Khóa luận được thực hiện dựa trên khung cơ sở lý thuyết về thẩm định dự án, thông qua bộ dữ liệu đầu vào để tính toán các chỉ tiêu tài chính : - Suất thu lợi tối thiểu chấp nhận được MAR
GIỚI THIỆU
Lý do hình thành dự án
Do nhu cầu sử dụng hóa chất tẩy rửa chuyên dụng trong các ngành công nghiệp ngày càng tăng cao
Năm 2015, Việt Nam tiến tới gia nhập cộng đồng chung Asean, các tiêu chuẩn về chất lượng nói chung ; tiêu chuẩn trong ngành thực phẩm, đồ uống, quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm nói riêng ngày càng chặt chẽ, đòi hỏi chất lượng sản phẩm thực phẩm ngày càng cao, uy tín và an toàn cho sức khỏe
Trước đây, các doanh nghiệp đã quen dùng các dòng sản phẩm truyền thống như các loại xà phòng tự sản xuất không có chứng nhận đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm do giá thành rẻ, dễ làm, nguyên liệu dễ tìm Vì vậy các dòng sản phẩm hóa chất vệ sinh đảm bảo chất lượng là hoàn toàn nhập khẩu, giá thành cao hơn so với các sản phẩm truyền thống.Điều này làm cho các mặt hàng nhập khẩu không thể cạnh tranh với các dòng sản phẩm trong nước.Cụ thể, năm 2014, lượng hóa chất nhập khẩu chỉ khoảng 800 tấn trong khi số lượng các nhà máy và các khu vực dịch vụ có nhu cầu lớn hơn rất nhiều.So sánh tương quan, giá thành trung bình của các dòng sản phẩm này trong khoảng 20.000 – 70.000 VND/kg so với các sản phẩm truyền thống trong nước dao động từ 12.000 – 18.000 VND/kg đối với xà phòng và 20.000 – 50.000 VND/kg đối với một số sản phẩm chuyên dụng khác
Vì vậy, dự án xây dựng nhà máy tại Việt Nam là một bước tiến nhằm giảm giá thành, giúp đưa sản phẩm chất lượng cao, các tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm tiếp cận với doanh nghiệp Từ đó sẽ làm tăng lợi thế cạnh tranh, nâng cao uy tín, tạo dựng thương hiệu cho doanh nghiệp của Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ
Dự án xây dựng nhà máy Hóa chất ngành vệ sinh tại Đà Nẵng là một dự án hoàn toàn mới, đang trong giai đoạn đề xuất ý tưởng Vì vậy, việc đánh giá tính khả thi của dự án thông qua đánh giá tài chính – kinh tế xã hội là bước đầu để đánh giá ý tưởng nhằm thu hút đầu tư Và việc đưa nhà máy đi vào hoạt động sẽ tạo ra lợi nhuận kinh tế và xã hội.
Mục tiêu
Đánh giá tính khả thi về mặt tài chính và kinh tế xã hội của dự án khi đầu tư xây dựng một nhà máy hóa chất ngành vệ sinh tại Đà Nẵng với diện tích dự án 27.95 ha, sản lượng dự kiến 12.480 tấn/năm cung cấp cho các nhà máy thực phẩm, đồ uống trong cả nước hướng tới xuất khẩu sang các nước trong khu vực Kết quả đánh giá sẽ là cơ sở để đưa ra quyết định có thực hiện dự án hay không.
Ý nghĩa
Đây là một dự án đang trong giai đoạn hình thành ý tưởng, thu hút đầu tư, việc phân tích tính khả thi dự án sẽ là tiền đề để quyết định đưa dự án vào hoạt động
Một dự án hoạt động có hiệu quả sẽ đóng góp lợi nhuận vào cho nền kinh tế, tạo công ăn việc làm cho người dân Đồng thời, sau khi dự án hoàn thành sẽ tạo ra những sản phẩm chất lượng cao, phục vụ cho cộng đồng, phần nào nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Nguyên tắc nguồn lực hữu hạn
Ở bất kỳ thời kỳ nào thì các nguồn lực sản xuất của mỗi quốc gia như: Nguồn tài nguyên thiên nhiên (đất đai, khoáng sản, rừng, sông biển…), nguồn lao động ( Số lượng người lao động, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm…), nguồn vốn (vốn tài chính, vốn hiện vật như nhà xưởng, máy móc thiết bị…) luôn là khan hiếm với nhu cầu vô hạn của con người, nghĩa là với nguồn lực sản xuất sẵn có, không thể sản xuất đủ mọi thứ mà con người mong muốn (Paul A Samualson, 2009)
Vậy, một trong những chức năng của thẩm định dự án là đánh giá, lựa chọn những dự án tốt nhằm phân bổ nguồn lực xã hội hiệu quả nhất Trong thẩm định dự án, triết lý về ngăn chặn các dự án xấu là cách tốt nhất để bảo vệ các dự án tốt.
Môi trường của lựa chọn dự án
Một dự án có thể xuất phát từ khu vực tư hay khu vực công trong một môi trường biến động liên tục (hay ra quyết định trọng điều kiện không xác định) Bài toán của khu vực tư (rủi ro và lợi nhuận) hay công (công bằng và phát triển) dù có khác nhau nhưng đều phải chịu tác động từ môi trường cũng như chịu sự quản lý chặt chẽ của nguyên tắc nguồn lực hữu hạn
Nguyên tắc lợi ích/chi phí là một trong những nguyên tắc chủ đạo của lập và phân tích dự án.
Thẩm định dự án
Nghiên cứu tiền khả thi: Đánh giá triển vọng chung của dự án
(1) Phân tích kỹ thuật: Xác định chi tiết các thông số đầu vào của dự án và xây dựng các ước tính về chi phí
(2) Phân tích nhân lực và quản lý: Định rõ chi tiết về nhu cầu nhân lực cần thiết cho việc thực hiện cũng như vận hành dự án, định lượng cụ thể nguồn nhân lực
(3) Phân tích tài chính: Phân tích thu và chi tài chính cùng với việc đánh giá các phương án tài trợ khác nhau
(4) Phân tích hiệu quả xã hội: Thẩm định dự án theo quan điểm của những đối tượng hưởng lợi từ dự án và những đối tượng phải chịu chi phí cho dự án
Nghiên cứu khả thi: Nghiên cứu khả năng dự án có thể đáp ứng được các tiêu chí tài chính và xã hội Phân tích độ nhạy hỗ trợ xác định các biến số chủ chốt quyết định kết quả dự án
Khái niệm, ý tưởng, định nghĩa DA
Nghiên cứu tiền khả thi
Hình 2.1Quy trình thực hiện một dự án Hình 2.1 : Quy trình thực hiện một dự án
2.3.1.Đánh giá tài chính – kinh tế xã hội của dự án\
2.3.1.1 Các thông số cơ bản của dự án
Việc phân tích tài chính dự án được bắt đầu bằng việc xem xét các thông số tài chính cơ bản sau: a Dự tính tổng vốn đầu tư
Phân tích nhu cầu vốn đầu tư cho dự án bao gồm phân tích nhu cầu vốn đầu tư cố định và vốn lưu động
- Vốn cố định là những khoản chi phí đầu tư ban đầu và chi phí đầu tư vào tài sản cố định Các khoản chi phí này được phân bổ vào giá thành sản phẩm hàng năm thông qua hình thức khấu hao
+ Chi phí đầu tư ban đầu: là những khoản chi phí phát sinh trước khi dự án thực hiện đầu tư như chi phí về việc lập dự án khả thi, chi phí tuyển dụng đào tạo, chi phí khảo sát thiết kế
+ Chi phí đầu tư vào tài sản cố định: bao gồm việc đầu tư mua máy móc thiết bị, chi phí chuyển giao công nghệ, chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng đảm bảo cho hoạt động của dự án
Xác định lượng vốn cố định của dự án để làm cơ sở cho việc tính toán mức khấu hao hằng năm Việc ước lượng vốn cố định phải gắn với tiến độ đầu tư để có kế hoạch huy động vốn thích hợp và tính toán đúng hiệu quả đầu tư
- Vốn lưu động cũng tương ứng như một khoản vốn đầu tư cho dự trữ nguyên vật liệu và một khoản tiền mặt tồn quỹ cũng cần thiết để chi trả lương và các khoản nhu cầu tức thời khác
Như vậy vốn lưu động là số vốn cần thiết được chi cho những khoản đầu tư nhất định và môt số khoản mục để tạo sự thuận lợi cho công việc của dự án Xác định nhu cầu về vốn lưu động thường xuyên đòi hỏi phải phân tích tốc độ luân chuyển dự kiến của hàng tồn kho, dự đoán số tiền và các khoản tín dụng cho người mua, dự đoán khả năng chiết khấu của nhà cung cấp và dự đoán nhu cầu của những khoản thanh toán tức thời b Dự trù nguồn ngân quỹ Để đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư, việc phân tích dự án phải xem xét các khả năng huy động vốn từ những nguồn ngân quỹ khác nhau để tài trợ cho đầu tư Nguồn ngân quỹ đầu tư cho dự án bao gồm vốn cổ phần hoặc vốn chủ sở và vốn vay:
- Vốn chủ sở hữu (E) được gọi là vốn tự có và coi như tự có của nhà đầu tư hay có thể huy động vốn bằng cách bán trực tiếp cổ phần thưởng cho các nhà đầu tư
- Vốn vay (D) có thể vay qua ngân hàng hoặc các công ty tài chính Đối với khoản vay trực tiếp (bằng tiền) phải xác định lãi suất vay và thỏa thuận định kỳ hoàn trả nợ vay (bao gồm nợ gốc và lãi) Toàn bộ phương án trả nợ được thể hiện trong bảng kế hoạch trả nợ của dự án khi tiến hành phân tích tài chính dự án c Dự kiến doanh thu hàng năm
Dự kiến doanh thu hàng năm của dự án giúp chúng ta ước tính được một phần kết quả hoạt động của dự án là cơ sở quan trọng để dự đoán lợi ích và quy mô dòng tiền vào của dự án Để ước tính doanh thu hàng năm của dự án cần phải dự tính các thông số cơ bản về công suất thiết kế, công suất huy động hàng năm, sản lượng tồn kho, giá bán đơn vị sản phẩm cũng như sự thay đổi của mức giá này trong tương lai d Dự kiến chi phí hàng năm Để đáp ứng cho nhu cầu sản xuất kinh doanh cần phải tiêu hao những chi phí để tạo ra doanh thu tương ứng Những chi phí đó bao gồm:
- Chi phí trực tiếp: là chi phí sản xuất để tính giá thành sản phẩm (chính là giá vốn hàng bán) là căn cứ để xác định kết quả kinh doanh trong năm hoạt động của dự án Chi phí sản xuất trực tiếp bao gồm: chi phí NVL (nguyên vật liệu) trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sảnxuất chung
- Chi phí quản lý: bao gồm chi phí quản lý kinh doanh, quản lý hành chính của bộ máy quản lý có liên quan đến toàn bộ hoạt động của dự án
- Chi phí bán hàng: bao gồm các chi phí dự kiến phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm e Các thông số khác
Các thông số này không thuộc bốn nhóm thông số trên nhưng có ảnh hưởng đến việc tính toán hiệu quả tài chính của dự án như thuế, lạm phát, tỷ giá hối đoái…
Quy trình phân tích đánh giá tài chính – kinh tế xã hội của dự án
- Vốn cố định - Vốn lưu động
- Vốn chủ sở hữu - Vốn vay
- Dự đoán lợi ích và quy mô của dòng tiền vào
- Thuế, lạm phát, tỷ giá hối đoái,…
- Dựa vào doanh thu, chi phí, khấu hao, khoản phải trả dự kiến để tính lợi nhuận dự kiến
- Dòng ngân lưu được tính bằng ngân lưu vào trừ ngân lưu ra, là cơ sở để tính các tiểu chuẩn đánh giá dự án
- Dự kiến và thống kê các số liệu để đưa vào bảng kế hoạch lãi – lỗ và ngân lưu của dự án
- Từ Dự trù nguồn ngân quỹ tính được MARR
- Từ Bảng kế hoạch lãi – lỗ và ngân lưu tính được các tiêu chuẩn còn lại
Phân tích rủi ro của dự án
- Phân tích rủi ro bằng phương pháp mô phỏng
Các công cụ phân tích tài chính
- Bảng kế hoạch đầu tư - Kế hoạch khấu hao - Kế hoạch trả nợ - Bảng dự tính doanh thu - Bảng dự kiến chi phí sản xuất, chi phí bán hàng, chi phí QLDN - Bảng kế hoạch lãi lỗ
- Bảng kế hoạch ngân lưu
Dự tính tổng vốn đầu tư
Dự trù nguồn ngân quỹ
- Dự kiến doanh thu hàng năm - Các thông số khác
Các tiêu chuẩn đánh giá dự án Đánh giá về mặt tài chính - Suất sinh lợi tối thiểu (MARR) - Tiêu chuẩn hiện giá ròng (NPV) - Thời gian hoàn vốn
- Tiêu chuẩn suất sinh lợi nội tại - Tiêu chuẩn tỷ số lợi ích – chi phí Đánh giá về mặt kinh tế xã hôi - Giá trị tăng thuần túy - Chỉ số lao động có việc làm
Kết luận tính khả thi của dự án
Hình 2.2 Sơ đồ quy trình phân tích đánh giá tài chính, kinh tế xã hội của dự án
ĐÁNH GIÁ TÍNH KHẢ THI CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY HÓA CHẤT PTP TẠI ĐÀ NẴNG
Thông tin dự án
Dự án đầu tư xây dựng Nhà máy hóa chất PTP
3.1.2 Nội dung và quy mô đầu tư xây dựng :
Dự án đầu tư xây dựng mới một nhà máy sản xuất Hóa chất ngày vệ sinh, tẩy rửa trên khu đất diện tích 27.95 ha, là tổ hợp gồm nhiều xưởng : xưởng Alkaline, xưởng Acid, xưởng khử trùng, xưởng phụ trợ, công trình hành chính, kho bãi và các công trình phụ trợ khác (chi tiết tham khảo phụ lục 3) Trong đó, theo điều 5 mục 2 của Thông tư về Quy định quản lý và bảo vệ môi trường khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu công nghiệp và cụm công nghiệp [9], dự án chú trọng đầu tư mảng cây xanh bằng 15% diện tích các công trình xây dựng trong dự án
- Thời gian xây dựng dự kiến là 2 năm (Phụ lục 1), nguồn nhân công trong giai đoạn này chia làm 2 bộ phận (Phụ lục 1) : o 1 bộ phận tham gia vào nghiên cứu đánh giá khả thi, hoạch định và giám sát dự án Nguồn nhân công này phần lớn là điều từ công ty mẹ, các văn phòng đại diện, một số thuê dịch vụ ngoài o 1 bộ phận nhân lực từ phía nhà thầu xây dựng để tiến hành xây dựng cơ sở vật chất cho dự án
- Thời gian sản xuất dự kiến là 16 năm với nhân công dự kiến từ 70-100 người
Trong đó các vị trí chủ chốt quan trọng sẽ được đảm nhiệm bởi những người có năng lực từ công ty mẹ, còn lại sẽ được thuê mới hoặc điều động từ các văn phòng đại diện, được đào tạo cho vị trí công việc mới (Phụ lục 7)
Thời gian dự án là 18 năm, tính từ đầu năm 0 đến cuối năm 17
- Dự án được khảo sát và dự kiến đặt tại Khu công nghiệp (KCN) Liên Chiểu – Đà nẵng Do thời gian dự án dự kiến là 18 năm trong khi thời gian thuê đất theo quy định của KCN là 50 năm nên sau thời gian dự án có 2 trường hợp tùy theo định hướng của chủ đầu tư, căn cứ trên tình hình hoạt động của dự án tại thời điểm đó: o Nhà máy sẽ tiếp tục hoạt động tạo ra lợi nhuận cho đến hết thời hạn thuê đất tại KCN o Thanh lý dự án, cho thuê hoặc bán lại cơ sở vật chất – máy móc
- Từ việc đánh giá lượng khách hàng tiềm năng, so sánh giá thành với các sản phẩm hiện có, dự án ước tính xây dựng nhà xưởng – thiết bị với công suất hoạt động tối đa 40 tấn/ngày, tương đương 12,480 tấn/năm.
Các thông số cơ bản của dự án
Việc phân tích tài chính dự án được bắt đầu bằng việc xem xét các thông số tài chính cơ bản sau:
3.2.1 Dự tính tổng vốn đầu tư
- Dựa trên Bảng dự kiến đầu tư chi tiết (Phụ lục 1) xây dựng vốn cố định dự kiến
Bảng 3.1 : Dự kiến vốn cố định (tỉ vnd)
Khoản mục Đầu tư ban đầu (tỉ vnd) 1.21 Tài sản cố định (tỉ vnd) 305.52
- Vốn lưu động dự kiến
Bảng 3.2 : Dự kiến vốn lưu động (tỉ vnd)
Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6 Năm 7 Năm 8 Năm 9 Năm 10 Khoản phải thu (AR) 13.10 13.10 17.47 21.84 26.21 32.10 36.12 40.45 42.47 khoản phải trả (AP) 23.59 23.59 31.45 39.31 47.17 57.79 65.01 72.81 76.45 Tồn quỹ tiền mặt (CB) 1.00 1.00 1.00 1.00 1.00 1.00 1.00 1.00 1.00 Tồn kho (AI) 13.10 13.10 17.47 21.84 26.21 32.10 36.12 40.45 42.47
Năm 11 Năm 12 Năm 13 Năm 14 Năm 15 Năm 16 Năm 17 Khoản phải thu (AR) 47.39 49.76 55.32 58.08 60.99 67.59 70.97 khoản phải trả (AP) 85.29 89.56 99.57 104.55 109.77 121.67 127.75 Tồn quỹ tiền mặt (CB) 1.00 1.00 1.00 1.00 1.00 1.00 1.00 Tồn kho (AI) 47.39 49.76 55.32 58.08 60.99 67.59 70.97
Dựa trên doanh thu dự kiến, tham khảo thông tìn từ quá khứ và tình hình hoạt động hiện tại của công ty, các khoản mục trong Bảng vốn lưu động được ước tính dựa trên số liệu từ hoạt động kinh doanh của văn phòng đại diện như sau:
- Khoản phải thu AR = 10% doanh thu dự kiến - Khoản phải trả AP = 30% chi phí nguyên vật liệu dự kiến - Tồn kho AI = 10% doanh thu dự kiến
3.2.2 Dự trù nguồn ngân quỹ
Thành phần nguồn ngân quỹ gồm Vốn chủ sở hữu và Vốn Vay Qua tham khảo ý kiến chuyên gia, cụ thể tại HDBank, nhà đầu tư kì vọng Vốn vay chiếm 60% trên tổng vốn đầu tư Thành phần nguồn ngân quỹ dự kiến được trình bày như Bảng 3.3 bên dưới :
Bảng 3.3 : Bảng dự trù nguồn ngân quỹ
Tỉ lệ dự kiến Vốn (tỉ vnd) Chi phí sử dụng vốn
Trong đó : - Lãi suất danh nghĩa là 13% với tỉ lệ lạm phát là 5% (dự kiến năm 2016), lãi suất thực 8% ; thời hạn vay là 15 năm [4]
- Chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu re là 17% dựa trên những tính toán và kinh nghiệm trong quá khứ tại công ty mẹ với thời gian hoàn vốn kì vọng là 15 năm
3.2.3 Dự kiến doanh thu hàng năm của dự án
Bảng dự kiến doanh thu của dự án dự trên dự kiến công suất huy động hàng năm với công suất thiết kế tối đa của nhà máy là 12,480 tấn/năm
Bảng 3.4 : Dự kiến doanh thu hàng năm (tỉ vnd)
Khoản mục Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6 Năm 7 Năm 8 Năm 9 Công suất huy động hàng năm 30% 30% 40% 50% 60% 70% 75% 80%
Sản lượng sản xuất (tấn) 3,744 3,744 4,992 6,240 7,488 8,736 9,360 9,984 Giá đơn vị (tỉ/tấn) 0.035 0.035 0.035 0.035 0.035 0.037 0.039 0.041
Doanh thu dự kiến (tỉ vnd) 131.04 131.04 174.72 218.40 262.08 321.05 361.18 404.52
Khoản mục Năm 10 Năm 11 Năm 12 Năm 13 Năm 14 Năm 15 Năm 16 Năm 17
Công suất huy động hàng năm 80% 85% 85% 90% 90% 90% 95% 95%
Sản lượng sản xuất (tấn) 9,984 10,608 10,608 11,232 11,232 11,232 11,856 11,856 Giá đơn vị (tỉ/tấn) 0.043 0.045 0.047 0.049 0.052 0.054 0.057 59,862
Doanh thu dự kiến (tỉ vnd) 424.75 473.86 497.55 553.16 580.82 609.86 675.93 709.72
Giá bán đơn vị là giá bán sản phẩm trong quá khứ đã đã xem xét điều chỉnh cân đối giữa chi phí sản xuất tại chỗ và chi phí nhập khẩu Giá bán được giữ nguyên từ lúc bắt đầu sản xuất đến hết năm 6, đây là giai đoạn đẩy mạnh phát triển, mở rộng thị trường Từ năm 7 trở đi, giá bán được điều chỉnh cho phù hợp với thị trường (lạm phát, ) Để đơn giản hóa quá trình tính toán, lạm phát dự kiến sẽ không thay đổi trong suốt thời kì khảo sát và bằng lạm phát dự kiến năm 2016 là 5% [5]
Một số thông số đầu vào cơ bản khác được trình bày trong Bảng 3.5 :
Bảng 3.5 : Một số thông số khác
Tỷ giá hối đoái (vnd) 21,385 Thuế TNDN (2016) [9] 20%
Các công cụ tài chính dùng để phân tích dòng ngân lưu của dự án
3.3.1 Bảng kế hoạch đầu tư
Bảng 3.6 : Bảng giá thuê đất KCN Liên Chiểu – Đà Nẵng [7]
Diện tích thuê 27,950 m 2 Thời gian thuê 50 năm Giá thuê 28 usd/m 2 /50 năm
Dựa trên Bảng giá thuê đất và Bảng dự kiến đầu tư chi tiết (Phụ lục 1 và 2), ta có Bảng kế hoạch đầu tư tổng hợp sau :
Bảng 3.7 : Bảng kế hoạch đầu tư của dự án (tỉ vnd)
Khoản mục đầu tư Năm 0 Năm 1 Đât đai (50) 16.74
Cơ sở vật chất (25) 197.20 Máy móc thiết bị (15) 87.09 Chi phí trước hoạt động 0.94 4.77
Dự án áp dụng phương pháp khấu hao đường thẳng Trong đó, khoảng thời gian khấu hao của đất đai là 50 năm ;cơ sở vật chất 25 năm ; máy móc thiết bị 15 năm (chi tiết tham khảo Phụ lục 10) Giá trị khấu hao mỗi năm ở Bảng 3.8 :
Bảng 3.8 : Bảng giá trị khấu hao từng loại tài sản
Khấu hao/năm (tỉ vnd) Đât đai (50) 16.74 50 0.33 Cơ sở vật chất (25) 197.20 25 7.89 Máy móc thiết bị (15) 87.09 15 5.81
Vì dự án có nhiều loại tài sản với thời gian hữu dụng khác nhau, mỗi loại tài sản được lập bảng kế hoạch khấu hao riêng, sau đó tổng hợp lại lập một bảng kế hoạch khấu hao chung cho các loại tài sản được trình bày ở Bảng 3.9 :
Bảng 3.9 : Bảng kế hoạch khấu hao chung (tỉ vnd)
Khoản mục Năm 0 Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6 Năm 7 Năm 8 Nguyên giá 301.02 301.02 301.02 301.02 301.02 301.02 301.02 301.02 301.02 Khấu hao trong kỳ 14.03 14.03 14.03 14.03 14.03 14.03 14.03 Khấu hao lũy kế 14.03 28.06 42.09 56.11 70.14 84.17 98.20 Đầu tư mới 301.02 0 0 0 0 0 0 0 0
Giá trị còn lại cuối kỳ 301.02 301.02 286.99 272.96 258.94 244.91 230.88 216.85 202.82
Khoản mục đầu tư Năm 9 Năm
Năm 17 Nguyên giá 301.02 301.02 301.02 301.02 301.02 301.02 301.02 301.02 301.02 Khấu hao trong kỳ 14.03 14.03 14.03 14.03 14.03 14.03 14.03 14.03 14.03 Khấu hao lũy kế 112.23 126.26 140.28 154.31 168.34 182.37 196.40 210.34 137.37 Đầu tư mới 0 0 0 0 0 0 0 0 87.09
Giá trị còn lại cuối kỳ 188.79 174.77 160.74 146.71 132.68 118.65 104.62 90.60 163.65
Ta có bảng kế hoạch trả nợ như Bảng 3.10 :
Bảng 3.10 : Bảng kế hoạch trả nợ gốc và lãy vay (tỉ vnd)
Khoản mục Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6 Năm 7 Năm 8 Năm 9
Lãi phát sinh trong kỳ 23.93 22.33 20.74 19.14 17.55 15.95 14.36 12.76
Nợ gốc đến hạn 12.27 12.27 12.27 12.27 12.27 12.27 12.27 12.27 Lãi đến hạn 23.93 22.33 20.74 19.14 17.55 15.95 14.36 12.76
Khoản mục Năm 10 Năm 11 Năm 12 Năm 13 Năm 14 Năm 15 Năm 16
Lãi phát sinh trong kỳ 11.17 9.57 7.98 6.38 4.79 3.19 1.60
Nợ gốc đến hạn 12.27 12.27 12.27 12.27 12.27 12.27 12.27 Lãi đến hạn 11.17 9.57 7.98 6.38 4.79 3.19 1.60
Thời điểm vay vốn là năm 0, tuy nhiên đến năm 2 nhà máy mới đi vào sản xuất tạo ra lợi nhuận.Vì vậy, trong giai đoạn xây dựng ban đầu, vốn vay được phía ngân hàng áp dụng các chế độ ưu đãi tín dụng Trong đó, thời gian ưu đãi tín dụng hay thời gian ân hạn cho phép là 2 năm
3.3.4 Bảng dự tính doanh thu
Bảng dự tính doanh thu phản ánh thu nhập dự kiến từ khả năng tiêu thụ sản phẩm của các năm hoạt động trong tương lai của dự án
Bảng 3.11 : Bảng kế hoạch doanh thu của dự án (tỉ vnd)
Khoản mục Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6 Năm 7 Năm 8 Năm 9
Sản lượng sản xuất 3,744 3,744 4,992 6,240 7,488 8,736 9,360 9,984 Sản lượng tồn kho cuối năm 374 374 499 624 749 874 936 998
Tổng Sản phẩm tiêu thụ 3,370 3,526 4,867 6,115 7,363 8,611 9,298 9,922
Do sản xuất trong năm 3,370 3,370 4,493 5,616 6,739 7,862 8,424 8,986
Do tồn kho năm trước 0 374 374 499 624 749 874 936 Giá bán đơn vị sản phẩm 0.035 0.035 0.035 0.035 0.035 0.037 0.039 0.041
Sản lượng sản xuất 9,984 10,608 10,608 11,232 11,232 11,232 11,856 11,856 Sản lượng tồn kho cuối năm 998 1,061 1,061 1,123 1,123 1,123 1,186 1,186
Tổng Sản phẩm tiêu thụ 9,984 10,546 10,608 11,170 11,232 11,232 11,794 11,856
Do sản xuất trong năm 8,986 9,547 9,547 10,109 10,109 10,109 10,670 10,670
Do tồn kho năm trước 998 998 1,061 1,061 1,123 1,123 1,123 1,186 Giá bán đơn vị sản phẩm 0.043 0.045 0.047 0.049 0.052 0.054 0.057 0.060
3.3.5 Bảng dự kiến chi phí sản xuất, chi phí bán hàng, chi phí QLDN
Bảng này phản ánh toàn bộ chi phí phát sinh trong suốt quá trình hoạt động của dự án Các khoản mục chi phí được xác định căn cứ vào mức tiêu dùng các yếu tố đầu vào để sản xuất ra sản lượng tương ứng với công suất huy động hàng năm và giá cả dự tính
Bảng 3.12 : Bảng dự tính chi phí hoạt động của dự án (tỉ vnd)
Khoản mục Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6 Năm 7 Năm 8 Năm 9 Chi phí trực tiếp
Chi phí NVL 58.97 65.52 85.18 107.02 128.86 158.23 179.39 201.00 Chi phí nhân công 5.90 7.08 8.49 10.19 12.23 14.67 18.34 20.18 Chi phí SX chung 5.90 5.90 5.90 7.08 7.08 7.08 7.08 8.49 Chi phí quản lý 5.90 6.49 7.14 7.85 8.63 9.50 10.45 12.54 Chi phí bán hàng 5.90 6.55 8.52 10.70 11.02 11.35 11.69 12.04
Năm 17 Chi phí trực tiếp
Chi phí NVL 212.37 235.54 248.78 275.04 290.41 304.93 336.18 354.86 Chi phí nhân công 22.19 24.41 26.85 26.85 26.32 25.79 25.27 25.27
Chi phí SX chung 8.49 8.49 8.49 8.49 8.32 8.16 7.99 7.99 Chi phí quản lý 13.79 15.17 16.69 16.69 16.52 16.35 16.19 16.03 Chi phí bán hàng 12.41 12.78 12.78 12.39 12.02 11.66 11.31 10.97
Việc ước tính chí phí dựa trên phương pháp kết hợp : phần trăm doanh thu và định mức kế hoạch
Trong đó : - Tổng chi phí dự kiến khoảng 70% doanh thu vào năm 2, tổng chi phí dự kiến của các năm tiếp theo có sự biến động tỉ lệ do có sự thay đổi chi phí dự kiến của nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung, chi phí quản lý, chi phí bán hàng theo định mức kế hoạch
- Trong năm 2, dự kiến Chi phí NVL trực tiếp bằng 50% doanh thu ; các chi phí NC trực tiếp, chi phí SX chung, chi phí quản lý, chi phí bán hàng bằng 5% doanh thu Các khoản ước lượng trên dựa trên kinh nghiệm sản xuất đã có ở công ty mẹ và cân đối điều chỉnh trên mặt bằng giá chung tại địa phương
- Từ năm 3 đến năm 12, các chi phí tăng theo định mức kế hoạch giao động từ 3 đến 25% Từ năm 13 trở đi, công suất huy động ổn định ở 90% công suất thiết kế, công nhân tay nghề cao nên chi phí theo định mức giảm dần khoảng 1-3% mỗi năm
3.3.6 Bảng kế hoạch lãi lỗ của dự án
Bảng 3.13 : Bản kế hoạch lãi – lỗ của dự án (tỉ vnd)
Khoản mục Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6 Năm 7 Năm 8 Năm 9
Chi phí sản xuất 70.76 78.49 99.56 124.28 148.16 179.98 204.80 229.66 Chi phí quản lý 5.90 6.49 7.14 7.85 8.63 9.50 10.45 12.54 Chi phí bán hàng 5.90 6.55 8.52 10.70 11.02 11.35 11.69 12.04 Khấu hao 14.03 14.03 14.03 14.03 14.03 14.03 14.03 14.03
Thu nhập trước thuế và lãi vay 21.35 25.48 41.11 57.17 75.87 101.60 117.80 133.72
Chi phí sản xuất 243.06 268.44 284.12 310.39 325.05 338.87 369.45 388.13 Chi phí quản lý 13.79 15.17 16.69 16.69 16.52 16.35 16.19 16.03 Chi phí bán hàng 12.41 12.78 12.78 12.39 12.02 11.66 11.31 10.97
Thu nhập trước thuế và lãi vay 141.46 160.66 169.94 196.59 213.20 228.94 261.39 280.57
3.3.7 Bảng kế hoạch ngân lưu
Là bảng trình bày chi tiết tất cả các khoản thực thu, thực chi bằng tiền từ hoạt động đầu tư, kinh doanh và huy động vốn của dự án tương ứng với từng thời điểm phát sinh Để xét tính khả thi của dự án, ở dự án này ta xây dựng Bảng kế hoạch ngân lưu trên quan điểm Chủ sở hữu (EPV) do có sự tham gia của ngân lưu tài trợ (vốn vay)
Bảng 3.14 : Bảng kế hoạch ngân lưu của dự án (tỉ vnd)
Năm 0 Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5
Ngân lưu ra 301.96 4.77 118.75 127.05 149.09 175.11 Đầu tư vốn cố định 301.96 4.77
Thay đổi vốn lưu động 0.00 0.87 0.87
Ngân lưu ròng trước thuế 0.00 0.00 0.00 3.99 21.26 38.92
Thuế thu nhập doanh nghiệp 0.00 0.12 4.07 7.61
Ngân lưu ròng sau thuế 0.00 0.00 0.00 3.87 17.18 31.31
Năm 6 Năm 7 Năm 8 Năm 9 Năm 10 Năm 11
Doanh thu thuần 257.71 316.46 358.77 401.99 424.75 471.07 Giá trị thanh lý
Ngân lưu ra 198.50 230.23 254.37 280.14 293.09 319.21 Đầu tư vốn cố định
Thay đổi vốn lưu động 0.87 1.18 0.80 0.87 0.40 0.98
Chi phí hoạt động 167.82 200.83 226.94 254.24 269.25 296.39 Trả gốc và lãi 29.81 28.22 26.62 25.03 23.43 21.84
Ngân lưu ròng trước thuế 59.21 86.23 104.40 121.85 131.65 151.86
Thuế thu nhập doanh nghiệp 11.66 17.13 20.69 24.19 26.06 30.22
Ngân lưu ròng sau thuế 47.54 69.10 83.71 97.66 105.59 121.65
Năm 12 Năm 13 Năm 14 Năm 15 Năm 16 Năm 17
Ngân lưu ra 334.30 359.23 371.20 382.93 412.14 502.89 Đầu tư vốn cố định 87.09
Thay đổi vốn lưu động 0.47 1.11 0.55 0.58 1.32 0.68
Ngân lưu ròng trước thuế 163.25 190.86 209.62 226.93 350.83 370.48
Thuế thu nhập doanh nghiệp 32.39 38.04 41.68 45.15 51.96 56.11
Ngân lưu ròng sau thuế 130.86 152.81 167.94 181.78 298.87 314.37
Đánh giá tính khả thi của dự án
3.4.1 Đánh giá về mặt tài chính 3.3.2.1 Suất thu lợi tối thiểu chấp nhận được MARR
MARR được dùng là hệ số chiết khấu tính quy đổi các dòng tiền tệ của dự án cũng như để làm "mốc chuẩn" trong thẩm định dự án đầu tư
MARR = lãi suất trung bình + tỷ lệ lạm phát + tỷ lệ lạm phát x lãi suất trung bình
Với Lãi suất trung bình = (vỗn chủ sở hữu*chi phí vốn chủ sở hữu + vốn vay*chi phí vốn vay)/tổng vốn đầu tư
Dựa vào Bảng 3.3 dự trù nguồn ngân quỹ ta tính được :
Với tỷ lệ lạm phát ~ 5%
3.3.2.2 Tiêu chuẩn hiện giá ròng (NPV)
Căn cứ vào Bảng ngân lưu ròng để tính hiện giá lợi ích ròng :
- Với r = 13% = rd, suất chiết khấu, chi phí cơ hội của vốn tivnd NPV 13 0 % 276.81 - Với r = 17% = MARR tivndNPV 17 0 % 146.58 Ở cả 2 trường hợp r = rd = 13% và r = MARR = 17%, NPV đều > 0 nghĩa là NPV dự án luôn dương với suất thu lợi tối thiểu chấp nhận được Đối với một dự án kinh doanh thì chỉ tiêu lợi nhuận được đặt lên cao nhất với quy tắc : “Không chấp nhận một dự án nào trừ khi dự án đó có hiện giá ròng dương khi được chiết khấu bằng chi phí cơ hội của vốn.” Vì vậy với chỉ tiêu NPV, dự án là đáng giá
Từ bảng ngân lưu ròng ta tính được chỉ tiêu thời gian hoàn vốn, thời gian hoàn vốn là thời gian làm cho NPV = 0 Tính NPV tích lũy trình bày trong Bảng 3.15 sau :
Bảng 3.15 : Bảng NPV tích lũy (tỉ vnd)
Năm 0 Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 NPV tích lũy (117.92) (122.14) (122.78) (119.38) (108.84) (91.85)
NPV lợi nhuận ròng của năm 9 là 32.51 tỉ vnd, vì vậy thời điểm hoàn vốn vào cuối tháng 3 của năm 9, tức là sau 8 năm 3 tháng kể từ khi bắt đầu dự án đầu tư
THV = 8 năm 3 tháng < E(THV) = 15 năm
Chỉ tiêu thời gian hoàn vốn được tính toán để chỉ ra với các nhà đầu tư về sự hấp dẫn và khả năng thu hồi vốn của dự án nhằm thu hút nhà đầu tư đến với dự án Với THV < E(THV), vậy với tiêu chuẩn thời gian hoàn vốn, dự án là đáng giá
3.3.2.4 Tiêu chuẩn suất sinh lợi nội tại
IRR là suất chiết khấu làm NPV bằng 0 Căn cứ trên Bảng Ngân lưu ròng, ta có thể tính được chỉ tiêu Suất sinh lợi nội tại IRR Dự án đạt khi có giá trị IRR > re
Chu kỳ xét là 17 năm, n = 16 :
Ngoài khả năng thu hồi vốn thì khả năng sinh lợi của dự án cũng là một tiêu chuẩn mà nhà đầu tư quan tâm Tại dự án này, ta tính được IRR = 26.77% > re = 17%, vậy với chỉ tiêu IRR, dự án là đáng giá
3.3.2.5 Tiêu chuẩn tỷ số lợi ích – chi phí
Tỷ số lợi ích – chi phí được tính bằng cách đem chia hiện giá các lợi ích cho hiện giá các chi phí, sử dụng chi phí cơ hội của vốn làm suất chiết khấu
Tỷ số lợi ích – chi phí (R) = Hiện giá của các lợi ích / hiện giá của các chi phí
Trong đó Chi phí hoàn vốn đầu tư hàng năm
P : đầu tư = 393.82 tỉ vnd (Bảng 3.9) SV : giá trị còn lại = 163.65 tỉ vnd (Bảng 3.9) i% = MARR = 17%
N = 15 năm Bảng 3.16 : Bảng các giá trị lợi ích, chi phí hàng năm (tỉ vnd)
Khoản mục Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6 Năm 7 Năm 8 Năm 9 Lợi nhuận gộp 47.17 52.55 70.79 89.75 109.55 136.48 153.97 172.33 Chi phí hoàn lại vốn 71.06 71.06 71.06 71.06 71.06 71.06 71.06 71.06 Chi phí hoạt động 25.82 27.07 29.68 32.58 33.68 34.88 36.17 38.61
Khoản mục Năm 10 Năm 11 Năm 12 Năm 13 Năm 14 Năm 15 Năm 16 Năm 17 Lợi nhuận gộp 181.69 202.63 213.43 239.70 255.77 270.98 302.92 321.59 Chi phí hoàn lại vốn 71.06 71.06 71.06 71.06 71.06 71.06 71.06 71.06 Chi phí hoạt động 40.22 41.98 43.49 43.11 42.57 42.04 41.53 41.03
Từ Bảng 3.16, đưa giá trị các khoản mục về hiện tại
Bảng 3.17 : Bảng giá trị hiện tại của lợi ích, chi phí (tỉ vnd)
Chi phí hoàn lại vốn đầu tư 406.36
Tiêu chuẩn tỷ số lợi ích/chi phí được các nhà phân tích đầu tư áp dụng rộng rãi nhất, nó chứng minh cho các nhà đầu tư rằng dự án là một dự án có sinh ra lợi nhuận
Tổng hợp các kết quả, tính được giá trị chỉ số B/C
Vì kết quả của cả hai chỉ số B/C và B/C sửa đổi đều lớn hơn 1, nên với tiêu chuẩn tỉ số lợi ích – chi phí thì dự án là đáng giá
3.4.2 Đánh giá về mặt kinh tế xã hội 3.3.2.1 Chỉ tiêu đánh giá
- Giá trị tăng thuần túy (NVA)
NVA = O – (MI + I) = 1,920.11 tỉ vnd Tham khảo bảng tính chi tiết ở Phụ lục 6
- Chỉ số lao động có việc làm Trong chu kì khảo sát, số lao động có việc làm chia làm 2 giai đoạn : o Giai đoạn đầu tư xây dựng : số nhân công dự kiến là 100 người, nguồn lao động này tùy thuộc theo sự huy động của nhà thầu xây dựng ; và nhân công từ các hạng mục thuê ngoài khác,… làm việc tập trung vào 2 năm đầu của dự án o Giai đoạn sản xuất : số nhân công dự kiến là 70-100 người, một số thành viên cấp cao được điều động đến từ công ty mẹ, còn lại hầu hết các vị trí quản lý, công nhân đều được thuê mới, đào tạo cho công việc
Lượng nhân công dự kiến vào năm 3 là 70 người, căn cứ vào tình hình thực tế (sản lượng huy động, nhu cầu phát sinh) có thể tăng hoặc giảm hoặc có sự điều động khác tùy theo từng năm
Chi tiết về phân bổ nhân công dự kiến có thể tham khảo ở Phụ lục 7
3.3.2.2 Tiêu chuẩn để đánh giá
- Nâng cao mức sống dân cư : được thể hiện gián tiếp thông qua các số liệu cụ thể về mức gia tăng sản phẩm quốc gia Cụ thể, dự kiến Tổng sản phẩm tiêu thụ hàng năm của dự án được trình bày trong Bảng 3.18 :
Bảng 3.18 : Tổng sản lượng sản phẩm tiêu thụ hàng năm (tấn)
Khoản mục Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6 Năm 7 Năm 8 Năm 9 Tổng sản phẩm tiêu thụ 3,370 3,744 4,867 6,115 7,363 8,611 9,298 9,922
Khoản mục Năm 10 Năm 11 Năm 12 Năm 13 Năm 14 Năm 15 Năm 16 Năm 17 Tổng sản phẩm tiêu thụ 9,984 10,546 10,608 11,170 11,232 11,232 11,794 11,856
- Gia tăng số lao động có việc làm : đây là một trong những mục tiêu chủ yếu của chiến lược phát triển kinh tế xã hội của các nước thừa lao động, thiếu việc làm
Dự án dự kiến khoảng 200 nhân công được điều động tham gia dự án cả trong ngắn hạn và dài hạn
- Tăng thu và tiết kiệm ngoại tệ : đẩy mạnh xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu là mục tiêu quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế ở một nước đang phát triển