Kinh nghiệm nâng cao chất lượng nguồn lao động của một số địa phương.

Một phần của tài liệu Phun van thang (Trang 39 - 42)

Thành phố Hồ Chí Minh:

Để nâng cao chất lượng đào tạo, thành phố Hồ Chí Minh sẽ sắp xếp, tổ chức lại hệ thống cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo hướng mở và linh hoạt nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực của thị trường. Xây dựng các trường đào tạo nghề chất lượng cao; giải thể các trường trung cấp, cao đẳng hoạt động không hiệu quả. Việc đào tạo theo nhu cầu của doanh nghiệp tiếp tục được đẩy mạnh để đảm bảo chất lượng đào tạo và đầu ra. Trong đó, thành phố sẽ gắn kết chặt chẽ với doanh nghiệp trong việc xác định mục tiêu đào tạo, nhu cầu, yêu cầu về nhân lực; tổ chức cho lao động thực tập, đánh giá kết quả đào tạo để nâng dần sự tương thích giữa đào tạo và sử dụng lao động.

Tiếp tục chỉ đạo xây dựng quan hệ lao động trong tình hình mới theo tinh thần của Chỉ thị 37-CT/TW ngày 03 tháng 9 năm 2019 của Ban Bí thư. Chủ động rà soát, củng cố hệ thống thiết chế quan hệ lao động theo quy định của Bộ luật Lao động 2019; nâng cao hiệu quả hoạt động đối thoại, thương lượng, ký thỏa ước lao động tập thể; cải thiện, phát triển các yếu tố môi trường

kinh tế - văn hóa- xã hội có tác động đến quan hệ lao động, đồng hành cùng doanh nghiệp trong chăm lo tốt hơn đời sống cho người lao động.

Để đạt được những mục tiêu đề ra, thành phố sẽ ban hành các nghị định, thông tư hướng dẫn kịp thời, đồng bộ để thành phố tổ chức tuyên truyền, phổ biến cho người lao động và người sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp trên địa bàn.

Bắc Ninh:

Bắc Ninh là địa phương có nguồn nhân lực dồi dào. Tồn tỉnh hiện có

trên 1,15 triệu người với gần 738 nghìn người trong độ tuổi lao động, chiếm

63,9% dân số, dấu hiệu này cho thấy dân số Bắc Ninh đang trong giai đoạn

“dân số vàng”. Nguồn lao động của tỉnh có tốc độ tăng trưởng trung bình

khoảng 2,5%/năm và tăng dần qua các năm. Năm 2015, tổng nguồn lao động

(bao gồm những người trong độ tuổi lao động và những người ngồi độ tuổi

lao động vẫn có khả năng lao động) có 822,1 nghìn người, chiếm tỉ lệ 71,2%

dân số, trong đó lao động đang làm việc trên 648,51 nghìn người, chiếm tỉ lệ

78,88% so với tổng nguồn lao động.

Trình độ học vấn và trình độ chun mơn kỹ thuật của nguồn nhân lực

tỉnh Bắc Ninh trong những năm gần đây không ngừng được nâng cao do có sự

quan tâm đầu tư của chính quyền tỉnh và sự mở rộng các loại hình giáo dục -

đào tạo. Bắc Ninh cịn đặc biệt quan tâm và định hướng cụ thể việc phát triển

nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao với nhiều chương trình

đào tạo như: đào tạo tiến sĩ, thạc sĩ quản lý nhà nước và quản trị kinh doanh,

ngành giáo dục - đào tạo, ngành cơng nghệ sinh học... Các chương trình này đã

cung cấp cho tỉnh lực lượng cán bộ có năng lực, có trình độ chun mơn, đáp

ứng một phần đáng kể nhu cầu nhân lực cao trong quản lý hành chính,

giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học.

Hải Phòng:

Hải Phòng là một trong những trung tâm giáo dục, đào tạo lực lượng lao động lành nghề chất lượng cao ở khu vực phía Bắc. Một số lĩnh vực ngành

nghề được chú trọng như: cơng nghệ thơng tin, kế tốn doanh nghiệp, quản lý và kinh doanh nông nghiệp, công nghệ ô tô, đào tạo lái xe ô tô, quản trị lữ hành, quản trị nhà hàng, công nghệ hàn, cơ điện tử, điện công nghiệp, kỹ thuật chế biến thủy sản... Đặc biệt, một số cơ sở giáo dục nghề nghiệp còn được quan tâm đầu tư các nghề trọng điểm. Nhờ vậy, học sinh, sinh viên được học tập và thực hành trong điều kiện thuận lợi, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nghề.

Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp chú trọng việc gắn quy hoạch, kế hoạch phát triển nguồn nhân lực có tay nghề cao với quy hoạch phát triển kinh tế của thành phố; thực hiện đồng bộ các chính sách phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Thường xuyên đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ nội dung và chương trình đào tạo; phối hợp với các doanh nghiệp xây dựng, giáo trình theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực, tích hợp kỹ năng, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học vào thực hành tay nghề. Trang thiết bị phục vụ thực hành cho người học được quan tâm đầu tư; công tác đánh giá và công nhận tốt nghiệp được thực hiện theo quy định, một số ngành, nghề liên kết có sự tham gia đánh giá của các tổ chức sử dụng lao động.

Song hành với việc đổi mới tổ chức, chương trình, nội dung, thành phố đặc biệt coi trọng cơng tác xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý đào tạo nguồn nhân lực có tay nghề cao. Theo đó, đội ngũ giáo viên dạy nghề được chuẩn hóa theo quy định, được sắp xếp bố trí hợp lý đảm bảo về số lượng cũng như chất lượng.

Hằng năm thành phố luôn xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên dạy nghề từ nguồn ngân sách thành phố và chỉ đạo các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn thành phố xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng theo thực tế của đơn vị.

Việc hợp tác quốc tế trong công tác đào tạo nhân lực có tay nghề cao được thành phố coi là một trong những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả,

chất lượng dạy nghề, đưa nguồn lao động đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động trong nước và quốc tế.

Một phần của tài liệu Phun van thang (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)