1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

môn xã hội học bài kiểm tra giữa kỳ chuẩn mực pháp luật và sai lệch chuẩn mực pháp luật

57 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Chuan Muc Phap Luat Va Sai Lech Chuan Muc Phap Luat
Tác giả Nguyen Thi Phuong Thao, Nguyen Thi Thanh Thao
Người hướng dẫn Th.S Nguyen Huu Tuc
Trường học Truong Dai Hoc Luat Tp. Ho Chi Minh
Chuyên ngành Xa Hoi Hoc
Thể loại Bai Kiem Tra Giua Ky
Thành phố Ho Chi Minh
Định dạng
Số trang 57
Dung lượng 9,77 MB

Cấu trúc

  • 1.1. Bản chất xã hội của hành vi vi phạm pháp luật của cá nhân (6)
    • 1.1.1 Tội phạm 1 1.1.2. Sự tương quan giữa cơ sở xã hội và sinh học trong nguồn gốc của hành vĩ vĩ phạm pháp luật 3 1.1.3. Lệch chuẩn xã hội 5 1.1.4. Cơ chế hành vi của những người vi phạm pháp luật (6)
      • 1.1.4.1. Nhu cầu và lợi ích của chủ thể bị méo mó, biến dạng. Biến dạng ở giai đoạn trước khi thực hiện hành vi. 12 (18)
      • 1.1.4.2 Nhu cầu và lợi ích bình thường diễn ra (19)
  • 2.1. Khái niệm chuẩn mực xã hội 17 2.2. Các loại chuẩn mực xã hội 20 2. Chuẩn mực chính trị 21 2.2.2. Chuẩn mực đạo đức 23 2.2.3. Chuẩn mực văn hóa (24)
    • 2.2.4 Chuẩn mực tôn giáo 28 (36)
    • 2.2.5 Chuẩn mực thẩm mỹ 32 3. Chuẩn mực pháp luật và sai lệch chuẩn mực pháp luật (40)
  • 3.1 Khái niệm và đặc điểm về chuẩn mực pháp luật (42)
  • 3.2 Sai lệch chuẩn mực pháp luật 36 (45)
    • 3.2.1 Lý thuyết nhãn hiệu (gan nhãn) (46)
    • 3.2.2 Phân loại lý thuyết nhãn hiệu (gán nhan) (47)

Nội dung

Nếu như nội dung chủ yếu của những công trình nghiên cứu ấy mang tính khái quát chung, thì có thể nói đã có những sự biến đổi trong quan điểm về mối liên hệ giữa tình hình tội phạm và sự

Bản chất xã hội của hành vi vi phạm pháp luật của cá nhân

Tội phạm 1 1.1.2 Sự tương quan giữa cơ sở xã hội và sinh học trong nguồn gốc của hành vĩ vĩ phạm pháp luật 3 1.1.3 Lệch chuẩn xã hội 5 1.1.4 Cơ chế hành vi của những người vi phạm pháp luật

Vi phạm pháp luật mà loại nghiêm trọng nhất của nó - tội phạm - đã từ lâu được các nhà nghiên cứu coi là những biểu hiện không bình thường trong những sự kiện, hiện tượng pháp lý và chỉ rõ ý nghĩa xã hội tiêu cực, đôi khi đặc biệt nguy hiểm của chúng Cách tiếp cận xã hội học đến hiện tượng này đòi hỏi phải làm sáng tỏ bản chất, nguyên nhân, cơ chế hoạt động, sự liên hệ qua lại của chúng với điều kiện lịch sử - xã hội, và cả phương hướng khắc phục chúng Tội phạm là một hiện tượng xã hội mang tính chất hình sự - pháp lý, có nguồn gốc và nguyên nhân từ xã hội Mặt khác, tội phạm là một phạm trù lịch sử, nó gắn liền với Nhà nước và giai cấp Khái niệm tội phạm cũng luôn vận động và biến đổi cùng với những vận động của xã hội Nghiên cứu hành vi phạm tội là nghiên cứu những hành vi mang tính cá biệt, chống đối xã hội của con người Các ngành khoa học khác nhau có nhiều góc độ khác nhau để tiếp cận vấn đề tội phạm!

Những giải thích sinh vật học về tội phạm:

Những giải thích thích sinh vật học về sự lệch lạc thường liên hệ vấn đề tội phạm với những nét đặc trưng của cơ thể, các loại hinh hay với sự bất bình thường của cấu tạo nhiễm sắc thể

Nhà tội phạm học người Ý Cesare Lombroso (1911), qua cuộc nghiên cứu của ông, chứng minh rằng những tên tội phạm là sự lai giống (throwbacks) của những loại hình người sơ khai và hung tợn mà ta còn có thể nhận thấy qua những nét trên cơ thể như trán vồ, mắt xếch, tóc đỏ v.v Vào những năm 1960, các nhà nghiên cứu đã khám phá ra rằng một vài người đàn ông có thừa ra một nhiễm sắc thể Y trong các tế bào của họ Thêm vào đó, năm 1965, nhà di truyền học Patricia Jacobs báo cáo có một tỷ lệ nhỏ nhưng có ý nghĩa những người đàn ông mang nhiễm sắc thể XYY được tìm thấy trong những tên tội phạm tại một viện tâm thần ở xứ Êcốt Nhưng 11 năm sau, có trên 200 bài nghiên cứu về những người mang nhiễm sắc thể XYY và các nhà di truyền học đã đi đến kết luận: tần số các hành vi chống xã hội của những người đàn ông có XYY có lẽ không khác nhiều những người không mang nhiễm sắc thể XYY trong cùng một tầng lớp xã hội

Năm 1949, William Sheldom, nghiên cứu một trăm thanh niên và tìm tương quan giữa hình dạng cơ thể và hành vi phạm pháp Ông kết luận rằng hành vi phạm pháp thường xảy ra ở những thanh niên có cơ bắp, lực lưỡng

“http ://pup.edu vn/index php/news/Nghien-cuu-Trao-doi/V an-de-toi-pham-tu-goc-do-y-thuc-xa-hoi-267 html

Những quan điểm này đã ảnh hưởng đến những giải thích xã hội học về sự lệch lạc trong những thời kỳ đầu tiên và xem tội phạm, những hình thức lệch lạc xã hội khác nhau như là biến thể của bộ môn “tâm lý học xã hội”, đã đem lại những tai họa cho đời sống xã hội Nói chung, hiện nay ta biết rất ít về mối liên hệ giữa những yếu tố cơ thể, di truyền và các ứng xử của con người Các quan điểm này đã được thay thế bởi lý thuyết khách quan hơn và có thể kiểm chứng hơn từ các quan niệm xã hội hiện đại.?

Trong ngành khoa học xã hội của chúng ta vấn đề về tình hình tội phạm và các vi phạm pháp luật khác đã được nghiên cứu trên quan điểm xã hội học khách quan Có nhiều công trình nghiên cứu tội phạm học ra đời

Nếu như nội dung chủ yếu của những công trình nghiên cứu ấy mang tính khái quát chung, thì có thể nói đã có những sự biến đổi trong quan điểm về mối liên hệ giữa tình hình tội phạm và sự phát triển kinh tế - xã hội cũng như những quá trình phát triển khác của xã hội: từ việc khẳng định tính ngẫu nhiên của mối liên hệ này đến quan điểm về tính quy luật khách quan của nó; từ việc nhìn nhận mối liên hệ trên ở mức độ cá nhân người phạm tội và môi trường gần gũi xung quanh đến sự phát hiện ra tính quy luật của khu vực, lứa tuổi, nghề nghiệp, giai cấp, xã hội và cuối cùng là từ việc đơn giản công nhận có tồn tại mối liên hệ qua lại đến việc làm sáng tỏ cơ chế tác động và chiều hướng phát triển tiêu cực của nó trong xã hội

Khái niệm tội phạm được định nghĩa cụ thể tại Điều 8 Bộ luật Hình sự 2015:

"Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong

Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự.” Bên cạnh đó có thể rút ra nguyên nhân của tội phạm ở Việt Nam

Xuất phát từ sự lạc hậu của chế độ cũ vẫn còn tồn tại và gây ảnh hưởng tiêu cực đến nhận thức cũng như hành vi của số ít bộ phận người Việt Nam: hạ tầng cơ sở- kỹ thuật còn nghèo nàn, lạc hậu; thượng tầng kiến trúc chưa phát triển đầy đủ, nhất là hệ thống các quy phạm pháp luật Các biểu hiện về quan liêu cửa quyền, tham nhũng, tình trạng mê tín dị đoan vẫn là những vấn đề đáng lo ngại

? Nguyễn Xuân Nghĩa (2021), Xã hội học (Tái bản lần thứ 4), Trường Đại học Mở Thành phô Hồ Chí Minh,

Nxb Đại học Quoc gia TP H6 Chi Minh, trang 231

Các thế lực phản động trong nước và nước ngoài vẫn điên cuồng chống đối Chúng lợi dụng những người dân còn hạn chế về mặt nhận thức để xúi giục họ đi vào con đường phạm tội nhằm đạt được mục đích phá hoại, chống đối chính quyền

Tình hình kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội trên thế giới diễn ra khá phức tạp, đã tác động xấu đến sự hình thành và phát triển tội phạm ở nước ta, làm nhiều loại tội phạm mới nảy sinh, phát triển như: tội phạm khủng bố quốc tế, tội phạm rửa tiền, sử dụng bom thư, ăn cắp cước điện thoại qua vệ tinh

Con người ngày càng đề cao “sức mạnh” của đồng tiền, vị kỷ cá nhân, coi thường pháp luật, kể cả đi vào con đường phạm tội, hoạt động tệ nạn xã hội do bị tác động của lối sống thực dụng, tiền tệ hoá các quan hệ xã hội khiến cho đạo đức xã hội bị xuống cấp, ý thức chấp hành pháp luật của người dân giảm sút Công tác quản lý kinh tế, xã hội còn nhiều sơ hở, thiếu sót, chưa đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước tạo điều kiện tốt để tội phạm, tệ nạn xã hội tiếp tục hoạt động và phát triển Quản lý văn hóa, tư tưởng: do chưa quản lý tốt các sản phẩm văn hoá, một số văn hóa phẩm có nội dụng không lành mạnh đã gây ra những ảnh hưởng, tác động xấu đến một bộ phận dân cư, nhất là tầng lớp thanh thiếu niên, học sinh, sinh loại tội phạm mới nảy sinh, phát triển như: tội phạm khủng bố quốc tế, tội phạm rửa tiền, sử dụng bom thư, ăn cắp cước điện thoại qua vệ tỉnh

Như vậy, có thể thấy rằng khái niệm tội phạm đã trải qua nhiều năm lập pháp nhưng nội hàm của khái niệm này vẫn không có những thay đổi về bản chất nó vẫn được coi là hành vi nguy hiểm cho xã hội và chỉ bị xử lý khi hành vi đó được quy định cụ thể trong luật hình sự 1.1.2 Sự tương quan giữa cơ sở xã hội và sinh học trong nguồn gốc của hành vi vi phạm pháp luật

Một vấn đề quan trọng mà giải pháp nằm ở việc hiểu bản chất của hành vi vi phạm pháp luật và các sự kiện phản xã hội khác, đó là về sự tương quan giữa cơ sở xã hội và sinh học trong nguồn gốc của hành vi vi phạm pháp luật Các công trình nghiên cứu đã chứng minh rằng hành vi vi phạm pháp luật, tức là vi phạm các chuẩn mực pháp luật của những người có khả năng hành động hoặc không hành động, cũng giống như các hành động khác của con người, về nguyên tác mang tính chất xã hội Cơ sở xã hội trong, bất cứ hành vi có nhận thức nào đều chiếm ưu thế đan kết sâu sắc với những yếu tố sinh học của chức năng cơ thể con người ?

Hành vi vi phạm pháp luật của cá nhân thường xuất phát từ nhu cầu, lợi ích bị bóp méo của các chủ thể xã hội Khi con người có nhủ

Khái niệm chuẩn mực xã hội 17 2.2 Các loại chuẩn mực xã hội 20 2 Chuẩn mực chính trị 21 2.2.2 Chuẩn mực đạo đức 23 2.2.3 Chuẩn mực văn hóa

Chuẩn mực tôn giáo 28

Một tôn giáo được thừa nhận là dòng tôn giáo thực sự khi nó có giáo chủ, giáo hội, giáo dân và giáo lý Giáo chủ trong tôn giáo là một lực lượng siêu tự nhiên, có quyền năng, sức mạnh siêu phẩm được con người “thần thánh hóa”, tôn thờ, trở thành “linh thiêng” v tác động trở lại tới niềm tin của con người Ph Angghen viết: “Tất cả các tôn giáo chẳng qua chỉ là sự phản ảnh hư ảo - vào trong đầu óc của con người - của những lực lượng ở bên ngoài chỉ phối cuộc sống hàng ngày của họ; chỉ là sự phản ánh trong đó những lực lượng ở trần thế đã mang hình thức những lực lượng siêu trần thế”?” Giáo chủ trong Thiên Chúa giáo là Chúa Jesus; trong Phật giáo là Phật tổ Thich ca mau ni

Tôn giáo đã xuất hiện từ rất lâu và song hành suốt nhiều thế kỷ cùng với cuộc sống của loài người Bên cạnh đạo đức, chính trị, thẩm mỹ tôn giáo cũng góp phần hình thành nên một hệ thống chuẩn mực xã hội - những phương tiện xã hội để điều chỉnh hành vi của con người Tôn giáo là một hệ thống niềm tin về vị trí của cá nhân con người trong thế giới, tạo ra một trật tự cho thế giới đó và tìm kiếm một lý do cho sự tồn tại trong đó

3 Quan điểm của C.Mác, Ph.Ăng-ghen về tôn giáo - LyTuong.net, Quan niệm của Mác, Ph.Ăng - ghen về sự hình thành và phát triên của tôn giáo, truy cập 23/05/2024

Theo đó “chuẩn mực tôn giáo là chuẩn mực thành văn, là hệ thống các quy tắc, yêu cầu được xác lập dựa trên những tín điều, giáo lý tôn giáo, những quy ước về lễ nghi, sinh hoạt tôn giáo cùng với các thiết chế tôn giáo (nhà thờ, chùa chiền, thánh đường), được ghi chép và thể hiện trong các bộ sách kinh điển của các dòng tôn giáo khác nhau”?

Chuẩn mực tôn giáo mang những đặc điểm sau:

Thứ nhất, chuẩn mực tôn giáo là loại chuẩn mực xã hội thành văn Tính chất thành văn của chuẩn mực tôn giáo thể hiện ở các giáo điều, giáo lý, những lời răn dạy được ghi chép trong các bộ kinh của các tôn giáo khác nhau, như Kinh Thánh ( của Thiên Chúa Giáo), Kinh Phật ( của Phật Giáo) hoặc Kinh Coran (của Hồi giáo) Ví dụ, giáo lý nhà Phật yêu cầu người xuất gia vào tu hành trong chùa phải tuyệt đối tuân theo “ngũ giới” (năm điều cấm), bao gồm không sát sinh, không nói dối, không trộm cắp, không tà dâm và không uống rượu

“Ngũ giới” được ghi trong Kinh Phật, thể hiện tính chất thành văn của chuẩn mực tôn giáo

Thứ hai, chuẩn mực tôn giáo được hình thành xuất phát từ niềm tin thiêng liêng, sâu sắc của con người vào sức mạnh thần bí của các lực lượng siêu tự nhiên như Thượng | đế, Đức Phật, Chúa Trời Chừng nào trong tự nhiên, trong xã hội vẫn còn tồn tại những sự việc, sự kiện hay hiện tượng có tính chất thần kì, bí ẩn mà khoa học hiện đại chưa thể giải thích, làm sáng tỏ nguồn gốc, nguyên nhân hay bản chất của chúng, thì khi đó tôn giáo và chuẩn mực tôn giáo vẫn tồn tại, vẫn có tác động nhất định tới đời sống tâm linh của con người Theo quan điểm Mác xít, thần linh” Vì sợ bị trừng phạt, phải xuống địa ngục thay vì lên thiên đường, bị “quả báo” thay vì vào cõi “niết bàn” nên con người không dám làm điều ác, không dám phạm vào các điều cấm, điều răn của chuẩn mực tôn giáo Có thể dễ dàng nhận thấy rằng, dù không có một sức mạnh cưỡng bức nào thì các chuẩn mực tôn giáo vẫn được con người tuân thủ một cách tự nguyện, tự giác, vô điều kiện Ngược lại, một số chuẩn mực tôn giáo cũng còn nhiều yếu tố tiêu cực, nó hướng con người đến hạnh phúc hư ảo và làm mất tính chủ động, sáng tạo của con người Vấn đề đặt ra là, cần nhận diện đúng vai trò của đạo đức tôn giáo nhằm phát huy những giá trị tốt đẹp của tôn giáo và hạn chế những tác động tiêu cực của nó đối với việc hoàn thiện nhân cách con người Việt Nam hiện nay

Thứ ba, Chuẩn mực tôn giáo là hệ thống các quy tắc, yêu cầu được xác lập dựa trên những tín điều, giáo lý tôn giáo, những quy ước về lễ nghi sinh hoạt tôn giáo cùng với các thiết chế tôn giáo (nhà

36 “Chuẩn mực Tôn giáo đối với lĩnh vực pháp luật”, http:/www.đhluathn.com/2014/06/chuan-muc-ton-giao-oi- voi-linh-vuc-phap.html

32 thờ, chùa chiền, thánh đường), được ghi chép và thể hiện trong các bộ sách kinh điển của các dòng tôn giáo khác nhau

Thứ tư , Chuẩn mực tôn giáo có những tác động tích cực và tiêu cực tới nhận thức, hành vi của con người Về mặt tích cực, chuẩn mực tôn giáo đề cao tính thiện, phê phán tính xác, định hướng cho hành vi xã hội của con người Chẳng hạn như: chuẩn mực của Thiên chúa giáo mang tính nhân văn sâu sắc, đề cao tình yêu thương của con người, tôn trọng mọi giá trị của tín đồ, không phân biệt giàu nghèo, sang hèn ; phật giáo răn dạy con người sống chay tịnh, từ bi hỷ xả, không sát sinh, ; Hồi giáo khuyên con người tuân giữ vị trí của mình, bố thí cho kẻ nghèo hèn Bên cạnh đó, chuẩn mực tôn giáo cũng tồn tại mặt tiêu cực là làm phát sinh nạn cuồng tín, tệ nạn phân biệt chủng tộc, ru ngủ, làm tê liệt ý chí của con người trước những bất công trần thế Trong lịch sử, khía cạnh này được giai cấp thống trị lợi dụng triệt để như một công cụ nhằm áp bức tỉnh thần, đồng thời giúp củng cố địa vị thống trị của họ Như chủ nghĩa tôn sùng bạo lực và chủ nghĩa khủng bố ở khu vực Trung Đông phát sinh chủ yếu do tỉnh thân cuồng tín tôn giáo là một minh chứng rõ nét Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã xác định: “Đồng bào các tôn giáo là bộ phận quan trọng của khối đại đoàn kết dân tộc Thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo tôn giáo của công dân, quyền sinh hoạt tôn giáo bình thường theo pháp luật Đoàn kết đồng bào theo các tôn giáo khác nhau, đồng bào theo tôn giáo và đồng bào không theo tôn giáo.Phát huy những gía trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo Động viên, giúp đỡ đồng bào theo đạo và các chức sắc tôn giáo sống “ tốt đời, đẹp đạo” Các tổ chức tôn giáo hợp pháp họat động theo pháp luật và được pháp luật bảo hộ”- Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X.?7

Ví dụ về các chuẩn mực xã hội trong một xã hội đầy phong phú đa dạng, việc xác định về chuẩn mực tôn giáo được thể hiện qua số lượng người dân trên toàn thế giới, các cộng người mang chuẩn mực tôn giáo lớn nhất là các tổ chức về tôn giáo Quy tắc tôn giáo được thiết kế nhiều để điều chỉnh các mối quan hệ không chỉ trong phạm vi các cộng đồng này, mà còn trong một mối quan hệ với các tổ chức, các cá nhân không thuộc một trong những đức tin Ta có thể thấy các ví dụ về các chuẩn mực xã hội qua các đặc trưng của thiên nhiên, đơn giản chỉ là chọn Phổ biến nhất có thể được coi là lễ cưới và đám tang của người quá cố Cùng loại quy định là mối quan hệ giữa các tu viện và các nhà sư, Đức Thành Cha và các giáo dân của nhà thờ

Nghiên cứu chuẩn mực tôn giáo giúp mọi người hiểu đúng về hoạt động tôn giáo cũng như các chuẩn mực của nó, từ đó ứng dụng vào việc thực hiện pháp luật Ví dụ như trong Kinh thánh của đạo

Déng bao các tôn giáo là bộ phận của khối đại đoàn kết toàn đân tộc (vietnamnet.vn), truy cập ngày 25/05/2024

Thiên chúa giáo có quy định về hôn nhân một vợ một chồng, quy định này hoàn toàn phù hợp với quy định về hôn nhân của nước ta trong Luật hôn nhân và gia đình Nếu chuẩn mực tôn giáo phù hợp với thuần phong, mỹ tục với các giá trị pháp luật hiện hành thì sẽ có tác dụng tích cực đến việc thực hiện pháp luật của cá nhân Ví dụ như Kinh mười điều răn của Chúa trong Thiên chúa giáo khuyên răn con người nên làm điều thiện, tránh điều ác, chớ nói dối, chớ nảy sinh lòng tham Những điều răn này hoàn toàn phù hợp với mục đích của pháp luật trong điều chỉnh các quan hệ xã hội Như vậy, khi con người nghe theo những lời răn này thì cũng có nghĩa là họ đang chấp hành pháp luật Ngược lại, nếu chuẩn mực tôn giáo bị hiểu và vận dụng một cách cực đoan thì cả chính trị và pháp luật sẽ bị đồng nhất với chuẩn mực tôn giáo

Bên cạnh đó, nhà nước ta cũng cương quyết trừng trị nghiêm khắc các hành vi đội lốt tôn giáo để thực hiện các âm mưu chính trị đen tối, gây rối, bạo loạn, hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân; trừng trị nghiêm khắc các hành vi lợi dụng niềm tin tôn giáo, tín ngưỡng trong nhân dân để hành nghề mê tín dị đoan, gây hậu quả nghiêm trọng Đấu tranh ngăn chặn các hoạt động mê tín dị đoan, các hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo làm phương hại đến lợi ích chung của đất nước, vi phạm quyền tự do tôn giáo của con người là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong tình hình mới

Giữa chuẩn mực tôn giáo và pháp luật có những tác động đến nhau, trong đó chuẩn mực tôn giáo tác động tích cực đến pháp luật: Thứ nhất, Chuẩn mực tôn giáo giúp cho hoạt động xây dựng pháp luật của nhà nước Khi đến một giai đoạn nhất định, rất nhiều những tín điều tôn giáo được nhà nước thừa nhận và trở thành các quy phạm pháp luật được áp dụng chung cho mọi cá nhân, tổ chức trong xã hội Các tín điều tôn giáo đều chứa đựng một số giá trị đạo đức nhân bản rất hữu ích cho việc xây dựng nền đạo đức mới và nhân cách con người Việt Nam hiện nay Giá trị lớn nhất của đạo đức tôn giáo là góp phần duy trì đạo đức xã hội, hoàn thiện nhân cách cá nhân, hướng con người đến Chân - Thiện - Mỹ Như vậy, có thể khiến các tín điều tôn giáo phù hợp với pháp luật, đạo đức, phong tục tập quán của nước ta trở thành các quy phạm pháp luật thì hiệu quả của thực hiện pháp luật sẽ được nâng cao Ví dụ như trong kinh thánh của đạo Thiên chúa giáo có quy định về hôn nhân một vợ một chồng, quy định này hoàn toàn phù hợp với quy định về hôn nhân của nước ta trong Luật Hôn nhân và gia đình

Thứ hai, tôn giáo đã đề cập trực tiếp đến những vấn đề đạo đức cụ thể của cuộc sống thế tục và ít nhiều mang giá trị có tính nhân văn Trên thực tế, những giá trị, chuẩn mực đạo đức của các tôn giáo có ý nghĩa nhất định trong việc duy trì đạo đức xã hội, hơn nữa, nó đóng vai trò quan trọng trong việc phát hiện ra những lỗ hổng, những thiếu sót trong pháp luật hiện hành

Ví dụ: giáo lý của nhà Phật yêu cầu của người xuất gia, tu hành phải tuyệt đối tuân theo “ngũ giới”, bao gồm không sát sinh, không nói dối, không trộm cắp, không tà dâm và không uống rượu Ta có thể thấy được một số điều răn của Phật hoàn toàn phù hợp với chuẩn mực đạo đức và chuẩn mực pháp luật của nước ta

Chuẩn mực thẩm mỹ 32 3 Chuẩn mực pháp luật và sai lệch chuẩn mực pháp luật

Chuẩn mực thẩm mỹ được xem như một nhân vật lịch sử thời xưa, khi họ đã tạo ra một khái niệm về cái đẹp và sự xấu xí Những quy định này được áp dụng không chỉ cho con người, không chỉ là những bộc lộ trong suy nghĩ mà nó còn dùng như một hành động, lời nói thể hiện tính các con người, đánh giá những tác phẩm nghệ thuật

35 hay dùng để đánh giá các loài động vật, Xã hội càng hiện đại thì tiêu chuẩn về cái đẹp, cái thẩm mỹ đôi khi sẽ ngày càng cao, và nó sẽ tác động tiêu cực đối với con người, khi sự tự tin của một người chỉ vì một vài đánh giá của người khác mà trở nên tự ti, nó cũng mang vị trí một phần trong cuộc sống con người Điều này là do tư duy khuôn mẫu về sự đánh giá giữa hoàn mỹ và xấu xí Nó ảnh hưởng đến hành vi của con người của một xã hội Chúng ta có thể thấy ví dụ rõ ràng nhất qua mẫu câu chuyện “vit con xấu xí”

Quan hệ thẩm mỹ là một trong các mối quan hệ xã hội cơ bản Trong quan hệ thẩm mỹ, có ba bộ phận quan trọng nhất của đời sống thẩm mỹ con người, bao gồm: Thứ nhất, đối tượng thẩm mỹ, gồm cái đẹp, xấu; cái bi, hài; cái anh hùng, Nó chịu đựng các dạng phái sinh và các vùng tiềm ẩn của cái đẹp, cái xấu, cái bi hài; nó giải thích vì sao thiên nhiên lại chứa yếu tố thẩm mỹ, vì sao lại có cái bi hài trong hiện tượng xã hội Thứ hai, chủ thể thẩm mỹ phản ánh các hoạt động thẩm mỹ của chủ thể thông qua các giác quan của họ Các nhu cầu thẩm mỹ, thị hiếu, lý tưởng thẩm mỹ đều là sự phản ánh các kinh nghiệm hoạt động thẩm mỹ của con người Năng khiếu, tài năng và thiên tài không tách rời chủ thể thẩm mỹ Ví dụ như xã hội đặt ra những quan điểm về cái đẹp của người phụ nữ hiện đại, đề cao nét đẹp tao nhã, độc lập của người con gái, để mỗi cá nhân lấy đó làm chuẩn mực, làm khuôn mẫu, làm “gương” cho mình soi vào và phấn đấu cũng như điều chỉnh hành vi, cách nói chuyện, đi đứng, ăn mặc phù hợp với nó, với nét đẹp thẩm mỹ mà xã hội đề cao Thứ ba, thế giới nghệ thuật là bộ phận thứ ba Đây là nơi diễn ra sự tương tác giữa đối tượng thẩm mỹ và chủ thể thẩm mỹ như: văn học, âm nhạc, điêu khắc, điện ảnh, Trong thế giới này, chứa đựng các phạm trù: cảm thụ, sáng tạo, đánh giá,

Do yêu cầu đòi hỏi quan hệ thẩm mỹ cần có các quy tắc, yêu cầu, tiêu chuẩn thẩm mỹ để định hướng, điều chỉnh, đánh giá hành vi thẩm mỹ của con người trong đời sống cộng đồng mà các chuẩn mực thẩm mỹ nảy sinh, biến đổi và phát triển

Chuẩn mực thẩm mỹ là hệ thống các quy tắc, yêu cầu đòi hỏi về mặt thẩm mỹ đối với hành vi xã hội của con người, tuân theo những quan điểm, quan niệm đang được phổ biến, thừa nhận trong xã hội về cái đẹp, cái xấu, cái bi, cái hài, cái anh hùng, cái tuyệt vời, được xác lập trong các quan hệ thẩm mỹ, trong hoạt động sáng tác nghệ thuật, trong lối sống và sinh hoạt của các cá nhân và các nhóm xã hội.?°

Ví dụ như quan niệm về nét đẹp của người phụ nữ Việt Nam được lưu truyền, tồn tại, phát huy thông qua con đường từ đời này sang đời khác Vẻ đẹp thanh cao, kín đáo trong tà áo dài truyền thống với những đức hạnh “công, dung, ngôn, hạnh” đã ăn sâu vào tiểm thức của người dân nước Việt, để đến bây giờ, người Việt vẫn

38 Ngọ Văn Nhân(2010), Giáo trình Xã hội học pháp luật, Nxb Tư pháp, tr.231

36 giữ những giá trị truyền thống đó làm khuôn mẫu đánh giá người phụ nữ trong các gia đình Việt.

Khái niệm và đặc điểm về chuẩn mực pháp luật

Tính chuẩn mực của pháp luật nói lên những giới hạn cần thiết mà Nhà nước quy định để mọi chủ thể có thể xử sự một cách tự do trong khuôn khổ cho phép, thường biểu hiện dưới dạng “cái có thể”,

“cái được phép”, “cái không được phép” và “cái bắt buộc thực hiện” Việc vượt ra khỏi phạm vi, giới hạn đó là vi phạm pháp luật

Ví dụ: A sử dụng chất kích thích là ma túy trong lãnh thổ Việt Nam, đó là hành vi vi phạm pháp luật và vượt qua giới hạn của chuẩn mực pháp luật

Có thể định nghĩa: “Chuẩn mực pháp luật là những quy tắc xử sự chung do Nhà nước xây dựng, ban hành và đảm bảo thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội, định hướng cho hành vi ứng xử của các cá nhân và các nhóm xã hội”.?9°“Chuẩn mực pháp luật được thể hiện ra thành những quy tắc, yêu cầu cụ thể dưới dạng các quy phạm pháp luật Nó khác với các loại chuẩn mực xã hội khác ở một điểm cơ bản là mang tính cưỡng chế Nhà nước Các chuẩn mực xã hội, khi được Nhà nước thừa nhận, sử dụng và bảo đảm bằng khả năng cưỡng bức sẽ trở thành chuẩn mực pháp luật Và chuẩn mực pháp luật vẫn được thực hiện cùng với nó còn phù hợp của nó trong các quan hệ xã hội và các lợi ích của giai cấp thống trị nảy sinh từ các quan hệ xã hội này Nếu mọi cá nhân, cơ quan, tổ chức xã hội đều nghiêm chỉnh tuân thủ theo các quy tắc, yêu cầu của chuẩn mực pháp luật thì đó là nền tảng của một xã hội dân chủ, công bằng và văn minh Tuy nhiên, trong thực tế xã hội, không phải chuẩn mực pháp luật luôn luôn được mọi người tôn trọng, tuân thủ ở mọi lúc, mọi nơi mà thường xảy ra các hành vi của những cá nhân, nhóm xã hội vi phạm, phá vỡ hiệu lực, tính ổn định của chuẩn mực pháp luật Đó chính là hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật b Đặc điểm của chuẩn mực pháp luật:

(1) Tính quy định xã hội của pháp luật:

Dưới góc độ xã hội học pháp luật, tính quy định xã hội của pháp luật là một đặc trưng cơ bản của hiện tượng pháp luật Đặc trưng này nói lên rằng, pháp luật trước hết được xem xét như một hiện tượng xã hội, nảy sinh từ các tiền đề có tính chất xã hội, phản ánh các quan hệ kinh tế,chính trị,văn hóa,xã hội của xã hội ở những giai đoạn lịch sử nhất định, đặc biệt là quan hệ kinh tế.Trong mối quan hệ với

39 [1] Dai học Luật Hà Nội (2010), Tập bài giảng Xã hội học pháp luật, Nxb Công an nhân dan, tr.246

40 [1] Dai học Luật Hà Nội (2010), Tập bài giảng Xã hội học pháp luật, Nxb Công an nhân dân, tr.248

37 kinh tế, pháp luật phụ thuộc vào kinh tế, thể hiện ở chỗ nội dung của pháp luật là do các quan hệ kinh tế-xã hội quyết định; chế độ kinh tế là cơ sở, nền tảng của pháp luật

Pháp luật luôn phản ánh sự phát triển của chế độ kinh tế,nên nó không thể cao hơn hoặc thấp hơn trình độ phát triển của chế độ kinh tế.Một khi chế độ kinh tế thay đổi thì sớm hay muộn sẽ kéo theo sự thay đỏi của pháp luật.Bên cạnh đó, pháp luật có sự tác động trở lại đối với sự tác động của kinh tế Sự tác động đó mang tính tích cực khi pháp luật có nội dung tiến bộ, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị là lực lượng tiến bộ trong xã hội,phản ánh đúng trình độ phát triển của kinh tế Ngược lại, sự tác động mang tính tiêu cực khi pháp luật mang nội dung thoái bộ, lạc hậu, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị đã lỗi thời, muốn dùng pháp luật để duy trì các quan hệ kinh tế không còn phù hợp Nội dung của pháp luật được quy định bởi tình hình, đặc điểm, các điều kiện về kinh tế, chính trị xã hội của quốc gia ở từng thời kỳ phát triển

Trong xã hội luôn luôn tồn tại nhiều mối quan hệ xã hội với tính chất đa dạng và phức tạp Vì vậy, mục đích xã hội của pháp luật là hướng tới điều chỉnh các quan hệ xã hội Tuy nhiên, pháp luật không thể điều chỉnh tất cả các quan hệ xã hội, mà chỉ có thể điều chỉnh những quan hệ xã hội cơ bản, có tính phổ biến, điển hình, thông qua đó, tác động tới các quan hệ xã hội khác,định hướng cho các quan hệ đó phát triển theo những mục đích mà nhà nước đã xác định Mọi sự thay đổi của pháp luật, suy cho cùng, đều xuất phát từ sự thay đổi của các quan hệ xã hội và chịu sự quyết định bởi chính thực tiễn xã hội Điều đó nói lên bản chất xã hội của pháp luật

(2) Tính chuẩn mực của pháp luật

Dưới góc độ nhìn của nhiều nhà xã hội học pháp luật thì pháp luật thường được tiếp cận nghiên cứu với tư cách một loại chuẩn mực xã hội Vì vậy, tính chuẩn mực của pháp luật là một chủ đề được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự, đó là những “khuôn mẫu”, “mực thước” được xác định một cách tương đối cụ thể, rõ ràng trong chừng mực có thể Tính chuẩn mực của pháp luật nói lên giới hạn cần thiết mà nhà nước quy định để mọi chủ thể có thể xử sự một cách tự do trong khuôn khổ cho phép, thường biểu hiện dưới dạng “cái có thể”, “cái được phép”, “cái không được phép” và cái bắt buộc thực hiện” Vượt khỏi giới hạn ,phạm vi đó là vi phạm pháp luật Không thể có chuẩn mực pháp luật chung chung, trừu tượng, mà nó phải được thể hiện ra thành các quy tắc điều chỉnh hành vi Bởi vậy, nếu không đặt ra các quy phạm pháp luật thì sẽ không có căn cứ pháp lí để đánh giá hành vi nào là hợp pháp và hành vi náo bất hợp pháp

Chuẩn mực pháp luật khác với các loại chuẩn mực xã hội khác ở một điểm cơ bản là nó mang tính cưỡng chế cuả nhà nước Các chuẩn mực xã hội, khi được nhà nước thừa nhận, sử dụng và bảo đảm bằng khả năng cưỡng bức ,sẽ trở thành chuẩn mực pháp luật Nếu nhà nước và các cơ quan của nó không còn thừa nhận và thực hiện, áp dụng các chuẩn mực đó nữa, tức là dưới góc độ lợi ích nhà nước nó trở nên vô vị thì lúc đó nó sẽ mất đi tính chất của một chuẩn mực pháp luật Tuy không còn là một chuẩn mực pháp luật,nhưng nếu về mặt thực tiễn chuẩn mực đó vẫn sống, vẫn chi phối hành vi xã hội của con người thì tính chất chuẩn mực của nó lại mang tính chất phong tục, tập quán đạo đức hay thẩm mỹ chứ không phải là pháp luật nữa

Chuẩn mực pháp luật thành văn đã hàm chứa trong nó các quy tắc xử sự mà trong phần lớn các trường hợp đã được thể hiện và thực hiện trong hành vi thực tế của con người Chuẩn mực pháp luật được thực hiện chừng nào nó còn phù hợp với các quan hệ xã hội và các lợi ích của giai cấp thống trị nảy sinh từ các quan hệ xã hội này.Chuẩn mực pháp luật nào không còn phản ánh đúng các quan hệ xã hội nữa thì nhà nước ta phải thay đổi nó về mặt hình thức hoặc tước đi của nó sức mạnh Rõ ràng ở đây không nói đến sự vi phạm các yêu cầu của chuẩn mực pháp luật trong tiến trình thực hiện nó ,mà nói đến quá trình hình thành những quan hệ xã hội thực tế ,trong quá trình đó thể hiện ra một nội dung chuẩn hóa mới xuất hiện (có thể mới chỉ trong thực tế áp dụng pháp luật được công bố chính thức) Nếu chuẩn mực pháp luật thể hiện nhu cầu xã hội thì đứng đằng sau nó là chính quyền nhà nước với nhiệm vụ bảo vệ các quan hệ xã hội thống trị ,phù hợp với các quan hệ xã hội ấy, chuẩn mực tạo thành hành vi phù hợp với pháp luật, tức là cưỡng bức tuân theo nó Sự thực hiện phổ biến tương ứng với các quan hệ xã hội thống trị đồng thời cũng là tính chuẩn mực Các cơ quan thực hiện, áp dụng pháp luật thường quy định nội dung của một chuẩn mực pháp luật nhất định bằng con đường giải thích tương ứng với các quan hệ mới, trong khi các quan hệ mới về cơ bản lại được phản ánh cả trong lập pháp một cách thích hợp Như vậy, tính hiệu lực của chuẩn mực pháp luật dựa trên không chỉ ý chí mà cả trên thực tế xã hội, không chỉ trong sự xuất hiên chuẩn mực pháp luật, mà cả trong việc tiếp tục thực hiện chuẩn mực pháp luật đó nữa

(3) Tính ý chí của pháp luật

Pháp luật không phải là kết quả của sự tự phát hay cảm tính, mà bao giờ cũng là hiện tượng ý chí Pháp luật thể hiện các quan hệ xã hội và ý chí giai cấp có gốc rễ từ trong các quan hệ xã hội được thể hiện ra trong hệ thống các chuẩn mực pháp luật Xét về bản chất, ý chí của pháp luật là ý chí của giai cấp cầm quyền trong xã hội, được

39 thể hiện rõ ở mục đích xây dựng pháp luật, nội dung xây dựng pháp luật và dự kiến hiệu ứng của pháp luật khi triển khai vào thực tế.Tính ý chí nói lên mối quan hệ khăng khít giữa nhà nước và pháp luật, là hai thành tố của kiến trúc thượng tầng, cả hai hiện tượng nhà nước và pháp luật cùng có chung nguồn gốc phát sinh, phát triển Nhà nước là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, nhưng quyền lực đó chỉ có thể được triển khai và phát huy có hiệu lực trên cơ sở các quy định của pháp luật Chính vì vậy, nhà nước không thể tồn tại và phát huy quyền lực nếu thiếu pháp luật và ngược lại, pháp luật chỉ phát sinh, tồn tại và có hiệu lực khi nó dựa trên cơ sở sức mạnh của quyền lực nhà nước

Vì vậy, không thể nói pháp luật đứng trên nhà nước hay nhà nước đứng trên pháp luật Pháp luật không chỉ phản ánh bản chất giai cấp mà còn phản ánh các nhu cầu khách quan, phổ biến của các mối quan hệ xã hội Do đó,nhà nước không thể ban hành pháp luật một cách tùy tiện, chủ quan, duy ý chí, không tính đến những nhủ cầu, lợi ích của các giai cấp, tầng lớp xã hội Khi những bộ phận nhất định của pháp luật trở nên lạc hậu, không phù hợp với thực tiễn xã hội thì nhà nước phải tiến hành sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ để ban hành văn bản pháp luật mới

(4) Tính cưỡng chế của pháp luật:

Pháp luật do nhà nước xây dựng,ban hành và bảo đảm thực hiện Điều đó có nghĩa là pháp luật được hình thành và phát triển bằng con đường ngắn nhất.Với tư cách của mình, nhà nước là một tổ chức hợp pháp, công khai và có quyền lực bao trùm toàn xã hội Nhà nước không chỉ xây dựng, ban hành pháp luật mà còn có các biện pháp tác động nhằm đảm bảo cho pháp luật được tôn trọng và thực hiện thông qua việc nhà nước thường xuyên củng cố và hoàn thiện bộ máy công cụ thể hiện quyền lực nhà nước như quân đội,cảnh sát,toàn án,nhà tù Đặc trưng này chỉ có ở pháp luật không có ở các loại chuẩn mực xã hội khác Pháp luật được thể hiện trong nhiều biến thể hành vi của con người nếu tính đến bản chất giai cấp của nó.

Sai lệch chuẩn mực pháp luật 36

Lý thuyết nhãn hiệu (gan nhãn)

Hành vi của con người được nhìn nhận như một quá trình liên tục đi từ “bình thường” cho tới “sai lệch” giống như sự biến đổi của những sắc màu cầu vồng Có rất nhiều cách giải thích khác nhau về sự sai lệch, ngày trong xã hội học cũng đã có rất nhiều cách tiếp cận về vấn đề này trong đó có lý thuyết dán nhãn - một trong những cách phân tích tương tác biểu trưng

Theo Từ điển Bách khoa toàn thư, lý thuyết dán nhãn là “một lý thuyết xã hội học nghiên cứu hành vi ứng xử của con người theo phương pháp phân tích tương tác biểu tượng qua đó khẳng định hành vi tuân thủ hay lệch lạc của một người là do kết quả của quá trình người khác xác định hay gán nhẫn hiệu”.[1]

Lý thuyết gán nhãn giải thích nguyên nhân tại sao có hành vi sai lệch và nó dựa trên hành vi của cá nhân để dán nhãn Bởi theo lý

4I thuyết này, hành vi của một cá nhân lệch lạc hay không là do sự phản ứng của các cá nhân khác nhiều hơn là do tự thân hành vi đó biểu hiện và là do các cá nhân khác gán cho anh ta cái nhãn là lệch lạc Các nhà lý thuyết dán nhẫn đã không nhìn nhận những tên tội phạm như những kẻ xấu, liên quan hoặc tham gia các hành động sai trái mà xem họ như những cá thể bị hệ thống pháp luật và cộng đồng lớn dán lên hộ cái mác tội phạm Lý thuyết dán nhãn cho rằng, một cá nhân khi dán nhẫn cho một hành vi của cá nhân khác là lệch lạc thì người đó liên tưởng đến những lý lẽ của nhãn đó, thậm chí trong nhiều trường hợp người ta quan tâm đến cái nhãn của cá nhân hơn là những hành vi thực tế của cá nhân đó Đối với một cá nhân lệch lạc, sau đó khi tự nhận thấy sự sai lệch và nhận sự trừng phạt thì cá nhân đó có thể bắt đầu làm lại cuộc đời cả về mặt xã hội cũng như về mặt sinh học theo quy ước của xã hội nhưng có thể sự dán nhãn tương tự cũng sẽ vẫn diễn ra Trong nhiều trường hợp, chính sự dán nhẫn không đúng sẽ làm giảm đi các hành vi đáng lẽ đã phát triển tích cực

Phân loại lý thuyết nhãn hiệu (gán nhan)

Trong xã hội học, có ba nhãn quan (quan điểm) lý thuyết chính được xác định:

Nhẫn quan chức năng (xã hội học vĩ mô)

Chủ yếu dựa trên các tác phẩm của Herbert Spencer, Emile Durkheim, Talcott Person và Robert k Merton

Theo các nhà chủ nghĩa chức năng, xã hội là một hệ thống được tạo ra với các bộ phận liên kết với nhau và hoạt động hài hòa để duy trì trạng thái cân bằng và cân bằng xã hội Ví dụ, xã hội bao gồm nhiều tổ chức như gia đình, tổ chức giáo dục, hệ thống chính trị, tôn giáo Gia đình cung cấp tái sản xuất, nuôi dưỡng và xã hội hóa trẻ em Giáo dục cung cấp phương tiện để chuyển giao kỹ năng, kiến thức và văn hóa của xã hội cho thanh thiếu niên Chính trị cung cấp phương tiện để quản lý các thành viên của xã hội Tôn giáo cung cấp hướng dẫn đạo đức và lối thoát để tôn thờ một quyền lực cao hơn Tất cả thương thuyết với nhau để duy trì sự hài hòa và thịnh vượng trong xã hội

Nhẫn quan xung đột (xã hội học vĩ mô)

Chủ yếu lấy cảm hứng từ các tác phẩm Karl Marx và Max Weber Nhãn quan này cho rằng xã hội bao gồm các nhóm và lợi ích khác nhau Họ đang cạnh tranh cho quyền lực và nguồn lực Lý thuyết xung đột giải thích các khía cạnh khác nhau của thế giới xã hội bằng cách xem xét nhóm nào có quyền lực và lợi ích từ một sự sắp xếp xã hội cụ thể Chẳng hạn lý thuyết nữ quyền xuất phát từ xã hội gia trưởng

Karl Marks chỉ định nghĩa hai hạng: Tư bản và Vô sản Nhưng Max Weber đã xác định phân chia dựa trên tình trạng, lợi ích chính trị

42 va diéu kién kinh té

Nhẫn quan tương tác tượng trưng (xã hội học vi mô) Được lấy cảm hứng từ nhiều triết gia xã hội như Georg Simmel, Charles Cooley, G H delta Đó là khái niệm xã hội học vi mô chủ yếu liên quan đến động lực tâm lý xã hội của các tương tác cá nhân là nhóm nhỏ Nó nhấn mạnh vào hành vi của con người bị ảnh hưởng bởi định nghĩa và ý nghĩa được tạo ra và duy trì thông qua tương tác mang tính biểu tượng với những người khác

Hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật thường được xã hội học pháp luật phân loại dựa theo các tiêu chí khác nhau:

Thứ nhất, căn cứ vào nội dung, tính chất của các chuẩn mực pháp luật bị xâm hại, hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật được chia thành hành vi sai lệch tích cực và hành vi sai lệch tiêu cực

Hành vi sai lệch tích cực là những hành vi (cố ý hoặc vô ý) vi phạm, phá vỡ hiệu lực của các chuẩn mực pháp luật đã lạc hậu, lỗi thời, không còn phù hợp với thực tế xã hội hiện tại hoặc không còn được Nhà nước và xã hội thừa nhận Có hai khả năng xảy ra: Một là, những quy phạm pháp luật do các chế độ xã hội cũ ban hành không còn phù hợp trong điều kiện xã hội mới do tính chất hà khắc, lạc hậu, lỗi thời của nó Hành vi vi phạm, phá bỏ các quy tắc pháp luật cũ đó mang ý nghĩa tích cực về mặt xã hội nên đó hành vi sai lệch tích cực Hai là, các quy phạm pháp luật do Nhà nước hiện nay ban hành, đã hết hoặc vẫn còn hiệu lực thực thi, nhưng chúng không còn phù hợp với yêu cầu của thực tế cuộc sống hiện nay, đòi hỏi Nhà nước phải sửa đổi hoặc bãi bỏ Việc một cá nhân, nhóm xã hội vi phạm, chống lại các quy phạm pháp luật hiện hành nhưng không còn phù hợp đó là sự “gióng lên hồi chuông cảnh báo” để Nhà nước sửa đổi, thay đổi chúng, nghĩa là nó mang ý nghĩa tích cực

Ví dụ: Từ ngày 26/3, công nhân Công ty trách nhiệm hữu hạn Pouyuen Việt Nam (100% vốn Đài Loan), có trụ sở tại quận Bình Tân,

TP HCM, và một số doanh nghiệp ở Long An, Tây Ninh, Tiền Giang, đã ngừng việc tập thể phản đối quy định tại Điều 60 của Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 (được Quốc hội thông qua ngày 20/11/2014 và có hiệu lực từ 1/1/2016)

Theo Điều 60, người lao động không được nhận hỗ trợ một lần ngay sau khi nghỉ việc như Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006 mà phải đợi đến tuổi nghỉ hưu Trong thời gian chấm dứt hợp đồng, người lao động được hưởng chế độ trợ cấp thất nghiệp, tư vấn việc làm Đến khi người lao động trở lại làm việc, thời gian đóng bảo hiểm xã hội sẽ được cộng dồn, tích lũy đủ để đến tuổi nghỉ hưu được hưởng lương hưu theo quy định Ở nước ta hiện nay, việc người dân xuống đường biểu tình chưa được hợp pháp hóa, vì vậy hành vi biểu tình đã vi phạm pháp luật,

43 tuy nhiên cũng từ đó mà đã giúp nhà nước ta nhìn lại quy định của pháp luật có những bất cập, không phù hợp với thực tiễn Lãnh đạo

Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã đối thoại với công nhân, cam kết đề nghị Chính phủ, Quốc hội sửa Điều 60 theo hướng linh hoạt, cho phép lao động được hưởng bảo hiểm xã hội một lần sau khi nghỉ việc Cụ thể, tại kỳ họp của Quốc hội, Quốc hội đã thảo luận và thông qua nghị quyết về Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội theo đúng tỉnh thần để người lao động lựa chọn nhận hưởng BHXH một lần đối với người lao động tham gia BHXH bắt buộc sau 1 năm nghỉ việc và người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện nhưng không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội Như vậy, mặc dù xuất phát từ hành vi sai lệch, nhưng người lao động đã giúp cho cơ quan chức năng phải nhìn nhận lại và coi trọng ý kiến của người lao động trong bảo vệ quyền lợi mà người lao động muốn hướng tới Do đó, đây là một trường hợp hành vi sai lệch tích cực

Hành vi sai lệch tiêu cực là những hành vi (cố ý hoặc vô ý) vi phạm, phá vỡ hiệu lực, sự tác động của các chuẩn mực pháp luật hiện hành, có nội dung, tính chất phù hợp, tiến bộ, đang phổ biến, thịnh hành và được Nhà nước, các cộng đồng người thừa nhận rộng rãi trong xã hội

Ví dụ: Trong năm 2015 và đầu năm 2016 đã xảy ra 6 vụ ném đá vào các phương tiện khi đang lưu thông trên cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây, đoạn qua địa bàn tỉnh Đồng Nai Đây là con số mà Công ty CP Dịch vụ kỹ thuật đường cao tốc Việt Nam (VEC E) vừa công bố Theo báo cáo của VEC E thì hiện nay trên tuyến xuất hiện tình trạng ném đá vào xe đang lưu thông với tốc độ cao Một số đối tượng tụ tập trên cầu vượt để ném xuống xe làm hư hỏng kính, gây nguy hiểm cho người trên xe Như vậy, hành vi ném đá vào các phương tiện đang lưu thông trên đường cao tốc như nói trên là hành vi gây nguy hiểm nghiêm trọng cho những người trên xe, và những người tham gia giao thông, hành vi vi phạm pháp luật, có thể bị xử lý về hình sự theo quy định tại Điều 143 BLHS Day là một trong những trường hợp hành vi sai lệch tiêu cực, làm trái với những quy định của pháp luật với mục đích xấu, không đóng góp vào việc hoàn thiện bộ máy pháp

Thứ hai, căn cứ vào thái độ tâm lý chủ quan (lỗi) của người thực hiện hành vi sai lệch, gồm có hành vi sai lệch chủ động và hành vi sai lệch thụ động

Hành vi sai lệch chủ động là hành vi có ý thức, có tính toán, cố ý (trực tiếp hoặc gián tiếp) vi phạm, phá vỡ hiệu lực của các chuẩn mực pháp luật, và chuẩn mực pháp luật đó đã lạc hậu, lỗi thời hay còn đang tiến bộ, phù hợp

Ví dụ: vào khoảng tháng 4/2016, tại một lớp học của trường THPT Đại Ngãi, một nữ sinh mặc đồng phục của trường đã dùng tay đánh mạnh nhiều cái vào mặt một nữ sinh khác ngay trong lớp học

Chứng kiến hành vi phản cảm đó, thay vì can ngăn, nhiều học sinh đứng nhìn, thậm chí có em dùng điện thoại di động ghi hình và sau đó phát tán trên mạng xã hội Facebook Đoạn clip dài khoảng trên 2 phút được tung lên mạng xã hội gây sốc cho nhiều người Theo lãnh đạo Trường THPT Đại Ngãi, sau khi phát hiện ra đoạn clip nói trên, nhà trường đã báo phối hợp với công an xác minh làm rõ và xác định nữ sinh đánh bạn là em N.N.Q, còn nữ sinh bị đánh là em P.T.T.N Vụ việc xảy ra tại lớp 10A10 vào ngày 12/4 Một số em học sinh thấy đánh nhau nên quay clip rồi đưa lên mạng xã hội Sau khi xác định được học sinh đánh nhau, nhà trường đã mời phụ huynh của các em nói trên đến làm việc Tại buổi gặp gỡ, nữ sinh N.N.Q thừa nhận mình đánh bạn là nhầm vì nghĩ bạn N có tình cảm yêu đương với người bạn trai cùng trường của mình

Ngày đăng: 24/09/2024, 16:11