TỔNG QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Đánh giá hiệu quả đầu tư dự án khu dịch vụ hậu cần cảng Sài Gòn - Hiệp Phước (Trang 20 - 29)

Chương này sẽ trình bày về khái niệm dịch vụ hậu cần, chu trình phát triển của một dự án, đồng thời trình bày những quan điểm và phương pháp sử dụng trong phân tích tài chính, phân tích kinh tế và xã hội sẽ được sử dụng trong đề tài.

2.1. ĐỊNH NGHĨA DỊCH VỤ HẬU CẦN

Hậu cần là quá trình tối ưu hoá về địa điểm và thời điểm, tối ưu hoá việc lưu chuyển và dự trữ nguồn tài nguyên từ đầu vào nguyên thủy cho đến tay người tiêu dùng cuối cùng, nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của người tiêu dùng với chi phí thích hợp, thông qua hàng loạt các hoạt động kinh tế. Hậu cần cũng là quá trình tối ưu hoá mọi công việc, mọi thao tác từ khâu cung ứng, sản xuất, phân phối và tiêu dùng sản phẩm. Hậu cần được áp dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống kinh tế - xã hội, như: quân sự, kinh tế, xã hội,... Trong mỗi ngành, lĩnh vực sẽ có những đặc thù riêng. Có thể nghiên cứu hậu cần trên hai giác độ vi mô và vĩ mô.

Ở tầm vi mô, hậu cần là việc tối ưu hóa mọi thao tác, hoạt động trong quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Ở tầm vĩ mô, hậu cần là một ngành dịch vụ giúp tối ưu hoá quá trình phân phối, vận chuyển, dự trữ các nguồn lực, giúp các quốc gia phát triển bền vững và hiệu quả [1].

Với đặc thù là khu hậu cần phục vụ cho cảng nên khu dịch vụ hậu cần mà cụ thể là khu dịch vụ hậu cần Cảng Sài Gòn – Hiệp Phước sẽ có cách thức vận hành tương tự như cách thức vận hành của một khu cảng ngoại trừ việc tiếp nhận và bốc xếp hàng hóa từ các tàu có trọng tải lớn. Các dịch vụ của khu dịch vụ hậu cần sẽ bao gồm:

dịch vụ xếp dỡ, dịch vụ kho bãi và lưu kho bảo quản hàng hóa.

2.2. CHU TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA DỰ ÁN

Chu trình phát triển của một dự án có thể khái quát gồm 3 bước cơ bản như sau:

- Chuẩn bị đầu tư: Từ những nhận định về kế hoạch quốc gia, các thông tin thu thập

được, các nhà đầu tư sẽ nhận ra được các cơ hội đầu tư. Sau đó, các nghiên cứu tiền

7

khả thi sẽ được triển khai để có những nhận định, đánh giá tương đối về cơ hội đầu tư này. Tùy theo quy mô cũng như mức độ phức tạp của dự án hoặc các yêu cầu riêng từ các bên hữu quan mà việc thẩm định dự án tiến hành tiền khả thi hay gồm cả phân tích khả thi. Nghiên cứu khả thi được lập với mục đích chính là xem xét khả năng dự án đáp ứng các chỉ tiêu tài chính, kinh tế, xã hội thông qua việc phân tích độ nhạy, xác định các biến chính quyết định đến kết quả dự án. Sau khi kết thúc giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi hay nghiên cứu khả thi, các nhà đầu tư phải ra quyết định chấp thuận dự án hay không.

- Đầu tư: Nếu một dự án được đánh giá là tốt thì sau bước thẩm định và thiết kế thì

dự án sẽ bước sang giai đoạn đầu tư xây dựng. Công việc thực hiện bao gồm việc mua sắm máy móc, thiết bị, xây dựng lắp đặt và đào tạo nhân viên. Bên cạnh đó, công tác giám sát, tổ chức thi công cũng đóng vai trò rất quan trọng trong thời gian xây dựng và phải luôn được xem xét để đề phòng và xử lý các tình huống không dự định trước có ảnh hưởng đến việc hoàn thành dự án.

- Vận hành: Khi dự án hoàn thành, công tác chuyển giao vận hành sẽ được tiến hành. Trong giai đoạn vận hành, công tác đảm bảo nguồn lực, kế hoạch và tổ chức quản lý cần thực hiện kỹ lưỡng để vận hành dự án một cách hiệu quả nhất. Trong giai đoạn này, nhà thẩm định cần đánh giá kết quả hoạt động của dự án, so sánh với những hoạch định ban đầu để từ đó có thể rút ra những khác biệt và nguyên nhân gây ra khác biệt nhằm hoàn thiện công tác thẩm định cho các dự án trong tương lai.

2.3. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

Các lĩnh vực phân tích của nghiên cứu khả thi được thể hiện trong Hình 2.1 [2].

8

Hình 2.1: Các lĩnh vực phân tích của nghiên cứu khả thi

2.4. CÁC QUAN ĐIỂM PHÂN TÍCH DỰ ÁN

Dự án đầu tư thường được phân tích theo quan điểm tài chính, quan điểm kinh tế và quan điểm xã hội. Trong quan điểm tài chính, có hai quan điểm thường dùng là quan điểm Tổng đầu tư và quan điểm Chủ đầu tư.

2.4.1. Quan điểm Tổng đầu tư (quan điểm ngân hàng)

Quan điểm Tổng đầu tư xem xét một dự án nhằm đánh giá sự an toàn của vốn vay mà dự án có thể cần. Do đó, quan điểm này xem xét đến tổng dòng ngân lưu chi cho dự án và tổng dòng ngân lưu thu về mà chưa nói đến cơ cấu tài chính dự án, chưa phân biệt nguồn vốn từ đâu đến. Từ sự phân tích này các nhà tài trợ vốn sẽ xác định tính khả thi về mặt tài chính của dự án đó [3].

2.4.2. Quan điểm Chủ đầu tư (quan điểm cổ đông)

Quan điểm Chủ đầu tư xem xét giá trị thu nhập ròng còn lại của dự án so với những gì họ có được trong trường hợp không thực hiện dự án. Theo quan điểm này, khi tính toán dòng ngân lưu phải cộng vốn vay ngân hàng vào dòng ngân lưu vào và trừ khoản trả lãi vay và nợ gốc ở dòng ngân lưu ra của ngân lưu tổng đầu tư. Nói cách khác, Chủ đầu tư quan tâm đến dòng ngân lưu ròng còn lại, sau khi đã thanh toán nợ vay [3].

Phân tích nhu cầu cơ bản

Phân tích xã hội

Phân tích kinh tế

Phân tích tài chính

Phân tích thị trường Phân tích kỹ thuật Phân tích nguồn lực

9

2.4.3. Quan điểm kinh tế

Trong phân tích kinh tế, các nhà phân tích thẩm định quyết định đầu tư trên cơ sở sử dụng giá cả đã được điều chỉnh ứng với các biến dạng thị trường để chúng phản ánh chi phí nguồn lực hay lợi ích kinh tế thực sự đối với xã hội [4].

2.4.4. Quan điểm xã hội

Nếu như phân tích theo quan điểm tài chính và kinh tế đánh giá các tác động kinh tế của dự án, phân tích dự án theo quan điểm xã hội liên quan đến việc xác định và nếu có thể, định lượng hóa những tác động ngoài kinh tế của dự án như các tác động về chính trị và xã hội. Phân tích xã hội cần xác định ai là đối tượng được hưởng lợi của dự án, hưởng theo cách nào và ai sẽ là người chịu chi phí của dự án, chịu theo cách nào [4].

Phân tích theo quan điểm kinh tế và xã hội được các cơ quan Quốc gia quan tâm vì muốn đánh giá lợi ích dự án liên quan đến lợi ích quốc gia hay không, làm cơ sở cho việc phê duyệt đầu tư dự án [4].

2.5. NỘI DUNG PHÂN TÍCH DỰ ÁN

Hiệu quả dự án đầu tư là toàn bộ mục tiêu đề ra của dự án được đặc trưng bằng các tiêu thức có tính chất định tính thể hiện ở các loại hiệu quả cần đạt được và bằng các chỉ tiêu định lượng thể hiện quan hệ giữa chi phí đã bỏ ra và kết quả đạt được theo mục tiêu của dự án.

2.5.1. Phân tích thị trường

Phân tích thị trường có thể hiểu là phân tích cung cầu. Xác định nhu cầu tương đối của sản phẩm hay dịch vụ dự án hiện tại và tương lai. Xác định mức cung và giá cả hiện tại, dự đoán mức cung và xu hướng giá tương lai [4].

2.5.2. Phân tích kỹ thuật

Phân tích kỹ thuật bao gồm việc xác định các thông số kỹ thuật trong xây dựng và vận hành dự án. Đồng thời các chi phí liên quan cũng cần được ước lượng [4].

10

2.5.3. Phân tích nhân lực và quản lý

Phân tích này gồm việc hoạch định cơ cấu tổ chức cần thiết quản lý vận hành dự án với số lượng nhân lực cụ thể. Từ đó ước tính chi phí như đào tạo, tuyển dụng, lương, ... [4].

2.5.4. Phân tích tài chính

Từ những phân tích kỹ thuật, nhân lực và quản lý, dòng tiền chi và thu tài chính được phân tích cùng với việc đánh giá các phương án tài trợ khác nhau [4].

2.5.5. Phân tích rủi ro

2.5.5.1. Khái niệm rủi ro dự án

Rủi ro dự án là tổng hợp những yếu tố ngẫu nhiên, những tình huống không thuận lợi liên quan đến bất định, có thể đo lường bằng xác suất không đạt mục tiêu đã định của dự án và gây ra các mất mát thiệt hại [5].

2.5.5.2. Nhận dạng và phân loại rủi ro

- Nhận dạng rủi ro: là việc xác định loại rủi ro nào ảnh hưởng quá mức cho phép đến kết quả dự định của hành động hay sự việc được xem xét, đồng thời mô tả tính chất của mỗi loại rủi ro đó [6].

- Phân loại rủi ro 6:

+ Rủi ro kinh doanh;

+ Rủi ro tài chính;

+ Rủi ro có tính chiến lược.

2.5.5.3. Phương pháp phân tích ảnh hưởng của rủi ro đến hiệu quả tài chính

- Đối với hiệu quả tài chính của dự án để đánh giá rủi ro sử dụng phương pháp phân tích định lượng.

- Phương pháp phân tích định lượng: là xác định xác suất kết quả nhận được thấp hơn so với yêu cầu hay kế hoạch và mất mát, thiệt hại có thể xảy ra [5].

11

- Trong phân tích định lượng sử dụng các phương pháp để đánh giá rủi ro hiệu quả tài chính:

+ Phân tích độ nhạy: là phương pháp cho phép đánh giá sự biến đổi của các chỉ tiêu

kết quả thực hiện dự án với các giá trị khác nhau của các biến số dự án [5].

+ Phân tích kịch bản: phương pháp đề xuất một vài phương án kịch bản của dự án và đánh giá, so sánh. Thông thường người ta tính các phương án kịch bản bi quan, lạc quan và bình thường đối với các thay đổi có thể của các biến [5].

+ Phân tích bằng phương pháp mô phỏng: dựa trên xác định giá trị các chỉ tiêu kết quả theo từng bước nhờ tiến hành thử nghiệm nhiều lần với mô hình. Ưu điểm là tính khách quan của các tính toán, dễ hiểu, dễ chấp nhận và có sự đánh giá kết quả phân tích dự án của tất cả các thành viên trong quá trình lập kế hoạch. Một trong những nhược điểm là chi phí cao [5].

2.5.6. Phân tích hiệu quả kinh tế

Các dữ liệu tài chính sẽ được điều chỉnh thành dữ liệu kinh tế. Chi phí và lợi ích của dự án được thẩm định theo quan điểm cả nền kinh tế [4].

2.5.7. Phân tích hiệu quả xã hội

Dự án được thẩm định từ quan điểm của những đối tượng được hưởng lợi từ dự án và những đối tượng phải chịu chi phí cho dự án [4].

2.6. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH

2.6.1. Phương pháp Giá trị hiện tại ròng (NPV)

Là phương pháp quy đổi các giá trị thu chi thực trong suốt quá trình đầu tư và hoạt động của dự án về thời điểm hiện tại để so sánh [7]:

0

( )

(1 )

n t t

t t

NPV B C

r

 

  (2.1)

Trong đó:

B t – các khoản thu ở năm thứ t;

12

C t – các khoản chi ở năm thứ t;

r - suất chiết khấu (%).

Dự án có:

NPV ≥ 0 => dự án khả thi.

NPV < 0 => dự án không khả thi.

2.6.2. Phương pháp Suất sinh lợi nội tại (IRR)

Là mức lãi suất mà nếu dùng nó làm suất chiết khấu thì giá hiện tại tương đương của dự án bằng không, hay nói khác đi IRR là nghiệm của phương trình [7]:

0

( )

(1 ) 0

n

t t

t t

NPV B C

r

  

  (2.2)

Dự án có: IRR > r (hay MARR) => dự án khả thi.

2.6.3. Phương pháp Lợi ích – Chi phí (B/C)

Tỷ số lợi ích và chi phí (B/C) bằng tỷ lệ giữa giá trị tương đương của lợi ích trên giá trị tương đương của chi phí. Phương pháp này đánh giá hiệu quả của đồng vốn và thường sử dụng các dự án không đặt mục tiêu hàng đầu là lợi nhuận [5].

0

0

(1 ) /

(1 )

n t

t t

n t

t t

B B C r

C r

 

 (2.3)

Trong đó:

B t – lợi ích của dự án ở năm thứ t;

C t – chi phí của dự án ở năm thứ t;

r - suất chiết khấu (%).

Dự án có:

B/C ≥ 1 => dự án khả thi.

B/C < 1 => dự án không khả thi.

13

2.6.4. Phương pháp Thời gian hoàn vốn (PP)

Là thời gian mà ứng với nó giá trị hiện tại (tương lai) tương đương phải bằng 0 [6].

( )

0

( )

(1 ) 0

hv hv

T

t t

t T t

t

NPV B C

r

  

  (2.4)

Trong đó:

B t – các khoản thu ở năm thứ t;

C t – các khoản chi ở năm thứ t;

r - suất thu lợi hay suất chiết khấu (%);

T hv là thời gian cần thiết để thu hồi được vốn đầu tư.

Dự án có: T hv ≤ T* => dự án khả thi, với T*: thời gian hoàn vốn theo yêu cầu.

2.7. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH KINH TẾ

Phân tích kinh tế giúp lựa chọn những dự án có đóng góp phúc lợi chung cho quốc gia. Phân tích kinh tế dựa trên cơ sở dòng tiền phân tích tài chính. Tuy nhiên, do thị trường bị bóp méo, giá kinh tế có sự khác biệt so với giá tài chính. Giá kinh tế được điều chỉnh từ giá tài chính thông qua hệ số chuyển đổi giá CF [4].

e i

i f

i

CF P

P (2.5)

Trong đó:

CF i - Hệ số chuyển đổi giá mặt hàng i.

P e i - Giá kinh tế mặt hàng i.

P f i - Giá tài chính mặt hàng i.

Sự khác biệt này là một chỉ báo về mức độ kinh tế mà ai đó trong nền kinh tế sẽ được hưởng và ai đó sẽ bị mất. Sự chênh lệch giữa giá trị hiện tại ròng kinh tế và tài chính xảy ra là do suất chiết khấu kinh tế và tài chính khác nhau và ngoại tác của dự án tác động lên nền kinh tế được mô tả qua công thức 2.6 sau:

14

[ ]

Kinhte Taichinh Taichinh Taichinh Ngoaitac

re rf re rf re

NPVNPVNPVNPVNPV (2.6)

Trong đó:

Kinhte

NPV re - Giá trị hiện tại ròng kinh tế theo chi phí kinh tế vốn (EOCK).

Taichinh

NPV rf - Giá trị hiện tại ròng tài chính theo WACC.

Taichinh

NPV re - Giá trị hiện tại ròng tài chính theo EOCK.

Ngoaitac

NPV re - Giá trị hiện tại ròng của ngoại tác.

Như vậy, phần khái niệm về hậu cần đã mô tả khái quát về dịch vụ hậu cần. Việc hiểu được các hoạt động chính của khu dịch vụ hậu cần là cơ sở cho việc xác định các dòng ngân lưu trong phân tích tài chính dự án. Ngoài ra, đề tài cũng đã đề cập đến mô hình nghiên cứu, những quan điểm phân tích, các nội dung cũng như phương pháp phân tích dự án mà đề tài sẽ áp dụng trong những chương tiếp theo để đánh giá và phân tích hiệu quả đầu tư của dự án đang xét.

15

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Đánh giá hiệu quả đầu tư dự án khu dịch vụ hậu cần cảng Sài Gòn - Hiệp Phước (Trang 20 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)