sự

Để đạt được mục đích đó, nhiệm vụ nghiên cứu của đề án là tiếp tục làm rõ một số vấn đề lý luận và pháp luật về bị hại dưới 18 tuổi trong tố tụng hình sự, đặc biệt là xác định các tồn tại, hạn chế trong thực tiễn thực hiện các quy định về quyền, nghĩa vụ của bị hại dưới 18 tuổi trong quá trình giải quyết

vụ án hình sự trên địa bàn tỉnh Hải Dương, chỉ ra nguyên nhân dẫn tới các tồn tại, hạn chế trong thực tiễn thực hiện để từ đó có thể đưa ra các giải pháp bảo đảm quyền của bị hại dưới 18 tuổi

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề án

Đối tượng nghiên cứu của đề án:

Đề án nghiên cứu một số vấn đề lý luận, pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật về bị hại dưới 18 tuổi theo luật tố tụng hình sự Việt Nam

Phạm vi nghiên cứu của đề án:

Về mặt không gian, để thực hiện đề án này, việc khảo sát được tiến hành trên cơ sở thực tiễn xét xử tại Tòa án nhân dân hai cấp tỉnh Hải Dương – nơi học viên đang công tác

Về mặt thời gian, đề án tập trung nghiên cứu từ năm 2019 cho đến năm 2023

Trang 14

5 Phương pháp nghiên cứu của đề án

Phương pháp luận: việc nghiên cứu đề án được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của phép duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, các quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về Nhà nước và pháp luật, bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa cũng như các quan điểm về chăm sóc, giáo dục và bảo

vệ thanh, thiếu niên và nhi đồng

Phương pháp nghiên cứu chủ yếu của đề án:

- Phương pháp khảo cứu tài liệu: Một khối lượng các tài liệu, kết quả nghiên cứu cả trong và trong nước đã được tham khảo, làm cơ sở cho việc hệ

thống hóa các vấn đề lý luận, pháp lý thuộc phạm vi nghiên cứu của đề án; đồng thời cung cấp cách nhìn khách quan, toàn diện hơn trong việc phân tích, đánh giá cũng như đưa ra các đề xuất đối với từng nội dung cụ thể của đề án

- Các phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, suy luận logic được sử dụng xuyên suốt đề án, đặc biệt là trong việc xây dựng các khái niệm, phân loại, cơ sở của việc quy định bị hại dưới 18 tuổi trong luật tố tụng hình sự

- Phương pháp mô tả và phân tích quy phạm chủ yếu được sử dụng trong quá trình phân tích các quy phạm pháp luật hiện hành về bị hại dưới 18 tuổi trong luật tố tụng hình sự, thông qua đó, chỉ rõ những ưu, khuyết điểm của biện pháp này

- Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp được đề án sử dụng thông qua việc xử lý số liệu thống kê của Tòa án nhân dân hai cấp tỉnh Hải Dương

để đánh giá việc áp dụng pháp luật tố tụng hình sự về bị hại dưới 18 tuổi Các

số liệu tổng kết cho thấy được bức tranh toàn diện về thực trạng áp dụng pháp luật tố tụng hình sự về bị hại dưới 18 tuổi, là cơ sở cho việc đưa ra đánh giá những thành tựu và khó khăn trong quá trình áp dụng

- Phương pháp phân tích, dự báo, tổng hợp được đề án sử dụng để đưa

Trang 15

ra hệ thống các giải pháp hoàn thiện pháp luật về bị hại dưới 18 tuổi trong luật

tố tụng hình sự

6 Những đóng góp mới của đề án

Đề án là công trình nghiên cứu trực tiếp và tổng thể về bị hại dưới 18 tuổi trong luật tố tụng hình sự ở Việt Nam với mục đích đưa ra các luận cứ khoa học

và những giải pháp về mặt pháp luật nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật

về bị hại dưới 18 tuổi trong luật tố tụng hình sự cũng như tổ chức thực hiện trong thực tiễn Đề án có một số đóng góp mới về khoa học sau:

- Đề án làm rõ khái niệm, phân loại bị hại dưới 18 tuổi trong luật tố tụng hình sự; phân tích, luận giải cơ sở quy định về địa vị pháp lý của bị hại dưới 18 tuổi trong luật tố tụng hình sự

- Từ việc nghiên cứu thực trạng hệ thống pháp luật và khảo sát thực tiễn áp dụng pháp luật tố tụng hình sự về bị hại dưới 18 tuổi qua hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân hai cấp tỉnh Hải Dương, đề án đã phần nào phác thảo bức tranh toàn cảnh về vấn đề này trong thực tiễn pháp luật với những nhận xét, đánh giá có cơ sở khoa học và thực tiễn

- Đề án đã đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả bảo đảm quyền của bị hại dưới 18 tuổi

7 Bố cục của đề án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, đề

án gồm hai chương sau:

Chương 1: Một số vấn đề lý luận và pháp luật về bị hại là người dưới

18 tuổi trong tố tụng hình sự

Chương 2: Thực tiễn thực hiện pháp luật về bị hại là người dưới 18 tuổi

trên địa bàn tỉnh Hải Dương và các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện

Trang 16

Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ BỊ HẠI

LÀ NGƯỜI DƯỚI 18 TUỔI TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ

1.1 Một số vấn đề lý luận về bị hại là người dưới 18 tuổi trong tố tụng hình sự

1.1.1 Khái niệm, đặc điểm của bị hại là người dưới 18 tuổi

Theo Từ điển tiếng Việt, “người bị hại là người chịu sự tác động tiêu

cực của việc, hành vi hoặc bất kỳ sự tác động nào khác dẫn đến những thiệt thòi, mất mát hay tổn thương của chính họ” Thiệt hại gây ra cho người bị hại

có thể là thiệt hại về vật chất hoặc phi vật chất và không giới hạn mức độ thiệt hại Các quan điểm về bị hại – nạn nhân của tội phạm được các nhà nghiên cứu tội phạm học tranh luận sôi nổi từ giữa thế kỷ XX Các định nghĩa về nạn nhân của tội phạm tuy còn nhiều điểm chưa thống nhất nhưng nhìn chung có

2 luồng quan điểm xác định nạn nhân của tội phạm theo nghĩa hẹp và theo nghĩa rộng Theo nghĩa hẹp, nạn nhân của tội phạm được xác định là những

cá nhân bị hành vi phạm tội xâm phạm gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tinh thần hay thiệt hại về kinh tế Theo nghĩa rộng, nhiều nhà nghiên cứu về nạn nhân học cho rằng: nạn nhân của tội phạm bao gồm cả cá nhân và tổ chức

bị hành vi phạm tội xâm hại; bị hại hiểu theo nghĩa rộng có những đặc điểm sau: thứ nhất, về chủ thể, bị hại là cá nhân, cơ quan, tổ chức; thứ hai, bị hại là

cá nhân, cơ quan, tổ chức bị thiệt hại mà tội phạm gây ra - những thiệt hại này phải là thiệt hại trực tiếp (điều đó thể hiện ở dạng thể chất, tinh thần hoặc tài sản phải là đối tượng của sự xâm hại và thiệt hại xảy ra phải là hậu quả của hành vi phạm tội mới được coi là thiệt hại trực tiếp, tức là phải cụ thể, có tính hiện tại, xác định và có mối quan hệ nhân quả với hành vi phạm tội); thứ ba,

bị hại chỉ được tham gia tố tụng với tư cách bị hại khi được cơ quan tiến hành

tố tụng xác định

Trang 17

Người bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản do tội phạm gây ra và là một trong những người tham gia tố tụng khi vụ án hình sự được giải quyết

Như vậy, bị hại được hiểu là một trong số những người tham gia tố tụng theo

luật tố tụng hình sự, là cá nhân hoặc cơ quan, tổ chức bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản, hoặc uy tín do tội phạm gây ra

Theo pháp luật Việt Nam hiện hành, bị hại gồm hai nhóm cá nhân và

cơ quan, tổ chức Nói tới bị hại dưới 18 tuổi là nói tới nhóm bị hại là cá nhân

Từ khái niệm và đặc điểm chung của bị hại đã phân tích ở trên, có thể đưa ra

khái niệm bị hại dưới 18 tuổi như sau: “bị hại dưới 18 tuổi là những cá nhân

bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản do tội phạm gây ra tại thời điểm họ chưa đủ 18 tuổi và được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng xác định tư

cách bị hại để họ được tham gia tố tụng theo luật tố tụng hình sự”

Đối với nhóm bị hại là cá nhân, thì những thiệt hại mà tội phạm gây ra

có thể gây ra cho cá nhân ở bất kỳ độ tuổi nào Hơn nữa, trong nhóm bị hại là

cá nhân, người dưới 18 tuổi được xác định là người yếu thế hay người dễ bị tổn thương do ở độ tuổi trẻ em và chưa thành niên Vì vậy, theo pháp luật quốc tế, pháp luật của các quốc gia trên thế giới cũng như theo pháp luật Việt Nam, nhóm bị hại này có những quy định riêng, phù hợp với độ tuổi Theo

đó, bị hại dưới 18 tuổi có những quyền và nghĩa vụ giống (chung) và khác (riêng) với những người tham gia tố tụng dưới 18 tuổi khác, các bị hại cá nhân khác trong tố tụng hình sự, cụ thể:

Thứ nhất, họ có những quyền chung như đối với tất cả những người tham gia tố tụng dưới 18 tuổi với tư cách là thành viên của nhóm dễ bị tổn thương trong tố tụng hình sự – người dưới 18 tuổi;

Thứ hai, họ có những quyền chung như đối với các bị hại cá nhân khác trong tố tụng hình sự

Thứ ba, với tư cách là sự kết hợp của hai yếu tố pháp lý: “bị hại”+

“người dưới 18 tuổi”: họ có những quyền riêng khác với những người tham

Trang 18

gia tố tụng dưới 18 tuổi khác; đồng thời về nghĩa vụ, họ cũng có những“giảm

trừ” riêng, khác với những bị hại là cá nhân khác

Các đặc điểm của bị hại dưới 18 tuổi bao gồm:

Thứ nhất, đặc điểm về độ tuổi

Bị hại dưới 18 tuổi có nghĩa là tại thời điểm tiến hành tố tụng, họ vẫn chưa đủ 18 tuổi Người dưới 18 tuổi - người chưa thành niên có thể hiểu là người đang trong giai đoạn phát triển chưa đầy đủ trên các phương diện thể chất, tâm lý và tinh thần, chưa đạt độ tuổi để có thể hoàn thiện được tất cả các năng lực hành vi và năng lực pháp luật được pháp luật ghi nhận

Căn cứ vào độ tuổi, theo pháp luật dân sự, bị hại có thể chia thành những người ở các nhóm tuổi cụ thể theo năng lực hành vi dân sự:

- Bị hại dưới 6 tuổi, đây là nhóm người không có năng lực hành vi dân

sự Nếu trẻ bị xâm hại trong giai đoạn này thì hậu quả để lại rất nặng nề vì trẻ còn ở giai đoạn quá non nớt

- Bị hại từ đủ 6 tuổi đến dưới 15 tuổi, đây là nhóm người khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi Lứa tuổi này trẻ đã bắt đầu có nhận thức về các mối quan hệ trong xã hội, nhận thức được mối quan hệ nguyên nhân – kết quả

- Bị hại từ đủ 15 đến dưới 18 tuổi Ở độ tuổi này, trẻ có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ các giao dịch liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý

Theo pháp luật hình sự, bị hại có thể chia thành các nhóm tuổi tương ứng với các nhóm tuổi của nạn nhân được bảo vệ trong luật hình sự: nạn nhân chưa đủ 13 tuổi; nạn nhân từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi; nạn nhân dưới 16 tuổi; nạn nhân từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi

Trang 19

Với mỗi nhóm tuổi khác nhau, bị hại dưới 18 tuổi có thể bị xâm hại

trên một hoặc các phương diện khác nhau, mức độ khác nhau (mang tính tương đối): xâm hại thể chất; xâm hại tinh thần; xâm hại tài sản (vật chất) với trường hợp bị xâm hại theo một phương diện hoặc nhiều phương diện trên

Thứ hai, bị hại là người dưới 18 tuổi có những quyền chung như đối với những người tham gia tố tụng dưới 18 tuổi khác

Họ có những quyền chung, giống như những người tham gia tố tụng dưới 18 tuổi khác:

Theo các tiêu chuẩn quốc tế về quyền trẻ em và tư pháp người chưa thành niên, những người tham gia tố tụng dưới 18 tuổi đều được có chính sách riêng, được thiết kế những quyền phù hợp, trong đó nhấn mạnh nguyên tắc vì

lợi ích tốt nhất cho người dưới 18 tuổi, “nguyên tắc này có vai trò định hướng

trong việc áp dụng đối với tất cả các quyền của trẻ em, kể cả các quyền liên quan đến tư pháp người chưa thành niên” [43, tr.35] Nguyên tắc vì lợi ích tốt

nhất cho người dưới 18 tuổi đòi hỏi mọi hoạt động và quyết định tố tụng đối với dưới 18 tuổi đều phải cân nhắc nhu cầu và hoàn cảnh của người dưới 18 tuổi theo hướng vì lợi ích tốt nhất cho người dưới 18 tuổi, bảo đảm quyền được tham gia, trình bày ý kiến, bảo đảm quyền được hưởng thủ tục tố tụng thân thiện phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý, bảo đảm quyền được trợ giúp pháp lý

và các hỗ trợ khác cho người dưới 18 tuổi trong tố tụng hình sự

Thứ ba, bị hại dưới 18 tuổi có những quyền chung như đối với những

bị hại khác trong tố tụng hình sự

Về nguyên tắc, bị hại dưới 18 tuổi có những quyền chung như đối với những bị hại khác trong tố tụng hình sự (sự khác nhau về phương thức thực hiện, chủ thể đại diện cho họ sẽ được tôi phân tích ở đặc điểm thứ tư), như: được thông báo, giải thích quyền và nghĩa vụ quy định; đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu; trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan

Trang 20

và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá; được đề nghị giám định, định giá tài sản theo quy định của pháp luật; được thông báo kết quả điều tra, giải quyết vụ án; được đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người định giá tài sản, người giám định, người phiên dịch, người dịch thuật; được đề nghị hình phạt, mức bồi thường thiệt hại, biện pháp bảo đảm bồi thường; được tham gia phiên tòa; trình bày ý kiến, đề nghị chủ

tọa phiên tòa hỏi bị cáo và người khác tham gia phiên tòa; tranh luận tại phiên tòa để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình; xem biên bản phiên tòa; được tự bảo vệ hoặc nhờ người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình ; được kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án; và quyền được yêu cầu cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình, người thân thích của mình khi bị đe dọa

Thứ tư, bị hại là người dưới 18 tuổi có những đặc điểm riêng khác với người tham gia tố tụng dưới 18 tuổi khác và bị hại cá nhân khác

Khác với người bị buộc tội dưới 18 tuổi (từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi), bị hại dưới 18 tuổi còn có thể là người vừa mới sinh ra cho tới trước khi

đủ 18 tuổi, (cùng là người dưới 18 tuổi nhưng người bị buộc tội và bị hại sẽ chỉ có cùng nhóm tuổi từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi, ngoài ra bị hại còn có nhóm tuổi từ 0 đến 14 tuổi - ở nhóm tuổi từ 0 đến 14 tuổi, bị hại có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi hoàn toàn khác, hạn chế hơn rất nhiều so với nhóm tuổi từ đủ 14 đến dưới 18 tuổi) Vì vậy, họ có những đặc điểm riêng khác với người dưới 18 tuổi khác và bị hại cá nhân khác trên cả phương diện quyền và nghĩa vụ tố tụng

Về quyền, họ có những quyền rất quan trọng cần được bảo đảm, đặc biệt là ở nhóm tuổi từ 0 đến 14 tuổi: quyền được có người đại diện hợp pháp, quyền được người khác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, quyền được hỗ trợ

Trang 21

tâm lý, y tế, chỗ ở và nhu yếu phẩm, quyền được thụ hưởng thủ tục tố tụng và môi trường tố tụng thân thiện, phù hợp với lứa tuổi

(i) Quyền được có người đại diện hợp pháp: bị hại dưới 18 tuổi có thể không phải trực tiếp tham gia tố tụng hình sự hoặc được hạn chế tham gia tố tụng hình sự Việc thực hiện các quyền của họ được tiến hành qua người đại diện hợp pháp theo quy định của pháp luật

(ii) Quyền được người khác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp: cũng do đặc điểm tâm lý của người dưới 18 tuổi, đặc biệt là ở độ tuổi từ khi sinh ra cho đến khi dưới 15, 16 tuổi, bị hại có quyền được người khác bảo vệ quyền

và lợi ích hợp pháp Người khác có thể là đại diện hợp pháp, trợ giúp viên pháp lý, luật sư để giúp họ thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình

(iii) Quyền được hỗ trợ tâm lý, y tế, chỗ ở và nhu yếu phẩm: hỗ trợ từ nhà nước và xã hội: người làm công tác xã hội, bảo trợ xã hội trong các cơ quan về trẻ

em, về y tế, về giáo dục ở các giai đoạn tố tụng của quá trình giải quyết vụ án

(iv) Quyền được thụ hưởng thủ tục tố tụng và môi trường tố tụng thân thiện, phù hợp với lứa tuổi: đây là quyền rất quan trọng, nhất là với nhóm bị hại từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi

Về nghĩa vụ: Bị hại nói chung có các nghĩa vụ có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; trường hợp cố ý vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì có thể bị dẫn giải; chấp hành quyết định, yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng Tuy nhiên, các nghĩa vụ này có thể được giảm thiểu hoặc được thực hiện thông qua người đại diện cho họ

Theo đó, thủ tục tố tụng áp dụng đối với bị hại dưới 18 tuổi khác với bị hại từ đủ 18 tuổi trở lên Nội dung này sẽ được phân tích cụ thể hơn tại mục 1.2 của đề án

Trang 22

1.1.2 Cơ sở quy định địa vị pháp lý của bị hại là người dưới 18 tuổi trong luật tố tụng hình sự

1.1.2.1 Cơ sở lý luận

Thứ nhất, xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lý của người dưới 18 tuổi

Người dưới 18 tuổi, do đặc trưng lứa tuổi dẫn tới sự phát triển chưa đầy

đủ về thể chất và tinh thần, kinh nghiệm sống ít ỏi, trình độ nhận thức hạn chế

mà ở họ tồn tại những đặc điểm tâm sinh lý riêng biệt, ở độ tuổi càng nhỏ thì càng hạn chế về năng lực, về nhận thức và bị ảnh hưởng mạnh bởi môi trường xung quanh Đặc biệt, khi biết mình là bị hại, các em hoang mang, không dám khai báo, điều này dẫn tới việc các em không dám tố giác tội phạm, bị người phạm tội hoặc thậm chí người đại diện hợp pháp của mình thao túng Đối với người dưới 18 tuổi là bị hại, họ thường phải chịu tổn hại kép: tổn hại trực tiếp

do hậu quả của tội phạm khi hành vi phạm tội xảy ra và tổn hại do sự lặp đi lặp lại của các hoạt động làm rõ sự thật khách quan của vụ án (các hoạt động yêu cầu quá trình hồi tưởng, tái hiện sự việc phạm tội và miêu tả chi tiết các tổn thương, thiệt hại về sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và tài sản là hậu quả của tội phạm) Họ chưa hội đủ sự trưởng thành về tâm lý, sự ổn định về cảm xúc để tạo nên trạng thái cân bằng cho bản thân trong quá trình tố tụng Những người này nằm trong nhóm người dễ bị tổn thương bởi họ chưa có nhận thức đầy đủ về các quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân, do trình độ pháp luật hạn chế hơn so với người thành niên Đó là cơ sở để pháp luật cũng như các chủ thể tham gia quá trình thực hiện pháp luật tố tụng hình sự dành cho bị hại dưới 18 tuổi những quan tâm đặc biệt, những ưu tiên đặc biệt trong việc quy định quyền và bảo đảm quyền của đối tượng này

Thứ hai, xuất phát từ quan điểm, chính sách về quyền con người, quyền trẻ em

Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn coi việc bảo vệ quyền con người, trong

đó có quyền trẻ em, người chưa thành niên, việc bảo vệ, chăm lo, giáo dục thế hệ

Trang 23

trẻ là trách nhiệm của toàn hệ thống chính trị và của toàn xã hội, luôn coi trọng

công tác giáo dục thế hệ trẻ với nhận thức các em là chủ nhân tương lai của đất nước Mọi trẻ em đều có quyền được sống, phát triển, tham gia và được bảo vệ không bị xâm hại trong môi trường an toàn, lành mạnh và thân thiện, không bị phân biệt đối xử Các chủ trương, chính sách của Đảng về bảo vệ, chăm sóc,

giáo dục trẻ em [9]; [10]; [11] nêu rõ “ Chủ động ngăn chặn, phòng ngừa, xử lý

nghiêm khắc, kịp thời các hành vi xâm hại, bạo lực, bỏ rơi, mua bán, lạm dụng, xúi giục, kích động trẻ em và các hành vi bị nghiêm cấm khác ” [11] Chính

sách hình sự của Việt Nam luôn nhất quán khẳng định nguyên tắc bảo đảm lợi ích tốt nhất của người chưa thành niên trong các quyết định liên quan đến đối tượng này; tôn trọng, lắng nghe, xem xét, phản hồi ý kiến, nguyện vọng của trẻ

em [34, Điều 5] Việc giải quyết vụ án hình sự đối với người dưới 18 tuổi nói chung và bị hại dưới 18 tuổi nói riêng phải được tiến hành theo cách thức đặc biệt, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của người dưới 18 tuổi

Thứ ba, xuất phát từ trách nhiệm của Việt Nam trong việc nội luật hóa

nội dung các công ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia và bảo đảm sự tương đồng của pháp luật của các nước trong khu vực và thế giới

Việt Nam đã tham gia Công ước của Liên hợp quốc về các quyền dân sự

và chính trị năm 1966, Công ước của Liên hợp quốc về Quyền trẻ em năm 1989

Để thực hiện các Công ước trên, Việt Nam đã ban hành và pháp điển nhiều văn bản pháp luật quan trọng, đặc biệt là các văn bản pháp luật liên quan tới quyền trẻ em, đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc tế như Luật Trẻ em năm 2016; các quy định đối với người dưới 18 tuổi phạm tội trong Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017); quy định về thủ tục tố tụng đối với người dưới 18 tuổi trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2021); Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017 Đối với các quy định về thủ tục đối với người dưới 18 tuổi, Việt Nam tôn trọng những nguyên tắc, những tiêu chuẩn quốc tế về quyền

Trang 24

trẻ em trong Công ước của Liên hợp quốc về Quyền trẻ em năm 1989, Quy tắc

Bắc Kinh năm 1985, hướng dẫn Riyadh năm 1990

1.1.2.2 Cơ sở thực tiễn

Thứ nhất, xuất phát từ thực tế có nhiều nạn nhân của tội phạm là người dưới 18 tuổi trong vụ án hình sự

Vì nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau, tình trạng trẻ

em bị xâm hại tình dục, bạo lực, bị lạm dụng sức lao động có xu hướng gia tăng, tính chất ngày càng nghiêm trọng Tình trạng trẻ em phạm tội, trẻ em lang thang, bị tai nạn, bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS vẫn là những vấn đề xã hội bức xúc” [10] Mặc dù đã có sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, gia đình,

nhà trường và xã hội, tuy nhiên, tình trạng “trẻ em bị thất học, bỏ học vẫn còn

nhiều, nhất là ở nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa Trẻ em lang thang kiếm sống, trẻ em làm trái pháp luật, trẻ em nghiện hút ma túy không giảm, nghiêm trọng hơn là tình trạng buôn bán trẻ em, hiếp dâm trẻ em, lừa gạt, dụ

dỗ trẻ em tham gia buôn bán ma túy, mại dâm ngày càng tăng” [9] đòi hỏi

phải có những quy định riêng đặc biệt quy định về nguyên tắc, thủ tục tố tụng

để phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý và để bảo vệ tốt nhất các quyền và lợi ích hợp pháp của họ

Thứ hai, xuất phát từ yêu cầu của đấu tranh phòng, chống, xử lý tội phạm mà đối tượng xâm hại là người dưới 18 tuổi

Nguyên nhân, điều kiện phạm tội của các loại tội phạm xâm hại là người dưới 18 tuổi có những đặc thù, dẫn đến việc phải có các biện pháp đặc biệt để đấu tranh phòng, chống có hiệu quả với loại tội phạm này Những quy định về pháp luật tố tụng hình sự về các biện pháp bảo vệ, hỗ trợ pháp lý đối với bị hại dưới 18 tuổi trong quá trình tố tụng cũng góp phần hạn chế việc bị hại tiếp tục là nạn nhân của tội phạm

Thực tiễn tố tụng khi giải quyết vụ án hình sự cho thấy rất cần những quy định đặc biệt để đáp ứng yêu cầu của công tác điều tra, truy tố, xét xử đối

Trang 25

với người bị buộc tội, bị hại, người làm chứng dưới 18 tuổi Những quy định đặc biệt, phù hợp với đối tượng này giúp cơ quan tiến hành tố tụng có thể giải quyết vụ án một cách có hiệu quả, đồng thời bảo đảm được lợi ích tốt nhất cho người dưới 18 tuổi

Với các quy định bảo đảm tố tụng thân thiện, có trợ giúp pháp lý và các

hỗ trợ khác đối với bị hại dưới 18 tuổi, các hoạt động lấy lời khai, xét xử được thực hiện dễ dàng, có hiệu quả hơn, những chứng cứ thu thập được từ lời khai của bị hại dưới 18 tuổi cũng đầy đủ, bảo đảm tính chính xác cao hơn Điều đó giúp cho việc xác định sự thật khách quan và giải quyết đúng đắn vụ án hình

sự, đồng thời bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại dưới 18 tuổi

Như vậy, có thể thấy rằng những ưu tiên dành cho bị hại dưới 18 tuổi không chỉ thể hiện chính sách nhân đạo của Nhà nước mà còn hướng tới bảo đảm sự bình đẳng thực sự giữa những người tham gia tố tụng – một bước tiến của pháp luật Để bảo đảm sự bình đẳng về quyền lợi, những người yếu thế phải được hưởng những chính sách phù hợp, những biện pháp pháp lý dành riêng cho

họ để họ được ngang hàng với những người khác Vì vậy, Nhà nước thông qua các cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự phải tạo điều kiện thuận lợi cho những người này được bình đẳng thực sự và thực hiện các quyền

mà pháp luật tố tụng hình sự quy định Nhà nước phải có trách nhiệm bảo đảm

sự bình đẳng trước pháp luật trong tố tụng hình sự bằng việc thiết lập các cơ chế

để người yếu thế thực hiện và hưởng lợi từ các quyền của mình

1.1.3 Quyền của bị hại (nạn nhân) dưới 18 tuổi trong pháp luật quốc tế

1.1.3.1 Các quyền chung của người dưới 18 tuổi trong tố tụng hình sự

Vào thập niên cuối của thế kỷ XX, những yêu cầu đặt ra đối với việc bảo đảm quyền của người chưa thành niên trong tố tụng hình sự được đặc biệt chú trọng trong đời sống pháp luật quốc tế, được ghi nhận trong các điều ước quốc tế (Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em (có hiệu lực từ ngày

Trang 26

02/09/1990), các luật mềm (soft law) như Bộ các quy tắc tối thiểu phổ biến của Liên hợp quốc về việc áp dụng pháp luật đối với người chưa thành niên (Quy tắc Bắc Kinh), Hướng dẫn của Liên hợp quốc về phòng ngừa tình trạng người chưa thành niên hư hỏng (Hướng dẫn Ryad), Quy tắc của Liên hợp quốc về bảo vệ người chưa thành niên bị tước đoạt tự do (Nghị quyết của Đại hội đồng 45/113, phụ lục), Hướng dẫn hành động đối với trẻ em trong hệ thống tư pháp hình sự (Nghị quyết Hội đồng kinh tế - xã hội 1997/30, phụ lục), Tuyên bố các nguyên tắc cơ bản về tự do cho nạn nhân của tội phạm và lạm dụng quyền lực (Nghị quyết của Đại hội đồng 40/34, phụ lục)) Tổng hợp từ các văn bản pháp luật quốc tế nêu trên, có thể thấy bị hại là người dưới

18 tuổi được thụ hưởng các quyền dành cho người chưa thành niên ở tất cả các tư cách khác nhau trong tư pháp hình sự Đó là các quyền như:

(i) Quyền được bảo đảm lợi ích tốt nhất

Quyền được bảo đảm lợi ích tốt nhất là quyền mang tính chất bao trùm

Theo Điều 3 Công ước của Liên hợp quốc về trẻ em quy định: “Trong mọi

hoạt động liên quan tới trẻ em, dù được thực hiện bởi các cơ quan phúc lợi xã hội của nhà nước hay tư nhân, bởi tòa án, các nhà chức trách hành chính hay

cơ quan pháp luật, thì lợi ích tốt nhất của trẻ em phải là mối quan tâm hàng đầu” Căn cứ theo quy định trên, có thể thấy rằng quyền của trẻ em luôn phải

được đề cao trong hoạt động của bất kỳ các cơ quan nào, từ các cơ quan liên quan đến việc giải quyết các vấn đề xã hội, các tổ chức tư nhân, các cơ quan nhà nước, các cơ quan bảo vệ pháp luật và đặc biệt là Tòa án

(ii) Quyền được thụ hưởng thủ tục tố tụng và môi trường tố tụng thân thiện, phù hợp với tâm lý, lứa tuổi

Đây là quyền mà riêng người chưa thành niên được hưởng, xuất phát từ quy định tại Khoản 4 Điều 14 Công ước về các quyền dân sự - chính trị năm

1966: “Tố tụng áp dụng đối với người chưa thành niên phải xem xét tới độ

tuổi của họ và mục đích thúc đẩy sự phục hồi nhân cách của họ” Quyền này

Trang 27

đòi hỏi tất cả các quy trình tố tụng, người tiến hành tố tụng, các cơ sở vật chất

- kỹ thuật phục vụ cho hoạt động tố tụng cũng phải phù hợp với tâm lý, lứa tuổi của họ Nói cách khác, theo yêu cầu của Bộ các quy tắc tiêu chuẩn tối thiểu của Liên hợp quốc về hoạt động tư pháp đối với người vị thành niên

năm 1985, “cần có một quy trình tư pháp toàn diện đối với người chưa thành

niên trong đó lấy trẻ em làm trung tâm” (Điểm a Khoản 14 Mục B)

(iii) Quyền được giải quyết vụ án nhanh chóng, kịp thời để tránh trì hoãn không cần thiết

Theo quy định tại Điều 20 Bộ các quy tắc tiêu chuẩn tối thiểu của Liên

hợp quốc về hoạt động tư pháp đối với người vị thành niên năm 1985, “Mỗi

vụ án phải được xét xử nhanh chóng ngay từ đầu, không được có bất kỳ sự trì

hoãn không cần thiết nào” Đối với những vụ án hình sự có bị hại là người

dưới 18 tuổi tham gia, việc tiến hành những thủ tục chính thức một cách nhanh chóng là vấn đề cần được quan tâm Nếu không thì bất cứ điều gì có thể đạt được nhờ thủ tục và cách xét xử sẽ đều gặp rủi ro Nếu người chưa thành niên sẽ ngày càng thấy khó, nếu không nói là không thể hiểu được sự

liên hệ giữa thủ tục và cách giải quyết vụ án với tội phạm về cả mặt tri thức cũng như tâm lý [23]

(iv) Quyền được bảo vệ sự riêng tư (Khoản 8), bảo đảm giữ bí mật thông tin cá nhân của người chưa thành niên; quyền được bày tỏ quan điểm, mối quan ngại và lắng nghe Theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 8 Giao

thức tùy chọn cho Công ước Quốc tế về quyền trẻ em về buôn bán trẻ em, mại dâm trẻ em và khiêu dâm trẻ em:

Cho phép quan điểm, nhu cầu và mối quan ngại của nạn nhân trẻ

em được trình bày và xem xét trong quá trình tố tụng khi lợi ích cá nhân của các em bị ảnh hưởng, theo cách phù hợp với các quy định

về thủ tục của luật pháp quốc gia

Trang 28

Bên cạnh đó, theo Công ước của Liên hợp quốc về trẻ em:

Trẻ em phải được đặc biệt trao cơ hội nói lên ý kiến của mình trong bất kỳ quá trình tố tụng tư pháp hoặc hành chính nào có liên quan đến trẻ, trực tiếp hoặc thông qua một người đại diện hay một cơ quan thích hợp, theo cách thức phù hợp với những quy tắc thủ tục trong pháp luật quốc gia [25, Điều 12]

Dựa theo tinh thần của công ước, trẻ em luôn cần được trao cơ hội để phát biểu và nói lên ý kiến của mình

(v) Quyền được có người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng phù hợp để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp hay “yêu cầu chuyên môn hoá

và đào tạo cho tất cả các cán bộ tham gia giải quyết các vụ án liên quan đến người chưa thành niên” (Khoản 22)… Theo quy định tại Điều 36 và Điều 42

Quy chế Rome về Tòa án hình sự quốc tế:

Các quốc gia thành viên cũng phải tính đến sự cần thiết phải có thẩm phán có chuyên môn pháp lý về các vấn đề cụ thể, nhưng không giới hạn ở vấn đề bạo lực đối với phụ nữ hoặc trẻ em, Công

tố viên phải bổ nhiệm các cố vấn có chuyên môn pháp lý về các vấn

đề cụ thể, bao gồm nhưng không giới hạn ở bạo lực tình dục, giới tính và bạo lực đối với trẻ em

Từ quy định trên, ta có thể thấy, quyền của trẻ em không chỉ được giới hạn trong phạm vi các quyền và lợi ích cơ bản liên quan đến nhân thân của bị hại mà còn được bảo vệ theo khía cạnh những người tiến hành tố tụng cũng phải có kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn liên quan đến độ tuổi của trẻ

em Các quốc gia hiện nay trong đó có Việt Nam đã và đang vận dụng một cách triệt để các hoạt động trên trong việc xây dựng các quy định về trình tự

tố tụng của mình

1.1.3.2 Các quyền chung của bị hại trong tố tụng hình sự

Bị hại là người dưới 18 tuổi cũng có đầy đủ các quyền của bị hại nói

Trang 29

chung Ở phạm vi toàn cầu, Bản Tuyên bố của Liên hợp quốc về các nguyên tắc cơ bản về tư pháp đối với nạn nhân của tội phạm và lạm dụng quyền lực được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua năm 1985 được xem là văn kiện

có tính pháp lý cao nhất với các quốc gia thành viên tham gia Văn bản này đã được phê chuẩn bởi sự đồng thuận của Đại hội đồng Liên hợp quốc lần thứ 7

về phòng, chống tội phạm và xử lý người phạm tội [64]

Tuyên bố này đưa ra khái niệm “nạn nhân của tội phạm” [64] và nêu rõ

các quyền của nạn nhân của tội phạm ở 3 khía cạnh: quyền được tiếp cận công

lý và đối xử công bằng; quyền được đền bù và bồi thường cho những tổn hại về tinh thần, thể chất và tài sản do tội phạm gây ra; và quyền được trợ giúp pháp

lý Để thúc đẩy việc thực hiện, một bản Hướng dẫn Tuyên bố này cũng đã được

ban hành bởi Hội đồng Kinh tế và xã hội của Liên hợp quốc bằng Nghị quyết

số 1990 ngày 24/5/1990 [66] Ngoài ra, những bảo đảm cho nạn nhân của tội phạm cũng được ghi nhận trong Công ước Liên hợp quốc về chống tội phạm có

tổ chức xuyên quốc gia, được Đại hội đồng thông qua vào ngày 15/11/2000 [66] Trong đó, Điều 25 ghi nhận việc “Hỗ trợ và bảo vệ nạn nhân” Điều 6 của Nghị định thư về ngăn chặn, đàn áp và trừng phạt tội phạm buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em [63] bổ sung Công ước này, cũng ghi nhận cụ thể hơn về “Hỗ trợ và bảo vệ nạn nhân của tội phạm buôn bán người”

Liên quan trực tiếp đến nạn nhân của tội phạm là người chưa thành niên, hiện chưa có bất cứ một văn bản pháp lý quốc tế dưới bất cứ hình thức như Công ước hay Tuyên bố nào được thiết lập Tuy nhiên, trong khuôn khổ thực thi các Công ước quốc tế liên quan đến quyền của nạn nhân của tội phạm, Liên hợp quốc tiếp tục đưa ra những khuyến nghị, hướng dẫn nhằm hỗ trợ các quốc gia trong việc hoàn thiện pháp luật (Hướng dẫn của Liên hợp quốc về tư pháp trong những vấn đề liên quan đến nạn nhân và nhân chứng của tội phạm là trẻ em (gọi tắt là Hướng dẫn Liên hợp quốc) và Đạo luật mẫu

Trang 30

và những bình luận liên quan đến các vấn đề tư pháp về nạn nhân và nhân chứng của tội phạm là trẻ em) Đây là những văn bản mang tính gợi ý và khuyến nghị, không có giá trị pháp lý trong việc tuân thủ, mặc dù vậy, lại có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc hoàn thiện pháp luật của các quốc gia thành viên, cụ thể:

Về quyền được giữ bí mật thông tin: Để triển khai nguyên tắc này, cơ

quan và người có thẩm quyền trong quá trình tố tụng có quyền và nghĩa vụ chấm dứt mọi sự tham gia của cộng đồng và truyền thông trong suốt quá trình

tố tụng Việc tiếp xúc giữa nạn nhân trong việc làm chứng các hành vi phạm tội cũng phải hạn chế và chỉ thực hiện trừ khi điều đó ảnh hưởng đến quyền

và lợi ích của nạn nhân Nguyên tắc này được coi là rất quan trọng trong việc đảm bảo cho nạn nhân không bị rơi vào tình trạng trở thành nạn nhân lần thứ 2 trong quá trình tố tụng (Hiện tượng này được gọi là “secondary victimization”,

có nghĩa là một người không chỉ là nạn nhân của hành vi phạm tội mà còn là nạn nhân của những phản ứng từ những tổ chức hoặc cá nhân trong quá trình tố tụng

Xem diễn giải trong Đạo luật mẫu) Đây có lẽ là những khuyến nghị thật sự cần thiết đối với cơ chế tâm lý của lứa tuổi chưa thành niên trong vai trò là nạn nhân của tội phạm trước những lo sợ về sự trả thù của người bị cáo buộc đã gây thiệt hại, cũng như những sang chấn khi phải gợi nhắc lại những hình ảnh do bị lạm dụng hoặc gây tổn thương hoặc thái độ thái quá, không phù hợp của người tiến hành tố tụng, cũng như mối quan tâm của cộng đồng Điều này nếu có, sẽ gây khó khăn cho họ trong cả quá trình sau khi kết thúc vụ án Chính vì vậy, mọi hướng dẫn và khuyến nghị của Liên hợp quốc đều kêu gọi các quốc gia nên tiến

hành các quy trình tố tụng kín, trừ trường hợp việc này ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của nạn nhân

Về quyền được bồi thường phù hợp: theo bản Hướng dẫn Liên hợp

quốc và Điều luật mẫu, đối với nạn nhân là người chưa thành niên, vấn đề bồi

Trang 31

thường cho họ không chỉ đảm bảo việc khôi phục lại những tổn thương về thể chất và tinh thần mà còn bảo đảm những điều kiện vật chất cho cuộc sống của

họ sau những đau khổ họ phải gánh chịu trong suốt năm tháng tiếp theo của cuộc đời Hơn thế nữa, việc bồi thường không chỉ đối với cá nhân họ mà đối với cả gia đình, người thân hoặc người phụ thuộc của họ Do đó, trong cả Tuyên bố của Liên hợp quốc và hai văn bản kể trên, các khuyến nghị luôn nhấn mạnh vai trò và trách nhiệm của Nhà nước, bên cạnh nghĩa vụ của người

bị buộc tội trong việc bồi thường cho nạn nhân là người chưa thành niên Thậm chí, ngay cả trong trường hợp người thực hiện hành vi phạm tội được tuyên bố là vô tội cũng không loại trừ nghĩa vụ bồi thường của họ (Mục 8 phần A Tuyên bố về những nguyên tắc cơ bản về tư pháp đối với nạn nhân của tội phạm và lạm dụng quyền lực)

Về quyền được cung cấp những trợ giúp cần thiết trong quá trình tham gia tố tụng Đây được xem là sự tổng hợp đồng bộ của rất nhiều quyền của

nạn nhân cần được bảo đảm trên cơ sở trách nhiệm của Nhà nước Theo đó, nạn nhân cần được thông báo những thông tin về tiến độ xử lý tội phạm và những quyết định liên quan đến đình chỉ hay tha bổng người phạm tội Họ được quyền lắng nghe và bảy tỏ ý kiến về những vấn đề liên quan Được cung cấp những hỗ trợ hiệu quả trong quá trình tố tụng, bao gồm: quyền được xem xét và giải quyết nhanh chóng quy trình tố tụng, các cơ quan tiến hành tố tụng không được trì hoãn hoặc kéo dài quy trình giải quyết vụ án, trừ khi việc trễ nải này để nhằm bảo vệ tốt hơn quyền của trẻ là nạn nhân và đồng thời phải bảo đảm họ nhận được những bồi thường cần thiết và đầy đủ ngay cả khi tội phạm chưa bị bắt giữ hoặc bị tuyên bố là vô tội; (Ở khía cạnh này, trong cả pháp luật của Đức và Hoa Kỳ đều có những khuyến khích thực hiện việc bồi thường được tiến hành trước khi toà án có quyết định chính thức về tội phạm) [62] trong suốt quá trình tố tụng, nạn nhân là trẻ em phải được hỗ trợ từ các

Trang 32

chuyên gia và được gần gũi với gia đình (trừ trường hợp điều này không có lợi hoặc gây tổn thương cho nạn nhân, hoặc do trẻ không mong muốn) Hình thức chỉ định người “giám hộ tạm thời” cũng được Liên hợp quốc khuyến khích nhằm đảm bảo cho nạn nhân luôn được hỗ trợ tốt nhất (Là người được toà án chỉ định để bảo vệ trẻ trong các vụ việc ảnh hưởng đến quyền lợi của

họ (xem diễn giải của Đạo luật mẫu về tư pháp những vấn đề về nạn nhân và nhân chứng là trẻ em))

1.2 Các quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về bị hại

là người dưới 18 tuổi

1.2.1 Các quy định của pháp luật tố tụng hình sự đối với mọi người tham gia tố tụng dưới 18 tuổi

Bị hại là người dưới 18 tuổi có các quyền như đối với tất cả những người tham gia tố tụng khác dưới 18 tuổi, các quyền này được quy định trên

cơ sở những chính sách, nguyên tắc chung của luật tố tụng hình sự đối với người dưới 18 tuổi, cụ thể:

Thứ nhất, bảo đảm thủ tục tố tụng thân thiện, phù hợp với tâm lý, lứa

tuổi, mức độ trưởng thành, khả năng nhận thức của người dưới 18 tuổi, bảo đảm quyền và lợi ích của người dưới 18 tuổi; bảo đảm lợi ích tốt nhất của người dưới 18 tuổi (Khoản 1 Điều 414 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015)

Đây là nguyên tắc cơ bản, bao trùm và chi phối các nguyên tắc tiến hành tố tụng khác đối với người dưới 18 tuổi Người dưới 18 tuổi khác người trưởng thành về sự phát triển về thể chất và tâm lý, về nhu cầu, tình cảm và nhu cầu được giáo dục Những khác biệt này là lý do phải có thủ tục tố tụng thân thiện, phù hợp với tâm lý, lứa tuổi, mức độ trưởng thành, khả năng nhận thức của bị hại dưới 18 tuổi Để thực hiện nguyên tắc này, đòi hỏi không chỉ

có quy định pháp luật về thủ tục đặc biệt đối với người dưới 18 tuổi mà cần

có thiết chế tư pháp phù hợp, với những người tiến hành tố tụng có hiểu biết

về tâm lý học, khoa học giáo dục đối với người dưới 18 tuổi

Trang 33

Thứ hai, bảo đảm giữ bí mật cá nhân của người dưới 18 tuổi (Khoản 2

Điều 414 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015)

Tiến hành tố tụng đối với người dưới 18 tuổi phải bảo đảm giữ bí mật

cá nhân của họ: “Mọi điều riêng tư của trẻ em phải được hoàn toàn tôn trọng

trong mọi giai đoạn tố tụng” [25, Khoản 2 Điều 40], “8.1 Quyền riêng tư của người chưa thành niên phải được tôn trọng trong tất cả cá giai đoạn tố tụng, nhằm tránh những tổn hại gây ra cho công khai hóa quá mức hay do sự quy chụp” [23] Cơ quan tiến hành tố tụng và những người có liên quan phải rất

thận trọng trong việc cung cấp thông tin cho báo chí có liên quan Nhằm bảo

vệ sự riêng tư của trẻ em, hầu hết các quốc gia thành viên đều quy định xét xử kín đối với trẻ em, chỉ xét xử công khai trong trường hợp đặc biệt nhằm hạn chế những tổn thương tâm lý mà quá trình tố tụng có thể gây ra cho họ, tránh những hậu quả lâu dài đối với sự phát triển nhân cách của họ

Thứ ba, bảo đảm quyền tham gia tố tụng của người đại diện của người

dưới 18 tuổi, nhà trường, Đoàn thanh niên, người có kinh nghiệm, hiểu biết về tâm lý, xã hội, tổ chức khác nơi người dưới 18 tuổi học tập, lao động và sinh hoạt (Khoản 3 Điều 414 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015)

Sự tham gia tố tụng của những người này giúp cơ quan tiến hành tố tụng nắm được những thông tin về đặc điểm tâm lý, thể chất, tinh thần, điều kiện, hoàn cảnh sinh sống, giáo dục của người dưới 18 tuổi Từ đó, cơ quan tiến hành tố tụng có thể xác định khả năng phục hồi tổn thương của bị hại dưới 18 tuổi để có cách thức tiến hành các hoạt động tố tụng phù hợp và đưa

ra các quyết định giải quyết đúng đắn vụ án Mặt khác, sự tham gia tố tụng của những người này, đặc biệt là của người đại diện có thể giúp đỡ bị hại dưới

18 tuổi về tâm lý và tình cảm, trợ giúp họ thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng, góp phần giải quyết vụ án một cách hiệu quả

Trang 34

Thứ tư, tôn trọng quyền được tham gia, trình bày ý kiến của người

dưới 18 tuổi (Khoản 4 Điều 414 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015)

Quyền được lắng nghe là rất quan trọng để bảo đảm xét xử công bằng

Vì vậy, bị hại dưới 18 tuổi phải được tạo cơ hội để bày tỏ ý kiến của mình và

ý kiến đó cần được tôn trọng đầy đủ Họ có thể nói lên ý kiến của mình một cách trực tiếp hoặc thông qua người đại diện hoặc một cơ quan thích hợp theo cách thức phù hợp với những quy tắc thủ tục trong pháp luật quốc gia [25, Khoản 2, Điều 12] Để họ có thể tham gia và trình bày ý kiến cần có thủ tục tố tụng thân thiện để họ có thể nhận thức đầy đủ về thủ tục tố tụng, tham gia và

tự tin bày tỏ quan điểm của mình Người tiến hành tố tụng cần giải thích đơn giản, dễ hiểu về trình tự, thủ tục tố tụng, các quyền và nghĩa vụ của bị hại dưới 18 tuổi; áp dụng các thủ tục phù hợp để họ thực hiện tốt quyền tham gia

và trình bày ý kiến

Thứ năm, bảo đảm quyền được trợ giúp pháp lý của người dưới 18 tuổi

(Khoản 5 Điều 414 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015)

Bị hại dưới 18 tuổi có quyền được trợ giúp pháp lý Bảo đảm quyền được trợ giúp pháp lý của bị hại dưới 18 tuổi là bảo đảm tranh tụng bình đẳng

và xét xử công bằng, bảo đảm nhân đạo và lợi ích tốt nhất của bị hại dưới 18 tuổi – những người yếu thế, chưa phát triển đầy đủ về thể chất và tinh thần Đồng thời, việc bảo đảm quyền này còn giúp cho việc giải quyết vụ án được đúng đắn và hiệu quả

Thứ sáu, bảo đảm giải quyết nhanh chóng, kịp thời các vụ án liên quan

đến người dưới 18 tuổi (khoản 7 Điều 414 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015)

Quá trình tham gia tố tụng hình sự có thể gây ra những lo lắng, căng thẳng, những tổn thương tâm lý cho người dưới 18 tuổi nói chung và đặc biệt

là bị hại dưới 18 tuổi như phải đối mặt với đối tượng phạm tội, phải nhớ lại và khai báo về những gì mình bị xâm hại, minh chứng kiến, lo lắng bị trả thù Đối với vụ án có bị hại dưới 18 tuổi bị xâm hại tình dục, bị bạo hành hoặc bị

Trang 35

mua bán thì cơ quan, người tiến hành tố tụng phải phối hợp chặt chẽ với nhau

và phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan để kiểm tra, xác minh, thu thập chứng cứ, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, bảo đảm giải quyết

vụ án án, vụ việc nhanh chóng, kịp thời trong thời gian ngắn nhất

Các nguyên tắc này được thể hiện qua các quy định tập trung tại Chương XXVIII Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 Tuy nhiên, do giới hạn

về số trang, Đề án sẽ không thể phân tích tất cả các điều luật này mà tập trung làm rõ những quy định riêng rất có ý nghĩa với bị hại là người dưới 18 tuổi

1.2.2 Các quy định của pháp luật tố tụng hình sự đối với mọi bị hại

Như đã phân tích, bị hại là người dưới 18 tuổi có các quyền, nghĩa vụ của bị hại nói chung Bị hại là một trong số những người tham gia tố tụng [31, Điều 55] và họ có các quyền, nghĩa vụ cụ thể quy định chủ yếu tại Điều 62 Bộ luật này Cụ thể như sau:

Bị hại có các nhóm quyền sau:

Thứ nhất, nhóm quyền được thông báo, thông tin về quá trình tố tụng

và kết quả của quá trình tố tụng, về quyền và nghĩa vụ của họ trong quá trình

tố tụng, được tham gia vào quá trình tố tụng, gồm các quyền quy định tại Khoản 2 Điều 62 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 như được thông báo, giải thích quyền và nghĩa vụ; được thông báo kết quả điều tra, giải quyết vụ án; được tham gia phiên tòa, xem biên bản phiên toà; được tham gia các hoạt động tố tụng

Thứ hai, nhóm quyền được đưa ra chứng cứ; đưa ra quan điểm, yêu

cầu đối với việc kiểm tra, đánh giá chứng cứ như đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu; trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu

cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá; đề nghị giám định, định giá tài sản theo quy định của pháp luật; trình bày ý kiến, đề nghị chủ tọa phiên tòa hỏi bị cáo và người khác tham gia phiên tòa; Tranh luận tại phiên tòa để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình

Trang 36

Thứ ba, nhóm quyền được đưa ra quan điểm, yêu cầu đối với các quyết

định, hành vi tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân như đề nghị hình phạt, mức bồi thường thiệt hại, biện pháp bảo đảm bồi thường; kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án; khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; trường hợp vụ án được khởi tố theo yêu cầu của bị hại thì bị hại hoặc người đại diện của họ trình bày lời buộc tội tại phiên tòa và một quyền mang tính bao quát là tự bảo

vệ, nhờ người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình

Thứ tư, nhóm quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng

bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình, người thân thích của mình khi bị đe dọa

Như vậy, theo Điều 62 Bộ luật Tố tụng hình sự hiện hành, chủ yếu là các

quyền về tố tụng Tuy nhiên, quyền của bị hại không chỉ được quy định tại Điều 62 mà còn ở các điều luật khác trong Bộ luật Tố tụng hình sự như quyền

yêu cầu khởi tố vụ án hình sự và quyền rút yêu cầu khởi tố (Điều 155, Khoản 8 Điều 157); Quyền được giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự; quyền

nhận lại tài sản (vật chứng) (Điều 106) hay rải rác trong các văn bản pháp luật khác quy định về bảo vệ bị hại như Luật Phòng, chống ma túy năm 2021; Luật

Phòng, chống mua bán người năm 2011; Luật phòng, chống bạo lực gia đình

2007, quy định về quyền trợ giúp pháp lý trong Luật Trợ giúp pháp lý năm

2017, quy định về bồi thường trong Bộ luật Dân sự năm 2015

Bị hại có các nghĩa vụ sau (Khoản 4 Điều 62 Bộ luật Tố tụng hình sự

năm 2015):

Thứ nhất, có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành

tố tụng; trường hợp cố ý vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không

do trở ngại khách quan thì có thể bị dẫn giải;

Thứ hai, chấp hành quyết định, yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng

Trang 37

1.2.3 Các quy định của pháp luật tố tụng hình sự riêng đối với bị hại

là người dưới 18 tuổi

Thông qua nghiên cứu các quy định của pháp luật tố tụng hình sự hiện hành về bị hại là người dưới 18 tuổi, có thể thấy rằng quyền và nghĩa vụ của

họ chưa có quy định riêng biệt mà được lồng ghép trong các quy định về 2 yếu tố “bị hại” + “người chưa thành niên” Đối với bị hại dưới 18 tuổi, học viên thấy rằng cần lưu ý một số quyền sau::

Quyền có người đại diện tham gia tố tụng

Quyền của bị hại dưới 18 tuổi có người đại diện là quyền năng pháp lý mà

bị hại được người đại diện tham gia tố tụng nhân danh lợi ích của bị hại, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, góp phần làm rõ sự thật vụ án, ngăn ngừa những tổn thương tiếp tục phát sinh và ảnh hưởng lâu dài đối với bị hại

Thông tư liên tịch số 06/2018/TTLT quy định:

Người đại diện của người tham gia tố tụng là người dưới 18 tuổi là người từ đủ 18 tuổi trở lên, có đủ năng lực pháp luật, năng lực hành

vi dân sự và có đủ điều kiện làm người đại diện theo quy định tại các điều 134, 135 và 136 Bộ luật Dân sự; Người đại diện của người tham gia tố tụng là người dưới 18 tuổi được xác định theo thứ tự sau đây: Cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi; Người giám hộ; Người do Tòa án chỉ định; Người giám hộ của người tham gia tố tụng là người dưới

18 tuổi là người giám hộ đương nhiên hoặc người được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người dưới 18 tuổi cư trú cử hoặc Tòa án chỉ định theo quy định tại các điều 46, 47, 48, 52 và 54 Mục 4 Chương III Bộ luật Dân sự [7, Điều 3, Khoản 1, 2]

Về cơ bản người đại diện của bị hại dưới 18 tuổi trong tố tụng hình sự

là những người đủ điều kiện đại diện theo quy định của Bộ luật Dân sự Tuy nhiên, theo hướng dẫn của Thông tư liên tịch số 06, việc đại diện cho bị hại

Trang 38

dưới 18 tuổi có phân định thứ tự ưu tiên của người đại diện Quy định này góp phần thuận lợi cho cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng trong việc xác định người đại diện hợp pháp của bị hại dưới 18 tuổi Việc tham gia

tố tụng của người đại diện cho bị hại dưới 18 tuổi là thủ tục bắt buộc Nếu thực hiện thủ tục tố tụng đối với những người này không có người đại diện của họ là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng [7] Đối với đại diện nhà trường, Đoàn thanh nhiên Cộng sản Hồ Chí Minh việc tham gia tố tụng chỉ trong một số trường hợp theo quyết định hoặc yêu cầu của cơ quan, người tiến tiến hành tố tụng [7, Điều 9, Khoản 1]

Người đại diện của bị hại dưới 18 tuổi tham gia tố tụng trong tất cả các thủ tục tố tụng hình sự Nếu thủ tục thu thập chứng cứ không đáp ứng yêu cầu phải có người đại diện bị coi là không hợp lệ và không được xem là chứng cứ, không có giá trị chứng minh đối với vụ án Do đó, khi thực hiện thủ tục đối

với bị hại dưới 18 tuổi như lấy lời khai, đối chất có bị hại dưới 18 tuổi thì “cơ

quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải thông báo trước thời gian, địa điểm lấy lời khai, người đại diện của họ” [31, Điều 421, Khoản 1] Việc

thông báo trước của cơ quan tiến hành tố tụng nhằm đảm bảo sự có mặt của những người này để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của bị hại Bên cạnh đó,

sự có mặt của người đại diện của bị hại dưới 18 tuổi không chỉ để chứng kiến việc thực hiện thủ tục tố tụng của cơ quan, người tiến hành tố tụng, đảm bảo tâm lý cho bị hại mà người đại diện còn có thể có ý kiến về việc thực hiện thủ tục tố tụng của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng

Khi tham gia tố tụng, người đại diện của bị hại phải có mặt đúng thời gian, địa điểm như đã thông báo

Trường hợp vắng mặt có lý do chính đáng hoặc do trở ngại khách quan thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có thể hoãn việc thực hiện hoạt động tố tụng [7, Điều 9, Khoản 2]

Trang 39

Tại phiên toà, đại diện của bị hại dưới 18 tuổi có mặt theo quyết định của Toà án:

Trường hợp vắng mặt lần thứ nhất hoặc vắng mặt lần thứ hai vì lý

do bất khả kháng, do trở ngại khách quan thì Tòa án phải hoãn phiên tòa; Trường hợp vắng mặt lần thứ hai không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan nhưng để bảo đảm lợi ích tốt nhất cho người dưới 18 tuổi thì Tòa án cũng có thể hoãn phiên tòa [6, Điều 8, Khoản 2]

Quyền có người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại dưới 18 tuổi

Đây là quyền của bị hại nói chung, không phân biệt bị hại dưới 18 tuổi

hay trên 18 tuổi Tuy nhiên, đối với bị hại dưới 18 tuổi, pháp luật quy định

“Bảo đảm quyền bào chữa, quyền được trợ giúp pháp lý của người dưới 18

tuổi” [31, Điều 414, Khoản 5] Đây là cơ sở cho bị hại dưới 18 tuổi có quyền

nhờ người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp “Người bảo vệ quyền và lợi ích

hợp pháp của bị hại, đương sự có thể là: Luật sư; Người đại diện; Bào chữa

viên nhân dân; Trợ giúp viên pháp lý” [31, Điều 84] Trong quá trình tố tụng,

cơ quan tiến hành tố tụng xác định được bị hại thuộc đối tượng trợ giúp pháp

lý thì cần phải có văn bản đề nghị Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước cử trợ giúp viên pháp lý để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của bị hại

Để bảo đảm quyền trợ giúp pháp lý, pháp luật quy định khi tiến hành các hoạt động tố tụng đối với người tham gia tố tụng là người dưới 18 tuổi, cơ quan, người tiến hành tố tụng yêu cầu hoặc đề nghị cơ quan, tổ chức cử người giám hộ, người đại diện, người thực hiện trợ giúp pháp lý” [7, Điều 8, Khoản 1] Nhằm phối hợp kịp thời trong hoạt động tố tụng và đảm bảo quyền lợi ích hợp pháp của bị hại dưới 18 tuổi thì:

Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước khi nhận được yêu cầu hoặc

đề nghị thì phải cử người và thông báo kịp thời cho cơ quan có

Trang 40

thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố

tụng đã yêu cầu hoặc đề nghị biết về họ tên, thông tin, địa chỉ người được cử để tham gia tố tụng theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Thông tư liên tịch này [7, Điều 8, Khoản 3]

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 7 của Luật Trợ giúp pháp lý, đối tượng

được trợ giúp pháp là “Trẻ em”, trẻ em theo quy định của Luật Trẻ em thì trẻ

em được xác định là người dưới 16 tuổi Theo quy định tại Điểm đ Khoản 7

Điều 7 Luật Trợ giúp pháp lý “Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi là bị hại

trong vụ án hình sự là đối tượng được trợ giúp pháp lý khi có khó khăn về tài chính” Như vậy, bị hại dưới 18 tuổi được phân hóa thành hai trường hợp:

trường hợp thứ nhất nếu bị hại dưới 16 tuổi thì đương nhiên được trợ giúp pháp lý; thứ hai, đối với người từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi phải có khó khăn về tài chính thì mới thuộc trường hợp được trợ giúp pháp lý Do đó, trường hợp

bị hại từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi mà không có khăn về tài chính thì việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của bị hại sẽ thực hiện như thế nào, pháp luật

tố tụng hình sự vẫn chưa quy định rõ ràng trường hợp này

Quyền về thủ tục và môi trường tố tụng thân thiện

Điều 421 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định về việc lấy lời khai của bị hại dưới 18 tuổi và được hướng dẫn cụ thể tại Điều 14 Thông tư liên tịch số 06/2018 Theo các quy định này, khi lấy lời khai bị hại dưới 18 tuổi, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải thông báo trước thời gian, địa điểm lấy lời khai cho người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ bằng hình thức trực tiếp, qua điện thoại hoặc phương tiện điện tử khác nhưng ngay sau đó phải gửi thông báo bằng văn bản Việc thông báo phải tiến hành trong thời gian hợp lý để những người này có thể tham gia tố tụng Khi nhận được thông báo này, họ phải thông tin kịp thời về việc có mặt

và tham gia tố tụng của họ cho cơ quan, người tiến hành tố tụng biết Việc lấy

Ngày đăng: 01/10/2024, 16:12

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Hà Ngọc Quỳnh Anh, Đinh Văn Toàn, Trần Quốc Minh (2021), “Nguyên tắc bảo đảm giữ bí mật cá nhân của người dưới 18 tuổi theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam”, Tạp chí Khoa học pháp lý Việt Nam, (6) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyên tắc bảo đảm giữ bí mật cá nhân của người dưới 18 tuổi theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam”, "Tạp chí Khoa học pháp lý Việt Nam
Tác giả: Hà Ngọc Quỳnh Anh, Đinh Văn Toàn, Trần Quốc Minh
Năm: 2021
2. Nguyễn Thị Quế Anh, Vũ Công Giao, Ngô Minh Hương, Lã Khánh Tùng (2018), Quyền về sự riêng tư, Nxb Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyền về sự riêng tư
Tác giả: Nguyễn Thị Quế Anh, Vũ Công Giao, Ngô Minh Hương, Lã Khánh Tùng
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia Sự thật
Năm: 2018
3. Huỳnh Thị Kim Ánh (2020), Chính sách pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, Luận án Tiến sĩ luật học, Học viện khoa học xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chính sách pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam đối với người dưới 18 tuổi phạm tội
Tác giả: Huỳnh Thị Kim Ánh
Năm: 2020
5. Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Quốc phòng (2018), Thông tư liên tịch số 10/2018/TTLT-BTP-BCA- BQP-BTC-TANDTC-VKSNDTC ngày 29/6/2018 quy định về phối hợp thực hiện trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư liên tịch số 10/2018/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-TANDTC-VKSNDTC ngày 29/6/2018 quy định về phối hợp thực hiện trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng
Tác giả: Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Quốc phòng
Năm: 2018
7. Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Quốc phòng (2018), Thông tư liên tịch số 06/2018/TTLT- VKSNDTC- TANDTC-BCA-BTP-BLĐTBXH ngày 21/12/2018, về việc phối hợp thực hiện một số quy định của BLTTHS về thủ tục tố tụng đối với người dưới 18 tuổi, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư liên tịch số 06/2018/TTLT- VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP-BLĐTBXH ngày 21/12/2018, về việc phối hợp thực hiện một số quy định của BLTTHS về thủ tục tố tụng đối với người dưới 18 tuổi
Tác giả: Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Quốc phòng
Năm: 2018
9. Bộ Chính trị (2000), Chỉ thị số 55-CT/TW ngày 28/6/2000 của Bộ Chính trị về việc tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng cơ sở đối với công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chỉ thị số 55-CT/TW ngày 28/6/2000 của Bộ Chính trị về việc tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng cơ sở đối với công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em
Tác giả: Bộ Chính trị
Năm: 2000
10. Bộ Chính trị (2012), Chỉ thị số 20-CT/TW ngày 05/11/2012 về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em trong tình hình mới, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chỉ thị số 20-CT/TW ngày 05/11/2012 về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em trong tình hình mới
Tác giả: Bộ Chính trị
Năm: 2012
11. Bộ Chính trị (2023), Chỉ thị số 28-CT/TW ngày 25/12/2023 về tăng cường công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chỉ thị số 28-CT/TW ngày 25/12/2023 về tăng cường công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc
Tác giả: Bộ Chính trị
Năm: 2023
13. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao (2017), Thông tư số 01/2017/TT- TANDTC ngày 28/7/2017 quy định về phòng xử án, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư số 01/2017/TT-TANDTC ngày 28/7/2017 quy định về phòng xử án
Tác giả: Chánh án Tòa án nhân dân tối cao
Năm: 2017
14. Lê Lan Chi (2022), Bảo đảm quyền của nạn nhân tội phạm và một số nhóm yếu thế trong tư pháp hình sự: từ quy định của pháp luật đến hoạt động của người hành nghề luật, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bảo đảm quyền của nạn nhân tội phạm và một số nhóm yếu thế trong tư pháp hình sự: từ quy định của pháp luật đến hoạt động của người hành nghề luật
Tác giả: Lê Lan Chi
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia Sự thật
Năm: 2022
15. Chính phủ (2017), Nghị định số 56/2017/NĐ-CP ngày 09/5/2017 Quy định chi tiết một số điều của Luật Trẻ em, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định số 56/2017/NĐ-CP ngày 09/5/2017 Quy định chi tiết một số điều của Luật Trẻ em
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2017
16. Nguyễn Thị Bích Đào (2020), Thủ tục xét xử sơ thẩm đối với bị cáo là người dưới 18 tuổi, Luận văn thạc sĩ luật học Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thủ tục xét xử sơ thẩm đối với bị cáo là người dưới 18 tuổi
Tác giả: Nguyễn Thị Bích Đào
Năm: 2020
17. Nguyễn Ngọc Điệp (2019), Bình luận các tội phạm có bị hại là người dưới 18 tuổi trong Bộ luật hình sự 2015 và sự tham gia tố tụng hình sự của họ, Nxb Lao động – xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bình luận các tội phạm có bị hại là người dưới 18 tuổi trong Bộ luật hình sự 2015 và sự tham gia tố tụng hình sự của họ
Tác giả: Nguyễn Ngọc Điệp
Nhà XB: Nxb Lao động – xã hội
Năm: 2019
18. Đinh Văn Đoàn và các tác giả (2021), Giữ bí mật cá nhân của người dưới 18 tuổi theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam, Báo cáo tổng kết đề tài khoa học cấp trường, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giữ bí mật cá nhân của người dưới 18 tuổi theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam
Tác giả: Đinh Văn Đoàn và các tác giả
Năm: 2021
19. Lê Thanh Hòa, Trịnh Vũ Thúy (2018), Thực trạng và giải pháp công tác xác định tuổi người tham gia tố tụng là người dưới 18 tuổi trong các vụ án hình sự, Cổng thông tin Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Gia Lai Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực trạng và giải pháp công tác xác định tuổi người tham gia tố tụng là người dưới 18 tuổi trong các vụ án hình sự
Tác giả: Lê Thanh Hòa, Trịnh Vũ Thúy
Năm: 2018
48. Đạo luật mẫu về những vấn đề liên quan đến nạn nhân và nhân chứng của tội phạm, https://www.unicef.org/eca/UNDOC-UNICEF_Model_Law_on_Children.pdf Link
67. Maritna Peter, Measure to Protect Victims in German Criminal Proceedings – A summary with special focus on the key points of the Second Victims’ Rights Reform Act, Xem:http://www.unafei.or.jp/english/pdf/RS_No81/No81_13VE_Peter.pdf Link
68. The European Convention on the Compensation of Victims of Violent Crimes), http://conventions.coe.int/treaty/en/Reports/Html/116.htm (web site Hội đồng Châu Âu - Council of Europe), tr. 1, đoạn 1 Link
69. The European Parliament and the Council, Directive of establishing minimum standards on the rights, support and protection of victims of crime, 2012, https://eur-lex.europa.eu/legal-content/en/TXT/?uri=CELEX%3A32012L0029 Link
70. UN. ECOSOC, Guidelines on Justice in Matters involving Child Victims and Witnesses of Crime, 2005,https://www.un.org/ruleoflaw/blog/document/guidelines-on-justice-in-matters-involving-child-victims-and-witnesses-of-crime/ Link

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1  Bảng  tổng  hợp  số  vụ  án  hình  sự  được  Tòa  án  hai  cấp - Bị hại là người dưới 18 tuổi theo luật tố tụng hình sự việt nam cơ sở thực tiễn xét xử tại tòa Án nhân dân hai cấp tỉnh hải dương
Bảng 2.1 Bảng tổng hợp số vụ án hình sự được Tòa án hai cấp (Trang 6)
Hình 2.1  Phòng xử án tại Tòa án nhân dân tỉnh Hải Dương theo - Bị hại là người dưới 18 tuổi theo luật tố tụng hình sự việt nam cơ sở thực tiễn xét xử tại tòa Án nhân dân hai cấp tỉnh hải dương
Hình 2.1 Phòng xử án tại Tòa án nhân dân tỉnh Hải Dương theo (Trang 7)
Bảng 2.1: Bảng tổng hợp số vụ án hình sự được Tòa án hai cấp  tỉnh Hải Dương đưa ra xét xử (năm 2019 – năm 2023) - Bị hại là người dưới 18 tuổi theo luật tố tụng hình sự việt nam cơ sở thực tiễn xét xử tại tòa Án nhân dân hai cấp tỉnh hải dương
Bảng 2.1 Bảng tổng hợp số vụ án hình sự được Tòa án hai cấp tỉnh Hải Dương đưa ra xét xử (năm 2019 – năm 2023) (Trang 48)
Hình 2.1: Phòng xử án tại Tòa án nhân dân tỉnh Hải Dương - Bị hại là người dưới 18 tuổi theo luật tố tụng hình sự việt nam cơ sở thực tiễn xét xử tại tòa Án nhân dân hai cấp tỉnh hải dương
Hình 2.1 Phòng xử án tại Tòa án nhân dân tỉnh Hải Dương (Trang 56)
Hình 2.2: Phòng xử án thân thiện theo thủ tục tố tụng đặc biệt - Bị hại là người dưới 18 tuổi theo luật tố tụng hình sự việt nam cơ sở thực tiễn xét xử tại tòa Án nhân dân hai cấp tỉnh hải dương
Hình 2.2 Phòng xử án thân thiện theo thủ tục tố tụng đặc biệt (Trang 56)
Hình 2.3: Hội đồng xét xử TAND tỉnh Hải Dương thực hiện quy định về  trang phục trong vụ án có người tham gia tố tụng là người dưới 18 tuổi - Bị hại là người dưới 18 tuổi theo luật tố tụng hình sự việt nam cơ sở thực tiễn xét xử tại tòa Án nhân dân hai cấp tỉnh hải dương
Hình 2.3 Hội đồng xét xử TAND tỉnh Hải Dương thực hiện quy định về trang phục trong vụ án có người tham gia tố tụng là người dưới 18 tuổi (Trang 57)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w