1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài Kiểm Tra Giữa Kỳ 2'.Pdf

14 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

- -

BÀI KIỂM TRA GIỮA KỲ

Họ và tên sinh viên: Nguyễn Tuấn Phương Mã sinh viên: 2156030034

Lớp tín chỉ: TG01004_K41.1

Hà Nội, 2022

Trang 2

Tính cấp thiết của đề tài 3

Tổng quan về vấn đề nghiên cứu 6

1 Tình hình nghiên cứu 6

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 7

2.1 Mục đích nghiên cứu 7

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 7

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 8

3.1 Đối tượng nghiên cứu 8

3.2 Phạm vi nghiên cứu 8

4 Khách thể nghiên cứu 8

5 Đối tượng khảo sát 8

6 Khái niệm công cụ 8

6.1 Mở rộng khái niệm 8

6.2 Thu hẹp khái niệm 9

6.3 Phân loại khái niệm 9

6.4 Phân đôi khái niệm 9

7 Điểm mới của đề tài 9

8 Ý nghĩa lí luận và ý nghĩa thực tiễn của đề tài 10

8.1 Ý nghĩa lí luận 10

8.2 Ý nghĩa thực tiễn 10

9 Cấu trúc luận văn 11

Trang 3

MỞ ĐẦUTính cấp thiết của đề tài

Tây Bắc là vùng miền núi phía tây của miền Bắc Việt Nam, có chung đường biên giới với Lào và Trung Quốc, là vùng thượng nguồn của hầu hết các con sông lớn ở phía Bắc Việt Nam như: sông Hồng, sông Mã, sông Đà, sông Lô Tây Bắc giàu có tiềm năng, với lợi thế là miền đất có lịch sử hào hùng, có điều kiện tự nhiên phong phú, là địa bàn có nhiều loại tài nguyên khoáng sản nhất cả nước, có lợi thế phát triển nông, lâm nghiệp, thủy điện, khoáng sản, du lịch và kinh tế cửa khẩu, đặc biệt Vùng Tây Bắc là cửa ngõ phên dậu của Tổ quốc, là địa bàn trọng điểm có ý nghĩa chiến lược về An ninh quốc phòng Tây Bắc còn có nền văn hóa đặc sắc, là địa bàn sinh sống của nhiều đồng bào dân tộc, và tỷ lệ dân tộc thiều số chiếm tới 79,2% dân số trong vùng.

Nhận thức rõ vai trò quan trọng và thực trạng vùng Tây Bắc, trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chính sách nhằm hỗ trợ, thúc đẩy vùng Tây Bắc phát triển bền vững Trong đó, báo chí truyền thông đóng một vai trò quyết định Sự lặp đi lặp lại những thông điệp truyền thông tích cực có thể tạo nên thái độ tôn trọng và cách ứng xử bình đẳng đối với các dân tộc thiểu số, ngược lại những thông điệp tiêu cực lâu ngày có thể gây tâm lý coi thường và dẫn tới cách đối xử bất công, thậm chí có thể gây mặc cảm tự ti trong chính

Trang 4

người dân tộc thiếu số, làm họ mất đi cơ hội phát triển bình đẳng và đóng góp tích cực cho xã hội.

Với vai trò là một kênh thông tin quan trọng, đáp ứng yêu cầu thúc đây sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng của Đảng bộ, chính quyền các tỉnh vùng Tây Bắc, hệ thống báo chí đã có những đóng góp tích cực trong việc tuyên truyền chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước đến đông đảo nhân dân Đồng thời, báo chí có khả năng truyền bá giáo dục, nâng cao dân trí để chính người dân tham gia quản lý xã hội, môi trường, kinh tế, văn hóa nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững của chính địa phương, quốc gia đó

Trong hệ thống báo chí, báo mạng điện tử đang là loại hình tỏ rõ sức mạnh, vị trí của mình Với những ưu điểm vượt trội, hội tụ những thế mạnh của báo in, báo phát thanh, báo hình cùng với việc ứng dụng những tiến bộ mới của khoa học công nghệ, báo mạng điện tử đang chứng tỏ hiệu quả trong việc thông tin về vấn đề phát triển bền vững vô cùng hiệu quả Tuy nhiên Hội nghị các Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ, Tây Bắc và Tây Nguyên ngày 30/9/2016, tổ chức tại Đà Lạt (Lâm Đồng), các đại biểu đã chỉ rõ các tuyến thông tin tuyên truyền về 3 vùng đặc biệt là Tây Bắc còn yếu, hạn chề và thiều toàn diện như: nội dung thể hiện chưa phong phú, đa dạng, hình ảnh Tây Bắc trên truyền thông chưa hấp dân các nhà đầu tư, cũng như sự am hiểu về văn hóa các dân tộc thiểu số còn bất cập.

Trang 5

Báo chí truyền thông cần phân ánh đúng hiện trạng Tây Bắc, ghi nhận những thành công của Tây Bắc trong quá trình phát triển bền vững, phản ánh những hạn chế, bất cập của Tây Bắc từ đó giúp cho các cơ quan hoạch định chính sách, các nhà đầu tư, doanh nghiệp, và cộng đồng công chúng trong xã hội hiểu đúng về Tây Bắc, từ đó, chung tay giúp sức hợp tác với Tây Bắc đề đưa Tây Bắc phát triển bền vững.

Đề tìm hiểu, nghiên cứu và đưa ra những đánh giá về thành công hạn chế của báo chí, đặc biệt là báo điện tử trong việc sử dụng hình ảnh truyền thông, thông tin về con người Tây Bắc, chúng tôi đã lựa chọn,nghiên cứu đề tài Thông điệp Ảnh báo chí về văn hoá các dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc Việt Nam trên báo mạng điện tử hiện nay

Luận văn này, cùng với số liệu khách quan, cụ thề, những dân chứng chi tiết, sẽ trả lời câu hỏi: Văn hóa các dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc được hiện lên như thế nào thông qua các tác phẩm ảnh báo chí phát hành trên báo mạng điện tử - loại hình báo chí nhanh nhạy, tức thời và có tính đa phương tiện cao hiện nay Người nghiên cứu cũng hi vọng, nghiên cứu sẽ là gợi ý cho việc triển khai tiếp những nghiên cứu giải đáp rõ hơn những vấn đề mà nghiên cứu này chưa có điều kiện giải đáp rõ ràng.

Trang 6

Tổng quan về vấn đề nghiên cứu1 Tình hình nghiên cứu

Theo các tài liệu chính thức, Việt Nam có 54 dân tộc được hình thành và phát triển lâu dài trong lịch sử Nghiên cứu cho thấy, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước là một hệ thống các chủ trương, giải pháp, nhằm thực hiện quyền bình đẳng về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội giữa các dân tộc, trong đó có sự quan tâm đến các dân tộc thiểu số có trình độ phát triển kinh tế - xã hội thấpTừ lâu, vấn đề dân tộc và công tác dân tộc có ý nghĩa quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Nói cách khác, công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, của các cấp, các ngành, của toàn bộ hệ thống chính trị Trong những năm qua, vấn đề văn hóa và bản sắc văn hóa đã có nhiều công trình nghiên cứu và tìm hiểu, nhưng ở mỗi góc độ, mỗi nhà khoa học lại có cách nhìn và tiếp cận vấn đề khác nhau Có thể kể ra một bài các công trình nghiên cứu tiêu biểu sau : Công trình nghiên cứu của Phan Ngọc (2002):Bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội; Trần Ngọc Thêm (1996): Tìm hiểu về bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh; Trần Văn Bính (2004): Văn hóa các dân tộc Tây Bắc- Thực trạng và những vấn đề đặt ra,Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội; Nông Quốc Chấn, Hoàng Tuấn Cư, Vi Hồng Nhân (1996): Giữ gìn và bảo vệ bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam, Nxb văn hóa dân tộc, Hà Nội; Hoàng Nam (1998): Bước đầu tìm hiểu văn hóa tộc người

Trang 7

văn hóa Việt Nam,Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội; Bảo tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam (2003): Trang phục các tộc người thiểu số nhóm ngôn ngữ Việt - Mường và Tây- Thái;

Nhìn chung các công trình trên tiếp cận các hoạt động truyền thông về dân tộc thiểu số trên báo mạng điện tử Việt Nam dưới nhiều góc độ khác nhau về cả lý luận và thực tiễn Tuy nhiên cho đến nay, vấn đề xây dựng, truyền bá những thông điệp của ảnh báo chí về văn hóa các dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc Việt Nam trên báo mạng điện tử là một vấn đề vẫn chưa được nghiên cứu sâu Gần đây, bên cạnh việc mang đến cho bạn đọc những thông điệp hay ho, thú vị thì vẫn còn một số tác giả “bi kịch hóa” vấn đề văn hóa của các dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc, chính vì thế cần rút kinh nghiệm, đưa ra giải pháp, cách nhìn mới trong việc xây dựng, tuyên truyền các thông điệp ấy sao cho phát huy thật hiệu quả, lôi cuốn và hấp dẫn người đọc

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu2.1 Mục đích nghiên cứu

Tây Bắc là vùng đất giàu tiềm năng, công cuộc xóa đói, giảm nghèo đã đạt được một số thành tựu nhất định Tuy nhiên, trên thực tế kinh tế vẫn lạc hậu, chậm phát triển Năng lực sản xuất còn hạn chế, sức cạnh tranh yếu ớt, sản phẩm làm ra khó tiêu thụ Hiện Tây Bắc vẫn là vùng có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất cả nước Đối với khu vực Tây Bắc, một trong những giải pháp quan trọng để phát triển bền vững là cần nâng cao hiệu quả truyền thông Với luận văn này, người

Trang 8

nghiên cứu xây dựng với mục tiêu khảo sát về cách truyền tải thông điệp ảnh báo chí về văn hóa các dân tộc Tây Bắc, từ đó rút ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả trong việc xây dựng thông điệp ảnh báo chí về văn hóa Tây Bắc trên báo mạng điện tử hiện nay.

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Hệ thống hóa lí luận về thông điệp ảnh báo chí, về định hướng của Đảng, Nhà nước đối với sự phát triển những nét đặc sắc văn hóa của vùng Tây Bắc – Việt Nam và vai trò của báo mạng điện tử về vấn đề này.

- Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng xây dựng và truyền thông các thông điệp ảnh báo chí về vấn đề văn hóa các dân tộc thiểu số Tây Bắc – Việt Nam.

- Đề xuất các định hướng, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động truyền thông, đem đến những thông điệp hay, bổ ích trên báo mạng điện tử vì mục tiêu phát triển văn hóa của các dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc – Việt Nam

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: văn hóa của các dân

tộc thiểu số vùng Tây Bắc – Việt Nam, bao gồm: Văn hóa sản xuất, Văn hóa trang phục, Văn hóa ẩm thực, Kiến trúc nhà ở, Các phong tục tập quán.

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Trang 9

- Không gian nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành khảo cứu trên các tác phẩm báo mạng điện tử có thông điệp của ảnh báo chí về văn hóa các dân tộc thiểu số Tây Bắc – Việt Nam.

- Thời gian khảo sát thông điệp: 10 năm từ 2010 – 2020.

4 Khách thể nghiên cứu

Khách thể nghiên cứu của đề tài là toàn bộ các tác phẩm báo mạng điện tử viết về văn hóa của các dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc.

5 Đối tượng khảo sát

Đối tượng khảo sát hướng đến: một bộ phận các bài viết được in trên 3 tờ báo lớn được chọn khảo sát

6 Khái niệm công cụ

Khái niệm công cụ của đề tài: Văn hóa các dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc – Việt Nam

6.1 Mở rộng khái niệm

Đi từ xây dựng “thông điệp ảnh báo chí về các dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc – Việt Nam” => “thông điệp ảnh báo chí về văn hóa các dân tộc thiểu số” => “ thông điệp ảnh báo chí về văn hóa” => “ thông điệp ảnh báo chí”

6.2 Thu hẹp khái niệm

Đi từ xây dựng “ thông điệp ảnh báo chí” => “ thông điệp ảnh báo chí về văn hóa” => “ thông điệp ảnh báo chí về văn hóa các dân tộc thiểu số” => “ thông điệp ảnh báo chí về các dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc – Việt Nam”

Trang 10

6.3 Phân loại khái niệm

+ Phân loại khái niệm “ báo mạng điện tử” với các thể loại báo khác như báo in, báo phát thanh,

+ Phân loại khái niệm “ ảnh báo chí” khác với các thể loại ảnh khác như ảnh đời thường, ảnh nghệ thuật,

6.4 Phân đôi khái niệm

Phân đôi khái niệm “ văn hóa của các dân tộc thiểu số” thành hai khía cạnh bao gồm:

+ Khía cạnh phi vật chất của xã hội, gồm: ngôn ngữ, tư tưởng, giá trị,

+ Khía cạnh vật chất của xã hội, gồm: nhà cửa, quần áo, các phương tiện,

7 Điểm mới của đề tài

Qua các bài báo mạng điện tử, ảnh báo chí đã mang đến những thông điệp mới mẻ, giúp công chúng có cái nhìn toàn diện hơn về khía cạnh đời sống, văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc thay vì dán nhãn lên lối sống của họ Những lăng kính phóng sự ảnh đã lột tả được bao quát, đầy đủ và chân thực nhất về cuộc sống nơi đây Đồng bào dân tộc thiểu số không còn bị ‘gán’ vào mình những khuôn mẫu phổ biến như bị “huyền bí hóa” đời sống tâm linh và tập tục cổ truyền, hay xu hướng phủ lên văn hóa các tộc người một lớp sương mờ huyền bí nhằm cuốn hút trí tò mò của độc giả, thậm chí là “bi kịch hóa” thực trạng đời sống của họ… Thay vào đó, ảnh báo chí sẽ giúp công chúng có cái nhìn tích cực, ít

Trang 11

mâu thuẫn hơn về đời sống của người dân nơi đây, có thể thấy được họ là những người chủ động, sáng tạo, nghị lực, thông minh, vượt khó, cần cù, hay khoẻ mạnh, xinh đẹp, đoàn kết,… mang đầy đủ tất cả những phẩm chất và quyền lợi của mình.

8 Ý nghĩa lí luận và ý nghĩa thực tiễn của đề tài8.1 Ý nghĩa lí luận

Đề tài góp phần làm sáng rõ và phong phú hơn lí luận về vai trò của báo chí nói chung, báo mạng điện tử nói riêng trong việc truyền bá những thông điệp đặc sắc của Ảnh Báo chí về Văn hóa các dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc - Việt Nam Đồng thời đề tài cung cấp những luận điểm khoa học, hệ thống hóa cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu về vai trò của báo mạng điện tử Bên cạnh đó sẽ tổng kết, nêu rõ thực trạng, thành công và hạn chế của báo mạng điện tử trong việc xây dựng, truyền bá những thông điệp ảnh báo chí về văn hóa các dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc – Việt Nam.

8.2 Ý nghĩa thực tiễn

Đề tài khảo sát, đánh giá thành công và hạn chế của báo mạng điện tử trong việc xây dựng, truyền bá thông điệp ảnh báo chí về đặc sắc văn hóa các dân tộc Tây Bắc - Việt Nam Từ đó đề xuất kiến nghị những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả trong lĩnh vực này Đây là một trong những yếu tố tạo điều kiện cho việc phát triển những nét đặc sắc của văn hóa vùng Tây Bắc, góp phần đưa văn hóa Tây Bắc – Việt Nam phát triển vươn xa hơn trong tương lai

Trang 12

Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là tài liệu tham khảo của các địa phương cũng như các ngành khác trong việc sử dụng báo chí hỗ trợ, thúc đẩy phát triển đặc sắc văn hóa ở địa phương mình.

Những đánh giá về thành công cũng như về hạn chế của báo mạng điện tử với những đề xuất cụ thể của đề tài về chất lượng nội dung, hình thức thông điệp ảnh báo chí sẽ tạo điều kiện cho các cơ quan báo chí nâng cao chất lượng hiệu quả truyền thông.

Đề tài là tài liệu tham khảo có ích trong các cơ sở đào tạo báo chí, để định hướng trách nhiệm cho những nhà báo tương lai trong việc hỗ trợ, thúc đẩy phát triển văn hóa ở địa phương mình.

9 Cấu trúc luận văn

Dự kiến đề tài ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, phần nội dung chính gồm có 4 chương Cụ thể:

5.Đối tượng khảo sát

6.Khái niệm công cụ

7.Điểm mới của đề tài

8.Ý nghĩa lí luận và ý nghĩa thực tiễn

Trang 13

THÂN BÀI

Chương 1:

nghiên cứu

1.1 Hướng nghiên cứu về báo mạng điện tử và thông điệp ảnh báo chí trên báo mạng điện tử

1.2 Hướng nghiên cứu về phân tích thông điệp của ảnh báo chí trên báo mạng điện tử

1.3 Hướng nghiên cứu về đặc sắc văn hóa Tây Bắc – Việt Nam

1.4 Đánh giá tổng quát về công trình nghiên cứu trong tổng quan luận án

2.1 Hệ thống khái niệm cơ bản

2.2 Đặc điểm và vai trò của thông điệp ảnh báo chí về văn hóa các dân tộc Tây Bắc – Việt Nam

2.3 Những yêu cầu đối với việc xây dựng thông điệp ảnh báo chí về văn hóa các dân tộc Tây Bắc – Việt Nam

3.2 Tần suất tin bài sử dụng hình ảnh về Tây Bắc trên các báo điện tử

3.3 Nội dung của các thông điệp hình ảnh về văn hóa Tây Bắc

3.4 Đánh giá chất lượng thông điệp ảnh báo chí trên các tờ báo được khảo sát

Trang 14

Việt Nam TIẾU KẾT CHƯƠNG 3 thông điệp ảnh báo chí về văn hóa Tây Bắc trên báo mạng điện tử hiện nay 4.2 Giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả trong việc xây dựng thông điệp ảnh báo chí về văn hóa Tây Bắc trên báo mạng điện tử hiện nay

Ngày đăng: 20/04/2024, 07:11

Xem thêm:

w