1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Chính sách công: Áp dụng phương pháp phân tích swot trong đánh giá hoạt động quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang

108 7 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Áp dụng phương pháp phân tích SWOT trong đánh giá hoạt động quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang
Tác giả Nguyễn Thị Thanh Tâm
Người hướng dẫn PGS. TS. Lê Văn Khoa
Trường học Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Chính sách công
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 108
Dung lượng 1,72 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU CHUNG (17)
    • 1.1. Lý do chọn đề tài (17)
    • 1.2. Mục tiêu và nội dung nghiên cứu (18)
      • 1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu (18)
      • 1.2.2. Nội dung nghiên cứu (18)
    • 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (18)
      • 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu (18)
      • 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu đề tài (18)
    • 1.4. Phương pháp nghiên cứu (19)
      • 1.4.1. Phương pháp luận (19)
      • 1.4.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể (21)
    • 1.5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn (24)
      • 1.5.1. Ý nghĩa lý luận (24)
      • 1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn (24)
    • CHƯƠNG 2. MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TRONG ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT (25)
      • 2.1. Cơ sở lý thuyết (25)
        • 2.1.2. Nguồn gốc chất thải rắn sinh hoạt (26)
        • 2.1.3. Nguồn phát sinh và thành phần của chất thải rắn sinh hoạt (26)
        • 2.1.4. Tác hại của chất thải rắn sinh hoạt (29)
      • 2.2. Cơ sở thực tiễn (33)
        • 2.2.1. Một số kinh nghiệm quản lý chất thải rắn sinh hoạt ngoài nước (33)
        • 2.2.2. Một số kinh nghiệm quản lý chất thải rắn sinh hoạt trong nước (36)
        • 2.2.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang (39)
        • 2.2.4. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài (40)
      • 2.3. Cơ sở pháp lý (41)
    • CHƯƠNG 3. HIỆN TRẠNG PHÁT SINH VÀ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ LONG XUYÊN (43)
      • 3.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố Long Xuyên (43)
        • 3.1.1. Điều kiện tự nhiên (43)
        • 3.1.2 Khí hậu thời tiết (44)
        • 3.1.3. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội và sự tác động đến quản lý chất thải rắn (45)
      • 3.2. Hiện trạng xử lý rác thải sinh hoạt đô thị trên địa bàn thành phố Long Xuyên (46)
        • 3.2.1. Nguồn phát sinh chất thải rắn (46)
        • 3.2.2. Thu gom và vận chuyển chất thải rắn (51)
    • CHƯƠNG 4: HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ LONG XUYÊN, TỈNH AN GIANG (52)
      • 4.1. Kết quả khảo sát, điều tra về việc phát sinh và quản lý chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) tại hộ gia đình (52)
        • 4.1.1. Thông tin về hiện trạng phát thải (52)
        • 4.1.2. Thông tin về thành phần rác thải (55)
        • 4.1.3. Thông tin về xử lý rác của hộ gia đình (57)
      • 4.2. Thông tin về việc thu gom rác tại địa phương (59)
        • 4.2.2. Thông tin về mức độ hài lòng của người dân (60)
      • 4.3. Nhận định của chuyên gia và người quản lý (0)
        • 4.3.1. Nhận định về khó khăn trong công tác quản lý CTRSH (65)
        • 4.3.2. Nhận định về các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả công tác quản lý CTRSH (66)
        • 4.3.3. Nhận định về phương pháp thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt (67)
        • 4.3.4. Ý kiến về giải pháp cải thiện và áp dụng vào thực tế (68)
      • 4.4. Hiện trạng quản lý CTRSH của TP. Long Xuyên (69)
        • 4.4.1. Cơ cấu quản lý CTRSH của TP Long Xuyên (69)
        • 4.4.2. Kết quả hoạt động quản lý CTRSH của TP. Long Xuyên (71)
        • 4.4.3. Nhận xét, đánh giá về vai trò các bên liên quan trong quản lý CTRSH tại TP (74)
      • 4.5. Áp dụng phương pháp SWOT phân tích hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Long Xuyên (77)
        • 4.5.1. Điểm mạnh (Strenghts) (77)
        • 4.5.2. Điểm yếu (Weaks) (78)
        • 4.5.3. Cơ hội (0pportunities) (79)
        • 4.5.4. Thách thức (Threats) (80)
        • 4.5.5. Phân tích chiến lược (phân tích ma trận SWOT) (81)
    • CHƯƠNG 5: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP CẢI THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ LONG XUYÊN, TỈNH AN GIANG (85)
      • 5.1. Giải pháp hoàn chỉnh và đổi mới chính sách, quy định quản lý (0)
      • 5.2. Giải pháp cải tiến và đổi mới công nghệ, kỹ thuật (0)
      • 5.3. Giải pháp về tài chính (89)
      • 5.4. Giải pháp về công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng (90)
    • CHƯƠNG 6. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ (92)
      • 6.2. Kiến nghị (92)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (94)

Nội dung

Để có thể khắc phục các hạn chế trong công tác quản lý và xử lý chất thải rắn, phát huy các điểm mạnh của địa phương, tận dụng cơ hội và hạn chế các rủi ro trong hoạt động quản lý và

GIỚI THIỆU CHUNG

Lý do chọn đề tài

An Giang là tỉnh có diện tích lớn thứ 04 trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long với tổng diện tích tự nhiên là 3.536,76 km2 và là tỉnh có dân số đông nhất trong khu vực với 2.152.800 người (Cục điều tra dân số, 2022) Cùng với quá trình đô thị hoá và tốc độ tăng trưởng kinh tế cao của tỉnh An Giang, tiêu chuẩn đời sống của người dân ngày càng được cải thiện Vì vậy, tốc độ và khối lượng chất thải rắn sinh hoạt cũng phát sinh với khối lượng lớn gây sức ép và gánh nặng lên môi trường sống Xử lý rác đang là vấn đề bức xúc của xã hội, trong đó có thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang

Quá trình đô thị hóa cùng với sự gia tăng về dân số, sự phát triển kinh tế - xã hội, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao, song xã hội và người dân phải đối mặt với những vấn đề môi trường ngày càng trở nên bức xúc, trong đó có ô nhiễm chất thải rắn từ sinh hoạt Trong khi công tác phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý của địa phương hiện nay còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu, cùng với tình trạng xả rác thải không đúng nơi quy định tại các khu vực công cộng vẫn còn diễn ra khá phổ biến, gây ô nhiễm môi trường

Trước tình hình trên, UBND tỉnh An Giang đã ban hành và tổ chức thực hiện nhiều Quyết định, Quy hoạch quản lý chất thải rắn, định hướng lâu dài và Kế hoạch thực hiện Quy hoạch quản lý chất thải rắn để giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường do rác thải gây ra Song hiện đang có khá nhiều vấn đề đặt ra trong quản lý rác thải trên địa bàn tỉnh An Giang, trong đó có vấn đề liên quan tới thực hiện chính sách xử lý rác thải đô thị, đặc biệt là thành phố Long Xuyên nơi có mật độ dân cư và hoạt động phát triển cao Để có thể khắc phục các hạn chế trong công tác quản lý và xử lý chất thải rắn, phát huy các điểm mạnh của địa phương, tận dụng cơ hội và hạn chế các rủi ro trong hoạt động quản lý và xử lý chất thải rắn, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, gắn với bảo vệ môi trường hướng tới xây dựng nền kinh tế tuần hoàn của tỉnh An Giang, việc hoàn thiện hệ thống thu gom, xử lý rác thải trên địa bàn toàn tỉnh nói chung và thành phố Long Xuyên nói riêng là mục tiêu quan trọng cần thực hiện Xuất phát từ thực tiễn nói trên, học viên đã lựa chọn đề tài: “Áp dụng phương pháp phân tích SWOT trong đánh giá hoạt động quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang” được thực hiện với mong muốn góp phần giải quyết các vấn đề liên quan đến quản lý chất thải sinh hoạt đô thị trên địa bàn nghiên cứu.

Mục tiêu và nội dung nghiên cứu

Sử dụng phương pháp SWOT để đánh giá hoạt động quản lý chất thải rắn sinh hoạt từ đó đề xuất các giải pháp cải thiện tại thành phố Long Xuyên

1.2.2 Nội dung nghiên cứu Để đạt được mục tiêu nghiên cứu nêu trên, những nội dung sau sẽ được thực hiện:

1) Tìm hiểu cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan tới hoạt động quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Long Xuyên

2) Hiện trạng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Long Xuyên 3) Hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Long Xuyên

4) Phân tích SWOT công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Long Xuyên

5) Đề xuất các giải pháp cải thiện và tăng cường thực hiện chính sách quản lý tổng hợp chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Long Xuyên.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động quản lý chất thải rắn sinh hoạt thành phố Long Xuyên

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu đề tài

- Về loại rác thải: tập trung vào chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ các hộ dân trong đô thị

- Về địa bàn: Thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang

+ Thời gian thu thập số liệu: được thu thập và xử lý trong giai đoạn 3 năm (2021 – 2023)

+ Thời gian thực hiện nghiên cứu: từ năm 2023 đến tháng 05/2024

Hình 1.1 Bản đồ hành chính thành phố Long xuyên

Phương pháp nghiên cứu

Từ các đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội - môi trường, hiện trạng hoạt động quản lý chất thải rắn sinh hoạt thành phố Long Xuyên, luận văn tổng quan tài liệu, thu thập các báo cáo liên quan và kết hợp sử dụng phương pháp điều tra, khảo sát trực tiếp bằng phiếu điều tra xã hội học để tiến hành đánh giá thực trạng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt tại khu vực nghiên cứu, kết hợp phương pháp phỏng vấn chuyên gia và phương pháp phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức (SWOT), bao gồm phân tích ma trận SO-ST-WO-WT, để đánh giá, phân tích những ưu, nhược điểm trong quản lý chất thải rắn sinh hoạt của TP Long Xuyên, làm cơ sở đề xuất các giải pháp cải thiện công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Thành phố

Hình 1.2: Khung định hướng nghiên cứu

Tổng quan về cơ sở lý thuyết, cơ sở thực tiễn, cơ sở pháp lý liên quan

Kinh nghiệm quản lý chất thải rắn sinh hoạt trong thực tế trong & ngoài nước Phương pháp tổng quan tài liệu

- Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp

- Phương pháp điều tra xã hội học và khảo sát thực tế

- Phương pháp thống kê, xử lý dữ liệu

- Tổng quan kinh nghiệm quản lý chất thải rắn sinh hoạt trong thực tế trong & ngoài nước

- Hiện trạng kinh tế - xã hội - môi trường thành phố Long Xuyên, An Giang

- Hiện trạng phát sinh CTRSH tại thành phố Long Xuyên

- Hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Long Xuyên

- Phương pháp SWOT và ma trận

SWOT (SO-ST-WO-WT)

- Phương pháp phân tích các bên liên quan

- Tổng quan kinh nghiệm quản lý chất thải rắn sinh hoạt trong thực tế trong & ngoài nước

Phân tích mặt mạnh, mặt yếu, cơ hội và thách thức làm cơ sở đề xuất các giải pháp cải thiện công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Long Xuyên

1.4.2 Phương pháp nghiên cứu cụ thể

1.4.2.1 Phương pháp tổng quan tài liệu/thu thập số liệu thứ cấp

Phương pháp này được áp dụng để thực hiện Nội dung (2) (3) nhằm thu thập các thông tin cần thiết cho nội dung nghiên cứu

Tài liệu lý thuyết từ những nguồn có sẵn các nghiên cứu liên quan, các đề tài, các báo cáo của sở Tài nguyên môi trường, thành phố Long Xuyên, niên giám thống kê, văn kiện của Đảng, văn bản chính sách quản lý của trung ương, địa phương, …

1.4.2.2 Phương pháp khảo sát thực tế và điều tra xã hội học

Phương pháp này được áp dụng để thực hiện Nội dung (2) (3) và (4) nhằm thu thập các thông tin cần thiết cho nội dung nghiên cứu

Phương pháp này sẽ sử dụng bảng câu hỏi được thiết kế sẵn để phục vụ việc phỏng vấn trong quá trình điều tra thực tế cho người dân địa phương và các bên liên quan là nguồn phát sinh CTRSH (xem Phụ lục 1)

Cụ thể, tổng số người dân thành phố Long Xuyên là khoảng 273,165 người (Theo số liệu do Cục tổng thống kê tỉnh An Giang, năm 2022), sử dụng 120 phiếu điều tra trên địa bàn thành phố Long Xuyên Ứng dụng phần mềm Excel tính toán thống kê kết quả phỏng vấn để đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Long Xuyên Cỡ mẫu được tính theo công thức sau: n= N / (1 + Ne 2 ) n là cỡ mẫu, N là số lượng tổng thể (tổng hộ dân trong huyện, e là sai số tiêu chuẩn 7%)

Quy trình phân bổ mẫu khảo sát bao gồm phân bổ mẫu trên các tuyến đường chính và phụ của thành phố Long Xuyên Cụ thể, 60 mẫu khảo sát được phân bổ cho 03 tuyến đường chính: đường Lưu Hữu Phước (phường Mỹ Thạnh), đường Trần Hưng Đạo (phường Mỹ Bình) và đường Nguyễn Tất Thành (phường Mỹ Xuyên).

Mỹ Phước), đường Trần Hưng Đạo (phường Mỹ Bình), đường Ung Văn Khiêm (phường Đông Xuyên); và 60 mẫu cho 03 đường phụ là đường Bắc Hà Hoàng Hổ (phường Mỹ Hoà), đường Quảng Cơ Thành (phường Bình Khánh), đường Bùi Thị Xuân (phường Mỹ Xuyên); mỗi tuyến đường sẽ là 20 mẫu, chọn phân bố ngẫu nhiên Việc phân bổ mẫu khảo sát học viên chọn khảo sát dựa theo các tuyến đường chính và phụ của thành phố Long Xuyên, đường lớn khác biệt với đường nhỏ ở góc độ quản lý chất thải rắn dựa trên các đặc điểm sau:

- Số lượng rác thải sinh ra: các nhà mặt tiền đường lớn có kinh tế khá giả hơn, các nhà hàng, dịch vụ phát sinh nhiều chất thải hơn nhà đường nhỏ;

- Phương tiện thu gom: do đường rộng, các phương tiện thu gom chất thải rắn tại các đường lớn thường lớn, hiện đại hơn, …

- Đơn vị quản lý: thường tại các đường phố lớn đơn vị thu gom là công ty dịch vụ công ích của Thành phố, hay quận, trong khi các đường nhỏ và hẻm thường sử dụng các nhóm dân lập;

- Ý thức BVMT của các cư dân đô thị trên các đường phố lớn thường rõ nét hơn là tại các hẻm, đường nhỏ

Việc lấy mẫu các nguồn phát sinh CTRSH tính đến đặc điểm khác biệt của hai nơi giúp chúng ta tránh thông tin thiên lệch và khách quan hơn

1.4.2.3 Phương pháp thống kê và xử lý dữ liệu

Sử dụng phần mềm Excel để thống kê và xử lý số liệu thu thập để thực hiện Nội dung (2), (3) và (4) Các thông tin số liệu đã xử lý được biểu diễn thành các bảng biểu và các biểu đồ

Phương pháp này được áp dụng để thực hiện nội dung (2), (3), (4) và (5) thông qua việc tham khảo ý kiến của các chuyên gia về lĩnh vực môi trường dự kiến 10 chuyên gia bao gồm 02 nhân sự làm việc tại Công ty Môi trường đô thị An Giang, 05 cán bộ quản lý tại các phường, 01 cán bộ Sở Tài Nguyên và Môi trường, 01 cán bộ Phòng Tài nguyên và Môi trường, 01 cán bộ giảng dạy ngành quản lý môi trường tại trường Đại học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh Nội dung tham vấn là các vấn đề về kinh nghiệm thực tiễn, thuận lợi, khó khăn trong quản lý và các giải pháp, định hướng quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Long Xuyên (xem Phụ lục 2)

1.4.2.4 Phương pháp phân tích SWOT

Phương pháp này được áp dụng để thực hiện Nội dung (4) và (5)

Phân tích SWOT là một công cụ được sử dụng trong lĩnh vực Phân tích chính sách công để xác định Điểm mạnh, Điểm yếu, Cơ hội và Thách thức (SWOT) liên quan đến một chính sách công cụ thể (trong LV là chính sách quản lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị) Vấn đề (chính sách/chương trình) được phân tích theo 04 khía cạnh:

1 Những điểm mạnh (Strengths): các yếu tố góp phần vào sự thành công của

Chính sách, chẳng hạn như mục đích và mục tiêu, nguồn lực và hỗ trợ sẵn có để thực hiện cũng như khả năng giải quyết các vấn đề và nhu cầu hiện tại

2 Những điểm yếu (Weaknesses): các yếu tố hạn chế hiệu quả của Chính sách, chẳng hạn như thiếu nguồn lực, không đủ hỗ trợ chính trị và mục tiêu và mục tiêu mâu thuẫn

3 Những cơ hội (Opportunities): các yếu tố mà Chính sách có thể tận dụng để tăng cường tác động của nó, chẳng hạn như công nghệ mới nổi, nâng cao nhận thức cộng đồng và hoàn cảnh chính trị hoặc kinh tế thay đổi

Ý nghĩa lý luận và thực tiễn

Luận văn cung cấp cơ sở lý luận về thực hiện chính sách công liên quan đến quản lý chất thải nói chung, rác thải sinh hoạt đô thị nói riêng gắn với đặc thù địa bàn nghiên cứu là đô thị vùng Tứ giác Long Xuyên thuộc Đồng bằng sông Cửu Long

- Cung cấp các luận cứ thực tiễn về thực hiện hoạt động quản lý chất thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang

- Đề xuất các giải pháp tăng cường thực hiện chính sách quản lý chất thải sinh hoạt đô thị trên địa bàn thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang, có giá trị tham khảo hữu ích cho các nhà quản lý địa phương.

MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TRONG ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT

HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT

2.1.1 Tổng quan về chất thải rắn và chất thải rắn sinh hoạt

- “Chất thải rắn” là chất thải ở thể rắn, được thải ra từ quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác Chất thải rắn bao gồm chất thải rắn thông thường và chất thải rắn nguy hại Chất thải rắn phát thải trong sinh hoạt cá nhân, hộ gia đình, nơi công cộng được gọi chung là chất thải rắn sinh hoạt;

- “Chất thải rắn sinh hoạt” là chất thải được thải ra từ sinh hoạt hàng ngày của con người tại nhà ở, chung cư, cơ quan, trường học, bệnh viện, cơ sở sản xuất-kinh doanh- dịch vụ, chợ, trung tâm thương mại và những nơi công cộng khác…Chất thải rắn thông thường không bao gồm: chất thải từ hoạt động sản xuất, xây dựng, các loại chất thải nguy hại tại các đơn vị sản xuất công nghiệp, xây dựng, chất thải nguy hại tại các cơ sở y tế hay các loại chất thải nguy hại khác

Chất thải rắn là chất thải ở thể rắn hoặc sệt (còn gọi là bùn thải) được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác

Theo Điều 3 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP (24/4/2015) của Chính phủ: “Chất thải rắn là chất thải ở thể rắn hoặc sệt (còn gọi là bùn thải) được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác” Theo Điều 3 Luật bảo vệ môi trường

2020 của Quốc Hội ngày 17 tháng 11 năm 2020: “Chất thải rắn là chất thải ở thể rắn hoặc bùn thải” Có nhiều loại chất thải rắn tùy vào đặc điểm, tính chất và thành phần của chúng, bao gồm: chất thải rắn thông thường, chất thải rắn sinh hoạt và chất thải nguy hại

Chất thải thông thường là chất thải không thuộc danh mục chất thải nguy hại hoặc thuộc danh mục chất thải nguy hại nhưng có yếu tố nguy hại dưới ngưỡng chất thải nguy hại (Nghị định số 38/2015/NĐ-CP, 24/4/2015) Chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH - còn gọi là rác sinh hoạt) là chất thải rắn phát sinh trong sinh hoạt thường ngày của con người (Nghị định số 38/2015/NĐ-CP, 24/4/2015) Khái niệm này được sử dụng thông dụng, tuy nhiên chưa bao hàm được các tính chất đặc trưng của CTRSH như: Phân loại (CTRSH hữu cơ và vô cơ), CTRSH có đặc tính nguy hại và CTRSH thông thường (Lê,

M T., & Mai, T C H., 2020) Theo Điều 75, Luật bảo vệ môi trường (2020): CTRSH phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân được phân loại theo nguyên tắc sau: Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế; Chất thải thực phẩm; CTRSH khác Chất thải nguy hại là chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, lây nhiễm, dễ cháy, dễ nổ, gây ăn mòn, gây ngộ độc hoặc có đặc tính nguy hại khác (Luật bảo vệ môi trường (2020)) Chất thải nguy hại là chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, lây nhiễm, dễ cháy, dễ nổ, gây ăn mòn, gây nhiễm độc hoặc có đặc tính nguy hại khác (Luật bảo vệ môi trường, 2020)

Bên cạnh đó theo Giáo trình quản lý xử lý chất thải rắn của tác giả Lê Hoàng Việt và Nguyễn Hữu Chiếm (2013): “Chất thải rắn là tất cả chất thải ở dạng rắn sản sinh do hoạt động của con người và sinh vật Đó là các vật liệu hay hàng hóa không còn sử dụng được hay không hữu dụng đối với người sở hữu của nó nữa nên bị bỏ đi, kể cả chất thải của các hoạt động sống của sinh vật”

CTRSH là chất thải rắn phát sinh trong sinh hoạt thường ngày của con người Lượng chất thải sinh hoạt (còn gọi là rác sinh hoạt) là chất thải rắn phát sinh trong sinh hoạt thường ngày của con người quy định chặt chẽ và chi tiết hơn đối với các loại chất thải, trong đó xác định đối với CTRSH (còn gọi được phân loại giảm thiếu tối tối đa các loại rác thải không cần thiết ra môi trường bên ngoài, có khả năng tái sử dụng, tái chế và chất thải rắn sinh hoạt khác Rác thải sinh hoạt là toàn bộ các vật chất được con người loại bỏ trong các hoạt động đời sống, trong đó quan trọng và nhiều nhất là chất thải rắn

2.1.2 Nguồn gốc chất thải rắn sinh hoạt

Theo Báo cáo hiện trạng môi trường 2019: Quản lý CTRSH (2019) và nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Lan (2020) CTRSH phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau có thể phát sinh trong các hoạt động cá nhân cũng như trong các hoạt động xã hội từ quá trình sinh hoạt: Ở các hộ gia đình, khu thương mại thương mại (chợ, dịch vụ ăn uống), từ các công sở, các trường học, nơi vui chơi, giải trí, bệnh viện, cơ sở y tế, khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp, nhà ga, giao thông, xây dựng

2.1.3 Nguồn phát sinh và thành phần của chất thải rắn sinh hoạt

Các nguồn phát sinh CTRSH bao gồm:

- Khu thương mại, dịch vụ (nhà hàng, khách sạn, siêu thị, chợ, …)

- Công sở (cơ quan, trường học, trung tâm, viện nghiên cứu, bệnh viện…)

- Khu công công cộng (nhà ga, bến tàu, bến xe, sân bay, công viên, khu vui chơi giải trí, đường phố…)

- Dịch vụ vệ sinh (quét đường, cắt tỉa cây xanh…)

- Các hoạt động sinh hoạt của cơ sở sản xuất

Thành phần CTRSH khác nhau tùy thuộc vào từng địa phương, điều kiện kinh tế và nhiều yếu tố khác (Bảng 2.1)

Bảng 2.1 Các loại chất thải rắn đặc trưng từ nguồn thải sinh hoạt

Nguồn thải Thành phần chất thải

Hộ gia đình, khu thương mại, dịch vụ, công sở, khu công cộng, các hoạt động sinh hoạt của cơ sở sản xuất, khám chữa bệnh

Chất thải rắn sinh hoạt:

- Chất thải thực phẩm (chất hữu cơ có khả năng phân hủy sinh học)

- Đồ gốm, sành, thủy tinh

- Chất thải vỏ, lọ thủy tinh không chứa thành phần nguy hại

- Các loại khác: tã lót, khăn vệ sinh Chất thải nguy hại:

- Đồ điện gia dụng thải

- Pin thải, bao bì thuốc diệt côn trùng

Dịch vụ công cộng về vệ sinh đường phố bao gồm thu gom và xử lý nhiều loại chất thải khác nhau, trong đó có chất thải thực phẩm, giấy báo, bìa các tông, giấy loại hỗn hợp, kim loại, nhựa các loại, vải, xác động vật,

- Cắt tỉa cây xanh: cỏ, lá cây, mẩu cây thừa, gốc cây

CTRSH của Việt Nam có đặc trưng là độ ẩm cao (dao động trong khoảng 65 - 95%), độ tro khoảng 25 - 30% (khối lượng khô), tổng hàm lượng chất rắn bay hơi (TVS

- Total Volatile Solid) dao động trong khoảng 70 - 75% (khối lượng khô), nhiệt lượng thấp (dao động trong khoảng 900 - 1.100 Kcal/kg khối lượng ướt) Thành phần chất hữu cơ có khả năng phân hủy sinh học (thực phẩm thải) trong CTRSH của hộ gia đình chiếm tỷ lệ cao hơn các thành phần khác và thành phần này đang thay đổi theo chiều hướng giảm dần Từ năm 1995, thành phần chất thải thực phẩm chiếm tỷ lệ rất cao (80 - 96%) nhưng đến năm 2017 thành phần này giảm xuống còn khoảng 50 - 70%; điều này thể hiện sự thay đổi lối sống của cư dân đô thị là nhanh và tiện lợi (CENTEMA, 2017)

Thành phần CTRSH thay đổi, phụ thuộc vào các yếu tố: Dân số, thời điểm trong năm (thời điểm phát triển du lịch), điều kiện kinh tế - xã hội, thói quen và phong tục tập quán tại mỗi địa phương Theo nhiều nghiên cứu về các thành phần của CTRSH thường được phân loại thành 2 loại chính gồm: Chất thải có khả năng phân huỷ sinh học (thức ăn dư thừa, rau, củ quả) và các loại chất thải còn lại (đồ gia dụng, gạch, đất đá lẫn, túi nilon) (Nguyễn Mạnh Khải và cộng sự, 2016) Điều 75 của Luật Bảo vệ môi trường

2020 (Luật số 72/2020/QH14) có quy định phân loại chất thải sinh hoạt thành 03 loại như chất thải sinh hoạt có thể tái chế, chất thải sinh hoạt thực phẩm và chất thải sinh hoạt khác

Theo Báo cáo Nghiên cứu quản lý CTR tại Việt Nam (2011) thành phần chủ yếu trong CTRSH là thành phần hữu cơ (55 - 65%) thải ra từ nhà bếp, thành phần vô cơ chiếm khoảng 12 – 15,5%, còn lại là các thành phần khác Theo nhiều nghiên cứu về các thành phần của CTRSH (Lê, H V., & Nguyễn, H C., 2013) có thể thấy: Thành phần hữu cơ: Thức ăn thừa là những mảnh vụn động vật, thực vật trong quá trình chế biến và ăn uống của con người Loại rác này bị phân hủy và thối rửa nhanh (đặc biệt là trong điều kiện nhiệt độ cao) gây nên mùi hôi; Thành phần vô cơ: bao gồm các loại chất rắn cháy được và không cháy được của gia đình cơ quan, khu dịch vụ ngoại trừ thức ăn thừa và các chất dễ thối rữa Các loại cháy được như vải, giấy, carton, nhựa, cao su, da gỗ, lá, cành cây (cắt tỉa từ cây kiểng) Các loại không cháy là những vật liệu trơ như thuỷ tinh, sành sứ, gạch nung, kim loại và số ít vật liệu cháy cục bộ cũng được kể vào thành phần trên

Các chất thải rắn sinh hoạt bao gồm:

+ Thành phần hữu cơ: thực phẩm thừa, giấy, bìa các tông, nhựa, vải, cao su, gỗ… + Thành phần vô cơ: thủy tinh, nhôm, sắt, thép, bụi…

HIỆN TRẠNG PHÁT SINH VÀ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ LONG XUYÊN

RẮN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ LONG XUYÊN

3.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố Long Xuyên

An Giang nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là một trong những tỉnh biên giới đầu nguồn của ĐBSCL, Việt Nam; có vị trí chiến lược quan trọng về an ninh, quốc phòng và phát triển kinh tế, với đường biên giới tiếp giáp Campuchia dài khoảng

104 km được thông thương bằng các cửa khẩu quốc tế và quốc gia Vị trí địa lý thuận lợi như vậy là yếu tố quan trọng để An Giang hội nhập phát triển kinh tế - xã hội với các nước trong khu vực và nhất là mở rộng trao đổi hàng hóa trực tiếp với các nước bạn Campuchia cũng như các tỉnh ĐBSCL Tỉnh An Giang sở hữu nhiều vùng đất ngập nước có tầm quan trọng của khu vực và quốc gia như: lưu vực sông Tiền, sông Hậu, Búng Bình Thiên và vùng trũng tứ giác Long Xuyên với chế độ ngập lũ theo mùa bao gồm các huyện (Thoại Sơn, Châu Thành, Châu Phú, Châu Đốc, một số xã của hai huyện Tri Tôn, Tịnh Biên và thành phố Long Xuyên)

Thành phố Long Xuyên trực thuộc tỉnh An Giang, là đô thị trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa và khoa học kỹ thuật của tỉnh Là đô thị loại I trực thuộc tỉnh, nằm bên hữu ngạn sông Hậu Thành phố Long Xuyên có diện tích tự nhiên là 200,87 km 2 Thành phố Long Xuyên có vị trí phía Tây Nam của Tổ quốc, cách Thành phố Hồ Chí Minh 190 km, cách biên giới Campuchia 75 km

+ Phía Tây Bắc giáp huyện Châu Thành,

+ Đông Bắc giáp huyện Chợ Mới,

+ Phía Nam giáp quận Thốt Nốt (Thành phố Cần Thơ)

+ Phía Tây giáp huyện Thoại Sơn

Với vị trí địa lý khá thuận lợi về kinh tế - xã hội, là trung tâm văn hóa, chính trị, kinh tế, xã hội của tỉnh An Giang Trong những năm qua thương mại dịch vụ phát triển khá nhanh, nhất là các loại hình dịch vụ phục vụ sản xuất và đời sống, nhiều cơ sở mua bán lớn hình thành như: chợ Long Xuyên, chợ Mỹ Bình, Trung tâm Thương mại Long Xuyên (Coopmark), Siêu thị Metro, Trung tâm mua sắm Nguyễn Huệ; hàng hóa đa dạng, phong phú đáp ứng nhu cầu mua sắm của nhân dân; có trên 34 ngân hàng và chi nhánh đang hoạt động trên địa bàn, đáp ứng yêu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh; du lịch thu hút trên 600 ngàn lượt du khách dừng chân nghỉ ngơi tham quan mua sắm hàng năm; lĩnh vực viễn thông, bưu chính phát triển rộng khắp Long Xuyên có 13 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 11 phường và 02 xã, dân số có khoảng 273.165 người (Cục thống kê tỉnh An Giang, 2022)

Hình 3.1 Bản đồ hành chính thành phố Long xuyên

Thành phố Long Xuyên có khí hậu nhiệt đới gió mùa, tạo 02 mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa nắng từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau Vào mùa mưa độ ẩm trung bình trong những tháng này đều 84%, cá biệt lên đến 90%, Gió: Vào mùa khô, ở An Giang hướng gió thịnh hành là Đông Bắc, mùa mưa là gió Tây Nam

Bảng 3.1 Nhiệt độ qua các năm của TP Long Xuyên

(Đài Khí tượng thủy văn An Giang, 2018 - 2022)

3.1.3 Tình hình phát triển kinh tế - xã hội và sự tác động đến quản lý chất thải rắn

Trong những năm vừa qua, tuy chịu tác động trực tiếp do khó khăn của tình hình kinh tế - xã hội thế giới và trong nước, ảnh hưởng do BĐKH, thiên tai, dịch bệnh trên diện rộng, đặc biệt dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do vi rút Covid-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển thành phố Long Xuyên đã phát huy truyền thống đoàn kết, năng động, sáng tạo, nỗ lực phấn đấu vượt qua khó khăn đạt được những thành tựu quan trọng và khá toàn diện, đưa kinh tế - xã hội tiếp tục phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện; an ninh, quốc phòng được giữ vững

Công nghiệp chế biến tăng trưởng ổn định, có nhiều doanh nghiệp đầu tư loại hình chế biến lúa gạo và thủy sản đạt tiêu chuẩn xuất khẩu với công nghệ mới, quy mô công suất lớn Các khu, cụm công nghiệp từng bước được hoàn thiện hạ tầng, đáp ứng nhu cầu triển khai dự án, mở rộng sản xuất của doanh nghiệp, thu hút nhà đầu tư, giải quyết việc làm cho lao động địa phương

Bảng 3.2 Số lượng doanh nghiệp trên địa bàn TPLX

STT Chỉ tiêu Đơn vị tính 2018 2019 2020 2021 2022

1 Số DN nhà nước đang hoạt động

II Doanh nghiệp ngoài nhà nước

1 Số DN ngoài nhà nước đang hoạt động

3 Số lao động trong DN Người 30.523 29.180 27.439 26.755 28.462 Tổng doanh nghiệp Doanh nghiệp 1.387 1.339 1.191 1.269 1.367

Mặt khác, hoạt động sản xuất công nghiệp gây tác động đến môi trường xung quanh như làm suy thoái nguồn tài nguyên thiên nhiên do dùng làm nguyên liệu sản xuất, nguy cơ gây ô nhiễm môi trường do sự gia tăng phát thải từ các ngành sản xuất như: chất thải rắn, nước thải, khí thải

Hiện nay, thành phố Long Xuyên là đô thị loại I, mật độ xây dựng ngày càng nhiều, phát triển các khu đô thị lớn, hằng ngày tăng dần phát sinh rác sinh hoạt, rác xây dựng

Vì vậy, việc thu gom và xử lý CTRSH tại các phường đã được đầu tư xây dựng hoàn chỉnh, đầu tư xây dựng Nhà máy xử lý chất rắn sinh hoạt với công suất 1.000 tấn/ngày.đêm tại Khu liên hợp xử lý chất thải rắn xã Bình Hòa, huyện Châu Thành (thu gom, xử lý cho địa bàn TP Long Xuyên, Châu Thành, Châu Phú, Châu Đốc, Tịnh Biên, Tri Tôn và An Phú), với công nghệ xử lý đốt có thu hồi năng lượng (đốt rác phát điện), được chia thành 02 giai đoạn (mỗi giai đoạn 500 tấn/ngày.đêm)

3.2 Hiện trạng xử lý rác thải sinh hoạt đô thị trên địa bàn thành phố Long Xuyên

3.2.1 Nguồn phát sinh chất thải rắn

Tổng khối lượng CTR phát sinh trên địa bàn thành phố Long Xuyên được ước tính là khoảng 76.524 tấn/năm với tốc độ gia tăng hàng năm là 10%, trong đó rác thải hữu cơ chiếm 73,5%, rác có thể tái chế chiếm 5,45%, còn lại là rác thải khó phân hủy, độc hại, rác thu từ các ống cống, hố ga và rác khác (TT NC&PTNT, 2016) Các nguồn thải rác sinh hoạt chính gồm: (1) hộ gia đình, (2) chợ, (3) kinh doanh dịch vụ, khách sạn, nhà hàng, (4) công sở và (5) trường học Tổng lượng phát sinh ở khu vực đô thị chiếm 37% và ở khu vực nông thôn chiếm 63%

Bảng 3.3 Khối lượng chất thải rắn của TP Long Xuyên phát sinh qua các năm

Năm Khối lượng chất thải rắn (tấn/năm)

(Nguồn: Công ty Cổ phần Môi trường đô thị An Giang 2021-2023) a Chất thải rắn sinh hoạt đô thị và nông thôn

Trong các nguồn phát sinh CTR, lượng CTR sinh hoạt đô thị tăng nhanh theo quy mô dân số đô thị Lượng CTR sinh hoạt đô thị tăng mạnh ở TP Long Xuyên, nơi có tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa tăng nhanh, chiếm phần lớn tổng lượng CTR sinh hoạt phát sinh từ sinh hoạt hàng ngày của người dân Khối lượng CTRSH thông thường phát sinh tại các khu đô thị và nông thôn chiếm khối lượng khá lớn

Thông tin về hiện trạng phát thải

Theo Báo cáo số 43/BC-UBND của UBND thành phố Long Xuyên ngày 27/3/2023, khối lượng chất thải rắn phát sinh trên địa bàn là 308,07 tấn/ngày, tương đương 1,13 kg/người/ngày Công ty CP MTĐT An Giang thu gom được 228 tấn/ngày, toàn bộ được xử lý bằng hình thức chôn lấp hợp vệ sinh tại Khu liên hợp xử lý chất thải rắn cụm Long Xuyên, huyện Châu Thành.

Bảng 3.4 Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên thành phố Long Xuyên

(1) Đơn vị/ Loại chất thải rắn (2)

Dân số (người) (3) Đô thị loại (4)

Lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh theo QCVN 01:2021/BX

CP MT ĐT thu gom, xử lý (6)

UBND phườn g, xã, tổ tự quản thu gom, xử lý (7)

Số hộ dân tự thu gom, xử lý/ tổng số hộ của phường, xã (ước tính), (Chôn lấp, Đốt) (8)

1 Chất thải rắn sinh hoạt đô thị

II Chất thải rắn sinh hoạt nông thôn

Tuy thành phố đã chỉ đạo phường, xã bằng nhiều hình thức tuyên truyền, triển khai thêm nhiều tuyến thu gom bằng nhiều hình thức, phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương nhưng vẫn còn một lượng rác thải sinh hoạt và chất thải nhựa (túi ni lông) chưa được thu gom, xử lý đúng quy định Nguyên nhân do phương tiện thu gom chưa đồng bộ, một phần ý thức bảo vệ môi trường của người dân chưa cao, mặt khác do cơ sở hạ tầng không đảm bảo (đường nhánh nhỏ, khu vực nông thôn khoảng cách giữa các hộ dân sinh sống khá xa), nên các xe thu gom rác không vào đến nơi, do đó vẫn còn tồn tại trường hợp rác bị vứt bừa bãi xuống lòng sông, kênh, rạch gây ô nhiễm môi trường

Một bộ phận người dân sống cặp kênh, rạch vứt rác xuống lòng rạch gây tắc nghẽn dòng chảy, nước ứ đọng tạo màu đen, mùi hôi Việc xử lý mùi, nước rỉ rác phát sinh tại các điểm tập trung ở các chợ vẫn còn hạn chế, chủ yếu phun xịt khử mùi, gây mất vệ sinh môi trường, ảnh hưởng mỹ quan đô thị b Chất thải rắn sinh hoạt du lịch

HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ LONG XUYÊN, TỈNH AN GIANG

4.1 Kết quả khảo sát, điều tra về việc phát sinh và quản lý chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) tại hộ gia đình

4.1.1 Thông tin về hiện trạng phát thải

Các kết quả khảo sát về việc phát sinh và quản lý CTRSH tại các hộ gia đình tại

TP Long Xuyên được thể hiện dưới đây:

Hình 4.1 Số thành viên trong các hộ được khảo sát

Hình 4.2 Thành phần thành viên

Quá trình khảo sát thực hiện trên 120 hộ gia đình, số thành viên trong gia đình phổ biến từ 2 đến 6 thành viên/hộ Từ hình 4.2 cho thấy thành phần các hộ được khảo sát, trong đó:

+ Thành phần số thành viên trong hộ có 4 thành viên/hộ là thành phần chiếm cao nhất trong các phần hộ gia đình được phỏng vấn, 31% Tiếp theo là 3, 5, 6, 7 thành viên/hộ lần lượt chiếm 22%, 21%, 18% và 5% Bên cạnh đó, các hộ 2 thành viên ít nhất trong tổng hộ được khảo sát, 3%

+ Thành phần giới tính có 73% được khảo sát là nữ, còn lại 27% được khảo sát là nam

+ Thành phần độ tuổi, nhóm người độ tuổi từ 30 – 39 tuổi chiếm cao nhất trong nhóm người được khảo sát là 39%, tiếp là là nhóm độ tuổi từ 40 – 49 chiếm 25%, nhóm độ tuổi từ 20 – 29 chiếm 24%, và nhóm độ tuổi từ 50 – 59 chiếm 11%, còn lại là nhóm độ tuổi từ 10 – 19 là 1%

Công năng hiện tại của ngôi nhà gia đình đang ở

Hình 4.3 Công năng hiện tại của ngôi nhà gia đình đang ở

Từ hình 4.3 cho thấy thành phần công năng của các ngôi nhà mà hộ gia đình được khảo sát trong trong 120 hộ, trong đó chiếm nhiều nhất là gia đình sinh sống với 45 hộ, tiếp theo là 16 hộ kinh doanh và 16 hộ mở shop, 12 hộ mở văn phòng, 8 hộ mở quán ăn,

7 hộ mở quán nước, 6 hộ mở tiệm thuốc, còn lại là 5 hộ mở tạp hóa và 5 hộ mở in ấn

Quán nước Tiệm thuốc In ấn Văn phòng Quán ăn Tạp hoá Shop

Công năng hiện tại của ngôi nhà gia đình đang ở

Khối lượng ước tính CTRSH/ngày

Hình 4.4 Khối lượng ước tính CTRSH/ngày

Từ hình 4.4 cho thấy khối lượng ước tính CTRSH/ngày từ các hộ được khảo sát cho thấy phần lớn khối lượng khoảng 2 – 4 kg CTRSH/ngày chiếm cao nhất, 44% Tiếp theo là khối lượng 4 – 6 kg CTRSH/ngày và 2 – 4 kg lần lượt chiếm 33% và 18% Khối lượng CTRSH/ngày ở mức > 6 kg chiếm ít nhất trong các mức, 5%

Bên cạnh đó, từ số liệu trên ước tính được trung bình CTRSH của 1 người/ngày xấp xỉ 1,0 kg Kết hợp với số liệu báo cáo dân số thành phố Long Xuyên năm 2023, cho thấy tổng lượng CTRSH của thành phố xấp xỉ 274,808 tấn/ngày So sánh với số liệu thống kê của thành phố Long Xuyên là 308,07 tấn/ngày thì sự chênh lệch không quá lớn

4.1.2 Thông tin về thành phần rác thải

Mức độ phát thải của từng thành phần rác

Khối lượng ước tính RSH/ngày

Hình 4.5 Mức độ phát sinh của từng thành phần rác

Qua khảo sát đánh giá của người dân về thành phần rác sinh hoạt phát sinh ngày ngày, dựa theo tần suất phát sinh mỗi loại rác ta sẽ quy đổi về thang đo theo mức độ nhằm đánh giá những thành phần nào thường xuyên phát thải nhất, từ đó có thể đề xuất những giải pháp xử lý phù hợp Cụ thể quy đổi như sau: mức rất nhiều thì tần suất phát thải mỗi ngày; mức nhiều thì tần suất từ 5-6 lần/tuần; mức ít thì từ 3-4 lần /tuần; mức rất ít thì tần suất ít hơn 2 lần/tuần

Từ hình 4.5 cho thấy cơ cấu thành phần rác (%) của 5 loại rác thải từ 120 hộ được khảo sát Trong đó:

+ Đối với loại rác thải phế phẩm rau, củ quả cho thấy 48.3% hộ gia đình dùng ở mức nhiều, 29.2% hộ gia đình dùng ở mức rất nhiều và 22.5% hộ gia đình dùng ở mức ít

+ Đối với loại rác thải thức ăn thừa cho thấy 70.8% hộ gia đình dùng ở mức rất nhiều, 23.3% hộ gia đình dùng ở mức nhiều và 5.8% hộ gia đình dùng ở mức ít

+ Đối với loại rác thải bọc nilon và chai nhựa cho thấy 55% hộ gia đình dùng ở mức ít, 23.3% hộ gia đình dùng ở mức rất ít và 21.7% hộ gia đình dùng ở mức nhiều

+ Đối với loại rác thải giấy các loại cho thấy 72.5% hộ gia đình dùng ở mức ít, 22.5% hộ gia đình dùng ở mức rất ít và 5% hộ gia đình dùng ở mức nhiều

Phế phẩm rau, củ quả Thức ăn thừa Bọc nilon và chai nhựa Giấy các loại Bình xịt côn trùng, vỏ chai bằng kim loại,…

Mức độ phát sinh của từng thành phần rác(%)

Rất ít Ít Nhiều Rất nhiều

+ Đối với loại rác thải bình xịt côn trùng, vỏ chai kim loại cho thấy 100% hộ gia đình dùng ở mức rất ít

4.1.3 Thông tin về xử lý rác của hộ gia đình

Nơi tập kết rác sinh hoạt của hộ gia đình

Hình 4.6 Nơi tập kết rác sinh hoạt của hộ gia đình

Từ Hình 4.6, cho thấy cơ cấu nơi tập kết rác từ 120 hộ được khảo sát, trong đó cao nhất là tập kết tại thùng rác của gia đình để trước nhà chiếm 46%, tiếp đó là tập kết tại thùng rác công cộng ven đường 31% và thấp nhất là để vào bọc đặt trước nhà 23% Điểm tập kết rác có ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của gia đình không?

Nơi tập kết rác sinh hoạt của hộ gia đình

Tại thùng rác của gia đình để trước nhà Tại thùng rác công cộng ven đường Để vào bọc đặt trước nhà

Hình 4.7 Mức độ ảnh hưởng của điểm tập kết rác đến sinh hoạt hàng ngày của gia đình

Từ hình 4.7 cho thấy mức ảnh hưởng của điểm tập kết đến sinh hoạt hằng ngày, trong đó:

+ Điểm tập kết xa nhà ở, 100% các hộ gia đình cho thấy rất ít bị ảnh hưởng sinh hoạt bởi loại điểm tập kết này

+ Điểm tập kết thùng chứa công cộng, 43.3% các hộ gia đình cho thấy bị ảnh hưởng nhiều, tiếp theo là 33.3% ít và 14.2% rất ít bị ảnh hưởng, còn lại là 9.2% bị ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt bởi loại điểm tập kết này

+ Điểm tập kết thùng tự trang bị, 61.7% các hộ gia đình ít bị ảnh hưởng, 20.8% rất bị ảnh hưởng, còn lại là 17.5% bị ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt

+ Điểm tập kết thùng chứa công cộng cũ, bể, không nguyên vẹn, 50% ít bị ảnh hưởng, 31.7% bị ảnh hưởng nhiều và 15.8% rất ít bị ảnh hưởng, 2.5% bị ảnh hưởng rất nhiều

+ Điểm tập kết phát sinh mùi hôi khó chịu, 94.2% bị ảnh hưởng rất nhiều, 5.8% bị ảnh hưởng nhiều

+ Điểm tập kết thùng chứa rác bị rỉ nước ra bên ngoài 63.3% bị ảnh hưởng rất nhiều, 36.7% bị ảnh hưởng nhiều

Quá xa nhà ở Ít thùng chứa rác công cộng

Tự trang bị thùng chứa rác trước nhà

Thùng chứa rác công cộng quá cũ, bể, không nguyên vẹn

Phát sinh mùi hôi khó chịu

Thùng chứa rác bị rỉ nước ra bên ngoài Điểm tập kết rác có ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của gia đình không? (%)

Rất ít Ít Nhiều Rất nhiều

4.2 Thông tin về việc thu gom rác tại địa phương

Hiện tại, thành phố Long Xuyên chủ yếu có 02 hình thức thu gom chính là do công ty dịch vụ công ích thu gom và qua tổ tự quản thu gom Mỗi hình thức thu gom đều khác nhau về phương tiện, thời gian, quy trình thu gom Hiện nay rác thải sinh hoạt chủ yếu thu gom qua công ty dịch vụ công ít nhờ hệ thống đường xá rộng rãi đủ chỗ cho xe ép rác di chuyển vào và nhờ công tác vận hành thu gom hợp lý của công ty

4.2.1 Thông tin về phương tiện và thời gian thu gom

Phương tiện thu gom rác tại khu vực

Hình 4.8 Phương tiện thu gom rác

ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP CẢI THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ LONG XUYÊN, TỈNH AN GIANG

Dựa trên bài học kinh nghiệm thực tế về quản lý CTRSH trong và ngoài nước, dựa vào kết quả khảo sát, điều tra, phỏng vấn, phân tích SWOT nêu trên, cũng như dựa vào kế hoạch phát triển KT-XH của Tỉnh An Giang, Quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh

An Giang với tầm nhìn đến năm 2030 hướng tới phát triển thành phố Long Xuyên và đạt tiêu chí đô thị loại I, trong đó có tiêu chí về quản lý rác thải sinh hoạt đô thị, bao gồm các phương án huy động các nguồn lực, các bên liên quan trong tổ chức thực hiện các quy định chính sách về xử lý rác thải của thành phố, HV đề xuất Nhóm các giải pháp cải thiện việc quản lý CTRSH tại TP Long Xuyên từ nay đến 2030 như sau:

5.1 Giải pháp hoàn chỉnh và đổi mới chính sách, quy định quản lý

- Để công tác quản lý CTRSH đạt hiệu quả tốt hơn, cần có những chính sách hợp lý, có sự liên kết chặt chẽ và thống nhất từ cấp Thành phố cho đến cơ sở, đẩy mạnh công tác xã hội hóa hoạt động bảo vệ môi trường, có sự tham gia của cá nhân, hộ gia đình, công sở, đơn vị là nguồn phát sinh CTRSH

- Xây dựng chính sách, cơ sở pháp lý huy động sự tham gia của tư nhân vào quy trình thu gom - cất giữ - rửa thùng - đặt thùng trên các tuyến đường nhằm giảm chi phí đầu tư và duy trì thực hiện thu gom rác theo giờ; chính sách thu hút các thành phần kinh tế tư nhân phối kết hợp đầu tư thu gom các thành phần rác thải có thể tái chế bằng cách phân loại ngay tại khâu thu gom Trong Điều 60, Luật bảo vệ môi trường năm 2020 (có hiệu lực từ ngày 17/11/2021) cũng quy định trách nhiệm bảo vệ môi trường đối với các hộ gia đình là việc giảm thiểu, phân loại chất thải tại nguồn, thu gom và vận chuyển rác thải sinh hoạt đã được phân loại đến đúng nơi quy định;

- Xây dựng chính sách nhằm xã hội hóa công tác thu gom và vận chuyển chất thải rắn: Cụ thể là thực hiện Nghị quyết số 41/NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị về công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã nêu một số giải pháp đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động bảo vệ môi trường, đó là: Tạo cơ sở pháp lý và cơ chế chính sách khuyến khích tổ chức, cá nhân và cộng đồng tham gia công tác bảo vệ môi trường, chú trọng xây dựng và thực hiện các hương ước, quy ước, cam kết về bảo vệ môi trường và các mô hình tự quản về bảo vệ môi trường của cộng đồng dân cư Phát triển các phong trào quần chúng tham gia bảo vệ môi trường Phát hiện các mô hình, điển hình tiên tiến trong hoạt động bảo vệ môi trường để khen thưởng, phổ biến, nhân rộng Cần có chính sách bồi dưỡng, đào tạo, chuyên môn về công tác BVMT để nắm kỹ quy trình, quy định, các nội dung cần thiết liên quan đến quản lý môi trường nói chung và quản lý CTRSH nói riêng Bên cạnh đó, cần tăng cường đội ngủ cán bộ chuyên môn nghiệp vụ về quản lý môi trường tại các địa phương

- Thực hiện ngay quy chế liên thông trong việc phối hợp cung cấp, hỗ trợ thông tin giữa các Phòng ban thuộc UBND Thành phố (Phòng Tài nguyên và Môi trường: là cơ quan đầu mối tham mưu cho lãnh đạo Thành phố về công tác quản lý chất thải rắn và quản lý số liệu hiện trạng thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn do các Phòng ban chức năng cung cấp; Phòng kinh tế: cung cấp thông tin các hộ kinh doanh cá thể và các đơn vị doanh nghiệp do Sở Kế Hoạch Đầu tư cấp phép để kịp thời cập nhật danh sách các đơn vị sản xuất, kinh doanh dịch vụ đóng phí vệ sinh và phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn thông thường; Phòng thống kê: cập nhật thông tin về sự biến động dân số, cơ cấu chuyển dịch kinh tế xã hội của Thành phố; UBND Phường, Xã cùng với lực lượng Công an Phường, Xã rà soát danh sách chủ nguồn thải hộ gia đình và ngoài hộ gia đình; Phòng Tài chính Kế hoạch: thẩm định đơn giá thu gom, vận chuyển, quét hút và hướng dẫn các đơn vị có liên quan trong các chính sách, chủ trương của nhà nước về đơn giá trong lĩnh vực môi trường);

- UBND Thành phố giao Phòng Tài nguyên và Môi trường chủ trì tiến hành rà soát lại thực tế số lượng chủ nguồn thải (đối tượng hộ gia đình và đối tượng ngoài hộ gia đình) một cách đầy đủ và xử lý thông tin dựa trên bản đồ địa chính Thành phố Long Xuyên; Thống kê lộ trình thu gom của từng người lao động trong các tổ lấy rác;

- Chính sách đầu tư, chuyển đổi các trang thiết bị thu gom và các xe vận chuyển, bao gồm xây dựng chương trình đầy đủ về mẫu mã, tuổi thọ, tần suất, kế hoạch vệ sinh định kỳ cho các trang thiết bị; Các phương tiện trang bị phải hướng tới sự phù hợp cho việc công tác phân loại rác tại nguồn trong thời gian tới;

- Quy trách nhiệm giữ gìn vệ sinh cho từng đối tượng cụ thể:

+ Đối với hộ gia đình hoặc các hộ kinh doanh: có trách nhiệm giữ vệ sinh xung quanh khuôn viên mình sinh sống, kinh doanh

+ Đối với dân phòng, công an khu vực: kiểm tra vấn đề vệ sinh môi trường trong khu phố

+ Đối với các xe thu gom, vận chuyển rác làm rơi vãi rác trong quá trình vận chuyển, hoặc xe không kín gây mùi hôi khó chịu: có biện pháp xử phạt đối với tài xế hoặc cơ quan chủ quản

- Xây dựng các phiếu lấy ý kiến cộng đồng, tuyên truyền, hướng dẫn cách phân loại, chuẩn bị cho chương trình phân loại rác tại nguồn; đầu tư cơ sở vật chất cho việc thực hiện chương trình;

- Tăng cường năng lực quản lý cho đội ngũ chuyên viên và chuyên trách trong lĩnh vực môi trường cấp Thành phố và Phường (cấp Thành phố: 02 người, mỗi Phường có

01 nhân viên vệ sinh môi trường được hưởng lương có chức danh môi trường);

- Quy định cụ thể cho lực lượng thanh kiểm tra Đối với cấp Phường (xã): giao cho Thanh tra xây dựng và lực lượng công an khu vực xử phạt, đối với cấp Thành phố (Huyện) giao Thanh tra xây dựng Thành phố và lực lượng cảnh sát môi trường Thành phố thực hiện việc xử phạt các vi phạm hành chính trong lĩnh vực chất thải rắn, cụ thể như hành vi không có hợp đồng thu gom chất thải rắn, thực hiện việc thu gom không đúng hợp đồng đã thỏa thuận (thời gian giao nhận rác, tình trạng vệ sinh tại các điểm thu gom rác), thải rác ra đường phố, thực hiện không đúng quy định (đến sớm, vượt số thùng, không đậy nắp thùng, sắp xếp không trật tự, cơi nới rác…)

- Thực hiện chương trình phân loại rác tại nguồn tại Thành phố Long Xuyên trên cơ sở các phương tiện thu gom rác đã được điều chỉnh cho phù hợp và công nghệ xử lý rác thải do một số doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào tỉnh An Giang đã được UBND Tỉnh chấp thuận;

- Quy định trách nhiệm cho các bên liên quan:

+ Xác định trách nhiệm của chủ nguồn thải trong việc lưu trữ, phân loại rác thải và đóng phí thu gom

+ Nâng cao trách nhiệm của các lực lượng tham gia thu gom, vận chuyển

+ Nâng cao trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt

+ Xây dựng quy chế thưởng phạt thích hợp

- Hoàn thiện hệ thống quản lý chất thải rắn đô thị, có đủ cơ sở dữ liệu phục vụ cho công tác quản lý chất thải rắn;

- Tăng cường giải pháp thể chế, xây dựng các chế tài bắt buộc người dân cùng tham gia thực hiện;

5.2 Giải pháp cải tiến và đổi mới công nghệ, kỹ thuật

- Ứng dụng tin học vào việc quản lý và cập nhật tất cả các thông tin liên quan về vệ sinh môi trường (chủ nguồn thải, tuyến đường xe vận chuyển, vị trí các điểm hẹn dọc tuyến, bố trí các thùng rác công cộng tại tất cả các tuyến đường…);

- Giám sát quy trình quản lý chất thải rắn trong các hoạt động đầu tư, xây dựng tại các dự án;

- Xây dựng lộ trình thu gom rác dọc tuyến ban đêm cho tất cả lực lượng thu gom trên toàn địa bàn;

- Áp dụng công nghệ khử mùi tại chỗ sau khi tác nghiệp, đảm bảo duy trì chất lượng vệ sinh môi trường ở mức tốt nhất có thể Ngoài ra, sau mỗi ca công tác phải có tiến hành vệ sinh thùng chứa và phương tiện vận chuyển

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Qua kết quả khảo sát hiện trạng phát sinh và hoạt động quản lý CTRSH tại TP Long Xuyên, tỉnh An Giang cho thấy tổng khối lượng CTR phát sinh trên địa bàn thành phố Long Xuyên khoảng 76.524 tấn/năm, trong đó rác thải hữu cơ chiếm 73,5%, rác có thể tái chế chiếm 5,45%, còn lại là rác thải khó phân hủy, độc hại, rác thu từ các ống cống, hố ga và rác khác Tổng lượng phát sinh ở khu vực đô thị chiếm 37% và ở khu vực nông thôn chiếm 63% Ngoài ra kết quả khảo sát cũng cho thấy khối lượng chất thải rắn phát sinh trên địa bàn TP Long Xuyên: 308,07 tấn/ngày Tỉ lệ phát sinh rác thải trên đầu người một ngày của thành phố Long Xuyên là 1,13 kg/người/ngày Khối lượng chất thải rắn được thu gom: 228 tấn/ngày Khối lượng chất thải rắn xử lý bằng hình thức chôn lấp hợp vệ sinh 228 tấn/ngày

Kết quả nghiên cứu cho thấy công tác thu gom xử lý CTRSH trên địa bàn TP Long Xuyên đã có nhiều tiến bộ đáng kể Tuy nhiên, cũng còn gặp nhiều khó khăn về cơ sở hạ tầng, kinh phí, ý thức của người dân về vấn đề thu gom xử lý CTRSH và công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt hiện nay tại thành phố Long Xuyên Toàn thành phố chỉ có 14 xe ép rác chuyên dùng trong đó có 10 xe được sử dụng để vận chuyển rác Qua nghiên cứu cũng cho thấy thành phố có 762 thùng rác, 84 xe rác kéo tay của tổ tự quản thu gom rác Lượng thùng rác và xe đẩy tay này giúp giải quyết phần nào nhu cầu lưu trữ của thành phố Tuy nhiên, số lượng thùng rác bố trí dọc các tuyến đường và nơi công cộng còn quá ít so với nhu cầu thực tế Ngoài ra, một số thùng rác đã sử dụng lâu nên hư hỏng, cần được thay thế và bổ sung Các xe vận chuyển rác cũng không đảm bảo chất lượng Trên địa bàn vẫn chủ yếu áp dụng phương pháp chôn lấp để xử lý rác thải; một số bãi chôn lấp đã quá tải và chưa đảm bảo quy chuẩn hợp vệ sinh Ý thức người dân vẫn còn hạn chế nên khả năng áp dụng các quy định về phân loại rác tại nguồn gặp rất nhiều khó khăn

Từ đó, đề tài đã đề xuất được các giải pháp để giải quyết vấn đề tồn tại, theo đó từng bước hoàn thiện công tác quản lý chất thải rắn tại thành phố Long Xuyên Các giải pháp đề tài xây dựng tập trung vào sự phối hợp thực hiện của các yếu tố về chính sách, quy định, công nghệ, kỹ thuật, tài chính và công tác tuyên truyền

6.2 Kiến nghị: Để đề tài phát huy khả năng ứng dụng vào thực tiễn công việc, HV kiến nghị những vấn đề sau để nâng cao công tác quản lý chất thải rắn trên địa bàn thành phố Long Xuyên trong thời gian tới:

- Trang bị đầy đủ phương tiện: máy vi tính, máy đo đạc, phần mềm quản lý dữ liệu giúp lưu trữ thông tin được liên tục Thành lập tổ chuyên đề xây dựng cơ sở dữ liệu trên bản đồ số;

- Hỗ trợ về vốn đầu tư phương tiện làm việc cho lực lượng rác dân lập để đảm bảo sự đồng bộ trong phương tiện thu gom trên toàn địa bàn và các chế độ lao động cho người làm rác dân lập;

- Tiến hành điều tra cụ thể về thành phần chất thải rắn từ các nguồn phát sinh khác nhau và kiểm soát hoạt động của các đơn vị, tổ chức thu mua chất thải có khả năng tái chế trên địa bàn;

- Thành lập tổ kiểm tra chất lượng vệ sinh môi trường sau khi các đơn vị tác nghiệp, đồng thời có chế độ hỗ trợ kinh phí cho nhóm công tác

- Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư và đóng cửa các bãi rác, tăng cường công tác quản lý nhà nước về rác thải

- Tăng cường công tác hướng dẫn, tuyên truyền việc tổ chức thực hiện phân loại CTRSH tại nguồn ở hộ gia đình, khu, cụm dân cư, cơ quan, công sở, cơ sở sàn xuất kinh doanh vụ, đảm bảo đồng bộ từ khâu phân loại tại nguồn, thu gom, vận chuyển đến khâu tái chế và nơi xử lý

Bên cạnh đó, đề tài còn tồn tại một số hạn chế nhất định do hạn chế về kinh phí, thời gian thực hiện như: chưa thống kê được chính xác số lượng chủ nguồn thải theo từng nhóm đối tượng và lộ trình thu gom của từng người lao động tại Công ty Dịch vụ công ích và các tổ lấy rác dân lập Do đó, trong tương lai, khi điều kiện về thời gian và kinh phí cho phép, tác giả đề xuất cần tiến hành điều tra cụ thể các số liệu trên để phục vụ cho việc xây dựng cơ sở dữ liệu nền Đồng thời, nên thực hiện thao tác trên bản đồ số đối với toàn bộ các thông tin thu thập được Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý công tác thu gom chất thải rắn, thu phí vệ sinh và phí bảo vệ môi trường; đồng thời giúp các cơ quan quản lý nhà nước kịp thời điều chỉnh lộ trình thu gom khi có biến động phát sinh và chuẩn bị cho công tác kêu gọi xã hội hóa trong lĩnh vực vệ sinh trên địa bàn.

Ngày đăng: 25/09/2024, 14:34

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN