Cơ cấu lao động.

Một phần của tài liệu Phun van thang (Trang 53 - 60)

4 Tốc độ tăng giá trị sản xuất

3.1.1. Cơ cấu lao động.

3.1.1.1. Quy mô dân số.

Quy mô dân số được hiểu là số người sinh sống trên một vùng lãnh thổ nhất định, tại một thời điểm xác định.

Trong thực tế, dân số của các vùng lãnh thổ thường được xác định vào các ngày đầu năm, đầu quý, giữa hoặc cuối năm. Đây là một chỉ tiêu cơ bản của dân số. Nó phản ánh quy mơ của một tổng thể dân số đang được nghiên cứu tại các thời điểm khác nhau. Số dân là cơ sở khơng thể thiếu được để tính tốn các chỉ tiêu dân số khác. Khi so sánh các chỉ tiêu kinh tế - xã hội với số dân ta có thể phân tích, đánh giá được tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng thời kỳ, lý giải các nguyên nhân của sự phát triển và còn giúp cho việc hoạch định các chiến lược phát triển.

Bảng 3.1: Dân số và tỷ lệ tăng dân số bình qn năm chia theo giới tính, thành thị, nông thôn, 2009 - 2019

Dân số (Người) Tỷ lệ tăng dân số bình quân năm (%) Năm 2009 Năm 2019 Tổng số 18.877 22.103 1,58 Nam 9.750 11.551 1,70 Nữ 9.127 10.552 1,45 Thành thị 4.017 4.635 1,43 Nông thôn 14.860 17.468 1,62

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Ba Chẽ năm 2019)

Tổng dân số huyện Ba Chẽ vào thời điểm 0 giờ ngày 01 tháng 4 năm 2019 là 22.103 người, đứng thứ 13 về dân số trong toàn tỉnh Quảng Ninh và đứng thứ 7 trong 8 đơn vị huyện. Trong đó, dân số khu vực thành thị chiếm 21,0%; dân số khu vực nông thôn chiếm 79,0%. Dân số nam chiếm 52,3% và dân số nữ chiếm 47,7% tổng dân số.

Sau 10 năm, quy mô dân số của huyện Ba Chẽ tăng thêm 3.226 người. Như vậy, trung bình mỗi năm dân số huyện Ba Chẽ tăng thêm khoảng 322 người. Tỷ lệ tăng dân số bình quân năm trong mười năm qua (2009 - 2019) là 1,58%/năm, cao hơn mức tăng của cả tỉnh (1,42%).

Trên địa bàn huyện Ba Chẽ có 14 dân tộc anh em cùng chung sống, dân tộc kinh là 4.294 người, chiếm 19,4% tổng dân số; dân tộc thiểu số là 17.809 người, chiếm 80,6%. Trong dân tộc thiểu số, dân tộc Dao là 9.922 người, chiếm 44,9% trong tổng số các dân số ở huyện, tập trung chủ yếu tại các xã Nam Sơn và xã Đồn Đạc; dân tộc Sán Chay có 4.021 người chiếm 18,2% dân số ở huyện, tập trung chủ yếu ở các xã Thanh Lâm và xã Đạp Thanh; dân tộc Tày có 3.439 người chiếm 15,6% dân số toàn huyện tập trung ở thị trấn, xã Thanh Lâm, Đạp Thanh, Lương Mông, Đồn Đạc và Minh Cầm (Bảng 3.2).

Bảng 3.2: Quy mô, cơ cấu dân số các nhóm dân tộc chia theo đơn vị hành chính năm 2019

Dân số (Người) Tỷ lệ tăng dân số bình quân năm (%)

Dân tộc

kinh Dân tộc khác Dân tộc kinh Dân tộc khác

Huyện Ba Chẽ 4.294 17.809 19,4 80,6 Thị trấn Ba Chẽ 2.817 1.818 60,8 39,2 Xã Thanh Sơn 58 1.633 3,4 96,6 Xã Thanh Lâm 40 2.084 1,9 98,1 Xã Đạp Thanh 69 2.218 3,0 97,0 Xã Nam Sơn 259 3.232 7,4 92,6 Xã Lương Mông 66 1.427 4,4 95,6 Xã Đồn Đạc 966 4.847 16,6 83,4 Xã Minh Cầm 19 550 3,3 96,7

Đến thời điểm Tổng điều tra dân số và nhà ở 01/4/ 2019, huyện Ba Chẽ chỉ có 10 người theo tơn giáo, trong đó có 2 người theo Phật giáo ở thị trấn Ba Chẽ và 8 người theo Công giáo tập trung chủ yếu ở xã Lương Mông (5 người), thị trấn (2 người) và xã Minh Cầm (1 người).

Bảng 3.3. Dân số huyện Ba Chẽ giai đoạn 2017-2019

STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

1 Dân số phân theo thành thị,

nông thôn Người 21.977 23.377 22.210

- Thành thị Người 4.605 4.652 4.676

- Nông thôn Người 17.372 17.725 17.534

2 Dân số phân theo giới tính Người 21.977 22.377 22.210

- Nam Người 11.328 11.559 11.424

- Nữ Người 10.649 10.818 10.786

3 Mức giảm tỷ suất sinh ‰ 23,9 20,9 19,6 4 Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên % 2,0 1,68 1,61

(Nguồn: Niên giám thống kê, năm 2019)

Theo bảng 3.3, tỷ suất sinh của huyện năm 2019 giữ ở mức ổn định 19,6. Tỷ suất sinh ở khu vực nông thôn cao hơn ở khu vực thành thị là do nguyên nhân sự nhận thức và tiếp thu các kiến thức về KHHGĐ của người dân thành thị ln nhanh và có hiệu quả hơn người dân nơng thơn. Bên cạnh đó các thơng tin, truyền thông về dân số và KHHGĐ đến với từng người dân thành thị được thuận lợi dễ dàng hơn.. Một nguyên nhân nữa là do đặc thù của huyện, đặc biệt là các xã chiếm trên 80% dân số là dân tộc nên sự nhận thức về kiến thức KHHGĐ còn rất hạn chế. Đặc biệt do sự nhận thức của người dân các xã còn trọng nam khinh nữ nên số người sinh con thứ 3 trở lên ở các xã chiếm tỷ lệ cao, trong năm 2019 tồn huyện có 117 cháu ra đời là con thứ 3 trở lên. Tuy nhiên, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên toàn huyện giảm từ 2% năm 2017 xuống còn 1,61% năm 2019.

3.1.1.2. Quy mô hộ.

Quy mô hộ là số lượng người trung bình của một hộ gia đình cấu thành nên cộng đồng xã hội. Trong tổng số 5.451 hộ dân cư, bình qn mỗi hộ của huyện Ba Chẽ có 4 người/hộ và cao hơn mức bình quân chung của tỉnh Quảng Ninh (3,4 người/hộ), cao hơn của cả nước (3,6 người/hộ).

Bảng 3.4: Tỷ lệ hộ theo quy mô hộ, thành thị, nông thôn và đơn vị hành chính năm 2009 - 2019 Khu vực Tỷ lệ của từng loại hộ (%) BQ số người/ hộ 1 Người 2 Người 3 Người 4 Người 5 Người 6 Người 7 Người Năm 2009 2,8 8,8 18,7 28,6 18,5 12,1 10,5 4,3 Thành thị 5,8 17,0 29,1 30,9 10,5 3,7 2,9 3,5 Nông thôn 1,7 5,8 14,9 27,7 21,4 15,2 13,3 4,6 Năm 2019 3,7 11,9 18,9 32,3 19,3 9,1 4,8 4,0 Thành thị 6,6 17,6 22,9 28,2 14,8 6,6 3,3 3,6 Nông thôn 2,9 10,2 17,7 33,4 20,7 9,8 5,3 4,1 Đơn vị hành chính Thị trấn Ba Chẽ 6,6 17,6 22,9 28,2 14,8 6,6 3,4 3,6 Xã Thanh Sơn 3,9 12,8 21,0 34,6 16,6 8,7 2,5 3,9 Xã Thanh Lâm 2,2 10,5 17,4 31,6 21,5 11,2 5,7 4,2 Xã Đạp Thanh 1,5 7,2 20,2 34,3 22,8 9,5 4,6 4,2 Xã Nam Sơn 0,8 5,7 12,5 28,4 27,2 14,0 11,3 4,7 Xã Lương Mông 3,8 12,5 21,2 34,7 19,1 7,1 1,5 3,8 Xã Đồn Đạc 4,2 12,0 17,8 34,7 18,2 8,5 4,4 4,0 Xã Minh Cầm 1,4 11,9 16,8 41,3 17,5 8,4 2,8 4,0

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Ba Chẽ năm 2019)

Bảng 3.4 cho thấy bình quân số người/ hộ của huyện Ba Chẽ năm 2019 là 4 người, giảm 0,3 người so với năm 2009. Qua 10 năm số người/hộ ở khu

vực thành thị khơng có sự thay đổi nhiều nhưng ở khu vực nông thôn đã giảm 0,5 người/ hộ từ 4,6 người/hộ ở năm 2009 còn 4,1 người/hộ ở năm 2019.

Khu vực thành thị gồm số hộ của thị trấn chiếm 22,3% tổng số hộ toàn huyện (thị trấn Ba Chẽ là 1.218 hộ). Khu vực nông thôn là 4.233 hộ chiếm 77,7%; xã có số lượng hộ ít nhất là Minh Cầm 143 hộ (là xã có số hộ ít nhất trong tồn huyện). Xã có số lượng hộ nhiều nhất là xã Đồn Đạc 1.465 hộ, gấp 10,2 lần xã ít nhất.

Năm 2019, trên phạm vi cả tỉnh cũng như huyện Ba Chẽ số hộ 1 người (hộ độc thân) đều chiếm tỷ trọng rất thấp, hộ 2-4 người chiếm tỷ trọng cao nhất.

Quy mô hộ từ 3 người trở xuống chiếm 34,5%, tăng 4,2% so với năm 2009 (30,4%); tỷ lệ hộ từ 4-5 người chiếm 51,6% tăng 4,5% so với năm 2009 (47,1%); tỷ lệ hộ từ 6 người trở lên chiếm 13,9% giảm 8,6% so với năm 2009 (22,6%). Quy mô hộ ở thị trấn Ba Chẽ, xã Thanh Sơn và xã Lương Mông là 3 xã có số người bình qn/hộ thấp nhất tồn huyện; các xã cịn lại đều có bình qn từ 4 người trở lên trong 1 hộ.

Tỷ lệ hộ chỉ có một người ở khu vực thành thị là 6,6%, cao hơn so với khu vực nông thơn chỉ có 2,9%. Đối với hộ có quy mơ 5-6 người/hộ thì xu hướng ngược lại, tỷ lệ này ở khu vực nông thôn là 30,5%, trong khi ở khu vực thành thị là 21,4%. Sở dĩ có hiện tượng trên là do khu vực thành thị có khá nhiều hộ thuê trọ với quy mô 1 hoặc 2 người/hộ. Riêng ở khu vực nông thôn, các hộ gia đình có 3 thế hệ sống chung và hộ gia đình đơng con phổ biến hơn.

3.1.1.3. Cơ cấu dân số:

Tỷ số giới tính được sử dụng làm thước đo về cơ cấu giới tính của dân số và được định nghĩa bằng dân số nam trên 100 dân số nữ. Tỷ số giới tính biểu thị mức độ cân bằng giữa hai giới trong một tổng thể dân cư, giá trị của nó càng cách xa 100, sự mất cân bằng giữa nam và nữ càng trầm trọng. Tỷ số giới tính bị tác động tổng hợp của các quá trình sinh chết và di cư, vì tất cả các quá trình trên đều tác động đến cơ cấu giới tính theo các cách khác nhau.

Tỷ số giới tính của dân số huyện Ba Chẽ tăng trong 10 năm qua, đạt tới mức 109,5 nam/100 nữ tuy nhiên hiện nay có sự khác biệt giữa khu vực nông thôn và khu vực thành thị. Tỷ số giới tính ở khu vực nơng thơn cao hơn khu vực thành thị rất nhiều do tư tưởng “trọng nam” ở nơng thơn vẫn cịn nặng nề.

Bảng 3.5: Tỷ số giới tính theo nhóm tuổi của Ba Chẽ qua các kỳ Tổng điều tra 2009 – 2019

(Đơn vị: Nam/100 nữ)

Nhóm tuổi Năm 2009 Năm 2019

0-4 109,0 114,4 5-9 112,5 107,8 10-14 102,5 105,2 15-19 114,0 121,3 20-24 113,5 130,8 25-29 108,8 124,9 30-34 119,3 118,5 35-39 111,5 110,2 40-44 104,7 115,3 45-49 110,4 102,6 50-54 98,8 100,9 55-59 82,9 94,2 60-64 82,9 86,9 65-69 90,3 75,5 70-74 72,3 69,4 75-79 81,7 75,0 80-84 40,7 53,4 85+ 57,1 47,7 Tổng số 106,8 109,5

Số liệu tại bảng 3.5 cho thấy tỷ số giới tính có sự khác biệt theo các nhóm tuổi, tuổi càng cao tỷ số giới tính càng thấp, cao nhất ở nhóm 20-24 tuổi (130,8 nam/100 nữ) và thấp nhất ở nhóm từ 85 tuổi trở lên (47,7 nam/100 nữ). Tỷ số giới tính gần như cân bằng ở nhóm 50-54 tuổi (100,9 nam/100 nữ) và bắt đầu giảm xuống dưới 100 ở nhóm 55-59 tuổi.

3.1.1.4. Chỉ số già hóa và " cơ cấu dân số vàng" của huyện Ba Chẽ

Kết quả Tổng điều tra năm 2019 cho thấy tỷ trọng dân số từ 15 - 64 tuổi chiếm 64,9%, tỷ trọng dân số dưới 15 tuổi chiếm 30,0% và từ 65 tuổi trở lên chiếm 5,1%. Theo một số nghiên cứu của Liên hợp quốc, cơ cấu dân số của một quốc gia được coi là trong thời kỳ cơ cấu dân số vàng khi nhóm dân số trẻ em (0 -14 tuổi) chiếm tỷ trọng nhỏ hơn 30% và nhóm dân số người cao tuổi (từ 65 tuổi trở lên) chiếm tỷ trọng thấp hơn 15%.

Như vậy, huyện Ba Chẽ vẫn đang trong thời kỳ “cơ cấu dân số vàng” khi mà cứ một người phụ thuộc thì có hai người trong độ tuổi lao động.

Bảng 3.6: Tỷ trọng dân số phân theo nhóm tuổi và chỉ số già hóa 2009-2019

(Đơn vị tính: %)

Năm 2009 Năm 2019

Tỷ trọng dân số dưới 15 tuổi 30,4 30,0 Tỷ trọng dân số từ 15-64 tuổi 64,5 64,9 Tỷ trọng dân số từ 65 tuổi trở lên 5,1 5,1

Chỉ số già hóa 22,2 25,6

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Ba Chẽ năm 2019)

Một trong những chỉ tiêu quan trọng biểu thị xu hướng già hóa của dân số là chỉ số già hóa, là tỷ số giữa dân số từ 60 tuổi trở lên so với dân số dưới 15 tuổi tính theo phần trăm. Chỉ số già hóa của huyện Ba Chẽ đã tăng từ mức 22,2% năm 2009 lên 25,6% năm 2019. Chỉ số này thấp hơn so với toàn tỉnh

(năm 2019 là 47,9%) cho thấy xu hướng già hóa của dân số Ba Chẽ trong thập kỷ qua vẫn tiếp tục gia tăng.

Một phần của tài liệu Phun van thang (Trang 53 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)