1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Chính sách công: Đánh giá tác động của chính sách phát triển nhiệt điện than tại Đồng bằng Sông Cửu Long

161 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đánh giá tác động của chính sách phát triển nhiệt điện than tại Đồng bằng Sông Cửu Long
Tác giả Nguyễn Thị Mai Dung
Người hướng dẫn PGS.TS. Lê Văn Khoa
Trường học Trường Đại học Bách Khoa - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Chính sách công
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2021
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 161
Dung lượng 3,39 MB

Nội dung

Nhiệm vụ: Đánh giá tác động của chính sách phát triển nhiệt điện than tại Đồng bằng sông Cửu Long theo Quy hoạch điện VII điều chỉnh để làm cơ sở cảnh báo về sự phát triển không bền vững

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

-oOo -

NGUYỄN THỊ MAI DUNG

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NHIỆT ĐIỆN THAN TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Chuyên ngành: CHÍNH SÁCH CÔNG

Mã số: 60340402

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP HỒ CHÍ MINH, tháng 01 năm 2021

Trang 2

CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA - ĐHQG - HCM

Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS LÊ VĂN KHOA

Cán bộ chấm nhận xét 1: TS PHAN THU NGA

Cán bộ chấm nhận xét 2: PGS.TS PHÙNG CHÍ SỸ

Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách Khoa - ĐHQG TP.HCM ngày 29 tháng

01 năm 2021

Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:

1 Chủ tịch hội đồng : PGS TS LÊ VĂN TRUNG

2 Cán bộ nhận xét 1 : TS PHAN THU NGA

3 Cán bộ nhận xét 2 : PGS.TS PHÙNG CHÍ SỸ

4 Ủy viên hội đồng: ThS LƯU ĐÌNH HIỆP

5 Thư ký hội đồng: TS VÕ THANH HẰNG

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá luận văn và Trưởng Khoa quản lý chuyên ngành sau khi luận văn đã được sửa chữa (nếu có)

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG TRƯỞNG KHOA MÔI TRƯỜNG

VÀ TÀI NGUYÊN

Trang 3

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ

Họ tên học viên: NGUYỄN THỊ MAI DUNG MSHV:1770597

Chuyên ngành: Chính sách công Mã số: 60340402

I TÊN ĐỀ TÀI: Đánh giá tác động của chính sách phát triển nhiệt điện than tại Đồng bằng sông Cửu Long

NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:

1 Nhiệm vụ: Đánh giá tác động của chính sách phát triển nhiệt điện than tại Đồng bằng sông Cửu Long theo Quy hoạch điện VII điều chỉnh để làm cơ sở cảnh báo về sự phát triển không bền vững của nhiệt điện than và đề xuất một số giải pháp hướng tới đẩy mạnh sử dụng năng lượng bền vững

2 Nội dung nghiên cứu:

(1) Tổng quan

(2) Đánh giá tác động của chính sách phát triển nhiệt điện than tại Đồng bằng sông Cửu Long (tác động, dự báo, )

(3) Đề xuất giải pháp cải thiện

II NGÀY GIAO NHIỆM VỤ:21/9/2020

III NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 03/01/2021

IV CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: PGS.TS Lê Văn Khoa

TP.HCM, ngày 05 tháng 01 năm 2021 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

PGS.TS Lê Văn Khoa

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐÀO TẠO

TS Lâm Văn Giang

TRƯỞNG KHOA

PGS.TS Võ Lê Phú

Trang 4

ii

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành bài luận văn này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được nhiều sự hỗ trợ, giúp đỡ từ rất nhiều người Để bày tỏ lòng biết ơn ấy, tôi xin được gửi lời cảm ơn đến:

Đầu tiên, tôi xin được gửi lời cảm ơn trân trọng và chân thành nhất đến thầy Lê Văn Khoa, thầy là người đã trực tiếp hướng dẫn, định hướng phương pháp cũng như nội dung của đề tài, tận tình giúp đỡ, ân cần hỏi han tôi về những khó khăn mà tôi gặp phải trong quá trình làm bài Đồng thời, thầy luôn thường xuyên góp ý, đề xuất những ý tưởng và khuyến khích tôi tự tìm tòi, sáng tạo hơn khi hoàn thành luận văn của mình

Tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô của trường Đại học Bách Khoa, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là các thầy cô ở Khoa Môi Trường và Tài Nguyên Các thầy cô đã truyền đạt kiến thức quý báu cho tôi trong suốt thời gian học tập ở trường

Lời cám ơn sâu sắc tôi xin được gửi đến gia đình, những người thân và bạn bè của tôi đã luôn bên cạnh, động viên và nhắc nhở tôi trong suốt quá trình học tập cũng như thực hiện luận văn

Trong quá trình thực hiện, mặc dù đã rất cố gắng để hoàn thiện luận văn, trau dồi và tiếp thu ý kiến đóng góp từ thầy cô, cũng như tham khảo nhiều tài liệu chuyên môn, nhưng sai sót là điều không tránh khỏi Tôi rất mong nhận được những lời nhận xét, phản hồi quý báu từ quý thầy cô

Tôi xin chân thành cảm ơn tất cả mọi người

TP HCM, ngày 05 tháng 01 năm 2021

Trang 5

iii

TÓM TẮT Nhiệt điện than được biết đến là một dạng năng lượng không tái tạo do sử dụng than đá làm nhiên liệu, vừa gây ô nhiễm môi trường lại không bền vững Tuy nhiên, nhiệt điện than đang chiếm một tỷ lệ khá cao trong cơ cấu nguồn điện quốc gia Luận văn sử dụng phương pháp điều tra xã hội học tại một khu vực xung quanh nhà máy nhiệt điện than hiện hữu để đánh giá mức tác động của nhiệt điện than đến đời sống, sinh kế, sức khỏe của người dân Ngoài ra, Luận văn còn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu khác như: phương pháp đánh giá dựa trên các tiêu chí như: tính thích hợp, tính bền vững, tính tác động; phương pháp đánh giá đa tiêu chí; phương pháp phân tích hệ thống bộ tam - Triad network analysis; phương pháp SWOT, phương pháp chuyên gia, Kết quả từ quá trình khảo sát mức độ ảnh hưởng của nhiệt điện than đến môi trường và cuộc sống của người dân tại khu vực gần các nhà máy nhiệt điện than, nhận thấy các nhà máy đã thực hiện tốt các biện pháp bảo vệ môi trường.Các nhà máy đều được trang bị hệ thống xử lý chất thải tiên tiến như: SCR, FGD, ESP Vấn đề tiêu thụ tro,

xỉ hiện nay cũng đã được giải quyết.Tuy nhiên, từ việc phân tích dựa theo tiêu chí bền vững thì

có thể thấy, việc lựa chọn phát triển nhiệt điện than ở Đồng bằng sông Cửu Long là sự lựa chọn không bền vững khi mà trữ lượng than ở Việt Nam và trên thế giới không còn nhiều Đối với tiêu chí thích hợp, từ những phân tích của học viên, thì dù là dạng năng lượng nào thì cũng

có ưu nhược điểm của nó, do đó không thể chạy theo duy nhất một dạng năng lượng nào, mà phải căn cứ vào ưu thế của địa phương để phát triển loại hình năng lượng phù hợp.Từ việc phân tích kết quả khảo sát ý kiến của người dân sống gần khu vực nhà máy về tác động của NĐT đến môi trường, có thể thấy tác động tích cực của NĐT đến xã hội như: tạo việc làm và thu hút lao động, cải thiện đời sống người dân, Tuy nhiên không thể phủ nhận hoạt động của nhà máy có gây ra ô nhiễm môi trường, nhưng hiện nay đã được khắc phục.Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều thế mạnh như: sinh khối dồi dào, đất rộng, bờ biển dài, có 2 mùa mưa nắng

rõ rệt… có thể phát triển năng lượng tái tạo như năng lượng sinh khối, đồng đốt than và sinh khối, điện mặt trời mái nhà, điện mặt trời kết hợp dự án nông nghiệp, điện gió ven bờ và điện gió ngoài khơi

Trang 6

iv

ABSTRACT

Coal thermal power is known as a form of non-renewable energy due to the use of coal

as fuel, causing environmental pollution and unsustainable However, coal-fired thermal power accounts for a relatively high proportion in the national power source structure The thesis uses

a sociological survey method in an area around the existing coal-fired power plant to assess the impact of coal-fired power on people's lives, livelihoods and health In addition, the thesis also uses a number of other research methods such as: assessment methods based on criteria such

as suitability, sustainability, impact; method of multi-criteria evaluation; Triad network analysis method - Triad network analysis; SWOT method, expert method Results from the survey of the effects of coal-fired thermal power on the environment and the lives of people in the area near Duyen Hai coal-fired thermal power plants showed that the factories have well implemented environmental protection measures school The factories are equipped with advanced waste treatment systems such as: SCR, FGD, ESP The current issue of ash and slag consumption has also been resolved However, from the analysis based on sustainability criteria, it can be seen that the choice of investor development in the Mekong Delta is an unsustainable choice when coal reserves in Vietnam and in the world are not more For the appropriate criterion, from the student's analysis, no matter what form of energy, it has its advantages and disadvantages Therefore, it is not possible to run for only one form of energy, but must rely on local advantages to develop suitable types of energy From analyzing the survey results of people living near the factory on the impact of investors on the environment,

we can see the positive impact of investors on society such as job creation and labor attraction , improving people's lives, However, it is undeniable that the plant's operation has caused environmental pollution, but now it has been overcome The Mekong River Delta has many strengths such as abundant biomass, large land, long coastline, two distinct rainy and sunny seasons it is possible to develop renewable energies such as biomass energy, co-burning coal and biomass block, rooftop solar power, solar power combining agricultural projects, coastal wind power and offshore wind power

Trang 7

v

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn trực tiếp của PGS.TS.Lê Văn Khoa Ngoại trừ những nội dung đã được trích dẫn, các số liệu, kết quả được trình bày trong luận văn này là hoàn toàn chính xác, trung thực và chưa từng được công bố trong các công trình nghiên cứu nào khác trước đây Mọi sao chép không hợp lệ, vi phạm quy chế đào tạo hay gian trá, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm

Tp Hồ Chí Minh, ngày 05 tháng 01 năm 2021

Học viên

Nguyễn Thị Mai Dung

Trang 8

vi

MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN II TÓM TẮT III ABSTRACT IV LỜI CAM ĐOAN V DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT X DANH MỤC BẢNG BIỂU XI DANH MỤC HÌNH ẢNH XII

MỞ ĐẦU 1

1.Tính cấp thiết 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Nội dung nghiên cứu 2

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

5 Phương pháp nghiên cứu 3

5.1Phương pháp tổng hợp số liệu, thu thập thông tin thứ cấp: 3

5.2 Phương pháp điều tra xã hội học: 3

5.3 Phương pháp phân tích các bên liên quan (Phân tích hệ thống bộ tam - Triad network analysis): 3

5.4 Phương pháp SWOT: 3

5.5 Phương pháp chuyên gia: 4

5.6 Phương pháp đánh giá dựa vào tiêu chí: 4

5.7 Phương pháp đánh giá đa tiêu chí: 4

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 4

6.1 Ý nghĩa khoa học 4

6.2 Ý nghĩa thực tiễn 4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC VỀ NHIỆT ĐIỆN THAN 6

1.1 Cơ sở lý thuyết 6

Trang 9

vii

1.1.1 Năng lượng bền vững: 6

1.1.2 Sử dụng năng lượng bền vững 6

1.2 Cơ sở thực tiễn 10

1.2.1 Hiện trạng hoạt động nhiệt điện than trên Thế giới: 10

1.2.2 Hiện trạng nhiệt điện than tại Việt Nam: 16

1.3 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước: 18

1.3.1Tình hình nghiên cứu trên Thế giới: 18

1.3.2Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam: 20

1.4 Các chính sách phát triển nhiệt điện than tại Việt Nam 26

1.5 Tổng quan về điều kiện Tự nhiên – Kinh tế - Xã hội của vùng ĐBSCL 27

1.5.1 Điều kiện tự nhiên: 27

1.5.2 Điều kiện Kinh tế - Xã hội: 28

CHƯƠNG 2: CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30

2.1 Khung định hướng nghiên cứu: 30

2.2 Phương pháp nghiên cứu 31

2.2.1 Phương pháp tổng hợp số liệu, thu thập thông tin thứ cấp: 31

2.2.2 Phương pháp điều tra xã hội học: 31

2.2.3 Phương pháp phân tích các bên liên quan (Phân tích hệ thống bộ tam - Triad network analysis): 32

2.2.4 Phương pháp SWOT: 32

2.2.5 Phương pháp chuyên gia: 32

2.2.6 Phương pháp đánh giá dựa vào tiêu chí: 32

2.2.7 Phương pháp đánh giá đa tiêu chí: 33

CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NHIỆT ĐIỆN THAN TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 34

3.1 Quá trình hình thành chính sách: 34

3.2 Nội dung của Quy hoạch điện VII điều chỉnh: 36

3.2.1 Mục tiêu: 36

Trang 10

viii

3.2.2 Nội dung: 37

3.3 Kết quả đạt được: 40

3.4 Tổng quan về các NMNĐT Duyên Hải 1, 2, 3 và 3 mở rộng: 44

3.4.1 Tìm hiểu về các NMNĐT Duyên Hải 1, 2, 3 và 3 mở rộng: 44

3.4.2 Tìm hiểu về các hệ thống xử lý chất thải của nhà máy nhiệt điện Duyên Hải 1, 3, 3 mở rộng: 47

3.4.3 Các quy chuẩn của Bộ Tài nguyên và Môi trường về khí thải và nước thải công nghiệp: 56

3.5 Đánh giá chính sách dựa trên các tiêu chí 63

3.5.1 Đánh giá tính thích hợp: 63

3.5.2 Đánh giá tính bền vững: 70

3.5.3 Đánh giá tính tác động: 74

3.6 Phân tích các bên liên quan (SA) 90

3.6.1 Nhóm Chính sách: 90

3.6.2 Nhóm Kinh tế: 94

3.6.3 Nhóm Xã hội: 95

3.7 Đánh giá thành tựu, tồn tại, đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện (SWOT) 95

3.8 Phương pháp phân tích đa tiêu chí: 100

3.9Đề xuất giải pháp cải thiện 106

3.9.1 Hoàn thiện cơ chế chính sách: 106

3.9.2 Nâng cao cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực và trang thiết bị của ngành điện lực: 107

3.9.3 Đối với các nhà máy nhiệt điện than: 107

3.9.4 Đảm bảo nguồn cung ứng nhiên liệu: 108

3.9.5 Thường xuyên giám sát, theo dõi hoạt động của các NMNĐT: 108

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 109

Kết luận: 109

Kết quả: 109

Hạn chế: 110

Trang 11

ix

Kiến nghị: 110TÀI LIỆU THAM KHẢO 112PHỤ LỤC 119

Trang 12

x

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BĐKH

: : : : : : :

: : : : : : : : : : : : : :

Biến đổi khí hậu Chemical Oxygen Demand (Nhu cầu oxy hóa học) Hội nghị các bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu lần thứ 21

Circulating Fluidized Boiler (Lò hơi tầng sôi tuần hoàn) Desolved Oxygen (Lượng oxy hoà tan trong nước) Đồng bằng sông Cửu Long

VietNam Electricity (Tập đoàn Điện lực Việt Nam) Gross Domestic Product (Tổng sản phẩm quốc nội) International Energy Agency (Cơ quan Năng lượng Quốc tế) Intended Nationally Determined Contributions (Đóng góp do quốc gia tự quyết định)

Khí nhà kính Kinh tế - Xã hội Nhiệt điện than Nhà máy nhiệt điện Nhà máy nhiệt điện than Pulverized Coal Fired Boiler (Lò hơi đốt than phun) Quy chuẩn Việt Nam

Quy hoạch điện Quy hoạch điện 7 Quy hoạch điện 7 điều chỉnh Quy hoạch điện 8

Thành phố Hồ Chí Minh Turbidity & Suspendid Solids (Tổng chất rắn lơ lửng) Tập đoàn Công nghiệp Than -Khoáng sản Việt Nam

Trang 13

xi

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1: Cơ cấu nguồn điện theo Quy hoạch điện VII 16

Bảng 1.2: Cơ cấu nguồn điện theo Quy hoạch điện VII điều chỉnh 17

Bảng 2.1: Khung định hướng nghiên cứu 30

Bảng 3.1: Cơ cấu nguồn điện theo QHĐ7ĐC 39

Bảng 3.2: Cơ cấu nguồn điện đến năm 2018 41

Bảng 3.3: Các nhà máy nhiệt điện tại Trung tâm Điện lực Duyên Hải 44

Bảng 3.4: Các công trình bảo vệ môi trường được áp dụng 47

Bảng 3.5:Các công trình xử lý khí thải 49

Bảng 3.6: Nồng độ C của các thông số ô nhiễm trong khí thải công nghiệp nhiệt điện 57

Bảng 3.7: Hệ số công suất Kp 57

Bảng 3.8: Hệ số lưu lượng nguồn thải Kf 61

Bảng 3.9: Giá của các dự án điện mặt trời 65

Bảng 3.10: Tiềm năng năng lượng gió của Đông Nam Á 66

Bảng 3.11: Tổng dự trữ than đến cuối năm 2018 71

Bảng 3.12: Qui mô nhập khẩu than 2014-2017 của Việt Nam 72

Bảng 3.13: Tóm tắt ý kiến tại xã Dân Thành và Thị trấn Hiệp Phước 75

Bảng 3.14: Dữ liệu khảo sát tại xã Dân Thành và Thị trấn Hiệp Phước 76

Bảng 3.15: Phân tích SWOT việc phát triển NĐT tại ĐBSCL 96

Bảng 3.16: Giá điện mặt trời 101

Bảng 3.17: Giá nhiệt điện than 102

Trang 14

xii

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1.1: Nguyên lý hoạt động của nhà máy nhiệt điện than 7

Hình 1.2: Nhà máy điện Manjung 4 9

Hình 1.3: Tiêu thụ than ở Hoa Kỳ theo từng lĩnh vực từ năm 1950-2019 10

Hình 1.4: Ước tính tiêu thụ năng lượng ở bang Texas (Hoa Kỳ) vào năm 2018 11

Hình 1.5: Ước tính sản lượng năng lượng của Bang Texas năm 2017 11

Hình 1.6: Ước tính sản lượng năng lượng của Bang Texas năm 2018 12

Hình 1.7: Thay đổi trong tiêu thụ than ở một số quốc gia, 2016-2017 13

Hình 1.8: Nhu cầu than ở các quốc gia / khu vực được chọn trong các năm 2000, 2017 và 2023 13

Hình 1.9: Sản xuất điện theo nguồn ở Đông Nam Á 15

Hình 1.10: Bản đồ các nhà máy nhiệt điện than đến năm 2030 18

Hình 1.11: Đồng bằng sông Cửu Long 28

Hình 3.1: Vị trí các NMNĐT Duyên Hải 1, 2, 3 và 3 mở rộng 45

Hình 3.2: Cấu tạo hệ thống lọc bụi tĩnh điện ESP 50

Hình 3.3: Nguyên lý khử NOx bằng công nghệ SCR 51

Hình 3.4: Khu vực bãi chứa xỉ 52

Hình 3.5: Khu vực xung quanh bãi chứa xỉ 53

Hình 3.6: Các silo chứa xỉ 54

Hình 3.7: Silo tro bay 55

Hình 3.8: Các thông số về chất lượng khí thải của nhà máy nhiệt điện Duyên Hải 1 58

Hình 3.9: Các thông số về chất lượng khí thải và bụi của nhà máy 59

Hình 3.10: Các thông số về chất lượng khí thải của nhà máy nhiệt điện Duyên Hải 3 59

Hình 3.11: Các thông số về chất lượng khí thải và bụi của nhà máy 60

Hình 3.12: Các thông số về chất lượng nước xả thải sau quá trình làm mát của nhà máy Nhiệt điện Duyên Hải 1 61

Hình 3.13: Các thông số về chất lượng nước xả thải sau quá trình làm mát của nhà máy Nhiệt điện Duyên Hải 3 62

Hình 3.14: Sạt lở tại thủy điện Rào Trăng 3 64

Trang 15

xiii

Hình 3.15: So sánh tăng trưởng điện than và điện khí 2010-2018 68

Hình 3.16: Sản xuất điện từ than và khí tại Mỹ (Kwh) 68

Hình 3.17: Tổng khối lượng than nhập khẩu (tấn) 72

Hình 3.18: Sản lượng than nhập khẩu cả nước và 3 thị trường chính 73

Hình 3.19: Tỷ lệ % nghề nghiệp của các đối tượng được khảo sát tại xã Dân Thành 76

Hình 3.20: Tỷ lệ phần trăm độ tuổi của đối tượng khảo sát tại xã Dân Thành 77

Hình 3.21: Tỷ lệ % khoảng cách của đối tượng được khảo sát tại xã Dân Thành 77

Hình 3.22: Số ý kiến cho rằng tro, xỉ từ nhà máy nhiệt điện có ảnh hưởng đến đời sống của người dân tại khu vực gần NMNĐT Duyên Hải 78

Hình 3.23: Ảnh hưởng của tro, xỉ đến cuộc sống người dân 78

Hình 3.24: Vuông tôm của người dân 79

Hình 3.25: Ống khói tại nhà máy nhiệt điện Duyên Hải 1 80

Hình 3.26: Ý kiến về ô nhiễm tại các NMNĐT Duyên Hải có giảm vào mùa mưa không 80

Hình 3.27: Tình hình sức khỏe từ khi có nhiệt điện than tại Duyên Hải 81

Hình 3.28: Số ý kiến cho rằng sức khỏe có bị ảnh hưởng do nhiệt điện than tại Duyên Hải 81

Hình 3.29: Số ý kiến cho rằng nước xả thải, nước làm mát của nhà máy có gây ảnh hưởng 82

Hình 3.30: Lấy ý kiến người dân tại Duyên Hải 83

Hình 3.31: Số ý kiến về sự ảnh hưởng của nước xả thải, nước làm mát 83

Hình 3.32: Tiếng ồn gây ảnh hưởng đến cuộc sống người dân tại Duyên Hải 84

Hình 3.33: Số ý kiến cho rằng mật độ giao thông tăng lên gây ảnh hưởng nhu cầu đi lại 85

Hình 3.34: Đường vào các NMNĐT Duyên Hải 85

Hình 3.35: Những lợi ích do nhà máy nhiệt điện than tại Duyên Hải mang lại 86

Hình 3.36: Khu dân cư gần các NMNĐT Duyên Hải 86

Hình 3.37: Dịch vụ tại khu dân cư gần các NMNĐT Duyên Hải 87

Hình 3.38: Lựa chọn các loại hình năng lượng để phát triển bền vững 87

Hình 3.39: Ý kiến về hoạt động của nhà máy nhiệt điện than tại Duyên Hải 88

Hình 3.40: Sơ đồ các bên liên quan 90

Trang 16

1

MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết

Điện năng là loại hàng hóa đặc biệt, có ảnh hưởng rất lớn đối với việc phát triển nền kinh tế - xã hội của các quốc gia trên Thế giới Phần lớn các máy móc, thiết bị hiện nay đều

sử dụng điện để hoạt động, do đó có thể nói nếu không có điện sẽ không thể phát triển được nền kinh tế Đối với xã hội, điện năng ngày càng gần gũi hơn trong các hoạt động của con người, xã hội càng phát triển thì nhu cầu sử dụng điện của con người càng cao và điện năng ngày càng được sử dụng nhiều hơn trong xã hội văn minh hiện đại

Điện năng được sản xuất từ các nguồn như: thủy điện, nhiệt điện, phong điện, điện mặt trời, điện địa nhiệt, điện hạt nhân,… Mỗi nguồn năng lượng khác nhau có đặc điểm khác nhau

Thủy điện là nguồn năng lượng tái tạo, tuy nhiên sản lượng điện lại phụ thuộc vào thời tiết, khí hậu nên không ổn định và có những tác động về mặt môi trường lớn như: Phá hủy rừng,thay đổi môi trường sinh thái trong lòng hồ và trên dòng sông,

Nhiệt điện than (NĐT) và khí sử dụng năng lượng không tái tạo sẽ dần cạn kiệt, đồng thời gây ra những tác động tiêu cực đến môi trường

Điện gió là một trong những loại hình năng lượng tái tạo rất phát triển trên Thế giới, tuy nhiên tại Việt Nam vẫn còn hạn chế Tuy Chính phủ đã có Quyết định số 37/2011/QĐ-TTg ngày 29/6/2011 về cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án điện gió tại Việt Nam và sau đó là Quyết định số 39/2018/QĐ-TTgngày 10/9/2018của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 37/2011/QĐ-TTg ngày 29/6/2011 về cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án điện gió tại Việt Nam Nhưng do một số trở ngại nên việcthực hiện các dự án đầu

tư về năng lượng sạch này có dấu hiệu chậm lại

Điện mặt trời là dạng năng lượng tái tạo, nhưng vẫn có một số hạn chế như: không ổn định, phụ thuộc vào điều kiện thời tiết, hiệu quả truyền tải thấp (điện mặt trời chỉ phát lên lưới khoảng 12 tiếng đồng hồ/ngày), chiếm nhiều diện tích đất đai Kể từ khi có Quyết định

số 11/2017/QĐ-TTg ngày 11/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế khuyến khích phát

Trang 17

2

triển các dự án điện mặt trời tại Việt Nam, trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận xảy ra tình trạng những nhà đầu tư dự án điện mặt trời ồ ạt xây dựng các nhà máy điện mặt trời để kịp hưởng chính sách ưu đãi giá điện theo Quyết định trên Việc phát triển ồ ạt các nhà máy điện mặt trời, trong khi thiết kế lưới truyền tải khu vực chỉ chịu được công suất nhất định khiến cho lưới điện quá tải, buộc một số dự án năng lượng mặt trời trên địa bàn tỉnh phải cắt giảm công suất theo yêu cầu của Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia (EVN, 2019)

Có thể thấy, năng lượng tái tạo như điện mặt trời, điện gió không ổn định và trồi sụt do điều kiện thời tiết, nên phải có điện truyền thống chạy nền hỗ trợ như thủy điện, nhiệt điện than, khí, tuy nhiên những loại năng lượng này lại gây ô nhiễm môi trường

Vậy, nên chọn phát triển loại hình năng lượng nào để vừa đảm bảo an ninh năng lượng (an ninh năng lượng có thể được hiểu là đáp ứng đủ nhu cầu năng lượng cho xã hội, ổn định, giá cả hợp lý, thân thiện môi trường, độc lập giữa kinh tế và chính trị), vừa hạn chế ảnh hưởng đến môi trường, sức khỏe của người dân?

Xuất phát từ lý do nêu trên, đề tài “Đánh giá chính sách phát triển nhiệt điện than tại Đồng bằng sông Cửu Long” được thực hiện Kết quả nghiên cứu giúp có một cái nhìn đúng đắn và rõ ràng hơn, cũng như đề xuất nhiều giải pháp phù hợp hơnnhằm đảm bảo an ninh năng lượng cho quốc gia, hướng tới đẩy mạnh sử dụng năng lượng bền vững tại Việt Nam

2 Mục tiêu nghiên cứu

Đánh giá tác động của chính sách phát triển nhiệt điện than tại Đồng bằng sông Cửu Long theo Quy hoạch điện VII điều chỉnh để làm cơ sở cảnh báo về sự phát triển không bền vững của nhiệt điện than và đề xuất một số giải pháp hướng tới đẩy mạnh sử dụng năng lượng bền vững

3 Nội dung nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu trên, các nội dung nghiên cứu sau được thực hiện:

- Nội dung 1: Tổng quan

- Nội dung 2: Đánh giá tác động của chính sách phát triển nhiệt điện than tại Đồng bằng sông Cửu Long (tác động, dự báo, )

Trang 18

3

- Nội dung 3: Đề xuất giải pháp cải thiện

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Việc phát triển nhiệt điện than

Phạm vi nghiên cứu: Trong nội dung QHĐ7ĐC tại Đồng bằng sông Cửu Long Thời gian nghiên cứu: tháng 6/2019 đến tháng 12/2019

5 Phương pháp nghiên cứu

Để đạt được các nội dung nghiên cứu trên, các phương pháp nghiên cứu sau được thực hiện:

5.1Phương pháp tổng hợp số liệu, thu thập thông tin thứ cấp:

Phương pháp này phục vụ cho nội dung nghiên cứu 1 Sử dụng và thu thập các số liệu thứ cấp đồng thời phân tích và tổng hợp chúng để phục vụ cho việc đánh giá

5.2 Phương pháp điều tra xã hội học:

Phương pháp này phục vụ cho nội dung nghiên cứu 2 Phương pháp điều tra xã hội học tại khu vực xung quanh một nhà máy nhiệt điện than hiện hữu tại Đồng bằng sông Cửu Long, điều tra về mức độ ảnh hưởng của nhiệt điện than đến đời sống, sinh kế, môi trường sống và sức khỏe của người dân trong khu vực

5.3 Phương pháp phân tích các bên liên quan (Phân tích hệ thống bộ tam - Triad network analysis):

Phương pháp này phục vụ cho nội dung nghiên cứu 2 Phân tích các bên liên quan bao gồm: Chính phủ, các Tổ chức phi Chính phủ, nhà đầu tư trong và ngoài nước và cộng đồng dân cư để thấy rõ vai trò, mối quan hệ và tương tác giữa các nhóm trong việc hình thành và thực hiện chính sách phát triển NĐTtại khu vực nghiên cứu

5.4 Phương pháp SWOT:

Phương pháp này phục vụ cho nội dung nghiên cứu 3 Phương pháp phân tích SWOT phân tích điểm mạnh, điểm yếu và cơ hội, thách thức cho việc phát triển NĐTtại ĐBSCL, giúp cho việc đề xuất giải pháp cải thiện

Trang 19

4

5.5 Phương pháp chuyên gia:

Phương pháp này phục vụ cho nội dung nghiên cứu 3 Tham vấn ý kiến chuyên gia trong các lĩnh vực khác nhau (kinh tế, xã hội, quy hoạch,…) phục vụ cho mục tiêu của đề tài, đặc biệt là các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm

(Xem phiếu tham vấn ý kiến chuyên gia và kết quả tham vấn trong Phụ lục 2-6) 5.6 Phương pháp đánh giá dựa vào tiêu chí:

Phương pháp này phục vụ cho nội dung nghiên cứu 2 Luận văn sử dụng 03 tiêu chí sau để đánh giá tác động của chính sách phát triển NĐT:

 Tính thích hợp

 Tính tác động

 Tính bền vững

5.7 Phương pháp đánh giá đa tiêu chí:

Phương pháp này phục vụ cho nội dung nghiên cứu 2 và 3 Dựa trên những tiêu chí như tính bền vững, tính thích hợp, tính tác động, giá điện, mức độ ô nhiễm, mức độ tiên tiến của công nghệ, để đánh giá tầm quan trọng của các tiêu chí và dùng phương pháp Moora

để chọn phương án tối ưu nhất

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

6.1 Ý nghĩa khoa học

Quy hoạch cơ cấu nguồn điện một cách hợp lý thật sự quan trọng, sao cho vừa đảm bảo an ninh năng lượng, vừa hạn chế gây tác động đến môi trường và ổn định cuộc sống người dân Kết quả là một cái nhìn tổng quát, làm cơ sở để cảnh báo về sự phát triển không bền vững của nhiệt điện than và những tác động tiêu cực của nhiệt điện than đến môi trường và sức khỏe cộng đồng

6.2 Ý nghĩa thực tiễn

Kết quả đánh giá tác động của chính sách phát triển nhiệt điện than theo Quy hoạch điện VII điều chỉnh có thể làm cơ sở để Chính phủ tiếp tục điều chỉnh Quy hoạch điện VII

Trang 20

5 điều chỉnh, để có một chính sách phù hợp hơn nhằm ổn định đời sống người dân cũng như đảm bảo phát triển kinh tế cho đất nước

Trang 21

6

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG

VÀ NGOÀI NƯỚC VỀ NHIỆT ĐIỆN THAN

1.1 Cơ sở lý thuyết

1.1.1 Năng lượng bền vững:

Theo Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 của Chính phủ định nghĩa: Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được nhu cầu của hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường

Theo đó, năng lượng bền vững có thể được hiểu là năng lượng khi ta khai thác đáp ứng được nhu cầu của hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của thế

hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ

xã hội và bảo vệ môi trường

1.1.2 Sử dụng năng lượng bền vững

Theo Khoản 40, Điều 3, Thông tư số 25/2016/TT-BCT ngày 30/11/2016 của Bộ Công thương về quy định hệ thống điện truyền tải: “Nhà máy nhiệt điện là nhà máy điện hoạt động theo nguyên lý biến đổi nhiệt năng thành điện năng, bao gồm cả các nhà máy điện sinh khối, khí sinh học và nhà máy điện sử dụng chất thải rắn”

Nguyên lý hoạt động của NMNĐT đó là: dùng than để đun nóng nước tạo ra hơi nước và sau đó được sử dụng để chạy tua bin (tua bin được nối với máy phát điện), chuyển động quay của tuabin dẫn đến chuyển động quay của máy phát điện và tạo ra điện Sau khi hơi nước đi qua tuabin sẽ được ngưng tụ trong bình ngưng, hóa lỏng và đưa trở lại bể chứa

Trang 22

7

Hình 1.1: Nguyên lý hoạt động của nhà máy nhiệt điện than

(Tạp chí công nghiệp môi trường, 2020) Một nhà máy nhiệt điện than gồm có hai cụm thiết bị chính là cụm lò hơi để tạo ra hơi nước và cụm tua bin– máy phát để biến đổi nhiệt năng của dòng hơi thành điện năng Ngoài ra còn có thêm lò hơi phụ trợ phục vụ cho khởi động nhà máy, hệ thống nước làm mát, hệ thống chuẩn bị nhiên liệu (kho than, băng chuyền, máy nghiền than), hệ thống sản xuất khí nén, hệ thống thu hồi tro bay, gom xỉ đáy lò, lọc bụi và xử lý khói thải, …

Xét về mặt công nghệ, Việt Nam hiện chủ yếu sử dụng hai loại công nghệ lò hơi: công nghệ lò hơi đốt than bột (PC) và công nghệ lò hơi lớp sôi tuần hoàn (CFB):

 Lò PC dùng than có chất lượng tốt hơn lò CFB, nếu dùng than nhập khẩu (bitum và á bitum) thì hiệu suất sẽ cao hơn, phù hợp với tổ máy có công suất lớn (Tạp chí Năng lượng nhiệt, 2013)

 Lò CFB có thể đốt được nhiều loại nhiên liệu (riêng biệt hoặc hỗn hợp), rất phù hợp với các loại than khó cháy, hàm lượng lưu huỳnh cao, nhiệt lượng thấp, có thể đốt được hỗn hợp than nhiệt lượng 2000kcal/kg; hiệu suất cháy cao do đặc điểm nhiên liệu trong lò hơi được tái tuần hoàn cho đến khi nhiên

Trang 23

8

liệu được cháy kiệt mới thải ra khỏi buồng đốt; có thể khống chế chỉ tiêu phát thải CO₂, SO₂, NOx,… ngay trong quá trình đốt đảm bảo đáp ứng tiêu chuẩn môi trường hiện hành, mà không phải lắp thêm các bộ khử SO₂, NOx rất tốn kém; lò hơi sử dụng công nghệ này vẫn làm việc ổn định ngay cả khi khí phụ tải lò hơi xuống còn 40% (cá biệt có khi còn 25% - 30%) mà không phải đốt kèm dầu Tuy nhiên chỉ phù hợp với tổ máy có công suất 300MW trở xuống

(Tạp chí Năng lượng nhiệt, 2012) Nhiên liệu của NMNĐT (than trong nước hoặc than nhập khẩu) được vận chuyển đến cảng than và lưu trữ trong kho chứa.Sau đó được làm sạch bằng một máy lọc từ tính để lọc ra các chất cặn, hạt sắt vì nó có thể gây ra hao mòn trong thiết bị Than được nghiền nhỏ

và sau đó được đưa vào máy nghiền để tạo dạng bột Than bột thô trải qua quá trình đốt hoàn toàn, do đó than nghiền cải thiện hiệu quả của nồi hơi

Tro tạo ra sau khi đốt sẽ đi qua hệ thống ống dẫn đến hai si lô sau đó được đưa vào

xe tải có tưới nước lên trên để giảm bụi và vận chuyển đi nơi khác Còn xỉ tại đáy lò sẽ được thu gom và vận chuyển ra bãi chứa xỉ (có che lưới và tưới nước lên trên để giảm bụi phát tán ra môi trường)

* Công nghệ lò hơi sử dụng cho các nhà máy nhiệt điện than:

Hiệu suất trung bình toàn cầu của các NMNĐT hiện đang hoạt động là khoảng 33%, thấp hơn nhiều so với các nhà máy điện phụ thuộc vào các nguồn nhiên liệu hóa thạch khác

và thấp hơn đáng kể so với hiệu suất 45% có thể với đốt than siêu tới hạn hiện đại Trong suốt vòng đời hoạt động của một đơn vị sản xuất điện đốt than điển hình, mỗi điểm phần trăm tăng hiệu quả sẽ giúp giảm lượng khí thải CO2 lên tới hàng triệu tấn Nếu các đơn vị đốt than hiện đang hoạt động trên khắp thế giới có thể được nâng cấp để hoạt động với hiệu suất trung bình 42%, lượng khí thải CO2 hàng năm sẽ giảm hơn 2 tỷ tấn Ngoài ra, đối với mỗi đơn vị điện được tạo ra, các nhà máy đốt than hiệu quả cao sẽ tiêu thụ ít nhiên liệu hơn, thải ra ít chất gây ô nhiễm cục bộ hơn và sử dụng ít nước hơn

(IEA, 2014)

Trang 24

9

Hiện nay, trên thế giới có các loại công nghệ lò hơi có thông số hơi như sau:

- Công nghệ dưới tới hạn (subcritical – Sub SC) còn gọi là công nghệ truyền thống, với hiệu suất trung bình 38%

- Công nghệ siêu tới hạn (super critical – SC) với hiệu suất trung bình 42%, lò hơi sử dụng công nghệ SC có lượng khí phát thải thấp hơn, tiêu thụ nhiên liệu ít hơn và khởi động nhanh hơn lò hơi sử dụng công nghệ Sub SC Một ví dụ điển hình của loại công nghệ này là nhà máy nhiệt điện Manjung 4 (tại Malaysia) được xây dựng trong 4 năm và bắt đầu đi vào vận hành thương mại từ ngày 14/4/2015 Sử dụng công nghệ lò hơi đốt than siêu tới hạn của Tập đoàn GE (General Electric) là một Tập đoàn đa quốc gia tại Mỹ hoạt động trong lĩnh vực năng lượng) Nhà máy Manjung 4 có thể sản xuất điện năng với lượng phát thải thấp hơn đến 10% so với các lượng phát thải trung bình từ các NMNĐT trên toàn thế giới Trong khi đó, mỗi phần trăm hiệu suất tăng lên cũng đồng nghĩa với việc giảm 2% lượng khí thải CO2 cũng như giảm chi phí vận hành và duy trì nhà máy

Nhà máy điện Manjung 4 sở hữu công nghệ kiểm soát môi trường cực kỳ tinh vi, giúp giảm thiểu đến 70% lượng khí thải SO₂ và NOx so với các nhà máy Manjung khác Hệ thống khử lưu huỳnh trong khí thải từ nước biển (FGD) có thể giúp giảm đến 90% lượng khí SO₂, đồng thời giữ lượng phát thải khí SO₂ của Manjung 4 ở mức 200mg/Nm³, thấp hơn rất nhiều so với tiêu chuẩn của World Bank là 750 mg/Nm³

Hình 1.2: Nhà máy điện Manjung 4

(Tạp chí Năng lượng Việt Nam, số ra ngày 27/4/2017)

Trang 25

và USC sẽ mang lại hiệu quả kinh tế và bảo vệ môi trường cao hơn nhiều so với công nghệ dưới tới hạn

1.2 Cơ sở thực tiễn

1.2.1 Hiện trạng hoạt động nhiệt điện than trên Thế giới:

- Tại Hoa Kỳ: Năm 2019, khoảng 539 triệu tấn than đã được tiêu thụ Mặc dù việc

sử dụng than đã từng phổ biến trong các lĩnh vực công nghiệp, giao thông, dân dụng và thương mại, nhưng ngày nay việc sử dụng than ở Hoa Kỳ chủ yếu là để sản xuất điện (Hình 1.3)

Hình 1.3: Tiêu thụ than ở Hoa Kỳ theo từng lĩnh vực từ năm 1950-2019

(IEA, 2020)

Trang 26

11

Riêng tại bang Texas: Tiêu thụ năng lượng từ than đá đứng thứ 5 sau khí ga tự nhiên, khí thiên nhiên hóa lỏng, ethanol, xăng (Hình 1.4)

Hình 1.4: Ước tính tiêu thụ năng lượng ở bang Texas (Hoa Kỳ) vào năm 2018

Texas là bang sản xuất dầu thô (crude oil) và khí đốt tự nhiên (natural gas) hàng đầu của Hoa Kỳ Năm 2019, bang này chiếm 41% sản lượng dầu thô của quốc gia và 25% sản lượng khí đốt tự nhiên được bán trên thị trường (Hình 1.5)

Hình 1.5: Ước tính sản lượng năng lượng của Bang Texas năm 2017

Trang 27

12

Hình 1.6: Ước tính sản lượng năng lượng của Bang Texas năm 2018

Texas dẫn đầu quốc gia về sản xuất năng lượng gió và sản xuất khoảng 28% tổng lượng điện năng từ gió của Hoa Kỳ vào năm 2019 Các tuabin gió của Texas đã sản xuất nhiều điện hơn cả hai nhà máy điện hạt nhân của bang kể từ năm 2014

Texas sản xuất nhiều điện hơn bất kỳ bang nào khác, gần như gấp đôi Florida, bang sản xuất điện cao thứ hai, đồng thời cũng là bang sản xuất và tiêu thụ năng lượng lớn nhất trên toàn quốc Khu vực công nghiệp, bao gồm các nhà máy lọc dầu và hóa dầu, chiếm một nửa năng lượng tiêu thụ trong bang

(IEA, 2020)

Có thể thấy, dù có giảm tiêu thụ than, thì nền kinh tế của Hoa Kỳ vẫn khó có thể bị ảnh hưởng vì nước này chủ yếu sử dụng khí ga tự nhiên, khí thiên nhiên hóa lỏng, xăng, dầu, và đặc biệt gần đây đã phát triển thành công công nghệ khai thác dầu đá phiến (shale oil) ít gây ô nhiễm môi trường

Trang 28

13

- Thế giới: Sau hai năm suy giảm, nhu cầu than toàn cầu đã tăng 1% trong năm 2017 lên 7.585 triệu tấn do tăng trưởng kinh tế toàn cầu mạnh mẽ hơn làm tăng cả sản lượng công nghiệp và sử dụng điện Nhu cầu than dự kiến sẽ tăng trở lại trong năm 2018 do sản lượng điện than tăng mạnh ở Trung Quốc và Ấn Độ (Hình 1.7)

Hình 1.7: Thay đổi trong tiêu thụ than ở một số quốc gia, 2016-2017

(IEA, 2018) Nhu cầu than toàn cầu trong 5 năm tới được cho là sẽ ổn định, với sự sụt giảm ở Hoa

Kỳ và Châu Âu, còn ở Ấn Độ và các nước Châu Á khác lại tăng trưởng mạnh Về tổng cơ cấu năng lượng, đóng góp của than sẽ giảm từ 27% xuống còn 25%, chủ yếu do tăng trưởng năng lượng tái tạo và khí tự nhiên (Hình 1.8)

Hình 1.8: Nhu cầu than ở các quốc gia / khu vực được chọn trong các năm

2000, 2017 và 2023

Trang 29

14

Nhập khẩu than tại Trung Quốc đã tăng 15 triệu tấn trong năm 2017 và hầu hết các nhà nhập khẩu lớn khác, bao gồm Hàn Quốc, Đài Loan, Malaysia, Thổ Nhĩ Kỳ, Philippines, Brazil, Mexico, Việt Nam, Pakistan và Maroc đều có mức nhập khẩu kỷ lục Nhật Bản, Thái Lan và Chile đã ở rất gần với mức cao lịch sử của họ Với nhu cầu ổn định như vậy, giá than vẫn ở mức cao

Tuy nhiên, giá than cao hơn không kích hoạt các khoản đầu tư mới Rủi ro liên quan đến khí hậu, sự phản đối của địa phương đã khiến cho các nhà đầu tư không còn muốn đầu

tư vào các dự án mới Có vẻ như các ngân hàng, công ty bảo hiểm, quỹ đầu cơ, tiện ích và các nhà khai thác khác ở các nền kinh tế tiên tiến đang rút lui khỏi ngành kinh doanh than

Hiện nay, cứ 4 tấn than được sử dụng trên thế giới thì có 1 tấn được đốt để sản xuất điện ở Trung Quốc Điều này khiến Trung Quốc trở thành nước sử dụng than lớn nhất thế giới cho đến nay, và do đó, bất kỳ biến động nào trong hệ thống điện nội địa của Trung Quốc đều có thể đẩy nhu cầu than toàn cầu lên hoặc xuống đáng kể Ví dụ vào năm 2017,

do chính sách không khí sạch được thực hiện, đã kích hoạt nhu cầu khí đốt ở Trung Quốc,

từ đó đẩy giá LNG ở Trung Quốc và trên thế giới lên cao

(IEA, 2018)

Là nước tiêu thụ than lớn nhất thế giới, Trung Quốc luôn đi đầu trong những thách thức và cơ hội do hiệu quả của việc cải tiến mang lại Trung Quốc đang thực hiện một chương trình cải thiện hiệu quả năng lượng quốc gia, bao gồm cải thiện hiệu suất nhiệt và hiệu suất môi trường của các NMNĐT hiện có Trung Quốc đang xem xét việc đưa ra một

số biện pháp như:

 Thuế carbon đánh vào các công ty năng lượng để họ có động lực mạnh mẽ trong việc giảm lượng khí thải CO2;

 Kiểm soát chất lượng than;

 Xem xét lại giá điện, nếu giá điện ở mức thấp, người tiêu dùng sẽ sử dụng năng lượng một cách lãng phí, dẫn đến nhu cầu lớn hơn về than và phát thải CO2 nhiều hơn;

Trang 30

15

 Các tổn thất từ hệ thống truyền tải và phân phối cần được giữ ở mức tối thiểu đối với hệ thống lưới điện quốc gia được phân bổ tốt, chế độ điều phối điện sẽ cho phép các nhà máy điện hoạt động hiệu quả hơn, thường xuyên hơn ở mức tải cao hơn, khi hiệu suất nhiệt cao hơn

 Các tiêu chuẩn khí thải nghiêm ngặt hơn sẽ làm cho hoạt động của nhà máy nhiệt điện tốt hơn, hiệu quả hơn Khi các tiêu chuẩn khí thải chặt chẽ hơn đã được đưa

ra, việc giám sát và kiểm tra hiệu quả là rất cần thiết, với các hình phạt nặng cho việc không tuân thủ các tiêu chuẩn này

(IEA, 2014) Các nước như: Indonesia, Pakistan, Bangladesh, Philippines và Việt Nam có tổng cộng hơn 800 triệu người, nhưng mức tiêu thụ điện bình quân đầu người hàng năm của họ chỉ bằng một phần bảy so với ở Châu Âu Tăng cường sản xuất điện than, được hỗ trợ bởi các NMNĐT mới được xây dựng, sẽ là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng nhu cầu than ở các nước này (Hình 1.9)

Hình 1.9: Sản xuất điện theo nguồn ở Đông Nam Á

(IEA, 2018)

Trang 31

16

Tóm lại, nếu không có động thái nào tác động đến việc cắt giảm năng lượng được

sản xuất từ than đá, trong tương lai, chắc chắn ô nhiễm môi trường sẽ ngày càng trầm trọng,

việc phụ thuộc vào nguồn năng lượng này cũng khiến cho an ninh năng lượng không được

đảm bảo

1.2.2 Hiện trạng nhiệt điện than tại Việt Nam:

Ngày 21/7/2011, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1208/QĐ-TTg

về việc phê duyệt quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011-2020 có xét đến

năm 2030 (gọi tắt là Quy hoạch điện VII – QHĐ7) với điểm đáng chú ý: năm 2020, đưa tổ

máy điện hạt nhân đầu tiên của Việt Nam vào vận hành; đến năm 2030 nguồn điện hạt nhân

có công suất 10.700 MW, sản xuất khoảng 70,5 tỷ kWh (chiếm 10,1% sản lượng điện sản

xuất) Cơ cấu nguồn điện được tổng hợp theo Bảng 1.1:

Bảng 1.1: Cơ cấu nguồn điện theo Quy hoạch điện VII

Cơ cấu

nguồn

điện

Tổng công suất (MW)

Thủy điện (%)

Thủy điện tích năng (%)

Nhiệt điện than (%)

Nhiệt điện khíđốt (%)

Nguồn điện

sử dụng năng lượng tái tạo (%)

Nhập khẩu điện (%)

Điện hạt nhân (%)

(Chính phủ, 2011) Đến ngày 18/3/2016, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 428/QĐ-TTg về phê

duyệt điều chỉnh quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011-2020 có xét đến

năm 2030 (gọi tắt là Quy hoạch điện VII điều chỉnh – QHĐ7ĐC), với cơ cấu nguồn điện

được tổng hợp theo Bảng 1.2:

Trang 32

Thủy điện (%)

Nhiệt điện than (%)

Nhiệt điện khí (%)

Nguồn điện

sử dụng năng lượng tái tạo (%)

Nhập khẩu điện (%)

Điện hạt nhân (%)

(Chính phủ, 2016) Hiện nay, Việt Nam có 28 NMNĐT đang vận hành, với tổng công suất khoảng 18.000 MW, có tỉ trọng khoảng 39% trong cơ cấu nguồn điện Đa số các NMNĐT đang vận hành sử dụng công nghệ (thông số hơi) cận tới hạn (Sub- Super Critical) có hiệu suất dưới 40% và hai nhà máy sử dụng công nghệ siêu tới hạn (SC) có hiệu suất có thể đến 42% Các NMNĐTđang xây dựng và chuẩn bị đầu tư đều được áp dụng công nghệ SC và công nghệ trên siêu tới hạn (USC) có hiệu suất cao, phát thải thấp (hiệu suất có thể đạt đến 45%)

(Bộ Công thương, 2020) Theo QHĐ7ĐC, đến năm 2030 hàng loạt NMNĐTsẽ được xây dựng khắp Việt Nam (Hình 1.10) Điều này khiến cho cộng đồng lo ngại về môi trường sống cũng như sinh kế của người dân nơi có NMNĐT

Trang 33

18

Hình 1.10: Bản đồ các nhà máy nhiệt điện than đến năm 2030

(GreenID, 2016) 1.3 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước:

1.3.1Tình hình nghiên cứu trên Thế giới:

Năm 2013, tác giả Jason Ernest và cộng sự thuộc Khoa Quản lý Tài nguyên thiên nhiên của Đại học Lakehead (Canada) đã có bài nghiên cứu liên quan đến NĐT: “From coal

to wood thermoelectric energy production: a review and discussion of potential economic impacts with implications for Northwestern Ontario, Canada” tạm dịch là “Từ sản xuất năng lượng nhiệt điện than đá đến nhiệt điện gỗ: đánh giá và thảo luận về các tác động kinh tế xã hội tiềm năng có liên quan đến vùng Tây Bắc Ontario, Canada” Theo đó, nhóm nghiên cứu tập trung phân tích việc chuyển đổi từ NĐTsang nhiệt điện sinh khối (cụ thể là gỗ) có tác động đến nền kinh tế xã hội thế nào và những thay đổi trong chính sách năng

Trang 34

lệ tổng cộng khoảng 57% tổng lượng phát thải toàn cầu Người ta nói rằng vào năm 2008, phát thải thủy ngân ở Trung Quốc gấp đôi so với Hoa Kỳ và Ấn Độ cộng lại, với gần 50% lượng phát thải thủy ngân đến từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch ở Trung Quốc Nhóm tác giả cũng đưa ra một số phương pháp kiểm soát ô nhiễm phát thải thủy ngân từ việc đốt than, có thể được chia thành ba phương pháp:

- Công nghệ kiểm soát thủy ngân trước khi đốt: như công nghệ rửa than và công nghệ xử lý nhiệt (tuy nhiên không được sử dụng phổ biến ở Trung Quốc);

- Công nghệ kiểm soát thủy ngân trong quá trình đốt: tập trung vào cải tiến phương pháp đốt và phương tiện đốt phụ gia;

- Công nghệ kiểm soát thủy ngân sau khi đốt: chẳng hạn như sử dụng chất hấp thụ

để hấp thụ thủy ngân và sử dụng các thiết bị kiểm soát ô nhiễm hiện có của các nhà máy nhiệt điện than để kiểm soát khí thải thủy ngân

Trang 35

20

(Jinsong Zhouet al., 2013) Năm 2014, IEA (International Energy Agency - Cơ quan Năng lượng quốc tế) đã có một bài báo: “Emissions Reduction through Upgrade of Coal-Fired Power Plants” tạm dịch

“Giảm phát thải thông qua việc nâng cấp các nhà máy điện đốt than” Theo đó, than chỉ đứng thứ hai sau dầu mỏ là nguồn năng lượng hàng đầu thế giới và là nhiên liệu chính của thế giới về phát điện.Các NMNĐT với tổng công suất 1700 gigawatt (Gwe) sản xuất hơn 41% lượng điện thế giới Nhìn về tương lai, nếu không có chính sách mới nào được thực hiện, nhu cầu than toàn cầu sử dụng trong sản xuất điện dự kiến sẽ tăng hơn một phần ba vào năm 2035 – và ở Trung Quốc gần 50% Bên cạnh đó, trong suốt vòng đời hoạt động của một NMNĐT điển hình, mỗi điểm phần trăm tăng hiệu quả sẽ giúp giảm lượng khí thải CO2 lên tới hàng triệu tấn Nếu các NMNĐThiện đang hoạt động trên khắp thế giới có thể được nâng cấp để hoạt động với hiệu suất trung bình 42% thì lượng khí thải CO2 hàng năm

sẽ giảm hơn 2 tỷ tấn Ngoài ra, đối với mỗi đơn vị điện được tạo ra, các NMNĐT hiệu quả cao sẽ tiêu thụ ít nhiên liệu hơn, thải ra ít chất gây ô nhiễm hơn và sử dụng ít nước hơn Bài báo cũng đưa ra một số giải pháp để cải thiện mức phát thải tại Trung Quốc, có thể kể đến như:

- Xem xét việc đưa ra một số hình thức thuế carbon: Đánh thuế carbon vào các công ty năng lượng, cung cấp cho họ một động lực mạnh mẽ để giảm lượng khí thải CO2

- Quy định tiêu chuẩn khí thải nghiêm ngặt hơn, hình thức xử phạt nặng hơn đối với những nhà máy không đáp ứng được tiêu chuẩn khí thải

- Các tổn thất từ hệ thống truyền tải và phân phối điện cần được giữ ở mức tối thiểu đối với hệ thống lưới điện quốc gia

(IEA, 2014) 1.3.2Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam:

Tháng 11/2016, tác giả Lê Anh Tuấn thuộc Viện nghiên cứu biến đổi khí hậu – Đại học Cần Thơ đã có một bài báo nghiên cứu về “Sự phát triển nhiệt điện than tại đồng bằng

Trang 36

1/ Phải chọn NĐTnhư là cứu cánh cho an ninh năng lượng quốc gia: Theo tác giả, con người có thể tạo ra điện từ nhiều nguồn năng lượng khác nhau, có thể là thuỷ điện, nhiệt điện, phong điện, điện hạt nhân, điện sinh khối, điện sóng biển,…Vấn đề là xem xét và tận dụng các nguồn tạo ra điện phù hợp với giá thành chấp nhận được mà không gây nhiều tổn hại lâu dài cho môi sinh và sức khoẻ cộng đồng

2/ Chọn NĐTvì giá thành sản xuất rẻ hơn các nguồn điện khác, nhất là so sánh với điện từ năng lượng tái tạo: Theo đó, tác giả nhận định NĐT tính theo giá bán sản phẩm điện hiện nay là giá không thật, có nhiều yếu tố “bao cấp”, như kiểm soát giá nhiên liệu (ví dụ như than và khí đốt), được chỉ đạo theo phê duyệt từ Nhà nước, không bao hàm giá cả thị trường tự do Việc tính giá sản xuất từ NĐTcũng đã bỏ qua chi phí môi trường, sức khoẻ người dân và tác động tiêu cực gián tiếp lên xã hội

3/ Nguồn thuỷ điện ở Việt Nam (chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu nguồn điện quốc gia) phải chịu tác động do biến đổi khí hậu nên phải có NĐT bù đắp các thiệt hại và thiếu hụt khi lượng mưa – dòng chảy lưu vực thay đổi thất thường: Biến đổi khí hậu có thể ảnh hưởng đến hoạt động của thuỷ điện do quy luật mưa thay đổi bất thường, làm gia tăng mức độ khô

Trang 37

22

hạn, lũ lụt cực đoan khiến nguồn nước cung cấp cho nhà máy thuỷ điện trở nên bấp bênh Tuy nhiên, thay thế sự thiếu hụt hoặc giảm hiệu quả của thuỷ điện bằng nguồn nhiệt điện thì vấn đề chẳng những không được giải quyết căn cơ mà còn gánh thêm rủi ro

4/ Quy hoạch, kế hoạch bố trí chuỗi 14-15 NMNĐT ở ĐBSCL là trên cơ sở xem xét đây là vùng kinh tế trọng điểm nên có nhu cầu sử dụng điện gia tăng: theo tác giả, đây là vùng kinh tế “ít sử dụng điện” vì đây là khu vực sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản lớn nhất nước Các hoạt động du lịch sinh thái ở những nơi này đều không có nhu cầu

sử dụng điện cao Tiêu thụ điện sinh hoạt ở ĐBSCL cũng thấp do phần đông người dân có thu nhập thấp và sống ở vùng nông thôn (trên 70% dân số)

5/ Các dự án điện than sẽ giúp tạo thêm công ăn – việc làm và gia tăng chỉ tiêu GDP cho quốc gia và địa phương ở ĐBSCL: theo tác giả, những công việc lao động tay chân mang tính thời vụ ở công trường xây dựng, đôi khi chỉ là ăn lương công nhật qua những cai thầu nhỏ, không có bảo hiểm sức khoẻ, xã hội, người lớn tuổi không được nhận, hoặc một

số dự án đưa công nhân của họ từ nước ngoài vào…

6/ Việc bố trí 14 NMNĐT tập trung ở ĐBSCL còn 1 lý do khác nữa là đất đai ở đây còn rẻ và chi phí đền bù mất đất cho người dân tại chỗ không đáng kể nếu so với các khu vực khác ở đồng bằng miền Bắc, duyên hải miền Trung và miền Đông Nam bộ: nhận định này chưa chắc đúng do việc làm thu hẹp các diện tích ở ĐBSCL sẽ trực tiếp đánh vào an ninh lương thực và xã hội của đất nước Địa chất và nền móng, vùng châu thổ phía Nam này

có kết cấu đất rất yếu Thi công các nhà máy công nghiệp nặng lên vùng địa chất yếu sẽ rất tốn kém chi phí nền móng công trình và khối lượng cát đá san lấp rất lớn Chi phí này cao hơn rất nhiều so với tiền đền bù đất đai nếu so với làm công trình ở những vùng khác có cấu trúc địa chất cứng chắc hơn và nguồn vật liệu xây dựng gần hơn

7/ Các cảnh báo, dự báo ô nhiễm không khí, gây bệnh tật, chết người từ các công cụ

mô hình tính toán từ nước ngoài, có vẻ như được “thổi phồng”, gây tâm lý sợ hãi, chưa được kiểm chứng ở Việt Nam: tác giả đã đưa ra những nghiên cứu cụ thể gần đây để chứng minh mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe con người do NĐT

Trang 38

23

8/ Hiện nay đã có những công nghệ mới trong NĐTcó thể áp dụng để giảm thiểu đáng kể ô nhiễm không khí, nước thải, tro bụi và xỉ than từ nhà máy: hiện nay, các nhà sản xuất, nhà đầu tư đã đưa ra các giải pháp công nghệ mới gọi là “than sạch” và ứng dụng các thiết bị xử lý môi trường khử bụi, khử SO2, NOx… Một số công nghệ về NĐTđã được đề xuất và áp dụng như đốt than tầng sôi tuần hoàn, đốt than tầng sôi áp lực, khí hóa than.Ở Đức, còn giới thiệu công nghệ chôn carbon từ NMNĐT xuống sâu trong lòng đất Các chất thải khác như tro, xỉ được đề xuất như chất phụ gia trong sản xuất xi măng, bê tông, vật liệu xây dựng Tuy nhiên, theo tác giả, chi phí đầu tư công nghệ này rất cao, sẽ khiến chi phí sản xuất điện tăng lên

9/ Thế giới vẫn phát triển điện than, tại sao ta lại không: Theo nghiên cứu của tác giả, một số quốc gia lớn như Mỹ, Trung Quốc đang giảm dần hoặc thậm chí là đóng cửa các NMNĐT do tình trạng ô nhiễm không khí tại các thành phố lớn ở các nước này đang trở nên rất nghiêm trọng

10/ Quy hoạch phát triển điện than đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, phải theo đó mà thực hiện, không có thể thay đổi được: Theo tác giả, Quy hoạch chẳng qua là một định hướng để triển khai các dự án và kế hoạch hành động tiếp theo Quy hoạch không phải là một quyết định ‘cứng” mà phải mềm dẻo để có thể thay đổi theo tình thế trong tương lai Quy hoạch phát triển điện quốc gia đã từng thay đổi nhiều lần, lần gần nhất là QHĐ7, sau đó phải chỉnh lại thành QHĐ7ĐC

(Lê Anh Tuấn, 2016) Cũng liên quan đến NĐT, năm 2017, nhóm nghiên cứu gồm Ths Nguyễn Chiến Thắng, TS Hoàng Tiến Dũng, PGS.TS Trần Gia Mỹ, TS Lê Đức Dũng đã có bài báo

“Nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng chất bốc trong than trộn đến hiệu suất lò hơi tại nhà máy điện Ninh Bình” Nhóm tác giả đã nghiên cứu về nhiệt độ bắt cháy, nồng độ bột than hợp lý của than antraxit chất bốc thấp và than bitum chất bốc cao, dựa trên cơ sở kế thừa những nghiên cứu đã đạt được để xác định ảnh hưởng của hàm lượng chất bốc trong than trộn đến hiệu suất lò hơi tại nhà máy nhiệt điện Ninh Bình Cụ thể, than antraxit ở Quảng Ninh dùng trong nhà máy điện chủ yếu là than cám 4, 5, 6 theo TCVN, cháy ít khói, hàm

Trang 39

24

lượng các bon cao (trung bình 60%), chất bốc thấp (từ 3% đến 7%), tro cao (từ 25% đến 36%), khó bắt cháy Do đó, để than dễ bắt lửa và cháy kiệt, cần tăng chất bốc bằng cách trộn than antraxit nội địa với than nhập khẩu có chất bốc cao hơn nhiều lần Kết quả tính toán cho thấy: Khi tăng hàm lượng chất bốc, nồng độ dòng bột than tối ưu giảm xuống; các kết quả trong nghiên cứu có thể sử dụng tham khảo để phục vụ cho công tác thiết kế các lò hơi đốt nhiên liệu than trộn sau này

(Nguyễn Chiến Thắng et al., 2017) Năm 2015, Trung tâm Tư vấn Phát triển bền vững Tài nguyên Nước và Thích nghi Biến đổi khí hậu (CEWAREC) đã tiến hành một số nghiên cứu về tác động của than và NĐTđến nguồn nước, làm cơ sở khoa học để cảnh báo về những tác động tiêu cực cũng như

sự phát triển không bền vững của NĐT đến môi trường và sức khỏe cộng đồng, nhằm thúc đẩy phát triển các nguồn năng lượng bền vững khác Gồm 3 nghiên cứu:

 Nghiên cứu 1: Đánh giá tác động của nhà máy nhiệt điện Quảng Ninh đến nguồn nước thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh

 Nghiên cứu 2: Đánh giá tác động của nhà máy nhiệt điện Hải Phòng đến nguồn nước

 Nghiên cứu 3: Đánh giá tác động của những sự cố về than đến môi trường đất

và nước trong đợt mưa lũ từ ngày 25/7/2015 đến ngày 05/8/2015 ở Quảng Ninh

Tiến hành nghiên cứu tại 3 khu vực:

 Nhà máy nhiệt điện Quảng Ninh (1200MW) thuộc thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh

 Nhà máy nhiệt điện Hải Phòng (1200MW) thuộc xã Tam Hưng, huyện Thủy Nguyên, tỉnh Hải Phòng

 Bãi thải Đông Cao Sơn, phường Mông Dương, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh

Trang 40

25

Kết quả nghiên cứu 1: Chất lượng nước sông Diễn Vọng tại khu vực cảng than và vận chuyển than vào mùa mưa có dấu hiệu ô nhiễm bởi TSS, NH4+, Cr6+, Mn, và dầu mỡ; vào mùa khô bị ô nhiễm bởi NH4+ và dầu mỡ Chất lượng nước sông Diễn Vọng tại khu vực tiếp nhận nước thải của quá trình làm mát có nhiệt độ cao dao động từ 38,1ºC – 38,9ºC, cao hơn 6,2 – 16,1ºC so với nhiệt độ nước ban đầu của quá trình làm mát Chất lượng nước ngầm tại khu vực nghiên cứu tương đối tốt, các chỉ tiêu phân tích đều nằm trong tiêu chuẩn QCVN 09:2008, ngoại trừ chỉ tiêu về độ cứng được tìm thấy trong nước giếng ở khu vực gần nhà máy nhiệt điện Quảng Ninh là vượt tiêu chuẩn cho phép

Kết quả nghiên cứu 2: Chất lượng nước mặt tại khu vực gần NMNĐ Hải Phòng đang

bị ô nhiễm bởi các hoạt động từ NMNĐHải Phòng và hoạt động của các cảng than và khu vực vận chuyển than Theo kết quả nghiên cứu: Chất lượng nước sông Bạch Đằng tại khu vực cảng than và vận chuyển than đang bị ô nhiễm bởi TSS, dầu mỡ, và một số các kim loại nặng (Cr6+, Pb, Fe) Chất lượng nước sông Bạch Đằng tại khu vực tiếp nhận nước thải từ quá trình làm mát vào mùa mưa và mùa khô đều bị ô nhiễm bởi TSS, COD, dầu mỡ, Cr6+

và có nhiệt độ tương đối cao vào mùa mưa (37,2ºC) Nhiệt độ nước cao gây ảnh hưởng đến đời sống của một số loài cá trên sông Bạch Đằng như cá chép, cá rô phi, cá chình…Tuy nhiên, nhiệt độ nước thải của quá trình làm mát chỉ gây ảnh hưởng cục bộ đến khu vực nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu 3: Trận mưa lũ lịch sử kéo dài từ ngày 25/7/2015 đến ngày 05/8/2015 trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã làm cho bãi thải Đông Cao Sơn bị tràn bùn thải xuống khu dân cư gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường đất và nước ở phường Mông Dương, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh Kết quả nghiên cứu cho thấy: Chất lượng nước tại khu vực suối H10 và suối 9.8, nơi tiếp nhận nước thải từ bãi thải Đông Cao Sơn có giá trị pH, DO rất thấp (pH dao động từ 4,36 – 4,56; DO dao động từ 3,87 – 4,11 mg/L) và đang bị ô nhiễm bởi TSS, COD, NH4+, dầu mỡ, đặc biệt là các kim loại nặng như

As, Cr6+, Mn, V, Tl Chất lượng đất ở khu vực phường Mông Dương, nơi bị ngập trong bùn thải than của bãi thải Đông Cao Sơn bị ô nhiễm bởi Asen cao gấp 1,13 – 1,4 lần

(CEWAREC, 2015)

Ngày đăng: 03/08/2024, 13:14

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN