1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài kiểm tra giữa kỳ cộng đồng lgbt và cách nhìn của xã hội

19 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Cộng đồng LGBT và cách nhìn của xã hội
Tác giả Vũ Thảo Linh, Trịnh Khánh Huyền, Ngô Thùy Trang, Nguyễn Thị Hạnh, Tô Thanh Huyền
Trường học Học Viện Chính Trị Quốc Gia Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội nhân văn
Thể loại Bài kiểm tra giữa kỳ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 1,79 MB

Nội dung

Kỳ thị và phân biệtđối xử đối với người đồng tính, song tính và chuyển giới là sự kì thị dựa trên sựkhác biệt về xu hướng tính dục và bản dạng giới của họ, được thể hiện dưới nhiềuhình t

Trang 1

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

- a&b

-BÀI KIỂM TRA GIỮA KỲ Môn Phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội nhân văn

Cộng đồng LGBT và cách nhìn của xã hội Nhóm: Vũ Thảo Linh, Trịnh Khánh Huyền, Ngô Thùy Trang,

Nguyễn Thị Hạnh, Tô Thanh Huyền.

Hà Nội, 2023

Trang 2

MỤC LỤC

A MỞ ĐẦU 3

1.Tình cấp thiết của đề tài 3

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu: 3

2.1 Tình hình nghiên cứu

3

2.2 Những yếu tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến đề tài nghiên cứu………4

3 Mục đích, mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu 4

3.1 Mục đích nghiên cứu

4 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

4 4 Đối tượng nghiên cứu 5

5 Đối tượng khảo sát 5

6 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5

6.1 Phương pháp luận

5 6.2 Phương pháp nghiên cứu

5 7 Kết cấu nội dung của đề tài 6

B NỘI DUNG 7

CHƯƠNG 1: Cơ sở lý luận và các khái niệm liên quan 8

1.1 Hiểu đúng về cộng đồng LGBT: 8

1.2 Quyền của người thuộc cộng đồng LGBT: 9

CHƯƠNG 2:Cộng đồng LGBT - những rào cản trong quá khứ và nguyên nhân10 2.1 Thế giới 10

2.2 Việt Nam 10

CHƯƠNG 3: Thực trạng tiếp nhận người đồng tính, người song tính hiện nay 12

Trang 3

3.1 Thế giới 12 3.2 Việt Nam 14

CHƯƠNG 4: Quan điểm và giải pháp hướng đến cộng đồng LGBT 17

Đề tài: Cộng đồng LGBT và cách nhìn của xã hội

A MỞ ĐẦU

1 Tình cấp thiết của đề tài

Vốn đã tồn tại từ rất lâu nhưng những hiểu biết về cộng đồng LGBT còn hạn chế Chính điều này đã hình thành nên những định kiến “khắc nghiệt” về cộng đồng LGBT trong xã hội, gây nên những rào cản nhất định trong việc tìm hiểu, nhận diện bản dạng giới và xu hướng tính dục của con người

Tại Việt Nam, người đồng tính, song tính và chuyển giới (LGBT) gặp phải sự kỳ thị và phân biệt đối xử ở mức phổ biến Trong một khảo sát đối với 3.000 người đồng tính nam 10 và 40 người đồng tính nữ, 95% người trả lời cho biết họ đã từng

bị kỳ thị và phân biệt đối xử dưới những dạng thức khác nhau Kỳ thị và phân biệt đối xử đối với người đồng tính, song tính và chuyển giới là sự kì thị dựa trên sự khác biệt về xu hướng tính dục và bản dạng giới của họ, được thể hiện dưới nhiều hình thức, từ xã hội đến cộng đồng, từ nơi làm việc đến trong cả gia đình của họ Trong một vài năm trở lại đây, vấn đề quyền của cộng đồng LGBT đang trở thành vấn đề đáng quan tâm của xã hội

Với thực trạng kể trên, ta có thể thấy vấn đề xâm phạm quyền của cộng đồng LGBT là một trong những vấn đề cực kỳ cấp thiết và đáng lên án trong khoảng thời gian gần đây Việc nghiên cứu đề tài này đáp ứng nhu cầu cấp thiết của xã hội nói chung và đặc biệt là đối tượng các nhóm người thuộc cộng đồng LGBT

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu:

Đề tài tập trung nghiên cứu về cộng đồng LGBT và nhận thức, thái độ của xã hội nói chung và bộ phận học sinh, sinh viên tại địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng với cộng đồng LGBT hiện nay

Trang 4

2.1 Tình hình nghiên cứu

Dưới đây là một số công trình nghiên cứu tiêu biểu liên quan đến

đề tài:

-Tìm hiểu và sáng lập một thang đo về sự Tự kì thị ở cộng đồng LGBTIQ+ trẻ

trong bối cảnh Việt Nam (ISSL+) iSEE - Trịnh Đình Minh Việt và cộng sự Nghiên

cứu cung cấp cái nhìn sâu rộng về đa dạng các khía cạnh của sự tự kì thị với ảnh hưởng đặc thù từ các giá trị văn hoá và tư tưởng Việt

-Định kiến, kỳ thị và phân biệt đối xử đối với người đồng tính và chuyển giới ở Việt Nam - Hoa Thu Phạm, Yến Thị Đồng (tạp chí khoa học, ĐH KHXHNV 2015) Bài viết tập trung vào phân tích các kết quả nghiên cứu trong và ngoài

nước, kết hợp với phương pháp phỏng vấn sâu để đưa ra những nhận định, phân tích về vấn đề định kiến, kỳ thị và phân biệt đối xử đối với cộng đồng người đồng tính và chuyển giới ở Việt Nam

-Định kiến đối với người đồng tính nghiên cứu khảo sát trên sinh viên: sách chuyên khảo (2019)

-Quyền tiếp cận công lý của cộng đồng đồng tính, song tính và chuyển giới ở Việt Nam và so sánh pháp luật một số quốc gia trên thế giới- Tạp chí nghiên cứu dân tộc số 3 2023 Bài viết đánh giá lý thuyết và tình hình thực tế về quyền tiếp

cận công lý của cộng đồng người đồng tính, song tính và chuyển giới, đồng thời

đề xuất những giải pháp thích hợp để nâng cao chất lượng quyền tiếp cận công

lý của nhóm người này

2.2 Những yếu tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến đề tài nghiên cứu:

2.2.1 Yếu tố khách quan:

- Môi trường Nhận thức và thái độ của xã hội đối với cộng đồng LGBT có thể bị: ảnh hưởng bởi môi trường, văn hóa…của địa bàn, địa phương họ học tập, làm việcvà sinh sống

- Giới tính và tuổi tác: Có thể có sự khác biệt trong nhận thức và thái độ của nam

và nữ, cũng như giữa các nhóm tuổi khác nhau

2.2.2 Yếu tố chủ quan:

- Kinh nghiệm cá nhân: Kinh nghiệm và giao tiếp cá nhân với người LGBT có thể ảnh hưởng đến nhận thức của mỗi người

- Gia đình và môi trường xã hội: Giáo dục và giáo dục gia đình, cùng với môi trường xã hội, có thể góp phần vào hình thành quan điểm cá nhân

- Tư duy mở và sẵn sàng học hỏi: Sự sẵn sàng tiếp thu thông tin mới và thay đổi thái độ có thể khác nhau ở mỗi người

Trang 5

- Thông tin truyền thông và phương tiện truyền thông: Cách LGBT được đại diện trong phương tiện truyền thông và các sự kiện truyền thông có thể ảnh hưởng đến thái độ của sinh viên, ví dụ: học sinh, sinh viên trên địa bàn thành phố Hà Nội thường xuyên có cơ hội tiếp cận, nâng cao nhận thức, thái độ về cộng đồng LGBT qua các trang MXH, những hoạt động ngoại khóa

3 Mục đích, mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

- Hiểu thêm về cộng đồng LGBT, đưa cộng đồng LGBT đến gần hơn với mọi người

- Nêu ra một số thực trạng về cách nhìn nhận của xã hội về cộng đồng LGBT

- Đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao nhận thức xã hội, cổ vũ, động viên, chung tay giúp đỡ cộng đồng LGBT được là chính mình, xóa bỏ định kiến giới

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu :

- Nghiên cứu những cơ sở lý luận và thực tiễn về cộng đồng LGBT

- Nhận thức, đánh giá thực trạng cũng như mức độ quan tâm của xã hội nói chung

và bộ phận học sinh, sinh viên tại địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng về cộng đồng LGBT

- Trên cơ sở những kết quả đạt được từ việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn, người viết đưa các giải pháp để thay đổi cách nhìn nhận về cộng đồng LGBT hiện nay

4 Đối tượng nghiên cứu:

Cách nhìn nhận của xã hội với cộng đồng LGBT hiện nay

5 Đối tượng khảo sát:

Một số người đang sinh sống và làm việc trên địa bàn thành phố Hà Nội từ độ tuổi 17- 55 có sự quan tâm, hiểu biết nhất định về cộng đồng LGBT hiện nay

6 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

6.1 Phương pháp luận

- Các phương pháp đặc thù của Tâm lý học:

+ Phương pháp hỏi chuyện lâm sàng: để thu thập thông tin trực tiếp từ các đối tượng, tạo dựng sự tiếp xúc tâm lý

+ Phương pháp đánh giá hành vi: khảo sát thu thập thông tin để thu về số liệu

về tần suất, mức độ tổn thương tâm lý, tần suất tái phát

- Các phương pháp đặc thù của Nhân học, Xã hội học:

+ Tìm hiểu cơ chế vận hành của truyền thông và mạng xã hội nói chung + Tìm hiểu xu hướng đám đông, công đồng, để mở rộng hệ quy chiếu của công

Trang 6

trình nghiên cứu

- Các phương pháp đặc thù về Truyền thông:

+ Tìm hiểu mô hình truyền thông hiện nay đã gián tiếp ảnh hưởng đến cục diện

tư duy, tâm lý người tiếp nhận như thế nào

+ Tìm hiểu phương tiện truyền thông mà các đối tượng sử dụng trong quá trình xảy ra mâu thuẫn

6.2 Phương pháp nghiên cứu

7

- Phương pháp tra cứu tài liệu: Tìm hiểu các tài liệu có liên quan từ Internet, sách

báo, tài liệu và lựa chọn tham khảo các thông tin cần thiết phục vụ cho dự án nghiên cứu

- Phương pháp khảo sát: bằng cách sử dụng các phiếu trắc nghiệm khảo sát trực tuyến trên Internet về một số vấn đề mà cộng đồng LGBT có thể gặp phải và phản ứng từ xã hội

- Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn một số người thuộc cộng đồng LGBT về vấn

đề nghiên cứu

- Phương pháp thống kê Toán học: Sau khi khảo sát, thống kê lại số liệu để đưa ra một số nhận xét tổng quan

7 Kết cấu nội dung của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và mục lục, đề tài được kết cấu gồm 4 chương, cụ thể:

Chương 1: Cơ sở lý luận và các khái niệm liên quan

Chương 2: Cộng đồng LGBT - những rào cản trong quá khứ và nguyên nhân Chương 3: Thực trạng tiếp nhận những người đồng tính, song tính, chuyển giới, liên giới hiện nay

Chương 4: Quan điểm và giải pháp hướng đến cộng đồng LGBT và mọi người

Trang 7

B NỘI DUNG Chương 1: Cơ sở lý luận và các khái niệm liên quan

Chương 2: Cộng đồng LGBT - những rào cản trong quá khứ và nguyên nhân Chương 3: Thực trạng tiếp nhận những người đồng tính, song tính, chuyển giới, liên giới hiện nay

Chương 4: Quan điểm và giải pháp hướng đến cộng đồng LGBT và mọi người

Trang 8

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN

1.1 Hiểu đúng về cộng đồng LGBT:

1.1.1 Khái niệm:

Theo Wikipedia, LGBT là tên viết tắt của Cộng đồng những người đồng tính luyến

ái nữ (Lesbian), đồng tính luyến ái nam (Gay), song tính luyến ái (Bisexual), Hoán tính hay còn gọi là Người chuyển giới (Transgender)

LGBT thể hiện sự đa dạng của các nền văn hoá nhân loại dựa trên thiên hướng tình dục và bản dạng giới Thiên hướng tính dục của con người được chia thành ba loại chủ yếu: dị tính luyến ái, đồng tính luyến ái và song tính luyến ái, còn theo bản dạng giới thì phân thành: người chuyển giới và người không chuyển giới Trong

đó, LGBTQ+ là được coi là cộng đồng những người thuộc các thiên hướng tính dục và bản dạng giới thiểu số trong xã hội

1.1.2 Giải thích các thuật ngữ:

- Đồng tính luyến ái: Bao gồm cả đồng tính luyến ái nữ và đồng tính luyến ái nam,

là những người có sự hấp dẫn tình yêu và tình dục với những người cùng giới tính một cách lâu dài và cố định Khác với người dị tính luyến ái là sự hấp dẫn tình yêu

và tình dục với những người không cùng giới tính

Trang 9

- Song tính luyến ái: Chỉ những người có sự hấp dẫn tình yêu, tình dục với cả những người cùng giới và khác giới tính một cách lâu dài

- Người chuyển giới: Là những người có bản dạng giới (nhận định, cảm nhận giới tính) khác với biểu hiện giới tính của người đó lúc sinh ra, bao gồm người chuyển giới đã phẫu thuật và người chuyển giới chưa phẫu thuật chuyển đổi giới tính

1.1.3 Cộng đồng LGBT KHÔNG THỂ lựa chọn xu hướng giới tính của mình:

Có nhiều người cho rằng, đây là một căn bệnh hay là bản thân mỗi người trong cộng đồng LGBT tự lựa chọn xu hướng tính dục, vì vậy có thể dễ dàng thay đổi họ

và đưa họ trở về xu hướng “thẳng” như người bình thường” Tuy nhiên, quan niệm này là hoàn toàn sai lầm bởi lẽ chúng ta đều biết rằng tình cảm và cảm xúc là thứ

mà lí trí khó có thể kiểm soát được Những thay đổi về hormone bên trong và thể chất bên ngoài dẫn đến sự thức tỉnh cảm xúc về giới tính Có thể chúng ta sẽ bị hấp dẫn và có những suy nghĩ tình dục với người khác giới, dù vậy, vẫn có những con người mang những cảm xúc và suy nghĩ mãnh liệt đến mức trở nên khó hiểu Tình trạng đó có thể đặc biệt đúng đối với những người có tư tưởng lãng mạn hay ý nghĩ tình dục về một người nào đó cùng giới tính với họ

Các nhà nghiên cứu đã phân tích dữ liệu thu được từ 477,522 người tham gia khảo sát tại Anh và Mỹ và tiến hành thử nghiệm so sánh giữa 15,142 người ở Mỹ và Thụy Điển Các nghiên cứu đã cho thấy kết quả khảo sát khác nhau Một số khảo sát tập trung vào câu hỏi “Bạn đã từng có người tình cùng giới bao giờ chưa?” trong khi những khảo sát khác liên quan đến cách mà con người xác định xu hướng giới tính của mình Hàng trăm mẫu gen cho thấy biểu hiện có ảnh hưởng đến khuynh hướng tình dục ở con người Sau khi phân tích kết quả cho thấy: những yếu tố về gen chiếm từ 8% đến 25% trong số những người tham gia có biểu hiện đồng tính Phân tích cũng chỉ ra được sự khác nhau về di truyền học đối với nam giới và nữ giới

Các nhà nghiên cứu suy đoán rằng điều này có thể phản ánh sự ảnh hưởng của hóc môn hoặc cho thấy sự khác biệt về mặt xã hội giữa gays (đồng tính nam), lesbians (đồng tính nữ) và bisexuals (song tính) Tuy nhiên, họ cũng lưu ý thêm, bởi vì số lượng người tham gia có biểu hiện đồng tính thay đổi theo thời gian, cho nên, môi trường xã hội cũng có thể góp phần ảnh hưởng

Trang 10

1.2 Quyền của người thuộc cộng đồng LGBT:

1.2.1 Quyền quốc tế nói chung:

Liên Hiệp quốc coi "Quyền LGBT" là vấn đề nhân quyền (quyền con người) và cần thực hiện tại các quốc gia, vùng lãnh thổ Tiêu biểu là những quyền sau :

- Cho phép của Chính phủ các quốc gia về kết hôn đồng giới (hợp pháp hoá hôn nhân đồng giới)

- Luật cho phép LGBT nhận con nuôi và nhận con nuôi LGBT

- Luật chống bắt nạt, luật chống phân biệt đối xử ở trẻ em và học sinh, sinh viên LGBT

- Luật tăng cường các hình phạt hình sự đối với các hành vi thành kiến, bạo lực đối với người LGBT

- Luật tiếp cận công nghệ hỗ trợ sinh sản

- Pháp luật hoạt động quân sự có liên quan tới thiên hướng tình dục

1.2.2 Quyền ở Việt Nam nói riêng:

- Hoạt động tình dục đồng giới hợp pháp

- Luật chống phân biệt đối xử trong việc làm, trong tất cả các lĩnh vực khác (bao gồm phân biệt đối xử gián tiếp, ngôn từ kích động thù địch)

- Nhận nuôi bởi những người độc thân bất kể xu hướng tình dục

- Người đồng tính nam, đồng tính nữ và song tính được phép phục vụ công khai trong quân đội

- Quyền thay đổi giới tính hợp pháp

- Truy cập IVF cho các cặp đồng tính nữ

- LGBT được phép hiến máu

CHƯƠNG 2: Cộng đồng LGBT - những rào cản trong quá khứ và nguyên nhân

2.1 Thế giới:

2 2.1 Đối với các nước chưa hợp pháp hôn nhân đồng giới

Hiện nay trên thế giới vẫn còn khá nhiều quốc gia không đồng ý hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới ( chỉ 34 quốc gia hợp pháp hóa tính đến năm 2021.), ở các quốc gia này bản thân hành vi đồng tính luyến ái sẽ bị coi là hành vi tội phạm Có tới 80

Trang 11

quốc gia/các vùng lãnh thổ xem hành vi này như là tội phạm, có nơi còn áp dụng hình thức tử hình đối với những người có hành vi đồng tính luyến ái Một số quốc gia khác không coi đồng tính luyến ái là tội phạm, nhưng họ cũng không công nhận hôn nhân đồng giới Đối với những quốc gia không hợp pháp hóa hôn nhân

đồng giới, có nhiều quan điểm cho rằng:

+Hành vi này đi ngược lại chuẩn mực của xã hội vốn có, làm mất đi truyền thống hòa thuận gia đình, nối dõi tông đường:

Việc bảo vệ quyền của người đồng tính trong ngữ cảnh đạo đức gia đình và quan niệm về hôn nhân tại Trung Quốc đang dẫn đến cuộc tranh luận về sự cân đối giữa quyền lợi và giá trị đạo đức Nếu nhìn từ góc độ của các tiêu chuẩn đánh giá lợi ích

xã hội, việc bảo vệ quyền của tình yêu đồng tính rõ ràng ưu tiên hơn so với quan điểm truyền thống về đạo đức trong hôn nhân, vì quyền của họ không nên phụ thuộc vào sự bảo vệ của pháp luật

Tuy nhiên, khi chúng ta xem xét việc phủ nhận quan điểm truyền thống về hôn nhân, có thể tạo ra sự thay đổi trong sự cân bằng giới tính, vi phạm các quy luật tự nhiên về sinh sản của con người và làm mất đi tính cân bằng "âm dương" trong quan niệm truyền thống Điều này có thể có ảnh hưởng đến tính đa dạng và hòa hợp trong gia đình truyền thống Trung Quốc, và hậu quả có thể rất khó tiên liệu Tóm lại, vấn đề bảo vệ quyền của người đồng tính và giữ vững giá trị đạo đức trong hôn nhân đang gây tranh cãi về sự ưu tiên và tác động xã hội trong xã hội hiện đại của Trung Quốc

+Việc hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới không có lợi cho sự phát triển lành mạnh của trẻ em:

Nếu tình yêu và hôn nhân đồng tính được hợp pháp hóa, có lo ngại rằng con cái của những người trong hôn nhân đồng tính có thể phải đối mặt với nhiều thông tin liên quan đến đồng tính, và có thể thúc đẩy một số trẻ em xem đồng tính như một lựa chọn về tình yêu và hôn nhân trong tương lai Điều này có thể ảnh hưởng đến quá trình xác định bản thân và tình dục của họ Tuy nhiên, quan điểm này có thể không còn phù hợp trong một xã hội hiện đại và đa dạng hơn

Có thể hiểu rằng lo ngại này xuất phát từ sự hiểu lầm và định kiến về tình yêu đồng tính Việc hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính không nhất thiết phải dẫn đến việc trẻ

em "lựa chọn" đồng tính, mà nó chủ yếu giúp bảo vệ quyền của những người yêu

Ngày đăng: 19/08/2024, 15:46

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w