1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài thảo luận nhóm buổi thảo luận thứ ba vấn đề chung của hợp đồng tiếp

21 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Vấn đề chung của hợp đồng
Tác giả Ngô Thị Thuỷ Tiên, Trần Ngọc Minh Nghi, Hoàng Thảo Ngọc, Nguyễn Yến Ngọc, Nguyễn Thị Xuân Quỳnh, Trần Lê Kim Oanh, Lê Hoàng Phúc
Trường học Trường Đại Học Luật Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Thể loại Bài thảo luận nhóm
Năm xuất bản 2022-2023
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 2,64 MB

Nội dung

Trả lời: - Đoạn trong Bản án số 16 cho thấy hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất đượcxác lập trước BLDS 2015 có hiệu lực và chưa được công chứng, chứng thực: “Năm 2009 bịđơn cần tiền

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA LUẬT DÂN SỰ

Môn học: Pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

BÀI THẢO LUẬN NHÓM

BUỔI THẢO LUẬN THỨ BA: VẤN ĐỀ CHUNG CỦA

LỚP QT46B1Năm học 2022 -2023

Trang 2

MỤC LỤC

VẤN ĐỀ 1: HỢP ĐỒNG VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ HÌNH THỨC 4

I Nghiên cứu 4II Trả lời câu hỏi 4

Câu 1: Đoạn nào trong Bản án số 16 cho thấy hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất được xác lập trước ngày BLDS năm 2015 có hiệu lực và chưa được công chứng, chứng thực? 4Câu 2: Đoạn nào trong Bản án số 16 cho thấy Toà án đã áp dụng Điều 129 BLDS 2015 cho hợp đồng chuyển nhượng dù hợp đồng được xác lập trước ngày BLDS năm 2015 có hiệu lực? 5Câu 3: Việc Toà án áp dụng Điều 129 BLDS 2015 trong trường hợp như trên có thuyết phục không? Vì sao? 5Câu 4: Trong Bản án số 16, Tòa án áp dụng Điều 129 BLDS 2015 khi chỉ xác định Nguyên đơn thực hiện 2/3 nghĩa vụ có thuyết phục không? Vì sao? 5Câu 5: Trong Bản án số 16, đoạn nào cho thấy, khi áp dụng Điều 129 BLDS, bên bán không cần phải làm thủ tục chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng được liên hệ cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để được công nhận quyền sử dụng đất theo bản án đã có hiệu lực pháp luật? 6Câu 6: Hướng giải quyết như nêu trên của Tòa án có thuyết phục không? Vì sao? 6Câu 7: Đoạn nào trong Quyết định số 93 cho thấy hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất ngày 10/8/2009 chưa được công chứng, chứng thực? 7Câu 8: Theo BLDS 2015, hệ quả pháp lý của việc hết thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu về hình thức 7Câu 9: Đoạn nào trong Quyết định số 93 cho thấy Toà án đã áp dụng quy định về thời hiệu tại Điều 132 BLDS 2015 để công nhận hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất ngày 10/8/2009 dù chưa được công chứng, chứng thực? 7Câu 10: Trong quyết định số 93, việc Toà án công nhận hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất ngày 10/8/2009 dù chưa được công chứng, chứng thực có thuyết phục không? Vì sao? 7

VẤN ĐỀ 2: ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT, HUỶ BỎ DO KHÔNG THỰC HIỆN ĐÚNG HỢP ĐỒNG 7

I Nghiên cứu 8II Trả lời câu hỏi 8

Câu 1: Điểm giống nhau và khác nhau giữa hợp đồng vô hiệu và hủy bỏ hợp đồng do có vi phạm 8Câu 2: Theo Toà án nhân dân tỉnh Vĩnh Long, hợp đồng vô hiệu hay bị huỷ bỏ? 92

Trang 3

Câu 3: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Toà án nhân dân tỉnh

Vĩnh Long (về huỷ bỏ hay vô hiệu hợp đồng) 9

Câu 4: Nếu hợp đồng bị vô hiệu thì có áp dụng phạt vi phạm hợp đồng không? Vì sao? 10

Câu 5: Hướng giải quyết của Toà án nhân dân tỉnh Vĩnh Long đối với câu hỏi trên như thế nào và suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết này của Toà án nhân dân tỉnh Vĩnh Long 10

Câu 6: Điểm giống nhau và khác nhau giữa đơn phương chấm dứt hợp đồng và hủy bỏ hợp đồng do có vi phạm 11

Câu 7: Ông Minh có được quyền hủy bỏ hợp đồng chuyển nhượng nêu trên không? Vì sao? Nếu có, nêu rõ văn bản cho phép hủy bỏ 12

VẤN ĐỀ 3: ĐỨNG TÊN GIÙM MUA BẤT ĐỘNG SẢN 12

I Nghiên cứu 12

II Trả lời câu hỏi 12

Câu 1: Việc Tòa án nhân dân tối cao xác định nhà có tranh chấp do bà Tuệ bỏ tiền ra mua và nhờ ông Bình, bà Vân đứng tên hộ có thuyết phục không? Vì sao? 13

Câu 2: Ở thời điểm mua nhà trên, bà Tuệ có được đứng tên không? Vì sao? 14

Câu 3: Ở thời điểm hiện nay, bà Tuệ có được đứng tên mua nhà ở tại Việt Nam không? 14

Câu 4: Ngày nay, theo Tòa án nhân dân tối cao, bà Tuệ được công nhận quyền sở hữu nhà trên không? Hướng giải quyết này của Tòa án nhân dân tối cao đã có tiền lệ chưa? 14

Câu 5: Theo Tòa án nhân dân tối cao, phần giá trị chênh lệch giữa số tiền bà Tuệ bỏ ra và giá trị hiện tại của nhà đất có tranh chấp được xử lý như thế nào? 15

Câu 6: Hướng giải quyết trên của Tòa án nhân dân tối cao đã có Án lệ chưa? Nếu có, nêu Án lệ đó 15

Câu 7: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa án nhân dân tối cao 15

VẤN ĐỀ 4: TÌM KIẾM TÀI LIỆU 16

Yêu cầu 1: Liệt kê những bài viết liên quan đến pháp luật hợp đồng được công bố trên các Tạp chí chuyên ngành Luật từ đầu năm 2019 đến nay (ít nhất 20 bài viết) Khi liệt kê, yêu cầu viết theo trật tự theo tên tác giả và việc liệt kê phải thỏa mãn những thông tin theo trật tự sau: 1) Họ và tên tác giả, 2) Tên bài viết trong ngoặc kép, 3) Tên Tạp chí in nghiêng, 4) Số và năm của Tạp chí, 5) Số trang của bài viết (ví dụ: từ tr 41-51) 16

Yêu cầu 2: Cho biết làm thế nào để biết được những bài viết trên 16

3

Trang 4

II.Trả lời câu hỏi

Bản án số 16/2019/DS-PT ngày 19/3/2019 của Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ngãi:

Nguyên đơn: Ông Võ Sĩ M, Bà Phùng Thị N; Bị đơn: Ông Đoàn C, bà Trần Thị L, Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất: Ông C, bà L và con trai làĐoàn Tấn L thống nhất thỏa thuận chuyển nhượng cho vợ chồng ông M, bà N 1 lô Bvới giá 90.000.000 đồng, diện tích 100m2 Ông M, bà N đã giao đủ số tiền như trongthỏa thuận nhưng vì không có lô B nên 2 bên thống nhất giao thêm 30.000.000 để lấy lôA Ông Mến, bà Nhiễm giao trước 20.000.000, tổng cộng đã giao 110.000.000 Tronghợp đồng không có công chứng, chứng thực nên vi phạm về hình thức Nhưng quá 2năm, bị đơn không yêu cầu tuyên bố hợp đồng vô hiệu nên hợp đồng vẫn có hiệu lực.Tại Tòa giám đốc thẩm, Tòa án nhân dân cấp cao tại ĐN quyết định: chấp nhận Quyếtđịnh kháng nghị giám đốc thẩm số 68/2018/KN-DS Hủy toàn bộ bản án dân sự phúcthẩm số 24/2018/DS-PT Giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ngãi xét xửlại theo thủ tục phúc thẩm

Câu 1: Đoạn nào trong Bản án số 16 cho thấy hợp đồng chuyển nhượng quyền sửdụng đất được xác lập trước ngày BLDS năm 2015 có hiệu lực và chưa được công chứng,chứng thực?

Trả lời: - Đoạn trong Bản án số 16 cho thấy hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất đượcxác lập trước BLDS 2015 có hiệu lực và chưa được công chứng, chứng thực: “Năm 2009 bịđơn cần tiền làm nhà cho con trai là anh Đoàn Tấn L1 nên thỏa thuận và lập hợp đồng chuyểnnhượng quyền sử dụng đất cho nguyên đơn, diện tích đất chuyển nhượng là lô B trong phầnđất của bị đơn khi được Nhà nước cấp đất tái định cư (Nhà nước thu hồi đất của bị đơn và đãthông báo sẽ cấp đất tái định cư tại khu Làng Cá Sa Huỳnh) với giá 90.000.000 đồng Nguyênđơn đã trả đủ 90.000.000 đồng cho bị đơn.”

- Bản án dân sự sơ thẩm số 22/2017/DS-ST ngày 21 tháng 9 năm 2017 của Tòa án nhândân huyện Đức Phổ tuyên xử: “Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn Công nhận hợp

4

Trang 5

đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất ngày 10/8/2009 Buộc bị đơn phải làm thủ tục chuyểnnhượng thửa 877 cho nguyên đơn.”

Câu 2: Đoạn nào trong Bản án số 16 cho thấy Toà án đã áp dụng Điều 129 BLDS 2015cho hợp đồng chuyển nhượng dù hợp đồng được xác lập trước ngày BLDS năm 2015 cóhiệu lực?

- Đoạn trong Bản án số 16 cho thấy Toá án đã áp dụng Điều 129 BLDS 2015 cho thấy

quyền chuyển nhượng dù hợp đồng được xác lập trước ngày BLDS năm 2015 có hiệu lực:

“Nội dung hợp đồng chuyển nhượng đất là Giấy chuyển nhượng đất thổ cư ngày 10/8/2009 đãđược thực hiện bằng việc nguyên đơn giao 90.000.000 đồng cho phía bị đơn Sau đó vì bị đơnkhông được cấp đất tái định cư là lô B nên các bên thay đổi thỏa thuận thành chuyển nhượnglô A với giá 120.000.000 đồng, phía nguyên đơn đưa tiếp 20.000.000 đồng, còn 10.000.000đồng sẽ giao khi hoàn tất thủ tục chuyển nhượng.

…phía bị đơn đã giao quyền sử dụng đất cho nguyên đơn là đã thực hiện hơn 2/3nghĩa vụ trong giao dịch nên giao dịch được công nhận hiệu lực Tòa án cấp sơ thẩm côngnhận hiệu lực của giao dịch là đúng pháp luật nhưng buộc bị đơn phải làm thủ tục chuyểnnhượng thửa 877 cho nguyên đơn là không cần thiết, khi Tòa án công nhận hiệu lực của giaodịch thì nguyên đơn liên hệ cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để được công nhận quyền sửdụng đất theo bản án đã có hiệu lực pháp luật.”

Câu 3: Việc Toà án áp dụng Điều 129 BLDS 2015 trong trường hợp như trên có thuyếtphục không? Vì sao?

Trả lời: - Việc Toà án áp dụng Điều 129 BLDS 2015 trong trường hợp trên là thuyết phục.- Vì: Hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu đất chưa được công chứng, chứng thực:Bên nhượng quyền đã giao tài sản, bên nhận quyền sở hữu đã nhận tài sản, đã xây dựng côngtrình kiên cố từ trước khi có văn bản này nên Tòa án cấp sơ thẩm áp dụng quy định tại Khoản2, Điều 129 BLDS 2015

- Theo đó, các hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất được ký kết vào năm 2009 vànăm 2011 đều vi phạm pháp luật, cụ thể: Người sử dụng đất chưa có quyền sử dụng đất hợppháp do hợp đồng chưa được công chứng, chứng thực

Câu 4: Trong Bản án số 16, Tòa án áp dụng Điều 129 BLDS 2015 khi chỉ xác địnhNguyên đơn thực hiện 2/3 nghĩa vụ có thuyết phục không? Vì sao?

Trả lời:

5

Trang 6

- Trong Bản án sô 16, Toà án áp dụng Điều 129 BLDS 2015 khi chỉ xác định Nguyên đơnthực hiện 2/3 nghĩa vụ là thuyết phục.

- Vì căn cứ Điều 129 BLDS 2015 “Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy:

2 Giao dịch dân sự đã được xác lập bằng văn bản nhưng vi phạm quy định bắtbuộc về công chứng, chứng thực mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần banghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết địnhcông nhận hiệu lực của giao dịch đó Trong trường hợp này, các bên không phải thực hiện việccông chứng, chứng thực.”

- Cho nên lúc đầu khi anh Đoàn Tấn L1 nên thỏa thuận và lập hợp đồng chuyển nhượngquyền sử dụng đất cho nguyên đơn, diện tích đất chuyển nhượng là lô B trong phần đất của bịđơn khi được Nhà nước cấp đất tái định cư (Nhà nước thu hồi đất của bị đơn và đã thông báosẽ cấp đất tái định cư tại khu Làng Cá Sa Huỳnh) với giá 90.000.000 đồng Nguyên đơn đã trảđủ 90.000.000 đồng cho bị đơn Nhưng đến năm 2011, Nhà nước đã chỉ mốc giới vị trí đất cấpcho bị đơn là 03 lô đất liền kề ở mặt tiền, bị đơn và anh Đoàn Tấn L1 yêu cầu phía nguyên đơnđưa thêm 30.000.000 đồng vì giá đất mặt tiền cao hơn, nguyên đơn đồng ý đưa tiếp 20.000.000đồng, còn 10.000.000 đồng khi nào làm thủ tục chuyển nhượng xong thì đưa đủ

- Và Bị đơn thừa nhận có việc thỏa thuận và lập hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụngđất như nguyên đơn trình bày (khi lập hợp đồng bị đơn chưa được Nhà nước cấp đất), bị đơnđã nhận đủ 90.000.000 đồng và sau đó có nhận thêm số tiền 20.000.000 đồng, đây là tiền mànguyên đơn nói đưa để làm thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Câu 5: Trong Bản án số 16, đoạn nào cho thấy, khi áp dụng Điều 129 BLDS, bên bánkhông cần phải làm thủ tục chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng được liên hệ cơquan Nhà nước có thẩm quyền để được công nhận quyền sử dụng đất theo bản án đã cóhiệu lực pháp luật?

Trả lời: - Trong Bản án số 16, đoạn cho thấy, khi áp dụng Điều 129 BLDS 2015, bên bán khôngcần phải làm thủ tục chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng được liên hệ cơ quan Nhànước có thẩm quyền để được công nhận quyền sử dụng đất theo bản án đã có hiệu lực pháp

luật: “Bị đơn ông C, bà L và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan anh L1 thừa nhận, vì biết

thông tin gia đình bị đơn bị thu hồi đất sẽ được cấp ba lô đất tái định cư, trong đó có một lô Avà hai lô B, nên ngày 10/8/2009 nguyên đơn ông M, bà N cùng phía bị đơn ông C, bà L và anhĐoàn Tấn L1 thỏa thuận và lập “Giấy chuyển nhượng đất thổ cư” (Bút lục 27), nội dung thỏathuận là bị đơn và anh L1 chuyển nhượng cho nguyên đơn một lô đất thuộc lô B, diện tích 5mx 20m (tự chọn khi Nhà nước cấp đất) trong phần đất của gia đình bị đơn sẽ được cấp tái địnhcư với giá 90.000.000 đồng, anh L1 có trách nhiệm làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đấtvà giao đất trên thực địa cho nguyên đơn, các bên tham gia giao dịch đều thống nhất ký tên;

6

Trang 7

bị đơn đã giao đủ 90.000.000 đồng cho phía nguyên đơn Đây là những tình tiết không phảichứng minh theo quy định tại khoản 2 Điều 92 Bộ luật tố tụng dân sự.”

Câu 6: Hướng giải quyết như nêu trên của Tòa án có thuyết phục không? Vì sao?

Trả lời:- Theo nhóm em, hướng giải quyết trên của Toà án là thuyết phục.- Vì:

 Căn cứ theo khoản 2 Điều 129khoản 2 Điều 132 BLDS 2015 thì mặc dùhợp đồng giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa 2 bên không được công chứng,chứng thực nhưng bên nguyên đơn là ông M, bà N đã thực hiện hơn hai phần ba nghĩa vụ tronggiao dịch và hợp đồng đã quá thời hiệu yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu nênhợp đồng giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất là còn hiệu lực

 Về những thành viên trong gia đình bị đơn là Tấn L1, Tấn N1, Thu V và Mỹ N2kháng cáo vì cho rằng cha mẹ chuyển nhượng quyền sử dụng đất không được sự đồng ý của

anh chị, gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp thì Toà án đã có đưa ra: “Giấy chứng

nhận quyền sử dụng đất ghi tên bị đơn nên bị đơn có quyền chuyển nhượng mà không cần có ýkiến của các thành viên khác trong hộ gia đình.”

- Vì những lý lẽ trên, Toà công nhận hiệu lực của hợp đồng Ông M, bà N có quyền sửdụng đất và có nghĩa vụ liên hệ cơ quan có thẩm quyền để được cấp giấy chứng nhận quyền sửdụng đất đối với thửa đất số 877, tờ bản đồ số 24, xã Phổ Thạnh; có nghĩa vụ thanh toán nốtcho ông C, bà L 10.000.000 đồng

Quyết định số 93/2018/DS-GĐT ngày 29/11/2018 của Toà án nhân dân cấp cao tại Đà

Câu 7: Đoạn nào trong Quyết định số 93 cho thấy hợp đồng chuyển nhượng quyền sửdụng đất ngày 10/8/2009 chưa được công chứng, chứng thực?

Trả lời: - Đoạn cho thấy hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất ngày 10/8/2009 chưa được

công chứng, chứng thực là: “Về hình thức của hợp đồng: Đối với các giao dịch dân sự được

xác lập trước ngày 01/01/2017, thời hiệu được áp dụng theo qui định của Bộ luật Dân sự năm

7

Trang 8

2015 ( điểm d khoản 1 Điều 688 Bộ Luật Dân sự năm 2015).Giao dịch chuyển nhượng quyềnsử dụng đất lập ngày 10/82009 giữa vợ chồng ông Cưu, bà Lắm với vợ chồng ông Mến, bàNhiễm không được công chứng, chứng thực là vi phạm về hình thức.”

Câu 8: Theo BLDS 2015, hệ quả pháp lý của việc hết thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyênbố hợp đồng vô hiệu về hình thức.

Trả lời:

- Theo khoản 2 Điều 132 BLDS 2015 “Thời hiệu yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch:

dân sự vô hiệu2 Hết thời hiệu quy định ở khoản 1 Điều này mà không có yêu cầu tuyên bố giao dịchdân sự vô hiệu thì giao dịch dân sự có hiệu lực”

Câu 9: Đoạn nào trong Quyết định số 93 cho thấy Toà án đã áp dụng quy định về thờihiệu tại Điều 132 BLDS 2015 để công nhận hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đấtngày 10/8/2009 dù chưa được công chứng, chứng thực?

Trả lời: - Quyết định số 93 cho thấy Toà án đã áp dụng quy định về thời hiệu tại Điều 132 BLDS2015 để công nhận hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất ngày 10/8/2009 dù chưa được

công chứng, chứng thực trong đoạn: “Giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất lập ngày

10/8/2009 giữa vợ chồng ông Cưu, bà Lắm với vợ chồng ông Mến, bà Nhiễm không được côngchứng, chứng thực là vi phạm về hình thức Tuy nhiên, từ khi xác lập hợp đồng đến ngàynguyên đơn khởi kiện 18/4/2017, đã quá thời hạn hai năm, bị đơn không yêu cầu tuyên bố hợpđồng vô hiệu theo quy định tại khoản 1 Điều 132 Bộ luật Dân sự 2015 Do đó, hợp đồngchuyển nhượng quyền sử dụng đất trên có hiệu lực theo khoản 2 Điều 132 Bộ luật Dân sự2015.”

Câu 10: Trong quyết định số 93, việc Toà án công nhận hợp đồng chuyển nhượngquyền sử dụng đất ngày 10/8/2009 dù chưa được công chứng, chứng thực có thuyết phụckhông? Vì sao?

Trả lời: - Theo ý kiến của nhóm em, việc Toà án công nhận hợp đồng chuyển nhượng quyền sửdụng đất ngày 10/8/2009 dù chưa được công chứng, chứng thực là hợp lý

- Vì:

 Mặc dù “Giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất lập ngày 10/8/2009 giữa

vợ chồng ông Cưu, bà Lắm và vợ chồng ông Mến, bà Nhiễm không được công chứng, chứngthực là vi phạm về hình thức” nhưng bên nguyên đơn là ông Mến, bà Nhiễm đã “giao đủ sốtiền 90.000.000 đồng theo thoả thuận ban đầu; sau đó vì không có lô B nên hai bên thống nhấtông Mến, bà Nhiễm giao thêm 30.000.000 đồng nữa để lấy lô khu A (giao 20.000.000 đồngtrước, khi nào có sổ sang tên trước bạ sẽ giao tiếp 10.000.000 đồng).” Căn cứ vào khoản 2

Điều 129 BLDS 2015 thì hợp đồng này được công nhận hiệu lực do bên nguyên đơn đã thựchiện hơn hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch

 Mặc dù bên bị đơn là ông Cưu, bà Lắm “có đơn phản tố yêu cầu Toà án tuyên bố

huỷ hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất lập ngày 10/8/2009 vì cho rằng tại thời điểm

8

Trang 9

chuyển nhượng chưa có đất và hợp đồng không được công chứng, chứng thực.” Nhưng căn

cứ theo Điều 132 BLDS 2015, giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hìnhthức thuộc Điều 129 được yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu là 2 năm Tuynhiên, từ khi xác lập hợp đồng ngày 10/8/2009 đến ngày nguyên đơn khởi kiện 18/04/2017 đãquá thời hạn là 2 năm, bị đơn không được yêu cầu hợp đồng vô hiệu theo quy định khoản 1Điều 132 BLDS 2015 nên áp dụng khoản 2 ĐIều 132 BLDS 2015 nên hợp đồng vẫn còn hiệulực

 Khoản 2 Điều 129 BLDS 2015: “Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ

 Khoản 1, 2 Điều 132 BLDS 2015: “Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao

dịch dân sự vô hiệu

1 Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu quy định tại cácĐiều 125, 126, 127, 128 và 129 của Bộ luật này là 02 năm, kể từ ngày:

a) Người đại diện của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự,người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dânsự biết hoặc phải biết người được đại diện tự mình xác lập, thực hiện giao dịch;

b) Người bị nhầm lẫn, bị lừa dối biết hoặc phải biết giao dịch được xác lập do bịnhầm lẫn, do bị lừa dối;

c) Người có hành vi đe dọa, cưỡng ép chấm dứt hành vi đe dọa, cưỡng ép;d) Người không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình xác lập giao dịch;đ) Giao dịch dân sự được xác lập trong trường hợp giao dịch dân sự không tuânthủ quy định về hình thức.

2 Hết thời hiệu quy định tại khoản 1 Điều này mà không có yêu cầu tuyên bố giaodịch dân sự vô hiệu thì giao dịch dân sự có hiệu lực.”

9

Trang 10

VẤN ĐỀ 2: ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT, HUỶ BỎ DO KHÔNG

- Bản án số 06/2017/KDTM-PT ngày 26/5/2017 của Toà án nhân dân tỉnh Vĩnh Long

II.Trả lời câu hỏi

Câu 1: Điểm giống nhau và khác nhau giữa hợp đồng vô hiệu và hủy bỏ hợp đồng docó vi phạm.

Trả lời: - Điểm giống:

 Hệ quả pháp lý: Cả hợp đồng vô hiệu và hủy bỏ hợp đồng do có vi phạm đềukhông có hiệu lực, tức không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ các bên

 Trách nhiệm các bên: Hoàn trả lại lại cho nhau những gì đã nhận và khôi phục lạitình trạng ban đầu

- Điểm khác:

Hợp đồng vô hiệu Hủy bỏ hợp đồng do có vi phạm-căn cứpháp lý đặc biệt để chấm dứt hợp đồngCăn cứ

pháp lý Điều 407 BLDS 2015 Điều 423 BLDS 2015.Khái

niệmLà hợp đồng không hợp pháp, không cógiá trị pháp lý ràng buộc quyền và nghĩa

ảnhhưởng:

- Khi hợp đồng chính vô hiệu thì hợpđồng phụ cũng vô hiệu (trừ trường hợpcác bên có thỏa thuận hợp đồng phụđược thay thế hợp đồng chính)

Hủy bỏ toàn bộ hợp đồng

10

Ngày đăng: 22/09/2024, 19:57

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN