1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài kiểm tra giữa kỳ bài báo cáo cá nhân môn xã hội học

19 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Với mỗi cách tiếp cận khác nhau, các nhà nghiên cứu lại đưa ra một quan điểm về đối tượng của xã hội học khác nhau.+ Theo quan niệm của A.L Bertrand “ Xã hội học nông thôn nghiên cứu mối

Trang 1

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

-BÀI KIỂM TRA GIỮA KỲ BÀI BÁO CÁO CÁ NHÂN MÔN XÃ HỘI HỌC

Họ và tên sinh viên: Ma Thị Xinh Mã sinh viên: 2351050059 Lớp tín chỉ: XH01001_K43_4

Giảng viên hướng dẫn: Thầy Đỗ Đức Long

Hà Nội, 2024

Trang 2

BÀI BÁO CÁO CÁ NHÂN MÔN XÃ HỘI HỌC

I XÃ HỘI HỌC NÔNG THÔN 1 Đối tượng nghiên cứu

- Xã hội học nông thôn là một chuyên ngành của xã hội học Phạm vi của nó được xác định theo lát cắt lãnh thổ Vì vậy khách thể nghiên cứu của xã hội học nông thôn là toàn bộ xã hội nông thôn, bao gồm những con người nông thôn, những nhóm, những cộng đồng xã hội nông thôn với tư cách là chủ thể hoạt động, cùng với những sản phẩm của quá trình hoạt động đó.

- Đối tượng của xã hội học nông thôn dựa trên đối tượng chung của xã hội học Với mỗi cách tiếp cận khác nhau, các nhà nghiên cứu lại đưa ra một quan điểm về đối tượng của xã hội học khác nhau.

+ Theo quan niệm của A.L Bertrand “ Xã hội học nông thôn nghiên cứu mối quan hệ của con người trong hoàn cảnh môi trường nông thôn.

+ Theo quan niệm của G.Chaliand: “ Xã hội học nông thôn nghiên cứu đời sống nông thôn trong mối quan hệ đặc biệt với cư dân nông thôn, tổ chứ xã hội nông thôn và các quá trình xã hội ở nông thôn khi chúng vận hành trong khung cảnh của nông thôn”.

+ Theo cách tiếp cận hệ thống GS Tô Duy Hợp: “Đối tượng nghiên cứu của xã hội học nông thôn chính là các vấn đề, sự kiện và những tính quy luật đặc thù của hệ thống xã hội nông thôn, xét trong toàn bộ chỉnh thể và phức thể, phức tạp, đa dạng, phong phú của nó trong hiện thực.

=> Xã hội học nông thôn tập trung nghiên cứu xã hội nông thôn với tư cách là một chỉnh thể, cấu trúc xã hội, đồng thời nghiên cứu những vấn đề, biểu hiện cụ thể của xã hội nông thôn qua hành vi, hành động của con người, các nhóm người và quan hệ xã hội ở nông thôn.

2 Những vấn đề cần nghiên cứu hiện nay 2.1 Cơ cấu xã hội ở nông thôn

2.1.1 Cơ cấu giai cấp và phân tầng xã hội nông thôn - Cơ cấu giai cấp

Cơ cấu giai cấp cho biết thành phần các giai cấp, tầng lớp xã hội trong nông thôn Trong nôn thông, giai cấp điển hình là giai cấp nông dân , ngoài ra còn có sự hiện diện của giai cấp lãnh đạo là giai cấp công nhân và các tầng lớp khác trong xã hội nông thôn.

Hiện nay, đặc trưng của xã hội nông thôn Việt Nam vẫn là nông thôn nông nghiệp nhưng cơ cấu xã hội - giai cấp khác trước.

Những đặc trưng xu hướng của cơ cấu giai cấp tại xã hội nông thông Việt Nam giai đoạn này như sau:

* Đặc trưng của cơ cấu giai cấp tại xã hội nông thôn

Trang 3

Thứ nhất, đó là cơ cấu xã hội - giai cấp mang tính quá độ Nó vừa mang đặc điểm của cơ cấu xã hội cụ, đồng thời cũng đang hình thành những đặc điểm của cơ cấu xã hội - giai cấp của xã hội mới.

Thứ hai, đó là một cơ cấu xã hội - giai cấp đa dạng, phức tạp Điều đó thể hiện ở sự tồn tại và phát triển của nhiều giai cấp, tầm lớp trong xã hội nông thôn hiện nay.

Thứ ba, tính cơ động xã hội diễn ra mạnh mẽ giữa các giai cấp và tầng lớp xã hội, ngay trong nội bộ mỗi giai cấp, tầng lớp xã hội.

Thứ 4, cơ cấu xã hội - giai cấp đã va đang biến động nhanh chóng Do tác động của các nguyên nhân khách quan và chủ quan nên các giai cấp, tầng lớp xã hội, các vấn đề quan hệ giai cấp hình thành và phát triển, hoặc mất đi nhanh, tầng lớp trí thức đang ngày càng lớn mạnh.

Thứ năm, cơ cấu xã hội - giai cấp hiện nay tuy rất đa dạng, phức tạp nhưng vẫn mang tính thống nhất.

* Xu hướng biến động của cơ cấu giai cấp tại xã hội nông thôn

Hiện nay, các giai cấp, tầng lớp xã hội tiếp tục phát triển, đặc biệt phát triển nhanh về số lượng Cụ thể từng giai cấp, tầng lớp có xu hướng biến đổi như sau:

Giai cấp nông dân giảm đi về số lượng, cơ cấu ngành nghề đa dạng hơn, phân hóa thành nhiều bộ phận, tầng lớp, phân hóa giàu nghèo ngày càng õ rệt; tầng lớp chủ trang trại, tư sản nông thôn bắt đầu ra đời; đội ngũ những người nông dân làm thuê xuất hiện; bộ phận trí thức nông thôn tăng lên.

Giai cấp công nhân trong xã hội nông thôn chiếm tỉ lệ không cao Giai cấp này phát triển chủ yếu ở khu vực phía Nam, tăng nhanh cả mặt số lượng, trình độ tay nghề, trình độ học vấn được nâng cao.

Tầng lớp tiểu chủ, tiểu thương, những người làm dịch vụ tăng nhanh Bởi một bộ phận công nhân, viên chức dư thừa do giảm biên chế nên họ về quê buôn bán, những người đi hợp tác lao động trở về, một bộ phận lao động từ nông nghiệp chuyển sang.

- Phân tầng xã hội theo mức sống và thu nhập

+ Cơ cấu lao động - nghề nghiệp tham gia quyết định căn bản sự phân tầng xã hội mà chủ yếu là sự phân hóa giàu nghèo ở nông thôn hiện nay.

+ Nguyên nhân dẫn đến đói nghèo trước hết là nguyên nhân kinh tế, như thiếu vốn, rủi ro, khó khăn do đầu vào và đầu ra của sản phẩm Ngoài ra còn có những nguyên nhân xã hội dẫn đến đói nghèo Đó là tình trạng đông con, già cả, neo đơn, ốm đau đột xuất, lười biếng, thiếu tri thức, kinh nghiệm sản xuất

2.1.2 Cơ cấu lao động - nghề nghiệp ở nông thôn

- Ở nông thôn diễn ra sự chuyển đổi từ cơ cấu lao động nghề nghiệp trong xã hội cổ truyền sang cơ cấu lao động hiện đại, đáp ứng nhu cầu phát

Trang 4

triển của sản xuất Ở Việt Nam, quá trình chuyển đổi nghề nghiệp còn khó khăn bộc lộ qua các chỉ báo sau:

+ Thứ nhất, về trình độ tay nghề ở nông thôn, các cuộc tổng điều tra dân số cho thấy, chất lượng thấp của nguồn nhân lực như trình độ học vấn, tay nghề , khả năng thích ứng với khoa học, công nghệ mới.

+ Thứ 2, nhu cầu đầu ra của sản phẩm, thị trường tiêu thụ, chính sách hộ trợ người dân làm kinh tế còn gặp nhiều khó khăn.

2.2 Thiết chế xã hội ở nông thôn 2.2.1 Thiết chế làng

- Thiết chế làng thể hiện ở chỗ mỗi làng đều có một quy định riêng của làng mình Trước đây gọi là hương ước nay gọi là những quy ước của làng.

- Làng với tư cách là một thiết chế, còn biểu hiện ra ở trong cung cách chia ruộng cho dân.

- Làng khuôn gói các thành viên của mình sống theo làng và khi chết đi cũng phải theo những nghi thức tang lễ của làng.

=> Nghiên cứu xã hội học nông thôn, từ lát cắt làng, ta thấy rằng, lamgf là một đơn vị xã hội cơ bản Chúng ta cần coi trọng thiết chế xã hội làng, coi đó là lát cắt nghiên cứu hết sức quan trọng của xã hội học nông thôn để hoạch định các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội nông thôn 2.2.2 Gia đình và dòng họ ở nông thôn

- Là thành viên của gia đình, dòng họ, mỗi người đều phải tuân theo các quy ước Các quy định đó vừa có tính khách quan, vừa có tính chủ quan của thiết chế xã hội này.

- Trong phạm vi không gian làng, xã, mối quan hệ của những người cùng dòng họ, huyết thống, cùng tổ tiên có lúc đã trở thành quan hệ cơ bản chặt chẽ nhất.

- Xét một cách khách quan, hiện tượng sinh hoạt dòng họ này đã giúp con người ở nông thôn trở lại với cội nguồn.

2.3 Lối sống nông thôn

a, Đặc trưng của lối sống nông thôn

Lối sống nông thôn được hình thành trên cơ sở những điều kiện sinh hoạt vật chất nhất định và mang tính cộng đồng cao Phong cách giao tiếp của người dân nông thôn mang tính chân tình, cởi mở chan hòa.

b, Những yếu tố tác động tới sự hình thành lối sống nông thôn

Nghề nông và điều kiện cư trú là những yếu tố tác động lớn đến sự hình thành lối sống nông thôn.

2.4 Văn hóa nông thôn

Trang 5

Văn hóa nông thôn thường được xem xét dưới hai khái cạnh: cấu trúc vật chất và khía cạnh tinh thần.

2.4.1 Cấu trúc vật chất

- Mọi làng ở nông thôn đều có chùa, đình, miếu - những giá trị văn hóa vật chất giúp con người thỏa mãn nhu cầu tâm linh, tinh thần của mình - Bên cạnh việc thỏa mãn tinh thần, một số cấu trúc văn háo vật chất còn định hướng cho phép giao tiếp, lối ứng xử của con người, nhắc nhở họ về quá khứ, cội nguồn tổ tiên Cây đa, giếng nước sân đình là những hình ảnh quen thuộc, gắn bó mật thiết với làng quê Việt Nam, tạo nên môi trường sinh thái hài hòa, phù hợp với điều kiện sản xuất và trình độ văn minh nông thôn.

- Cấu trúc vật chất bên trong của làng cũng mang những nét văn háo đặc thù Trong mỗi làng đều có trục đường lớn xuyên suốt làng,từ đó dẫn đến các xóm, ngõ Mỗi nhà đều có lối đi riêng và thường không làm đường đi thẳng vào nhà Các nhà không quay mặt đối diện vào nhau.

2.4.2 Các giá trị tinh thần của văn hóa nông thôn

- Phù hợp với cấu trúc vật chất văn háo nông thôn, các giá trị tinh thần của nông thôn phát triển và có những biểu hiện đa dạng, phong phú, tinh tế và sâu sắc.

- Các giá trị tinh thần văn hóa của nông thôn thể hiện đặc sắc trong nền văn háo truyền thống, có tính truyền miệng và thường được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

- Ngày nay,cùng với sự phát triển về kinh tế - xã hội, cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật các nhu cầu về đời sống văn háo tinh thần của người dân cũng đang đòi hỏi ngày một nâng cao Lưới điện quốc gia đã mở rộng về tận những vùng sâu, vùng xa, các đài phát thanh và truyền hình đã phủ sóng trên diện rộng, thông tin được cập nhật hơn, góp phần đưa ánh sáng văn minh về các vùng quê xa trung tâm.

2.4.3 Các vùng văn hóa nông thôn Việt Nam

- Trong xã hội nông thôn, có các vùng văn hóa: vùng văn hóa Tây Bắc, vùng văn háo Việt Bắc, vùng văn háo Đồng Bằng Bắc Bộ, vùng văn hóa Trung Bộ, vùng văn hóa Tây Nguyên, vùng văn hóa đồng bằng miền Nam, vùng văn hóa Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội.

+ Vùng văn hóa Tây Bắc gồm nhiều cộng đồng khác nhau cư trú trên vùng cao: Thái, H’Mông, Tày Đặc điểm văn hóa vùng này là con người canh tác nương rẫy Về tôn giáo, các dân tộc đều thờ thần, tin rằng “mọi vật đều có hồn” Văn hóa dân gian thể hiện ở cấu trúc nhà cửa, vật dụng sinh hoạt, thơ ca Hát múa là đặc trưng của vùng văn hóa này: múa xòe, múa khèn

Trang 6

+ Vùng văn hóa Việt Bắc: vùng này chủ yếu là người Tày, Nùng, Dao ngoài ra còn có H’Mông, Sán Dìu Đặc điểm của vùng văn hóa này về nhà cửa thì nhà sàn là chủ yếu, về trang phục, cả người Tày và người Nùng đều được phân biệt theo lứa tuổi, giới tính, địa phương Hình thức sinh hoạt văn hóa phong phú: hát lượn, đồng dao, dân ca Hình thức xuống chợ trong cộng đồng các dân tộc Việt Bắc là một thói quen không thể thiếu.

+ Vùng văn hóa châu thổ đồng bằng Bắc Bộ có văn hóa dân gian đa dạng và phong phú: ca trù, hát chèo, chầu văn, ả đào, câu đố, câu đối, nói lái, ca dao, truyện cười

+ Vùng văn hóa Trung Bộ có văn hóa Chămpa (tín ngưỡng dân gian ở đây phong phú,: thờ bà mẹ xứ sở, thờ ác voi, thờ thần biển

+ Vùng văn hóa Tây Nguyên: đặc trung bởi các tộc người Tây Nguyên, đặc trưng nhà rộng, nhà dài, cồng chiêng

+ Vùng văn hóa đồng bằng Nam Bộ: Việt, Khơme, Chăm, Hoa Văn hóa hợp thành từ nhiều văn hóa của các dân tộc người, nhưng chủ yếu gắn với sông nước.

3 Đề tài nghiên cứu

Thực trạng thiếu việc làm của thanh niên nông thôn vùng Tây Bắc hiện nay

II XÃ HỘI HỌC ĐÔ THỊ 1 Khái niệm, đối tượng nghiên cứu 1.1 Khái niệm

Theo quan điểm của xã hội học, đô thị là một kiến tạo lãnh thổ - xã hội, một hình thức cư trú mang tính toàn vẹn lịch sử của con người được đặc trưng bởi các chỉ báo sau:

- Số lượng dân cư tập trung trên 1 lãnh thổ hạn chế (mật độ cao), là 1 hình thức quần cư tồn tại trong không gian và thời gian nhất định - Đại bộ phận dân cư làm các hoạt động sản xuất phi nông nghiệp - Là môi trường sống trực tiếp, tạo ra những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển xã hội và cá nhân.

- Giữ vai trò chủ đạo đối với các vùng nông thôn xung quanh và toàn xã hội nói chung, có vai trò quyết định trong sự phát triển của xã hội 1.2 Đối tượng nghiên cứu

1.2.1 Cơ cấu xã hội đô thị

- Cơ cấu nhân khẩu học xã hội sẽ được phân chia theo các tiêu chí như: nhóm tuổi, giới tính, tình trạng hôn nhân…

- Cơ cấu nghề nghiệp, thu nhập, học vấn và cơ cấu gia đình đô thị tạo ra những điểm nhấn khiến xã hội học đô thị được phân biệt với xã hội học nông thôn.

Trang 7

Ví dụ: Về cơ cấu nhân khẩu học theo tiêu chí độ tuổi sẽ cho thấy có sự khác biệt lớn với xã hội nông thôn, hầu hết sẽ là người già Người dân đô thị thường sẽ là người trẻ trong độ tuổi lao động, trái ngược với người dân nông thôn sẽ tập trung nhiều người già nghỉ hưu.

Thông thường, các tiêu chí như nghề nghiệp, trình độ học vấn và thu nhập có mối quan hệ qua lại với nhau, và ba yếu tố tạo nên vị trí kinh tế-xã hội của người dân đô thị.

1.2.2 Đô thị hoá

- Nghiên cứu về sự gia tăng quy mô dân số và diện tích đô thị

- Xem xét đô thị hoá dưới góc độ tổ chức lại môi trường sống của người dân đô thị và nông thôn đô thị Bên cạnh việc quan tâm đến mặt lượng, họ phải quan tâm đến những biến đổi về chất như: biến đổi về đời sống, văn hoá xã hội, sự chuyển dịch những “kiểu mẫu văn hoá và cấu trúc xã hội, đặc trưng cho các thành phố và khác biệt rõ so với nông thôn” - Có sự khác biệt rất rõ về quá trình đô thị hoá ở các nước phát triển và các nước nghèo Đô thị hoá ở nước phát triển diễn ra song hành với quá trình công nghiệp hoá, diễn ra trong vài thế hệ nên tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế, cơ sở hạ tầng đô thị Trong khi đó, đô thị hóa ở nước nghèo thì diễn ra trong thời gian ngắn, cố gắng đạt được tiêu chuẩn về mặt lượng trong vòng một thế hệ Quá trình công nghiệp hoá thì chậm chạp khiến cho đô thị gặp phải vấn đề quá tải dân số, việc làm, lẫn cơ sở hạ tầng đô thị.

- Chính vì quá trình ấy nên đã tạo ra hai xu hướng đô thị hoá khác nhau Ở các nước phát triển, đô thị hoá gần như trở thành tiêu chuẩn về mặt lượng, thậm chí đi vào giai đoạn tăng trưởng dân số âm, một số người dân đô thị có xu hướng dịch chuyển về ngoại ô nhưng không từ bỏ lối sống đô thị Ngược lại, các nước đang phát triển thì phải hứng chịu dòng di cư ào ạt, sự hình thành gượng ép của một số lớp người đô thị mới nhưng vẫn chưa từ bỏ được lối sống nông thôn.

2 Những vấn đề cần nghiên cứu hiện nay 2.1 Những vấn đề cần nghiên cứu hiện nay 2.1.1 Di dân và những tác động xã hội

- Di dân là quá trình di chuyển của dân cư từ một đơn vị lãnh thổ này tới một đơn vị lãnh thổ nhằm thiết lập một nơi cư trú mới trong một khoảng thời gian nhất định.

- Các hình thức di chuyển phổ biến là: di dân nông thôn-nông thôn, di dân nông thôn-đô thị, di dân đô thị-đô thị, di dân đô thị-nông thôn

- Động cơ di dân thường xuất phát bởi các nguyên nhân kinh tế, việc làm (tìm kiếm cơ hội việc làm mới và tăng thu nhập), bởi nguyên nhân về mạng lưới di dân như sự lôi kéo, cung cấp thông tin từ người đã di dân đến người chưa di dân.

Trang 8

- Di dân là quá trình làm gia tăng tính cơ động xã hội Về khách quan, sự phát triển của giao thông và các phương tiện giao thông khiên tiết kiệm được thời gian và kinh phí cho sự cơ động, dịch chuyển Cùng với nó là sự phát triển của mạng lưới truyền thông, tăng cường sự trao đổi thông tin - Về chủ quan, trình độ nhận thức, học vấn của dân cư tăng, dẫn đến tính cơ động tăng cao.

- Bên cạnh đó, quá trình di dân còn được xác định từ phía các nhà hoạch định chính sách: khuyến khích hay ngăn cản đi dân.

- Ngoài ra, các nhà xã hội học thường xem xét đến nguyên nhân di dân từ lực hút đô thị - nông thôn, hay lực đẩy nông thôn - đô thị hoặc cả hai tác động đến những dòng di dân vào đô thị.

- Về mặt tích cực: di dân tác động đến sự phân bố lực lượng lao động giữa nông thôn và đô thị (làm cho sự phân bố (hợp lý hơn; gia công lao động ở nông thôn tăng lên) Di dân giúp nông thôn phát triển (tăng thu nhập, công nghệ, trình độ và kỹ năng sản xuất), làm giảm tỷ lệ thất nghiệp tại nông thôn.

- Về mặt tiêu cực, di dân tác động đến sự phân bố dân cư giữa nông thôn và đô thị (tỷ lệ thanh niên ở nông thôn; mức sinh, chết dẫn đến thay đổi cơ cấu giới tính và độ tuổi) Di dân cũng làm gián đoạn quá trình kết hôn và sinh đẻ; làm tăng tỷ lệ lao động trẻ em và phụ nữ ở nông thôn Di dân cũng khiến cho việc quản lý tại đô thị gặp nhiều khó khăn: trật tự trị an, nhà ở, việc làm, tăng tỷ lệ thất nghiệp tại đô thị, tăng tệ nạn xã hội Di dân dẫn đến cơ sở hạ tầng đô thị có thể quá tải; gây thách thức cho vấn đề giáo dục, chăm sóc sức khỏe, nhà ở và an sinh xã hội cho người nhập cư; làm tăng tệ nạn xã hội ở môi trường đô thị.

2.1.2 Văn hoá, lối sống đô thị

- Văn hoá đô thị biểu hiện bằng 3 biến độc lập: kích cỡ đô thị, mật độ dân số, và tính không đồng nhất - đây là những yếu tố được nhìn nhận như những yếu tố tác động đến văn hoá và cuộc sống đô thị.

- Đô thị hoá tạo điều kiện cho các tiểu văn hoá sinh sôi nảy nở do sự phức tạp của số đông tập trung trong một môi trường nhất định, tạo điều kiện hình thành những văn hoá riêng biệt, phù hợp với một thành phố, với một kích cỡ nhất định.

- Chỉ khi mà tổng số các thành viên tiềm năng đạt đến một cái ngưỡng nhất định thì mới có thể hình thành một tiểu văn hoá đặc trưng.

2.2 Một số vấn đề xã hội học đô thị được quan tâm nghiên cứu ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

2.2.1 Sự thiếu đồng bộ giữa công nghiệp hoá, những vấn đề xã hội đặt ra

- Quá trình đô thị hoá ở Việt Nam xảy ra nhiều năm trước quá trình công nghiệp hoá, khiến cho mô hình và tư duy đô thị gặp nhiều khủng hoảng.

Trang 9

- Sự phát triển ngược (quá trình công nghiệp hoá diễn ra chậm chạp, đi sau và không đáp ứng nhu cầu tăng về lượng của quá trình đô thị hóa) khiến hệ thống đô thị càng lộ rõ những điểm yếu kém.

- Quá trình ĐTH quá nhanh về lượng sẽ nguy cơ dẫn đến sự thôn tính vành đai xanh bao bọc các thành phố lớn.

- Điều này đi ngược với nguyên tắc giữ vành đai xanh để đảm bảo ohats triển bền vững, xóa đi ranh giới địa lý giữa các thành phố.

2.2.2 Đô thị hoá theo chiều đứng và những vấn đề đặt ra về quy hoạch, quản lý đô thị

- Các làng ven đô, nông dân không rời đi đâu cả Do chính sách mở rộng địa giới, làng xóm quê hương họ sau “một đêm tỉnh giấc" đã trở thành đô thị -> di cư theo chiều đứng.

- Đặt ra bài toán làm thế nào để có được một quy hoạch đồng bộ, không tạo ra những nét đứt gãy, làm thế nào để quy hoạch đô thị hiện đại không xoá đi những dấu vết, hay những biểu tượng tinh thần vốn đã gắn với những khu vực dân cư, hay nhóm dân cư nhất định.

- Quản lý đô thị cần xử lý bài toán về tính không thuần nhất của dân cư đô thị (dân trí, nghề nghiệp, lối sống, trình độ pháp luật) cao do sự di cư ồ ạt biến không ít người nông thôn thành người đô thị mặc dù chưa thực sự từ bỏ lối sống nông thôn.

2.2.3 Lối sống, văn hóa vùng ven đô

- Văn hoá là một phạm trù rộng và bao hàm trong đó khái niệm lối sống Lối sống là đề cập đến khuôn mẫu hành vi, ứng xử của các cá nhân, các nhóm xã hội trong những hoàn cảnh, điều kiện sống và tình huống cụ thể - Vấn đề đặt ra đó là làm thế nào để người dân đô thị chưa thực sự từ bỏ lối sống nông thôn có thể thay đổi để tạo sự chuyển biến về văn hoá, nếp sống của gia đình đô thị, đồng hành cùng quá trình đô thị hoá.

3 Đề tài nghiên cứu

Thực trạng thất nghiệp của sinh viên vừa tốt nghiệp tại thành phố Hà Nội hiện nay

III XÃ HỘI HỌC GIA ĐÌNH

1 Khái niệm, đối tượng nghiên cứu của xã hội học gia đình 1.1 Khái niệm

- Có nhiều quan điểm về khái niệm gia đình Theo quan điểm của UNESCO: “Gia đình là nơi sinh ra và trú ngụ của mỗi người, là một thiết chế có luật lệ và tôn ti, trật tự, có thể không làm vừa lòng một số người, nhưng mang đến cảm giác an toàn cho tất cả”.

- Đặc điểm chung của gia đình:

Trang 10

+ Quan hệ hôn nhân: quan hệ giữa nam – nữ được xã hội phê chuẩn dưới nhiều hình thức: sự phê chuẩn của chính quyền về mặt pháp lý (giấy đăng kí kết hôn), gia đình, hàng xóm, bạn bè dưới hình thức nghi lễ theo phong tục, tập quán tại địa phương.

+ Quan hệ huyết thống: nảy sinh từ quan hệ hôn nhân Ông bà – cha mẹ - con cái; anh chị em nội – ngoại tộc.

+ Ràng buộc về mặt pháp lý: thành viên trong gia đình gắn bó với nhau về trách nhiệm và quyền lợi.

=> Xã hội học gia đình là một nhánh của Xã hội học chuyên biệt là bộ môn khoa học nghiên cứu sự sinh ra, phát triển và sự hoạt động của gia đình như một trong những hạt nhân đầu tiên của xã hội trong các điều kiện văn hóa, kinh tế - xã hội cụ thể, cũng như nghiên cứu về cơ cấu của chức năng gia đình trong xã hội; là một bộ môn xã hội học nghiên cứu về gia đình với tư cách là một thiết chế xã hội và một nhóm nhỏ.

1.2 Đối tượng nghiên cứu

- Ở phạm vi hẹp, xã hội học đi sâu nghiên cứu mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, mối quan hệ giữa gia đình và thân tộc; nghiên cứu hành vi; sự kiện; hiện tượng; và các quá trình diễn ra trong gia đình - Ở phạm vi rộng, xã hội học nghiên cứu mối quan hệ gia đình và các nhóm xã hội, các tổ chức thiết chế xã hội, các cộng đồng xã hội và xã hội tổng thể.

- Xã hội học quan tâm nghiên cứu gia đình như một hiện tượng xã hội hoàn chỉnh trên hai bình diện:

+ Gia đình là một thiết chế xã hội: xuất phát từ sự điều tiết quan hệ nam – nữ; thừa nhận và bảo vệ chung sống của cặp nam nữ dưới hình thức hôn nhân; trách nhiệm giữa vợ chồng với nhau, cha mẹ với con cái, gia đình với xã hội; không thừa nhân quan hệ tình dục ngoài hôn nhân; thực hiện các chức năng…

+ Gia đình là một nhóm tâm lý tình cảm xã hội đặc thù: nhấn mạnh đến mối quan hệ tác động lẫn nhau giữa gia đình và xã hội thông qua việc thực hiện các chức năng gia đình.

2 Các vấn đề nghiên cứu hiện nay

2.1 Nội dung nghiên cứu cơ bản của xã hội học gia đình

2.1.1 Cơ cấu của gia đình và ý nghĩa của việc nghiên cứu cơ cấu gia đình

Ngày đăng: 20/04/2024, 22:46

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w