1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài thu hoạch thực hành thường xuyên 1 ngành giáo dục tiểu học

13 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bài Thu Hoạch Thực Hành Thường Xuyên 1
Tác giả Phạm Thị Hồng Anh
Người hướng dẫn Bùi Thị Thanh, Đinh Xuân Khánh
Trường học Trường Đại học Hải Phòng
Chuyên ngành Giáo dục Tiểu học
Thể loại Bài Thu Hoạch
Năm xuất bản 2022-2023
Thành phố Hải Phòng
Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 622,5 KB

Nội dung

* Trên các phòng học có đủ thiết bị dạy học: tivi, máy tính, máy soi; Các phòng học đều được trang bị camera, điều hòa, máy lọc nước phục vụ sinh hoạt của học sinh - Phòng Y tế học đường

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNGKHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC VÀ MẦM NON

BÀI THU HOẠCHTHỰC HÀNH THƯỜNG XUYÊN 1

NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC

Sinh viên : Phạm Thị Hồng Anh Lớp : ĐHGDTH2.K23 Khoa : Giáo dục Tiểu học và mầm non Giáo viên hướng dẫn : Bùi Thị Thanh

Giảng viên cố vấn : Đinh Xuân Khánh

Năm học 2022-2023

Trang 2

A SƠ YẾU LÍ LỊCH

Họ và tên sinh viên: Phạm Thị Hồng AnhNgày sinh: 16/05/2004

Lớp : Đại học GDTH2 K23Thực hành thường xuyên tại lớp: 1A2Hệ đào tạo: Chính quy

Giáo viên hướng dẫn thực tập giảng dạy: Cô giáo Bùi Thị ThanhThời gian kiến tập: Từ ngày 20/02/2023 đến ngày 03/03/2023Số buổi: 5 buổi/tuần

B NỘI DUNG BÁO CÁOI ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH TRƯỜNG TIỂU HỌC TRẦN THÀNH NGỌ1.Địa điểm trường

- Trường Tiểu học Trần Thành Ngọ nằm trên địa bàn phường Trần Thành Ngọ có 01 trường Tiểu học & 01 trường Mầm non

- Trường Tiểu học Trần Thành Ngọ thành lập năm 1990 được chia tách từ Trường Phổ Thông Trần Thành Ngọ

2 Tổ chức bộ máy nhà trường* Về quy mô:

- Trường có 1138 học sinh, chia làm 31 lớp

* Về đội ngũ:

- Tổng số cán bộ giáo viên nhân viên: 56 đồng chí + Cấp ủy: Bí thư, Hiệu trưởng: Cô Khương Thanh Mai Phó bí thư: Cô Vương Thu Nhung

+ Cấp ủy viên: Cô Đoàn Thị Thu Phương + Biên chế: 43 đồng chí

Trong đó: + Quản lý: 03 Nhân viên 02 ( kế toán: 01; TB- TV: 01) + Giáo viên: 38 ( Văn hóa: 34; Âm nhạc: 01; MT: 01; TA 01; TPT: 01)- Nhân viên: 10 đồng chí: Bảo vệ: 03; Lao công: 02; Phục vụ bán trú: 05

- Tổng số phòng học: 25 phòng - Trung bình: 0,8 lớp/ phòng - Phòng bộ môn: 04 ( P Tin, P Mĩ Thuật, P Âm Nhạc, P Ngoại Ngữ)

Trang 3

- Phòng chức nắng: Phòng hiệu bộ: 03 ( P Chờ giáo viên- Y tế học đường: 01; P.TB- TV: 02; P Tài vụ- tiếp dân: 01; P Hội trường: 01; P Đội: 01; Bếp ăn bán trú: 01)

- Phòng tin học với số máy là 20 máy phục vụ cho công tác học tin học của học sinh đối với Khối 3, 4, 5

- Trên các phòng học có đủ thiết bị dạy học: tivi, máy tính, máy soi; Các phòng học đều được trang bị camera, điều hòa, máy lọc nước phục vụ sinh hoạt của học sinh

* Cụ thể:- Khu phòng học, phòng chức năng:

Nhà trường đủ số các phòng học cho các lớp học, phòng học thoáng mát, đủ ánhsáng, bàn ghế học sinh, bàn ghế giáo viên, bảng đúng quy cách hiện hành + Khu phòng học: có 23 phòng ( Gồm: 04 phòng bộ môn, bao gồm: 01 phòng học Âm nhạc, 01 phòng học Mỹ thuật, 01 phòng học Tin học, 01 phòng học Ngoại ngữ được đảm bảo chất lượng học tập)

- Khu vực học tập:+ Phòng thiết bị- thư viện.+ Phòng Tin học có 17 máy phục vụ cho công tác học tin học của học sinh khối lớp 3,4,5

* Trên các phòng học có đủ thiết bị dạy học: tivi, máy tính, máy soi; Các phòng học đều được trang bị camera, điều hòa, máy lọc nước phục vụ sinh hoạt của học sinh

- Phòng Y tế học đường đảm bảo theo đúng quy định.- Khu hành chính- Quản trị:

Nhà trường có phòng làm việc của Hiệu trưởng , có đủ phương tiện làm việc nhưbàn, ghế, tủ, máy tinh Có phòng làm việc của Phó Hiệu trưởng, có đủ ghế và phương tiện làm việc Có văn phòng nhà trường, có đủ bàn ghế, hệ thống bảng biểu thông báo kế hoạch hoạt động, có đủ hệ thống tivi, đầu video vv Có phòng hành chính, có đủ bàn ghế, tủ, và 1 số phương tiện làm việc Có phòng kho, phòng thường trực

- Khu sân chơi: có đủ cây bóng mát, sân chơi thoáng mát và sạch sẽ, bảo đảm giáo dục vệ sinh thẩm mỹ

- Khu vệ sinh được bố trí tương đối hợp lý riêng cho giáo viên, cho học sinh nam, học sinh nữ

- Khu nhà để xe riêng cho giáo viên, cho học sinh trong khuôn viên nhà trường, đảm bảo trật tự và an toàn

* Nhà trường có đủ nước sạch cho hoạt động dạy học các hoạt động giáo dục và nước sử dụng cho giáo viên và học sinh.

4 Đặc điểm kiến trúc nhà trường:

Trang 4

- Nhà trường có tổng diện tích 4570m2 gồm 4 dãy nhà ( Khu hiệu bộ gồm: 01 dãy chữ L, 03 dãy phòng học trong đó 02 dãy 2 tầng, 01 dãy 3 tầng).- Các dãy nhà đều thiết kế xây dựng liên thông hành lang với nhau đảm bảo cho việc thoát nạn khi có sự cố xảy ra, có hệ thống cầu thang bộ ở giữa các dãy nhà thuận tiện cho học sinh trong sinh hoạt và học tập.

5 Thành tích nổi bật của trường

2.1 Chi bộ- Hiện có 24 Đảng viên ( chính thức: 23, dự bị: 01) Chi bộ Nhà trường liên tục đạt danh hiệu Chi bộ trong sạch vững mạnh

- Hoạt động nổi bật: Công tác phát triển Đảng và chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị trong Nhà trường

2.2 Nhà trường- Nhiều năm liên tục đạt danh hiệu Tập thể lao động tiên tiến, được UBND Quậntặng giấy khen

- Năm 2018-2020 : liên tục đạt danh hiệu Tập thể lao động tiên tiến, có cấp Thành phố, dẫn đầu cấp Thành phố

- Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, sự chỉ đạo sâu sát của PGD trong quá trình xây dựng cơ sở vật chất cũng như trong công tác chuyên môn Lãnh đạo địa phương luôn quan tâm và ủng hộ nhà trường trong quá trình thực hiện nhiệm vụ năm học Ban đại diện cha mẹ học sinh luôn luôn phối kết hợp chặt chẽ với nhà trường trong các hoạt động giáo dục góp một phầnkhông nhỏ để thúc đẩy chất lượng giáo dục của nhà trường, cũng như chăm lo đến đời sống của CBGV và tăng cường cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy

6 Thuận lợi- Trường được công nhận Trường đạt chuẩn quốc gia năm 2013, kiểm định chất

lượng mức độ 3.- Tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên đoàn kết, khắc phục mọi khó khăn hoàn thành tốt chỉ tiêu nhiệm vụ năm học

+ Đội ngũ giáo viên có ý thức và tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình trong giảng dạy

+ Học sinh có ý thức học tập tốt, chăm ngoan Sĩ số học sinh ổn định, không có hiện tượng chuyển đi đến bất thường

+ Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Phòng Giáo dục và Đào tạo, của Đảng uỷ, HĐND – UBND, sự giúp đỡ các ban ngành đoàn thể phường Trần Thành Ngọ, hội cha mẹ học sinh động viên thầy và trò trong phongtrào thi đua “Dạy tốt”, xây dựng cơ sở vật chất và giúp học sinh nghèo vượt khóhọc giỏi Lãnh đạo địa phương luôn quan tâm và ủng hộ nhà trường trong quá trình thực hiện nhiệm vụ năm học Ban đại diện cha mẹ học sinh luôn luôn phối kết hợp chặt chẽ với nhà trường trong các hoạt động giáo dục góp một phần

Trang 5

không nhỏ để thúc đẩy chất lượng giáo dục của nhà trường, cũng như chăm lo đến đời sống của cán bộ giáo viên và tăng cường cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy

- Cơ sở vật chất, trang thiết bị thường xuyên được tăng cường, sửa chữa, cải tạo cảnh quan ngày một khang trang sạch đẹp

- Tập thể cán bộ giáo viên nhà trường luôn đoàn kết nhất trí, nêu cao tinh thần trách nhiệm với công việc được giao, luôn “Đặt lợi ích của nhà trường lên trên lợi ích cá nhân”, luôn sáng tạo và phấn đấu không mệt mỏi để nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường tạo niềm tin trong nhân dân

- Năm học tiếp tục thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh

- Học sinh phần lớn số chăm chỉ, ngoan ngoãn, có ý thức vươn lên trong học

tập

7 Khó khăn: - Thiếu giáo viên dạy buổi 2 ( không có giáo viên hợp đồng); không có nhân

viên văn thư.- Một số gia đình học sinh ở diện hộ nghèo, 1 số bộ phận phụ huynh học sinh làm nghề tự do hoặc nghề nghiệp không ổn định, chưa thật sự quan tâm đến việchọc tập của con em nên ảnh hưởng không nhỏ đến việc học tập của các em.- Quỹ đất nhà trường còn hạn chế, chưa đủ phòng học 1 lớp/ phòng ( Không còn phòng để tổ chức các Hoạt động ngoài giờ lên lớp ảnh hưởng không nhỏ đến việc dạy và học cũng như các hoạt động khác), không đủ không gian cho các emvui chơi, hoạt động giải trí

- Việc tăng số lượng học sinh ảnh hưởng không nhỏ đến công tác giảng dạy.- Phòng tin học máy tính hỏng sửa chữa nhiều Giáo viên sử dụng công nghệ thông tin còn hạn chế

II CÔNG TÁC CHÍNH1 Tìm hiểu các thông tư, nội dung trong kế hoạch

- Tìm hiểu về trường Tiểu học, công tác chủ nhiệm lớp.- Tìm hiểu các hoạt động giáo dục trong nhà trường.+ Hoạt động Đoàn – Đội TNTP HCM

+ Hoạt động dạy – học, Hoạt động ngoại khoá- Nghiên cứu Điều lệ trường Tiểu học, Thông tư 27/TT-BGDĐT ngày 04/9/20220 đánh giá học sinh tiểu học; Thông tư 22/2016/TT- BGDĐT đánh giá học sinh Tiểu học

- Nghiên cứu mục tiêu, chương trình, kế hoạch dạy học các môn học lớp chủ nhiệm ( nghiên cứu kĩ kế hoạch môn học tuần 20, tuần 21)

- Nghiên cứu kế hoạch bài dạy các môn học ở tiểu học: môn Tiếng Việt ( đảm bảo đủ các nội dung dạy học Tiếng Việt), môn Toán và các môn học khác

Trang 6

- Tìm hiểu phương pháp và hình thức tổ chức dạy học các môn học ở tiểu học: môn Tiếng Việt ( đảm bảo đủ các nội dung dạy học Tiếng Việt), môn Toán và các môn học khác

- Tìm hiểu kỹ năng tổ chức một buổi học trên lớp.- Tìm hiểu về vai trò của TPT trong trường Tiểu học, Tìm hiểu tâm lý của học sinh Tiểu học trong thời đại 4.0

2 Tìm hiểu công tác chủ nhiệm lớp

- Tìm hiểu công việc phải làm của giáo viên chủ nhiệm: cách thức quản lý lớp, cách xử lý học sinh vi phạm và các loại hồ sơ sổ sách của giáo viên chủ nhiệm

2.1 Tìm hiểu về lớp chủ nhiệm

2.1.1 Giáo viên chủ nhiệm

- Cô Bùi Thị Thanh

2.1.2 Đặc điểm lớp2.1.2.1 Tổng học sinh của lớp

- 32 học sinh gồm:+ Nữ: 15 bạn+ Nam: 17 bạn-Cán bộ lớp gồm: 7 bạn+ 1 lớp trưởng+ 1 lớp phó+ 1 quản ca+ 4 tổ trưởng DANH SÁCH CÁN BỘ LỚP:

Học kỳ I

1 Phạm Vũ Ngọc Nhi Lớp trưởng

2 Trần Nhị Hà Lớp phó

3 Lưu Gia Hân Quản ca

4 Nguyễn Minh Anh Tổ trưởng tổ 1

5 Nguyễn Huyền Trang Thư Tổ trưởng tổ 2

6 Đặng Trung Hạ Vy Tổ trưởng tổ 3

7 Nguyễn Huyền Trang Thư Tổ trưởng tổ 4

2.2 Nhận xét của bản thân đối với lớp

Trang 7

- Các em ngoan, lễ phép có ý thức chấp hành tốt nội quy, quy định của nhà trường, của lớp Có đầy đủ sách giáo khoa, vở ghi, dụng cụ học tập.

- Trường lớp khang trang, sạch sẽ Phòng học đủ ánh sáng, bàn ghế học sinh

đúng quy cách.- Sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Ban giám hiệu nhà trường; trình độ chuyên môn nghiệp vụ giáo viên vững vàng; nhiệt tình và có trách nhiệm trong công việc

- Giáo viên chủ nhiệm lớp nhiệt tình trong giảng dạy Tích cực ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy; vận dụng các phương pháp và kĩ thuật tích cực vào giảng dạy giúp học sinh tiếp thu được bài học tốt hơn

2.2.2 Khó khăn

- Về phía giáo viên: Giáo viên không có đủ thời gian để gian dạy chương trình theo đúng số tiết quy định vì nhận thức của học sinh không đồng đều nên mất nhiều thời gian

- Về phía học sinh: Một số bạn tác phong còn chậm chạp, thao tác chưa nhanh, chưa có kỹ năng tự phục vụ bản thân Một số em tiếp thu còn chậm, kỹ năng đọc, viết, làm toán còn quá chậm nên các em rụt rè, ngại giao tiếp Các em chưa tự tin khi hợp tác, chia sẻ cùng các bạn trong nhóm Một số em hiếu động, còn ham chơi, chưa tập trung trong giờ học, còn làm việc riêng trong giờ học ảnh hưởng tới việc học tập của các bạn trong lớp Chữ viết một số em chưa đẹp, viết chưa đúng cỡ chữ, viết còn sai lỗi chính tả

III NỘI DUNG KẾ HOẠCH1 Về kiến thức:

- Có hiểu biết cơ bản về nghiệp vụ sư phạm, vai trò, ý nghĩa và nội dung của hoạt động nghiệp vụ sư phạm đối với sinh viên chuyên ngành sư phạm Tiểu học.- Tìm hiểu về công tác chủ nhiệm lớp

- Có thêm các kiến thức cần biết về các thông tư cần nghiên cứu.- Có thêm kỹ năng về phương pháp và hình thức tổ chức dạy học các môn học ở Tiểu học: môn Tiếng Việt ( đảm bảo đủ các nội dung dạy học Tiếng Việt), môn Toán và các môn học khác

2 Về kỹ năng:

- Biết quản lí học sinh, làm các công tác chủ nhiệm:+ Hướng dẫn học sinh xếp hàng ra vào lớp.+ Xếp hàng, chỉnh hàng cho học sinh dưới sân trường.+ Kiểm tra vệ sinh lớp học, vệ sinh cá nhân của học sinh.+ Hướng dẫn học sinh làm bài tập

+ Cho học sinh hát trước khi bắt đầu tiết học.+ Làm quen, tổ chức trò chơi cho học sinh

3.Về phẩm chất, năng lực:

Trang 8

- Tự tin, chuẩn mực khi tham gia thực hành thường xuyên ở trường Tiểu học.- Yêu nghề, mến trẻ, say mê tâm huyết với nghề.

- Có ý thức tìm kiếm tài liệu, nghiên cứu các thông tư, hoàn thành các nhiệm vụ được phân công

- Tham gia đầy đủ các tiết dự giờ

- Tổ chức các trò chơi vào các giờ nghỉ giải lao.- Gần gũi, tâm sự, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của các em.- Chăm sóc ăn, ngủ bán trú cho học sinh ( chia thức ăn, nhắc nhở học sinh vệ sinh cá nhân sau khi ăn, …)

IV KẾT QUẢ KIẾN TẬP1 Công việc đã làm:* Nghiên cứu:

- Nghiên cứu Báo cáo sơ kết kỳ I năm học 2022- 2023 và kế hoạch phân công cụthể

- Tìm hiểu về trường Tiểu học, công tác chủ nhiệm lớp.- Tìm hiểu các hoạt động giáo dục trong nhà trường.- Nghiên cứu Điều lệ trường Tiểu học, Thông tư 27/TT-BGDĐT ngày 04/9/20220 đánh giá học sinh tiểu học; Thông tư 22/2016/TT- BGDĐT đánh giá học sinh Tiểu học

- Nghiên cứu mục tiêu, chương trình, kế hoạch dạy học các môn học lớp chủ nhiệm

- Làm đồ dùng dạy học môn toán lớp 1 - Tìm hiểu kỹ năng tổ chức một buổi học trên lớp.- Tìm hiểu về vai trò của TPT trong trường Tiểu học, Tìm hiểu tâm lý của học sinh Tiểu học trong thời đại 4.0

* Dự giờ:

- Ngày 23/02/2023:+Dự giờ lớp 1A2 môn tiếng việt của cô Bùi Thị Thanh bài: Hoa yêu thương ( tiết 1+2 )

+Dự giờ lớp 1A2 môn toán cô Bùi Thị Thanh bài 26: Đơn vị đo độ dài ( tiết 1).-Ngày 27/02/2023:

+Dự giờ lớp 1A2 môn tiếng việt cô Bùi Thị Thanh bài: Cây bàng và lớp học ( tiết 1+2)

Trang 9

+Dự giờ lớp 1A2 môn toán của cô Bùi Thị Thanh bài: Đơn vị đo độ dài ( tiết 2 ).-Ngày 28/02/2023:

+Dự giờ lớp 1A2 môn tiếng việt của cô Bùi Thị Thanh bài 5: Bức tường trường (Tiết 1+2)

-Ngày 01/03/2023:+Dự giờ sinh hoạt chuyên môn khối 2, theo hướng nghiên cứu bài học Chuyên đề khối

+Dự giờ lớp 1A2 môn tiếng việt bài 5: Bác trống trường ( tiết 3+4 )

* Công tác chủ nhiệm:

+ Hướng dẫn học sinh xếp hàng ra vào lớp.+ Xếp hàng, chỉnh hàng cho học sinh dưới sân trường.+ Hướng dẫn học sinh làm bài tập

+ Cho học sinh hát trước khi bắt đầu tiết học.+ Rèn nề nếp ăn, ngủ bán trú cho học sinh

* Tập xây dựng kế hoạch bài dạy các môn học:

+ Tiếng việt: “ Đi học” ( tiết 1+2 )

2 Những nhận xét rút ra từ công việc đã làm2.1 Chủ nhiệm:

Qua công tác chủ nhiệm lớp, em đã đúc kết được một số kinh nghiệm cho bản thân:

- Cách thức quản lý lớp và ứng xử sư phạm, xử lý các trường hợp vi phạm.- Để làm tốt công tác chủ nhiệm, người giáo viên phải luôn quan tâm đến lớp nhằm nắm được tình hình của lớp, xử lý công việc phải công bằng, tinh tế Muốn làm được vậy, người làm công tác chủ nhiệm phải tâm huyết với nghề, có tinh thần trách nhiệm

- Tìm hiểu tâm sinh lý của học sinh Tiểu học

2.2 Dự giờ:

-Qua tiết dự giờ, em đã đúc kết được một số kinh nghiệm cho bản thân: +Cách kiểm tra bài cũ, dẫn dắt vào bài mới, dặn dò củng cố, luyện tập các kiến thức đã học

+Cách đặt câu hỏi gợi mở cho học sinh theo hướng tích cực, phát huy sự sáng tạo, tự phát huy năng lực của học sinh

+Cách nhận xét, đánh giá, ghi nhận những câu trả lời của học sinh.+Cách dạy để tiết học trở nên sinh động, vui nhộn, dễ hiểu cho học sinh.+Cách tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm

+Cách xử lý tình huống sư phạm, cách giao tiếp với cấp trên, với đồng nghiệp và học sinh

+Hiểu được thêm đời sống tâm lý của học sinh ở lứa tuổi Tiểu học

V TỰ ĐÁNH GIÁ, NHẬN XÉT BẢN THÂN

Trang 10

1 Ưu điểm và nhược điểm của bản thân

* Ưu điểm:

- Đến trường đúng giờ, tác phong nghiêm túc.- Hoàn thành tốt các công việc được giao.- Giao tiếp, trò chuyện, vui chơi giải trí với học sinh

- Tự giác chấp hành đúng, đủ và nghiêm túc nội quy của Nhà trường và quy chế thực hành Sư phạm

- Thực hiện nghiêm chỉnh vấn đề giờ giấc của đoàn thực hành thường xuyên và sự phân công của Nhà trường, của giáo viên hướng dẫn

- Tuân thủ nghiêm sự điều hành, quản lý của ban chỉ đạo các cấp, giáo viên hướng dẫn và hoàn thành kế hoạch được giao

2.2 Về việc thực hiện các nhiệm vụ

Hoàn thành các nhiệm vụ được Ban giám hiệu Nhà trường, giáo viên hướng dẫn và trưởng đoàn đã giao cũng như các nhiệm vụ của toàn Đoàn

2.3 Tính gương mẫu

- Trang phục nghiêm chỉnh, đúng tác phong của người giáo viên.- Đối xử đúng chuẩn mực, công bằng với các em học sinh.- Nhắc nhở học sinh trong các công việc của trường, lớp

3 Bài học kinh nghiệm cho bản thân

- Cách quản lí, rèn luyện kỉ luật, giảng dạy cho học sinh thật bao quát, toàn diện - Hiểu biết thêm về tâm sinh lý của học sinh tiểu học

- Tự tin, mạnh dạn đứng trước học sinh để truyền đạt kiến thức một cách linh hoạt, không cứng nhắc một phương pháp nào

- Quá trình lên lớp cần sử dụng nhiều phương pháp, hình thức tổ chức khác nhauvà vận dụng chúng một cách linh hoạt vì không có phương pháp nào là vạn năngcả

- Nói to, rõ ràng, phát âm chuẩn, không đọc ngọng, âm lượng vừa đủ nghe.- Không ngừng trao đổi kinh nghiệm và tiếp thu không ngừng những phương pháp giáo dục mới

- Linh động trong mọi tình huống, trang bị những kiến thức về cách xử lí tình huống sư phạm

Ngày đăng: 24/09/2024, 16:27

w