1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện đại học y dược shing mark tỉnh đồng nai năm 2022

84 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện Đại học Y Dược Shing Mark tỉnh Đồng Nai năm 2022
Tác giả Đào Thị Mai Thảo
Người hướng dẫn TS. Đỗ Xuân Thắng
Trường học Trường Đại học Dược Hà Nội
Chuyên ngành Dược Sĩ Chuyên Khoa
Thể loại Luận Văn
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 84
Dung lượng 1,91 MB

Cấu trúc

  • Chương 1. TỔNG QUAN (13)
    • 1.1. Khái quát về danh mục thuốc bệnh viện (13)
      • 1.1.1. Khái niệm danh mục thuốc (13)
      • 1.1.2. Nguyên tắc xây dựng danh mục thuốc (13)
      • 1.1.3. Các bước xây dựng danh mục thuốc [2] (14)
    • 1.2. Tổng quan về một số phương pháp phân tích dữ liệu sử dụng thuốc tại bệnh viện (14)
      • 1.2.1. Phương pháp phân tích nhóm điều trị [2] (14)
      • 1.2.2. Phương pháp phân tích ABC [2] (14)
      • 1.2.3. Phương pháp phân tích VEN [2] (15)
      • 1.2.4. Phương pháp phân tích ma trận ABC/VEN (16)
    • 1.3. Các văn bản pháp luật liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu của đề tài (16)
    • 1.4. Thực trạng sử dụng thuốc tại các bệnh viện khu vực Đông Nam Bộ (19)
      • 1.4.1. Cơ cấu thuốc sử dụng theo nguồn gốc thuốc hóa dược và thuốc thành phẩm y học cổ truyền, thuốc dược liệu (19)
      • 1.4.2. Cơ cấu thuốc sử dụng theo nhóm tác dụng dược lý (20)
      • 1.4.3. Cơ cấu thuốc sử dụng theo nguồn gốc, xuất xứ (21)
      • 1.4.4. Cơ cấu thuốc sử dụng Biệt dược gốc và thuốc generic (22)
      • 1.4.5. Cơ cấu thuốc generic sử dụng theo nhóm tiêu chuẩn kỹ thuật (23)
      • 1.4.6. Cơ cấu thuốc sử dụng đơn thành phần và đa thành phần (23)
      • 1.4.7. Cơ cấu thuốc sử dụng theo đường dùng (24)
      • 1.4.8. Cơ cấu thuốc sử dụng theo phân tích ABC tại một số bệnh viện (24)
      • 1.4.9. Cơ cấu thuốc sử dụng theo phân tích VEN tại một số bệnh viện (25)
    • 1.5. Vài nét cơ bản của bệnh viện đại học y dược Shing Mark tỉnh Đồng Nai (27)
      • 1.5.1. Lịch sử hình hành (27)
      • 1.5.2. Chức năng nhiệm vụ của Bệnh viện (27)
      • 1.5.3. Mô hình bệnh tật của bệnh viện năm 2022 (29)
      • 1.5.5. Chức năng nhiệm vụ, mô hình tổ chức khoa Dược bệnh viện đại học y dược Shing (30)
    • 1.6. Tính cấp thiết của đề tài (32)
  • Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (33)
    • 2.1. Đối tượng, thời gian, địa điểm nghiên cứu (33)
      • 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu (33)
      • 2.1.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu (33)
    • 2.2. Phương pháp nghiên cứu (33)
      • 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu (33)
      • 2.2.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn cỡ (33)
      • 2.2.3. Phương pháp thu thập số liệu (33)
      • 2.2.4. Các biến số nghiên cứu (34)
      • 2.2.5. Xử lý và phân tích số liệu (36)
  • Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (39)
    • 3.1. Mô tả cơ cấu danh mục thuốc được sử dụng tại bệnh viện ĐHYD Shing Mark tỉnh Đồng Nai năm 2022 (39)
      • 3.1.1. Cơ cấu thuốc sử dụng theo nguồn gốc hóa dược và thuốc đông y, thuốc từ dược liệu (39)
      • 3.1.2. Cơ cấu thuốc sử dụng theo nhóm tác dụng dược lý (39)
      • 3.1.3. Cơ cấu nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn (42)
      • 3.1.4. Cơ cấu nhóm thuốc tác động đối với máu (47)
      • 3.1.5. Cơ cấu nhóm thuốc đường tiêu hóa (48)
      • 3.1.8. Cơ cấu thuốc generic sử dụng theo nhóm tiêu chuẩn kỹ thuật (52)
      • 3.1.9. Cơ cấu thuốc sử dụng theo biệt dược (52)
      • 3.1.10. Cơ cấu thuốc hóa dược sử dụng theo thành phần (54)
      • 3.1.11. Cơ cấu thuốc sử dụng theo đường dùng (55)
      • 3.1.12. Cơ cấu thuốc sử dụng theo nguồn gốc chi trả (55)
    • 3.2. Phân tích ABC/VEN của danh mục thuốc bệnh viện ĐHYD Shing Mark tỉnh Đồng Nai năm 2022 (56)
      • 3.2.1. Phân tích DMT sử dụng theo phương pháp phân tích ABC (56)
      • 3.2.2. Phân tích DMT sử dụng theo phương pháp VEN (61)
      • 3.2.3. Phân tích DMT sử dụng theo ma trận ABC/VEN (62)
      • 3.2.4. Cơ cấu thuốc nhóm AN, BN (63)
  • Chương 4. BÀN LUẬN (66)
    • 4.1. Về cơ cấu danh mục thuốc được sử dụng tại bệnh viện ĐHYD Shing Mark tỉnh Đồng Nai năm 2022 (66)
      • 4.1.1. Cơ cấu thuốc sử dụng theo nguồn gốc hóa dược, thuốc đông y, thuốc từ dược liệu (66)
      • 4.1.2. Cơ cấu thuốc sử dụng theo nhóm tác dụng dược lý (66)
      • 4.1.3. Cơ cấu nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn (67)
      • 4.1.4. Cơ cấu nhóm thuốc tác động với máu (68)
      • 4.1.5. Cơ cấu nhóm thuốc đường tiêu hóa (69)
      • 4.1.6. Cơ cấu thuốc sử dụng theo nguồn gốc, xuất xứ (69)
      • 4.1.7. Cơ cấu thuốc sử dụng theo biệt dược và thuốc generic (69)
      • 4.1.8. Cơ cấu thuốc generic sử dụng theo nhóm tiêu chuẩn kỹ thuật (70)
      • 4.1.9. Cơ cấu thuốc sử dụng theo biệt dược (70)
      • 4.1.10. Cơ cấu thuốc sử dụng theo thành phần (71)
      • 4.1.11. Cơ cấu thuốc sử dụng theo đường dùng (71)
      • 4.1.12. Cơ cấu thuốc sử dụng BHYT thanh toán và thuốc sử dụng dịch vụ (72)
    • 4.2. Về phân tích ABC/VEN của danh mục thuốc bệnh viện ĐHYD Shing Mark tỉnh Đồng Nai năm 2022 (72)
      • 4.2.1. Phân tích DMT sử dụng theo phương pháp phân tích ABC (72)
      • 4.2.2. Phân tích DMT sử dụng theo phương pháp VEN (74)
      • 4.2.3. Phân tích DMT sử dụng theo ma trận ABC/VEN (74)
      • 4.2.4. Cơ cấu thuốc nhóm AN, BN theo nhóm tác dụng dược lý và hoạt chất (75)
    • 1. Kết luận (76)
      • 1.1. Cơ cấu danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện đại học y dược Shing Mark tỉnh Đồng (76)
      • 1.2. Cơ cấu danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện đại học y dược Shing Mark tỉnh Đồng (76)
    • 2. Kiến nghị (77)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (79)

Nội dung

Phân tích danh mục thuốc được sử dụng tại bệnh viện đại học y dược Shing Mark tỉnh Đồng Nai năm 2022 theo phương pháp ABC, VEN và ma trận ABC/VEN... HĐT& ĐT có nhiệm vụ giúp Giám đốc lự

TỔNG QUAN

Khái quát về danh mục thuốc bệnh viện

1.1.1 Khái niệm danh mục thuốc

Thuốc là chế phẩm có chứa dược chất hoặc được liệu dùng cho người nhằm mục đích phòng bệnh, chẩn đoán bệnh, chữa bệnh, điều trị bệnh, giảm nhẹ bệnh, điều chỉnh chức năng sinh lý cơ thể người bao gồm thuốc hóa dược, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền, vắc xin và sinh phẩm [1]

Theo WHO “Danh mục thuốc bệnh viện là danh sách các thuốc đã được lựa chọn và phê duyệt để sử dụng trong bệnh viện”

DMTBV là cơ sở để đảm bảo cung ứng thuốc chủ động, có kế hoạch nhằm phục vụ cho nhu cầu điều trị hợp lý, an toàn, hiệu quả, kinh tế DMT tốt sẽ mang đến những lợi ích sau:

- Loại bỏ được các thuốc không an toàn và kém hiệu quả, từ đó có thể giảm được số ngày nằm viện, đồng thời giảm tỉ lệ bệnh tật và tử vong

- Giảm số lượng và chi phí mua thuốc, sử dụng chi phí tiết kiệm được để mua các thuốc chất lượng tốt hơn, an toàn và hiệu quả hơn

- Giúp BV tập trung vào các hoạt động cung cấp thông tin thuốc và đào tạo liên tục cho cán bộ nhân viên

1.1.2 Nguyên tắc xây dựng danh mục thuốc

Căn cứ vào DMT thiết yếu, DMT chủ yếu và các quy định sử dụng thuốc do Bộ

Y tế ban hành, đồng thời căn cứ vào mô hình bệnh tật và kinh phí của bệnh viện HĐT& ĐT có nhiệm vụ giúp Giám đốc lựa chọn, xây dựng danh mục thuốc theo nguyên tắc được quy định tại Thông tư 21/2013/TT-BYT như sau [2]:

- Đảm bảo phù hợp với mô hình bệnh tật và chi phí về thuốc dùng điều trị trong bệnh viện;

- Phù hợp về phân tuyến chuyên môn kỹ thuật, phù hợp với phạm vi chuyên môn của bệnh viện;

- Đáp ứng với các phương pháp mới, kỹ thuật mới trong điều trị;

- Thống nhất với DMT do Bộ Y tế ban hành;

- DMT bệnh viện phải được rà soát, bổ sung, hiệu chỉnh hàng năm cho phù hợp với tình hình thực tế điều trị

1.1.3 Các bước xây dựng danh mục thuốc [2]

Bước 1: Thu thập, phân tích tình hình sử dụng thuốc năm trước về số lượng và giá trị sử dụng, phân tích ABC/VEN, thuốc kém chất lượng, thuốc hỏng, các phản ứng có hại của thuốc, các sai sót trong điều trị trên các nguồn gốc thông tin đáng tin cậy;

Bước 2: Đánh giá các thuốc đề nghị bổ sung hoặc loại bỏ từ các khoa lâm sàng một cách khách quan;

Bước 3: Xây dựng DMT và phân loại các thuốc trong danh mục theo nhóm điều trị và phân loại VEN;

Bước 4: Xây dựng các nội dung hướng dẫn sử dụng danh mục (ví dụ như thuốc hạn chế sử dụng, thuốc cần hội chẩn, thuốc gây nghiện, hướng tâm thần )

Bước 5: Tập huấn, hướng dẫn cho cán bộ y tế sử dụng DMT

Bước 6: Định kỳ hàng năm đánh giá, sửa đổi, bổ sung DMT

Tổng quan về một số phương pháp phân tích dữ liệu sử dụng thuốc tại bệnh viện

Theo Thông tư 21/2013/TT-BYT ngày 08 tháng 08 năm 2013 của BYT “Quy định về tổ chức và hoạt động của HĐT& ĐT trong bệnh viện, có các phương pháp phân tích được áp dụng để pháp hiện các vấn đề về sử dụng thuốc tại đơn vị"

1.2.1 Phương pháp phân tích nhóm điều trị [2]

Phân tích nhóm điều trị là phương pháp phân tích việc sử dụng thuốc dựa vào đánh giá số lượng sử dụng và giá trị tiền thuốc của các nhóm điều trị

Phân tích nhóm điều trị giúp:

- Xác định những nhóm điều trị có mức tiêu thụ thuốc cao nhất và chi phí nhiều nhất

- Trên cơ sở thông tin về tình hình bệnh tật, xác định những vấn đề sử dụng thuốc bất hợp lý

- Xác định những thuốc đã bị lạm dụng hoặc những thuốc mà mức tiêu thụ không mang tính đại diện cho những ca bệnh cụ thể

- HĐT&ĐT lựa chọn những thuốc có chi phí hiệu quả cao nhất trong các nhóm điều trị và thuốc lựa chọn trong liệu pháp điều trị thay thế

1.2.2 Phương pháp phân tích ABC [2] thuốc tiêu thụ hàng năm và chi phí nhằm phân định ra những thuốc nào chiếm tỷ lệ lớn nhất trong ngân sách cho thuốc của BV Ưu điểm: giúp xác định xem phần lớn ngân sách được chi trả cho những thuốc nào, từ đó xem xét tính hợp lý trong việc sử dụng thuốc cũng như ngân sách cho từng thuốc, từng nhóm thuốc, giúp tư vấn cho HĐT&ĐT trong việc lựa chọn thuốc và phân bổ ngân sách mua thuốc phù hợp hơn

Nhược điểm: không cung cấp được đầy đủ các thông tin để so sánh những thuốc có hiệu lực khác nhau, xác định nhóm thuốc nào quan trọng thiết yếu hay không thiết yếu để ưu tiên mua sắm

1.2.3 Phương pháp phân tích VEN [2]

Khái niệm: phân tích VEN là phương pháp giúp xác định ưu tiên cho hoạt động mua sắm và tồn trữ thuốc trong BV khi nguồn kinh phí không đủ để mua toàn bộ các loại thuốc như mong muốn

Trong phân tích VEN, các thuốc được phân chia thành 3 hạng mục cụ thể như sau: + Thuốc V (Vital drugs) - là thuốc sống còn, dùng trong trường hợp cấp cứu hoặc các thuốc quan trọng, nhất thiết phải có để phục vụ công tác KCB của BV + Thuốc E (Essential drugs) - là thuốc thiết yếu, dùng trong các trường hợp bệnh ít nghiêm trọng hơn nhưng vẫn là các bệnh lý quan trọng trong MHBT của BV + Thuốc N (Non-Essential drugs)- là thuốc không thiết yếu, dùng trong các trường hợp bệnh nhẹ, bệnh có thể tự khỏi, có thể bao gồm các thuốc mà hiệu quả điều trị còn chưa được khẳng định rõ ràng hoặc giá thành cao không tương xứng với lợi ích lâm sàng của thuốc

Phân tích VEN giúp HĐT&ĐT xác định nhóm thuốc sống còn, thuốc thiết yếu, thuốc không thiết yếu, ưu tiên cho lựa chọn thuốc, xác định thuốc cần mua và quản lý tồn kho:

- Về lựa chọn thuốc: thuốc nhóm V, thuốc nhóm E được ưu tiên lựa chọn, đặc biệt trong trường hợp ngân sách hạn hẹp

- Về mua sắm thuốc: thuốc nhóm V, thuốc nhóm E cần có kiểm soát tồn kho, dự trữ cần thiết, giảm dự trữ các thuốc nhóm N

- Về sử dụng thuốc: theo dõi, kiểm soát thuốc sử dụng, xem xét số lượng sử dụng các thuốc nhóm V và thuốc nhóm E, hạn chế sử dụng thuốc nhóm N

- Về dự trữ thuốc: chú ý các thuốc nhóm V, E có một số lượng tồn kho an toàn nhất định

Phân tích VEN cho phép so sánh những thuốc có hiệu lực điều trị và khả năng sử dụng khác nhau, khác với phân tích ABC và phân tích nhóm điều trị chỉ có thể so sánh những nhóm thuốc có cùng hiệu lực điều trị

1.2.4 Phương pháp phân tích ma trận ABC/VEN

Sau khi thực hiện phân tích ABC và phân loại VEN, khi kết hợp 2 phương pháp phân tích ABC, VEN tạo thành ma trận ABC/VEN nhằm tìm mối quan hệ giữa các thuốc có chi phí cao với mức độ ưu tiên Việc kết hợp giữa phân tích ABC và phân loại VEN được thể hiện theo bảng sau:

Từ đó hình thành nên 3 nhóm I, II, III với các mức độ giám sát khác nhau:

- Nhóm I: AV, BV, CV, AE, AN: Giám sát mức độ cao nhất (vì cần nhiều ngân sách hoặc cần thiết cho điều trị) Đặc biệt đối với các thuốc AN là các thuốc không thiết yếu nhưng chiếm chi phí cao thì cần phải hạn chế sử dụng hoặc loại khỏi DMTBV

- Nhóm II: BE, CE, BN: Giám sát mức độ thấp hơn

- Nhóm III: CN: Giám sát mức độ thấp Ứng dụng phương pháp phân tích ma trận ABC/VEN có vai trò giúp HĐT và ĐT nhận định vấn đề trong cung ứng thuốc bất hợp lý, tối ưu hóa nguồn lực, giúp quản lý các thuốc theo thứ tự ưu tiên, đặc biệt là nhóm A, loại bỏ các thuốc không cần thiết.

Các văn bản pháp luật liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu của đề tài

- Một số văn bản hướng dẫn thực hiện sử dụng thuốc

Thông tư 22/2011/TT-BYT ngày 10/6/2011 của Bộ Y tế quy định về tổ chức và hoạt động của khoa dược bệnh viện: “Khoa Dược là khoa chuyên môn chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc bệnh viện Khoa Dược có chức năng quản lý và hiện sử dụng thuốc an toàn, hợp lý” Như vậy Khoa dược có vai trò chủ đạo, đầu mối trong việc quản lý sử dụng thuốc tại bệnh viện [3]

Thông tư 23/2011/TT-BYT ban hành ngày 10/6/2011 của Bộ Y tế về hướng dẫn sử dụng thuốc trong các cơ sở y tế có giường bệnh Theo đó, bệnh viện căn cứ vào tình trạng người bệnh, mức độ bệnh lý để lựa chọn đường dùng thuốc thích hợp Bệnh nhân chỉ dùng đường tiêm khi không uống được hoặc khi sử dụng thuốc đường uống không đáp ứng yêu cầu điều trị [4]

Thông tư 21/2013/TT-BYT ngày 08/8/2013 của Bộ Y tế quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị trong bệnh viện Thông tư hướng dẫn cụ thể các phương pháp phân tích được áp dụng để phát hiện các vấn đề về sử dụng thuốc, nguyên tắc xây dựng danh mục, trong đó chỉ rõ ưu tiên thuốc sản xuất trong nước; ưu tiên lựa chọn thuốc ở dạng đơn chất; ưu tiên lựa chọn thuốc generic hoặc thuốc mang tên chung quốc tế, hạn chế tên biệt dược hoặc nhà sản xuất cụ thể [2]

- Quy định về ưu tiên sử dụng thuốc sản xuất trong nước

Khoản 2 Điều 5 Thông tư 21/2013/TT-BYT ngày 08/08/2013 của Bộ Y tế quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị trong bệnh viện, quy định ưu tiên thuốc sản xuất trong nước [2]

Thông tư 03/2019/TT-BYT ngày 28/03/2019 Bộ Y tế ban hành danh mục thuốc sản xuất trong nước đáp ứng yêu cầu về điều trị, giá thuốc và khả năng cung ứng Quy định các cơ sở y tế khi lập hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu phải quy định rõ không được chào thầu thuốc nhập khẩu cùng nhóm tiêu chí kỹ thuật với thuốc sản xuất trong nước [5]

Thông tư 15/2019/TT-BYT ngày 11/7/2019 của Bộ Y tế quy định khi lập hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu các cơ sở y tế phải quy định rõ không được chào thầu thuốc nhập khẩu cùng nhóm tiêu chí kỹ thuật [6]

Luật Dược 105/2016/QH13 ngày 06/4/2016 quy định đối với việc đấu thầu thuốc, không chào thuốc nhập khẩu thuộc danh mục do BYT ban hành trên cơ sở nhóm tiêu chí kỹ thuật khi thuốc sản xuất trong nước đáp ứng yêu cầu về điều trị, giá thuốc và khả năng cung cấp, ưu tiên mua thuốc generic [1]

- Quy định sử dụng thuốc đơn thành phần, thuốc đa thành phần

Khoản 2 Điều 5 Thông tư 21/2013/TT-BYT ban hành ngày 08/8/2013 của Bộ

Y tế quy định ưu tiên lựa chọn thuốc ở dạng đơn chất [2]

Thông tư 52/2017/TT-BYT ban hành ngày 29/12/2017 của Bộ Y tế quy định việc kê đơn thuốc phải đạt được mục tiêu an toàn, hợp lý và hiệu quả Ưu tiên kê đơn thuốc dạng đơn chất hoặc thuốc generic [7]

Khoản 2, Điều 2 Thông tư 19/2018/TT-BYT Ngày 30/8/2018 của Bộ Y tế ban hành ban hành danh mục thuốc thiết yếu Thuốc hóa dược, sinh phẩm: ưu tiên lựa chọn các thuốc đơn thành phần, nếu là đa thành phần phải chứng minh được sự kết hợp đó có lợi hơn khi dùng từng thành phần riêng rẽ về tác dụng và độ an toàn [8]

- Quy định về lựa chọn đường dùng thuốc cho người bệnh

Thông tư số 23/2011/TT-BYT ban hành ngày 10/6/2011 của Bộ Y tế hướng dẫn sử dụng thuốc trong cơ sở y tế có giường bệnh quy định: căn cứ vào tình trạng người bệnh, mức độ bệnh lý, đường dùng của thuốc để ra y lệnh đường dùng thuốc thích hợp Chỉ dùng đường tiêm khi người bệnh không uống được thuốc hoặc khi sử dụng thuốc theo đường uống không đáp ứng được yêu cầu điều trị hoặc với thuốc chỉ dùng đường tiêm [4]

- Quy định về số lượng thuốc mua sắm theo kết quả trúng thầu

Thông tư 15/2019/TT-BYT ngày 11/7/2019 của Bộ Y tế quy định phải thực hiện tối thiểu 80% giá trị của từng phần trong hợp đồng đã ký kết Đối với thuốc cấp cứu, thuốc giải độc, thuốc hiếm, thuốc kiểm soát đặc biệt, dịch truyền và những tình huống khác sau khi báo cáo cơ quan có thẩm quyền, cơ sở y tế bảo đảm thực hiện tối thiểu 50% giá trị của từng phần trong hợp đồng đã ký kết [6]

- Quy định xây dựng danh mục thuốc phải phù hợp phân tuyến chuyên môn kỹ thuật

Thông tư 30/2018/TT-BYT ngày 30/10/2018 của Bộ y tế về danh mục và tỷ lệ, điều kiện thanh toán đối với thuốc hóa dược, sinh phẩm, thuốc phóng xạ và chất đánh dấu thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế [9]

Thông tư 05/2015/TT-BYT ngày 17/03/2015 của Bộ y tế về danh mục thuốc đông y, thuốc từ dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền thuộc phạm vi thanh toán của quỹ bảo hiểm y tế [10]

- Quy định sử dụng thuốc generic

Thông tư 21/2013/TT-BYT ban hành ngày 8/8/2013 điều 5 quy định ưu tiên lựa chọn thuốc generic hoặc thuốc mang tên chung quốc tế, hạn chế tên biệt dược

Công văn 3968/BHXH-DVT ngày 8/9/2017 của Cục quản lý Dược, Bộ Y tế, về việc thống nhất tỷ lệ sử dụng BDG tại các cơ sở KCB theo chỉ đạo của Chính phủ Trong đó quy định bệnh viện hạng 2 trực thuộc Sở Y tế các tỉnh, thành phố và các cơ sở khám chữa bệnh tương đương: tỷ lệ sử dụng BDG không quá 15% so với tổng chi thuốc [11].

Thực trạng sử dụng thuốc tại các bệnh viện khu vực Đông Nam Bộ

Chi phí sử dụng thuốc trong bệnh viện cũng là một vấn đề được quan tâm, sử dụng như thế nào cho hợp lí, đáng ứng yêu cầu điều trị, nhu cầu của bác sĩ và bệnh nhân Nhu cầu sử dụng thuốc thì đa dạng nhưng phải phù hợp với việc BHYT thanh toán và cân đối nguồn quỹ BHYT của bệnh viện Một hoạt chất có nhiều khoản mục thuốc sẽ giúp BV chủ động hơn trong việc cung ứng, dễ cân đối giá trị đơn thuốc khi kê đơn nhưng sẽ gây khó khăn trong việc quản lý DMT và tăng nguy cơ nhầm lẫn khi kê đơn, cấp phát Để phân tích được danh mục thuốc sử dụng tại BV có chỗ nào hợp lý, chỗ nào chưa hợp lý, ta phải tìm hiểu thực trạng sử dụng thuốc tại các BV tương đồng như cùng hạng, cùng loại hình Tại các BV, thường áp dụng phân tích ABC/VEN để phân tích thực trạng sử dụng tại BV nhằm xác định các thuốc cần ưu tiên kiểm soát, chi phí tiền thuốc sử dụng cho phù hợp Từ đó đánh giá hiệu quả, đưa ra các biện pháp can thiệp để nâng cao chất lượng quản lý và điều trị

1.4.1 Cơ cấu thuốc sử dụng theo nguồn gốc thuốc hóa dược và thuốc thành phẩm y học cổ truyền, thuốc dược liệu

Thông tư 30/2018/TT-BYT quy định Danh mục và tỷ lệ, điều kiện thanh toán đối với thuốc hóa dược, sinh phẩm, thuốc phóng xạ và chất đánh dấu thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế [9] và Thông tư 05/2015/TT-BYT quy định Danh mục thuốc đông y, thuốc từ dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền thuộc phạm vi thanh toán của quỹ bảo hiểm y tế [10]là căn cứ để các cơ sở KCB xây dựng danh mục thuốc sử dụng

Theo kết quả phân tích DMT đã sử dụng tại một số bệnh viện, ta thấy tỷ lệ GTSD của các thuốc có nguồn gốc hóa dược luôn cao hơn sao với thuốc đông y, thuốc từ dược liệu Hầu hết, tại các bệnh viện các thuốc hóa dược đều có GTSD trên 90% Thuốc đông y, thuốc từ dược liệu chiếm tỉ lệ GTSD thấp, các BVĐK tư nhân có tỉ lệ GTSD dưới 5,0%, thậm chí có tỉ lệ là 0,0% Các bệnh viện công lập có tỉ lệ sử dụng thuốc đông y, thuốc từ dược liệu cao hơn so với các bv tư nhân nhưng cũng không phải quá cao Cụ thể, ta có kết quả nghiên cứu như sau:

Bảng 1.1 Cơ cấu thuốc sử dụng theo nguồn gốc thuốc hóa dược và thuốc đông y, thuốc từ dược liệu

TT Đơn vị nghiên cứu

Thuốc hóa dược Thuốc đông y, thuốc từ dược liệu

1 Bệnh viện ĐK Vạn Phúc 2 tỉnh

3 Bệnh viện Vũng Tàu tỉnh Bà

4 Bệnh viện ĐKKV Long Khánh, tỉnh Đồng Nai năm 2020 [15] 90,05 92,54 9,50 7,46

1.4.2 Cơ cấu thuốc sử dụng theo nhóm tác dụng dược lý

Dựa theo thông tư 30/2018/TT-BYT [9], chia DMT đã sử dụng theo các nhóm tác dụng dược lý

Kết quả phân tích cơ cấu GTSD sử dụng của nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, thuốc tác dụng đối với máu, thuốc đường tiêu hóa tại một số bệnh viện:

Bảng 1.2 Cơ cấu thuốc sử dụng theo nhóm tác dụng dược lý

TT Đơn vị nghiên cứu

Thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn

Thuốc tác dụng đối với máu

Bệnh viện Vũng Tàu tỉnh Bà Rịa – Vũng

Long Khánh, tỉnh Đồng Nai năm 2020

1.4.3 Cơ cấu thuốc sử dụng theo nguồn gốc, xuất xứ

Theo thông tư 21/2013/TT-BYT quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng Thuốc và điều trị trong bệnh viện [2], hướng dẫn xây dựng DMT dùng trong bệnh viện, ưu tiên dùng thuốc sản xuất trong nước Tuy nhiên qua một số nghiên cứu cho thấy, ở các BV tư nhân thì tỷ lệ sử dụng thuốc sản xuất trong nước (TSXTN) vẫn thấp hơn so với thuốc nhập khẩu (TNK) Ở BV công lập vẫn ưu tiên dùng TSXTN Kết quả khảo sát ở một số BV:

Bảng 1.3 Cơ cấu thuốc sử dụng theo nguồn gốc, xuất xứ

TT Đơn vị nghiên cứu

Thuốc sản xuất trong nước Thuốc nhập khẩu

Bệnh viện ĐK Vạn Phúc 2 tỉnh Bình Dương năm 2022

Bệnh viện Vũng Tàu tỉnh Bà

Khánh, tỉnh Đồng Nai năm

1.4.4 Cơ cấu thuốc sử dụng Biệt dược gốc và thuốc generic

Theo thông tư 21/2013/TT-BYT quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng Thuốc và điều trị trong bệnh viện [2], cũng xây dựng tiêu chí ưu lựa chọn thuốc generic, hạn chế tên biệt dược Nhưng cũng như kết quả phân tích TSXTN và TNK thì tại các BV tư nhân có xu hướng dùng nhiều thuốc biệt dược hơn BV công lập:

Bảng 1.4 Cơ cấu thuốc sử dụng Biệt dược gốc và thuốc generic

TT Đơn vị nghiên cứu

Thuốc Generic Thuốc biệt dược

1 Bệnh viện ĐK Vạn Phúc 2 tỉnh

3 Bệnh viện Vũng Tàu tỉnh Bà

4 Bệnh viện ĐKKV Long Khánh, tỉnh Đồng Nai năm 2020 [15] 95,75 94,17 4,23 5,83

1.4.5 Cơ cấu thuốc generic sử dụng theo nhóm tiêu chuẩn kỹ thuật

Dựa vào thông tư 15/2019/TT-BYT quy định việc đấu thầu thuốc tại các cơ sở y tế công lập [6], chia thuốc generic thành 5 nhóm TCKT

Bảng 1.5 Cơ cấu thuốc generic sử dụng theo nhóm tiêu chuẩn kỹ thuật

Bệnh viện ĐK Xuyên Á – TPHCM năm 2020

Tỷ lệ % KM Tỷ lệ % GTSD

1.4.6 Cơ cấu thuốc sử dụng đơn thành phần và đa thành phần

Phần lớn tại các bệnh viện, thuốc đơn thành phần có số lượng và giá trị chiếm tỷ lệ cao trong DMT sử dụng Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ sử dụng thuốc đơn/đa thành phần tại một số bệnh viện

Bảng 1.6 Cơ cấu thuốc sử dụng đơn thành phần và đa thành phần

TT Đơn vị nghiên cứu

Thuốc đơn thành phần Thuốc đa thành phần

1 Bệnh viện ĐK Vạn Phúc 2 tỉnh

3 Bệnh viện Vũng Tàu tỉnh Bà

4 Bệnh viện ĐKKV Long Khánh, tỉnh Đồng Nai năm 2020 [15] 85,14 76,64 14,86 23,36

1.4.7 Cơ cấu thuốc sử dụng theo đường dùng

Thông tư 23/2011/TT-BYT quy định hướng dẫn sử dụng thuốc trong các cơ sở y tế có giường bệnh Theo đó, bệnh viện căn cứ vào tình trạng người bệnh, mức độ bệnh lý để lựa chọn đường dùng thuốc thích hợp Bệnh nhân chỉ dùng đường tiêm khi không uống được hoặc khi sử dụng thuốc theo đường uống không đáp ứng yêu cầu điều trị [4]

Kết quả nghiên cứu tại một số bệnh viện cho thấy cơ cấu thuốc sử dụng theo đường dùng như sau:

Bảng 1.7 Cơ cấu thuốc sử dụng theo đường dùng

TT Đơn vị nghiên cứu

Thuốc đường uống Thuốc đường tiêm

Bệnh viện ĐK Xuyên Á – TPHCM năm

Bệnh viện Vũng Tàu tỉnh Bà Rịa – Vũng

Long Khánh, tỉnh Đồng Nai năm 2020

1.4.8 Cơ cấu thuốc sử dụng theo phân tích ABC tại một số bệnh viện

Phân tích ABC, VEN đã được quy định tại Thông tư số 21/2013/TT-BYT [2], là một trong những phương pháp phân tích để phát hiện vấn đề sử dụng thuốc, cung cấp dữ liệu quan trọng để HĐT&ĐT xây dựng DMT của bệnh viện

Bảng 1.8 Cơ cấu thuốc sử dụng theo phân tích ABC tại một số bệnh viện

TT Đơn vị nghiên cứu

Bệnh viện Vũng Tàu tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu năm 2021 [14]

Khánh, tỉnh Đồng Nai năm 2020 [15]

1.4.9 Cơ cấu thuốc sử dụng theo phân tích VEN tại một số bệnh viện

Kết quả phân tích VEN tại một số bệnh viện như sau:

Bảng 1.9 Cơ cấu thuốc sử dụng theo phân tích VEN tại một số bệnh viện

TT Đơn vị nghiên cứu

Bệnh viện ĐK Vạn Phúc

Bệnh viện Vũng Tàu tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu năm 2021 [14]

Khánh, tỉnh Đồng Nai năm 2020 [15]

1.4.10 Cơ cấu thuốc sử dụng theo phân tích ABC/VEN tại một số bệnh viện

Từ kết quả phân tích ABC và phân tích VEN, ta có kết quả cơ cấu thuốc sử dụng theo ma trận ABC/VEN:

Bảng 1.10 Cơ cấu thuốc sử dụng theo phân tích ABC/VEN tại một số bệnh viện

Phúc 2 tỉnh Bình Dương năm 2022

Bệnh viện ĐK Xuyên Á – TPHCM năm

Bệnh viện Vũng Tàu tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu năm

Bệnh viện ĐKKV Long Khánh, tỉnh Đồng Nai năm

Vài nét cơ bản của bệnh viện đại học y dược Shing Mark tỉnh Đồng Nai

Công ty TNHH MTV Bệnh viện đại học y dược Shing Mark là công ty nằm trong tập đoàn Shing Mark Vina, thành lập vào 15/09/2017, với quy mô 1.000 giường phân kỳ thành 3 giai đoạn, bước đầu đưa vào sử dụng 250 giường Công trình Bệnh viện Đại Học Y Dược Shing Mark có tổng vốn đầu tư lên đến 6.453 tỷ đồng (tương đương với 300 triệu USD), được xây dựng trên diện tích 87.500 m2, tại phường Long Bình Tân (TP Biên Hòa) Đây là bệnh viện tư nhân 100 vốn nước ngoài đầu tiên tại Đồng Nai

Với đội ngũ bác sĩ, chuyên gia giỏi, cùng với trang thiết bị y tế hiện đại, bệnh viện có khả năng tiếp nhận và đảm nhận được tất cả cas bệnh đến cấp cứu, khám chữa, kể cả những cas khó, nặng thuộc các lĩnh vực nội, ngoại khoa, chấn thương chỉnh hình, thần kinh cột sống, tim mạch, ung thư; những trường hợp phải cấp cứu hàng loạt do tai nạn giao thông hoặc ngộ độc thực phẩm Kết hợp điều trị phục hồi chức năng bằng y học cổ truyền của Đài Loan và Việt Nam với điều trị bằng y học hiện đại chuyên sâu Đồng thời bệnh viện sẽ cùng hợp tác với các bệnh viện đầu ngành nhằm trao đổi, phối hợp nhau thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe người dân

1.5.2 Chức năng nhiệm vụ của Bệnh viện

Ban Tổng giám đốc tham gia trực tiếp vào việc quản lý và điều hành bệnh viện Ban Giám đốc chịu trách nhiệm chuyên môn và tham mưu về các vấn đề quản lý, chuyên môn và chịu trách nhiệm trước ban Tổng Giám đốc

Bên dưới ban Giám đốc có các phòng chức năng, khoa lâm sàng và khoa cận lâm sàng thực hiện công tác chuyên môn, chịu trách nhiệm trước ban Giám đốc và ban Tổng giám đốc

Bệnh viện tổ chức bộ máy theo mô hình ma trận:

Hình 1 Sơ đồ tổ chức Bệnh viện Đại học y dược Shing Mark tỉnh Đồng Nai

+ Phòng Tài Chính Kế Toán

+ Khoa Cấp Cứu – Khám Bệnh

+ Khoa Hồi Sức Tích Cực (Gồm Đơn Vị Thận Nhân Tạo)

+ Khoa Gây Mê Hồi Sức + Khoa Nội Tổng Hợp (Gồm Đơn Vị Tim Mạch Can Thiệp)

+ Khoa Ngoại Tổng Hợp + Khoa Sản

+ Khoa Nhi + Khoa Ung Bướu + Khoa Y Học Cổ Truyền

+ Khoa Dược + Khoa Chẩn Đoán Hình Ảnh – Thăm Dò Chức Năng + Khoa Xét Nghiệm

+ Khoa Kiểm Soát Nhiễm Khuẩn

STT Trình độ chuyên môn Số lượng Tỷ lệ %

3 Cao đẳng/ Cao đẳng nghề 193 36,55

4 Trung cấp/Trung cấp nghề 26 4,92

1.5.3 Mô hình bệnh tật của bệnh viện năm 2022

Mô hình bệnh tật được chia thành các nhóm bệnh chính theo “Bảng phân loại quốc tế mã hóa bệnh tật, nguyên nhân tử vong ICD-10” và “Hướng dẫn mã hóa bệnh tết theo ICD-10” tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh [9] [16]:

TT Tên bệnh/ nhóm bệnh Mã

1 Chương X: Bệnh hệ hô hấp J00-J99 75.894 14,47

2 Chương IX: Bệnh hệ tuần hoàn I00-H95 57.098 10,88

3 Chương XI: Bệnh hệ tiêu hoá K00-K93 56.814 10,83

4 Chương XIII: Bệnh hệ cơ, xương, khớp và mô liên kết M00-M99 56.460 10,76

Chương XXI: Các yếu tố liên quan đến tình trạng sức khỏe và tiếp cận dịch vụ y tế

6 Chương IV: Bệnh nội tiết, dinh dưỡng và chuyển hoá E00-E90 47.070 8,97

7 Chương XIV: Bệnh hệ sinh dục, tiết niệu N00-N99 27.350 5,21

Chương XVIII: Các triệu chứng và bất thường về lâm sàng, cận lâm sàng không phân loại nơi khác

9 Chương VII: Bệnh mắt và phần phụ H00-H59 23.650 4,51

10 Chương XIX: Tổn thương, ngộ độc và hậu quả của một số nguyên nhân từ S00-T98 21.558 4,11

TT Tên bệnh/ nhóm bệnh Mã

Số lượt Tỷ lệ % bên ngoài

11 Chương I: Bệnh nhiễm trùng và ký sinh trùng A00-B99 20.412 3,89

13 Chương VI: Bệnh hệ thần kinh G00-G99 11.904 2,27

14 Chương VIII: Bệnh tai và xương chũm H60-H95 9.918 1,89

15 Chương XII: Bệnh da và tổ chức dưới da L00-L99 8.730 1,66

16 Chương XV: Mang thai, sinh đẻ và hậu sản O00-O99 6.794 1,29

17 Chương XVI: Một số bệnh lý khởi phát trong thời kỳ chu sinh P00-P96 1.934 0,37

18 Chương XXII: Mã dành cho những mục đích đặc biệt U00-U99 1.434 0,27

19 Chương V: Rối loạn tâm thần và hành vi F00-F99 876 0,17

Chương III: Bệnh máu, cơ quan tạo máu và các bệnh lý liên quan đến cơ chế miễn dịch

21 Chương XVII: Dị tật bẩm sinh, biến dạng và bất thường về nhiễm sắc thể Q00-Q99 630 0,12

22 Chương XX: Các nguyên nhân bên ngoài của bệnh tật và tử vong V01-Y98 254 0,05

Do là bệnh viện đa khoa nên mô hình bệnh tật khá đa dạng Bệnh viện tiếp nhận và điều trị nhiều bệnh khác nhau, từ bệnh 4 chuyên khoa chính là nội khoa, ngoại khoa, sản phụ khoa, và nhi khoa, đến điều trị các bệnh liên chuyên khoa là bệnh về mắt, tai mũi họng, răng hàm mặt, các bệnh đòi hỏi nhiều trang thiết bị kỹ thuật cao như chạy thận nhân tạo, xạ trị

1.5.5 Chức năng nhiệm vụ, mô hình tổ chức khoa Dược bệnh viện đại học y dược Shing Mark tỉnh Đồng Nai

Tổ chức và hoạt động của khoa Dược được thực hiện theo thông tư

Khoa Dược Bệnh viện ĐHYD Shing Mark gồm 20 nhân lực, trong đó:

Trình độ Khoa dược Tỷ lệ % Đại học 8 5,06

Hình 2: Sơ đồ tổ chức khoa Dược năm 2022

NHÀ THUỐC (không trực thuộc BV)

Tính cấp thiết của đề tài

Bệnh viện đại học y dược Shing Mark là bệnh viện đa khoa tư nhân, hiện là cơ sở có 100% vốn đầu tư nước ngoài tại tỉnh Đồng Nai Bệnh viện xây dựng quy mô 1.500 giường bệnh nhưng bước đầu thực hiện 250 giường và đi vào hoạt động từ tháng 09/2017

Là bệnh viện đa khoa tư nhân hạng 3 nhưng thực hiện nhiều dịch vụ kỹ thuật cao, kỹ thuật vượt hạng nên thuốc sử dụng trong bệnh viện sẽ có vài điểm khác biệt so với các bệnh viện hạng 3 hoặc trung tâm y tế huyện trong tỉnh

Bệnh viện đẩy mạnh các chuyên khoa về ngoại khoa, thận nhân tạo Do đó, thuốc tập trung nhiều vào thuốc kháng sinh, thuốc tạo máu, thuốc tim mạch

Việc xây dựng danh mục thuốc còn nhiều khó khăn, chủ yếu dựa vào danh mục thuốc sử dụng của năm trước, thiếu phân tích dữ liệu về sử dụng thuốc để làm căn cứ, HĐT và ĐT hoạt động chưa hiệu quả, chưa thực sự quan tâm đến các tiêu chí lựa chọn danh mục thuốc, việc lựa chọn chủ yếu dựa vào nhu cầu điều trị

Từ khi thành lập đến nay, bệnh viện chưa có đề tài “Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện” Xuất phát từ tình hình thực tế đó tôi đã tiến hành thực hiện đề tài này, từ đó phát hiện ra các vấn đề còn tồn đọng trong danh mục thuốc đang sử dụng, đưa ra những đề xuất nhằm xây dựng cơ cấu danh mục thuốc phù hợp hơn cho năm sau, góp phần nâng cao hiệu quả điều trị đồng thời tiết kiệm chi phí thuốc trong công tác khám chữa bệnh.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng, thời gian, địa điểm nghiên cứu

Danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh viện ĐHYD Shing Mark tỉnh Đồng Nai năm 2022

2.1.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu

- Thời gian nghiên cứu: từ 01/01/2022 đến ngày 31/12/2022

- Thời gian thực hiện đề tài nghiên cứu: từ 05/10/2023 đến 31/01/2024

- Địa điểm nghiên cứu: Bệnh viện ĐHYD Shing Mark – Quốc lộ 51, phường Long Bình Tân, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.

Phương pháp nghiên cứu

Mô tả cắt ngang, sử dụng số liệu hồi cứu về danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh viện ĐHYD Shing Mark năm 2022

2.2.2 Cỡ mẫu và phương pháp chọn cỡ

Danh mục 644 thuốc trong đó gồm 610 thuốc hoá dược và 34 thuốc đông y, thuốc từ dược liệu sử dụng từ 01/01/2022 đến 31/12/2022 tại bệnh viện ĐHYD Shing Mark

2.2.3 Phương pháp thu thập số liệu

● Kỹ thuật thu thập số liệu, công cụ thu thập số liệu:

Hồi cứu số liệu từ các tài liệu sẵn có để thu thập các dữ liệu liên quan đến DTM đã sử dụng tại bệnh viện ĐHYD Shing Mark từ 01/01/2022 đến 31/12/2022

● Công cụ thu thập số liệu:

Lấy báo cáo nhập xuất tồn thuốc năm 2022 trên phần mềm bệnh viện Kết xuất bằng phần mềm Microsoft Excel

● Quá trình thu thập số liệu:

Dữ liệu về DMT sử dụng tại bệnh viện ĐHYD Shing Mark từ 01/01/2022 đến 31/12/2022 gồm các dữ liệu: tên hoạt chất, tên thuốc, nơi sản xuất, nồng độ/hàm lượng, đơn vị tính, đường dùng, đơn giá, số lượng sử dụng, nhóm tác dụng dược lý, gói thầu,…

Các thông tin trên được đưa vào “Biểu mẫu thu thập số liệu danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện ĐHYD Shing Mark năm 2022” - Phụ lục 1

2.2.4 Các biến số nghiên cứu

TT Tên biến Định nghĩa Phân loại biến Cách thu thập

● Mục tiêu 1: Mô tả cơ cấu danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện ĐHYD Shing Mark tỉnh Đồng Nai năm 2022

Thuốc sử dụng theo nguồn gốc hóa dược, thuốc đông y, thuốc từ dược liệu

- Thuốc hóa dược quy định theo Thông tư 30/2018/TT-BYT

- Thuốc đông y, thuốc từ dược liệu quy định theo Thông tư 05/2015/TT-BYT

2 Thuốc đông y, thuốc từ dược liệu

Bảng thu thập số liệu

Thuốc sử dụng theo nhóm tác dụng dược lý

- Thuốc hóa dược quy định theo Thông tư 30/2018/TT-BYT

- Thuốc đông y, thuốc từ dược liệu quy định theo Thông tư 05/2015/TT-BYT

1 Thuốc hóa dược: gồm 27 nhóm

2 Thuốc đông y, thuốc từ dược liệu: 11 nhóm

Bảng thu thập số liệu

Nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn

Là những thuốc điều trị thuộc nhóm “Thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn” theo Thông tư 30/2018/TT- BYT

Biến phân loại Bảng thu thập số liệu

4 Nhóm thuốc tác động với máu

Là những thuốc điều trị thuộc nhóm “Tác động với máu” theo Thông tư 30/2018/TT-BYT

Biến phân loại Bảng thu thập số liệu

5 Nhóm thuốc đường tiêu hóa

Là những thuốc điều trị thuộc nhóm “Thuốc đường tiêu hóa” theo Thông tư 30/2018/TT-BYT

Biến phân loại Bảng thu thập số liệu

Thuốc sử dụng theo nguồn gốc, xuất xứ

- Thuốc sản xuất trong nước là thuốc được sản xuất tại Việt Nam

- Thuốc nhập khẩu là thuốc sản xuất ở nước ngoài và được nhập khẩu vào Việt Nam

2 Thuốc sản xuất trong nước

Bảng thu thập số liệu

TT Tên biến Định nghĩa Phân loại biến Cách thu thập

Thuốc sử dụng theo biệt dược gốc và thuốc generic

- Thuốc biệt dược là thuốc nằm trong danh mục công bố biệt dược gốc của Cục quản lý Dược hoặc trúng thầu gói biệt dược

- Thuốc generic: thuốc không nằm trong danh mục công bố biệt dược gốc của Cục quản lý Dược hoặc trúng thầu gói generic

Bảng thu thập số liệu

Thuốc generic sử dụng theo nhóm tiêu chuẩn kỹ thuật

- Phân loại theo Thông tư 15/2019/TT-BYT

- Phân loại theo kết quả trúng thầu

Biến phân loại: từ nhóm 1 đến nhóm

Bảng thu thập số liệu

Thuốc sử dụng theo biệt dược gốc

- Thuốc biệt dược là thuốc nằm trong danh mục công bố biệt dược gốc của Cục quản lý Dược hoặc trúng thầu gói biệt dược

Biến phân loại Bảng thu thập số liệu

Thuốc hóa dược sử dụng theo thành phần

- Thuốc đơn thành phần: là thuốc có 1 thành phần hoạt chất có tác dụng dược lý

- Thuốc đa thành phần: là thuốc có 2 thành phần hoạt chất trở lên có tác dụng dược lý

Bảng thu thập số liệu

11 Thuốc sử dụng theo đường dùng Là đường dùng đưa thuốc vào cơ thể

Bảng thu thập số liệu

Thuốc sử dụng theo nguồn gốc chi trả

- Thuốc được BHYT thanh toán theo Thông tư 30/2018/TT-BYT và thông tư 05/2015/TT- BYT

- Thuốc dịch vụ không thanh toán BHYT

1 Thuốc được BHYT thanh toán

2 Thuốc dịch vụ không thanh toán BHYT

Bảng thu thập số liệu

TT Tên biến Định nghĩa Phân loại biến Cách thu thập

● Mục tiêu 2: Phân tích ABC/VEN của danh mục thuốc bệnh viện ĐHYD Shing Mark tỉnh Đồng Nai năm 2022

Là số lượng thuốc sử dụng năm 2022 theo đơn vị tính nhỏ nhất của từng khoản mục

Biến số Bảng thu thập số liệu

2 Đơn giá Là giá thuốc mua vào theo đơn vị tính nhỏ nhất Biến số Bảng thu thập số liệu

2.2.5 Xử lý và phân tích số liệu

- Tổng hợp toàn bộ những dữ liệu của danh mục thuốc đã sử dụng tại bệnh viện ĐHYD Shing Mark năm 2022 trên cùng một bảng tính Excel

- Xử lí trước khi nhập liệu: làm sạch số liệu bằng cách loại bỏ các số liệu ngoại lai, các mã hàng không phải thuốc, một thuốc có nhiều mã thì đưa về một mã

- Điền các thông tin còn trống của các giá trị biến số cần phân tích

- Phần mềm nhập liệu: Microsoft Excel 2016

- Xử lí sau khi nhập liệu: dùng các hàm Sum, if, sumif, countif, sort, Pivot table,… để tổng hợp số liệu theo các chỉ số cần nghiên cứu:

+ Sắp xếp theo nhóm thuốc hóa dược, thành phẩm YHCT

+ Sắp xếp theo nhóm tác dụng dược lý

+ Sắp xếp theo nơi sản xuất: nhập khẩu, sản xuất trong nước

+ Sắp xếp theo thành phần: đơn thành phần hoặc đa thành phần

+ Sắp xếp theo biệt dược gốc/ generic

+ Sắp xếp theo nhóm tiêu chuẩn kỹ thuật

+ Sắp xếp theo đường dùng: đường uống, đường tiêm và đường dùng khác

- Giá trị sử dụng cho mỗi sản phẩm: Ci = gi x qi

Trong đó: Đơn giá của từng sản phẩm: gi (i = 1,2,3…633)

Số lượng sử dụng của sản phẩm: qi

Tổng giá trị tiêu thụ sẽ bằng tổng lượng tiền (giá trị sử dụng) cho mỗi sản cho từng biến số theo công thức: khoản mục của từng biến = số khoản mục của từng biến * 100/ tổng số khoản mục thuốc sử dụng giá trị sử dụng của từng biến = giá trị sử dụng của từng biến * 100/ tổng giá trị sử dụng

* Phương pháp phân tích nhóm điều trị [2]:

Bước 1: Liệt kê các sản phẩm thuốc

Bước 2: Điền các thông tin sau mỗi sản phẩm thuốc

- Đơn giá của mỗi sản phẩm (Sử dụng giá cho các thời điểm nhất định nếu sản phẩm có giá trị thay đổi theo thời gian)

- Số lượng tiêu thụ của các sản phẩm thuốc tại bệnh viện

Bước 3: Tính tiền cho mỗi sản phẩm bằng cách nhân đơn giá với số lượng sản phẩm Tổng số tiền sẽ bằng tổng của lượng tiền của mỗi sản phẩm thuốc

Bước 4: Sắp xếp nhóm điều trị cho từng thuốc theo hệ thống phân loại ATC của Tổ chức Y tế thế giới hoặc phân loại nhóm điều trị thuốc hóa được theo Thông tư 30/2018/TT-BYT và thành phẩm YHCT theo Thông tư 05/2015-BYT

Bước 5: Sắp xếp DTM theo nhóm điều trị và tổng hợp giá trị phần trăm của mỗi thuốc cho mỗi nhóm điều trị để xác định nhóm điều trị nào chiếm chi phí lớn nhất

* Phương pháp phân tích ABC [2]:

Phân tích ABC được tiến hành theo 7 bước sau:

Bước 1: tiến hành theo 3 bước đầu của phương pháp phân tích nhóm điểu trị để tính được số lượng và giá trị

Bước 4: Tính giá trị của mỗi sản phẩm bằng cách lấy số tiền của mỗi sản phẩm nhân 100, chia cho tổng số tiền

Bước 5: Sắp xếp các sản phẩm theo thứ tự phần trăm giá trị giảm dần

Bước 6: Tính giá trị phần trăm tích lũy của tổng giá trị cho mỗi sản phẩm bắt đầu với sản phẩm thứ nhất, sau đó cộng với sản phẩm tiếp theo trong danh sách

Bước 7: Phân hạng sản phẩm như sau:

- Hạng A: Gồm những sản phẩm chiếm 79,85% tổng giá trị tiền;

- Hạng B: Gồm những sản phẩm chiếm 15,13% tổng giá trị tiền;

- Hạng C: Gồm những sản phẩm chiếm 5,02% tổng giá trị tiền;

* Phương pháp phân tích VEN [2]:

Hiện tại tại bệnh viện ĐHYD Shing Mark, HĐT&ĐT chưa tham gia phân tích VEN cho danh mục thuốc chủ yếu là dược sĩ trong khoa tự phân loại

Phân tích VEN gồm 6 bước:

Bước 1: sắp xếp các nhóm thuốc theo 3 loại V, E, N

Bước 2: Kết quả phân loại của các thành viên được tập hợp và thống nhất, sau đó hội đồng sẽ:

Bước 3: Lựa chọn và loại bỏ những thuốc phương án điều trị trùng lập

Bước 4: Xem xét những thuốc thuộc nhóm thuốc N và hạn chế mua hoặc loại bỏ những thuốc này trong trường hợp không còn nhu cầu điều trị

Bước 5: Xem lại số lượng mua dự kiến, mua các thuốc nhóm V, E trước nhóm

N và đảm bảo thuốc nhóm V và E có một lượng dự trữ an toàn

Bước 6: Giám sát đơn đặt hàng và lượng tồn kho của nhóm V, E chặt chẽ hơn nhóm N.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Mô tả cơ cấu danh mục thuốc được sử dụng tại bệnh viện ĐHYD Shing Mark tỉnh Đồng Nai năm 2022

3.1.1 Cơ cấu thuốc sử dụng theo nguồn gốc hóa dược và thuốc đông y, thuốc từ dược liệu

Bảng 3.11 Cơ cấu thuốc sử dụng theo nguồn gốc hóa dược, thuốc đông y, thuốc từ dược liệu

Số khoản mục Giá trị sử dụng

Số lượng Tỷ lệ % Giá trị (VND) Tỷ lệ %

2 Thuốc đông y, thuốc từ dược liệu 34 5,28 2.696.944.190 4,79

Năm 2022, BV đã sử dụng 644 KM thuốc với tổng giá trị là 56.275.737.381 đồng, trong đó:

- Thuốc hóa dược có 610 KM chiếm 94,72% với giá trị sử dụng 53.578.793.191 đồng, chiếm 95,21% GTSD

- Thuốc đông y, thuốc từ dược liệu có 34 KM chỉ chiếm 5,28% với giá trị sử dụng 2.696.944.190 đồng, chiếm 4,79% GTSD

3.1.2 Cơ cấu thuốc sử dụng theo nhóm tác dụng dược lý

Bảng 3.12 Cơ cấu thuốc sử dụng theo nhóm tác dụng dược lý

TT Nhóm tác dụng dược lý Số khoản mục Giá trị sử dụng

Số lượng Tỷ lệ % Giá trị (VND) Tỷ lệ %

Thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn

2 Thuốc tác dụng đối với máu 18 2,80 7.353.060.774 13,07

TT Nhóm tác dụng dược lý Số khoản mục Giá trị sử dụng

Số lượng Tỷ lệ % Giá trị (VND) Tỷ lệ %

Dung dịch điều chỉnh nước, điện giải, cân bằng acid-base và các dung dịch tiêm truyền khác

Thuốc giảm đau, hạ sốt; chống viêm không steroid; thuốc điều trị gút và các bệnh xương khớp

Hocmon và các thuốc tác động vào hệ thống nội tiết

8 Thuốc điều trị bệnh mắt, tai mũi họng 30 4,66 1.527.369.933 2,71

9 Thuốc điều trị ung thư và điều hòa miễn dịch 41 6,37 1.390.604.456 2,47

Thuốc gây tê, gây mê, thuốc giãn cơ, giải giãn cơ

11 Thuốc tác dụng trên đường hô hấp 21 3,26 984.343.945 1,75

12 Thuốc chống co giật, chống động kinh 8 1,24 884.674.498 1,57

14 Thuốc điều trị bệnh đường tiết niệu 4 0,62 837.564.318 1,49

Thuốc chống rối loạn tâm thần và thuốc tác động lên hệ thần kinh

Thuốc có tác dụng thúc đẻ, cầm máu sau đẻ và chống đẻ non

Thuốc giải độc và các thuốc dùng trong trường hợp ngộ độc

Thuốc chống dị ứng và dừng trong các trường hợp quá mẫn

20 Thuốc tẩy trùng và sát khuẩn 6 0,93 130.606.344 0,23

21 Thuốc làm mềm cơ và ức

TT Nhóm tác dụng dược lý Số khoản mục Giá trị sử dụng

Số lượng Tỷ lệ % Giá trị (VND) Tỷ lệ %

23 Thuốc điều trị đau nửa đầu 2 0,31 6.256.446 0,01

24 Thuốc điều trị bệnh da liễu 1 0,16 1.304.800 0,00

II Thuốc đông y, thuốc từ dược liệu 34 5,28 2.696.944.190 4,79

1 Nhóm thuốc khu phong trừ thấp 9 1,40 1.123.254.620 2,00

2 Nhóm thuốc chữa các bệnh về phế 2 0,31 462.697.718 0,82

Nhóm thuốc thanh nhiệt, giải độc, tiêu ban, lợi thủy

4 Nhóm thuốc an thần, định chí, dưỡng tâm 3 0,47 409.507.910 0,73

5 Nhóm thuốc chữa các bệnh về Âm, về Huyết 6 0,93 123.230.420 0,22

Nhóm thuốc nhuận tràng, tả hạ, tiêu thực, bình vị, kiện tì

8 Nhóm thuốc chữa bệnh về ngũ quan 3 0,47 27.427.560 0,05

9 Nhóm thuốc chữa các bệnh về Dương, về Khí 2 0,31 23.796.496 0,04

Thuốc tân dược đã sử dụng gồm 24 nhóm tác dụng dược lý và thuốc đông y, thuốc từ dược liệu có 9 nhóm tác dụng dược lý:

Thuốc tân dược có 610 KM, chiếm 94,72% với tổng giá trị sử dụng là 53.578.793.191 đồng, chiếm 95,21% Trong đó, có 4 nhóm tác dụng dược lý chiếm

GTSD cao, chỉ 4 nhóm nhưng đã chiếm hơn 50% GTSD là:

- Thứ nhất là nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn chiếm tỷ lệ cao nhất về số KM và cả GTSD, có 88 KM chiếm 13,66% và GTSD là

11.502.123.134 đồng, chiếm 20,44% GTSD, khoảng 1/5 trong tổng số GTSD năm

- Thứ hai là nhóm tác dụng đối với máu chỉ có 18 KM, chiếm 2,80% nhưng

GTSD là 7.353.060.774 đồng, chiếm đến 13,07% GTSD

- Thứ ba là nhóm thuốc đường tiêu hóa có 70 KM, chiếm 10,87% và GTSD là 6.302.684.130 đồng, chiếm 11,20%

- Thứ tư là nhóm thuốc tim mạch với 72 KM chiếm 11,18% và GTSD là

Thuốc đông y, thuốc từ dược liệu có 34 KM, chiếm 5,28% và giá trị sử dụng là 2.696.944.190 đồng, chiếm 4,79% Nhóm thuốc khu phong trừ thấp có GTSD cao nhất 1.123.254.620 đồng, chiếm 2,00%, với 9 KM chiếm 1,40% Các nhóm còn lại có GTSD chiếm tỷ lệ không đáng kể, dưới 1,00%

3.1.3 Cơ cấu nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn

Bảng 3.13 Cơ cấu nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn

TT Phân nhóm Số khoản mục Giá trị sử dụng

Số lượng Tỷ lệ % Giá trị (VND) Tỷ lệ %

Thuốc nhóm beta-lactam 46 52,27 8.074.623.375 70,20 Thuốc nhóm quinolon 14 15,91 2.012.619.235 17,50

Thuốc nhóm nitroimidazol 3 3,41 297.648.459 2,59 Thuốc nhóm aminoglycosid 3 3,41 138.417.372 1,20

Nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn có 88 KM thuốc, GTSD là 11.502.123.134 đồng Trong đó, nhóm chống nhiễm khuẩn chiếm tỷ lệ cao nhất với 80 KM, chiếm 90,91% và GTSD là 11.161.115.049 đồng, chiếm 97,04%

Trong nhóm chống nhiễm khuẩn thì thuốc nhóm beta-lactam chiếm GTSD cao nhất 8.074.623.375 đồng, chiếm 70,20% với 46 KM, chiếm 52,27%

Nhóm quinolon đứng thứ 2 với 2.012.619.235 đồng, chiếm 17,50% GTSD và trị sử dụng cao là thuốc nhóm beta-lactam và thuốc nhóm quinolon

Bảng 3.14 Cơ cấu phân nhóm beta-lactam

Số khoản mục Giá trị sử dụng

% Giá trị (VND) Tỷ lệ

Phổ kháng khuẩn rộng, có tác dụng trên trực khuẩn mủ xanh

Phổ kháng khuẩn hẹp, có tác dụng trên tụ cầu

Ceftriaxon 3 6,52 678.338.600 8,40 Cefixim 2 4,35 522.357.899 6,47 Ceftazidim 4 8,70 423.224.219 5,24 Cefoperazon 2 4,35 263.628.000 3,26 Cefpodoxim 1 2,17 41.870.405 0,52 Cefdinir 1 2,17 38.854.661 0,48 Cefotaxim 2 4,35 23.972.908 0,30

Trong nhóm beta-lactam, phân nhóm Carbapenam có GTSD lớn nhất là 3.000.247.988 đồng, chiếm 37,16% nhưng số KM nhỏ nhất với 7 KM, chiếm 15,22%; phân nhóm Penicillin có GTSD xếp thứ hai là 2.798.648.274 đồng, chiếm 34,66% và

18 KM, chiếm 39,13%; phân nhóm Cephalosporin có GTSD thấp nhất là 2.275.727.113 đồng, chiếm 28,18% nhưng số KM cao nhất 21, chiếm 45,65% Trong phân nhóm penicilin thì các pennicilin phổ trung bình là sử dụng nhiều nhất với 34,26% GTSD; hoạt chất Amoxicilin + acid clavulanic có GTSD lớn nhất 19,43%, sau đó đến hoạt chất Ampicilin + sulbactam có GTSD chiếm 13,79% Thấp nhất là penicilin phổ hẹp có tác dụng trên tụ cầu, có 1 hoạt chất là Oxacilin, chiếm GTSD rất thấp là 0,01% Penicillin phổ kháng khuẩn rộng, có tác dụng trên trực khuẩn mủ xanh cũng chỉ có 1 hoạt chất là Piperacilin + tazobactam, chiếm GTSD tương đối thấp là 0,39%

Trong phân nhóm Cephalosporin, các cephalosporin thế hệ 3 có giá trị sử dụng cao nhất Trong đó, Ceftriaxon là kháng sinh đứng đầu về giá trị sử dụng với 8,40%, sau đó tới hoạt chất Cefixim và Ceftazidim

Do vậy, việc sử dụng kháng sinh đường tiêm cần phải được kiểm soát theo quy định của Bộ Y tế

Bảng 3.15 Cơ cấu thuốc nhóm quinolon

Số khoản mục Giá trị sử dụng

Số lượng Tỷ lệ % Giá trị (VND) Tỷ lệ %

Trong nhóm quinolon thì hoạt chất Levofloxacin chiếm GTSD cao nhất là

Phân tích các hoạt chất có nhiều hơn 4 khoản mục trong nhóm thuốc nhóm beta- lactam và thuốc nhóm quinolon:

Bảng 3.16 Các hoạt chất có nhiều hơn 4 khoản mục mục trong nhóm thuốc nhóm beta-lactam và thuốc nhóm quinolon

TT Hoạt chất Hàm lượng Đường dùng

Nhóm TCKT Đơn vị tính

Meronem 1000mg 1000mg Đường tiêm TBD Lọ 2.111.659.986

PIMENEM 1G 1000mg Đường tiêm N2 Lọ 710.836.000

Meropenem Kabi 1g 1000mg Đường tiêm N1 Lọ 93.782.115

Bironem 1g 1000mg Đường tiêm N4 Lọ 17.021.760

Bironem 500mg 500mg Đường tiêm N4 Lọ 693.000

Curam 1000mg 1g Đường uống N1 Viên 587.142.656 Vigentin

875mg/125mg 1g Đường uống N3 Viên 112.168.000 Augmentin

875mg+125 mg 1g Đường uống TBD Viên 52.073.760

Axuka 1g + 200mg 1g Đường tiêm N1 Lọ 29.415.750

250mg/31,25mg 250mg Đường uống N2 Gói 114.317.040 Imefed

250mg/31.25mg 250mg Đường uống N2 Gói 22.492.500 Imefed SC

250mg/62,5mg 250mg Đường uống N2 Gói 19.351.500 Klamentin

250/31.25 250mg Đường uống N3 Gói 112.975.674 Augmentin

250m/31.25mg 250mg Đường uống TBD Gói 32.731.162 Augmentin

500mg/62.5mg 500mg Đường uống TBD Gói 21.282.606

Curam 625mg 625mg Đường uống N1 Viên 448.776.660

Augmentin 625 mg 625mg Đường uống TBD Viên 11.872.768

Tavanic 500 mg 500mg Đường uống TBD Viên 230.616.834 Novocress

500mg/100ml 500mg Đường tiêm N2 Chai 47.706.225 Levogolds

750mg/150ml 750mg Đường tiêm N1 Túi 1.033.250.000 Leflocin 5mg/ml;

150ml 750mg Đường tiêm N5 Chai 84.280.039

Cravit 750mg/150ml 750mg Đường tiêm TBD Lọ 49.400.030 Eylevox ophthalmic

Solution 5mg/1ml 5mg/1ml Đường dùng khác N2 Lọ 58.929.940 Cravit 1.5%

15mg/ml 15mg/ml Đường dùng khác N1 Lọ 31.551.661

Ceftazidime EG 2g 2g Đường tiêm N2 Lọ 188.046.899

200mg/10ml 200mg Đường tiêm N4 Ống 45.650.000 Ciprofloxacin

250mg 250mg Đường uống N4 Gói 5.640.000

400mg/200ml 400mg Đường tiêm N2 Túi 80.928.000 Quinrox 400mg/

40ml 400mg Đường tiêm N4 Lọ 28.500.000

500mg 500mg Đường tiêm N3 Viên 32.631.506

Phân tích các hoạt chất có trên 04 KM, nhìn chung các hoạt chất sử dụng ở nhiều nhóm TCKT nhưng GTSD tập trung chủ yếu ở nhóm TBD, nhóm 1, nhóm 2; các nhóm 3, nhóm 4 và nhóm 5 có GTSD thấp

- Thuốc BDG cao nhất là Meronem 1000mg chiếm 2.111.659.986 đồng;

- Nhóm 1: hoạt chất Amoxicilin + acid clavulanic chiếm 1.065.335.067 đồng; Levofloxacin 1.064.801.661 đồng, chiếm 16,00%;

Bên cạnh đó, ta thấy rằng các thuốc có cùng hoạt chất, cùng hàm lượng, cùng đường dùng, cùng hoặc khác nhóm TCKT nhưng có nhiều tên thuốc khác nhau : Meropenem 1000mg, đường tiêm; Amoxicilin + acid clavulanic 875mg +125mg, đường uống; Amoxicilin + acid clavulanic 250mg + 32,5mg, đường uống; Levofloxacin 750mg, đường tiêm; Ceftazidim 1g, đường tiêm Điều này sẽ gây khó khăn cho việc quản lý kho

3.1.4 Cơ cấu nhóm thuốc tác động đối với máu

Bảng 3.17 Cơ cấu nhóm thuốc tác động với máu theo hoạt chất

Số khoản mục Giá trị sử dụng

% Giá trị (VND) Tỷ lệ

Trong nhóm thuốc tác động đối với máu có 18KM, có GTSD là 7.353.060.774 đồng, 4 hoạt chất có GTSD cao nhất đều là các thuốc dùng đường tiêm và giá thành cao nên dẫn đến GTSD cao:

- Erythropoietin có GTSD là 5.052.375.000 đồng, chiếm 68,71%;

- Albumin có GTSD là 1.049.498.637 đồng, chiếm 14,47%;

- Heparin có GTSD là 764.976.826 đồng, chiếm 10,40%;

- Enoxaparin có GTSD là 283.137.529 đồng, chiếm 3,85%;

- Các hoạt chất còn lại chỉ có GTSD là 203.072.782 đồng, chiếm 2,76%

3.1.5 Cơ cấu nhóm thuốc đường tiêu hóa

Bảng 3.18 Cơ cấu nhóm thuốc đường tiêu hóa theo nhóm tác dụng dược lý

Số khoản mục Giá trị sử dụng

Số lượng Tỷ lệ % Giá trị (VND) Tỷ lệ

Thuốc kháng acid và các thuốc chống loét khác tác dụng trên đường tiêu hóa

2 Thuốc điều trị tiêu chảy 7 10,00 826.272.345 13,11

Trong nhóm thuốc đường tiêu hóa theo nhóm tác dụng dược lý gồm 70 KM, có GTSD là 6.302.684.130 đồng, chia thành 7 phân nhóm:

- Cao nhất là nhóm thuốc kháng acid và các thuốc chống loét khác tác dụng trên đường tiêu hóa với số KM là 18, chiếm 25,71%; GTSD cao nhất, chiếm 57,77% với giá trị là 3.641.302.572 đồng

- Đứng thứ hai là thuốc điều trị tiêu chảy có 7KM, chiếm 10,00%, GTSD là 826.272.345 đồng, chiếm 13,11%

- Các nhóm tiếp theo xếp theo tỷ lệ GTSD lần lượt là thuốc tiêu hóa khác

Bảng 3.19 Cơ cấu nhóm thuốc đường tiêu hóa theo hoạt chất

Số khoản mục Giá trị sử dụng

Số lượng Tỷ lệ % Giá trị (VND) Tỷ lệ %

Magnesi hydroxyd + nhôm hydroxyd + simethicon

Macrogol + Natri sulfat + natri bicarbonat + natri clorid + kali clorid

Xét các hoạt chất có GTSD cao trong nhóm thuốc đường tiêu hóa, ta thấy:

- Esomeprazol chiếm 2.154.170.940 đồng, tỷ lệ GTSD cao nhất (34,18%), có 7

- Magnesi hydroxyd + nhôm hydroxyd + simethicon chiếm 645.080.094 đồng (10,24%), đứng thứ hai;

- Bacillus subtilis chiếm 636.670.993 đồng (10,10%), không có tác dụng điều trị nhưng GTSD đứng vị trí thứ 3

Tương tự, ta cũng phân tích các hoạt chất có nhiều hơn 4 KM trong nhóm thuốc đường tiêu hóa:

Bảng 3.20 Các hoạt chất nhiều hơn 4 khoản mục nhóm thuốc đường tiêu hóa

TT Hoạt chất Hàm lượng Đường dùng

Nhóm TCKT Đơn vị tính

Nexium 40mg 40mg Đường tiêm TBD Lọ 1.413.830.603

Sunpranza 40mg 40mg Đường tiêm N2 Lọ 118.937.500

Sunpranza 40mg 40mg Đường tiêm N1 Lọ 12.579.000

Esogas 40mg 40mg Đường tiêm N4 Lọ 5.992.392

A.T Esomeprazol 20 inj 20mg 20mg Đường tiêm N4 Lọ 20.905.500

40mg 40mg Đường uống N2 Viên 531.975.945 Stadnex 40 Cap

40mg 40mg Đường uống N3 Viên 49.950.000

Venokern 500mg 500mg Đường uống N1 Viên 503.866.160

Dacolfort 500mg Đường uống N4 Viên 12.779.280

DAFLON 500mg 500mg Đường uống N1 Viên 2.534.682

DilodinDHG 500mg Đường uống N2 Viên 920.000

Lomec 20mg 20mg Đường uống N1 Viên 331.273.582

Ovac - 20 20mg 20mg Đường uống N4 Viên 2.758.800

Ocid 20mg 20mg Đường uống N2 Viên 598.400

40mg 40mg Đường tiêm N1 Lọ 1.324.800

Các hoạt chất Esomeprazol, Diosmin + hesperidin, Omeprazol đa số các thuốc đều cùng hoạt chất, cùng đường dùng, cùng hàm lượng nhưng sử dụng nhiều tên thuốc khác nhau, khác nhóm TCKT

3.1.6 Cơ cấu thuốc sử dụng theo nguồn gốc, xuất xứ

Bảng 3.21 Cơ cấu thuốc sử dụng theo nguồn gốc, xuất xứ

TT Nguồn gốc, xuất xứ

Số khoản mục Giá trị sử dụng

Số lượng Tỷ lệ % Giá trị (VND) Tỷ lệ %

2 Thuốc sản xuất trong nước 370 57,45 21.804.961.919 38,75

Kết quả cho thấy, thuốc sản xuất trong nước chiếm ưu thế hơn về tỷ lệ KM nhưng về tỷ lệ GTSD thì thuốc nhập khẩu chiếm rất lớn:

- Thuốc sản xuất trong nước gồm 370 KM, chiếm 57,45% và GTSD là 21.804.961.919 đồng, chiếm 38,75%

- Thuốc nhập khẩu gồm 274 KM, chiếm 42,55% và GTSD là 34.470.775.462 đồng, chiếm 61,25%

3.1.7 Cơ cấu thuốc hóa dược sử dụng theo thuốc biệt dược gốc và thuốc generic

Bảng 3.22 Cơ cấu thuốc hóa được sử dụng theo thuốc biệt dược gốc và thuốc generic

Số khoản mục Giá trị sử dụng

Số lượng Tỷ lệ % Giá trị (VND) Tỷ lệ %

- Thuốc BDG có 24 KM, chiếm 3,73% và 4.553.226.778 đồng, chiếm 8,09% GTSD

- Thuốc generic có 586 KM, chiếm 96,07% và 49.025.566.413 đồng, chiếm 91,05% GTSD

3.1.8 Cơ cấu thuốc generic sử dụng theo nhóm tiêu chuẩn kỹ thuật

Bảng 3.23 Cơ cấu thuốc generic sử dụng theo nhóm tiêu chuẩn kỹ thuật

TT Nhóm TCKT Số khoản mục Giá trị sử dụng

Số lượng Tỷ lệ % Giá trị (VND) Tỷ lệ %

Thuốc sử dụng theo nhóm TCKT với 586 KM, GTSD là 49.025.566.413 đồng, chia thành 5 nhóm TCKT Trong đó, xét về GTSD:

- Thuốc nhóm 1: có tỷ lệ GTSD cao nhất là 16.652.042.831 đồng, chiếm 33,97%, có số KM thứ 2 là 170 KM, chiếm 29,01%;

- Thuốc nhóm 4: có GTSD là 12.483.766.864 đồng, chiếm 25,46%, xếp thứ 2; có số KM cao nhất là 255 KM, chiếm 43,52%;

- Thuốc nhóm 2: GTSD là 12.460.324.666 đồng, chiếm 25,42%, xếp thứ 3, có

- Thuốc nhóm 5: GTSD là 4.649.342.712 đồng, chiếm 9,48%, xếp thứ 4; có 30

- Thuốc nhóm 3: GTSD là 2.780.089.339 đồng, chiếm 5,67% , có GTSD thấp nhất; 31 KM, chiếm 5,29%,

3.1.9 Cơ cấu thuốc sử dụng theo biệt dược

Bảng 3.24 Cơ cấu thuốc sử dụng theo biệt dược

TT Tên thuốc Số khoản mục Giá trị sử dụng

Số lượng Tỷ lệ % Giá trị (VND) Tỷ lệ %

TT Tên thuốc Số khoản mục Giá trị sử dụng

Số lượng Tỷ lệ % Giá trị (VND) Tỷ lệ %

BV có sử dụng thuốc BDG nhưng không nhiều, GTSD sử dụng chủ yếu tập trung vào thuốc Meronem 1000mg là 2.111.659.986 đồng chiếm 46,38%, Nexium 40mg là 1.413.830.603 chiếm 31,05%, các thuốc khác chiếm tỷ lệ thấp dưới 5% Các thuốc BDG BHYT thanh toán:

Bảng 3.25 Cơ cấu thuốc sử dụng theo biệt dược BHYT thanh toán

TT Tên thuốc Giá trị sử dụng

Giá trị (VND) Tỷ lệ %

Các thuốc BGD đã sử dụng có 19 KM được BHYT thanh toán và GTSD (2.199.471.467 đồng) chiếm tỷ lệ 3,91% so với tồng GTSD (56.275.737.381 đồng) Điều này phù hợp theo công văn 3968/BHXH-DVT thống nhất tỷ lệ sử dụng thuốc BDG của Bảo hiểm xã hội Việt Nam gửi Bộ Y tế, tỷ lệ sử dụng BDG tại BV hạng 3 là dưới 4%

3.1.10 Cơ cấu thuốc hóa dược sử dụng theo thành phần

Bảng 3.26 Cơ cấu thuốc hóa dược sử dụng theo thành phần

Số khoản mục Giá trị sử dụng

Số lượng Tỷ lệ % Giá trị (VND) Tỷ lệ %

Phân tích thuốc hóa dược theo thành phần, ta có kết quả như sau:

- Thuốc đơn thành phần chiếm chủ yếu cả về số KM và GTSD với 539 KM,

- Thuốc đa thành phần có 71 KM, chiếm 11,64% là 6.988.885.921 đồng, chiếm 13,04%

3.1.11 Cơ cấu thuốc sử dụng theo đường dùng

Bảng 3.27 Cơ cấu thuốc sử dụng theo đường dùng

Số khoản mục Giá trị sử dụng

Số lượng Tỷ lệ % Giá trị (VND) Tỷ lệ %

- Các thuốc đường uống sử dụng chủ yếu với 308 KM chiếm 47,83% nhưng với GTSD là 24.649.151.47 đồng, chiếm 43,80% thì thấp hơn đường tiêm/ tiêm truyền

- Các thuốc đường tiêm truyền có 263 KM, chiếm 40,84% và GTSD là 28.978.201.020 đồng, chiếm 51,49%

- Các đường dùng khác chiếm tỷ lệ nhỏ về cả số KM và GTSD, cụ thể có 73

KM, chiếm 11,34% và GTSD là 2.648.384.885 đồng, chiếm 4,71%

3.1.12 Cơ cấu thuốc sử dụng theo nguồn gốc chi trả

Mô tả cơ cấu thuốc BHYT thanh toán và thuốc dịch vụ không thanh toán BHYT kết quả như sau:

Bảng 3.28 Cơ cấu thuốc sử dụng theo nguồn gốc chi trả

Số khoản mục Giá trị sử dụng

% Giá trị (VND) Tỷ lệ

2 Thuốc dịch vụ không thanh toán BHYT 86 13,35 9.232.100.071 16,41

Theo kết quả nghiên cứu cho thấy, năm 2022 BV đã sử dụng 644 KM thuốc với tổng giá trị là 56.275.737.381 đồng

Theo thông tư 30/2018/TT-BYT và thông tư 05/2015/TT-BYT của Bộ Y tế, thuốc sử dụng được thanh toán theo hạng bệnh viện thì thuốc BHYT thanh toán là

558 KM chiếm 86,65% và GTSD là 47.043.637.310 đồng, chiếm 83,59%; thuốc BHYT không thanh toán là 86 KM chiếm 13,35% và có GTSD là 9.232.100.071 đồng, chiếm 16,41% GTSD

Ta phân tích 86 KM thuốc dịch vụ không thanh toán BHYT, để thấy được sự chênh lệch GTSD nếu các thuốc ung thư được thanh toán BHYT và áp dụng thông tư 20/2022/TT-BYT

Phụ lục 2: Bảng chênh lệch GTSD khi các hoạt chất BHYT thanh toán

Năm 2022, các thuốc ung thư sử dụng tại bệnh viện chưa được thanh toán BHYT Năm 2023, bệnh viện được phê duyệt danh mục kỹ thuật liên quan đến chuyên khoa ung thư nên thuốc sẽ được thanh toán BHYT Mặt khác, so sánh thuốc BHYT thanh toán giữa thông tư 30/2018/TT-BYT và thông tư 20/2022/TT-BYT, sẽ có sự thay đổi GTSD Khi các thuốc ung thư được BHYT thanh toán và thuốc mở rộng phạm vi thanh toán theo hạng bệnh viện theo thông tư 20/2022/TT-BYT [12], thì sẽ giảm được 1.368.160.552 đồng cho bệnh nhân.

Phân tích ABC/VEN của danh mục thuốc bệnh viện ĐHYD Shing Mark tỉnh Đồng Nai năm 2022

3.2.1 Phân tích DMT sử dụng theo phương pháp phân tích ABC

3.2.1.1 Cơ cấu thuốc theo phương pháp phân tích ABC

Bảng 3.29 Cơ cấu thuốc theo phương pháp phân tích ABC

Số khoản mục Giá trị sử dụng

Số lượng Tỷ lệ % Giá trị (VND) Tỷ lệ %

Kết quả phân tích cho thấy, cơ cấu sử dụng thuốc tại BV chưa phù hợp, đặc biệt

- Thuốc nhóm A có 121 KM, chiếm 18,79% và GTSD là 44.938.112.209 đồng, chiếm 79,85% Tỷ lệ này phù hợp với lý thuyết, hạng A chiếm 10 – 20% số khoản mục;

- Thuốc nhóm B có 150 KM, chiếm 23,29% và GTSD là 8.512.016.060 đồng, chiếm 15,13% Tỷ lệ KM cao hơn so với lý thuyết, hạng B chiếm 10 – 20%;

- Thuốc nhóm C có 373 KM, chiếm 57,92% và GTSD là 2.825.609.112 đồng, chiếm 5,02% Tỷ lệ KM thấp hơn so với lý thuyết, hạng C chiếm 60 – 80%

3.2.1.2 Cơ cấu thuốc nhóm A theo tác dụng dược lý

Bảng 3.30 Cơ cấu thuốc nhóm A theo tác dụng dược lý

Số khoản mục Giá trị sử dụng

Số lượng Tỷ lệ % Giá trị (VND) Tỷ lệ %

1 Thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn 26 21,49 9.806.663.716 21,82

2 Thuốc tác dụng đối với máu 6 4,96 7.123.438.963 15,85

Thuốc giảm đau, hạ sốt; chống viêm không steroid; thuốc điều trị gút và các bệnh xương khớp

Dung dịch điều chỉnh nước, điện giải, cân bằng acid-base và các dung dịch tiêm truyền khác

7 Hocmon và các thuốc tác động vào hệ thống nội tiết 7 5,79 3.089.563.440 6,88

8 Thuốc điều trị bệnh mắt, tai mũi họng 5 4,13 1.163.927.722 2,59

9 Thuốc điều trị ung thư và điều hòa miễn dịch 4 3,31 854.461.113 1,90

10 Thuốc chống co giật, chống động kinh 2 1,65 850.092.765 1,89

11 Thuốc điều trị bệnh đường tiết niệu 3 2,48 837.223.200 1,86

13 Thuốc tác dụng trên đường hô hấp 3 2,48 475.491.879 1,06

14 Thuốc chống rối loạn tâm thần và thuốc tác động lên hệ thần kinh 3 2,48 410.946.160 0,91

15 Thuốc gây tê, gây mê, thuốc giãn 1 0,83 364.960.785 0,81

Số khoản mục Giá trị sử dụng

Số lượng Tỷ lệ % Giá trị (VND) Tỷ lệ % cơ, giải giãn cơ

17 Thuốc có tác dụng thúc đẻ, cầm máu sau đẻ và chống đẻ non 1 0,83 173.250.000 0,39

18 Thuốc giải độc và các thuốc dùng trong trường hợp ngộ độc 1 0,83 136.075.500 0,30

19 Thuốc tẩy trùng và sát khuẩn 1 0,83 110.447.984 0,25

II Thuốc đông y, thuốc từ dược liệu 5 4,13 1.606.041.832 3,57

1 Nhóm thuốc khu phong trừ thấp 2 1,65 616.235.672 1,37

2 Nhóm thuốc chữa các bệnh về phế 1 0,83 400.575.000 0,89

3 Nhóm thuốc an thần, định chí, dưỡng tâm 1 0,83 322.634.060 0,72

4 Nhóm thuốc thanh nhiệt, giải độc, tiêu ban, lợi thủy 1 0,83 266.597.100 0,59

Xét tổng thể thuốc nhóm A theo nhóm tác dụng dược lý thì thuốc hóa dược gồm 19 nhóm, có 116 KM, chiếm 95,87% và GTSD là 43.332.070.377 đồng, chiếm 96,43%; Thuốc đông y, thuốc từ dược liệu chỉ có 4 nhóm, 5 KM chiếm 4,13% và có GTSD là 1.606.041.832 đồng, chiếm 3,57% Nếu xét về GTSD của cơ cấu thuốc nhóm A thì ta thấy:

- Cao nhất là nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn có 26

KM, chiếm 21,49% và 9.806.663.716 đồng, 21,82% GTSD

- Thứ hai là nhóm thuốc tác dụng đối với máu có 6 KM, chiếm 4,96% nhưng GTSD là 9.806.663.716 đồng, chiếm 15,85%

- Thứ ba là nhóm thuốc tim mạch có 18 KM, chiếm 14,88% và GTSD là 5.060.825.352 đồng, chiếm 11,26%

- Thứ tư là nhóm thuốc đường tiêu hóa có 10 KM, chiếm 8,26% và GTSD là 4.848.655.048 đồng, chiếm 10,79%

Hai nhóm tác dụng dược lý có GTSD cao nhất của nhóm A tương ứng với cơ cấu

Bảng 3.31 Cơ cấu thuốc nhóm A theo tác dụng dược lý BHYT không thanh toán

Số khoản mục Giá trị sử dụng

% Giá trị (VND) Tỷ lệ

1 Thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn 10 47,62 5.342.686.206 69,52

2 Thuốc điều trị ung thư và điều hòa miễn dịch 4 19,05 854.461.113 11,12

Dung dịch điều chỉnh nước, điện giải, cân bằng acid-base và các dung dịch tiêm truyền khác

Thuốc giảm đau, hạ sốt; chống viêm không steroid; thuốc điều trị gút và các bệnh xương khớp

5 Hocmon và các thuốc tác động vào hệ thống nội tiết 1 4,76 318.310.868 4,14

6 Thuốc giải độc và các thuốc dùng trong trường hợp ngộ độc 1 4,76 136.075.500 1,77

Thuốc chống rối loạn tâm thần và thuốc tác động lên hệ thần kinh

Xét GTSD thuốc nhóm A theo tác dụng dược lý BHYT không thanh toán thì:

- Cao nhất là nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn 5.342.686.206 đồng, chiếm 69,52% GTSD

- Thứ hai là nhóm thuốc điều trị ung thư và điều hòa miễn dịch 854.461.113 đồng, chiếm 11,12% GTSD

Xét danh mục 10 thuốc nhóm A có giá trị sử dụng cao nhất

Bảng 3.32 Cơ cấu 10 thuốc nhóm A có GTSD cao nhất

TT Tên thuốc Đơn vị tính Đơn giá Số lượng

Trong 10 thuốc nhóm A có GTSD cao nhất thì có 8 thuốc BHYT thanh toán và

2 thuốc BHYT không thanh toán

- Thuốc BHYT không thanh toán: Meronem 1000mg và Levogolds 750mg/150ml

- 8 thuốc còn lại BHYT thanh toán:

+ Không có thuốc khác có đơn giá thấp hơn: Epokine Prefilled injection 4000 IU/0,4 ml, Troysar AM 5mg + 50mg, Humulin 30/70 Kwikpen 300IU/ 3ml, Natri Clorid 0,9% 0,9%; 500ml, Albutein 20% 20% x 50ml

Bảng 3.33 Thay thế thuốc BHYT thanh toán bằng các thuốc khác có đơn giá thấp hơn, cùng hàm lượng, cùng đường dùng, cùng dạng bào chế:

TT Hoạt chất Tên thuốc Nhóm

TCKT Đơn vị tính Đơn giá

Khi thay thế 8 thuốc BHYT thanh toán bằng các thuốc khác có giá thấp hơn, chỉ có

3 thuốc có thuốc khác có đơn giá thấp Ta thấy sẽ tiết kiệm chi phí 2.417.680.975 đồng

3.2.2 Phân tích DMT sử dụng theo phương pháp VEN

Bảng 3.34 Phân tích DMT sử dụng theo phương pháp VEN

TT Nội dung Số khoản mục Giá trị sử dụng

Số lượng Tỷ lệ % Giá trị (VND) Tỷ lệ %

Theo kết quả phân tích cho thấy:

- Thuốc sống còn V có 59 KM chiếm 9,16% và có GTSD là 2.841.322.563 đồng, chiếm 5,05%

- Thuốc thiết yếu E có 521 KM chiếm 80,90% và có GTSD là 49.712.528.996 đồng, chiếm 88,34%

- Thuốc không thiết yếu N có 64 KM chiếm 9,94% và có GTSD là 3.721.885.822 đồng, chiếm 6,61%

3.2.3 Phân tích DMT sử dụng theo ma trận ABC/VEN

Bảng 3.35 Phân tích DMT sử dụng theo ma trận ABC/VEN

Số khoản mục Giá trị sử dụng

Số lượng Tỷ lệ % Giá trị (VND) Tỷ lệ %

Kết quả phân tích ma trận ABC/VEN như sau:

- Nhóm I gồm các tiểu nhóm: giám sát mức độ cao

+ AV có 6 KM (0,93%), GTSD là 1.799.118.936 đồng, chiếm 3,20%;

+ AE có 106 KM (16,46%), GTSD cao nhất là 40.878.340.512 đồng, chiếm 72,64%; + AN có 9 KM (1,40%), GTSD là 2.260.652.760 đồng, chiếm 4,02%;

+ BV có 13 KM (2,02%), GTSD là 803.600.293 đồng, chiếm 1,43%;

+ CV có 40 KM (6,21%), GTSD là 238.603.334 đồng, chiếm 0,42%;

- Nhóm II gồm các tiểu nhóm:

+ BE có 120 KM (18,63%), GTSD là 6.589.488.939 đồng, chiếm 11,71%; + CE có 295 KM (45,81%) và GTSD là 2.244.699.544 đồng, chiếm 3,99%; + BN: có 17 KM (2,64%), GTSD là 1.118.926.828 đồng, chiếm 1,99%;

- Nhóm III: CN gồm 38 KM, chiếm 5,90% và GTSD gần thấp là 342.306.234 đồng, chiếm 0,61%;

3.2.4 Cơ cấu thuốc nhóm AN, BN

Bảng 3.36 Cơ cấu thuốc nhóm AN theo nhóm tác dụng dược lý

Số khoản mục Giá trị sử dụng

% Giá trị (VND) Tỷ lệ

4 Thuốc chống rối loạn tâm thần và thuốc tác động lên hệ thần kinh 2 22,22 237.746.760 10,52

II Thuốc đông y, thuốc từ dược liệu 3 33,33 882.191.300 39,02

1 Nhóm thuốc chữa các bệnh về phế 1 11,11 400.575.000 17,72

2 Nhóm thuốc thanh nhiệt, giải độc, tiêu ban, lợi thủy 1 11,11 266.597.100 11,79

3 Nhóm thuốc khu phong trừ thấp 1 11,11 215.019.200 9,51

Phân tích nhóm AN có 09 KM thuốc với 2.260.652.760 đồng, trong đó thuốc hóa dược có 06 KM (66,67%) và GTSD là 1.378.461.460 đồng, chiếm 60,98% Thuốc đông y, thuốc từ dược liệu có 03 KM (33,33%) và GTSD là 882.191.300 đồng, chiếm 39,02% Phân tích cụ thể nhóm AN cho kết quả:

Bảng 3.37 Cơ cấu các thuốc nhóm AN

Số khoản mục Giá trị sử dụng

Số lượng Tỷ lệ % Giá trị (VND) Tỷ lệ %

II Thuốc đông y, thuốc từ dược liệu 3 33,33 882.191.300 39,02

Số khoản mục Giá trị sử dụng

Số lượng Tỷ lệ % Giá trị (VND) Tỷ lệ %

Trong nhóm AN, thuốc có GTSD cao nhất là Domuvar (611.583.500 đồng) là thuốc bổ sung lợi khuẩn ở dạng dung dịch uống, đóng gói dạng uống Đây là thuốc dễ sử dụng cho đối tượng trẻ em nhưng giá thành tương đối cao, dẫn đến chiếm tỷ lệ GTSD cao (27,05%)

Các thuốc khác còn lại chủ yếu là vitamin, khoáng chất, hỗ trợ điểu trị,… Bảng 3.38 Cơ cấu thuốc nhóm BN theo nhóm tác dụng dược lý

TT Nội dung Số khoản mục Giá trị sử dụng

Số lượng Tỷ lệ % Giá trị (VND) Tỷ lệ %

Thuốc chống rối loạn tâm thần và thuốc tác động lên hệ thần kinh

II Thuốc đông y, thuốc từ dược liệu 10 58,82 663.954.095 59,34

1 Nhóm thuốc khu phong trừ thấp 6 35,29 438.893.950 39,22

4 Nhóm thuốc an thần, định chí, dưỡng tâm 1 5,88 68.377.050 6,11

5 Nhóm thuốc nhuận tràng, tả hạ, tiêu thực, bình vị, kiện tì 1 5,88 63.702.975 5,69

6 Nhóm thuốc chữa các bệnh về phế 1 5,88 62.122.720 5,55

Kết quả phân tích cụ thể cho thấy các thuốc trong nhóm BN có GTSD sự quản lý chặt chẽ sử dụng các thuốc trong nhóm này nhằm tránh lãng phí ngân sách và phù hợp với chế độ thanh toán của quỹ BHYT

Bảng 3.39 Cơ cấu các thuốc nhóm BN

TT Nội dung Số khoản mục Giá trị sử dụng

Số lượng Tỷ lệ % Giá trị (VND) Tỷ lệ %

II Thuốc đông y, thuốc từ dược liệu 10 58,82 663.954.095 59,34

2 Viên nang cứng độc hoạt tang ký sinh 1 5,88 78.447.200 7,01

4 An thần đông dược việt 1 5,88 68.377.050 6,11

10 Dầu gió xanh vim II 1 5,88 30.857.400 2,76

- Thuốc nhóm BN chủ yếu là các thuốc có tác dụng hỗ trợ không các tác dụng điều trị như Piracetam (Mekotropyl và Piracetam 800), các Vitamin (như Vitamin E, Magie B6, Calci,…), Tumages, Dầu gió,…

BÀN LUẬN

Về cơ cấu danh mục thuốc được sử dụng tại bệnh viện ĐHYD Shing Mark tỉnh Đồng Nai năm 2022

4.1.1 Cơ cấu thuốc sử dụng theo nguồn gốc hóa dược, thuốc đông y, thuốc từ dược liệu

Năm 2022, DMT sử dụng tại BV gồm 644 KM thuốc với tổng GTSD là 56.275.737.381 đồng Trong đó, thuốc hóa dược có 610 KM chiếm 94,72% với GTSD 53.578.793.191 đồng, chiếm 95,21%; thuốc đông y, thuốc từ dược liệu có 34

KM thuốc chiếm 5,28%, GTSD 2.696.944.190 đồng, chiếm 4,79%

GTSD thuốc đông y, thuốc từ dược liệu của BV ĐHYD Shing Mark thấp hơn đơn vị công lập là Bệnh viện ĐKKV Long Khánh, tỉnh Đồng Nai năm 2020 [15] (7,46%), Bệnh viện Vũng Tàu tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu năm 2021 [14] (8,60%) Nhưng cao hơn so với BV ngoài công lập như Bệnh viện ĐK Xuyên Á – TPHCM năm 2020 [13] (0,77%) và Bệnh viện ĐK Vạn Phúc 2 tỉnh Bình Dương năm 2022 [12] (0,00%)

Hiện tại, khoa YHCT-PHCN tại bệnh viện điều trị cho bệnh nhân ngoại trú, thuốc đông y, thuốc từ dược liệu được sử dụng cho đối tượng bệnh nhân có thẻ BHYT, đa số là người cao tuổi, người đến thực hiện vật lý trị liệu nên thích sử dụng có nguồn gốc từ dược liệu Các thuốc đều dùng đường uống và thường có giá thành cao Mặt khác, phải điều trị dài ngày để thấy được hiệu quả dẫn đến GTSD sử dụng tăng cao theo, các thuốc có GTSD cao như Tuzamin, Ho astex, Cerecaps, Diệp hạ châu Vạn Xuân, Xương khớp nhất nhất

4.1.2 Cơ cấu thuốc sử dụng theo nhóm tác dụng dược lý

Căn cứ vào thông tư 30/2018/TT-BYT [9] và thông tư 05/2015/TT-BYT [10], DMT sử dụng năm 2022 được chia thành 24 nhóm thuốc hóa dược và 9 nhóm thuốc đông y, thuốc từ dược liệu

Trong đó, 3 nhóm tác dụng dược lý có GTSD cao nhất trong tổng số là: cao nhất là nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn được sử dụng nhiều nhất về

KM và GTSD, với 88 KM chiếm 13,66% có GTSD là 11.502.123.134 đồng, chiếm 20,44% Thứ hai là nhóm thuốc tác động với máu có 18 KM, chiếm 2,8% và GTSD 7.353.060.774 đồng, chiếm 13,07% Thứ ba là nhóm thuốc đường tiêu hóa có 70 KM, chiếm 10,87%, GTSD là 6.302.684.130 đồng, chiếm 11,20% nhiễm khuẩn thấp hơn Bệnh viện ĐK Vạn Phúc 2 tỉnh Bình Dương năm 2022 [12] (21,12%), nhưng cao hơn các Bệnh viện ĐK Xuyên Á – TPHCM năm 2020 [13] (8,26%), Bệnh viện Vũng Tàu tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu năm 2021 [14] (19,40%), bệnh viện ĐKKV Long Khánh năm 2020 [15] (16,84%) Nhóm thuốc đường tiêu hóa có GTSD cao hơn Bệnh viện ĐKKV Long Khánh, tỉnh Đồng Nai năm 2020 [15](7,94%) nhưng đều thấp hơn các BV ngoài công lập hơn Bệnh viện ĐK Vạn Phúc 2 tỉnh Bình Dương năm 2022 [12] (14,53%), Bệnh viện ĐK Xuyên Á – TPHCM năm 2020 [13] (27,93%)

Riêng nhóm thuốc tác động với máu GTSD đều cao hơn các Bệnh viện ĐK Vạn Phúc 2 tỉnh Bình Dương năm 2022 [12] (2,38%), Bệnh viện ĐK Xuyên Á – TPHCM năm 2020 [13] (0,84%), Bệnh viện Vũng Tàu tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu năm

2021 [14] (8,00%), Bệnh viện ĐKKV Long Khánh, tỉnh Đồng Nai năm 2020 [15] (7,58%)

DMT sử dụng tại BV phụ thuộc vào mô hình bệnh tật, phân tuyến chuyên môn, dịch vụ kỹ thuật, nguồn lực tài chính của BV Đánh giá sự phù hợp giữa mô hình bệnh tật và cơ cấu DMT theo nhóm tác dụng dược lý năm 2022, nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn chiếm tỷ lệ cao nhất về KM và GTSD do nhu cầu điều trị và mô hình bệnh tật của bệnh viện Năm 2022 là sau đại dịch covid, nhóm bệnh hệ hô hấp (J00-J99) chiếm tỷ lệ cao, cũng như, nhóm thuốc này còn dùng dự phòng trong dự phòng trước mổ và sau mổ - phẫu thuật 9.239 lượt, thủ thuật 273.309 lượt Nhóm thuốc tác động với máu có số KM ít nhưng chiếm GTSD cao, và nhóm bệnh liên quan đến lọc máu (Z00-Z99) chỉ đứng vị trí thứ 5 trong mô hình bệnh tật Do thuốc tạo máu và thuốc kháng đông dùng trong quá trình lọc máu có giá thành cao hơn các thuốc khác nên chưa có sự tương đồng GTSD của nhóm thuốc đường tiêu hóa khá tương đồng với mô hình bệnh tật nhóm bệnh hệ tiêu hóa (K00-K93), cùng đứng vị trí thứ ba

4.1.3 Cơ cấu nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn

Nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn là nhóm có GTSD cao nhất trên tổng số giá trị sử dụng, phân tích chi tiết hơn ta thấy: thuốc chống nhiễm khuẩn chiếm phần lớn với 80 KM, chiếm 90,91%, GTSD là 11.161.115.049 đồng, chiếm 97,04%; thuốc chống vi rút có 4 KM, chiếm 4,55%, GTSD là 254.978.629 đồng, chiếm 2,22% và cuối cùng là thuốc chống nấm có 4 KM, chiếm 4,55%, GTSD là 86.029.456 đồng, chiếm 0,75%

Trong nhóm chống nhiễm khuẩn thì thuốc nhóm beta-lactam chiếm tỷ lệ cao về cả KM (46 KM, chiếm 52,27%) và GTSD (8.074.623.375 đồng, chiếm 70,20%) Tiếp theo là thuốc nhóm Quinolon chiếm 17,50%, GTSD (2.012.619.235 đồng), các kháng sinh còn chiếm GTSD từ 0,70% đến 3,84%

Trong nhóm beta-lactam thì phân nhóm carbapenem chiếm 37,16% GTSD, tiếp theo là phân nhóm penicillin chiếm 34,66% GTSD và phân nhóm cephalosporin chiếm 28,18% GTSD chia tương đối đều ở các phân nhóm

Trong phân nhóm carbapenem thì giá trị sử dụng cao nhất là hoạt chất Meropenem chiếm 36,34% (2.933.992.861 đồng) Đây là hoạt chất chỉ có dạng đường tiêm, mặt khác là thuốc BDG nên giá thành cao

Trong phân nhóm penicillin thì hoạt chất Amoxicilin + acid clavulanic có giá trị 1.568.900.329 đồng, chiếm tỷ lệ cao nhất là 19,43%, Ampicillin + sulbactam chiếm 13,79%, các hoạt chất còn lại không đáng kể

Trong phân nhóm cephalosporin thì cephalosporin thế hệ 3 được sử dụng nhiều nhất (cao nhất là Ceftriaxon 8,4%, Cefixim 6,47%), thứ hai là cephalosporin thế hệ 4 có duy nhất Cefepim 2,15% và cuối là cephalosporin thế hệ 2: Cefuroxim 1,19%

Trong các thuốc chống nhiễm khuẩn đã sử dụng thì các hoạt chất Meropenem, Amoxicillin + acid clavuclanid, Levofloxacin, Ceftazidim, Ciprofloxacin có nhiều hơn 4 KM thuốc, sử dụng nhiều nhóm TCKT Trong đó có nhiều hoạt chất có cùng hàm lượng, đường dùng nhưng có nhiều tên thuốc, nhiều nhóm TCKT khác nhau thì khó khăn trong vấn đề quản lý kho, cần xem xét lựa chọn nhóm ưu tiên sử dụng

4.1.4 Cơ cấu nhóm thuốc tác động với máu

Thuốc tác động với máu là nhóm có GTSD đứng thứ 2 trong DMT thuốc đã sử dụng năm 2022, có 18 KM (2,8%), nhưng GTSD đến 7.353.060.744 đồng (13,07%)

Về phân tích ABC/VEN của danh mục thuốc bệnh viện ĐHYD Shing Mark tỉnh Đồng Nai năm 2022

4.2.1 Phân tích DMT sử dụng theo phương pháp phân tích ABC

4.2.1.1 Cơ cấu thuốc theo phương pháp phân tích ABC

Theo thông tư 21/2013/TT–BYT [2] kết quả phân tích ABC cho thấy cơ cấu sử dụng thuốc nhóm A là phù hợp, nhóm B và C là chưa phù hợp Cụ thể, thuốc nhóm

A chiếm 18,79% KM, chiếm 79,85% GTSD; thuốc nhóm B chiếm 23,29% KM, 15,13% GTSD; thuốc nhóm C chiếm 57,92% KM, 5,02% GTSD So với quy định, thông thường các thuốc của nhóm A chiếm 10 - 20% tổng sản phẩm, nhóm B chiếm

10 - 20%, nhóm C chiếm 60 -80% So với các BV thì kết quả % KM thuốc nhóm A đều nằm trong khoảng khuyến cáo, khá tương đồng với các BV nhưng thuốc nhóm B có tỷ lệ % KM đều cao hơn các BV, Bệnh viện ĐK Vạn Phúc 2 tỉnh Bình Dương năm 2022 [12]nhóm A (19,11% KM, 79,97% GTSD), nhóm B (22,14% KM, 14,99%

79,88% GTSD), nhóm B (19,28% KM, 15,10% GTSD), Bệnh viện Vũng Tàu tỉnh

Bà Rịa – Vũng Tàu năm 2021 [14] nhóm A (15,50% KM, 79,90% GTSD), nhóm B (22,40% KM, 15,00% GTSD)

Thuốc nhóm A là thuốc chiếm ít KM thuốc nhưng chiếm tỷ trọng lớn về GTSD nên ta phân tích chi tiết xem chi phí tập trung vào nhóm dược lý nào, vào hoạt chất nào, từ đó có kết hoạch mua sắm, tồn trữ và quản lý hợp lý, đặc biệt là các thuốc nhóm AV, AE

4.2.1.2 Cơ cấu thuốc nhóm A theo tác dụng dược lý

Kết quả phân tích nhóm A theo nhóm tác dụng dược lý, nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn là nhóm có GTSD chiếm tỷ lệ cao nhất 21,82% Điều này cho thấy, việc sử dụng kháng sinh đòi hỏi cần phải có sự giám sát chặt chẽ, giám sát nhiễm khuẩn bệnh viện

Thuốc tác dụng đối với máu chỉ có 6 KM (4,96%) nhưng tỷ lệ GTSD là 15,85%, đứng thứ 2 Các thuốc chủ yếu được sử dụng tại đơn vị thận nhân tạo như Erythropoietin, Heparin, Enoxaparin,….Từ đó, ta thấy chi phí điều trị cho bệnh nhân chạy thận rất lớn

Tổng thể DMT đã dùng thì nhóm thuốc tiêu hóa xếp thứ 3, nhóm thuốc tim mạch xếp thứ 4 Nhưng xét cơ cấu thuốc nhóm A thì 2 nhóm thuốc này thay đổi vị trí cho nhau, nhóm thuốc tim mạch chiếm 11,26% GTSD, đứng thứ 3; nhóm thuốc đường tiêu hóa chiếm 10,79% GTSD, đứng thứ 4

Thuốc tác dụng đối với máu có giá thành cao nên GTSD tăng cao, có sự thay đổi vị trí về tỷ lệ GTSD trong DTM sử dụng so với MHBT Nhưng nhìn chung, cơ cấu sử dụng thuốc nhóm A theo nhóm tác dụng dược lý khá phù hợp mô hình bệnh tật của bệnh viện theo thứ tự: thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn (21,82%) - bệnh hô hấp (14,47%); thuốc tim mạch (11,26%) - bệnh hệ tuần hoàn (10,88%); thuốc đường tiêu hóa (10,79%) - bệnh hệ tiêu hóa (10,83%); thuốc giảm đau, hạ sốt; chống viêm không steroid; thuốc điều trị gout và các bệnh xương khớp (8,08%) - bệnh hệ cơ, xương khớp và mô liên kết (10,76%)

Trong nhóm A có 05 KM thuốc đông y, thuốc từ dược liệu (4,13% KM, 3,57% GTSD); 02 KM thuốc khoáng chất và vitamin (1,65% KM, 0,69% GTSD) và 01 KM thuốc tẩy trùng và sát khuẩn (0,83% KM, 0,25% GTSD)

Khi xét 10 thuốc nhóm A có GTSD cao nhất thì có 3 thuốc BHYT thanh toán có thể thay thế bằng thuốc khác có cùng hoạt chất, cùng hàm lượng, cùng đường dùng, cùng dạng bào chế sẽ tiết kiệm được 2.417.680.975 đồng chi phí KCB BHYT

Thuốc nhóm A khuyến cáo chiếm từ 10 – 20% SLKM nhưng chiếm 70 – 80% GTSD nên cần tập trung chi phí cho các thuốc các tác dụng điều trị hơn là các thuốc hỗ trợ Do vậy, những thuốc này không nên xuất hiện trong nhóm A, việc phân bổ cho những thuốc này là chưa phù hợp và câu hỏi đặt ra: liệu rằng có hay không có tình trạng lạm dụng những thuốc không thật sự cần thiết Để làm rõ hơn chúng tôi sẽ tiến hành phân tích ma trận ABC/VEN, trong đó tập trung phân tích nhóm AN, BN

Một trong những lý do được tìm ra có thể là do thói quen sử dụng của bác sỹ, cho rằng thuốc đắt tiền sẽ có hiệu quả điều trị tốt hơn nên ưu tiên sử dụng các thuốc này Các thuốc đắt tiền, sử dụng số lượng lớn sẽ rơi vào hạng A trong khi các thuốc tuy cùng hoạt chất, hàm lượng, đường dùng nhưng giá thành rẻ, số lượng sử dụng không nhiều nên hầu hết rơi vào hạng C Điều này là chưa được hợp lý Cho nên, việc tuyên truyền, khuyến khích các bác sỹ sử dụng các thuốc có hiệu quả điều trị tương đương nhưng giá thành rẻ hơn là một nhiệm vụ cần thiết của bệnh viện, đặc biệt là khoa Dược nhằm tiết kiệm ngân sách điều trị cũng như chi phí điều trị cho bệnh nhân

Nhờ việc phân tích ABC có thể xác định được những thuốc có giá trị tiêu thụ cao nhưng có nguy cơ bị lạm dụng hoặc bất thường trong DMT để từ đó có chính sách sử dụng thuốc hợp lý, bởi phân tích này là công cụ hữu hiệu trong lựa chọn, mua sắm, quản lý và phân phối, thúc đẩy sử dụng thuốc hợp lý hiện nay

4.2.2 Phân tích DMT sử dụng theo phương pháp VEN

Kết quả phân tích theo phương pháp VEN như sau: thuốc sống còn V có 59

KM, chiếm 9,16%, với GTSD nhỏ nhất là 2.841.322.563 đồng, chiếm 5,05% GTSD; thuốc thiết yếu E chiếm tỷ lệ cao nhất về KM (521 KM, chiếm 88,34%) và GTSD (49.712.528.996 đồng, chiếm 88,34%); thuốc không thiết yếu N có 64 KM, chiếm 6,61% với GTSD là 3.721.885.822 đồng, chiếm 6,61%

4.2.3 Phân tích DMT sử dụng theo ma trận ABC/VEN

Trong phân tích ma trận ABC/VEN nhóm thuốc AN có GTSD là 2.260.652.760 đồng (4,02%) với 09 KM (1,40%) và nhóm BN có GTSD là 1.118.926.828 đồng (1,99%) với 17 KM (2,64%) Đây là 2 nhóm cần được quan tâm nhất, với 26 khoản mục này cần được nghiên cứu tìm hiểu kỹ và đề xuất lãnh đạo

4.2.4 Cơ cấu thuốc nhóm AN, BN theo nhóm tác dụng dược lý và hoạt chất

Phân tích nhóm AN có 09 KM gồm 06 KM thuốc hóa dược và 03 KM thuốc đông y, thuốc từ dược liệu Nhóm thuốc đường tiêu hóa có GTSD cao nhất (36,77%)

Kết luận

1.1 Cơ cấu danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện đại học y dược Shing Mark tỉnh Đồng Nai năm 2022

Năm 2022, DTM sử dụng gồm 644 KM, tổng GTSD là 56.275.737.381 đồng, gồm thuốc BHYT thanh toán (83,59%) và BHYT không thanh toán (16,41%) Bệnh nhân sẽ giảm chi phí được 1.368.160.552 đồng nếu một số thuốc ung thư và hoạt chất Ceftriaxone được thanh toán BHYT theo thông tư 20/2022/TT-BYT

Thuốc hóa dược sử dụng chiếm ưu thế với 95,21% GTSD, trong đó có nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn chiếm tỷ lệ GTSD cao nhất là 20,44% (11.502.123.134 đồng), đặc biệt là hoạt chất Meropenem có GTSD cao (2.933.992.861 đồng) Có nhiều hoạt chất có nhiều hơn 4 KM, sử dụng ở nhiều nhóm TCKT khác nhau như Meropenem, Amoxicillin + acid clavuclanic, Levofloxacin,…vấn đề cần chú ý để có phương pháp quản lý kho phù hợp

Tỷ lệ GTSD của thuốc nhập khẩu chiếm tỷ lệ 61,25%, cao hơn so với tỷ lệ GTSD của thuốc sản xuất trong nước là 38,75%

Về cơ cấu theo thuốc BDG và thuốc generic thì thuốc generic có tỷ lệ GTSD ưu thế hơn (91,91%) GTSD của nhóm thuốc BGD trên tổng GTSD là 8,09%, cao hơn so với thống nhất tỷ lệ sử dụng BDG, nhưng xét riêng nhóm BGD được thanh toán BHYT thì tỷ lệ GTSD là 3,91%, phù hợp theo khuyến cáo (dưới 4%) Đồng thời,

BV có xu hướng ưu tiên sử dụng nhóm 1 là nhóm có TCKT cao nhất thay thế cho thuốc BGD: có tỷ lệ GTSD cao nhất 32,19% Nhưng tỷ lệ sử dụng thuốc BDG thấp hơn các BV ngoài công lập khác, do đó, cần có bổ sung thêm thuốc BDG vào DMT

Thuốc đơn thành phần (86,96%) có GTSD cao hơn thuốc đa thành phần (13,04%) Các thuốc đường uống có tỷ lệ KM cao hơn nhưng tỷ lệ GTSD thấp hơn các thuốc đường tiêm, thuốc đường tiêm chiếm 51,49% GTSD

1.2 Cơ cấu danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện đại học y dược Shing Mark tỉnh Đồng Nai năm 2022 theo phương pháp ABC, VEN và ma trận ABC/VEN

Theo kết quả phân tích DTM theo phương pháp ABC, cho thấy nhóm A phù hợp với lý thuyết cụ thể nhóm A chiếm 79,85% GTSD và 18,79% KM Nhưng nhóm trùng, cống nhiễm khuẩn có GTSD cao nhất (21,82%) có thể tương đồng với MHBT là nhóm bệnh đường hô hấp Hoạt chất Meropenem có GTSD cao nhất, cần xem xét tính hợp lý việc sử dụng kháng sinh, tránh lạm dụng, làm tăng nguy cơ đề kháng kháng sinh

Nhóm tác động đối với máu có GTSD cao do các thuốc có giá thành cao và không có thuốc có giá thấp hơn thay thế Cơ cấu thuốc theo nhóm tác dụng dược lý khá phù hợp với mô hình bệnh tật của bệnh viện năm 2022

Trong 10 thuốc nhóm A có GTSD cao nhất, có 8 thuốc BHYT thanh toán thì có 3 thuốc có thuốc khác có giá thấp hơn, cùng hoạt chất, cùng hàm lượng, cùng đường dùng; thay thế sẽ giảm được 2.417.680.975 đồng chi phí KCB BHYT

Các thuốc nhóm N là thuốc không thiết yếu chiếm tỷ lệ không cao với 64 KM (9,94%), chiếm 6,61% GTSD

Nhóm AN có 9 KM (1,4%), 4,02% GTSD gồm 06 thuốc hóa dược và 03 thuốc đông y, thuốc từ dược liệu Nhóm BN có 17 KM (2,64%), 1,99% GTSD gồm 7 thuốc hóa dược và 10 thuốc đông y, thuốc từ dược liệu Nhìn chung các thuốc trong nhóm đều là thuốc hỗ trợ điều trị, vitamin và khoáng chất như Domuvar, Vitamin 3B, Pimagie, Piracetam, Tumegas, Dầu gió xanh vim II, An thần đông dược việt,

Kiến nghị

Theo kết quả phân tích trên, nhằm mục đích góp phần nâng cao xây dựng DTM, công tác cung ứng, quản lý và sử dụng thuốc tại bệnh viện đại học y dược Shing Mark tỉnh Đồng Nai trong những năm tiếp theo, tôi có một số kiến nghị sau:

- Đề nghị đưa các hoạt chất Ceftriaxone, Levofloxacin đường tiêm truyền, nhũ dịch lipid được thanh toán BHYT, các thuốc điều trị ung thư thanh toán theo DM kỹ thuật kèm theo

- Kiểm soát tốt việc sử dụng 09 thuốc nhóm AN và 17 thuốc nhóm BN

- Đối với các thuốc có cùng hoạt chất, cùng hàm lượng, cùng đường dùng nhưng có nhiều tên thuốc khác nhau, cân nhắc lựa chọn thuốc ưu tiên để giảm bớt khoản mục thuốc Lựa chọn thuốc khi xây dựng DMT bệnh viện tối ưu hơn

- Bệnh viện chưa có DMT phân loại theo VEN , chưa thực hiện phân tích DMT sử dụng hàng năm theo ABC/VEN Do đó, HĐT & ĐT tiến hành rà soát, điều chỉnh những vấn đề bất cập trong việc sử dụng thuốc tại BV, làm căn cứ xây dựng DMT sử dụng hợp lý hơn cho năm sau

Từ kết quả phân tích trên, HĐT & ĐT sẽ có cơ sở để xây dựng DMT cho những năm tiếp theo, góp phần nâng cao hiệu quả điều trị, tiết kiệm chi phí, đồng thời sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả và kinh tế.

Ngày đăng: 28/09/2024, 09:23

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Bộ Y tế (2013), Thông tư 21/2013/TT–BYT quy định tổ chức và hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị trong bệnh viện, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư 21/2013/TT–BYT quy định tổ chức và hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị trong bệnh viện
Tác giả: Bộ Y tế
Năm: 2013
3. Bộ Y tế (2011), Thông tư 22/2011/TT-BYT quy định tổ chức và hoạt động của khoa dược bệnh viện, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư 22/2011/TT-BYT quy định tổ chức và hoạt động của khoa dược bệnh viện
Tác giả: Bộ Y tế
Năm: 2011
4. Bộ Y tế (2011), Thông tư 23/2011/TT-BYT hướng dẫn sử dụng thuốc trong các cơ sở y tế có giường bệnh, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư 23/2011/TT-BYT hướng dẫn sử dụng thuốc trong các cơ sở y tế có giường bệnh
Tác giả: Bộ Y tế
Năm: 2011
5. Bộ Y tế (2019); Thông tư số 03/2019/TT-BYT ngày 28/3/2019 ban hành danh mục thuốc sản xuất trong nước đáp ứng yêu cầu điều trị, giá thuốc và khả năng cung cấp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư số 03/2019/TT-BYT ngày 28/3/2019 ban hành danh mục thuốc sản xuất trong nước đáp ứng yêu cầu điều trị, giá thuốc và khả năng cung cấp
6. Bộ Y tế (2019), Thông tư 15/2019/TT-BYT quy định việc đấu thầu thuốc tại các cơ sở y tế công lập, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư 15/2019/TT-BYT quy định việc đấu thầu thuốc tại các cơ sở y tế công lập
Tác giả: Bộ Y tế
Năm: 2019
7. Bộ Y tế (2017); Thông tư 52/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017 quy định việc kê đơn thuốc hóa dược; sinh phẩm trong điều trị ngoại trú, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư 52/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017 quy định việc kê đơn thuốc hóa dược; sinh phẩm trong điều trị ngoại trú
8. Bộ Y tế (2018); Thông tư số 19/2018/TT-BYT ngày 30/8/2018, ban hành danh mục thuốc thiết yếu, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư số 19/2018/TT-BYT ngày 30/8/2018, ban hành danh mục thuốc thiết yếu
9. Bộ Y tế (2018), Thông tư 30/2018/TT-BYT ban hành Danh mục và tỷ lệ, điều kiện thanh toán đối với thuốc hóa dược, sinh phẩm, thuốc phóng xạ và chất đánh dấu thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư 30/2018/TT-BYT ban hành Danh mục và tỷ lệ, điều kiện thanh toán đối với thuốc hóa dược, sinh phẩm, thuốc phóng xạ và chất đánh dấu thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế
Tác giả: Bộ Y tế
Năm: 2018
10. Bộ Y tế (2015), Thông tư 05/2015/TT-BYT ban hành Danh mục thuốc đông y, thuốc từ dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền thuộc phạm vi thanh toán của quỹ bảo hiểm y tế, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư 05/2015/TT-BYT ban hành Danh mục thuốc đông y, thuốc từ dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền thuộc phạm vi thanh toán của quỹ bảo hiểm y tế
Tác giả: Bộ Y tế
Năm: 2015
11. Bảo Hiểm xã hội Việt Nam (2017), Công văn số 3968/BHXH- DVT về việc thống nhất tỷ lệ sử dụng BDG tại các cơ sở KCB theo chỉ đạo của Chính phủ, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công văn số 3968/BHXH- DVT về việc thống nhất tỷ lệ sử dụng BDG tại các cơ sở KCB theo chỉ đạo của Chính phủ
Tác giả: Bảo Hiểm xã hội Việt Nam
Năm: 2017
12. Đặng Như Minh Tâm (2023), Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện đa khoa Vạn Phúc 2 tỉnh Bình Dương năm 2022, Luận văn Dược sĩ chuyên khoa cấp I, trường Đại học Dược Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện đa khoa Vạn Phúc 2 tỉnh Bình Dương năm 2022
Tác giả: Đặng Như Minh Tâm
Năm: 2023
13. Nguyễn Hoàng Tuấn (2021), Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện đa khoa Xuyên Á – TP HCM năm 2020, Luận văn Dược sĩ chuyên khoa cấp I, trường Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện đa khoa Xuyên Á – TP HCM năm 2020
Tác giả: Nguyễn Hoàng Tuấn
Năm: 2021
14. Trương Thị Hồng Minh (2023), Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện Vũng Tàu tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu năm 2021, Luận văn Dược sĩ chuyên khoa cấp I, trường Đại học Dược Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện Vũng Tàu tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu năm 2021
Tác giả: Trương Thị Hồng Minh
Năm: 2023
15. Trần Thị Trúc Vân (2022), Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện đa khoa khu vực Long Khánh tỉnh Đồng Nai năm 2020, Luận văn Dược sĩ chuyên khoa cấp I, trường Đại học Dược Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện đa khoa khu vực Long Khánh tỉnh Đồng Nai năm 2020
Tác giả: Trần Thị Trúc Vân
Năm: 2022
16. Bộ Y tế (2020), Quyết định 4469/QĐ–BYT ban hành “Bảng phân loại quốc tế mã hoá bệnh tật, nguyên nhân tử vong ICD-10” và “Hướng dẫn mã hoá bệnh tật theo ICD-10” tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh”, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định 4469/QĐ–BYT ban hành “Bảng phân loại quốc tế mã hoá bệnh tật, nguyên nhân tử vong ICD-10” và “Hướng dẫn mã hoá bệnh tật theo ICD-10” tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh”
Tác giả: Bộ Y tế
Năm: 2020
17. Bộ Y tế (2022), Thông tư 20/2022/TT-BYT ban hành Danh mục và tỷ lệ, điều kiện thanh toán đối với thuốc hóa dược, sinh phẩm, thuốc phóng xạ và chất đánh dấu thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư 20/2022/TT-BYT ban hành Danh mục và tỷ lệ, điều kiện thanh toán đối với thuốc hóa dược, sinh phẩm, thuốc phóng xạ và chất đánh dấu thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế
Tác giả: Bộ Y tế
Năm: 2022
18. Bảo Hiểm xã hội Việt Nam (2017), Công văn số 3794/BHXH- DVT về việc thống nhất tỷ lệ sử dụng biệt dược gốc tại các tuyến điều trị theo chỉ đạo của Chính phủ, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công văn số 3794/BHXH- DVT về việc thống nhất tỷ lệ sử dụng biệt dược gốc tại các tuyến điều trị theo chỉ đạo của Chính phủ
Tác giả: Bảo Hiểm xã hội Việt Nam
Năm: 2017
19. Bộ Y tế (2022), Quyết định 98/QĐ–BYT ban hành Danh mục bổ sung một số mã ICD-10 liên quan đến COVID-19 theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định 98/QĐ–BYT ban hành Danh mục bổ sung một số mã ICD-10 liên quan đến COVID-19 theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới
Tác giả: Bộ Y tế
Năm: 2022
20. Trần Tú Hoài (2022), Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện đa khoa tỉnh Cao Bằng năm 2020, Luận văn Dược sĩ chuyên khoa cấp I, trường Đại học Dược Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện đa khoa tỉnh Cao Bằng năm 2020
Tác giả: Trần Tú Hoài
Năm: 2022
21. Bộ Y tế (2020), Thông tư số 27/2020/TT-BYT về việc sửa đổi, bổ sung Điều 5 của Thông tư số 05/2015/TT-BYT ngày 17/3/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Danh mục thuốc đông y, thuốc từ dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ BHYT, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư số 27/2020/TT-BYT về việc sửa đổi, bổ sung Điều 5 của Thông tư số 05/2015/TT-BYT ngày 17/3/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Danh mục thuốc đông y, thuốc từ dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ BHYT
Tác giả: Bộ Y tế
Năm: 2020

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1. Cơ cấu thuốc sử dụng theo nguồn gốc thuốc hóa dược và thuốc đông y, - phân tích danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện đại học y dược shing mark tỉnh đồng nai năm 2022
Bảng 1.1. Cơ cấu thuốc sử dụng theo nguồn gốc thuốc hóa dược và thuốc đông y, (Trang 20)
Bảng 1.2. Cơ cấu thuốc sử dụng theo nhóm tác dụng dược lý - phân tích danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện đại học y dược shing mark tỉnh đồng nai năm 2022
Bảng 1.2. Cơ cấu thuốc sử dụng theo nhóm tác dụng dược lý (Trang 21)
Bảng 1.3. Cơ cấu thuốc sử dụng theo nguồn gốc, xuất xứ - phân tích danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện đại học y dược shing mark tỉnh đồng nai năm 2022
Bảng 1.3. Cơ cấu thuốc sử dụng theo nguồn gốc, xuất xứ (Trang 22)
Hình 1. Sơ đồ tổ chức Bệnh viện Đại học y dược Shing Mark tỉnh Đồng Nai - phân tích danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện đại học y dược shing mark tỉnh đồng nai năm 2022
Hình 1. Sơ đồ tổ chức Bệnh viện Đại học y dược Shing Mark tỉnh Đồng Nai (Trang 28)
Bảng  thu  thập - phân tích danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện đại học y dược shing mark tỉnh đồng nai năm 2022
ng thu thập (Trang 34)
Bảng  thu  thập - phân tích danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện đại học y dược shing mark tỉnh đồng nai năm 2022
ng thu thập (Trang 35)
Bảng 3.14. Cơ cấu phân nhóm beta-lactam - phân tích danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện đại học y dược shing mark tỉnh đồng nai năm 2022
Bảng 3.14. Cơ cấu phân nhóm beta-lactam (Trang 43)
Bảng 3.15. Cơ cấu thuốc nhóm quinolon - phân tích danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện đại học y dược shing mark tỉnh đồng nai năm 2022
Bảng 3.15. Cơ cấu thuốc nhóm quinolon (Trang 44)
Bảng 3.20. Các hoạt chất nhiều hơn 4 khoản mục nhóm thuốc đường tiêu hóa - phân tích danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện đại học y dược shing mark tỉnh đồng nai năm 2022
Bảng 3.20. Các hoạt chất nhiều hơn 4 khoản mục nhóm thuốc đường tiêu hóa (Trang 50)
Bảng 3.21. Cơ cấu thuốc sử dụng theo nguồn gốc, xuất xứ - phân tích danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện đại học y dược shing mark tỉnh đồng nai năm 2022
Bảng 3.21. Cơ cấu thuốc sử dụng theo nguồn gốc, xuất xứ (Trang 51)
Bảng 3.25. Cơ cấu thuốc sử dụng theo biệt dược BHYT thanh toán - phân tích danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện đại học y dược shing mark tỉnh đồng nai năm 2022
Bảng 3.25. Cơ cấu thuốc sử dụng theo biệt dược BHYT thanh toán (Trang 53)
Bảng 3.26. Cơ cấu thuốc hóa dược sử dụng theo thành phần - phân tích danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện đại học y dược shing mark tỉnh đồng nai năm 2022
Bảng 3.26. Cơ cấu thuốc hóa dược sử dụng theo thành phần (Trang 54)
Bảng 3.30. Cơ cấu thuốc nhóm A theo tác dụng dược lý - phân tích danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện đại học y dược shing mark tỉnh đồng nai năm 2022
Bảng 3.30. Cơ cấu thuốc nhóm A theo tác dụng dược lý (Trang 57)
Bảng 3.31. Cơ cấu thuốc nhóm A theo tác dụng dược lý BHYT không thanh toán - phân tích danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện đại học y dược shing mark tỉnh đồng nai năm 2022
Bảng 3.31. Cơ cấu thuốc nhóm A theo tác dụng dược lý BHYT không thanh toán (Trang 59)
PHỤ LỤC 2: Bảng chênh lệch GTSD khi các hoạt chất BHYT thanh toán - phân tích danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện đại học y dược shing mark tỉnh đồng nai năm 2022
2 Bảng chênh lệch GTSD khi các hoạt chất BHYT thanh toán (Trang 82)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN