1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Bài thu hoạch chứng chỉ Chức danh nghề nghiệp Giáo viên Tiểu học

17 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Bài thu hoạch cho chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp dành cho giáo viên Tiểu học. Giáo viên Tiểu học hiện nay chỉ cần thi đúng 1 chứng chỉ này thay vì thi từng chứng chỉ để nâng hạng như trước đây.

Trang 1

Họ và tên: NGUYỄN VÕ QUANG TÍN Mã số học viên: 079202006555 Ngày sinh: 05/05/2002 Nơi sinh: Thành phố Hồ Chí Minh Email: nguyenvoquangtin@gmail.com Số điện thoại: 0877205052

Số CMND/CCCD: 079202006555 Ngày cấp: 22/12/2021 Nơi cấp: Thành phố Hồ Chí Minh

Đơn vị công tác: Tự do

KHÓA BỒI DƯỠNG THEO TIÊU CHUẨN CHỨC DANH

NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN TIỂU HỌC Đơn vị tổ chức: Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh Địa điểm học: Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh

XÂY DỰNG KẾ HOẠCH CÁ NHÂN ĐỂ PHÁT TRIỂN

NĂNG LỰC THÍCH ỨNG CỦA BẢN THÂN

Bài thu hoạch này được hoàn thành vào ngày 28 tháng 8 năm 2024

Trang 2

2.1.2 Phát triển năng lực nghề nghiệp 4

2.1.3 Các yếu tố cấu thành năng lực nghề nghiệp của giáo viên tiểu học 5

2.1.4 Phát triển năng lực nghề nghiệp của giáo viên tiểu học 7

2.1.5 Năng lực thích ứng của giáo viên 8

2.2 Cơ sở thực tiễn 8

3 Đề xuất 11

3.1 Biện pháp nâng cao năng lực thích ứng của bản thân 11

3.1.1 Kế hoạch nâng cao năng lực tìm hiểu tâm lí của học sinh 11

3.1.2 Kế hoạch nâng cao năng lực chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học 12

3.2 Nguồn lực 14

3.3 Dự kiến kết quả 14

Tài liệu tham khảo 16

Trang 3

1 Đặt vấn đề

Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) được xây dựng trên cơ sở quan điểm của Đảng, Nhà nước về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục (GD) và đào tạo; gắn với nhu cầu phát triển của đất nước, những tiến bộ của thời đại về khoa học - công nghệ và xã hội; bảo đảm phát triển phẩm chất và năng lực người học thông qua nội dung GD với những kiến thức, kĩ năng cơ bản, thiết thực, hiện đại; hài hoà đức, trí, thể, mĩ; thông qua các phương pháp, hình thức tổ chức GD phát huy tính chủ động và tiềm năng của mỗi học sinh (HS) (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2018)

Có thể thấy rằng, thông qua chương trình GDPT 2018, hoạt động dạy học ngày nay đã thay đổi từ định hướng nội dung sang định hướng phát triển năng lực Người dạy cũng cần thay đổi phương pháp giảng dạy, chuyển đổi từ phương pháp đọc - chép - học thuộc sang đa dạng hình thức giảng dạy hoặc kết hợp nhiều phương pháp dạy học mới (Dung & Thảo, 2020) Chính vì thế, việc phát triển năng lực nghề nghiệp (NLNN) của giáo viên (GV) là một hoạt động vô cần thiết và quan trọng, mang tính quyết định cho việc thực hiện thành công CTGDPT mới Hoạt động phát triển NLNN cho GV ở các trường phải phù hợp và theo kịp với sự phát triển của GD thế giới, GD Việt Nam, trong đó GD tiểu học phải đổi mới căn bản, toàn diện (Hiệp, 2023)

GV phải nhận thức một cách rõ ràng, đúng đắn về trách nhiệm của mình, được đào tạo và bồi dưỡng để nâng cao NLNN nói chung, năng lực thích ứng với việc thực hiện chương trình GDPT 2018 trong sự tác động sâu sắc và mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 (Yến, 2024) Bên cạnh việc tham gia các hoạt động bồi dưỡng, phát triển NLNN do Bộ, Sở, Phòng GD và Đào tạo tổ chức, bản thân người GV luôn cần phải tự giác trong việc xây dựng kế hoạch cá nhân, tự mình bồi dưỡng, phát triển NLNN của bản thân Kế hoạch bao gồm các hoạt động liên quan đến dạy

Trang 4

học, GD và tự học, tự bồi dưỡng được đề ra trước mỗi năm học, đây được xem như một bản thiết kế hướng tới các mục tiêu GD mà GV cần đạt được (Yến, 2024)

Trong khuôn khổ của bài thu hoạch này, tôi sẽ tiến hành xây dựng kế hoạch phát triển năng lực thích ứng của bản thân để tự bồi dưỡng nhằm nâng cao NLNN của mình

2 Nội dung 2.1 Cơ sở lí luận

Như vậy, có thể hiểu rằng có thể hiểu rằng NLNN (professional competence) là thuộc tính cá nhân, được hình thành và phát triển nhờ tố chất sẵn có về nghề nghiệp với quá trình học tập, rèn luyện trong nghề nghiệp, cho phép cá nhân đó huy động tổng hợp các kiến thức chuyên môn, kĩ năng, kĩ xảo nghề nghiệp và các thuộc tính cá nhân khác như động cơ, hứng thú, niềm tin, ý chí… về nghề nghiệp, để thực hiện thành công các hoạt động nghề nghiệp, đạt kết quả mong muốn trong bối cảnh cụ thể (Yến, 2024)

2.1.2 Phát triển năng lực nghề nghiệp

Phát triển NLNN (professional development) là việc nâng cao NLNN cho mỗi cá nhân để phát huy tố chất sẵn có, bổ sung kiến thức chuyên môn, tiếp tục rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo nghề nghiệp trong mối quan hệ với động cơ, hứng thú, niềm tin,…

Trang 5

về nghề nghiệp nhằm thực hiện một cách có hiệu quả các công việc được quy định của nghề nghiệp đó (Yến, 2024)

GV có thể phát triển NLNN của mình thông qua việc học tập, bồi dưỡng và phát triển những kiến thức, tố chất sẵn có của mình cũng như nỗ lực rèn luyện những kĩ thuật, kĩ xảo trong dạy học nhằm thực hiện công việc được quy định của nghề nghiệp một cách tốt nhất và đạt hiệu quả cao nhất

2.1.3 Các yếu tố cấu thành năng lực nghề nghiệp của giáo viên tiểu học

Các yếu tố cấu thành NLNN của GV tiểu học được xác định là khung NLNN của GV tiểu học Khung NLNN của GV tiểu học được hiểu là bảng mô tả tổ hợp kiến thức, kĩ năng, thái độ, khả năng thực hành nghề nghiệp và đặc điểm cá nhân cần để hoàn thành tốt mục tiêu của GD tiểu học trong nhiệm vụ, tiêu chuẩn của GV tiểu học Theo cách hiểu này thì có thể mô tả khung NLNN của GV tiểu học như sau (Linh, 2017):

1 Năng lực chung

1.1 Năng lực giao tiếp 1.2 Năng lực làm việc nhóm 1.3 Năng lực tự học

1.4 Năng lực nghiên cứu và khám phá khoa học 1.5 Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề 1.6 Năng lực tư duy hệ thống và dự báo 1.7 Năng lực khai thác, sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông 1.8 Năng lực sử dụng ngoại ngữ

Trang 6

1.9 Năng lực thích ứng với hoàn cảnh thực tế 1.10 Năng lực đánh giá, phản biện xã hội

2 Năng lực nghề nghiệp

2.1 Năng lực áp dụng kiến thức đại cương, cơ sở ngành và chuyên ngành vào

dạy học và GD ở tiểu học 2.2 Năng lực nhận biết được bối cảnh môi trường bên ngoài xã hội và bối cảnh

nghề giáo 2.3 Năng lực nhận biết bối cảnh nhà trường và công việc dạy học, GD HS tiểu

học 2.4 Năng lực hình thành ý tưởng cho hoạt động dạy học, GD ở tiểu học 2.5 Năng lực lập kế hoạch và thiết kế các hoạt động dạy học, GD tiểu học 2.6 Năng lực tổ chức các hoạt động dạy học, GD ở tiểu học

2.7 Năng lực kiểm tra, đánh giá các hoạt động dạy học, GD ở tiểu học 2.8 Năng lực phát triển nghề nghiệp GV tiểu học

Trang 7

Những năng lực bộ phận này là những năng lực vô cùng cần thiết cho mỗi GV trong bối cảnh ngày nay Một người GV giỏi là một người GV biết sử dụng, phối hợp các năng lực mà mình có nhằm đạt được hiệu quả dạy học, GD cao nhất

Thông tư số 20/2018/TT-BGDĐT ban hành quy định chuẩn nghề nghiệp GV phổ thông quy định 5 tiêu chuẩn nghề nghiệp của GV phổ thông, trong đó có GV tiểu học (Điều 4, 5, 6, 7, 8) Đó là các tiêu chuẩn về:

- Phẩm chất nhà giáo - Phát triển chuyên môn, nghiệp vụ - Xây dựng môi trường GD

- Phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội - Sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc, ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học, GD

2.1.4 Phát triển năng lực nghề nghiệp của giáo viên tiểu học

Theo tác giả Xuân Yến (2023), trong bối cảnh mới, GV tiểu học cần phát triển các NLNN sau:

- Thể hiện cảm xúc tích cực - Phân tích được tâm lí HS - Tư vấn, hỗ trợ HS

- Xây dựng và tổ chức các hoạt động dạy học, GD - Quản lí HS trong các hoạt động dạy học, GD - Xây dựng, tổ chức và tham gia các hoạt động chuyên môn - Xây dựng và chủ động thực hiện kế hoạch cá nhân

- Quản lí cảm xúc của chính mình và của HS trong mọi bối cảnh

Trang 8

- Xây dựng kế hoạch và chủ động chăm sóc sức khỏe tâm thần và thể chất của chính mình và của HS

- Quảng bá mô hình trường học hạnh phúc Hình thức, phương pháp phát triển NLNN của GV tiểu học nói riêng, GV trong cơ sở GDPT nói chung đã được quy định rõ trong Thông tư số 19 nêu rõ: Thực hiện bồi dưỡng bằng phương pháp tích cực, tăng cường tự học, phát huy tính tích cực, chủ động và tư duy sáng tạo của GV, cán bộ quản lí; tăng cường thực hành tại cơ sở GD mầm non, cơ sở GDPT và trung tâm GD thường xuyên; thảo luận, trao đổi, chia sẻ thông tin, kiến thức và kinh nghiệm giữa báo cáo viên với GV và cán bộ quản lí, giữa GV với GV và giữa cán bộ quản lí với nhau

2.1.5 Năng lực thích ứng của giáo viên

Theo tác giả Dương Thị Nga (2012), năng lực thích ứng là khả năng cá nhân tích cực vận dụng các kiến thức, kĩ năng vào quá trình rèn luyện, thay đổi, cải tạo và sáng tạo bản thân và môi trường, nhằm đáp ứng được những yêu cầu của hoạt động học tập và rèn luyện nghề nghiệp, trong các điều kiện và hoàn cảnh khác nhau Như vậy, mỗi nghề khác nhau sẽ có những yêu cầu khác nhau về năng lực thích ứng và liên quan chặt chẽ với năng lực nghề đó

Như vậy có thể hiểu rằng, năng lực thích ứng của GV là khả năng học tập, trau dồi, học hỏi, thích nghi với những điều mới trong xã hội, trong GD nhằm thực hiện nhiệm vụ nghề nghiệp hiệu quả

2.2 Cơ sở thực tiễn

Trong công tác đào tạo GV, khả năng thích ứng của GV được khẳng định là yếu tố quan trọng Nó đề cập đến khả năng của GV trong việc điều chỉnh bản thân để đáp ứng với sự thay đổi Với những yêu cầu đó, chương trình GDPT 2018 đòi hỏi GV phải không ngừng thay đổi và thích ứng, đồng thời đưa ra những yêu cầu, thách

Trang 9

thức mới đối với GV (Hằng & Liên, 2024) Thực hiện đổi mới GD theo hướng chuyển từ tập trung vào nội dung sang phát triển phẩm chất và năng lực HS đòi hỏi GV phải có năng lực thích ứng; GV phải thấu hiểu HS để tạo môi trường giúp các em được hoạt động phát triển năng lực cá nhân theo yêu cầu của cấp học; Sự phát triển của khoa học công nghệ đòi hỏi GV phải học hỏi để có khả năng làm chủ công nghệ, ứng dụng công nghệ trong dạy học đem đến cho HS niềm hứng khởi, đón nhận cái mới và tiếp tục sáng tạo cái mới (Hạnh, 2017)

Trong bối cảnh hiện nay, khi mà công nghệ và trí tuệ nhân tạo AI đang phát triển như vũ bão, việc tiếp xúc với công nghệ nói chung và mạng xã hội nói riêng của HS tiểu học là điều khó có thể tránh khỏi Điều này ảnh hướng trực tiếp đến sự thay đổi về tâm lí của HS tiểu học Tâm lí lứa tuổi tiểu học hiện nay rất khác biệt so với những gì mà sách vở ghi chép so với những thế hệ trước đó

Thực trạng ngày nay có rất nhiều HS bị ảnh hưởng bởi những tác động tiêu cực từ môi trường không gian mạng Đã có nhiều vụ việc liên quan đến chuyện HS có những hành vi tự làm hại bản thân hay thậm chí là tự tử, mà nguyên do là bởi các em bắt chước lại nhân vật trong phim từ một bộ phim tình cảm hay một bộ phim anime nào đó mà các em coi được trên mạng Điều đó cho thấy tâm lí, nhận thức của HS tiểu học dễ bị tác động như thế nào

Hiện nay, nhiều công trình nghiên cứu về khó khăn tâm lý của HS tiểu học cho thấy khoảng 19,5% HS có vấn đề về sức khỏe tâm thần, 96,2% HS có trạng thái lo lắng ở các mức độ khác nhau; 30,5% khó khăn học tập (Nguyên, 2011) Trong nghiên cứu của L Maclean & J M Law (2021) đã chỉ ra rằng, GV tin rằng họ có vai trò trong việc hỗ trợ sức khỏe tâm thần của trẻ Tuy nhiên, GV nhận thấy mình còn thiếu kiến thức và kỹ năng cụ thể để nâng cao sức khỏe tâm thần cho HS (Maclean & Law, 2022) Do đó, có thể thấy rằng, vấn đề tìm hiểu tâm lí HS là một vấn đề vô cùng quan trọng và cấp thiết trong bối cảnh ngày nay, khi mà tâm tư, tình cảm của

Trang 10

HS dễ bị tác động bởi nhiều yếu tố, vừa có tích cực lẫn tiêu cực Thông qua việc tìm hiểu, GV sẽ có thể hỗ trợ và giúp đỡ HS trong các vấn đề mà HS gặp phải Chính vì

thế, vai trò của người GV lúc này là vô cùng quan trọng, bởi bản chất tư vấn, hỗ trợ

HS trong GD và dạy học là hoạt động trợ giúp hướng đến tất cả HS trong nhà trường, nhằm đảm bảo sức khỏe thể chất và tâm lí ổn định cho mỗi em, tạo điều kiện tốt nhất cho các em tham gia học tập, rèn luyện và phát triển bản thân (Bộ Giáo dục

và Đào tạo, 2021) Bên cạnh nhiệm vụ phát triển năng lực tìm hiểu tâm lí của HS, GV còn phải cần phát triển và nâng cao năng lực số cho bản thân trong thời đại ngày nay Theo Nguyễn Thị Giang (2022), đội ngũ GV hiện nay có số lượng khá lớn và trình độ học vấn cao Tuy nhiên, năng lực sử dụng, ứng dụng công nghệ thông tin và năng lực số còn chưa đồng đều cả về nhận thức, kiến thức, khả năng thực hiện việc chuyển đổi số toàn bộ quá trình dạy học và GD

Trong thực tế hiện nay, hầu hết các cơ sở GD trên các địa bàn thành phố lớn đều đã trang bị các thiết bị trình chiếu, bảng tương tác, cho từng lớp học nhằm phục vụ cho hoạt động dạy và học Điều này vừa đòi hỏi bản thân GV phải biết sử dụng, ứng dụng công nghệ thông tin trong việc soạn giảng kế hoạch bài dạy của mình, vừa đòi hỏi GV phải biết cách sử dụng hiệu quả các thiết bị này để đáp ứng được các yêu cầu trong bối cảnh chuyển đổi số và số hoá như ngày nay

Có rất nhiều các ứng dụng, phần mềm đã được tạo ra nhằm phục vụ cho công tác GD như là các ứng dụng trò chơi học tập, ứng dụng quản lí lớp học, ứng dụng điểm danh, ứng dụng tạo lập và chấm bài kiểm tra, Do đó, GV phải cập nhật thường xuyên và có khả năng sử dụng ở mức cơ bản các phần mềm thích hợp với chuyên ngành phụ trách, từ đó linh hoạt vận dụng các phần mềm này trong kịch bản, ý tưởng sư phạm của mình để xây dựng nên bài giảng/giáo án số (Giang, 2022)

Trang 11

3 Đề xuất 3.1 Biện pháp nâng cao năng lực thích ứng của bản thân

Để phát triển năng lực thích ứng của bản thân, tôi đề xuất xây dựng kế hoạch

tự học, tự bồi dưỡng bao gồm kế hoạch nâng cao năng lực tìm hiểu tâm lí của HS và kế hoạch nâng cao năng lực chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin trong

dạy học nhằm đáp ứng yêu cầu GD trong bối cảnh mới hiện nay như sau:

3.1.1 Kế hoạch nâng cao năng lực tìm hiểu tâm lí của học sinh

1 Tìm hiểu đặc điểm tâm lí lứa tuổi của HS cấp tiểu học

- Tham gia các buổi toạ đàm về tâm lí HS do Bộ, Sở, Phòng hay cơ sở GD tổ chức

- Thường xuyên trao đổi, học hỏi đồng nghiệp để nâng cao năng lực tìm hiểu tâm lí HS của bản thân - Tìm tòi, nghiên cứu những công trình nghiên cứu, sách báo,… liên quan về tâm lí lứa tuổi tiểu học hiện nay để đọc và tìm hiểu

Hiểu được trạng thái tâm lí hay cảm xúc trong các tình huống giao tiếp của HS, dự đoán được các rào cản tâm lí trong mọi tình huống giao tiếp để đưa ra biện pháp và hoạt động sư phạm phù hợp

2 Tìm hiểu, cập nhật xu hướng, những nội dung trending,

- Tìm hiểu thông qua các trang mạng xã hội như Facebook, Tiktok, Youtube,… để nắm bắt được những từ ngữ, chủ đề, nội dung “hot” trong những lúc rảnh rỗi

Tiếp cận với những nội dung, xu hướng nổi bật để nắm bắt thái độ, tâm tư, tâm lí của HS; Áp dụng những xu hướng vào bài học, thay đổi phương

Trang 12

- Tìm hiểu thông qua việc quan sát, trao đổi, trò chuyện với HS để tìm hiểu xem HS đang hứng thú với những nội dung gì, đang thường chú ý đến chủ đề gì hay thường xuyên sử dụng những từ khoá nào,…

pháp giảng dạy, lồng ghép những cái mới đó vào bài học để thu hút sự chú ý, hứng thú của HS

3 Tìm hiểu tính cá biệt của từng HS

- Tích cực trò chuyện với HS, thường xuyên chú tâm quan sát HS trong giờ học hoặc trong các hoạt động GD, ghi chú lại tính cá biệt của mỗi em nếu cần

- Tích cực, chủ động trao đổi với cha mẹ HS thường xuyên

Phối hợp, trò chuyện cùng gia đình, cha mẹ HS để tìm hiểu tâm lí, sở thích, tính cá biệt của từng HS để nắm vững từng HS, thấu hiểu từng HS, từ đó đưa ra những cách ứng xử sư phạm phù hợp với từng cá thể HS

3.1.2 Kế hoạch nâng cao năng lực chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học

1 Xây dựng, quản lý hồ sơ chuyên môn, hồ sơ dạy học dạng số hóa

- Số hoá việc soạn thảo, lưu trữ các kế hoạch bài dạy; Sổ ghi chép sinh hoạt chuyên môn, dự giờ và theo dõi đánh giá kết quả học tập của HS; Sổ chủ nhiệm; Sổ công tác Đội;…

Tiết kiệm thời gian và chi phí trong việc soạn thảo, lưu trữ các dữ liệu; Quản lí các hồ sơ, sổ sách một cách khoa học

Ngày đăng: 08/09/2024, 06:36

w