1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích chi phí trực tiếp điều trị ngoại trú bệnh nhân đái tháo đường típ 2 tại bệnh viện quận 11 thành phố hồ chí minh

74 11 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích chi phí trực tiếp điều trị ngoại trú bệnh nhân đái tháo đường típ 2 tại bệnh viện quận 11, thành phố hồ chí minh
Tác giả Vũ Duy Thanh Hà
Người hướng dẫn TS. Kiều Thị Tuyết Mai
Trường học Trường Đại học Dược Hà Nội
Chuyên ngành Tổ chức quản lý dược
Thể loại Luận văn dược sĩ chuyên khoa cấp I
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 74
Dung lượng 2,33 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN (13)
    • 1.1. Bệnh Đái tháo đường típ 2 và các phương pháp điều trị (13)
      • 1.1.1. Định nghĩa (13)
      • 1.1.2. Dịch tễ (13)
      • 1.1.3. Phân loại bệnh Đái tháo đường (15)
      • 1.1.4. Biến chứng bệnh đái tháo đường típ 2 (15)
      • 1.1.5. Điều trị (18)
    • 1.2. Gánh nặng kinh tế của bệnh ĐTĐ típ 2 (20)
      • 1.2.1. Phân loại chi phí và phương pháp phân tích chi phí bệnh tật (20)
      • 1.2.2. Gánh nặng chi phí liên quan tới ĐTĐ típ 2 (23)
    • 1.3. Đôi nét về Bệnh viện Quận 11 (27)
  • CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (29)
    • 2.1. Đối tượng, thời gian, địa điểm nghiên cứu (29)
      • 2.1.1. Đối tượng (29)
      • 2.1.2. Thời gian nghiên cứu (29)
      • 2.1.3. Địa điểm nghiên cứu (29)
    • 2.2. Phương pháp nghiên cứu (29)
      • 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu (29)
      • 2.2.3. Phương pháp thu thập số liệu (32)
      • 2.2.4. Biến số nghiên cứu (32)
      • 2.2.5. Xử lý và phân tích số liệu (34)
  • CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ (38)
    • 3.1. Mô tả cơ cấu chi phí trực tiếp điều trị bệnh đái tháo đường típ 2 của bệnh nhân điều trị ngoại trú có BHYT tại Bệnh viện Quận 11 năm 2023 (38)
      • 3.1.1. Số lượt điều trị ngoại trú trong năm (38)
      • 3.1.2. Chi phí trực tiếp trung bình năm cho 1 bệnh nhân (38)
      • 3.1.3. Chi phí trực tiếp trung bình một lượt khám bệnh (39)
      • 3.1.4. Cơ cấu chi phí trực tiếp cho y tế điều trị bệnh đái tháo đường típ 2 ngoại trú. 29 3.1.5. Cơ cấu chi phí trực tiếp ngoài y tế điều trị bệnh đái tháo đường típ 2 ngoại trú (39)
    • 3.2. Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng tới chi phí trực tiếp của bệnh nhân điều trị ĐTĐ típ 2 điều trị ngoại trú có BHYT tại Bệnh viện 11 năm 2023 (43)
      • 3.2.1. Chi phí y tế trực tiếp cho điều trị ngoại trú của các nhóm bệnh nhân (43)
      • 3.2.3. Mô hình hồi quy tuyến tính phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến chi phí (47)
  • CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN (49)
    • 4.1 Mô tả cơ cấu các chi y tế trực tiếp cho ĐTĐ típ 2 ngoại trú tại Bệnh viện Quận 11 2023 (49)
      • 4.1.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu (49)
      • 4.1.2. Số lượt điều trị ngoại trú trong năm 2023 (50)
      • 4.1.3. Cơ cấu tổng chi phí y tế trực tiếp cho ĐTĐ típ 2 ngoại trú (51)
      • 4.1.4. Cơ cấu chi phí trực tiếp cho y tế liên quan đến điều trị ĐTĐ típ 2 ngoại trú (51)
      • 4.1.5. Cơ cấu chi phí trực tiếp ngoài y tế liên quan đến điều trị ĐTĐ típ 2 ngoại trú (55)
    • 4.2. Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến chi phí ý tế trực tiếp liên quan đến bệnh đái tháo đường típ 2 tại Bệnh viện Quận 11 năm 2023 (56)
      • 4.2.1. Mối liên quan giữa chi phí trực tiếp cho y tế với các yếu tố ảnh hưởng (56)
      • 4.2.1. Mô hình hồi quy tuyến tính phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến chi phí (58)
    • 4.3. Đóng góp và hạn chế của nghiên cứu (61)
      • 4.3.1. Đóng góp của nghiên cứu (61)
      • 4.3.2. Hạn chế của nghiên cứu (61)
  • KẾT LUẬN (60)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (32)
  • PHỤ LỤC (68)

Nội dung

Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng tới chi phí trực tiếp của bệnh nhân điều trị ĐTĐ típ 2 điều trị ngoại trú có BHYT tại Bệnh viện 11 năm 2023 .... 2 “Phân tích chi phí trực tiếp điều trị

TỔNG QUAN

Bệnh Đái tháo đường típ 2 và các phương pháp điều trị

1.1.1 Định nghĩa ĐTĐ là một nhóm các bệnh lý chuyển hoá đặc trưng do tăng glucose máu do khiếm khuyết tiết insulin, khiếm khuyết hoạt động insulin hoặc cả hai

Tăng glucose máu mạn tính trong ĐTĐ sẽ gây tổn thương, rối loạn chức năng hay suy yếu nhiều cơ quan, đặc biệt là mắt, thận, thần kinh, tim và mạch máu [19] [20]

Theo thống kê năm 2019 của Liên đoàn Đái tháo đường Quốc tế (IDF), tỷ lệ ĐTĐ trên toàn cầu ở nhóm tuổi 20 - 79 là 9,3%, con số này trong năm 2017 là 8,8% Ngoài ra, cứ 2 người thì có 1 người không biết về tình trạng bệnh [25] Đến năm 2030, ĐTĐ được ước tính sẽ ảnh hưởng đến 547,8 triệu người trưởng thành và 700,2 triệu người cho năm 2045 Theo IDF Diabetes Atlas đã đưa ra số người mắc ĐTĐ trên toàn cầu đã liên tục tăng từ 151 triệu người lên 285 triệu người trong giai đoạn từ năm 2000 đến 2009 và lên 382 triệu người vào năm 2013 Các số liệu được đưa ra trong tập bản đồ IDF phù hợp với ước tính của một hiệp hội quốc tế báo cáo xu hướng ĐTĐ trên toàn thế giới kể từ năm 1980 dựa trên phân tích tổng hợp của 751 nghiên cứu với trên 4,4 triệu người tham gia [25][31] Theo nghiên cứu này, tỷ lệ hiện mắc ĐTĐ theo độ tuổi trên toàn cầu tăng từ 4,3% năm

1980 lên 9,0% năm 2014 ở nam giới và từ 5,0% lên 7,9% ở phụ nữ Vì vậy, như trong thống kê của IDF, ĐTĐ ít nhiều ảnh hưởng đến cả hai giới, với nam giới bị ảnh hưởng nhiều hơn so với phụ nữ ở nhóm tuổi trẻ hơn và ngược lại ở nhóm tuổi cao hơn [25] Ngoài ra, theo ước tính của hiệp hội quốc tế trên, số người trưởng thành mắc ĐTĐ trên thế giới tăng từ 108 triệu người vào năm 1980 lên 428 triệu người vào năm 2014 Nguyên nhân đến từ sự gia tăng tỷ lệ hiện mắc (28,5%), sự gia tăng và già hóa dân số (39,7%) cũng như sự tác động qua lại của hai yếu tố trên (31,8%) Tuy nhiên, đại dịch béo phì toàn cầu mới thực sự là nguyên nhân chính dẫn đến gia tăng tỷ lệ mắc ĐTĐ, cùng với việc kéo dài tuổi thọ, nhờ những tiến bộ vượt bậc của quản lý nguy cơ tim mạch đa yếu tố và liệu pháp điều trị hiệu

4 quả cho người mắc ĐTĐ, cũng góp phần vào việc mở rộng dân số mắc ĐTĐ trên toàn thế giới [4]

Tại Việt Nam, kinh tế đang phát triển đã giúp cho cuộc sống của người dân biến đổi mạnh mẽ, nhu cầu cuộc sống của người dân ngày càng tăng Bên cạnh đó, công việc dần được hiện đại hóa, máy móc đã dần thay thế lao động chân tay, ô tô, xe máy gần như đã thay thế xe đạp… đây cũng là nguyên nhân phát triển bệnh béo phì, THA và ĐTĐ

Năm 1990 của thế kỷ trước, tỷ lệ ĐTĐ chỉ là 1,1% (ở thành phố Hà Nội), 2,52% (ở thành phố Hồ Chí Minh), 0,96% (ở thành phố Huế) Đến năm 2001, điều tra dịch tễ học ĐTĐ típ 2 theo tiêu chuẩn quốc tế mới được tiến hành ở 4 thành phố lớn là Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh, kết quả cho thấy tỷ lệ mắc ĐTĐ là 4,9%, tỷ lệ rối loạn dung nạp glucose (RLDNG) là 5,9% [4]

Nghiên cứu năm 2012 của Bệnh viện Nội tiết Trung ương cho thấy: tỷ lệ hiện mắc ĐTĐ trên toàn quốc ở người trưởng thành là 5,42%, tỷ lệ ĐTĐ chưa được chẩn đoán trong cộng đồng là 63,6% Tỷ lệ RLDNG là 7,3%, rối loạn glucose huyết lúc đói 1,9% (toàn quốc năm 2003) [5]ơMột nghiên cứu khác của Phạm Minh Ngọc sàng lọc ĐTĐ trong cộng đồng giai đoạn từ năm 2011 - 2013 tại Việt Nam cho thấy: tỷ lệ ĐTĐ là 6,0% và tiền ĐTĐ là 13,5% Nghiên cứu cũng đưa ra kết luận tuổi, béo phì, tăng huyết áp và công việc ít vận động có liên quan đến sự gia tăng tỷ lệ mắc ĐTĐ

Theo kết quả điều tra STEPwise về các yếu tố nguy cơ của bệnh không lây nhiễm do Bộ Y tế thực hiện năm 2015, ở nhóm tuổi từ 18 - 69, cho thấy tỷ lệ ĐTĐ toàn quốc là 4,1%, tiền ĐTĐ là 3,6%, trong đó tỷ lệ ĐTĐ được chẩn đoán là 31,1%, tỷ lệ ĐTĐ chưa được chẩn đoán là 69,9% Trong số những người được chẩn đoán, tỷ lệ ĐTĐ được quản lý tại cơ sở y tế là 28,9%, tỷ lệ ĐTĐ chưa được quản lý là 71,1% [7]

Qua các nghiên cứu trên cũng cho thấy sự gia tăng nhanh chóng tần suất mắc ĐTĐ tại Việt Nam và ghi nhận một khía cạnh đáng quan tâm là tỷ lệ cao của RLDNG trong dân số

1.1.3 Phân loại bệnh Đái tháo đường ĐTĐ được phân thành 4 loại chính [8]: a) ĐTĐ típ 1: đây là một loại bệnh tự miễn dịch, cụ thể là do các tế bào sản xuất insulin trong tuyến tụy của cơ thể bị phá hủy Khoảng 5-10% những người mắc ĐTĐ típ 1 Bệnh này thường được chẩn đoán ở trẻ em và thanh niên (nhưng có thể phát triển ở mọi lứa tuổi) nên hay được biết đến với tên gọi ĐTĐ “vị thành niên” Những người bị ĐTĐ típ 1 bắt buộc phải dùng insulin mỗi ngày Đây chính là lý do vì sao ĐTĐ típ 1 hay còn được gọi là ĐTĐ phụ thuộc insulin b) ĐTĐ típ 2 (do giảm chức năng của tế bào beta tụy tiến triển trên nền tảng đề kháng insulin) ĐTĐ típ 2 trước kia được gọi là ĐTĐ của người lớn tuổi hay ĐTĐ không phụ thuộc insulin Đây là loại ĐTĐ phổ biến nhất, chiếm 90- 95% các trường hợp ĐTĐ Bệnh thưởng xảy ra phần lớn ở tuổi trung niên trở lên, khi các tế bào beta đảo tụy bị lão hóa, suy giảm chức năng dẫn đến giảm số lượng hoặc chất lượng insulin bài tiết, hoặc cả hai Tuy nhiên, ĐTĐ ở lứa tuổi trẻ đang có xu hướng gia tăng do có sự thay đổi nhanh chóng về thói quen ăn uống và vận động Những người mắc ĐTĐ típ 2 có thể được tầm soát và phát hiện sớm bằng cách theo dõi sức khỏe định kỳ c) ĐTĐ thai kỳ (là ĐTĐ được chẩn đoán trong 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ và không có bằng chứng về ĐTĐ típ 1, típ 2 trước đó) Bệnh phát triển ở phụ nữ mang thai và thường khỏi sau khi mang thai Tuy nhiên, phụ nữ có ĐTĐ thai kỳ có nguy cơ cao mắc ĐTĐ típ 2 sau khi sinh d) Các loại ĐTĐ đặc biệt do các nguyên nhân khác, như ĐTĐ sơ sinh hoặc ĐTĐ do sử dụng thuốc và hóa chất như sử dụng glucocorticoid, điều trị HIV/AIDS hoặc sau cấy ghép mô

1.1.4 Biến chứng bệnh đái tháo đường típ 2

Biến chứng ĐTĐ thường phát triển dần dần, là kết quả của thời gian mắc bệnh dài và không kiểm soát được đường huyết mục tiêu, bao gồm biến chứng cấp tính và biến chứng mạn tính a Biến chứng cấp tính

Nhóm biến chứng này có thể xảy ra bất cứ lúc nào khi lượng đường trong máu tăng cao hay hạ thấp quá mức [8]

- Nhiễm toan ceton: là tình trạng nhiễm độc do máu bị toan hóa, vì tăng nồng độ acid, đây là sản phẩm của những chuyển hóa dở dang do thiếu insulin gây ra Bệnh nhân có thể tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời

- Hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu xuất phát từ nguyên nhân đường huyết quá cao Đây là biến chứng nặng nề và dễ tử vong nhất đòi hỏi người bệnh phải được cấp cứu ngay lập tức

- Các bệnh nhiễm trùng cấp tính: đường trong máu cao là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, đồng thời làm suy yếu hệ miễn dịch của cơ thể Vì vậy, người bệnh dễ bị nhiễm trùng như nhiễm trùng răng lợi, tiết niệu hay sinh dục, vết loét lâu liền, đặc biệt là ở chi dưới Tình trạng viêm nhiễm thường kéo dài, dai dẳng và khó điều trị

- Hạ đường huyết là tình trạng lượng đường trong máu thấp và gây ra bởi quá nhiều insulin hoặc quá ít đường trong cơ thể, cụ thể: lượng đường trong máu dưới 70 mg/dL hoặc 3,9 mmol/L Dấu hiệu là bệnh nhân đói cồn cào, mệt mỏi, run chân tay, bủn rủn, vã mồ hôi, choáng váng, hồi hộp đánh trống ngực Nếu không được điều trị, hạ đường huyết có thể dẫn đến co giật, hôn mê và trong trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến tử vong b Biến chứng mạn tính

Gánh nặng kinh tế của bệnh ĐTĐ típ 2

1.2.1 Phân loại chi phí và phương pháp phân tích chi phí bệnh tật

Chi phí hay còn gọi là giá thành (cost) của một loại hàng hóa, dịch vụ hay hoạt động nào đó là giá trị (thường quy ra tiền) của tất cả các nguồn lực cần thiết tạo ra của một loại hàng hóa, dịch vụ hay hoạt động đó [11]

Có rất nhiều cách phân loại chi phí khác nhau Trong đó, phân loại theo nguồn gốc chi tiêu là cách phân loại thường được sử dụng để tính chi phí của một dịch vụ y tế

Chi phí trực tiếp (Direct cost) là các chi phí liên quan trực tiếp đến việc sản xuất hàng hóa, dịch vụ Trong lĩnh vực y tế, chi phí này là những phát sinh cho hệ thống y tế, cho cộng đồng và cho gia đình người bệnh trong giải quyết trực tiếp bệnh tật, chia làm 2 loại:

- Chi phí trực tiếp cho y tế: là những chi phí liên hệ trực tiếp đến việc chăm sóc sức khỏe như chi phí cho phòng bệnh, cho điều trị, chăm sóc và phục hồi chức năng

- Chi phí trực tiếp không cho y tế: là những chi phí không liên quan đến khám chữa bệnh nhưng có liên quan đến quá trình khám chữa bệnh như chi phí đi lại, ở trọ, ăn uống

- Chi phí gián tiếp bao gồm những mất mát của xã hội (được quy ra tiền) có liên quan đến bệnh tật bao gồm mất năng suất lao động do bị bệnh tật (giảm khả năng đóng góp cho xã hội) hoặc mất đóng góp cho xã hội do tử vong sớm

- Chi phí vô hình bao gồm những mất mát liên quan đến sự kỳ thị, đau đớn, lo sợ, giảm sút chất lượng cuộc sống của người bệnh và gia đình, mất thời gian nghỉ ngơi Trên thực tế, các chi phí này thường ít được xem xét đến trong đánh giá kinh tế gánh nặng của bệnh tật vì mang tính chủ quan cao và phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố văn hóa Đánh giá kinh tế y tế ngày càng thể hiện vai trò quan trọng trong kinh tế học, đặc biệt trong lĩnh vực y tế Thật vậy, sức khỏe là yếu tố vô cùng quan trọng đối với mỗi cá nhân và toàn xã hội, và chăm sóc y tế là một trong các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng bệnh tật, tác động gây ra do bệnh tật cũng như chất lượng cuộc sống và khả năng sống còn của mỗi người Thị trường y tế vô cùng rộng lớn

Do đó hiệu quả hoạt động đánh giá trên khía cạnh kinh tế của hệ thống y tế được cho rằng có mối liên hệ mật thiết với sự phát triển kinh tế nói chung của mỗi quốc gia và người dân của quốc gia đó [2]

Phương pháp phân tích chi phí bệnh tật - Cost of illness (COI) đánh giá nguồn lực đã sử dụng cho phòng ngừa, điều trị, mất mát do bệnh tật và tử vong, từ đó sẽ xác định tổng chi phí gây ra bởi bệnh tật hay tử vong Các chi phí của phương pháp này thường được tóm lược trong 2 loại là chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp

Nghiên cứu COI của ĐTĐ típ 2 có thể áp dụng phương pháp ước tính chi phí từ trên xuống (top-down, gross, average costing) hoặc từ dưới lên (bottom-up, micro costing, ingredient) hay kết hợp cả hai

- Phương pháp từ dưới lên: được tiến hành thông qua các bước

(1) Xác định các loại nguồn lực cần thiết;

(2) Xác định số lượng đơn vị từng loại nguồn lực;

(3) Xác định chi phí đơn vị từng nguồn lực;

(4) Xác định chi phí từng loại nguồn lực;

(5) Xác định chi phí chung

Phương pháp từ dưới lên sẽ giúp việc ước tính chi phí chính xác hơn nhưng thường phức tạp và tốn thời gian hơn

- Phương pháp từ trên xuống: được tiến hành thông qua các bước:

(1) Xác định tổng chi phí

(2) Số lượng đơn vị sản phẩm/dịch vụ;

(3) Xác định chi phí trung bình

Phương pháp từ trên xuống đơn giản, tốn ít thời gian nhưng ít chính xác hơn phương pháp từ dưới lên

Quan điểm chi phí (cost perspective) đề cập đến người, cơ quan, tổ chức, hệ thống chịu trách nhiệm các khoản chi phí của hàng hóa, dịch vụ, hoạt động (Ai phải chỉ trả?) Quan điểm chi phí giúp xác định được chi phí nào cần được tính toán [1] Vì vậy, các nghiên cứu COI cho các bệnh giống nhau có thể cho các loại kết quả khác nhau Những quan điểm này có thể là quan điểm xã hội, cơ sở chăm sóc sức khỏe, cơ quan chỉ trả thứ ba, doanh nghiệp, Chính phủ và người bệnh

Có hai loại nghiên cứu COI là dựa trên tỷ lệ mắc hoặc dựa trên tỷ lệ hiện mắc, tùy thuộc vào dữ liệu sử dụng Phương pháp tỷ lệ hiện mắc ước tính gánh nặng kinh tế của một bệnh trong một khoảng thời gian cụ thể, thường là sáu tháng đến một năm Ngược lại, phương pháp dựa trên tỷ lệ mắc dựa trên số ca bệnh mới phát sinh trong một khoảng thời gian được xác định trước và ước tính chi phí suốt đời từ khi khởi phát cho đến khi được chữa khỏi hoặc bệnh nhân tử vong Phương pháp phổ biến hơn cả là phương pháp dựa trên tỷ lệ hiện mắc Như vậy, đối với một bệnh cấp tính chỉ có chi phí trong vòng một năm, nghiên cứu dựa trên tỷ lệ mới mắc hay tỷ lệ hiện mắc đều cho kết quả như nhau Đối với các bệnh mạn tính, các nghiên cứu dựa trên tỷ lệ mới mắc thường cho kết quả thấp hơn một chút so với tỷ lệ hiện mắc do việc chiết khấu làm giảm giá trị đồng tiền trong tương lai [28]

1.2.2 Gánh nặng chi phí liên quan tới ĐTĐ típ 2

1.2.2.1 Cơ cấu chi phí theo các nghiên cứu trên thế giới

Trước những năm 2000, trên thế giới không có nhiều nghiên cứu liên quan đến gánh nặng bệnh tật của ĐTĐ típ 2 Cho đến một thập kỷ trở lại đây, ngày càng có nhiều nghiên cứu chỉ ra gánh nặng kinh tế gây ra bởi ĐTĐ típ 2 cho không chỉ người bệnh mà còn ảnh hưởng đến cả xã hội

Nghiên cứu tổng quan hệ thống xem xét các bài báo về chi phí bệnh tật của ĐTĐ típ 2 ở đối tượng người trưởng thành ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình thấp đến tháng 9 năm 2018 cho kết quả: chi phí trung bình hàng năm (cả trực tiếp và gián tiếp) cho mỗi người bệnh điều trị ĐTĐ típ 2 dao động từ 29,91 USD đến 237,38 USD Trong đó, chi phí trực tiếp dao động từ 106,53 USD đến 293,79 USD và chi phí gián tiếp dao động từ 1,92 USD đến 73 USD cho mỗi người mỗi năm Các yếu tố có liên quan đến chi phí trực tiếp bao gồm tuổi, trình độ học vấn, thu nhập, số lượng biến chứng, thời gian mắc ĐTĐ và số lần nhập viện [23]

Một nghiên cứu tổng quan cũng được thực hiện ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình, chủ yếu ở châu Á và châu Mỹ Latin, sử dụng cách thức phân loại chi phí khác cho thấy chi phí cho mỗi lần khám bệnh ngoại trú dao động từ dưới 5 USD đến hơn 40 USD (trung vị: 7 USD), chi phí điều trị nội trú hàng năm khoảng 10 USD đến hơn 1000 USD (trung vị: 290 USD), chi phí cho các xét nghiệm cận lâm sàng dao động từ dưới 5 USD đến hơn 100 USD (trung vị: 25 USD) và chi phí thuốc hàng năm khoảng 15 USD đến hơn 500 USD (trung vị:

Đôi nét về Bệnh viện Quận 11

Bệnh viện Quận 11 được thành lập vào tháng 07/2007 theo Quyết định 102/2007/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh Tọa lạc tại trung tâm Quận 11, bệnh viện là cung cấp dịch vụ chăm sóc toàn diện cho người dân sống tại Thành phố Hồ Chí Minh và các khu vực lân cận Bệnh viện quận 11 là bệnh viện đa khoa hạng 2 với quy mô 250 giường bệnh Đội ngũ nhân viên, bác sĩ, y tá gồm 607 người, Bệnh viện quận 11 cung cấp các dịch vụ chăm sóc y tế tại 10 chuyên khoa, được thễ hiện trong bảng sau:

Bảng 1.1 Cơ cấu nhân sự tại Bệnh viện Quận 11

STT Trình độ chuyên môn Số lượng Tỷ lệ (%)

1 Tiến sĩ, bác sĩ chuyên khoa II 5 0,82

2 Thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa I 59 9,72

4 Dược sĩ chuyên khoa II 1 0,16

II Khối văn phòng, hỗ trợ 143 23,56

Trong năm 2022, Bệnh viện đã đón 458.266 lượt khám chữa bệnh ngoại trú và mô hình bệnh tật ngoại trú tại Bệnh viện được thể hiện như sau:

Bảng 1.2 Phân bố các bệnh ngoại trú thường gặp tại Bệnh viện

STT TÊN BỆNH TỈ LỆ (%)

2 Bệnh do tiếp xúc với dịch vụ y tế vì những lý do khác 14.44

3 Viêm cấp đường hô hấp trên khác 4.11

6 Viêm họng và viêm amidan cấp 2.34

7 Viêm khớp dạng thấp và viêm khớp khác 1.91

10 Người có nguy cơ liên quan đến bệnh truyền nhiễm 1.15

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng, thời gian, địa điểm nghiên cứu

Bệnh nhân ĐTĐ típ 2 có BHYT điều trị và quản lý ngoại trú tại Bệnh viện Quận 11 từ ngày 01/01/2023 đến ngày 30/11/2023

Bệnh viện Quận 11, số 72 Đường số 5, Cư xá Bình Thới, Phường 8, Quận

11, Thành phố Hồ Chí Minh.

Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu mô tả cắt ngang, sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp bệnh nhân và hồi cứu bệnh án, bảng kê chi phí điều trị ngoại trú trong năm 2023 2.2.2 Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu (nếu có)

Trong đó: n là số bệnh án cần nghiên cứu

Z là hệ số tin cậy (chọn α =0,05 thì Z=1,96) s là độ lệch chuẩn (chọn s = 244,947 theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thanh Hùng năm 2021) [12]

X̅ là giá trị trung bình (chọn X̅ = 562,959 theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thanh Hùng năm 2021) [12] Ɛ là khoảng sai lệch tương đối mong muốn ( lấy Ɛ = 0,1)

Lấy dư 1%, số BN cần phải khảo sát: 200 bệnh nhân

Phương pháp chọn mẫu: chọn mẫu thuận tiện

Nghiên cứu được thực hiện trên 200 bệnh nhân ngoại trú có BHYT và đang sử dụng thuốc điều trị ĐTĐ tại Khu cấp phát thuốc Ngoại trú BHYT - Bệnh viện Quận 11-Thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 9 và tháng 10 năm 2023

Bảng 2.1 Đặc điểm nhân khẩu học của mẫu nghiên cứu

BN Tỷ lệ (%) Số lượng

BN Tỷ lệ (%) Số lượng

Trong 200 bệnh nhân đưa vào mẫu nghiên cứu:

- Số lượng bệnh nhân nữ là 118 người tương ứng 59%, nam là 82 người ứng với 41% Độ tuổi trung bình là 61,03±10,02 Chiếm tỷ lệ cao nhất là nhóm từ 60-69 tuổi chiếm 41% Thấp nhất là trên 80 tuổi chiếm 3%

Bảng 2.2 Đặc điểm về bệnh của mẫu nghiên cứu

Thời gian mắc bệnh ĐTĐ típ 2

1-5 năm 5-10 năm 10-15 năm 15-20 năm Tổng cộng

Phương pháp điều trị Thuốc uống 3 1,7 65 35,9 107 59,1 6 3,3 181 90,5

Số lần khám trong năm theo chỉ định của Bác sĩ

- Thời gian mắc bệnh trung bình là 8,94±4,62 năm Nhóm mắc bệnh từ 10-15 năm chiếm tỷ lệ cao nhất 59%

- Đa số bệnh nhân trong nghiên cứu mắc kèm theo cả THA và RLLM chiếm 66,4%

Số bệnh nhân không mắc bệnh kèm theo chỉ đạt 6,3%, hoàn toàn thuộc nhóm mắc từ 1

- Số bệnh nhân không có biến chứng là 105 chiếm 52,5%, tập trung ở nhóm bệnh nhân có thời gian mắc bệnh 10-15 năm (62,9%) Nhóm có 1 – 2 biến chứng chiếm 16%, còn lại là nhóm từ 3 biến chứng trở lên (2,5%) Bệnh nhân có 1 – 2 biến chứng và có 3 biến chứng trở lên tập trung ở nhóm có thời gian mắc bệnh 10-15 năm (lần lượt đạt 62,5% và 60%)

- Số bệnh nhân sử dụng thuốc uống là 181 tương đương 83,6% Thấp nhất là nhóm bệnh nhân sử dụng Insulin (4,5%)

- Số lần khám trong năm chiếm tỷ lệ lớn nhất là trên 9 lần/năm đạt 48,1%, từ 1 đến

3 lần/ năm là thấp nhất chiếm 3,6%

2.2.3 Phương pháp thu thập số liệu

Nghiên cứu sử dụng kỹ thuật thu thập số liệu là sử dụng tài liệu có sẵn, dựa trên hồ sơ bệnh án theo dõi quá trình điều trị ngoại trú của bệnh nhân và bảng kê chi phí điều trị ngoại trú của bệnh nhân trong mỗi lần bệnh nhân đến khám định kỳ

Bảng 2.3 Biến số nghiên cứu STT

Biến nghiên cứu Định nghĩa/giải thích Phân loại biến Kỹ thuật thu thập

Mục tiêu 1: Mô tả cơ cấu chi phí trực tiếp điều trị liên quan đến của bệnh nhân ĐTĐ típ 2 có bảo hiểm y tế được quản lý ngoại trú tại Bệnh viện Quận 11

Chi phí trực tiếp cho y tế

Chi phí khám bệnh, xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh và thăm dò chức năng ; chi phí thuốc được cấp phát BHYT của bệnh nhân trong những lần bệnh nhân đi khám ngoại trú trong năm 2023

- Chi phí chẩn đoán hình ảnh và thăm dò chức năng

- Chí phí thuốc cấp BHYT

Biến nghiên cứu Định nghĩa/giải thích Phân loại biến Kỹ thuật thu thập

Chi phí trực tiếp ngoài y tế

Chi phí đi lại, ăn uống của bệnh nhân và người đi cùng bệnh nhân trong những lần bệnh nhân đi khám ngoại trú trong năm

Mục tiêu 2: Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến chi phí điều trị liên quan đến ĐTĐ típ 2 tại Bệnh viện Quận 11 năm 2023

Tuổi của BN được tính bằng năm nghiên cứu trừ đi năm sinh của BN

Phân loại Tài liệu có sẵn

Giới tính của BN (Nam/nữ)

Biến phân loại Nam ; Nữ

Các bệnh khác (ngoài bệnh ĐTĐ típ 2) được ghi nhận trong quá trình điều trị ngoại trú của BN

Biến phân loại Không THA không RLLM ; THA ; RLLM ; THA và RLLM

Thời gian tính bằng năm kể từ khi bệnh nhân có chẩn đoán xác định mắc bệnh đến thời điểm nghiên cứu

Số lượng biến chứng ghi nhận trong quá trình điều trị ngoại trú của BN

Biến phân loại Không có biến chứng ;

Có 1 hoặc 2 biến chứng ; có ít nhất 3 biến chứng (gộp chung là có biến chứng)

Phương pháp điều trị ĐTĐ típ 2 được sử dụng cho BN

Số lần khám ngoại trú

Số lần BN đến khám ngoại trú trong năm 2023 Biến dạng số (lần) Sử dụng tài liệu có sẵn

2.2.5 Xử lý và phân tích số liệu

- Số liệu thu thập được nhập và lưu trữ vào phần mềm Excel

- Rà soát số liệu nhiều lần trong quá trình nhập từ bản ghi tay vào phần mềm máy tính Kiểm tra độ chính xác giá trị của biến dạng số Số liệu về chi phí trực tiếp được tính dựa trên chi phí trực tiếp bệnh nhân điều trị ngoại trú

- Các kết quả được trình bày dưới dạng bảng, biểu đồ

2.2.5.2.Phân tích số liệu Đề tài sử dụng các phương pháp phân tích số liệu bằng thống kê mô tả và thống kê phân tích

* Phương pháp thống kê mô tả

- Phương pháp tỷ trọng là phương pháp tính tỷ lệ phần trăm của giá trị số liệu của một hoặc một nhóm đối tượng nghiên cứu so với tổng số

- Tỷ lệ % BN theo các phân loại = x100%

Chi phí điều trị ngoại trú bệnh đái tháo đường tuýp 2 trung bình hàng năm của một bệnh nhân sẽ bao gồm chi phí trực tiếp cho hoạt động y tế trong năm và chi phí trực tiếp ngoài hoạt động y tế trong năm Trong đó, chi phí trực tiếp cho hoạt động y tế bao gồm các khoản như khám bệnh, xét nghiệm, thuốc men, còn chi phí trực tiếp ngoài hoạt động y tế bao gồm chế độ ăn uống, tập luyện và đi lại Tổng hợp các chi phí này sẽ giúp ước tính được chi phí toàn diện cho việc điều trị đái tháo đường tuýp 2 ngoại trú trong một năm.

Chi phí trực tiếp cho y tế trong 1 năm = Chi phí khám bệnh + Chi phí xét nghiệm + Chi phí CĐHA, TDCN + Chi phí thuốc + Chi phí mua thuốc, TPCN ngoài BHYT trong tất cả các lần bệnh nhân đi khám ngoại trú

Chi phí trực tiếp ngoài y tế = (Chi phí đi lại của bệnh nhân và người đi cùng bệnh nhân trung bình trong một lần + Chi phí ăn uống của bệnh nhân và người đi cùng bệnh nhân trung bình trong một lần) x Tổng số lần bệnh nhân đó đi khám trong năm 2023

Sử dụng tần số và tỷ lệ phần trăm để mô tả các biến định tính: nhóm tuổi, giới tính, thời gian mắc ĐTĐ, biến chứng, số lần khám ngoại trú và phương pháp điều trị

Sử dụng trung bình và độ lệch chuẩn cho các biến định lượng: tuổi, thời gian mắc ĐTĐ, số lần khám ngoại trú

Trung vị (Median) là giá trị ở giữa sau khi sắp xếp tất cả các giá trị theo một thứ tự nhất định khi dữ liệu là một số lẻ các giá trị Đối với số lượng giá trị chẵn thì trung vị là giá trị trung bình cộng của 2 giá trị ở giữa sau khi sắp xếp các giá trị.Phương pháp so sánh giữa các nhóm bệnh nhân:

Kiểm định Mann Whitney là một loại kiểm định phi tham số được sử dụng nhằm mục đích so sánh hai nhóm độc lập liệu có sự khác biệt trong biến phụ thuộc hay không khi biến phụ thuộc là liên tục hoặc thứ tự Điều kiện để áp dụng:

+ Biến phụ thuộc được đo lường ít nhất ở mức thứ tự hoặc liên tục

+ Biến độc lập bao gồm 2 nhóm phân loại độc lập với nhau

+ Các quan sát là độc lập: không có bất kỳ mối quan hệ nào giữa các quan sát trong mỗi nhóm hay giữa các nhóm với nhau

+ Hai biến không được phân phối chuẩn

KẾT QUẢ

Mô tả cơ cấu chi phí trực tiếp điều trị bệnh đái tháo đường típ 2 của bệnh nhân điều trị ngoại trú có BHYT tại Bệnh viện Quận 11 năm 2023

3.1.1 Số lượt điều trị ngoại trú trong năm

Bảng 3.1 Số lượt điều trị ngoại trú năm 2023

Số lượt điều trị ngoại trú

Nghiên cứu thực hiện trên 200 bệnh nhân điều trị ĐTĐ típ 2 ngoại trú tại Bệnh viện Quận 11, tương ứng với tổng số lượt điều trị là 4056 lượt, trung bình một bệnh nhân ĐTĐ típ 2 ngoại trú đi khám 20,16 ±10,6 lần/năm Trong đó số lượt điều trị ngoại trú phổ biến nhất trong năm là 13-24 lần đạt 46% số bệnh nhân, ít nhất là 0,05) Số lượt điều trị ngoại trú phổ biến nhất đều là từ 13-24 lần ở cả 2 nhóm Nam và ở nhóm Nữ

3.1.2 Chi phí trực tiếp trung bình năm cho 1 bệnh nhân

Tổng chi phí trực tiếp điều trị ĐTĐ típ 2 năm 2023 của 200 bệnh nhân đưa vào nghiên cứu là 1.725.482.948 đồng Trong đó, chi phí trung bình cho mỗi bệnh nhân là 8.627.415 đồng

Bảng 3.2 Chi phí trực tiếp trung bình cho 1 bệnh nhân năm 2023

TT Nội dung Chi phí (VNĐ)

Trung bình mỗi bệnh nhân (VNĐ)

1 Chi phí trực tiếp cho y tế 1.686.857.948 8.434.290 97,8

2 Chi phí trực tiếp ngoài y tế 38.625.000 351.136 2,2

Tổng chi phí trực tiếp 1.725.482.948 8.627.415 100

Chi phí y tế trực tiếp chiếm phần lớn cơ cấu chi phí, trung bình 8.627.415 đồng/bệnh nhân, tương ứng 97,8% tổng chi phí Ngược lại, chi phí trực tiếp ngoài y tế chỉ chiếm 2,2%, tương đương 351.136 đồng.

3.1.3 Chi phí trực tiếp trung bình một lượt khám bệnh

Bảng 3.3 Chi phí trực tiếp trung bình cho 1 lượt khám năm 2023

TT Nội dung Chi phí

Trung bình mỗi lượt khám (VNĐ)

1 Chi phí trực tiếp cho y tế 1.686.857.948 415.892 97,8

2 Chi phí trực tiếp ngoài y tế 38.625.000 9.523 2,2

Tổng chi phí trực tiếp 1.725.482.948 425.425 100

Nghiên cứu ghi nhận 4.056 lượt khám của 200 bệnh nhân trong năm 2023 Mỗi lượt khám tốn chi phí trực tiếp là 425.425 đồng; trong đó có 415.892 đồng là chi phí cho y tế và 9.523 đồng ngoài y tế

3.1.4 Cơ cấu chi phí trực tiếp cho y tế điều trị bệnh đái tháo đường típ 2 ngoại trú

Chi phí trực tiếp cho y tế liên quan đến ĐTĐ típ 2 bao gồm chi phí khám bệnh, chi phí xét nghiệm, chi phí CĐHA, TDCN, chi phí thuốc Phần lớn được BHYT chi trả, còn lại được bệnh nhân tự túc chi trả

Trong cơ cấu tổng chi phí trực tiếp cho y tế điều trị bệnh nhân ĐTĐ típ 2 ngoại trú, chi phí mua thuốc BHYT chiếm tỷ trọng cao nhất (83,01%) tương đương với 1.400.248.948 đồng, là gánh nặng kinh tế lớn nhất đối với bệnh nhân và gia đình bệnh nhân Chi phí thuốc, khám bệnh chiếm tỷ trọng cao thứ hai trong cơ cấu tổng chi phí trực tiếp cho y tế (8,48%, tương đương với 142.964.100 đồng) Tiếp đến là chi phí xét nghiệm (6,4%) Chi phí CĐHA, TDCN là thấp nhất chiếm lần lượt 2,11% thuốc, TPCN ngoài BHYT là 0% do nhiều nguyên do

Bảng 3.4 Cơ cấu các chi phí trực tiếp liên quan đến y tế điều trị ĐTĐ típ 2 ngoại trú trong năm 2023

STT Nội dung Chi phí

Trung bình mỗi bệnh nhân (VNĐ)

Hình 3.1 Cơ cấu các chi phí trực tiếp liên quan đến y tế điều trị ĐTĐ típ 2 ngoại trú trong năm 2023 (theo nguồn chi trả)

Quỹ BHYT chi trả BN tự chi trả

Trong các chi phí trực tiếp liên quan đến y tế, quỹ BHYT thanh toán 86% gấp gần 4 lần chi phí bệnh nhân tự túc chi trả (14%)

Bảng 3.5 Cơ cấu chi phí thuốc được cấp phát theo phạm vi thanh toán của BHYT theo nhóm thuốc

STT Nhóm thuốc Chi phí

1 Thuốc điều trị ĐTĐ típ 2 788.340.158 56,3

4 Thuốc dự phòng huyết khối 30.805.477 2,2

5 Các thuốc điều trị bệnh khác 22.403.983 1,6

Trong tổng chi phí thuốc BHYT, thuốc điều trị ĐTĐ típ 2 chiếm tỷ lệ cao nhất, đạt 56,3% Các thuốc điều trị bệnh mắc kèm phổ biến là THA và rối loạn Lipid máu chiếm tỷ lệ cao, lần lượt là 30,8% và 9,1% Thuốc dự phòng huyết khối cũng được sử dụng nhiều tuy nhiên do giá thành thấp nên chi phí cho nhóm thuốc này không cao (2,2%) Các nhóm thuốc khác chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ (1,6%)

Bảng 3.6 Cơ cấu chi phí thuốc hạ đường huyết được cấp cho bệnh nhân ngoại trú BHYT

STT Nhóm thuốc Chi phí (VNĐ) Tỷ lệ

1 Nhóm Biguanide + Nhóm ức chế enzyme DPP-4

3 Thuốc ức chế kênh đồng vận chuyển

4 Nhóm ức chế enzyme alpha glucosidase

5 Nhóm ức chế enzyme DPP-4

7 Nhóm ức chế enzyme DPP-4

Trong 9 nhóm thuốc hạ đường huyết được đưa vào danh mục thuốc cấp phát cho bệnh nhân ngoại trú BHYT tại Bệnh viện Quận 11, có 1 nhóm thuốc tiêm là Insulin Các nhóm thuốc đường uống có chi phí gấp hơn 4 lần đường tiêm, trong đó Nhóm sulfonylurea + Biguanide (29,5%) được sử dụng nhiều nhất

3.1.5 Cơ cấu chi phí trực tiếp ngoài y tế điều trị bệnh đái tháo đường típ 2 ngoại trú

Chi phí trực tiếp ngoài y tế liên quan đến ĐTĐ típ 2 là 38.625.000 đồng bao gồm chi phí đi lại, ăn uống của bệnh nhân và người đi cùng bệnh nhân Bệnh nhân được hỏi cho biết họ đi khám bằng các loại phương tiện sau: phương tiện cá nhân (xe máy, xe đạp ), xe ôm hoặc taxi với tổng chi phí đi lại của bệnh nhân ĐTĐ típ

2 trong năm 2023 là 16.040.000 đồng, chiếm 41,5% tổng chi phí trực tiếp ngoài y tế Chi phí ăn uống không chênh nhiều so với chi phí đi lại chiếm 47,5 % (18.340.000 đồng), trung bình mỗi bệnh nhân đi khám tốn 166.727,3 đồng tiền ăn

Bảng 3.7 Cơ cấu các chi phí trực tiếp ngoài y tế liên quan đến ĐTĐ típ 2 ngoại trú trong năm 2023

Trung bình mỗi bệnh nhân (VNĐ)

1 Chi phí đi lại của bệnh nhân 16.040.000 145.818 134.873 41,5

2 Chi phí ăn uống của bệnh nhân 18.340.000 166.727 176.283 47,5

3 Chi phí người đi cùng bệnh nhân 4.245.000 38.590 40.046 11,0

Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng tới chi phí trực tiếp của bệnh nhân điều trị ĐTĐ típ 2 điều trị ngoại trú có BHYT tại Bệnh viện 11 năm 2023

3.2.1 Chi phí y tế trực tiếp cho điều trị ngoại trú của các nhóm bệnh nhân

Bảng 3.8 Chi phí theo các nhóm bệnh nhân Đặc điểm Nhóm Trung bình

- Chi phí trực tiếp cho y tế của nhóm nam là 5.595.733±1.954.215 cao hơn so với nhóm nữ đạt 5.064.717±1.961.661 nhưng khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05

- Chi phí trực tiếp cho y tế trung bình tăng dần theo tuổi Thấp nhất là nhóm

0,05

- Chi phí trực tiếp cho y tế tăng dần theo số năm mắc bệnh, cụ thể thấp nhất là nhóm 0-5 năm đạt 7.754.423±8.569.082; nhóm 5-10 năm và 10-15 năm lần lượt đạt 8.712.097±4.401.759 và 9,283,870.17±7.799.214; cao nhất là 15-20 năm (11.170.034±3.572.678) Tuy nhiên sự khác biệt giữa các nhóm là không có ý nghĩa thống kê p > 0,05

- Không có sự khác biệt trong bệnhh mắc kèm đến chi phí trực tiếp cho y tế với p < 0,05 Cụ thể, không bệnh mắc kèm là 8.675.954 ± 1.435.137 có THA và RLLM lần lượt là 8.675.954 ± 14.357.137 và 8.675.954 ± 14.357.137 nhóm mắc kèm cả hai bệnh cao nhất đạt 9.041.245± 4.518.151

- Biến chứng ảnh hưởng có ý nghĩa đến chi phí trực tiếp cho y tế với p < 0,05 Trong đó nhóm có biến chứng là 8.082.348 ±4.254.332 cao hơn nhóm không biến chứng đạt 5.048.707±3.241.504

Sự khác biệt trong phương pháp điều trị ảnh hưởng đáng kể đến chi phí y tế trực tiếp (p < 0,05) Chi phí y tế trực tiếp của nhóm không sử dụng insulin là 10.900.758 ± 4.294.648 VNĐ, trong khi chi phí của nhóm sử dụng insulin là 761.953±4.055.197 VNĐ.

3.2.2 Chi phí trực tiếp ngoài y tế cho điều trị ngoại trú của các nhóm bệnh nhân

Bảng 3.9 Chi phí trực tiếp ngoài y tế cho điều trị ngoại trú của các nhóm bệnh nhân Đặc điểm Nhóm Trung bình

36 Đặc điểm Nhóm Trung bình

- Chi phí trực tiếp ngoài y tế của nhóm nam là 388.500 cao hơn với nhóm nữ đạt 323.437±191.916 với p < 0,05

- Yếu tố nhóm tuổi ảnh hưởng không có ý nghĩa đến hi phí trực tiếp ngoài y tế với p > 0,05 Thấp nhất là nhóm 50 – 59 đạt 308.347.8±116.083 Cao nhất là nhóm bệnh nhân trên 80 tuổi (470.250±201.610)

- Chi phí trực tiếp ngoài y tế tăng dần theo số năm mắc bệnh, cụ thể thấp nhất là nhóm 0-5 năm đạt 283.166 ± 147,209; nhóm 5-10 năm và 10-15 năm lần lượt đạt 335.685±119,801 và 366.028 ± 167.834; cao nhất là 15-20 năm (551.600±268.446) Sự ảnh hưởng của thời gian mắc bệnh đến chi phí trực tiếp ngoài y tế có ý nghĩa thống kê với p < 0,05

- Chi phí trực tiếp ngoài y tế không khác biệt giữa các nhóm bệnh mắc kèm (p>0,05) cụ thể, không bệnh mắc kèm là 269.421 ± 112.356 có THA và RLLM lần lượt là 279.520 ± 132.697 và 352.215 ± 169.813 nhóm mắc kèm cả hai bệnh cao nhất đạt 381.200 ± 142.036

- Biến chứng ảnh hưởng có ý nghĩa đến chi phí trực tiếp ngoài y tế với p < 0,05 Trong đó nhóm có biến chứng là 405.039 ± 201.895 cao hơn nhóm không biến chứng đạt 303.627 ± 128.643

- Không có sự khác biệt trong phương pháp điều trị ảnh hưởng đến chi phí trực tiếp ngoài y tế với p < 0,05 Không sử dụng Insulin đạt 351.521 ± 181.000 tương đương với có sử dụng (346.166 ± 132.305)

3.2.3 Mô hình hồi quy tuyến tính phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến chi phí y tế trực tiếp cho bệnh đái tháo đường típ 2 ngoại trú

Mô hình hồi quy tuyến tính với biến phụ thuộc là các chi phí y tế trực tiếp cho ĐTĐ típ 2, các biến độc lập là tuổi, giới tính, biến chứng và phương pháp điều trị

Thông qua phương pháp kiểm định cho chúng ta mô hình hồi quy là phù hợp Giá trị R bình phương hiệu chỉnh bằng 0.116 cho thấy các biến độc lập đưa vào phân tích hồi quy ảnh hưởng 11,6 % sự biến thiên của biến phụ thuộc, còn lại là do các biến ngoài mô hình và sai số ngẫu nhiên

Ta thấy được Phương pháp điều trị và Biến chứng là các yếu tố ảnh hưởng nhiều đến chi phí

Kết quả phân tích hồi quy đơn biến cho thấy yếu tố phương pháp điều trị có ảnh hưởng nhiều nhất đến chi phí điều trị Sự thay đổi của phương pháp điều trị giải thích được 11.6% sự thay đổi của chi phí điều trị với R2 là 0,116 và p < 0,001 Bệnh nhân cứ thay đổi 1 phương pháp điều trị thì chi phí y tế trực tiếp tăng lên 1.570.085 đồng Ảnh hưởng của giới tính là thấp nhất, gần như không thay đổi được chi phí trực tiếp Các yếu tố trong nghiên cứu giải thích được 11.6% sự thay đổi trong chi phí trực tiếp với R2 là 0.116

Chi phí sẽ tăng khi các yếu tố liên quan tăng dần lên

Phân tích đơn biến cũng cho ra kết quả tương tự với yếu tố biến chứng và phương pháp điều trị mắc bệnh ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê tới chi phí trực tiếp với p

Ngày đăng: 28/09/2024, 10:03

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Quỳnh Anh (2019), Giáo trình đánh giá kinh tế y tế cơ bản, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình đánh giá kinh tế y tế cơ bản
Tác giả: Nguyễn Quỳnh Anh
Nhà XB: Nhà xuất bản Y học
Năm: 2019
2. Nguyễn Quỳnh Anh (2019), Giáo trình Đại cương về kinh tế học và kinh tế y tế, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Đại cương về kinh tế học và kinh tế y tế
Tác giả: Nguyễn Quỳnh Anh
Nhà XB: Nhà xuất bản Y học
Năm: 2019
3. Tạ Văn Bình (2007), Để phòng chống bệnh đái tháo đường và biến chứng, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Để phòng chống bệnh đái tháo đường và biến chứng
Tác giả: Tạ Văn Bình
Nhà XB: Nhà xuất bản Y học
Năm: 2007
4. Tạ Văn Bình và cộng sự (2003), Dịch tễ học bệnh đái tháo đường, các yếu tố nguy cơ và các vấn đề liên quan đến quản lý bệnh đái tháo đường tại khu vực nội thành 4 thành phố lớn, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dịch tễ học bệnh đái tháo đường, các yếu tố nguy cơ và các vấn đề liên quan đến quản lý bệnh đái tháo đường tại khu vực nội thành 4 thành phố lớn
Tác giả: Tạ Văn Bình và cộng sự
Nhà XB: Nhà xuất bản Y học
Năm: 2003
5. Tạ Văn Bình (2007), Người bệnh đái tháo đường cần biết, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Người bệnh đái tháo đường cần biết
Tác giả: Tạ Văn Bình
Nhà XB: Nhà xuất bản Y học
Năm: 2007
7. Bộ Y tế (2016), Báo cáo quốc gia về các yếu tố nguy cơ của bệnh không lấy nhiễm tại Việt Nam năm 2015, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo quốc gia về các yếu tố nguy cơ của bệnh không lấy nhiễm tại Việt Nam năm 2015
Tác giả: Bộ Y tế
Năm: 2016
8. Bộ Y tế (2020), Quyết định số 5481/QĐ-BYT về việc ban hành tài liệu chuyên môn “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị đái tháo đường típ 2” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số 5481/QĐ-BYT về việc ban hành tài liệu chuyên môn “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị đái tháo đường típ 2
Tác giả: Bộ Y tế
Năm: 2020
9. Nguyễn Hữu Châu và cộng sự (2010), “Nghiên cứu tình hình bệnh đái tháo đường ở đối tượng từ 30 tuổi trở lên tại thành phố Nha trang tỉnh Khánh Hòa năm 2010”, Y học thực hành; 929 - 930: 59-62 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu tình hình bệnh đái tháo đường ở đối tượng từ 30 tuổi trở lên tại thành phố Nha trang tỉnh Khánh Hòa năm 2010”," Y học thực hành
Tác giả: Nguyễn Hữu Châu và cộng sự
Năm: 2010
10. Đỗ Văn Doanh, Nguyễn Hồng Hạnh, Định Thị Thu (2019), "Thực trạng tuân thủ điều trị của người bệnh đái tháo đường típ 2 ngoại trú tại bệnh viện tỉnh Quảng Ninh năm 2016", Tạp chí Khoa học điều dưỡng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực trạng tuân thủ điều trị của người bệnh đái tháo đường típ 2 ngoại trú tại bệnh viện tỉnh Quảng Ninh năm 2016
Tác giả: Đỗ Văn Doanh, Nguyễn Hồng Hạnh, Định Thị Thu
Năm: 2019
11. Lê Thị Hương Giang, Hà Văn Như (2013), "Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị bệnh đái tháo đường típ 2 của người bệnh đang điều trị ngoại trú tại bệnh viện 198 năm 2013", Tạp chí Y học thực hành Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị bệnh đái tháo đường típ 2 của người bệnh đang điều trị ngoại trú tại bệnh viện 198 năm 2013
Tác giả: Lê Thị Hương Giang, Hà Văn Như
Năm: 2013
13. Thạch Thị Út Huyền, Đoàn Thị Ngọc Hân, Nguyễn Thị Minh Trang (2021), "Tuân thủ điều trị và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa Trà Vinh năm 2020", Tạp chí y học dự phòng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuân thủ điều trị và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa Trà Vinh năm 2020
Tác giả: Thạch Thị Út Huyền, Đoàn Thị Ngọc Hân, Nguyễn Thị Minh Trang
Năm: 2021
14. Vũ Thị Thanh Huyền và cộng sự (2015), “Một số đặc điểm dịch tễ học bệnh đái tháo đường tại thành phố Hà Nội năm 2014”, Tạp chí Y học Việt Nam tr 68 - 73 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số đặc điểm dịch tễ học bệnh đái tháo đường tại thành phố Hà Nội năm 2014”", Tạp chí Y học Việt Nam
Tác giả: Vũ Thị Thanh Huyền và cộng sự
Năm: 2015
15. Nguyễn Võ Ngọc Khoa (2016), “Đánh giá tình trạng tăng Glucose máu ở bệnh nhân nhồi máu não cấp”, Hội Nội tiết Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá tình trạng tăng Glucose máu ở bệnh nhân nhồi máu não cấp”
Tác giả: Nguyễn Võ Ngọc Khoa
Năm: 2016
16. Vũ Nguyên Lam và cộng sự (2004), “Điều tra dịch tễ học bệnh đái tháo đường tại thành phố Vinh năm 2000. Kỷ yếu toàn văn các đề tài khoa học – Hội nghị khoa học toàn quốc chuyên ngành nội tiết và chuyển hóa lần thứ 2”, Nhà xuất bản Y học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều tra dịch tễ học bệnh đái tháo đường tại thành phố Vinh năm 2000. Kỷ yếu toàn văn các đề tài khoa học – Hội nghị khoa học toàn quốc chuyên ngành nội tiết và chuyển hóa lần thứ 2”
Tác giả: Vũ Nguyên Lam và cộng sự
Nhà XB: Nhà xuất bản Y học
Năm: 2004
17. Nguyễn Thị Kim Loan (2018), Phân tích chi phí điều trị đái tháo đường típ 2 tại bệnh viện đa khoa Vạn Hạnh giai đoạn 2013 – 2017, Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích chi phí điều trị đái tháo đường típ 2 tại bệnh viện đa khoa Vạn Hạnh giai đoạn 2013 – 2017
Tác giả: Nguyễn Thị Kim Loan
Năm: 2018
18. Lương Thảo Nhi (2021), Phân tích chi phí điều trị liên quan đến bệnh đái tháo đường típ 2 tại bệnh viện Kiến An thành phố Hải Phòng, Luận văn thạc sỹ dược học, Đại học Dược Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích chi phí điều trị liên quan đến bệnh đái tháo đường típ 2 tại bệnh viện Kiến An thành phố Hải Phòng
Tác giả: Lương Thảo Nhi
Năm: 2021
19. Thái Hồng Quang (2016), Chẩn đoán và điều trị một số bệnh chuyển hóa và nội tiết, Nhà xuất bản Y học Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chẩn đoán và điều trị một số bệnh chuyển hóa và nội tiết
Tác giả: Thái Hồng Quang
Nhà XB: Nhà xuất bản Y học Hà Nội
Năm: 2016
20. Lê Thị Bích Thủy (2019), Phân tích chi phí điều trị liên quan đến bệnh đái tháo đường typ 2 tại Bệnh viện C Đà Nẵng, chủ biên, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích chi phí điều trị liên quan đến bệnh đái tháo đường typ 2 tại Bệnh viện C Đà Nẵng
Tác giả: Lê Thị Bích Thủy
Năm: 2019
21. Nguyễn Thị Bích Thủy, Vũ Xuân Phú, Nguyễn Quỳnh Anh (2013), "Chi phí trực tiếp cho y tế và ngoài y tế của người bệnh đái tháo đường tại khoa Nội tiết, Bệnh viện Thanh Nhàn - Hà Nội, năm 2013", Tạp chí y học thực hành 893 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chi phí trực tiếp cho y tế và ngoài y tế của người bệnh đái tháo đường tại khoa Nội tiết, Bệnh viện Thanh Nhàn - Hà Nội, năm 2013
Tác giả: Nguyễn Thị Bích Thủy, Vũ Xuân Phú, Nguyễn Quỳnh Anh
Năm: 2013
22. Nguyễn Thị Anh Thư, Phùng Đức Nhật, Tô Hoàng Linh (2021), "Chi phí điều trị nội trú của người bệnh đái tháo đường typ 2 tại Bệnh viện Quận 6 TP.HCM", Tạp chí nghiên cứu y học 142 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chi phí điều trị nội trú của người bệnh đái tháo đường typ 2 tại Bệnh viện Quận 6 TP.HCM
Tác giả: Nguyễn Thị Anh Thư, Phùng Đức Nhật, Tô Hoàng Linh
Năm: 2021

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.2. Phân bố các bệnh ngoại trú thường gặp tại Bệnh viện - phân tích chi phí trực tiếp điều trị ngoại trú bệnh nhân đái tháo đường típ 2 tại bệnh viện quận 11 thành phố hồ chí minh
Bảng 1.2. Phân bố các bệnh ngoại trú thường gặp tại Bệnh viện (Trang 28)
Bảng 1.1. Cơ cấu nhân sự tại Bệnh viện Quận 11 - phân tích chi phí trực tiếp điều trị ngoại trú bệnh nhân đái tháo đường típ 2 tại bệnh viện quận 11 thành phố hồ chí minh
Bảng 1.1. Cơ cấu nhân sự tại Bệnh viện Quận 11 (Trang 28)
Bảng 2.2. Đặc điểm về bệnh của mẫu nghiên cứu - phân tích chi phí trực tiếp điều trị ngoại trú bệnh nhân đái tháo đường típ 2 tại bệnh viện quận 11 thành phố hồ chí minh
Bảng 2.2. Đặc điểm về bệnh của mẫu nghiên cứu (Trang 30)
Bảng 2.3. Biến số nghiên cứu  STT - phân tích chi phí trực tiếp điều trị ngoại trú bệnh nhân đái tháo đường típ 2 tại bệnh viện quận 11 thành phố hồ chí minh
Bảng 2.3. Biến số nghiên cứu STT (Trang 32)
Bảng 3.1. Số lượt điều trị ngoại trú năm 2023 - phân tích chi phí trực tiếp điều trị ngoại trú bệnh nhân đái tháo đường típ 2 tại bệnh viện quận 11 thành phố hồ chí minh
Bảng 3.1. Số lượt điều trị ngoại trú năm 2023 (Trang 38)
Bảng 3.2. Chi phí trực tiếp trung bình cho 1 bệnh nhân năm 2023 - phân tích chi phí trực tiếp điều trị ngoại trú bệnh nhân đái tháo đường típ 2 tại bệnh viện quận 11 thành phố hồ chí minh
Bảng 3.2. Chi phí trực tiếp trung bình cho 1 bệnh nhân năm 2023 (Trang 39)
Bảng 3.3. Chi phí trực tiếp trung bình cho 1 lượt khám năm 2023 - phân tích chi phí trực tiếp điều trị ngoại trú bệnh nhân đái tháo đường típ 2 tại bệnh viện quận 11 thành phố hồ chí minh
Bảng 3.3. Chi phí trực tiếp trung bình cho 1 lượt khám năm 2023 (Trang 39)
Bảng 3.4. Cơ cấu các chi phí trực tiếp liên quan đến y tế điều trị ĐTĐ - phân tích chi phí trực tiếp điều trị ngoại trú bệnh nhân đái tháo đường típ 2 tại bệnh viện quận 11 thành phố hồ chí minh
Bảng 3.4. Cơ cấu các chi phí trực tiếp liên quan đến y tế điều trị ĐTĐ (Trang 40)
Bảng 3.5. Cơ cấu chi phí thuốc được cấp phát theo phạm vi thanh toán - phân tích chi phí trực tiếp điều trị ngoại trú bệnh nhân đái tháo đường típ 2 tại bệnh viện quận 11 thành phố hồ chí minh
Bảng 3.5. Cơ cấu chi phí thuốc được cấp phát theo phạm vi thanh toán (Trang 41)
Bảng 3.8. Chi phí theo các nhóm bệnh nhân  Đặc - phân tích chi phí trực tiếp điều trị ngoại trú bệnh nhân đái tháo đường típ 2 tại bệnh viện quận 11 thành phố hồ chí minh
Bảng 3.8. Chi phí theo các nhóm bệnh nhân Đặc (Trang 43)
Bảng trên cho thấy: - phân tích chi phí trực tiếp điều trị ngoại trú bệnh nhân đái tháo đường típ 2 tại bệnh viện quận 11 thành phố hồ chí minh
Bảng tr ên cho thấy: (Trang 44)
Bảng 3.9. Chi phí trực tiếp ngoài y tế cho điều trị ngoại trú của các nhóm - phân tích chi phí trực tiếp điều trị ngoại trú bệnh nhân đái tháo đường típ 2 tại bệnh viện quận 11 thành phố hồ chí minh
Bảng 3.9. Chi phí trực tiếp ngoài y tế cho điều trị ngoại trú của các nhóm (Trang 45)
Bảng trên cho thấy: - phân tích chi phí trực tiếp điều trị ngoại trú bệnh nhân đái tháo đường típ 2 tại bệnh viện quận 11 thành phố hồ chí minh
Bảng tr ên cho thấy: (Trang 46)
Bảng 3.10. Mô hình hồi quy phân tích các yếu tố liên quan đến tổng chi - phân tích chi phí trực tiếp điều trị ngoại trú bệnh nhân đái tháo đường típ 2 tại bệnh viện quận 11 thành phố hồ chí minh
Bảng 3.10. Mô hình hồi quy phân tích các yếu tố liên quan đến tổng chi (Trang 48)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN