1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

Quá trình hoạch định nguồn nhân lực pptx

15 3,7K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 56,16 KB

Nội dung

04-08-2012, 12:25 PM #1 trantrikien Member Join Date Apr 2012 Posts 71 Quá trình hoạch định nguồn nhân lực Quá trình hoạch định nguồn nhân lực cần được thực hiện trong mối liên hệ mật t

Trang 1

 Đăng ký

 Help

Ghi nhớ

 Diễn đàn

o Today's Posts

o Calendar

o Community

o Forum Actions

o Quick Links

 Advanced Search

 Diễn đàn

 Nghề Nhân sự ( Human Resource Management)

 Quá trình hoạch định nguồn nhân lực

1. If this is your first visit, be sure to check out the FAQ by clicking the link above You may have to register before you can post: click the register link above to proceed To start viewing messages, select the forum that you want to visit from the selection below

+ Reply to Thread

Results 1 to 9 of 9

Thread: Quá trình hoạch định nguồn nhân lực

User Name Passw ord

Trang 2

Thread Tools

Search Thread

Display

1. 04-08-2012, 12:25 PM #1

trantrikien

Member

Join Date

Apr 2012

Posts

71

Quá trình hoạch định nguồn nhân lực

Quá trình hoạch định nguồn nhân lực cần được thực hiện trong mối liên hệ mật thiết với quá trình hoạch định và thực hiện các chiến lược và chính sách kinh doanh của doanh nghiệp Thông thường, quá trình hoạch định được thực hiện theo các bước sau đây:

1 Phân tích môi trường, xác định mục tiêu và chiến lược cho doanh nghiệp

2 Phân tích hiện trạng quản trị nguồn nhân lực trong doanh nghiệp

3 Dự báo khối lượng công việc (đối với các mục tiêu, kế hoạch dài hạn, trung hạn) hoặc xác định khối lượng công việc và tiến hành phân tích công việc (đối với các mục tiêu, kế hoạch ngắn hạn)

4 Dự báo nhu cầu nguồn nhân lực(đối với mục tiêu, kế hoạch dài hạn, trung hạn) hoặc xác định nhu cầu nnl (đối với các mục tiêu, kế hoạch ngắn hạn)

5 Phân tích quan hệ cung cầu nnl, khả năng điều chỉnh, và đề ra các chính sách,

kế hoạch, chương trình thực hiện, giúp cho các doanh nghiệp thích ứng với các nhu cầu mới và nâng cao hiệu quả sử dụng nnl

6 Thực hiện các chính sách, kế hoạch, chương trình quản trị nnl của doanh nghiệp trong bước năm

7 Kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện

Quá trình họach định nguồn nhân lực thể hiện trong sơ đồ 2.1 (Tham Khảo Giáo Trình Quản Trị Nguồn Nhân Lực, TS Trần Kim Dung))

Reply With Quote

2. 04-08-2012, 12:39 PM #2

trantrikien

Trang 3

Member

Join Date

Apr 2012

Posts

71

1 PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH, XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA DOANH NGHIỆP

Phân tích môi trường là cơ sở cho việc xác định mục tiêu chiến lược cho doanh nghiệp nói chung và hoạch định nguồn nhân lực nói riêng Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp, được phân loại thành 3 nhóm: Môi trường vĩ mô, môi trường tác nghiệp và môi trường nội bộ Môi trường vĩ mô bao gồm các yếu tố nằm bên ngoài doanh nghiệp và môi trường nội bộ, tạo ra các cơ hội và nguy cơ cho doanh nghiệp Ví dụ,các yếu tố kinh tế, chính trị, chính sách của chính phủ, các yếu tố về văn hóa, xã hội, điều kiện tự nhiên và trình độ trang bị kỹ thuật, công nghệ trong khu vực hoặc quốc gia Môi trường tác nghiệp bao gồm các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp, định hướng cạnh tranh trong ngành như các đối thủ cạnh tranh, khách hàng, người cung ứng nguyên vật liệu Các đối thủ tiềm ẩn và các nguồn hàng hóa thay thế

Môi trường nội bộ bao gồm các yếu tố thuộc về các nguồn lực bên trong của doanh nghiệp như nguồn nhân lực, tài chính, trình độ công nghệ, kỹ thuật, khả năng nghiên cứu và phát triển Riêng về khía cạnh nguồn nhân lực, sau khi phân tích ảnh hưởng của môi trường kinh doanh, chúng ta cần xác định được một số vấn đề như: thế mạnh của nguồn nhân lực trong doanh nghiệp là gì? Điều này có ảnh hưởng gì đến việc hình thành và thực hiện các chiến lược, chính sách kinh doanh của doanh nghiệp? khả năng cung cấp ứng viên từ thị trường lao động địa phương cho các công việc phổ biến trong doanh nghiệp ntn?

Luật Lao động, Luật Công đoàn và các quy định về mức lương tối thiểu, thời gian làm việc, v.v… sẽ ảnh hưởng đến điều kiện làm việc của nhân viên trong doanh nghiệp ra sao? Các nhân viên trong tương lai sẽ mong đợi gì ở doanh nghiệp? Các đối thủ cạnh tranh sẽ có thể đáp ứng được những điều kiện ntn của các ứng viên? Khả năng doanh nghiệp có thể tuyển được những ứng viên các các kỹ năng cao, khan hiến trên thị trường ra sao? Phân tích sự thay đổi và các tác động của yếu tố môi trường trong kinh doanh sẽ giúp cho doanh nghiệp đánh giá chính xác các thuận lợi, khó khắn, các ưu nhược điểm, các cơ hội và nguy cơ làm cơ sở cho việc xác định mục tiêu và phương hướng hành động cho doanh nghiệp

Trang 4

Mục tiêu là các tiêu đích hoặc kết quả cụ thể mà doanh nghiệp muốn phấn đấu đạt được, được sử dụng làm định hướng cho các nhà soạn thảo quyết định Trong đó, các mục tiêu dài hạn thường được ấn định theo các lĩnh vực: mức lợi nhuận, năng suất, vị thế cạnh tranh, phát triển việc làm, quan hệ giữa các nhân viên, vị trí dẫn đầu về công nghệ và trách nhiệm trước công luận Việc phân tích và lựa chọn chiến lược của doanh nghiệp sẽ được thực hiện sau khi phân tích môi trường và lựa chọn các mục tiêu hợp lý Từ các mục tiêu, chiến lược chung của toàn doanh nghiệp, sẽ có các mục tiêu, chiến lược chức năng như các mục tiêu và chiến lược

về nguồn nhân lực, tài chính, marketing, sản xuất, nghiên cứu và phát triển Về phương diện nnl, các mục tiêu và chiến lược sẽ chú trọng đến toàn bộ quá trình: thu hút – đào tạo và phát triển – duy trì nguồn nhân lực của doanh nghiệp nhằm đảm bảo cho doanh nghiệp luôn có đủ người, với các phẩm chất, kỹ năng cần thiết, để thực hiện tốt các công việc Các mục tiêu ngắn hạn được xây dựng và phát triển trên cơ sở các mục tiêu dài hạn Các mục tiêu cần phải cụ thể, linh hoạt, định lượng được, có tính khả thi, nhất quán và hợp lý Ví dụ, số lượng nhân viên cần tuyển bổ xung cho bộ phận Z, giảm tỷ lệ vắng mặt, đi trễ trong nhân viên xuống A%, giảm số lần khách hàng phàn nàn vì cung cách phụ vụ của nhân viên,

số lượng các khóa đào tạo và số lượng nhân viên tham dự trong các năm,v.v…là các mục tiêu ngắn hạn thường có trong hoạch định nguồn nhân lực

Reply With Quote

3. 04-08-2012, 12:40 PM #3

trantrikien

Member

Join Date

Apr 2012

Posts

71

2 MỨC ĐỘ PHỐI HỢP CỦA CÁC CHIẾN LƯỢC KINH DOANH VÀ CÁC CHIẾN LƯỢC QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC

Trong thực tiễn hoạt động của các doanh nghiệp, theo Torrington và Hall, có năm mức độ phối hợp của các chiến lược, chính sách quản trị nguồn nhân lực vào với chiến lược, chính sách kinh doanh của doanh nghiệp, xem sơ đồ 2.2

Ở mức độ A, không có mối quan hệ nào giữa các chiến lược kinh doanh với các chiến lược, chính sách qtnnl của doanh nghiệp Ở các nước công nghiệp phát triển, điều này chỉ phổ biến trong các doanh nghiệp vào khoảng thời gian 20 năm trước đây, tuy nhiên tình trạng này hiện vẫn còn tồn tại trong các doanh nghiệp

Trang 5

Ở mức độ B, vai trò của yếu tố con người trong doanh nghiệp được đánh giá quan trọng ngang với các yếu tố khác của quá trình sản xuất kinh doanh như marketing, tài chính, nghiên cứu và phát triển v.v…Nguồn nhân lực được coi là một yếu tố

cơ bản trong quá trình thực hiện các chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp Các mục tiêu kinh doanh được phân bổ từ các cấp lãnh đạo cao nhất đến các cơ sở, các phòng ban chức năng Chiến lược nnl, cũng như các chiến lược chức năng khác trong doanh nghiệp được xây dựng nhằm đáp ứng và phù hợp với các yêu cầu của các chiến lược kinh doanh của toàn doanh nghiệp

Ở mức độ C, đã bắt đầu có mqh song phương giữa các chiến lược, chính sách kinh doanh với các chiến lược, chính sách nnl trong doanh nghiệp Các chiến lược, chính sách kinh doanh của doanh nghiệp có thể cần được xem xét lại về mức độ thực tiễn, hợp lý cho phù hợp với tình hình, đặc điểm phân công, bố trí và

sử dụng nnl trong doanh nghiệp

Sơ đồ số 2.2

MỨC ĐỘ PHỐI HỢP CỦA QUẢN TRỊ NNL

VỚI CHIẾN LƯỢC KINH DOANH

1 2

Chiến lược A chiến lược

Kinh doanh qt NNL

3 4

Chiến lược B chiến lược

Kinh doanh ► qt NNL

6

5 C Chiến lược

Chiến lược ► qt NNL

Kinh doanh ◄

7 8

D Chiến lược Chiến lược

Kinh doanh qt NNL

9 10

Chiến lược E Chiến lược

Kinh doanh qt NNL

◄ ►

Nguồn: Dereck Torrington & Laura Hall (1995) Person nel management HRM

in action Tr 47 Prentice hall London

Ở mức độ D, các chiến lược, chính sách kinh doanh và các chiến lược, chính sách nnl trong doanh nghiệp có mqh chặt trẽ với nhau và được phát triển trong các môi

Trang 6

tác động qua lại lẫn nhau Nnl được coi là một lợi thế cạnh tranh then chốt của doanh nghiệp, không phải đơn thuần chỉ là phương tiện để thực hiện các chiến lược, chính sách kinh doanh

Ở mức độ E, chiến lược nnl có vị trí then chốt quyết định trong doanh nghiệp Nnl

là một lợi thế cạnh tranh then chốt của doanh nghiệp và các chiến lược, chính sách kinh doanh được xây dựng và phát triển dựa trên các lợi thế của nnl Nnl trở thành động lực chủ yếu để hình thành các chiến lược, chính sách của doanh nghiệp

Reply With Quote

4. 04-08-2012, 12:41 PM #4

trantrikien

Member

Join Date

Apr 2012

Posts

71

3 PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG QUẢN TRỊ NNL

Phân tích hiện trạng qtnnl nhắm xác định các điểm mạnh, điểm yếu, những khó khăn, thuận lợi của doanh nghiệp Qt nnl trong doanh nghiệp vừa có tính chất hệ thống, vừa có tính chất quá trình Về phương diện hệ thống, quản trị nnl của một doanh nghiệp bao gồm các yếu tố:

(a) Nnl: số lượng, cơ cấu, trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, kinh nghiệm, khả năng hoàn thành nhiệm vụ và các phẩm chất cá nhân khác như mức độ nhiệt tình, tận tâm, sang kiến trong công việc

(b) Cơ cấu tổ chức: loại hình tổ chức, phân công chức năng, quyền hạn giữa các

bộ phận cơ cấu trong doanh nghiệp

(c) Các chính sách: ví dụ, chính sách tuyển dụng, đào tạo, huấn luyện, khen thưởng, v.v…

Về phương diện quá trình, qtnnl là tổng hợp các quá trình thu hút, đào tạo, phát triển và duy trì nnl trong doanh nghiệp việc phân tích qtnnl của doanh nghiệp đòi hỏi phải đặt các yếu tố của hệ thống và quá trình hoạt động quản trị nnl vào môi trường làm việc cụ thể với các yếu tố: công việc, phong cách lãnh đạo, các giá trị văn hóa, tình thần trong doanh nghiệp Kết quả hoạt động của qtnnl cần được phản ánh ở cả hiệu quả làm việc của tổ chức doanh nghiệp lẫn hiệu quả làm việc của các cá nhân trong doanh nghiệp có thể áp dụng phương pháp bảng câu hỏi, phỏng vấn để thu thập những thông tin, đánh giá của nhân viên về những vấn đề sau:

 Mức độ động viên, kích thích của doanh nghiệp và công việc đối với nhân viên

Trang 7

 Sự thỏa mãn của nhân viên đối với công việc.

 Môi trường văn hóa của tổ chức

 Cách thức con người được quản lý trong doanh nghiệp

 Sự cam kết thực hiện đối với công việc của công ty

 Tính rõ rang của các mục tiêu trong doanh nghiệp

 Sự cam kết thực hiện đối với công việc của công ty

 Tính rõ rang của các mục tiêu trong doanh nghiệp

 Cách thức giải quyết các khó khăn, tồn tại và hoàn thiện qtnnl trong doanh nghiệp

Hiệu quả qtnnl trong doanh nghiệp thường được thể hiện qua các chỉ tiêu: năng suất lao động, hiệu quả sử dụng công suất máy móc, thiết bị, tai nạn lao động, tỷ

lệ nghỉ việc trong nhân viên, mức độ vắng mặt, ý thức thực hiện kỷ luật lao động,v.v…xem tham khảo phụ lục 2.1

Reply With Quote

5. 04-08-2012, 12:42 PM #5

trantrikien

Member

Join Date

Apr 2012

Posts

71

4 DỰ BÁO NHU CẦU NGUỒN NHÂN LỰC

Vấn đề dự báo nhu cầu nnl của doanh nghiệp thường áp dụng cho các mục tiêu,

kế hoạch dài hạn và được thực hiện trên cơ sở của các dự báo về:

 khối lượng công việc cần thiết phải thực hiện

 trình độ trang bị kỹ thuật và khả năng thay đổi về công nghệ kỹ thuật

 sự thay đổi về tổ chức hành chính làm nâng cao năng suất lao động như: áp dụng nhóm chất lượng, nhóm tự quản, luân phiên thay đổi công việc, làm phong phú nội dung công việc, thay đổi cơ cấu tổ chức, v.v…

 cơ cấu nhành nghề theo yêu cầu của côngviệc

 khả năng nâng cao chất lượng nhân viên

 Tỷ lệ nghỉ việc trong nhân viên

 Yêu cầu nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ

 Khả năng tài chính của doanh nghiệp để có thể thu hút lao động lành nghề trên thì trường lao động

Các tổ chức có thể sử dụng các phương pháp định lượng hoặc phương pháp định tính để dự báo nhu cầu nhân viên:

Trang 8

a phương pháp định lượng.

* phương pháp phân tích xu hướng trên một trục tọa độ là thời gian, một trục tọa

độ khác là số lượng nhân viên cần thiết nghiên cứu nhu cầu nhân viên trong các năm qua để dự báo nhu cầu nhân viên cho các năm sắp tới, phương pháp này mang tính chất định lượng, kém chính xác do dự báo chỉ dựa vào yếu tố thời gian

và xư hướng phát triển chung, thường chỉ áp dụng ở những nơi có tình hình sản xuất kinh doanh tương đối ổn định

* phương pháp phân tích tương quan Dự báo nhu cầu nhân viên bằng cách sử dụng hệ số giữa hai đại lượng về quy mô sản xuất kinh doanh như khối lượng sản phẩm, hàng hóa, doanh số bán hàng, v.v…và số lượng nhân viên cần thiết tương ứng Phương pháp này ít chính xác do không tính đến sự thay đổi về quy trình công nghệ, tổ chức kỹ thuật của doanh nghiệp

* phương pháp hồi quy Dự báo về nhu cầu nhân viên bằng cách sử dụng công thức tính toán về mgh giữa nhu cầu nhân viên và một số biến động như sản lượng, năng suất, v.v… ưu điểm của phương pháp này là có thể đưa nhiều biến số ảnh hưởng đến nhu cầu nhân viên vào dự báo nhưng cách tính tương đối phức tạp, đòi hỏi kích thước mẫu lớn và vẫn dựa vào số liệu quá khứ

* sử dụng máy tính để dự báo nhu cầu nhân viên Trên cơ sở về các dự báo về khối lượng sản phẩm, dịch vụ, thời gian cần thiết thực hiện, v.v…theo các phương

án tối đa, tối thiểu và phương pháp khả thi, theo hệ thống chương trình lập sẵn trên máy vi tính, doanh nghiệp có thể mau chóng dự báo được nhu cầu nhân viên tương ứng cần thiết cho tương lai

Mặc dự phương pháp định lượng được sử dụng rộng rãi trong thực tế nhưng lại có hạn chế cơ bản như sau: (1) dựa quá nhiều vào các dữ liệu quá khứ hoặc các mối quan hệ cũ giữa nhu cầu cán bộ nhân viên và một số biến khác như doanh số, sản lượng, v.v…Các mối quan hệ như vậy trong quá khứ thường khôg còn đúng trong tương lai; (2) phần lớn các kỹ thuật dự báo định lượng được bắt đầu áp dụng trong thập niên 1950, 1960 và đầu 1970, phù hợp cho các doanh nghiệp có quy mô lớn,

có môi trường kinh doanh tương đối ổn định Ngày nay, với sự phát triển mạnh

mẽ của khoa học, kỹ thuật, công nghệ và sự thay đổi vừa nhanh chóng vừa mạnh

mẽ của môi trường kinh doanh, rất khó có thể dự báo nhu cầu nhân sự dựa trên các quan hệ và các sô liệu quá khứ

c Phương pháp định tính

 phương pháp theo đánh giá của các chuyên gia Phương pháp này được sử dụng rộng rãi trong thực tiễn và giữ vai trò quan trọng trong dự báo nhu cầu nhân viên Một nhóm nhỏ các chuyên gia được mời đến thảo luận và dự báo nhu cầu nhân viên trên cơ sở đánh giá, phân tích ảnh hưởng của các yếu tố môi trường và khả năng thích ứng của doanh nghiệp trong việc nâng cao chất lượng của các sản phẩm dịch vụ Việc thảo luận trực tiếp giúp cho các chuyên gia có cơ hội hiểu rõ, đánh giá tình hình khách quan và dự đoán tính hình chính xác hơn Sau đó, các chuyên gia sẽ cho ý kiến đánh giá của cá nhân họ về nhu cầu nhân sự trong tương lai Kết quả đánh giá sẽ được xử lý và thông báo lại cho nhóm Nhóm sẽ thảo luận

và ra quyết định Tuy nhiên phương pháp trao đổi trực tiếp này có thể không khách quan nếu các chuyên gia chịu ảnh hưởng có tính chất chi phối của một cá nhân có chức vụ hoặc vai trò đặc biệt quan trọng nào đó trong nhóm

Trang 9

 Phương pháp Delphi: cũng là một hình thức dự báo nhu cầu trên cơ sở nhận định của các chuyên gia nhưng không để họ gặp gỡ, thảo luận Các chuyên gia sẽ được mời dự báo riêng lẻ Kết quả dự báo sẽ được tổng hợp và thông báo lại cho

họ kết quả của các chuyên gia khác sẽ giúp mỗi chuyên gia tự suy ngẫm, điều chỉnh lại dự báo của họ Sau vài vòng như vậy kết quả dự báo đạt được có thể tương đối khách quan và tin cậy

Reply With Quote

6. 04-08-2012, 12:43 PM #6

trantrikien

Member

Join Date

Apr 2012

Posts

71

5 PHÂN TÍCH QUAN HỆ CUNG CẦU, KHẢ NĂNG ĐIỀU CHỈNH HỆ THỐNG QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC

Trên cơ sở so sánh dự báo nhu cầu nnl, trong các kế hoạch dài hạn và nguồn nhân lực sẵn có, doanh nghiệp sẽ đưa ra các chính sách và một số chương trình, kế hoạch nguồn nhân lực nhằm giúp doanh nghiệp điều chỉnh, thích nghi với các yêu cầu mới ví dụ, theo dự báo, doanh nghiệp sẽ có nhu cầu rất cao về lao động kỹ thuật ngành cơ khí, đồng thời trên thị trường địa phương, lao động ngành cơ khí cũng thiếu khi đó doanh nghiệp sẽ quyết định áp dụng một hoặc kết hợp một số biện pháp như: sử dụng chính sách trả lương cao để thu hút lao động giỏi có sẵn trên thị trường, tiến hành đào tạo lại một số nhân viên của doanh nghiệp hay cần thực hiện các chương trình tuyển sinh đào tạo sau đó tuyển chọn những học viên xuất sắc nhất cho doanh nghiệp Đồng thời,doanh nghiệp cũng cần phải quyết định nên có những chính sách gì phối hợp giữa các khâu tuyển dụng, đào tạo và lương bổng, đãi ngộ để duy trì được đội ngũ lao động giỏi? việc chuẩn bị cho nhu cầu nnl tương lai giúp cho doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh và hoạt động kinh doanh có hiệu quả hơn so với việc chỉ đơn thuần giải quyết khi có vấn

đề xuất hiện nên lưu ý là các dự báo nnl không phải là những con số cố định, chúng cần được xem xét lại theo những điều kiện, bối cảnh cụ thể của doanh nghiệp

Đối với mục tiêu và kế hoạch ngắn hạn, sau khi xác định được khối lượng công việc cần thiết được thực hiện, doanh nghiệp cần tiến hành thực hiện phân tích các công việc(sẽ trình bày kỹ ở chương 3) Phân tích công việc giúp cho doanh nghiệp xác định được nhu cầu số lượng nhân viên với các phẩm chất, kỹ năng cần thiết

để thực hiện các công việc trong tương lai và làm cơ sở cho việc phân công bố trí

Trang 10

lại cơ cấu tổ chức, tinh giản biên chế hoặc tuyển dụng thêm nhân viên mới.

Phân tích khả năng cung cầu lao động cho các kế hoạch ngắn hạn, sẽ giúp cho các doanh nghiệp đề ra các chính sách, kế hoạch và chương trình cụ thể về nguồn nhân lực của doanh nghiệp như cần tuyển thêm bao nhiêu nhân viên, cơ cấu ngành nghề, tiêu chuẩn ra sao; cần áp dụng các chương trình, khóa huấn luyện nào, nội dung đào tạo huấn luyện, quyền lợi và trách nhiệm của các đối tượng tham dự, nguồn kinh phí đào tạo, huấn luyện, dự tính hiệu quả đào tạo; chế độ lương bổng, đãi ngộ nên có gì sửa đổi, bổ xung?

Các doanh nghiệp cần lưu ý quan tâm đến tỷ lệ thuyên chuyển nghỉ việc khi xác định nhu cầu tuyển dụng theo công chức:

Nhu cầu tuyển = Số cần có – Số hiện có +(%nghỉ việc * số hiện có)

Reply With Quote

7. 04-08-2012, 12:43 PM #7

trantrikien

Member

Join Date

Apr 2012

Posts

71

6 THỰC HIỆN

Hoạch định nnl cho biết doanh nghiệp sẽ thừa hay thiếu các nv cần thiết cho các hoạt động kinh doanh của mình Tuy nhiên, để đảm bảo cho doanh nghiệp luôn có

đủ số lượng lao động với đủ các phẩm chất, kỹ năng cần thiết và sử dụng có hiệu quả nhất nnl đó, doanh nghiệp phải chú trọng không chỉ các công việc thuộc về tuyển dụng, tinh giản biên chế, mà còn phải thực hiện phối hợp các chính sách, chiến lược, kế hoạch, chương trình qtnnl cuả doanh nghiệp trong các lĩnh vực khác như: đào tạo và phát triển, trả công, động viên, kích thích tại nơi làm việc v.v…Suy cho cùng, tất cả các hoạt động quản trị nnl đều ít nhiều liên quan đến quá trình hoạch định nnl

Cụ thể, các biện pháp thường được áp dụng khi cầu vượt cung gồm có?

 Đào tạo, tái đào tạo

 Đề bạt nội bộ

 Tuyển từ bên ngoài

 Sử dụng lao động không thường xuyên

 Sử dụng lao động vệ tinh

 Thực hiện chế độ làm thêm giờ

Các biện pháp được áp dụng để giải quyết tình trạng cung vượt cầu trong các

Ngày đăng: 28/06/2014, 11:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w