Việc làm của lao động huyện Ba Chẽ:

Một phần của tài liệu Phun van thang (Trang 68 - 74)

4 Tốc độ tăng giá trị sản xuất

3.1.5. Việc làm của lao động huyện Ba Chẽ:

Lao động, việc làm và thu nhập luôn là những vấn đề kinh tế - xã hội quan trọng của mọi quốc gia, trong đó việc làm là nguồn tạo thu nhập chính cho người lao động và gia đình. Việc làm phản ánh mức độ tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế, phản ánh mức độ sử dụng lao động và khả năng tạo việc làm của nền kinh tế, việc làm có quan hệ mật thiết và tác động trực tiếp đến tình trạng thất nghiệp, việc làm cũng phần nào phản ánh mức độ bất bình đẳng giới trên thị trường lao động và là cơ sở quan trọng để định hướng các chiến lược và chính sách vĩ mơ.

3.1.5.1. Lao động có việc làm theo trình độ chun mơn kỹ thuật:

Bảng 3.14: Cơ cấu lao động có việc làm theo trình độ chun mơn kỹ thuật và thành thị, nông thôn (Đơn vị: %) Tổng số Sơ cấp Trung cấp Cao đẳng Đại học Trên đại học Huyện Ba Chẽ 19,4 3,8 3,2 4,0 8,0 0,4 Thành thị 58,6 6,9 8,6 12,7 28,2 2,2 Nông thôn 11,2 3,2 2,1 2,1 3,7 0,1 Nam 21,3 6,6 4,0 2,7 7,3 0,7 Nữ 17,3 0,5 2,3 5,4 8,9 0,2 Đơn vị hành chính Huyện Ba Chẽ 19,4 3,8 3,2 4,0 8,0 0,4 Thị trấn Ba Chẽ 58,6 6,9 8,6 12,7 28,2 2,2 Xã Thanh Sơn 3,5 1,6 0,3 1,3 0,3 - Xã Thanh Lâm 11,6 2,0 2,4 2,4 4,7 - Xã Đạp Thanh 15,7 6,7 2,6 3,3 3,2 - Xã Nam Sơn 4,9 2,8 0,4 0,2 1,1 0,4 Xã Lương Mông 22,9 3,7 4,7 5,6 8,8 - Xã Đồn Đạc 12,3 2,9 2,5 2,0 4,9 - Xã Minh Cầm 16,5 5,5 2,7 4,2 4,1 -

Tỷ trọng lao động có việc làm chưa được đào tạo CMKT chiếm 80,6%. Đa số lao động có việc làm chưa qua đào tạo đang cư trú ở khu vực nông thơn.

Tỷ lệ lao động được đào tạo trình độ từ đại học trở lên chiếm 8,4% trong tổng số lao động có việc làm có trình độ CMKT của huyện. Con số này ở khu vực thành thị cao gấp tám lần ở khu vực nông thôn (lần lượt là 30,4% và 3,8%).

Bảng 3.15: Tỷ trọng lao động có việc làm theo nghề nghiệp, khu vực kinh tế và đơn vị hành chính

Tổng số Nam Nữ

Huyện Ba Chẽ 100 100 100

Nhà lãnh đạo 1,6 2,0 1,0

Chuyên môn kỹ thuật bậc cao 4,4 2,5 6,6 Chuyên môn kỹ thuật bậc trung 2,6 2,0 3,2 Nhân viên trợ lý văn phòng 2,2 2,0 2,3 Dịch vụ cá nhân, bảo vệ, bán hàng 8,1 5,2 11,5 LĐ có kỹ năng trong NN - LN - TS 0,0 0,1 -

Lao động thủ công 5,3 8,7 1,2

Thợ lắp ráp, máy móc, thiết bị 3,7 6,8 -

Lao động giản đơn 72,1 70,5 74,1

Khu vực kinh tế

Nông, lâm nghiệp và Thủy sản 67,9 65,4 70,9

Công nghiệp và Xây dựng 7,6 11,6 3,0

Dịch vụ 24,4 23,1 26,1 Đơn vị hành chính Thị trấn Ba Chẽ 17,4 17,3 17,5 Xã Thanh Sơn 9,9 9,7 10,1 Xã Thanh Lâm 9,3 8,8 9,8 Xã Đạp Thanh 9,1 9,1 9,0 Xã Nam Sơn 14,9 15,3 14,5 Xã Lương Mông 6,7 6,5 7,0 Xã Đồn Đạc 30,5 31,0 29,9 Xã Minh Cầm 2,2 2,3 2,2

Theo bảng 3.15, nghề nghiệp chủ yếu của lao động của huyện Ba Chẽ Lao động giản đơn (chiếm 72,1%), với lĩnh vực chủ yếu là Nông, lâm nghiệp và Thủy sản (chiếm 67,9%) và lao động ở xã Đồn Đạc chiếm tỷ trọng cao nhất (chiếm 30,5% - điều này phù hợp thực tế do xã Đồn Đạc đông dân nhất).

Bảng 3.16. Tình hình lao động huyện Ba Chẽ giai đoạn 2017-2019

STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

1

Số người trong độ tuổi lao động phân theo thành thị, nông thôn

Người 13.867 13.631 13.811

- Thành thị Người 3.425 2.984 3.938 - Nông thôn Người 10.442 10.647 9.873

2

Số người trong độ tuổi lao động phân theo giới tính Người 13.867 13.631 13.811 - Nam Người 7.388 7.261 7.345 - Nữ Người 6.479 6.370 6.466 3 Lao động theo ngành, lĩnh vực Người 13.867 13.631 13.811

- Nông nghiệp Người 10.066 10.196 9.855 - Phi nông nghiệp Người 3.801 3.435 3.956

4 Giải quyết việc làm mới Lao

động 475 495 550

5 Tỷ lệ lao động qua đào

tạo % 46,7 52,1 63,5

(Nguồn: Niên giám thống kê năm 2019)

Số người trong độ tuổi lao động của huyện tính đến hết năm 2019 là 13.811 người, chiếm 62,2% tổng dân số toàn huyện. Giai đoạn 2017-2019 có sự chuyển dịch lao động giữa khu vực thành thị và nông thôn, trong khi lao động

thành thị tăng từ 3.425 người năm 2017 lên 3.938 người năm 2019 thì lao động nơng thơn giảm từ 10.442 người năm 2017 xuống còn 9.873 người năm 2019. Như vậy có thể thấy lao động khu vực nông thôn vẫn chiếm một tỷ trọng rất lớn. Điều này đặt ra vấn đề phải tạo việc làm cho lao động ở nông thôn.

Lao động theo giới tính: Lao động là nam giới tính đến hết năm 2019 là 7.345 người, chiếm 53,2% tổng số người trong độ tuổi lao động toàn huyện, tỷ lệ lao động là nữ chiếm 46,8%.

Lao động theo ngành, lĩnh vực: Lao động có việc làm và đang làm việc ở các ngành kinh tế của huyện tuy có tăng khá, song cơ cấu còn bất hợp lý. Số lao động làm việc tại các ngành cơng nghiệp, dịch vụ tính đến hết năm 2019 là 3.956 người trong khi lao động thuộc khu vực nông lâm nghiệp và thuỷ sản là 9.855 người, chiếm 71,3% tổng số lao động toàn huyện. Mặc dù đã có sự chuyển dịch lao động từ khu vực nông thôn sang khu vực thành thị nhưng tỷ lệ cịn rất thấp. Lao động có tay nghề, có kỹ năng, được đào tạo trong các lĩnh vực còn thấp cả về số lượng và chất lượng.

Số người được giải quyết việc làm mới trong giai đoạn 2017-2019 là 1.520 lao động, bình quân giải quyết việc làm cho 506 lao động/năm. Tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng từ 46,7% năm 2017 lên 63,5%, điều đó cho thấy huyện rất quan tâm đến công tác giáo dục đào tạo, qua đó góp phần đáng kể vào việc giải quyết việc làm và giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện.

3.1.5.2. Thất nghiệp

Lao động thất nghiệp bao gồm những người từ 15 tuổi trở lên trong 7 ngày trước thời điểm điều tra thỏa mãn đồng thời 3 điều kiện: Một là họ không làm việc, hai là họ sẵn sàng làm việc và ba là họ đã có những bước đi cụ thể để tìm việc làm. Nhóm lao động thất nghiệp này còn bao hàm cả những người trong tuần nghiên cứu đó họ khơng làm việc nhưng đang chuẩn bị khai trương cơng việc mới của mình sau thời gian tham chiếu đó; hoặc họ ln sẵn sàng làm việc nhưng khơng tìm kiếm việc làm do đang bị ốm đau tạm thời, đang bận nuôi

con nhỏ, hay đang bận công việc ma chay, cưới xin, hoặc đang chờ thời vụ, đang chờ cho thời tiết xấu qua đi sẽ quay trở lại làm việc.

* Tỷ lệ thất nghiệp

Theo kết quả Tổng điều tra năm 2019, tỷ lệ thất nghiệp của dân số từ 15 tuổi trở lên của huyện Ba Chẽ là 0,9% thấp hơn 1,9% tỷ lệ thất nghiệp của tỉnh (2,8%).

Tỷ lệ thất nghiệp năm 2019 của khu vực thành thị cao hơn 3,8 lần so với khu vực nông thôn (tương ứng là 2,3% và 0,6%). Ở khu vực thành thị, tỷ lệ nữ giới thất nghiệp cao hơn 1,2% so với ở nam giới (tương ứng là 2,9% và 1,7%). Ở khu vực nông thôn, chênh lệch giữa tỷ lệ thất nghiệp của nam và nữ không nhiều tương ứng 0,5% và 0,7%. Mặc dù khu vực thành thị có 4.635 người chỉ chiếm 20,9% dân số tồn huyện nhưng do có sự khác biệt về cơ hội tiếp cận thông tin việc làm, trình độ CMKT và khả năng lựa chọn công việc linh hoạt của người lao động nên dẫn đến sự chênh lệch cao này. Ở khu vực nông thơn ln có sẵn cơng việc khơng u cầu về trình độ CMKT nên tỷ lệ thất nghiệp cũng thấp hơn so với khu vực thành thị.

Bảng 3.17: Tỷ lệ thất nghiệp theo giới tính, thành thị, nơng thơn và đơn vị hành chính

Tổng Thành thị Nông thôn

Tồng Nam Nữ Tồng Nam Nữ Tồng Nam Nữ

Huyện Ba Chẽ 0,9 0,7 1,1 2,3 1,7 2,9 0,6 0,5 0,7 Thị trấn Ba Chẽ 2,3 1,7 2,9 2,3 1,7 2,9 - - - Xã Thanh Sơn 1,0 0,6 1,3 - - - 1,0 0,6 1,3 Xã Thanh Lâm 0,0 0,0 0,0 - - - 0,0 0,0 0,0 Xã Đạp Thanh 0,7 0,6 0,8 - - - 0,7 0,6 0,8 Xã Nam Sơn 1,9 1,6 2,2 - - - 1,9 1,6 2,2 Xã Lương Mông 0,0 0,0 0,0 - - - 0,0 0,0 0,0 Xã Đồn Đạc 0,2 0,2 0,2 - - - 0,2 0,2 0,2 Xã Minh Cầm 0,0 0,0 0,0 - - - 0,0 0,0 0,0

* Cơ cấu dân số của những người thất nghiệp

Hầu hết người thất nghiệp có độ tuổi từ 15-54 (chiếm 93,2% người thất nghiệp). Tỷ lệ này ở nam giới thấp hơn so với ở nữ giới (tương ứng là 84% và 100%). Nhóm tuổi từ 14-24 tuổi thất nghiệp chiếm hơn một nửa tổng số lao động thất nghiệp cả huyện (65%).

Lao động thất nghiệp ở thành thị và nơng thơn có sự khác biệt. Nếu thành thị, lao động thất nghiệp ở nhóm tuổi 25-54 có tỷ trọng cao nhất (76,9%) thì ở nơng thơn lao động thất nghiệp ở nhóm tuổi 15-24 có tỷ trọng cao nhất (55,4%).

Bảng 3.18: Tỷ lệ lao động thất nghiệp theo giới tính, nhóm tuổi và thành thị, nơng thơn

Chung Nam Nữ Tỷ trọng nữ trong tổng số

Chung 100,0 100,0 100,0 57,3 15-24 tuổi 65,0 34,0 88,1 77,6 25-54 tuổi 28,2 50,0 11,9 24,2 55-59 tuổi 3,4 8,0 - - 60 tuổi trở lên 3,4 8,0 - - Thành thị 100,0 100,0 99,9 59,7 15-24 tuổi 76,9 42,9 99,9 77,5 25-54 tuổi 23,1 57,1 - - 55-59 tuổi - - - - 60 tuổi trở lên - - - - Nông thôn 100,0 100,0 100,0 55,3 15-24 tuổi 55,4 27,6 77,8 77,8 25-54 tuổi 30,8 41,4 22,2 40,0 55-59 tuổi 7,7 17,2 - - 60 tuổi trở lên 6,2 13,8 - -

Một phần của tài liệu Phun van thang (Trang 68 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)