Để giảm thiểu và ngăn ngừa ô nhiễm nước hồ Lắk trước mắt và lâu dài, Đề tài của Luận văn đã đề xuất hai 02 nhóm giải pháp chính là giải pháp về thể chế chính sách và giải pháp khoa
GIỚI THIỆU CHUNG
KHÁI QUÁT VỀ HỒ LẮK
Huyện Lắk là một huyện miền núi, nằm ở phía Nam của dãy Trường Sơn, phía Đông Nam của tỉnh Đắk Lắk, tiếp giáp với tỉnh Lâm Đồng thông qua quốc lộ 27 - tuyến giao thông quan trọng trong giao lưu kinh tế khu vực Tây Nguyên - tạo nên điểm gắn kết kinh tế giữa trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột (tỉnh lỵ Đắk Lắk) và thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
Huyện Lắk cách trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột 52 km, với diện tích tự nhiên 125.604 ha, dân số là 67.606 người Huyện Lắk bao gồm thị trấn Liên Sơn và 10 đơn vị hành chính cấp xã: Yang Tao, Bông Krang, Đắk Liêng, Đắk Phơi, Đắk Nuê, Buôn Tría, Buôn Triết, Krông Nô, Nam Ka và Ea R’bin [1]
Ngoài ra, huyện Lắk còn là một vựa lúa của tỉnh Đắk Lắk, với điều kiện thiên nhiên ưu đãi nhiều núi cao, sông suối, hồ lớn phù hợp cho phát triển du lịch Hoạt động du lịch của huyện Lắk là mắt xích quan trọng trong tuyến du lịch liên tỉnh Đắk Lắk - Lâm Đồng Điểm nhấn của huyện là hồ Lắk nằm ngay bên thị trấn Liên Sơn – điểm đến của hầu hết du khách khi đến Đắk Lắk
Hồ Lắk, nằm ngay trung tâm của huyện Lắk, là hồ nước nước ngọt tự nhiên lớn nhất khu vực Tây Nguyên và đứng thứ hai cả nước sau hồ Ba Bể Năm 1935, Saurin, nhà địa chất người Pháp nổi tiếng về những công trình nghiên cứu địa chất Tây Nguyên, đã chứng minh hồ Lắk hình thành trong một đợt phun trào núi lửa dữ dội thời tiền sử Một dòng dung nham nóng chảy tràn xuống chắn ngang thung lũng của một nhánh sông Krông Ana (sông Cái), nước ứ lại ở vùng thượng lưu của con đập thiên nhiên ấy tạo thành hồ Lắk [2]
Hồ Lắk không chỉ được biết đến là một hồ nước ngọt tự nhiên lớn nhất Tây Nguyên có cảnh quan rộng lớn với nhiều rừng núi bao bọc, đa dạng sinh học về các loài động thực vật mà còn có nhiều nét độc đáo về văn hóa, lịch sử như Biệt Điện Bảo Đại và các Buôn Jun, Buôn M’Liêng nổi tiếng của người M’Nông Bao quanh hồ Lắk là hệ thống rừng nguyên sinh và sông suối đã giúp cho hồ Lắk trở thành di sản danh tiếng về lịch sử và văn hóa Nơi đây cung cấp nhiều nguồn lợi có giá trị, nhất là về du lịch không chỉ cho tỉnh Đắk Lắk nói riêng mà còn cho cả nước nói chung Với những đặc thù này, ngày 11 tháng 5 năm 1993, Bộ trưởng bộ Văn hoá - Thông tin đã ra Quyết định số 534-QĐ/BT công nhận thắng cảnh hồ Lắk – thị trấn Liên Sơn – huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk là di tích là lịch sử văn hoá cấp quốc gia [3]
Từ năm 1995, hồ Lắk và khu vực xung quanh được xác định là khu rừng lịch sử, văn hóa và môi trường hồ Lắk với các chương trình bảo vệ môi trường, phát triển du lịch sinh thái nhằm bảo vệ các hệ sinh thái rừng núi cao Tây Nguyên, bảo tồn các loài động thực vật đặc hữu và quý hiếm, bảo vệ rừng đầu nguồn để phòng hộ cho hồ Lắk và sông Krông Ana [4] Đề xuất giải pháp quản lý tài nguyên nước mặt tại hồ Lắk, tỉnh Đắk Lắk
HVTH: Trần Quang Thanh (MSHV: 7141268) GVHD: PGS.TS Võ Lê Phú
Hình 1.1 Bản đồ hành chính huyện Lắk [5]
TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Hồ Lắk gắn liền với cuộc sống của người dân bản địa quanh hồ Ngoài vẻ đẹp vốn có mà thiên nhiên ban tặng để phát triển du lịch, hồ còn có nhiều giá trị khác như giúp điều hòa môi trường sinh thái, cung cấp nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và là nơi sinh sống của nhiều loài động vật thủy sinh Theo một số người dân bản địa đã sinh sống quá nửa đời người tại vùng đất này cho biết, xưa kia vào những năm 70 của thế kỷ trước, hồ Lắk rộng hơn bây giờ rất nhiều, nước trong xanh, chiều đến là thanh niên trai tráng thường tắm, bắt cá bắt tôm
Hiện nay, màu nước đục ngầu, không thể sử dụng cho mục đích dám tắm nữa của người dân địa phương Rong, rêu, bèo và các loại thuỷ sinh làm nơi trú ngụ cho tôm cá cũng có xu hướng suy giảm Ngày xưa hồ sâu thăm thẳm, được người dân ví như hồ không đáy, nhiều chỗ sâu hơn 10 m, nay chỉ còn chỗ buôn Đrung là sâu nhất, nhưng cũng chỉ còn khoảng 4m
Trong những năm gần đây, chất lượng nước hồ ngày càng suy giảm do nhiều nguồn ô nhiễm từ nước thải sinh hoạt của khu du lịch, các hộ dân sinh sống lân cận khu vực hồ, từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp trong lưu vực Thêm vào đó, việc lấn chiếm lòng hồ để canh tác nông nghiệp, sử dụng phân bón cũng như thuốc bảo vệ thực vật chưa hợp lý Ngoài ra, xu hướng bồi lắng hồ Lắk trong thời gian gân đây là một vấn đề quan trọng đáng quan tâm của địa phương Đây là hậu quả tất yếu do lớp phủ thực vật trên các dãy núi bao quanh hồ bị phát quang một phần diện tích để lấy đất canh tác nông nghiệp dẫn đến hiện tượng rửa trôi, xói mòn các khu vực xung quanh và bồi lắng xuống lòng hồ Hồ Lắk là hồ tự nhiên, song chất lượng nước hồ cũng phụ thuộc nhiều vào chất lượng nước của 2 con suối chính bắt Đề xuất giải pháp quản lý tài nguyên nước mặt tại hồ Lắk, tỉnh Đắk Lắk
HVTH: Trần Quang Thanh (MSHV: 7141268) GVHD: PGS.TS Võ Lê Phú
4 nguồn từ dãy núi Chư Yang Sin bổ cập vào hồ Trong phạm vi lưu vực của hồ khoảng 112 km 2 , thì chất lượng nước hồ Lắk bị ảnh hưởng chủ yếu bởi các hoạt động sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của người dân
Do đó nếu không có một giải pháp phù hợp để quản lý cũng như phát triển bền vững nguồn nước của hồ Lắk nói riêng và môi trường sinh thái quanh khu vực hồ nói chung thì liệu rằng các thế hệ sau còn được chiêm ngưỡng và thừa hưởng những giá trị văn hóa môi trường hồ Lắk mang lại hay không Hay chỉ vài chục năm nữa thôi hồ Lắk được biết đến là hồ nước ngọt lớn nhất vùng Tây Nguyên chỉ tồn tại trong quá khứ Vì vậy, việc bảo vệ tài nguyên nước của hồ Lắk là rất cần thiết và cấp bách để không phải nuối tiếc trong tương lai Vì những lý do đã trình bày trên, học viên đã mạnh dạn thực hiện đề tài “Đề xuất giải pháp quản lý tài nguyên nước mặt tại hồ Lắk, tỉnh Đắk Lắk” nhằm đề xuất các giải pháp chính sách định hướng cho các mục đích khai thác và sử dụng nguồn nước một cách bền vững cho các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội tại lưu vực hồ Lắk.
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.3.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Trong những thập niên gần đây, vấn đề ô nhiễm môi trường nước hồ gây ra do hoạt động sản xuất công nghiệp, hoạt động nông nghiệp, sinh hoạt của con người…, rất được các nước trên thế giới quan tâm Đã có rất nhiều nghiên cứu giải quyết các vấn đề ô nhiễm như nước hồ trên thế giới như: hồ San Dieguito nằm tại thành phố Rancho Santa Fe, California với diện tích mặt nước 26 ha liên tục bị nhiễm tảo hoa trước đây; lưu lượng nước vào hồ và thu xử lý làm nước cấp 60.000 m 3 /ngày – 160.000 m 3 /ngày; Hồ chứa nước cấp thành phố
Woolsang, Hàn Quốc; Hồ trung tâm thành phố Nanital, Ấn Độ (8,7 triệu m 3 ); Hồ tiếp nhận nước thải nhà máy xử lý nước thải Whalen Lake Bird Sanctuary, Oceanside, California; Đập Willow Creek – Portland, Oregon, USA Đề tài nghiên cứu quản lý tài nguyên nước bền vững dựa trên việc đánh giá thông số hóa lý và vi khuẩn của hồ Hồ Zirahuen, Michoacan, Mexico Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng phương pháp K – Means phân nhóm các thông số, từ kết quả đạt được tác giả đưa ra một số nguyên nhân ảnh hưởng tới lưu vực hồ, đồng kiến nghị có chính sách quản lý phù hợp bao gồm cả việc theo dõi chất lượng nước cùng với cải thiện quản lý các hệ sinh thái trong khu vực Đề tài đánh giá chất lượng nước hồ Baiyangdian (Trung Quốc), trong nghiên cứu này, các kỹ thuật thống kê đa biến khác nhau đã được tác giả sử dụng để đánh giá sự thay đổi trên bề mặt chất lượng nước của hồ Baiyangdian Dựa trên những thông tin thu được từ nghiên cứu, người ta có thể thiết kế một kế hoạch lấy mẫu tối ưu, dẫn đến giảm số lượng các điểm lấy Đề xuất giải pháp quản lý tài nguyên nước mặt tại hồ Lắk, tỉnh Đắk Lắk
HVTH: Trần Quang Thanh (MSHV: 7141268) GVHD: PGS.TS Võ Lê Phú
5 mẫu và tiết kiệm chi phí liên quan Đồng thời nghiên cứu này cho thấy sự hữu ích của kỹ thuật thống kê đa biến trong phân tích và giải thích các tập hợp dữ liệu phức tạp, trong việc xác định các nguồn gây ô nhiễm và giúp các cơ quan quản lý đưa ra các chính sách quản lý tốt hơn trong tương lai [6] Đề tài “Nguyên nhân và giải pháp kiểm soát phú dưỡng hồ Chaohu, Trung Quốc” do Trường Đại học Đô thị và Khoa học Môi trường thực hiện năm 2005 Đề tài nguyên cứu về phú dưỡng của hồ Chaohu, nằm ở trung tâm tỉnh Anhui, là một trong 5 hồ lớn nhất Trung Quốc và là một trong ba hồ bị phú dưỡng trầm trọng nhất Việc suy thoái chất lượng nước hồ ảnh hưởng đến hoạt đông phát triển kinh tế xã hội của thành phố Hefei Đã có rất nhiều giải pháp đưa ra trước đây để cải thiện chất lượng nước hồ nhưng vẫn không có kết quả Đề tài đã điều tra, nghiên cứu, thu thập số liệu quan trắc chất lượng nước trong thời gian dài từ 1984 đến 2003 và nguyên nhân gây phú dưỡng hóa đã được xác định là nước thải công nghiệp, nông nghiệp và nước thải từ các cống đô thị thải trực tiếp vào hồ trong thời gian dài dẫn đến tình trạng phú dưỡng hồ trầm trọng như hiện nay Đề tài nghiên cứu của Ban Sinh học thuộc Bang Washington về đánh giá tải lượng tối đa cho phép của hồ Chelan thuộc miền Bắc Cascades, cung cấp nước cho 6.000 dân và 7.200 ha đất nông nghiệp và nước cho nhà máy thủy điện trong vùng Đề tài đã đánh giá chất lượng nước hồ và đã nhận dạng, ước tính tải lượng các nguồn thải, tính toán tải lượng cho phép, từ đó đưa ra kết luận nước hồ là thuộc loại nghèo dinh dưỡng và có nồng độ DO cao Qua đó, đề tài đã đưa ra các biện pháp để giữ cho chất lượng nước hồ tốt và ngăn chặn sự suy giảm chất lượng nước do việc gia tăng phát triển tại lưu vực [7]
Tuy nhiên, có thể thấy các đề tài và các chương trình nghiên cứu ở nhiều nước tập trung vào nghiên cứu giải quyết các vấn đề cấp bách tại một khu vực, một địa phương nhất định khu vực Một số công trình chỉ dừng lại ở mức đề xuất các giải pháp quản lý tổng quát, chung chung Vì vậy, các nghiên cứu này không thể áp dụng được trong điều kiện thực tế tại Việt Nam và cụ thể tại hồ Lắk, tỉnh Đắk Lắk
1.3.2 Tình hình nghiên cứu trong nước
Vấn đề ô nhiễm nguồn nước tại các hồ trong cả nước hiện nay đang là vấn đề cấp thiết
Nguyên nhân gây ô nhiễm rất khác nhau nhưng chủ yếu là do các hoạt động của con người phát sinh các loại chất thải từ hoạt động công nghiệp, nông nghiệp, sinh hoạt, …
Những năm gần đây đã có rất nhiều đề tài, dự án được nghiên cứu và áp dụng để quản lý, xử lý và kiểm soát chất lượng nước tại các hồ nước ngọt có thể kể đến như sau: Đề xuất giải pháp quản lý tài nguyên nước mặt tại hồ Lắk, tỉnh Đắk Lắk
HVTH: Trần Quang Thanh (MSHV: 7141268) GVHD: PGS.TS Võ Lê Phú
6 Đề tài “ Nghiên cứu đánh giá chất lượng nước hồ Trị An phục vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng Đông Nam bộ ” của PGS.TS Lương Văn Thanh – Viện khoa học Thủy lợi Miền
Nam Đề tài này đã xác định được các nguyên nhân gây tác động xấu đến môi trường nước và diễn biến chất lượng nước; đề xuất các giải pháp cải thiện chất lượng nước phục vụ phát triển kinh tế - xã hội bền vững cho vùng Đông Nam Bộ Đề tài “Nghiên cứu đánh giá và đề xuất các biện pháp quản lý chất lượng nước và phú dưỡng hồ Dầu Tiếng” do Nguyễn Thị Vân Hà và cộng sự thực hiện năm 2006 Nghiên cứu này đã đánh giá được hiện trạng chất lượng nước và vấn đề ô nhiễm do các hợp chất dinh dưỡng của hồ Dầu Tiếng Theo đề tài này, sự phú dưỡng hóa ở hồ Dầu Tiếng là do Phospho
Bên cạnh đó, đề tài đã áp dụng phương pháp nghiên cứu mới là dùng ảnh viễn thám để đánh giá phú dưỡng cho hồ. Đề tài cấp nhà nước “ Nghiên cứu xây dựng quy trình tổng hợp và ứng dụng xử lý ô nhiễm nước hồ Trúc Bạch ” của Trung tâm ươm tạo Doanh nghiệp Công nghệ cao và Công ty Cổ phần Xanh đã đưa ra các nhóm giải pháp bao gồm: sử dụng công nghệ khoáng hoạt hóa nhằm tăng cường hoạt động của vi sinh vật trong quá trình phân hủy các chất ô nhiễm; Bổ sung các vi sinh vật có ích để tạo ra sự đa dạng sinh vật trong nước và lớp bùn đáy; Thiết kế trồng và chăm sóc cây thủy sinh; Tuyên truyền, vận động cộng đồng cùng tham gia giữ gìn vệ sinh môi trường Đề tài “Đ ánh giá tổng hợp chất lượng nước và giải pháp bảo vệ nguồn nước hồ Phú Vinh
– Quảng Bình” của Phan Thanh Nghiệm – Chi cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng Quảng
Bình Kết quả của đề tài này bao gồm: đánh giá diễn biến trữ lượng (mực nước) và chất lượng nước của hồ Phú Vinh; đề xuất các giải pháp về quy hoạch, bảo vệ, quản lý, khai thác sử dụng nguồn nước nhằm đảm bảo ổn định về trữ lượng và chất lượng nguồn nước cung cấp chính cho thành phố Đồng Hới và các vùng lân cận trước mắt cũng như lâu dài Đề tài “ Điều tra ô nhiễm nước hồ Xuân Hương, đề xuất các giải pháp khắc phục ” do TS
Nguyễn Văn Minh - Viện Nghiên cứu Hạt nhân Đà Lạt thực hiện năm 2005 Tuy mục tiêu của đề tài là tổ chức nghiên cứu và đánh giá ô nhiễm nước hồ Xuân Hương, tìm nguyên nhân chính và đề xuất các giải pháp khắc phục ô nhiễm nước hồ Xuân Hương, nhưng đề tài chỉ mới nghiên cứu tổng hợp khả năng – xác định nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước của hồ Xuân Hương dựa trên kết quả phân tích các chỉ tiêu lý hóa và các nghiên cứu về thành phần tảo tại hồ Tuy nhiên, đề tài chưa điều tra, tính toán các nguồn ô nhiễm trong lưu vực (bao gồm nguồn thải tập trung và nguồn thải phân tán) Đề tài luận văn thạc sỹ “ Nghiên cứu, đánh giá các nguồn thải gây ô nhiễm nước hồ Xuân
Hương thành phố Đà Lạt và đề xuất các giải pháp quản lý ” của tác giả Phan Nhật Hạnh
MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
HVTH: Trần Quang Thanh (MSHV: 7141268) GVHD: PGS.TS Võ Lê Phú
7 Thư (2013) Kết quả của đề tài đã tính toán được tải lượng phát thải các chất ô nhiễm đổ vào hồ Xuân Hương qua các số liệu kế thừa từ các nguồn tài liệu tham khảo và đề xuất các giải pháp quản lý, kiểm soát nhằm giảm thiểu ô nhiễm nước hồ Xuân Hương Đề tài “ Ứng dụng chỉ số WQI đánh hiện trạng chất lượng môi trường nước mặt thành phố Đà Lạt ” của tác giả Phạm Thế Anh và Nguyễn Văn Huy - Trường Đại học Yersin Đà
Lạt Công trình nghiên cứu đã ứng dụng chỉ số WQI nhằm đánh giá tổng quát hiện trạng chất lượng môi trường nước mặt của thành phố Đà Lạt đầu năm 2013 nhằm đề xuất các giải pháp quản lý tổng hợp tài nguyên nước mặt của thành phố theo hướng phát triển bền vững
Một số nghiên cứu trong và ngoài nước đã xác định được hiện trạng chất lượng môi trường cũng như nêu lên được nguồn gốc gây ô nhiễm và các biện pháp bảo vệ chất lượng môi trường nước hồ, nghiên cứu các vấn đề liên quan đến ô nhiễm chất lượng nước hồ, hiện tượng tảo nở hoa Song, các công trình nghiên cứu nêu trên vẫn chưa đề xuất được các chính sách phù hợp cho từng điều kiện áp dụng cụ thể Ngoài ra, do đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội và phong tục tập quán của người dân địa phương của từng vùng khác nhau, nên không thể áp dụng các giải pháp mà các đề tài đã đưa ra cho khu vực mà tác giả đang nghiên cứu, cụ thể là khu vực hồ Lắk của huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk
1.4 MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Mục tiêu tổng quát: Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp chính sách phục vụ quản lý bền vững tài nguyên nước mặt hồ Lắk, tỉnh Đắk Lắk
(i) Đánh giá hiện trạng khai thác và sử dụng nguồn nước tại lưu vực hồ Lắk;
(ii) Xác định và đánh giá các nguồn thải tại khu vực hồ Lắk;
(iii) Đề xuất các giải pháp và chính sách về quản lý và kỹ thuật phục vụ công tác quản lý, khai thác và sử dụng bền vững tài nguyên nước mặt của hồ Lắk
1.4.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Lưu vực hồ Lắk thuộc địa phận huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk ( Hình 1.2). Đề xuất giải pháp quản lý tài nguyên nước mặt tại hồ Lắk, tỉnh Đắk Lắk
HVTH: Trần Quang Thanh (MSHV: 7141268) GVHD: PGS.TS Võ Lê Phú
Hình 1.2 Bản đồ khoanh vùng khu vực khảo sát [8]
Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 01/2017 – 06/2017
1.5 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Để đạt được các mục tiêu cụ thể nêu trên, các nội dung nghiên cứu sau đây đã được thực hiện:
(i) Đánh giá hiện trạng chất lượng và tài nguyên nước mặt của hồ Lắk:
- Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tại khu vực hồ Lắk
- Hiện trạng công tác quản lý hồ Lắk thông qua việc tổng quan các văn bản pháp lý, quy định và các dự án phát triển xung quanh khu vực hồ Lắk
- Các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội tại khu vực hồ Lắk - Hiện trạng chất lượng nước mặt hồ Lắk:
- Xây dựng chỉ số chất lượng nước mặt hồ Lắk (ii) Xác định và ước tính tải lượng ô nhiễm của các nguồn thải tại lưu vực hồ Lắk:
- Khảo sát các nguồn xả thải vào hồ, thống kê các loại nguồn thải tập trung và nguồn thải phân tán (không tập trung) từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp, kinh doanh, dịch vụ và sinh hoạt trên lưu vực hồ Lắk;
- Tính toán tổng tải lượng một số thông số đặc trưng gây ô nhiễm nguồn nước nhằm đánh giá mức độ ô nhiễm từ các nguồn thải khác nhau Dựa trên quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện Lắk đến 2020 để tính toán dự báo tải lượng ô nhiễm trong tương lai
(iii) Đề xuất một số giải pháp quản lý và phát triển bền vững tài nguyên nước mặt tại hồ Lắk:
- Đề xuất các giải pháp kỹ thuật và quản lý để kiểm soát và giảm thiểu ô nhiễm nước hồ Lắk; Đề xuất giải pháp quản lý tài nguyên nước mặt tại hồ Lắk, tỉnh Đắk Lắk
HVTH: Trần Quang Thanh (MSHV: 7141268) GVHD: PGS.TS Võ Lê Phú
9 - Phân tích tính khả thi các giải pháp chính sách phục vụ quản lý môi trường từ đó xây dựng các chương trình hành động cụ thể
Khung định hướng nội dung nghiên cứu:
Hình 1.3 Khung định hướng nội dung nghiên cứu
1.6 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.6.1 Phương pháp luận
Phương pháp luận là những nguyên tắc và cách thức hoạt động khoa học nhằm đạt tới chân lý khách quan dựa trên cơ sở của sự chứng minh khoa học Điều này có nghĩa là các nghiên cứu khoa học cần phải có những nguyên tắc và phương pháp cụ thể, mà dựa theo đó các vấn đề sẽ được giải quyết
Nghiên cứu đánh giá các nguồn thải gây ô nhiễm nước mặt tại hồ Lắk và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý và phát triển bền vững tài nguyên nước mặt tại hồ Lắk là nghiên cứu về mối quan hệ từ nguồn ô nhiễm của hoạt động phát triển kinh tế - xã hội đến chất lượng nước hồ, đồng thời dự báo tình hình phát triển kinh tế - xã hội trong khu vực có khả năng gia tăng ô nhiễm đối với hồ trong tương lai Từ mối quan hệ này, xác định được các vấn đề còn tồn tại và đề xuất các giải pháp về chính sách phục vụ công tác quản lý môi
Thống kê và xử lý số liệu
Xác định tải lượng
Thu tập thông tin và số liệu khu vực nghiên cứu Điều tra và khảo thực địa Lấy mẫu và phân tích
Tính toán chỉ số WQI
Phân tích và đánh giá kết quả
Công cụ pháp lý Giải pháp kỹ thuật và công nghệ
- Nước mặt - Trầm tích - Nước ngầm Đề xuất giải pháp quản lý tài nguyên nước mặt tại hồ Lắk, tỉnh Đắk Lắk
HVTH: Trần Quang Thanh (MSHV: 7141268) GVHD: PGS.TS Võ Lê Phú
10 trường lưu vực hồ Lắk tốt hơn, nhằm giảm thiểu và kiểm soát ô nhiễm nước hồ Lắk trong tương lai
1.6.2 Phương pháp nghiên cứu Để đạt được các nội dung nêu trên, các phương pháp sau đây đã được áp dụng:
(1) Phương pháp tổng quan tài liệu
Phương pháo này được sử dụng thông qua việc thu thập thông tin, tài liệu, các số liệu liên quan thông qua sách báo, các đề tài nghiên cứu, các ban ngành liên quan như Sở tài nguyên và Môi trường tỉnh, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Chi cục Thủy lợi Đắk Lắk, Trung tâm Quan trắc và Phân tích Môi trường, phòng Tài nguyên và Môi trường,….Các nguồn thông tin, số liệu được thu thập bao gồm:
- Số liệu tổng quan về huyện Lắk: Hiện trạng điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội, số liệu quan trắc qua các năm, hiện trạng và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội
- Tìm hiểu các văn bản pháp luật có liên quan đến nội dung đề tài tại các cơ quan ban ngành chức năng của huyện Lắk và tỉnh Đắk Lắk
- Tham khảo các quy định bảo vệ môi trường và các biện pháp quản lý ô nhiễm chất lượng nước hồ của một số địa phương khác và trên thế giới
(2) Phương pháp khảo sát, điều tra thực địa
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp luận là những nguyên tắc và cách thức hoạt động khoa học nhằm đạt tới chân lý khách quan dựa trên cơ sở của sự chứng minh khoa học Điều này có nghĩa là các nghiên cứu khoa học cần phải có những nguyên tắc và phương pháp cụ thể, mà dựa theo đó các vấn đề sẽ được giải quyết
Nghiên cứu đánh giá các nguồn thải gây ô nhiễm nước mặt tại hồ Lắk và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý và phát triển bền vững tài nguyên nước mặt tại hồ Lắk là nghiên cứu về mối quan hệ từ nguồn ô nhiễm của hoạt động phát triển kinh tế - xã hội đến chất lượng nước hồ, đồng thời dự báo tình hình phát triển kinh tế - xã hội trong khu vực có khả năng gia tăng ô nhiễm đối với hồ trong tương lai Từ mối quan hệ này, xác định được các vấn đề còn tồn tại và đề xuất các giải pháp về chính sách phục vụ công tác quản lý môi
Thống kê và xử lý số liệu
Xác định tải lượng
Thu tập thông tin và số liệu khu vực nghiên cứu Điều tra và khảo thực địa Lấy mẫu và phân tích
Tính toán chỉ số WQI
Phân tích và đánh giá kết quả
Công cụ pháp lý Giải pháp kỹ thuật và công nghệ
- Nước mặt - Trầm tích - Nước ngầm Đề xuất giải pháp quản lý tài nguyên nước mặt tại hồ Lắk, tỉnh Đắk Lắk
HVTH: Trần Quang Thanh (MSHV: 7141268) GVHD: PGS.TS Võ Lê Phú
10 trường lưu vực hồ Lắk tốt hơn, nhằm giảm thiểu và kiểm soát ô nhiễm nước hồ Lắk trong tương lai
1.6.2 Phương pháp nghiên cứu Để đạt được các nội dung nêu trên, các phương pháp sau đây đã được áp dụng:
(1) Phương pháp tổng quan tài liệu
Phương pháo này được sử dụng thông qua việc thu thập thông tin, tài liệu, các số liệu liên quan thông qua sách báo, các đề tài nghiên cứu, các ban ngành liên quan như Sở tài nguyên và Môi trường tỉnh, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Chi cục Thủy lợi Đắk Lắk, Trung tâm Quan trắc và Phân tích Môi trường, phòng Tài nguyên và Môi trường,….Các nguồn thông tin, số liệu được thu thập bao gồm:
- Số liệu tổng quan về huyện Lắk: Hiện trạng điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội, số liệu quan trắc qua các năm, hiện trạng và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội
- Tìm hiểu các văn bản pháp luật có liên quan đến nội dung đề tài tại các cơ quan ban ngành chức năng của huyện Lắk và tỉnh Đắk Lắk
- Tham khảo các quy định bảo vệ môi trường và các biện pháp quản lý ô nhiễm chất lượng nước hồ của một số địa phương khác và trên thế giới
(2) Phương pháp khảo sát, điều tra thực địa
Phương pháp này được áp dụng để đạt được Nội dung 1 và Nội dung 2 thông qua việc tiến hành khảo sát, điều tra thực địa về tất cả các nguồn gây ô nhiễm quanh khu vực hồ Bảng khảo sát điều tra được lập dưới dạng câu hỏi cho từng nhóm đối tượng, tác giả đã tiến hành khảo sát và tham vấn ý kiến của nhóm cơ quan quản lý nhà nước có liên quan (20 phiếu), các nhóm đối tượng dịch vụ xung quanh hồ Lắk (15 phiếu), nhóm cộng đồng dân cư tại lưu vực hồ Lắk (100 phiếu)
Các phiếu sau khi khảo sát được tổng hợp và xử lý các thông tin bằng phương pháp thống kê và xử lý số liệu
(3) Phương pháp lấy mẫu, xử lý số liệu và so sánh
Phương pháp này được thực hiện nhằm đánh giá hiện trạng chất lượng nước mặt của hồ và lưu vực hồ, đánh giá hiện trạng chất lượng nước thải của các nguồn gây ô nhiễm chính đổ vào hồ Để đánh giá chất lượng nước mặt hồ Lắk, ngoài những số liệu đã thu thập được từ năm 2006 – 2015 qua các báo cáo hiện trạng môi trường của tỉnh Đắk Lắk, Báo cáo hiện trạng môi trường huyện Lắk năm 2014 và 2015, tác giả đã tiến hành lấy mẫu qua 3 đợt Đề xuất giải pháp quản lý tài nguyên nước mặt tại hồ Lắk, tỉnh Đắk Lắk
HVTH: Trần Quang Thanh (MSHV: 7141268) GVHD: PGS.TS Võ Lê Phú
11 quan trắc: giữa mùa khô (tháng 3), giữa mùa mưa (tháng 8) và giao mùa (tháng 12)
Mỗi đợt sẽ có 28 mẫu, bao gồm 17 mẫu nước mặt và 11 mẫu trầm tích, cụ thể:
- 17 mẫu nước mặt được phân bố đều trên hồ và tại các điểm tiếp nhận nước thải, thượng nguồn và hạ nguồn của suối đổ vào hồ Lắk;
- 11 mẫu trầm tích tương ứng tại 11 điểm khảo sát mẫu nước mặt
Hình 1.4 Sơ đồ các vị trí lấy mẫu [8]
Kết quả phân tích chất lượng nước mặt hồ Lắk và các khu vực lân cận sẽ được phân tích và đánh giá thông qua việc so sánh với các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hiện hành như [9]:
- QCVN 08-MT:2015/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt
- QCVN 09-MT:2015/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước dưới đất
- QCVN 14:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt
- QCVN 43:2012/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng trầm tích nước ngọt
Các thông tin thu thập của số liệu phân tích sẽ được thống kê, lưu giữ Các thông tin thu thập từ khảo sát, các số liệu về chất lượng nước qua các đợt quan trắc sẽ được thống kê, lưu giữ ở dạng Word và Excel Các số liệu sẽ được xử lý trên phần mềm Excel, kết quả số liệu sẽ được biểu diễn thành dạng bảng và biểu đồ Đề xuất giải pháp quản lý tài nguyên nước mặt tại hồ Lắk, tỉnh Đắk Lắk
HVTH: Trần Quang Thanh (MSHV: 7141268) GVHD: PGS.TS Võ Lê Phú
(4) Phương pháp xác định tải lượng nguồn thải Đề tài tập trung vào 4 nguồn gây ô nhiễm chính từ các hoạt động sản xuất, kinh tế - xã hội, bao gồm: nông nghiệp, dịch vụ, sinh hoạt, nước mưa chảy tràn (quá trình rửa trôi)
Tải lượng ô nhiễm của từng nguồn được tính toán theo các công thức sau:
- Tính tải lượng hiện trạng các chất nhiễm từ nước thải sinh hoạt
Dựa vào nhu cầu cấp nước sinh hoạt bình quân trên đầu người theo TCXDVN 33:2006 [10] và tỉ lệ thu gom nước thải, hệ số bình quân trên đầu người sẽ thay đổi lớn khi quy mô dân số gia tăng cùng với nhu cầu cấp nước gia tăng
+ QSH: Lưu lượng nước thải sinh hoạt tính theo nhu cầu cấp nước sinh (m 3 /ngày.đêm)
+ q: Tiêu chuẩn cấp nước cho 1 người
+ N: Dân số tính toán trên lưu vực nghiên cứu
+ Li: Tải lượng của thông số i được xét (m 3 /ngày.đêm)
+ Ci: Nồng độ các chất ô nhiễm của nước thải sinh hoạt có thể dựa vào kết quả đo đạc thực tế, hay lấy giá trị từ WHO hoặc các nghiên cứu liên quan trong nước (kg/m 3 )
+ Qsử dụng: Lưu lượng nước sử dụng (m 3 /ngày.đêm) + Kh: Hệ số hao hụt của nước thải so với nước sử dụng (0,80)
- Tính toán tải lượng hiện trạng các chất ô nhiễm từ nước thải công nghiệp, dịch vụ
+ Li: Tải lượng của thông số i được xét (kg/ngày) + Ci: Nồng độ trung bình của thông số i được xét (kg/m 3 ) + QCN-thải: Lưu lượng nước thải công nghiệp trung bình của công ty, cửa hàng dịch vụ (m 3 /ngày)
- Tính tải lượng các cất ô nhiễm hoạt động sản xuất nông nghiệp (Nguồn phân tán: non-point source pollution)
Trên cơ sở diện tích đất nông nghiệp của từng địa phương và từ hệ số ô nhiễm của nước mưa chảy tràn trên mặt đất căn cứ vào hệ số ô nhiễm theo WHO (1993) để tính toán lượng ô nhiễm
Li = Q x Ci Đề xuất giải pháp quản lý tài nguyên nước mặt tại hồ Lắk, tỉnh Đắk Lắk
HVTH: Trần Quang Thanh (MSHV: 7141268) GVHD: PGS.TS Võ Lê Phú
Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài Luận văn đã tiếp cận và áp dụng các phương pháp nghiên cứu sau: o Xác định các nguồn thải và đánh giá, tính toán tổng tải lượng các nguồn xả thải vào lưu vực hồ Lắk bằng kỹ thuật đánh giá nhanh cho từng loại nguồn thải:
Nguồn tập trung – Point Source Pollution (từ hoạt động sản xuất nông nghiệp, dịch vụ, sinh hoạt) và Nguồn phân tán – Non-point Source Pollution (nước mưa chảy tràn) o Chỉ số Chất lượng Nước (WQI) đã được áp dụng phổ biến trên thế giới và đã được Tổng Cục Môi trường ban hành theo Quyết định 789/QĐ-TCMT ngày
1/7/2011 Đây là công cụ khoa học và hữu ích cho việc đánh giá và phân vùng chất lượng nước phục vụ công tác quản lý Nhà nước về môi trường
Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở khoa học đáng tin cậy cho UBND tỉnh Đắk Lắk và UBND huyện Lắk tham khảo để tăng cường công tác quản lý môi trường cho huyện Lắk và các địa phương trong tỉnh
Kết quả của đề tài nghiên cứu này là tài liệu tham khảo cho các đề tài nghiên cứu sau Đồng thời chia sẻ số liệu, thông tin trong các báo cáo hiện trạng chất lượng môi trường của huyện Lắk nói riêng và của tỉnh Đắk Lắk nói chung
Một số giải pháp chính sách đã được đề xuất từ các kết quả đạt được của đề tài nhằm phục vụ công tác quản lý Nhà nước của các cơ quan địa phương đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững tài nguyên nước mặt hồ Lắk
1.8 BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN Luận văn bao gồm 5 Chương được trình bày với bố cục chi tiết như sau:
- Chương 1 sẽ trình bày khái quát những vấn đề cơ sở cho việc thực hiện luận văn, bao gồm: tính cấp thiết của đề tài, mục tiêu đề tài, nội dung và phương pháp nghiên cứu, các nghiên cứu trong và ngoài nước, phạm vi và ý nghĩa của đề tài Đề xuất giải pháp quản lý tài nguyên nước mặt tại hồ Lắk, tỉnh Đắk Lắk
HVTH: Trần Quang Thanh (MSHV: 7141268) GVHD: PGS.TS Võ Lê Phú
15 - Chương 2 của luận văn sẽ trình bày khái quát về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội tại khu vực nghiên cứu
- Chương 3 của luận văn sẽ trình bày khái quát các nguồn gây ô nhiễm nước mặt hồ
Lắk, hiện trạng công tác quản lý môi trường tại địa phương, phân tích đánh giá hiện trạng chất lượng nước và tính chỉ số chất lượng nước WQI
- Chương 4 trình bày các kết quả tính toán tải lượng ô nhiễm từ các nguồn hiện trạng và ước tính tải lượng chất ô nhiễm đến năm 2020 theo quy hoạch phát triển kinh tế
- xã hội của địa phương Từ đó, xây dựng các giải pháp quản lý và kiểm soát ô nhiễm nguồn nước
- Chương 5 đề xuất một số giải pháp về thể chế chính sách phục vụ công tác quản lý, kiểm soát và giảm thiểu các nguồn ô nhiễm nước mặt tại lưu vực hồ Lắk, bao gồm: các giải pháp quy hoạch, kiểm soát nguồn thải, các giải pháp kỹ thuật - khoa học công nghệ, và quản lý chất thải rắn
- Một số kết luận và khuyến nghị từ kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ được trình bày trong phần cuối của Luận văn – Kết luận và Khuyến nghị Đề xuất giải pháp quản lý tài nguyên nước mặt tại hồ Lắk, tỉnh Đắk Lắk
HVTH: Trần Quang Thanh (MSHV: 7141268) GVHD: PGS.TS Võ Lê Phú
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI TẠI
Chương này trình bày tổng quan về Điều kiện kinh tế - xã hội tại khu vực hồ Lắk, gồm các nội dung chính sau:
1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội 2 Đặc điểm địa chất, thủy văn hồ Lắk
3 Định hướng phát triển kinh tế - xã hội và Quy hoạch lưu vực hồ Lắk đến 2020 Đề xuất giải pháp quản lý tài nguyên nước mặt tại hồ Lắk, tỉnh Đắk Lắk
HVTH: Trần Quang Thanh (MSHV: 7141268) GVHD: PGS.TS Võ Lê Phú
2.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội hồ Lắk 2.1.1 Điều kiện tự nhiên
Hồ Lắk thuộc địa phận hành chính các xã Yang Tao, Bông Krang, Đắk Liêng và thị trấn Liên Sơn thuộc huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk
Hồ Lắk nằm ở tọa độ vị trí địa lý: 12 o 24’22’’ – 12 o 26’25” N, 108 o 09’26” – 108 o 12’07” E, tọa độ trung tâm: 12 o 25’31”N và 108 o 10’55” E Hồ định vị trên độ cao 417 m so với mực nước biển và có diện tích mặt nước khoảng 500 ha về mùa khô và khoảng 800 ha về mùa mưa
Qua khảo sát trong lưu vực của hồ Lắk có 2 con suối có nước quanh năm đều bắt nguồn từ dãy núi Chư Yang Sin là suối Bông Krang và suối Đắk Pôk đều có chiều dài lớn hơn 7 km
Ngoài ra còn có một số con suối nhỏ, chiều dài thường ngắn và chỉ có nước vào mùa mưa
2.1.1.2 Địa hình, địa mạo Địa hình huyện Lắk được phân chia thành những vùng có tính đặc thù riêng biệt, và được phân thành 2 dạng địa hình đặc trưng: Địa hình núi cao: Chiếm 85 % diện tích tự nhiên, được chia thành các dạng địa hình núi cao
> 1800m, núi trung bình từ 900-1800 m và núi thấp 25 0 , khu vực xã Đăk Phơi, Đăk Nuê có địa hình đồi thoải, độ cao trung bình
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ QUY HOẠCH TẠI LƯU VỰC HỒ LẮK ĐẾN NĂM 2020
HVTH: Trần Quang Thanh (MSHV: 7141268) GVHD: PGS.TS Võ Lê Phú
2.2 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ QUY HOẠCH TẠI LƯU VỰC HỒ LẮK ĐẾN NĂM 2020
Xây dựng huyện Lắk đạt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của tỉnh Đắk Lắk; định hình cơ cấu kinh tế huyện là nông lâm nghiệp - dịch vụ - công nghiệp, cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội và lực lượng sản xuất phát triển, quan hệ sản xuất tiến bộ, đời sống nhân dân ấm no hạnh phúc, phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa
Từ nay đến năm 2020, xây dựng hoàn chỉnh kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội Phát triển kinh tế - xã hội theo hướng đẩy mạnh, tạo sự phát triển đột phá đối với các ngành kinh tế phi nông nghiệp, tiếp tục đầu tư phát triển ngành nông nghiệp theo chiều sâu, hình thành nền kinh tế hàng hóa, hình thành thị trường ổn định, khai thác hợp lý các nguồn lực: tài nguyên thiên nhiên, tiềm năng đất đai, nguồn nhân lực và các công trình hạ tầng đã đầu tư trong giao đoạn trước, cùng với việc lựa chọn phương hướng phát triển, phương án đầu tư, quy mô đầu tư và trình độ công nghệ phù hợp, tăng cường khoa học công nghệ
Tiến hành quy hoạch và xây dựng đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng, hệ thống đô thị, thị tứ trên địa bàn huyện tạo ra vùng động lực là hạt nhân để phát triển đến các vùng nông thôn, tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, đồng thời bố trí hợp lý nền kinh tế của huyện theo vùng và lãnh thổ nhằm phát huy sức mạnh tối đa của từng tiểu vùng
Theo quy hoạch phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện Lắk đến 2020, có thể tóm tắt những nội dung chính liên quan đến tình hình gia tăng hay cải thiện mức ô nhiễm chất lượng môi trường như sau:
2.2.1 Sản xuất Nông - Lâm nghiệp và kinh tế nông thôn
2.2.1.1 Về sản xuất nông nghiệp Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng hiệu quả sản xuất nhằm tăng sức cạnh tranh trên thị trường, chú trọng vào các sản phẩm chủ lực như: Lúa, ngô lai, thuỷ sản… Phấn đấu đến năm 2020 đưa tổng diện tích gieo trồng lên 28.565 ha, trong đó diện tích cây lương thực có hạt đạt 21.100 ha Mở rộng diện tích cây ngô lai; chuyển những chân ruộng cao (vụ đông xuân) nước tưới không ổn định sang trồng ngô, trồng khoai lang Tập trung chăm sóc diện tích cây cà phê hiện có bảo đảm năng suất bình quân 3,5 tấn nhân/ha Quy hoạch những vùng trồng cây ăn quả, để đến năm 2020 trồng 450 ha cây ăn quả có giá trị kinh tế Đề xuất giải pháp quản lý tài nguyên nước mặt tại hồ Lắk, tỉnh Đắk Lắk
HVTH: Trần Quang Thanh (MSHV: 7141268) GVHD: PGS.TS Võ Lê Phú
27 Đẩy mạnh chăn nuôi và đánh bắt khai thác thủy sản:
Phấn đấu đến năm 2020 tổng đàn trâu, bò 23.000 con, đàn heo 50.600 con, tổng đàn gia cầm 600.000 con Khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển chăn nuôi theo mô hình trang trại, cải tạo đàn bò theo hướng tăng về trọng lượng và chất lượng thịt Tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm, công tác kiểm dịch động vật trên địa bàn
Khai thác hợp lý nguồn lợi thủy sản ở hồ Lăk, lòng hồ thủy điện buôn Tua Srah và các hồ đập, sông suối trên địa bàn huyện; đồng thời khuyến khích các hộ dân phát triển diện tích nuôi cá trong kinh tế hộ gia đình, phấn đấu đưa diện tích nuôi trồng thuỷ sản đến năm 2020 trên 900 ha, sản lượng khai thác thủy sản đến năm 2020 đạt trên 1.900 tấn
2.2.1.2 Công tác khuyến nông - bảo vệ thực vật
Thực hiện có hiệu quả công tác phòng chống dịch bệnh đối với cây trồng, vật nuôi Khuyến khích phát triển chăn nuôi theo quy mô thích hợp, đảm bảo vệ sinh môi trường, chú trọng phát triển chăn nuôi công nghiệp; ứng dụng rộng rãi những tiến bộ kỹ thuật, các giống cây, con mới có năng suất, chất lượng cao, quy trình canh tác, chế biến thức ăn gia súc Đồng thời nghiên cứu kỹ điều kiện sinh thái của từng vùng để chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp và chuyển giao khoa học công nghệ ứng dụng vào sản xuất cho nông dân
Công tác bảo vệ thực vật phải hướng tới dự báo diễn biến tình hình sinh trưởng của các loại cây trồng và sâu bệnh hại cây trồng; tăng cường kiểm tra việc kinh doanh các loại thuốc BVTV, tổ chức hội thảo giới thiệu các sản phẩm thuốc BVTV, tập huấn kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng cho bà con nông dân
Huy động các nguồn lực cho đầu tư nâng cấp các công trình thủy lợi, hệ thống kênh mương nội đồng, thường xuyên sửa chữa nâng cấp để phát huy hiệu quả các công trình thủy lợi hiện có, đẩy mạnh xây dựng các công trình thủy lợi vừa và nhỏ, kiên cố hóa tất cả hệ thống kênh mương để chủ động điều tiết, sử dụng nước hợp lý phục vụ sản xuất như khắc phục các nhược điểm của trạm bơm điện ở Buôn Mah, Buôn Chua để tưới cho cánh đồng của xã Bông Krang, Yang Tao và tiếp tục khảo sát xây dựng trạm bơm điện đối với những nơi có điều kiện; xây dựng các phương án chủ động phòng chống và giảm nhẹ thiên tai Đến năm 2020 các công trình thủy lợi phải đảm bảo đủ nước tưới ổn định cho trên 90 % diện tích cây trồng có nhu cầu Đề xuất giải pháp quản lý tài nguyên nước mặt tại hồ Lắk, tỉnh Đắk Lắk
HVTH: Trần Quang Thanh (MSHV: 7141268) GVHD: PGS.TS Võ Lê Phú
2.2.1.4 Công tác quản lý, bảo vệ rừng
Tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng; tích cực trồng rừng tập trung và phân tán để nâng cao độ che phủ của rừng Tiếp tục thực hiện chính sách giao khoán quản lý và bảo vệ rừng, đồng thời tăng cường công tác tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện tốt việc bảo vệ và phát triển rừng
Có cơ chế giám sát và quản lý chặt chẽ các đơn vị hợp đồng trồng rừng nguyên liệu trên địa bàn, đến năm 2020 bảo đảm 85 – 90 % diện tích rừng trồng sinh trưởng tốt (trong đó có 1.000 ha rừng trồng mới trong giai đoạn 2016 - 2020) Phấn đấu đến năm 2020 đưa độ che phủ rừng trên toàn huyện lên trên 66 %
2.2.2 Phát triển thương mại - dịch vụ, du lịch
Phát triển mạng lưới kinh doanh thương mại ở trung tâm thị trấn Liên Sơn và các chợ ở xã và cụm xã (Buôn Triết, Đăk Nuê, Krông Nô) Khuyến khích hoạt động thương mại của các thành phần kinh tế phát triển cạnh tranh bình đẳng, đồng thời tăng cường vai trò quản lý Nhà nước trong lưu thông hàng hóa, bảo đảm lợi ích cho người bán và người tiêu dùng hàng hóa; chống đầu cơ buôn lậu, buôn bán hàng giả, kinh doanh trái phép Khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển các dịch vụ, nhất là dịch vụ trực tiếp phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn như: Sản xuất và sửa chữa cơ khí, vận tải, cung ứng vật tư nông nghiệp, tiêu thụ sản phẩm
Xây dựng Chương trình phát triển du lịch giai đoạn 2015-2020, có cơ chế kêu gọi các tổ chức, cá nhân có năng lực đầu tư phát triển du lịch, hình thành tua du lịch sinh thái trên địa bàn Khuyến khích phát triển các dịch vụ theo du lịch nhằm tạo thêm việc làm và tăng thu nhập cho người dân sống ở các vùng du lịch Phấn đấu đến năm 2020 có tổng doanh thu từ hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch đạt 40 tỷ đồng
Từ nay đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, huyện Lắk tập trung đầu tư phát triển các loại hình du lịch gắn với các giá trị văn hóa như không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên; ưu tiên phát triển mô hình du lịch cộng đồng; du lịch voi, thuyền độc mộc; tập trung phát triển ở khu vực buôn Jun, buôn MLiêng và Trung tâm thị trấn Liên Sơn; khuyến khích các doanh nghiệp từng bước đầu tư, xây dựng mô hình du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn và phát triển văn hóa các buôn làng dân tộc Êđê, M’Nông trên địa bàn huyện Phấn đấu đưa Đề xuất giải pháp quản lý tài nguyên nước mặt tại hồ Lắk, tỉnh Đắk Lắk
HVTH: Trần Quang Thanh (MSHV: 7141268) GVHD: PGS.TS Võ Lê Phú
CÁC NGUỒN GÂY Ô NHIỄM CHẤT LƯỢNG NƯỚC HỒ LẮK
Để đánh giá và xác định các nguồn thải vào lưu vực hồ Lắk, tác giả đã thực hiện khảo sát, điều tra các nguồn thải từ ngày 15/02/2017 đến 28/02/2017, kết quả khảo sát như sau:
3.1.1 Các nguồn thải từ hoạt động sản xuất nông nghiệp:
- Các cánh đồng quanh hồ tiếp giáp gần như toàn bộ phía Tây Tây Nam của hồ Lắk, tùy thuộc vào điều kiện thời tiết mà diện tích canh tác lúa quanh khu vực hồ tăng hay giảm vào mùa khô, khi nước hồ rút dần cũng là lúc người dân quanh khu vực tận dụng đắp bờ để canh tác lúa Người dân tận dụng bơm nguồn nước từ hồ vào các thửa ruộng để canh tác, sau đó lại được thoát về hồ Lắk
- Các cánh đồng trong lưu vực được trao đổi nước qua 2 con suối chính là suối Đăk Pôk và suối Bông Krang bắt nguồn từ dãy núi thuộc Chư Yang Sin chảy dọc theo các cánh đồng của người dân đổ về hồ Lắk
3.1.2 Các nguồn thải từ hoạt động chăn nuôi
Trong lưu vực còn tồn tại nhiều hộ chăn nuôi gia súc và hầu hết các điểm chăn nuôi này không có công trình xử lý chất thải Các chất thải không được cách ly, thu gom theo địa hình dốc nhất là vào ngày mưa, sẽ cuốn trôi phần lớn các chất thải này xuống mương thoát nước hay chảy qua cánh đồng và điểm cuối đổ về hồ
3.1.3 Các nguồn thải từ hoạt động du lịch, khu nghỉ dưỡng ven hồ
Trong khu nghỉ dưỡng và khu du lịch này phục vụ đồ ăn, thức uống giải khát chủ yếu cho khách du lịch Từ đó phát sinh các chất thải như: Chất thải từ nhà giặt, hóa chất xử lý vải, chất bẩn trong quá trình sử dụng buồng từ du khách của khu resort xuống hồ, nước thải sinh hoạt từ các khu trên đổ xuống hồ
3.1.4 Các nguồn thải từ sinh hoạt
- Các hộ dân sinh sống thuộc thị trấn Liên Sơn (thôn 2, thôn 3, thôn 4, buôn Jun và buôn Lê), xã Đắk Liêng (buôn M’Liêng 1) và xã Yang Tao (buôn Chua và buôn BHốk) Nước thải này bao gồm phần lớn nước thải chưa qua xử lý hay mới xử lý sơ bộ qua hầm tự hoại được dẫn vào các mương thoát nước chung sau đó đổ xuống hồ Do là phần lớn nước thải chưa được xử lý nên hàm lượng các chất ô nhiễm có trong nước thải rất cao
- Cống thoát nước mưa của một phần thị trấn Liên sơn dọc theo tuyến đường quốc lộ Đề xuất giải pháp quản lý tài nguyên nước mặt tại hồ Lắk, tỉnh Đắk Lắk
HVTH: Trần Quang Thanh (MSHV: 7141268) GVHD: PGS.TS Võ Lê Phú
34 - Nước thải từ các hộ dân kinh doanh buôn bán trong khu vực chợ thị trấn nước thải hầu như chưa được qua xử lý mà theo mương thoát nước theo tuyến đường thoát ra cánh đồng sau đó đổ về hồ
- Nước thải của các cơ quan, trường học và bệnh viện đa khoa huyện Lắk, sau khi xử lý cũng được dẫn ra nguồn tiếp nhận là hồ Lắk
3.2 HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG 3.2.1 Cơ sở Quản lý tài nguyên nước để phát triển bền vững
Nước là yếu tố cơ bản không thể thiếu trong việc duy trì sự sống và mọi hoạt động của con người trên hành tinh Việc đáp ứng nhu cầu về nước đảm bảo cả về chất lượng và số lượng là một điều kiện tiên quyết để phát triển bền vững Phát triển bền vững không phải là một khái niệm mới mẻ mà thực ra đã được sử dụng trong quản lý các tài nguyên có khả năng tái tạo Con người hoàn toàn có khả năng làm cho phát triển được bền vững, đảm bảo tài nguyên đáp ứng được những nhu cầu hiện tại của mình mà không gây phương hại đến việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai, đồng thời giảm thiểu tổn hại tới hệ thống kinh tế- xã hội và môi trường Ở Việt Nam, tầm quan trọng của tài nguyên nước đối với phát triển bền vững đã có sự chuyển biến rõ rệt cả về nhận thức và hành động Theo đó, đã đặt ra yêu cầu phải quản lý bền vững và hiệu quả hơn các hoạt động khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước và phòng chống, khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra; quản lý tài nguyên nước phải theo phương thức tổng hợp, sử dụng đa mục tiêu và phải gắn với các tài nguyên thiên nhiên khác
Công tác quản lý tài nguyên nước không ngừng được tăng cường và đã có những bước tiến quan trọng trong cơ cấu tổ chức ngành nước từ trung ương đến địa phương với việc thành lập Bộ Tài nguyên và Môi trường để thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài nguyên nước, tách chức năng quản lý khỏi chức năng cung cấp các dịch vụ về nước là một bước đột phá hết sức quan trọng, đặc biệt là trong năm 2014 đã ban hành Thông tư liên tịch số
50/2014/TTLT-BTNMT-BNV hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của của Sở Tài nguyên và Môi trường thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Phòng Tài nguyên và Môi trường thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh Đồng thời, thể chế về tài nguyên nước cũng không ngừng được hoàn thiện và kiện toàn để đáp ứng yêu cầu quản lý trong tình hình mới: nhiều văn bản quy phạm pháp luật về tài nguyên nước đã được ban hành, tạo hành lang pháp lý cho việc thực hiện Đề xuất giải pháp quản lý tài nguyên nước mặt tại hồ Lắk, tỉnh Đắk Lắk
HVTH: Trần Quang Thanh (MSHV: 7141268) GVHD: PGS.TS Võ Lê Phú
35 chức năng quản lý nhà nước về tài nguyên nước trên phạm vi cả nước; công tác sắp xếp tổ chức cũng được chú trọng, Sở Tài nguyên và Môi trường đã được thành lập tại tất cả 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương với các đơn vị chuyên trách trực thuộc để thực hiên nhiệm vụ quản lý tài nguyên nước trên địa bàn; công tác đào tạo và tăng cường nguồn nhân lực về quản lý tài nguyên nước luôn được quan tâm, coi trọng và được thực hiện đồng bộ ở tất cả các cấp
Theo Savanie (1997) quản lý tài nguyên nước là “tập hợp hợp tất cả các hoạt động thuộc về kỹ thuật, tổ chức, quản lý và vận hành cần thiết để quy hoạch, xây dựng các công trình sử dụng nguồn nước cũng như thực hiện quản lý nguồn nước của lưu vực sông”
Quản lý tài nguyên nước theo phương thức tổng hợp và toàn diện đã trở thành quan điểm nhất quán của Việt Nam và đã được thể hiện xuyên suốt trong Chiến lược quốc gia về tài nguyên nước năm 2006 “quản lý tài nguyên nước phải được thực hiện theo phương thức tổng hợp và thống nhất trên cơ sở lưu vực sông Cơ cấu sử dụng nước phải phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước;
Tài nguyên nước phải được phát triển bền vững; khai thác, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, tổng hợp và đa mục tiêu Phải coi sản phẩm nước là hàng hoá; sớm xóa bỏ cơ chế bao cấp, thực hiện xã hội hoá các hoạt động bảo vệ, phát triển nguồn nước và cung ứng dịch vụ nước”; đồng thời, phương thức quản lý này cũng được thể hiện thống nhất trong các nghị định, quyết định, thông tư cũng như trong việc triển khai chính sách quản lý tài nguyên nước ở các cấp Đặc biệt, gần đây quan điểm quản lý tổng hợp, toàn diện tài nguyên nước đã được luật hóa và được quy định trong Luật tài nguyên nước số 17/2012/QH13 - văn bản pháp lý cao nhất về lĩnh vực tài nguyên nước Theo đó, một trong những nguyên tắc quản lý tài nguyên nước đã được quy định trong Luật là: ”Việc quản lý tài nguyên nước phải bảo đảm thống nhất theo lưu vực sông, theo nguồn nước, kết hợp với quản lý theo địa bàn hành chính.” và ” Tài nguyên nước phải được quản lý tổng hợp, thống nhất về số lượng và chất lượng nước; giữa nước mặt và nước dưới đất; nước trên đất liền và nước vùng cửa sông, nội thủy, lãnh hải; giữa thượng lưu và hạ lưu, kết hợp với quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác”
HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC TẠI LƯU VỰC
HVTH: Trần Quang Thanh (MSHV: 7141268) GVHD: PGS.TS Võ Lê Phú
45 - Phối hợp với các cơ quan liên quan và UBND các xã, thị trấn tổ chức đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường và thực hiện đề án bảo vệ môi trường đơn giản đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh – dịch vụ trên địa bàn huyện theo phân cấp
- Tham mưu cho UBND huyện Lắk thẩm định và phê duyệt các kế hoạch bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ môi trường đơn giản cho các dự án trên địa bàn huyện
- Giúp UBND huyện Lắk tổ chức triển khai thực hiện các biện pháp quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản, bảo vệ môi trường, đảm bảo an ninh, trật tự xã hội tại các khu vực có khoáng sản chưa khai thác trên sông Krông Ana
- Phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức lấy mẫu, đo đạc các thông số kỹ thuật về môi trường, chất lượng nguồn nước sinh hoạt, nước thải để đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường của huyện trong năm 2014 và 2015 Từ đó làm cơ sở để tham mưu cho UBND huyện Lắk triển khai thực hiện công tác giám sát chất lượng môi trường, nguồn nước theo phân công, phân cấp của các cơ quan chức năng cấp trên và theo quy định của pháp luật hiện hành
- Hướng dẫn cho UBND các xã, thị trấn ban hành quy định về tổ chức – hoạt động của các tổ chức tự quản bảo vệ môi trường ở cơ sở
- Xây dựng kế hoạch quản lý môi trường trên địa bàn huyện Lắk hàng năm; kế hoạch kiểm tra tiến độ, thực hiện các dự án xử lý môi trường theo thẩm quyền, tham mưu xử lý vi phạm theo quy định
- Xây dựng đề án quy hoạch sử dụng đất của huyện Lắk, cần quan tâm đến các khu đất dự trữ sử dụng phục vụ cho công tác bảo vệ môi trường
- Thực hiện kiểm tra xử lý các đơn vị hoạt động sản xuất kinh doanh gây ô nhiễm môi trường Tổ chức tập huấn về bảo vệ môi trường cho các doanh nghiệp và các đối tượng liên quan
- Tham mưu cho huyện kế hoạch phối hợp với các cơ quan ban ngành và đoàn thể của huyện trong công tác bảo vệ môi trường, tuyên truyền và vận động các cá nhân tổ chức, đơn vị thực hiện bảo vệ môi trường
3.3 HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC TẠI LƯU VỰC
3.3.1 Chất lượng nước hồ Lắk
3.3.1.1 Chất lượng nước hồ Lắk qua các năm
Qua số liệu quan trắc quan trắc đã thu thập trong giai đoạn 10 năm (2006 – 2015) của tỉnh Đắk Lắk và hiện trạng môi trường huyện Lắk trong 2 năm 2014 – 2015, có thể thấy rằng vào Đề xuất giải pháp quản lý tài nguyên nước mặt tại hồ Lắk, tỉnh Đắk Lắk
HVTH: Trần Quang Thanh (MSHV: 7141268) GVHD: PGS.TS Võ Lê Phú
46 những năm gần đây nước hồ Lắk bị ô nhiễm bởi các chất hữu cơ và vi sinh vật, chất lượng nước hồ không ổn định, thay đổi lớn theo mùa trong năm và phụ thuộc rất nhiều vào nguồn nước bổ cập Hiện trạng chất lượng nước khu vực hồ Lắk được đánh giá qua số liệu quan trắc chất lượng nước hồ hàng năm (từ năm 2006 đến năm 2015) như sau:
Hình 3.2 Diễn biến pH giai đoạn 2006 – 2015
Kết quả đo pH tại vị trí giữa hồ Lắk dao động không nhiều, trong khoảng thời gian khảo sát từ năm 2006 - 2015 trong khoảng từ 6,7 - 8,8 Giá trị này cao nhất vào năm 2006 có pH = 8,8 Kết quả quan trắc cho thấy pH tại vị trí giữa hồ nằm trong khoảng cho phép của QCVN 08-MT:2015/BTNMT- cột A2 đến cột B1
- Tổng chất rắn lơ lửng (TSS):
Hình 3.3 Diễn biến TSS giai đoạn 2006 - 2015
Nồng độ các chất rắn lơ lửng được quan trắc tại vị trí giữa hồ dao động rất lớn giữ mùa mưa và mùa khô, dao động trong khoảng từ 5,7 - 80 mg/l, vượt QCVN 08- MT:2015/BTNMT- B1 từ 2 – 3 lần Nồng độ TSS khá cao thường vào mùa mưa, vào mùa khô hàm lượng TSS thường thấp
TSS Đề xuất giải pháp quản lý tài nguyên nước mặt tại hồ Lắk, tỉnh Đắk Lắk
HVTH: Trần Quang Thanh (MSHV: 7141268) GVHD: PGS.TS Võ Lê Phú
Hình 3.4 Diễn biến BOD 5 và COD giai đoạn 2006 - 2015
Tại vị trí quan trắc điểm giữa hồ Lắk Kết quả phân tích COD và BOD5 trong khoảng thời gian từ năm 2006 - 2015 có xu hướng tăng, nhu cầu oxy sinh hóa BOD5 dao động trong khoảng từ 7,6 – 30 mg/l Nhu cầu oxy hóa học COD khá cao, dao động trong khoảng từ 5,5 - 59 mg/l, vượt gấp 2 – 4 lần QCVN 08-MT:2015/BTNMT- cột A2 đến cột B1 Nhìn chung mức độ ô nhiễm các chất hữu cơ có chiều hướng gia tăng trong các năm gần đây
Hình 3.5 Diễn biến Nitrat và Phosphat giai đoạn 2006 - 2015
Kết quả quan trắc cho thấy nồng độ các thông số ô nhiễm hữu cơ như Nitrit N-NO2 - dao động từ 0,01 - 0,2 mg/l, Nitrat N-NO3 - dao động từ 0,23 - 2,25 mg/l, Amoni N-NH4 + dao động từ 0,11 – 0,96 mg/l, Phosphat P-PO4 3- dao động từ 0,04 - 0,86 mg/l Các chất ô nhiễm dinh dưỡng trên hầu hết có kết quả vào mùa mưa cao hơn kết quả vào mùa khô
P-PO4 Đề xuất giải pháp quản lý tài nguyên nước mặt tại hồ Lắk, tỉnh Đắk Lắk
HVTH: Trần Quang Thanh (MSHV: 7141268) GVHD: PGS.TS Võ Lê Phú
Hình 3.6 Diễn biến chỉ tiêu Fe giai đoạn 2006 - 2015
Kết quả phân tích kim loại nặng như: chì (Pb), thủy ngân (Hg), cadimi (Cd), Asen (As) trong nước hồ Lắk cho thấy chưa có dấu hiệu ô nhiễm kim loại nặng Nồng độ kim loại sắt (Fe) trong khoảng thời gian từ 2006 - 2015 tại hồ Lắk dao động trong khoảng từ 0,01
- 2,17 mg/l, cao nhất năm 2015 và vượt QCVN 08-MT:2015/BTNMT- A2 là 2,17 lần quy định