Từng quốc gia đảm nhận một vị thế kinh tế chính trị trong khu vực và trênthế giới, và lạm phát là một phần không thể thiếu của cuộc sống kinh tế.Trong bài viết này, chúng tôi sẽ tập trun
Trang 1TRƯỜNG KINH DOANHKHOA KINH DOANH QUỐC TẾ - MARKETING
TIỂU LUẬNMÔN HỌC: KINH TẾ VĨ MÔTình hình lạm phát ở Mỹ hiện nay Nguyên nhân và giải pháp
Giảng viên: Trần Bá ThọKhóa: K49Mã lớp: IB0001Mã học phần: 24D1ECO50100215Thành viên nhóm: Đào Anh Quân - 31231021692
Hoàng Nguyễn Hữu Khánh - 31231027442Nguyễn Trung Thành - 31231022805
Trang 22.1 Tình hình lạm phát trên thế giới hiện nay 10
2.2 Tình hình lạm phát ở Mỹ vừa qua và hiện nay .12
2.3 Nguyên nhân lạm phát ở Mỹ gần đây 15
Chương 3: Các giải pháp kiềm chế lạm phát 18
3.1 Những thuận lợi và khó khăn 18
3.2 Các giải pháp chính sách của Mỹ 20
PHẦN KẾT LUẬN 23
Trang 3PHẦN MỞ ĐẦU
Lạm phát - một hiện tượng kinh tế không thể bỏ qua, đang đồng hành cùng nềnkinh tế thị trường Trong thời đại hiện nay, lạm phát không chỉ là vấn đề trungtâm mà còn là một điểm nhạy cảm hàng đầu của đời sống kinh tế xã hội, ảnhhưởng đến cả quốc gia và toàn cầu
Lạm phát không chỉ là con số trên biểu đồ, mà còn là hệ quả của sự hòa quyệngiữa các chính sách kinh tế xã hội vĩ mô và hoạt động kinh doanh vĩ mô tácđộng trực tiếp và gián tiếp đến mọi khía cạnh của cuộc sống: từ chính phủ,doanh nghiệp, cá nhân cho đến quan hệ kinh tế đối nội và đối ngoại của quốcgia Từng quốc gia đảm nhận một vị thế kinh tế chính trị trong khu vực và trênthế giới, và lạm phát là một phần không thể thiếu của cuộc sống kinh tế.Trong bài viết này, chúng tôi sẽ tập trung vào tình hình lạm phát tại Mỹ, mộtnền kinh tế lớn và có ảnh hưởng trên toàn cầu Chúng tôi sẽ phân tích các consố, nguyên nhân và tác động của lạm phát tại Mỹ trong những năm gần đây,đặc biệt là trong bối cảnh đại dịch COVID-19 và các chính sách kích thích kinhtế của chính quyền Chúng tôi cũng sẽ đề cập đến những dự báo, thách thức vàgiải pháp để kiểm soát lạm phát tại Mỹ trong tương lai
Mục tiêu nghiên cứu-Phân tích tình hình lạm phát ở Mỹ và thế giới hiện nay.-Dự vào sự phân tích, chúng ta có thể đề xuất những giải pháp để giới hạn vàkhắc phục vấn đề
PHẦN NỘI DUNG Chương 1: Cơ sở lý thuyết về lạm phát
1.1 Khái niệm lạm phát.Nhiều quan niệm về lạm phát đã xuất hiện, với mỗi quan niệm mang một khíacạnh khác nhau và được đảm bảo bởi các lý do riêng biệt Đối với L.V.Chandeler và D.C Cliner, họ vững chắc cho rằng lạm phát là sự tăng giá hànghóa, dù là dài hạn hay ngắn hạn, chu kỳ hay đột xuất
Trang 4Mặt khác, theo G.G Mtrukhin, lạm phát được xem là sự tràn lan tiềm ẩn của tưbản thông qua việc điều phối lại sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân qua giácả giữa các khu vực của quá trình tái sản xuất xã hội, các ngành kinh tế và cácgiai cấp, các nhóm dân cư xã hội.
Trong một phạm vi rộng hơn, P.A.Samuelson và W.D.Nordhaus trong cuốn"Kinh tế học" của mình cho rằng lạm phát xảy ra khi mức chung của giá cả chiphí tăng lên
Theo quan điểm của J.Bondin và M Friedman trong "Lạm phát lưu thông tiềntệ", họ cho rằng lạm phát là kết quả của việc đưa quá nhiều tiền thừa vào lưuthông, làm cho giá cả tăng lên M.Friedman thậm chí còn khẳng định: "Lạmphát ở mọi nơi đều là kết quả của lưu thông tiền tệ Lạm phát chỉ có thể xuấthiện khi số lượng tiền trong lưu thông tăng lên nhanh hơn so với sản xuất".Tóm lại, tất cả các luận điểm về lạm phát đã đưa ra những cách nhìn khác nhauở một số mặt của lạm phát Hiện nay, chúng ta có thể hiểu lạm phát là tìnhtrạng mức giá chung của nền kinh tế tăng lên trong một khoảng thời gian nhấtđịnh
1.2 Đo lường lạm phát.Để đánh giá mức độ lạm phát trong một giai đoạn nhất định của nền kinh tế,các chuyên gia thống kê kinh tế áp dụng chỉ số lạm phát, được tính dựa trênphần trăm biến đổi của mức giá tổng thể Chỉ số lạm phát cho giai đoạn thờigian t được xác định bằng công thức sau:
πt= �1 − �0�0 x 100
Trong đó: πt: tỷ lệ lạm phát của thời kỳ t
P1 : mức giá của thời kỳ tP0 : mức giá của thời kỳ trước đó
Trang 5Để xác định tỷ lệ lạm phát, các chuyên gia thống kê thường dựa vào chỉ số điềuchỉnh GDP và chỉ số giá tiêu dùng (CPI) nhằm đo lường mức giá tổng thể Tuynhiên, nếu mục đích là theo dõi biến động giá cả liên quan đến chi phí sinh hoạtcủa người dân, thì chỉ số giá tiêu dùng (CPI) thường được sử dụng để xác địnhcác giai đoạn có lạm phát.
1.3 Phân loại lạm phát
Mức giá
Giáthếgiới(giá dầu, gạo và
các đầu vàonhập khẩu)
Tiền tệ và tíndụng, lãi suất,thu nhập, tàisản, chi tiêu và
thuế
Chi phí đầu vàotrong nước vànhập khẩu, đôn
giá phía cung
Trang 6Lạm phát có thể được phân loại thành các mức độ khác nhau, dựa trên tỷ lệlạm phát và tính chất của lạm phát.
1.3.1 Dựa trên tỷ lệ lạm phát.a) Lạm phát tự nhiên (lạm phát vừa phải)Tỷ lệ lạm phát dưới 10% một năm Đặc trưng bởi giá cả tăng chậm và có thểdự đoán trước Nền kinh tế vẫn hoạt động bình thường và đời sống người dânvẫn ổn định Không xuất hiện tình trạng đầu cơ tích trữ hàng hóa với số lượnglớn
b) Lạm phát phi mã.Tỷ lệ lạm phát từ 10% đến 1000% (2 đến 3 con số) một năm Đồng tiền bịmất giá rất nhanh, mọi người chỉ giữ tiền vừa đủ cho giao dịch hàng ngày; cóxu hướng tích trữ hàng hóa, mua bất động sản, chuyển sang dùng vàng hoặcngoại tệ mạnh để thanh toán các giao dịch có giá trị lớn và tích lũy của cải Nếudiễn ra thường xuyên sẽ gây biến dạng cấu trúc nền kinh tế, phá vỡ thị trườngtài chính
c) Siêu lạm phát.Tỷ lệ lạm phát trên 1000% một năm Làm giá cả tăng nhanh và đồng tiền bịmất giá nhanh chóng Làm các yếu tố thị trường biến dạng và các hoạt độngkinh doanh bị rối loạn Song, siêu lạm phát hiếm khi xảy ra
1.3.2 Dựa trên tính chất của lạm phát.a) Lạm phát thuần túy
Đây là trường hợp đặc biệt của lạm phát, hầu như giá cả của mọi mặt hàngđều tăng lên cùng một tỉ lệ trong cùng một đơn vị thời gian
b) Lạm phát cân bằngGiá tăng tương ứng với thực tế thu nhập của người lao động, phù hợp vớihoạt động sản xuất của từng doanh nghiệp Do đó tình trạng này không làm ảnhhưởng đến cuộc sống hàng ngày của người lao động và nền kinh tế nói chung
c) Lạm phát được dự đoán trướcMọi người có thể dự đoán trước nhờ sự diễn biến liên tục theo chuỗi thờigian trong nhiều năm
d) Lạm phát không được dự đoán trướcXảy ra bất ngờ, ngoài sự tiên liệu của mọi người từ quy mô, cường độ vàmức độ tác động
1.4 Nguyên nhân lạm phát
Trang 71.4.1 Lạm phát do tiền tệ.Ngân hàng trung ương thực hiện chính sách tăng cung tiền theo yêu cầu củanhà nước làm lượng tiền lưu thông tăng lên.Việc gia tăng lượng tiền trong hệthống mà không có sự tăng trưởng tương ứng trong nền kinh tế, nguồn cunghàng hóa và dịch vụ không đáp ứng đủ nhu cầu, dẫn đến áp lực lên giá cả Vớigiá cả tăng, người tiêu dùng và doanh nghiệp sẽ phải trả nhiều hơn cho hànghóa và dịch vụ, tạo ra hiện tượng lạm phát.
1.4.2 Lạm phát do cầu kéo.Khi cầu thị trường tăng vượt quá lượng mà nền kinh tế có thể sản xuất, mọingười tranh nhau mua một lượng hàng hóa và dịch vụ bị giới hạn Nghĩa làngười mua thay phiên trả giá cao lên và dẫn đến lạm phát Nhu cầu nhiều quámức này, còn được biết là “quá nhiều tiền cho quá ít hàng hóa”, thường diễn raở một nền kinh tế đang đà phát triển
+ Trong trường hợp chính phủ chi tiêu quá mức thu ngân sách, phải huyđộng thêm từ các khoản vay ngân hàng Trung ương hoặc các ngân hàng nướcngoài thì rất dễ dẫn đến trường hợp lạm phát cao và kéo dài
+ Khi mức thu nhập tăng lên hoặc mức lãi suất giảm xuống, thúc đẩytổng cầu tăng, gây áp lực đối với lạm phát Bên cạnh đó, nhu cầu đầu tư củacác doanh nghiệp tăng lên cũng là một trong những nguyên nhân gây lạm phátcầu kéo
+ Ngân hàng Trung ương tăng mức phát hành tiền đồng thời hệ thốngcác ngân hàng trung gian cũng nới lỏng các điều kiện cho vay với lãi suất ưuđãi Điều này khiến chính phủ, các doanh nghiệp và cá nhân có nhu cầu chi tiêunhiều hơn, dẫn đến giá cả tăng nhanh hơn,…
1.4.3 Lạm phát do chi phí đẩy.Còn gọi là lạm phát đình trệ Chi phí đẩy của các doanh nghiệp bao gồm cácyếu tố như tiền lương, giá nguyên liệu đầu vào, máy móc, thuế… Khi giá củamột hoặc một số yếu tố này tăng sẽ làm cho tổng chi phí sản xuất của cácdoanh nghiệp cũng sẽ tăng lên Do đó, để bảo toàn lợi nhuận, các doanh nghiệpthường phải tăng giá sản phẩm Hiện tượng này dẫn đến sự tăng mức giá chungtrên toàn nền kinh tế và được gọi là “lạm phát do chi phí đẩy”.Tình trạng nàychỉ xảy ra trong giai đoạn tăng trưởng kinh tế khi người tiêu dùng sẵn sàng trảgiá sản phẩm ở mức cao hơn thông thường
1.4.4 Lạm phát do cầu thay đổi.Khi trên thị trường xảy ra tình huống mà nhu cầu về một sản phẩm A giảm đitrong khi nhu cầu đối với sản phẩm B tăng lên Nếu có sự tồn tại của ngườicung cấp độc quyền của A và giá của họ có tính cứng nhắc phía dưới (chỉ có
Trang 8thể tăng mà không thể giảm) Trong khi đó, sản phẩm B sẽ có giá tăng thêmdẫn đến mức giá chung tăng lên và gây ra hiện tượng lạm phát.
1.4.5 Lạm phát do cơ cấu.Khi doanh nghiệp đi vào kinh doanh hiệu quả thu được một số lợi nhuậnđáng kể sẽ tự thúc đẩy nhân công bằng việc tăng lương Tuy nhiên một sốdoanh nghiệp lại không đạt được mục tiêu kinh doanh hiệu quả mà vẫn phảităng lương cho nhân công để giữ chân họ Lúc này không còn cách nào khácngoài việc tăng giá cả sản phẩm làm lạm phát phát sinh
1.4.6 Lạm phát do xuất khẩu.Xuất khẩu tăng dẫn tới tổng cầu tăng cao hơn tổng cung, hoặc sản phẩmđược huy động cho xuất khẩu khiến lượng cung sản phẩm cho thị trường trongnước bị hao hụt khiến tổng cung thấp hơn tổng cầu Lạm phát nảy sinh do tổngcung và tổng cầu mất cân bằng
1.4.7 Lạm phát do nhập khẩu.Sản phẩm không tự sản xuất trong nước được mà phải nhập khẩu Khi giánhập khẩu tăng (do nhà cung cấp nước ngoài tăng giá) thì giá bán sản phẩm đótrong nước cũng tăng Lạm phát hình thành khi mức giá chung bị giá nhập độilên
1.4.8 Lạm phát đẻ ra lạm phát.Khi nhận thấy có lạm phát, giá tăng lên người dân tự phán đoán, tự suy nghĩlà đồng tiền không ổn định thì giá cả sẽ tăng cao tạo nên tâm lý dự trữ Khi đótổng cầu trở nên cao hơn tổng cung sẽ trở lên khan hiếm kích thích giá tăng cao⟹gây ra lạm phát
1.5 Tác động của lạm phát.-Lạm phát vừa có tác động tích cực và tiêu cự đối với nền kinh tế Có thể là bànđạp giúp nền kinh tế ngày càng đi lên, nhưng mặt khác lại kìm hãm sự pháttriển kinh tế của từng quốc gia
-Đối với sản xuất: Khi người sản xuất thu nhiều lợi nhuận, họ sẽ sản xuất nhiềuhơn bằng cách tận dụng tất cả các nguồn lực sẵn có Tuy nhiên, sau giai đoạntoàn dụng, sản lượng không thể tăng lên mãi vì tất cả các nguồn lực đều đượcsử dụng hết Do đó, việc đầu cơ tích trữ sẽ tăng lên do người dân hy vọng giácả sẽ tiếp tục tăng
Trang 9-Đối với chính sách kinh tế nhà nước: Trong chính sách kinh tế tài chính củanhà nước, lạm phát gây ra tình trạng thiếu vốn, khiến chúng ta không đủ khảnăng cung cấp tiền cho các khoản phúc lợi xã hội Các lĩnh vực dự định đượcchính phủ đầu tư và hỗ trợ vốn cũng bị thu hẹp hoặc trì hoãn Khi ngân sáchcủa nhà nước thâm hụt, các mục tiêu cải thiện và nâng cao đời sống xã hộikhông thể thực hiện như đã được đề ra từ trước.
-Đối với tăng trưởng kinh tế: Là một vấn đề quan trọng Mặc dù lạm phát ởmức độ nhẹ là không thể tránh khỏi và thậm chí là mong muốn trong một nềnkinh tế đang phát triển, nhưng tỷ lệ lạm phát cao có thể gây ra những hệ quảkhông mong muốn Khi lạm phát tăng cao, nó có thể làm giảm tốc độ tăngtrưởng kinh tế.Điều này xảy ra bằng cách làm chậm tốc độ hình thành vốn vàtạo ra sự không chắc chắn trong nền kinh tế Các doanh nghiệp và người tiêudùng có thể trở nên lo lắng về giá cả và giá trị của tiền tệ Sự không chắc chắnnày có thể dẫn đến việc giảm đầu tư và tiêu thụ, ảnh hưởng đến tăng trưởngkinh tế tổng thể
-Đối với thu nhập và việc làm: Lạm phát có thể làm tăng tổng thu nhập quốcdân Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc thu nhập thực tế của ngườidân tăng tương ứng Mặc dù tổng thu nhập quốc dân có thể tăng, nhưng sứcmua của đồng tiền giảm Điều này xảy ra khi giá cả tăng nhanh hơn tốc độ tăngthu nhập Khi sức mua giảm, người dân sẽ không thể mua được nhiều hàng hóavà dịch vụ như trước đây Khi giá cả tăng, một số doanh nghiệp có thể giảm chiphí bằng cách cắt giảm nhân sự hoặc không tăng lương cho nhân viên Điềunày có thể dẫn đến tình trạng thất nghiệp tăng cao Những người có thu nhậpthấp hơn có thể gánh chịu tác động nặng nề hơn Điều này dẫn đến sự phân hóathu nhập và gia tăng khoảng cách giữa giàu và nghèo
1.6 Lạm phát và Lãi suất.-Lạm phát ảnh hưởng không chỉ đến kinh tế, mà còn lan tỏa sang các khía cạnhkhác của cuộc sống như chính trị và xã hội Một trong những tác động đầu tiêncủa lạm phát là ảnh hưởng đến lãi suất
Chúng ta có thể tính lãi suất thực bằng cách trừ tỷ lệ lạm phát khỏi lãi suấtdanh nghĩa:
Lãi suất thực = lãi suất danh nghĩa - tỷ lệ lạm phát.Khi tỷ lệ lạm phát tăng cao, để duy trì lãi suất thực ổn định và dương, lãi suấtdanh nghĩa phải tăng theo tỷ lệ lạm phát Tuy nhiên, việc tăng lãi suất danhnghĩa có thể gây ra hậu quả tiêu cực cho nền kinh tế, bao gồm suy thoái kinh tếvà gia tăng thất nghiệp
-Lạm phát và lãi suất có mối quan hệ cùng chiều với nhauLý thuyết Fisher cho rằng, hai yếu tố này có mối quan hệ cùng chiều với nhau
Trang 10Trên giả thuyết cho thấy, mức lãi suất danh nghĩa sẽ bằng tổng kỳ vọng lạmphát và lãi suất thực.
Để đảm bảo mức lãi suất thực, khi lạm phát tăng, lãi suất danh nghĩa cũng sẽtăng theo Điều này sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động đầu tư và chỉtiêu
Khi lạm phát tăng, để duy trì mức lãi suất thực, lãi suất danh nghĩa cũng sẽ tăngtheo Hiệu ứng này có tác động trực tiếp đến hoạt động đầu tư và các chỉ tiêukinh tế
Khi lãi suất tăng, việc vay vốn trở nên đắt hơn, làm giảm khả năng chi tiêu vàđầu tư của người dân và doanh nghiệp Điều này có thể dẫn đến suy thoái kinhtế, giảm sự tiêu dùng và đầu tư trong nền kinh tế
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng lý thuyết Fisher là một lược đồ chung và trong thựctế có thể có những yếu tố khác ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa lạm phát và lãisuất Chính sách tiền tệ, tình hình kinh tế chung và biến động của thị trườngcũng đóng vai trò quan trọng trong tương quan này
-Lạm phát tăng cao làm cho các khoản nợ nước ngoài tăng lên làm tăng tỷ giá,đồng tiền trong nước trở nên mất giá nhanh so với đồng tiền nước ngoài tínhtrên các khoản nợ Khi lạm phát tăng cao, đồng tiền trong nước mất giá nhanhhơn so với đồng tiền nước ngoài Điều này làm cho tỷ giá giữa đồng tiền trongnước và đồng tiền nước ngoài tăng lên Các khoản nợ nước ngoài được tínhtrên đồng tiền nước ngoài, vì vậy khi tỷ giá tăng, giá trị của các khoản nợ nàycũng tăng lên.Trong việc kiểm soát lạm phát, các biện pháp như tăng lãi suấthuy động, cải cách tiền tệ và tăng quỹ hàng hóa tiêu dùng có thể được ápdụng Tuy nhiên, việc duy trì sự ổn định giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tếvẫn là một thách thức đối với các quốc gia
Chương 2: Tình hình lạm phát ở Mỹ thời gian
vừa qua và hiện nay
2.1 Tình hình lạm phát trên thế giới hiện nay.2.1.1 Tình hình lạm phát thế giới năm 2023.Tiếng hô của thị trường hàng hóa toàn cầu trong năm 2023 được nhiều sónglớn và đồng thời chịu sự tác động của nhiều yếu tố kinh tế, chính trị, và xã hội.Các sự xung đột quân sự, như cuộc đối đầu giữa Nga và Ukraine cùng với bấtổn gia tăng tại Trung Đông, tiếp tục đóng góp vào tình trạng không ổn định củathị trường Nhiều quốc gia đang duy trì chính sách tiền tệ chặt chẽ, dẫn đến sự
Trang 11suy yếu của tổng cầu và tăng trưởng kinh tế chậm rãi Trong khi đó, thị trườngtài chính và bất động sản ở một số quốc gia mang theo nhiều rủi ro không nhỏ.
Đặc biệt, tình hình thời tiết cực đoan lan rộng, với hạn hán kéo dài, bão lũ, vàthiên tai gây mất cân đối trong sản xuất và tiêu dùng lương thực Lạm phát toàncầu, sau một khoảng thời gian các quốc gia tăng lãi suất để kiểm soát, đang códấu hiệu giảm dần Tuy nhiên, so với mục tiêu dài hạn, mức lạm phát hiện tạivẫn duy trì ở mức cao đối với nhiều quốc gia
Ví dụ, lạm phát tại Mỹ tháng 11/2023 đã tăng 3,1% so với cùng kỳ năm trước,và Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã quyết định giữ nguyên lãi suất cơ bản ởmức 5,25%-5,5% trong thời gian dài nhằm đạt được mục tiêu kiểm soát lạmphát Châu Âu cũng ghi nhận mức tăng lạm phát khác nhau, với Pháp và Đứclần lượt là 3,5% và 3,2% Nhiều quốc gia châu Á như Lào (25,24%), Ấn Độ(5,55%), Phi-lip-pin (4,1%), Hàn Quốc (3,3%), và In-đô-nê-xi-a (2,86%) đềuchứng kiến sự gia tăng trong tháng 11/2023
Tỷ lệ lạm phát toàn cầu trong năm 2023 có xu hướng giảm ổn định từ tháng 1đến tháng 12, ghi nhận mức giảm từ 8,7% xuống 7,0% Trong bức tranh tổngthể này xuất hiện sự biến động và chênh lệch trong một số tháng cụ thể, vớimức lạm phát cao nhất được đo lường vào tháng 1 là 8,7%, trong khi mức thấpnhất là 6,5% vào tháng 10 Các thay đổi này có thể được kết luận từ một loạtcác yếu tố, trong đó lãi suất và chi tiêu của người tiêu dùng đóng vai trò quantrọng trong sự biến động của lạm phát Ngoài ra, thay đổi trong chính sáchchính phủ và động lực thương mại quốc tế cũng có ảnh hưởng đáng kể đến mứclạm phát hàng tháng Ví dụ, vào tháng 6, tỷ lệ lạm phát giảm xuống 7,4% dogiảm giá dầu và sự điều chỉnh về chính sách thuế, trong khi vào tháng 8, nótăng lên 8,2% do tăng lãi suất và giảm chi tiêu của người tiêu dùng Bên cạnhđó, các sự kiện bên ngoại như đại dịch COVID-19 và cuộc chiến thương mạicũng đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành mức lạm phát, như thấy rõqua sự tăng đột ngột vào tháng 3 và giảm mạnh vào tháng 7 Nhưng khi so vớimức lạm phát ở năm trước thì năm 2023 đã có nhiều tiến triển tích cực
2.1.2 So sánh với năm 2022
Trong bối cảnh dịch bệnh, giá cả tăng cao trong năm 2022, tình hình lạm phátthế giới tiếp tục tăng cao, đặc biệt tại khu vực châu Âu và Mỹ Lạm phát củakhu vực đồng Euro tháng 11/2022 tăng 11,1% so với cùng kỳ năm trước; lạmphát của Mỹ tăng 7,1% và FED tiếp tục duy trì chính sách thắt chặt tiền tệ Tạichâu Á, lạm phát tháng 11/2022 của Thái Lan tăng 5,6% so với cùng kỳ nămtrước; Hàn Quốc tăng 5%; Indonesia tăng 5,4%; Trung Quốc tăng 1,6%; Nhật
Trang 12Bản tăng 3,8% Việt Nam thuộc nhóm các nước có mức lạm phát thấp so vớimặt bằng chung khi CPI tháng 12/2022 tăng 4,55% so với cùng kỳ năm trước,nhưng vẫn cao hơn mức lạm phát của Nhật Bản và Trung Quốc.
Trong năm 2022, mức độ lạm phát toàn cầu đã thể hiện một xu hướng ổn địnhvới giá trị trung bình hàng tháng duy trì trên mức 8%, đạt đỉnh là 9,2% vàotháng 1 Tuy nhiên, có sự dao động và chênh lệch trong một số tháng do nhiềuyếu tố như thay đổi trong chính sách chính phủ, động lực thương mại quốc tế,và sự kiện bên ngoại như đại dịch COVID-19
Ví dụ, vào tháng 3, mức độ lạm phát tăng lên 9,1% do ảnh hưởng của đại dịchđối với chuỗi cung ứng và chi tiêu tiêu dùng Tương tự, vào tháng 6, mức độlạm phát giảm xuống 8,4% do giảm giá dầu và thay đổi trong chính sách thuế.Các yếu tố này đã góp phần tạo ra sự biến động và chênh lệch trong mức độlạm phát toàn cầu trong suốt năm 2022
Trong những tháng khác, mức độ lạm phát toàn cầu cũng trải qua sự biến độngvà chênh lệch do nhiều yếu tố kinh tế và bên ngoại khác nhau Ví dụ, vào tháng8, mức độ lạm phát tăng lên 8,9% do sự tăng lãi suất và giảm chi tiêu tiêu dùng.Vào tháng 10, mức độ lạm phát đạt mức thấp nhất là 7,8%, được quy định tỷ lệnày cho sự cải thiện trong hoạt động chuỗi cung ứng và động lực thương mạiquốc tế Tương tự, vào tháng 12, mức độ lạm phát giảm xuống 7,6% do sự canthiệp của chính phủ để ổn định kinh tế
Nhìn chung thì tình hình lạm phát toàn cầu trong năm 2023 đã phản ánh mộtbức tranh phức tạp và biến động so với năm 2022 Thách thức từ các yếu tốkinh tế, chính trị, và xã hội, cùng với những sự kiện quốc tế như xung đột quânsự và không ổn ở Trung Đông, đã tác động đáng kể đến tình trạng không ổnđịnh của thị trường hàng hóa
Mặc dù có dấu hiệu giảm dần của lạm phát so với năm 2022, nhưng vẫn duy trìở mức cao đối với nhiều quốc gia, đặc biệt là trong bối cảnh giảm giá dầu, tănglãi suất, và những biến động không lường trước được từ thời tiết cực đoan.Tình hình lạm phát khác nhau tại các quốc gia, như Mỹ, châu Âu, và châu Á,đều thể hiện sự đa dạng và đặc thù của từng thị trường
2.2 Tình hình lạm phát ở Mỹ vừa qua và hiện nay