1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Chính sách công: Đánh giá thực trạng thực hiện tiêu chí môi trường trong quá trình xây dựng nông thôn mới nâng cao tại các xã thuộc huyện Châu Phú, tỉnh An Giang

151 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đánh giá thực trạng thực hiện tiêu chí môi trường trong quá trình xây dựng nông thôn mới nâng cao tại các xã thuộc huyện Châu Phú, tỉnh An Giang
Tác giả Phạm Thị Mỹ Trinh
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Trần Thiện Khánh, TS. Nguyễn Hoàng Anh
Trường học Trường Đại học Bách Khoa - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Chính sách công
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố TP Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 151
Dung lượng 2,55 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU (15)
    • 1.1 Tính cấp thiết của đề tài (15)
    • 1.2. Mục tiêu và nội dung nghiên cứu (17)
      • 1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu (17)
      • 1.2.2. Nội dung nghiên cứu (17)
    • 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (17)
      • 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu (17)
      • 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu đề tài (0)
    • 1.4. Phương pháp nghiên cứu (18)
      • 1.4.1. Phương pháp luận: Định hướng nghiên cứu (18)
      • 1.4.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể (0)
    • 1.5. Ý nghĩa của đề tài (25)
      • 1.5.1. Ý nghĩa khoa học (25)
      • 1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn (0)
  • CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT, CƠ SỞ THỰC TIỄN VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ11 2.1. Cơ sở lý thuyết (0)
    • 2.1.1. Các khái niệm liên quan đến đề tài (25)
    • 2.1.2. Lý thuyết về phát triển nông thôn (26)
    • 2.1.3. Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (0)
    • 2.1.4. Tiêu chí môi trường xã nông thôn mới nâng cao (33)
    • 2.2. Cơ sở thực tiễn (0)
      • 2.2.1. Các vấn đề môi trường nông thôn ở Việt Nam (38)
      • 2.2.2 Một số nghiên cứu có liên quan (0)
      • 2.2.3. Mô hình nông thôn nâng cao mới tại xã Bình Mỹ, huyện Châu Phú (0)
    • 2.3. Cơ sở pháp lý (49)
  • CHƯƠNG III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (51)
    • 3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế ,xã hội của xã Bình Long và Xã Thạnh Mỹ Tây . 37 1. Xã Bình Long (0)
      • 3.1.2. Xã Thạnh Mỹ Tây (0)
    • 3.2. Thông tin người dân tham gia phỏng vấn (52)
    • 3.3. Đánh giá thực trạng thực hiện tiêu chí môi trường của Xã Bình Long và Xã Thạnh Mỹ Tây (0)
      • 3.3.1. Kết quả thực hiện tiêu chí môi trường của Xã Bình Long và Xã Thạnh Mỹ Tây (0)
      • 3.3.2. Chỉ tiêu 17.1. Khu kinh doanh, dịch vụ, chăn nuôi, giết mổ (gia súc, gia cầm), nuôi trồng thủy sản có hạ tầng kỹ thuật về bảo vệ môi trường (57)
      • 3.3.3. Chỉ tiêu 17.2. Tỷ lệ cơ sở sản xuất - kinh doanh, nuôi trồng thủy sản, làng nghề đàm bảo quy định về bảo vệ môi trường (57)
      • 3.3.4. Chỉ tiêu 17.3. Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn không nguy hại trên địa bàn được thu gom, xừ lý theo quy định (61)
      • 3.3.5. Chỉ tiêu 17.4 Tỷ lệ hộ gia đình thực hiện thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt băng biện pháp phù hợp, hiệu quả (0)
      • 3.3.6. Chỉ tiêu 17.5. Tỷ lệ hộ gia đình thực hiện phân loại chất thải rắn tại nguồn 53 3.3.7. Chỉ tiêu 17.6. Tỷ lệ chất thải rắn nguy hại trên địa bàn được thu gom, vận chuyển và xử lý đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường (0)
      • 3.3.8. Chỉ tiêu 17.7. Tỷ lệ chất thải hữu cơ, phụ phấm nông nghiệp được thu gom, tái sử dụng và tái chế thành nguyên liệu, nhiên liệu và các sản phẩm thân thiện với môi trường (76)
      • 3.3.10. Chỉ tiêu 17.9. Nghĩa trang, cơ sở hỏa táng (nếu có) đáp ứng các quy định của pháp luật và theo quy hoạch (0)
      • 3.3.11. Chỉ tiêu 17.10. Tỷ lệ sử dụng hình thức hỏa táng (80)
      • 3.3.12. Chỉ tiêu 17.11. Đất cây xanh sử dụng công cộng tại điểm dân cư nông thôn ≥4 m2/người (81)
      • 3.3.13. Chỉ tiêu 17.12. Tỷ lệ chất thải nhựa phát sinh trên địa bàn được thu gom, tái sử dụng, tái chế, xử lý theo quy định (0)
      • 3.3.14. Truyền thông về nông thôn mới (84)
      • 3.3.15. Đánh giá chung (85)
    • 3.4. Phân tích vai trò các bên liên quan trong việc thực hiện tiêu chí môi trường nông thôn mới nâng cao của huyện Châu Phú (0)
      • 3.4.1. Cấp tỉnh (87)
      • 3.4.2. Cơ quan quản lý nhà nước cấp huyện (89)
      • 3.4.3. Ủy ban nhân dân các xã (92)
      • 3.4.4. Ngân hàng (92)
      • 3.4.5. Doanh nghiệp (93)
      • 3.4.6. Người dân (93)
      • 3.4.7. Mối quan hệ giữa các bên liên quan (94)
    • 3.5. Phân tích SWOT trong việc thực hiện tiêu chí môi trường nông thôn mới nâng (0)
      • 3.5.1. Điểm mạnh (94)
      • 3.5.2. Điểm yếu (95)
      • 3.5.3. Cơ hội (96)
      • 3.5.4. Thách thức (96)
    • 3.6. Thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện tiêu chí môi trường nông thôn mới nâng cao của huyện Châu Phú (0)
      • 3.6.1. Thuận lợi (96)
      • 3.6.2. Khó khăn (97)
    • 3.7. Đề xuất giải pháp thực hiện tiêu chí môi trường nông thôn mới nâng cao cho huyện Châu Phú (0)
      • 3.7.1. Đề xuất giải pháp dựa trên phân tích SWOT (0)
      • 3.7.2. Đề xuất giải pháp dựa trên phân tích các bên liên quan (0)
  • CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ (0)
    • 4.1. Kết luận (108)
    • 4.2. Kiến nghị (108)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (0)
  • PHỤ LỤC (113)

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA --- PHẠM THỊ MỸ TRINH ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG THỰC HIỆN TIÊU CHÍ MÔI TRƯỜNG TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI NÂNG C

CƠ SỞ LÝ THUYẾT, CƠ SỞ THỰC TIỄN VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ11 2.1 Cơ sở lý thuyết

Các khái niệm liên quan đến đề tài

❖ Khái niệm về nông thôn:

Nông thôn là vùng khác vùng đô thị mà ở đó có cộng đồng chủ yếu là nông dân làm nghề chính là nông nghiệp, có mật độ dân cư thấp hơn, có kết cấu hạ tầng kém phát triển hơn, có mức độ phúc lợi xã hội thua kém hơn, có trình độ dân trí, trình độ tiếp cận thị trường và sản xuất hàng hóa thấp hơn

❖ Khái niệm về môi trường

Luận văn thạc sĩ Trang 12

Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo có quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và tự nhiên

❖ Khái niệm về ô nhiễm môi trường Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật Sự biến đổi của các thành phần môi trường có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là các chất thải gây ô nhiễm, thường là các chất thải dưới dạng nguyên liệu, thành phẩm, phế phẩm, chế phẩm

❖ Ô nhiễm môi trường nông thôn:

Nguồn gây ô nhiễm chính gồm có:

- Chất thải trong sản xuất nông nghiệp: chất thải chăn nuôi hộ gia đình, các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật còn tồn dư gây ô nhiễm đất, nước mặt, nước ngầm

- Chất thải sinh hoạt: rác thải sinh hoạt, nước thải đổ xuống sông, rạch, xác động vật trôi nổi gây ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước, tiềm ẩn nguy cơ gây bệnh cho con người

Các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp nhỏ lẻ thường không thực hiện nghiêm túc công tác xử lý các chất thải, dẫn đến tình trạng đổ trực tiếp các chất thải này ra môi trường xung quanh, gây ô nhiễm nghiêm trọng Hậu quả là không khí, nguồn nước, đất đai bị hủy hoại, gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe cho người dân trong khu vực.

Do ý thức của người dân còn hạn chế cùng sự quản lý lỏng lẻo của cơ quan chức năng nên vấn đề môi trường nông thôn đang ngày càng trở nên nghiêm trọng

Lý thuyết về phát triển nông thôn

Phát triển nông thôn là một phạm trù rộng được nhận thức với rất nhiều quan điểm khác nhau

Theo Ngân hàng Thế Giới định nghĩa: “Phát triển nông thôn là một chiến lược nhằm cải thiện các điều kiện sống kinh tế và xã hội của một nhóm người cụ thể-người nghèo ở vùng nông thôn Nó giúp những người nghèo nhất trong những người dân sống ở các vùng nông thôn được hưởng lợi ích từ sự phát triển”

Quan điểm khác lại cho rằng, phát triển nông thôn nhằm nâng cao về vị thể kinh tế và xã hội cho người dân nông thôn qua việc sử dụng có hiệu quả cao các nguồn lực của địa phương bao gồm nhân lực, vật lực và tài lực Phát triển nông thôn có tác động theo nhiều khía cạnh khác nhau Phát triển nông thôn là quá trình thực hiện hiện đại hóa nền văn hóa nông thôn, nhưng vẫn bảo tồn được những giá trị truyền thống thông qua việc

Luận văn thạc sĩ Trang 13 ứng dụng khoa học và công nghệ Đồng thời đây là quá trình thu hút mọi người dân tham gia vào các chương trình phát triển, nhằm mục tiêu cải thiện chất lượng cuộc sống của các cư dân nông thôn

Khái niệm phát triển nông thôn mang tính toàn diện, đảm bảo tính bền vững về môi trường Vì vậy trong điều kiện của Việt Nam, được tổng kết từ các chiến lược kinh tế xã hội của Chính phủ, thuật ngữ này được hiểu: “Phát triển nông thôn là một quá trình cải thiện có chủ ý một cách bền vững về kinh tế, xã hội, văn hóa và môi trường, nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân nông thôn và có sự hỗ trợ tích cực của Nhà nước và các tổ chức khác”

Theo Nguyễn Ngọc Nông (2004), xây dựng và phát triển nông thôn là vấn đề phức tạp và rộng lớn Nó liên quan đến nhiều ngành khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật, khoa học xã hội và nhân văn Sự tuỳ tiện, chủ quan và chắp vá trong việc xây dựng và phát triển nông thôn sẽ gây nên những lãng phí lo lớn về tài nguyên thiên nhiên, cơ sở vật chất, sức lao động, làm ảnh hưởng đạt hiệu quả và tốc độ phát triển kinh tế xã hội nói chung Phát triển nông thôn được thể hiện trên nhiều mặt như: kinh tế nông thôn, xã hội nông thôn, địa lý tự nhiên và môi trường nông thôn Việc nghiên cứu nông thôn có thể đi sâu vào các khía cạnh cụ thể hơn như: vấn đề hoạt động của nông nghiệp và công nghiệp hoá nông thôn, vấn đề đô thị hoá nông thôn, dân số và lao động nông thôn, đời sống của các tầng lớp dân cư nông thôn

Khoa học phát triển nông thôn nghiên cứu các vấn đề chủ yếu về kinh tế xã hội nông thôn ở tầm vĩ mô như: toàn quốc, vùng, tỉnh, huyện, đảm bảo sự phát triển tổng hoà trên các lĩnh vực hoạt động kinh tế, xã hội, môi trường, thể hiện mối quan hệ phát triển tương hỗ giữa các khu vực đô thị và nông thôn trong phạm vi vùng nghiên cứu Mặt khác phát triển nông thôn cũng có thể nghiên cứu ở tầm vi mô về kinh tế xã hội nông thôn như: xã, bản, làng, thôn, xóm đến các hộ gia đình nông thôn Phát triển nông thôn không thể tách rời nông thôn với đô thị mà phải thể hiện mối quan hệ chặt chẽ, cộng sinh giữa nông thôn và thành thị trong vùng nghiên cứu dựa theo các tiêu chí của phát triển kinh tế xã hội

Quy hoạch phát triển nông thôn là một bộ môn khoa học tổng hợp liên quan đến các lĩnh vực kinh tế, xã hội và nhân văn Đó là quy hoạch tổng thể trên vùng không gian sống và sinh hoạt của mọi sinh vật gồm loài người, động vật thực vật Mục tiêu của quy

Luận văn thạc sĩ Trang 14 hoạch là đáp ứng sự phát triển liên lạc và bền vững của con người trên các mặt kinh tế văn hoá, xã hội, môi trường và nâng cao giá trị cuộc sống Để thực hiện được chức năng đó, nhiệm vụ của khoa học phát triển nông thôn là:

- Nghiên cứu những phương hướng, giải pháp tăng trưởng và phát triển nhanh kinh tế nông thôn một cách bền vững

- Nghiên cứu xây dựng cơ cấu kinh tế nông thôn hợp lý nghiên cứu các hình thái kinh tế thích hợp ở nông thôn, tăng cường kết cấu hạ tầng và các chính sách phát triển nông thôn

- Nghiên cứu những giải pháp phát triển xã hội nông thôn dựa trên các chỉ số phát triển con người HDI (Human Development Indicators) Đó là nâng cao mức sống của người dân, đảm bảo công bằng xã hội, nâng cao trình độ giáo dục đào tạo, tri thức, sức khoẻ, nâng cáo tuổi thọ bình quân

- Nghiên cứu các biện pháp khai thác và sử dụng một cách có hiệu quả các nguồn tài nguyên, các loại nguồn lực gắn với việc bảo tồn và tái tạo lài nguyên, cải thiện môi trường sinh thái để phát triển bền vững

2.1.3 Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới

Là nông thôn mà trong đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của người dân không ngừng được nâng cao, giảm dần sự cách biệt giữa nông thôn và thành thị Nông dân được đào tạo, tiếp thu các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến, có bản lĩnh chính trị vững vàng, đóng vai trò làm chủ nông thôn mới

Nông thôn mới có kinh tế phát triển toàn diện, bền vững, cơ sở hạ tầng được xây dựng đồng bộ, hiện đại, phát triển theo quy hoạch, gắn kết hợp lý giữa nông nghiệp với công nghiệp, dịch vụ và đô thị Nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc, môi trường sinh thái được bảo vệ Sức mạnh của hệ thống chính trị được nâng cao, đảm bảo giữ vững an ninh chính trị và trật tự xã hội

❖ Đặc trưng của nông thôn mới

- Kinh tế phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của cư dân nông thôn được nâng cao;

- Nông thôn phát triển theo quy hoạch, có kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội hiện đại, môi trường sinh thái được bảo vệ;

Luận văn thạc sĩ Trang 15

- Dân trí được nâng cao, bản sắc văn hóa dân tộc được giữ gìn và phát huy;

- An ninh tốt, quản lý dân chủ

- Chất lương hệ thống chính trị được nâng cao

❖ Xây dựng nông thôn mới

Xây dựng nông thôn mới là cuộc cách mạng và cuộc vận động lớn để cộng đồng dân cư ở nông thôn đồng lòng xây dựng thôn, xã, gia đình của mình khang trang, sạch đẹp; phát triển sản xuất toàn diện (nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ); có nếp sống văn hoá, môi trường và an ninh nông thôn được đảm bảo; thu nhập, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao

Xây dựng nông thôn mới là sự nghiệp cách mạng của toàn Đảng, toàn dân, của cả hệ thống chính trị Nông thôn mới không chỉ là vấn đề kinh tế - xã hội, mà là vấn đề kinh tế - chính trị tổng hợp

Tiêu chí môi trường xã nông thôn mới nâng cao

Bảng 2.1 Nội dung tiêu chí môi trường xã nông thôn mới nâng cao theo Quyết định số 318/QĐ-TTg ngày 08 tháng 03 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ

Nộỉ dung tiêu chí 17: Tiêu chí môi trường

Chỉ tiêu theo vùng Trung du miền núi phía Bắc Đồng bằng sông Hồng

Bắc Trung Bộ Duyên hải Nam Trung Bộ

Tây Nguyên Đông Nam Bộ Đồng bằng sông Cưu Long

17.1 Khu kinh doanh, dịch vụ, chăn nuôi, giết mổ (gia súc, gia cầm), nuôi trồng thủy sản có hạ tầng kỹ thuật về bảo vệ môi trường Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt

17.2 Tỷ lệ cơ sở sản xuất - kinh doanh, nuôi trồng thủy sản, làrig nghề đàm bảo quy định về bảo vệ môi trường

Luận văn thạc sĩ Trang 20

17.3 Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn không nguy hại trên địa bàn được thu gom, xừ lý theo quy định

17.4 Tỷ lệ hộ gia đình thực hiện thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt băng biện pháp phù họp, hiệu quả

17.5 Tỷ lệ hộ gia đình thực hiện phân loại chất thải rắn tại nguồn

17.6 Tỷ lệ chất thải rắn nguy hại trên địa bàn được thu gom, vận chuyển và xừ lý đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường

17.7 Tỷ lệ chất thải hữu cơ, phụ phấm nông nghiệp được thu gom, tái sử dụng và tái chế thành nguyên liệu, nhiên liệu và các sản phẩm thân thiện với môi trường

17.8 Tỷ lệ cơ sờ chăn nuôi bảo đảm các quy định về vệ sinh thú y, chăn nuôi và bảo vệ môi trường

17.9 Nghĩa trang, cơ sở hỏa táng (nếu có) đáp ứng các quy định của pháp luật và theo quy hoạch

UBND cấp tỉnh quy định cụ thể

17.10 Tỷ lệ sử dụng hình thức hỏa táng >5% >5% >10% >5% >5% >5% >10% >10%

17.11 Đất cây xanh sử dụng công cộng tại điểm dân cư nông thôn

>4m 2 / người Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố chỉ tiêu cụ thể

17.12 Tỷ lệ chất thài nhựa phát sinh trên địa bàn được thu gom, tái sử dụng, tái chế, xử lý theo quy định

Luận văn thạc sĩ Trang 21

Quyết định 1261/QĐ-UBND ngày 22/6/2022 của UBND tỉnh An Giang về việc ban hành

Bộ tiêu chí xã Nông thôn mới nâng cao tỉnh An Giang giai đoạn 2021-2026 Các nội dung của tiêu chí môi trường được điều chỉnh và áp dụng cho phù hợp với điều kiện của tỉnh như sau:

Bảng 2.2 Nội dung tiêu chí môi trường xã nông thôn mới nâng cao theo Quyết định 1261/QĐ-UBND ngày 22/6/2022 của UBND tỉnh An Giang

TT Tiêu chí Tên chỉ tiêu Tiêu chuẩn

17.1 Khu kinh doanh, dịch vụ, chăn nuôi, giết mổ (gia súc, gia cầm), nuôi trồng thủy sản có hạ tầng kỹ thuật về bảo vệ môi trường Đạt

17.2 Tỷ lệ cơ sở sản xuất - kinh doanh, nuôi trồng thủy sản, làrig nghề đàm bảo quy định về bảo vệ môi trường 100% 17.3 Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn không nguy hại trên địa bàn được thu gom, xừ lý theo quy định ≥95% 17.4 Tỷ lệ hộ gia đình thực hiện thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt băng biện pháp phù họp, hiệu quả ≥35% 17.5 Tỷ lệ hộ gia đình thực hiện phân loại chất thải rắn tại nguồn ≥50%

17.6 Tỷ lệ chất thải rắn nguy hại trên địa bàn được thu gom, vận chuyển và xừ lý đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường

17.7 Tỷ lệ chất thải hữu cơ, phụ phấm nông nghiệp được thu gom, tái sử dụng và tái chế thành nguyên liệu, nhiên liệu và các sản phẩm thân thiện với môi trường

17.8 Tỷ lệ cơ sờ chăn nuôi bảo đảm các quy định về vệ sinh thú y, chăn nuôi và bảo vệ môi trường ≥85% 17.9 Nghĩa trang, cơ sở hỏa táng (nếu có) đáp ứng các quy định của pháp luật và theo quy hoạch Đạt

17.10 Tỷ lệ sử dụng hình thức hỏa táng ≥10% 17.11 Đất cây xanh sử dụng công cộng tại điểm dân cư nông thôn ≥4 m 2 /người Đạt

Luận văn thạc sĩ Trang 22

17.12 Tỷ lệ chất thải nhựa phát sinh trên địa bàn được thu gom, tái sử dụng, tái chế, xử lý theo quy định

Bảng 2.3 So sánh tiêu chí môi trường xã nông thôn mới và xã nông thôn mới nâng cao của tỉnh An Giang

Tên chỉ tiêu Tiêu chuẩn đạt NTM mới

Tiêu chuẩn đạt NTM mới nâng cao

17.1 Khu kinh doanh, dịch vụ, chăn nuôi, giết mổ (gia súc, gia cầm), nuôi trồng thủy sản có hạ tầng kỹ thuật về bảo vệ môi trường

17.2 Tỷ lệ cơ sở sản xuất - kinh doanh, nuôi trồng thủy sản, làng nghề đàm bảo quy định về bảo vệ môi trường

17.3 Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn không nguy hại trên địa bàn được thu gom, xừ lý theo quy định

17.4 Tỷ lệ hộ gia đình thực hiện thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt băng biện pháp phù họp, hiệu quả

17.5 Tỷ lệ hộ gia đình thực hiện phân loại chất thải rắn tại nguồn

17.6 Tỷ lệ chất thải rắn nguy hại trên địa bàn được thu gom, vận chuyển và xừ lý đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường

Luận văn thạc sĩ Trang 23

17.7 Tỷ lệ chất thải hữu cơ, phụ phấm nông nghiệp được thu gom, tái sử dụng và tái chế thành nguyên liệu, nhiên liệu và các sản phẩm thân thiện với môi trường

17.8 Tỷ lệ cơ sờ chăn nuôi bảo đảm các quy định về vệ sinh thú y, chăn nuôi và bảo vệ môi trường

17.9 Nghĩa trang, cơ sở hỏa táng (nếu có) đáp ứng các quy định của pháp luật và theo quy hoạch Đạt Đạt

17.10 Tỷ lệ sử dụng hình thức hỏa táng Không quy định

17.11 Đất cây xanh sử dụng công cộng tại điểm dân cư nông thôn Đạt (≥2 m 2 /người) Đạt (≥4 m 2 /người)

17.12 Tỷ lệ chất thải nhựa phát sinh trên địa bàn được thu gom, tái sử dụng, tái chế, xử lý theo quy định

Cơ sở thực tiễn

2.2.1 Các vấn đề môi trường nông thôn ở Việt Nam

2.2.2.1 Vấn đề nước sạch và môi trường

Bảng 2.4 Tỷ lệ hộ theo nguồn nước ăn chính

Tỷ lệ hộ sử dụng dụng nước (%)

Nước máy Nước giếng khoan

Giếng đào được bảo vệ

II Vùng kinh tế - xã hội

1 Trung du và miền núi phía Bắc

(Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam, 2020)

Theo Báo cáo Tổng điều tra dân số và nhà ở của Tổng cục Thống kê (2020), tỷ lệ hộ tiếp cận nước máy chỉ chiếm khoảng 52% Trong khi đó, có 22,8% hộ sử dụng nguồn nước giếng khoan, và 11,4% hộ sử dụng giếng đào được bảo vệ Đặc biệt, xem xét tỷ lệ này giữa thành thị và nông thôn trên toàn quốc có thể thấy sự chênh lệch rất lớn khi tỷ lệ hộ gia đình tại thành thị tiếp cận được nước máy đạt 84,2% trong khi tại nông thôn chỉ đạt 34,8% Tỷ lệ tiếp cận nước sạch tại Việt Nam có sự chênh lệch đáng kể giữa các địa phương với nhau Có thể chia các tỉnh/thành phố thành ba nhóm gồm (1) tiếp cận cao, (2) tiếp cận trung bình và (3) tiếp cận thấp Nhóm (1) gồm các địa phương có tỷ lệ tiếp cận nước sạch trên 80% như TP Hồ Chí Minh (91,5%), Thừa Thiên Huế (92,4%), Hải Dương (90,1%), An Giang (90,9%), Hải Phòng (85%), Bà Rịa - Vũng Tàu (83,61%); Nhóm (2) gồm các địa phương có tỷ lệ tiếp cận nước sạch 50-79% như Hà Nội (66,5%), Bình Dương (63,38%), Quảng Ninh (64,9%), Nam Định (63,52%); Nhóm (3) gồm các

Luận văn thạc sĩ Trang 25 địa phương có tỷ lệ tiếp cận nước sạch dưới 50% như Lâm Đồng (31,9%), Nghệ An (25,9%), Thanh Hóa (28,9%), Thái Nguyên (29,9%)…

Việc không được đáp ứng về nước hợp vệ sinh và vệ sinh môi trường sẽ gây ra các loại bệnh liên quan tới nước cho cộng đồng dân cư, và đặc biệt là những người nghèo Theo các số liệu thống kê, những bệnh tiêu chảy liên quan tới điều kiện vệ sinh kém, chất lượng nước không đảm bảo đã gây ra 1,73 triệu người chết mỗi năm trên thế giới (Hunter et al, 2005) Ngoài ra, theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Quỹ nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF) hiện có khoảng 663 triệu người không được tiếp cận các nguồn nước uống (WHO, 2015) Tại Việt Nam, đã có nhiều công trình công bố bệnh tật bị gây ra bởi nguồn nước ô nhiễm và kém chất lượng Nghiên cứu của dự án sáng kiến vệ sinh cho thấy rằng những bệnh liên quan tới nước cấp và vệ sinh gây tổn hại, tác động kinh tế hàng năm khoảng 265 triệu USD ở Việt Nam (World Bank, 2021)

2.2.2.2 Lạm dụng phân bón thuốc trừ sâu

Cùng với việc đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp việc sử dụng hóa chất nông nghiệp đã gia tăng nhanh chóng ở Việt Nam Lượng và loại thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) bắt đầu tăng từ những năm 1970s, đặc biệt tăng nhanh từ cuối những năm 1980s đến

2010 Từ chỗ chỉ có 77 loại hoạt chất được cho phép sử dụng năm 1991, đến năm

2010 có 437 thuốc trừ sâu, 304 thuốc diệt nấm và 160 thuốt diệt cỏ được cho phép sử dụng (Bộ Nông nghiệp & PTNT, 2010) Trong hai thập niên này số lượng thuốc BVTV nhập khẩu tăng từ 20.300 lên 72.560 tấn (Bộ Nông nghiệp & PTNT, 2010) Ở đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL) việc sử dụng và quản lý thuốc BVTV đã bắt đầu là mối quan tâm lớn trong quá trình phát triển nông nghiệp Việc sử dụng thuốc ở khu vực này cao hơn so với những vùng khác trong nước Chẳng hạn như, trung bình số lần phun thuốc trừ sâu ở khu vực này (5.3 lần/vụ) cao hơn đồng bằng sông Hồng (1.0 lần/vụ) (Ủy ban Sông Mêkong, 2007) Theo thống kê mới nhất hiện nay, trong khi lượng phân bón vô cơ ở khu vực ĐBSCL được sử dụng cao hơn 25,3% so với trung bình cả nước, lượng thuốc BVTV hóa học cũng cao hơn mức trung bình cả nước tới 71,9%, cá biệt có tỉnh gấp 3 lần (Cục Bảo vệ Thực vật, 2021)

Giá thành rẻ, phổ tác dụng của thuốc rộng, sự bùng phát của sâu bệnh và sự quản lý yếu là những nguyên nhân chính cho thực trạng này Thuốc BVTV được xem là tác nhân có ích trong việc kiểm soát và phòng ngừa sâu bệnh Việc sử dụng theo hướng lạm

Luận văn thạc sĩ Trang 26 dụng thuốc BVTV, thiếu kiểm soát và sử dụng sai quy trình đã gây ra những hệ lụy xấu đối với sản xuất, môi trường, hệ sinh thái, sức khỏe cộng đồng và phát triển bền vững Ở ÐBSCL, dư lượng thuốc BVTV đã phát hiện trong máu của 35% nông dân được xét nghiệm và đây có thể là nguyên nhân gây ra những bệnh nguy hiểm như ung thư và các dạng u bướu khác (Dasgupta et al., 2005) Ô nhiễm dư lượng thuốc BVTV còn gây ra những tác hại nghiêm trọng khác ảnh hưởng đến môi trường nước, ngăn cản sự sinh trưởng và cấu trúc của hệ sinh thái thủy vực (Margni et al , 2002) Ô nhiễm dư lượng thuốc làm cho nguồn nước mất giá trị sử dụng (Phuong and Gopalakrishnan, 2003), nhất là nguồn nước mặt ở vùng nông thôn ÐBSCL vì đây là nguồn nước chính cho tưới tiêu trong nông nghiệp, cho sinh hoạt hằng ngày, đặc biệt là nguồn nước dùng cho mục đích nấu ăn và nước uống Ngoài ra, còn ô nhiễm do thuốc BVTV còn làm mất cân bằng tự nhiên, suy giảm đa dạng của sinh động vật, xuất hiện nhiều loại dịch hại mới, dẫn tới tình trạng kháng thuốc của sinh vật gây hại (Cục Bảo vệ Thực vật, 2021)

Theo Báo cáo Hiện trạng Môi trường quốc gia vừa được Bộ TN&MT công bố vào giữa tháng 11/2021, cả nước hiện có 4.575 làng nghề, trong đó có 1.951 làng nghề được công nhận Tuy nhiên, công tác BVMT tại các làng nghề hiện nay chưa được quan tâm đúng mức, rất ít làng nghề có hệ thống thu gom và xử lý CTR cũng như hệ thống xử lý XLNT

Báo cáo công tác BVMT của Bộ Nông nghiệp và PTNT năm 2020 cũng chỉ rõ, có 16,1% làng nghề có hệ thống XLNT tập trung đạt yêu cầu về BVMT; tỷ lệ làng nghề có điểm thu gom CTR công nghiệp chỉ đạt 20,9% Nước thải từ làng nghề thường thải trực tiếp ra hệ thống kênh, rạch chung, tác động xấu tới cảnh quan, ô nhiễm môi trường Nhiều làng nghề có lưu lượng nước thải lớn, xả ra các kênh, mương vốn làm nhiệm vụ tiêu thoát nước mưa, dẫn đến nước thải không lưu thông, gây ô nhiễm môi trường trầm trọng Cùng với đó, nguồn thải gây ô nhiễm môi trường không khí tại các làng nghề phát sinh chủ yếu từ việc sử dụng than làm nhiên liệu, sử dụng hóa chất trong dây chuyền công nghệ sản xuất Trong đó, nhóm làng nghề có thải lượng ô nhiễm lớn nhất là tái chế kim loại, nhựa Quá trình tái chế và gia công, xử lý bề mặt, phun sơn, đánh bóng bề mặt sản phẩm, nung, sấy, tẩy trắng, khí thải lò rèn…đã làm phát sinh bụi và các khí thải như SO2, NO2 , hơi axit và kiềm Điển hình là làng nghề tái chế nhựa Trung Văn (Hà Nội), làng

Luận văn thạc sĩ Trang 27 nghề đúc đồng Đại Bái (tỉnh Bắc Ninh), làng nghề tái chế nhôm Bình Yên (tỉnh Nam Định)… Đáng chú ý, trong số 47 làng nghề ô nhiễm nghiêm trọng, khu vực miền Bắc có số lượng lớn nhất với 34 làng nghề (chiếm 72,3%), khu vực miền Trung có 11 làng nghề (chiếm 23,4%) và khu vực miền Nam có 2 làng nghề (chiếm 4,3%); trong đó, các làng nghề như: chế biến lương thực, thực phẩm, chăn nuôi và giết mổ gia súc, gia cầm, quá trình phân hủy các chất hữu cơ trong nước thải và CTR gây ô nhiễm mùi cũng đã tạo nên các khí ô nhiễm như SO2, NO2, H2S, NH3; làng nghề ươm tơ, dệt, nhuộm vải và thuộc da thường bị ô nhiễm bởi các khí SO2, NO2; làng nghề thủ công mỹ nghệ thường bị ô nhiễm nặng bởi khí SO2 phát sinh từ quá trình xử lý chống mốc cho các sản phẩm Với thực trạng ô nhiễm như hiện nay, các chuyên gia đánh giá nguyên nhân là do đặc thù sản xuất, khu vực làng nghề chỉ quan tâm, chú trọng đầu tư vào phát triển sản xuất, nhiều nơi chưa quan tâm thỏa đáng tới vấn đề bảo vệ môi trường và bảo hộ lao động Nguồn vốn đầu tư để mở rộng sản xuất, kinh doanh hạn chế, thiết bị công nghệ chế biến thô sơ, số cơ sở sản xuất, kinh doanh áp dụng dây chuyền sản xuất hiện đại còn ít

Thêm vào đó, hầu hết các hộ làm nghề trên cùng diện tích sinh sống của gia đình, xen kẽ trong khu dân cư nên mặt bằng hạn chế, dẫn đến việc phân khu sản xuất, đầu tư cơ sở hạ tầng chưa được đồng bộ, việc thực hiện các biện pháp xử lý chất thải ra môi trường còn gặp rất nhiều khó khăn…

2.2.2.4 Ô nhiễm do hoạt động chăn nuôi

Theo World Bank (2017) Trong những thập kỷ qua, chăn nuôi là một trong những ngành nông nghiệp phát triển nhanh nhất tại Việt Nam Năm 2015, ngành này đóng góp khoảng 32% giá trị sản xuất nông nghiệp Chăn nuôi bán công nghiệp và công nghiệp chiếm 64,2% giá trị sản xuất ngành chăn nuôi; các cơ sở chăn nuôi quảng canh và tận dụng chiếm phần còn lại Với xu hướng ngày càng tăng về sản lượng và chăn nuôi thâm canh, các vấn đề quản lý chất thải sẽ tiếp tục phát sinh và trở nên nghiêm trọng hơn nữa trong những thập kỷ tới nếu chính quyền các cấp không thực hiện các chiến lược hiệu quả để quản lý tốt hơn các vấn đề này Ô nhiễm từ các cơ sở chăn nuôi chủ yếu đến từ phân, thức ăn, thuốc và hóa chất Khi thải ra môi trường, chúng gây ô nhiễm đất, nước mặt, nước ngầm và không khí Đã có bằng chứng địa phương về ô nhiễm môi trường do chất thải từ các cơ sở chăn nuôi, mặc dù rất ít số liệu định lượng có sẵn về mức độ ô nhiễm

Luận văn thạc sĩ Trang 28 của đất, nước mặt, nước ngầm, và ô nhiễm không khí, hoặc tác động tới các hệ sinh thái và sức khỏe cộng đồng Có mối quan tâm quan trọng là việc sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi Hơn 45 loại kháng sinh được báo cáo là đã được sử dụng rộng rãi trong sản xuất chăn nuôi ở Việt Nam Khoảng 60% mẫu thức ăn chăn nuôi từ các cơ sở chăn nuôi lợn chứa ít nhất một loại thuốc kháng sinh từ các nhóm tetracycline và tylosin

Tổng khối lượng phân động vật được tạo ra trên toàn quốc vào khoảng 80 triệu tấn mỗi năm Lợn chiếm 30%, gia cầm 29%, bò 23%, trâu và các động vật khác chiếm 18%

Khu vực đồng bằng sông Hồng là nơi thải ra nhiều chất thải chăn nuôi nhất, chủ yếu từ các cơ sở chăn nuôi lợn quy mô lớn tập trung gần các thành phố lớn như Hà Nội, TP HCM, Đồng Nai, Thái Bình Các vấn đề ô nhiễm đất, nước và không khí do chăn nuôi gây ra đã được phản ánh trên các phương tiện truyền thông, nhưng công tác giám sát môi trường và thực thi quy định còn yếu kém Cần có sự đầu tư mạnh mẽ của chính phủ và hợp tác chặt chẽ từ các nhà sản xuất để giải quyết những vấn đề này.

2.2.2.5 Ô nhiễm do chất thải rắn sinh hoạt

Bảng 2.5 Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt được thu gom, xử lý tại khu vực đô thị

Khối lượng phát sinh (tấn/ngày)

Khối lượng thu gom (tấn/ngày)

2 Trung du và miền núi phía Bắc 2.740 2.255 82,3%

3 Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền

6 Đồng bằng sông Cửu Long 3.577 3.159 88,3%

Luận văn thạc sĩ Trang 29

(Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2020)

Tại khu vực nông thôn, việc thu gom, vận chuyển CTRSH phần lớn là do các hợp tác xã, tổ đội thu gom tự quản đảm nhiệm với chi phí thu gom thỏa thuận với người dân đồng thời có sự chỉ đạo của chính quyền địa phương Mức thu và cách thu tùy thuộc vào từng địa phương

Cơ sở pháp lý

Khi thực hiện luận văn về nông thôn mới nâng cao, cần dựa trên cơ sở pháp lý có liên quan Điều này giúp đảm bảo rằng luận văn của bạn không chỉ có cơ sở lý thuyết vững chắc mà còn tuân thủ các quy định pháp luật hiện hành Để đánh giá được thực trạng thực hiện tiêu chí môi trường trong quá trình xây dựng nông thôn mới nâng cao tại các xã thuộc huyện Châu Phú, tỉnh An Giang, luận văn dựa trên các Quyết định có liên quan về Ban hành bộ tiêu chí nông thôn mới nâng cao, quy định rõ các tiêu chuẩn cần đạt được của từng chỉ tiêu, phương pháp xác định, đánh giá mức độ đạt được chỉ tiêu Cụ thể là:

Quyết định số 263/QĐ-TTg ngày 22 tháng 02 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025;

Quyết định số 318/QĐ-TTg ngày 08 tháng 03 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc Ban hành Bộ tiêu chí Quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí Quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025;

Quyết định 1261/QĐ-UBND ngày 22/6/2022 của UBND tỉnh An Giang về việc ban hành Bộ tiêu chí xã Nông thôn mới nâng cao tỉnh An Giang giai đoạn 2021-2026

Quyết định 2804/QĐ-UBND ngày 17/11/2022 của UBND tỉnh An Giang về việc Ban hành hướng dẫn phương pháp xác định, đánh giá mức độ đạt tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao tỉnh An Giang giai đoạn 2021 – 2025

Quyết định 2699/QĐ-UBND ngày 08/11/2022 của UBND tỉnh An Giang về việc Ban hành hướng dẫn phương pháp xác định, đánh giá mức độ đạt tiêu chí xã nông thôn mới tỉnh An Giang giai đoạn 2021 – 2025

Luận văn thạc sĩ Trang 36

Hướng dẫn số 218/HD-VPĐPNTM ngày 04/11/2022 của Văn phòng điều phối Nông thôn mới tỉnh An Giang về điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận xã đạt chuẩn Nông thôn mới, Nông thôn mới nâng cao và Nông thôn mới kiểu mẫu giai đoạn 2021-2025

Luận văn thạc sĩ Trang 37

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Thông tin người dân tham gia phỏng vấn

Nghiên cứu thực hiện phỏng vấn 200 người dân (100 người/xã) Kết quả xử lý thông tin cho thấy ở xã Bình Long có 70% Nam và 30% nữ tham gia phỏng vấn, ở xã Thạnh

Mỹ Tây có 56% Nam và 44% Nữ tham gia phỏng vấn Người tham gia phỏng vấn ở xã Bình Long đa số thuộc nhóm tuổi từ trung niên từ 41-50 tuổi (32%) và người già từ 51 –

60 tuổi (33%) Trong khi ở xã Thạnh Mỹ Tây đa số thuộc nhóm tổi trẻ từ 31 – 40 tuổi (41%) và 41- 49 tuổi (39%) Nhóm nghề nghiệp chính ở xã Bình Long là Làm ruộng, làm rẫy, buôn bán nhỏ và Nhân viên văn phòng, còn ở xã Thanh Mỹ Tây là nhóm Làm ruộng, chăn nuôi, kinh doanh, buôn bán nhỏ Trình độ học vấn nhìn chung ở mức thấp đến trung

Luận văn thạc sĩ Trang 39 bình Nhóm Biết chữ không có bằng cấp và Tiểu học còn chiếm tỷ cao Các hộ gia đình có nhân khẩu đa số từ 3-4 người

Hình 3.1 Giới tính của người dân tham gia phỏng vấn

Hình 3.2 Độ tuổi của người dân tham gia phỏng vấn ở xã Bình Long

Tỉlệ% sốhộđược phỏng vấn

Xã Bình Long Xã Thạnh Mỹ Tây

18 – 30 tuổi 31 – 40 tuổi 41 – 50 tuổi 51 đến 60 tuổi Trên 60 tuổi Tỉlệ% sốhộđược phỏng vấn

Xã Bình Long Xã Thạnh Mỹ Tây

Luận văn thạc sĩ Trang 40

Hình 3.3 Nghề nghiệp của người dân tham gia phỏng vấn

Hình 3.4 Trình độ học vấn của người dân tham gia phỏng vấn ở xã Bình Long

Tỉlệ% sốhộđược phỏng vấn

Xã Bình Long Xã Thạnh Mỹ Tây

Biết chữ, không có bằng cấp

Tiểu học Trung học cơ sở

Trung cấp/Cao đẳng Đại học Sau đại học Tỉlệ% sốhộdân được phỏng vấn

Xã Bình Long Xã Thạnh Mỹ Tây

Luận văn thạc sĩ Trang 41

Hình 3.5 Số nhân khẩu của hộ gia đình tham gia phỏng vấn

Hình 3.6 Thu nhập của người dân tham gia phỏng vấn ở xã Bình Long

3.3 Đánh giá thực trạng thực hiện tiêu chí môi trường của Xã Bình Long và Xã Thạnh Mỹ Tây

3.3.1 Kết quả thực hiện tiêu chí môi trường của Xã Bình Long và Xã Thạnh Mỹ Tây

1 người 2 người 3 người 4 người 5 người 6 người Tỉlệ% sốhộdân được phỏng vấn

Xã Bình Long Xã Thạnh Mỹ Tây

Từ 20 đến dưới 25 triệu Tỉlệ% sốhộdân được phỏng vấn

Xã Bình Long Xã Thạnh Mỹ Tây

Luận văn thạc sĩ Trang 42

Bảng 3.1 Kết quả thực hiện tiêu chí môi trường của Xã Bình Long và Xã Thạnh Mỹ Tây

Tên chỉ tiêu Tiêu chuẩn

17.1 Khu kinh doanh, dịch vụ, chăn nuôi, giết mổ (gia súc, gia cầm), nuôi trồng thủy sản có hạ tầng kỹ thuật về bảo vệ môi trường Đạt Đạt Đạt

17.2 Tỷ lệ cơ sở sản xuất - kinh doanh, nuôi trồng thủy sản, làrig nghề đàm bảo quy định về bảo vệ môi trường 100% Đạt Đạt

17.3 Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn không nguy hại trên địa bàn được thu gom, xừ lý theo quy định

17.4 Tỷ lệ hộ gia đình thực hiện thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt bằng biện pháp phù hợp, hiệu quả ≥35% Đạt Đạt 17.5 Tỷ lệ hộ gia đình thực hiện phân loại chất thải rắn tại nguồn ≥50% Đạt Đạt 17.6 Tỷ lệ chất thải rắn nguy hại trên địa bàn được thu gom, vận chuyển và xừ lý đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường

17.7 Tỷ lệ chất thải hữu cơ, phụ phấm nông nghiệp được thu gom, tái sử dụng và tái chế thành nguyên liệu, nhiên liệu và các sản phẩm thân thiện với môi trường

17.8 Tỷ lệ cơ sờ chăn nuôi bảo đảm các quy định về vệ sinh thú y, chăn nuôi và bảo vệ môi trường

17.9 Nghĩa trang, cơ sở hỏa táng (nếu có) đáp ứng các quy định của pháp luật và theo quy hoạch Đạt Đạt Đạt

17.10 Tỷ lệ sử dụng hình thức hỏa táng ≥10% Chưa đạt

Luận văn thạc sĩ Trang 43

17.11 Đất cây xanh sử dụng công cộng tại điểm dân cư nông thôn ≥4 m 2 /người Đạt Đạt Đạt

17.12 Tỷ lệ chất thải nhựa phát sinh trên địa bàn được thu gom, tái sử dụng, tái chế, xử lý theo quy định

3.3.2 Chỉ tiêu 17.1 Khu kinh doanh, dịch vụ, chăn nuôi, giết mổ (gia súc, gia cầm), nuôi trồng thủy sản có hạ tầng kỹ thuật về bảo vệ môi trường

Kết quả thu thập thông tin cho thấy hiện tại địa bàn của cả 2 xã Bình Long và Thạnh

Mỹ Tây không có khu kinh doanh, dịch vụ, chăn nuôi, giết mổ (gia súc, gia cầm), nuôi trồng thuỷ sản Do đó chỉ tiêu 17.1 được đánh giá là Đạt ở cả hai xã

3.3.3 Chỉ tiêu 17.2 Tỷ lệ cơ sở sản xuất - kinh doanh, nuôi trồng thủy sản, làng nghề đàm bảo quy định về bảo vệ môi trường

Bảng 3.2 Kết quả thực hiện chỉ tiêu 17.2

Tổng số cơ sở SXKD thuộc đối tượng phải lập thủ tục hành chính về môi trường

38 (35 cơ sở đang hoạt động)

42 cơ sở (10 cơ sở thuộc khu

CN Bình Long do BQL Khu Kinh tế tỉnh quản lý)

Số cơ sở được xác nhận thủ tục về môi trường

Tiêu chuẩn 100% 100% Đánh giá Đạt Đạt

Số cơ sở sản xuất, kinh doanh, nuôi trồng thủy sản không thuộc đối tượng phải lập hồ sơ môi trường

Luận văn thạc sĩ Trang 44

Ký bản cam kết đảm bảo vệ sinh môi trường và kiểm soát nguồn thải trong nuôi trồng thủy sản

Kết quả thu thập thông tin cho thấy tổng số cơ sở sản xuất - kinh doanh, nuôi trồng thủy sản trên địa bàn xã thuộc đối tượng phải lập thủ tục hành chính về môi trường là: 42 cơ sở (32 cơ sở thuộc ngoài khu công nghiệp Bình Long, 10 cơ sở thuộc khu công nghiệp Bình Long), trong đó có 42/42 cơ sở đã được xác nhận thủ tục về môi trường, đạt tỷ lệ:

100 % Đối với các cơ sở thuộc khu công nghiệp Bình Long Đối với các cơ sở thuộc khu công nghiệp Bình Long do Ban Quản lý Khu Kinh tế tỉnh An Giang quản lý Loại hình sản xuất kinh doanh thuộc khu công nghiệp bao gồm chế biến thủy sản, chế biến thức ăn, sản xuất chế biến bột cá, mỡ cá, nạo vét, cảng sông, sản xuất tinh bột khoai lang, sản xuất bột cá, dầu cá, chế biến và bảo quản rau quả

Trong quá trình hoạt động và hoàn thiện dự án, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh An Giang (chủ đầu tư) đã thực hiện đúng theo báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường đã được cấp phép, hạn chế khả năng ô nhiễm tới mức thấp nhất trong giới hạn cho phép đến môi trường xung quanh Hàng năm, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh An Giang lập kế hoạch bảo vệ môi trường tại các khu công nghiệp, trong đó có nhiệm vụ quan trắc môi trường định kỳ tại các khu công nghiệp theo báo cáo đánh giá tác động môi trường được duyệt và đã triển khai thực hiện các đợt quan trắc đúng theo quy định Đối với các cơ sở có phát sinh nước thải, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh An Giang yêu cầu các cơ sở phải đấu nối vào hệ thống xử lý nước thải tập trung của KCN Đối với các cơ sở có phát sinh khí thải, Ban Quản lý Khu kinh tế đều yêu cầu các cơ sở đầu tư hệ thống thu gom và xử lý, đảm bảo toàn bộ lượng khí thải được thu gom và xử lý theo đúng quy định trước khi thải ra môi trường Toàn bộ lượng chất thải rắn phát sinh tại KCN được Ban Quản lý Khu kinh tế và các cơ sở phân loại, thu gom bán cho các đơn vị tái chế hoặc hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom vận chuyển và xử lý theo quy định Đối với chất thải nguy hại, các cơ sở phát sinh cũng đã phân loại, bố trí nơi lưu giữ, đăng ký chủ nguồn thải chất thải

Luận văn thạc sĩ Trang 45 nguy hại với Sở Tài nguyên và Môi trường, hợp đồng thu gom, vận chuyển, xử lý đối với các đơn vị có chức năng theo quy định

Các doanh nghiệp đã đi vào hoạt động tại Khu công nghiệp Bình Long đều đã lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, đề án bảo vệ môi trường chi tiết, kế hoạch BVMT (trước là cam kết bảo vệ môi trường), đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, xác nhận và có ý thức trong vấn đề bảo vệ môi trường; các doanh nghiệp thực hiện khá tốt các quy định của pháp luật về bảo vệ tài nguyên môi trường về mặt thủ tục hành chính Đối với các cơ sở sản xuất - kinh doanh ngoài khu công nghiệp Bình Long

Kết quả thu thập thông tin cho thấy các loại hình sản xuất kinh doanh bao gồm Phòng Khám Đa Khoa, Massa, Nhà trọ, kinh doanh thuốc BVTV, xăng dầu, nhà trọ, cấp nước sinh hoạt, karaoke, khách sạn, sản xuất rượu gạo, sản xuất chai nhựa, thu mua phế liệu, kinh doanh tole, sắt, trạm y tế UBND xã thường xuyên phối hợp Phòng Tài nguyên và Môi trường, kiểm tra các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn Kết quả cho thấy số cơ sở sản xuất - kinh doanh ngoài khu công nghiệp Bình Long thực hiện theo đúng các giải pháp bảo vệ môi trường được phê duyệt trong hồ sơ là 32/32 cơ sở, đạt tỷ lệ: 100 % Kết quả khảo sát thực tế và phỏng vấn người dân địa phương cho thấy không xảy ra trường hợp ô nhiễm môi trường tại các cơ sở trên Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, nuôi trồng thủy sản không thuộc đối tượng phải lập hồ sơ môi trường

Tổng số lượng cơ sở sản xuất, kinh doanh, nuôi trồng thủy sản không thuộc đối tượng phải lập hồ sơ môi trường: 301 hộ Trong đó: Hộ kinh doanh 249 hộ; hộ nuôi trồng thủy sản: Hiện còn chăn nuôi là 26 hộ và 20 hộ bỏ ao trống UBND xã cho biết 275 cơ sở/hộ sản xuất, kinh doanh, nuôi trồng thủy sản không thuộc đối tượng phải lập hồ sơ môi trường ký bản cam kết đảm bảo vệ sinh môi trường và kiểm soát nguồn thải trong nuôi trồng thủy sản

Công chức Địa chính – Môi trường kết hợp với Cán bộ Thuỷ sản, các ấp kiểm tra

Phân tích vai trò các bên liên quan trong việc thực hiện tiêu chí môi trường nông thôn mới nâng cao của huyện Châu Phú

ứng so với chỉ tiêu Nguồn lực về kinh phí tổ chức thu gom rác thải nhựa chưa đủ để hỗ trợ trang thiết bị, thực hiện tuyên truyền là một rào cản lớn Bên cạnh đó, ý thức, sự tự giác và sự tích cực tham gia của người dân tại xã cũng chưa đủ đáp ứng

Nghiên cứu tại xã Bảo Lý, Thái Nguyên (Liên, 2023) cho thấy xã đạt chuẩn tiêu chí 17 theo quy định, nhưng vẫn thiếu bãi chứa rác, phương tiện xử lý rác và nước thải Nghiên cứu tại xã Xuân Thiện, Đồng Nai (Sơn, 2021) chỉ ra rằng đa số người dân hiểu biết và tham gia xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu (NTMNC) vì cộng đồng Niềm tin đối với chính quyền, hoạt động của tổ chức đoàn thể, kinh tế gia đình, trình độ học vấn và truyền thông là các yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến sự tham gia của người dân Giống như nghiên cứu tại Thái Nguyên, nghiên cứu tại Đồng Nai cũng cho thấy thiếu cơ sở vật chất xử lý rác thải.

3.4 Phân tích vai trò các bên liên quan trong việc thực hiện tiêu chí môi trường nông thôn mới nâng cao của huyện Châu Phú

3.4.1 Cấp tỉnh a) Ủy ban nhân dân tỉnh

- Xây dựng và ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình trong giai đoạn 5 năm và hàng năm Chỉ đạo, phân công trách nhiệm của từng cấp và các sở, ban, ngành trong việc tổ chức thực hiện Chương trình Ban hành cơ chế, chính sách, hướng dẫn tổ chức triển khai Chương trình trên địa bàn tỉnh theo thẩm quyền, nhiệm vụ được giao; ban hành quy định về lồng ghép nguồn vốn từ các chương trình, dự án khác

- Thành lập Ban Chỉ đạo chung cho các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn

2021 - 2025 ở địa phương theo quy định Thực hiện kiện toàn bộ máy cơ quan tham mưu, giúp việc Ban Chỉ đạo các cấp Chỉ đạo rà soát và điều phối kế hoạch xây dựng NTM cấp huyện trên địa bàn để phù hợp với kế hoạch xây dựng NTM chung của tỉnh Tổ chức triển khai, giám sát, đánh giá và báo cáo kết quả thực hiện Chương trình trên địa bàn tỉnh định kỳ, đột xuất theo quy định

Luận văn thạc sĩ Trang 74

- Chủ động cân đối bố trí đủ nguồn vốn đối ứng từ ngân sách địa phương theo quy định, cũng như có giải pháp huy động hiệu quả các nguồn lực hợp pháp khác ngoài ngân sách để đầu tư xây dựng NTM; khuyến khích cho vay ủy thác qua ngân hàng chính sách xã hội để thực hiện các nội dung của Chương trình, trong đó ưu tiên hỗ trợ triển khai Chương trình OCOP, hỗ trợ áp dụng công nghệ chế biến vừa và nhỏ trong nông nghiệp, môi trường và nước sạch nông thôn

- Căn cứ vào điều kiện thực tế, nghiên cứu, ban hành cơ chế khuyến khích các địa phương có kinh tế phát triển hỗ trợ cho các địa phương khó khăn đẩy nhanh tiến độ xây dựng NTM đảm bảo phù hợp với các quy định của pháp luật hiện hành

- Tăng cường vận động các tổ chức kinh tế đăng ký hỗ trợ địa phương (huyện, xã) thực hiện xây dựng NTM, vận động, khuyến khích người dân tham gia, đóng góp xây dựng NTM theo hình thức tự nguyện, không huy động quá sức dân và để phát sinh nợ đọng trong xây dựng cơ bản của Chương trình b) Các sở ban ngành cấp tỉnh

Các sở, ngành chịu trách nhiệm triển khai các tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới nâng cao: Sở Xây dựng phụ trách triển khai tiêu chí 17.9, 17.10; Sở Nông nghiệp và PTNT chịu trách nhiệm triển khai tiêu chí 17.7, 17.8, 17.11; Sở Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm triển khai tiêu chí 17.1, 17.2, 17.3, 17.4, 17.5, 17.6, 17.12 và phối hợp với Sở Xây dựng triển khai tiêu chí 17.9, 17.10.

Các sở, ngành phụ trách tiêu chí, chỉ tiêu quy, căn cứ vào hướng dẫn của các Bộ, ngành Trung ương có văn bản hướng dẫn quy định tiêu chuẩn đánh giá, hồ sơ minh chứng đối với các tiêu chí, chỉ tiêu ngành phụ trách, gửi về Sở Nông nghiệp và PTNT; thẩm định, đánh giá, các tiêu chí, chỉ tiêu sở, ngành được giao phụ trách thực hiện báo cáo định kỳ và đột xuất theo yêu cầu của UBND tỉnh Chủ tịch UBND tỉnh và Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh a) Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới

Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới có vai trò như sau:

- Đôn đốc các sở, ngành tỉnh xây dựng hướng dẫn thực hiện các tiêu chí, chỉ tiêu được giao phụ trách Tổng hợp trình UBND tỉnh ban hành hướng dẫn phương pháp xác

Luận văn thạc sĩ Trang 75 định, đánh giá mức độ đạt tiêu chí, hồ sơ minh chứng tiêu chí đối với bộ tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao tỉnh An Giang giai đoạn 2021 - 2025

- Hướng dẫn huyện, thị xã, thành phố trong công tác đánh giá hoàn thiện hồ sơ đề nghị công nhận đạt chuẩn xã nông thôn mới nâng cao theo quy định

- Tổ chức kiểm tra, đánh giá tình hình triển khai và kết quả thực hiện Bộ tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao đối với các xã trên địa bàn tỉnh

3.4.2 Cơ quan quản lý nhà nước cấp huyện a) UBND huyện

Vai trò của UBND huyện như sau:

- Căn cứ Bộ tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao tỉnh An Giang giai đoạn 2021 -

2025 và hướng dẫn phương pháp xác định, đánh giá mức độ đạt tiêu chí, hồ sơ minh chứng tiêu chí của UBND tỉnh, chủ động rà soát đánh giá mức độ đạt được đối với các xã trên địa bàn Xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện Bộ tiêu chí đối với các xã trên địa bàn, phù hợp theo lộ trình của UBND tỉnh

- Thực hiện báo cáo định kỳ và đột xuất theo yêu cầu của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh và Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh (thông qua Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh) ngành cấp tỉnh

Phân tích SWOT trong việc thực hiện tiêu chí môi trường nông thôn mới nâng

- Người dân là đối tượng trực tiếp tham gia và hưởng lợi từ các hoạt động phát triển kinh tế nông thôn Người dân áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, tăng năng suất và chất lượng sản phẩm Nhiều người dân tham gia phát triển các ngành nghề phụ như thủ công mỹ nghệ, dịch vụ du lịch nông thôn, góp phần tạo thêm thu nhập và việc làm cho cộng đồng

3.4.7 Mối quan hệ giữa các bên liên quan

Chương trình NTM là một quá trình phức tạp và liên ngành, đòi hỏi sự tham gia, phối hợp chặt chẽ của tất cả các bên liên quan, sự chia sẻ và phản hồi trong quá trình thực hiện kế hoạch, sự đảm bảo hưởng lợi từ người dân địa phương đến doanh nghiệp và chính quyền để đạt được sự phát triển bền vững cho các khu vực nông thôn Mối quan hệ giữa các bên liên quan trong xây dựng nông thôn mới là một mạng lưới hợp tác và phối hợp chặt chẽ, trong đó mỗi bên đóng vai trò quan trọng nhằm đạt được các mục tiêu phát triển bền vững Chính quyền địa phương là trung tâm của quá trình, chịu trách nhiệm điều phối và thực thi các chính sách, trong khi người dân là đối tượng thụ hưởng và đồng thời là người tham gia tích cực trong các hoạt động xây dựng Các tổ chức xã hội, doanh nghiệp và các cơ quan cấp trên đóng vai trò hỗ trợ về tài chính, kỹ thuật, và nguồn lực, đồng thời giám sát và đảm bảo việc thực hiện đúng quy định Sự hợp tác giữa các bên này là yếu tố cốt lõi quyết định sự thành công của chương trình nông thôn mới, với mục tiêu cuối cùng là cải thiện chất lượng sống và phát triển kinh tế - xã hội bền vững tại địa phương

3.5 Phân tích SWOT trong việc thực hiện tiêu chí môi trường nông thôn mới nâng cao của huyện Châu Phú

- Vị trí địa lý thuận lợi: Gần sông Tiền và sông Hậu: Châu Phú nằm gần hai con sông lớn của miền Tây Nam Bộ, cung cấp nguồn nước dồi dào cho nông nghiệp và sinh hoạt, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông đường thủy

- Đất đai màu mỡ: Đất đai ở Châu Phú chủ yếu là đất phù sa màu mỡ, rất thích hợp cho việc trồng lúa, cây ăn trái và các loại cây trồng khác Điều này giúp nâng cao năng suất nông nghiệp và chất lượng sản phẩm

- Kênh rạch chằng chịt: Hệ thống kênh rạch tự nhiên và nhân tạo phát triển, hỗ trợ tốt cho việc tưới tiêu và tiêu thoát nước, giúp ổn định sản xuất nông nghiệp và phòng chống lũ lụt

Luận văn thạc sĩ Trang 81

- Khí hậu ôn hòa: Châu Phú có khí hậu nhiệt đới gió mùa, với nhiệt độ và lượng mưa ổn định quanh năm, thuận lợi cho việc canh tác nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản

- Nguồn nước ngọt phong phú: Ngoài nước sông, Châu Phú còn có nguồn nước ngầm phong phú, đảm bảo cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt trong những mùa khô hạn

- Hệ sinh thái đa dạng: Khu vực này có nhiều loại thực vật và động vật, đặc biệt là các loài thủy sản, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển nghề cá và nuôi trồng thủy sản

Châu Phú sở hữu nhiều cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, tạo nên bức tranh phong thủy hữu tình Hệ thống sông, kênh rạch chằng chịt len lỏi tạo nên mạng lưới giao thông thủy lợi thuận tiện, đồng thời tạo nên cảnh quan thủy sinh đa dạng Những cánh đồng lúa bát ngát trải dài tít tắp như tấm thảm xanh mướt, góp phần thúc đẩy phát triển du lịch sinh thái, nông nghiệp và kinh tế địa phương.

- Ô nhiễm từ hoạt động nông nghiệp, việc sử dụng phân bón hóa học và thuốc trừ sâu gây ô nhiễm đất và nguồn nước

- Cơ sở hạ tầng còn hạn chế: Hệ thống đường giao thông nông thôn còn thiếu và chất lượng chưa cao, gây khó khăn cho việc di chuyển và vận chuyển hàng hóa Mạng lưới điện, cấp thoát nước và viễn thông chưa đồng bộ, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt và sản xuất của người dân Thiếu cơ sở hạ tầng và công nghệ để xử lý chất thải rắn và nước thải sinh hoạt một cách hiệu quả

- Chất lượng lao động chưa cao: Lao động địa phương chủ yếu là lao động phổ thông, thiếu kỹ năng và trình độ chuyên môn, gây hạn chế trong việc ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất Sự thiếu hụt nhân lực có chuyên môn cao trong các lĩnh vực quan trọng như nông nghiệp công nghệ cao, quản lý môi trường, và phát triển kinh tế

- Sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền địa phương và các tổ chức xã hội còn thiếu chặt chẽ, ảnh hưởng đến hiệu quả triển khai các chương trình nông thôn mới

- Ý thức bảo vệ môi trường của một số bộ phận dân cư còn thấp Một số người dân vẫn giữ thói quen vứt rác bừa bãi, gây mất vệ sinh và ô nhiễm môi trường Thói quen sử dụng tài nguyên không tiết kiệm và bền vững, gây lãng phí và ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường.

Thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện tiêu chí môi trường nông thôn mới nâng cao của huyện Châu Phú

- Chính sách hỗ trợ và đầu tư từ Nhà nước: Chính sách hỗ trợ và đầu tư từ Nhà nước giúp An Phú có thêm nguồn lực để đầu tư vào cơ sở hạ tầng, giáo dục, y tế, nâng cao năng lực quản lý và phát triển nông thôn mới Chính sách hỗ trợ phát triển nông thôn mới từ trung ương và địa phương tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai các dự án

- Sự đồng thuận và tham gia của người dân: Sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương, từ việc đóng góp công sức, tài chính đến việc giám sát và thực hiện các dự án Cộng đồng dân cư tại An Phú có truyền thống đoàn kết, sẵn sàng tham gia vào các hoạt động xây dựng nông thôn mới, từ đó tạo đà cho sự phát triển bền vững

- Sự phát triển của công nghệ xử lý chất thải và quản lý tài nguyên môi trường mở ra cơ hội cải thiện chất lượng môi trường

- Các dự án hợp tác quốc tế trong lĩnh vực môi trường có thể mang lại nguồn lực và kinh nghiệm quý báu

- Biến đổi khí hậu: Sự gia tăng của các hiện tượng thời tiết cực đoan như lũ lụt, hạn hán và bão, ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp và đời sống của người dân Thay đổi về lượng mưa và thời gian mưa gây khó khăn trong việc canh tác và quản lý nguồn nước

- Áp lực từ phát triển kinh tế, khai thác tài nguyên quá mức: Việc khai thác tài nguyên thiên nhiên quá mức, không bền vững, gây suy thoái đất, nước và rừng Sự gia tăng của các khu công nghiệp và đô thị hóa gây áp lực lên đất nông nghiệp, ảnh hưởng đến diện tích và chất lượng đất canh tác

- Thiếu vốn đầu tư: Các dự án phát triển nông thôn mới thường gặp khó khăn về nguồn vốn, phụ thuộc nhiều vào ngân sách nhà nước và các nguồn hỗ trợ từ bên ngoài Huyện chưa thu hút được nhiều nhà đầu tư vào các lĩnh vực như công nghiệp chế biến, du lịch, và hạ tầng

3.6 Thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện tiêu chí môi trường nông thôn mới nâng cao của huyện Châu Phú

Vai trò chủ thể của người dân trong xây dựng nông thôn mới đã từng bước được xác định rõ ràng, qua đó đã khuyến khích, động viên được người dân tham gia đóng góp tiền

Luận văn thạc sĩ Trang 83 của, công sức, đất đai để cùng chung sức xây dựng nông thôn mới Thuận lợi có được là sự đồng tình ủng hộ và tham gia thực hiện của quần chúng nhân dân trong xã trong xây dựng nông thôn mới Được sự quan tâm trong lãnh đạo, chỉ đạo và giúp đỡ của cấp ủy Đảng, chính quyền và các ngành chức năng của tỉnh, huyện Đặc biệt được sự quan tâm lãnh, chỉ đạo sâu sát của UBND xã, sự hướng dẫn, hỗ trợ từ các phòng ban, ngành chuyên môn cấp thị xã và sự phối hợp thực hiện của các ban ngành đoàn thể xã trong quá trình thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới Cán bộ từ xã đến ấp đoàn kết trong công việc Ban Chỉ đạo, Ban quản lý đã chủ động, linh hoạt nắm bắt kịp thời cơ hội để tiếp cận với cơ quan cấp trên những dự án trong điều kiện thích hợp, bám sát sự chỉ đạo của cấp trên, phân công nhiệm vụ cụ thể, làm tốt công tác xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện

Với lợi thế và tiềm năng sẵn có, trong những năm qua, bằng việc triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình kinh tế - xã hội, xã đã có những bước tiến khởi sắc phát huy được các thế mạnh về sản xuất nông nghiệp, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, từ đó đã đạt những kết quả nhất định Thực hiện các mô hình sản xuất nông nghiệp có giá trị kinh tế cao, ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất đáp ứng nhu cầu tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp của người dân, kêu gọi chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông sản

- Nền kinh tế của xã còn thấp, sản xuất các loại giống thuần nông, lệ thuộc vào thời tiết, hàng hóa nông sản khó tiêu thụ, giá cả bấp bênh, nhà nước chưa có chiến lược giải quyết đầu ra cho nông dân một cách căn bản, đời sống của nông dân còn nhiều khó khăn, việc tự giác đóng góp vào xây dựng các công trình phúc lợi xã hội còn nhiều hạn chế

- Công tác tuyên truyền chưa thật sự đi vào chiều sâu, chưa thể hiện hết tính trách nhiệm của người cán bộ tuyên truyền; ý nghĩa về việc thực hiện nông thôn mới chưa triển khai mạnh mẽ và người dân cũng chưa thấy hết tầm quan trọng của việc xây dựng nông thôn mới

- Trình độ năng lực cán bộ quản lý Ban chỉ đạo xã còn yếu do kiêm nhiệm, chưa được đào tạo bài bản nên lúng túng trong triển khai thực hiện Cụ thể, từ việc tuyên truyền

Luận văn thạc sĩ Trang 84 vận động nhân dân, phân công trách nhiệm triển khai các bước công việc theo nội dung đề án, lập hồ sơ dự án thành phần, lập kế hoạch huy động nguồn lực, đăng ký nhu cầu vốn thực hiện đề án và phương pháp tổng hợp báo cáo tiến độ triển khai thực hiện các dự án… Ngoài ra khối lượng công việc trong công tác xây dựng nông thôn mới là rất nhiều nhưng chưa có cán bộ chuyên môn về quản lý, trong thực hiện vừa làm vừa tìm học hỏi, do vậy tổ chức điều hành có lúc chưa đạt kết quả cao

- Cơ chế huy động nguồn lực, phân bổ nguồn vốn và chính sách hỗ trợ khuyến khích phát triển nông nghiệp, xây dựng hạ tầng nông thôn ở nhiều địa phương chưa được thực hiện thống nhất

- Công tác lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế - xã hội đôi lúc còn thụ động, chưa chú trọng đề ra các giải pháp mang tính lâu dài, bền vững Một số cấp ủy, chính quyền địa phương, một số cán bộ chưa nhận thức đầy đủ về vai trò, ý nghĩa, nội dung của Chương trình; thiếu chủ động, sáng tạo trong quá trình tổ chức thực hiện; Sự phân công đôn đốc chưa triệt để, thiếu kế hoạch thực hiện cụ thể; vẫn còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại cấp trên

- Trình độ dân trí thấp, tư tưởng người nông dân còn bảo thủ, chưa mạnh dạn thay đổi tập quán sản xuất

- Việc ứng dụng tiến bộ KHCN vào sản xuất còn hạn chế do điều kiện về vật chất, cơ sở hạ tầng, kiến thức và kỹ năng người sản xuất… chưa đồng bộ

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Kết luận

Xây dựng nông thôn mới là chủ trương đúng đắng của Đảng và Nhà nước, phù hợp với thời kỳ mới Bên cạnh việc đẩy mạnh các tiêu chí về kinh tế, cơ sở hạ tầng… vấn đề môi trường trong quá trình phát triển kinh tế nông thôn cần được quan tâm Kết quả khảo sát hiện trạng môi trường và việc bảo vệ môi trường tại xã Bình Long và xã Thạnh Mỹ Tây huyện Châu Phú cho thấy khả năng đáp ứng tiêu chí môi trường - tiêu chí 17 của bộ tiêu chí nông thôn mới nâng cao của 2 xã đều là 8/12 chỉ tiêu Ta thấy rằng vẫn còn 4 chỉ tiêu mà 2 xã chưa thể đáp ứng Trong đó 3 chỉ tiêu chung đều chưa hoàn thành là chỉ tiêu

17.3 Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn không nguy hại trên địa bàn được thu gom, xừ lý theo quy định, tiêu chí 17.7 Tỷ lệ chất thải hữu cơ, phụ phấm nông nghiệp được thu gom, tái sử dụng và tái chế thành nguyên liệu, nhiên liệu và các sản phẩm thân thiện với môi trường và tiêu chí 17.10 Tỷ lệ sử dụng hình thức hỏa táng Chỉ tiêu riêng chưa đạt đối với xã Bình Long là chỉ tiêu 17.12 Tỷ lệ chất thải nhựa phát sinh trên địa bàn được thu gom, tái sử dụng, tái chế, xử lý theo quy định Với xã Thạnh Mỹ Tây là chỉ tiêu 17.8 Tỷ lệ cơ sở chăn nuôi bảo đảm các quy định về vệ sinh thú y, chăn nuôi và bảo vệ môi trường

Nguyên nhân chung là do cơ sở hạ tầng, trang thiết bị chưa đáp ứng, có thói quen, nhận thức của một bố phận người dân chưa cao và công tác quản lý, triển khai thực hiện, chưa đáp ứng được tiêu chuẩn đề ra, công tác truyền thông chưa thật rộng khắp và đi vào chiều sâu do nguồn lực còn hạn chế

Luận văn đã đưa ra các đề xuất tăng cường hợp tác, huy động nguồn lực; tăng cường công tác kiểm tra giám sát, Nâng cao năng lực quản lý và chuyên môn; Tăng cường giáo dục nhận thức cộng đồng Ngoài ra, một số giải pháp về áp dụng phương pháp canh tác bền vững, ủ phân compost.

Kiến nghị

Cần đầu tư xây dựng cơ sở hoả tán bằng nguồn vốn ngân sách và các nguồn vốn huy động khác Cần tập trung huy động sự tham gia tích cực của nhiều bên liên quan, sự tham gia của cộng đồng để thực hiện thành công mục tiêu xây dựng nông thôn mới nâng cao Quá trình xây dựng nông thôn mới nâng cao cần đảm vào tính khả thi, phù hợp với thực tế địa phương và đảm bảo tính bền vững

Luận văn thạc sĩ Trang 95

Bộ Nông nghiệp & PTNT (2010) Danh mục thuốc được cho phép, hạn chế và cấm sử dụng ở Việt Nam Thông tư của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn được ban hành tháng 4 năm 2010

Bộ Nông nghiệp & PTNT (2020) Báo cáo kết quả công tác bảo vệ môi trường năm 2020

Hà Nội: Bộ Nông nghiệp & PTNT

Bộ Tài nguyên và Môi trường, Báo cáo môi trường Quốc gia năm 2011 Hà Nội: Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Bộ Tài nguyên và Môi trường (2020) Báo cáo hiện môi trường quốc gia năm 2019 –

Chuyên đề Quản lý CTRSH Hà Nội: Bộ Tài nguyên và Môi trường

Bộ Tài nguyên và Môi trường (2021) Báo cáo hiện môi trường quốc gia năm 2020 Hà Nội: Bộ Tài nguyên và Môi trường

Chau, M Q., Hoang, A T., Truong, T T., & Nguyen, X P (2020) Endless story about the alarming reality of plastic waste in Vietnam Energy sources, 50, 1-9

Cục Bảo vệ Thực vật (2021) Hội nghị trực tuyến về thực trạng và giải pháp sử dụng phân bón, thuốc BVTV, vùng trồng, cơ sở đóng gói nông sản tại ĐBSCL Truy cập ngày 10/08/2024, từ https://cchc.haugiang.gov.vn/chi-tiet-tin/-/tintuc/Tai-lieu-Hoi- nghi-Thuc-trang-va-giai-phapquan-ly-su-dung-phan-bon thuoc-bao-ve-thucvat vung-trong co-so-ong-goi-nong-san-taicac-tinh-ong-bang-song-Cuu-Long04354 Dasgupta, S., Meisner, C., Wheeler, D., Xuyen, K., & Lam, N T (2007) Pesticide poisoning of farm workers–implications of blood test results from Vietnam International journal of hygiene and environmental health, 210(2), 121-

Diệu, T., T., M (2010) Giáo trình môn học Quản lý chất thải rắn sinh hoạt Trường Đại học Văn Lang

European Network for Rural Development.(2020) Digital Villages Germany Working document Retrieved 1/7/2024, from https://ec.europa.eu/enrd/sites/enrd/files/tg_smart-villages_case-study_de.pdf Hiền, H., T., T (2012) Đánh giá thực trạng môi trường nông thôn và đề xuất một số giải pháp định hướng, quy hoạch về môi trường trong xây dựng nông thôn mới tại

Luận văn thạc sĩ Trang 96 xã Diễn Thọ - huyện Diễn Châu tỉnh Nghệ An Luận văn thạc sĩ Trường Đại học

Hunter, P R., Chalmers, R M., Hughes, S., & Syed, Q (2005) Self-reported diarrhea in a control group: a strong association with reporting of low-pressure events in tap water Clinical Infectious Diseases, 40(4), e32-e34

Liên, N T B., & Huy, C T (2023) Đánh giá hiện trạng xây dựng nông thôn mới nâng cao xã bảo lý, huyện phú bình, tỉnh thái nguyên TNU Journal of Science and

Margni, M D P O., Rossier, D., Crettaz, P., & Jolliet, O (2002) Life cycle impact assessment of pesticides on human health and ecosystems Agriculture, ecosystems

Nga, H T (2020) Đánh giá sự tham gia của người dân trong xây dựng nông thôn mới nâng cao trên địa bàn huyện Xuân Lộc Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế

Ngân, N V C (2016) Khảo sát mức độ đáp ứng tiêu chí môi trường xã nông thôn mới- Trường hợp xã Vĩnh Hải, thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng Tạp chí Khoa học Đại học cần Thơ, 2016(4) 61-70

Nông, N N., Diệp, N T B., Minh, Đ., V , & Hinh, L V (2004) Giáo trình quy hoạch phát triển nông thôn NXB Nông nghiệp Hà Nội

Phuong, D M., & Gopalakrishnan, C (2003) An application of the contingent valuation method to estimate the loss of value of water resources due to pesticide contamination: the case of the Mekong Delta, Vietnam Water Resources Development, 19(4), 617-633

Quốc hội (20120 Luật bảo vệ môi trường 2020 Luật số 72/2020/QH14 của Quốc hội được ban hành ngày 17/11/2020

Sáng, N., S.(2015) Tìm hiểu hiện trạng môi trường nông thôn và đề xuất một số giải pháp thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới xã San Thàng, thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu Luận án Tiến sĩ Đại học Quốc gia Hà Nội

Schwenkel, C (2018), Waste infrastructure breakdown and gendered apathy in Vietnam, New York: Routledge

Luận văn thạc sĩ Trang 97

Sơn, N L T (2021) Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân trong việc xây dựng nông thôn mới nâng cao trên địa bàn xã Xuân Thiện, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai Luận văn thạc sĩ Trường Đại học Kinh tế Tp Hồ Chí Minh

Thủ tướng Chính Phủ (2022) Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới; quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-

2025 Quyết định 320/QĐ-TTg ngày 08 tháng 03 năm 2022

Thủ tướng Chính phủ Bộ tiêu chí Quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí Quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025 Quyết định số 318/QĐ-TTg ngày 08 tháng 03 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ

Tổng cục thống kê (2020) Kết quả toàn bộ tổng điều tra dân số và nhà ở 2019 NXB Thống kê

Trí, T., H (2018) Tìm hiểu mô hình phát triển nông thôn trong phong trào làng mới của Hàn Quốc dựa trên học thuyết về local network governance Tạp chí Nghiên cứu

UBND tỉnh An Giang (2022) Bộ tiêu chí về xã nông thôn mới nâng cao tỉnh An Giang giai đoạn 2021-2025 Quyết định 1261/QĐ-UBND ngày 22/6/2022 của UBND tỉnh

UBND tỉnh An Giang (2022) Bộ tiêu chí về xã nông thôn mới tỉnh An Giang giai đoạn

2021-2025 Quyết định 1260/QĐ-UBND ngày 22/6/2022 của UBND tỉnh An Giang

World Bank (2017) Tổng quan về ô nhiễm nông nghiệp ở Việt nam: Ngành chăn nuôi

2017 Truy cập ngày 21/7/2016, từ https://documents1.worldbank.org/curated/en/673191516790223983/pdf/122935- WP-PUBLIC-Vietnam-livestock-VNM.pdf

World Bank (2021) Economic Assessment of sanitation interventions in Vietnam

Retrived 1/7/2024, from: https://www.wsp.org/sites/wsp/files/publications/WSP– ESI– assessment–Vietnam

World Health Organization (2015) Water, sanitation and hygiene in health care facilities: status in low and middle income countries and way forward World Health

Luận văn thạc sĩ Trang 98

Zhang, X., & Zhang, Z (2020) How do smart villages become a way to achieve sustainable development in rural areas? Smart village planning and practices in China Sustainability, 12(24), 10510

Luận văn thạc sĩ Trang 99

PHỤ LỤC PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN HỘ GIA ĐÌNH

Kính chào Anh/chị, tôi là Phạm Thị Mỹ Trinh, hiện là học viên cao học của Trường Đại Học Bách Khoa TP.HCM Nhằm mục đích tìm hiểu hiện trạng thực hiện tiêu chí môi trường xã nông thôn mới nâng cao trên địa bàn xã Bình Long/xã Thạnh Mỹ Tây, tôi thực hiện cuộc khảo sát này để lấy ý kiến của quý anh/chị Thông tin thu thập được chỉ sử dụng cho mục tiêu nghiên cứu Tôi cam kết những thông tin trình bày kết quả nghiên cứu sẽ chỉ ở dạng thống kê mà không nêu cụ thể tên một cá nhân hay doanh nghiệp nào Rất mong nhận được sự hỗ trợ của Quý anh/chị!

 41 – 50 tuổi  51 đến 60 tuổi  Trên 60 tuổi

Nơi ở của anh/chị: ấp……… xã………

Công việc (nghề nghiệp) chính của gia đình anh/chị là gì:

 Làm ruộng  Làm vườn  Chăn nuôi

 Công nhân  Công nhân viên chức  Nhân viên văn phòng

 Làm thuê  Kinh doanh  Buôn bán nhỏ

Trình độ học vấn của anh/chị (anh chị học đến lớp mấy)?

 Không biết chữ  Biết chữ, không có bằng cấp

 Tiểu học  Trung học cơ sở

 Trung học phổ thông  Trung cấp/Cao đẳng

 Đại học  Sau đại học

Nhà anh/chị có bao nhiêu người?: ……… người

Mỗi tháng nhà anh/chị kiếm được khoảng bao nhiêu? (thu nhập gia đình):

 Dưới 1,5 triệu (hộ nghèo)  1,5 triệu đến dưới 5 triệu

 Từ 5 đến dưới 10 triệu  Từ 10 đến dưới 15 triệu

Luận văn thạc sĩ Trang 100

 Từ 15 đến dưới 20 triệu  Từ 20 đến dưới 25 triệu

 Từ 25 đến dưới 30 triệu  Từ 30 đến dưới 35 triệu

 Từ 35 đến dưới 40 triệu  Trên 40 triệu

BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG CHĂN NUÔI, GIẾT MỔ, ĐẢM BẢO QUY ĐỊNH VỀ VỆ SINH THÚ Y (Tiêu chí 17.1, 17.8)

Nhà anh/chị có chăn nuôi loại gia súc, gia cầm nào?

 Heo  Bò  Trâu  Ngựa  Dê  Cừu  Thỏ

 Gà  Vịt  Ngang  Ngỗng Chim cút  Bồ câu  Đà điểu 

Vị trí của chuồng nuôi ở đâu………

Hình thức nuôi :  Chuồng trại Thả rong

Nước thải chăn nuôi được xử lý như thế nào?

Phân động vật được xử lý thế nào? (có thể chọn nhiều đáp án)

 Không xử lý, thải ra môi trường  Công nghệ khí sinh học (biogas)

 Đệm lót sinh học  Phơi khô

 Giải pháp khác (Ghi rõ)……… Có xây dựng công trình bảo vệ môi trường nào không?  Có  Không

Anh/chị đã áp dụng các biện pháp đảm bảo vệ sinh thú y như thế nào? (có thể chọn nhiều đáp án)

 Tiêm vaxcin cho vật nuôi Cụ thể bệnh gì?

 Định kỳ có thực hiện phun thuốc sát trùng xung quanh khu chăn nuôi, các chuồng nuôi ít nhất 1 lần/2 tuần

 Cổng ra vào trại chăn nuôi, khu chuồng nuôi và tại lối ra vào có bố trí hố khử trùng

 Đảm bảo vệ sinh các thiết bị, dụng cụ chứa thức ăn, nước uống

 Kho chứa thức ăn, thuốc thú y, hóa chất thông thoáng, dễ vệ sinh, khử trùng

Luận văn thạc sĩ Trang 101

Thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật Bảo vệ môi trường về thuế, phí, lệ phí như thế nào?

Anh/chị có được tập huấn về cách xử lý chất thải, bảo vệ môi trường trong chăn nuôi hay không? Có  Không 

Loại gia súc, gia cầm giết mổ:.………

Biện pháp thu gom xử lý chất thải từ hoạt động giết mổ?

Biện pháp xử lý nước thải từ hoạt động giết mổ?

Thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật Bảo vệ môi trường về thuế, phí, lệ phí như thế nào?

Anh/chị có được tập huấn về cách xử lý chất thải, bảo vệ môi trường trong sản xuất, kinh doanh chăn nuôi, giết mổ hay không? Có  Không 

BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG SẢN XUẤT, KINH DOANH, NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN HỘ GIA ĐÌNH, LÀNG NGHỀ (Tiêu chí 17.2, 17.10)

Hộ gia đình anh/chị có các hoạt động sản xuất kinh doanh nào sao đây?

 Tiểu thủ công nghiệp  Chế biến  Kinh doanh

 Nuôi trồng thuỷ sản  Làng nghề  Sản xuất kinh doanh thực phẩm Loại hình cụ thể?

Có lập hồ sơ môi trường theo quy định hay không? (Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM); cam kết Bảo vệ môi trường, kế hoạch BVMT, Đề án Bảo vệ môi trường Báo cáo ĐTM; Giấy phép môi trường hoặc Đăng ký môi trường)

Biện pháp thu gom chất thải từ hoạt động sản xuất kinh doanh?

Biện pháp thu gom chất thải nguy hại như thế nào? (nếu có)

Có thu gom chất thải nhựa để tái sử dụng/tái chế hoặc bán phế liệu không?

Biện pháp xử lý nước thải?

Quản lý khí thải như thế nào? (nếu có)

Quản lý tiếng ồn như thế nào? (nếu có)

Có xây dựng công trình bảo vệ môi trường nào không?

Luận văn thạc sĩ Trang 102

Thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật Bảo vệ môi trường về thuế, phí, lệ phí như thế nào?

Anh/chị có được tập huấn về cách xử lý chất thải, bảo vệ môi trường không?

QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN (Tiêu chí 17.3, 17.5, 17.6)

Rác sinh hoạt của gia đình anh/chị được xử lý thế nào:

 Để ở thùng rác trước nhà để xe thu gom

 Đem đến điểm tập kết để xe thu gom

 Đem đến bãi rác địa phương

 Đốt  Chôn lấp  Đổ xuống sông, rạch

Nếu có đơn vị đến thu gom rác, anh chị đánh giá chất lượng dịch vụ thu gom rác như thế nào?

Rất không tốt Tốt Chấp nhận được Tốt Rất tốt Ý kiến khác

……… Anh chị có tách riêng (phân loại) các loại rác trong gia đình? (có thể chọn nhiều đáp án)

 Không phân loại, để chung

 Tách riêng rác thải có thể tái chế, tái sử dụng (nhựa, giấy, kim loại)

 Tách riêng rác hữu cơ (thức ăn thừa, rau củ…)

 Tách riêng rác thải nguy hại (pin, ắc quy cũ, bóng đèn cũ…)

 Tách riêng các loại rác vô cơ như gạch đá, gỗ, sành, sử, thuỷ tinh

 Ý kiến khác ……… Cách tận dụng rác thải của gia đình anh/chị (có thể chọn nhiều đáp án)

 Tận dụng thực phẩm, thức ăn dư thừa để làm thức ăn cho động vật heo, cá , gà, vịt

 Tận dụng rác hữu cơ để ủ phân compost bón cho cây

 Tận dụng những bọc nilong sạch, hộp nhựa, kim loại để sử dụng lại

 Tận dụng nhựa, giấy, kim loại bán tái chế cho người thu mua, vựa ve chai

Luận văn thạc sĩ Trang 103

Tại gia đình anh/chị thường phát sinh các loại rác thải nguy hại nào? (Chọn nhiều đáp án)

 Pin, ắc quy thải bỏ

 Thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu

 Thuốc hết hạn, vật tư y tế thải bỏ

 Các loại thiết bị điện (bóng đèn ), điện tử thải bỏ

 Dầu, mỡ thải dễ cháy, dễ nổ,…

Rác thải nguy hại ở gia đình anh/chị (như pin, ắc quy cũ, bóng đèn cũ, sơn dung môi, hóa chất, thiết bị điện tử cũ, thuốc, vật tư y tế thải bỏ, dầu nhớt thải dễ gây cháy nổ… ) được xử lý như thế nào?

 Bỏ chung với các loại rác khác để xe thu gom

 Để riêng (trong thùng rác, hố rác, túi) để địa phương đến thu gom riêng

 Bỏ xung quanh nhà  Bỏ xuống sông, kênh, rạch

Chính quyền địa phương có có tổ chức thực hiện thu gom rác thải nhựa không?  Có

Gia đình anh/chị có tham gia chương trình thu gom rác thải nhựa hay không?

Chính quyền địa phương có hướng dẫn, tuyên truyền về phân loại rác tại nguồn hay không?

Không có Hiếm khi Thỉnh thoảng Thường xuyên Luôn luôn

Chính quyền địa phương có có tổ chức thực hiện phân loại rác tại nguồn hay không?

Nếu có, Cụ thể phân loại như thế nào?

Anh/chị có sẵn lòng tham gia phân loại rác khi địa phương tổ chức không?

Luận văn thạc sĩ Trang 104

TẬN DỤNG PHỤ PHẨM NÔNG NGHIỆP, QUẢN LÝ BAO GÓI THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT (17.3, 17.7) ĐỐI VỚI HỘ GIA ĐÌNH CÓ TRỒNG TRỌT:

Anh/chị trồng loại cây nào?

 Cây ăn trái, (ghi rõ)………

Anh/chị sử dụng thuốc BVTV cho cây trồng như thế nào?

 Theo kinh nghiệm cá nhân

 Theo hướng dẫn sử dụng của sản phẩm

 Theo hướng dẫn của khuyến nông viên

Mức độ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật của hộ gia đình anh/chị

Rất ít Ít Trung bình Nhiều Rất nhiều

Vỏ bao bì/ chai thuốc bảo vệ thực vật được anh/chị xử lý như thế nào?

 Bỏ ngoài ruộng, vườn, rẫy  Bỏ xung quanh nhà

 Bỏ xuống sông, kênh, rạch  Bỏ chung với các loại rác khác để xe thu gom  Để riêng (trong thùng rác, hố rác, túi) để địa phương đến thu gom riêng

 Bán  Khác (Ghi rõ)……… Phụ phẩm từ hoạt động trồng trọt của hộ gia đình anh/chị là gì?

……… ……… Phụ phẩm từ hoạt động trồng trọt của anh/chị được xử lý như thế nào?

Anh/chị có được tập huấn về bảo vệ môi trường trong trồng trọt không?

THU GOM VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI (Tiêu chí 17.4)

Gia đình anh/chị có sử dụng nhà vệ sinh có bể tự hoại không?

Nhà tiêu của anh/chị có đặc điểm nào sao đây?

Luận văn thạc sĩ Trang 105

1 Được xây dựng khép kín

2.Chất thải nhà vệ sinh thải trực tiếp ra môi trường

3.Có ruồi, muỗi và các côn trùng khác sinh nở

4.Gây mùi hôi, khó chịu cho môi trường xung quanh

Nhà tắm của anh/chị có đặc điểm nào sao đây?

Có Không Ghi chú 1.Nhà tắm kín đáo có tường bao, có mái che

2.Nước thải phải được xử lý và xả nước thải đúng nơi quy định

Nước thải sinh hoạt (nước tắm rửa, giặt giũ, nấu ăn, vệ sinh ) của gia đình anh/chị xả ra đâu?

 Xả ra kênh rạch, sông  Xả xuống ao

 Xả ra cống chung  Chảy tràn, tự thấm

 Đưa vào hệ thống xử lý nước thải của khu dân cư

Xung quanh nhà anh/chị có xảy ra tình trạng ứ động nước thải sinh hoạt, có nhiều rác, gây ô nhiễm, mùi hôi tại các kênh rạch, thủy vực không?

Không có Ít Rất ít Nhiều Rất nhiều

Ngày đăng: 25/09/2024, 14:34

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN