1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ chứng nhận xuất xứ certificate f origin c o của công ty tnhh hyosung việt nam

119 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin – C/O) của Công ty TNHH Hyosung Việt Nam
Tác giả Lê Ngọc Tiến
Người hướng dẫn ThS. Tô Thị Hằng
Trường học Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng
Thể loại Khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 119
Dung lượng 10,39 MB

Cấu trúc

  • 1. Lý do chọn đề tài (16)
  • 2. Mục tiêu nghiên cứu (17)
  • 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (17)
  • 4. Phương pháp nghiên cứu (17)
  • 5. Kết cấu bài báo cáo (18)
  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH HYOSUNG VIỆT NAM (19)
    • 1.1. Thông tin chung (19)
    • 1.2. Quá trình hình thành và phát triển (20)
      • 1.2.1. Các cột mốc (20)
      • 1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển (21)
    • 1.3. Chức năng và lĩnh vực hoạt động (22)
      • 1.3.1. Chức năng nhiệm vụ (22)
      • 1.3.2. Lĩnh vực hoạt động (23)
        • 1.3.2.1. Công nghiệp nguyên vật liệu (23)
        • 1.3.2.2. Công nghiệp dệt (24)
        • 1.3.2.3. Công nghiệp hóa học (25)
        • 1.3.2.4. Hệ thống điện công nghiệp (25)
    • 1.4. Phương hướng, chiến lược phát triển (25)
    • 1.5. Cơ cấu tổ chức (26)
      • 1.5.1. Sơ dồ tổ chức (26)
      • 1.5.2. Chức năng nhiệm vụ các phòng ban (27)
        • 1.5.2.1. Phòng nhân sự (HR – Human Resource Department) (27)
        • 1.5.2.2. Phòng Công nghệ thông tin (IT Department) (28)
        • 1.5.2.3. Phòng Hành chính – Tổng vụ (Administration – General Affair Department) (28)
        • 1.5.2.4. Phòng Thu mua (Purchasing Department) (28)
        • 1.5.2.5. Phòng Xuất Nhập khẩu (Import-Export Department) (29)
        • 1.5.2.6. Phòng Kế hoạch và Chiến lược (Strategy & Planning Department) (29)
        • 1.5.2.7. Phòng Kế toán – Tài chính (Accounting – Financial Department) 15 1.5.2.8. Phòng Kiểm toán (Audit Department) (30)
        • 1.5.2.9. Phòng Kinh doanh (Sales Department) (31)
    • 1.6. Kết quả kinh doanh của công ty giai đoạn 2021 – 2022 (31)
    • 1.7. Kết luận chương (33)
  • CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGHIỆP VỤ CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ (34)
    • 2.1. Khái niệm, nội dung, vai trò, đặc điểm và các mẫu giấy chứng nhận xuất xứ (34)
      • 2.1.1. Khái niệm của xuất xứ và giấy chứng nhận xuất xứ (34)
      • 2.1.2. Nội dung cơ bản của giấy chứng nhận xuất xứ (34)
      • 2.1.3. Vai trò của giấy chứng nhận xuất xứ (35)
      • 2.1.4. Đặc điểm của giấy chứng nhận xuất xứ (36)
      • 2.1.5. Các quy tắc xuất xứ (37)
      • 2.1.6. Các mẫu Giấy chứng nhận xuất xứ (42)
    • 2.2. Hoạt động xin cấp giấy chứng nhận xuất xứ (51)
      • 2.2.1. Quy trình xin cấp giấy chứng nhận xuất xứ (51)
      • 2.2.2. Bộ hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận xuất xứ (54)
    • 2.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến nghiệp vụ chứng nhận xuất xứ (55)
      • 2.3.1. Môi trường bên ngoài (55)
        • 2.3.1.1. Môi trường vĩ mô (55)
        • 2.3.1.2. Môi trường vi mô (56)
      • 2.3.2. Môi trường bên trong (56)
    • 2.4. Kết luận chương (57)
  • CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ NGHIỆP VỤ CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ CỦA CÔNG TY TNHH HYOSUNG VIỆT NAM (59)
    • 3.1. Nghiệp vụ chứng nhận xuất xứ của công ty TNHH Hyosung Việt Nam . 44 1. Quy trình tổng quát về nghiệp vụ chứng nhận xuất xứ tại công ty TNHH (59)
      • 3.1.2. Mối quan hệ giữa các bộ phận liên quan đến nghiệp vụ chứng nhận xuất xứ (60)
    • 3.2. Phân tích nghiệp vụ chứng nhận xuất xứ tại công ty TNHH Hyosung Việt (62)
      • 3.2.1. Nhận yêu cầu từ khách hàng (62)
      • 3.2.2. Chuẩn bị chứng từ trong bộ hồ sơ chứng nhận xuất xứ (63)
      • 3.2.3. Chuẩn bị BOM và quy trình sản xuất (66)
      • 3.2.4. Xác định mẫu C/O và tiêu chí xuất xứ (69)
        • 3.2.4.1. Xác định mẫu C/O (69)
        • 3.2.4.2. Xác định tiêu chí xuất xứ (72)
      • 3.2.5. Tạo bảng kê khai hàng hóa chi tiết (73)
      • 3.2.6. Điền giấy chứng nhận xuất xứ (77)
      • 3.2.7. Khai báo điện tử và nộp bộ hồ sơ chứng nhận xuất xứ (80)
      • 3.2.8. Nhận kết quả và đối chiếu (83)
      • 3.2.9. Gửi chứng nhận xuất xứ cho khách hàng (83)
    • 3.3. Đánh giá thực trạng thực hiện nghiệp vụ chứng nhận xuất xứ tại công ty (83)
      • 3.3.1. Tình hình thực hiện chứng nhận xuất xứ tại công ty (83)
      • 3.3.2. Những mặt đạt được (85)
      • 3.3.3. Những điểm hạn chế (88)
        • 3.3.3.1. Khó khăn trong quản lý xuất xứ của nguyên vật liệu (88)
        • 3.3.3.2. Hạn chế trong tốc độ và sự chính xác trong hoạt động tạo bảng kê (94)
    • 3.4. Kết luận chương (97)
  • CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN NGHIỆP VỤ CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ CỦA CÔNG TY TNHH HYOSUNG VIỆT NAM (99)
    • 4.1. Định hướng mục tiêu của việc hoàn thiện nghiệp vụ chứng nhận xuất xứ của công ty TNHH Hyosung Việt Nam (99)
    • 4.2. Cơ sở đề xuất giải pháp (100)
    • 4.3. Giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ chứng nhận xuất xứ của công ty TNHH (100)
      • 4.3.1. Giải pháp quản lý xuất xứ nguyên vật liệu (100)
      • 4.3.2. Giải pháp cải thiện tốc độ và sự chính xác trong hoạt động tạo bảng kê (102)
  • KẾT LUẬN (110)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (111)
  • PHỤ LỤC (114)

Nội dung

Giấy chứng nhận xuất xứ - Certificate of Origin C/O là một tài liệu quan trọng trong việc xác định nguồn gốc của sản phẩm xuất khẩu, thể hiện sự minh bạch trong nguồn gốc lẫn uy tín tron

Mục tiêu nghiên cứu

Có 3 mục tiêu chính cần thực hiện trong bài nghiên cứu:

− Tìm hiểu tổng quan về Công ty TNHH Hyosung Việt Nam, các hoạt động kinh doanh và tình hình hoạt động kinh doanh

− Tổng quan về Chứng nhận xuất xứ và nghiệp vụ Chứng nhận xuất xứ của Công ty TNHH Hyosung Việt Nam

− Đánh giá, đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện, nâng cao chất lượng nghiệp vụ Chứng nhận xuất xứ của công ty TNHH Hyosung Việt Nam.

Phương pháp nghiên cứu

Báo cáo kết hợp sử dụng các phương pháp nghiên cứu:

− Phương pháp phân tích – tổng hợp: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nghiệp vụ Chứng nhận xuất xứ, tổng hợp thông tin và đưa ra kết luận

Thu thập dữ liệu trực tiếp từ phòng Xuất nhập khẩu của công ty, sau đó xử lý và phân tích để đưa ra kết luận có giá trị.

− Phương pháp so sánh: Từ những thông tin thu thập được, tiến hành so sánh và đánh giá để thấy rõ thuận lợi và những vấn đề còn tồn động của nghiệp vụ Chứng nhận xuất xứ để đưa ra giải pháp.

Kết cấu bài báo cáo

Kết cấu bài báo cáo gồm 4 chương:

− Chương 1: Tổng quan về công ty TNHH Hyosung Việt Nam

− Chương 2: Cơ sở lý luận về nghiệp vụ Chứng nhận xuất xứ

− Chương 3: Tổng quan về nghiệp vụ Chứng nhận xuất xứ của công ty TNHH Hyosung Việt Nam

− Chương 4: Đề xuất giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ Chứng nhận xuất xứ của công ty TNHH Hyosung Việt Nam.

TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH HYOSUNG VIỆT NAM

Thông tin chung

− Tên đăng ký giấy phép kinh doanh tiếng Việt: Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn

− Tên giao dịch quốc tế: HYOSUNG VIET NAM CO.,LTD

− Website: http://www.hyosungvina.com

− Người đại diện pháp lý: Kim Kyung Hwan

− Địa chỉ công ty: Đường N2, Khu công nghiệp Nhơn Trạch 5 - Thị trấn Hiệp Phước

- Huyện Nhơn Trạch - Đồng Nai

Quá trình hình thành và phát triển

Công ty TNHH Hyosung Việt Nam là doanh nghiệp có 100% đầu tư nước ngoài được thành lập theo Giấy chứng nhận đầu tư số 472043000143 do Ban quản lý các khu công nghiệp Đồng Nai cấp ngày 22/05/2007, có nhà máy tọa lạc tại Khu công nghiệp Nhơn Trạch

5, Huyện Nhơn Trạch, Tỉnh Đồng Nai với tổng diện tích đầu tư là 68 ha và hơn 4.800 công nhân viên

Ngày 22/05/2007: Thành lập công ty Hyosung Việt Nam tại địa chỉ: Đường N2, Khu

Công Nghiệp Nhơn Trạch 5, Thị Trấn Hiệp Phước, Huyện Nhơn Trạch, Tỉnh Đồng Nai Tổng diện tích là 640,475 m 2 và tổng vốn đầu tư 1,068 triệu USD (tính đến 2016) với các sản phẩm Tire Cord, Spandex, Steel Cord Cũng trong năm 2007, xây dựng nhà máy Tire Cord với năng suất lên đến 108,636,000 tấn/năm và số lượng lao động là 1,389 (cập nhật đến tháng 9/2021)

Năm 2008: Xây dựng nhà máy Spandex Việt Nam

Năm 2010: Xây dựng nhà máy Steel Cord Việt Nam

Năm 2012: Xây dựng nhà máy Technical Yarn

Năm 2014: Mở rộng nhà máy Spandex Việt Nam lên 5,850 tấn/tháng vào tháng 9 năm

2014 so với ban đầu là 1,350 tấn/tháng

− Mở rộng nhà máy Steel Cord (Bead Wire và Saw Wire) lên đến 16,950 tấn/tháng cho đến tháng 8 năm 2016

− Ngày 10/04/2015, thành lập Công ty Hyosung Đồng Nai với tổng diện tích 574,565 m 2 và tổng vốn đầu tư 660 triệu USD (tính đến năm 2019) với các sản phẩm bao gồm: Tire Cord, Spandex, Technical Yarn, Motor, Nylon fiber, PTMG, Steel Cord, Bead Wire

− Xây dựng nhà máy Spandex Đồng Nai và nhà máy Motor

Năm 2016: Xây dựng nhà máy PTMG, Tire Cord Đồng Nai và Nylon

Năm 2021: Thành lập Công ty Hyosung Vina Industrial Machinery trên cơ sở nhà máy Motor

Nhìn vào chiều dài lịch sử hình thành và phát triển của công ty qua các năm từ khi thành lập vào năm 2007 đến nay, công ty đã không ngừng đầu tư cơ sở vật chất, công nghệ, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, môi trường làm việc năng động, tạo tiền đề cho Hyosung phát triển bền vững

Ngoài việc mang đến cho người lao động một môi trường làm việc chuyên nghiệp, năng động và hệ thống phúc lợi tốt, Hyosung còn thường xuyên thực hiện các hoạt động xã hội, thiện nguyện chăm lo đời sống, sức khỏe của người lao động, người dân, sinh viên và toàn thể cộng đồng như khám chữa bệnh miễn phí cho người nghèo, tặng quà cho người nghèo, người mù, và trẻ em nghèo khó, ủng hộ người bệnh chất độc da cam, tặng xe đạp, xây dựng thư viện cho các trường tiểu học, trao tặng hàng trăm máy vi tính cho các trường trung học cơ sở Được UBND huyện Nhơn Trạch, UBND tỉnh Đồng Nai, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tặng bằng khen về thành tích hoạt động xã hội xuất sắc của công ty trong thời gian qua

Nhờ những nỗ lực không ngừng trong các hoạt động từ thiện, Hyosung đã đóng góp to lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội của Nhơn Trạch và các khu vực lân cận Những cống hiến của công ty đã được các tổ chức, đoàn thể ghi nhận và trao tặng nhiều bằng khen, vinh danh những đóng góp của Hyosung cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

1.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển Điểm mạnh

− Tài chính và đầu tư: Tài chính mạnh mẽ và khả năng đầu tư lớn có thể hỗ trợ Hyosung mở rộng hoạt động và đạt được sự đa dạng hóa kinh doanh, từ đó tạo ra cơ hội tăng trưởng và phát triển

− Công nghệ và đổi mới: Việc áp dụng công nghệ tiên tiến và thúc đẩy đổi mới trong sản phẩm và dịch vụ của mình giúp Hyosung cải thiện hiệu suất và tạo ra giá trị gia tăng, đồng thời giúp cạnh tranh trên thị trường

− Chiến lược kinh doanh: Chiến lược kinh doanh của Hyosung đóng vai trò quan trọng trong việc xác định hướng phát triển và mở rộng hoạt động của tập đoàn Sự đầu tư vào các ngành công nghiệp, việc mở rộng ra các thị trường mới và tập trung vào các sản phẩm và dịch vụ chiến lược cụ thể có thể ảnh hưởng đáng kể đến sự phát triển của Hyosung Điểm yếu

− Tính chất đa ngành: Sự đa dạng trong các lĩnh vực hoạt động có thể là một điểm yếu cho Hyosung vì nó đòi hỏi tập đoàn phải tập trung vào nhiều ngành công nghiệp và quản lý một loạt các hoạt động khác nhau Điều này có thể làm mất tập trung và tăng nguy cơ thất bại trong một số lĩnh vực

− Rủi ro tài chính và thị trường: Hyosung hoạt động trên nền kinh tế toàn cầu và chịu ảnh hưởng của biến đổi thị trường, rủi ro chính sách, thay đổi tỷ giá, biến động giá cả, và các yếu tố kinh tế khác Những rủi ro này có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận và hiệu suất của tập đoàn

− Tùy thuộc vào thị trường nội địa: Hyosung có sự phụ thuộc đáng kể vào thị trường nội địa Hàn Quốc Nếu thị trường trong nước chậm phát triển hoặc gặp khó khăn, điều này có thể ảnh hưởng xấu đến sự tăng trưởng và lợi nhuận của tập đoàn.

Chức năng và lĩnh vực hoạt động

Chức năng và nhiệm vụ của Hyosung bao gồm:

− Cung cấp các sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao: Hyosung cam kết cung cấp các sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong các lĩnh vực khác nhau mà họ hoạt động Điều này bao gồm việc cải tiến công nghệ, đổi mới sản phẩm và dịch vụ để đáp ứng nhu cầu thị trường và tạo ra giá trị cho khách hàng

− Mở rộng và đa dạng hóa kinh doanh: Hyosung đặt mục tiêu mở rộng hoạt động và đa dạng hóa kinh doanh để tăng cường khả năng cạnh tranh và đối mặt với các thách thức trong nền kinh tế toàn cầu Họ đầu tư vào các lĩnh vực mới và mở rộng ra các thị trường quốc tế để tận dụng cơ hội tăng trưởng

− Tối ưu hóa hiệu suất hoạt động: Hyosung tập trung vào việc tối ưu hóa hiệu suất hoạt động của mình trong các ngành công nghiệp khác nhau Điều này bao gồm quản lý chi phí, tối ưu hóa quy trình sản xuất, cải thiện hiệu quả công việc và nâng cao năng suất để tăng cường lợi nhuận và hiệu quả kinh doanh

− Đóng góp vào sự phát triển bền vững: Hyosung cam kết đóng góp vào sự phát triển bền vững của xã hội bằng cách thực hiện các hoạt động kinh doanh có trách nhiệm xã hội, tôn trọng môi trường và đảm bảo an toàn và phát triển cho nhân viên

1.3.2.1 Công nghiệp nguyên vật liệu

Tire & Industrial Reinforcements PU (Các sản phẩm chính: Tire Cord, Steel Cord,

Kể từ khi sản xuất sợi lốp "Tire cord Nylon" đầu tiên tại thị trường Hàn Quốc vào năm

1960, nhà máy PU Tire cord đã nhận được sự tín nhiệm của nhiều khách hàng với tư cách là công ty duy nhất trên thế giới có thể cung cấp sản xuất hàng loạt vật liệu làm lốp xe Hiện nay Hyosung đang cung cấp các sản phẩm Tire cord cho những công ty sản xuất lốp xe hàng đầu thế giới và lĩnh vực tire cord polyester cũng đang chiếm giữ thị phần số 1 trên thế giới (Global Number 1) Hơn nữa, Hyosung còn góp phần vào sự phát triển của công nghiệp

IT và công nghiệp Xanh trong việc sản xuất sợi Saw wire phục vụ cho công nghệ sản xuất Wafer năng lượng mặt trời và chất bán dẫn

Technical Yarn PU (Các sản phẩm chính: Yarn for broad woven coated fabric, Yarn for airbags, Yarn for sewing threads)

Hyosung nhận được sự tin tưởng của nhiều khách hàng nhờ vào việc cung cấp các loại sợi có tính năng chất lượng tốt nhất phù hợp với hầu hết các ứng dụng trong tất cả lĩnh vực như Conveyor Belt dùng trong công nghiệp, Strap, Sewing Thread, Seat Belt dùng trong xe hơi và Power Transmission Belt, Broad Woven Coated Fabric dùng trong xây dựng dân dụng kiến trúc Đặc biệt, Hyosung còn duy trì được tỉ lệ chiếm giữ thị phần số 1 trên thế giới trong lĩnh vực Seat Belt dùng trong xe hơi

Dựa vào công nghệ kỹ thuật cao, Hyosung đang sản xuất và phát triển các loại sợi phân biệt ứng dụng trong công nghiệp polyester như (Super High Tenacity Yarn) sợi siêu bền, sợi thêu dệt, (Super Low Shrinkage Yarn, tỉ lệ co rút dưới 1.3%) sợi co rút siêu thấp Trong ngành công nghiệp sợi túi khí xe hơi đang liên tục lớn mạnh trên thị trường thì Hyosung đã phát triển sợi túi khí với vật liệu Polyester và Nylon 66 đầu tiên trên thị trường Hàn Quốc Ngoài ra, Hyosung còn phát triển sợi Sewing Thread siêu bền làm bằng vật liệu polyester và Nylon 66 được sử dụng rộng rãi may mặc, giày da, đồ nội thất

Spandex PU (Các sản phẩm chính: High power & heat resistant spandex creora®

Power Fit, Super chlorine resistant spandex creora® highclo™, High elongation spandex creora® Soft Fit, Fluorescent spandex creora® LUMINOUS)

Hyosung cung cấp sợi có tính năng đa dạng dựa vào công nghệ vượt trội nhất và hiện đang dẫn đầu ngành công nghiệp dệt may trên toàn thế giới (Global Number 1)

Kể từ năm 1992, Hyosung bắt đầu sản xuất sợi Spandex và đã trở thành nhà sản xuất Spandex lớn nhất trên thế giới dựa trên hoạt động maketing global, R&D với các công nghệ sản xuất độc quyền Sợi Spandex với thương hiệu (creora®) với tính đồng nhất và năng suất ưu việt đã không ngừng phát triển để tạo ra những sản phẩm mới phù hợp với nhu cầu của khách hàng dựa trên giá trị chất lượng cao nhất

Nylon-Polyester Fiber (Sản phẩm chính: Fine&soft MIPAN)

Hyosung là một nhà sản xuất sợi Nylon có tính global, vì vậy Hyosung đã liên tục cung cấp các loại sợi Nylon có đầy đủ các tính năng đa dạng và chất lượng vượt trội dựa trên bí quyết sản xuất được tích lũy trong hơn 40 năm qua Dựa trên nền tảng của TOPLON (một loại sợi dùng trong vật liệu công nghiệp và đồ thể thao, đồ lót cao cấp), Hyosung đã phát triển và bán những loại sợi có tính năng cao cấp như vi sợi Micro-denier (MIPAN fine

& soft), sợi liên hợp N/P (MIPAN XF), sợi kháng khuẩn (MIPAN magicsilver nano), dẫn điện (MIPAN corona), … Hyosung đang tạo ra một tương lai tốt đẹp hơn thông qua việc tái chế tài nguyên, cùng với sự nỗ lực tự tiết kiệm năng lượng và phát triển những (MIPAN regen) tái chế Nylon thân thiện với môi trường đầu tiên trên thế giới

PTMG (Sản phẩm chính: Polytetramethylene ether glycol (PTMG)

Hyosung bắt đầu nghiên cứu công nghệ PTMG tại phòng thí nghiệm Hyosung vào năm 2000 và đã thành công trong việc phát triển quá trình tổng hợp PTMG bằng cách sử dụng chất xúc tác HPA

Công nghệ tổng hợp PTMG của Hyosung là một trong những công nghệ hóa học được phát triển và sở hữu bởi tập đoàn Hyosung, và cũng là nhà cung cấp chính cho ngành công nghiệp sợi spandex Hyosung Vì vậy, PTMG Hyosung có ảnh hưởng đến cả ngành công nghiệp hóa chất và ngành công nghiệp dệt của Hyosung

1.3.2.4 Hệ thống điện công nghiệp

Industrial Machinery PU (Sản phẩm chính: Motors)

Cung cấp và sản xuất những sản phẩm như Crane, các loại ống thép sử dụng cho phát điện và công nghiệp hóa dầu, hộp giảm tốc, Motor là nguồn năng lượng quan trọng của cơ sở hạ tầng sản xuất công nghiệp và cơ sở hạ tầng công cộng cũng như đóng vai trò then chốt trong ngành công nghiệp chủ lực trong nước và trên khắp thế giới Power PU có thể sản xuất Motor với 27,000 mã lực tương đương (20MW), thông qua dây chuyền sản xuất tự động hiện đại mỗi tháng nhà máy cho ra trên 40,000 cái Motor.

Phương hướng, chiến lược phát triển

Tại buổi “Tọa đàm bàn tròn giữa Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính với các

Hiệp hội Doanh nghiệp và Tập đoàn lớn Hàn Quốc” ngày 23/06/2023, Chủ tịch Tập đoàn

Hyosung, ông Cho Hyun Joon chia sẻ rằng mục tiêu của Tập đoàn trong tương lai sẽ là phát triển bền vững hướng tới tương lai Trong đó, Hyosung coi Việt Nam là đối tác chiến lược quan trọng và Việt Nam là một hình mẫu mà không nước nào khác có được Ông chia sẻ:

“Tôi luôn tin tưởng rằng sự phát triển của Việt Nam sẽ đồng hành với sự phát triển của Hàn Quốc Chúng tôi mong muốn đóng góp trong quá trình và muốn đặt tương lai 100 năm tới của Tập đoàn tại Việt Nam”.

Cơ cấu tổ chức

Công ty TNHH Hyosung Đồng Nai chia cơ cáu tổ chức theo chức năng Công ty bao gồm Văn phòng chính (Administration Office) với 7 phòng ban (Phòng hỗ trợ văn phòng chính, Phòng Hành chính Tổng vụ, Phòng Nhân sự, Phòng Nhập khẩu, Phòng IT, Phòng

Kế hoạch và Chiến lược, Phòng Thu mua) thực hiện các chức năng và nhiệm vụ khác nhau bên cạnh với Văn phòng Kế toàn – Tài chính Ngoài ra, Hyosung Đồng Nai còn quản lý 6 nhà máy bao gồm Motor, Nylon, PTMG, Spandex, Technical Yarn và Tire Cord

Cơ cấu tổ chức theo chức năng giúp phân chia nhiệm vụ rõ ràng giữa các phòng ban theo chuyên môn, cho phép nhân viên tập trung vào lĩnh vực của mình, qua đó tăng cường hiệu quả làm việc, đạt được mục tiêu công việc hiệu quả và nhanh chóng.

Hình 1.2: Sơ đồ tổ chức Công ty TNHH Hyosung Việt Nam

1.5.2 Chức năng nhiệm vụ các phòng ban

1.5.2.1 Phòng nhân sự (HR – Human Resource Department)

Bộ phận Quan hệ lao động (LR – Labor Relation Section):

− Trao đổi với công nhân viên (CNV) để thu thập ý kiến về các chính sách của công ty

− Đào tạo, giải đáp các chính sách, quy định của công ty cho CNV

− Thảo luận về các vấn đề phát sinh trong nhà máy

− Quản lý thực thi pháp luật và nhận thức của CNV về các quy định, chính sách của công ty

− Tiến hành phân tích và thảo luận với cấp trên về các thay đổi trong luật hiện hành có thể ảnh hưởng đến hoạt động công ty

− Tiến hành các thủ tục nghỉ việc cho CNV và đề xuất giải pháp giảm thiểu tỷ lệ nghỉ việc của CNV

Bộ phận Chấm công và Phúc lợi (C&B – Compensation and Benefits Section):

− Phụ trách các công việc liên quan đến quyền lợi của người lao động như:

− Kiểm tra ngày công, cập nhật các loại phụ cấp, thưởng, các loại chế độ,… trong tháng

− Kiểm tra, xuất và phát phiếu lương cho CNV

− Thực hiện các thủ tục làm thẻ tín dụng, tài khoản tiết kiệm cho CNV

− Thực hiện các thủ tục liên quan đến Hợp đồng lao động và bảo hiểm cho CNV

Bộ phận Tuyển dụng (Recruitment Section):

− Tìm kiếm nhân tài phù hợp dựa trên yêu cầu tuyển dụng của công ty thông qua các trang website tuyển dụng, Facebook, …

− Lựa chọn, sàng lọc CV phù hợp để chuẩn bị phỏng vấn

− Xử lí kết quả phỏng vấn theo thủ tục của công ty và thương lượng mức lương với ứng viên

− Hỗ trợ lập kế hoạch và tổ chức các hoạt động tuyển dụng, hội thảo, ngày hội việc làm tại các trường đại học để nâng cao hình ảnh của công ty và thu hút ứng viên

− Quản lý hồ sơ CNV

1.5.2.2 Phòng Công nghệ thông tin (IT Department)

− Hỗ trợ cài đặt và bảo trì hệ thống LAN & WAN

− Thiết lập, bảo trì và nâng cấp hệ thống mạng, phần cứng và phần mềm

− Thực hiện quy trình sao lưu dữ liệu

− Cập nhật và thực hiện các tài liệu hướng dẫn về quy trình sử dụng

− Cài đặt, thiết lập và triển khai các dự án mạng internet

− Theo dõi, quản lý tất cả Servers/network/database

− Bảo trì, nâng cấp hệ thống cơ sở dữ liệu trong môi trường sản xuất và hệ thống sao lưu

1.5.2.3 Phòng Hành chính – Tổng vụ (Administration – General Affair

− Quản lý, giám sát và phụ trách các vấn đề về nhà ăn, xe đưa rước, nhà ở, ký túc xá, đồng phục, vệ sinh môi trường, nột thất trong công ty

− Quản lý an ninh trật tự, CCTV, giám sát hàng hóa ra vào cổng, giám sát lực lượng bảo vệ và đề xuất giải pháp để cải thiện hệ thống quản lý an ninh của công ty

− Lên kế hoạch, quản lý, và giám sát các dịch vụ từ phía nhà thầu, đơn vị thi công

− Sắp xếp và điều phối nhân sự nhằm đảm bảo vấn đề an ninh trong công ty, phối hợp với các bộ phận và các cơ quan xử lý các sự cố phát sinh theo quy đinh công ty và pháp luật

1.5.2.4 Phòng Thu mua (Purchasing Department)

− Tìm kiếm nhà cung cấp để nhập nguyên liệu cho quá trình sản xuất So sánh và đánh giá chi phí giá thành từ các nhà cung cấp

− Thương lượng các điều khoản trong hợp đồng thỏa thuận

− Thu mua các loại nguyên liệu, sản phẩm Theo dõi đơn hàng và đảm bảo giao hàng kịp thời

− Đánh giá chất lượng sản phẩm đã mua

− Nhập thông tin chi tiết đơn hàng (ví dụ: nhà cung cấp, số lượng, giá cả) vào dữ liệu nội bộ

− Cập nhật hồ sơ dữ liệu của sản phẩm đã mua, thông tin giao hàng và hóa đơn

− Chuẩn bị các báo cáo về mua hàng, bao gồm các bảng phân tích chi phí

− Theo dõi hàng tồn và đặt hàng khi có yêu cầu

1.5.2.5 Phòng Xuất Nhập khẩu (Import-Export Department)

− Chịu trách nhiệm chuẩn bị đầy đủ bộ chứng từ cùng với chứng từ vận chuyển xuất khẩu dựa trên L/C hoặc các điều khoản tín dụng khác để nhập hàng hóa

− Tham gia vào các thủ tục liên quan đến xác minh, kiểm tra hàng mẫu

− Kiểm tra lịch trình vận chuyển hàng hóa

− Thương lượng với các hãng tàu vận tải để đặt booking

− Liên hệ với nhà cung cấp và khách hàng về lịch trình vận chuyển và giao nhận hàng hóa

− Quản lý, hoạch định nguyên vật liệu Nhập khẩu và Mua trong nước

− Hỗ trợ các công tác Xuất khẩu

1.5.2.6 Phòng Kế hoạch và Chiến lược (Strategy & Planning Department)

Bộ phận Kế hoạch (Planning Section)

− Quản lý testing và quy trình sản xuất sản phẩm của công ty dựa trên yêu cầu của khách hàng

− Triển khai các chương trình nghiên cứu phát triển, cải tiến công nghệ và sản phẩm mới của công ty

− Lập kế hoạch, theo dõi tiến độ thực hiện

− Thống kê và thu thập dữ liệu trong quá trình nghiên cứu mẫu, sản xuất thử từ đó đưa ra phương pháp cải tiến

− Tổng hợp số liệu và phân tích kết quả sản xuất của mỗi tháng

− Phân tích giá thành, giá bán, tình hình hoạt động của công ty

Bộ phận Chiến lược (Strategy Section)

− Chuẩn bị các loại báo cáo về tiến trình sản xuất cho các cấp trên và đề xuất các giải pháp cải thiện hiệu quả

− Lập các kế hoạch chiến lược, kế hoạch kinh doanh cho các tháng, các quý

− Theo dõi tình hình kinh tế vĩ mô, xu hướng đầu tư

− Theo dõi xu hướng phát triển của các ngành, bối cảnh thị trường, phân tích cạnh tranh

− Sàng lọc, phân tích và đề xuất các mục tiêu đầu tư, cả đầu tư chiến lược và tài chính

− Thiết lập chiến lược phát triển cho các doanh nghiệp mới, thông qua các khoản đầu tư tiềm năng vào lĩnh vực xanh (greenfield), M&A hoặc liên minh kinh doanh

− Thiết lập và duy trì các mạng lưới liên quan để sàng lọc giao dịch và cập nhật thông tin tình báo

1.5.2.7 Phòng Kế toán – Tài chính (Accounting – Financial Department)

Bộ phận kế toán (Accounting Section)

− Kiểm tra và chuẩn bị các giấy tờ liên quan đến báo cáo thuế Nhập liệu các thông tin về nguyên vật liệu đầu ra - đầu vào - hàng tồn kho

− Kiểm tra dữ liệu và lập báo cáo tồn kho hàng tháng

− Cập nhật thông tin báo cáo tháng nội bộ, báo cáo quyết toán thuế

− Báo cáo tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu, hàng hóa xuất khẩu

Bộ phận tài chính (Finance Section)

− Lập, theo dõi, phân tích ngân sách, chi phí theo bộ phận và ngân sách dòng tiền

− Thực hiện các thủ tục thanh toán trong và ngoài nước

− Làm việc với các bộ phận ở Ngân hàng như vay, lấy chứng từ và chuyển giao về cho bộ phận kế toán

− Mở thẻ tín dụng Ngân hàng, tính lương cho các nhân viên người Hàn Quốc

− Thủ quỹ, chi tiền cho các bộ phận liên quan

1.5.2.8 Phòng Kiểm toán (Audit Department)

− Cập nhật các quy định mới liên quan đến công việc kiểm toán

− Hợp tác với các bộ phận khác để thực hiện kế hoạch kiểm toán kịp thời và hiệu quả

− Xác định các rủi ro tiềm ẩn trong các hệ thống kiểm soát và gian lận trong hoạt động sản xuất và kinh doanh để khuyến nghị, cảnh báo cho ban quản lý

− Lập báo cáo sau mỗi lần kiểm toán

1.5.2.9 Phòng Kinh doanh (Sales Department)

Mỗi nhà máy sẽ có một phòng kinh doanh tương ứng, thực hiện các chức năng và nhiệm vụ như:

− Tìm kiếm nguồn khách hàng tiềm năng Thương lượng với khách hàng về giá cả, chất lượng, thời gian giao hàng, …

− Làm báo giá, kiểm tra tồn kho và sắp xếp thời gian giao hàng hợp lý nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng (Phối hợp với bộ phận Logistics)

− Chuẩn bị, soạn thảo hợp đồng mua bán hoặc các chứng từ liên quan dựa theo L/C

− Báo cáo số liệu bán hàng, kế hoạch bán hàng hằng tháng và các loại báo cáo số liệu khác dựa theo yêu cầu của bộ phận

Kết quả kinh doanh của công ty giai đoạn 2021 – 2022

Ông Kim Yong Seup, Tổng giám đốc Công ty TNHH Hyosung Việt Nam, trong một cuộc phỏng vấn vào năm 2022 cho biết: “Hyosung tại Việt Nam chính là mạng lưới toàn cầu quan trọng nhất của Tập đoàn Hyosung và chúng tôi cũng đang đạt doanh thu hàng năm ở mức 4 tỷ USD” Dưới đây là bảng Báo cáo thu nhập của Công ty TNHH Hyosung Việt Nam và một số phân tích sơ bộ

Bảng 1.1: Báo cáo doanh thu Công ty TNHH Hyosung Việt Nam giai đoạn 2021-2022 Đơn vị tính: nghìn USD

Chi phí hàng bán, Tổng số 3,345,960.78 2,603,316.00

Tổng chi phí hoạt động 3,654,328.38 2,898,081.24

Thu nhập từ lãi (Chi phí), Phí hoạt động ròng - -10,831.31

Lời (lỗ) bán tài sản 2,213 3,742

Thu nhập ròng trước thuế 258,858.61 636,490.11

Dự phòng cho thuế thu nhập -3,948.59 95,905.71

Thu nhập ròng sau thuế 260,807.19 540,584.4

Thu nhập ròng trước khoản mục bất thường 159,647.82 438,233.2

Tổng khoản mục bất thường - -2,418.11

Tổng điều chỉnh thu nhập ròng - 2,418.11

Thu nhập có sẵn với hạng mục thông thường ngoại trừ khoản mục bất thường 159,647.82 438,233.2 Điều chỉnh loãng giá - -2,418.11

Thu nhập ròng pha loãng 159,647.82 438,233.2

Số cổ phiếu trung bình trọng số đã pha loãng 19.91 19.91

EPS pha loãng ngoại trừ khoản mục bất thường 8,018.47 22,011.37

Cổ tức trên mỗi cổ phiếu - Phát hành chính cổ phiếu thường 4,500 6,500

Mặc dù Hyosung Việt Nam luôn hướng đến phát triển bền vững, đại dịch COVID-19 đã tác động nặng nề đến hoạt động kinh doanh của công ty từ năm 2020 đến 2022 Sự gián đoạn chuỗi cung ứng và các lệnh giãn cách xã hội do đợt bùng phát vào năm 2019 và 2021 đã làm đình trệ các hoạt động cung ứng và kinh doanh Tuy nhiên, bất chấp những thách thức này, doanh thu năm 2022 của công ty đã tăng trưởng so với năm 2021, phản ánh sự phục hồi dần dần của thị trường sau dịch bệnh.

Doanh thu năm 2022 tăng so với năm 2021, điều này đã được Ban giám đốc của công ty tính toán trước cụ thể doanh thu tăng 452,802 nghìn USD tương ứng với 12.8% Nhìn vào báo cáo, ta thấy răng tuy tăng trưởng dương nhưng Hyosung Việt Nam lại ghi nhận Thu nhập ròng sau thuế chưa bằng một nửa so với năm trước Điều này chủ yếu là vì chi phí bán hàng năm 2022 tăng khá là cao, ở mức 3,345,960.78 nghìn USD

Từ báo cáo kinh doanh trên, có thể thấy được dù bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh kéo dài trong năm 2021 nhưng đến năm 2022, doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp đã tăng trở lại lên mức 12.8% Điều này có thể là tín hiệu tốt cho Hyosung Việt Nam vì năm 2023 là một năm đầy biến động với khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng Từ kết quả kinh doanh này của Công ty TNHH Hyosung Việt Nam có thể hứa hẹn sẽ đứng vững và thậm chí là có tăng trưởng dương trong năm 2023, tạo đà phát triển cho những năm tiếp theo.

Kết luận chương

Qua chương 1, ta có được thông tin sơ bộ về công ty TNHH Hyosung Việt Nam, nắm được các cột mốc quan trọng trong lịch sử phát triển, đường lối và phương hướng hoạt động của công ty, cơ cấu tổ chức công ty và chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban Bên cạnh đó, ta còn có cái nhìn tổng quan về các lĩnh vực công ty đang hoạt động, các sản phẩm chính của công ty trong các lĩnh vực đó và kết quả kinh doanh có dấu hiệu khả quan của công ty, hứa hẹn về một tương lai phát triển bền vững.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGHIỆP VỤ CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ

Khái niệm, nội dung, vai trò, đặc điểm và các mẫu giấy chứng nhận xuất xứ

Theo Nghị định số 31/2018/NĐ-CP, ta có ba khái niệm liên quan đến xuất xứ hàng hóa, giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa và tự chứng nhận xuất xứ

Khoản 1, Điều 3, Nghị định số 31/2018/NĐ-CP quy định rõ: “Xuất xứ hàng hóa là nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ nơi sản xuất ra toàn bộ hàng hóa hoặc nơi thực hiện công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng đối với hàng hóa trong trường hợp có nhiều nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ tham gia vào quá trình sản xuất ra hàng hóa đó”

Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin – C/O) được quy định tại khoản 4, Điều 3, Nghị định số 31/2018/NĐ-CP: “Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa là văn bản hoặc các hình thức có giá trị pháp lý tương đương do cơ quan, tổ chức thuộc nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu hàng hóa cấp dựa trên quy định và yêu cầu liên quan về xuất xứ, chỉ rõ nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa đó”

Khái niệm “Tự chứng nhận xuất xứ” được đề cập tại khoản 7, Điều 3, Nghị định số 31/2018/NĐ-CP: “Tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa là hình thức thương nhân tự khai báo và cam kết về xuất xứ hàng hóa theo quy định của pháp luật”

Có thể hiểu Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin - C/O) là văn bản pháp lý được các cơ quan hữu quyền như Phòng Thương mại & Công nghiệp Việt Nam (VCCI) hoặc Phòng quản lý Xuất nhập khẩu địa phương cấp, có tác dụng xác định nguồn gốc xuất xứ, nơi sản xuất, khai thác hàng hóa.

2.1.2 Nội dung cơ bản của giấy chứng nhận xuất xứ

Giấy chứng nhận xuất xứ cần phải thể hiện được những nội dung cơ bản sau:

− Loại mẫu Giấy chứng nhận xuất xứ (Mẫu C/O): Nhằm thể hiện quy tắc xuất xứ cụ thể của C/O được cấp

− Tên, địa chỉ cá nhân, tổ chức xuất khẩu, nhập khẩu

− Các tiêu chí vận tải (tên phương tiện vận tải, cảng, địa điểm xếp/ dỡ hàng, vận tải đơn,…)

− Các tiêu chí hàng hóa (tên hàng, bao bì, nhãn mác đóng gói hàng hóa, số lượng, đơn vị, trọng lượng, trị giá,…)

− Các tiêu chí về xuất xứ hàng hóa (nước xuất xứ hàng hóa và các tiêu chí tương ứng)

− Xác nhận của cơ quan có thẩm quyền tại nước xuất khẩu

Giấy chứng nhận xuất xứ thường được phân loại theo 2 cách:

− C/O được cấp trực tiếp: C/O được cấp trực tiếp bởi nước xuất xứ, nước xuất xứ trong trường hợp này cũng có thể là nước xuất khẩu

− C/O giáp lưng (Back to back C/O): C/O được cấp gián tiếp bởi nước xuất khẩu, trong trường hợp này không phải là nước xuất xứ, hay còn gọi là được cấp bởi nước lai xứ

2.1.3 Vai trò của giấy chứng nhận xuất xứ

− Nhận được ưu đãi về thuế quan: Việc xác định được nguồn gốc, xuất xứ của hàng hóa giúp cho các quốc gia nhập khẩu biết được đây có phải là hàng hóa nằm trong danh mục được hưởng ưu đãi về thuế theo thỏa thuận thương mại giữa các quốc gia hay không

− Được áp dụng thuế trợ giá và chống phá giá: Nhờ biết được thông tin nguồn gốc, xuất xử của hàng hóa nhập khẩu thông qua C/O, các quốc gia nhập khẩu có thể áp đặt các thuế trợ giá và chống bán phá giá lên các mặt hàng được bán với giá thấp hơn tại thị trường trong nước Việc bán phá giá các mặt hàng nhập khẩu gây ra những thách thức to lớn hoặc có thể phá hủy ngành sản xuất trong nước

− Thuận tiện cho việc thống kê thương mại và duy trì hạn ngạch: Thống kê thương mại bao gồm các hoạt động thu thập, phân tích và báo cáo dữ liệu về các hoạt động thương mại quốc tế, bao gồm xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa giữa các quốc gia Duy trì hạn ngạch là việc một quốc gia giới hạn số lượng hàng hóa, dịch vụ mà nước đó có thể xuất khẩu hoặc nhập khẩu trong một khoảng thời gian Mục đích của duy trì hạn ngạch có thể kể đến: như bảo vệ sản phẩm và ngành công nghiệp trong nước, điều chỉnh cán cân thương mại, bảo vệ môi trường, thúc đẩy phát triển kinh tế,… Vì vậy, việc xác định xuất xứ của hàng hóa nhập khẩu có thể tiết kiệm thời gian trong việc duy trì các hoạt động trên, đồng thời giúp cho các quyết định phát triển kinh tế từ Nhà nước được nhanh chóng và chính xác hơn

− Đẩy mạnh xúc tiến thương mại: Thúc đẩy sự phát triển của thương mại quốc tế, thúc đẩy xuất khẩu của một quốc gia và thúc đẩy cơ hội kinh doanh trên thị trường quốc tế

2.1.4 Đặc điểm của giấy chứng nhận xuất xứ

Giấy chứng nhận xuất xứ gồm có 2 đặc điểm sau:

− C/O chỉ được cấp cho hàng hóa xuất khẩu hoặc nhập khẩu: Chỉ những hàng hóa có tham gia vào lưu thông quốc tế mới được cấp C/O Theo thông lệ quốc tế, việc cấp C/O có thể được diễn ra trước hoặc sau ngày xếp hàng lên tàu (ngày giao hàng) nhưng việc cấp C/O trước vẫn phải phản ánh chính xác được lô hàng xuất khẩu, trong quá trình hàng đang làm thủ tục hải quan để xuất khẩu hoặc đã làm xong thủ tục hải quan và chờ xuất khẩu

− Quy tắc xuất xứ xác định C/O phải được nước nhập khẩu chấp nhận và thừa nhận: Quy tắc xuất xứ áp dụng cho C/O có thể là quy tắc xuất xứ của nước nhập khẩu hoặc nước cấp C/O (trong trường họp nước nhập khẩu không có quy tắc nào khác) Chỉ khi nước nhập khẩu chấp nhận và thừa nhận thì các quy tắc này và C/O mới có ý nghĩa C/O được cấp theo quy tắc xuất xứ nào thì được hưởng các ưu đãi tương ứng nhập khẩu vào nước nhập khẩu dành cho các ưu đãi đó

2.1.5 Các quy tắc xuất xứ

Generalized System of Preferences (GSP) – Hệ thống ưu đãi phổ cập: là một hệ thống ưu đãi thương mại (thường là giảm hoặc miễn thuế) được các nước phát triển (quốc gia cho hưởng) cung cấp cho các quốc gia đang phát triển (quốc gia được hưởng) trên cơ sở có đi không cần có lại Mục tiêu của GSP là thúc đẩy phát triển kinh tế và tăng cường thương mại giữa các quốc gia Các nước có thể xác định những sản phẩm cụ thể nào sẽ được hưởng lợi từ GSP và đây thường được quy định trong các hiệp định thương mại

Wholly Obtained (WO) – Xuất xứ thuần túy: Các hàng hóa thuộc một trong những trường hợp sau sẽ được coi là xuất xứ thuần túy:

− Khoáng sản được khai thác trực tiếp từ lòng đất, mặt nước hay đáy biển của một nước

− Nông sản được thu hoạch từ một nước

− Động vật được sinh ra và nuôi dưỡng từ một nước và các sản phẩm có nguồn gốc hoặc liên quan đến các động vật đó

Động thực vật thu được do săn bắn, đánh bắt từ vùng biển của một nước và các sản phẩm chế biến ngay trên boong tàu của nước đó từ các động thực vật đánh bắt được.

− Các sản phẩm tái chế từ nguyên liệu đã qua sử dụng, được thu nhặt tại một nước và đồ phế thải từ hoạt động công nghiệp trong nước

− Các sản phẩm có nguồn gốc từ các khoáng sản của một nước hoặc từ đồ phế thải của nước đó

Produced Entirely (PE) – Được sản xuất hoàn toàn từ nguyên liệu có xuất xứ

Hàng hóa thuộc các trường hợp sau đây sẽ đáp ứng được tiêu chí PE:

− 100% được sản xuất từ nguyên liệu đáp ứng tiêu chí WO

− 100% được sản xuất từ nguyên liệu đáp ứng tiêu chí RVC, CTC hoặc SP

Quy tắc PSR cho phép người nhập khẩu chọn lựa và sử dụng giữa các tiêu chí xin chứng nhận xuất xứ như: RVC, CTC, SP,… hoặc có thể lựa chọn kết hợp giữa các tiêu chí với nhau Các nước thành viên FTA cho phép người nhập khẩu được chọn việc sử dụng tiêu chí tương ứng để xác định xuất xứ hàng hóa

Hoạt động xin cấp giấy chứng nhận xuất xứ

2.2.1 Quy trình xin cấp giấy chứng nhận xuất xứ

Tại Việt Nam, có 2 cơ quan có thẩm quyền được phép tiếp nhận, phê duyệt và cấp Giấy chứng nhận xuất xứ: Liên đoàn Thương mại & Công nghiệp Việt Nam (VCCI) chuyên phê duyệt các mẫu Chứng nhận xuất xứ thường như C/O mẫu A, B, TR, X,… và Phòng quản lý Xuất nhập khẩu của Bộ Công Thương tại các tỉnh, thành phố chuyên quản lý và cấp các mẫu Chứng nhận xuất xứ đặc biệt như C/O mẫu D, E, AK, AJ, AI,… Tùy vào mẫu Chứng nhận xuất xứ mà doanh nghiệp muốn sử dụng mà nộp bộ hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền tương ứng Điều kiện để được C/O tại Phòng quản lý Xuất nhập khẩu của Bộ Công Thương hoặc VCCI là doanh nghiệp cần đăng ký hồ sơ thương nhân đối với những doanh nghiệp lần đầu tiên xin cấp Chứng nhận xuất xứ hàng hóa Một bộ hồ sơ thương nhân bao gồm:

− Đơn đăng ký mẫu chữ ký của người đại diện pháp luật và mẫu dấu mộc của doanh nghiệp

− Bản sao giấy phép kinh doanh

− Danh mục cơ sở sản xuất của doanh nghiệp

Doanh nghiệp đã từng đăng ký hồ sơ thương nhân và đã xin cấp Giấy chứng nhận xuất xứ đương nhiên không cần phải làm lại bước này để được xin cấp cho lần tiếp theo Tiếp theo đây là quy trình chi tiếp xin cấp C/O tại VCCI

Hình 2.7: Quy trình cấp C/O tại VCCI

Trên đây là sơ đồ quy trình cấp Giấy chứng nhận xuất xứ tại VCCI từ năm 2018, gồm

− Bước 1: Doanh nghiệp khai báo hồ sơ đề nghị cấp C/O trực tuyến và tải bộ hồ sơ xin C/O bản scan (bản mềm) lên hệ thống Comis

− Bước 2: Sau khi hoàn thành kê khai trực tuyến trên hệ thống Comis, hệ thống VCCI sẽ tự động cấp số C/O cho doanh nghiệp

− Bước 2.1: Hệ thống của doanh nghiệp sẽ tiếp nhận số C/O vừa được cấp

− Bước 2.2: Tại bước này, doanh nghiệp có thể sửa bộ hồ sơ khi chưa có xác nhận của chuyên viên xử lý hồ sơ từ VCCI

− Bước 3: Doanh nghiệp tiến hành gửi bộ hồ sơ xin cấp C/O đã hoàn thiện

− Bước 4: Hệ thống của VCCI sẽ tiếp nhận bộ hồ sơ hoàn thiện vừa được gửi từ hệ thống của doanh nghiệp

Sau khi hoàn thiện hồ sơ C/O, chuyên viên của VCCI sẽ tiến hành thẩm định, đánh giá Trong trường hợp hồ sơ không đáp ứng đủ yêu cầu, hồ sơ sẽ tiếp tục chuyển sang bước 6 để chỉnh sửa Nếu hồ sơ đã đáp ứng đầy đủ cả về số lượng và chất lượng, hồ sơ sẽ chuyển sang bước 7 để hoàn tất quá trình cấp C/O.

− Bước 6: Từ chối bộ hồ sơ C/O trong trường hợp không đạt được các yêu cầu đề ra Chuyên viên từ VCCI phải nhập lí do từ chối bộ hồ sơ chính đáng

− Bước 6.1: Doanh nghiệp nhận thông báo từ chối bộ sơ C/O (nếu có) từ hệ thống VCCI và chuyển qua bước 6.2

− Bước 6.2: Doanh nghiệp tiến hành bổ sung, sửa đổi thông tin đúng yêu cầu rồi gửi bộ hồ sơ lại cho hệ thống VCCI tại bước 3

− Bước 7: Một khi bộ hồ sơ đã đầy đủ và đạt yêu cầu, chuyên viên VCCI tiến hành xem xét, đánh giá và duyệt cấp C/O cho doanh nghiệp

− Bước 7.1: Doanh nghiệp nhận phản hồi bộ hồ sơ đã được duyệt cấp C/O

− Bước 8: VCCI ký tên, đóng dấu trên mẫu C/O và trả cho doanh nghiệp

Quy trình xin cấp C/O tại Phòng quản lý Xuất nhập khẩu của Bộ Công Thương tại các tỉnh, thành phố cho những mẫu C/O đặc biệt cũng tương tự như quy trình xin cấp C/O tại VCCI Chỉ có một điểm khác biệt duy nhất là thay vì khai báo và nộp bộ hồ sơ trực tuyến thông qua hệ thống Comis (comis.covcci.com.vn) của VCCI thì doanh nghiệp sẽ truy cập vào hệ thống Ecosys (ecosys.gov.vn) của Bộ Công Thương để thực hiện các quy trình trên

2.2.2 Bộ hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận xuất xứ

Bộ hồ sơ xin cấp C/O

Một bộ hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận xuất xứ tiêu chuẩn tại VCCI hoặc tại Phòng quản lý Xuất Nhập khẩu tại các tỉnh, thành phố thường sẽ bao gồm:

− Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo mẫu số 4, được kê khai điện tử đúng yêu cầu và hoàn chỉnh qua https://comis.covcci.com.vn/

− Mẫu Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa cùng với mẫu tương ứng, đã được khai đúng yêu cầu và hoàn chỉnh

− Bản sao Commercial Invoice (Hóa đơn thương mại), có chữ ký và đóng dấu sao y bản chính

− Bản sao Packing List (Phiếu đóng gói hàng hóa), có chữ ký và đóng dấu sao y bản chính

− Bản sao Bill of Lading (Vận đơn) hoặc bản sao chứng từ vận tải tương đương, có chữ ký và đóng dấu sao y bản chính

− Bản in tờ khai Hải quan xuất khẩu

− Bảng kê khai chi tiết hàng hóa xuất khẩu Bao gồm sản phẩm cần xin C/O, các nguyên vật liệu cấu thành nên sản phẩm đó cùng với định mức chi tiết và nguồn gốc xuất xứ của từng nguyên liệu Bên cạnh đó, bảng kê khai chi tiết hàng hóa xuất khẩu còn phải thế hiện được tiêu chí chứng nhận xuất xứ cụ thể và kết quả thể hiện bảng kê có đáp ứng được tiêu chí hay không

− Quy trình sản xuất hàng hóa, có ký tên và đóng dấu sao y bản chính

− Ngoài ra, trong một số trường hợp cần thiết, tổ cấp C/O của VCCI sẽ cần kiểm tra thực tế tại cơ sở, nhà máy sản xuất của công ty hoặc là yêu cầu công ty trình nộp một số chứng từ kiểm tra nguồn gốc như:

• Tờ khai Hải quan nhập khẩu nguyên phụ liệu dùng để sản xuất ra sản phẩm (trong trường hợp có sử dụng nguyên phụ liệu nhập khẩu để sản xuất)

• Hợp đồng mua bán hoặc hóa đơn giá trị gia tăng mua nguyên phụ liệu trong nước (trong trường hợp có sử dụng nguyên phụ liệu trong nước để sản xuất)

• Giấy phép xuất khẩu (nếu có)

• Một số tài liệu, chứng từ khác.

Những nhân tố ảnh hưởng đến nghiệp vụ chứng nhận xuất xứ

Môi trường bên ngoài ảnh hưởng đến nghiệp vụ chứng nhận xuất xứ được chia ra thành môi trường vĩ mô và môi trường vi mô Mỗi môi trường đều có những tác nhân riêng biệt

Chính sách kinh tế và quy định pháp lý đóng vai trò quan trọng nhất trong nghiệp vụ chứng nhận xuất xứ Các thay đổi trong chính sách này dẫn đến việc điều chỉnh tiêu chuẩn xuất xứ và quy trình chứng nhận Doanh nghiệp cần liên tục cập nhật thông tin trong và ngoài nước để điều chỉnh hồ sơ xin chứng nhận xuất xứ (C/O) cho phù hợp.

− Chính trị và thỏa thuận thương mại quốc tế: Tình hình chính trị và mối quan hệ giữa các nước ảnh hưởng đến việc trở thành những đối tác thương mại Các hiệp định thương mại được ký kết là kết quả của sự hợp tác kinh tế giữa các quốc gia, ảnh hưởng lớn đến thuế suất ưu đãi mà các mặt hàng được hưởng nói riêng và ảnh hưởng đến nghiệp vụ Chứng nhận xuất xứ nói chung Cần thường xuyên cập nhật tình hình chính trị và biết được những đối tác kinh tế của quốc gia để đưa ra những quyết định đúng đắn nhất

− Thị trường: Thị trường và môi trường cạnh tranh của nước nhập khẩu cũng là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến quy trình chứng nhận xuất xứ Sự “khó tính” của thị trường và sự cạnh tranh gay gắt đến từ các công ty đối thủ có thể làm cho các nhà sản xuất đẩy mạnh quá trình chứng nhận xuất xứ, từ đó nâng cao uy tín và tiếp cận thị trường dễ dàng hơn

− Biến động kinh tế toàn cầu: Các biến động trong nền kinh tế toàn cầu như là thay đổi tỷ giá hoặc khả năng tiếp cận thị trường có thể ảnh hưởng đến quy trình chứng nhận xuất xứ Điều này có thể gây ra sự thay đổi trong chi phí hoặc thời gian cần thiết để đạt được chứng nhận

Khách hàng ngày càng quan tâm đến nguồn gốc và xuất xứ của các sản phẩm, từ đó thúc đẩy doanh nghiệp chú trọng vào việc chứng nhận xuất xứ Để đáp ứng nhu cầu này, doanh nghiệp cần linh hoạt và đáp ứng nhanh chóng, ảnh hưởng trực tiếp đến việc xây dựng, duy trì và mở rộng thị trường của doanh nghiệp.

Nhà cung cấp uy tín và nguồn gốc nguyên liệu rõ ràng là yếu tố tiên quyết trong chứng nhận xuất xứ Các doanh nghiệp cần tập trung đánh giá và lựa chọn kỹ lưỡng nhà cung cấp trong và ngoài nước để đảm bảo nguyên vật liệu đầu vào đáp ứng tiêu chuẩn chứng nhận, từ đó tạo cơ sở vững chắc cho hoạt động chứng nhận xuất xứ của công ty.

− Các cơ quan có thẩm quyền cấp Chứng nhận xuất xứ: Phòng Thương mại và

Công nghiệp Việt Nam (VCCI) hoặc là Phòng quản lý Xuất nhập khẩu tại các tỉnh, thành phố là những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến nghiệp vụ chứng nhận xuất xứ của doanh nghiệp Doanh nghiệp nên chấp hành mọi yêu cầu, quy định từ các cơ quan này, hạn chế tối đa các sai sót trong quá trình chứng nhận xuất xứ và luôn sẵn sàng hợp tác nếu xảy ra các vấn đề liên quan để quá trình làm việc giữa đôi bên được nhanh chóng thuận lợi, từ đó rút ngắn thời gian chứng nhận xuất xứ cho sản phẩm xuất khẩu

Bên cạnh môi trường bên ngoài, doanh nghiệp cần phải đánh giá yếu tố từ môi trường bên trong để từ đó xác định được điểm yếu và điểm mạnh của mình để rồi quyết định xem nên hạn chế hay phát huy các điểm đó

− Nguồn nhân lực: Doanh nghiệp muốn vận hành tốt cần có quản lý có tư duy chiến lược và các nhân viên có nghiệp vụ cao, từ đó sẽ nâng cao hiệu quả của nghiệp vụ chứng nhận xuất xứ, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất hoạt động của công ty Cần phải đảm bảo tốt yêu cầu về số lượng lẫn chất lượng của nguồn nhân lực

− Tài chính: Doanh nghiệp có dòng tiền đủ mạnh sẽ giúp cải thiện hiệu suất công việc và nâng cao khả năng cạnh tranh Sự thiếu hụt nguồn vốn gây trì trệ tiến độ sản xuất, dễ xảy ra sai sót trong quá trình sản xuất, từ đó không thể đảm bảo chính xác hàm lượng xuất xứ có trong mỗi sản phẩm Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần nguồn vốn đủ lớn để có thể thu mua hoặc nhập khẩu các nguyên liệu cần thiết có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, gia tăng tính chính xác trong việc chứng nhận xuất xứ Các dữ liệu so sánh đều cho kết quả rằng tài chính của một doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng nhất trong việc nâng cao hiệu suất hoạt động nói chung và nghiệp vụ chứng nhận xuất xứ nói riêng

− Chất lượng sản phẩm: Nội bộ doanh nghiệp cần tuân thủ các tiêu chuẩn và quy trình chất lượng để đảm bảo rằng sản phẩm sản xuất xuất khẩu đạt được các yêu cầu chứng nhận xuất xứ Sự không thống nhất trong quy trình sản xuất có thể xảy ra từ việc thiếu sót trong quản lý chất lượng, làm giảm khả năng đạt được chứng nhận xuất xứ

− Tư duy văn hóa và chuẩn mực: Môi trường bên trong cần có tư duy văn hóa và chuẩn mực cao đối với chất lượng công việc và tuân thủ quy định Cam kết đối với chất lượng công việc và tuân thủ các quy định từ những phẩn từ trong doanh nghiệp là điều cần thiết để đạt được chứng nhận xuất xứ

− Sự minh bạch và chính xác: Doanh nghiệp cần có các hệ thống quản lý, ghi chép, lưu trữ và báo cáo minh bạch, chính xác về quy trình sản xuất và quy trình quản lý Sự minh bạch và độ tin cậy trong thông tin giúp tăng cường sự tin tưởng từ phía các cơ quan chứng nhận và khách hàng.

Kết luận chương

Chương 2 đã làm rõ định nghĩa của Giấy chứng nhận xuất xứ, bộ hồ sơ cần chuẩn bị và quy trình cấp Giấy chứng nhận xuất xứ từ các cơ quan có thẩm quyền Những thuật ngữ thường được dùng trong nghiệp vụ chứng nhận xuất xứ cũng đã được đề cập và giải thích rõ cũng như có ví dụ cụ thể để độc giả nắm được Các thuật ngữ tuy khá là nhiều nhưng đều là những yếu tố quan trọng cần được nắm kĩ để đi sâu hơn vào chương 3 của bài tiểu luận Chương này cũng đã giới thiệu về những Hiệp định thương mại tự do có sự tham gia của Việt Nam, các mẫu Giấy chứng nhận xuất xứ được dùng cho các ưu đãi từ hiệp định thương mại đó cũng như là những vấn đề cần lưu ý đối với riêng từ mẫu Giấy chứng nhận xuất xứ

Bên cạnh đó, chương 2 còn đề cập đến các nhân tố từ môi trường bên ngoài và bên trong doanh nghiệp ảnh hưởng đến nghiệp vụ chứng nhận xuất xứ Có thể kể đến một số nhân tố có ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và nghiệp vụ chứng nhận xuất xứ nói riêng như: Chính sách kinh tế và các quy định pháp lý, Tình hình chính trị và thỏa thuận thương mại quốc tế, Thị trường; Khách hàng, Nhà cung ứng, Cơ quan có thẩm quyền; Tài chính của doanh nghiệp, Chất lượng sản phẩm,…

TỔNG QUAN VỀ NGHIỆP VỤ CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ CỦA CÔNG TY TNHH HYOSUNG VIỆT NAM

Nghiệp vụ chứng nhận xuất xứ của công ty TNHH Hyosung Việt Nam 44 1 Quy trình tổng quát về nghiệp vụ chứng nhận xuất xứ tại công ty TNHH

3.1.1 Quy trình tổng quát về nghiệp vụ chứng nhận xuất xứ tại công ty TNHH Hyosung Việt Nam Để có được một bộ chứng nhận xuất xứ hoàn chỉnh, cần phải trải qua 8 bước nghiệp vụ bắt đầu từ nhận yêu cầu từ khách hàng và cuối cùng sẽ kết thúc cũng tại khách hàng qua bước gửi bộ chứng nhận xuất xứ theo yêu cầu Quy trình tổng quát về nghiệp vụ chứng nhận xuất xứ tại công ty TNHH Hyosung Việt Nam thể hiện như hình dưới:

Hình 3.1: Quy trình về nghiệp vụ chứng nhận xuất xứ của công ty

Nguồn: Tài liệu bộ phận Xuất nhập khẩu

3.1.2 Mối quan hệ giữa các bộ phận liên quan đến nghiệp vụ chứng nhận xuất xứ Để có được một bộ Giấy chứng nhận xuất xứ hợp lệ, đầy đủ và đáp ứng được yêu cầu của khách hàng, cần phải có sự tham gia, hỗ trợ của nhiều bộ phận liên quan Dưới đây là các bộ phận trong nội bộ của công ty liên quan đến quy trình chứng nhận xuất xứ:

− Bộ phận Kinh doanh: Trong quá trình đàm phán, ký kết hợp đồng mua bán với khách hàng, bộ phận Kinh doanh thường sẽ tiếp nhận yêu cầu cung cấp C/O cho lô hàng, để từ đó khách hàng có thể nhận được các ưu đãi về thuế quan Từ đó bộ phận Kinh doanh sẽ gửi yêu cầu xin C/O cũng như các thông tin liên quan về lô hàng cho bộ phận Xuất Nhập khẩu

− Bộ phận Xuất nhập khẩu: Đây là bộ phận chịu trách nhiệm chính trong quá trình xin C/O, là cầu nối giữa các bên Việc để bộ phận Xuất nhập khẩu đảm nhiệm vai trò này đến từ nhiều lý do:

• Bảng kê khai chi tiết hàng hóa xuất khẩu – là yếu tố chính của một bộ hồ sơ C/O – cần phải được tổng hợp những thông tin chính xác của nguyên phụ liệu cấu thành sản phẩm, được áp dụng các tiêu chí C/O một cách hợp lý và các nguyên phụ liệu cần phải được chứng minh nguồn gốc xuất xứ rõ ràng từ dữ liệu của phòng Xuất nhập khẩu Bên cạnh đó, bảng kê khai chi tiết hàng hóa cũng chính là định mức nguyên vật liệu xây dựng nên thành phẩm xuất khẩu được kê khai trong Báo cáo quyết toán cuối mỗi năm kinh doanh Việc để Bộ phận Xuất nhập khẩu chịu trách nhiệm sẽ giúp cho bảng kê khai hàng hóa trong C/O và định mức xây dựng thành phẩm trong Báo cáo quyết toán được thống nhất, không có sự mâu thuẫn, bất hợp lý

• Quản lý được nguồn gốc xuất xứ của nguyên vật liệu tốt hơn nhờ quản lý lượng dữ liệu khổng lồ từ những hóa đơn mua bán cho đến những tờ khai hải quan, giúp cho việc chuẩn bị các tài liệu liên quan cho bộ hồ sơ xin C/O cũng như việc áp dụng các tiêu chí xin C/O thuận lợi hơn

• Có kiến thức chuyên ngành, nắm rõ các nghiệp vụ cũng như các tiêu chí chứng nhận xuất xứ, điều luật, thông tư, nghị định Từ đó quá trình làm việc với VCCI hay Hải quan hiệu quả hơn

− Bộ phận Sản xuất: Để có được bảng kê khai hàng hóa, yếu tố chính trong một bộ hồ sơ xin C/O thì Bộ phận Xuất nhập khẩu cần có những thông tin từ Bộ phận Sản xuất Bộ phận Sản xuất có trách nhiệm cung cấp cho Bộ phận Xuất nhập khẩu những thông tin như: “Cần những mã nguyên liệu gì để tạo ra sản phẩm? Quy trình tạo ra sản phẩm như thế nào? Định mức tiêu hao của từng mã nguyên phụ liệu là bao nhiêu?”, đây đều là những thông tin cần thiết để tạo nên bảng kê cũng như tính toán các tiêu chí xin C/O Bộ phận sản xuất sẽ có hai loại BOM (Bill of material) – Định mức nguyên vật liệu cấu thành sản phẩm: BOM tiêu chuẩn và BOM thực tế Nhiệm vụ của Bộ phận sản xuất là tính toán và gửi thông tin chính xác về BOM thực tế, vì BOM thực tế sẽ phản ánh đúng cấu thành cũng như định mức tiêu hao của một sản phẩm Ngoài ra, bộ phận Sản xuất còn phải cung cấp cho bộ phận Xuất nhập khẩu quy trình chi tiết để tạo ra một sản phẩm, thông tin cần thiết trong một bộ hồ sơ xin Giấy chứng nhận xuất xứ Sự hỗ trợ, giải đáp về mặt kỹ thuật của Bộ phận Sản xuất sẽ giúp cho nghiệp vụ chứng nhận xuất xứ cũng như làm Báo cáo quyết toán hiệu quả hơn

Dưới đây là sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa các bên liên quan đến nghiệp vụ chứng nhận xuất xứ được thể hiện qua các bước đã được đề cập

Hình 3.2: Mối quan hệ giữa các bên liên quan dựa theo các bước của quy trình

Nguồn: Tài liệu bộ phận Xuất nhập khẩu

− Bước 1: Khách hàng gửi yêu cầu cho bộ phận Xuất Nhập khẩu

− Bước 2: Bộ phận Xuất nhập khẩu chuẩn bị các chứng từ đồng thời gửi yêu cầu xin BOM sản phẩm và quy trình sản xuất cho bộ phận Sản xuất

− Bước 3: Bộ phận Sản xuất gửi lại dữ liệu BOM và quy trình sản xuất cho bộ phận Xuất nhập khẩu

− Bước 4, 5, 6, 7: Bộ phận Xuất nhập khẩu tiến hành xác định mẫu C/O và tiêu chí xuất xứ, tạo bảng kê khai hàng hóa chi tiết, điền C/O và khai báo điện tử lên hệ thống của các cơ quan thẩm quyền

− Bước 8: Cơ quan thẩm quyền sau khi xác nhận đạt yêu cầu thì gửi C/O lại cho công ty, cụ thể là Bộ phận Xuất nhập khẩu

− Bước 9: Bộ phận Xuất nhập khẩu gửi C/O cho khách hàng.

Phân tích nghiệp vụ chứng nhận xuất xứ tại công ty TNHH Hyosung Việt

Khách hàng sẽ gửi yêu cầu về Giấy chứng nhận xuất xứ cho lô hàng thông qua quá trình ký kết hợp đồng mua bán với Bộ phận Xuất nhập khẩu Những yêu cầu về mẫu Giấy chứng nhận xuất xứ được dùng và tiêu chí chứng nhận xuất xứ mà hàng hóa cần đáp ứng sẽ được nêu rõ Nhưng những thông tin này thường không được thể hiện trong hợp đồng thương mại giữa hai bên mà sẽ thống nhất thông qua thỏa thuận riêng

Thông thường, bộ phận Xuất nhập khẩu sẽ làm theo những yêu cầu của khách hàng về vấn đề này Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, bộ phận Xuất nhập khẩu, dựa vào kinh nghiệm và kiến thức của mình, sẽ đưa ra những đề xuất tối ưu hơn trong nghiệp vụ chứng nhận xuất xứ để đôi bên cùng có lợi Ví dụ: Công ty TNHH Hyosung Việt Nam nhận được yêu cầu từ khách hàng phải có Chứng nhận xuất xứ mẫu B cho lô hàng sợi spandex xuất khẩu sang thị trường Peru Chứng nhận xuất xứ mẫu B tuy không có những yêu cầu nghiêm ngặt và thường khá là dễ đáp ứng, tuy nhiên thuế suất được hưởng ưu đãi từ mẫu C/O này khá là thấp Lúc đó, công ty sẽ đề xuất áp dụng Chứng nhận xuất xứ CPTPP cho lô hàng, C/O mẫu CPTPP có mức ưu đãi thuế quan khá là cao, đi cùng với đó là quá trình kiểm định và những yêu cầu nghiêm ngặt cho lô hàng Tuy nhiên, với độ uy tín trong chất lượng sản phẩm lẫn sự minh bạch trong các chứng từ xuất xứ, không khó để công ty xin được C/O mẫu CPTPP Từ đó, giúp khách hàng được hưởng lợi từ việc hưởng mức ưu đãi thuế quan cao

3.2.2 Chuẩn bị chứng từ trong bộ hồ sơ chứng nhận xuất xứ

Bộ phận Xuất nhập khẩu sau khi nhận được thông tin về lô hàng cần chứng nhận xuất xứ sẽ tiến hành liên lạc và xác nhận thời gian thực tế tàu xuất phát (ATD – Actual time departure) với công ty Forwarder để đảm bảo rằng tàu đã chạy Lý do là vì hầu hết các mẫu C/O đều chỉ được cấp khi lô hàng của công ty đã thực sự thông quan xuất khẩu

Tiếp theo, bộ phận Xuất nhập khẩu sẽ tổng hợp các chứng từ cần thiết như:

− Đơn xin cấp giấy chứng nhận xuất xứ

− Mẫu giấy chứng nhận xuất xứ đã được điền thông tin theo lô hàng (bước 4)

− Bill of Lading (gọi tắt B/L)

− Tờ khai hải quan gốc cho lô hàng xin C/O Đối với bảng kê chi tiết, bộ phận Xuất nhập khẩu sẽ gửi thông tin về mã hàng và kì sản xuất của mã hàng xuất khẩu đó về cho bộ phận Sản xuất và xin dữ liệu về Định mức nguyên vật liệu cấu thành sản phẩm (BOM – Bill of material)

Nghiệp vụ kiểm tra bộ chứng từ (phụ lục 1)

Công ty TNHH Hyosung Việt Nam nhận được yêu cầu về Chứng nhận xuất xứ cho lô hàng với số hóa đơn HVSP-2301-114 từ công ty PT MUTU GADING TEKSTIL từ Indonesia Nghiệp vụ kiểm tra bộ chứng từ sẽ gồm các bước sau:

− Kiểm tra tên và địa chỉ người mua, người bán trên P/L, C/I, B/L Đảm bảo thông tin của 4 chứng từ trên phải đồng nhất

− Đảm bảo số hóa đơn trên Packing List và Commercial Invoice phải đồng nhất: HSVP-2301-114

Hình 3.3: Thông tin trên Commercial Invoice

Nguồn: Tài liệu bộ phận Xuất nhập khẩu

Hình 3.4: Thông tin trên Packing List

Nguồn: Tài liệu bộ phận Xuất nhập khẩu

− Kiểm tra thông tin lô hàng trên B/L, C/I và P/L: HS code: 5202.44.90; Net weight: 15,206.40 KG; Tên hàng: Spandex Bare Yarn R/W Ngoài ra còn có thể đối chiếu số lượng kiện là 576 thùng cartons giữa B/L và P/L

Hình 3.5: Thông tin lô hàng trên Bill of Lading

Nguồn: Tài liệu bộ phận Xuất nhập khẩu

Hình 3.6: Thông tin lô hàng trên Packing List

Nguồn: Tài liệu bộ phận Xuất nhập khẩu

Hình 3.7: Thông tin lô hàng trên Commercial Invoice

Nguồn: Tài liệu bộ phận Xuất nhập khẩu

− Kiểm tra thông tin cảng bốc, dỡ hàng và ngày tàu chạy:

• Port of loading: HO CHI MINH PORT, Việt Nam

• Port of Discharge: SEMARANG PORT, Indonesia

− Kiểm tra điều khoản thương mại quốc tế (Incoterms) và phương tiện thanh toán:

• Phương tiện thanh toán: Thanh toán L/C (Letter of Credit) Số L/C: MI77123000033

Trên đây là các bước kiểm tra bộ chứng từ trước khi làm hồ sơ chứng nhận xuất xứ của công ty TNHH Hyosung Việt Nam

3.2.3 Chuẩn bị BOM và quy trình sản xuất

Sau khi nhận được yêu cầu, bộ phận Sản xuất sẽ chọn 1 trong 2 loại BOM để gửi lại cho bộ phận Xuất nhập khẩu Một là BOM thực tế, là loại BOM đã được tổng hợp, tính toán sau khi kết thúc mỗi kỳ sản xuất BOM thực tế gồm các dữ liệu về các nguyên vật liệu, bán thành phẩm cấu thành sản phẩm và định mức tiêu hao của từng nguyên liệu, bán thành phẩm dựa vào quá trình sản xuất nên số liệu sẽ chính xác so với thực tế Hai là BOM tiêu chuẩn, là loại BOM được tạo nên vào đầu mỗi kỳ sản xuất để ước lượng kế hoạch sản xuất Các dữ liệu về số lượng nguyên phụ liệu, bán thành phẩm cấu tạo thành phẩm và định mức của từng nguyên phụ liệu đều chỉ mang tính tương đối, không thể chính xác như BOM thực tế Bộ phận Sản xuất sẽ căn cứ vào kỳ sản xuất của mã hàng đang được xin C/O để gửi dữ liệu BOM phù hợp cùng với quy trình sản xuất sản phẩm chi tiết cho bộ phận Xuất nhập khẩu

Các dữ liệu về BOM thực tế và BOM tiêu chuẩn sẽ được bộ phận Sản xuất lấy từ hệ thống ERP của công ty Bộ phận Xuất nhập khẩu cũng được cấp quyền để truy cập vào xem BOM thực tế và BOM tiêu chuẩn Tuy nhiên, vẫn phải cần một bước xác nhận từ những người có chuyên môn và chịu trách nhiệm nên bộ phận Xuất nhập khẩu chỉ được dùng dữ liệu mà bộ phận Sản xuất gửi, những dữ liệu trên hệ thống ERP chỉ mang tính tham khảo

Đối với BOM tiêu chuẩn của mã hàng SPVH65BZ7211-12, nguyên vật liệu được liệt kê trong cột Component Tuy nhiên, số liệu về số lượng nguyên vật liệu cần thiết để sản xuất ra sản phẩm (Comp Qty) trong cột này thường cao hơn đáng kể so với thực tế Trong khi các số liệu này chỉ ra mức tiêu thụ nguyên vật liệu lên tới 1.000-2.000 kg, thì lượng nguyên vật liệu thực tế cần thiết cho một sản phẩm chỉ vào khoảng 0,001-2 kg, thấp hơn gấp 1.000 lần so với số liệu trong BOM.

Nguồn: Tài liệu bộ phận Sản xuất

BOM thực tế thể hiện nhiều thông tin chi tiết hơn như:

− Product Name: Tên sản phẩm

− Production Quantity: Số lượng sản phẩm được tạo ra trong kỳ sản xuất

− Material Valuation Class: Phân loại của nguyên vật liệu

− Standard Usage Per Unit: Lượng nguyên liệu tiêu chuẩn cho một sản phẩm

− Standard Usage: Lượng nguyên liệu sử dụng tiêu chuẩn

− Actual Usage Per Unit: Lượng nguyên liệu thực tế cho một sản phẩm

− Actual Usage: Lượng nguyên liệu sử dụng thực tế

Có thể thấy rằng, số lượng bán thành phẩm trong BOM tiêu chuẩn đã giảm đi đáng kể; có dữ liệu chính xác về lượng nguyên liệu tiêu chuẩn và thực tế để dễ dàng so sánh và quan trọng nhất là lượng nguyên liệu sử dụng cho một sản phẩm đúng chính xác với tình hình sản xuất thực tế, nằm trong khoảng 0.001 – 2 KG

Hình 3.10: Quy trình sản xuất sản phẩm sợi Spandex

Nguồn: Tài liệu bộ phận Sản xuất

3.2.4 Xác định mẫu C/O và tiêu chí xuất xứ

Dựa vào nước nhập khẩu được quy định trong hợp đồng, xác định đúng mẫu giấy chứng nhận xuất xứ để được hưởng các ưu đãi thuế quan từ các FTA tương ứng

Bảng 3.1: Các mẫu C/O và FTA tương ứng với thị trường nhập khẩu

Thị trường nhập khẩu Mẫu C/O FTA tương ứng

Trung Quốc E ACFTA Ấn Độ AI AIFTA

11 quốc gia thuộc CPTPP CPTPP CPTPP

Khu vực châu Âu EUR.1 EVFTA

Nguồn: Tài liệu bộ phận Xuất nhập khẩu

Ngoài những mẫu C/O được công ty TNHH Hyosung Việt Nam áp dụng phía trên, còn có các mẫu C/O khác tương ứng với những thị trường như:

− C/O mẫu A cho thị trường châu Âu: Đối với thị trường châu Âu, khi mà C/O mẫu

EUR.1 có hiệu lực từ ngày 01/08/2020, công ty TNHH Hyosung Việt Nam đã chuyển đổi sang sử dụng C/O mẫu EUR.1 vì những lợi ích rõ rệt khi đặt lên bàn cân so sánh với C/O mẫu A Tuy nhiên, đi đôi với lợi ích lớn là khâu chuẩn bị và đánh giá các tiêu chí chứng nhận xuất xứ cũng khắt khe hơn nhiều Việc này đòi hỏi công ty phải có một đội ngũ nhân sự với nghiệp vụ tốt và yêu cầu về chất lượng cũng như xuất xứ hàng hóa phải uy tín Dưới đây là bảng so sánh C/O mẫu A và C/O mẫu EUR.1 đối với hàng hóa xuất khẩu đi thị trường châu Âu để thấy rõ lợi ích của C/O mẫu EUR.1

Bảng 3.2: Bảng so sánh C/O mẫu A và C/O mẫu EUR.1

Xuất xứ Được cấp bởi các nước phát triển cho các nước đang phát triển (theo chương trình ưu đãi thuế quan GSP) Được sử dụng trong Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và các nước Châu Âu (EVFTA)

Mục đích Hỗ trợ các nước đang phát triển thúc đẩy xuất khẩu

Hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa giữa Việt Nam và châu Âu Ưu đãi thuế quan

Chỉ được giảm thuế ở một số mặt hàng được ưu đãi theo GSP

− Thuế suất được giảm sâu hơn so với C/O mẫu A

− Danh mục hàng hóa được ưu đãi thuế quan cũng nhiều hơn đáng kể

− Một số mặt hàng còn được miễn thuế

Quy định Đơn phương Chỉ Việt Nam và một số nước đang phát triển nhận được ưu đãi thuế quan từ các nước phát triển Chính vì chỉ có cho đi mà không được nhận lại nên số lượng các mặt hàng được nhận ưu đãi các nước phát triển ít mà ưu đãi cũng không cao

Song phương Hàng hóa từ Việt Nam xuất khẩu sang châu Âu và cả hàng hóa từ châu Âu xuất khẩu sang Việt Nam khi dùng C/O mẫu EUR.1 đều được hưởng ưu đãi thuế quan Chính vì đôi bên cùng có lợi nên danh sách mặt hàng được nhận ưu đãi thuế quan được mở rộng đáng kể, bên cạnh đó tỉ lệ ưu đãi thuế quan cao và một số mặt hàng còn được miễn thuế

Nguồn: Tài liệu bộ phận Xuất nhập khẩu

− C/O mẫu VK cho thị trường Hàn Quốc: Đối với hàng hóa xuất khẩu sang Hàn

Đánh giá thực trạng thực hiện nghiệp vụ chứng nhận xuất xứ tại công ty

3.3.1 Tình hình thực hiện chứng nhận xuất xứ tại công ty

Tập đoàn Hyosung có nhiều công ty con, nên Hyosung Việt Nam có khách hàng và đối tác trên khắp thế giới Để đảm bảo uy tín chất lượng sản phẩm và hợp tác kinh doanh, Hyosung Việt Nam sử dụng mẫu C/O chuẩn, đáp ứng tiêu chí hưởng ưu đãi thuế quan.

Bảng 3.7: Thống kê số lượng C/O được sử dụng theo mẫu giai đoạn 2022-2023

Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ

Nguồn: Tài liệu phòng Xuất nhập khẩu

Năm 2023, số lượng chứng nhận xuất xứ mà công ty đã sử dụng cho sản phẩm xuất khẩu của mình lên tới con số 6321, cao hơn so với 6211 Điều này một phần được lý giải bởi năm 2022 cả thế giới vẫn đang chật vật vì dịch bệnh COVID-19 nên hoạt động thương mại trên toàn thế giới bị gián đoạn nghiêm trọng, hoạt động xuất khẩu của công ty theo đó bị ảnh hưởng Tuy nhiên, năm 2023 lại chứng kiến cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới trầm trọng, sức mua của thế giới suy giảm, nên kinh tế thế giới bị chững lại kèm theo nhiều hậu quả nặng nề Trong bối cảnh đó, công ty TNHH Hyosung Việt Nam lại ghi nhận số lượng C/O được sử dụng gia tăng so với năm trước, minh chứng cho sự phát triển về hoạt động giao thương của công ty Điều này tuy chưa nói lên sự tăng trưởng doanh thu của công ty khi mà có những lô hàng được bán trong nước hoặc khách hàng không yêu cầu C/O Tuy vậy, sự ghi nhận gia tăng lượng C/O cũng là một thành công nhỏ cho sự phát triển của công ty Ở cả năm 2022 và 2023, tỉ lệ C/O mẫu E lần lượt là 1304 và 1391, chiếm 21% và 22% trên tổng lượng C/O được sử dụng, cao nhất Trung Quốc là một siêu cường quốc với nền kinh tế đứng thứ 2 thế giới và tốc độ phát triển kinh tế đứng đầu thế giới, việc Trung Quốc là thị trường quan trọng nhất của Việt Nam nói chung và Hyosung nói riêng là điều dễ hiểu khi mà Trung Quốc và Việt Nam hiện đang là đối tác chiến lược toàn diện, mối quan hệ hợp tác thương mại cao nhất Do đó, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đối với thị trường Trung Quốc cũng là cao nhất Việc gia tăng số lượng C/O mẫu E là một tín hiệu đáng mừng đối với công ty khi phát triển khả năng thương mại tại quốc gia tỉ dân này Xếp thứ 2 trong tổng số lượng C/O được sử dụng lần lượt là C/O mẫu AK với lần lượt là 1118 và 1075, chiếm 18% và 17% Điều này là dễ hiểu vì công ty TNHH Hyosung Việt Nam là công ty con của tập đoàn Hyosung Hàn Quốc, việc gia tăng các hoạt động thương mại giữa các công con sẽ mang lại nhiều hiệu quả kinh tế đối với tập đoàn Việc số lượng C/O bị giảm nhẹ mang không ảnh hưởng nhiều đến tình hình kinh doanh của công ty Mặt khác, đây có thể là một chiến lược của tập đoàn Số lượng C/O mẫu D cũng ghi nhận một sự gia tăng nhẹ từ 932 lên 1011, thể hiện mong muốn phát triển kinh tế trong phạm vi khu vực ASEAN thay vì chỉ là phạm vi quốc gia, để từ đó được hưởng lợi từ các chính sách thương mại khác trong tương lai

Tỉ lệ bộ hồ sơ xin Chứng nhận xuất xứ thấp

Những bộ hồ sơ xin cấp Chứng nhận xuất xứ được công ty TNHH Hyosung Việt Nam gửi đến các cơ quan có thẩm quyền có tỉ lệ bị từ chối rất là thấp (tỉ lệ từ 1-3% cho mỗi loại C/O) Hầu hết là do những sai sót, bất cẩn nhỏ như là nộp thiếu chứng từ và thường sẽ được khắc phục ngay lập tức và sẽ được chấp thuận khi tái gửi bộ hồ sơ xin C/O Các lỗi nghiêm trọng khác như là hàm lượng RVC không đạt đủ tiêu chuẩn hay là không đáp ứng được tiêu chí CTC, bộ phận Xuất nhập khẩu sẽ tự rà soát và kiểm tra lại nguyên nhân dẫn đến sai sót và khắc phục trước khi gửi bộ hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền Dưới đây là bảng thể hiện tỉ lệ C/O bị từ chối bởi cơ quan có thẩm quyền tại công ty TNHH Hyosung Việt Nam

Bảng 3.8: Tỉ lệ bộ hồ sơ xin C/O bị từ chối và được tái chấp thuận năm 2023 Mẫu C/O Tỉ lệ bộ hồ sơ bị từ chối Tỉ lệ bộ hồ sơ tái gửi và được chấp thuận

Nguồn: Tài liệu bộ phận Xuất nhập khẩu

Rút ngắn quy trình chứng nhận xuất xứ

Một trong những điểm mạnh làm nên sự thành công của công ty TNHH Hyosung Việt Nam đến từ đội ngũ chất lượng cao của công ty Trong nghiệp vụ chứng nhận xuất xứ, nhân viên thể hiện nghiệp vụ cao của mình khi đã nắm rõ được các điều khoản, điều luật, thông tư và các thay đổi mới để từ đó áp dụng trong quá trình làm việc với khách hàng và các cơ quan có thẩm quyền Việc này vừa thể hiện thành ý hợp tác giúp đỡ, cố gắng đáp ứng yêu cầu khách hàng và hợp tác chủ động với cơ quan có thẩm quyền, nâng cao hiệu quả của quá trình xuất khẩu của công ty Dưới đây trường hợp làm đơn đề nghị giảm chứng từ trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) (phụ lục 3):

Như đã đề cập trước đây, các dữ liệu về hoạt động sản xuất sản phẩm của công ty TNHH Hyosung Việt Nam được tính toán và tổng hợp theo kỳ sản xuất Sau khi kết thúc một kỳ sản xuất tương ứng với một tháng, các dữ liệu này sẽ không thể bị thay đổi và là dữ liệu chính xác với quá trình thực tế Trong trường hợp một mặt hàng đã được sản xuất theo phương pháp Make-to-stock trong một kỳ sản xuất đã kết thúc, và được xuất khẩu nhỏ giọt theo từng đợt, thì việc phải xuất trình các chứng từ chứng minh xuất xứ của nguyên vật liệu (tờ khai nhập khẩu, hóa đơn,…) và làm bảng kê khai hàng hóa chi tiết cho cùng một sản phẩm đã được xuất trình chứng trước đó cho các lần xuất khẩu sau sẽ làm mất nhiều thời gian và giảm hiệu quả xuất khẩu đi nhiều Ví dụ, một mặt hàng đã được sản xuất với khối lượng 10,000 KG vào tháng 01 năm 2023, đã có dữ liệu thực tế về định mức nguyên phụ liệu cấu tạo Mặt hàng này mỗi tháng đều xuất khẩu 500 KG, lần xuất khẩu đầu đã xuất trình giấy tờ chứng minh xuất xứ của nguyên vật liệu cấu thành cùng các chứng từ liên quan Và vì mặt hàng này đã kết thúc kì sản xuất nên định mức các nguyên vật liệu cấu thành sản phẩm sẽ không thay đổi và các chứng từ cần xuất trình cho các tháng tiếp theo sẽ giống hoàn toàn so với tháng đầu tiên xuất khẩu Vì vậy, việc phải xuất trình nhiều lần cùng một bộ chứng từ sẽ mất thời gian và giảm hiệu quả xuất khẩu của công ty, chưa kể việc tổng hợp các chứng từ mỗi khi cần đến cũng khá là khó khăn với trường hợp sản phẩm đã được sản xuất từ rất lâu Vì vậy, bộ phận Xuất nhập khẩu đã làm “Đơn đề nghị giảm chứng từ trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O)” gửi Phòng quản lý xuất nhập khẩu tỉnh Đồng Nai nhằm mục đích rút ngắn quy trình chứng nhận xuất xứ đối với các mặt hàng cũ đã được chứng minh xuất xứ Từ đó tăng độ hiểu quả của nghiệp vụ chứng nhận xuất xứ nói riêng và tình hình kinh doanh nói chung

Quy trình làm việc rõ ràng

Quy trình thực hiện các nghiệp vụ xuất nhập khẩu của công ty rất là rõ ràng và dễ hiểu, một phần là nhờ vào sự hướng dẫn từ các đồng nghiệp giàu kinh nghiệm Tuy nhiên, không thể phủ nhập sự rõ ràng trong quy trình và sự phân hóa rõ nét trong nhiệm vụ công việc của từng nhân viên ở đây Điều này giúp thúc đẩy các nhân viên ngày càng học hỏi thêm nhiều kiến thức, nâng cao nghiệp vụ và kinh nghiệm của mình

Nhìn chung, công ty TNHH Hyosung Việt Nam là một công ty lớn, nên sẽ dễ dàng nhận thấy công ty có những thuận lợi như là đội ngũ nhân viên có nghiệp vụ cao, nguồn tài chính vững mạnh, luôn đi đầu đổi mới xu thế trong ngành Trong công cuộc chứng nhận xuất xứ của sản phẩm, thứ nhất, công ty tự hào khi có tỉ lệ chứng nhận xuất xứ không đạt tiêu chuẩn rất thấp, từ 1-3% tùy mẫu C/O, và luôn được chấp thuận sau khi bổ sung sai sót Thứ hai, công ty luôn cố gắng cải tiến, rút ngắn quy trình những vẫn đảm bảo được chất lượng, nâng cao hiệu quả công việc Thứ ba, công ty có mức độ chuyên môn hóa cao cùng với quy trình làm việc rõ ràng, cụ thể, giúp nâng cao nghiệp vụ của nhân viên lên mức tối đa

Bên cạnh những mặt tích cực mà công ty đã đạt được, vẫn tồn tại một vài thực trạng, hạn chế và các thực trạng, hạn chế này đều xuất phải từ một lý do Công ty TNHH Hyosung Việt Nam là công ty chuyên sản xuất sản phẩm xuất khẩu Chính vì vậy, để tối ưu hóa hoạt động của công ty, công ty nhập khẩu nguyên vật liệu sản xuất bằng 2 loại hình chính:

− Loại hình E31: Công ty được miễn hoàn toàn thuế nhập khẩu nguyên vật liệu và các nguyên vật liệu này phải cấu thành nên sản phẩm xuất khẩu, không được kinh doanh nội địa

− Loại hình A12: Công ty có đóng thuế nhập khẩu cho nguyên vật liệu nhưng sẽ được hoàn thuế lại, miễn là nguyên vật liệu nhập loại hình này cấu thành nên sản phẩm xuất khẩu

Do lo ngại này, Công ty TNHH Hyosung Việt Nam luôn được cơ quan Hải quan giám sát chặt chẽ tình hình sử dụng nguyên vật liệu nhập miễn thuế, đảm bảo công ty sử dụng đúng mục đích xuất khẩu Để chứng minh tính minh bạch trong việc sử dụng nguyên vật liệu nhập miễn thuế cũng như nguyên vật liệu được hoàn thuế, công ty cần thể hiện chính xác định mức cấu thành sản phẩm xuất khẩu của các nguyên vật liệu trong bảng kê khai hàng hóa chi tiết.

3.3.3.1 Khó khăn trong quản lý xuất xứ của nguyên vật liệu

Công ty TNHH Hyosung Việt Nam là một công ty sản xuất lớn với đa dạng sản phẩm kinh doanh, nên sẽ có một lượng dữ liệu vô cùng khổng lồ như là: Báo cáo bán hàng, báo cáo tồn kho, báo cáo xuất nhập khẩu, báo cáo sản xuất,… Để cho hoạt động sản xuất, kinh doanh diễn ra một cách trơn tru và có hiệu quả, công ty cần phải vận hành, quản lý lượng dữ liệu khổng lồ của mình một cách hiệu quả, hay cụ thể hơn, hệ thống hoạch định doanh nghiệp (Enterprise resources planning – ERP) của công ty cần phải đáp ứng được các yêu cầu mà công ty cần Hệ thống ERP mà công ty hiện đã và đang sử dụng là SAP

Nguồn: Tài liệu hệ thống nội bộ công ty

Về ưu điểm, hệ thống SAP đáp ứng được những gì mà công ty trông đợi ở một hệ thống ERP như:

− Lưu trữ được lượng dữ liệu khổng lồ

− Sắp xếp dữ liệu vào từng danh mục liên quan, từ đó xuất ra được báo cáo cần thiết

− Có thể thay thế con người tính toán và thực hiện các thao tác khác với lượng dữ liệu khổng lồ

Trong công việc xác định nguồn nhập nguyên vật liệu để xây dựng Bảng kê khai hàng hóa chi tiết dành cho công tác xin C/O, hệ thống SAP được dùng như một nơi lưu trữ lượng thông tin khổng lồ của nguyên vật liệu, từ phương thức nhập (nhập khẩu hay mua trong nước) cho đến thời gian nhập, giá thành, số lượng, đơn vị, số hóa đơn,… Và đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến sự khó khăn trong công tác xác định nguồn gốc chính xác của nguyên vật liệu Hệ thống SAP lưu trữ một lượng thông tin quá lớn và phân chia dữ liệu vào các T-code riêng để phục vụ cho những mục đích chuyên biệt, có thể kể đến như:

Hệ thống tồn kho – ZCOQR703

Hình 3.19: Báo cáo tồn kho

Nguồn: Tài liệu hệ thống nội bộ công ty

Hệ thống tồn kho của công ty gồm có các dữ liệu sau:

− Valuation Class: Mã số phân loại

• 4000: Bao bì đóng gói, pallet,…

• 5000: Máy móc thiết bị, không tham gia vào BOM cấu tạo thành phẩm

• 6000: Hàng mua về bán đi, không tham gia vào quá trình sản xuất

− Material, description, unit: Mã nguyên liệu, mô tả chỉ tiết và đơn vị (ở đây chỉ cách gọi chung là nguyên liệu cho tất cả các valuation class chứ không phải là nguyên vật liệu cấu thành sản phẩm)

− Beginning: Lượng tồn kho đầu kỳ

− GR-Purchased: Lượng nhập kho trong kỳ

− GR-Production: Lượng sản xuất trong kỳ

Kết luận chương

Trong chương 3, tác giả đã giới thiệu về nghiệp vụ chứng nhận xuất xứ của công ty TNHH Hyosung gồm 9 bước từ lúc nhận yêu cầu cho đến khi gửi C/O gốc đến tay khách hàng; thực trạng nghiệp vụ chứng nhận xuất xứ của công ty bao gồm những điểm tích cực đã đạt được và điểm hạn chế đang tồn tại Bên cạnh những điểm mạnh có thể kể đến như tỉ lệ C/O bị từ chối thấp và nỗ lực rút ngắn quy trình chứng nhận xuất xứ, thì công ty còn tồn tại 2 bất cập chính là:

− Khó khăn trong việc quản lý xuất xứ nguyên vật liệu khi phải kết hợp nhiều loại báo cáo khác nhau Đòi hỏi sự thành thạo trong việc sử dụng hệ thống SAP và thành thạo trong việc kết nối dữ liệu giữa các báo cáo Bên cạnh đó, công việc này cũng tốt khá là nhiều thời gian

− Mất nhiều thời gian trong việc quy đổi BOM thực tế để tạo bảng kê khai hàng hóa chi tiết Đi cùng với đó là tính chính xác trong nghiệp vụ quy đổi BOM thực tế

Tác giả sẽ đề xuất những giải pháp ở chương tiếp theo để giúp công ty quản lý tốt hơn xuất xứ của nguyên vật liệu và rút ngắn thời gian quy đổi BOM thực tế cũng như nâng cao tính chính xác của nghiệp vụ.

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN NGHIỆP VỤ CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ CỦA CÔNG TY TNHH HYOSUNG VIỆT NAM

Định hướng mục tiêu của việc hoàn thiện nghiệp vụ chứng nhận xuất xứ của công ty TNHH Hyosung Việt Nam

Việc xác định mục tiêu cần hướng đến rồi từ đó lên kế hoạch, lộ trình chính xác để đạt được mục tiêu đó luôn là thứ đầu tiên cần phải làm cho một kế hoạch dài hạn Công ty TNHH Hyosung Việt Nam là doanh nghiệp sản xuất quan trọng, có đóng góp lớn đến nền kinh tế khu vực và quốc tế, dĩ nhiên mục tiêu của Ban lãnh đạo công ty đề ra là tiếp tục tăng trưởng doanh thu và mở rộng thị phần của các mặt hàng sản xuất Tất cả những mục tiêu đề ra đều phải thực hiện thông qua con đường sản xuất và thương mại các sản phẩm, đặc biệt là xuất khẩu hàng hóa đến thị trường thế giới Chính vì vậy, việc nâng cao hiệu quả xuất khẩu nói chung và nghiệp vụ Chứng nhận xuất xứ nói riêng là nhiệm vụ tối quan trọng Dưới đây là mục tiêu cụ thể trong hoạt động xin cấp Giấy chứng nhận xuất xứ của công ty:

− Nâng cao trình độ chuyên môn của nhân viên trong công tác xác định loại C/O phù hợp; quản lý, vận hành hệ thống dữ liệu nội bộ thành thạo để xác định được nguồn

NL chính xác; nâng cao kĩ thuật máy tính, tư duy tính toán để tính được Định mức thực tế chính xác

− Giảm tình trạng làm sai hồ sơ, chứng từ khiến cho các đơn xin cấp C/O bị từ chối Mục tiêu chỉ còn 1-2% số lượng bộ hồ sơ xin cấp C/O bị từ chối trong mỗi nhà máy; tức là nếu gửi 100 bộ hồ sơ xin cấp C/O thì chỉ có 1-2 bộ bị từ chối

− Các phòng ban liên quan xử lý, khắc phục những vấn đề còn tồn đọng sau quá trình thanh tra của Chi cục Hải Quan Nhơn Trạch vừa rồi Đưa ra các phương án xử lý và áp dụng, thay đổi ngay lập tức; có thể thay đổi quy trình nếu cần thiết Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất các giải pháp ưu tiên các kĩ năng nền tảng thông qua việc tối ưu hóa quy trình, rút ngắn thời gian thực hiện và tăng sự chính xác của nghiệp vụ Chứng nhận xuất xứ.

Cơ sở đề xuất giải pháp

Dựa vào phân tích, đánh giá những mặt đạt được và mặt hạn chế của nghiệp vụ Chứng nhận xuất xứ tại công ty TNHH Hyosung Việt Nam ở mục 3.2, tác giả đề xuất một số giải pháp như sau:

− Đề xuất 1: Đưa ra cải tiến về hệ thống SAP để tối ưu hóa nghiệp vụ quản lý nguồn gốc nguyên vật liệu

− Đề xuất 2: Đưa ra cải tiến trong quy trình nhằm tối ưu hóa thời gian và tính chính xác trong nghiệp vụ chứng nhận xuất xứ.

Giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ chứng nhận xuất xứ của công ty TNHH

4.3.1 Giải pháp quản lý xuất xứ nguyên vật liệu

Như đã phân tích ở chương 3, vấn đề lớn nhất hiện nay của hệ thống ERP - SAP trong nghiệp vụ làm hồ sơ xin cấp C/O, hay cụ thể hơn là trong công tác xác định nguồn gốc xuất xứ của nguyên liệu để tạo bảng kê khai hàng hóa chính xác, ảnh hưởng trực tiếp đến hàm lượng RVC/LVC của sản phẩm, chính là lượng dữ liệu quá lớn và được phân bố ra các danh mục (T-code) chưa được thống nhất và chưa được hợp lý Điều này khiến cho việc xác định nguồn gốc nguyên vật liệu trở nên cực kỳ khó khăn và tốn nhiều thời gian khi mà phải kết hợp lượng thông tin lớn giữa những T-code trên hệ thống SAP và dữ liệu có sẵn Vì vậy, tác giả xin đề xuất 2 giải pháp để giải quyết các vấn đề ở hệ thống SAP:

− Tăng cường đào tạo nhân viên trong việc sử dụng SAP, đặc biệt là nhân viên mới Cải thiện tình trạng thiếu thành thạo trong việc sử dụng hệ thống SAP như hiện tại đối với nhân viên cũ và cải tiến, chú trọng công tác đào tạo về hệ thống SAP cho nhân viên mới

− Tạo ra thêm T-code quản lý nguồn gốc, xuất xứ nguyên vật liệu, chọn lọc dữ liệu cần thiết, tối ưu từ các T-code MB51, ZGGADDH và ZCOQR703 đã đề cập Việc này sẽ giúp người theo dõi nắm bắt được nguồn luân chuyển của các nguyên liệu từ khi thực nhập vào công ty, đến khi tham gia vào sản xuất và trở thành một thành phẩm và được xuất ra khỏi công ty T-code đề xuất sẽ thể hiện các thông tin sau:

Hình 4.1: Báo cáo từ T-code đề xuất

Nguồn: Báo cáo được đề xuất

• Posting date: Ngày thực nhập kho

• Invoice No và Invoice date: Số hóa đơn và ngày hóa đơn

• B/L No và B/L date: Số vận đơn và ngày vận đơn trong trường hợp nguyên liệu được nhập khẩu

• Custom permit no, custom permit date, type: Số tờ khai nhập khẩu, ngày đăng ký tờ khai và loại hình nhập khẩu

• Material: Mã hàng và mô tả chi tiết

• Quantity và unit: Số lượng nguyên liệu được nhập và đơn vị

• Vendor name, country: Tên nhà cung cấp và quốc gia của nhà cung cấp (quốc gia xuất xứ nguyên liệu)

• Ngoài ra còn có các cột dữ liệu về lượng tồn kho đầu kỳ của nguyên liệu, lượng xuất kho sản xuất và lượn tồn kho cuối kỳ của nguyên liệu đó trong một kỳ sản xuất

• Nếu có chuyển đổi (transfer) thì thể hiện chuyển đổi qua mã nào và nhà máy nào

Với báo cáo xuất ra từ T-code được đề xuất, nhân viên thực hiện không cần phải kết hợp nhiều báo cáo lại với nhau để theo dõi dòng chảy của nguyên vật liệu nữa mà chỉ cần đúng 1 T-code riêng để phục vụ mục đích này

4.3.2 Giải pháp cải thiện tốc độ và sự chính xác trong hoạt động tạo bảng kê khai hàng hóa chi tiết Đối với việc đổi BOM thực tế, để cải thiện tốc độ quy đổi và tính chính xác của kết quả, tác giả đề xuất sử dụng VBA tạo nên chương trình tính toán tự động từ hệ thống Excel

Hình 4.2: Ứng dụng VBA trong Excel

Nguồn: Hệ thống quy đổi được đề xuất

Theo đó, tác giả sẽ viết nên một chương trình cho phép hệ thống tự động tính toán theo các điều kiện và quy tắc trong công việc quy đổi BOM thực tế như hình 4.1 Để kết nối từ Excel đến chương trình đã được viết ở bên trong ứng dụng VBA, tác giả sẽ tạo thêm các nút lệnh điều khiển để tăng tính tương tác giữa người dùng và hệ thống

Hình 4.3: Các nút lệnh tương tác với hệ thống VBA

− Nguồn: Hệ thống quy đổi được đề xuất

− Nút lệnh “Execute”: Thực hiện chương trình quy đổi BOM thực tế

− Nút lệnh “Clear”: Xóa dữ liệu theo nhu cầu

Hình 4.4: Ứng dụng VBA trong việc tính Định mức thực tế

Nguồn: Hệ thống quy đổi được đề xuất Để hiểu rõ hơn, tác giả sẽ mô tả quy trình quy đổi BOM thực tế khi sử dụng ứng dụng VBA Tác giả sẽ tạo sẵn một mẫu BOM thực tế có đầy đủ các cột thông tin như hình 4.3 để người dùng có thể sao chép dữ liệu BOM thực tế vào, thuận tiện cho việc tính toán

− Bước 1: Chọn lệnh “Clear” để xóa những phần dữ liệu theo nhu cầu Khi đó, hệ thống sẽ xuất hiện hộp thoại giao tiếp với người dùng Chọn “Yes” để xóa toàn bộ BOM thực tế đang được hiển thị để chuẩn bị cho việc quy đổi BOM thực tế mới, chọn “No” để chỉ xóa những phần BOM thực tế mới được quy đổi

Hình 4.5: Hộp thoại giao tiếp giữa người dùng và hệ thống

− Nguồn: Hệ thống quy đổi được đề xuất

− Bước 2: Điền Mã thành phẩm cần quy đổi BOM thực tế vào ô E1 và kỳ sản xuất của thành phẩm vào ô O1 để hệ thống nhận diện

− Bước 3: Thực hiện lệnh “Execute” và hệ thống sẽ tự động tạo ra một cột “BOM

TT” được tô màu vàng để chứa kết quả tính toán

− Bước 4: Sau khi quy đổi, tính toán và so sánh kết quả với các điều kiện được thiết lập sẵn, hệ thống sẽ trình bày BOM thực tế được quy đổi bên dưới BOM thực tế gốc và hiển thị thông báo “Dinh muc dat tieu chuan” Định mức của từng mã nguyên liệu được thể hiện cấu thành nên thành phẩm sẽ được hiển thị ở cột “BOM TT” ứng với từng dòng nguyên liệu Trong trường hợp định mức sau khi quy đổi không đáp ứng được các điều kiện so sánh mà tác giả đặt ra, hệ thống sẽ tô màu đỏ ở các kết quả không đạt tiêu chuẩn và hiển thị thông báo “Dinh muc khong dat tieu chuan” Lúc đó, nhân viên thực hiện phải xem lại và tìm nguyên nhân xảy ra

Hình 4.6: Hệ thống quy đổi BOM thực tế

Nguồn: Hệ thống quy đổi được đề xuất

Hình 4.7: Trường hợp định mức quy đổi không đạt tiêu chuẩn

Nguồn: Hệ thống quy đổi được đề xuất

− Bên cạnh đó, tác giả cũng tạo thêm một điều kiện để hiện cảnh báo “BOM bi thieu” trong trường hợp BOM thực tế bị thiếu dòng dữ liệu và đồng thời hệ thống cũng sẽ tô đỏ mã nguyên liệu mà bị thiếu dòng dữ liệu Trường hợp này xảy ra khi mà bộ phận sản xuất gửi BOM thực tế bị thiếu dòng dữ liệu hoặc có lỗi trên hệ thống SAP khiến dữ liệu xuất ra bị thiếu

Hình 4.8: Trường hợp BOM bị thiếu dữ liệu

Nguồn: Hệ thống quy đổi được đề xuất

− Bước 5: Sau khi xác nhận BOM quy đổi đạt tiêu chuẩn, ta di chuyển qua trang tính “DMCT” trình bày vào bảng Định mức chi tiết theo, thêm các thông tin nguyên vật liệu và được định dạng theo đúng tiêu chuẩn Bảng Định mức chi tiết là tiền thân của Bảng kê khai hàng hóa chi tiết Ở trang tính “DMCT”, chọn nút lệnh “Fill” có màu xám để hệ thống trình bày định mức của thành phẩm dưới dạng chỉ có nguyên liệu Các nguyên liệu trong bảng này sẽ được lọc trùng và định mức của chúng sẽ là tổng định mức sau khi quy đổi Ví dụ, mã thành phẩm D được tạo nên từ 3 bán thành phẩm A, B, C, trong các bán thành phẩm này đều có chung 1 mã nguyên liệu D Từ đó, khi trình bày vào bảng Định mức chi tiết, hệ thống sẽ lọc trùng và lấy 1 mã nguyên liệu D thay vì 3, nhưng định mức của mà nguyên liệu D sẽ là tổng của 3 mã nguyên liệu D sau khi quy đổi Cứ như vậy, sau khi trình bày và so sánh với các điều kiện, hệ thống sẽ hiện thông báo “Dat tieu chuan” Nhân viên sẽ sử dụng bảng này để điền tiếp những thông tin khác vào Bảng kê khai hàng hóa chi tiết

Hình 4.9: Bảng Định mức chi tiết

Nguồn: Hệ thống quy đổi được đề xuất

− Trường hợp các mã nguyên liệu sau khi được lọc trùng và cộng tổng định mức lại không bằng với kết quả sau khi quy đổi trước đó, hệ thống sẽ hiện thông báo

“Chenh lech voi BOM quy doi” để nhân viên tiến hành xem xét và đánh giá

Hình 4.10: Cảnh báo chênh lệch với BOM quy đổi

Nguồn: Hệ thống quy đổi được đề xuất

− Mã sản phẩm, mã nguyên liệu và định mức quy đổi ở trên Bảng định mức chi tiết được lấy từ BOM thực tế sau khi quy đổi và đã bỏ các mã bán thành phẩm, chỉ thể hiện dưới dạng nguyên liệu Tên tiếng việt của từng mã hàng và loại hình nhập ở cột “Ghi chú” được lấy từ trang tính “Nguon”, tổng hợp những mã nguyên liệu đã được sử dụng Trong đó, tên tiếng việt của nguyên liệu được lấy từ tên được khai trên tờ khai nhập khẩu và ở cột ghi chú Ở cột “Ghi chú”, “NSXXK” thể hiện cho loại hình nhập khẩu E31, “NKD” thể hiện cho loại hình nhập khẩu A12 và “MTN” thể hiện cho nguyên vật liệu được mua trong nước Nhân viên sẽ đều đặn cập nhật trang tính tổng hợp này để có được thông tin những mã nguyên liệu mới nhất

Hình 4.11: Bảng tổng hợp nguồn nguyên liệu

Nguồn: Hệ thống quy đổi được đề xuất Đánh giá

Cho dù là hệ thống tự động hiện đại đi chăng nữa thì vẫn không thể vượt qua được con người và luôn cần được con người giám sát, điều khiển VBA cũng không ngoại lệ Trải qua hơn 6 tháng được triển khai và đánh giả, tác giả rút ra được các kết luận sau:

Ngày đăng: 26/09/2024, 09:44

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w