CÔNG TY CỔ PHẦN TV THIẾT KẾ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM CẢNG - KỸ THUẬT BIỂNĐộc lập – Tự do – Hạnh phúcTRUNG TÂM TƯ VẤN NHẬN XÉT KHÓA LUẬN 1- Nhận xét Đề tài phân tích hiệu qu
GIỚI THIỆU
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1.1 Lý do hình thành dự án
Trong quá trình phát triển kinh tế đất nước thì việc xuất nhập khẩu hàng hoá đóng một vai trò rất quan trọng Để đáp ứng nhu cầu này, việc phát triển hệ thống cảng, mà đặc biệt hệ thống cảng biển, thực sự cần thiết
Từ nhiều thập niên qua, hệ thống cảng Thành phố Hồ Chí Minh luôn được xem là một trong những hệ thống cảng lớn và hiện đại bậc nhất ở Việt Nam, đặc biệt là khu cảng trên sông Sài Gòn Ngoài việc tiếp nhận lượng hàng xuất nhập khẩu cho thành phố và khu vực đồng bằng sông Cửu Long, hệ thống cảng này còn có tác dụng lan tỏa đối với các ngành dịch vụ như hàng hải, tài chính và dịch vụ hậu cần
Với sự phát triển như hiện nay thì khu cảng trên sông Sài Gòn trong tương lai sẽ không thể đáp ứng đủ nhu cầu xuất nhập hàng hoá của khu vực Do đó, ngày 12/08/2005 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 791/QĐ-TTg về Quy hoạch chi tiết Nhóm cảng biển khu vực thành phố Hồ Chí Minh - Đồng Nai - Bà Rịa Vũng Tàu (Nhóm cảng biển số 5) Theo đó, Khu bến Nhà Rồng - Khánh Hội của Cảng Sài Gòn nằm trong kế hoạch di dời các cảng trên sông Sài Gòn và khu cảng Hiệp Phước được xác định sẽ thay thế và đảm nhận việc tiếp chuyển hàng hóa của thành phố cho khu cảng trên sông Sài Gòn hiện nay
Khu cảng Hiệp Phước là khu vực có vị trí địa lý thuận lợi, với khoảng cách đường bộ về thành phố chỉ khoảng 20km và có tuyến giao thông thủy thuận lợi đến khu vực ĐBSCL, khu vực chiếm tỉ lệ lớn về nguồn hàng đối với khu cảng Tp Hồ Chí Minh hiện nay
Hiện nay, khu cảng Hiệp Phước có hai cảng đang trong giai đoạn xây dựng là Cảng Container Trung tâm Sài Gòn (cảng SPCT) và Cảng Sài Gòn - Hiệp Phước Ngày 16/10/2009 Cảng Trung tâm Sài Gòn đã khai thác giai đoạn 1 với quy mô 500m bến Cảng Sài Gòn - Hiệp Phước cũng đang gấp rút thi công xây dựng, dự kiến đầu
2 năm 2012 hoàn thành và đưa giai đoạn 1 của dự án vào khai thác Cảng Sài Gòn - Hiệp Phước khi đi vào hoạt động sẽ tiếp nhận lượng hàng bách hóa của khu bến Nhà Rồng - Khánh Hội hiện nay và sẽ giữ vai trò là “cảng đầu mối” của thành phố và vùng ĐBSCL
Tuyến luồng Hiệp Phước đang được cải tạo, nâng cấp lên độ sâu -9,5m, mở đường cho tàu trọng tải lớn hơn ra vào cảng Sự nâng cấp này sẽ thúc đẩy phát triển thêm nhiều cảng mới, kéo theo sự hình thành và phát triển các dịch vụ hậu cần phục vụ cảng khu vực, phù hợp với xu hướng chung của ngành vận tải biển toàn cầu và Việt Nam.
Với bối cảnh như trên, việc đầu tư Khu dịch vụ hậu cần Cảng Sài Gòn - Hiệp Phước để hỗ trợ cho các hoạt động khai thác Cảng Sài Gòn - Hiệp Phước và các cảng khác trong khu vực của Công ty TNHH Một thành viên Cảng Sài Gòn là cần thiết và hợp lý
Khu dịch vụ hậu cần sẽ hoạt động như là trung tâm tiếp nhận và phân phối hàng hoá Khi đi vào hoạt động, đây sẽ là nơi hỗ trợ lưu giữ, bốc xếp và phân phối hàng hóa phục vụ cho Cảng Sài Gòn - Hiệp Phước và các cảng khác trong khu vực Đồng thời đây sẽ là nền tảng để phát triển thành một chuỗi dịch vụ trọn gói như cung ứng nguyên vật liệu, sản xuất, xuất nhập khẩu hàng hóa, phân phối với hàng loạt các dịch vụ vận tải, giao nhận… nhằm thu hút, kích thích đầu tư của khách hàng cũng như các nhà đầu tư trong và ngoài nước
Cùng với dự án Cảng Sài Gòn - Hiệp Phước thì việc sớm đầu tư xây dựng khu dịch vụ hậu cần Cảng Sài Gòn - Hiệp Phước cũng góp phần thúc đẩy tiến độ di dời khu Cảng Sài Gòn vốn đã bị trễ tiến độ so với kế hoạch đề ra là trước năm 2010
1.1.2 Lý do hình thành đề tài
Trong bối cảnh kinh tế Việt Nam đang đối mặt với khủng hoảng, Chính phủ đã triển khai nhiều biện pháp nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm an sinh xã hội Những giải pháp chính bao gồm siết chặt chính sách tiền tệ, cắt giảm đầu tư công, giảm bội chi ngân sách nhà nước Đồng thời, Chính phủ cũng thúc đẩy sản xuất kinh doanh, khuyến khích xuất khẩu, kiềm chế nhập siêu và sử dụng tiết kiệm năng lượng (theo tinh thần Nghị quyết 11/NQ-CP ngày 24/2/2011 của Chính phủ)
Dự án Khu dịch vụ hậu cần Cảng Sài Gòn - Hiệp Phước nằm trong quy hoạch phát triển Khu cảng Hiệp Phước theo kế hoạch phát triển hệ thống cảng biển cả nước nên việc đầu tư không chỉ phải đảm bảo hiệu quả về mặt tài chính mà còn phải hiệu quả về mặt kinh tế đối với quốc gia Hơn nữa, việc đầu tư vào dự án này cần một nguồn vốn tương đối lớn trong giai đoạn kinh tế khó khăn nên việc phân tích hiệu quả về mặt tài chính, kinh tế, xã hội, xem xét và đánh giá các rủi ro có thể tác động làm ảnh hưởng đến dự án là rất cần thiết và hợp lý Dự án đang ở giai đoạn nghiên cứu khả thi, kết quả nghiên cứu này sẽ là cơ sở để quyết định có đầu tư hay không và là cơ sở để thuyết phục các cơ quan chức năng có những hướng hỗ trợ thích hợp.
MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
Mục tiêu của đề tài là phân tích đánh giá hiệu quả đầu tư của dự án về mặt tài chính có xem xét tác động của lạm phát, về mặt kinh tế - xã hội và phân tích những rủi ro tác động đến dự án.
PHẠM VI THỰC HIỆN
Đề tài sẽ tập trung đánh giá hiệu quả đầu tư cho dự án Khu dịch vụ hậu cần Cảng Sài Gòn Hiệp Phước trong trường hợp vay vốn đầu tư dựa trên những số liệu thu thập được, cụ thể như sau:
- Phân tích tài chính có xét đến lạm phát
- Phân tích kinh tế trên cơ sở định lượng theo phương pháp hệ số chuyển đổi giá và phân tích ngoại tác tích cực và tiêu cực
- Phân tích rủi ro có xem xét phân phối xác suất của các biến đầu vào.
ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài khi hoàn thành sẽ là cơ sở để Chủ đầu tư quyết định có đầu tư dự án hay không Bên cạnh đó, đề tài còn có những đóng góp cụ thể như sau:
Cùng với việc xây dựng hệ thống cảng, việc phát triển các khu dịch vụ hậu cần là cần thiết để hỗ trợ cho hệ thống cảng Những khu dịch vụ hậu cần này sẽ trở thành nền tảng thúc đẩy sự phát triển của chuỗi dịch vụ trọn gói, bao gồm cung ứng nguyên vật liệu, sản xuất, xuất nhập khẩu hàng hóa, phân phối, vận tải và giao nhận Quá trình này hướng tới mục tiêu nâng cao tính chuyên nghiệp của lĩnh vực dịch vụ hậu cần, đáp ứng xu hướng phát triển chung của ngành vận tải biển trên toàn thế giới và tại Việt Nam.
Các dự án đầu tư xây dựng lớn như cảng, công trình thủy, dịch vụ hậu cần nằm trong quy hoạch quốc gia, tác động trực tiếp tới phát triển kinh tế - xã hội khu vực xây dựng và lân cận.
- Vấn đề đầu tư vốn cho các công trình cần thiết, hợp lý là nhân tố quan trọng trong giai đoạn kinh tế khó khăn và đặc biệt trong thời điểm khan vốn như hiện nay Đó cũng chính là ý nghĩa thực tiễn của đề tài
- Về mặt lý luận, đề tài sử dụng mô phỏng Monto-Carlo để phân tích rủi ro đó cũng là cách tiếp cận mới cần được xem xét đối với các công ty tư vấn thiết kế cảng – công trình thủy khi phân tích hiệu quả của dự án
- Đối với tác giả, tác giả hiện đang là nhân viên của công ty Portcoast, là công ty đang thực hiện lập dự án đầu tư cho dự án Khu dịch vụ hậu cần Cảng Sài Gòn – Hiệp Phước Trong quá trình học đại học với chuyên ngành Cảng – Công trình biển,
5 tác giả đã được học về kỹ thuật: thiết kế, kết cấu, … cho các dự án cảng và đường thủy Với việc thực hiện nghiên cứu này cho khóa luận tốt nghiệp ngành Quản trị kinh doanh sẽ giúp cho tác giả hiểu rõ hơn về dự án đầu tư, không chỉ dừng lại ở khía cạnh kỹ thuật mà còn tổng quát hơn về các vấn đề tài chính như việc phân bổ nguồn vốn, kế hoạch vay và trả nợ, … quan tâm nhiều hơn đến hiệu quả kinh tế, xã hội mà dự án mang lại Từ cơ sở của nghiên cứu, tác giả sẽ hiểu được dự án nói chung và dự án xây dựng nói riêng theo nhiều góc nhìn, quan điểm khác nhau để từ đó có thể thẩm định cũng như quản lý dự án đầu tư một cách hiệu quả hơn và đây cũng là hướng nghề nghiệp phát triển trong tương lai của tác giả.
BỐ CỤC ĐỀ TÀI
Khóa luận bao gồm bảy chương Chương 1 sẽ giới thiệu cơ sở hình thành dự án và đề tài nghiên cứu, mục tiêu và phạm vi của khóa luận Chương 2 trình bày tổng quan các khái niệm, quan điểm và phương pháp sử dụng trong phân tích tài chính, kinh tế, xã hội của dự án Chương 3 mô tả dự án, giới thiệu về Chủ đầu tư đồng thời trình bày những đặc điểm chính của dự án Chương 4 sẽ tiến hành phân tích tài chính dự án bao gồm việc lập dòng tiền, tính toán phân tích tài chính và phân tích kết quả thu được Chương 5 tiến hành phân tích rủi ro thông qua những yếu tố rủi ro tác động đến dự án bao gồm phân tích độ nhạy, phân tích kịch bản, phân tích Monte Carlo Chương 6 tiến hành phân tích kinh tế - xã hội xem xét phân tích đến dòng tiền kinh tế và hiệu quả xã hội của dự án Chương 7 trình bày những kết luận rút ra từ những phân tích bên trên và kiến nghị của đề tài
TỔNG QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN
ĐỊNH NGHĨA DỊCH VỤ HẬU CẦN
Hậu cần là quá trình tối ưu hoá về địa điểm và thời điểm, tối ưu hoá việc lưu chuyển và dự trữ nguồn tài nguyên từ đầu vào nguyên thủy cho đến tay người tiêu dùng cuối cùng, nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của người tiêu dùng với chi phí thích hợp, thông qua hàng loạt các hoạt động kinh tế Hậu cần cũng là quá trình tối ưu hoá mọi công việc, mọi thao tác từ khâu cung ứng, sản xuất, phân phối và tiêu dùng sản phẩm Hậu cần được áp dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống kinh tế - xã hội, như: quân sự, kinh tế, xã hội, Trong mỗi ngành, lĩnh vực sẽ có những đặc thù riêng Có thể nghiên cứu hậu cần trên hai giác độ vi mô và vĩ mô Ở tầm vi mô, hậu cần là việc tối ưu hóa mọi thao tác, hoạt động trong quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn Ở tầm vĩ mô, hậu cần là một ngành dịch vụ giúp tối ưu hoá quá trình phân phối, vận chuyển, dự trữ các nguồn lực, giúp các quốc gia phát triển bền vững và hiệu quả [1]
Với đặc thù là khu hậu cần phục vụ cho cảng nên khu dịch vụ hậu cần mà cụ thể là khu dịch vụ hậu cần Cảng Sài Gòn – Hiệp Phước sẽ có cách thức vận hành tương tự như cách thức vận hành của một khu cảng ngoại trừ việc tiếp nhận và bốc xếp hàng hóa từ các tàu có trọng tải lớn Các dịch vụ của khu dịch vụ hậu cần sẽ bao gồm: dịch vụ xếp dỡ, dịch vụ kho bãi và lưu kho bảo quản hàng hóa.
CHU TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA DỰ ÁN
Chu trình phát triển của một dự án có thể khái quát gồm 3 bước cơ bản như sau:
- Chuẩn bị đầu tư: Từ những nhận định về kế hoạch quốc gia, các thông tin thu thập được, các nhà đầu tư sẽ nhận ra được các cơ hội đầu tư Sau đó, các nghiên cứu tiền
7 khả thi sẽ được triển khai để có những nhận định, đánh giá tương đối về cơ hội đầu tư này Tùy theo quy mô cũng như mức độ phức tạp của dự án hoặc các yêu cầu riêng từ các bên hữu quan mà việc thẩm định dự án tiến hành tiền khả thi hay gồm cả phân tích khả thi Nghiên cứu khả thi được lập với mục đích chính là xem xét khả năng dự án đáp ứng các chỉ tiêu tài chính, kinh tế, xã hội thông qua việc phân tích độ nhạy, xác định các biến chính quyết định đến kết quả dự án Sau khi kết thúc giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi hay nghiên cứu khả thi, các nhà đầu tư phải ra quyết định chấp thuận dự án hay không
- Đầu tư: Nếu một dự án được đánh giá là tốt thì sau bước thẩm định và thiết kế thì dự án sẽ bước sang giai đoạn đầu tư xây dựng Công việc thực hiện bao gồm việc mua sắm máy móc, thiết bị, xây dựng lắp đặt và đào tạo nhân viên Bên cạnh đó, công tác giám sát, tổ chức thi công cũng đóng vai trò rất quan trọng trong thời gian xây dựng và phải luôn được xem xét để đề phòng và xử lý các tình huống không dự định trước có ảnh hưởng đến việc hoàn thành dự án
- Vận hành: Khi dự án hoàn thành, công tác chuyển giao vận hành sẽ được tiến hành Trong giai đoạn vận hành, công tác đảm bảo nguồn lực, kế hoạch và tổ chức quản lý cần thực hiện kỹ lưỡng để vận hành dự án một cách hiệu quả nhất Trong giai đoạn này, nhà thẩm định cần đánh giá kết quả hoạt động của dự án, so sánh với những hoạch định ban đầu để từ đó có thể rút ra những khác biệt và nguyên nhân gây ra khác biệt nhằm hoàn thiện công tác thẩm định cho các dự án trong tương lai.
MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
Các lĩnh vực phân tích của nghiên cứu khả thi được thể hiện trong Hình 2.1 [2]
Hình 2.1: Các lĩnh vực phân tích của nghiên cứu khả thi
CÁC QUAN ĐIỂM PHÂN TÍCH DỰ ÁN
Dự án đầu tư thường được phân tích theo quan điểm tài chính, quan điểm kinh tế và quan điểm xã hội Trong quan điểm tài chính, có hai quan điểm thường dùng là quan điểm Tổng đầu tư và quan điểm Chủ đầu tư
2.4.1 Quan điểm Tổng đầu tư (quan điểm ngân hàng)
Quan điểm Tổng đầu tư xem xét một dự án nhằm đánh giá sự an toàn của vốn vay mà dự án có thể cần Do đó, quan điểm này xem xét đến tổng dòng ngân lưu chi cho dự án và tổng dòng ngân lưu thu về mà chưa nói đến cơ cấu tài chính dự án, chưa phân biệt nguồn vốn từ đâu đến Từ sự phân tích này các nhà tài trợ vốn sẽ xác định tính khả thi về mặt tài chính của dự án đó [3]
2.4.2 Quan điểm Chủ đầu tư (quan điểm cổ đông)
Quan điểm Chủ đầu tư xem xét giá trị thu nhập ròng còn lại của dự án so với những gì họ có được trong trường hợp không thực hiện dự án Theo quan điểm này, khi tính toán dòng ngân lưu phải cộng vốn vay ngân hàng vào dòng ngân lưu vào và trừ khoản trả lãi vay và nợ gốc ở dòng ngân lưu ra của ngân lưu tổng đầu tư Nói cách khác, Chủ đầu tư quan tâm đến dòng ngân lưu ròng còn lại, sau khi đã thanh toán nợ vay [3]
Phân tích nhu cầu cơ bản
Phân tích thị trường Phân tích kỹ thuật Phân tích nguồn lực
Trong phân tích kinh tế, các nhà phân tích thẩm định quyết định đầu tư trên cơ sở sử dụng giá cả đã được điều chỉnh ứng với các biến dạng thị trường để chúng phản ánh chi phí nguồn lực hay lợi ích kinh tế thực sự đối với xã hội [4]
Phân tích dự án theo quan điểm xã hội đánh giá các tác động ngoài kinh tế của dự án, bao gồm các tác động chính trị và xã hội Quá trình này xác định những bên được hưởng lợi và chịu chi phí của dự án, cũng như cách thức thực hiện.
Phân tích theo quan điểm kinh tế và xã hội được các cơ quan Quốc gia quan tâm vì muốn đánh giá lợi ích dự án liên quan đến lợi ích quốc gia hay không, làm cơ sở cho việc phê duyệt đầu tư dự án [4].
NỘI DUNG PHÂN TÍCH DỰ ÁN
Hiệu quả dự án đầu tư là toàn bộ mục tiêu đề ra của dự án được đặc trưng bằng các tiêu thức có tính chất định tính thể hiện ở các loại hiệu quả cần đạt được và bằng các chỉ tiêu định lượng thể hiện quan hệ giữa chi phí đã bỏ ra và kết quả đạt được theo mục tiêu của dự án
Phân tích thị trường có thể hiểu là phân tích cung cầu Xác định nhu cầu tương đối của sản phẩm hay dịch vụ dự án hiện tại và tương lai Xác định mức cung và giá cả hiện tại, dự đoán mức cung và xu hướng giá tương lai [4]
Phân tích kỹ thuật bao gồm việc xác định các thông số kỹ thuật trong xây dựng và vận hành dự án, đồng thời ước lượng các chi phí liên quan Điều này nhằm đảm bảo dự án được thực hiện hiệu quả, đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật và kinh tế.
2.5.3 Phân tích nhân lực và quản lý
Phân tích này gồm việc hoạch định cơ cấu tổ chức cần thiết quản lý vận hành dự án với số lượng nhân lực cụ thể Từ đó ước tính chi phí như đào tạo, tuyển dụng, lương, [4]
Từ những phân tích kỹ thuật, nhân lực và quản lý, dòng tiền chi và thu tài chính được phân tích cùng với việc đánh giá các phương án tài trợ khác nhau [4]
2.5.5.1 Khái niệm rủi ro dự án
Rủi ro dự án là tổng hợp những yếu tố ngẫu nhiên, những tình huống không thuận lợi liên quan đến bất định, có thể đo lường bằng xác suất không đạt mục tiêu đã định của dự án và gây ra các mất mát thiệt hại [5]
2.5.5.2 Nhận dạng và phân loại rủi ro
- Nhận dạng rủi ro: là việc xác định loại rủi ro nào ảnh hưởng quá mức cho phép đến kết quả dự định của hành động hay sự việc được xem xét, đồng thời mô tả tính chất của mỗi loại rủi ro đó [6]
+ Rủi ro có tính chiến lược
2.5.5.3 Phương pháp phân tích ảnh hưởng của rủi ro đến hiệu quả tài chính
- Đối với hiệu quả tài chính của dự án để đánh giá rủi ro sử dụng phương pháp phân tích định lượng
- Phương pháp phân tích định lượng: là xác định xác suất kết quả nhận được thấp hơn so với yêu cầu hay kế hoạch và mất mát, thiệt hại có thể xảy ra [5]
- Trong phân tích định lượng sử dụng các phương pháp để đánh giá rủi ro hiệu quả tài chính:
+ Phân tích độ nhạy: là phương pháp cho phép đánh giá sự biến đổi của các chỉ tiêu kết quả thực hiện dự án với các giá trị khác nhau của các biến số dự án [5]
+ Phân tích kịch bản: phương pháp đề xuất một vài phương án kịch bản của dự án và đánh giá, so sánh Thông thường người ta tính các phương án kịch bản bi quan, lạc quan và bình thường đối với các thay đổi có thể của các biến [5]
Phân tích bằng phương pháp mô phỏng dựa trên việc xác định giá trị các chỉ tiêu kết quả qua nhiều lần thử nghiệm với mô hình Phương pháp này được đánh giá cao về tính khách quan, dễ hiểu, dễ chấp nhận và có sự đánh giá kết quả phân tích dự án từ tất cả các thành viên trong quá trình lập kế hoạch Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là chi phí thực hiện cao.
2.5.6 Phân tích hiệu quả kinh tế
Các dữ liệu tài chính được điều chỉnh thành các dữ liệu kinh tế Chi phí và lợi ích của dự án được đánh giá theo góc nhìn của cả nền kinh tế.
2.5.7 Phân tích hiệu quả xã hội
Dự án được thẩm định từ quan điểm của những đối tượng được hưởng lợi từ dự án và những đối tượng phải chịu chi phí cho dự án [4].
PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
2.6.1 Phương pháp Giá trị hiện tại ròng (NPV)
Là phương pháp quy đổi các giá trị thu chi thực trong suốt quá trình đầu tư và hoạt động của dự án về thời điểm hiện tại để so sánh [7]:
B t – các khoản thu ở năm thứ t;
C t – các khoản chi ở năm thứ t; r - suất chiết khấu (%)
NPV ≥ 0 => dự án khả thi
NPV < 0 => dự án không khả thi
2.6.2 Phương pháp Suất sinh lợi nội tại (IRR)
Là mức lãi suất mà nếu dùng nó làm suất chiết khấu thì giá hiện tại tương đương của dự án bằng không, hay nói khác đi IRR là nghiệm của phương trình [7]:
Dự án có: IRR > r (hay MARR) => dự án khả thi
2.6.3 Phương pháp Lợi ích – Chi phí (B/C)
Tỷ số lợi ích và chi phí (B/C) bằng tỷ lệ giữa giá trị tương đương của lợi ích trên giá trị tương đương của chi phí Phương pháp này đánh giá hiệu quả của đồng vốn và thường sử dụng các dự án không đặt mục tiêu hàng đầu là lợi nhuận [5]
B t – lợi ích của dự án ở năm thứ t;
C t – chi phí của dự án ở năm thứ t; r - suất chiết khấu (%)
B/C < 1 => dự án không khả thi
2.6.4 Phương pháp Thời gian hoàn vốn (PP)
Là thời gian mà ứng với nó giá trị hiện tại (tương lai) tương đương phải bằng 0 [6]
B t – các khoản thu ở năm thứ t;
C t – các khoản chi ở năm thứ t; r - suất thu lợi hay suất chiết khấu (%);
T hv là thời gian cần thiết để thu hồi được vốn đầu tư
Dự án có: T hv ≤ T* => dự án khả thi, với T*: thời gian hoàn vốn theo yêu cầu.
PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH KINH TẾ
Phân tích kinh tế dựa trên dòng tiền phân tích tài chính, giúp lựa chọn các dự án có đóng góp phúc lợi chung cho quốc gia Tuy nhiên, do thị trường bị bóp méo, giá kinh tế có sự khác biệt so với giá tài chính Để chuyển đổi giá tài chính thành giá kinh tế, ta sử dụng hệ số chuyển đổi giá CF [4].
CF i - Hệ số chuyển đổi giá mặt hàng i
P e i - Giá kinh tế mặt hàng i
P f i - Giá tài chính mặt hàng i
Sự khác biệt này là một chỉ báo về mức độ kinh tế mà ai đó trong nền kinh tế sẽ được hưởng và ai đó sẽ bị mất Sự chênh lệch giữa giá trị hiện tại ròng kinh tế và tài chính xảy ra là do suất chiết khấu kinh tế và tài chính khác nhau và ngoại tác của dự án tác động lên nền kinh tế được mô tả qua công thức 2.6 sau:
Kinhte Taichinh Taichinh Taichinh Ngoaitac re rf re rf re
NPV NPV NPV NPV NPV (2.6)
NPV re - Giá trị hiện tại ròng kinh tế theo chi phí kinh tế vốn (EOCK)
NPV rf - Giá trị hiện tại ròng tài chính theo WACC
NPV re - Giá trị hiện tại ròng tài chính theo EOCK
NPV re - Giá trị hiện tại ròng của ngoại tác
Khái niệm hậu cần đã mô tả dịch vụ hậu cần Hiểu các hoạt động chính giúp xác định dòng tiền trong phân tích tài chính dự án Đề tài đề cập mô hình nghiên cứu, quan điểm phân tích, nội dung và phương pháp phân tích sẽ áp dụng để đánh giá hiệu quả đầu tư dự án.
MÔ TẢ DỰ ÁN
GIỚI THIỆU DỰ ÁN
Tên dự án: KHU DỊCH VỤ HẬU CẦN CẢNG SÀI GÒN - HIỆP PHƯỚC Địa điểm: Huyện Nhà Bè, Tp Hồ Chí Minh
Tên giao dịch đầy đủ: Công ty TNHH Một thành viên Cảng Sài Gòn Tên giao dịch quốc tế: SAIGON PORT Địa chỉ: số 3 Nguyễn Tất Thành, Quận 4 Điện thoại: (08)3940 0826 Fax: (08)3940 0168 Đại diện: Ông Lê Công Minh Chức vụ: Tổng Giám đốc Ngành nghề kinh doanh:
1 Xây dựng, kinh doanh và khai thác cảng;
3 Kinh doanh kho bãi cảng;
4 Vận tải hàng hóa đa phương thức (đường biển, đường thủy, đường bộ);
5 Đóng và sửa chữa tàu, thuyền;
6 Kinh doanh các dịch vụ hàng hải (cung ứng tàu biển, đại lý vận tải biển, lai dắt tàu biển);
7 Xây dựng các công trình giao thông, công trình dân dụng, công trình kỹ thuật;
8 Cho thuê văn phòng làm việc, kho bãi, nhà xưởng
- Luật Đầu tư đã được Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005 và Nghị định số 108/2006/NĐCP ngày 22/9/2006 về Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư
- Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về Quản lý Dự án đầu tư xây dựng công trình
- Thông tư số 03/2009/TT-BXD ngày 26/03/2009 của Bộ Xây dựng về việc Quy định chi tiết một số nội dung của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình
- Nghị định số 83/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP
- Quyết định số 791/QĐ-TTg, ngày 12/08/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch chi tiết Nhóm cảng biển khu vực thành phố Hồ Chí Minh - Đồng Nai - Bà Rịa - Vũng Tàu (Nhóm cảng biển số 5) đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020
- Quyết định số 2190/QĐ-TTg ngày 24/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
- Quyết định số 5500/QĐ-UB, ngày 04/11/2004 của UBND Tp Hồ Chí Minh về việc điều chỉnh Quyết định số 3165/QĐ-UB ngày 30/06/2004 của UBND Tp Hồ Chí Minh (tạm giao đất tại xã Hiệp Phước)
- Quyết định số 5347/QĐ-UBND, ngày 18/10/2005 của UBND Tp Hồ Chí Minh về việc điều chỉnh Quyết định số 5500/QĐ-UB ngày 04/11/2004 của UBND Tp Hồ Chí Minh (tạm giao đất tại xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè để tổ chức bồi thường, giải phóng mặt bằng)
- Biên bản thỏa thuận giữa Công ty TNHH một thành viên Cảng Sài Gòn và Công ty cổ phần Cảng Sài Gòn Hiệp Phước về diện tích khu đất
- Các văn bản pháp lý liên quan khác
ĐẶC ĐIỂM DỰ ÁN
Mục tiêu xây dựng Khu dịch vụ hậu cần Cảng Sài Gòn Hiệp Phước chủ yếu để bố trí cho các đơn vị thành viên của Cảng Sài Gòn đồng thời tiếp nhận lượng hàng và cung cấp các dịch vụ hàng hải cho Cảng Sài Gòn Hiệp Phước và các cảng trong khu cảng Hiệp Phước
- Vị trí dự án: Khu dịch vụ hậu cần Cảng Sài Gòn Hiệp Phước thuộc giai đoạn 1 của Dự án xây dựng cảng mới của Cảng Sài Gòn trên sông Soài Rạp Địa điểm khu dịch vụ hậu cần nằm trên bờ phải sông Soài Rạp thuộc xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè, thành phố Hồ Chí Minh Khu dịch vụ hậu cần nằm trong Khu công nghiệp Hiệp Phước cách trung tâm thành phố gần 20km, cách khu chế xuất Tân Thuận khoảng 17km, cách cửa biển Cần Giờ gần 20km Diện tích khu đất xây dựng 16,81ha Vị trí tương đối của khu dịch vụ như sau:
+ Phía Bắc tiếp giáp Cảng Sài Gòn Hiệp Phước;
+ Phía Đông tiếp giáp sông Soài Rạp;
+ Phía Nam tiếp giáp rạch Sóc Vàm;
+ Phía Tây tiếp giáp khu công nghiệp Hiệp Phước giai đoạn II
Quy mô dự án Cảng và Khu dịch vụ hậu cần Cảng Sài Gòn tại Hiệp Phước được triển khai theo quyết định giao đất số 5500/QĐ-UB ngày 04/11/2004 và 5347/QĐ-UBND ngày 18/10/2005 của UBND Thành phố Hồ Chí Minh Theo đó, Cảng Sài Gòn được tạm giao khu đất rộng 54,66ha, trong đó diện tích dành cho Khu dịch vụ hậu cần Cảng Sài Gòn Hiệp Phước là 16,81ha.
Vị trí xây dựng Khu dịch vụ hậu cần Cảng Sài Gòn – Hiệp Phước được thể hiện trong Hình 3.1
Hình 3.1: Vị trí xây dựng Khu dịch vụ hậu cần Cảng Sài Gòn – Hiệp Phước
Các hạng mục công trình khu dịch vụ hậu cần Cảng Sài Gòn – Hiệp Phước bao gồm:
- Công trình bến phục vụ cho quá trình neo đậu của các tàu lai dắt
- Hệ thống đường - bãi phục vụ vận chuyển, lưu trữ hàng hóa
- Các công trình khác như: kho kín, kho CFS, nhà điều hành, nhà nghỉ công nhân, nhà bảo vệ, trạm cấp điện – cấp nước phục vụ cho hoạt động của cảng
- Các hạng mục hạ tầng kỹ thuật: hệ thống cấp thoát nước, hệ thống cấp điện, thông tin liên lạc,…
Dự án đang ở giai đoạn lập dự án đầu tư xây dựng công trình Công ty TNHH Một thành viên Cảng Sài Gòn đang nghiên cứu phân tích sơ bộ hiệu quả tài chính của dự án Dựa vào kết quả phân tích, ban lãnh đạo công ty sẽ xem xét quyết định có nên đầu tư vào dự án không Nếu dự án khả thi, công ty sẽ tiến hành các thủ tục tiếp theo theo đúng quy định của luật đầu tư
DỮ LIỆU DỰ ÁN
Dữ liệu sơ cấp cần thiết để thực hiện đề tài bao gồm thiết kế cơ sở của khu dịch vụ hậu cần gồm sơ đồ mặt bằng, thiết bị vận hành, nhân sự; các khoản tiền đền bù giải phóng mặt bằng khu đất dự án để phục vụ cho việc tính toán các khoản đầu tư xây dựng, chi phí vận hành hàng năm Đề tài đã tiến hành thảo luận, làm việc với Công ty TNHH Một thành viên Cảng Sài Gòn và Phòng Dự án - Công ty Portcoast để thu thập các dữ liệu sơ cấp trên Đề tài cũng tham khảo các công văn, quyết định của UBND Thành phố Hồ Chí Minh về công tác đền bù giải phóng mặt bằng để tính toán chi phí đền bù giải phóng mặt bằng
3.3.2 Dữ liệu thứ cấp Để phục vụ cho việc phân tích tài chính, kinh tế của dự án, đề tài cần có các dữ liệu thứ cấp như Sản lượng hàng hóa dự kiến thông qua trong các năm hoạt động của dự án, giá cước dịch vụ để tính toán các khoản thu, các chi phí vận hành hàng năm; các định mức xây dựng để tính toán các khoản chi phí xây dựng;… Đề tài thu thập các dữ liệu thứ cấp trên thông qua các nguồn tài liệu dự báo lượng hàng thông qua theo quyết định phê duyệt quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam của Thủ tướng Chính phủ; các công văn, văn bản pháp luật của các cơ quan Nhà nước quy định về quản lý cảng; quyết định của Bộ Tài chính quy định về giá cước phí trong dịch vụ vận tải; các tài liệu xây dựng, các định mức hoạt động các cảng đang hoạt động, …
3.3.3 Tổng hợp nguồn dữ liệu thu thập
Tổng hợp các nguồn dữ liệu thu thập phục vụ đề tài được trình bày trong Bảng 3.1
Ngoài ra, việc tính toán các chi phí còn căn cứ vào các văn bản của pháp luật hiện hành về khấu hao, bảo hiểm, … Trong quá trình thực hiện, đề tài sẽ tham khảo các tài liệu có liên quan và các tài liệu từ các dự án đầu tư xây dựng cảng khác Nguồn dữ liệu thu thập từ các dự án cảng khác sẽ được cung cấp bởi Công ty Portcoast
Bảng 3.1: Tổng hợp nguồn thu thập số liệu
Thông số Nguồn thu thập số liệu
Thông số vĩ mô: lạm phát, tỷ giá, lãi suất,…
- Báo cáo của IMF tháng 09/2011, tỷ giá liên ngân hàng, …
Lượng hàng hóa thông qua - QĐ phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Nhóm 5
Chi phí đầu tư - Phòng Dự án - Công ty Portcoast
- Công ty TNHH MTV Cảng Sài Gòn
Chi phí vận hành hàng năm - Công ty TNHH MTV Cảng Sài Gòn
Doanh thu hàng năm: cước phí, lệ phí, … - Công ty TNHH MTV Cảng Sài Gòn
Hệ số chuyển đổi giá CF i - Tham khảo các tài liệu phân tích hiệu quả kinh tế, …
Nhận dạng các yếu tố rủi ro ảnh hưởng tới hiệu quả kinh tế của dự án
- Dựa trên ý kiến chuyên gia và các tài liệu phân tích rủi ro dự án hàng hải
3.3.4 Phương pháp, công cụ nghiên cứu
Phương pháp, công cụ nghiên cứu sử dụng trong đề tài được trình bày ở Bảng 3.2
Bảng 3.2: Phương pháp và công cụ nghiên cứu
Nội dung Phương pháp, công cụ nghiên cứu
Phân tích tài chính, kinh tế, xã hội Công cụ Excel Xác định các biến mang yếu tố rủi ro Phương pháp chuyên gia
Phân tích hiệu quả đầu tư của dự án có xét đến yếu tố rủi ro
Phân tích độ nhạy, phân tích kịch bản
Phân tích mô phỏng Monte-Carlo, công cụ Crystall Ball
Như vậy, thông qua phần giới thiệu sơ lược trên cho thấy Chủ đầu tư là đơn vị có đủ năng lực về tài chính và kinh nghiệm trong đầu tư, quản lý cũng như vận hành khu dịch vụ hậu cần Đối với dự án, đây là dự án có quy mô tương đối lớn phù hợp với quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Nhóm 5 của Thủ tướng Chính phủ và mục tiêu phát triển dịch vụ hậu cần của cả nước Tuy nhiên, để xem xét có nên đầu tư dự án này hay không thì cần phải tiến hành các phân tích sâu hơn về mặt tài chính cũng như kinh tế - xã hội cho dự án Việc phân tích này sẽ được thực hiện trong các chương tiếp theo
PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DỰ ÁN
LẬP BIỂU ĐỒ DÒNG TIỀN TỆ
Biểu đồ dòng tiền tệ được xây dựng dựa vào các thông số kinh tế vĩ mô, các cơ sở để xác định chi phí, doanh thu nhằm xây dựng kế hoạch vay vốn, trả lãi, báo cáo thu nhập và dòng tiền của dự án
4.1.1 Các thông số vĩ mô
Do dự án có đầu tư và thu phí bằng đồng USD nên tỷ lệ lạm phát trong và ngoài nước được ước tính dựa vào báo cáo của IMF về Việt Nam và Hoa Kỳ (IMF, World Economic Outlook 09/2011) như sau:
- Tỷ lệ lạm phát trong nước được dự đoán rằng trong năm 2012 là 12,1%, và 2016 sẽ ở mức 5%/năm [8] Nhìn chung tỷ lệ lạm phát của Việt Nam hiện tại khá cao, tuy nhiên theo dự báo của IMF ở trên thì tỷ lệ lạm phát dự đoán sẽ giảm xuống trong thời gian tới Do đó, tỷ lệ lạm phát trong nước sử dụng trong phân tích là 9,00%, là tỷ lệ lạm phát trung bình được làm tròn của năm 2012 và 2016
- Tỷ lệ lạm phát ngoài nước (tỷ lệ lạm phát USD) được dự đoán rằng trong năm 2011 là 3,0%, 2012 là 1,2%, và 2016 sẽ ở mức 1,7%/năm [8] Tỷ lệ lạm phát ngoài nước sử dụng trong phân tích là 2,00%, là tỷ lệ lạm phát trung bình được làm tròn các giá trị giả định trên
Toàn bộ doanh thu và chi phí cho dự án được quy về cùng một loại tiền đồng Việt Nam (VND) Đồng thời, do dự án có mua sắm thiết bị có nguồn gốc là hàng nhập khẩu nên ngoại tệ sử dụng là đồng đô la Mỹ (USD) sẽ được quy đổi sang VND Tỷ giá hối đoái sử dụng là mức tỷ giá hối đoái liên ngân hàng, tỷ giá VND/USD năm 2012 là 20.828 (Nguồn: Trang web Ngân hàng Nhà nước Việt Nam http://www.sbv.gov.vn)
4.1.2 Các cơ sở xác định chi phí dự án
Chi phí tài chính của dự án bao gồm chi phí đầu tư ban đầu, chi phí hoạt động hàng năm và chi phí khấu hao
4.1.2.1 Chi phí đầu tư ban đầu
Tổng chi phí đầu tư ban đầu (tổng mức đầu tư) là chi phí dự tính để thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình, được tính toán và xác định trong giai đoạn lập dự án đầu tư xây dựng công trình phù hợp với nội dung dự án và thiết kế cơ sở Tổng mức đầu tư là một trong những cơ sở để đánh giá hiệu quả kinh tế và lựa chọn phương án đầu tư, là cơ sở để Chủ đầu tư lập kế hoạch và quản lý vốn khi thực hiện đầu tư xây dựng công trình
Tổng mức đầu tư được lập dựa trên các căn cứ sau:
+ Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình
+ Thông tư số 04/2010/TT-BXD ngày 26/5/2010 của Bộ Xây Dựng hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;
Theo đó, tổng mức đầu tư dự án được tính toán theo công thức sau:
V = G XD + G TB + G BT, TĐC + G QLDA + G TV + G K + G DP
- V : tổng mức đầu tư của dự án đầu tư xây dựng công trình;
- G XD : chi phí xây dựng;
- G TB : chi phí thiết bị;
- G BT, TĐC : chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, thuê đất;
- G QLDA : chi phí quản lý dự án;
- G TV : chi phí tư vấn đầu tư xây dựng;
- G DP : chi phí dự phòng
Nội dung cụ thể các khoản mục chi phí trong tổng mức đầu tư nêu trên như sau:
1 Chi phí xây dựng: bao gồm chi phí phá và tháo dỡ các công trình xây dựng; chi phí san lấp mặt bằng xây dựng; chi phí xây dựng các công trình, hạng mục công trình chính, công trình tạm, công trình phụ trợ phục vụ thi công; chi phí nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công
2 Chi phí thiết bị: bao gồm chi phí mua sắm thiết bị công nghệ (kể cả thiết bị công nghệ cần sản xuất, gia công); chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ; chi phí lắp đặt và thí nghiệm, hiệu chỉnh thiết bị; chi phí vận chuyển, bảo hiểm thiết bị; thuế, phí và các chi phí có liên quan khác
3 Chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư: bao gồm chi phí bồi thường nhà cửa, vật kiến trúc, cây trồng trên đất và các chi phí bồi thường khác; các khoản hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất; chi phí thực hiện tái định cư có liên quan đến bồi thường giải phóng mặt bằng của dự án; chi phí tổ chức bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; chi phí sử dụng đất trong thời gian xây dựng; chi phí chi trả cho phần hạ tầng kỹ thuật đã đầu tư
4 Chi phí quản lý dự án: là các chi phí cần thiết cho Chủ đầu tư để tổ chức quản lý việc thực hiện các công việc quản lý dự án từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án đến khi hoàn thành nghiệm thu bàn giao, đưa công trình vào khai thác sử dụng
5 Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng: bao gồm các chi phí như chi phí lập nhiệm vụ, khảo sát xây dựng; lập báo cáo đầu tư, lập dự án hoặc lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật; thẩm tra tính hiệu quả và tính khả thi của dự án; thiết kế xây dựng công trình; thẩm tra thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, chi phí thẩm tra tổng mức đầu tư, dự toán công trình; giám sát khảo sát xây dựng, giám sát thi công xây dựng, giám sát lắp đặt thiết bị; lập báo cáo đánh giá tác động môi trường; …
6 Chi phí khác: là những chi phí không thuộc các nội dung quy định tại điểm 1, 2,
3, 4, 5 nêu trên nhưng cần thiết để thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình như: chi phí rà phá bom mìn, vật nổ; bảo hiểm công trình; kiểm toán, thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư; vốn lưu động ban đầu đối với các dự án đầu tư xây dựng
24 nhằm mục đích kinh doanh; lãi vay trong thời gian xây dựng; khoản phí và lệ phí khác theo quy định;
7 Chi phí dự phòng: bao gồm chi phí dự phòng cho yếu tố khối lượng công việc phát sinh chưa lường trước được khi lập dự án và chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá trong thời gian thực hiện dự án Tuy nhiên, do đây không phải là chi phí thực chi của dự án nên chi phí này sẽ không được sử dụng trong phân tích hiệu quả tài chính của dự án
Tổng mức đầu tư ban đầu của dự án vào năm 2012 được ước tính xấp xỉ 768,751 tỷ đồng, bao gồm các khoản chi tiết trong Bảng 4.1.
Bảng 4.1: Tổng mức đầu tư của dự án
STT Hạng mục Tổng mức đầu tư
I Khu dịch vụ hậu cần 516.366.400 II Phần thiết bị (*) 59.116.091 137.000 III CP bồi thường, tái định cư 32.981.140
IV CP quản lý dự án 6.454.543 V CP tư vấn đầu tư xây dựng 10.979.833
Tổng mức đầu tư (VND và USD) 765.898.007 137.000 Tổng mức đầu tư (1000VND) 768.751.443
(Nguồn: Tổng mức đầu tư của phòng Dự án công ty Portcoast, năm 2012) Ghi chú: (*) Chi phí thiết bị phục vụ cho dự án gồm 2 phần: một phần mua trong nước và một phần mua ở nước ngoài
4.1.2.2 Chi phí vận hành hàng năm
PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
Căn cứ điều kiện vốn vay dài hạn và tuổi thọ dự án, thời hạn đánh giá phân tích tài chính là 30 năm từ năm 2012 đến 2042, trong đó thời gian thiết kế, thi công và mua sắm thiết bị cho toàn bộ dự án là 5 năm (2012 - 2016) Dự án bắt đầu đi vào hoạt động khai thác vào năm 2015 Năm gốc tính toán là năm 2012
4.2.2 Suất chiết khấu của dự án
Dự án được đầu tư từ nguồn vốn tự có và vốn vay Chi phí vốn chủ sở hữu thực là
14,0%/năm căn cứ trên lãi suất huy động vốn của ngân hàng Chi phí vốn chủ sở hữu danh nghĩa là 24,26%/năm Lãi vay VND thực là 5,05% và lãi vay VND danh nghĩa là 14,5% Chi phí vốn chủ sở hữu danh nghĩa và lãi vay thực được tính toán dựa trên chi phí vốn chủ sở hữu thực và lãi vay danh nghĩa có xem xét tác động lạm phát 9,0% đối với đồng VND Với tỉ lệ cơ cấu vốn là 30% vốn chủ sở hữu và 70% vốn vay trên tổng vốn đầu tư, chi phí vốn bình quân trọng số WACC danh nghĩa của dự án là 17,43 %, WACC thực là 7,73%
Kết quả phân tích tài chính theo quan điểm Tổng đầu tư và quan điểm Chủ đầu tư được thể hiện trong Bảng 4.4:
Bảng 4.4: Kết quả phân tích tài chính dự án
Chỉ số Quan điểm Tổng đầu tư Quan điểm Chủ đầu tư
Danh nghĩa Thực Danh nghĩa Thực r e / WACC danh nghĩa –
Suất chiết khấu tính toán 17,43% 7,73% 24,26% 14%
Kết quả giá trị hiện tại ròng của dự án phân tích theo giá danh nghĩa và giá thực của mỗi quan điểm bằng nhau là hợp lý, dù có yếu tố lạm phát trong giá danh nghĩa hay không có lạm phát trong giá thực, giá trị NPV danh nghĩa hay thực tương ứng của dòng ngân lưu là như nhau.
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ
Dựa trên kết quả phân tích, Giá trị hiện tại ròng theo cả góc độ tổng đầu tư và chủ đầu tư đều dương, cho thấy dự án có khả năng tạo ra lợi nhuận Suất sinh lợi nội tại của dự án cũng lớn hơn chi phí vốn tương ứng, thể hiện dự án có hiệu quả về mặt tài chính Tỷ số lợi ích - chi phí lớn hơn 1 cũng khẳng định dự án có khả năng sinh lời thời gian hoàn vốn là 12 năm, cho thấy dự án có khả năng thu hồi vốn trong thời gian hợp lý.
33 quan điểm Tổng đầu tư và 13 năm đối với quan điểm Chủ đầu tư Do đó, dự án khả thi về mặt tài chính Như vậy, về mặt tài chính, dự án đã mang lợi nhuận như mong đợi của Chủ đầu tư và Tổng đầu tư nên ngân hàng sẽ dễ chấp thuận tài trợ cho Chủ đầu tư thực hiện dự án này
Qua quá trình phân tích tài chính dự án có xem xét tác động của lạm phát cho thấy dự án hoàn toàn khả thi về mặt tài chính Nhưng để đánh giá toàn diện dự án có đáng để đầu tư và tài trợ không thì cần phải tiến hành phân tích rủi ro và phân tích kinh tế xã hội cho dự án
PHÂN TÍCH RỦI RO
PHÂN TÍCH KỊCH BẢN
Bằng phương pháp chuyên gia, đề tài xác định các biến có khả năng ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của dự án như sau:
- Suất chiết khấu: suất chiết khấu trong dự án đóng vai trò rất quan trọng vì nó thể hiện chi phí cơ hội trong việc sử dụng tiền để đầu tư Việc tính toán chỉ số này ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của dự án đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay khi tình hình kinh tế đang gặp nhiều khó khăn Cước phí trong phân tích kịch bản sẽ được giả định giảm tối đa là 10% và tăng tối đa 20% so với giá trị cơ sở
- Tỷ lệ lạm phát trong nước: Hiện nay, nền kinh tế Việt Nam đang dần hồi phục từ sau những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 Tuy nhiên, tỷ lệ lạm phát của Việt Nam giai đoạn hiện nay vẫn còn rất cao Tỷ lệ lạm phát trong nước là một đại lượng khó có thể dự báo một cách chính xác Do đó, đề tài sẽ tiến hành phân tích kịch bản trong các trường hợp tỷ lệ lạm phát trong nước là 5%, 9% và 12% tương ứng tỷ lệ lạm phát thấp nhất, tính toán và cao nhất giai đoạn 2012 – 2016 theo báo cáo nghiên cứu của IMF, World Economic Outlook 09/2011
- Lãi suất cho vay: Lãi suất cho vay là một đại lượng quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động vay và trả nợ của doanh nghiệp Lãi suất cho vay hiện nay vẫn còn cao
Tuy nhiên, theo những thông báo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, lãi suất cho vay sẽ giảm trong thời gian tới Do đó, để thiên về an toàn, đề tài tiến hành phân tích kịch bản với giả định lãi suất cho vay giảm tối đa là 18% và tăng tối đa 36% so với giá trị cơ sở, tương ứng với lãi suất cho vay danh nghĩa là 13,5% và 16,5%
Lưu lượng hàng hóa thông qua là yếu tố thiết yếu quyết định dòng tiền tài chính của các dự án khu dịch vụ hậu cần Lượng hàng thông qua càng lớn, doanh thu và lợi nhuận của dự án càng cao, dẫn đến dòng tiền tài chính dồi dào hơn.
35 hàng hóa thông qua tác động không chỉ lên doanh thu mà còn lên cả chi phí vận hành hàng năm Hàng hoá thông qua càng nhiều thì doanh thu sẽ càng tăng như đồng thời các chi phí vận hàng cũng sẽ tăng theo Các thông số về lượng hàng thông qua áp dụng trong tính toán đều là các dự báo của Bộ giao thông vận tải trong tương lai, chính vì thế mà độ rủi ro tương đối cao Bên cạnh đó, lượng hàng thông qua dễ bị biến động bởi nhu cầu thị trường và thị phần bị chia sẻ với các cảng khác trong khu vực xung quanh Trong phân tích kịch bản, lượng hàng sẽ được giả định giảm tối đa là 20% và tăng tối đa 10% so với giá trị cơ sở ban đầu
- Cước phí: Doanh thu từ dịch vụ là một dòng ngân lưu vào chủ yếu quyết định tính khả thi của dự án Các yếu tố tác động đến hiệu quả của dự án qua doanh thu hàng năm là lượng hàng và cước phí cho các dịch vụ Cước phí thường dao động quanh giá quy định của Bộ giao thông vận tải Theo thống kê, độ dao động của cước phí thường ở biên độ từ 10% - 20% và có xu hướng tăng nhiều hơn giảm Tuy nhiên, thiên về an toàn, sự thay đổi cước phí trong phân tích kịch bản sẽ được giả định giảm tối đa là 20% và tăng tối đa 10% so với giá trị cơ sở
- Vốn đầu tư ban đầu: Vốn đầu tư từng năm được tính toán dự tính căn cứ theo tổng mức đầu tư ban đầu đã bao gồm tác động của lạm phát Tuy nhiên, trong thực tế, tùy theo tình hình thị trường trong thời gian xây dựng, giá cả có thể lên hoặc xuống
Để đánh giá hiệu quả dự án dưới góc độ ảnh hưởng của các biến số đầu vào, đề tài thực hiện phân tích NPV dự án theo ba kịch bản: kịch bản cơ sở, kịch bản giảm 10% vốn đầu tư ban đầu và kịch bản tăng 20% vốn đầu tư ban đầu so với giá trị cơ sở.
- Kịch bản Cơ sở (kỳ vọng): các biến ở giá trị được áp dụng phân tích dự án từ ban đầu
- Kịch bản Tốt: các biến sẽ ở các giá trị cho kết quả NPV dự án tốt nhất
- Kịch bản Xấu: các biến sẽ ở các giá trị cho kết quả NPV dự án xấu nhất
Chi tiết các kịch bản và kết quả phân tích tương ứng với các kịch bản được thể hiện trong Bảng 5.1
Bảng 5.1: Kết quả phân tích kịch bản
TT Phân tích kịch bản Xấu Kỳ vọng Tốt
Sự thay đổi suất chiết khấu 120% 100% 90%
Sự thay đổi giá cước 80% 100% 110%
Sự thay đổi lượng hàng 80% 100% 110%
Tỷ lệ lạm phát trong nước 12% 9% 5%
Sự thay đổi lãi vay 136% 100% 82%
Sự thay đổi vốn đầu tư 120% 100% 90%
NPV Tổng đầu tư (1000 đồng) (271.308.773) 527.576.078 1.147.744.825 NPV Chủ đầu tư (1000 đồng) (310.738.748) 156.199.779 500.510.577
Kết quả phân tích kịch bản cho thấy, chỉ khi ở kịch bản xấu nhất thì NPV của dự án theo hai quan điểm sẽ âm Trong cả hai kịch bản còn lại, dự án đều khả thi về mặt tài chính và có sự gia tăng lớn của NPV theo quan điểm Chủ đầu tư.
PHÂN TÍCH RỦI RO THEO MÔ PHỎNG MONTE CARLO
- Mô phỏng Monte – Carlo: là phương pháp thử nghiệm thống kê nhằm phân tích mô tả các hiện tượng có chứa yếu tố ngẫu nhiên nhằm tìm ra lời giải gần đúng nhất
- Phần mềm Crystal Ball: là phần mềm mô phỏng dựa trên lý thuyết mô phỏng Monte-Carlo dùng cho các biến đầu vào dạng xác suất Phần mềm được viết bằng ngôn ngữ VB (Visual Basic) với Macro viết trên nền Excel
- Các bước thực hiện phương pháp mô phỏng Monte – Carlo với Crystal Ball 9
+ Thiết lập mô hình bảng tính;
+ Định nghĩa biến rủi ro;
+ Định nghĩa biến kết quả;
+ Xác định số lần chạy mô phỏng;
+ Chạy mô phỏng cho đến khi quá trình mô phỏng thỏa mãn một tiêu chuẩn dừng;
+ Phân tích các kết quả mô phỏng;
+ In ấn các báo cáo
Qua kết quả phân tích kịch bản ở trên, các yếu tố như suất chiết khấu, lượng hàng thông qua, cước phí, tỷ lệ lạm phát trong nước, lãi vay, sự thay đổi vốn đầu tư ban đầu đều có ảnh hưởng lên hiệu quả của dự án Đồng thời kết hợp với kết quả tham khảo từ những tài liệu về phân tích rủi ro, các biến rủi ro sẽ áp dụng trong mô phỏng bằng phương pháp Monte – Carlo với Crystal Ball cho dự án được đề xuất như sau:
+ Cước phí cảng: các giá trị của cước phí thường giao động xung quanh giá trị do Nhà nước ban hành Do đó, sử sụng hàm phân phối chuẩn cho biến này
+ Lượng hàng: lượng hàng đến cảng phổ biến ra là phương án cơ bản, ít khả năng xảy ra là phương án thấp và phương án cao Vì vậy, hàm phân phối phù hợp cho biến lượng hàng là hàm phân phối tam giác Các biến lượng hàng tương ứng cho hai loại hàng là Container và tổng hợp trong hai giai đoạn năm 2015 và từ 2019 trở về sau Lượng hàng trong các năm từ 2016 đến 2018 giả sử sẽ tăng tuyến tính
+ Lãi vay: Theo tham khảo từ tài liệu Phân tích rủi ro tài chính dự án đầu tư cảng biển khu vực phía Nam, phân phối logistic được sử dụng là hàm phân phối cho biến lãi vay [10]
+ Lạm phát trong nước: sử dụng hàm phân phối chuẩn với giá trị trung bình là giá trị lạm phát sử dụng trong tính toán
+ Sự thay đổi vốn đầu tư: vốn đầu tư thường là phương án cơ bản, ít khả năng xảy ra là phương án thấp và phương án cao Vì vậy, hàm phân phối phù hợp cho biến này là hàm phân phối tam giác
+ Suất chiết khấu: theo hai quan điểm Tổng đầu tư và Chủ đầu tư: a) Quan điểm Chủ đầu tư: đề tài sử dụng hàm phân phối tam giác cho suất chiết khấu Trong báo cáo thường niên năm 2010 của Tân Cảng Logistic, ROE của công
Tương tự như quan điểm Chủ đầu tư, quan điểm Tổng đầu tư cũng dùng hàm phân phối tam giác cho suất chiết khấu Dựa vào cơ cấu vốn và lãi vay, đề tài giả định suất chiết khấu phổ biến là 16,15%, giá trị thấp nhất là 14,35% (tương đương lãi suất tiền gửi ngân hàng) và cao nhất là 19,15%.
5.2.3 Phân tích kết quả Đề tài đã sử dụng chương trình phân tích rủi ro Crystall Ball cho các biến dự báo là giá trị NPV và IRR theo quan điểm Tổng đầu tư và quan điểm Chủ đầu tư, các biến rủi ro là suất chiết khấu, lượng hàng thông qua, cước phí, lãi vay, tỷ lệ lạm phát trong nước và sự thay đổi vốn đầu tư ban đầu Kết quả phân tích thể hiện qua Hình 5.1 đến Hình 5.6
Thống kê: Giá trị dự báo
Yếu vị - Độ lệch chuẩn 275.389.247 Phương sai 75.839.237.614.923.700 Độ lệch 0,5055 Độ nhọn 3,47
Giá trị nhỏ nhất -378.805.136 Giá trí lớn nhất 2.177.365.462 Bề rộng khoảng 2.556.170.598 Sai số chuẩn tr.bình 870.857
Hình 5.1: Kết quả mô phỏng NPV theo quan điểm Tổng đầu tư
Thống kê: Giá trị dự báo
Yếu vị - Độ lệch chuẩn 275.431.942 Phương sai 75.862.754.799.890.200 Độ lệch 1,01 Độ nhọn 4,43
Giá trị nhỏ nhất -365.034.094 Giá trí lớn nhất 2.483.433.624 Bề rộng khoảng 2.848.467.718 Sai số chuẩn tr.bình 870.992 XS kết quả dương 92,17%
Hình 5.2: Kết quả mô phỏng NPV theo quan điểm Chủ đầu tư
- Đối với biểu đồ phân phối xác suất NPV:
+ NPV > 0 là 92,17% theo quan điểm Chủ đầu tư + NPV > 0 là 99,67% theo quan điểm Tổng đầu tư
=> Dự án có khả năng sinh lời, ít có khả năng thua lỗ
Thống kê: Giá trị dự báo
Yếu vị - Độ lệch chuẩn 2,14%
Phương sai 0,05% Độ lệch -0,0282 Độ nhọn 3,08
Sai số chuẩn tr.bình 0,01%
Hình 5.3: Kết quả mô phỏng IRR theo quan điểm Tổng đầu tư
Thống kê: Giá trị dự báo
Yếu vị - Độ lệch chuẩn 3,85%
Phương sai 0,15% Độ lệch 0,0974 Độ nhọn 3,06
Sai số chuẩn tr.bình 0,01%
Hình 5.4: Kết quả mô phỏng IRR theo quan điểm Chủ đầu tư
- Đối với biểu đồ phân phối xác suất IRR: trong quan điểm Chủ đầu tư kết quả cho thấy xác suất IRR lớn hơn 14% là rất cao hơn 99% => Dự án có khả năng sinh lời cao hơn gửi tiền vào ngân hàng
Hình 5.5: Kết quả phân tích độ nhạy theo quan điểm Tổng đầu tư
Hình 5.6: Kết quả phân tích độ nhạy theo quan điểm Chủ đầu tư
- Từ biểu đồ phân tích độ nhạy có một số nhận xét sau:
+ Biến rủi ro suất chiết khấu, cước phí cảng và lạm phát trong nước ảnh hưởng khá lớn đến tài chính của dự án Ngoài ra, biến rủi ro lãi vay, sự thay đổi vốn đầu tư ban đầu và lượng hàng container cũng ảnh hưởng đến tài chính của dự án
+ Từ biểu đồ phân tích độ nhạy bằng Crystal Ball cho thấy là lượng hàng container có ảnh hưởng lớn đến tài chính dự án hơn lượng hàng tổng hợp Điều đó cũng phù hợp với xu thế vận chuyển hàng hóa bằng container trong tương lai
+ Qua phân tích độ nhạy cho dự án này, có thể thấy rằng cước phí nhạy hơn lượng hàng Tác động của sự thay đổi cước phí làm ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính nhanh hơn so với sự thay đổi lượng hàng
+ Trong biểu đồ phân tích độ nhạy IRR theo quan điểm Chủ đầu tư, biến rủi ro lãi vay có ảnh hưởng khá lớn thể hiện rõ áp lực tài chính mà người đi vay cụ thể là Chủ đầu tư phải chịu trong dự án Đối với quan điểm Tổng đầu tư, do không quan tâm đến lãi vay nên ảnh hưởng của biến rủi ro này gần như bằng không
PHÂN TÍCH KINH TẾ - XÃ HỘI
PHÂN TÍCH KINH TẾ
6.1.1 Phân tích hệ số chuyển đổi giá tài chính sang giá kinh tế
6.1.1.1 Xác định phí thưởng ngoại hối FEP
Theo nghiên cứu của Nguyễn Xuân Thành vào năm 2009, phí thưởng ngoại hối (FEP) của Việt Nam là 0,6% [11] Do đó, đề tài giả định phí thưởng ngoại hối FEP bằng 0.6% và cố định trong suốt vòng đời dự án
6.1.1.2 Xác định các chỉ số CF i
CFi là chỉ số được xác định dựa trên tỷ lệ giữa giá kinh tế và giá tài chính Các chỉ số này được xác định để áp dụng trong tính toán phân tích kinh tế - xã hội như sau:
- Đối với chi phí bồi thường đất đai, giá đất kinh tế dựa vào giá thị trường Giá đất tài chính căn cứ theo bảng giá đất do UBND thành phố Hồ Chí Minh phát hành Đề tài giả định chỉ số CFi sử dụng trong tính toán là 1,3
Các thiết bị hậu cần được sử dụng bao gồm cả thiết bị cũ từ Cảng Sài Gòn và thiết bị mới được nhập khẩu Việc nhập khẩu thiết bị mới được miễn thuế theo công văn số 149/2005/NĐ-CP Hệ số CFi (phí thưởng ngoại hối) của các thiết bị vận hành tại cảng được ước tính là 1,006.
- Đối với chi phí bảo trì thiết bị, hệ số CFi được giả định bằng CFi của thiết bị vì đây là những khoản chi phí phát sinh chủ yếu từ các thiết bị và gắn liền với hoạt
- Trong các nghiên cứu quy hoạch gần đây về ngành giao thông vận tải của Việt Nam và trong các báo cáo của JICA lập cho các dự án tại Việt Nam, hệ số CFi sử dụng là 0,85 trong phân tích kinh tế Do đó, đối với các khoản chi phí liên quan đến đầu tư xây dựng và thiết bị của dự án như chi phí xây dựng, chi phí bảo hiểm, chi phí tư vấn quản lý, hệ số CFi được giả định là 0,85
- Giá cước phí thu trong hoạt động dịch vụ là do Nhà nước quy định Các khoản thu này sẽ bị trích một phần để nộp cho ngân sách Nhà nước Do đó, giá kinh tế của cước phí thấp hơn so với giá tài chính của cước phí Dựa vào phần trăm thu phí của Nhà nước, đề tài giả định hệ số chuyển đổi giá kinh tế CFi của cước phí là 0,85
- Các khoản phí khác như khoản phải thu, khoản phải trả, thay đổi tiền mặt và các chi phí khác đều được giả định là 1
Các hệ số CFi sử dụng trong tính toán được thể hiện trong Bảng 6.1
Bảng 6.1: Các chỉ số CFi sử dụng trong phân tích kinh tế
TT Khoản mục CFi I Tổng ngân lưu vào
2 Thay đổi khoản phải thu 1,000
3 Thay đổi trong bảng cân đối tiền mặt 1,000
II Tổng ngân lưu ra
1 Chi đầu tư Đền bù giải tỏa 1,300
4 Thay đổi trong khoản phải trả 1,000
6.1.2 Phân tích ngoại tác tích cực và tiêu cực
Dự án khi đi vào hoạt động, Chủ đầu tư sẽ thu được lợi ích về tài chính, ngoài ra dự án sẽ đem lại lợi ích kinh tế xã hội cho khu Hiệp Phước huyện Nhà Bè nói riêng và khu vực thành phố Hồ Chí Minh nói chung, cụ thể như sau:
- Khu dịch vụ hậu cần sẽ là trung tâm tiếp nhận và phân phối hàng hoá, nơi hỗ trợ lưu giữ, bốc xếp và phân phối hàng hóa phục vụ cho Cảng Sài Gòn - Hiệp Phước và các cảng khác trong khu vực
- Dự án sẽ tạo nền tảng để phát triển thành một chuỗi dịch vụ trọn gói như cung ứng nguyên vật liệu, sản xuất, xuất nhập khẩu hàng hóa, phân phối với hàng loạt các dịch vụ vận tải, giao nhận…
- Dự án sẽ giúp giải phóng lượng hàng nhanh cho Cảng Sài Gòn – Hiệp Phước và khu công nghiệp Hiệp Phước
- Dịch vụ hậu cần phát triển thì các chủ hàng có thể sử dụng các cỡ tàu lớn với khối lượng hàng hóa nhiều nhằm giảm chi phí vận tải biển
- Dịch vụ hậu cần phát triển sẽ tạo điều kiện thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư mạnh hơn vào các Khu công nghiệp Hiệp Phước và vùng lân cận
- Dự án sẽ đóng góp vào ngân sách cho địa phương, góp phần phát triển kinh tế cho huyện Nhà Bè và thành phố Hồ Chí Minh
- Tạo công ăn việc làm cho nhân dân địa phương, thu hút dân cư hình thành khu đô thị mới…
- Dịch vụ phát triển, tàu vào càng nhiều thì tạo nên các khoản lợi ích của các cơ quan liên quan như Nhà nước thu được từ phí trọng tải, Cục Hàng Hải Việt Nam thu được từ phí đảm bảo hàng hải, cảng vụ thu được phí thủ tục và công ty Hoa Tiêu thu được từ phí hoa tiêu
- Tạo hiệu ứng lan truyền kích thích các ngành kinh tế khác phát triển như ngành công nghiệp, xây dựng, dịch vụ thương mại…
- Sử dụng hiệu quả vùng đất ven sông Soài Rạp và tận dụng được ưu thế về điều kiện tự nhiên của sông vào phát triển kinh tế
- Làm tăng giá trị sử dụng đất của các khu vực lân cận…
- Thúc đẩy tiến độ di dời khu Cảng Sài Gòn vốn đã bị trễ tiến độ so với kế hoạch đề ra là trước năm 2010
Ngoài những ngoại tác tích cực đã nêu trên, dự án cũng gây ra một số ngoại tác tiêu cực như sau:
- Trong thời gian xây dựng:
+ Ảnh hưởng đến chất lượng không khí và tiếng ồn trong thời gian xây dựng do sự hoạt động của các phương tiện thiết bị xây dựng, khí thải độc từ các xe máy thiết bị xây dựng Tuy nhiên những tác động này chỉ mang tính chất ngắn hạn sẽ giảm đi khi xây dựng xong
Ảnh hưởng của việc xây dựng Khu dịch vụ hậu cần đến việc nuôi tôm, cá của người dân xã Hiệp Phước bao gồm việc phá bỏ rừng dừa nước, san lấp các đầm tôm Mặc dù việc xây dựng này gây ảnh hưởng đến hiện trạng và công việc nuôi tôm cá của người dân, nhưng thiệt hại về nguồn tôm không đáng kể.
PHÂN TÍCH XÃ HỘI
Thông qua quá trình phân tích tài chính và kinh tế dự án cho thấy rằng giá trị hiện tại ròng tài chính quan điểm Tổng đầu tư là 527,6 tỷ đồng và giá trị hiện tại ròng kinh tế là 327,6 tỷ đồng Sự chênh lệch giữa giá trị hiện tại ròng kinh tế và tài chính xảy ra là do có sự khác nhau giữa giá kinh tế và giá tài chính trong các hạng mục tính toán, suất chiết khấu kinh tế và tài chính khác nhau và ngoại tác của dự án tác động lên nền kinh tế Do đó để làm rõ mức độ tác động của dự án đến từng nhóm đối tượng cụ thể, đề tài đã tiến hành phân tích ngoại tác và kết quả thể hiện ở Bảng 6.2
Bảng 6.2: Phân tích ngoại tác
Tác động do chênh lệch suất chiết khấu
Ngoại tác Nhà thầu thi công Chủ hàng Người dân bị giải tỏa Nhà nước Công ty tư vấn Công ty bảo hiểm
1 Doanh thu 2.566.862.061 2.488.042.290 2.114.835.947 (78.819.770) (373.206.344) (373.206.344) 2 Thay đổi khoản phải thu (75.286.259) (74.050.829) (74.050.829) 1.235.430 -
3 Thay đổi trong bảng cân đối tiền mặt (56.464.694) (55.538.122) (55.538.122) 926.573 - 4 Giá trị thanh lý 2.112.221 1.960.567 1.960.567 (151.654) -
II Tổng ngân lưu ra 1.909.647.251 1.868.963.196 1.659.630.651 (40.684.055) (209.332.545) (74.468.743) - 9.894.342 (122.657.430) (20.128.627) (1.972.088)
1 Chi đầu tư - - - - - Đền bù giải tỏa 32.981.140 32.981.140 42.875.482 - 9.894.342 9.894.342
3 Thuế TN doanh nghiệp 129.395.876 123.250.202 - (6.145.675) (123.250.202) (123.250.202) 4 Thay đổi trong khoản phải trả (25.057.758) (24.642.219) (24.642.219) 415.539 -
Nghiên cứu đã định lượng một số tác động tích cực và tiêu cực của dự án, phân tích tác động của dự án đến từng nhóm đối tượng cụ thể.
- Giá cước phí thu cao hơn giá trị thực tế do có khoản nộp cho Nhà nước, các chủ hàng bị thiệt trong hoạt động vận tải của mình
- Trong chi phí thu hồi đất và đền bù giải tỏa cho người dân, dự án đã bồi thường mức giá đất thấp hơn giá thị trường Người dân trong vùng dự án phải di dời và bị thiệt từ dự án này
- Khi dự án đi vào vận hành, hàng năm Nhà nước sẽ thu được thuế thu nhập doanh nghiệp Tuy nhiên, Nhà nước cũng chịu thiệt trong việc miễn thuế nhập khẩu thiết bị và sửa chữa công trình thiết bị cho dự án
- Các nhà thầu thi công, công ty tư vấn trong thời gian xây dựng và công ty bảo hiểm được hưởng lợi trong khoản chi phí xây dựng, chi phí tư vấn, quản lý dự án và chi phí bảo hiểm công trình cho dự án
Dự án không chỉ tác động trực tiếp đến chủ đầu tư và ngân hàng thông qua dòng tiền, mà còn ảnh hưởng đến nhiều đối tượng khác Người dân và chủ hàng tại khu vực bị giải tỏa chịu tác động tiêu cực, đặc biệt là các chủ hàng Ngược lại, dự án mang lại lợi ích cho các chủ thể liên quan như chủ đầu tư, ngân hàng, nhà thầu, công ty tư vấn, công ty bảo hiểm và nhà nước Ngoài ra, dự án khi đi vào hoạt động sẽ tạo ra nguồn việc làm cho lao động địa phương.
Như vậy, kết quả phân tích kinh tế - xã hội cho thấy đây là dự án đáng giá để đầu tư về mặt kinh tế Ngoài hai nhóm đối tượng chịu thiệt từ dự án thì các đối tượng còn lại hầu như đều được hưởng lợi từ dự án