1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

tiểu luận kết thúc học phần môn nhà nước và pháp luật đấu tranh phòng chống mại dâm trên địa bàn tỉnh nam định

24 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN -

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN MÔNNHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT

ĐẤU TRANH, PHÒNG CHỐNG MẠI DÂMTRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NAM ĐỊNH

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 3

1 Lí do chọn đề tài 3

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 3

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

5 Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu 4

7 Kết cấu của tiểu luận 5

I CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỀ TÀI ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG MẠI DÂM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NAM ĐỊNH 61.1 Khái quát về đấu tranh phòng, chống mại dâm 6

1.2 Khái niệm, đặc điểm, vai trò của đấu tranh phòng, chống mại dâm trên địa bàn tỉnh Nam Định 6

1.3 Cơ sở pháp lý đấu tranh phòng, chống mại dâm trên địa bàn tỉnh Nam Định 9

II CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG MẠI DÂM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NAM ĐỊNH 11

2.1 Khái quát tình hình đấu tranh phòng, chống mại dâm trên địa bàn tỉnh Nam Định 11

2.1.1 Thực trạng mại dâm trên địa bàn tỉnh Nam Định 11

2.1.2 Thực trạng đấu tranh phòng, chống mại dâm trên địa bàn tỉnh Nam Định 11

2.2 Đánh giá ưu điểm và hạn chế trong đấu tranh phòng, chống mại dâm trên địa bàn tỉnh Nam Định 14

2.2.1 Các yếu tố ảnh hưởng 14

2.2.2 Ưu điểm 16

2.2.3 Hạn chế 17

2.3 Nguyên nhân của thực trạng 18

2.3.1 Nguyên nhân của ưu điểm 18

2.3.2 Nguyên nhân của hạn chế 18

III CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG HIỆU QUẢ ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG MẠI DÂM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NAM ĐỊNH 20

3.1 Phương hướng đấu tranh phòng, chống mại dâm 20

3.2 Giải pháp đấu tranh phòng, chống mại dâm 20

KẾT LUẬN 23

DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO 24

Trang 3

MỞ ĐẦU1 Lí do chọn đề tài

Mại dâm là một vấn đề xã hội nhức nhối không chỉ tại Việt Nammà còn trên toàn thế giới Nó gây ra nhiều hệ lụy tiêu cực cho xã hội, baogồm sự suy giảm đạo đức, gia tăng các bệnh lây truyền qua đường tìnhdục và ảnh hưởng xấu đến sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương

Nạn nhân và đối tượng phạm tội đa phần là những cô gái trẻ; có cảnam giới; thậm chí là hoa khôi, hoa hậu, ca sĩ, diễn viên, làm suy thoáivề đạo đức,gây ra nhiều hệ lụy ảnh hưởng đến sự phát triển của xã hội

Tỉnh Nam Định là một địa phương có kinh tế đang phát triển,nhưng cũng không ngoại lệ khi phải đối mặt với nhiều vấn đề xã hội,trong đó có mại dâm Theo số liệu của các cơ quan chức năng, tình trạngmại dâm tại nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Nam Định đang diễn biếnphức tạp với nhiều hình thức tinh vi, khó kiểm soát.

Là sinh viên ngành báo chí, em nhận thức rõ vai trò và trách nhiệmcủa mình trong việc phản ánh các vấn đề xã hội, đặc biệt là những vấn đềnhạy cảm như mại dâm Việc chọn đề tài này giúp em hiểu sâu hơn vềthực trạng và thách thức trong công tác phòng chống mại dâm tại địaphương.

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Qua khảo sát của em, đã có nhiều nghiên cứu liên qua đến đề tàitiểu luận, cụ thể:

- Luận văn “Các tội phạm về mại dâm theo pháp luật hình sự ViệtNam từ thực tiễn thành phố Hà Nội” - tác giả Lương Tuấn Anh - năm2019

- Luận văn “Quản lý nhà nước về phòng, chống mại dâm từ thựctiễn huyện Bình Chán, thành phố Hồ Chí Minh - tác giả Nguyễn ThịThanh Tuyền - năm 2020

- Luận văn “Quản lý hoạt động phòng, chống tệ nạn mại dâm củaCông an quận Đống Đa, thành phố Hà Nội hiện nay” - năm 2021

- Tiểu luận: “Mại dâm và buôn bán người” - nhóm sinh viên Đạihọc Cần Thơ (10/2017)

- Báo Thanh Hóa: “Tăng cường các giải pháp phòng, chống mạidâm” (01/07/2023)

- Báo Biên Phòng: “Tăng cường phòng, chống mại dâm ở khu vựcbiên giới biển tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu” (07/04/2023)

- Báo Nam Định: “Triển khai công tác phòng chống tệ nạn ma túy,mại dâm năm 2018” (11/12/2017)

- Báo Nam Định: “Phát huy vai trò của Đoàn Thanh niên thamgia phòng, chống tệ nạn xã hội” (17/11/2023)

Trang 4

- Báo Nam Định: “Triển khai đồng bộ các giải pháp phòng, chốngtệ nạn xã hội” (23/01/2024)

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn, từ đó đề xuấtmột số giải pháp tăng cường quản lý hoạt động phòng, chống mại dâmtrên địa bàn tỉnh Nam Định trong thời gian tới.

Việc lựa chọn đề tài "Đấu tranh, phòng chống mại dâm trên địa bàntỉnh Nam Định" cũng nhằm mục đích đóng góp vào công tác nghiên cứukhoa học của nhà trường.

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để thực hiện mục đích nêu trên, tiểu luận thực hiện một số nhiệmvụ nghiên cứu sau đây:

Một là, làm rõ những vấn đề lý luận về đấu tranh phòng, chống mạidâm tại tỉnh Nam Định.

Hai là, phân tích, đánh giá thực trạng, chỉ rõ ưu, nhược điểm tronghoạt động đấu tranh phòng, chống mại dâm tại tỉnh Nam Định.

Ba là, đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả phòng, chống mạidâm tại tỉnh Nam Định trong thời gian tới.

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của tiêu luận là: Đấu tranh phòng, chống mạidâm trên địa bàn tỉnh Nam Định

Đề tài có thể dựa trên quan điểm về giới tính và sự bình đẳng giớiđể phân tích mại dâm Nghiên cứu có thể chỉ ra các bất bình đẳng giữanam và nữ, và phản ánh thực trạng mại dâm ảnh hưởng đến quyền lợi vàsự phát triển của phụ nữ và trẻ em.

Nghiên cứu dựa trên khía cạnh pháp luật và chính sách liên quanđến mại dâm Từ đó phân tích các quy định pháp luật hiện có liên quanđến mại dâm, đánh giá hiệu quả của chính sách và biện pháp phòng,chống mại dâm, và đề xuất các cải tiến và điều chỉnh chính sách.

Trang 5

Nghiên cứu có thể dựa trên kết quả của các nghiên cứu trước đó vàkinh nghiệm quốc tế về đấu tranh, phòng chống mại dâm Việc tham khảovà phân tích các nghiên cứu tương tự, các biện pháp đã được thực hiện ởcác địa phương khác có thể cung cấp thông tin quan trọng và kinh nghiệmáp dụng cho địa bàn tỉnh Nam Định.

5.2 Phương pháp nghiên cứu:

Tiểu luận sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương phápphân tích - tổng hợp, phương pháp thu thập số liệu và một số phươngpháp khác.

6 Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của đề tài

6.1 Ý nghĩa lý luận

Tiểu luận góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về đấu tranhphòng, chống mại dâm và các hoạt động phòng, chống mại dâm trên địabàn tỉnh Nam Định

6.2 Ý nghĩa thực tiễn

Trên cơ sở phân tích thực trạng đấu tranh phòng, chống mại dâmtrên địa bàn tỉnh Nam Định, tiểu luận đề ra các biện pháp có ý nghĩa lýluận và thực tiễn cho việc đấu tranh phòng, chống mại dâm trên địa bàntỉnh Nam Định hiện nay và trong thời gian tới.

Tiểu luận cũng góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng về tínhcấp thiết của việc đấu tranh, phòng chống mại dâm tại địa phương, gópphần xây dựng một xã hội lành mạnh, văn minh.

Tiểu luận có ý nghĩa tham khảo, góp phần vào công tác phòngchống mại dâm hiệu quả tại địa phương

7 Kết cấu của tiểu luận

Ngoài Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Nội dungtiểu luận gồm có 3 chương và 8 tiế

Trang 6

I CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỀ TÀI ĐẤU TRANHPHÒNG, CHỐNG MẠI DÂM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NAM ĐỊNH

1.1 Khái quát về đấu tranh phòng, chống mại dâm

1.1.1 Các lý thuyết và quan điểm về đấu tranh phòng, chống mạidâm

1.1.1.1 Lý thuyết kiểm soát xã hội

Lý thuyết kiểm soát xã hội cho rằng tệ nạn mại dâm phát sinh dosự thiếu hụt hoặc yếu kém của các cơ chế kiểm soát xã hội như gia đình,nhà trường, và các tổ chức xã hội Việc xây dựng và củng cố các cơ chếkiểm soát xã hội có thể giúp giảm thiểu và ngăn chặn tệ nạn mại dâm.

1.1.1.2 Quan điểm tiếp cận nhân quyền

Theo quan điểm này, việc đấu tranh phòng, chống mại dâm cầnđảm bảo quyền con người, đặc biệt là quyền của những người bị lôi kéovào hoạt động mại dâm Điều này đòi hỏi sự can thiệp toàn diện từ giáodục, y tế, và hỗ trợ pháp lý nhằm bảo vệ và tái hòa nhập những người bịtổn thương bởi mại dâm.

1.1.1.3 Lý thuyết kinh tế xã hội

Lý thuyết này cho rằng mại dâm là hệ quả của các vấn đề kinh tếxã hội như thất nghiệp, nghèo đói, và bất bình đẳng giới Để giải quyếtvấn đề mại dâm, cần có các chính sách kinh tế xã hội tổng thể nhằm giảmthiểu nghèo đói, tạo việc làm, và nâng cao địa vị xã hội của phụ nữ.

1.2 Khái niệm, đặc điểm, vai trò của đấu tranh phòng, chốngmại dâm trên địa bàn tỉnh Nam Định

1.2.1 Một số khái niệm cơ bản 1.2.1.1 Khái niệm mại dâm

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mại dâm là một hiện tượng xãhội phức tạp, liên quan đến nhiều yếu tố kinh tế, văn hóa, xã hội, và pháplý Hành vi mại dâm không chỉ là vi phạm đạo đức xã hội mà còn là viphạm pháp luật, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng vàan ninh trật tự.

Các nhà xã hội học khi nghiên cứu về mại dâm cho rằng: “mại dâm

là một dịch vụ kinh doanh nhằm cung cấp sự thỏa mãn tình dục cho cánhân trong những trường hợp nhất định, nó cung cấp tình dục mang tínhcách đồi trụy và tạo ra không khí vô đạo đức đáng ngờ và nguy hiểm, tácdụng như thuốc kích thích đối với một số người nhất định, nó cung cấpvà đáp ứng như cầu tình dục cho những người không cần sự gắn bó vềtình cảm” [1]

Trong nghiên cứu tiểu luận này, khái niệm mại dâm được hiểu theoquy định của Pháp lệnh phòng chống mại dâm do Ủy ban thường vụ

Quốc hội ban hành năm 2003: “mại dâm là mua dâm, bán dâm.

Mua dâm: là hành vi của người dùng tiền hoặc lợi ích vật chấtkhác trả cho người khác để được giao cấu.

Trang 7

Bán dâm: là hành vi giao cấu của một người với người khác đểđược trả tiền hoặc lợi ích vật chất khác…” [2, tr.1,2]

1.1.2 Khái niệm đấu tranh phòng, chống mại dâm

Từ điển Bách khoa Công an nhân dân nêu rõ: “Phòng chống mại

dâm là hệ thống các biện pháp của nhà nước nhằm khắc phục nguyên

nhân, điều kiện của tình hình tệ nạn mại dâm, làm giảm mại dâm” [3]

Như vậy có thể hiểu đấu tranh phòng, chống mại dâm là tổng hợpcác biện pháp để đảm bảo không để tình trạng mại dâm xảy ra, xóa bỏnguyên nhân, điều kiện tham gia hoạt động mại dâm Cùng với đó là cóbiện pháp xử lý nghiêm minh các hành vi, hoạt động liên quan đến mạidâm, góp phần xây dựng xã hội lành mạnh, văn minh.

1.2 2 Đặc điểm của đấu tranh phòng, chống mại dâm trên địabàn tỉnh Nam Định

1.2.2.1 Tính phức tạp và đa dạng của hình thức mại dâm

Ở Nam Định, mại dâm xuất hiện dưới nhiều hình thức khác nhau,từ các hoạt động mại dâm đường phố, mại dâm trong các cơ sở kinhdoanh dịch vụ như quán karaoke, nhà nghỉ, khách sạn, đến các hoạt độngmại dâm trá hình qua môi giới và mạng xã hội Sự đa dạng này đòi hỏicác biện pháp đấu tranh phải linh hoạt và phù hợp với từng đối tượng vàhình thức cụ thể.

1.2.2.2 Sự tham gia của nhiều cơ quan chức năng và tổ chức xãhội

Công tác phòng, chống mại dâm tại Nam Định không chỉ là nhiệmvụ của lực lượng công an mà còn có sự tham gia của nhiều cơ quan chứcnăng và tổ chức xã hội, bao gồm Sở Lao động - Thương binh và Xã hội,Hội Liên hiệp Phụ nữ, các tổ chức phi chính phủ và cộng đồng địaphương Sự phối hợp này tạo nên một mạng lưới phòng, chống mại dâmtoàn diện và hiệu quả hơn.

1.2.2.3 Tập trung vào công tác tuyên truyền, giáo dục và nângcao nhận thức

Một trong những đặc điểm quan trọng trong công tác đấu tranhphòng, chống mại dâm tại Nam Định là chú trọng đến công tác tuyêntruyền, giáo dục và nâng cao nhận thức của cộng đồng Thông qua cáchoạt động tuyên truyền tại các trường học, cộng đồng dân cư, và trên cácphương tiện thông tin đại chúng, người dân được cung cấp thông tin vềtác hại của mại dâm, các biện pháp phòng ngừa và các quy định pháp luậtliên quan.

1.2.2.4 Sự kết hợp giữa các biện pháp phòng ngừa và xử lý

Công tác đấu tranh phòng, chống mại dâm tại Nam Định không chỉdừng lại ở việc phát hiện và xử lý các đối tượng vi phạm mà còn chútrọng đến các biện pháp phòng ngừa Các biện pháp này bao gồm hỗ trợtạo việc làm cho những người có nguy cơ cao, tổ chức các lớp học nâng

Trang 8

cao kỹ năng nghề nghiệp và cung cấp các dịch vụ y tế, tâm lý cho nhữngngười bị ảnh hưởng bởi mại dâm.

1.2.2.5 Chú trọng đến hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng

Một đặc điểm khác biệt trong công tác phòng, chống mại dâm tạiNam Định là sự chú trọng đến việc hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng chonhững người từng tham gia hoạt động mại dâm Các chương trình đào tạonghề, tư vấn tâm lý, và hỗ trợ tài chính được triển khai nhằm giúp họ cócơ hội làm lại cuộc đời, hòa nhập vào xã hội và tránh tái phạm.

1.2.2.6 Sự hỗ trợ từ các chính sách và chương trình quốc gia

Công tác đấu tranh phòng, chống mại dâm tại Nam Định còn nhậnđược sự hỗ trợ tích cực từ các chính sách và chương trình quốc gia Cácchính sách này không chỉ cung cấp nguồn lực tài chính mà còn tạo rakhuôn khổ pháp lý và chiến lược tổng thể, giúp địa phương triển khai cácbiện pháp phòng, chống mại dâm một cách hiệu quả và bền vững.

1.2.3 Vai trò của đấu tranh phòng, chống mại dâm trên địa bàntỉnh Nam Định

Đấu tranh phòng, chống mại dâm đóng vai trò quan trọng trongviệc bảo đảm trật tự xã hội, bảo vệ sức khỏe cộng đồng, và nâng cao chấtlượng cuộc sống của người dân tại tỉnh Nam Định Dưới đây là các vaitrò cụ thể của công tác này:

1.2.3.1 Bảo đảm an ninh, trật tự xã hội

Mại dâm thường đi kèm với các tệ nạn xã hội khác như buôn bánngười, ma túy, và bạo lực Việc đấu tranh phòng, chống mại dâm giúpgiảm thiểu các hoạt động tội phạm liên quan, góp phần bảo đảm an ninhtrật tự trên địa bàn tỉnh Công tác này còn giúp hạn chế các vụ việc gâymất an ninh trật tự, tạo điều kiện cho người dân sống và làm việc trongmôi trường an toàn, lành mạnh.

1.2.3.2 Bảo vệ sức khỏe cộng đồng

Hoạt động mại dâm tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm các bệnh truyềnnhiễm qua đường tình dục như HIV/AIDS, giang mai, và lậu Đấu tranhphòng, chống mại dâm giúp hạn chế sự lây lan của các bệnh này, bảo vệsức khỏe cộng đồng Các chương trình tuyên truyền, giáo dục về phòng,chống mại dâm cũng nâng cao nhận thức của người dân về các biện phápbảo vệ sức khỏe và phòng tránh bệnh tật.

1.2.3.3 Bảo vệ quyền lợi và nhân phẩm của người dân

Người tham gia hoạt động mại dâm, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em,thường bị bóc lột, bạo hành và xâm phạm quyền lợi Đấu tranh phòng,chống mại dâm giúp bảo vệ quyền lợi và nhân phẩm của những ngườinày, đồng thời tạo điều kiện cho họ tái hòa nhập cộng đồng Các biệnpháp hỗ trợ về y tế, tâm lý, và đào tạo nghề nghiệp giúp họ có cơ hội làmlại cuộc đời, xây dựng cuộc sống mới.

Trang 9

1.2.3.4 Nâng cao chất lượng cuộc sống và phát triển kinh tế xãhội

Mại dâm không chỉ ảnh hưởng đến cá nhân mà còn tác động tiêucực đến gia đình và cộng đồng Việc đấu tranh phòng, chống mại dâmgóp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, tạo môi trườngsống an toàn và lành mạnh Đồng thời, các biện pháp hỗ trợ tạo việc làmvà nâng cao kỹ năng nghề nghiệp giúp người dân có cơ hội tham gia vàocác hoạt động kinh tế hợp pháp, góp phần phát triển kinh tế xã hội của địaphương.

1.2.3.5 Thúc đẩy giáo dục và nâng cao nhận thức xã hội

Công tác đấu tranh phòng, chống mại dâm bao gồm các hoạt độngtuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức của người dân về tác hạicủa mại dâm và các biện pháp phòng ngừa Thông qua các hoạt động này,người dân được trang bị kiến thức về pháp luật, sức khỏe sinh sản và cáckỹ năng sống cần thiết để tự bảo vệ mình và gia đình Điều này góp phầnxây dựng một xã hội văn minh, tiến bộ và giảm thiểu nguy cơ phát sinhcác tệ nạn xã hội.

1.3 Cơ sở pháp lý đấu tranh phòng, chống mại dâm trên địabàn tỉnh Nam Định

Việc đấu tranh phòng, chống mại dâm trên địa bàn tỉnh Nam Địnhđược thực hiện dựa trên một hệ thống pháp lý toàn diện bao gồm các quyđịnh trong Bộ luật, các nghị định, thông tư và các chương trình quốc gia.Dưới đây là các văn bản pháp lý quan trọng có liên quan đến công tácnày:

- Điều 22 quy định xử phạt hành vi mua dâm.- Điều 23 quy định xử phạt hành vi bán dâm.

- Điều 24 quy định xử phạt hành vi chứa chấp, dẫn dắt và môi giớimại dâm.

1.3.4 Chương trình quốc gia về phòng, chống mại dâm

Trang 10

Chương trình hành động quốc gia phòng, chống mại dâm giai đoạn2021-2025: Được phê duyệt theo Quyết định số 1629/QĐ-TTg ngày 26tháng 11 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ Chương trình này đề ra cácmục tiêu cụ thể và các biện pháp toàn diện nhằm phòng, chống mại dâm,bao gồm tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, và hỗ trợ người bịảnh hưởng bởi mại dâm tái hòa nhập cộng đồng [6]

1.3.5 Quy định địa phương

Quyết định số 421/QĐ-UBND ngày 15 tháng 3 năm 2021 củaUBND tỉnh Nam Định về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Chươngtrình hành động quốc gia phòng, chống mại dâm giai đoạn 2021-2025trên địa bàn tỉnh Nam Định Kế hoạch này cụ thể hóa các mục tiêu vàbiện pháp của chương trình quốc gia, phù hợp với điều kiện thực tế củađịa phương [11]

Chương 1 đã làm rõ được những vấn đề lý luận cơ bản về đấu tranhphòng, chống mại dâm, từ đó xây dựng nền tảng lý luận và pháp lý quantrọng cho việc nghiên cứu và đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm đấu tranhphòng, chống mại dâm trên địa bàn tỉnh Nam Định trong các chương tiếptheo của tiểu luận.

Trang 11

II CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNGMẠI DÂM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NAM ĐỊNH

2.1 Khái quát tình hình đấu tranh phòng, chống mại dâm trênđịa bàn tỉnh Nam Định

2.1.1 Thực trạng mại dâm trên địa bàn tỉnh Nam Định

Tỉnh Nam Định, một địa phương nằm ở khu vực đồng bằng sôngHồng, có nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp và công nghiệp nhẹ.Tuy nhiên, trong bối cảnh phát triển kinh tế xã hội, tình trạng mại dâm tạiNam Định đã có những diễn biến phức tạp Các hình thức mại dâm trênđịa bàn tỉnh ngày càng đa dạng, từ mại dâm đường phố đến mại dâmtrong các cơ sở kinh doanh dịch vụ như quán karaoke, nhà nghỉ, kháchsạn và các hình thức mại dâm trá hình qua mạng xã hội và môi giới.

Theo thống kê của các ngành chức năng, từ tháng 6-2016 đếntháng 6-2021, trên địa bàn thị trấn Quất Lâm, phát hiện khởi tố 30 vụ, 38đối tượng chứa chấp, môi giới mại dâm; xử lý hành chính 14 vụ, 64 đốitượng về hành vi mua, bán dâm Số đối tượng gái mại dâm bị bắt giữ, xửlý trong thời gian qua đa số là người ngoại tỉnh; ở các vùng nông thôn cóhoàn cảnh khó khăn, không nghề nghiệp, học vấn thấp; sau khi bị xử lý viphạm lại tiếp tục thực hiện hành vi bán dâm, gây khó khăn cho công tácquản lý của các cơ quan chức năng [8]

Theo Chi cục Phòng chống TNXH tỉnh (Sở LĐ-TB và XH),đến tháng 12-2023 toàn tỉnh có 25 người hoạt động mại dâm có hồ sơquản lý [9]

2.1.2 Thực trạng đấu tranh phòng, chống mại dâm trên địa bàntỉnh Nam Định

2.1.2.1 Công tác tuyên truyền, giáo dục

Trong năm 2022 và 2 tháng đầu năm 2023, Sở Lao động - Thươngbinh và Xã hội (LĐ-TB và XH) đã tích cực phát huy vai trò là cơ quanthường trực của tỉnh về phòng chống tệ nạn mại dâm, chủ động phối hợpvới các ngành chức năng làm tốt công tác tham mưu cho cấp ủy, chínhquyền các cấp triển khai có hiệu quả nhiệm vụ phòng, chống mại dâm từtỉnh đến cơ sở Thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn,quản lý địa bàn, kiểm tra, đấu tranh xử lý vi phạm không để phát sinh tụđiểm mới, phức tạp

Sở LĐ-TB và XH tham mưu UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 22/KH-UBND ngày 22/2/2022 của UBND tỉnh kiểm tra việc chấp hành phápluật về phòng, chống mại dâm tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ trên địabàn tỉnh; Kế hoạch số 77/KH-UBND ngày 7/6/2022 triển khai thực hiệnNghị định số 116/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một sốđiều của Luật Phòng, chống ma túy, Luật Xử lý vi phạm hành chính vềcai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện ma túy [7]

Trang 12

Thực hiện Quyết định số 1629/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủvề Phê duyệt Chương trình phòng, chống mại dâm giai đoạn 2021-2025,UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 138 về thực hiện Chương trình phòng,chống mại dâm trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025 Với mục tiêu đếnnăm 2025, 100% các huyện, thành phố thực hiện lồng ghép nhiệm vụphòng, chống mại dâm với việc thực hiện các chương trình phát triểnkinh tế - xã hội, các chương trình an sinh, trợ giúp xã hội; xây dựng kếhoạch và tổ chức thực hiện các hoạt động đấu tranh phòng, chống mạidâm

Năm 2021, toàn tỉnh đã thực hiện 25 hội nghị truyền thông cho gần800 người tham gia, tọa đàm trao đổi thông tin tuyên truyền, vận độngnhân dân; treo 10 pa nô, khẩu hiệu; phát hành hơn 25 nghìn tờ rơi, 1.600tài liệu tuyên truyền về phòng chống tệ nạn mại dâm, phòng chống tộiphạm mua bán người vì mục đích mại dâm, bóc lột tình dục; dự phònglây nhiễm HIV và các bệnh lây truyền qua đường tình dục, phát đến cộngđồng thôn, xóm, tổ dân phố; xây dựng hơn 30 chương trình phát thanhtrên hệ thống đài phát thanh các cấp [7]

Sở GD và ĐT chỉ đạo 100% các trường học lồng ghép nội dungphòng, chống ma túy, mại dâm và phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS vàocác hoạt động của phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện,học sinh tích cực”; tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, hoạtđộng ngoại khóa về phòng, chống mại dâm.

Công tác tuyên truyền, giáo dục được đổi mới về nội dung và hìnhthức, đa dạng hóa về phương thức tuyên truyền, tập trung tiếp cận các địabàn trọng điểm, các đối tượng có nguy cơ cao; đẩy mạnh tuyên truyềntrên các phương tiện thông tin đại chúng

Năm 2023, Sở LĐ-TB và XH phối hợp chặt chẽ với Báo NamĐịnh, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh xây dựng nhiều chuyên trang,chuyên mục với nhiều bài viết tuyên truyền về công tác đấu tranh phòng,chống mại dâm ở các địa phương, đơn vị; phối hợp với Hội Liên hiệp Phụnữ tỉnh tổ chức 5 hội nghị tuyên truyền cho 500 cán bộ, hội viên về côngtác phòng, chống mại dâm và các tệ nạn xã hội khác; các phương thức,thủ đoạn hoạt động của mại dâm; tham gia vận động người dân cảnh giác,phát hiện, chủ động tố giác các hành vi đối tượng có dấu hiệu mại dâm.

2.1.2.2 Kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm

Cùng với công tác tuyên truyền, UBND tỉnh chỉ đạo các lực lượngchức năng và các cấp chính quyền trong tỉnh tăng cường nắm tình hình,đấu tranh phòng, chống mại dâm Trong đó, lực lượng Công an đã tậptrung chỉ đạo, huy động lực lượng, triển khai đồng bộ các biện pháp côngtác, chủ động phòng ngừa, tấn công trấn áp quyết liệt các hình thức mạidâm; triệt xóa các đường dây mại dâm…

Ngày đăng: 27/07/2024, 16:04

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w