1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

tóm tắt quản lý nhà nƣớc về xây dựng nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh nam định

26 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản Lý Nhà Nước Về Xây Dựng Nông Thôn Mới Nâng Cao Trên Địa Bàn Tỉnh Nam Định
Tác giả Trần Văn Tiến
Người hướng dẫn TS. Phạm Văn Đại
Trường học Học Viện Hành Chính Quốc Gia
Chuyên ngành Quản Lý Công
Thể loại Luận Văn Thạc Sỹ Quản Lý Công
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 822,31 KB

Nội dung

Các công trình nghiên cứu nói trên đều có những đóng góp nhất định về mặt lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước về nông thôn, nhưng tất cả các công trình trên chỉ nghiên cứu trên phạm vi

Trang 1

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

TRẦN VĂN TIẾN

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO TRÊN ĐỊA BÀN

TỈNH NAM ĐỊNH

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ CÔNG

Chuyên ngành: Quản lý công

Mã số: 8.34.04.03

HÀ NỘI - NĂM 2023

Trang 2

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS PHẠM VĂN ĐẠI

Trang 3

PHẦN MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài

- Đất nước ta đang trên con đường hội nhập với nền kinh tế thế giới và khu vực, tạo ra những cơ hội lớn để đất nước phát triển nhanh hơn, toàn diện hơn, sớm đưa nước ta thoát khỏi tình trạng kém phát triển Tuy nhiên việc hội nhập và thực hiện nền kinh tế thị trường cũng đặt ra nhiều thách thức đối với sự phát triển kinh tế - xã hội trên các lĩnh vực, sự phân hóa giàu nghèo giữa nông thôn và thành thị ngày càng tăng, kinh tế khu vực nông thôn chậm phát triển, người dân còn hạn chế trong tiếp cận, hưởng thụ các dịch vụ công về văn hoá, giáo dục, y tế, so với đô thị Với đặc thù nước ta có hơn 60% dân số sinh sống ở khu vực nông thôn thì việc giải quyết tốt các vấn đề nông nghiệp, nông thôn có ý nghĩa mang tính chiến lược đối với sự ổn định và phát triển bền vững của đất nước

- Nghị quyết số 06-NQ/TU, ngày 18/6/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnhvề xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu giai đoạn 2021 – 2025

- Kế hoạch 82 của UBND tỉnh Nam Định ngày tháng 7 năm 2021 - Nghị quyết số 70/2022/NQ-HĐND ngày 06/7/2022 Ban hành Quy định nguyên tắc định mức và phương án phân bổ ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 và năm 2022 trên địa bàn tỉnh nam Định

- Các Quyết định ban hành tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao và huyện nông thôn mới nâng cao của UBNN tỉnh Nam Định giao đọa 2021-2025

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn

Trong những năm qua, nghiên cứu quản lý nhà nước về nông thôn thu hút được sự quan tâm của nhiều tác giả Một số công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài này có thể kể đến là:

- Đề tài cấp nhà nước: “Vấn đề nông nghiệp, nông thôn, nông dân Việt Nam

trong quá trình phát triển đất nước” năm 2010 do PGS.TS Nguyễn Danh Sơn

- Đề tài nghiên cứu cấp Bộ: “Thực trạng xây dựng nông thôn mới và những

vấn đề đặt ra đối với quản lý nhà nước” năm 2013 của TS Hoàng Sỹ Kim

- "Xây dựng nông thôn mới những vấn đề lý luận và thực tiễn" do tác giả

Vũ Văn Phúc chủ biên, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2012

- “Những quy định pháp luật và công tác văn hóa xã hội ở cơ sở và xây

dựng nông thôn mới”, của tác giả Bùi Văn Thấm, Nhà xuất bản Chính trị quốc

gia, Hà Nội, năm 2003

Trang 4

-“Nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam - Hôm nay và mai sau”, của

TS Đặng Kim Sơn, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia 2008

- “Nhìn lại hơn 3 năm thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng

nông thôn mới: Kết quả và một số bài học kinh nghiệm” của nguyên Phó Thủ

tướng Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng ban Chỉ đạo Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Tạp chí Cộng sản số 94 năm 2014

- “Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam sau hai mươi năm đổi mới - quá

khứ và hiện tại” của tác giả Nguyễn Văn Bích, Nxb Chính trị quốc gia, Hà

Nội, năm 2000

Các công trình nghiên cứu nói trên đều có những đóng góp nhất định về mặt lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước về nông thôn, nhưng tất cả các công trình trên chỉ nghiên cứu trên phạm vi rộng, hoặc nghiên cứu ở các địa phương khác, chưa có đề tài nào tiếp cận nghiên cứu hoàn thiện công tác "Quản lý nhà nước về Xây dựng Nông thôn Mới Nâng cao trên địa bàn tỉnh Nam Định"

3 Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn

3.1 Mục đích

Phân tích rõ cơ sở lý luận về xây dựng nông thôn mới nâng cao sẽ đặt ra nền tảng cho việc phân tích thực trạng quản lý nhà nước tại tỉnh Nam Định Nghiên cứu thực địa và phân tích sẽ cung cấp thông tin cụ thể về hiện trạng, từ đó xác định rõ khó khăn, hạn chế, và nguyên nhân

- Đề xuất phương hướng và các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về xây dựng NTM nâng cao trên địa bàn tỉnh Nam Định đến năm 2030

4 Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu của luận văn

4.1 Đối tượng

Đối tượng nghiên cứu của luận văn bao gồm những vấn đề lý luận và thực tiễn về nông nghiệp, nông dân và nông thôn trong xây dựng nông thôn mới Đồng thời, đánh giá hiệu quả kinh tế, phát triển văn hóa xã hội từ mô hình xây dựng nông thôn mới nâng cao ở tỉnh Nam Định Đối tượng khảo sát là các xã và

Trang 5

các phòng, ban, đơn vị thực hiện và tham mưu chỉ đạo thực hiện xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nam Định

4.2 Phạm vi nghiên cứu

- Về Không gian nghiên cứu - Về Thời gian nghiên cứu - Về nội dung nghiên cứu

5 Phương pháp nghiên cứu của luận văn

- Phương pháp phân tích tài liệu thứ cấp - Phương pháp quan sát

- Phương pháp thống kê - Phương pháp thu thập thông tin

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiến của luận văn

Luận văn này đặt ra mục tiêu quan trọng là làm rõ những vấn đề cốt yếu và cấp thiết nhất để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới nâng cao Trong bối cảnh này, phương pháp phân tích và đánh giá sẽ được áp dụng chặt chẽ để hiểu rõ thực trạng quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Nam Định

Nghiên cứu sẽ đưa ra cái nhìn toàn diện về những thách thức và thành công trong quá trình quản lý nhà nước đối với xây dựng nông thôn mới nâng cao

Luận văn sẽ có giá trị thực tiễn và ứng dụng, cung cấp tài liệu tham khảo quý báu cho những người nghiên cứu và chính quyền địa phương Những kinh nghiệm và giải pháp hay được đề xuất có thể trở thành nguồn cảm hứng và hỗ trợ cho các hoạt động quản lý nhà nước liên quan đến xây dựng nông thôn mới nâng cao tại nhiều địa phương khác nhau

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở, đầu kết luận danh mục tài liệu tham khảo luận văn gồm 3 chương

Chương I: Cơ sở khoa học quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới nâng cao

Chương II: Thực trạng quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Nam Định

Chương III: Phương hướng và giải pháp quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Nam Định đến năm 2025

Trang 6

Chương 1

CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XÂY DỰNG NÔNG

THÔN MỚI NÂNG CAO 1.1 Một số khái niệm cơ bản

1.1.1 Khái niệm quản lý

Trong ngữ cảnh của luận văn này, khái niệm "quản lý" có thể được hiểu như việc sắp xếp, điều hành và giám sát một hệ thống hoặc quy trình cụ thể để đạt được mục tiêu nhất định Trong lĩnh vực Xây dựng Nông thôn Mới nâng cao, quản lý liên quan đến việc triển khai, theo dõi, và đánh giá các hoạt động nhằm đảm bảo hiệu quả và bền vững của quá trình này.Quản lý cũng có thể bao gồm việc lập kế hoạch chi tiết, phân công nguồn lực, và tạo điều kiện để tối ưu hóa các hoạt động

1.1.2 Khái niệm về quản lý nhà nước

Khái niệm "quản lý nhà nước" liên quan đến việc tổ chức và thực hiện các chính sách, quy định, và hoạt động của chính phủ để đảm bảo sự hài hòa và phát triển của cộng đồng và xã hội Trong ngữ cảnh của luận văn này, quản lý nhà nước tập trung vào việc thực hiện và quản lý chính sách liên quan đến Xây dựng Nông thôn Mới nâng cao Quản lý nhà nước không chỉ bao gồm các khía cạnh tổ chức và quản lý nội bộ của chính phủ mà còn liên quan đến quan hệ và tương tác với cộng đồng và các đối tác khác trong xã hội

1.1.3 Khái niệm về nông thôn mới nâng cao

Theo Nghị Quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 của BCH TW khóa X về NNNDNT, nông thôn mới nâng cao được hiểu là nông thôn mà ở đó có kết cấu hạ tầng KTXH hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường

1.1.4.Khái niệm quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới nâng cao

Từ khái niệm “Quản lý nhà nước” và khái niệm về “nông thôn mới nâng cao”, có thể hiểu: Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới nâng cao chính là việc Nhà nước thực hiện vai trò của mình thông qua việc hoạch định chiến lược, xây dựng các chính sách, kế hoạch và triển khai các chương

Trang 7

trình hỗ trợ nhằm tác động tới sự phát triển kinh tế - xã hội của khu vực nông thôn, làm cho nông thôn phát triển toàn diện và đồng bộ, có kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội hiện đại; làng xã văn minh, sạch đẹp; sản xuất và phát triển bền vững theo hướng kinh tế hang hóa; xã hội nông thôn ổn định, giảm bản sắc văn hóa dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính trị vững mạnh và được tăng cường; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao; theo định hướng XHCN

1.2 Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới nâng cao

1.2.1 Quan điểm, mục tiêu của xây dựng nông thôn mới nâng cao

- Phát triển nông nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân

- Giải quyết vấn đề Nông nghiệp nông dân nông thôn là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội

1.2.2 Đặc trưng, nguyên tắc của xây dựng nông thôn mới nâng cao

* Đặc trưng của xây dựng nông thôn mới nâng cao: Theo cuốn “Sổ tay hướng dẫn xây dựng NTM” (Nhà xuất bản Lao động 2010), đặc trưng của NTM thời kỳ CNH –HĐH, giai đoạn 2010-2020, bao gổm:

- Kinh tế phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của cư dân nông thôn được nâng cao;

- Nông thôn phát triển theo quy hoạch, có kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội hiện đại, môi trường sinh thái được bảo vệ;

- Dân trí được nâng cao, bản sắc văn hóa dân tộc được giữ gìn và phát huy; + An ninh tốt, quản lý dân chủ

+ Chất lương hệ thống chính trị được nâng cao * Nguyên tắc xây dựng nông thôn mới

- Nội dung XD NTM hướng tới thực hiện Bộ tiêu chí Quốc gia được qui định tại Quyết định 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ

Trang 8

- XD NTM nâng cao theo phương châm phát huy vai trò chủ thể của cộng đồng dân cư địa phương là chính, Nhà nước đóng vai trò định hướng, ban hành các tiêu chí, quy chuẩn, xã đặt ra các chính sách, cơ chế hỗ trợ và hướng dẫn Các hoạt động cụ thể do chính cộng đồng người dân ở thôn, xã bàn bạc dân chủ để quyết định và tổ chức thực hiện

1.2.3 Nội dung xây dựng nông thôn mới nâng cao

CTMTQG về XDNTM là một chương trình tổng thể về phát triển KT- XH, chính trị và an ninh quốc phòng, gồm 11 nội dung với 19 chỉ tiêu sau:

* Nội dung 1: Quy hoạch xây dựng nông thôn mới nâng cao - Nhằm đạt yêu cầu tiêu chí số 1 của Bộ tiêu chí Quốc gia NTM nâng cao, bao gồm 2 nội dung, đó là:

+ Quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ

+ Quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội - môi trường; phát triển các khu dân cư mới và chỉnh trang các khu dân cư hiện có trên địa bàn xã

* Nội dung 2: Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội * Nội dung 3: Chuyển dịch cơ cấu, phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập * Nội dung 4: Giảm nghèo và an sinh xã hội

* Nội dung 6: Phát triển giáo dục - đào tạo ở nông thôn * Nội dung 7: Phát triển y tế, chăm sóc sức khỏe cư dân nông thôn …

1.2.4 Kinh nghiệm quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới nâng cao ở một số địa phương trong nước và những bài học rút ra cho, tỉnh Nam Định

1.2.4.1.Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới nâng cao của tỉnh Thái Bình

Thành tựu đạt được: Thái Bình đã có 100% số xã và 7/7 huyện đạt chuẩn nông thôn mới, đồng thời thành phố Thái Bình đã hoàn thành xây dựng nông thôn mới

Có 25 xã đã được Chủ tịch UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2019 - 2022 và được thưởng

HĐND tỉnh thông qua nghị quyết hỗ trợ từ nguồn ngân sách tỉnh để xây dựng các công trình nông thôn mới, đảm bảo phù hợp với kế hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện

1.2.4.2 Kinh nghiệm chỉ đạo xây dựng nông thôn mới nâng cao ở tỉnh Hà Nam

Chỉ đạo và Triển khai:

Trang 9

UBND tỉnh Hà Nam đã giao nhiệm vụ cho UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức công bố xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2022 và chỉ đạo xã tiếp tục duy trì, nâng cao chất lượng các tiêu chí

Việc chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, hướng dẫn, và tổ chức thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đã được triển khai nghiêm túc từ tỉnh đến cơ sở

Thành Tựu Đạt Được: Mục Tiêu Đến Năm 2025: Chăm sóc Môi trường:

1.2.4.3 Kinh nghiệm chỉ đạo xây dựng nông thôn mới nâng cao ở thành phố Hải Phòng

Triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới nâng cao, tính đến nay, Hải Phòng có 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới; 45 xã đạt chuẩn xã nông thôn mới nâng cao; 22 xã đạt chuẩn xã nông thôn mới kiểu mẫu; 7 huyện đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn nông thôn mới Triển khai chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) giai đoạn 2021-2025, hiện, toàn thành phố có 105 sản phẩm được công nhận sản phầm OCOP…

Bên cạnh những kết quả đạt được, quá trình triển khai xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố còn vấp phải một số khó khăn, hạn chế nhất định

Trang 10

Tiểu kết chương 1

Xây dựng nông thôn mới hiện nay là việc làm cần thiết, có ý nghĩa quan trọng nhằm hướng đến mục tiêu phát triển toàn diện, hài hòa giữa kinh tế và xã hội tại khu vực nông thôn theo hướng văn minh, hiện đại góp phần thu hẹp khoảng cách chênh lệch giữa nông thôn và thành thị, sớm đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp hoá, hiện đại hoá vào năm 2030 Để thực hiện được mục tiêu trên, công tác quản lý nhà nước giữ vai trò quan trọng quyết định đến tiến độ, hiệu quá triển khai các hoạt động liên quan đến Chương trình MTQG về xây dựng nông thôn mới Nghị quyết số 26- NQ/TW ngày 05/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về Nông nghiệp, nông dân, nông thôn và Chương trình MTQG của Chính phủ về xây dựng nông thôn mới là cơ sở pháp lý, tạo nền tảng tiền đề để các địa phương trong cả nước nói chung và tỉnh Nam Định nói riêng đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới Từ cơ sở lý luận, thực tiễn và kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới và các địa phương trong nước về xây nông thôn sẽ giúp cho huyện thấy được những hạn chế, yếu kém trong công tác quản lý, qua đó đề ra những giải pháp có tính khả thi, những kiến nghị làm tốt hơn việc xây dựng nông thôn mới theo chỉ đạo của Trung ương, của tỉn

Trang 11

Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XÂY DỰNG NÔNG

THÔN MỚI NÂNG CAO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NAM ĐỊNH 2.1 Đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội của tỉnh Nam Định

2.1.1 Đặc điểm tự nhiên

Hiện nay tỉnh Nam Định có 10 đơn vị hành chính cấp huyện bao gồm: 1 thành phố và 9 huyện, 226 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc gồm 188 xã, 22 phường và 16 thị trấn

Trong đó, huyện Mỹ Lộc có diện tích nhỏ nhất và dân số thấp nhất tỉnh Tỉnh Nam Định nằm ở phía Nam đồng bằng Bắc Bộ, Việt Nam, với diện tích tự nhiên 1.669 km², có 12 xã và 2 thị trấn ; dân số 2,15 triệu (2019) người trong đó dân số khu vực nông thôn chiếm 79,7%

Giống như các tỉnh miền Bắc khác, Nam Định có thời tiết 4 mùa xuân - hạ - thu - đông tương đối rõ

Mùa xuân: tháng 3 và tháng 4, thời tiết là ấm, có mưa phùn, không còn lạnh, nhiệt độ trung bình trong khoảng 20 - 25oC, đây cũng là mùa ướt át, ẩm mốc khó chịu

Địa hình Nam Định có thể chia thành 3 vùng: - Vùng đồng bằng thấp trũng

- Vùng đồng bằng ven biển - Vùng trung tâm công nghiệp – dịch vụ thành phố Nam Định

Nam Định có bờ biển dài 72 km có điều kiện thuận lợi cho chăn nuôi và đánh bắt hải sản Ở đây có khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia Xuân Thủy (huyện Giao Thủy) và có 4 cửa sông lớn: cửa Ba Lạt sông Hồng, cửa Đáy sông Đáy,

cửa Lạch Giang sông Ninh Cơ và cửa Hà Lạn sông Sò

Nằm giữa hạ lưu hai con sông lớn của đồng bằng Bắc Bộ là sông Hồng và sông Đáy, kết hợp với chế độ nhật triều, tỉnh Nam Định được bồi tụ tại vùng cửa hai sông tạo nên 2 bãi bồi lớn ven biển là Cồn Lu, Cồn Ngạn (Giao Thuỷ)

và vùng Cồn Trời, Cồn Mờ (Nghĩa Hưng)

Không chỉ hai con sông lớn này, tỉnh Nam Định còn có những chi lưu của sông Hồng chảy sang sông Đáy hoặc đổ ra biển, tạo điều kiện thuận lợi cho

Trang 12

người dân canh tác, trồng trọt

a) Tài nguyên đất Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh Nam Định là 165.145 ha và hàng năm được tăng thêm do bồi lắng ven biển Về thổ nhưỡng, đất Nam Định chia thành 2 vùng rõ rệt

b Tài nguyên nước Bờ biển Nam Định dài 72 km, thuộc 3 huyện Giao Thuỷ, Hải Hậu, Nghĩa Hưng Có 3 cửa sông lớn là cửa Ba Lạt (sông Hồng), cửa Lạch Giang (sông Ninh Cơ), cửa Đáy (sông Đáy)

c) Tài nguyên nhân văn Nam Định từ xa xưa đã nổi tiếng là vùng đất học, đất văn, quê hương của nhiều nhà văn hóa lớn, nhiều bậc hiền tài, khoa bảng, những chiến sĩ cách mạng tiền bối và nhiều nhà lãnh đạo cách mạng xuất sắc của Đảng, Nhà nước

2.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội

Kinh tế tỉnh Nam Định năm 2022 tăng trưởng 9,07% so với năm 2021, đây là mức tăng cao nhất từ trước đến nay Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản; tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, xây dựng, dịch vụ

Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) năm 2022 theo giá so sánh 2010 ước đạt 53.180 tỷ đồng, tăng 9,07% so với năm trước Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,90%, đóng góp 0,79 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 13,11%, đóng góp 5,30 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 7,47%, đóng góp 2,69 điểm phần trăm; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 9,00%, đóng góp 0,29 điểm phần trăm

Quy mô, cơ cấu kinh tế: Quy mô GRDP tỉnh Nam Định năm 2022 theo giá hiện hành ước đạt 91.966 tỷ đồng, tăng 9.125 tỷ đồng, tương đương tăng 11,01% so với năm 2021 Về cơ cấu kinh tế: Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 19,39%; khu vực công nghiệp và xây dựng 42,65%; khu vực dịch vụ 34,78%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm 3,18% (Cơ cấu tương ứng năm 2021 là: 20,80%; 41,86%; 34,26%; 3,08%)

Dân số trung bình tỉnh Nam Định năm 2022 là 1.876.854 người Chất lượng dân số từng bước được cải thiện: Tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh và suy dinh dưỡng giảm

Trang 13

Dân số trung bình năm 2022 là 1.876.854 người, tăng 2,2% so với năm 2021 Trong tổng dân số, dân số thành thị 380.460 người, chiếm 20,3%; dân số nông thôn 1.496.394 người, chiếm 79,7%; dân số nam 919.506 người, chiếm 49,0%; dân số nữ 957.348 người, chiếm 51,0% Tỷ số giới tính của dân số năm 2022 là 96 nam/100 nữ

2.2 Thực trạng quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Nam Định trong thời gian qua

2.2.1 Công tác triển khai thực hiện chủ trương xây dựng nông thôn mới

Từ thực tế đó, ngày 18/6/2021, Ban Chấp hành Đảng bộ Nam Định đã ban hành Nghị quyết số 06-NQ/TU về xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu giai đoạn 2021-2025

Mục tiêu then chốt của Nghị quyết là xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu để đời sống vật chất và tinh thần của người dân giàu có và thịnh vượng, tiệm cận với đô thị

2.2.2 Công tác truyền thông xây dựng nông thôn mới nâng cao tại tỉnh Nam Định

Xác định xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao là nhiệm vụ chiến lược phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân, vì vậy, tỉnh Nam Định đã ban hành nhiều chính sách, văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện chương trình xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mới giai đoạn 2021-2025 Qua đó cải thiện diện mạo nông thôn, thực hiện thắng lợi Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM nâng cao

Năm 2016, sau khi được UBND tỉnh Nam Định công nhận đạt chuẩn NTM, xã Yên Đồng, huyện Ý Yên tiếp tục vận động nhân dân phát triển kinh tế, huy động mọi nguồn lực để củng cố và tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả các tiêu chí với đích đến là NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu Trong đó, xã xác định tập trung vào các tiêu chí về giao thông, phát triển sản xuất, xây dựng đời sống văn hóa và bảo đảm vệ sinh môi trường nông thôn

2.2.3 Tổ chức bộ máy, thực hiện điều hành quản lý về xây dựng nông thôn mới nâng cao tại tỉnh Nam Định

UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 154/QĐ – UBND ngày 18/1/2021 về kiện toàn Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM tỉnh nam Định giai đoạn 2021-2025

Ban chỉ đạo xây dựng NTM nâng cao thường xuyên được củng cố kiện toàn; chỉ đạo, đôn đốc các ban, ngành, đoàn thể tại địa phương tham gia các nội

Ngày đăng: 20/09/2024, 15:12

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w