Bài học kinh nghiệm rút ra cho huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh.

Một phần của tài liệu Phun van thang (Trang 42 - 44)

Qua kinh nghiệm đào tạo nghề, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của các địa phương trên cả nước. Để nâng cao được chất lượng nguồn lao động trên địa bàn huyện, Ba Chẽ cần đề ra các các giải pháp đồng bộ và huy động tối đa nguồn lực, trong đó nguồn lực con người mang tính quyết định. Theo đó, cơng tác đào tạo nguồn nhân lực có tay nghề cao là một trong những giải pháp quan trọng để tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của huyện. Liên kết với các trường đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh như trường Cao đẳng Việt - Hàn Quảng Ninh, trường Cao đẳng nghề xây dựng Quảng Ninh…trong công tác đào tạo nguồn nhân lực của huyện. Tập trung mở các lớp đào tạo nghề và giới thiệu việc làm cho lao động trên toàn địa bàn, đặc biệt là chú trọng đào tạo nghề đối với lao động nơng thơn.

Cấp ủy, chính quyền các cấp cần quan tâm chỉ đạo quyết liệt hơn nữa trong việc nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tư tưởng, tạo sự nhất trí cao về nhận thức và hành động trong tồn Đảng bộ và nhân dân đối với cơng tác đào tạo nhân lực có tay nghề cao. Có chủ trương, chính sách mang tính đột phá để thu hút, tuyển chọn, sử dụng, đãi ngộ đối với nguồn nhân lực có tay nghề cao của các địa phương trong và ngoài huyện làm việc, cống hiến cho huyện.

Làm tốt quản lý nhà nước về đào tạo nhân lực nói chung và nhân lực có tay nghề cao nói riêng, nhất là cơng tác thống kê, dự báo về nhu cầu nguồn nhân lực có tay nghề cao. Có chiến lược phát triển nguồn nhân lực đúng đắn.

Tổ chức đào tạo theo ngành nghề phù hợp, đáp ứng về quy mơ và loại hình nhân lực có tay nghề cao. Cần xác định ngành nghề hoặc nhóm ngành nghề cho đúng, để tạo điều kiện thuận lợi cho người học và người tuyển dụng. Chủ động nắm bắt và cập nhật những thông tin thị trường lao động, tăng cường gắn kết đào tạo với doanh nghiệp, tiếp tục thực hiện đồng bộ có hiệu quả các

cơ chế, chính sách hỗ trợ học nghề; khuyến khích hợp tác và thành lập mới các cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngồi.

Đa dạng hóa phương thức đào tạo, tổ chức tốt các loại hình đào tạo lại. Đa dạng hố việc huy động nguồn kinh phí đào tạo. Tập trung nguồn kinh phí đào tạo cho phát triển nguồn nhân lực kinh tế lâm nghiệp thông qua việc ưu tiên nguồn vốn từ ngân sách cho hoạt động này. Đẩy mạnh công tác quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp, giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

Chương 2: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu:

Một phần của tài liệu Phun van thang (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)