1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Chính sách công: Xây dựng chỉ số an ninh môi trường nước hỗ trợ chương trình phát triển đô thị thông minh Tp. Hồ Chí Minh

122 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Hồ Chí Minh.Kết quả thực hiện nhiệm vụ của Luận văn là 1 tìm hiểu các nghiên cứu về xâydựng chỉ số môi trường nước và phương pháp thực hiện, 2 Phân tích hiện trạng môitrường nước và dé á

Trang 1

TRUONG DAI HOC BACH KHOA

œ«£n1»

NGUYEN AN SANG

XÂY DUNG CHI SO AN NINH MOI TRƯỜNG NƯỚC HO TRỢ

CHUONG TRINH PHAT TRIEN DO THI THONG MINH

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA - ĐHQG TP HỎ CHÍ MINH

Thành phan Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm: (Ghi rõ họ, tên, hoc ham, học vi

của Hội đồng cham bảo vệ luận văn thạc Si)

PGS.TS Lé Van TrungPGS.TS Lam Dao NguyénPGS.TS Lé Trung ChonTS Pham Thi Mai Thy

TS Nguyén Nhat Huymn BB WN Re

Xác nhận cua Chu tịch Hội đồng đánh giá Luận văn và Trưởng khoa quản lýchuyên ngành sau khi luận văn đã được sửa chữa (nếu có)

CHỦ TỊCH HỘI ĐỎNG TRUONG KHOA MOI TRƯỜNG VA TÀI NGUYEN

Trang 3

TRUONG ĐẠI HOC BACH KHOA Độc lập — Tu do — Hanh phúc

KHOA MOI TRƯỜNG VA TAINGUYEN — - 000

-NHIEM VU LUẬN VAN THAC SĨHo va tén : NGUYEN AN SANG MSHV: 1670381Ngày, thang, năm sinh : 24/09/1991 Noi sinh: TP Hồ Chí MinhChuyén nganh : Chính sách công Mã số: 60 34 04 02

I TÊN ĐÈ TÀI:Xây Dựng Chỉ Số An Ninh Môi Trường Nước Hỗ Trợ Chương Trình Phát Triển ĐôThị Thông Minh TP H6 Chí Minh

“Establishment Of The Water Environment Security Index Supporting The SmartUrban Development Program Of Hochiminh City”

II NHIEM VU VÀ NOI DUNG- Thu thap thong tin vé hién trang tài nguyên nước tai TP Hồ Chí Minh va chuongtrình Phát triển đô thị thông minh TP Hồ Chí Minh

- _ Xây dựng chỉ số an ninh môi trường nước TP Hồ Chí Minh với dữ liệu thu thậptrong giai đoạn 2011-2015 và truy xuất dữ liệu

- _ Để xuất các giải pháp cải thiện môi trường nước và hỗ trợ chương trình phát triểnđô thị thông minh TP Hồ Chí Minh

Ill NGÀY GIAO NHIỆM VU: 20/08/2018

IV NGAY HOAN THANH NHIEM VU : 04/01/2019V HO VA TÊN CÁN BỘ HUONG DAN: PGS.TS Chế Dinh Lý

Tp.HCM, Ngày 28 thang 01 năm 2019

CÁN BỘ HƯỚNG DÂN CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐÀO TẠO

(Họ tên và chữ ký) (Họ tên và chữ ký)

TRƯỞNG KHOA

(Họ tên và chữ ký)

Trang 4

Để hoàn thành luận văn này, tôi xin gửi lời tri ân chân thành đếnPGS.TS.Chế Đình Lý đã luôn tận tâm hướng dẫn, hỗ trợ, động viên và đóng gópcác ý kiến quý báu để tôi hoàn thành nghiên cứu.

Đồng thời, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Quý thay cô trong Khoa Môitrường và Tài Nguyên của Trường Dai Học Bách Khoa TP H6 Chí Minh trongsuốt thời gian qua đã tận tình giảng dạy, cung cấp cho tôi những kiến thức quýbáu trong suốt thời gian học tập tại trường

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Cục Thống Kê, Sở Tài Nguyên MôiTrường cùng các quý cơ quan khác của TP Hồ Chí Minh đã cung cấp thông tin,số liệu, giúp tôi hoàn thành luận văn này

Cuối cùng, xin gửi đến bạn bè và đặc biệt là gia đình tôi tình cảm chânthành nhất vì đã luôn đồng hành, làm điểm tựa dé tôi vượt qua mọi khó khăn

TP.HCM, ngày 28 tháng 01 năm 2019

Nguyễn An Sang

Trang 5

Luận văn “Xây dựng chỉ số an ninh môi trường nước hỗ trợ chương trình pháttriển đô thị thông minh TP Hỗ Chí Minh” được thực hiện đáp ứng yêu cầu đào tạo

chuyên ngành chính sách công trong bảo vệ môi trường của Trường Đại Học Bách

Khoa TP Hồ Chí Minh.Kết quả thực hiện nhiệm vụ của Luận văn là (1) tìm hiểu các nghiên cứu về xâydựng chỉ số môi trường nước và phương pháp thực hiện, (2) Phân tích hiện trạng môitrường nước và dé án đô thị thông minh tại TP H6 Chí Minh, (3) Xây dựng bộ chỉ thịdé tính toán và truy xuất chỉ số an ninh môi trường nước, (4) Dé xuất các giải pháp cảithiện môi trường nước và hỗ trợ cho Chương trình phát triển đô thị thông minh

Nghiên cứu đã xây dựng bộ chỉ thị để đánh giá an ninh môi trường nước với 05nhóm chủ dé bao gồm an ninh môi trường nước đối với hộ gia đình, dùng cho pháttriển kinh tế, trong quy hoạch đô thị, liên quan chất lượng môi trường nước, quản trịnước và tính toán truy xuất chỉ số an ninh môi trường nước Kết quả tính toán tronggiai đoạn 2011-2015 cho thay mức độ an ninh môi trường nước là thấp và bị đe dọa.Do đó cần thực hiện các nhóm giải pháp để cải thiện tình hình an ninh môi trường

nước.

Với xu thế xây dựng đô thị thông minh, nghiên cứu đã hỗ trợ trong việc cung cấpthông tin cảnh báo cho cộng đồng van dé an ninh môi trường nước, cùng với đó dữliệu cũng được ghi nhận theo thời gian thực giúp chỉ số được theo dõi liên tục và cócác cảnh báo sớm và mức độ pho biến rộng rãi đến với cộng đồng hơn

Các kết quả nghiên cứu chỉ số an ninh môi trường nước hỗ trợ Chương trình pháttriển đô thị thông minh sẽ đóng góp vào những nghiên cứu về chính sách công trong

lĩnh vực môi trường của TP Hô Chí Minh nói riêng, cả nước nói chung.

ii

Trang 6

Thesis “Establishment Of The Water Environment Security Index SupportingThe Smart Urban Development Program Of Hochiminh City” was implemented tomeet the requirements of specialized training policy in environmental protection ofThe HCM University of Technology.

The results of the task of the dissertation are (1) study about the development ofwater environment indicators and implementation methods, (2) Analysis of the currentstate of the water environment and the smart urban scheme at Ho Chi Minh City, (3)Establish a set of indicators to calculate and retrieve the water environmental securityindex, (4) Proposing solutions to improve the water environment and support theSmart Urban Development Program Of Hochiminh City.

The study has developed a set of indicators to assess water environment securitywith five thematic groups including water environment security for households, usedfor economic development, urban planning, related substances water environment,water management and calculation of water environment security index retrieval.Calculation results in the period of 2011-2015 show that the level of waterenvironment security is low and threatened Therefore, it is necessary to implementgroups of solutions to improve the water environment security situation.

With the trend of smart urban construction, the research has supported inproviding information to warning the community of water environment security issues,along with data is also recorded in real time to help the index will be monitoredcontinuously and have early warnings and widespread popularity to the community.

The results of the study of water environment security indicators supporting theSmart Urban Development Program will contribute to the study of public policy in theenvironmental field of HoChiMinh City in particular, the whole country in general.

Trang 7

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được sựhướng dẫn khoa học của PGS.TS Chế Dinh Lý Các nội dung nghiên cứu, kếtquả trong luận văn này là trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức nàotrước đây Các số liệu, thông tin của các tác giả khác, cơ quan khác mà luận vănsử dụng để nhận xét, phân tích, đánh giá đều được trích dẫn theo đúng quy địnhvà ghi rõ trong phan tài liệu tham khảo.

Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm

về nội dung luận văn của mình.

TP.HCM, ngày 28 tháng 01 năm 2019

Nguyễn An Sang

IV

Trang 8

LOT CAM ON 0 TOM TAT LUẬN VAN - 2 2S 2 1 11 151521211 112111111 1111111111 1111111111 re ii

ABSTRACT Gà lil

087100015 |L.DAt VAN GG occ eccceccscccecscecescscscscscececsevevscscecsevevavacesesscssvscacececsavavscacessevavavaceceseevavacees 12 Su cần thiết của dé tài - óc kh 1111 11v 111111011 11111111 T111 TH 2

3.Mục tiêu nghiÊn CỨU << < 000 nọ họ 3

4.Phạm vi và đối tượng nghiên CỨU ¿2-5252 2E+SSE2E£E£EE‡EEEEEEEEEEEEEEEEEEErrkrkrrrrrrree 3

3.Nội dung nghiÊn CỨU - << <1 11900010010 nọ kh 3

6.Y nghĩa nghiên cứu của dé tài ¿ - - +52 S621 1 E9 3 121 151131121 1111511 110111111 4Tính mới của để tài 5c tt hệ E2 2112112111111 4Y nghĩa khoa học ¿-¿- 5-5526 EE5 E5 1 15151115 111111 5111111151111 01 011501011111 11 10 Hy 4Y nghĩa thực tiỄn ¿- - 552 S231 15 5 111211151515 11 11115110101 011511 011101010101 11 111110 Hy 4CHƯƠNG 1: TONG QUAN Gv S E1 1111 11111111111 người 51.1.Téng quan tình hình nghiên Cứu - ¿2 5222 S£+E£E£EE£E£E£EE£EEEEErErrerrerrerered 51.1.1 Tình hình nghiên cứu của một số nước trên Thế giới . - 5

1.1.2 Tinh hình nghiên cứu trong nue - «55 0 9 1 ng 8

1.2.Khái niệm chỉ thị, chỉ số an ninh môi CUO nƯỚC St teseeeeeeeeee 101.3.Tổng quan tài nguyên nước TP.HCM ¿22 2 2 2 +E2E£E+ESEE£E£ErEerererersred 14CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CUU 212.1 Tiến trình nghiên COU ¿2E SE SE SE+E£EEE£E£EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErkrrkrkrrerrreo 21

2.2.Nội dung và phương pháp nghiÊn CỨU - - GG S01 gen 22

2.2.1 Phan tích hiện trạng môi trường nước va dé án đô thị thông minh 22

2.2.2 Thu thập tài liệu xây dựng bộ chỉ thỊ + x9 1 ng 23

2.2.3 Tính toán chỉ số an ninh môi trường nước - - + 2 ss+s+c£s£szszs+¿ 312.2.4 Phân hạng chỉ số an ninh môi trường nước - - 2 2 s+s+ss+s+s+zscs2 332.2.5 Dé xuất giải pháp cải thiện môi trường nước và hỗ trợ ĐTTM 33

CHƯƠNG 3: KET QUÁ VÀ THÁO LUẬN ¿- 5< Se+tESEeEeErkekerrkereee 34

3.1.Hiện trạng môi trường nước và dé án đô thị thông minh - - 52 5<: 343.1.1 Chất lượng môi trường nước khu vực nước cấp sông Đồng Nai 343.1.2 Chất lượng môi trường nước khu vực nước cấp sông Sài Gòn 353.1.3 Chất lượng môi trường nước khu vực không dùng cho mục dich cấp nước40

Trang 9

3.1.5 Chat lượng nước kênh rạch ngoại thành - << s+ssssseeeeeese 513.1.6 Chất lượng nước ngam vocccccccccccscscsssscsessscssescsescscssescscsssssssscscsessssseessseess 553.1.7 Chương trình phat triển đô thi thông minh tai TP.HCM - 58

3.2 Xay dựng bộ chỉ tHìỊ - - - << 9900010 62

3.3.Tính toán chỉ số an ninh môi trường nước tại TP.HCM - 5 2 5c: 673.4:Truy xuất dữ liệu bằng phần mém EXcel c.cccccescssesessssesessssesessssesscssseseeseseseseseesees 753.4.1 Tính toán thông số WQI ¿-:- c2 22123 1 151 1111111111111 1111 1111111 xe 753.4.2 Tính toán chỉ số an ninh môi trường nước - - 2 + ss+s+ccs+s+szs+¿ 773.5.Giai pháp cải thiện môi trường nước và hỗ trợ chương trình phát triển ĐTTM 79

3.5.1 Giải pháp cải thiện mỗi frường TƯỚC - <5 11930511 1993311 ke 79

3.5.2 Hỗ trợ Chương trình phát triển đô thị thông minh -. - 55-5: 32KET LUẬN VÀ KIÊN NGHỊ, - 2 - 2 E523 SE EEEE AE E1 1111111 x1 tre 84KET LUẬN - 5C SE 12 1 121115151511 11 0111111111 0101 110101 01.1111 010111112110 1 1y 84KIÊN NGHỊ - 5C SE 12 1 121 1513151111 111511 1111011111 0101 0121101010111 1700101111 85TÀI LIEU THAM KHHẢO 2-5 2S 2 SE£E£EE£EEEEEEEEEEEEEEEEEEE1511115 111.111 cxe, 86PHU LUC I: KET QUA QUAN TRAC MOI TRƯỜNG NƯỚC 891.1 Khu vực cấp nước từ sông Đồng Nai v.cecccecccccccsesesescsessssesessssseeseseesseesesesseeeeees 891.2 Khu vực cấp nước từ sông Sài Gòn vocececccecceescscsssscsesssesssesesssseeseseesssseseseseetees 901.3 Khu vực không dùng cho cấp nƯỚC ¿+ 26 SE SE£EEE£EEEEEEEEEEEEEEErErrkrkrrerrreo 91PHU LUC II KET QUA KHAO SÁT DANH GIA SANG LOC BO CHÍ THI ANNINH MOI TRUONG NU OC 0.0 esseessssssesssessseeseesseeseeesecencessceneesneeseesneesneeneesneeneenees 92TLL Phi€u Khao na 92IL.2 Trung bình điểm đánh giá sang lọc chỉ thi cccccecceceseseeeceeseeesesseesseseseeeeee 95II.3 Độ lệch chuẩn điểm đánh giá sàng lọc Chỉ tHỊ cv vversee 97I4 Tổng điểm sàng lọc các Chỉ tÍI| - c0 990k 99

IS Thu thập thông tin dữ liệu các chỉ tht - - << - S1 1 ng 102

PHU LUC III TÍNH TOÁN CHỈ SO AN NINH MOI TRƯỜNG NƯỚC 103

LII.1 Dữ liệu thu thập - (<< G1 1139332101111 199 9901011 nà 103

III.2 Chuẩn hóa sỐ liệu - - - - St E12 53919191 3E 931191 1E 1111158 3E 1xx ree 105II.3 Điểm kết luận theo chỉ thị thành phần - sees 2 2 2+S££+£z££££EzEzEz£zrsred 106

Vi

Trang 10

Bảng 2.1: Thang điểm sàng lọc các chỉ thị ¿ - - + 2 6 +sE+E+E£EE£E£E+EeEEErErerrererees 29

Bang 3.1: Két qua quan trac pH tại hệ thống kênh rạch nội thành giai đoạn 2011 —

Bảng 3.6: Kết quả tính toán trọng số tiêu chí sàng lọc chỉ thị -. -5- + s5s55¿ 64Bảng 3.7: Kết qua sàng lọc chỉ thị an ninh môi trường nước - + s52 64

Bảng 3.8: Giá tri mục tiêu của chỉ tHỊ - - - << - c0 0010999 ng 67

Bang 3.9 : Trọng số các chỉ thị trong nhóm chỉ thị an ninh nước hộ gia đình 68Bảng 3.10 : Trọng số các chỉ thị trong nhóm an ninh nước phát triển kinh tế 68Bang 3.11: Trọng số các chỉ thị trong nhóm an ninh nước nông nghiệp 69Bảng 3.12 : Trọng số các chỉ thị trong nhóm an ninh nước công nghiệp, năng lượng Bang 3.13: Trọng số các chỉ thị trong nhóm chỉ thị an ninh nước Quy hoạch đô thị 70Bang 3.14 : Trọng số các chỉ thị trong nhóm chi thị an ninh nước liên quan chất lượng

MOI fTƯỜNØ HƯỚC (<< S1 0000 nọ và 70

Bảng 3.16 : Trọng số các nhóm chi thị an ninh môi trường nước - -71

Trang 11

Hình 1.1: Mô hình DPSIR trong nghiÊn CỨU 5G E111 113 99931111 kg và 12

Hình 1.2: Quy trình tích hợp chỉ thị thành chỉ $6 2-5 2 25255 +£+£2££z£z£z£ze: 13Hình 1.3: Hệ thống sông Đồng Nai - Sài Gòn -¿-¿- - 5252 SE2EcEEErErkrrereee 15Hình 2.1: Tiến trình nghiên cứu -. - ¿%2 EEE+E£E+E£EEEE£E£E£EEEEEEEEEEEEEEEEErErrrreee 21

Hình 2.2: Mô hình DIPSR liên quan an ninh môi trường nước TP.HCM 22

Hình 3.1: Diễn biến TSS tại vị trí cấp nước trên sông Đồng Nai giai đoạn 2011 — 2015

Hình 3.3: Diễn biến pH trung bình trên sông Sai Gòn giai đoạn 2011 — 2015 36Hình 3.4: Diễn biến hàm lượng TSS trung bình trên sông Sài Gòn giai đoạn 2011 —

"0n 36

Hình 3.5 : Hàm lượng Amoni các khu vực cấp nước sông Sai Gòn giai đoạn 2011 —

Hình 3.7: Hàm lượng DO và Diễn biến DO trung bình giai đoạn 2011 — 2015 38Hình 3.8: Hàm lượng Coliform va Diễn biến hàm lượng Coliform trung bình trên sông

Sai Gòn giai đoạn 2011 — 2Ô Ê GG 000 re 39

Hình 3.9: Hàm lượng E.Coli các khu vực trên sông Sài Gòn và Diễn biến hàm lượng

E.Coli trung bình trên sông Sai Gòn giai đoạn 2011 — 2015 - «s2 39

Hình 3.10: Diễn biến hàm lượng TSS tại các khu vực sử dụng cho mục đích khác giai

Trang 12

Hình 3.21: Hàm lượng TDS nước dưới đất trong giai đoạn 2011 — 2015 56

Hình 3.22: Độ cứng nước dưới đất tại các trạm quan trắc giai đoạn 2011 — 2015 56

Hình 3.23: Hàm lượng NO3- nước dưới đất trong giai đoạn 2011 — 2015 57

Hình 3.24: Các yếu tố chính của đô thị thông minh - - 2 25s eee 58Hình 3.24: Phân nhóm chi thị tính toán chỉ số an ninh môi trường nước 66

Hình 3.25: Biểu đồ an ninh môi trường nước TP.HCM giai đoạn 2011-2015 72

Hình 3.26: Đồ thị nhóm chỉ thị an ninh môi tTƯỜnØ nƯỚC QQQS Si 74Hình 3.27: Trang nhập dữ liệu giá trị thông số môi trường quan trắc được 75Hình 3.28: Tính giá trị WQI của từng thông 86 - 5252 5222+2+Es£cezeresree 76Hình 3.29: Tong hợp giá trị chất lượng nước WQI ¿-¿- c2 S2 Se2xctsrsrrxrerrereee 76

Hình 3.30: Dữ liệu thu thập của các Chi tHỊ - - - << + + 1111111111 1111188855 11111111 skg 77

Hình 3.31: Truy xuất kết quả tính toán ¿-¿- - 52 2 +E+E+E+EEE£E£E£ESEEEEEEErEeErrrrrrsred 78

Trang 13

ADB (Asian Development Bank): Ngân hàng phát triển Châu ÁAWDO (Aisan Water Develop Outlook): Triển vọng tải nguyên nước Châu A.BOD (Biochemical oxygen Demand): Nhu cau oxy sinh học

BTNMT: Bộ Tài Nguyên Môi Trường

COD (Chemical Oxygen Demand): Nhu cầu oxy hóa học

DO (Dissolved Oxygen): Lượng oxy hòa tan

DPSIR: Mô hình Động lực-Áp lực- Hiện trạng -Tác động —Dap ứng

DTTM: Do thị thông minh

NGTK: Niên giám thống kêQC VN: Quy chuẩn Việt NamSAWACO (SaiGon Water Corporation): Tông Công ty Cấp nước Sài Gòn

STNMT: Sở Tài Nguyên Môi Trường

TDS (Total Dissolved Solids): tong chat ran hòa tanTP.HCM: Thanh phố Hỗ Chí Minh

TSS (Total suspended solids): Tổng chat ran lo lữngWQI (Water Quality Index): Chi số chat lượng nước mat

Trang 14

MỞ ĐẦU1 Đặt van đề

Trong các lĩnh vực quản lý về kinh tế, môi trường hay xã hội, người ta thườngdiễn đạt một hiện tượng nghiên cứu băng chỉ thi (indicators) Chi thị là một giá triquan sát có thé là từng mặt hay thông tin tổng hợp dùng dé đo thông tin tong hợp déhình thành các chỉ số (index)

Chỉ số (index) là một tập hợp của các chỉ thị được tích hợp theo một phươngpháp luận hay các tính toán từ các chỉ thị (nhân với trọng số) Đối với ngành quản lý

môi trường đặc biệt là ngành chính sách công trong bảo vệ môi trường , thì Chỉ thị và

chỉ số môi trường có những chức năng:e Hiệu quả thông tin: Chỉ thị môi trường sẽ giúp giảm số lượng các đo lường và

các thông số mà cần có cho việc trình bày hiện trạng môi trường.e Đơn giản hóa thông tin: làm cho các van dé phức tạp trở nên ngăn gọn, đơn

giản về các kết quả của chính sách môi trường.e Phong ngừa: chỉ thị và chỉ số môi trường tóm lược hiện trạng môi trường và xã

hội hiện tại.

e Quyét định: chi thi va chỉ số môi trường đưa ra sự hướng dẫn hiệu quả để hoạch

định một môi trường bền vững trong tương lai.Chỉ thị, chỉ số là công cụ quản lý môi trường quan trọng giúp các nhà hoạch địnhchính sách theo dõi tình trạng môi trường qua thời gian và không gian Một trong sốnhững chỉ số môi trường quan trọng đang được đặt ra và quan tâm hiện nay là chỉ sốan ninh môi trường, trong đó có chỉ số an ninh môi trường nước do sức ép về an ninhtrật tự, xã hội và môi trường mà các van dé phat triển kinh tế và đô thị tao ra

Với xu thế hướng đến phát triển đô thị thông minh, là đô thị sử dụng công nghệthông tin và truyền thông cùng các phương tiện khác để cải thiện chất lượng cuộc

sống, hiệu quả của hoạt động đô thị, dịch vu đáp ứng nhu cầu về phương diện kinh tẾ,

xã hội và môi trường, thì việc cung cấp thông tin từ chỉ số an ninh môi trường để hỗtrợ Chương trình phát triển đô thị thông minh là hết sức quan trọng

Trang 15

2 Sự cần thiết của đề tàiTrong bối cảnh biến đổi khí hậu và các van dé môi trường cấp bách, tài nguyênnước bị ảnh hưởng nhiều nhất và đây là một nguồn tài nguyên quan trọng can thiết chosự sống của xã hội loài người và hệ sinh thái Tài nguyên nước còn cần thiết chonhững nhu cầu sinh hoạt và phát triển kinh tế quốc gia, khu vực, đặc biệt là các đô thịthành phố lớn thì các vẫn đề đe dọa đối với tài nguyên môi trường nước nhận được sựquan tâm rất lớn từ các cấp quản lý đến cộng đồng địa phương Vì thế việc xây dựngchỉ số an ninh môi trường là rất cần thiết nhăm cung cấp thông tin cho các nhà quan lýđánh giá đưa ra quyết định với sự tham gia của cộng đồng.

Việt Nam đang phải đối mặt với tình trạng suy giảm cả nguồn nước mặt vànguồn nước ngắm Trong khi đó, mực nước biển có xu hướng dâng cao, triều cường vàxâm nhập mặn ngày càng gia tăng Cùng với quá trình tăng dân số, di cư nông thôn, đôthị hóa, không sử dụng nước hợp lý, ô nhiễm đã tạo ra sự căng thăng về nguồn nước

hiện có.

Điều này có thé sẽ trở nên trầm trọng hon do những tác động của biến đối khíhậu sẽ gây nguy hiểm cho an ninh môi trường nước trong tương lai néu các hành động

khắc phục không được thực hiện Do đó, tạo ra một xã hội an toàn nước là một trong

những ưu tiên hàng đầu của các chính phủ và nhà hoạch định chính sách trên toàn câu.Một trong những công cụ có thể cung cấp thông tin cho chính phủ và các nhà hoạchđịnh chính sách là công cụ chỉ thị và chỉ SỐ

Vì vậy học viên nghiên cứu thực hiện dé tài này làm luận văn tốt nghiệp ngànhchính sách công trong bảo vệ môi trường với mong muốn sẽ đem lại hiệu quả về việccung cấp thông tin, nhận thức đến với cộng đồng và chính quyền Thành phố đưa ra cácchiến lược, quyết định và giải pháp phù hop phát triển của Thanh phố Hỗ Chí Minh trở

thành đô thị thông minh.

HVTH: Nguyễn An Sang 2

GVHD: PGS.TS Chế Đình Lý

Trang 16

3 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu tong quát: Xây dựng được chỉ số an ninh môi trường nước, dé xuất cácgiải pháp để cải thiện môi trường nước và hỗ trợ Chương trình phát triển Đô thị thôngminh TP Hồ Chí Minh

Mục tiêu cụ thê:+ Tìm hiểu các nghiên cứu về xây dựng các chỉ số an ninh môi trường nước, phương

pháp thực hiện.

+ Đánh giá được hiện trạng chất lượng môi trường nước và quá trình triển khai dé án

xây dựng đô thị thông minh tại TP.HCM.

+ Xây dựng bộ chỉ thị để tính toán chỉ số an ninh môi trường nước TP.HCM giai đoạn2011-2015, đánh giá kết quả về mức độ an ninh môi trường nước

+ Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để cải thiện tình trạng an ninh môi trường nước, hỗtrợ cho chương trình phát triển đô thị thông minh

4 Phạm vi và đối tượng nghiên cứuKhu vực nghiên cứu: TP.Hồ Chí MinhDữ liệu nghiên cứu: do giới han về nguồn lực thực hiện nên nghiên cứu thu thập

các dữ liệu trong giai đoạn 2011-2015.

Đối tượng nghiên cứu: Chỉ số an ninh môi trường nước

5 Noi dung nghiên cứu

Đề đạt mục tiêu nghiên cứu ở mục trên, Học viên sẽ thực hiện các nội dung như

sau:

- Tổng quan các nghiên cứu về việc xây dựng chỉ số môi trường nước và cácphương pháp xây dựng chỉ số

- Phân tích hiện trạng môi trường nước va dé án Chương trình phát triển đô thị

thông minh tại TP.HCM

- Sang lọc bộ chỉ thị hình thành bộ chỉ thị chính thức để tính toán chỉ số môitrường nước và truy xuất dữ liệu tính toán

- Đề xuất giải pháp cải thiện môi trường nước và hỗ trợ chương trình phát triển

đô thị thông minh.

Trang 17

6 Y nghĩa nghiên cứu của đề tàiTính mới của đề tài

Đề tài là nghiên cứu đầu tiên về xây dựng bộ chỉ thị an ninh môi trường nước tạiTP.HCM và hỗ trợ cho chương trình phát triển đô thị thông minh

Kết nối chỉ số an ninh môi trường với chương trình phát triển đô thị thông minhgiúp đưa ra các cảnh báo một cách nhanh chóng và pho biến

Ý nghĩa khoa họcTiếp cận được khái niệm an ninh môi trường nước cụ thé hóa thành chỉ số đánhgiá, là cơ sở để nhận biết các mối đe dọa đến môi trường, cung cấp thông tin cho cộngđồng, các nhà quan lý và hoạch định chính sách dé thực hiện các giải pháp ngăn chặn,

ứng phó phù hợp va kip thời.

So sánh chỉ số an ninh môi trường nước với các kết quả nghiên cứu khác của cácđịa phương khác nhau nhằm đánh giá hiệu quả bảo vệ môi trường nước, đảm bảo an

ninh tài nguyên nước.

Đề tài là tiền đề khuyến khích cho các nghiên cứu cải tiễn bộ chỉ số, áp dụng ởcác khu vực khác va ứng dụng nghiên cứu khác như lập bản đồ an ninh

Trang 18

CHƯƠNG 1: TÔNG QUANĐề cung cấp các cơ sở thông tin cho nghiên cứu dé tài, trong chương này trìnhbày về tổng quan tài liệu nghiên cứu, tong quan tài nguyên nước TP.HCM; các kháiniệm về chỉ thị, chỉ số và khái quát các bộ chỉ thị an ninh môi trường nước.

1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu1.1.1 Tình hình nghiên cứu của một số nước trên Thế giới

Viện An ninh môi trường công bố nghiên cứu của Hecker vào năm 2011 về Pháttriển hòa bình và bền vững thông qua an ninh môi trường, một phương pháp đánh giáan ninh môi trường Nghiên cứu đã trình bày về định nghĩa an ninh môi trường, xácđịnh những đối tượng chung giữa một môi trường an ninh và bất an ninh, mối quan hệ

giữa môi trường và các xung đột từ đó xây dựng phương pháp đánh giá với các bước

xác định danh sách an ninh môi trường, vai trò các yếu t6 trong thực hiện đánh giá anninh môi trường, các mẫu ứng dụng phương pháp, bảng tổng hợp phương pháp, biên

soạn thông tin và xác định các chuyên gia khu vực nghiên cứu, xác định phạm vi, đánhgiá phương pháp, lập bang câu hỏi các bên liên quan (Hecker, 2011).

Trong nghiên cứu đánh giá an ninh nước: Quản trị tổng hợp và chỉ thị nước ngọtvào năm 2012 của nhóm tác giả Emma S Norman và cộng sự đã phát triển phươngpháp đánh giá chỉ số để đánh giá hiện trạng an ninh nước, tổng hop các biến liên quanchất lượng và số lượng tài nguyên nước cũng như mối quan hệ sinh thái và sức khỏecon người, ứng dụng cho cộng đồng ở British Columbia (Canada) Các tiêu chí trong

chất lượng nước được tính toán băng chỉ số chất lượng nước WQI của Hội Đồng Bộ

trưởng Môi trường Canada và Hệ thống phân loại lưu vực Còn đối với tiêu chí sốlượng nước được tính toán thông qua nhu câu cấp nước, đánh giá dòng nhạy cảm, chỉsố toàn vẹn sinh học Cùng với đó nghiên cứu cũng nêu lên các van dé về cân nhac vềdữ liệu, nhắn mạnh quá trình lựa chọn các thông số đo đạc phải kịp thời theo thời gianhiện trạng, khoảng trong giữa truy cập dữ liệu, ngăn cách giữa ranh giới hành chính vàthủy văn tạo những thách thức về quản trị nước (Norman et al , 2013)

Trong nghiên cứu khái niệm chỉ số an ninh nước, an ninh tải nguyên nước củaThái Lan trong bỗi cảnh thế giới và khu vực ASEAN của Sucharit Koontanakulvong,

2014 dé xuat và xác định tinh trạng an ninh nước của Thái Lan so với thê giới và các

Trang 19

nước ASEAN (Koontanakulvong, 2014) Nghiên cứu xem xét mức sử dụng nước trên

đầu người và nhóm các nước theo mức GDP để phản ánh tình trạng phát triển tàinguyên nước ở cả quy mô thế giới và Thái Lan, nhưng chưa làm rõ các yêu tố de dọađến nguồn nước và nghiên cứu trong phạm vi cấp quốc gia chưa nêu bật lên cấp khu

vực.

Nhóm tác giả Leeuwen và các cộng sự đã nghiên cứu những thách thức của Quản

trị tài nguyên nước tại Thành phố Hồ Chí Minh, công bố năm 2015 đã nêu lên các vẫndé cap bách của thành phố bao gồm gia tăng dân số, đô thị hóa, ô nhiễm và biến đổikhí hậu và đánh giá tình bền vững của quản lý tổng hợp tài nguyên nước tại TP HCMbăng chỉ số xanh thành phố (Blue City Index) Chỉ số xanh là bộ 24 chỉ thị phân vào 8

nhóm trong đó có an ninh nước, chất lượng nước, nước uống, vệ sinh, cơ sở hạ tầng,

bên vững khí hậu, đa dạng sinh học va quản tri (Leeuwen et al , 2015) VỀ an ninhnước nghiên cứu chỉ đánh giá các chỉ thị về khan hiém và khả năng cung cấp chưađánh giá day đủ các yếu tố ảnh hưởng đến an ninh nước tại TP HCM

Báo cáo Triển vọng phát triển tài nguyên nước Châu Á năm 2013 và năm 2016của Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) xây dựng phương pháp tiếp cận gồm 5 khíacạnh: an ninh nước hộ gia đình, nước kinh tế, nước đô thị, môi trường nước, khả năngphục hồi sau thảm họa để đánh giá an ninh nước quốc gia (ADB, 2016) Đây là cơ sởđể nghiên cứu xây dựng các chỉ thị sơ bộ để tính toán chỉ số an ninh môi trường nước

tại TP.HCM.

Một hệ thống chỉ số đánh giá về an ninh nước ở Trung Quốc dựa trên dữ liệukinh tế vĩ mô từ năm 2000 đến năm 2012 của nhóm tác giả Li và các cộng sự công bốnăm 2016, đã xây dựng các bộ tiêu chí và khung cơ bản của hệ thông đánh giá an ninhnước Hệ thống đánh giá an ninh nước bao gém các tiêu chí về an ninh chu trình nước(lượng nước bình quân đầu người, lượng mưa trung bình hàng năm, lượng nước ngầm,

nước mặt, khu vực bị ảnh hưởng ngập lụt và hạn hán), môi trường chất lượng nước

(tần suất sự cố 6 nhiễm nước, lượng phát thai COD, tỷ lệ xử lý nước thải công nghiệp,tỷ lệ chất lượng nước trước và giữa các con sông phát thải amoni và nitrogen, tổng tảilượng phát thải của nước thải, tỷ lệ đầu tư xử lý ô nhiễm, xử lý nước thải đô thị, baophủ rừng), nước sinh thái (diện tích cây xanh công cộng trên đầu người, tỷ lệ khu bảotồn thiên nhiên, diện tích kiểm soát xói mòn đất, tỷ lệ tiêu thụ nước, diện tích đất ngập

HVTH: Nguyễn An Sang 6

GVHD: PGS.TS Chế Đình Lý

Trang 20

nước trên tong diện tích), nước xã hội (tổng lượng nước cấp, đầu tư thu gom nước

mưa, độ dài đường ống điều chỉnh cuối năm, tỷ lệ phân phối nước trên dân số, khu bảotồn, số lượng cơ sở xử lý nước thải, diện tích tưới hiệu quả, ty lệ lợi ích cải cách nướcnông thôn, ty lệ tốn that do ngập lụt và mat mùa do hạn hán) và kinh tế (GPD bìnhquân đầu người, sản lượng lúa, tỷ lệ chỉ phí ăn uống trên tiêu dùng hộ gia đình thànhthị và nông thôn, thu nhập ròng, tiêu thụ nước trên GDP, tỷ lệ tái chế nước côngnghiệp, tiêu thụ nước bình quân đầu người) (Li et al , 2016)

Theo Zhang & Xu, trong bài báo “Đánh giá về an ninh sinh thái và môi trườngđối với hệ sinh thái trên cạn của Trung Quốc” vào năm 2017 đã nghiên cứu đánh giácác chỉ thị về nước, đất, không khí và đa dạng sinh học đối với các hệ sinh thái trêncạn tại Trung Quốc và thực hiện đánh giá theo không gian (H.Zhang & E.Xu, 2017).Tuy nhiên các chỉ thị về môi trường nước chỉ thể hiện về mặt số lượng hay khả năngcung cấp nước chưa đưa ra các yêu tố de doa gây ô nhiễm nguén nước

Bài báo chỉ thị an ninh nước đô thị phát triển và thử nghiệm cua Jensen va Wuvào năm 2018 đã nêu bật van dé an ninh như là một thách thức chính sách quan trongvà ngày càng cấp bách và việc xây dựng các chỉ thị là cần thiết để thúc đây chính sáchthực hiện cũng như đo lường hiệu quả của các giải pháp can thiệp Các chỉ thị có nhiềukhả năng có tác động đến việc xây dựng chính sách khi chúng hợp lệ, đáng tin cậy vànoi bật Nghiên cứu đã phát triển một bộ chỉ thị an toàn nước đô thị nhằm đáp ứng cáctiêu chí này, thử nghiệm ở hai thành phố Singapore và Hồng Kông Phương pháp xâydựng bao gồm 05 bước: tổng quan các yếu tố nước đô thị, xác định đặc điểm hoạtđộng của an ninh nước đô thị, thiết lập ranh giới hệ thông, thành lập khung đánh giá anninh nước đô thị và kiểm tra xác minh (O.Jensen & H.Wu, 2018) Vẫn đề sử dụng cácchỉ thị đối với nghiên cứu chỉ tập trung trong tài nguyên, khả năng tiếp cận, rủi ro vàquan tri, chưa tạo ra được chi số chung để có thể đánh giá tong hop

Trang 21

1.1.2 Tình hình nghiên cứu trong nước

Nhóm nghiên cứu Nguyễn Việt Dũng và Nguyễn Danh Tĩnh vào năm 2006 đã

nghiên cứu tài liệu và mô hình thành công trong Quản lý tài nguyên nước dựa vào

cộng đồng ở Việt Nam gồm các mô hình truyền thống (Nước là tài sản chung) với cácmô hình tiên tiễn (Nước là một loại hàng hóa) Mặc dù nghiên cứu chỉ ra sự tham giacủa cộng đồng rất quan trọng nhưng vẫn chưa dé cập đến van dé làm sao cộng đồngnhận thức và định lượng các vấn đề về tài nguyên nước để sự tham gia của họ đạt hiệuquả (Nguyễn Việt Dũng & Nguyễn Thanh Tĩnh, 2006)

Trong nghiên cứu Hệ thống chỉ thị và chỉ số môi trường để đánh giá và so sánhhiện trạng môi trường giữa các thành phố trên lưu vực sông của tác giả Chế Đình Lýcông bố năm 2006, dựa trên mô hình áp lực trạng thái đáp ứng (PSR) phân tích cácvan dé hiện trạng môi trường đồng thời nêu bật phân biệt giữa chi thị và chỉ số môitrường để xây dựng hệ thống chỉ số - chỉ thị môi trường về bảo vệ nguồn nước trên các

lưu vực sông Nghiên cứu cũng chỉ ra 05 nguyên lý cho việc lựa chọn các chỉ thị môi

trường cho lưu vực sông gồm phù hợp lưu vực, dữ liệu có ích có thể diễn đạt, bềnvững lâu dài, bộ các chỉ thị và dữ liệu có thể tiếp cận và sử dụng được (Chế Dinh Ly,2006) Tuy nhiên nghiên cứu chỉ đưa ra lộ trình xây dựng và gợi ý một số chỉ thị màchưa đưa ra tính toán cụ thể cho một khu vực nghiên cứu

Bai báo “Định giá nước và phân phối tối ưu tai nguyên nước khan hiểm ở cấp độlưu vực sông — Thử nghiệm ở vùng hạ lưu hệ thống sông Đồng Nai” của NguyễnThanh Hùng ở Viện Tài nguyên Môi trường công bố năm 2013 bước dau định giá tàinguyên nước dé góp phan phân phối cho các nhu cau sử dụng nước hiệu qua, cân bang

lợi ích ròng ở biên với 7 nhóm sử dụng nước chính ở vùng hạ lưu (Nguyễn Thanh

Hùng, 2013) Tuy nhiên bài báo chỉ đánh giá về mặt hiệu quả kinh tế chưa đề cập vấndé ô nhiễm nguy cơ an ninh môi trường nước

Tác giả Hoàng Hồng Hạnh công bố nghiên cứu Đề xuất bộ chỉ thị giám sát vàđánh giá tăng trưởng xanh cho các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam trong Tạp ChíMôi trường năm 2017 cung cấp phương pháp lựa chọn các chỉ thị theo tiêu chí về Tính

phù hợp và có ý nghĩa, tính đại diện, bảo đản khả năng so sánh đo lường, tính liên tục,

HVTH: Nguyễn An Sang 8

GVHD: PGS TS Chế Dinh Lý

Trang 22

rõ rang và hiệu quả (Hoàng hong Hạnh, 2017) Nghiên cứu bước dau xây dựng bộ chỉthị nhưng chưa xây dựng chỉ số và đánh giá.

Nhóm tác giả Lê Thị Hoa và cộng sự vào năm 2017 công bố nghiên cứu “Đềxuất bộ chỉ số tài nguyên nước phục công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên nước trong

tăng trưởng xanh” đã áp dụng cách tiếp cận hệ thống, tiếp cận hệ sinh thái và tiếp cận

tong hợp Tài nguyên nước va dé xuất 24 chỉ tiêu thuộc 3 nhóm trong đó có 10 chỉ sốthuộc nhóm môi trường, 7 chỉ số thuộc nhóm kinh tế và 7 chỉ số thuộc nhóm xã hội(Lê Thi Hoa và cộng sự, 2017) Nghiên cứu cũng chỉ dé cap cac chi s6 ma chua tong

hợp đánh giá thành một chi sô cụ thê va các vân dé về an ninh môi trường nước.

Trang 23

1.2 Khai niệm chỉ thị, chỉ số an ninh môi trường nướcTheo tài liệu (Chế Đình Lý,2017) khái niệm tiêu chí, chỉ thị và chỉ số được hiểu

như sau:

- Tiêu chí (criterion) là các tiêu chuẩn dùng để kiểm định hay để đánh giá mộtđối tượng, mà bao gém các yêu cầu về chất lượng, mức độ, hiệu qua, khả năng, tuânthủ các qui tắc và qui định, kết quả cuối cùng và tính bền vững của các kết quả đó (tiêuchí là mức định lượng hay bán định lượng mà ta dựa vào đó dé đánh giá)

- Chi thi (indicator): Là một tham số hay số đo hay một giá tri kết xuất từ thamsố, dùng cung cấp thông tin, chỉ về sự mô tả tình trạng của một hiện tượng/môitrường/khu vực, nó là thông tin khoa học vé tinh trang và chiều hướng của các thôngsố liên quan môi trường Các chỉ thị truyền đạt các thông tin phức tạp trong một dạngngăn gon, dễ hiểu và có ý nghĩa vượt ra ngoài các giá trị đo liên kết với chúng Các chỉthị là các biến số hệ thống đòi hỏi thu thập dữ liệu bằng số, tốt nhất là trong các chuỗithứ tự thời gian nhằm đưa ra chiều hướng Các chỉ thị này kết xuất từ các biến số, dữ

liệu.

- Chỉ số (index): Là một tập hợp của các tham SỐ hay chỉ thị được tích hợp haynhân với trọng số Các chỉ số ở mức độ tích hợp cao hơn, nghĩa là chúng được tínhtoán từ nhiều biến số hay dữ liệu để giải thích cho một hiện tượng nào đó

Theo Bộ Tài Nguyên và Môi trường, khái niệm chỉ thị môi trường được hiểu như

của các thong sô/ biên sô và chỉ thi

HVTH: Nguyễn An Sang 10

GVHD: PGS TS Chế Dinh Lý

Trang 24

An ninh về môi trường là môi trường sống tự nhiên của con người có khả năngđảm bảo sự an toan cho con người, hay là môi trường sống tự nhiên an toàn cho conngười An ninh về môi trường không chỉ là van dé thời sự cap bách, mà còn là van déthường xuyên, lâu dài, liên quan đến toàn nhân loại và mỗi quốc gia, ảnh hưởng đếncuộc sống từng gia đình va mỗi cá nhân Vị trí và vai trò của van dé an ninh môitrường ngày càng quan trọng, bởi vì nhiều van dé môi trường có thé đe dọa hòa bìnhvà an ninh của thế giới nói chung và của từng quốc gia nói riêng Việc không đảm bảoan ninh về môi trường có thé gây suy yếu nên kinh tế, gia tăng đói nghèo, gia tăng batôn chính trị, thậm chí trở thành ngồi nỗ cho các cuộc xung đột và chiến tranh (Trần

Thị Thúy Hà, 2017).

Theo báo cáo Triển vọng phát triển nước Châu Á năm 2013 của Ngân hành Pháttriển Châu Á, các xã hội có thể đạt được an ninh môi trường nước khi họ quản lý thànhcông các nguồn tài nguyên và dịch vụ nước đề:

> Đáp ứng nhu cầu nước sạch và vệ sinh của hộ gia đình tại tất cả các cộng đồng:

> Hỗ trợ các nên kinh tế sản xuất trong nông nghiệp, công nghiệp và năng lượng:> Xây dựng các thành phố và đô thị năng động và đáng sống:

> Phục hồi các dong sông và hệ sinh thái lành mạnh;> Xây dựng các cộng đồng kiên cường có kha năng thích nghỉ với thay đôi

Như vậy, chỉ số an ninh môi trường nước là chỉ số đánh giá các khía cạnh trênbao gdm an ninh môi trường nước hộ gia đình, an ninh môi trường nước phục vu chophát triển kinh tế, an ninh môi trường nước trong quy hoạch đô thị, an ninh môi trườngnước liên quan van dé chất lượng tài nguyên nước và quản trị nước thích ứng với cácthay đối

Trong công tác quản lý môi trường thì việc cần biết hiện trạng, các vẫn đề môitrường đã và đang diễn ra, nhu cầu và sự phát triển kinh tế, xã hội dé lập kế hoạch mụctiêu phát triển trong tương lai thì phương pháp mô hình DPSIR (Driver Pressure StateImpacts Response) sẽ giúp tiếp cận vấn để trên, cung cấp thông tin cho công cụ đo

lường hiện trạng môi trường.

Trang 25

e Lực điều khiến (D) có tính khái quát nào đang tác động lên môi trường của địabàn đang được xem xét Thí dụ sự gia tăng dân SỐ, công nghiệp hóa, đô thị hóa, ban

eCon người đã có những hoạt động gì để đáp ứng (R) nhằm khắc phục các tác

động tiêu cực, phát huy các tác động tích cực néu trên.

ức khỏe và hệ sinh thái

Hình 1.1: Mô hình DPSIR trong nghiên cứu (Chế Dinh Ly, 2017)

HVTH: Nguyễn An Sang 12

GVHD: PGS TS Chế Dinh Lý

Trang 26

Còn dé xây dựng chỉ số để đánh giá cho một van dé thì nghiên cứu tham khảoQuy trình 8 bước tích hợp chỉ thị thành chỉ số (Chế Dinh Ly, 2017):

chọn và hình thành bộ chỉ thị an ninh môi trường nước tại TP.HCM

Áp dụng phương pháp Trọng số cộng đơn giản (SAW) để sàng lọc chỉ thị Tómtắt phương pháp như sau (Chế Đình Lý, 2017):

Trang 27

3 PP lũy thừa thứ tự: t=(n—rj +

Công thức chuẩn hóa w=ti/>Sti

Trong đó:

+ t là trọng số sơ bộ+ r (hay rj) là số điểm của từng tiêu chí+_n là tổng số lượng các tiêu chí

Trọng số tính toán điểm cho các tiêu chí sẽ là trung bình trọng số của 3 phươngpháp sau khi chuẩn hoá Sau khi khảo sát, nghiên cứu sàng lọc các chỉ thị băng phươngpháp đánh giá đa tiêu chí để hình thành bộ chỉ thị an ninh môi trường nước tại TPHCM Bộ chỉ thị sẽ tích hợp thành chỉ số an ninh môi trường nước và truy xuât bằngphần mềm Excel 2010

1.3 Tổng quan tài nguyên nước TP.HCMHệ thống sông Đồng Nai — Sài Gòn với sông chính là sông Đồng Nai với lưulượng bình quân 20-500 m?/s và lưu lượng cao nhất trong mùa lũ lên tới 10.000 m*/s,hang năm cung cấp 15 tỷ mỀ nước và là nguồn nước ngọt chính của TP.HCM

Với chiều dài 256 km bắt nguồn từ khu vực Lộc Ninh (Biên giới Việt Nam

-Campuchia), tỉnh Bình Phước, sông Sài Gòn chảy qua địa phận Tây Ninh, Bình Dương

và TP.HCM, sau đó, hợp lưu với sông Đông Nai ở mũi Đèn Đỏ thuộc huyện Nhà Bè.Sông Sài Gòn chảy dọc trên địa phận TP.HCM với chiều dài khoảng 80 km, có lưulượng trung bình vào khoảng 54 mỶ/s, bề rộng sông trong khoảng 225 m đến 370 m, độsâu có chỗ tới 20 m Đây là con sông giữ vai trò rất quan trọng đối với sự phát triểnkinh tế - xã hội của các tỉnh trên lưu vực (Sở Tài Nguyên Môi Trường, 2016)

HVTH: Nguyễn An Sang 14

GVHD: PGS.TS Chế Đình Lý

Trang 28

Sông Đông Nai nối thông qua sông Sài Gòn ở phan nội thành mở rộng bởi hệthống kênh Rạch Chiếc Sông Nhà Bè hình thành từ vị trí hợp lưu của sông Đồng Naivà sông Sai Gon, sau đó chảy ra biển Đông bằng hai ngả chính - ngả Soài Rạp dài 59km, bé rộng trung bình 2 km, lòng sông cạn, tốc độ dòng chảy chậm va ngả Lòng Tàuđỗ ra vịnh Ganh Rai, dài 56 km, bể rộng trung bình 0,5 km, lòng sông sâu, là đườngthủy chính cho tàu bè ra vào bến cảng Sài Gòn (Sở Tài Nguyên Môi Trường, 2016).

Ngoài trục các sông chính kể trên ra, thành phố còn có mạng lưới kênh rachchăng chịt, như ở hệ thông sông Sài Gòn có các rạch Láng The, Bàu Nông, rạch Tra,Bến Cát, An Hạ, Tham Lương, Cầu Bông, Nhiêu Lộc - Thị Nghè, Bến Nghé, Lò Gốm,Kênh Té, Tau Hi, Kênh Đôi và ở phan phía Nam thành phố thuộc địa bàn các huyệnNhà Bè, Cần Giờ với mật độ kênh rạch dày đặc; cùng với hệ thống kênh cấp 3-4 của

kênh Đông - Củ Chi và các kênh đào An Hạ, kênh Xáng, Bình Chánh đã giúp cho việc

tưới tiêu kết quả, giao lưu thuận lợi va đang dan dan từng bước thực hiện các dự ángiải tỏa, nạo vét kênh rạch, chỉnh trang ven bờ, tô điểm vẻ đẹp cảnh quan sông nước,phát huy lợi thế hiễm có đối với một đô thị lớn (Sở Tài Nguyên Môi Trường, 2016)

& Và

BÌNH DƯƠNG

fa ral

TÂY NINH ¢ vnAn Huyện Củ Chi

ĐỒNG NAI

GHI CHÚ

Ranh giới tỉnh, thành phốĐưỡng giao thông nội thành

a Mang lưới sõng ngòi

“TIÊN GÀ ANG

v Vi tri quan trac thay van

Hình 1.3: Hệ thống sông Đồng Nai - Sai Gòn (Sở Tai Nguyên Môi Trường, 2016)

Trang 29

Như vậy, TP.HCM có 3 nguồn nước cung cấp chính từ thượng nguồn sông ĐồngNai, thượng nguồn sông Sai Gòn và nước ngâm Đối tượng sử dụng nước bao gôm dândụng, nông nghiệp, công nghiệp và năng lượng Nước nông nghiệp ở TP.HCM, ĐồngNai, Tây Ninh, Bình Dương lay từ kinh tưới từ Hồ Dau Tiếng, Sông Sài Gòn, SôngĐồng Nai va nước mưa (Sở Tài Nguyên Môi Trường, 2013).

Sử dụng nước mặt: Theo báo cáo của Sở Tài Nguyên Môi trường về tình hình sửdụng nước 2013 thì tổng công suất cấp nước hàng ngày khoang 1.500.000 m?/ngayđược lấy từ các hệ thống:

- Sông Đồng Nai (Nhà máy xử lý nước Thủ Đức + Bình An): 770.000 m?/ngayvới khả năng cung cấp nước sạch cho khu vực phía đông và trung tâm thànhphó

- Sông Sài Gòn: 120.000 m?/ngay (Cho khu vực phía bắc và tây thành phố) vàchạy công suất 300.000 m3/ngày từ năm 2007

- _ Kinh Đông: 100.000 m?/ngay

Lượng nước ngầm của thành phố khai thác hơn 710.000 m?/ngay Hau hết cácnguồn nước giếng đều không dat theo tiêu chuẩn về nước dùng cho sinh hoạt ở các chỉtiêu pH (chỉ số đánh giá mức độ axít hoặc kiềm của nguồn nước), sắt và có khoảng50% mẫu nước không đạt chỉ tiêu amoniac (Gia Bảo, 2018)

Theo kết quả giám sát của Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM, chất lượng nướcsinh hoạt (nước chưa qua xử lý và đã xử lý) đều có vẫn đề Các mẫu nước sông tạihọng thu nước các nhà máy đều có hàm lượng Amoni vượt tiêu chuẩn cho phép Cácmẫu nước lấy tại sông Đồng Nai - nơi được trạm bơm Hóa An, Nhà máy nước BìnhAn xử lý - đều có hàm lượng nitrit cao Riêng tại họng thu nước từ Nhà máy nước ThủĐức và Tân Hiệp có giá trị thông số Coliform cao (Bộ Tài Nguyên Môi Trường,

2016).

Với khả năng cấp nước là 1.550.000 m?/ngay và còn chưa đủ (tỷ lệ bao phủ dịchvụ cấp nước là 85%), do lượng nhu cầu sử dụng nước hiện tại ước tính là 1.800.000m3/ngày từ tháng 9 năm 2010, ước tính khoảng 290 lit/ngay cho mỗi đầu người đượctính toán theo khả năng cấp nước, nhưng tỷ lệ nước không doanh thu ước tính là vàokhoảng 40% và tỷ lệ thất thoát (khoảng 35%) lý giải cho tỷ lệ nước thất thoát trên

HVTH: Nguyễn An Sang l6

GVHD: PGS.TS Chế Đình Lý

Trang 30

nước không doanh thu là ở mức 88%, công tác cấp nước thực tế sẽ ở mức 188 lit/ngaycho mỗi đầu người.

Sông Đồng Nai và sông Sài Gòn hiện là nguồn nước cấp chính cho thành phó, đãbị ảnh hưởng bởi sự xâm nhập nước mặn theo sự biến động mực nước biển và sự ônhiễm nước gây ra do sự phát triển trên mỗi bờ con sông cùng với hệ thống thoát nướctại hầu hết các khu vực này bị quá tải do tình trạng xả nước chưa qua xử lý hoặc xử lýchưa đầy đủ vào vùng nước chung (SAWACO, 2013)

Vào tháng 7/2014, đoàn kiểm tra Bộ Y tế đã tiễn hành kiểm tra tại ba nhà máynước khai thác cung cấp lớn, có công suất trên 1.000m° là Thủ Đức, Bình Chánh vàPhong Phú (Bình Lợi 3) đều phát hiện không đạt chỉ tiêu Clo dư ngay từ gốc; lượngkim loại nặng (Mn, Fe) đều cao hơn mức cho phép Ngoài ra, một loạt trạm cấp nướcdưới 1.000m đều có van dé như trạm cấp nước ở quận 8 phát hiện lượng vi khuẩnColiform (tác nhân gây tiêu chảy) cao gấp 10 lần cho phép; trạm cấp nước ở quậnBìnhTân, Nhà Bè, Cần Giờ phát hiện có vi khuẩn E coli Phần lớn các nhà máynước hiện nay chi châm Clo ở đầu nguồn, còn nơi cuối nguồn thì gần như không đượcchâm Clo Trong quá trình truyền tải nước, lượng Clo bốc hơi dân, đến cuối nguồn thi

không còn Clo dư để “chế ngự” vi khuẩn Trong khi đó, chất lượng nước máy ở các hộ

dân được kiểm tra không đạt tiêu chuẩn ly hoá do có hàm lượng CaCOs, hàm lượng

NO3 vượt mức quy định (Bộ Tài Nguyên Môi Trường, 2016).

Tại TP.HCM, lượng nước thải sinh hoạt đô thị khoảng 2,75 triệu m°/ngay, trong

đó chỉ có khoảng 13% lượng nước thải này đã được xử lý (Sở Tài Nguyên Mỗi

Trường, 2016 trích dẫn trong Bộ Tài Nguyên Môi Trường, 2016)

Ngoài ra, lượng nước thải từ các cơ sở y tế khoảng 24.756 m3/ngày đêm trong đó100% nước thải của cơ sở y tế công lập có hệ thông xử lý nước thải, 14% nước thảicủa bệnh viện tư nhân có hệ thong xử lý nước thải Trong nước thải y tế, ngoài nhữngyếu tố ô nhiễm thông thường như chất hữu cơ, dầu mỡ động, thực vật còn có nhữngchat ban khoáng và chất hữu co đặc thù, các vi khuẩn gây bệnh, chế phẩm thuốc, chatkhử trùng, các dung môi hóa hoc, dư lượng thuốc kháng sinh và có thể có các đồng viphóng xạ được sử dung trong quá trình chan đoán và diéu trị bệnh (Sở Tài Nguyên

Môi Trường, 2016 trích dẫn trong Bộ Tài Nguyên Môi Trường, 2016)

Trang 31

Bên cạnh nước thải sinh hoạt và nước thải y tế, nước thải từ các nguồn khác nhưcông nghiệp, dịch vụ, trung tâm thương mại cũng tác động lớn đến môi trường nướcđô thị Lượng nước thải từ các cơ sở sản xuất, khu công nghiệp khoảng hơn 278.000m3/ngày đêm Trong đó, 82,5% nguồn thải lưu lượng trên 50 m3/ngày đêm có hệ thốngxử lý nước thải; 69,5% nguồn thải lưu lượng từ 30-50 m?/ngay đêm có hệ thống xử lýnước thải; 60.5% nguồn thải lưu lượng từ 10-30 m?/ngay đêm có hệ thống xử lý nướcthải Môi trường nước khu vực đô thị đang chịu sức ép rất lớn bởi các nguồn thải từhoạt động sinh hoạt của người dân và các hoạt động phát triển kinh tế xã hội (Bộ Tài

nguyên Môi trường, 2016)

Thành phần các chất gây ô nhiễm chính trong nước thải sinh hoạt gồm chất răn lơlửng SS, BODS, Nitơ của các muối Amoni (N-NH4‘), Phosphat, Clorua (CT) va chấthoạt động bề mặt Ngoài ra, trong nước thải sinh hoạt còn có các thành phanvo CƠ, VI

sinh vật và vi trùng gây bệnh khác (Bộ Tài nguyên Môi trường, 2016)

Lượng nước thải sinh hoạt đô thị khoảng 2,75 triêu mỶ/ngày, trong đó khoảng

13% lượng nước thải này đã được xử lý (Sở Tài Nguyên Môi Trường, 2016 trích dẫn

trong Bộ Tài Nguyên Môi Trường, 2016).

Hiện nay công tác quản lý tài nguyên nước trên địa bàn TP.HCM chủ yếu tậptrung vào các mảng: thanh tra, kiểm tra và cấp giây phép khai thác, sử dụng tài nguyênnước, cấp giấy phép xả thải cho các đơn vị, cơ sở sản xuất có nguồn thải; diéu tra,

nghiên cứu và đánh giá thực trạng tài nguyên nước, lưu lượng sử dụng tài nguyên

nước trên địa bàn thành phố; hỗ trợ Ủy ban nhân dân TP.HCM xây dựng và ban hànhcác văn bản quy phạm pháp luật phục vụ cho công tác quản lý (Hiểu Thượng, 2012)

Thực thi pháp luật yếu và hợp tác không đây đủ giữa chính quyền địa phương tạiTP.HCM và các đối tác của họ ở các tỉnh lân cận, cũng như nhận thức khác nhau củacác bên liên quan, hạn chế tham gia công cộng và hạn chế tài chính là những 16 hồngquản trị về khác Công dân có ít kiến thức về các vẫn để nước trong thành phố của họvà của họ khả năng tiếp cận thông tin về tải nguyên nước còn hạn chế (Leeuwen,

Trang 32

khoáng và nước nóng thiên nhiên), xả nước thải vào nguồn nước, hành nghề khoannước dưới đất, hành nghề tư vấn trong lĩnh vực tài nguyên nước trên địa bàn Thành

phó Theo đó Quy định cụ thé về kế hoạch điều tra cơ bản tài nguyên nước và trách

nhiệm điều tra, đánh giá tài nguyên nước; lập, phê duyệt, công bố và tổ chức thực hiệnquy hoạch tài nguyên nước; vùng cam, vùng hạn chế khai thác nước dưới dat; khu vực

phải đăng ký khai thác nước dưới đất: phòng, chồng, xử lý sạt, lở bờ, bãi sông: lập,

quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước; xác định, công bồ vùng bảo hộ vệ sinh khu vựclay nước sinh hoạt; công bố thông tin chất lượng nguồn nước sinh hoạt, cảnh báo hiệntượng bất thường về chất lượng của nguồn nước sinh hoạt đối với các nguồn nước; bảođảm nước sinh hoạt trong trường hợp hạn hán, thiếu nước hoặc Xảy ra su cô ô nhiễmnguồn nước; quan trắc, giám sát tài nguyên nước

Quy định cũng nêu cụ thé về tổ chức lấy ý kiến đối với dự án xây dựng côngtrình khai thác, sử dụng nguồn nước liên tỉnh, xả nước thải vào nguồn nước liên tỉnh;dự án xây dựng công trình chuyển nước từ nguồn nước liên tỉnh; dự án đầu tư xâydựng hd, đập trên dòng chính thuộc lưu vực sông liên tinh; hướng dẫn, hỗ trợ tô chứclay ý kiến dự án xây dựng công trình có chuyển nước từ nguén nước nội tỉnh; cấp, giahạn, điều chỉnh, đình chỉ, thu hồi giấy phép hoạt động tải nguyên nước, cho phépchuyển nhượng quyên khai thác tài nguyên nước; thanh tra, kiểm tra, thực hiện chế độ

báo cáo hoạt động tài nguyên nước

Quy định còn nêu rõ về khen thưởng và xử lý vi phạm Theo đó, khuyến khích tổchức, cá nhân bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên nước; tổ chức, cá

nhân có thành tích trong việc bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước; phòng,

chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra; đấu tranh chống các hành vi viphạm pháp luật về tài nguyên nước được khen thưởng theo quy định của pháp luật Tổ

chức, cá nhân có các hành vi vi phạm trong lĩnh vực tài nguyên nước trên địa bàn

Thành pho, thi tùy thuộc mức độ vi phạm ma bị xử phạt hành chính, xử lý ky luật hoặc

truy cứu trách nhiệm hình sự và bồi thường thiệt hại gây ra theo các quy định pháp luật

Trang 33

kiểm tra việc thực hiện Quy định này Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắcphát sinh hoặc có sự thay đồi theo quy định của pháp luật, Giám đốc Sở Tài nguyên vàMôi trường có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các ngành, các cấp đề xuất Ủy bannhân dân TP.HCM xem xét, quyết định.

Tuy nhiên để cộng đồng nhận thức thông tin, đánh giá các báo cáo của Sở banngành về tình hình tài nguyên nước còn khá khó khăn Thông tin quá nhiều nhưngchưa tong hợp được kết quả về tình hình an ninh môi trường nước tại thành pho

HVTH: Nguyễn An Sang 20

GVHD: PGS.TS Chế Đình Lý

Trang 34

CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨUĐề làm rõ các phương pháp sử dụng thực hiện luận văn, trong Chương này sẽtrình bày chi tiết các phương pháp nghiên cứu đã được sử dung cho từng nội dungnghiên cứu cụ thể.

2.1 Tiến trình nghiên cứu

Tài liệu trong và ngoài Số liệu kinh tế xã hội Thu thập thông tin môi trườngnước từ Sở Tài Nguyên Môi Trường

eee hưng SAW !

ninh môi tườngnước |

' Phương pháp | | Dựa vào kết quả |

SAW ! đT -== -—- ! tính toán

Vv

Phan hạng theo chi số an

ninh mdi trường nước

Vv

Đề xuất giải pháp cải thiệnmôi trường nước và hỗ trợ

Đô thi thông minh

Hình 2.1: Tiến trình nghiên cứu

Trang 35

2.2 Nội dung và phương pháp nghiên cứu

Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận văn thể hiện cụ thể trong

từng nội dung nghiên cứu như sau:

2.2.1 Phân tích hiện trạng môi trường nước và đề án đô thị thông minhSử dụng mô hình DPSIR cùng với phương pháp thu thập dữ liệu kinh tế, xã hội,

két quả quan trac môi trưởng dé tông hợp các vân dé hiện trạng môi trường nướcTP.HCM.

DONG LUC (D) AP LUC (P) HIEN TRANG MOI TAC ĐỘNG DEN (J)

" Phát triển kinh " Gia tăng nhu cầu TRUONG (8)

tế đô thi = Khai thác tai

= Gia tăng dân số

và quy mô tập

trung dân số

đông= Xây dựng đô thi

thông minh= Xây dựng các

khu côngnghiệp, cụmcông nghiệp, gia

tăng sản xuất.= Yêu cau thông

tin cho cộng

đồng tham gia

và đóng góptrong việc cảithiện môi trườngnước

sử dụng nướcsạch cho sinh

thông tin về cácvan đề môi

trường nước"Tac động của

Biến đổi khí hậuđến tài nguyên

nước

nguyên nước chưa

hợp lý

=O nhiễm môitrường nước trầm

trọng

“Suy giảm tàinguyên nước“Công cụ thông tin

chưa hiệu quả

= Tài nguyên nước

= Méi trường sống

" Sức khỏe cộng

đồng

“ An ninh trật tự xãhội

ĐÁP ỨNG (R)

đông vào chính sách qua chỉ sô

" Cung cấp thông tin cho cộng đồng, nâng cao nhận thức và sự tham gia của cộng

" Đánh giá đúng hiện trạng và ban hành các chính sách cải thiện môi trường nước

= Đâu tư hệ thống ha tang đáp ứng đô thị thông minh

Hình 2.2: Mô hình DIPSR liên quan an ninh môi trường nước TP.HCM

HVTH: Nguyễn An Sang

GVHD: PGS.TS Chế Đình Lý

22

Trang 36

2.2.2 Thu thập tài liệu xây dựng bộ chỉ thị

Đánh giá định lượng về an ninh nước được đưa ra trong Triển vọng phát triểnNước Châu Á 2013 (AWDO) đặt nền móng cho việc đánh giá những tiến triển hướngtới một tương lai an toàn về nước cho người dân Châu Á - Thái Bình Dương Nhữngkết quả của từng nước, xếp hạng và thông điệp chính trong báo cáo cho thấy các địnhhướng va ưu tiên để tăng cường dau tư, cải tiễn hoạt động quản lý, và đây mạnh xây

dựng năng lực (ADB, 2013).

AWDO cũng cung cấp một cơ sở dữ liệu dé phân tích các xu hướng và tác độngcủa những chính sách và cải cách mà có thể được theo dõi và báo cáo cho các bên liênquan thông qua những an bản tương lai của AWDO

Bằng cách đánh giá an ninh nước theo năm khía cạnh an ninh môi trường nướchộ gia đình, dùng cho phát triển kinh tế, trong quy hoạch đô thị, liên quan chất lượngmôi trường nước và liên quan quản trị nước AWDO xây dựng chỉ số an ninh môitrường nước cung cấp cho các nha lãnh đạo những cách thức mới dé xem xét thế mạnhvà điểm yếu của trong quan lý nguồn tài nguyên và cung cấp dịch vụ nước

s* Nước cho đối tượng hộ gia đìnhCung cấp cho mọi người các dịch vụ nước và van đề về vệ sinh an toàn, đáng tincậy Ở khía cạnh này đưa ra đánh giá về mức độ đáp ứng nhu cầu về nước, vệ sinh hộ

gia đình và cải thiện điều kiện vệ sinh vì sức khỏe cộng đồng tại tất cả các cộng đồng

Chỉ số an ninh nước hộ gia đình là tong hop cua ba chi thi nho:+ Tiếp cận cấp nước bằng đường ống: tỷ lệ phan trăm hộ gia đình sử dung nguồn nướctừ hệ thong thủy cục

+ Tiếp cận cơ sở vệ sinh đã được cải thiện: tỷ lệ phần trăm hộ gia đình có nhà vệ sinh.+ Điều kiện vệ sinh (liên quan đến bệnh): số năm sống mat đi điều chỉnh theo mức độtan tật và chuẩn hóa theo tuôi trên 100.000 người dân do bệnh tiêu chảy

Tuy nhiên với đặc trưng của TP.HCM, nghiên cứu dựa trên mô hình DPSIR đềxuất thêm các chỉ thị:

+ Tốc độ gia tăng dân SỐ: Thông qua chỉ thị Dân số và mật độ dân số

Trang 37

+ Tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch: ty lệ phần trăm hộ gia đình sử dụng nguồn nước đáp

ứng theo tiêu chuân môi trường.

+ Ty lệ chi tiên nước, vệ sinh: tỷ lệ phân trăm giá tiên sử dụng nước và chi cho các

hoạt động vệ sinh trên tong chi tiêu.+ Tỷ lệ nhà tiêu hợp vệ sinh: Tỷ lệ số hộ gia đình có nhà vệ sinh đáp ứng tiêu chuẩn

- Chỉ thị về an ninh môi trường nước nông nghiệp:

+ Năng suât của nồng nghiệp tưới tiêu: tỷ lệ năng suât sử dụng nước trên tông côngsuât của ngành nồng nghiệp.

+ Không phụ thuộc vào nguồn nước va hàng hóa nhập khẩu: Tính phụ thuộc vào các

nguôn nước có san.

+ Tính kiên cường: ty lệ phan trăm nguôn nước tái sinh được lưu trữ trong các đập lớn.

- Chỉ sô vê an ninh môi trường nước công nghiệp:

+ Năng suất: giá trị tài chính của hàng hóa công nghiệp so với lượng nước khai thác

cho công nghiệp.

+ Tỷ suất tiêu thụ: lượng nước ròng tiêu thụ so với lượng nước khai thác cho công

nghiệp.

- Chỉ sô về an ninh môi trường nước năng lượng:

+ Tổng công suất thủy điện: Công suất phát điện từ các nhà máy thủy điện cung cấp

cho TP.HCM.

HVTH: Nguyễn An Sang 24

GVHD: PGS.TS Chế Đình Lý

Trang 38

+ Ty lệ điện năng từ thủy điện so với tong cung năng lượng: Ty lệ điện cung cấp từnhà máy thủy điện so với tổng công suất phát điện.

Đối với tình hình thực tế tại TP.HCM, tác giả dựa trên mô hình DPSIR đề xuất

thêm các chỉ thi:

+ Thu nhập bình quân tháng của ngành nông nghiệp: Thu nhập bằng tiền trong hoạt

động nông nghiệp trung bình theo tháng.

+ Chỉ số phát triển nông nghiệp: Tỷ lệ phần trăm tốc độ phát triển ngành nông nghiệp

qua các năm.

+ Diện tích gieo trồng cây: Tính bằng đơn vị (ha), diện tích khu vực trồng cây là yếu

tô ảnh hưởng nhu cau sử dụng nước ngành nông nghiệp.

+ Diện tích nuôi trông thủy sản nước ngọt: Tính băng đơn vị (ha), là yêu tô gây ảnhhưởng dén môi trường nước tại các ao hô kênh rạch tại các khu vực nuôi trông và xungquanh.

+ Diện tích nuôi trồng thủy sản nước lợ: Tính băng đơn vi (ha), là yếu tố ảnh hưởng

đền môi trường nước khu vực cùng đới bờ.

+ Chỉ số sản xuất công nghiệp: Tỷ lệ phần trăm tốc độ phát triển ngành công nghiệp

qua các năm.

+ Thu nhập bình quân tháng của ngành công nghiệp: Thu nhập bằng tiền trong hoạt

động công nghiệp trung bình theo tháng.

+ Vận tải hành khách bằng đường sông (đơn vị tính ngàn người): Số hành khách lưuthông bằng đường sông, là yếu tố ảnh hưởng đến môi trường lưu vực sông phát sinhrác thải, thay đối dòng chảy

+ Vận tải hàng hóa băng đường sông (don vị tính ngàn tan): Khối lượng hàng hóa lưuthông bang đường sông, là yếu t6 ảnh hưởng đến môi trường lưu vực sông do khanăng bị ô nhiễm trong quá trình vận chuyền

+ Tính phụ thuộc: Tính băng thang điểm theo mức độ phụ thuộc tài nguyên nước chophát triển công nghiệp

Trang 39

+ Gia tri sản xuât và phân phôi điện: quy đôi ra tiên từ sản xuât và phân phôi điện (don

vị tính tỷ đồng)

+ Điện năng tiêu thụ: Lượng điện năng tiêu thụ cả năm (đơn vi tính tỷ KWh).

+ Tính phụ thuộc vào thủy điện: Sự phụ thuộc sản xuất điện từ nhà máy thủy điện

“+ An ninh mdi trường nước trong Quy hoạch đồ thị

- Khía cạnh này đánh giá hiện trạng các dịch vụ liên quan tới nước trong quy

hoạch đô thị để hỗ trợ các thành phố trở thành đô thị năng động và đáng sống Chỉ số

này là tong hợp của các chỉ thị:+ Khai thác xử lý cung cấp nước: Chi phí đầu tư và hoạt động khai thác xử lý và cungcấp nước (Don vi tính Ty đồng)

+ Xử lý nước thai: Chi phí đầu tư và hoạt động hệ thống thoát nước, xử lý nước thải(Đơn vị tính Tỷ đồng)

+ Thoát nước: Mức độ tốn thất kinh tế do lũ lụt và mưa bão.+ Tốc độ tăng trưởng đô thị: Tốc độ phát triển mở rộng đô thị.+ Độ lành mạnh sông ngòi: các áp lực đối với hệ thống sông ngòi do sự xáo trộn lưuvực và ô nhiễm, kha năng chống chọi trước sự biến doi dòng chảy tự nhiên do pháttriển cơ sở hạ tầng, cùng với mức độ xuống cấp của hệ sinh thái

+ Chỉ số tuần hoàn nước: Thành phố nhạy cảm về nước, bình đăng giữa các thế hệ,kiên cường trước biến đổi khí hậu với cơ sở hạ tầng đa chức năng và có khả năng thíchnghi cùng cảnh quan giúp tăng cường các hành vi nhạy cảm về nước

Đối với tình hình thực tế tại TP.HCM, tác giả dựa trên mô hình DPSIR đề xuất

thêm các tiêu chí:

+ Thất thoát nước: Tỷ lệ nước mat đi trong quá trình cung cấp nước cả về mặt kỹ thuật

và quản lý.

+ Lượng mưa trung bình: Lượng mưa hằng năm là yếu tố ảnh hưởng đến quá trình

ngập lut do thị, thoát nước đồ thi.

HVTH: Nguyễn An Sang 26

GVHD: PGS.TS Chế Đình Lý

Trang 40

¢ An ninh môi trường nước liên quan chất lượng môi trường:

An ninh môi trường nước liên quan đên chat lượng môi trường đánh giá sự lànhmạnh của các dòng sông va đo lường tiên triên trong việc khôi phục sức sông cho cácdòng sông và hệ sinh thái Chỉ sô an ninh nước liên quan chât lượng môi trường là tậphợp của các chỉ thị:

+ Xáo trộn lưu vực: Đât canh tác, sự không thâm nước, mật độ chăn nuôi gia súc,không gan két với các vùng dat ngập nước.

+ Ô nhiễm: mặn hóa đất, nitơ, phốt pho, thủy ngân, thuốc trừ sâu, tổng chất rắn lơlững, hàm lượng hữu cơ, khả năng bị axit hóa, tác động về nhiệt

+ Phát triển nguồn nước: mật độ đập, chia cat mang lưới sông ngòi, tiêu thụ nước sovới cấp nước, sự căng thăng về nước trong nông nghiệp, thời gian ôn định của hạt tram

+ Chất lượng nước mặt khu vực cấp nước sông Đông Nai: tính toán thông qua chỉ số

chất lượng nước WQI gồm các thông số (BOD, COD, NHa”, PO4, TSS, Coliform, pH,

DO, D6 duc) do dac tai cac tram quan trắc khu vực cấp nước sông Đồng Nai Phươngpháp tính thực hiện theo Quyết định 879/QD-TCMT ngày 01/07/2011 của Tống cụcMôi trường về việc ban hành số tay hướng dẫn tính toán chỉ số chất lượng nước

+ Chất lượng nước mặt khu vực cấp nước sông Sài Gòn: tính toán thông qua chỉ số

chất lượng nước WQI gồm các thông số (BOD, COD, NHa", POx, TSS, Coliform, pH,

DO, Độ đục) đo đạc tai các tram quan trắc khu vực cấp nước sông Sài Gòn Phươngpháp tính thực hiện theo phương pháp của Tổng cục Môi trường

Ngày đăng: 08/09/2024, 21:50

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN