Chương 4: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DỰ ÁN
4.1. LẬP BIỂU ĐỒ DÒNG TIỀN TỆ
4.1.2. Các cơ sở xác định chi phí dự án
4.1.2.2. Chi phí vận hành hàng năm
Chi phí này gồm các chi phí về nhiên liệu, điện, nước, khấu hao tài sản, chi phí sửa chữa, chi phí lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, chi phí quản lý, chi trả lãi vay…
1. Chi phí nhiên liệu, điện, nước:
Chi phí nhiên liệu chính: tính theo định mức tiêu thụ nhiên liệu, vật liệu, điện năng
25
và thời gian hoạt động của phương tiện.
Chi phí nhiên liệu phụ (dầu nhớt, …): ước tính bằng 7% chi phí nhiên liệu chính.
Chi phí điện bằng 30% tổng chi phí nhiên liệu trong năm vận hành.
Chi phí nước bằng 40% tổng chi phí điện trong năm vận hành.
2. Khấu hao tài sản cố định: được tính theo Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày
12/12/2003 và Thông tư 203/2009/TT-BTC ngày 20/10/2009 của Bộ Tài chính về ban hành chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định. Phương pháp khấu hao sử dụng trong nghiên cứu này là phương pháp khấu hao đều.
- Đối với công trình xây dựng : 15-30 năm - Máy móc, trang thiết bị : 10 năm - Tài sản cố định vô hình : 30 năm
3. Chi phí sửa chữa tài sản cố định: tính theo tỷ lệ sửa chữa hàng năm nhân với giá
trị tài sản thiết bị.
- Đối với công trình xây dựng : 0,2 - 2%/năm - Máy móc, trang thiết bị : 0,3 – 5%/năm - Cơ sở hạ tầng : 0,12% - 1%/năm.
4. Chi phí bảo hiểm tài sản cố định: Chi phí bảo hiểm tài sản cố định bằng giá trị tài
sản thiết bị từng năm nhân với tỷ lệ bảo hiểm.
- Đối với bến tàu : 0,35%/năm
- Cần trục : 0,22%/năm.
- Thiết bị khác : 0,22%/năm.
5. Chi phí lương: Chi phí nhân sự của cảng bao gồm chi phí nhân sự phục vụ khai
thác xếp dỡ và kho bãi, chi phí nhân sự quản lý, hành chính và an ninh. Chi phí nhân sự hàng năm được tính bằng cách nhân số lượng nhân viên và đội ngũ quản lý, hành chính và an ninh cảng với mức lương bình quân. Số lượng nhân viên được tính theo sơ đồ tổ chức của tổ chức quản lý mới và mức lương bình quân theo cấp bậc.
26
Tỷ lệ tăng lương hằng năm được giả định ở mức 1%/năm.
6. BHXH, BHYT, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp: Căn cứ Luật số 71/2006/QH11 ngày 29/6/2006 – Luật Bảo Hiểm Xã hội, Luật số 25/2008/QH12 ngày 14/11/2008 – Luật Bảo Hiểm Y tế. Từ ngày 01/01/2010 tỉ lệ đóng BHXH là 22%; BHYT là 4,5%; BHTN là 2%. Trong đó, người sử dụng lao động đóng 16%
BHXH; 3% BHYT; 1% BHTN, người lao động đóng 6% BHXH; 1,5% BHYT; 1%
BHTN. Mức đóng các khoản bảo hiểm trên dựa vào mức lương trong hợp đồng lao động.
Theo quy định, từ năm 2010 cứ hai năm một lần doanh nghiệp đóng bảo hiểm xã hội thêm 2% cho đến khi đạt mức 22%. Tương ứng với thời gian trên, người lao động đóng thêm 1% cho đến khi đạt mức 8%. Để đơn giản trong tính toán, đề tài áp dụng mức BHXH như sau: năm 2015:16%, năm 2017: 18%, năm 2019: 20% và năm 2021 về sau là 22%.
Đối với kinh phí công đoàn, tỷ lệ đóng là: 2% quỹ lương.
7. Chi phí văn phòng: tính theo 10% tổng chi phí lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm
y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn cho bộ phận quản lý gián tiếp.
8. Vốn vay và lãi vay: Trong giai đoạn vận hành dự án, dự án phải trả lãi và vốn vay
đầu tư dài hạn. Dự án sẽ trả lãi vay từ năm 2012 và sẽ trả phần vốn vay từ năm 2016 khi dự án đã vận hành. Vốn vay và lãi vay sẽ trả trong 12 năm với lãi suất vay dài hạn là lãi suất vay VND 14,5%/năm. Vốn vay từng năm của dự án được trình bày trong Bảng 4.3.
9. Vốn lưu động: Vốn lưu động hàng năm của dự án bao gồm các khoản phải thu, khoản phải trả và khoản tiền mặt dự phòng cho hoạt động hàng năm.
- Khoản phải thu: là khoản trả chậm của đại lý vận tải, đề tài giả khoản phải thu này chiếm khoảng 20% tổng doanh thu hàng năm.
- Khoản phải trả: là khoản trả chậm của công ty nợ các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ cho khu dịch vụ hậu cần trong thời gian vận hành, đề tài giả định khoản phải trả này chiếm khoảng 30% tổng chi phí nhiên liệu, chi phí điện, chi phí nước và chi phí
27
văn phòng hàng năm.
- Cân đối tiền mặt: là khoản tiền mặt công ty trích ra hàng năm đảm bảo cho hoạt động giao dịch vận hành thuận lợi, chi ếm khoảng 15% doanh thu hàng năm.
10. Nghĩa vụ đóng thuế: Thuế Thu nhập doanh nghiệp: Theo mục b, khoản 1, điều
15 của Nghị định 124/2008/ND-CP ngày 11/12/2008 thì dự án Khu dịch vụ hậu cần Cảng Sài Gòn – Hiệp Phước thuộc ngành nghề, lĩnh vực khuyến khích đầu tư nên có mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 10% trong 15 năm. Mặt khác theo điều 16, khoản 1, Dự án được miễn thuế 04 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế phải nộp cho 09 năm tiếp theo. Thời gian hoạt động còn lại của dự án áp dụng thuế suất là 25%.
Thuế nhập khẩu: Theo Điều 33.3, Luật Đầu tư, Dự án được miễn thuế nhập khẩu đối với thiết bị, vật tư, phương tiện vận tải và hàng hóa khác trong quá trình thực hiện dự án.
11. Chi phí duy tu nạo vét: Hàng năm, khu nước và vũng quay tàu trước bến cần
phải được nạo vét duy tu để có thể khai thác 24/24h. Chi phí duy tu nạo vét được tính bằng cách nhân khối lượng nạo vét duy tu hằng năm từ kết quả mô hình toán với đơn giá nạo vét.
12. Tiền thuê đất và thuê mặt nước hàng năm: Căn cứ vào Nghị định số 142/2005/NĐ-CP ngày 14/11/2005 và Thông tư số 120/2005/TT-BTC ngày 30/12/2005 quy định về tiền thuê đất, hàng năm công ty phải chi trả khoản tiền thuê đất chiếm 0,5% giá đất theo mục đích sử dụng. Giá đất được tính theo đơn giá trong bảng giá đất quy định của UBND Tp. Hồ Chí Minh năm 2012 nhân với diện tích sử dụng đất của dự án.
Tiền thuê mặt nước hàng năm của công ty tính theo đơn giá nhân với diện tích mặt nước sử dụng của dự án. Đơn giá thuế mặt nước áp dụng là 70 triệu đồng/km 2 . Chi tiết phần chi phí vận hành hàng năm của khu dịch vụ hậu cần được trình bày trong Phụ lục I - Phân tích tài chính dự án.
28