1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện đa khoa khu vực long thành tỉnh đồng nai năm 2022

79 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Danh Mục Thuốc Sử Dụng Tại Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Long Thành, Tỉnh Đồng Nai Năm 2022
Tác giả Lê Văn Hậu
Người hướng dẫn TS. Lã Thị Quỳnh Liên
Trường học Trường Đại học Dược Hà Nội
Chuyên ngành Dược Sĩ Chuyên Khoa Cấp I
Thể loại Luận Văn
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 79
Dung lượng 1,7 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN (14)
    • 1.1. Tổng quan về danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh viện (14)
      • 1.1.1. Khái niệm danh mục thuốc (14)
      • 1.1.2. Nguyên tắc xây dựng danh mục thuốc bệnh viện (14)
      • 1.1.3. Tiêu chí lựa chọn thuốc (15)
      • 1.1.4. Một số văn bản pháp luật liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu (16)
    • 1.2. Các phương pháp phân tích danh mục thuốc sử dụng (18)
      • 1.2.1. Phương pháp phân tích nhóm điều trị (18)
      • 1.2.2. Phương pháp phân tích ABC (19)
      • 1.2.3. Phương pháp phân tích VEN (20)
      • 1.2.4. Phương pháp phân tích ABC/VEN (21)
    • 1.3. Thực trạng sử dụng thuốc tại các bệnh viện và Trung tâm Y tế (22)
      • 1.3.1. Cơ cấu thuốc theo nguồn gốc thuốc hóa dược, thuốc đông y, thuốc từ dược liệu (22)
      • 1.3.2. Cơ cấu thuốc sử dụng theo nhóm tác dụng dược lý của thuốc (22)
      • 1.3.3. Cơ cấu thuốc sử dụng theo biệt dược gốc và generic (24)
      • 1.3.4. Cơ cấu thuốc đơn thành phần - đa thành phần (24)
      • 1.3.5. Cơ cấu thuốc sử dụng theo nguồn gốc xuất xứ thuốc (25)
      • 1.3.6. Cơ cấu thuốc sử dụng theo đường dùng của thuốc (26)
      • 1.3.7. Phân tích ma trận ABC/VEN (27)
    • 1.4. Tổng quan Bệnh viện Đa khoa khu vực Long Thành, tỉnh Đồng Nai (29)
      • 1.4.1. Khái quát về Bệnh viện Đa khoa khu vực Long Thành, tỉnh Đồng Nai (29)
      • 1.4.2. Lịch sử hình thành và phát triển (30)
      • 1.4.3. Cơ cấu về tổ chức (30)
      • 1.4.4. Cơ cấu về nhân lực (31)
      • 1.4.5. Mô hình bệnh tật của Bệnh viện Đa khoa khu vực Long Thành, tỉnh Đồng (33)
    • 1.5. Tính cấp thiết của đề tài (35)
  • CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (36)
    • 2.1. Đối tượng, thời gian, địa điểm nghiên cứu (36)
    • 2.2. Phương pháp nghiên cứu (36)
      • 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu (36)
      • 2.2.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu (36)
      • 2.2.3. Phương pháp thu thập số liệu (36)
      • 2.2.4. Biến số nghiên cứu (37)
      • 2.2.5. Xử lý và phân tích số liệu (40)
  • CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (44)
    • 3.1. Mô tả cơ cấu danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh viện Đa khoa khu vực (44)
      • 3.1.1. Cơ cấu sử dụng thuốc theo nguồn gốc thuốc hóa dược, thành phẩm y học đông y (44)
      • 3.1.2. Cơ cấu sử dụng thuốc theo nhóm tác dụng dược lý (44)
      • 3.1.3. Cơ cấu sử dụng thuốc nhóm hocmon và các thuốc tác động vào hệ thống nội tiết (48)
      • 3.1.4. Cơ cấu sử dụng thuốc kháng sinh theo phân nhóm (50)
      • 3.1.5. Cơ cấu sử dụng thuốc kháng sinh theo phân nhóm β–lactam (51)
      • 3.1.6. Cơ cấu sử dụng thuốc theo nguồn gốc, xuất xứ (55)
      • 3.1.7. Cơ cấu sử dụng thuốc đơn thành phần/đa thành phần (56)
      • 3.1.8. Cơ cấu sử dụng thuốc Biệt dược gốc và thuốc Generic (56)
      • 3.1.9. Cơ cấu sử dụng thuốc Generic theo TCKT (56)
      • 3.1.10. Cơ cấu sử dụng thuốc theo đường dùng (57)
      • 3.2.1. Cơ cấu danh mục thuốc sử dụng theo phương pháp phân tích ABC (58)
      • 3.2.2. Cơ cấu thuốc hạng A theo nhóm tác dụng dược lý (59)
      • 3.2.3. Các thuốc hạng A có cùng hoạt chất, hàm lượng, đường dùng (61)
      • 3.2.4. Cơ cấu thuốc danh mục thuốc sử dụng theo phương pháp phân tích VEN (62)
      • 3.2.5. Cơ cấu thuốc nhóm sử dụng theo phương pháp phân tích ma trận ABC/VEN (62)
      • 3.2.6. Cơ cấu các thuốc trong nhóm AN (64)
      • 3.2.7. Cơ cấu các thuốc trong nhóm BN (65)
  • CHƯƠNG 4.BÀN LUẬN (67)
    • 4.1. Về cơ cấu danh mục thuốc được sử dụng tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Long Thành, tỉnh Đồng Nai năm 2022 (67)
      • 4.1.1. Về cơ cấu DMT sử dụng theo nguồn gốc thuốc hóa dược, thuốc đông y, thuốc dược liệu (67)
      • 4.1.2. Về cơ cấu DMT sử dụng theo nhóm tác dụng dược lý (67)
      • 4.1.3. Cơ cấu nhóm thuốc hocmon và thuốc tác động vào hệ nội tiết (68)
      • 4.1.4. Cơ cấu thuốc kháng sinh sử dụng theo nhóm (68)
      • 4.1.5. Cơ cấu thuốc sử dụng theo nguồn gốc, xuất xứ (69)
      • 4.1.6. Cơ cấu thuốc đơn thành phần/ đa thành phần (69)
      • 4.1.7. Cơ cấu thuốc Biệt dược gốc (BDG) và thuốc Generic (69)
      • 4.1.8. Cơ cấu thuốc theo đường dùng (70)
    • 4.2. Về phân tích danh mục thuốc được sử dụng Bệnh viện Đa khoa Khu vực Long Thành, tỉnh Đồng Nai theo phương pháp ABC, VEN và ma trận ABC/VEN ....................................................................................................... 60 1. Về cơ cấu danh mục thuốc sử dụng theo phương pháp phân tích ABC 60 2. Về cơ cấu danh mục thuốc sử dụng theo phương pháp phân tích VEN 61 (71)
  • KẾT LUẬN (74)
    • 1. Mô tả cơ cấu danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Long Thành, tỉnh Đồng Nai năm 2022. 2. Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Long Thành, tỉnh Đồng Nai năm 2022 bằng phương pháp ABC, VEN và ma trận ABC/VEN. KIẾN NGHỊ (13)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (77)
  • PHỤ LỤC (79)

Nội dung

BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI LÊ VĂN HẬU PHÂN TÍCH DANH MỤC THUỐC SỬ DỤNG TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC LONG THÀNH, TỈNH ĐỒNG NAI NĂM 2022 LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I H

TỔNG QUAN

Tổng quan về danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh viện

1.1.1 Khái niệm danh mục thuốc

Danh mục thuốc đóng vai trò quan trọng trong quản lý và cung cấp thông tin về các loại thuốc được sử dụng trong thực hành y tế Nó là một tài liệu chứa danh sách các loại thuốc, bao gồm thông tin chi tiết về tên chung và tên thương mại của thuốc, thành phần hoạt chất, cơ chế tác động, liều lượng khuyến nghị, cách sử dụng, tác dụng phụ, tương tác thuốc và các hạn chế sử dụng

Danh mục thuốc thường được biên soạn và duy trì bởi các tổ chức y tế hàng đầu, bao gồm các cơ quan quản lý y tế của các quốc gia, tổ chức y tế thế giới và các hãng dược phẩm Các danh mục thuốc này thường được cập nhật định kỳ để phản ánh những thông tin mới nhất về các loại thuốc và hướng dẫn sử dụng

Danh mục thuốc Bệnh viện là danh mục bao gồm các thông tin thuốc đã được lựa chọn và phê duyệt sử dụng điều trị phù hợp với Mô hình bệnh tật của Bệnh viện Đây là cở sở để đảm bảo Bệnh viện cung ứng thuốc chủ động, đủ khả năng phục vụ nhu cầu điều trị hợp lý, an toàn và hiệu quả Danh mục thuốc được xây dựng định kỳ hằng năm để có thể sửa đổi phù hợp với mô hình bệnh tật của Bệnh viện, từ đó tối ưu hóa việc sử dụng thuốc và quản lý chi phí trong lĩnh vực y tế

1.1.2 Nguyên tắc xây dựng danh mục thuốc bệnh viện

Các nguyên tắc xây dựng danh mục thuốc trong các bệnh viện được quy định trong Thông tư 21/2013/TT-BYT như sau [1]: a) Bảo đảm phù hợp với mô hình bệnh tật và chi phí về thuốc dùng điều trị trong bệnh viện; b) Phù hợp về phân tuyến chuyên môn kỹ thuật; c) Căn cứ vào các hướng dẫn hoặc phác đồ điều trị đã được xây dựng và áp dụng tại bệnh viện hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; d) Đáp ứng với các phương pháp mới, kỹ thuật mới trong điều trị; e) Phù hợp với phạm vi chuyên môn của bệnh viện; f) Thống nhất với danh mục thuốc thiết yếu, danh mục thuốc chủ yếu do

Bộ Y tế ban hành; g) Ưu tiên thuốc sản xuất trong nước

Hội đồng Thuốc và điều trị trong bệnh viện tiến hành xây dựng danh mục thuốc dùng trong bệnh viện căn cứ theo khoản 3 Điều 5 Thông tư 21/2013/TT- BYT quy định về các bước xây dựng danh mục thuốc như sau [1]:

Bước 1: Khoa Dược thu thập các thông tin về thuốc năm trước, bao gồm: số lượng và giá trị sử dụng, chất lượng của thuốc, thuốc hỏng, tác dụng phụ của thuốc, các sai sót trong điều trị … Sau đó, HĐT&ĐT họp phân tích tình hình sử dụng thuốc tại Bệnh viện

Bước 2: Đánh giá khách quan ý kiến của Bác sĩ về việc bổ sung và ngừng cung cấp thuốc;

Bước 3: Xây dựng DMT và phân loại các thuốc theo nhóm điều trị;

Bước 4: Xây dựng các nội dung hướng dẫn sử dụng danh mục;

Bước 5: Sau đó HĐT&ĐT thống nhất danh mục, Khoa Dược sẽ tổng hợp thành danh mục dự thảo và trình lên Giám đốc Bệnh viện xem xét, ký duyệt và ban hành danh mục chính thức

1.1.3 Tiêu chí lựa chọn thuốc

Tiêu chí lựa chọn thuốc vào danh mục thuốc trong bệnh viện được quy định tại Khoản 2 Điều 5 Thông tư 21/2013/TT-BYT quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng Thuốc và điều trị trong bệnh viện do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành [1]: a) Thuốc có đủ bằng chứng tin cậy về hiệu quả điều trị, tính an toàn thông qua kết quả thử nghiệm lâm sàng Mức độ tin cậy của các bằng chứng được thể hiện tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này; b) Thuốc sẵn có ở dạng bào chế thích hợp bảo đảm sinh khả dụng, ổn định về chất lượng trong những điều kiện bảo quản và sử dụng theo quy định; c) Khi có từ hai thuốc trở lên tương đương nhau về hai tiêu chí được quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 2 Điều này thì phải lựa chọn trên cơ sở đánh giá kỹ các yếu tố về hiệu quả điều trị, tính an toàn, chất lượng, giá và khả năng cung ứng; d) Đối với các thuốc có cùng tác dụng điều trị nhưng khác về dạng bào chế, cơ chế tác dụng, khi lựa chọn cần phân tích chi phí - hiệu quả giữa các thuốc với nhau, so sánh tổng chi phí liên quan đến quá trình điều trị, không so sánh chi phí tính theo đơn vị của từng thuốc; e) Ưu tiên lựa chọn thuốc ở dạng đơn chất Đối với những thuốc ở dạng phối hợp nhiều thành phần phải có đủ tài liệu chứng minh liều lượng của từng hoạt chất đáp ứng yêu cầu điều trị trên một quần thể đối tượng người bệnh đặc biệt và có lợi thế vượt trội về hiệu quả, tính an toàn hoặc tiện dụng so với thuốc ở dạng đơn chất; f) Ưu tiên lựa chọn thuốc Generic hoặc thuốc mang tên chung quốc tế, hạn chế tên biệt dược hoặc nhà sản xuất cụ thể g) Trong một số trường hợp, có thể căn cứ vào một số yếu tố khác như các đặc tính dược động học hoặc yếu tố thiết bị bảo quản, hệ thống kho chứa hoặc nhà sản xuất, cung ứng

1.1.4 Một số văn bản pháp luật liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu

Luật Dược số 105/2016/QH13 ngày 06 tháng 04 năm 2016 của Quốc Hội quy định về chính sách của Nhà nước về dược [2]

“- Thuốc hóa dược là thuốc có chứa dược chất đã được xác định thành phần, công thức, độ tinh khiết và đạt tiêu chuẩn làm thuốc bao gồm cả thuốc tiêm được chiết xuất từ dược liệu, thuốc có kết hợp dược chất với các dược liệu đã được chứng minh về tính an toàn và hiệu quả

- Thuốc cổ truyền (bao gồm cả vị thuốc cổ truyền) là thuốc có thành phần dược liệu được chế biến, bào chế hoặc phối ngũ theo lý luận và phương pháp của y học cổ truyền hoặc theo kinh nghiệm dân gian thành chế phẩm có dạng bào chế truyền thống hoặc hiện đại.”

Thông tư số 21/2013/TT-BYT do Bộ Y tế ban hành ngày 08/8/2013 quy định về tổ chức và hoạt động của hội đồng thuốc và điều trị trong Bệnh viện

Trong thông tư này quy định về phương pháp phân tích ABC và VEN [1]:

“- Phân tích ABC là phương pháp phân tích tương quan giữa lượng thuốc tiêu thụ hàng năm và chi phí nhằm phân định ra những thuốc nào chiếm tỉ lệ lớn trong ngân sách cho thuốc của bệnh viện

- Phân tích VEN là phương pháp giúp xác định ưu tiên cho hoạt động mua sắm và tồn trữ thuốc trong bệnh viện khi nguồn kinh phí không đủ để mua toàn bộ các loại thuốc như mong muốn.”

Thông tư số 23/2011/TT-BYT do Bộ Y tế ban hành ngày 10/6/2011 Hướng dẫn sử dụng thuốc trong các cơ sở y tế có giường bệnh Thông tư này chỉ dẫn bệnh viện nên dùng thuốc theo đường nào [3]: “Chỉ dùng đường tiêm khi người bệnh không uống được thuốc hoặc khi sử dụng thuốc theo đường uống không đáp ứng được yêu cầu điều trị hoặc với thuốc chỉ dùng đường tiêm”

Thông tư số 30/2018/TT-BYT do Bộ Y tế ban hành ngày 30/10/2018 về danh mục và tỉ lệ, điều kiện thanh toán đối với thuốc hóa dược, sinh phẩm, thuốc phóng xạ và chất đánh dấu thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế Phụ lục 01 thông tư này thể hiện chi tiết danh mục thuốc hóa dược và sinh phẩm thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế theo 27 nhóm tác dụng dược lý [4]

Thông tư số 05/2015/TT-BYT do Bộ Y tế ban hành ngày 17/3/2015 về danh mục thuốc đông y, thuốc dược liệu và vị thuốc y học đông y thuộc phạm vi thanh toán của quỹ bảo hiểm y tế [5] Điều 2 văn bản có đề cập đến cấu trúc danh mục thuốc, vị thuốc Cụ thể, danh mục thuốc được sắp xếp thành 11 nhóm theo y lý y học cổ truyền và danh mục vị thuốc bao gồm 349 vị thuốc từ cây, con, khoáng vật làm thuốc được sắp xếp thành 30 nhóm theo y lý y học cổ truyền

Các phương pháp phân tích danh mục thuốc sử dụng

1.2.1 Phương pháp phân tích nhóm điều trị a) Khái niệm:

- Là phương pháp phân tích việc sử dụng thuốc dựa vào đánh giá số lượng sử dụng và giá trị tiền thuốc của các nhóm điều trị.

- Phương pháp này sử dụng giữ liệu thống kê chi phí sử dụng, phần trăm chi phí của từng thuốc sử dụng trên tổng chi phí sử dụng thuốc toàn Bệnh viện, sau đó phân loại nhóm điều trị cho từng thuốc

- Phân loại nhóm điều trị dựa vào phân loại theo quy định tại Thông tư số 30/2018/TT-BYT ngày 30/10/2018 của Bộ Y tế [4]; Thông tư số 05/2015/TT- BYT ngày 17/3/2015 của Bộ Y tế [5]; DMT thiết yếu của Tổ chức Y tế Thế Giới hoặc theo các tài liệu tham khảo khác

- Tổng hợp chi phí, phần trăm chi phí của từng nhóm thuốc

- Phân tích đánh giá tính hợp lý, mối tương quan giữa các nhóm thuốc với mô hình bệnh tật của Bệnh viện

Trong phạm vi luận văn này, thuốc sử dụng được phân loại theo nhóm tác dụng dược lý quy định trong Thông tư 30/2018/TT-BYT, ngày 30/10/2018 của

Bộ Y tế ban hành Danh mục và tỉ lệ [4], điều kiện thanh toán đối với thuốc hóa dược, sinh phẩm, thuốc phóng xạ và chất đánh dấu thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế và Thông tư 05/2015/TT-BYT, ngày 17/03/2015 của Bộ Y tế Ban hành Danh mục thuốc đông y, thuốc dược liệu và vị thuốc y học đông y thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ bảo hiểm y tế [5] b) Vai trò và ý nghĩa của phân tích nhóm điều trị

+ Giúp xác định các nhóm điều trị có lượng tiêu thụ, chi phí cao nhất + Trên cơ sở thông tin về mô hình bệnh tật (MHBT), xác định những vấn đề sử dụng thuốc bất hợp lý, xác định những thuốc bị lạm dụng hoặc mức tiêu thụ không mang tính đại diện

+ Giúp HĐT&ĐT lựa chọn các thuốc có chi phí hiệu quả cao nhất trong các nhóm điều trị và lựa chọn thuốc cho các liệu pháp điều trị thay thế Ý nghĩa:

Phương pháp phân tích nhóm điều trị giúp xác định những nhóm điều trị có mức tiêu thụ thuốc cao nhất và chi phí nhiều nhất Trên cơ sở thông tin về tình hình bệnh tật, xác định những vấn đề sử dụng thuốc bất hợp lý Xác định những thuốc đã bị lạm dụng hoặc những thuốc mà mức tiêu thụ không mang tính đại diện cho những ca bệnh HĐT&ĐT lựa chọn những thuốc có chi phí hiệu quả cao nhất trong các nhóm điều trị và thuốc lựa chọn trong liệu pháp điều trị thay thế.

1.2.2 Phương pháp phân tích ABC

Phương pháp phân tích ABC (Activity-Based Costing) theo hướng dẫn của

Bộ Y tế trong thông tư số 21/2013/TT-BYT dùng để phân tích mối quan hệ giữa lượng thuốc tiêu thụ hàng năm và nguồn ngân sách liên quan đến việc sử dụng thuốc nằm xác định các thuốc có chi phí cao [1]

Phương pháp này sử dụng nguyên tắc Pareto (20/80) để chỉ ra mối quan hệ bất bình đẳng giữa đầu vào và đầu ra, trong đó 80% hậu quả chỉ phụ thuộc vào 20% nguyên nhân Phương pháp phân tích ABC đã cho thấy các loại thuốc chiếm chi phí cao thường chiếm tỉ lệ nhỏ trong danh sách khoản mục Theo nguyên tắc Pareto, nhóm A đại diện cho khoảng 10% loại thuốc trong danh sách, nhưng chiếm đến 70% của ngân sách Nhóm B đại diện cho khoảng 20% loại thuốc và chiếm 20% của ngân sách, trong khi nhóm B còn lại, chiếm 70%, chỉ đóng góp 10% của ngân sách thuốc

Bằng cách phân tích lượng thuốc tiêu thụ và chi phí ngân sách, Bệnh viện có cái nhìn tổng quan về lượng thuốc đang chiếm tỉ lệ ngân sách lớn Từ đó, Bệnh viện có thể đưa ra các phương án nhằm giảm giá thành có loại thuốc chiếm chi phí cao, hoặc thay thế thuốc đó với loại thuốc có chi phí thấp hơn nhưng có cùng tác dụng điều trị Ý nghĩa: Phương pháp phân tích ABC giúp Bệnh viện xác định cách phân bổ ngân sách thuốc

Nhược điểm: phương pháp này không cung cấp thông tin về tính chất dược lý của thuốc hay dưa ra các thông số đánh giá mức độ cần thiết của thuốc trong mô hình bệnh tật

1.2.3 Phương pháp phân tích VEN

Phương pháp VEN được dùng để xác định thứ tự ưu tiên mua và dự trữ các loại thuốc dựa theo mức độ quan trọng trong điều trị Phương pháp này được Bộ

Y tế quy định và ban hành trong thông tư số 21/2013-TT-BYT [1] Nó phân các loại thuốc thành 3 nhóm: thuốc quan trọng, thuốc thiết yếu và thuốc không thiết yếu Vì thế, phương pháp VEN có thể dùng để so sánh hiệu quả và công dụng của thuốc, bổ sung những hạn chế của phương pháp ABC Các nhóm phân loại được định nghĩa như sau:

- Thuốc quan trọng (Vital drugs - V): Đây là những loại thuốc được sử dụng trong tình huống cấp cứu hoặc thuốc có vai trò rất quan trọng trong các dịch vụ y tế cơ bản

- Thuốc thiết yếu (Essential drugs - E): Đây là những loại thuốc được sử dụng để điều trị các trường hợp bệnh ít nghiêm trọng hơn, nhưng vẫn cần thiết trong việc điều trị các bệnh lý quan trọng của Bệnh viện

- Thuốc không thiết yếu (Non-essential drugs - N): Đây là những loại thuốc được sử dụng để điều trị các bệnh nhẹ hoặc tự khỏi Những loại thuốc này có thể có hoặc không có trong danh mục thuốc, chúng là những mặt hàng ít quan trọng nhất trong việc dự trữ thuốc

Thực trạng sử dụng thuốc tại các bệnh viện và Trung tâm Y tế

1.3.1 Cơ cấu thuốc theo nguồn gốc thuốc hóa dược, thuốc đông y, thuốc từ dược liệu

Thuốc sử dụng theo nguồn gốc được chia làm 02 nhóm: Nhóm thuốc hóa dược và nhóm thuốc đông y, thuốc từ dược liệu Kết quả phân tích cơ cấu sử dụng thuốc theo nguồn gốc của một số Trung tâm Y tế, Bệnh viện khu vực miền Đông Nam Bộ được trình bày trong bảng dưới đây

Bảng 1.2: Kết quả cơ cấu theo nguồn gốc thuốc hóa dược, thuốc đông y, thuốc từ dược liệu của một số BV và TTYT

STT Địa điểm nghiên cứu

Thuốc hóa dược Thuốc đông y, thuốc dược liệu

1 TTYT huyện Gò Dầu tỉnh

TTYT huyện Lộc Ninh tỉnh Bình Phước năm 2020

BVĐK cao su Dầu Tiếng tỉnh Bình Dương năm

TTYT huyện Đức Huệ tỉnh Long An năm 2019

1.3.2 Cơ cấu thuốc sử dụng theo nhóm tác dụng dược lý của thuốc

Thông tư 30/2018/TT-BYT và Thông tư 40/2014/TT-BYT là những văn bản pháp lý do Bộ Y tế ban hành, quy định chi tiết về việc phân loại, quản lý và sử dụng thuốc trong lĩnh vực y tế tại Việt Nam [4] [11] Các văn bản này tạo ra một cơ cấu phân loại thuốc dựa trên những tác dụng dược lý, trong đó mỗi nhóm thuốc bao gồm các loại có tác dụng tương tự và được sử dụng để điều trị các bệnh lý tương tự khả năng điều trị tương đồng Dựa trên nghiên cứu, nhóm điều trị ký sinh trùng và chống nhiễm khuẩn chiếm tỷ trọng lớn nhất cả về số khoản mục và tổng giá trị sử dụng kháng sinh tại các bệnh viện Đa khoa Tuy nhiên, tại các bệnh viện chuyên khoa nội tiết và các cơ sở y tế tuyến huyện chuyên quản lý các bệnh không lây nhiễm, chi phí tiền thuốc thường được phân chia cho nhóm thuốc Hocmon và các loại thuốc tác động lên hệ nội tiết, chiếm tỉ lệ cao nhất về giá trị sử dụng kháng sinh, tiếp theo là nhóm thuốc Tim mạch Nghiên cứu tại một số cơ sở y tế tuyến huyện cũng cho thấy cơ cấu sử dụng thuốc theo nhóm tác dụng dược lý, và các thông tin chi tiết được thể hiện trong các bảng dưới đây

Bảng 1.3: Tỉ lệ sử dụng nhóm Hocmon và các thuốc tác động vào hệ thống nội tiết tại một số BV và TTYT

STT Địa điểm nghiên cứu SLKM %

TTYT huyện Gò Dầu tỉnh Tây Ninh năm

Huệ tỉnh Long An năm 2019 [10]

Bảng 1.4: Tỉ lệ sử dụng thuốc kháng sinh tại một số BV và TTYT

STT Địa điểm nghiên cứu SLKM %

TTYT huyện Gò Dầu tỉnh Tây Ninh năm

Ninh tỉnh Bình Phước năm 2020 [8]

Huệ tỉnh Long An năm 2019 [10]

1.3.3 Cơ cấu thuốc sử dụng theo biệt dược gốc và generic

Theo nghiên cứu và khảo sát, thấy rằng tại các một số Trung tâm Y tế, Bệnh viện khu vực miền Đông Nam Bộ, tỉ lệ sử dụng thuốc generic đạt tỉ lệ cao hơn so với nhóm thuốc biệt dược gốc Việc ưu tiên sử dụng thuốc generic đóng góp vào việc giảm chi phí trong quá trình điều trị

Bảng 1.5: Tỉ lệ sử dụng nhóm biệt dược gốc/ generic tại một số BV và TTYT

STT Địa điểm nghiên cứu

1 TTYT huyện Gò Dầu tỉnh Tây

2 TTYT huyện Lộc Ninh tỉnh

3 BVĐK cao su Dầu Tiếng tỉnh

4 TTYT huyện Đức Huệ tỉnh

1.3.4 Cơ cấu thuốc đơn thành phần - đa thành phần

Thông tư 21/2013/TT-BYT của Bộ Y tế quy định ưu tiên sử dụng thuốc dạng đơn chất [1] Đối với thuốc phối hợp có nhiều thành phần, yêu cầu cung cấp đầy đủ tài liệu chứng minh liều lượng của từng hoạt chất, đáp ứng yêu cầu điều trị trên quần thể người bệnh và có ưu điểm vượt trội về hiệu quả, tính an toàn hoặc tiện dụng so với thuốc đơn chất Kết quả nghiên cứu cho thấy hầu hết các cơ sở y tế tuyến tỉnh ưu tiên sử dụng thuốc đơn chất (tỉ lệ sử dụng trên 80%) và chỉ một tỉ lệ thấp sử dụng thuốc phối hợp (tỉ lệ sử dụng dưới 60%) về giá trị sử dụng

Bảng 1.6: Kết quả nghiên cứu cơ cấu thuốc đơn TP/ đa TP tại một số BV và TTYT

STT TTYT/ năm nghiên cứu

Thuốc đơn TP Thuốc đa TP

TTYT huyện Gò Dầu tỉnh Tây Ninh năm

TTYT huyện Lộc Ninh tỉnh Bình Phước năm

Tiếng tỉnh Bình Dương năm 2021 [9]

TTYT huyện Đức Huệ tỉnh Long An năm 2019

1.3.5 Cơ cấu thuốc sử dụng theo nguồn gốc xuất xứ thuốc

Bộ Y tế luôn khuyến khích các Trung tâm Y tế, Bệnh viện và các bác sĩ sử dụng thuốc sản xuất trong nước nhằm hỗ trợ sự phát triển bền vững của ngành Dược Việt Nam và đảm bảo nguồn cung ứng thuốc không phụ thuộc vào nhập khẩu từ nước ngoài Bộ Y tế đã tiến hành nhiều chiến dịch và đề án nhằm thúc đẩy việc sử dụng thuốc sản xuất trong nước, và kết quả đã cho thấy tỉ lệ sử dụng thuốc sản xuất trong nước tại một số TTYT, Bệnh viện khá cao so với việc sử dụng thuốc nhập khẩu về số lượng Bảng dưới đây trình bày cơ cấu sử dụng thuốc nhập khẩu và thuốc sản xuất trong nước tại các TTYT, Bệnh viện tương ứng:

Bảng 1.7: Cơ cấu sử dụng thuốc nhập khẩu, thuốc sản xuất trong nước tại một số BV và TTYT

STT TTYT/ năm nghiên cứu

1 TTYT huyện Gò Dầu tỉnh

2 TTYT huyện Lộc Ninh tỉnh

3 BVĐK cao su Dầu Tiếng tỉnh

4 TTYT huyện Đức Huệ tỉnh

1.3.6 Cơ cấu thuốc sử dụng theo đường dùng của thuốc

Theo hướng dẫn của Thông tư số 23/2011/TT-BYT về việc sử dụng thuốc trong các cơ sở y tế có giường bệnh [3], Bộ Y tế đã đưa ra sự ưu tiên cho việc sử dụng thuốc theo đường uống Người dùng sẽ được tiêm thuốc chỉ khi không thể uống thuốc hoặc khi thuốc chỉ có thể dùng qua đường tiêm

Theo kết quả khảo về cơ cấu thuốc theo đường dùng tại một số TTYT tỉ lệ thuốc có đường dùng uống chiếm tỉ lệ cao nhất về SLKM (>51%)

Bảng 1.8: Kết quả một số nghiên cứu về phân tích cơ cấu thuốc theo đường dùng tại tại một số BV và TTYT khu vực miền Đông Nam Bộ

TT TTYT/ năm nghiên cứu

TTYT huyện Đức Huệ tỉnh

1.3.7 Phân tích ma trận ABC/VEN

Phân tích ABC, VEN và ma trận ABC/VEN là một trong những phương pháp được sử dụng để phân tích và xác định vấn đề trong việc sử dụng thuốc, đồng thời đó cũng là bước đầu tiên trong quy trình xây dựng Danh mục thuốc bệnh viện Phương pháp này giúp xác định các loại thuốc có giá trị và số lượng sử dụng lớn nhưng không đem lại hiệu quả điều trị rõ ràng, phần lớn là các loại thuốc Vitamin, khoáng chất, thuốc đông y, thuốc dược liệu, và nhiều loại khác

Bảng 1.9: Kết quả phân tích ABC tại một số BV và TTYT

TTYT huyện Gò Dầu tỉnh Tây Ninh năm

TTYT huyện Lộc Ninh tỉnh Bình Phước năm 2020

BVĐK cao su Dầu Tiếng tỉnh Bình Dương năm 2021

Kết quả phân tích ABC cho thấy các cơ sở y tế có phân bố SLKM thuốc nhóm A, B, C khác nhau Riêng TTYT huyện Lộc Ninh tỉnh Bình Phước năm

2020 có 25,6% SLKM thuộc nhóm A và 22,46% SLKM thuộc nhóm B, vượt ngưỡng 20% theo hướng dẫn của Bộ Y tế tại Phụ lục 2 thông tư 21/2013/TT-BYT, nhóm C cũng không phù hợp hướng dẫn của Bộ Y tế (51,94%) [1] Hai nhóm A và B cao hơn 20% có thể là do SLKM các nhóm thuốc này cao: AN (6,76%), BV (2,17%), BN (4,35%)

Bảng 1.10: Kết quả phân tích VEN tại một số BV và TTYT

TTYT huyện Gò Dầu tỉnh Tây Ninh năm

TTYT huyện Lộc Ninh tỉnh Bình Phước năm 2020

BVĐK cao su Dầu Tiếng tỉnh Bình Dương năm 2021

Dựa trên kết quả phân tích, có thể áp dụng biện pháp quản lý chặt chẽ đối với những loại thuốc này, nhằm đảm bảo hiệu quả sử dụng thuốc phù hợp với ngân sách của bệnh viện và nguồn quỹ Bảo hiểm Y tế

Bảng 1.11: Kết quả phân tích ma trận ABC/VEN tại một số BV và TTYT

TTYT huyện Gò Dầu tỉnh Tây Ninh năm

TTYT huyện Lộc Ninh tỉnh Bình Phước năm 2020

BVĐK cao su Dầu Tiếng tỉnh Bình Dương năm 2021

Tổng quan Bệnh viện Đa khoa khu vực Long Thành, tỉnh Đồng Nai

1.4.1 Khái quát về Bệnh viện Đa khoa khu vực Long Thành, tỉnh Đồng Nai

Bệnh viện Đa khoa khu vực Long Thành, tỉnh Đồng Nai, là một cơ sở y tế quan trọng và đáng chú ý trong khu vực Bệnh viện được xây dựng nhằm cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe toàn diện và đa ngành nghề cho cộng đồng địa phương và các vùng lân cận

Vị trí địa lý của Bệnh viện Đa khoa khu vực Long Thành rất thuận lợi, nằm trong khu vực đô thị phát triển và gần các tuyến giao thông chính, góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận và phục vụ bệnh nhân Bệnh viện có quy mô lớn, với cơ sở vật chất hiện đại và trang thiết bị y tế tiên tiến, từ đó đảm bảo khả năng chẩn đoán và điều trị hiệu quả cho các bệnh lý phức tạp

Bệnh viện Đa khoa khu vực Long Thành có đội ngũ y bác sĩ, nhân viên y tế và chuyên gia có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm và đầy đủ năng lực để đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của cộng đồng Hơn nữa, Bệnh viện cũng đặt mục tiêu nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, nghiên cứu và ứng dụng các tiến bộ y khoa mới nhằm đảm bảo mang lại sự hài lòng và tin tưởng cho bệnh nhân

1.4.2 Lịch sử hình thành và phát triển

Bệnh viện Đa khoa khu vực Long Thành là một cơ sở y tế tuyến tỉnh, thuộc quản lý của Sở Y tế Đồng Nai Bệnh viện phục vụ việc khám chữa bệnh của người dân hai huyện Long Thành và Nhơn Trạch với quy mô 500 giường bệnh Khu vực này nằm trong khu vực có nhiều khu công nghiệp, đường giao thông quan trọng từ TP Hồ Chí Minh đi Bà Rịa - Vũng Tàu, cũng như có đường cao tốc TP.HCM- Long Thành-Dầu Giây và dự án sân bay quốc tế Long Thành Mỗi ngày, bệnh viện tiếp nhận khoảng 600-700 lượt người bệnh đến khám ngoại trú

Hiện tại, bệnh viện cung cấp các dịch vụ khám bệnh ngoại trú, cấp cứu - hồi sức, sản, chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm và có khu điều trị nội trú với các khoa ngoại, nội, nhi, liên chuyên khoa mắt - tai mũi họng - răng hàm mặt, y học đông y và phẫu thuật gây mê hồi sức Bệnh viện cũng đảm bảo cung cấp các tiện nghi tại các khoa và buồng bệnh, bao gồm điều hòa nhiệt độ và phương tiện gọi khẩn cấp Đồng thời, bệnh viện đã trang bị các thiết bị y tế hiện đại như máy siêu âm, máy đo độ loãng xương, máy điện tim, điện não, máy chụp X-quang, máy huyết học và sinh học

1.4.3 Cơ cấu về tổ chức

Sơ đồ tổ chức của Bệnh viện Đa khoa khu vực Long Thành được thể hiện ở sơ đồ sau:

Hình 1.1: Cơ cấu tổ chức của Bệnh viện Đa khoa khu vực Long Thành

1.4.4 Cơ cấu về nhân lực

Cơ cấu nhân lực tại bệnh viện được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 1.12: Cơ cấu nhân lực tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Long Thành

STT Trình độ chuyên môn Số lượng Tỉ lệ (%)

STT Trình độ chuyên môn Số lượng Tỉ lệ (%)

8 Cử nhân nữ hộ sinh 02 0,6

10 Nữ hộ sinh trung học 06 1,9

16 Kỹ thuật viên Cao đẳng 22 6,8

18 Kỹ thuật viên trung cấp 04 1,2

Bệnh viện Đa khoa khu vực Long Thành có một đội ngũ y, bác sĩ với sự kinh nghiệm chuyên môn vững vàng, bao gồm cả những người đã có nhiều năm tuổi đời trong ngành và những người trẻ trung đầy nhiệt huyết Tất cả các cán bộ đều tận tâm, nỗ lực phấn đấu không ngừng vì người bệnh Trong bệnh viện, tỉ lệ viên chức chuyên môn Dược chiếm 8,9% trên tổng số nhân viên Trong đó, tỉ lệ Dược sĩ với trình độ đại học chiếm 0,6%, trình độ đại học chiếm 3,1% và trình độ cao đẳng chiếm 5,2% Tổng số bác sĩ trong bệnh viện chiếm 19,7% tổng số nhân viên

1.4.5 Mô hình bệnh tật của Bệnh viện Đa khoa khu vực Long Thành, tỉnh Đồng Nai năm 2022

Một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc cung cấp thuốc cho Bệnh viện đó là mô hình bệnh tật, tức là dữ liệu thống kê về tình trạng bệnh tật của các bệnh nhân được khám và điều trị tại bệnh viện Mô hình này phụ thuộc rất nhiều vào các điều kiện tự nhiên và xã hội của khu vực dân cư mà bệnh viện đó phục vụ Đây cũng là cơ sở quan trọng để đánh giá tính thích hợp của các loại thuốc được sử dụng, bao gồm cả số lượng sử dụng (SLSD) và giá trị thương mại (GTTSD) của chúng

Mô hình bệnh tật của Bệnh viện Đa khoa khu vực Long Thành, tỉnh Đồng Nai với một số chương bệnh cụ thể được trình bày theo bảng sau:

Bảng 1.13: Mô hình bệnh tật tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Long Thành, tỉnh Đồng Nai năm 2022 được phân loại theo mã quốc tế ICD10

STT CHƯƠNG BỆNH ICD10 TẦN

1 Chương I: Bệnh nhiễm khuẩn và kí sinh vật

3 Chương III: Bệnh của máu, cơ quan tạo máu và cơ chế miễn dịch

4 Chương IV: Bệnh nội tiết, dinh dưỡng chuyển hoá

5 Chương V: Rối loạn tâm thần và hành vi F00-F99 126 0,13

6 Chương VI: Bệnh của hệ thống thần kinh G00-

7 Chương VII: Bệnh của mắt và phần phụ H00-

8 Chương VIII: Bệnh của tai và xương chũm

9 Chương IX: Bệnh của hệ tuần hoàn I00-I99 9.107 9,72

10 Chương X: Bệnh của hệ hô hấp J00-J99 12.520 13,36

11 Chương XI: Bệnh của hệ tiêu hoá K00- 9.310 9,94

STT CHƯƠNG BỆNH ICD10 TẦN

12 Chương XII: Bệnh của da và tổ chức dưới da

13 Chương XIII: Bệnh của hệ thống cơ, xương và mô liên kết

14 Chương XIV: Bệnh của hệ tiết niệu sinh dục N00-

15 Chương XV: Chửa, đẻ và sau đẻ O00-

16 Chương XVI: Một số bệnh trong thời kì chu sinh

17 Chương XVII: Dị dạng bẩm sinh, biến dạng của cromosom

18 Chương XVIII: Triệu chứng, dấu hiệu và phát hiện bất thường lâm sàng, xét nghiệm

19 Chương XIX: Vết thương, ngộ độc và kết quả của các nguyên nhân bên ngoài

20 Chương XX: Nguyên nhân bên ngoài của bệnh tật và tử vong

21 Chương XXI: Các yếu tố ảnh hưởng đến sức khoẻ người khám nghiệm và điều tra

Mô hình bệnh tật của Bệnh viện Đa khoa khu vực Long Thành, tỉnh Đồng Nai năm 2022 khá đa dạng, tổng cộng bao gồm 21 chương, phù hợp với mô hình khám chữa bệnh của một Bệnh viện hạng II tuyến tỉnh Các bệnh chiếm tỉ lệ trên 10% lần lượt là Bệnh nội tiết với tỉ lệ 17,88%, Bệnh về cơ, xương và mô liên kết 13,40%, Bệnh về đường hô hấp 13,36% Như vậy các nhóm bệnh chủ yếu của Bệnh viện Đa khoa khu vực Long Thành, tỉnh Đồng Nai bao gồm các bệnh về nội tiết; cơ xương và mô liên kết; bệnh về đường hô hấp.

Tính cấp thiết của đề tài

Bệnh viện Đa khoa khu vực Long Thành là bệnh viện hạng 2 tuyến tỉnh Trong những năm qua BV không ngừng phát triển, nhu cầu khám chữa bệnh tại

BV ngày càng tăng, chi phí mua thuốc cũng tăng so với năm trước, MHBT đa dạng, DMT với nhiều nhóm TDDL Năm 2020, bệnh viện đã phát triển với quy mô 500 giường bệnh, 24 khoa phòng, trang thiết bị hiện đại đủ đáp ứng được nhu cầu khám và điều trị bệnh cho người dân địa phương Đây là một trong những bệnh viện công lập lớn, quan trọng tại khu vực Đông Nam Bộ, và đã tự chủ tài chính từ đầu năm năm 2020 Mua sắm thuốc hay trang thiết bị vẫn dựa vào nguồn ngân sách bệnh viện, tuy nhiên phân tích dữ liệu trong sử dụng thuốc vẫn chưa được chú trọng Hơn nữa công tác dự trù thuốc tại BV chưa được quan tâm đúng mức, dẫn đến tình trạng thuốc thừa thuốc thiếu Nhưng thực tế thì việc xây dựng DMT tại BV không dựa trên những căn cứ định lượng cụ thể, chủ yếu dựa vào danh mục đã sử dụng năm trước và tổng hợp nhu cầu sử dụng, loại bỏ thuốc không cần thiết…Việc quản lý và sử dụng thuốc tại BV cũng gặp nhiều thách thức, bao gồm sự lãng phí, không đảm bảo chất lượng và chi phí cao Trong khi đó, sử dụng thuốc hiệu quả và an toàn đóng vai trò quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe của bệnh nhân Hiện tại ở Bệnh viện Đa khoa khu vực Long Thành chỉ có nghiên cứu về kê đơn và kháng sinh, nhưng chưa có nghiên cứu về DMT Nên nghiên cứu này là cần thiết để đưa ra một số đề xuất, kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng xây dựng danh mục thuốc đáp ứng tốt các yêu cầu trong sử dụng điều trị cho bệnh nhân tại đơn vị, hướng tới việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và đạt hiệu quả cao.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng, thời gian, địa điểm nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Long Thành, tỉnh Đồng Nai năm 2022

- Thời gian nghiên cứu: Từ 01/01/2022 đến 31/12/2022

- Thời gian thực hiện đề tài: từ ngày 03/10/2022 đến ngày 02/02/2024

- Địa điểm nghiên cứu: Bệnh viện Đa khoa khu vực Long Thành, Khu Phước Hải, thị trấn Long Thành, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai.

Phương pháp nghiên cứu

Mô tả cắt ngang trên cơ sở sử dụng số liệu hồi cứu trong các báo cáo, sổ sách, hóa đơn chứng từ liên quan đến thuốc sử dụng tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Long Thành, tỉnh Đồng Nai từ 01/01/2022 đến 31/12/2022

2.2.2 Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu

Toàn bộ 779 khoản mục thuốc, bao gồm các thuốc hóa dược, thuốc đông y, thuốc dược liệu đã được sử dụng từ 01/01/2022 đến 31/12/2022 Tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Long Thành, tỉnh Đồng Nai

2.2.3 Phương pháp thu thập số liệu a) Nguồn thu nhập số liệu

Sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu từ nguồn tài liệu sẵn có để thu thập các dữ liệu liên quan đến danh mục thuốc sử dụng trong Bệnh viện:

- DMT sử dụng tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Long Thành, tỉnh Đồng Nai từ 01/01/2022 đến 31/12/2022

- Tài chính dự trù mua thuốc theo danh mục thuốc bệnh viện

- Báo cáo xuất nhập tồn thuốc theo danh mục b) Quá trình thu nhập số liệu

- Lấy số liệu từ Bệnh viện Đa khoa khu vực Long Thành, tỉnh Đồng Nai

- Từ dữ liệu danh mục thuốc sử dụng năm 2022 của Bệnh viện Đa khoa khu vực Long Thành, các thông tin cần thu nhập bao gồm: tên thuốc, tên hoạt chất, nồng độ, hàm lượng, đơn vị tính, đơn giá, số lượng sử dụng, giá trị sử dụng và thu thập thêm các thông tin, hoàn chỉnh các cột: nguồn gốc, xuất xứ; nhóm tác dụng dược lý; đường dùng; Nhóm TCKT, thuốc nhập khẩu có trong TT03/2019/TT-BYT; Thuốc đơn TP, đa TP; Thuốc BDG, thuốc Generic…

- Các thông tin trên được đưa vào “Biểu mẫu thu thập số liệu danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Long Thành, tỉnh Đồng Nai”: Phụ lục I

Bảng 2.1: Bảng biến số nghiên cứu

TT Tên biến Giải thích/khái niệm biến Giá trị biến Cách thu thập

I Mục tiêu 1: Mô tả cơ cấu danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Long Thành, tỉnh Đồng Nai năm 2022

Nguồn gốc thuốc hóa dược, thành phẩm thuốc y học đông y

Thuốc sử dụng được phân loại theo nguồn gốc:

- Thuốc hóa dược: quy định tại TT 30/2018/TT-

- Thuốc đông y, thuốc từ dược liệu: quy định tại TT 05/2015/TT-BYT

2 Thuốc đông y, thuốc từ dược liệu

Bảng thu thập số liệu

Nhóm tác dụng dược lý của thuốc

Thuốc sử dụng được phân loại theo nhóm TDDL:

- Thuốc hóa dược được phân thành 27 nhóm dược lý căn cứ vào TT 30/2018/TT-BYT

- Thuốc đông y, thuốc dược liệu được phân được

2 Thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm…

- Thuốc đông y thuốc từ dược liệu:

Bảng thu thập số liệu

TT Tên biến Giải thích/khái niệm biến Giá trị biến Cách thu thập phân thành 11 nhóm căn cứ vào TT 05/2015/TT- BYT

2 Nhóm thuốc an thần, định chí, dưỡng tâm…

Thuốc kháng sinh sử dụng theo nhóm kháng sinh (Phân loại nhóm kháng sinh theo quy định tại Thông tư số 30/2018/TT- BYT)

Bảng thu thập số liệu

Kháng sinh nhóm β - lactam theo thế hệ

Thuốc kháng sinh β - lactam sử dụng phân loại theo các thế hệ (Phân loại theo Quyết định 708/QĐ- BYT)

2.1 Cephalosporin TH1 2.2 Cephalosporin TH2 2.3 Cephalosporin TH3

Bảng thu thập số liệu

Hocmon và các thuốc tác động vào hệ thống nội tiết

Thuốc hocmon và các thuốc tác động vào hệ thống nội tiết sử dụng theo nhóm tác dụng (phân nhóm theo TT

1 Hocmon thượng thận và những chất tổng hợp thay thế

2 Insulin và nhóm thuốc hạ đường huyết

Bảng thu thập số liệu

Nguồn gốc, xuất xứ của thuốc

- Thuốc sản xuất trong nước: Là các thuốc sản xuất tại Việt Nam

- Thuốc Nhập khẩu là các thuốc sản xuất ở nước ngoài được nhập khẩu về Việt Nam

1: Thuốc SX trong nước 2: Thuốc nhập khẩu

Bảng thu thập số liệu

TT Tên biến Giải thích/khái niệm biến Giá trị biến Cách thu thập

Thuốc hóa dược đơn thành phần và đa thành phần

Thuốc hóa dược được phân loại theo số hoạt chất có tác dụng dược lý trong công thức

Thuốc có 1 hoạt chất có tác dụng dược lý

Thuốc có >1 hoạt chất có tác dụng dược lý khác nhau

Bảng thu thập số liệu

Thuốc biệt dược gốc và generic

Thuốc sử dụng phân loại theo BDG và Generic dựa trên công bố của Cục Quản lý Dược

- Thuốc BDG: là thuốc có trong công bố BDG của Cục Quản lý Dược

- Thuốc generic: Là thuốc không có trong công bố BDG của Cục Quản lý Dược

Bảng thu thập số liệu

Generic sử dụng theo nhóm TCKT

Là thuốc Genegic được phân chia thành 05 nhóm theo tiêu chí kỹ thuật cụ thể được quy định tại điều 7 chương II thông tư 15/2019/TT-BYT

Bảng thu thập số liệu

Thuốc được phân loại theo đường đưa thuốc vào cơ

TT Tên biến Giải thích/khái niệm biến Giá trị biến Cách thu thập thể: thuốc dùng đường uống; thuốc dùng tiêm và tiêm truyền; thuốc có đường dùng khác truyền

2: Đường uống 3: Đường dùng khác số liệu

Mục tiêu 2: Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Long Thành, tỉnh Đồng Nai năm 2022 theo phương pháp ABC, VEN và ma trận ABC/VEN

Số lượng sử dụng năm

2022 theo đơn vị nhỏ nhất của từng khoản mục thuốc

Biến dạng số: Biến rời rạc

Từ nguồn thông tin sẵn có

Giá trúng thầu của từng khoản mục thuốc theo đơn vị tính nhỏ nhất

Biến dạng số: Biến liên tục

Từ nguồn thông tin sẵn có

2.2.5 Xử lý và phân tích số liệu a) Xử lý số liệu

Tổng hợp toàn bộ những dữ liệu của các khoản mục thuốc sử dụng tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Long Thành, tỉnh Đồng Nai trên cùng một bàn tính Excel gồm:

Bước 1: Liệt kê các sản phẩm

Bước 2: Điền các thông tin cho mỗi sản phẩm: tên thuốc, tên hoạt chất, nồng độ, hàm lượng, đơn vị tính, đơn giá, số lượng sử dụng, giá trị sử dụng, nguồn gốc xuất xứ, nhóm TCKT, nhóm tác dụng dược lý, đường dùng, nhóm thuốc hóa dược/thuốc đông y, thuốc dược liệu…

Bước 3: Xử lý số liệu ngoại lai, làm sạch số liệu Trường hợp một thuốc có các đơn giá khác nhau vào các lần nhập khác nhau, trong danh mục đang tách thành nhiều khoản mục phải đưa về một dòng Khi đó đơn giá được tính ngược lại từ tổng giá trị sử dụng và tổng số lượng sử dụng, được gọi là đơn giá trung bình

Bước 4: Tính số tiền (giá trị sử dụng) cho mỗi sản phẩm bằng cách nhân đơn giá với số lượng sản phẩm: Ci = gi x qi

Trong đó: Đơn giá của từng sản phẩm: gi (i = 1,2,3…162)

Số lượng sử dụng của sản phẩm: qi

Tổng giá trị tiêu thụ sẽ bằng tổng lượng tiền (giá trị sử dụng) cho mỗi sản phẩm: C= ∑Ci b) Phân tích số liệu

* Dùng các hàm Sum, If, Count, Subtotal, Autofilter, Sort để tổng hợp số liệu theo các chỉ số cần nghiên cứu:

+ Xếp theo nguồn gốc thuốc hóa dược và thuốc đông y, thuốc dược liệu; + Xếp theo nhóm tác dụng dược lý;

+ Xếp theo nguồn gốc, xuất xứ: thuốc SX trong nước, thuốc nhập khẩu; + Xếp theo tên gốc/ tên biệt dược;

+ Xếp theo số lượng thành phần hoạt chất có tác dụng dược lý của thuốc: đơn thành phần/ đa thành phần;

+ Xếp theo đường dùng của thuốc: đường tiêm, truyền, đường uống, đường dùng khác (dùng ngoài, xịt mũi, nhỏ mắt, đặt hậu môn…)

- Tính tổng số khoản mục, trị giá tiêu thụ của từng biến số, tính tỉ lệ phần trăm giá trị số liệu

Là phương pháp tính tỉ lệ % của một nhóm đối tượng với các số liệu trong tổng số với công thức sau:

SLKM mỗi nhóm đối tượng cần nghiên cứu

Tổng SLKM sử dụng của các nhóm đối tượng nghiên cứu

Giá trị mỗi nhóm đối tượng cần nghiên cứu

Tổng giá trị sử dụng của các nhóm đối tượng nghiên cứu

Công thức được áp dụng cho tính toán những nội dung nghiên cứu sau để phân tích danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Long Thành, tỉnh Đồng Nai 2022: Thuốc sử dụng theo nguồn gốc, xuất xứ của thuốc; Thuốc sử dụng theo biệt dược gốc và Generic; Thuốc sử dụng theo nhóm tác dụng dược lý; Thuốc đơn thành phần, đa thành phần…

* Phương pháp phân tích nhóm điều trị

- Tính tiền cho mỗi thuốc bằng cách nhân đơn giá với số lượng sử dụng của từng thuốc

- Tổng số tiền bằng tổng của lượng tiền cho mỗi thuốc

* Phương pháp phân tích ABC:

Theo Thông tư 21/2013/TT-BYT ngày 8/8/2013 của Bộ Y tế hướng dẫn phân tích ABC được tiến hành theo 7 bước sau:

Bước 1: Liệt kê các sản phẩm thuốc

Bước 2: Điền các thông tin sau mỗi sản phẩm thuốc

- Đơn giá của mỗi sản phẩm (Sử dụng giá cho các thời điểm nhất định nếu sản phẩm có giá trị thay đổi theo thời gian);

- Số lượng tiêu thụ của các sản phẩm thuốc tại TTYT

Bước 3: Tính tiền cho mỗi sản phẩm bằng cách nhân đơn giá với số lượng sản phẩm, tổng số sẽ bằng tổng tiền của mỗi sản phẩm: pi = ci x 100/C

Bước 4: Tính % giá trị của mỗi sản phẩm bằng cách lấy của mỗi sản phẩm thuốc chia cho tổng số tiền

Bước 5: Sắp xếp các sản phẩm theo thứ tự phần trăm giá trị giảm dần Bước 6: Tính giá trị phần trăm tích lũy của tổng giá trị cho mỗi sản phẩm bắt đầu với sản phẩm thứ nhất, sau đó cộng với sản phẩm tiếp theo trong danh sách

Bước 7: Phân hạng sản phẩm như sau:

- Hạng A: Gồm những sản phẩm chiếm 79,90% tổng giá trị tiền;

- Hạng B: Gồm những sản phẩm chiếm 15,12% tổng giá trị tiền;

- Hạng C: Gồm những sản phẩm chiếm 4,98% tổng giá trị tiền;

Thông thường, sản phẩm hạng A chiếm 10 - 20% tổng số sản phẩm, hạng

B chiếm 10 - 20% và còn lại là hạng C chiếm 60 - 80%

Kết quả thu được có thể trình bày dưới dạng đồ thị bằng cách đánh dấu phần trăm của tổng giá trị tích lũy vào cột dọc hay trục tung của đồ thị và số sản phẩm (tương đương giá trị tích lũy này) trên cột ngang hay trục hoành của đồ thị

* Phương pháp phân tích VEN:

Hiện tại ở Bệnh viện Đa khoa khu vực Long Thành, tỉnh Đồng Nai, HĐT&ĐT chưa tham gia phân tích VEN cho danh mục thuốc, chủ yếu là các dược sĩ phụ trách tự phân loại Phân tích VEN gồm 6 bước:

Bước 1: Sắp xếp các nhóm thuốc theo 3 loại V, E, N

Bước 2: Kết quả phân loại của các thành viên được tập hợp và thống nhất Bước 3: Lựa chọn và loại bỏ những thuốc phương án điều trị trùng lập Bước 4: Xem xét những thuốc thuộc nhóm thuốc N và hạn chế mua hoặc loại bỏ những thuốc này trong trường hợp không còn nhu cầu điều trị

Bước 5: Xem lại số lượng mua dự kiến, mua các thuốc nhóm V, E trước nhóm N và đảm bảo thuốc nhóm V và E có một lượng dự trữ an toàn

Bước 6: Giám sát đơn đặt hàng và lượng tồn kho của nhóm V, E chặt chẽ hơn nhóm N

* Phương pháp phân tích DMT theo ma trận ABC/VEN

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Mô tả cơ cấu danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh viện Đa khoa khu vực

3.1.1 Cơ cấu sử dụng thuốc theo nguồn gốc thuốc hóa dược, thành phẩm y học đông y

Bảng 3.1: Cơ cấu danh mục thuốc theo nguồn gốc thuốc hóa dược và thuốc đông y, thuốc từ dược liệu

STT Nhóm thuốc SLKM %SLKM GTSD (đồng) %GTSD

Thuốc đông y, thuốc từ dược liệu

Qua bảng số liệu trên cho thấy, trong năm 2022, số lượng khoản mục của toàn danh mục thuốc sử dụng tại BVĐK Khu vực Long Thành khá lớn, chủ yếu là các loại thuốc hóa dược

Trong số 779 khoản mục thì thuốc hóa dược chiếm 91,53% (tương ứng với

713 khoản mục); thuốc đông y, thuốc từ dược liệu chỉ chiếm 8,47% (tương ứng với 66 khoản mục)

Xét về giá trị sử dụng, nhóm thuốc hóa dược chiếm đến 80,76% tổng chi phí sử dụng thuốc của BV (tương ứng với 14.163.400.061 đồng); thuốc đông y, thuốc từ dược liệu chỉ chiếm 19,24% (tương ứng với 3.374.256.221 đồng)

3.1.2 Cơ cấu sử dụng thuốc theo nhóm tác dụng dược lý

Bảng 3.2: Cơ cấu danh mục thuốc theo nhóm tác dụng dược lý

I Phân nhóm thuốc hóa dược

Hocmon và các thuốc tác động vào hệ thống nội tiết

Thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn

Thuốc giảm đau, hạ sốt; chống viêm không steroid; thuốc điều trị gút và các bệnh xương khớp

6 Thuốc tác dụng trên đường hô hấp

Thuốc điều trị bệnh mắt, tai mũi họng

Thuốc chống rối loạn tâm thần và thuốc tác động lên hệ thần kinh

Dung dịch điều chỉnh nước, điện giải, cân bằng acid- base và các dung dịch tiêm truyền khác

Thuốc chống dị ứng và dùng trong các trường hợp quá mẫn

12 Thuốc tác dụng đối với máu

13 Thuốc tẩy trùng và sát khuẩn

Thuốc gây tê, gây mê, thuốc giãn cơ, giải giãn cơ

Thuốc điều trị bệnh đường tiết niệu

Thuốc có tác dụng thúc đẻ, cầm máu sau đẻ và chống đẻ non

17 Thuốc điều trị bệnh da liễu

Thuốc làm mềm cơ và ức chế cholinesterase

Thuốc giải độc và các thuốc dùng trong trường hợp ngộ độc

II Phân nhóm thuốc đông y, thuốc từ dược liệu

1 Nhóm thuốc khu phong trừ thấp

Nhóm thuốc an thần, định chí, dưỡng tâm

Nhóm thuốc thanh nhiệt, giải độc, tiêu ban, lợi thủy

Nhóm thuốc nhuận tràng, tả hạ, tiêu thực, bình vị, kiện tì

5 Nhóm thuốc chữa các bệnh về phế

Nhóm thuốc chữa các bệnh về

Nhóm thuốc chữa các bệnh về Âm, về Huyết

SLKM GTSD (đồng) % GTSD bệnh về ngũ quan

Kết quả thu được qua bảng trên cho thấy các thuốc hóa dược sử dụng tại Bệnh viện được phân chia vào 20 nhóm tác dụng dược lý; và thuốc đông y, thuốc từ dược liệu với tổng cộng 779 khoản mục

Trong 20 nhóm thuốc hóa dược, 3 nhóm thuốc có giá trị sử dụng chiếm tỉ lệ lớn nhất bao gồm:

- Hocmon và các thuốc tác động vào hệ thống nội tiết chiếm tỉ lệ cao nhất về giá trị sử dụng với 20,86% (tương ứng với 3.657.482.659 đồng)

- Tiếp theo, đứng thứ hai về giá trị sử dụng là nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn với 3.144.478.689 đồng chiếm 17,93% tổng chi phí sử dụng thuốc Đây cũng là nhóm thuốc có SLKM cao nhất với 132 khoản mục được sử dụng tương ứng 16,94% tổng số khoản mục

- Đứng thứ ba về giá trị sử dụng là nhóm thuốc tim mạch với 1.854.637.680 đồng, chiếm 10,58%, nhóm thuốc này bao gồm 102 khoản mục tương đương 13,09% tổng số khoản mục

3.1.3 Cơ cấu sử dụng thuốc nhóm hocmon và các thuốc tác động vào hệ thống nội tiết

Bảng 3.3: Cơ cấu danh mục thuốc nhóm hocmon và các thuốc tác động vào hệ thống nội tiết

1 Insulin và nhóm thuốc hạ đường huyết 35 56,45 3.530.602.085 96,53

Hocmon thượng thận và những chất tổng hợp thay thế

Các chế phẩm androgen, estrogen và progesteron

Hocmon tuyến giáp, cận giáp và thuốc kháng giáp trạng tổng hợp

Insulin và nhóm thuốc hạ đường huyết chiêm chủ yếu trong các thuốc nhóm hocmon và các thuốc tác động vào hệ thống nội tiết, với tỉ lệ giá trị sử dụng cao nhất lên tới 96,53% Nhóm thuốc này có 35 khoản mục đạt tỉ lệ 56,45% SLKM thuốc nhóm hocmon và các thuốc tác động vào hệ thống nội tiết

Bảng 3.4: Cơ cấu thuốc Insulin và nhóm thuốc hạ đường huyết theo thành phần

Insulin và nhóm thuốc hạ đường huyết được sử dụng có 31 KM là đơn thành phần tương đương 88,57% SLKM, còn lại là đa thành phần có 4 KM Tỉ lệ GTSD của đơn thành phần và đa thành phần đối với Insulin và nhóm thuốc hạ đường huyết lần lượt là 97,24% và 2,76%

3.1.4 Cơ cấu sử dụng thuốc kháng sinh theo phân nhóm

Bảng 3.5: Cơ cấu danh mục thuốc kháng sinh theo phân nhóm

Phân tích cơ cấu danh mục thuốc kháng sinh thể hiện phân nhóm Beta – lactam có tỉ lệ SLKM và GTSD cao nhất, lần lượt là 56,41% và 84,10% Thuốc nhóm Aminoglycosid có 15 khoản mục chiếm 12,82%, có GTSD là 95.351.915 chiếm 3,1%

3.1.5 Cơ cấu sử dụng thuốc kháng sinh theo phân nhóm β–lactam Bảng 3.6: Cơ cấu danh mục thuốc kháng sinh theo phân nhóm β –lactam

Trong phân nhóm Beta – lactam, các Cephalosporin và Penicillin có tỉ lệ GTSD lần lượt là 53,01% và 46,70%

Bảng 3.7: Cơ cấu danh mục thuốc phân nhóm Penicillin và Cephalosporin

Nội dung Tên hoạt chất SLKM %

Các Penicilin phổ hẹp, có tác dụng trên tụ cầu

Các Penicilin phổ trung bình

Nội dung Tên hoạt chất SLKM %

Các penicilin phổ rộng đồng thời có tác dụng trên trực khuẩn mủ xanh

Nội dung Tên hoạt chất SLKM %

% GTSD Tổng: 24 37,50 1.044.990.183 40,45 Tổng cộng: 64 100,00 2.583.156.782 100,00 Nhận xét:

Phân nhóm kháng sinh Cephalosporin thế hệ 3 có GTSD cao nhất, lên đến 40,45% GTSD phân nhóm Penicillin và Cephalosporin, với 24 KM Thấp nhất là các Penicillin phổ hẹp chỉ với 1 KM chiếm 5.641.944 đồng GTSD tương ứng 0,22%

Bảng 3.8: Các thuốc chống nhiễm khuẩn có nhiều khoản mục

Hàm lượng Xuất xứ TCKT Tên thuốc

1 Curam 625mg Ấn Độ 2 Fleming

Hàm lượng Xuất xứ TCKT Tên thuốc

Việt Nam 3 Cebest 100mg Việt Nam 4 Vipocef 100 200mg Việt Nam 4 Ceforipin 200

Hàm lượng Xuất xứ TCKT Tên thuốc

Việt Nam 2 Zidimbiotic 1000 Việt Nam 2 Ceftazidime 1000

4 hoạt chất chống nhiễm khuẩn trên được sử dụng với nhiều loại hàm lượng, xuất xứ và nhóm TCKT khác nhau Có tồn tại các trường hợp thuốc chống nhiễm khuẩn có cùng hoạt chất, đường dùng, hàm lượng, nước sản xuất và nhóm TCKT, chỉ khác nhau về tên biệt dược

3.1.6 Cơ cấu sử dụng thuốc theo nguồn gốc, xuất xứ

Bảng 3.9: Cơ cấu danh mục thuốc theo nguồn gốc, xuất xứ

STT Nhóm thuốc SLKM %SLKM GTSD (đồng) %GTSD

Thuốc sử dụng tại BV đa phần là thuốc sản xuất trong nước với 575 KM tương ứng 73,81% SLKM, GTSD chiếm 72,11% tương ứng 12.646.139.987 đồng Còn lại là thuốc có nguồn gốc nhập khẩu chiếm 27,89% GTSD và 26,60% SLKM

3.1.7 Cơ cấu sử dụng thuốc đơn thành phần/đa thành phần

Bảng 3.10: Cơ cấu danh mục thuốc đơn thành phần/đa thành phần

Thuốc đơn thành phần có 614 khoản mục, chiếm 11.314.097.037 đồng, tương đương 79,88% Thuốc đa thành phần bao gồm 99 khoản mục, giá trị sử dụng 2.849.303.024, chiếm khoảng 20,12% GTSD

3.1.8 Cơ cấu sử dụng thuốc Biệt dược gốc và thuốc Generic

Bảng 3.11: Cơ cấu danh mục thuốc Biệt dược gốc và thuốc Generic

Thuốc Generic chiếm tỉ lệ rất cao cả về số khoản mục và giá trị sử dụng, với 692 khoản mục tương ứng với 97,05% và 13.391.343.897 đồng chiếm 94,55% giá trị sử dụng trong nhóm thuốc hoá dược Thuốc biệt dược gốc được sử dụng với số lượng khoản mục thấp là 21 khoản mục với giá trị sử dụng chiếm 5,45% so với tổng chi phí nhóm thuốc hoá dược

3.1.9 Cơ cấu sử dụng thuốc Generic theo TCKT

Bảng 3.12: Cơ cấu thuốc Generic theo TCKT

TCKT SLKM % SLKM GTSD (đồng) %

Trong các thuốc Generic sử dụng tại BV năm 2022, thuốc nhóm 4 là nhóm thuốc chiếm tỉ lệ cao nhất về cả số khoản mục lẫn giá trị sử dụng với 277 khoản mục tương ứng với 40,03% và 5.003.006.080 đồng chiếm 37,36% giá trị sử dụng của nhóm thuốc generic

Thuốc nhóm 1 đứng thứ hai về GTSD với 80 khoản mục và giá trị sử dụng là 3.811.176.473 đồng tương ứng với 28,46% tổng chi phí sử dụng thuốc Generic Đứng thứ 3 là thuốc nhóm 2 với 20,05% GTSD và 27,89% SLKM

3.1.10 Cơ cấu sử dụng thuốc theo đường dùng

Bảng 3.13: Cơ cấu danh mục thuốc theo đường dùng

Tổng cộng: 779 100,00 17.537.656.282 100,00 Nhận xét: Đường dùng uống được ưu tiên sử dụng, có SLKM và GTSD cao nhất trong tất cả đường dùng, gồm 486 khoản mục tương ứng 62,39% và GTSD lên đến 11.727.501.549 đồng tương ứng 66,87% Đường dùng tiêm, tiêm truyền bao gồm

144 khoản mục chỉ chiếm 18,49% SLKM và 16,29% GTSD tương ứng 2.856.375.461 đồng, còn lại là các đường dùng khác

3.2 Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Long Thành, tỉnh Đồng Nai năm 2022 bằng phương pháp ABC, VEN và ma trận

3.2.1 Cơ cấu danh mục thuốc sử dụng theo phương pháp phân tích ABC Bảng 3.14: Cơ cấu danh mục thuốc theo phương pháp phân tích ABC

STT Hạng SLKM % SLKM GTSD (đồng) % GTSD

Dựa vào kết quả phân tích ở bảng trên cho thấy: sự phân bố khoản mục nhóm thuốc ABC vẫn chưa phù hợp theo khuyến cáo của Bộ Y tế, cụ thể số lượng khoản mục ở nhóm B chiếm khoản 22,46%, nằm ngoài khoảng 10-20%

- Nhóm thuốc hạng A chiếm 17,07% tổng số khoản mục với 133 khoản tương ứng với 79,90% giá trị sử dụng

Nhóm thuốc hạng B với 15,12% giá trị sử dụng nhưng số khoản mục khá cao chiếm 22,85% tương ứng với 178 khoản mục sử dụng

Nhóm thuốc hạng C có giá trị sử dụng chỉ chiếm 4,98% và 468 khoản mục tương ứng với 60,08% tổng số thuốc trong năm 2022

3.2.2 Cơ cấu thuốc hạng A theo nhóm tác dụng dược lý

Bảng 3.15: Cơ cấu thuốc hạng A theo nhóm tác dụng dược lý

STT Nhóm tác dụng dược lý SLKM %

I Phân nhóm thuốc hoá dược 106 79,70 11.010.038.364 78,57

Hocmon và các thuốc tác động vào hệ thống nội tiết

Thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn

Thuốc giảm đau, hạ sốt; chống viêm không steroid; thuốc điều trị gút và các bệnh xương khớp

6 Thuốc tác dụng trên đường hô hấp 7 5,26 608.203.902 4,34

8 Thuốc điều trị bệnh mắt, tai mũi họng 4 3,01 237.370.160 1,69

Thuốc chống dị ứng và dùng trong các trường hợp quá mẫn

STT Nhóm tác dụng dược lý SLKM %

Thuốc chống rối loạn tâm thần và thuốc tác động lên hệ thần kinh

Dung dịch điều chỉnh nước, điện giải, cân bằng acid-base và các dung dịch tiêm truyền khác

12 Thuốc tác dụng đối với máu 1 0,75 104.489.500 0,75

13 Thuốc điều trị đường tiết niệu 2 1,50 97.525.800 0,70

14 Thuốc tẩy trùng và sát khuẩn 1 0,75 82.818.497 0,59

II Phân nhóm đông y, thuốc dược liệu 27 20,30 3.002.127.217 21,43

LUẬN

Về cơ cấu danh mục thuốc được sử dụng tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Long Thành, tỉnh Đồng Nai năm 2022

4.1.1 Về cơ cấu DMT sử dụng theo nguồn gốc thuốc hóa dược, thuốc đông y, thuốc dược liệu

Trong 779 khoản mục được BV sử dụng năm 2022, được chia thành hai nhóm là nhóm thuốc hoá dược và nhóm thuốc đông y, thuốc từ dược liệu Nhóm thuốc hoá dược chiếm phần lớn với 713 khoản mục tương đương 20 nhóm tác dụng dược lý chiếm 91,53% SLKM và GTSD lên đến 14.163.400.061 đồng tương đương 80,76% GTSD thuốc của BV Nhóm thuốc đông y, thuốc từ dược liệu được sử dụng ít hơn với 66 khoản mục chiếm 8,47% số khoản mục và 3.374.256.221 đồng GTSD tương đương 19,24% tổng chi phí thuốc

Kết quả nghiên cứu này có sự tương đồng với các TTYT huyện Lộc Ninh tỉnh Bình Phước năm 2020, thuốc hoá dược cũng được sử dụng chủ yếu, thuốc đông y, thuốc từ dược liệu cũng chiếm 17.03% GTSD tương đương với 11.35% số khoản mục [8]; BVĐK cao su Dầu Tiếng tỉnh Bình Dương năm 2022 với 18.21% SLKM và 9.60% GTSD thuốc đông y, thuốc dược liệu [9]

BV sử dụng thuốc đông y, thuốc từ dược liệu với mục đích phối hợp cùng hoặc thay các thuốc hóa dược để hỗ trợ, điều trị, nâng cao hiệu quả điều trị cho bệnh nhân; hai là sử dụng các thuốc có thể thay thế các thuốc hóa dược nhằm nâng cao và phát triển nền y học dân tộc Tuy nhiên, hiệu quả điều trị của các thuốc nhóm này còn chưa được công bố đầy đủ Nên tỉ lệ sử dụng thuốc đông y, thuốc từ dược liệu vẫn còn chiếm như vậy là khá cao cần phải cân nhắc do khả năng gây tăng chi phí điều trị

4.1.2 Về cơ cấu DMT sử dụng theo nhóm tác dụng dược lý

Ba nhóm thuốc hocmon và các thuốc tác động vào hệ thống nội tiết; thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn và thuốc đường tiêu hóa có số lượng khoản mục và GTSD chiếm tỉ lệ cao nhất, lần lượt là 20.86%, 17,93% và 10,58% Điều này là chưa hoàn toàn phù hợp với Mô hình bệnh tật của BV năm 2022 với

2 nhóm bệnh có tỉ lệ cao là bệnh nội tiết, dinh dưỡng chuyển hóa và bệnh về hệ tiêu hóa; bệnh nhiễm khuẩn và ký sinh vật cũng chiếm tỉ lệ lớn (6,55%) nhưng không cao bằng hai chương bệnh trên Nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn chiếm tỉ lệ giá trị sử dụng đứng thứ hai trong khi chương bệnh về nhiễm khuẩn và ký sinh vật có tỉ lệ trung bình trong mô hình bệnh tật Điều này đặt ra nghi vấn về tình trạng lạm dụng thuốc kháng sinh Bệnh viện nên rà soát lại hoạt động kê đơn thuốc để có cái nhìn tổng quan hơn từ đó sử dụng thuốc phù hợp với phác đồ điều trị

4.1.3 Cơ cấu nhóm thuốc hocmon và thuốc tác động vào hệ nội tiết

Nhóm Hocmon và thuốc tác động vào hệ nội tiết gồm 62 khoản mục có GTSD 3.657.482.659 đồng, trong đó nhóm thuốc Insulin và nhóm thuốc hạ đường huyết chiếm 35 khoản mục tương ứng 55,45% SLKM và GTSD là 3.530.602.085 đồng tương ứng 96,53% trong nhóm thuốc này Điều này chứng tỏ việc cấp phát nhóm thuốc Insulin và thuốc hạ đường huyết của bệnh viện được thực hiện tốt, giữ được lượng lớn bệnh nhân

Mặc dù thuốc đơn thành phần vẫn chiếm ưu thế nhưng 11,43% SLKM thuốc Insulin và nhóm thuốc hạ đường huyết được sử dụng là các thuốc đa thành phần thể hiện điểm mới trong chiến lược điều trị bệnh đái tháo đường, thuốc đa thành phần đang dần được đưa vào sử dụng

4.1.4 Cơ cấu thuốc kháng sinh sử dụng theo nhóm Đối với các thuốc kháng sinh được sử dụng thì Beta - lactam là nhóm có GTSD cao nhất, lên tới 84,10% chiếm 2.590.666.782 đồng, tiếp theo là quinolon 10,76% GTSD

Trong phân nhóm Penicillin và Cephalosporin, các Cephalosporin thế hệ thứ 3 chiếm 1.044.990.183 đồng tương đương 40,45% GTSD

Tuy nhiên, vẫn có nhiều trường hợp thuốc chống nhiễm khuẩn có cùng hoạt chất, đường dùng, hàm lượng, nước sản xuất và nhóm TCKT, chỉ khác nhau về tên biệt dược Việc đa dạng nguồn cung thuốc là tốt ở khía cạnh đảm bảo tính sẵn có của thuốc, tuy nhiên với số lượng lớn khoản mục ở các hoạt chất thuốc chống nhiễm khuẩn như Amoxicillin + acid clavulanic, Cefixim, Cefpodoxim và Ceftazidim có khả năng dẫn đến sự trùng lắp, lãng phí Khoa Dược cần lấy ý kiến của các khoa chuyên môn về hiệu quả sử dụng của từng thuốc, giảm số lượng khoản mục các thuốc kháng sinh nêu trên hoặc thay thế các thuốc nhóm TCKT 1 bằng nhóm 4 để tối ưu chi phí sử dụng khi xây dựng DMT năm sau

4.1.5 Cơ cấu thuốc sử dụng theo nguồn gốc, xuất xứ

Năm 2022, Bệnh viện Đa khoa khu vục Long Thành, tỉnh Đồng Nai có 73,81% SLKM là thuốc sản xuất trong nước chiếm 72,11% tổng GTSD Kết quả này tương đồng với các TTYT và BV khu vực Miền Nam được khảo sát trước đó với SLKM cao nhất là 77.29% và GTSD cao nhất là 77.45% [7], [8], [9] Ngoài ra SLKM và GTSD thuốc sản xuất trong nước của BVĐK cũng tương ứng TTYT huyện Đức Huệ tỉnh Long An năm 2019 với 88.89% SLKM và 82.93% GTSD [10] Như vậy Bệnh viện Đa khoa Khu vực Long Thành có kết quả tương đồng, và SLKM cũng như GTSD thuốc sản xuất trong nước thực hiện tốt thông tư 21/2013/TT-BYT về ưu tiên sử dụng thuốc sản xuất trong nước [1]

4.1.6 Cơ cấu thuốc đơn thành phần/ đa thành phần

Thông tư 21/2013/TT-BYT của Bộ Y tế đã quy định ưu tiên sử dụng thuốc ở dạng đơn chất, đối với những thuốc ở dạng phối hợp nhiều thành phần phải có đủ tài liệu chứng minh liều lượng của từng hoạt chất đáp ứng yêu cầu điều trị trên một quần thể đối tượng người bệnh đặc biệt và có lợi thế vượt trội về hiệu quả, tính an toàn hoặc tiện dụng so với thuốc ở dạng đơn chất [1]

Cơ cấu thuốc theo thành phần sử dụng tại Bệnh viện Đa khoa Khu vực Long Thành cho kết quả: thuốc đơn thành phần hóa dược chiếm tỉ lệ 86,12% SLKM và 79,88% GTSD, thuốc đa thành phần hóa dược chỉ chiếm tỉ lệ 13,88% tổng số khoản mục và 20,12% giá trị sử dụng Như vậy, thuốc đơn thành phần chiếm chủ yếu, nhưng vẫn có nhiều thuốc đa thành phần được sử dụng

Tỉ lệ GTSD thuốc đơn thành phần ở Bệnh viện Đa khoa Khu vực Long Thành cao hơn các cơ sở y tế khác là TTYT huyện Gò Dầu tỉnh Tây Ninh năm

2019 (59,9%) [4], TTYT huyện Lộc Ninh tỉnh Bình Phước năm 2020 (74,84%) [8], TTYT huyện Đức Huệ tỉnh Long An năm 2019 (63.98%) [10]

4.1.7 Cơ cấu thuốc Biệt dược gốc (BDG) và thuốc Generic

Thông tư 21/2013/TT-BYT của Bộ Y tế quy định ưu tiên lựa chọn thuốc generic hoặc thuốc mang tên chung quốc tế, hạn chế sử dụng tên biệt dược hoặc nhà sản xuất cụ thể [1] Thuốc generic có giá thành thấp hơn thuốc mang tên biệt dược nên được khuyến khích sử dụng để giảm thiểu chi phí điều trị

Năm 2022, Bệnh viện Đa khoa Khu vực Long Thành sử dụng chủ yếu là thuốc generic với tỉ lệ giá trị sử dụng 94,55%, thuốc biệt dược gốc chỉ chiếm 2,95% về số khoản mục và 5,45% về giá trị sử dụng Theo quy định của Bảo hiểm xã hội về tỉ lệ thuốc biệt dược gốc không quá 15% GTSD đối với bệnh viện hạng

2 (tại công văn số 3968/BHXH-DVT [6]) thì kết quả nghiên cứu tại Bệnh viện Đa khoa Khu vực Long Thành là phù hợp

Về phân tích danh mục thuốc được sử dụng Bệnh viện Đa khoa Khu vực Long Thành, tỉnh Đồng Nai theo phương pháp ABC, VEN và ma trận ABC/VEN 60 1 Về cơ cấu danh mục thuốc sử dụng theo phương pháp phân tích ABC 60 2 Về cơ cấu danh mục thuốc sử dụng theo phương pháp phân tích VEN 61

4.2.1 Về cơ cấu danh mục thuốc sử dụng theo phương pháp phân tích ABC

Kết quả phân tích ABC danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh viện Đa khoa Khu vực Long Thành năm 2022: nhóm thuốc hạng A chiếm 17,07% tổng số khoản mục với 133 khoản tương ứng với 79,90% giá trị sử dụng; nhóm thuốc hạng B với 15,12% giá trị sử dụng nhưng số khoản mục khá cao chiếm 22,85% tương ứng với 178 khoản mục sử dụng; nhóm thuốc hạng C có giá trị sử dụng chỉ chiếm 4,98% và 468 khoản mục tương ứng 60,08% tổng số thuốc trong năm

Như vậy sự phân bố khoản mục nhóm thuốc sử dụng của Bệnh viện theo ABC vẫn chưa phù hợp theo khuyến cáo của Bộ Y tế, cụ thể số lượng khoản mục ở nhóm B cao hơn khoảng 2,85%

Kết quả các nghiên cứu trước đó là: TTYT huyện Gò Dầu tỉnh Tây Ninh năm 2019, tỉ lệ giá trị sử dụng các thuốc nhóm A, B và C lần lượt là 79,95%, 15%% và 5,05% tương ứng với tỉ lệ số khoản mục lần lượt là 11,81%, 15,27% và 72,92% [7]; TTYT huyện Lộc Ninh tỉnh Bình Phước năm 2020, tỉ lệ giá trị sử dụng các thuốc nhóm A, B và C lần lượt là 79,74%, 15,24% và 5,02% tương ứng với tỉ lệ số khoản mục lần lượt là 25,6%, 22,46 và 51,94[8]; BVĐK cao su Dầu Tiếng tỉnh Bình Dương năm 2021, tỉ lệ giá trị sử dụng các thuốc nhóm A, B và C lần lượt là 79,53%, 15,4%% và 5,08% tương ứng với tỉ lệ số khoản mục lần lượt là 15,66%, 19,8% và 64,54% [9] Như vậy tại TTYT huyện Lộc Ninh tỉnh Bình Phước năm 2020, cũng xảy ra tình trạng SLKM nhóm B vượt trội hơn ngưỡng khuyến cáo của Bộ Y tế

Phân tích cơ cấu các thuốc hạng A theo nhóm tác dụng dược lý cho thấy, các thuốc hoá dược hạng A gồm 14 nhóm tác dụng dược lý, trong đó có 03 nhóm chiếm giá trị sử dụng nhiều nhất đó là: nhóm thuốc hocmon và các thuốc tác động vào hệ thống nội tiết chiếm 23,89%, nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn chiếm 18,39% nhóm thuốc tim mạch chiếm 9,69% giá trị sử dụng so với nhóm A Nhóm thuốc vitamin và thuốc đông y, thuốc từ dược liệu có SLKM lần lượt là 6 và 27 KM

Thuốc hạng A chiếm tỉ lệ lớn trong ngân sách mua thuốc của Bệnh viện Đa khoa Khu vực Long Thành năm 2022 vì vậy cần phải được quản lý chặt chẽ

Số lượng thuốc vitamin (6) và thuốc đông y, thuốc từ dược liệu trong nhóm thuốc hạng A (27) với tỉ lệ GTSD lần lượt là 2,53% và 21,43% GTSD thuốc nhóm A

Ngoài ra, hoạt chất Metformin với 7 thuốc có cùng hoạt chất, đường dùng chia làm 2 loại hàm lượng (1000mg và 850mg) đều thuộc thuốc hạng A Đây là thuốc điều trị đái tháo đường, chứng tỏ BV việc cấp phát thuốc điều trị đái tháo đường với cường độ cao, phải sử dụng nguồn thuốc đa dạng, đảm bảo tồn kho và đủ khả năng đáp ứng nhu cầu người bệnh Bệnh viện vẫn nên xem xét lựa chọn các thuốc phù hợp với ngân sách, giảm SLKM thuốc trùng nhau Điểm này cần cải thiện trong việc xây dựng danh mục thuốc dùng trong Bệnh viện nhằm hạn chế khó khăn cho việc quản lý và sự lãng phí nguồn lực của đơn vị

4.2.2 Về cơ cấu danh mục thuốc sử dụng theo phương pháp phân tích VEN

Kết quả phân tích theo phương pháp VEN tại Bệnh viện Đa khoa Khu vực Long Thành năm 2022 cho thấy: các thuốc nhóm E là nhóm có số khoản mục và giá trị sử dụng lớn nhất với 637 KM chiếm 81,77% SLKM và giá trị sử dụng chiếm 82,73%; thuốc nhóm N có 61 khoản mục chiếm 7,83% và tương ứng 12,24% giá trị sử dụng thuốc năm 2022 của bệnh viện; thuốc nhóm V có 81 khoản mục chiếm 10,40% SLKM và có giá trị sử dụng là 881.450.479 đồng chiếm 5,03% tổng giá trị sử dụng thuốc

Tỉ lệ sử dụng nhóm N tại bệnh viện thấp hơn TTYT huyện Gò Dầu tỉnh Tây Ninh năm 2019 là 11,81% [7], TTYT huyện Lộc Ninh tỉnh Bình Phước năm 2020 là 16,67% [8] và BVĐK cao su Dầu Tiếng tỉnh Bình Dương năm 2021 là 21,09% [9]

Sự khác nhau về tỉ lệ các nhóm thuốc V giữa các đơn vị là do khi xếp loại phân biệt các nhóm thuốc V và E, các đơn vị có sự đánh giá khác nhau do mô hình bệnh tật khác nhau, chuyên khoa khác nhau và mức độ quan trọng của một số loại thuốc được đánh giá khác nhau Bên cạnh đó, việc phân loại VEN trong một số nghiên cứu lại là ý kiến chủ quan của các dược sĩ chưa được HĐT&ĐT của đơn vị đánh giá và phê duyệt nên không tránh khỏi sự sai khác so với các đơn vị đã có danh mục phân loại VEN của HĐT&ĐT

4.2.3 Về cơ cấu danh mục thuốc sử dụng theo phương pháp phân tích ma trận ABC/VEN

Bệnh viện đã phân bổ lượng lớn ngân sách cho 3 nhóm thuốc chính là nhóm

AE (chiếm 65,96% GTSD, 13,74% SLKM), nhóm AN (chiếm 10,61% GTSD, 1,80% SLKM) và nhóm BE (chiếm 19,38% GTSD, 19,38% SLKM)

Thuốc nhóm AN có 21 KM, chiếm tới 10,61% GTSD chứng tỏ ngân sách được sử dụng quá nhiều cho thuốc không cần thiết trong điều trị Kết quả này lớn hơn nghiên cứu ở TTYT huyện Gò Dầu tỉnh Tây Ninh năm 2019 là 4,8% [7], BVĐK cao su Dầu Tiếng tỉnh Bình Dương năm 2021 là 6,30% [9] và nhỏ hơn TTYT huyện Lộc Ninh tỉnh Bình Phước năm 2020 là 20,84% [8] AN là nhóm thuốc có giá trị tiêu thụ lớn nhưng không có hiệu quả điều trị Nhóm BN cũng tương tự, chiếm 1,80% SLKM và 1,21% GTSD Vì vậy, BV nên xem xét loại bỏ hoặc cân nhắc giảm số lượng 2 nhóm thuốc AN và BN trong DMT của đơn vị và có sự quản lý sử dụng chặt chẽ nhằm tránh lãng phí ngân sách và phù hợp với chế độ thanh toán của quỹ BHYT

Các thuốc nhóm E chiếm GTSD và SLKM lớn nhất trong cả 3 hạng A, B, C Qua phân tích ma trận ABC/VEN việc xây dựng danh mục thuốc tại Bệnh viện Đa khoa Khu vực Long Thành năm 2022 chưa tốt, nhiều trường hợp thuốc có hiệu quả điều trị thấp lại chiếm quá nhiều ngân sách Kết quả phân tích nhóm thuốc AN là nhóm thuốc có thể hạn chế sử dụng để dành nguồn ngân sách cho các nhóm thuốc quan trọng hơn như nhóm AV và AE.

Ngày đăng: 28/09/2024, 09:23

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
7. Phan Hải Đăng (2020), Phân tích danh mục thuốc đã sử dụng tại TTYT huyện Gò Dầu tỉnh Tây Ninh năm 2019, Luận văn dược sĩ CKI, Trường đại học Dược Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích danh mục thuốc đã sử dụng tại TTYT huyện Gò Dầu tỉnh Tây Ninh năm 2019
Tác giả: Phan Hải Đăng
Năm: 2020
8. Bùi Văn Hiển (2020), Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại TTYT Lộc Ninh tỉnh Bình Phước năm 2020, Luận văn dược sĩ CKI, Trường đại học Dược Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại TTYT Lộc Ninh tỉnh Bình Phước năm 2020
Tác giả: Bùi Văn Hiển
Năm: 2020
9. Hà Huy Thành (2022), Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh viện Đa khoa cao su Dầu Tiếng tỉnh Bình Dương năm 2021, Luận văn dược sĩ CKI, Trường đại học Dược Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh viện Đa khoa cao su Dầu Tiếng tỉnh Bình Dương năm 2021
Tác giả: Hà Huy Thành
Năm: 2022
10. Nguyễn Thế Hùng (2020), Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại TTYT huyện Đức Huệ tỉnh Long An năm 2019, Luận văn dược sĩ CKI, Trường đại học Dược Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại TTYT huyện Đức Huệ tỉnh Long An năm 2019
Tác giả: Nguyễn Thế Hùng
Năm: 2020
12. Phạm Thị Bích Hằng (2015). "Phân tích cơ cấu danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Kạn năm 2014". Luận văn Dược sĩ chuyên khoa I, Trường Đại học Dược Hà Nội. Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích cơ cấu danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Kạn năm 2014
Tác giả: Phạm Thị Bích Hằng
Năm: 2015
13. Bàn Xuân Hiến (2017). “Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại Trung tâm Y tế thành phố Bắc Kạn năm 2016”. Luận văn dược sĩ chuyên khoa cấp I, Trường Đại học Dược Hà Nội. Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại Trung tâm Y tế thành phố Bắc Kạn năm 2016”
Tác giả: Bàn Xuân Hiến
Năm: 2017
14. Nguyễn Minh Tùng (2018). “Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại Trung tâm Y tế huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình năm 2018”. Luận văn dược sĩ chuyên khoa cấp I, Trường Đại học Dược Hà Nội. Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại Trung tâm Y tế huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình năm 2018”
Tác giả: Nguyễn Minh Tùng
Năm: 2018
17. Chính phủ (2006). Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 Quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập. Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 Quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2006
18. Lê Thuỳ Dung (2019). “Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại Trung tâm Y tế huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc năm 2017”. Luận văn dược sĩ chuyên khoa cấp I, Trường Đại học Dược Hà Nội. Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại Trung tâm Y tế huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc năm 2017”
Tác giả: Lê Thuỳ Dung
Năm: 2019
19. Và Thị Mây (2019). “Phân tích cơ cấu danh mục thuốc đã sử dụng tại Trung tâm Y tế huyện Điện Biên Đông năm 2019”. Luận văn Dược sĩ chuyên khoa I, Trường Đại học Dược Hà Nội. Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Phân tích cơ cấu danh mục thuốc đã sử dụng tại Trung tâm Y tế huyện Điện Biên Đông năm 2019”
Tác giả: Và Thị Mây
Năm: 2019
1. Bộ Y Tế (2013), "Thông tư số 21/2013/TT-BYT của Bộ Y tế: Quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng Thuốc và điều trị trong bệnh viện&#34 Khác
3. Bộ Y tế (2011), "Thông tư 23/2011/TT-BYT hướng dẫn sử dụng thuốc trong cơ sở y tế có giường bệnh mới nhất&#34 Khác
4. Bộ Y tế (2018), "Thông tư 30/2018/TT-BYT thanh toán thuốc hóa dược sinh phẩm của người tham gia bảo hiểm y tế&#34 Khác
5. Bộ Y tế (2015), "Thông tư số 05/2015/TT-BYT của Bộ Y tế: Ban hành Danh mục thuốc đông y, thuốc từ dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền thuộc phạm vi thanh toán của quỹ bảo hiểm y tế&#34 Khác
6. Bộ Y tế (2019), "Thông tư số 15/2019/TT-BYT ngày 11/7/2019 của Bộ Y tế quy định việc đấu thầu thuốc tại các cơ sở y tế công lập | Hệ thống văn bản&#34 Khác
11. Bộ Y tế (2014), "Thông tư số 40/2014/TT-BYT của Bộ Y tế: Ban hành và hướng dẫn thực hiện danh mục thuốc tân dược thuộc phạm vi thanh toán của quỹ bảo hiểm y tế&#34 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.3: Tỉ lệ sử dụng nhóm Hocmon và các thuốc tác động vào hệ thống - phân tích danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện đa khoa khu vực long thành tỉnh đồng nai năm 2022
Bảng 1.3 Tỉ lệ sử dụng nhóm Hocmon và các thuốc tác động vào hệ thống (Trang 23)
Bảng 1.5: Tỉ lệ sử dụng nhóm biệt dược gốc/ generic tại một số BV và TTYT - phân tích danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện đa khoa khu vực long thành tỉnh đồng nai năm 2022
Bảng 1.5 Tỉ lệ sử dụng nhóm biệt dược gốc/ generic tại một số BV và TTYT (Trang 24)
Bảng 1.6: Kết quả nghiên cứu cơ cấu thuốc đơn TP/ đa TP - phân tích danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện đa khoa khu vực long thành tỉnh đồng nai năm 2022
Bảng 1.6 Kết quả nghiên cứu cơ cấu thuốc đơn TP/ đa TP (Trang 25)
Bảng 1.7: Cơ cấu sử dụng thuốc nhập khẩu, thuốc sản xuất trong nước - phân tích danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện đa khoa khu vực long thành tỉnh đồng nai năm 2022
Bảng 1.7 Cơ cấu sử dụng thuốc nhập khẩu, thuốc sản xuất trong nước (Trang 26)
Hình 1.1: Cơ cấu tổ chức của Bệnh viện Đa khoa khu vực Long Thành - phân tích danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện đa khoa khu vực long thành tỉnh đồng nai năm 2022
Hình 1.1 Cơ cấu tổ chức của Bệnh viện Đa khoa khu vực Long Thành (Trang 31)
Bảng 2.1: Bảng biến số nghiên cứu - phân tích danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện đa khoa khu vực long thành tỉnh đồng nai năm 2022
Bảng 2.1 Bảng biến số nghiên cứu (Trang 37)
Bảng 3.1: Cơ cấu danh mục thuốc theo nguồn gốc thuốc hóa dược và thuốc - phân tích danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện đa khoa khu vực long thành tỉnh đồng nai năm 2022
Bảng 3.1 Cơ cấu danh mục thuốc theo nguồn gốc thuốc hóa dược và thuốc (Trang 44)
Bảng 3.2: Cơ cấu danh mục thuốc theo nhóm tác dụng dược lý - phân tích danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện đa khoa khu vực long thành tỉnh đồng nai năm 2022
Bảng 3.2 Cơ cấu danh mục thuốc theo nhóm tác dụng dược lý (Trang 45)
Bảng 3.3: Cơ cấu danh mục thuốc nhóm hocmon và các thuốc tác động vào - phân tích danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện đa khoa khu vực long thành tỉnh đồng nai năm 2022
Bảng 3.3 Cơ cấu danh mục thuốc nhóm hocmon và các thuốc tác động vào (Trang 49)
Bảng 3.7: Cơ cấu danh mục thuốc phân nhóm Penicillin và Cephalosporin - phân tích danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện đa khoa khu vực long thành tỉnh đồng nai năm 2022
Bảng 3.7 Cơ cấu danh mục thuốc phân nhóm Penicillin và Cephalosporin (Trang 51)
Bảng 3.8: Các thuốc chống nhiễm khuẩn có nhiều khoản mục - phân tích danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện đa khoa khu vực long thành tỉnh đồng nai năm 2022
Bảng 3.8 Các thuốc chống nhiễm khuẩn có nhiều khoản mục (Trang 53)
Bảng 3.9: Cơ cấu danh mục thuốc theo nguồn gốc, xuất xứ - phân tích danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện đa khoa khu vực long thành tỉnh đồng nai năm 2022
Bảng 3.9 Cơ cấu danh mục thuốc theo nguồn gốc, xuất xứ (Trang 55)
Bảng 3.17: Cơ cấu thuốc danh mục thuốc sử dụng theo phương pháp - phân tích danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện đa khoa khu vực long thành tỉnh đồng nai năm 2022
Bảng 3.17 Cơ cấu thuốc danh mục thuốc sử dụng theo phương pháp (Trang 62)
Bảng 3.18: Cơ cấu thuốc nhóm theo phương pháp phân tích - phân tích danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện đa khoa khu vực long thành tỉnh đồng nai năm 2022
Bảng 3.18 Cơ cấu thuốc nhóm theo phương pháp phân tích (Trang 63)
Bảng 3.19: Cơ cấu các thuốc trong nhóm AN - phân tích danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện đa khoa khu vực long thành tỉnh đồng nai năm 2022
Bảng 3.19 Cơ cấu các thuốc trong nhóm AN (Trang 64)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN