1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Chính sách công: Đánh giá tình trạng an ninh lương thực cấp hộ gia đình huyện Châu Phú, tỉnh An Giang

106 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đánh giá tình trạng an ninh lương thực cấp hộ gia đình huyện Châu Phú, tỉnh An Giang
Tác giả La Cảnh Thịnh
Người hướng dẫn TS. Phan Trường Khanh, TS. Lâm Văn Giang
Trường học Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Chính sách công
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 106
Dung lượng 1,55 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU (15)
    • 1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI (15)
    • 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU (16)
    • 1.3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU (16)
      • 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu (16)
      • 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu (16)
    • 1.4 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU (17)
    • 1.5 NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI (18)
      • 1.5.1 Về cơ sở lý luận khoa học (18)
      • 1.5.2 Về thực tiễn (18)
  • CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU (19)
    • 2.1. KHÁI NIỆM VỀ AN NINH LƯƠNG THỰC (19)
    • 2.2. CÁC NGHIÊN CỨU VỀ AN NINH LƯƠNG THỰC CỦA CÁC QUỐC (23)
    • 2.3. AN NINH LƯƠNG THỰC Ở VIỆT NAM (27)
    • 2.4. TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU (36)
      • 2.4.1. Điều kiện tự nhiên (36)
      • 2.4.2 Điều kiện kinh tế -xã hội (37)
      • 2.4.3. Về phát triển văn hóa - xã hội (42)
  • CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (45)
    • 3.1 PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU THỨ CẤP (45)
    • 3.2. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT (45)
      • 3.2.1 Mẫu nghiên cứu (45)
      • 3.2.2 Dữ liệu và phương pháp phân tích (45)
    • 3.3 PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ AN NINH LƯƠNG THỰC (46)
    • 3.4 PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ, XỬ LÝ SỐ LIỆU (50)
  • CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ THẢO LUẬN (51)
    • 4.1 Kết quả khảo sát và các yếu tố đảm bảo an ninh lương thực nông hộ (51)
      • 4.1.1 Giới tính (51)
      • 4.1.2 Trình độ học vấn (52)
      • 4.1.3 Dân tộc (54)
      • 4.1.4 Tôn giáo (54)
      • 4.1.6 Tình trạng nhà ở và các phương tiện (56)
      • 4.1.7 Nguồn thu nhập chính từ gia đình (57)
    • 4.2 Đánh giá khả năng đảm bảo an ninh lương thực nông hộ và nguyên nhân chưa đạt (57)
    • 4.3 Tính toán chỉ số an ninh lương thực nông hộ (63)
      • 4.3.1 Chỉ số an ninh lương thực của nhóm dân tộc Chăm (63)
      • 4.3.2 Chỉ số an ninh lương thực của nhóm dân tộc Hoa (65)
      • 4.3.3 Chỉ số an ninh lương thực của nhóm dân tộc Khmer (67)
      • 4.3.4 Chỉ số an ninh lương thực của nhóm dân tộc Kinh (68)
      • 4.3.5 So sánh lượng Calo và Chỉ số an ninh lương thực giữa thành thị, nông thôn và các dân tộc (69)
        • 4.3.5.1 Lượng calo mỗi ngày của người dân bốn dân tộc vùng nghiên cứu 55 (69)
        • 4.3.5.2 Chỉ số an ninh lương thực của người dân bốn dân tộc vùng nghiên cứu ................................................................................................................ 57 4.4 Xây dựng giải pháp đảm bảo an ninh lương thực tại nông hộ và cộng đồng . 59 (71)
      • 4.4.2 Các rào cản làm hạn chế sự đạt được an ninh lương thực (74)
      • 4.4.3 Những hạn chế ảnh hưởng đến an ninh lương thực (75)
    • 4.5 Đề xuất các giải pháp có thể đảm bảo an ninh lương thực hướng tới xóa đói giảm nghèo cho hộ gia đình (77)
  • CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ (79)
    • 5.1 Kết luận (79)
    • 5.2 Kiến nghị (80)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (81)

Nội dung

NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG: Đánh giá điều kiện kinh tế hộ trong khu vực nghiên cứu theo nhóm dân tộc: Chăm, Khmer, Hoa, và Kinh; Ước lượng tình trạng an ninh lương thực hộ gia đình cho khu vự

GIỚI THIỆU

TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Trong thời đại ngày nay, con người đã làm ra được nhiều điều kì diệu trong nhiều lĩnh vực như: vũ trụ, hàng không, điện tử, công nghệ sinh học,…Tuy nhiên, có một vấn đề rất căn bản và thiết thực, gắn liền với sự sống của hàng tỉ người trên trái đất vẫn chưa được khắc phục, đó là “An ninh lương thực” An ninh lương thực luôn là vấn đề hệ trọng đối với mọi quốc gia, nhất là trong điều kiện bất ổn chính trị, an ninh phi truyền thống, dịch bệnh xảy ra trên thế giới Trong giai đoạn hiện nay, quan điểm về an ninh lương thực cũng cần phải thay đổi để phù hợp với bối cảnh mới Trước đây chúng ta nghĩ rằng an ninh lương thực đồng nghĩa với việc coi trọng số lượng lương thực Tuy nhiên đại dịch vừa qua đã cho chúng ta thấy, số lượng, sản lượng không phải là yếu tố quyết định mà quan trọng hơn là khả năng tiếp cận, chất lượng, sự an toàn, cũng như khả năng chống chịu và thích nghi trước những cú sốc về kinh tế và môi trường Ngày nay, việc đảm bảo an ninh lương thực không chỉ đề cập đến đủ lượng lúa gạo, mà còn bao gồm các sản phẩm lương thực, thực phẩm khác như thịt cá, rau quả, cây lương thực khác An ninh lương thực cấp hộ được đảm bảo khi mọi thành viên ở mọi thời điểm có quyền tiếp cận đủ lương thực, thực phẩm để duy trì cuộc sống năng động và khỏe mạnh

Huyện Châu Phú tỉnh An Giang là huyện có diện tích canh tác lúa tương đối lớn so các huyện khác- tuy nhiên cũng đang đối mặt nhiều thách thức trong quá trình phát triển nông nghiệp để đảm bảo an ninh lương thực Một mặt, khu vực này phải đối diện với những thách thức về suy thoái môi trường, tác động của biến đổi khí hậu Mặt khác, vùng phải đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội, nâng cao chất lượng đời sống của người dân thông qua các chiến lược, chính sách như chương trình Mục tiêu Quốc gia và Giảm nghèo bền vững; chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất cho các hộ nghèo hay chương trình phát triển nông nghiệp bền vững nhằm cải thiện tình hình kinh tế xã hội qua đó có thể cải thiện được tình trạng đói nghèo, vấn đề an ninh lương thực và dinh dưỡng của huyện cần được phân tích đầy

2 đủ và nghiêm túc để giải quyết các thách thức nhằm ổn định đời sống vật chất và tinh thần cho người dân, góp phần phát triển kinh tế xã hội, xóa đói giảm nghèo, khai thác hiệu quả tiềm năng, phát huy thế mạnh của vùng nhằm hướng đến phát triển bền vững và đảm bảo ANLT cho địa phương Từ những ý nghĩa đó, đề tài

“Đánh giá tình trạng an ninh lương thực cấp hộ gia đình huyện Châu Phú, tỉnh

An Giang” nên được thực hiện.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Đánh giá tình trạng an ninh lương thực hộ gia đình và đề xuất các giải pháp đảm bảo an ninh lương thực hướng tới xóa đói giảm nghèo cho người dân huyện Châu Phú, tỉnh An Giang.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

- Những hộ gia đình sống và làm việc trên địa bàn huyện Châu Phú, tỉnh An Giang:

+ Dân tộc: Kinh, Chăm, Hoa và Khmer

+ Dân thành thị và nông thôn

Nghiên cứu tập trung vào 02 thị trấn và 02 xã:

- 02 thị trấn: TT Cái Dầu và Vĩnh Thạnh Trung

- 02 xã: Xã Khánh Hòa và Bình Mỹ

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

- Đánh giá điều kiện kinh tế hộ trong khu vực nghiên cứu theo nhóm dân tộc: Chăm, Khmer, Hoa, và Kinh

- Ước lượng tình trạng an ninh lương thực hộ gia đình cho khu vực nghiên cứu theo nhóm dân tộc trong việc đáp ứng lượng calo khuyến nghị mỗi người mỗi ngày và tính toán chỉ số an ninh lương thực trung bình cho các nhóm hộ gia đình trên

- Phân tích những yếu tố (tuổi tác, kích thước hộ gia đình, thu nhập của hộ gia đình, diện tích đất, ……) quyết định đến tình trạng an ninh lương thực của các hộ gia đình ở khu vực nông thôn, đô thị và ở các nhóm dân tộc khác nhau

- Phân tích các rào cản làm hạn chế sự đạt được an ninh lương thực trong các hộ gia đình cho các nhóm đối tượng trên tập trung trên hai yếu tố: yếu tố môi trường và yếu tố kinh tế - xã hội

- Đề xuất các giải pháp có thể đảm bảo an ninh lương thực hướng tới xóa đói giảm nghèo cho nông hộ khu vực nghiên cứu

NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI

1.5.1 Về cơ sở lý luận khoa học

- Nghiên cứu giúp làm rõ các vấn đề cụ thể mà hộ gia đình đang phải đối mặt trong quá trình đảm bảo an ninh lương thực Điều này giúp mở rộng hiểu biết về thực tế ở cấp địa phương và cung cấp cơ sở dữ liệu cho các nghiên cứu tương tự trong tương lai

- Nghiên cứu tập trung vào việc phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến an ninh lương thực, bao gồm khía cạnh kinh tế, xã hội, môi trường Việc này giúp xây dựng một cơ sở lý luận vững chắc về mối quan hệ phức tạp giữa các yếu tố này và an ninh lương thực

- Nghiên cứu có thể đóng góp vào cơ sở lý luận khoa học bằng cách đề xuất các giải pháp cụ thể để cải thiện tình trạng an ninh lương thực Những giải pháp này có thể dựa trên thông tin cụ thể từ địa phương và có thể trở thành cơ sở để nghiên cứu và triển khai tại các địa phương khác

- Nghiên cứu có thể phát triển mô hình đánh giá tình trạng an ninh lương thực, từ đó cung cấp một công cụ phân tích cho các nghiên cứu tương lai Việc này có thể bao gồm việc xây dựng các chỉ số đo lường và các phương pháp đánh giá hiệu quả

- Nghiên cứu giúp cơ quan chính phủ, tổ chức phi chính phủ và các nhóm quan tâm hiểu rõ hơn về thực tế địa phương và giúp những người quyết định và triển khai chính sách có cái nhìn chi tiết về những vấn đề cụ thể cần giải quyết Thông tin này là quan trọng để điều chỉnh và phát triển chính sách cũng như đề xuất các biện pháp hỗ trợ chính xác để cải thiện tình hình an ninh lương thực đồng thời tạo ra giá trị thực tế cho cộng đồng vùng nghiên cứu

- Dữ liệu và kết quả từ đề tài có thể làm nền tảng cho các nghiên cứu và dự án triển khai tiếp theo, không chỉ ở cấp địa phương mà còn ở cấp quốc gia hoặc quốc tế

TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

KHÁI NIỆM VỀ AN NINH LƯƠNG THỰC

Các tổ chức quốc tế đã nhiều lần tổ chức các cuộc họp để cố gắng tìm giải pháp và đặt ra các mục tiêu cụ thể nhằm cải thiện an ninh lương thực Liên Hợp Quốc đã đặt ra các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDG), được thiết kế như một nỗ lực nhằm hỗ trợ các nguyên tắc bình đẳng, công bằng và phẩm giá con người, cũng như xóa đói và nghèo cùng cực

Nạn đói và suy dinh dưỡng nặng nề là vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến nhiều khu vực trên toàn cầu (FAO, IFAD, UNICEF, WFP và WHO, 2018) Số người bị ảnh hưởng bởi đói nghèo tăng từ 815 triệu vào năm 2016 lên 821 triệu vào năm 2017, có nghĩa là 1 trên 9 người không có phương tiện để nuôi bản thân mình đúng cách (UN, 2018), một xu hướng bi quan cho tương lai Ngược lại với hiện tượng suy dinh dưỡng, có hơn 1,3 tỷ người thừa cân và béo phì trên toàn cầu (Hội đồng EU, 2018) Thách thức là giảm thiểu khoảng cách này bằng cách cải thiện việc tiếp cận thức ăn lành mạnh và dinh dưỡng cho một phần lớn dân số Sự chênh lệch giữa giàu và nghèo đang tăng lên, cả giữa các khu vực và trong các nước An ninh thực phẩm và suy dinh dưỡng ảnh hưởng đến dân số ở các nước phát triển do thói quen ăn uống không lành mạnh và thiếu giáo dục về chủ đề dinh dưỡng lành mạnh Khái niệm về an ninh lương thực đã có những ý nghĩa khác nhau qua thời gian và liên tục phát triển: Đầu những năm 1970, ANLT đã được định nghĩa là "sẵn có mọi lúc các nguồn cung cấp thực phẩm cơ bản ở mức toàn cầu để duy trì sự mở rộng liên tục của tiêu thụ thực phẩm và đền bù cho sự biến động trong sản xuất và giá thực phẩm" (Liên Hiệp Quốc, 1975) Trong năm 1996, Hội nghị Thế giới về Thực phẩm đã chấp nhận một định nghĩa phức tạp hơn: "An ninh thực phẩm ở cấp cá nhân, gia đình, quốc gia, khu vực và toàn cầu được đạt đến khi mọi người luôn có quyền truy cập đủ thực phẩm an toàn, dinh dưỡng để duy trì cuộc sống khỏe mạnh và tích cực" (FAO, 1996) Năm 2001, khái niệm trên đã được bổ sung: "An ninh thực phẩm là tình

6 trạng tồn tại khi mọi người, mọi lúc, có quyền truy cập vật chất, xã hội và kinh tế đủ đến đủ, an toàn và dinh dưỡng để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng và sở thích thực phẩm của họ cho một cuộc sống tích cực và khỏe mạnh" (FAO, 2002) Định nghĩa phổ biến nhất là tuyên bố của Tổ chức Nông nghiệp và Thực phẩm tại Hội nghị Thế giới về Thực phẩm (WFS) tại Rome năm 1996, nhấn mạnh sự cần thiết của thực phẩm dinh dưỡng và an toàn, nhưng thay đổi khái niệm để bao gồm không chỉ việc truy cập đủ thực phẩm mà còn việc truy cập đến thực phẩm ưa thích (Schanbacher, 2010) Tuy nhiên, chúng ta cần hiểu và nhận thức về những hạn chế của định nghĩa này và cũng về cách an ninh thực phẩm tương tác với các yếu tố hành vi và yếu tố không liên quan đến thực phẩm An ninh thực phẩm gặp nhiều khó khăn để vượt qua, chủ yếu liên quan đến thương mại quốc tế, chính trị, quản lý toàn cầu và kế hoạch phát triển Các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến an ninh thực phẩm bao gồm sự công bằng, quyền sở hữu tư nhân, vấn đề môi trường và dịch vụ y tế công cộng (Young, 2012) An ninh lương thực toàn cầu đang bị đe dọa bởi một loạt các rủi ro xuyên suốt và thường có mối liên hệ với nhau, tất cả đều có tác động đáng kể Bằng cách hiểu rõ về những rủi ro này (ví dụ như nguyên nhân, hậu quả và mối liên kết của chúng), chúng ta có thể tìm ra các giải pháp để giảm nhẹ chúng và phát triển khả năng phục hồi nhanh chóng, nhằm thúc đẩy an ninh lương thực Khái niệm về an ninh lương thực được định nghĩa bởi bốn chiều: tiếp cận, có sẵn, ổn định và sử dụng (FAO, IFAD, UNICEF, WFP và WHO, 2018) Việc tiếp cận thực phẩm dựa trên hai trụ cột chính, vật lý và kinh tế Tiếp cận vật lý chủ yếu bao gồm cơ sở hạ tầng cần thiết cho hoạt động của thị trường Tiếp cận kinh tế bị ảnh hưởng bởi giá thực phẩm, thu nhập sẵn có và quyền lợi xã hội

Một yếu tố khác của an ninh thực phẩm là sự ổn định của chuỗi cung ứng và phân phối cùng với sự phơi nhiễm với nhiều rủi ro khác nhau, điều này có thể được đánh giá thông qua một tập hợp các chỉ số nhắm đến nhập khẩu thực phẩm, biến động giá cho thực phẩm và nguyên liệu thô, quy mô sản xuất (FAO, IFAD, UNICEF, WFP và WHO, 2018) Cuối cùng là việc sử dụng và được xác định bởi

7 hai yếu tố: Thứ nhất bao gồm việc sử dụng các chỉ số nhân đạo để đo lường cách suy dinh dưỡng ảnh hưởng đến phát triển của trẻ em Thứ hai liên quan đến dinh dưỡng với các chỉ số đo lường mức độ vệ sinh và sức khỏe, chất lượng thực phẩm và điều kiện chuẩn bị (FAO, IFAD, UNICEF, WFP và WHO, 2018) Liên minh Châu Âu (EU) đã đối mặt với những thách thức ngày càng tăng liên quan đến an ninh thực phẩm, cả ở khu vực nông thôn và đô thị Khung chính sách của EU đề cập đến bốn hợp phần của khái niệm này, mở rộng ý nghĩa của chúng (EC, 2010) thành: (1) Nâng cao việc tiếp cận thực phẩm; (2) Tăng cường sự sẵn có của thực phẩm; (3) Ổn định thông qua việc củng cố các cơ chế phòng ngừa và quản lý khủng bố; (4) Cải thiện việc sử dụng thực phẩm từ góc độ dinh dưỡng Ở Romania, theo Dự án 5 về An ninh và An toàn Thực phẩm trong Chiến lược Phát triển của Romania cho 20 năm tiếp theo (2016-2035) được phát triển bởi Học viện Romania, có một số yếu điểm, bao gồm: cung ứng nông sản nội địa không đủ (đặc biệt là thịt, rau củ, trái cây, đường và cá); không ổn định trong cung ứng nông sản nội địa; thu nhập thấp, chênh lệch thu nhập, hạ tầng không đủ (đặc biệt là ở khu vực nông thôn) Tất cả các yếu tố được liệt kê trên đều tạo ra tình trạng thiếu an ninh thực phẩm; tiêu thụ thực phẩm chất lượng kém, giảm tiêu thụ protein động vật dẫn đến rủi ro dinh dưỡng, tiêu thụ calo cao do tiêu thụ nhiều ngũ cốc và khoai tây; dân số có rủi ro cao, ví dụ như trẻ em ở khu vực nông thôn (Học viện Romania, 2018) Việc nâng cao an ninh thực phẩm có thể được đạt được thông qua việc phát triển các chương trình dinh dưỡng và chiến lược, cũng như phát triển các chương trình đào tạo về dinh dưỡng, thiết lập các cơ chế phối hợp giữa ngành nông nghiệp và các ngành y tế, giáo dục và bảo vệ môi trường

Theo (Bobe, 2019), an ninh thực phẩm cá nhân (IFS) - đại diện cho khả năng có quyền truy cập vào một chế độ ăn uống an toàn, cân đối và đủ chất dinh dưỡng để đảm bảo lối sống lành mạnh; quyền truy cập này phải được đảm bảo một cách tương đối; An ninh thực phẩm gia đình/hộ gia đình - cần thiết để đảm bảo IFS, nhưng không đủ, vì thức ăn có sẵn không luôn được phân phối đều cho các thành

8 viên trong gia đình theo nhu cầu của họ; An ninh thực phẩm quốc gia/khu vực/toàn cầu - chỉ định khả năng của các quốc gia khác nhau để đảm bảo IFS mà không từ bỏ các mục tiêu quốc gia An ninh thực phẩm cá nhân có thể được đo lường, đại diện cho lượng thức ăn cần thiết cho một cá nhân, được biểu diễn bằng đơn vị vật lý và dinh dưỡng (chất dinh dưỡng), để đảm bảo cân bằng sinh học, bao gồm ba bữa tiêu thụ và đảm bảo sự phát triển, sức khỏe và hoạt động của mình

Ngân hàng Thế giới (1986) định nghĩa an ninh lương thực là khả năng mọi người luôn có thể tiếp cận đủ lương thực để có một cuộc sống năng động, lành mạnh Vì vậy, việc cung cấp đủ số lượng và chất lượng lương thực được coi là điều kiện tiên quyết cơ bản để phát triển kinh tế, tương tác xã hội, ổn định chính trị và an ninh quốc gia Mục đích chính của an ninh lương thực là giúp các cá nhân có thể luôn có đủ lương thực cần thiết và có thể sử dụng lương thực đó để đáp ứng nhu cầu của cơ thể Theo Ngân hàng thế giới có bốn khía cạnh chính của an ninh lương thực: (1) Sự sẵn có: Sự sẵn có của lương thực đề cập đến “phía cung” của an ninh lương thực và được xác định bởi mức độ sản xuất lương thực, mức dự trữ và thương mại ròng; (2) Tiếp cận: Việc cung cấp đủ lương thực ở cấp quốc gia hoặc quốc tế không tự nó đảm bảo an ninh lương thực ở cấp hộ gia đình Những lo ngại về khả năng tiếp cận lương thực không đầy đủ đã dẫn đến việc tập trung chính sách nhiều hơn vào thu nhập, chi tiêu, thị trường và giá cả để đạt được các mục tiêu an ninh lương thực (3) Sử dụng: Việc sử dụng thường được hiểu là cách cơ thể tận dụng tối đa các chất dinh dưỡng khác nhau lương thực Việc cung cấp đủ năng lượng và chất dinh dưỡng cho mỗi cá nhân là kết quả của việc thực hành chăm sóc và cho ăn tốt, chuẩn bị thức ăn, sự đa dạng trong chế độ ăn uống và phân phối thực phẩm trong gia đình Kết hợp với việc sử dụng sinh học tốt thực phẩm tiêu thụ, điều này quyết định tình trạng dinh dưỡng của mỗi cá nhân (4) Sự ổn định: Ngay cả khi lượng thức ăn của bạn nạp đủ vào ngày hôm nay, bạn vẫn bị coi là bị mất an ninh lương thực nếu bạn không được tiếp cận đầy đủ với thực phẩm định kỳ, có nguy cơ khiến tình trạng dinh dưỡng của bạn bị suy giảm Điều kiện thời tiết bất lợi, bất ổn chính trị

9 hoặc các yếu tố kinh tế (thất nghiệp, giá lương thực tăng) có thể ảnh hưởng đến tình trạng an ninh lương thực của bạn

Theo (FAO, 2004), an ninh lương thực là mọi người có quyền tiếp cận các thực phẩm một cách an toàn, bổ dưỡng đầy đủ mọi lúc mọi nơi để duy trì cuộc sống mạnh khoẻ và năng động Thực phẩm ngụ ý này phải được cung cấp cho người dân ở mức độ đáp ứng được một số mức tiêu chuẩn dinh dưỡng có thể chấp nhận được về lượng calo, protein và khoáng chất mà cơ thể cần; sự sở hữu của người dân về các phương tiện để có được nó và sự nhất quán trong việc cung cấp nó mọi lúc Tuy nhiên, (Agbaji và cộng sự, 2005) lưu ý rằng mục tiêu của chương trình an ninh lương thực nhằm tăng cường sản xuất lương thực nông nghiệp để tự cung tự cấp vẫn còn lâu mới đạt được.

CÁC NGHIÊN CỨU VỀ AN NINH LƯƠNG THỰC CỦA CÁC QUỐC

Phạm vi của đói và không đảm bảo thực phẩm là một chỉ số quan trọng của chất lượng cuộc sống (Anand và Harris, 1990) Tổ chức Nông nghiệp và Thực phẩm của Liên Hợp Quốc (FAO, 2003) ước tính có khoảng 800 triệu người trên toàn thế giới đang mắc kẹt trong tình trạng không đảm bảo thực phẩm Sử dụng một định nghĩa khác về không đảm bảo thực phẩm, Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) đã phát hiện rằng khoảng một phần tám người ở Hoa Kỳ đang phải đối mặt với tình trạng không đảm bảo thực phẩm (Nord và đồng nghiệp, 2004) Các số liệu tổng hợp này chỉ đơn giản là đếm số người đang phải đối mặt với tình trạng không đảm bảo thực phẩm Hiện nay, đã được thiết lập rằng các quy tắc tổng hợp đơn giản như vậy, theo dõi bởi USDA và FAO, mặc dù dễ tính toán, nhưng có thể gây hiểu lầm nghiêm trọng Theo phương pháp tính các chỉ số nghèo nổi tiếng của (Sen, 1976) và (Foster, Greer và Thorbecke, 1984), để đo lường tình trạng không đảm bảo thực phẩm của Hoa Kỳ, kết quả vượt ra khỏi tỷ lệ đơn giản đếm đầu người Các cuộc khủng hoảng lương thực tái diễn và sự thay đổi toàn cầu đã đẩy an ninh lương thực lên hàng đầu trong các vấn đề chính trị và trong các chương trình nghị sự Việc

10 người dân ở các nước phát triển được đảm bảo an ninh lương thực khi có đủ lương thực cho một cuộc sống năng động, khỏe mạnh được coi là điều hiển nhiên Tuy nhiên, có tới 10,2% dân số Hoa Kỳ và 8,3% dân số EU27 đang phải đối mặt với sự mất an ninh lương thực (Học Viện nông nghiệp Việt Nam, 2023)

Không an toàn về thực phẩm thường được đo lường thông qua nguồn cung thực phẩm tổng hợp, sự có sẵn, sự tiếp cận và đủ đầy (Busch và Lacy, 1984; FAO, 2003) Các nghiên cứu rõ ràng chỉ ra sự không đủ đầy của cách tiếp cận từ phía nguồn cung về tình trạng an toàn thực phẩm (Reutlinger, 1989; Dreze và Sen, 1989) Hiện nay, tập trung là để hiểu về tình trạng an toàn thực phẩm ở mức cá nhân, gia đình thay vì ở mức quốc gia Một số phương pháp đã được đưa ra bao gồm việc đo lường các biến số (ví dụ: thu nhập hộ gia đình, tỉ lệ chiều cao và cân nặng) thường được cho là có liên quan đến tình trạng an toàn thực phẩm (Reutlinger, 1985; Maxwell và Frankenberger, 1992; FAO, 2003) Tuy nhiên gần đây, sự không hài lòng với những biện pháp này đã dẫn đến việc sử dụng các biện pháp trực tiếp về tình trạng an toàn thực phẩm (Maxwell, 1995; Maxwell et al., 1999; Wolfe và Frongillo, 2001) như dữ liệu về tiêu thụ thực phẩm của hộ gia đình (dựa trên việc ghi nhớ) và các biện pháp chất lượng dựa trên các câu hỏi khảo sát chủ quan của hộ gia đình Ông Indranil Dutta muốn đo lường tổng hợp về tình trạng không đảm bảo thực phẩm của hộ gia đình, ông có thể phân biệt được giữa các hộ gia đình có đủ thực phẩm và các hộ gia đình không có đủ thực phẩm đến mức họ phải chịu đựng đau đớn Sự phân biệt này quan trọng vì chắc chắn chúng ta không muốn đối xử với cả hai hộ gia đình ở mức độ tương tự về chính sách can thiệp Các quy tắc tổng hợp mà ông đề xuất đặt trọng số cao hơn cho các hộ gia đình thiếu thốn thực phẩm hơn và cung cấp một chỉ số không đảm bảo thực phẩm duy nhất Rõ ràng ông có các chỉ số không đảm bảo thực phẩm khác nhau tùy thuộc vào quy trình đặt trọng số khác nhau được sử dụng Loại quy tắc tổng hợp này đã được sử dụng trong các ngữ cảnh tương tự bởi (Vecchi và Coppolla, 2003), (Fujii, 2004) (Vecchi và Coppola, 2003)

11 cùng với (Jha, 2004) đã sử dụng quy tắc tổng hợp được đề xuất bởi (Foster và đồng nghiệp, 1984) để đo lường mức nghiêm trọng của suy dinh dưỡng dưới hình thức thiếu năng lượng calo, trong khi (Fujii, 2004) sử dụng quy tắc tổng hợp tương tự để đo lường suy dinh dưỡng bằng cách sử dụng chiều cao và cân nặng chuẩn hóa Khác với các tác giả trên, (Dutta, 2006) đề xuất một tập hợp rộng lớn hơn các quy tắc, bao gồm các biện pháp tổng hợp dựa trên thứ hạng (Sen, 1976), cùng với các biện pháp của (Foster và đồng nghiệp, 1984) để tính toán tình trạng bất an về thức ăn tại Hoa Kỳ Ông cũng thảo luận về các vấn đề lý thuyết liên quan đặc biệt trong bối cảnh áp dụng các biện pháp chủ quan về tình trạng bất an thức ăn tại Hoa Kỳ Tiến thêm một bước nữa, ông sử dụng các quy tắc tổng hợp để kiểm tra xem tình trạng bất an thức ăn có ý nghĩa thống kê đối với các danh mục dân số khác nhau hay không bằng cách bắt đầu bằng một mô tả ngắn về phương pháp định tính và thiết kế một khuôn khổ lý thuyết cho phép ông tích hợp thêm thông tin từ các công cụ không an ninh thực phẩm có nhiều câu hỏi Sau đó, ông xem xét một ứng dụng thực nghiệm của khuôn khổ này Với các chỉ số được xây dựng trong khuôn khổ lý thuyết, ông tính toán mức độ không an ninh thực phẩm và mức độ không an ninh thực phẩm có đói ở Hoa Kỳ vào năm 1998 Để làm điều này, ông sử dụng Mô-đun an ninh thực phẩm cốt lõi 18 mục (CFSM), được sử dụng trong nhiều cuộc khảo sát bao gồm cuộc khảo sát dân số (CPS)

Abu (2016), nghiên cứu đã xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng an ninh thực phẩm trong hộ gia đình giữa các hộ gia đình nông thôn và đô thị ở bang Benue, Nigeria Phương pháp chọn mẫu mục đích và ngẫu nhiên được sử dụng để thu thập mẫu gồm 180 người tham gia nghiên cứu, mỗi nhóm 90 hộ gia đình từ cả khu vực nông thôn và đô thị Dữ liệu đã được thu thập thông qua bảng câu hỏi có cấu trúc và được phân tích bằng cách sử dụng thống kê mô tả, chỉ số an ninh thực phẩm, lỗ hổng dư thừa/thiếu hụt an ninh thực phẩm, phân tích yếu tố và mô hình Probit Sử dụng phương pháp tiêu thụ năng lượng calo, kết quả cho thấy rằng 53,3% và 62,2% lần lượt của các hộ gia đình ở nông thôn và đô thị đều đảm bảo an ninh

12 thực phẩm Các hộ gia đình an ninh thực phẩm ở nông thôn và đô thị đã vượt quá lượng calo khuyến nghị lần lượt là 39% và 42%, trong khi các hộ gia đình không đảm bảo an ninh thực phẩm ở nông thôn và đô thị đều thiếu hụt calo khuyến nghị lần lượt là 24% và 26% Cũng được phát hiện rằng thu nhập của chủ hộ gia đình (p

Ngày đăng: 25/09/2024, 14:36

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1 Ranh giới hành chính khu vực nghiên cứu, huyện Châu Phú  1.4 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU - Luận văn thạc sĩ Chính sách công: Đánh giá tình trạng an ninh lương thực cấp hộ gia đình huyện Châu Phú, tỉnh An Giang
Hình 1.1 Ranh giới hành chính khu vực nghiên cứu, huyện Châu Phú 1.4 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU (Trang 17)
Hình 4.1 Giới tính các hộ phỏng vấn - Luận văn thạc sĩ Chính sách công: Đánh giá tình trạng an ninh lương thực cấp hộ gia đình huyện Châu Phú, tỉnh An Giang
Hình 4.1 Giới tính các hộ phỏng vấn (Trang 51)
Hình 4.2 Trình độ học vấn các hộ phỏng vấn - Luận văn thạc sĩ Chính sách công: Đánh giá tình trạng an ninh lương thực cấp hộ gia đình huyện Châu Phú, tỉnh An Giang
Hình 4.2 Trình độ học vấn các hộ phỏng vấn (Trang 52)
Hình 4.3 Sự khác nhau giữa trình độ học vấn ở thành thị và nông thôn - Luận văn thạc sĩ Chính sách công: Đánh giá tình trạng an ninh lương thực cấp hộ gia đình huyện Châu Phú, tỉnh An Giang
Hình 4.3 Sự khác nhau giữa trình độ học vấn ở thành thị và nông thôn (Trang 53)
Hình 4.4 Số nhân khẩu các hộ phỏng vấn - Luận văn thạc sĩ Chính sách công: Đánh giá tình trạng an ninh lương thực cấp hộ gia đình huyện Châu Phú, tỉnh An Giang
Hình 4.4 Số nhân khẩu các hộ phỏng vấn (Trang 55)
Hình 4.5 Tình trạng nhà ở - Luận văn thạc sĩ Chính sách công: Đánh giá tình trạng an ninh lương thực cấp hộ gia đình huyện Châu Phú, tỉnh An Giang
Hình 4.5 Tình trạng nhà ở (Trang 56)
Bảng 4.1 Quy mô hộ gia đình theo các dân tộc khảo sát - Luận văn thạc sĩ Chính sách công: Đánh giá tình trạng an ninh lương thực cấp hộ gia đình huyện Châu Phú, tỉnh An Giang
Bảng 4.1 Quy mô hộ gia đình theo các dân tộc khảo sát (Trang 56)
Hình 4.6 Nguồn thu nhập từ hộ gia đình  4.2 Đánh giá khả năng đảm bảo an ninh lương thực nông hộ và nguyên nhân  chưa đạt - Luận văn thạc sĩ Chính sách công: Đánh giá tình trạng an ninh lương thực cấp hộ gia đình huyện Châu Phú, tỉnh An Giang
Hình 4.6 Nguồn thu nhập từ hộ gia đình 4.2 Đánh giá khả năng đảm bảo an ninh lương thực nông hộ và nguyên nhân chưa đạt (Trang 57)
Hình 4.7 Mức độ đáp ứng nhu cầu thực phẩm - Luận văn thạc sĩ Chính sách công: Đánh giá tình trạng an ninh lương thực cấp hộ gia đình huyện Châu Phú, tỉnh An Giang
Hình 4.7 Mức độ đáp ứng nhu cầu thực phẩm (Trang 58)
Hình 4.9 Sự sẵn tiền mua thức ăn giữa thành thị và nông thôn - Luận văn thạc sĩ Chính sách công: Đánh giá tình trạng an ninh lương thực cấp hộ gia đình huyện Châu Phú, tỉnh An Giang
Hình 4.9 Sự sẵn tiền mua thức ăn giữa thành thị và nông thôn (Trang 59)
Hình 4.8 Thức ăn hết trước khi có tiền mua thêm - Luận văn thạc sĩ Chính sách công: Đánh giá tình trạng an ninh lương thực cấp hộ gia đình huyện Châu Phú, tỉnh An Giang
Hình 4.8 Thức ăn hết trước khi có tiền mua thêm (Trang 59)
Hình 4.10 Việc cắt giảm khẩu phần ăn hoặc bỏ bữa  Theo (Thực, 2018), về “An ninh lương thực trong bối cảnh toàn cầu hóa: kinh  nghiệm quốc tế và gợi ý đối với Việt Nam” thì ANLT còn thiếu bền vững khi còn - Luận văn thạc sĩ Chính sách công: Đánh giá tình trạng an ninh lương thực cấp hộ gia đình huyện Châu Phú, tỉnh An Giang
Hình 4.10 Việc cắt giảm khẩu phần ăn hoặc bỏ bữa Theo (Thực, 2018), về “An ninh lương thực trong bối cảnh toàn cầu hóa: kinh nghiệm quốc tế và gợi ý đối với Việt Nam” thì ANLT còn thiếu bền vững khi còn (Trang 60)
Hình 4.11 Tỷ lệ thường xuyên đói nhưng không ăn vì không đủ tiền mua thức - Luận văn thạc sĩ Chính sách công: Đánh giá tình trạng an ninh lương thực cấp hộ gia đình huyện Châu Phú, tỉnh An Giang
Hình 4.11 Tỷ lệ thường xuyên đói nhưng không ăn vì không đủ tiền mua thức (Trang 61)
Hình 4.12 Tỷ lệ hộ sử dụng món rẻ tiền vì gia đình sắp hết tiền mua thức ăn - Luận văn thạc sĩ Chính sách công: Đánh giá tình trạng an ninh lương thực cấp hộ gia đình huyện Châu Phú, tỉnh An Giang
Hình 4.12 Tỷ lệ hộ sử dụng món rẻ tiền vì gia đình sắp hết tiền mua thức ăn (Trang 62)
Bảng 4.2 Chỉ số an ninh lương thực của nhóm dân tộc Chăm - Luận văn thạc sĩ Chính sách công: Đánh giá tình trạng an ninh lương thực cấp hộ gia đình huyện Châu Phú, tỉnh An Giang
Bảng 4.2 Chỉ số an ninh lương thực của nhóm dân tộc Chăm (Trang 64)
Bảng 4.5 Chỉ số an ninh lương thực của nhóm dân tộc Kinh - Luận văn thạc sĩ Chính sách công: Đánh giá tình trạng an ninh lương thực cấp hộ gia đình huyện Châu Phú, tỉnh An Giang
Bảng 4.5 Chỉ số an ninh lương thực của nhóm dân tộc Kinh (Trang 69)
Hình 4.13 Lượng calo mỗi ngày của người dân bốn dân tộc - Luận văn thạc sĩ Chính sách công: Đánh giá tình trạng an ninh lương thực cấp hộ gia đình huyện Châu Phú, tỉnh An Giang
Hình 4.13 Lượng calo mỗi ngày của người dân bốn dân tộc (Trang 70)
Hình 4.14 Chỉ số an ninh lương lực các dân tộc - Luận văn thạc sĩ Chính sách công: Đánh giá tình trạng an ninh lương thực cấp hộ gia đình huyện Châu Phú, tỉnh An Giang
Hình 4.14 Chỉ số an ninh lương lực các dân tộc (Trang 72)
Hình 4.15 Chỉ số an ninh lương lực giữa thành thị và nông thôn - Luận văn thạc sĩ Chính sách công: Đánh giá tình trạng an ninh lương thực cấp hộ gia đình huyện Châu Phú, tỉnh An Giang
Hình 4.15 Chỉ số an ninh lương lực giữa thành thị và nông thôn (Trang 73)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN