Xây dựng giá gói thầu và giá kế hoạch trong đấu thầu thuốc: Về xây dựng giá gói thầu và giá kế hoạch theo Thông tư 15/2019/TT-BYT ngày 11 tháng 7 năm 2019 [3] của các mặt hàng cùng hoạt
TỔNG QUAN
Khái niệm đấu thầu thuốc
Luật Đấu thầu năm 2005 [1] và Luật Đấu thầu năm 2013 [2] giải thích: “Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu để ký kết và thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp; lựa chọn nhà đầu tư để ký kết và thực hiện hợp đồng dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư, dự án đầu tư có sử dụng đất trên cơ sở bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế”
Khái niệm đấu thầu thuốc chữa bệnh là “Đấu thầu thuốc chữa bệnh là quá trình lựa chọn nhà thầu để ký kết và thực hiện hợp đồng cung cấp thuốc; lựa chọn nhà đầu tư để ký kết và thực hiện hợp đồng dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư trên cơ sở bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế”
Phân nhóm trong các gói thầu mua thuốc:
Thông tư số 15/2019/TT-BYT quy định rất cụ thể về đấu thầu thuốc Trong đó có việc phân chia gói thầu và nhóm thuốc:
DMT generic phải được phân chia thành các nhóm, mỗi thuốc generic trong một nhóm thuốc là một phần của gói thầu Việc phân chia các nhóm thuốc dựa trên tiêu chí kỹ thuật và tiêu chuẩn công nghệ được cấp phép như sau:
Bảng 1.1 Tiêu chuẩn phân nhóm trong gói thầu thuốc Generic
Phân nhóm Tiêu chuẩn phân nhóm
Nhóm 1 Đáp ứng 1 trong 3 tiêu chí sau: a Thuốc sản xuất đạt EU-GMP /tương đương EU-GMP tại nước thuộc danh sách SRA b Thuốc sản xuất toàn bộ tại Việt Nam và phải đáp ứng đồng thời các tiêu chí:
- Sản xuất đạt EU-GMP /tương đương EU-GMP
- Được cơ quan quản lý dược của nước thuộc SRA cấp phép lưu hành
- Thuốc lưu hành tại Việt Nam có cùng công thức bào chế, quy trình sản xuất, tiêu chuẩn chất lượng, dược chất, tá dược c Thuốc thuộc danh mục thuốc biệt dược gốc hoặc sinh phẩm tham chiếu
Nhóm 2 Đáp ứng 1 trong 2 tiêu chí sau: a Thuốc sản xuất đạt tiêu chuẩn EU-GMP /tương đương EU-GMP b Thuốc sản xuất đạt tiêu chuẩn PIC/s-GMP tại nước là thành viên PIC/s đồng thời là thành viên ICH
Nhóm 3 Các thuốc được cấp giấy đăng ký lưu hành hoặc được cấp giấy phép nhập khẩu để lưu hành tại Việt Nam và có báo cáo nghiên cứu tương đương sinh học được Cục Quản lý Dược công bố
Nhóm 4 Các thuốc được sản xuất toàn bộ trên dây chuyền sản xuất tại Việt Nam được cơ quan quản lý dược Việt Nam đánh giá đạt nguyên tắc, tiêu chuẩn WHO-GMP
Nhóm 5 Các thuốc được cấp giấy đăng ký lưu hành hoặc được cấp giấy phép nhập khẩu để lưu hành tại Việt Nam
* Gói thầu thuốc Biệt dược gốc hoặc tương đương điều trị
Các thuốc biệt dược gốc hoặc tương đương điều trị có thể có một hoặc nhiều thuốc biệt dược gốc hoặc tương đương điều trị với thuốc biệt dược gốc hoặc sinh phẩm tham chiếu, mỗi thuốc là một phần của gói thầu Các thuốc dự thầu vào gói thầu thuốc biệt dược gốc hoặc tương đương điều trị gồm các thuốc đáp ứng đồng thời 2 tiêu chí sau: a) Thuộc danh mục thuốc biệt dược gốc, thuốc tương đương điều trị với thuốc biệt dược gốc và sinh phẩm tham chiếu do Bộ Y tế công bố, trừ thuốc biệt dược gốc thuộc danh mục thuốc áp dụng hình thức đàm phán giá do Bộ Y tế ban hành và đã được công bố kết quả đàm phán giá b) Được sản xuất toàn bộ tại các nước thuộc danh sách SRA, trừ trường hợp cơ sở đề nghị công bố chứng minh thuốc biệt dược gốc hoặc sinh phẩm tham chiếu lưu hành lần đầu tại nước không thuộc danh sách SRA hoặc sản xuất một hoặc nhiều công đoạn tại Việt Nam
Xây dựng giá gói thầu và giá kế hoạch trong đấu thầu thuốc:
Về xây dựng giá gói thầu và giá kế hoạch theo Thông tư 15/2019/TT-BYT ngày 11 tháng 7 năm 2019 [3] của các mặt hàng cùng hoạt chất, nồng độ hoặc hàm lượng, dạng bào chế tại gói thầu thuốc generic phải bảo đảm nguyên tắc sau đây:
- Giá kế hoạch Nhóm 1 không cao hơn giá kế hoạch thuốc biệt dược gốc hoặc sinh phẩm tham chiếu;
- Giá kế hoạch Nhóm 2, Nhóm 3 không cao hơn giá kế hoạch thuốc biệt dược gốc hoặc sinh phẩm tham chiếu và Nhóm 1;
- Giá kế hoạch Nhóm 4 không cao hơn giá kế hoạch thuốc biệt dược gốc hoặc sinh phẩm tham chiếu; Nhóm 1; Nhóm 2 sản xuất tại Việt Nam và Nhóm 3;
- Giá kế hoạch Nhóm 5 không cao hơn giá kế hoạch thuốc biệt dược gốc hoặc sinh phẩm tham chiếu; Nhóm 1; Nhóm 2; Nhóm 3 và Nhóm 4
Quy định về sử dụng thuốc đã trúng thầu, kí kết hợp đồng:
Thủ trưởng cơ sở y tế và nhà thầu trúng thầu chịu trách nhiệm thực hiện hợp đồng cung cấp thuốc theo đúng các quy định của pháp luật có liên quan về hợp đồng kinh tế, phải thực hiện tối thiểu 80% giá trị của từng phần trong hợp đồng đã ký kết Đối với thuốc cấp
6 cứu, thuốc giải độc, thuốc hiếm, thuốc kiểm soát đặc biệt, dịch truyền và những tình huống khác sau khi báo cáo cơ quan có thẩm quyền, cơ sở y tế bảo đảm thực hiện tối thiểu 50% giá trị của từng phần trong hợp đồng đã ký kết
Trường hợp cơ sở y tế không thực hiện tối thiểu 80% giá trị của từng phần trong hợp đồng đã ký kết thì Thủ trưởng cơ sở y tế phải báo cáo, giải trình lý do với người có thẩm quyền
Cơ sở y tế không được mua vượt số lượng thuốc của một nhóm thuốc trong kết quả lựa chọn nhà thầu nếu chưa mua hết số lượng thuốc trong các nhóm thuốc khác của cùng hoạt chất, cùng nồng độ hoặc hàm lượng, cùng dạng bào chế đã trúng thầu theo các hợp đồng đã ký
Các trường hợp sau đây được phép mua vượt nhưng số lượng không được vượt quá 20% so với số lượng của nhóm thuốc đó trong hợp đồng đã ký và không phải trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu bổ sung: a) Đã sử dụng hết số lượng thuốc của các nhóm khác có cùng hoạt chất, nồng độ hoặc hàm lượng và chỉ còn số lượng thuốc trong gói thầu thuốc biệt dược gốc hoặc tương đương điều trị; b) Các nhóm thuốc khác có cùng hoạt chất, cùng nồng độ hoặc hàm lượng đã trúng thầu nhưng buộc phải dừng cung ứng hoặc thuốc bị đình chỉ lưu hành, thuốc bị rút ra khỏi Danh mục thuốc có chứng minh tương đương sinh học sau khi đã trúng thầu; c) Nhà thầu chưa cung cấp hết số lượng thuốc của một nhóm thuốc trong hợp đồng đã ký nhưng không có khả năng cung cấp tiếp vì các lý do bất khả kháng, trong trường hợp này phải có thông báo bằng văn bản kèm theo tài liệu chứng minh [3]
Thực trạng đấu thầu mua thuốc tại Việt Nam
1.2.1 Tình hình thực hiện đấu thầu thuốc ở một số bệnh viện trong thời gian qua
Hiện nay đấu thầu tập trung là hình thức được nhiều CSYT lựa chọn để thực hiện do nhiều ưu điểm hơn về mặt thời gian, tiết kiệm chi phí phục vụ cho công tác đấu thầu, đồng thời cũng thuận lợi cho công tác quản lý, giám sát và thanh tra kiểm tra trong đấu thầu; thống nhất giá thuốc ở tất cả các CSYT làm bình ổn thị trường, giảm gánh nặng tâm lý để các CSYT tập trung vào công tác phục vụ người bệnh được tốt hơn ở các khâu khác Tại Việt Nam và với một số nước khác trên Thế giới, mua sắm thuốc ở các bệnh viện chủ yếu thông qua đấu thầu tập trung hoặc riêng lẻ tại các cơ sở y tế (CSYT), trong đó ưu tiên hình thức đấu thầu rộng rãi để khách quan và tránh lợi ích nhóm, tham nhũng,… ngoài ra, còn có các hình thức khác để thay thế trong những trường hợp đặc biệt như mua sắm trực tiếp, chào hàng cạnh tranh, chào hàng cạnh tranh rút gọn,…[4],[5]
Bên cạnh thực trạng đấu thầu và sử dụng thuốc nêu trên thì bản thân mô hình bệnh tật từng địa phương thay đổi theo thời gian cũng góp phần làm thay đổi nhu cầu thuốc của từng địa phương, đôi khi phát sinh việc thiếu hụt cục bộ hoặc thừa thuốc do mô hình bệnh nhân thay đổi
Với những ưu điểm kể trên, trong những năm gần đây cơ bản các hình thức đấu thầu đã đáp ứng nhu cầu sử dụng thuốc của bệnh nhân của các địa phương Tuy nhiên, đâu đó vẫn còn thuốc không trúng thầu mà nguyên nhân đến từ việc có những thuốc không có nhà thầu tham dự do lợi nhuận không thu hút hoặc chưa có giá kê khai hoặc kê khai không hợp lệ do sai sót trong quá trình xây dựng hồ sơ, vượt quá giá kê khai do các cơ quan có thẩm quyền không cập nhật kịp thời biến động của thị trường, thuốc không đạt chỉ tiêu kỹ thuật, thuốc của nhà thầu không hợp lệ,…
Theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Đương Thức về kết quả đấu thầu thuốc tại Sở
Y tế Bình Thuận năm 2017 cho thấy tỷ lệ thuốc sản xuất trong nước trúng thầu chiếm 70,1% về số khoản mục và 68,1% về giá trị, phù hợp với định hướng của Bộ Y tế ưu tiên sử dụng thuốc sản xuất trong nước, “người Việt dùng thuốc Việt” Tuy nhiên khi xét riêng từng gói thầu, nhóm thầu, số khoản mục và giá trị thuốc sản xuất trong nước và thuốc nhập khẩu thay đổi nhiều Trong gói 1–generic, nhóm 1,2 đa số Thuốc trúng thầu là thuốc nhập khẩu;
8 với nhóm 1: thuốc nhập khẩu chiếm 97,6% về số khoản mục và chiếm 97,8% giá trị; với nhóm 2: thuốc nhập khẩu vẫn chiếm chủ yếu về số khoản mục (70,5%) và giá trị (67,5%) Trong gói 2 – Đông dược gồm 2 nhóm: cả 2 nhóm của gói 2, thuốc sản xuất trong nước trúng thầu đều cao, chiếm 100% ở nhóm 1 và 90,9% ở nhóm 2 về số lượng [6]
Các bệnh viện tuyến tỉnh trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc năm 2017 có tỷ lệ số khoản thực hiện và giá trị thực hiện thấp: tổng số khoản thực hiện được 76,1% so với tổng số khoản trúng thầu, tổng giá trị thực hiện chiếm 59,4% so với tổng giá trị trúng thầu, không đạt tỷ lệ thực hiện 80% số lượng trúng thầu do Sở Y tế quy định trong Văn bản hướng dẫn thực hiện kết quả lựa chọn nhà thầu thuốc năm 2017 Kết quả này thấp hơn so với tỷ lệ thực hiện tại một số địa phương như: Sở Y tế Hà Giang năm 2016: Tỷ lệ số khoản thực hiện đạt 90,7%, tỷ lệ giá trị thực hiện kết quả trúng thầu là 74,23%; Sở Y tế Hà Nội năm 2016: Tỷ lệ số khoản thực hiện kết quả trúng thầu là 85%, tỷ lệ giá trị thực hiện kết quả trúng thầu là 75% Bệnh viện đa khoa khu vực Phúc Yên có số khoản thực hiện và giá trị thực hiện cao nhất (lần lượt là 82,3% và 67,5%) Bệnh viện Phục hồi chức năng có tỷ lệ số khoản thực hiện thấp nhất chiếm 45,5%, như vậy là hơn một nửa số khoản bệnh viện dự trù, trúng thầu nhưng không thực hiện Đối với Bệnh viện tâm thần có số khoản thực hiện 100% là do mô hình bệnh tật của Bệnh viện hầu như không thay đổi qua các năm Tuy nhiên giá trị thực hiện của Bệnh viện Tâm thần lại thấp nhất do trên kế hoạch bệnh viện được giao 120 gường bệnh nhưng thực tế công suất sử dụng giường bệnh của bệnh viện trong năm 2017 chỉ đạt 64% [7],[8].
1.2.2 Một số nguyên nhân dẫn đến việc tỷ lệ thực hiện kết quả đấu thầu không đạt theo quy định của thông tư 15/2019/TT-BYT:
Trung tâm y tế huyện Mai Châu, có một số nguyên nhân được tác giả Đinh Thị Chi trình bày gồm: nhâu cầu về thuốc điều trị thay đổi qua các năm, hội đồng đấu thầu thuốc tập trung đều là các cán bộ kiểm nghiệm, không có nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu, cán bộ phòng Nghiệp vụ Dược còn ít (03 cán bộ) Do đó, việc xây dựng thuốc kế hoạch chưa sát với thực tế sử dụng tại đơn vị [9]
Theo tác giả Nguyễn Tuấn Long [5], tại bệnh viện Quân Y miền Đông quân khu 7 các nguyên nhân dẫn đến việc thực hiện tỷ lệ dưới 80% và trên 120% gồm nguyên nhân do
9 bệnh viện (154 khoản mục chiếm 65,5%); nguyên nhân do nhà thầu (khoản mục chiếm 16,2%); nguyên nhân do các văn bản (43 khoản mục chiếm 18,3%)
Theo nghiên cứu của Trương Minh Quang tại Bệnh viện Quận 11 các nguyên nhân dẫn đến các vấn đề trong sử dụng kết quả trúng thầu có thể được xem xét từ các chủ thể liên quan đến quá trình đấu thầu, sử dụng thuốc gồm bệnh viện, nhà thầu cung ứng và cơ quan quản lý nhà nước Với vấn đề liên quan đến 272 khoản mục thuốc không được thực hiện tại bệnh viện Quận 11 năm 2020 đề tài cũng phân tích theo ba nhóm nguyên nhân chính như trên [4].
Bệnh viện Quận 11 và công tác đấu thầu thuốc
1.3.1 Sơ lược quá trình lịch sử:
Bệnh viện Quận 11 được thành lập vào tháng 07/2007 theo quyết định 102/2007/QĐ- UBND của UBND TP.HCM Ngày 10/02/2020, Bệnh viện Quận 11 được chính thức nâng thành bệnh viện đa khoa hạng II Ngày 03/3/2020, tổ chức lại Bệnh viện Quận 11 trực thuộc Ủy ban nhân dân Quận 11 thành Bệnh viện Quận 11 trực thuộc Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh theo Quyết định số 712/QĐ-UBND ngày 03/3/2020 của Ủy ban nhân dân Thành phố
Hồ Chí Minh Hiện bệnh viện là nơi cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe toàn diện cho người dân sống tại TP.HCM và các khu vực lân cận Với đội ngũ nhân viên, bác sĩ, y tá hơn
500 người, Bệnh viện Quận 11 đảm bảo cung cấp các dịch vụ chăm sóc y tế tại 18 chuyên khoa, không ngừng nâng cao năng lực chuyên môn, đẩy mạnh các hoạt động vì mục đích chăm lo cho sức khỏe cộng đồng.[10]
1.3.2 Công tác cung ứng và đấu thầu thuốc của bệnh viện kể từ khi thành lập cho đến nay:
Bệnh viện Quận 11 đã tổ chức đấu thầu thuốc, là đơn vị y tế ngành, do đó không tham gia thầu rộng rãi do Sở Y tế chủ trì mà bản thân phải tự tổ chức đấu thầu riêng lẻ Là đơn vị tự chủ hoàn toàn nên nhân sự trong bệnh viện đa phần kiêm nhiệm, bản thân công tác đấu thầu cũng vậy, chủ yếu do khoa dược phụ trách Ngoài nguồn thuốc trúng thầu do bệnh viện Quận 11 tự tổ chức đấu thầu riêng lẻ, bệnh viện đang sử dụng thuốc thông qua đấu thầu từ kết quả đấu thầu của 2 đơn vị mua sắm khác: Trung tâm mua sắm tập trung thuốc quốc gia thuộc Bộ Y tế, SYT Thành phố Hồ Chí Minh Việc đấu thầu riêng lẻ có
10 nhiều thuận lợi cũng như nhiều bất cập Năm 2020 và 2021 là một năm đặc biệt khi dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp khó lường Do tính chất nguy hiểm của dịch bệnh, việc hạn chế đi lại làm thay đổi đáng kể về mô hình bệnh tật cũng như số lượng bệnh nhân Thực trạng đấu thầu trong 2 năm trở lại đây đã có một số tồn tại nhất định, gây ảnh hưởng không nhỏ đến công tác phục vụ nhân dân, đôi khi gây gián đoạn thuốc cung ứng cục bộ, cụ thể như việc lập danh mục và kế hoạch đấu thầu 2 năm gần đây chưa sát với nhu cầu sử dụng, dẫn đấn trong năm phải tổ chức thầu bổ sung và mua sắm trực tiếp để đáp ứng nhu cầu điều trị; tổng giá trị kế hoạch mời thầu cao hơn thực tế sử dụng nhiều, nhiều sản phẩm khi hết thời hạn của kết quả thầu vẫn chưa sử dụng; Giá thuốc quốc gia không thống nhất và không có nguồn thông tin tham khảo, do đó khi thực hiện đấu thầu khả năng loại thầu là rất cao Một số thuốc đấu mà không có nhà thầu tham gia do lợi tức mang lại cho họ quá thấp, đặc biệt đã xảy ra trong nhóm thuốc phục vụ cấp cứu tại bệnh viện Hiện tượng phải mua thuốc ngoài danh mục kết quả lựa chọn nhà thầu theo hình thức đấu thầu rộng rãi, mua bổ sung số lượng thuốc theo danh mục kết quả đấu thầu Việc triển khai một nghiên cứu đánh giá thực trạng đấu thầu thuốc là nhiệm vụ hết sức cấp thiết, để xác định rõ những gì đã làm được, những tồn tại và nguyên nhân, từ đó mới đưa ra những giải pháp hợp lý cho công tác đấu thầu trong thời gian tới [4]
Theo tác giả Trương Minh Quang tại Bệnh viện Quận 11 năm 2020 được tỷ lệ thực hiện giá trị trúng thầu tính chung toàn viện của bệnh viện Quận 11 năm 2020 chỉ 54,3%, chưa đạt được yêu cầu so với quy định về việc thực hiện kết quả trúng thầu theo thông tư 15/2019/TT-BYT Với tỷ lệ thực hiện thấp sẽ khó đạt được các mục tiêu cũng như ý nghĩa của hoạt động đấu thầu thuốc tập trung Tại Bệnh viện Quận 11, thuốc generic là nhóm có tỷ lệ thực hiện (56,0%) cao hơn tỷ lệ thực hiện trung bình (54,3%), và tỷ lệ giá trị thực hiện của gói Generic chiếm 80,8% tổng giá trị thực hiện cho thấy xu hướng ưu tiên lựa chọn thuốc generic Việc thực hiện kết quả trúng thầu tại bệnh viện cho thấy sự phù hợp với các khuyến cáo nhằm giảm chi phí khám chữa bệnh cho bệnh nhân bằng việc sử dụng các thuốc generic thay thế biệt dược gốc Với các thuốc Biệt dược gốc, tỷ lệ khoản mục thực hiện cao nhất (79,6% khoản mục) cao hơn tỷ lệ chung (71,4% khoản mục), tỷ lệ giá trị thực hiện (53,3%) cũng xấp xỉ tỷ lệ chung, tỷ lệ giá trị thực hiện chiếm 12,8% so với tổng giá trị thực
11 hiện Gói thuốc cổ truyền mặc dù tỷ lệ thực hiện số khoản mục và giá trị không thấp hơn nhiều so với tỷ lệ trung bình nhưng tổng giá trị của gói khá nhỏ (7%) Kết quả này phản ánh việc các thuốc cổ truyền mặc dù đã và đang được khuyến khích nhưng chưa khẳng định được vị thế trong lựa chọn sử dụng thuốc Kết quả phân tích tổng gói thầu toàn viện cho thấy giá trị sử dụng của các thuốc sản xuất trong nước chỉ đạt 43,8% so với tổng tiền thuốc Phân tích riêng với gói thầu Generic, kết quả cũng tương tự khi giá trị tiền thuốc và tỷ lệ thực hiện cho các thuốc sản xuất trong nước thấp hơn thuốc nhập khẩu Điều này có thể được lý giải do bệnh viện Quận 11 mặc dù là tuyến quận huyện nhưng là bệnh viện hạng II nên có triển các kỹ thuật cao cần sử dụng thuốc biệt dược gốc và các thuốc generic nhập khẩu chưa có thuốc generic trong nước thay thế Kết quả nghiên cứu cho thấy thuốc tim mạch, thuốc tiêu hóa và thuốc kháng sinh là các nhóm thuốc tân dược có giá trị trúng thầu và giá trị thực hiện cao nhất So với tổng số tiền thuốc sử dụng tại Bệnh viện quận 11, thì giá trị của 3 nhóm thuốc trên chiếm tỷ lệ lần lượt là 27%, 15% và 14% Số khoản mục của các nhóm thuốc này cũng khá nhiều lần lượt là 137, 104 và 111 khoản mục Vì đây là các nhóm thuốc quan trọng nên bệnh viện luôn trú trọng dự trù đa dạng để có thêm sự lựa chọn thay thế trong trường hợp có gián đoạn nguồn cung cấp Tuy nhiên, do tình hình dịch bệnh chung năm 2020 số lượng bệnh nhân giảm mạnh dẫn đến tỷ lệ thực hiện của các nhóm thuốc chính giảm thấp chỉ đạt 57,9% với thuốc tim mạch, 52,8% với thuốc tiêu hóa và 49,9% với thuốc kháng sinh Phân loại các thuốc theo VEN được thông qua bởi hội đồng thuốc và điều trị của bệnh viện Dựa trên phân nhóm này, đề tài phân tích tỷ lệ thực hiện số khoản mục và giá trị theo từng nhóm Kết quả cho thấy nhóm V là nhóm duy nhất có tỷ lệ thực hiện trên 80% giá trị trúng thầu Điều này phù hợp với tình hình thực tế vì bản chất của các thuốc nhóm V là các thuốc dùng trong cấp cứu và các bệnh quan trọng phải có, nên trong năm 2020 khi số lượng bệnh nhân cấp cứu tăng cao, nhu cầu sử dụng sẽ là cao nhất Theo kết quả phân tích cho thấy trong năm 2020 không có thuốc nào thực hiện trên 120%
Do đó, vấn đề tồn tại của bệnh viện Quận 11 trong việc thực hiện kết quả đấu thầu thuốc sẽ do ở các thuốc trúng thầu không được thực hiện và các thuốc trúng thầu được thực hiện dưới 80% Hai nhóm thuốc này chiếm tỷ lệ về khoản mục là 28,6% và 34,4%; chiếm tỷ lệ về giá trị trúng thầu là 18,1% và 45,2% Với tỷ lệ cao như trên của hai nhóm thuốc này đã
12 làm cho tỷ lệ thực hiện chung toàn viện chỉ đạt 54,3% về giá trị Phân tích về khả năng thay thế cho thấy trong 272 thuốc không được sử dụng có một tỷ lệ trên 80% khoản mục có thuốc khác có thể sử dụng thay thế
Phân tích cụ thể các vấn đề và nguyên nhân đối với các thuốc không thực hiện cho thấy: xét theo phân hạng VEN, các thuốc E có tỷ lệ không thực hiện cao nhất, đây là vấn đề lớn do đây là nhóm có nhiều khoản mục thuốc trúng thầu cũng như giá trị trúng thầu cao nhất [4]
Tính cấp thiết của đề tài
Cung ứng thuốc là một chu trình khép kín, bao gồm lựa chọn, mua sắm, phân phối, quản lý và sử dụng thuốc Trong đó, đấu thầu và thực hiện kết quả đấu thầu mua thuốc là một trong những bước có vai trò quan trọng và tạo tiền đề cho các bước tiếp theo Làm tốt công tác đấu thầu mua thuốc tại bệnh viện là đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu dùng thuốc của người bệnh về số lượng và chất lượng, với giá cả hợp lý Mô hình bệnh tật thường xuyên thay đổi vì thế cơ cấu sử dụng thuốc cũng có sự chuyển dịch
Tác giả Trương Minh Quang đã có đề tài phân tích việc thực hiện đấu thầu tại bệnh viện Quận 11 năm 2020 đánh giá việc sử dụng thuốc trong giai đoạn dịch bệnh covid-19 Năm 2022 là năm bắt đầu hồi phục sau đại dịch covid-19, có nhiều sự thay đổi trong mô hình bệnh tật, nhiều khó khăn đối với hoạt động đấu thầu mua thuốc tại các bệnh viện, do trước đó dịch bệnh nên lượng bệnh giảm, khi phục hồi tăng lại, có nhiều bệnh tăng mạnh Cũng bắt đầu thông tuyến tỉnh, đối với bệnh viện cùng tuyến bệnh nhân sử dụng thuốc bảo hiểm y tế được chi trả gây tình trạng thiếu thuốc cục bộ tại bệnh viện [4]
Vì vậy, tiến hành thực hiện đề tài về phân tích việc thực hiện kết quả đấu thầu thuốc tại bệnh viện Quận 11, để có cái nhìn tổng quan cho công tác đấu thầu thuốc, từ đó khắc phục những thiếu sót để đảm bảo cung ứng thuốc được hợp lý, an toàn, hiệu quả trong những năm tiếp theo.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng và địa điểm nghiên cứu của đề tài
- Danh mục thuốc trúng thầu đấu thầu của bệnh viện Quận 11, thành phố Hồ Chí Minh năm 2022
- Báo cáo tổng hợp tình hình sử dụng thuốc thuộc các gói thầu năm 2022 của bệnh viện Quận 11, thành phố Hồ Chí Minh
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp mô tả cắt ngang: Mô tả các cơ cấu thuốc trong danh mục trúng thầu, giá thuốc trúng thầu, báo cáo sử dụng thuốc sau khi có kết quả lựa chọn nhà thầu của Bệnh viện Quận 11, thành phố Hồ Chí Minh năm 2022
- Toàn bộ danh mục thuốc trúng thầu thuộc gói thầu đấu thầu rộng rãi 2021-2022 bao gồm 3 gói thầu (gói thầu Generic, gói thầu Biệt dược gốc hoặc tương đương điều trị, gói thầu dược liệu, thuốc cổ truyền) do Bệnh viện Quận 11 tự tổ chức đấu thầu và báo cáo sử dụng thuốc sau khi có kết quả lựa chọn nhà thầu năm 2022
- Danh mục thuốc trúng thầu gồm 790 số khoản mục, danh mục thuốc thực hiện gồm
+ Các thuốc thuộc các chương trình Quốc gia
+ Các thuốc được tài trợ, viện trợ
+ Các thuốc thuộc các gói thầu cấp địa phương, thuốc thuộc danh mục trúng thầu tập trung cấp Quốc gia
2.2.3 Các biến số nghiên cứu:
Các biến số nghiên cứu được tóm tắt trong bảng 2.1
Bảng 0.1 Các biến số nghiên cứu
TT Biến số nghiên cứu Định nghĩa Phân loại biến
Mục tiêu 1: Phân tích việc thực hiện kết quả trúng thầu của bệnh viện Quận 11 năm 2022
Thuốc trúng thầu thực hiện theo gói thầu
Các thuốc trúng thầu thực hiện theo nhóm tiêu chuẩn kỹ thuật:
3 Thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền
Thuốc trúng thầu thực hiện theo phân loại VEN
Thuốc trúng thầu thực hiện theo phân nhóm VEN theo phân loại của Hội đồng thuốc và điều trị tại bệnh viện
Thuốc trúng thầu theo nguồn gốc xuất xứ
Bao gồm 2 nguồn là sản xuất trong nước và nhập khẩu
Thuốc trúng thầu theo nhóm điều trị tác dụng dược lý
Là số khoản mục được phân theo nhóm điều trị dựa theo phân loại thông tư 30/2018/TT-BYT
Thuốc trúng thầu thực hiện theo đường dùng
Là đường sử dụng của thuốc Biến phân loại
TT Biến số nghiên cứu Định nghĩa Phân loại biến
Thuốc trúng thầu theo các mức tỷ lệ giá trị thực hiện
Là thuốc trúng thầu có tỷ lệ thực hiện:
Hồi cứu báo cáo sử dụng
Mục tiêu 2 Phân tích một số vấn đề tồn tại trong việc thực hiện kết quả đấu thầu tại bệnh viện Quận 11, thành phố Hồ Chí Minh năm 2022
7 Thuốc trúng thầu không thực hiện
Thuốc trúng thầu nhưng không thực hiện mua sắm
8 Thuốc trúng thầu thực hiện dưới 80%
Thuốc trúng thầu thực hiện mua sắm dưới 80%
Thuốc có kết quả đấu thầu, nhưng sử dụng mua ngoài thầu
Thuốc trúng thầu, nhưng sử dụng mua ngoài thầu
2.2.4 Phương pháp thu thập số liệu:
- Tiến hành thu thập các tài liệu, báo cáo
Hồi cứu số liệu thông qua:
+ Các kế hoạch, báo cáo, các thông tin khác có liên quan đến hoạt động đấu thầu thuốc tại BVQ11
+ DMT trúng thầu dự án mua sắm thuốc gói thầu đấu thầu rộng rãi năm 2022 và số lượng kèm theo từng loại
Mục tiêu 2: Tương tự như mục tiêu 1
Phương pháp xử lý và phân tích số liệu:
Nhập dữ liệu và xử lý bằng phần mềm Excel
Các số liệu được biểu diễn bằng các giá trị tần số, tỷ lệ %, các biểu đồ và sơ đồ Đối với kết quả trúng thầu: dữ liệu được tổng hợp, mã hóa, hiệu chỉnh và nhập vào phần mềm Excel để xử lý Làm sạch dữ liệu trên bảng Excel
Các biến số được chuẩn hóa: tên hoạt chất, tên biệt dược, nồng độ hàm lượng, nhà sản xuất, đơn vị tính, đường dùng, số lượng, đơn giá, tên nhà thầu Nhóm thuốc được mã hóa theo tên hoạt chất theo nhóm tác dụng dược lý
Sử dụng các thuật toán: tính tổng, tính chênh lệch, tính tỷ trọng, tính tỷ lệ phần trăm, lọc, sắp xếp theo thứ tự
Các chỉ số tỷ lệ % về khoản mục và giá trị được tính theo công thức sau:
Công thức tổng quát: Tỷ lệ thuốc (…) = SKM (giá trị) Thuốc (…) x100% / SKM (giá trị) Thuốc (…)
Bảng 0.2 Các phương pháp phân tích số liệu:
TT Phương pháp Nội dung
1 Thống kê Sử dụng để hệ thống hóa các biến số nghiên cứu
Hệ thống hóa các thuốc kế hoạch đấu thầu, thuốc trúng thầu
So sánh chênh lệch giá trúng thầu của các nhóm thuốc, chênh lệch giá thuốc trúng thầu với giá kế hoạch
Tính tỷ lệ phần trăm của giá trị số liệu của giá trị số liệu của một hoặc một nhóm đối tượng nghiên cứu so với tổng số
Tỷ lệ nghiên cứu: Tỷ lệ thuốc trúng thầu, tỷ lệ thuốc sử dụng, tỷ lệ thuốc theo nguồn gốc xuất xứ…
Phương pháp phân tích ABC:
Số liệu sau khi thu thập được mã hóa, làm sạch và tiến hành phân tích ABC:
- Liệt kê các sản phẩm
- Điền thông tin sản phẩm:
- Tính tiền cho mỗi sản phẩm bằng cách nhân đơn giá với số lượng sản phẩm Tổng số tiền sẽ bằng tổng của lượng tiền cho mỗi sản phẩm
- Tính giá trị phần trăm của mỗi sản phẩm bằng cách lấy số tiền của mỗi sản phẩm chia cho tổng số tiền
- Sắp xếp các sản phẩm theo thứ tự phần trăm giảm dần
- Tính giá trị phần trăm tích lũy của tổng giá trị cho mỗi sản phẩm, bắt đầu với sản phẩm số 1 sau đó cộng với sản phẩm tiếp theo trong danh sách
+ Hạng A: Gồm sản phẩm chiếm 75-80% tổng giá trị tiền
+ Hạng B: Gồm sản phẩm chiếm 15-20% tổng giá trị tiền
+ Hạng C: Gồm sản phẩm chiếm 5-10% tổng giá trị tiền
Là phương pháp giúp xác định ưu tiên cho hoạt động mua sắm và tồn trữ thuốc trong bệnh viện khi nguồn kinh phí không đủ để mua toàn bộ các loại thuốc như mong muốn Trong phân tích VEN, các thuốc được phân chia thành 3 hạng mục cụ thể như sau: a) Thuốc V (Vital drugs) - là thuốc dùng trong các trường hợp cấp cứu hoặc các thuốc quan trọng, nhất thiết phải có để phục vụ công tác khám bệnh, chữa bệnh của bệnh viện b) Thuốc E (Essential drugs) - là thuốc dùng trong các trường hợp bệnh ít nghiêm trọng hơn nhưng vẫn là các bệnh lý quan trọng trong mô hình bệnh tật của bệnh viện c) Thuốc N (Non-Essential drugs) - là thuốc dùng trong các trường hợp bệnh nhẹ, bệnh có thể tự khỏi, có thể bao gồm các thuốc mà hiệu quả điều trị còn chưa được khẳng định rõ ràng hoặc giá thành cao không tương xứng với lợi ích lâm sàng của thuốc
Thuốc trúng thầu thực hiện theo phân nhóm VEN theo phân loại của Hội đồng thuốc và điều trị tại bệnh viện
Các bước phân tích VEN theo phân loại của Hội đồng thuốc và điều trị tại bệnh viện.:
1 Từng thành viên Hội đồng sắp xếp các nhóm thuốc theo 3 loại V, E và N
2 Kết quả phân loại của các thành viên được tập hợp và thống nhất, sau đó, Hội đồng sẽ:
3 Lựa chọn và loại bỏ những phương án điều trị trùng lặp
4 Xem xét những thuốc thuộc nhóm N và hạn chế mua hoặc loại bỏ những thuốc này trong trường hợp không còn nhu cầu điều trị
5 Xem lại số lượng mua dự kiến, mua các thuốc nhóm V và E trước nhóm N và bảo đảm thuốc nhóm V và E có một lượng dự trữ an toàn.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Phân tích việc thực hiện kết quả trúng thầu của bệnh viện Quận 11 năm 2022
Phân tích tỷ lệ thực hiện của các thuốc trúng thầu cho kết quả như sau:
Bảng 3.1 Tỷ lệ thực hiện của các thuốc trúng thầu:
TT Nội dung Trúng thầu Thực hiện
Bệnh viện Quận 11 có tổng số khoản mục trúng thầu là 790 khoản, đã được sử dụng 631 khoản đạt 79,81% so với tổng số khoản mục trúng thầu và 82,51% giá trị trúng thầu tương ưng với 111,202 tỷ đồng
3.1.2 Cơ cấu Thuốc trúng thầu thực hiện theo gói thầu và theo nhóm kỹ thuật:
Phân tích về tỷ lệ thực hiện danh mục thuốc trúng thầu theo gói thầu và nhóm kỹ thuật cho kết quả ở bảng 3.2
Kết qua rở bảng 3.2 cho thấy, tổng giá trị gói thầu thực hiện đạt 82,51% so với giá trị trúng thầu tương đương với gần 112 tỷ đồng, gồm 631 SKM được thực hiện trên tổng số 790 SKM trúng thầu Trong đó:
Giá trị gói BDG thực hiện được 76,85% tương đương với hơn 10 tỷ đồng, với 82,84% SKM được thực hiện
Giá trị gói Generic thực hiện được 82,8 % tương đương với hơn 91 tỷ đồng, với 78,01% SKM được thực hiện Trong đó nhóm 1 thực hiện 73,2% giá trị, nhóm 2 thực hiện 71,48% giá trị, nhóm 3 thực hiện 107,49% giá trị, nhóm 4 đạt 82,84% giá trị, nhóm 5 đạt giá trị thực hiện 106,55% giá trị
Phân tích tỷ lệ thực hiện kết quả trúng thầu theo gói thầu cho thấy tỷ lệ thực hiện gần như đồng đều ở các gói thầu khác nhau Tỷ lệ giá trị thực hiện của gói thầu thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền liệu thực hiện cao nhất 86,91%, sau đó là gói thầu Generic 82,80% và thấp nhất là gói thầu Biệt dược gốc 76.85% Chú trọng kết hợp sử dụng đông y trong kê đơn thuốc Ưu tiên sử dụng thuốc Generic có tác dụng tương tự thay thế thuốc biệt dược gốc để giảm thiểu chi phí điều trị
Bảng 3.2 Thuốc trúng thầu thực hiện theo gói thầu và theo nhóm kỹ thuật
Số khoản mục Giá trị (tỷ đồng)
Tỷ lệ (%) Gói thuốc biệt dược hoặc tương đương điều trị
Gói thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền 74 66 89.19 10,594 9,207 86.91
3.1.3 Cơ cấu Thuốc trúng thầu thực hiện theo nguồn gốc xuất xứ
Phân tích thuốc trúng thầu thực hiện theo nguồn gốc xuất xứ được kết quả như sau:
Bảng 3.3 Thuốc trúng thầu thực hiện theo nguồn gốc xuất xứ
Số khoản mục Giá trị (tỷ đồng) Trúng thầu Sử dụng
Thuốc sản xuất trong nước
Kết quả phân tích việc thực hiện danh mục thuốc trúng thầu cho thấy mặc dù tỷ lệ về khoản mục của thuốc nhập khẩu và thuốc sản xuất trong nước đều trên khoảng 70% nhưng tỷ lệ về giá trị thực hiện của các thuốc nhập khẩu (82,00%) thấp hơn so với tỷ lệ thực hiện của các thuốc sản xuất trong nước (83,05%) Nhưng tính về giá trị thực hiện thì thuốc nhập khẩu cao hơn thuốc sản xuất trong nước (57,2 tỷ đồng so với 53,9 tỷ), chiếm tới 51,5% trong tổng giá trị thực hiện Mặc dù số khoản thực hiện thuốc nhập khẩu thấp hơn thuốc sản xuất trong nước, nhưng giá trị cao hơn cho thấy bệnh viện từng bước sử dụng thay thế, ưu tiên dùng hàng trong nước
3.1.4 Cơ cấu Thuốc trúng thầu thực hiện theo nhóm tác dụng dược lý
Phân tích theo cơ cấu thuốc trúng thầu thực hiện theo nhóm tác dụng dược lý, kết quả được trình bày ở bảng 3.4
Kết quả nghiên cứu ở bảng cho thấy, tỷ lệ số khoản mục của các thuốc tân dược được thực hiện 78,91% (565/716 KM) thấp hơn các thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu 89,19%
(66/74 KM); tỷ lệ giá trị thực hiện thuốc tân dược 82,14% (101,9/124,1 tỷ đồng) thấp hơn các thuốc cổ truyển, thuốc dược liệu 86,91% (9,2/10,5 tỷ đồng)
Bảng 3.4 Thuốc trúng thầu thực hiện theo nhóm tác dụng dược lý
Số khoản mục Giá trị (Đơn vị:
Trúng thầu Thực hiện Tỷ lệ
Hocmon và các thuốc tác động vào hệ thống nội tiết 68 61 89,71 10.176 11.284 110,89 1.2
Thuốc chống co giật, chống động kinh
Thuốc gây tê, gây mê, thuốc giãn cơ, giải giãn cơ
Thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn
Thuốc có tác dụng thúc đẻ, cầm máu sau khi đẻ và chống đẻ non
1.6 Thuốc đường tiêu hóa 79 63 79,75 15.682 14.139 90,16 1.7 Thuốc tác dụng trên hô hấp 45 40 88,89 3.480 3.040 87,34 1.8 Thuốc điều trị đau nửa đầu 2 2 100,00 108,9 94,6 86,89 1.9 Thuốc tim mạch 125 107 85,60 29.395 25.227 85,82 1.10 Khoáng chất và vitamin 32 26 81,25 5.160 4.404 85,35
Số khoản mục Giá trị (Đơn vị:
Trúng thầu Thực hiện Tỷ lệ
Thuốc chống dị ứng và dùng trong các trường hợp quá mẫn
Thuốc chống rối loạn tâm thần và thuốc tác động lên hệ thần kinh
Thuốc giảm đau, hạ sốt; chống viêm không steroid; thuốc điều trị gút và các bệnh xương khớp
1.14 Thuốc trị bệnh tiết niệu 10 8 80,00 2.533 1.929 76,16
Thuốc giải độc và các thuốc dùng trong trường hợp ngộ độc
Thuốc điều trị bệnh mắt, tai mũi họng 28 23 82,14 2.390 1.661 69,51
Dung dịch điều chỉnh nước, điện giải, cân bằng acid-base và các dung dịch tiêm truyền khác
1.18 Thuốc điều trị bệnh da liễu 11 8 72,73 529,1 276,05 52,17
Số khoản mục Giá trị (Đơn vị:
Trúng thầu Thực hiện Tỷ lệ
Thuốc giãn cơ và ức chế cholinesterase
1.20 Thuốc tác dụng với máu 24 16 66,67 12.420 5.611 45,18 1.21
Thuốc tẩy trùng và sát khuẩn
Dung dịch thẩm phân phúc mạc
Nhóm thuốc an thần, định chí, dưỡng tâm 8 7 87,50 1.808 1.798 99,47
Nhóm thuốc chữa các bệnh về phế
Nhóm thuốc nhuận tràng, tả hạ, tiêu thực, bình vị, kiện tì
Nhóm thuốc thanh nhiệt, giải độc, tiêu ban, lợi thủy
Nhóm thuốc chữa bệnh về ngũ quan 3 3 100,00 35,5 31,3 88,18
Số khoản mục Giá trị (Đơn vị:
Trúng thầu Thực hiện Tỷ lệ
Nhóm thuốc chữa các bệnh về Âm, về Huyết
Nhóm thuốc khu phong trừ thấp
Nhóm thuốc chữa các bệnh về Dương, về Khí
Nhóm thuốc điều kinh, an thai
Kết quả phân tích theo nhóm tác dụng dược lý cho thấy các thuốc tân dược hay các thuốc cổ truyền đều có những nhóm thuốc có tỷ lệ thực hiện giá trị trúng thầu trên 80% Cụ thể là nhóm thuốc gây tê, gây mê, thuốc giãn cơ, giải giãn cơ (99,99%); thuốc tim mạch (85,82%); thuốc đường tiêu hóa (90,16%); thuốc có tác dụng thúc đẻ, cầm máu sau khi đẻ và chống đẻ non (90,57%); thuốc tác dụng trên đường hô hấp (87,34%); khoáng chất và vitamin (85,35%); thuốc chống dị ứng và dùng trong các trường hợp quá mẫn (83,35%); thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn (93,24%); Thuốc điều trị đau nửa đầu (86,89%) với các thuốc tân dược và thuốc cổ truyền thuộc nhóm thuốc chữa các bệnh về Âm, về Huyết (99,99%); nhóm thuốc an thần, định chí, dưỡng tâm (99,47%); nhóm thuốc chữa bệnh về ngũ quan (88,18%); nhóm thuốc chữa các bệnh về phế (96,36%); nhóm thuốc nhuận tràng, tả hạ, tiêu thực, bình vị, kiện tì (90,81%); nhóm thuốc thanh nhiệt, giải độc,
26 tiêu ban, lợi thủy (89,64%) Nhóm thuốc có tỷ lệ thực hiện giá trị trúng thầu trên 100%, cụ thể nhóm thuốc hocmon và các thuốc tác động vào hệ thống nội tiết (110,89%); thuốc chống co giật, chống động kinh (106,46%) Các nhóm thuốc còn lại có tỷ lệ thực hiện đều dưới 80% và không đồng đều nhau
Với các thuốc tân dược, nhóm thuốc tim mạch; thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn; thuốc đường tiêu hóa là 3 nhóm thuốc có số khoản mục trúng thầu cũng như giá trị trúng thầu cao nhất Tỷ lệ thực hiện ở mức cao trên 80% với tỷ lệ cụ thể của 3 nhóm thuốc trên lần lượt là 85,82%, 93,24% và 90,16%
Với các thuốc đông dược, tỷ lệ thực hiện cao tập trung ở các nhóm thuốc an thần, định chí, dưỡng tâm; nhóm thuốc chữa các bệnh về phế; nhóm thuốc nhuận tràng, tả hạ, tiêu thực, bình vị, kiện tì; nhóm thuốc thanh nhiệt, giải độc, tiêu ban, lợi thủy; nhóm thuốc chữa bệnh về ngũ quan Riêng nhóm các thuốc điều kinh, an thai tỷ lệ giá trị thực hiện thấp hơn các nhóm khác ở mức 39,60%
Bên cạnh sử dụng thuốc tân dược điều trị bệnh, thuốc đông dược ngày càng được chú trọng, phát triển hơn trong công tác điều trị bệnh
3.1.5 Phân tích danh mục trúng thầu thực hiện theo đường dùng
Phân tích cơ cấu danh mục thuốc trúng thầu theo đường dùng cho kết quả như sau:
Bảng 3.5 Cơ cấu sử dụng thuốc trúng thầu theo đường dùng Đường dùng
Số khoản mục Giá trị (Đơn vị: Triệu đồng) Trúng thầu Sử dụng Tỷ lệ
Tỷ lệ SD/TT Đặt 7 5 71,43 70,7 61,3 86,68
Phân tích theo đường dùng cho thấy đường uống chiếm tỷ lệ lớn trong danh mục thuốc của bệnh viện Thuốc dùng đường uống có 433/631 SKM sử dụng của bệnh viện, tương đương với giá trị khoản 86,4 tỷ đồng (đạt giá trị 90,66% giá trị trúng thầu)
Tiếp theo là thuốc sử dụng đường tiêm, tiêm truyền với 122/631 SKM sử dụng của bệnh viện, tương đương với giá trị khoản 20,3 tỷ đồng (đạt giá trị 61,37% giá trị trúng thầu)
Các thuốc sử dụng đường dùng còn lại như thụt, rửa, nhỏ, xịt mắt, mũi, hít, khí dung, dùng ngoài, đặt có SKM và giá trị sử dụng tương đối nhỏ
3.1.6 Thuốc trúng thầu thực hiện theo khoản mục, giá trị theo phân nhóm VEN
Phân tích Thuốc trúng thầu thực hiện theo khoản mục, giá trị theo phân nhóm VEN được kết quả như sau:
Bảng 3.6 Thuốc trúng thầu thực hiện theo khoản mục, giá trị theo phân nhóm VEN
Số khoản mục (SKM) Giá trị (tỷ đồng)
Tỷ lệ (%) Trúng thầu Thực hiện Tỷ lệ
Kết quả cho thấy, năm 2022 tổng số khoản mục trúng thầu tại bệnh viện là 790 khoản mục và thực hiện được 631 khoản mục tương ứng với 79,87% Bên cạnh đó, tổng giá trị đấu thầu là 134,768 tỷ đồng, kết quả thực hiện được 111,202 tỷ đồng tương ứng với 82,51%
Xem xét theo từng nhóm thuốc theo phân nhóm VEN, kết quả cho thấy các thuốc nhóm V có tỷ lệ thực hiện là 62 SKM (80,52%); giá trị 6,993 tỷ đồng (54,98%) Thuốc nhóm E có số khoản mục thực hiện là 544 SKM (79,65%), giá trị thực hiện là 100,253 tỷ đồng (85,41%) Các thuốc nhóm N có số khoản mục thực hiện là 25 SKM (83,33%), giá trị thực hiện là 3,955 tỷ đồng (84,62%) Như vậy việc thực hiện kết quả trúng thầu năm 2022 tại bệnh viện Quận 11 đạt so với quy định, mức thực hiện hơn 80% giá trị trúng thầu
3.1.7 Cơ cấu thuốc trúng thầu theo tỷ lệ giá trị thực hiện
Phân tích thuốc trúng thầu theo tỷ lệ giá trị thực hiện được kết quả như sau:
Bảng 3.7 Cơ cấu thuốc sử dụng theo tỷ lệ giá trị thực hiện
Tỷ lệ giá trị thực hiện/trúng thầu
Số khoản mục Giá trị trúng thầu
Giá trị thực hiện (Đơn vị: Tỷ đồng)
Phân tích một số bất cập trong việc thực hiện kết quả đấu thầu tại bệnh viện Quận 11 năm 2022
3.2.1 Cơ cấu nhóm thuốc không thực hiện theo nhóm dược lý và phân loại VEN:
Phân tích danh mục thuốc không thực hiện theo phân loại VEN của Hội đồng thuốc bệnh viện và nhóm dược lý được kết quả như sau:
Bảng 3.8 Danh mục thuốc không thực hiện theo nhóm dược lý và phân loại VEN
SKM Giá trị SKM Giá trị SK
M Giá trị SKM Giá trị
Thuốc tác dụng đối với máu 3 512,8 4 1.960 1 0,495 8 2.473
Thuốc giảm đau, hạ sốt; chống viêm không steroid; thuốc điều trị gút và các bệnh xương khớp
Thuốc đường tiêu hóa 2 40,2 14 1.500 - - 16 1.540 Dung dịch thẩm phân phúc mạc - - 3 1.140 - - 3 1.140
Dung dịch điều chỉnh nước, điện giải, cân bằng acid-base và các dung dịch tiêm truyền khác
SKM Giá trị SKM Giá trị SK
M Giá trị SKM Giá trị
Thuốc chống dị ứng và dùng trong các trường hợp quá mẫn
Thuốc điều trị bệnh đường tiết niệu
Thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn
Khoáng chất và vitamin - - 3 287,2 3 202,1 6 489,3 Thuốc chống rối loạn tâm thần và thuốc tác động lên hệ thần kinh
Thuốc trị bệnh da liễu - - 3 249,9 - - 3 249,9
Thuốc tẩy trùng và sát khuẩn
Thuốc giãn cơ và ức chế cholinesterase
SKM Giá trị SKM Giá trị SK
M Giá trị SKM Giá trị
Nhóm thuốc thanh nhiệt, giải độc, tiêu ban, lợi thủy
Thuốc điều trị bệnh mắt, tai mũi họng
Thuốc tác dụng trên đường hô hấp
Hocmon và các thuốc tác động vào hệ thống nội tiết
Nhóm thuốc chữa các bệnh về Âm, về Huyết
Nhóm thuốc chữa các bệnh về Dương, về Khí
Thuốc giải độc và các thuốc dùng trong trường hợp ngộ độc
SKM Giá trị SKM Giá trị SK
M Giá trị SKM Giá trị
Thuốc gây tê, gây mê, thuốc giãn cơ, giải giãn cơ
Nhóm thuốc an thần, định chí, dưỡng tâm
Thuốc có tác dụng thúc đẻ, cầm máu sau khi đẻ và chống đẻ non
Thuốc chống co giật, chống động kinh
Phân tích danh mục thuốc không thực hiện theo phân loại VEN của Hội đồng thuốc bệnh viện và nhóm dược lý được kết quả: có nhiều nhóm thuốc không được phân loại đầy đủ theo phân tích VEN như thuốc có tác dụng thúc đẻ, cầm máu sau khi đẻ và chống đẻ non, Thuốc chống co giật, chống động kinh không phân loại chỉ có 1 khoản mục E, 1 khoản mục N giá trị chỉ có 0,2 triệu đồng Thuốc tác dụng đối với máu có giá trị cao nhất có 3 khoản mục E và giá trị 512,8 triệu đồng, có 4 khoản mục E và giá trị 1,960 triệu đồng, có
1 khoản mục N và giá trị 0,495 triệu đồng Tổng cộng phân loại nhóm V có 15 khoản mục giá trị là 704,5 triệu đồng, nhóm E có 139 khoản mục giá trị là 12,974 triệu đồng, nhóm N chỉ có 5 khoản mục giá trị là 522,8 triệu đồng
Bảng 3.9 Tổng thuốc trúng thầu nhưng không thực hiện
Số khoản mục Giá trị trúng thầu
Không thực hiện Tỷ lệ (%) Tổng của nhóm
Không thực hiện Tỷ lệ (%)
Trong 159 thuốc trúng thầu không thực hiện nhóm E là nhiều nhất và có hầu hết trong các nhóm dược lý với 139 SKM và có giá trị khoản 12,9 tỷ đồng, nhóm V có 15 SKM và có giá trị khoản 704 triệu đồng, với giá trị nhiều ở nhóm thuốc tác dụng với máu và nhóm thuốc tim mạch; thuốc nhóm N có 5 SKM có giá trị gần 522 triệu đồng
Nguyên nhân các nhóm thuốc không thực hiện được trình bày ở bảng 3.10
Kết quả nghiên cứu ở bảng 3.10 cho thấy:
- Nguyên nhân là do dạng bào chế ít sử dụng với 63 SKM không thực hiện chiếm 39,62% tương đương với 26,19% về giá trị khoản 3,7 tỷ đồng
- Còn tồn kho nhiều với 52 SKM không thực hiện chiếm 32,7% tương đương với 32,02% giá trị khoản 4,5 tỷ đồng
- Thuốc bị đứt hàng, sử dụng các thuốc tương đương rẻ cũng chiếm tỉ lệ cao
Bảng 3.10 Nguyên nhân các nhóm thuốc không thực hiện
Giá trị trúng thầu (Triệu đồng)
Tỷ lệ giá trị so với tổng mục không thực hiện
Tỷ lệ SKM so với tổng mục không thực hiện
Bị thu hồi giấy phép lưu hành
Dạng bào chế ít sử dụng
Sử dụng tương đương giá rẻ hơn
Vượt thanh toán bảo hiểm
Nhận xét: Trong 159 thuốc trúng thầu không thực hiện nhóm E là nhiều nhất và có hầu hết trong các nhóm dược lý với 139 SKM và có giá trị khoản 12,9 tỷ đồng, nhóm V có
15 SKM và có giá trị khoản 704 triệu đồng, với giá trị nhiều ở nhóm thuốc tác dụng với máu và nhóm thuốc tim mạch; thuốc nhóm N có 5 SKM có giá trị gần 522 triệu đồng
35 Để tìm hiểu nguyên nhân vì sao các thuốc trúng thầu không thực hiện, phân tích kết quả như sau:
3.2.2 Cơ cấu nhóm thuốc thực hiện dưới 80% theo nhóm dược lý và phân loại VEN:
Phân tích danh mục thuốc thực hiện dưới 80% theo phân loại VEN của Hội đồng thuốc bệnh viện và nhóm dược lý được kết quả như sau:
Bảng 3.11 Danh mục thuốc thực hiện dưới 80% theo nhóm dược lý và phân loại VEN
Thuốc giải độc và các thuốc dùng trong trường hợp ngộ độc 2 129,1 35,2 27.31
Thuốc tác dụng trên đường hô hấp 4 567,1 173,7 30.63
Dung dịch thẩm phân phúc mạc 1 700,0 217,0 31.00
Dung dịch điều chỉnh nước, điện giải, cân bằng acid-base và các dung dịch tiêm truyền khác 6 3 822,2 257,1 31.27
Thuốc chống rối loạn tâm thần và thuốc tác động lên hệ thần kinh 1 1 21,2 7,0 33.16 Nhóm thuốc thanh nhiệt, giải độc, tiêu ban, lợi thủy 4 197,1 68,2 35
Nhóm thuốc chữa các bệnh về Âm, về Huyết 4 600,8 208,2 34.66
Thuốc chống dị ứng và dùng trong các trường hợp quá mẫn 3 37,3 13,0 34.82
Thuốc giảm đau, hạ sốt; chống viêm không steroid; thuốc điều trị gút và các bệnh xương khớp
Thuốc tác dụng đối với máu 3 5 6.868 2.534 36.91
Nhóm thuốc điều kinh, an thai 1 37,5 14,8 39.60
Thuốc điều trị mắt, tai mũi họng 4 956,3 418,2 43.73
Thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn 16 3.209 1.518 47.30
Hocmon và các thuốc tác động vào hệ thống nội tiết 5 2 132 63,6 48.17
Nhóm thuốc nhuận tràng, tả hạ, tiêu thực, bình vị, kiện tì 1 59,8 29,9 50.00
Nhóm thuốc khu phong trừ thấp 2 790,1 453,1 57.35
Nhóm thuốc chữa các bệnh về phế 1 84 57,7 68.75
Thuốc điều trị bệnh da liễu 2 31,9 22,5 70.73
Nhóm thuốc chữa bệnh về ngũ quan 1 17,5 13,3 76.00
Thuốc tẩy trùng và sát khuẩn 1 155,2 123,16 79.33
- Tổng số khoản mục, giá trị thuốc trúng thầu thực hiện