1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Chính sách công: Đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương sinh kế của cộng đồng do tác động của biến đổi khí hậu ở huyện Châu Phú, tỉnh An Giang

102 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương sinh kế của cộng đồng do tác động của biến đổi khí hậu ở huyện Châu Phú, tỉnh An Giang
Tác giả Hồ Thị Mỹ Dung
Người hướng dẫn TS. Phan Trường Khanh, TS. Nguyễn Hoàng Anh
Trường học Trường Đại học Bách Khoa - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Chính sách công
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 102
Dung lượng 1,88 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU (15)
    • 1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI (15)
    • 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU (16)
    • 1.3 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU (17)
      • 1.3.1 Đối tƣợng nghiên cứu (17)
      • 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu (17)
    • 1.4 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU (17)
    • 1.5 NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI (18)
      • 1.5.1 Về cơ sở lý luận khoa học (18)
      • 1.5.2 Về thực tiễn (18)
  • CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU (19)
    • 2.1 KHÁI NIỆM VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU (19)
    • 2.2 TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU (22)
      • 2.2.1 Tác động của biến đổi khí hậu đến các lĩnh vực nông nghiệp 11 (25)
      • 2.2.2 Tác động của biến đổi khí hậu đến các lĩnh vực lâm nghiệp (29)
      • 2.2.3 Tác động của biến đổi khí hậu đến các lĩnh vực công nghiệp 17 (31)
      • 2.2.4 Tác động của biến đổi khí hậu đến các lĩnh vực năng lƣợng (31)
      • 2.2.6 Tác động của biến đổi khí hậu đến các lĩnh vực cuộc sống, sức khỏe cộng đồng (33)
      • 2.2.7 Tác động của biến đổi khí hậu đến các lĩnh vực du lịch (35)
    • 2.3 CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU (35)
      • 2.3.1 Nghiên cứu trên thế giới (35)
      • 2.3.2. Nghiên cứu trong nước (37)
    • 2.4 TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU (40)
      • 2.4.1 Điều kiện tự nhiên (40)
      • 2.4.2 Điều kiện kinh tế - văn hóa xã hội (41)
      • 2.4.3 Về phát triển văn hóa - xã hội (42)
  • CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (45)
    • 3.1 PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU THỨ CẤP (45)
    • 3.2 PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU SƠ CẤP (45)
      • 3.2.1 Phương pháp phỏng vấn hộ gia đình (45)
      • 3.2.2 Phương pháp tham vấn chuyên sâu (46)
      • 3.2.3 Phương pháp xác định chỉ số tổn thương về sinh kế (46)
      • 3.2.4 Chỉ số dễ bị tổn thương theo cách tiếp cận của IPCC (47)
  • CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ THẢO LUẬN (52)
    • 4.1 HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG SINH KẾ CỦA NGƯỜI DÂN (52)
    • 4.2 CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN NHẬN THỨC QUAN ĐIỂM CỦA NGƯỜI DÂN (54)
      • 4.2.1 Mức độ tiếp cận thông tin về BĐKH của người dân (54)
      • 4.2.3 Các yếu tố tác động đến thay đổi sinh kế thích ứng BĐKH (58)
    • 4.3 ĐÁNH GIÁ Ý KIẾN CỦA NGƯỜI DÂN QUA PHIẾU KHẢO SÁT (61)
      • 4.3.1 Giới tính (61)
      • 4.3.2 Trình độ học vấn (62)
      • 4.3.3 Dân tộc (62)
    • 4.4 ĐÁNH GIÁ TỔN THƯƠNG VỀ SINH KẾ LVI (LIVELIHOOD VULNERABILITY) CỦA CÁC CỘNG ĐỒNG DO TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở HUYỆN CHÂU PHÚ, TỈNH AN GIANG (63)
    • 4.5 ĐÁNH GIÁ TỔN THƯƠNG VỀ SINH KẾ THEO IPCC (LVI-IPCC) CỦA CÁC CỘNG ĐỒNG DO TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở HUYỆN CHÂU PHÚ, TỈNH AN GIANG (66)
    • 4.6 XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ PHƠI BÀY VÀ THÍCH ỨNG CỦA NGƯỜI DÂN DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA BĐKH VÀ THIÊN TAI TẠI HUYỆN CHÂU PHÚ, TỈNH AN GIANG (68)
    • 4.7 CÁC CHÍNH SÁCH TRONG CÔNG TÁC ỨNG PHÓ BĐKH TẠI HUYỆN CHÂU PHÚ (70)
    • 4.8 ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU TÍNH TỔN THƯƠNG CỦA CỘNG ĐỒNG TRƯỚC TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU (73)
      • 4.8.1 Đối với người dân (73)
      • 4.8.2 Đối với chính quyền địa phương (73)
  • CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ (75)
    • 5.1 KẾT LUẬN (75)
    • 5.2 KIẾN NGHỊ (75)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (77)

Nội dung

LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn thạc sĩ Chính sách công với đề tài “Đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương sinh kế của cộng đồng do tác động của biến đổi khí hậu ở huyện Châu Phú, tỉnh A

GIỚI THIỆU

TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Biến đổi khí hậu (BĐKH) là một trong những hiện tƣợng xảy ra trên phạm vi toàn cầu, đã và đang gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng, chẳng hạn nhƣ: đe dọa đến môi trường sống của các loài sinh vật cũng như con người, làm băng tan và dần dần thu hẹp diện tích lục địa Với những tác động tiềm tàng trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội và môi trường, BĐKH được xem là một trong những thách thức lớn nhất của nhân loại, trong đó có Việt Nam (Tân và Thành, 2013)

Biến đổi khí hậu tác động đến nhiều lĩnh vực, nhiều đối tƣợng với những mức độ khác nhau trong đó đời sống kinh tế - xã hội của người dân, đặc biệt là tài nguyên thiên nhiên và môi trường là đối tượng chịu tác động nặng nề nhất cụ thể làm thay đổi số lƣợng và chất lƣợng các loại tài nguyên thiên nhiên; tác động xấu đến thành phần, số lượng loài, sự đa dạng sinh học, chất lượng môi trường, chất lƣợng của các loại tài nguyên thiên nhiên

Hiện nay, sự tác động của con người vào môi trường tự nhiên đã dẫn đến những biến đổi khí hậu mà cụ thể là nhiều vấn đề về thiên tai cực đoan xảy ra nhƣ bão, lũ lụt, hạn hán và sự chêch lệch nhiệt độ ngày và đêm ngày càng lớn Ngoài ra, sự nóng dần nhiệt độ bề mặt xảy ra tại hầu hết các quốc gia trên thế giới đã tạo ra sự ảnh hưởng đến băng hai cực đang dần tan chảy, đây chính là nguyên nhân dẫn tới mực nước biển dâng cao hơn một cách đột ngột Đời sống của người dân phụ thuộc rất lớn vào môi trường tự nhiên cho nên các hoạt động sản xuất nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong xã hội và nhạy cảm với những biến đổi của khí hậu Theo nghiên cứu của (Yên & Huyền, 2018) thì hiện nay quá trình gia tăng dân số so với nhiều năm về trước nên chất lượng nhu cầu về cuộc sống cũng tăng cao, phần lớn người dân đều sinh sống dựa vào quá trình sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là đối với các người dân sinh sống tại vùng cao nên sẽ là những đối tượng dễ bị tổn thương khi biến đổi khí hậu xảy ra Theo Tổng cục Khí tƣợng Thủy văn (2022) cho thấy hiện nay biến đổi khí hậu đang diễn ra gây ảnh hưởng đến các hoạt động kinh tế - xã hội của tỉnh An Giang khá nghiêm trọng Cụ thể, về phương diện tài sản và quá trình sản xuất của người dân tại nơi đây đã bị thiệt hại khoảng 1,204 tỷ đồng do thiên tai, hơn 3,146ha lúa và hoa màu bị tàn phá, nhiều thiệt hại khác về người và tài sản Trong số các huyện của tỉnh An Giang, địa bàn huyện Châu Phú cũng đang gánh chịu những ảnh hưởng do BĐKH mang lại

Huyện Châu Phú có dân số là 245.958 người vào năm 2023 Người dân ở đây sinh sống bằng nghề nông là chủ yếu Với đặc điểm hệ thống sông, kênh, rạch chằng chịt, vị trí địa lý thuận lợi, là một trong những địa phương giàu tiềm năng về phát triển kinh tế, đặc biệt là nông nghiệp và thủy sản Điều này đã tạo ra động lực lớn để đẩy mạnh tiến trình phát triển kinh tế chung của tỉnh Tuy nhiên, cũng nhƣ các huyện trong tỉnh, Châu Phú đã và đang phải đối mặt với tác động ngày càng mạnh mẽ của BĐKH và thiên tai nhƣ: lũ, giông, lốc, sét, nhiệt độ tăng cao, hạn hán, triều cường và tình trạng sạt lở bờ sông, kênh, rạch diễn biến phức tạp, gây nhiều tác động đến các ngành và lĩnh vực đặc biệt là nông nghiệp, tài nguyên nước, xây dựng, đô thị, du lịch và ảnh hưởng lớn đến đời sống, đặc biệt là sinh kế của người dân nơi đây Để kịp thời ứng phó với thiên tai và biến đổi khí hậu huyện đã chủ động, bổ sung hoàn chỉnh các phương án, sẵn sàng ứng phó sát tình hình thực tế Đặc biệt là các phương án ứng phó với lũ, hạn hán, sạt lở bờ sông, kênh, rạch… theo cấp độ thiên tai Tuy nhiên, các mối nguy này vẫn tác động tiêu cực đến đời sống sinh hoạt và sinh kế của người dân Xuất phát từ thực tế trên, việc thực hiện đề tài “Đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương sinh kế của cộng đồng do tác động của biến đổi khí hậu ở huyện Châu Phú, tỉnh An Giang” là rất cần thiết vì nó sẽ cung cấp các thông tin thiết thực cho thiết kế chính sách nhằm góp phần giảm thiểu những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến người dân huyện Châu Phú.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Đánh giá mức độ tổn thương sinh kế, mức phơi bày và thích ứng với BĐKH và đề xuất các giải pháp nhằm giảm thiểu tính tổn thương của cộng đồng các dân tộc trên địa bàn huyện Châu Phú, tỉnh An Giang.

ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

- Các hộ gia đình sinh sống và làm việc trên địa bàn địa bàn: TT Cái Dầu, xã Khánh Hòa, xã Mỹ Đức và xã Bình Mỹ thuộc huyện Châu Phú, tỉnh An Giang

- Phạm vi không gian: Nghiên cứu tập trung vào 03 xã và 01 Thị trấn: TT Cái Dầu, xã Khánh Hòa, xã Mỹ Đức và xã Bình Mỹ huyện Châu Phú, tỉnh An Giang

(Nguồn: Cổng thông tin UBND huyện Châu Phú)

Hình 1.1 Ranh giới hành chính khu vực nghiên cứu, huyện Châu Phú

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

- Tổng quan về tác động của BĐKH trên địa bàn huyện Châu Phú, tỉnh An Giang

- Đánh giá và nhận dạng về nhận thức của người dân vùng nghiên cứu về BĐKH

- Xác định mức độ dễ tổn thương về sinh kế của người dân trước tác động của BĐKH

- Xác định mức độ phơi bày và thích ứng của họ dưới tác động của BĐKH và thiên tai tại vùng nghiên cứu.

NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI

1.5.1 Về cơ sở lý luận khoa học Đề tài sẽ làm rõ khái niệm về tổn thương do biến đổi khí hậu và làm rõ các yếu tố góp phần vào sự tổn thương này Cộng đồng, văn hóa, và các yếu tố xã hội khác có thể ảnh hưởng đến cách cộng đồng phản ứng và chịu đựng trước biến đổi khí hậu sẽ được làm rõ Các loại tổn thương (vật chất, tinh thần, xã hội) mà cộng đồng có thể phải đối mặt do biến đổi khí hậu cũng được xem xét Các phương pháp đánh giá tổn thương, bao gồm cả các chỉ số và các phương tiện đo lường, mối liên kết giữa biến đổi khí hậu và cộng đồng bao gồm cả cơ hội và thách thức mà cộng đồng có thể gặp phải cũng được mô tả và thảo luận Các biến quan trọng và phương pháp thu thập dữ liệu để đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của nghiên cứu Cơ sở lý luận đó của đề tài sẽ đóng góp vào sự hiểu biết chung về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với cộng đồng

Nghiên cứu sẽ góp phần tăng kích thích sự tham gia của cộng đồng trong quá trình nghiên cứu Phát triển các cơ hội để cộng đồng có thể chia sẻ thông tin, kinh nghiệm, và ý kiến về tình hình tổn thương và biện pháp thích ứng BĐKH

Nghiên cứu đƣa ra những thông tin cụ thể và thực tế, làm tăng tính ứng dụng của đề tài và cung cấp cơ sở cho việc xây dựng các chiến lƣợc thích ứng hữu ích cho cộng đồng bị ảnh hưởng BĐKH nhằm nâng cao đời sống cho người dân và phát triển bền vững kinh tế - xã hội.

TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

KHÁI NIỆM VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Khí hậu là định nghĩa phổ biến về thời tiết trung bình trong khoảng thời gian dài, khoảng vài thập kỷ Khí hậu cũng bao gồm các số liệu thống kê theo ngày hoặc năm khác nhau

Từ điển thuật ngữ của Ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu (The Intergovernmental Panel on Climate Change - IPCC) định nghĩa nhƣ sau: Khí hậu trong nghĩa hẹp thường định nghĩa là "Thời tiết trung bình", hoặc chính xác hơn, là bảng thống kê mô tả định kì về ý nghĩa các sự thay đổi về số lƣợng có liên quan trong khoảng thời gian khác nhau, từ hàng tháng cho đến hàng nghìn, hàng triệu năm Khoảng thời gian truyền thống là 30 năm, theo nhƣ định nghĩacủa Tổ chức Khí tƣợng Thế giới (World Meteorological Organization - WMO) Các số liệu thường xuyên được đưa ra là các biến đổi về nhiệt độ, lượng mưa và gió Khí hậu trong nghĩa rộng hơn là một trạng thái, gồm thống kê mô tả của hệ thống khí hậu Trong nhiều năm trở lại đây cùng với sự phát triển của các ngành công nghiệp, nhân loại bắt đầu khai thác than đá, dầu lửa, khí đốt, con người đã thải vào bầu khí quyển một lƣợng lớn khí CO 2 , nitơ ơxít và mêtan làm bức xạ không thoát ra ngoài đƣợc khiến cho nhiệt độ bề mặt Trái đất ngày càng nóng lên, gây các hệ lụy về BĐKH

Biến đổi khí hậu (BĐKH) là một trong những thách thức lớn nhất về môi trường và phát triển mà các hệ sinh thái tự nhiên và hệ thống kinh tế - xã hội (KT- XH) phải đối mặt Theo IPCC (2007), biến đổi khí hậu (BĐKH) là sự biến đổi trạng thái của hệ thống khí hậu, có thể đƣợc nhận biết qua sự biến đổi về trung bình và sự biến động của các thuộc tính của nó, đƣợc duy trì trong một thời gian đủ dài, điển hình là hàng thập kỷ hoặc dài hơn Nói cách khác, nếu coi trạng thái cân bằng của hệ thống khí hậu là điều kiện thời tiết trung bình và những biến động của nó trong khoảng vài thập kỷ hoặc dài hơn, thì BĐKH là sự biến đổi từ trạng thái cân bằng này sang trạng thái cân bằng khác của hệ thống khí hậu

Khái niệm tính dễ bị tổn thương đã được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngữ cảnh nghiên cứu để chỉ mức độ mà một hệ thống có thể bị tổn hại bởi nhiều yếu tố tác động (J Burg, 2008; T Deressa, et al 2008; R Sangpenchan, 2011) Thuật ngữ

“dễ bị tổn thương” thường liên quan đến các mối nguy hiểm từ tự nhiên như lũ lụt, hạn hán cũng nhƣ các mối nguy xã hội (nghèo đói, chính trị )

Theo Ủy ban liên chính phủ về BĐKH (IPCC, 2014), BĐKH đã và đang xảy ra, tác động đến các hệ sinh thái tự nhiên, xã hội và con người Báo cáo Hiện trạng khí hậu do Hiệp hội Khí tƣợng Hoa Kỳ mới công bố nêu rõ, kể từ năm 1980, mỗi thập kỷ sau lại nóng hơn thập kỷ trước, trong đó thập kỷ 2010-2019 đã nóng hơn thập kỷ 2000-2009 khoảng 0,2°C và nguyên nhân chính làm cho khí hậu thay đổi là lƣợng phát thải khí nhà kính vẫn không ngừng tăng, đã lên mức cao kỷ lục là 409,8 phần triệu thể tích Hệ quả là 06 năm liên tiếp kể từ 2014 đến nay trở thành những năm nóng nhất, trong đó năm 2019 vừa qua là một trong ba năm nóng nhất (chỉ xếp sau năm 2016 và 2015) kể từ khi nhân loại bắt đầu ghi lại nhiệt độ từ giữa những năm 1800

Có nhiều khái niệm khác nhau về biến đổi khí hậu, mỗi khái niệm đứng trên những quan điểm riêng biệt nhƣng đều thống nhất cách hiểu về sự thay đổi trạng thái khí hậu trong một khoảng thời gian dài và có thể xác định đƣợc

Công ƣớc khung BĐKH Liên Hợp quốc (UNFCCC) định nghĩa BĐKH nhƣ sau: BĐKH là sự thay đổi khí hậu do tác động trực tiếp hay gián tiếp của các hoạt động con người làm thay đổi thành phần của khí quyển toàn cầu, bên cạnh biến động của khí hậu tự nhiên, quan sát qua nhiều thời kỳ Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) định nghĩa về biến đổi khí hậu nhƣ sau: Bất cứ sự biến đổi nào về khí hậu theo thời gian, do diễn biến tự nhiên hay là kết quả của hoạt động con người

Theo đó, BĐKH đƣợc hiểu là sự biến đổi về trạng thái của hệ thống khí hậu, có thể đƣợc nhận biết qua sự biến đổi về trung bình và biến động của các thuộc tính của nó, đƣợc duy trì trong một thời gian dài, điển hình là hàng thập kỷ hoặc dài hơn Biến đổi khí hậu là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí quyển, thủy quyển, sinh quyển, thạch quyển hiện tại và trong tương lai bởi các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo trong một giai đoạn nhất định tính bằng thập kỷ hay hàng triệu năm Sự biển đổi có thế là thay đổi thời tiết bình quân hay thay đổi sự phân bố các sự kiện thời tiết quanh một mức trung bình

Khi nhắc đến vấn đề BĐKH chúng ta thường liên hệ tới sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu có thể quan sát đƣợc hay thông qua dự báo và những tác động có liên quan, bao gồm: sự gia tăng các hiện tƣợng khí hậu cực đoan, hiện tƣợng băng tan và sông băng, nước biển dâng; và sự biến đổi về thời gian mưa và lượng mưa

Biến đổi khí hậu do 2 nguyên nhân chính gây ra là do tự nhiên và do con người Nguyên nhân gây ra BĐKH do tự nhiên bao gồm thay đổi của bề mặt trái đất, thay đổi cường độ sáng của mặt trời, xuất hiện các điểm đen mặt trời, hàm lượng khí CO 2 trong khí quyển, hoạt động núi lửa, thay đổi đại dương và thay đổi quỹ đạo quay của trái đất Tuy nhiên, theo các kết quả nghiên cứu và công bố từ IPCC thì nguyên nhân chủ yếu gây ra BĐKH là do các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của con người Chính các hoạt động này đã làm tăng nồng độ các khí nhà kính (N 2 O, CH 4 , H 2 S, CFCs và CO 2 ) trong khí quyển, làm Trái đất nóng lên, làm biến đổi hệ thống khí hậu và ảnh hưởng tới môi trường toàn cầu Trong báo cáo của (Bernstein, 2007) với một loạt các nghiên cứu chỉ ra rằng hoạt động con người đóng góp vào 90% nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu Các biểu hiện chính của biến đổi khí hậu là trời nóng hơn, nước biển dâng cao và xâm nhập mặn và các dạng thiên tai như bão lũ, hạn hán, nắng nóng, rét hại có xu hướng bất thường hơn

BĐKH hiện nay là do nguyên nhân từ khí nhà kính, một số nguồn phát sinh là từ việc đốt nhiên liệu nhƣ than và dầu khiến cho hiệu ứng nhà kính tự nhiên trên hành tinh tăng lên Một số hiện tƣợng của BĐKH, bao gồm: Hiệu ứng nhà kính, mƣa axit, thủng tầng ô zôn, cháy rừng, lũ lụt, hạn hán, sa mạc hóa, hiện tƣợng sương khói, bão; những đợt nắng nóng gay gắt; tan băng; mực nước biển dâng (NBD); vv… (Đoàn Thu Hà, 2014)

Các biểu hiện của BĐKH

• Sự nóng lên bề mặt trái đất

• Sự thay đổi thành phần chất lượng khí có hại cho môi trường sống con người và sinh vật trên trái đất

• Sự dâng cao mực nước biển do tan băng dẫn tới ngập úng vùng đất thấp đảo biển

• Sự di chuyển của các đới khí hậu tồn tại hàng nghìn năm trên các vùng khác nhau của trái đất dẫn tới nguy đe doạ sự sống của các loài sinh vật, các hệ sinh thái và hoạt động của con người

• Sự thay đổi cường độ của hoạt động qúa trình hoàn lưu khí quyển, chu trình tuần hồn nước tự nhiên và các chu trình sinh địa hóa khác

• Sự thay đổi năng suất sinh học của các hệ sinh thái, chất lƣợng và thành phần của thuỷ triều, sinh quyển, địa quyển

Hiện nay, biến đổi khí hậu là một trong những vấn đề cần đƣợc quan tâm khi nó ảnh hưởng đến sinh kế của người dân Nghiên cứu của Hiền et al (2012) về nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đến sinh kế của cộng đồng xã Mũi Đất, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau đã sử dụng phương pháp đánh giá chỉ số tổn thương LVI nhằm đánh giá những ảnh hưởng do biến đổi khí hậu đến sinh kế của cộng đồng người dân Theo Tuấn et al (2014) về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tới sinh kế của người dân Đồng bằng sông Cửu Long cho thấy các tác động của biến đổi khí hậu làm tăng tính ảnh hưởng đến việc sản xuất và phát triển kinh tế của người dân, đặc biệt các đối tượng như người nghèo, người già, trẻ em và phụ nữ đơn thân là những đối tượng dễ bị tổn thương nhất Theo nghiên cứu của Dũng et al (2023) về đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến sinh kế của các cộng đồng dân cƣ ven biển huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế đã sử dụng phương pháp đánh giá chỉ số tổn thương theo LVI nhằm đánh giá mức độ tổn thương của người dân tại đìa bàn thông qua việc thu thập số liệu khảo sát từ 150 hộ dân qua đó đã đánh giá đƣợc mức độ tổn thương được đánh giá có sự khác biệt giữa các yếu tố khác nhau.

TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Việt Nam đƣợc đánh giá là quốc gia đứng thứ 13 trên thế giới bị chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất bởi các hiện tượng thời tiết cực đoan trong giai đoạn 2000

Theo kết quả khảo sát tại tỉnh An Giang năm 2021, BĐKH dẫn tới sự khan hiếm nước mặt trong mùa khô,làm tăng nguy cơ hạn hán, hạn hán cục bộ, đặc biệt là huyện vùng núi Điều này, tác động trực tiếp đến các hệ sinh thái tự nhiên, làm thay đổi cơ cấu các loài thực vật và động vật ở một số vùng Các hệ sinh thái sẽ phải đối mặt với hai mối đe dọa: Sự gia tăng CO 2 khí quyển và những biến động khí hậu vùng liên quan Sự thích nghi không tốt của một số loài sinh vật với BĐKH sẽ khiến đa dạng sinh học suy giảm nghiêm trọng (Trần Thị Tuyết, 2022)

BĐKH ảnh hưởng đến nguồn lực sinh kế, thu nhập không ổn định, nhất là dân cư nông thôn dẫn đến một số lượng lớn người dân đã di cư để tìm kiếm sinh kế, bổ sung cho nguồn thu nhập của hộ gia đình (Trần Thị Tuyết, 2022)

Sinh kế là hoạt động cần thiết để kiếm sống của con người, thông qua việc sử dụng các nguồn lực nhƣ tự nhiên, vật chất, xã hội (DFID Development on the Record, 2007) Tổn thương do tác động của BĐKH đến sinh kế là những ảnh hưởng tiêu cực của sự thay đổi các yếu tố khí hậu và những hiện tƣợng cực đoan đến thu nhập, tài sản, phá hủy nhà ở, các phương tiện sản xuất, đi lại, đất đai, nguồn nước, mùa màng, vật nuôi, di dân tái định cƣ,…( Bách, B.S.; Hòa, G.T.T.; Thắng, N.T.X, 2018)

Năm 2014, Cơ quan Liên hợp quốc tại Việt Nam (UN) đã chỉ ra rằng BĐKH gây ra nhiều tác động tiêu cực, gia tăng tính dễ bị tổn thương (TDBTT) sinh kế, đe dọa tính mạng và cuộc sống của người dân, nhất là các nhóm dễ bị tổn thương (DBTT) như người nghèo, người cao tuổi, người dân tộc thiểu số, người tàn tật, phụ nữ và trẻ em (Nghị định số 05/2011/NĐ–CP) Sinh kế chủ yếu của các nhóm DBTT này lại phụ thuộc nhiều vào tự nhiên, quá trình sản xuất nông nghiệp, đồng thời họ cũng thiếu những kỹ năng và điều kiện tiếp cận các nguồn vốn để có thể tham gia vào các hoạt động thích ứng, cải thiện chất lƣợng cuộc sống (Thuận, N.T.; Giai, N.S., 2016)

TDBTT do biến đổi khí hậu đƣợc định nghĩa theo IPCC (2007) là “mức độ mà một hệ thống dễ bị tác động hoặc không có khả năng ứng phó với những tác động tiêu cực của BĐKH, bao gồm cả BĐKH và thời tiết cực đoan” Theo định nghĩa này TDBTT đƣợc coi nhƣ một hàm số của ba hợp phần bao gồm mức phơi bày, mức mẫn cảm và khả năng thích ứng với BĐKH Đánh giá TDBTT do BĐKH là bước đầu tiên trong khung thích ứng với BĐKH nhằm xác định cộng đồng hoặc nơi nào đó có TDBTT cao nhất cũng nhƣ các yếu tố quyết định TDBTT (Zhang & cs., 2019; Ahmad & Ma, 2020)

Theo IPCC (2001), tính dễ bị tổn thương trước hệ thống nhạy cảm hoặc là không thể đương đầu với những tác động của BĐKH, bao gồm những thay đổi và hiện tƣợng cực đoan của khí hậu” IPCC đã xác định 3 biến số cần thiết để đánh giá mức độ tổn thương là mức độ phơi nhiễm, mức độ nhạy cảm và năng lực thích ứng Mức độ phơi nhiễm là tính chất và mức độ mà một hệ thống tiếp xúc với những thay đổi đáng kể của khí hậu Mức độ nhạy cảm là mức độ mà một hệ thống bị ảnh hưởng hoặc xấu hoặc tốt bởi các tác nhân liên quan đến khí hậu Năng lực thích ứng phản ánh khả năng của một hệ thống thích nghi với BĐKH (bao gồm biến động khí hậu và các hiện tƣợng cực đoan) để giảm nhẹ thiệt hại tiềm năng do nó gây ra, để tận dụng các cơ hội hoặc đối phó với các hậu quả (H.L.T Thủy, T.T Mùi, 2018) Theo J Burg, 2008; T Deressa, et al 2008; R Sangpenchan, 2011 khái niệm tính dễ bị tổn thương đã được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngữ cảnh nghiên cứu để chỉ mức độ mà một hệ thống có thể bị tổn hại bởi nhiều yếu tố tác động Thuật ngữ này đƣợc đề cập cùng các mối nguy hiểm nhƣ: lũ lụt, hạn hán hay nghèo đói, chính trị

Adger (2006) cùng Eakin và cs (2014) (W.N Adger, 2006), H.C Eakin, et al 2014) cho rằng tính dễ bị tổn thương của hộ hay cộng đồng là tình trạng dễ bị tổn hại, mất mát của hộ hay của cộng đồng do tiếp xúc các thay đổi môi trường tự nhiên và xã hội nhƣng không có khả năng thích nghi Theo K Zarafshani, et al 2012 thì tính dễ tổn thương là tình trạng dễ bị tổn hại, mất mát về sinh kế và hộ hay cộng đồng không có khả năng ứng phó, nếu ta xét về khía cạnh sinh kế

Qua đó, ta nhận thấy tính dễ bị tổn thương chịu tác động trực tiếp của độ nhạy cảm; sự phơi nhiễm hoặc các áp lực bên ngoài; khả năng điều chỉnh của đối tƣợng bị tổn thương (IPCC, 2001, C Polsky, et al, 2007) Trong đó, độ nhạy có thể được xem là xác suất gặp phải và mức độ ảnh hưởng do tiếp xúc với các tai biến khí hậu (Downing, 1990) nên sẽ ảnh hưởng đến mức độ tổn hại do BĐKH đối với hộ, cộng đồng Mức độ phơi nhiễm của hộ do BĐKH là mức độ mà hộ phải tiếp xúc hoặc hứng chịu những căng thẳng và nguy cơ tổn hại về kinh tế, xã hội hoặc môi trường do BĐKH gây ra Nó dùng để chỉ sự hiện diện của con người, sinh kế, các nguồn tài nguyên, cơ sở hạ tầng, hoặc các tài sản kinh tế, văn hóa, xã hội ở những nơi có thể chịu những ảnh hưởng bất lợi bởi các hiện tượng tự nhiên Năng lực thích ứng BĐKH của hộ là khả năng mà hộ có thể thay đổi tình trạng hiện tại của hệ thống sản xuất và sinh kế của mình để di chuyển đến một tình trạng ít bị tổn thương hơn (Kelly; Adger; 2000) Nó phụ thuộc vào sự sẵn có các nguồn vốn sinh kế và khả năng kết hợp các nguồn lực của hộ để ứng phó với các tác động của BĐKH

2.2.1 Tác động của biến đổi khí hậu đến các lĩnh vực nông nghiệp

Khí hậu đã và đang biến đổi và có những tác động bất lợi đến phát triển Biến đổi khí hậu không chỉ là vấn đề môi trường, không còn là vấn đề của một ngành riêng lẻ mà chính là vấn đề của phát triển bền vững

Ngành Nông nghiệp, đặc biệt là trồng trọt là lĩnh vực nhạy cảm đối với các yếu tố khí hậu như: nhiệt độ, lượng mưa, số ngày nắng, rét đậm và rét hại, nước biển dâng, lũ lụt, hạn hán

Tình trạng nhiệt độ tăng, nắng nóng kéo dài dẫn đến tốc độ bốc thoát hơi nước tăng mạnh khiến cho nhu cầu tưới nước gia tăng, trong khi năng lực cung cấp nước của các công trình thủy lợi không thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu về nước tưới

BĐKH tác động đến nguồn nước xảy ra trước hết làm thay đổi lượng mưa và phân bố mƣa ở các vùng, dẫn tới những thay đổi về dòng chảy của các con sông, tần suất và cường độ các trận lũ, tần suất và đặc điểm của hạn hán, lượng nước trong đất, việc cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt (Đoàn Thu Hà, 2014) Lượng mưa thay đổi và phân bố không đều ảnh hưởng bất lợi đến sản lượng, năng suất của lúa và các loại cây trồng Mưa lớn bất thường, mưa trái mùa có thể gây lũ lụt dẫn đến ngập úng lúa, cây trồng, hoa màu

Bên cạnh đó, nhiều loài dịch hại mới xuất hiện nhƣ rầy nâu nhỏ, bệnh sƣng rễ bắp cải, sâu đo hại vải, bệnh virus lùn sọc đen gây hại trên lúa, vàng lùn, lùn xoắn lá, đạo ôn có thể làm gia tăng dịch bệnh cho cây trồng và làm thay đổi điều kiện sinh sống của các loài sinh vật, dẫn đến tình trạng biến mất của một số loài sinh vật và ngƣợc lại có thể làm phát sinh một số chủng, loài sâu bệnh mới BĐKH cũng gây ra những tác động khác nhau đến tình hình dịch hại trong nông nghiệp giữa các vùng trên cùng một số loại cây trồng Các loại dịch hại có nguy cơ diễn ra với tần suất cao hơn và gây nguy hại đến năng suất và chất lƣợng cây trồng cao hơn, tần suất diễn ra không theo quy luật 5 năm hay 10 năm mới xuất hiện trở lại như trước Một số loại dịch hại có xu hướng chuyển xuống hệ sinh thái đồng bằng (Đoàn Thị Lương, 2015, BTNMT, 2020)

Nước biển dâng làm diện tích đất canh tác nông nghiệp bị mất hoặc thu hẹp lại, mặn xâm nhập sâu vào nội địa dẫn đến tình trạng thiếu đất canh tác nông nghiệp, đất bị nhiễm mặn ảnh hưởng tiêu cực đến an ninh lương thực Diện tích đất bị mặn ở ĐBSCL có nguy cơ ngày càng gia tăng Nếu mực nước biển dâng 100cm, ĐBSCL và TP Hồ Chí Minh có nguy cơ mất đi 40,5% tổng sản lƣợng lúa của cả vùng (Đinh Vũ Thanh và nnk, 2014, BTNMT, 2020)

CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

2.3.1 Nghiên cứu trên thế giới

Vào cuối thế kỷ XIX, các nhà khoa học đã bắt đầu nhận thấy mầm móng của biến đổi khí hậu, tuy nhiên tại thời điểm đó người ta chưa nhận thức được hậu quả của nó ngày nay Năm 1896, nhà hóa học người Thụy Điển, Svante Arrherius đưa ra kết luận rằng việc đốt than trong công nghiệp sẽ đẩy mạnh hiệu ứng nhà kính Kết luận của ông về mức độ ảnh hưởng của khí nhà kính nhân tạo gần như trùng khớp với mô hình khí hậu ngày nay, nghĩa là nếu lƣợng khí nhà kính tăng gấp đôi thì nhiệt độ trung bình của toàn cầu sẽ tăng vài độ C Ủy ban liên chính phủ về BĐKH (IPCC) do UNEP và WHO sáng lập năm

1988 đã có những bước đầu nghiên cứu, đây là tổ chức có uy tín nhất trên thế giới nghiên cứu về BĐKH

Năm 1990 báo cáo đánh giá BĐKH IPCC công bố Báo cáo khẳng định các bằng chứng khoa học về BĐKH gây tiếng vang lớn, tác động đến không chỉ các nhà hoạch định chính sách mà còn cả công chúng, đƣa sở để đàm phán Công ƣớc khung của Liên hiệp quốc BĐKH đƣợc phê chuẩn tại New York vào tháng 9/1992

Trên cơ sở thành công báo cáo lần thứ nhất, năm 1995 IPCC tiếp tục hoàn thành công bố báo cáo đánh giá lần thứ hai Báo cáo lần này đƣợc 2000 nhà khoa học và chuyên gia về BĐKH trên thế giới soạn thảo và trình bày tại hội nghị lần thứ hai của các nước ký công ước khung của Liên hiệp quốc về BĐKH tổ chức tại Geneva từ 8-19/6/1996

Năm 2001, Báo cáo lần đánh giá lần thứ 3 của IPCC đƣợc công bố Báo cáo khẳng định bằng chứng của BĐKH do tác động của con người ngày càng rõ rệt, đồng thời báo cáo đƣa ra chi tiết những tác động của hiện tƣợng nóng lên toàn cầu với các khu vực trên thế giới Trong báo cáo này cũng đề cấp đến nhiều biện pháp hiệu để giảm thải hiệu ứng khí nhà kính và các nỗ lực cần có hơn nữa từ các chính phủ nhằm loại bỏ rào cản để phát huy hiệu

Tháng 4 năm 2007, IPCC đã xuất bản báo cáo lần thứ 4, đây là một trong các tài liệu quan trọng nhất về biến đổi khí hậu Theo IPCC (2007), sự ấm lên của khí hậu là điều chắc chắn Hàm lƣợng khí CO2, loại khí nhà kính quan trọng nhất trong bầu khí quyển toàn cầu, dao động ở mức 200-300 ppm trong suốt 800.000 năm qua, nhƣng đã tăng lên ở mức khoảng 387 ppm trong 150 năm qua, chủ yếu là do đốt nhiên liệu hóa thạch và một nguyên nhân nhỏ hơn là từ hoạt động sản xuất nông nghiệp và thay đổi việc sử dụng đất

Demidowicz nnk (2000) đã thực nghiên cứu về tác động của BĐKH tới ngành nông nghiệp của Ba Lan dựa theo kịch mô hình GISS và GFDL Cả 2 kịch bản đều có tác động đáng kể đến hoạt động sản xuất nông nghiệp của Ba Lan thể hiện ở các mặt: thiếu nước, thay đổi mùa vụ gieo trồng và điều kiện canh tác, biến động về năng suất và cơ cấu cây trồng

Arnell (1999) đánh giá tác động BĐKH đến chế độ thủy văn của toàn khu vực châu Âu Chế độ thủy văn được mô phỏng bằng mô hình toán học, với bước thời gian 1 ngày, số liệu đầu vào là 4 kịch bản về BĐKH khác nhau

Năm 2018 với đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến tính dễ bị tổn thương sinh kế của các hộ nông dân ở vùng cao nguyên châu Á” Nghiên cứu của Nani Maiya Sujakhu và cộng sự đã phân chia chỉ số tính dễ bị tổn thương thành bốn mức: gồm tổn thương rất cao, tổn thương cao, tổn thương trung bình và tổn thương thấp và đƣợc sử dụng làm biến phụ thuộc trong mô hình hồi quy logit thứ bậc (Ordered 10 Logit Regression) Các thành phần phụ của yếu tố khả năng thích ứng gồm 5 loại vốn sinh kế (con người, vật chất, tự nhiên, tài chính và xã hội) được sử dụng làm biến giải thích trong mô hình hồi quy logit thứ bậc Kết quả cho thấy, các hộ nông dân ở vùng nghiên cứu phụ thuộc quá nhiều vào sinh kế nông nghiệp, tính dễ bị tổn thương của các hộ nông dân ở 2 vùng được lựa chọn nghiên cứu đều chịu ảnh hưởng bởi trình độ giáo dục của chủ hộ, đất canh tác được tưới tiêu bởi hệ thống thủy lợi, thu nhập từ hoạt động sinh kế phi nông nghiệp và ứng dụng công nghệ trong sản xuất nếu các chỉ số này được cải thiện sẽ làm giảm tính dễ bị tổn thương cho các hộ nông dân

Năm 2019, Md Nazirul Islam Sarker và cộng sự đã sử dụng khung phân tích chỉ số tính dễ bị tổn thương của IPCC (2007) để phân tích, đánh giá tính dễ bị tổn thương sinh kế của cộng đồng ở vùng đảo sông trong bối cảnh đối diện với các thảm họa tự nhiên ở Bangladesh Với phương pháp phỏng vấn 374 hộ, cho kết quả chỉ số tổn thương sinh kế của cộng đồng là khá cao và cộng đồng sống gần đất liền có chỉ số tổn thương sinh kế thấp hơn so với vùng xa đất liền Theo tác giả, mức độ tiếp cận giáo dục hạn chế, nhận thức và kỹ năng của người dân thấp là lý do dẫn đến tính dễ bị tổn thương càng cao đối với cộng đồng sống xa đất liền như vùng Fulchhari Upazila

Biến đổi khí hậu là một trong những thách thức nghiêm trọng nhất đối với

Việt Nam trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững và xóa đói giảm nghèo Tại Việt Nam, biến đổi khí hậu đƣợc nghiên cứu nhiều sau khi Việt Nam tham gia ký công ƣớc khung liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC) năm

1992 và sau đó là tham gia nghị định thƣ Kyoto năm 1998

Nhận thức rõ những thách thức do biến đổi khí hậu gây ra, ngày 02 tháng 12 năm 2008 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu tại Quyết định số 158/2008/QĐ-TTg Đây là một trong những thành công ban đầu quan trọng trong nỗ lực ứng phó với biến đổi khí hậu của Việt Nam vì mục tiêu phát triển bền vững Hai trong tám nhiệm vụ quan trọng của Chương trình là: (1) Đánh giá mức độ và tác động của biến đổi khí hậu đối với các lĩnh vực, ngành và địa phương và (2) Xác định các giải pháp ứng phó

Ngày 13 tháng 10 năm 2009, Bộ Tài nguyên và Môi trường có Công văn số 3815/BTNMT-KTTVBĐKH về Khung hướng dẫn xây dựng Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu để hướng dẫn các Bộ, ngành, địa phương triển khai xây dựng Kế hoạch hành động của mình

Viện khoa học khí tượng thủy văn và môi trường, 2011 đã đưa ra Tài liệu hướng dẫn “Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và xác định các giải pháp thích ứng” được Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường (IMHEN) xây dựng với sự tài trợ của Chương trình Phát triển của Liên Hợp Quốc (UNDP) Ấn phẩm này có thể đƣợc tái xuất bản một phần hoặc toàn bộ nội dung để cung cấp thông tin phục vụ giáo dục hoặc phi lợi nhuận mà không cần xin phép bản quyền, miễn là có lời cảm ơn và dẫn nguồn xuất bản Viện Khoa học Khí tƣợng Thủy văn và Môi trường cũng như Chương trình Phát triển của Liên Hợp Quốc đánh giá cao nếu nhận đƣợc một bản sao của bất cứ ấn phẩm nào đƣợc phát hành có sử dụng tài liệu này để tham khảo

Nhiều nhà khoa học Việt Nam đã đi sâu nghiên cứu về BĐKH nhƣ Giáo sƣ Nguyễn Đức Ngữ với sự ra đời cuốn sách Biến đổi khí hậu, nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật năm 2008, và nhiều nhà khoa học khác cũng tham gia vào lĩnh vực nghiên cứu này Bộ Tài nguyên và Môi trường là đơn vị nhà nước Việt Nam chủ trì các hoạt động liên quan đến biến đổi khí hậu Cho đến này, Bộ đã xây dựng 02 kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt Nam lần lượt năm 2009 và năm 2011 Luận án tiến sĩ của tác giả Vũ Thị Hoài Thu (2013) với đề tài “Sinh kế bền vững vùng ven biển đồng bằng Sông Hồng trong bối cảnh biến đổi khí hậu: Nghiên cứu điển hình tại tỉnh Nam Định” Tác giả đã sử dụng phương pháp hồi quy tuyến tính đa biến để phân tích khả năng bị tổn thương trước tác động của biến đổi khí hậu đối với các nhóm sinh kế khác nhau của các hộ gia đình ven biển thông qua nghiên cứu điển hình tại tỉnh Nam Định, qua cách tiếp cận khung sinh kế nông thôn bền vững của Scoones (1998) [95], khung sinh kế bền vững của DFID [62] để xây dựng khung phân tích sinh kế bền vững vùng ven biển đồng bằng Sông Hồng và phân tích chuyên sâu trường hợp tỉnh Nam Định Kết quả cho thấy, hoạt động sinh kế (chiến lược sinh kế) càng bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu thì kết quả sinh kế cũng bị ảnh hưởng đây là tài liệu tham khảo quan trọng đối với đề tài luận án tiến sĩ khi xây dựng bộ chỉ số đánh giá tính dễ bị tổn thương sinh kế do biến đổi khí hậu gây ra của nông hộ NTTS ở vùng đầm phá TGCH

Năm 2018 với đề tài “Đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu trên hệ thống đầm phá TGCH tỉnh Thừa Thiên Huế” Tác giả Trần Xuân Bình và các thành viên trong nhóm nghiên cứu thuộc Dự án Trường Sơn Xanh do USAID tài trợ (2018) đã khảo sát bằng phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia PRA, phỏng vấn cấu trúc, bán cấu trúc, tham vấn các bên liên quan các cấp của nhóm nghiên cứu và các tài liệu thứ cấp từ các bên liên quan Nghiên cứu này đã sử dụng quy trình phân tích thứ bậc AHP để xác định các trọng số của từng chỉ số cấu thành chỉ số tính dễ bị tổn thương (E-Phơi nhiễm, S-Nhạy cảm, AC-Khả năng thích ứng) Khu vực khảo sát có mức độ tổn thương cao nằm ở các khu vực thấp/trũng nơi cửa sông đổ ra đầm (ở các xã Quảng Lợi, Điền Hải, Vinh hà, Lộc An) và các khu vực tiếp giáp giữa đầm và biển (ở xã Hải Dương, Thuận An, Vinh Hưng) Khu vực có mức độ tổn thương cao nhất nằm ở vùng phía Tây đầm phá (các xã Quảng Thái, Quảng Phước, Hương Phong, 13 Thuận An, Phú Mỹ, Phú Xuân, Lộc An) Công trình đã cung cấp cơ sở lý thuyết, phương pháp tiếp cận nghiên cứu cũng như cơ sở thực tiễn về việc xác định chỉ số tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu trên hệ thống đấm phá TGCH.

TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU

2.4.1.1 Vị trí địa lý huyện Châu Phú

Huyện Châu Phú có vị trí địa lý phía Đông giáp huyện Phú Tân, Chợ Mới; phía Tây giáp huyện Tịnh Biên, Tri Tôn; phía Nam giáp huyện Châu Thành; phía Bắc giáp thành phố Châu Đốc Đồng thời tọa lạc ở vị trí trung tâm của tỉnh An Giang Huyện có 13 đơn vị hành chính trong đó 2 thị trấn, 11 xã, dân số 245.958 người, mật độ trung bình đạt 545 người/km 2 , thu nhập bình quân từ 116 triệu đồng/ha đến 630 triệu đồng/ha Huyện Châu Phú có tổng diện tích đất tự nhiên 45.693km 2 Đƣợc thiên nhiên ƣu đãi, hàng năm nơi đây nhận đƣợc một lƣợng phù sa đáng kể bồi bổ cho ruộng đồng, thuận lợi phát triển nông nghiệp

(Nguồn: Thông tin điện tử huyện Châu Phú)

Hình 2.1 Bản đồ ví trí vùng nghiên cứu

Huyện Châu Phú có khí hậu nhiệt đới gió mùa, hằng năm có 2 mùa gió là: gió mùa Tây Nam và gió mùa Đông Bắc Gió Tây Nam mang nhiều hơi nước, gây mưa Gió mùa Đông Bắc hanh khô, có phần nắng nóng, kéo dài từ tháng 12 đến tháng 4, gây ra hiện tượng khô hạn Nhiệt độ cao nhất thường 36-38 0 C, nhiệt độ thấp nhất hằng năm thường xuất hiện vào tháng 10 dưới 18 0 C Huyện ít chịu ảnh hưởng của gió bão nhƣng lại chịu tác động mạnh của quá trình thủy văn nhƣ lũ lụt, sạt lở đất bờ sông…

Châu Phú có hệ thống sông, kinh, rạch chằng chịt, các tuyến kênh tiếp giáp với sông Hậu như: Cần Thảo, kênh Đào, Chữ S, Vịnh Tre, Núi Chốc, Cây Dương, Năng Gù không những cung cấp nguồn nước ngọt dồi dào phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và phục vụ sinh hoạt của đời sống người dân, mà còn là đường giao thông thủy rất thuận lợi cho việc đi lại và vận chuyển hàng hóa Với vị trí nằm bên bờ sông Hậu và hệ thống kênh rạch chằng chịt, Châu Phú là nơi rất giàu về tôm, cá

2.4.2 Điều kiện kinh tế - văn hóa xã hội

2.4.2.1 Về phát triển nông nghiệp

Nông nghiệp khẳng định vai trò là nền tảng thúc đẩy kinh tế phát triển trong năm qua huyện đã huy động nhiều nguồn lực đầu tƣ cho nông nghiệp triển khai chương trình hành động và phát triển nông nghiệp, đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp Tư duy sản xuất từng bước thay đổi với phương châm lấy thị trường là mục tiêu định hướng cho sản xuất, nâng cao chất lượng giá trị sức cạnh tranh hàng hóa nông, thủy sản Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đƣợc đẩy mạnh, giảm dần diện tích trồng lúa, tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi, rau màu, cây ăn trái gắn với ứng dụng công nghệ cao, nhân rộng các mô hình liên kết chuỗi giá trị bước đầu mang lại hiệu quả tích cực, giá trị sản xuất nông nghiệp không ngừng đƣợc nâng lên Trong đó: Diện tích gieo trồng tương đối lớn, đạt 89.700 ha Trong đó: diện tích lúa 83.783,3 ha, năng suất bình quân 6,79 tấn/ha Đàn gia súc (chủ yếu là heo, bò, dê) là 8.643 con Đàn gia cầm (vịt, gà) 371.281 con

Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới được triển khai theo hướng thực chất tạo được sự đồng thuận trong nhân dân Hạ tầng kinh tế - kỹ thuật phục vụ sản xuất đƣợc đầu tƣ, nhất là hệ thống đê bao, thủy lợi, trạm bơm điện, giao thông thủy lợi nội đồng, diện mạo nông thôn, đời sống nhân dân ngày càng khởi sắc

2.4.2.2 Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thương mại - dịch vụ Đẩy mạnh cơ cấu lại ngành công nghiệp, ƣu tiên phát triển công nghiệp chế biến nông sản Duy trì phát triển ngành nghề truyền thống, tiểu thủ công nghiệp gắn với phát triển kinh tế nông thôn, đổi mới cơ cấu hỗ trợ thực hiện chương trình khuyến công, nâng cao năng suất lao động, chất lƣợng sản phẩm phù hợp yêu cầu thị trường

2.4.2.3 Về Đầu tư - xây dựng

Trong năm, huyện đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và đôn đốc, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc đẩy nhanh tiến độ thực hiện một số công trình, dự án phục vụ phát triển kinh tế, văn hóa xã hội Bên cạnh đó, hệ thống giao thông, hạ tầng kỹ thuật tiếp tục đƣợc đẩy nhanh đầu tƣ và đạt đƣợc nhiều kết quả

2.4.2.4 Tài nguyên và môi trường

Thực hiện tốt công tác phòng ngừa ô nhiễm môi trường trên địa bàn, kịp thời xử lý các trường hợp vi phạm về môi trường Đồng thời, tổ chức tốt công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về môi trường, thực hiện tốt các hoạt động hưởng ứng ngày lễ môi trường; Kiên quyết kiểm tra, xử lý dứt điểm các trường hợp vi phạm về môi trường

Công tác thu, chi, điều hành quản lý ngân sách đƣợc bảo đảm và kịp thời Năm 2023 tổng thu ngân sách nhà nước trên địa là 113.452 triệu đồng, đạt 115,21% Tổng chi ngân sách địa phương là 822.443 triệu đồng, đạt 113,07%

2.4.3 Về phát triển văn hóa - xã hội

2.4.3.1 Thông tin - truyền thông, văn hóa - thể thao

Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao đƣợc triển khai thực hiện thường xuyên và đúng theo kế hoạch Ngoài các nhiệm vụ chính trị, huyện còn tập trung tuyên truyền về công tác phòng chống dịch bệnh và các ngày lễ lớn của đất nước Bên cạnh đó, quan tâm, chỉ đạo thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền góp phần nâng cao nhận thức, sự quan tâm, ủng hộ của người dân đối với chính quyền các cấp

Tiếp tục củng cố và nâng cao chất lƣợng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” Hiện nay trên địa bàn huyện có 55.789 hộ gia đình đạt chuẩn văn hóa, đạt tỷ lệ 98,96%; 100 khóm/ấp văn hóa; 119/127 cơ quan, đơn vị đạt chuẩn văn hóa, văn minh công sở

2.4.3.2 Giáo dục và đào tạo

Tăng cường quản lý, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; quan tâm giáo dục đạo đức, kỹ năng sống, năng lực sáng tạo, năng lực thực hành, ngoại ngữ, tin học, giáo dục hướng nghiệp Xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, lành mạnh; hạn chế những tiêu cực trong dạy và học

2.4.3.3 Y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân

Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân đã đạt đƣợc nhiều kết quả đáng ghi nhận, các chỉ số sức khỏe của người dân ngày càng được cải thiện Mạng lưới y tế cơ sở tiếp tục đƣợc củng cố hoàn thiện, các cơ sở y tế tƣ nhân tiếp tục đầu tƣ nâng cấp cơ sở vật chất, phát triển quy mô và số lƣợng

2.4.3.4 Lao động - thương binh và xã hội

Công tác chăm lo cho các đối tượng chính sách, người lao động, người nghèo các đối tượng bảo trợ xã hội được thực hiện kịp thời theo quy định Chương trình Mục tiêu quốc gia về xóa đói, giảm nghèo và giải quyết việc làm tiếp tục đƣợc thực hiện có hiệu quả Các ngành, các cấp quan tâm thực hiện chu đáo, kịp thời công tác chăm lo đối với các đối tượng chính sách, các đối tượng bảo trợ xã hội, người lao động, người nghèo

Lực lƣợng vũ trang của huyện đƣợc kiện toàn, chất lƣợng tổng hợp không ngừng đƣợc nâng lên, công tác phối hợp hoạt động giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội đạt hiệu quả Nâng cao sức chiến đấu của lực lƣợng vũ trang, không bất ngờ, bị động khi có tình huống xảy ra

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU THỨ CẤP

Số liệu thứ cấp đƣợc thu thập từ nhiều nguồn khác nhau và qua các kênh thông tin khác nhau, bao gồm:

- Thu thập các báo cáo về tình hình BĐKH ở vùng nghiên cứu từ Ban chỉ huy phòng chống bão lụt, khắc phục thiên tai thuộc Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi Cục Bảo vệ Môi trường tỉnh An Giang, Chi Cục Thủy Lợi, Đài khí tƣợng thủy văn An Giang

- Kế thừa các tài liệu đã có về các điều kiện tự nhiên, môi trường, hiện trạng KT-XH tại khu vực nghiên cứu

- Thu thập, tổng hợp phân tích các nguồn tài liệu hiện có về khí tƣợng, địa chất thủy văn, các diễn biến thời tiết, khí hậu, thiên tai, BĐKH và các tác động từ các nghiên cứu trước hoặc từ các báo cáo của Uỷ ban nhân dân huyện Châu Phú; Đài khí tƣợng thủy văn An Giang, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Châu Phú.

PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU SƠ CẤP

3.2.1 Phương pháp phỏng vấn hộ gia đình

Phương pháp được thực hiện dựa trên cách tiếp cận nhân chủng xã hội học, để xây dựng bảng câu hỏi cấu trúc (Phụ lục 1: Phiếu thu thập thông tin mức độ ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với hộ gia đình), nhằm ghi nhận kiến thức, hành vi đối với vấn đề BĐKH của các hộ gia đình

Số liệu nghiên cứu đƣợc thu thập từ 200 hộ (tính toán theo công thức (1)) tại

03 xã và 01 Thị trấn: TT Cái Dầu, xã Khánh Hòa, xã Mỹ Đức và xã Bình Mỹ huyện Châu Phú, tỉnh An Giang bằng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng với các tiêu chí: địa bàn cƣ trú, đặc trƣng sinh kế Đối tƣợng nghiên cứu đƣợc phỏng vấn trực tiếp bằng bảng câu hỏi bán cấu trúc

Sử dụng phương pháp chọn mẫu dựa vào công thức của Slovin (1960)

(3.1)Trong đó: n là cỡ mẫu; N là cỡ mẫu tổng thể đƣợc sử dụng là tổng số hộ gia đình theo từng xã; e là sai số cho phép cỡ mẫu ± 5%, độ tin cậy trong tính toán 95% và p=0,5 Tổng số mẫu phỏng vấn hộ gia đình đƣợc ƣớc tính trên 03 xã và 01 thị trấn là 200 hộ

3.2.2 Phương pháp tham vấn chuyên sâu

Phương pháp tham vấn chuyên sâu nhằm thu thập các thông tin định tính phục vụ nghiên cứu Phỏng vấn chuyên sâu đƣợc thực hiện tại Phòng NN&PTNT; phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Châu Phú và các xã được lựa chọn điều tra, với sự tham gia của lãnh đạo Phòng, cán bộ nông nghiệp của các xã Thảo luận nhóm đƣợc tổ chức tại các xã đại diện cho huyện là địa bàn nghiên cứu, với sự tham gia của các hộ dân Nội dung tham vấn chuyên sâu gồm việc góp ý điều chỉnh, bổ sung bộ chỉ số đƣợc xác định từ tổng quan tài liệu cho phù hợp với điều kiện sản xuất và các chính sách Nhà nước hỗ trợ ứng phó BĐKH của từng nhóm đối tượng, từng vùng khác nhau

3.2.3 Phương pháp xác định chỉ số tổn thương về sinh kế

Chỉ số DBTT do BĐKH đƣợc tính toán dựa trên cách tiếp cận theo định nghĩa của IPCC (2007), đó là TDBTT do BĐKH là hàm số của các hợp phần mức phơi bày, mẫn cảm và khả nǎng thích ứng Mức phơi bày cho biết mức độ xuất hiện và xu hướng của BĐKH bao gồm cả biến động khí hậu và hiện tượng thời tiết cực đoan Mức nhạy cảm cho biết những đặc tính của một hệ thống quyết định mức tác động của BĐKH Tác động này có thể theo hướng tiêu cực hoặc tích cực và mang tính trực tiếp hoặc gián tiếp Mức nhạy cảm phản ánh cả môi trường tự nhiên và kinh tế - xã hội của một hệ thống Khả nǎng thích ứng là khả nǎng điều chỉnh của một hệ thống để thích ứng với những thay đổi cûa khí hậu

Hahn et al (2009) đã đề xuất phương pháp đánh giá chỉ số tổn thương sinh kế (LVI) - đây là 1 phương pháp được kết hợp bởi phương pháp tiếp cận sinh kế bền vững và nhiều phương pháp trước đó LVI sử dụng nhiều chỉ số để đánh giá độ nhạy cảm, tổn thương của các yếu tố như sức khoẻ, lương thực, tài nguyên nước,… đối với tác động của BĐKH

Tính toán mức dễ tổn thương về sinh kế theo Hahn et al (2009)- gồm các yếu tố chính là: đặc điểm học, chiến lược sinh kế, sức khoẻ, lương thực, nguồn nước, các thảm hoạ tự nhiên và sự thay đổi khí hậu… Mỗi yếu tố chính bao gồm vài chỉ báo hoặc yếu tố phụ Cách tính mức dễ tổn thương: Do mỗi yếu tố phụ được đo lường theo mỗi hệ thống khác nhau nên cần thiết phải chuẩn hoá để trở thành một chỉ số theo phương trình dưới đây:

Trong đó: S d là giá trị gốc yếu tố phụ (giá trị thực) đối với địa phương (huyện/xã) d;

S min là giá trị tối thiểu;

S max là giá trị tối đa

Sau khi đƣợc chuẩn hoá, các yếu tố phụ đƣợc lấy trung bình để tính giá trị của mỗi yếu tố chính bằng cách áp dụng phương trình sau:

Trong đó: M d là một trong những yếu tố chính đối với địa phương (huyện/xã) d;

IndexS d i thể hiện các yếu tố phụ đƣợc ghi chỉ số theo I, chúng tạo nên mỗi yếu tố chính; n là số lƣợng yếu tố phụ trong mỗi yếu tố chính

Khi giá trị của các yếu tố chính được xác định, chỉ số tổn thương sinh kế cấp địa phương (huyện/xã) LVI được tính toán theo phương trình:

LVI d (3.4) Trong đó: LVI d là chỉ số tổn thương sinh kế địa phương (huyện/xã) d, tương ứng với trung bình có trọng số tất cả các yếu tố chính Trọng số của mỗi yếu tố chính WMi đƣợc xác định bằng số lƣợng các yếu tố phụ tạo nên các yếu tố chính Giá trị chỉ số LVI dao động trong khoảng 0 (mức tổn thương thấp nhất) đến 1 (mức tổn thương cao nhất) (Micah B.Hahn et al, 2009)

3.2.4 Chỉ số dễ bị tổn thương theo cách tiếp cận của IPCC Để tính chỉ số dễ bị tổn thương sinh kế trong quan hệ với 3 tác nhân (phơi bày, nhạy cảm và khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu) theo IPCC, giá trị của từng tác nhân đƣợc tính theo công thức sau:

Trong đó CFd là một trong những tác nhân tạo nên LVI cho cộng đồng d; Wmi là trọng số cho mỗi yếu tố chính i; Mdi là yếu tố chính i của cộng đồng d; n là số yếu tố chính Sau đó từ quan hệ hàm số tính dễ tổn thương của BĐKH, LVI được tính theo công thức sau:

LVI - IPCC d = (e d - a d )* Sd (3.6) Trong đó, LVI-IPCCd là chỉ số tổn thương sinh kế của cộng đồng; e là giá trị nhân tố phơi bày; a là giá trị khả năng thích ứng và s là giá trị tính nhạy cảm với biến đổi khí hậu của cộng đồng d LVI-IPCC nhận giá trị từ -1 (mức tổn thương thấp nhất) đến +1 (mức tổn thương cao nhất)

Bảng 3.1 Sự đóng góp của các nhân tố IPCC đến các yếu tố tổn thương chính

Các nhân tố đóng góp theo IPCC đối với các yếu tố chính của khả năng tổn thương

(sự thể hiện của các tác động)

- Thảm hoạ thiên nhiên và biến đổi khí hậu

Khả năng thích ứng (Adaptive

Tính dễ tổn thương (Sensitivity

Nguồn: Mô phỏng Micah B Hahn et al, 2009

Bộ chỉ số dễ tổn thương về sinh kế sử dụng một số yếu tố chính bao trùm 3 tác nhân liên quan đến biến đổi khí hậu (BĐKH) theo IPCC bao gồm (1) mức độ phơi bày với thiên tai và biến đổi khí hậu; (2) khả năng thích ứng của hộ gia đình; (3) mức độ nhạy cảm của hộ dưới tác động của biến đổi khí hậu Trong từng yếu tố chính, yếu tố phụ đƣợc xác định Chỉ số này đƣợc tính toán chủ yếu dựa trên số liệu sơ cấp thu thập thông qua phỏng vấn hộ gia đình Trong nghiên cứu này, các yếu tố chính dự kiến sẽ được lựa chọn với nhiều các yếu tố phụ liên quan (bên dưới) Một số yếu tố dự kiến sẽ đƣợc thay đổi và bổ sung để phù hợp với đặc điểm về kinh tế và xã hội của cộng đồng dân tộc ở huyện Châu Phú

Bộ chỉ số đánh giá tính tổn thương về sinh kế do biến đổi khí hậu như sau:

- Các biến số của BĐKH (chỉ số chính): Sự thay đổi dài hạn của nhiệt độ, lượng mưa gây ảnh hưởng đến năng suất cây trồng, vật nuôi

+ Nhiệt độ (chỉ số phụ): sự thay đổi nhiệt độ trong 20 năm qua có ảnh hưởng sinh kế nông hộ

+ Lƣợng mƣa (chỉ số phụ): sự thay đổi nhiệt độ trong 20 năm qua có ảnh hưởng sinh kế nông hộ

- Các yếu tố thiên tai (chỉ số chính): Những yếu tố cực đoan bao gồm hạn hán, độ mặn, lạnh, nóng, và hanh khô góp phần đáng kể vào tình trạng dễ bị tổn thương của nông hộ

+ Lũ lụt: số lượng trận lụt hằng năm ảnh hưởng đến sinh kế hộ

+ Hạn hán, rét đậm: số lƣợng hạn hán/đợt rét bình quân hàng năm

- Sâu bệnh, dịch bệnh: Những yếu tố sinh học ảnh hưởng đến tính dễ tổn thương đối với sản xuất nông nghiệp liên quan đến những áp lực do sâu bệnh hại bao gồm các bệnh do nấm, virus, vi khuẩn, côn trùng, động vật phá hoại

+ Bệnh do nấm, virus, vi khuẩn: Tần suất và mức độ thiệt hại do các bệnh gây ra đối với cây trồng, vật nuôi của hộ

+ Bệnh do côn trùng: Tần suất và mức độ thiệt hại của cây trồng do côn trùng, sâu hại

KẾT QUẢ THẢO LUẬN

HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG SINH KẾ CỦA NGƯỜI DÂN

Những nhóm dân cƣ sống phụ thuộc và các hoạt động chính từ nông nghiệp, sinh kế sẽ phụ thuộc vào các nguồn tài nguyên thiên nhiên rất dễ bị tổn thương trước tác động của BĐKH Ở nông thôn, đất là tư liệu sản xuất chủ yếu và khó thay thế trong nông nghiệp, đất dùng để trồng trọt, chăn nuôi, do đó diện tích đất của nông hộ sở hữu càng nhiều thì việc sản xuất càng thuận lợi

Nguồn thu nhập chính của các hộ dân chủ yếu từ các hoạt động sản xuất nhƣ: trồng trọt, chăn nuôi, buôn bán, công viên chức, kết quả đƣợc thể hiện qua Hình 4.1

Nguồn: Kết quả điều tra phỏng vấn, 2024

Hình 4.1 Hoạt động sinh kế tạo ra thu nhập của hộ gia đình

Qua kết quả khảo sát tại 4 cộng đồng địa phương cho thấy mô hình trồng trọt và buôn bán cho kết quả cao nhất So với mô hình chăn nuôi thì mô hình này đem lại đƣợc hiệu quả kinh tế cao hơn, giúp nông hộ có nguồn thu nhập ổn định, giảm gánh nặng về kinh tế Trước tác động của dịch COVID-19 giá cả đầu ra của nhiều loại cây trái cũng bị ảnh hưởng giảm mạnh như nhiều loại nông sản khác Tuy nhiên, nhiều nông hộ vẫn khẳng định hiệu quả kinh tế, giúp nông dân có thu nhập gấp nhiều lần so với trồng lúa và nhiều loại hình, vật nuôi khác Điều kiện tự nhiên cũng là một yếu tố giúp cho mô hình trồng cây ăn quả đƣợc phát triển, sông Hậu bồi đắp một lƣợng phù sa nhất định cho khu vực, góp phần tạo tiền đề thúc đẩy phát triển nông nghiệp cho khu vực

Mặc dù một số cây ăn quả đòi hỏi kỹ thuật chăm sóc cao nhưng bù lại người nông dân tiết kiệm chi phí nhân công, đỡ vất vả hơn Theo đánh giá phần lớn diện tích cây ăn quả hiện tại của người dân trồng theo hình thức nhỏ lẻ, manh mún, chưa có vùng trồng tập trung Việc ứng dụng khoa học - kỹ thuật trong sản xuất cây ăn quả trên địa bàn còn hạn chế, nhất là khâu nhƣ chọn tạo, sản xuất giống, tình trạng bón phân mất cân đối, lạm dụng phân vô cơ, một số nông dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật vƣợt quá ngƣỡng cho phép vẫn diễn ra Sản xuất đảm bảo tiêu chuẩn an toàn VietGap, GlobalGap còn thấp, các khâu thu hoạch và bảo quản trái cây chƣa phát triển như phân loại, làm sạch, đóng gói, bảo quản, lưu trữ Sản phẩm sau thu hoạch trên địa bàn tỉnh chủ yếu là bán lẻ hoặc bán cho thương lái tiêu thụ tại thị trường nội tỉnh và một số tỉnh khác Vì vậy, “đầu ra” của sản phẩm trở nên bấp bênh, giá cả không ổn định, nông dân thường rơi vào tình cảnh được mùa mất giá, do phải phụ thuộc vào thương lái, thiếu những chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Người dân tại vùng nghiên cứu có xu hướng chuyển dịch từ trồng lúa sang trồng cây ăn quả là do tính ổn định của loại hình này đem lại cho nông dân, giá vật tƣ nông nghiệp cho việc trồng lúa tăng cao hơn sao với trồng cây ăn quả, năng suất đƣợc cho là tăng đáng kể hơn so với trồng lúa, không cần nhiều diện tích nhƣ loại hình trồng lúa Đồng thời, cây ăn quả sẽ có tính chống chịu với thay đổi bất thường từ môi trường, có tính thích nghi cao với BĐKH nhưng xét về lợi ích kinh tế mang lại từ trồng cây ăn quả vẫn cao dễ dàng đáp ứng với các nhu cầu thay đổi của cơ chế thị trường, ứng phó BĐKH

Mô hình chăn nuôi gia súc có sự biến động lớn và thấp nhất trong khảo sát về thu nhập của các hộ dân bởi vì cơ chế thị trường và chi phí đầu tư vào mô hình cao nên các hộ dân thường chuyển đổi cơ cấu, chuyển sang làm công việc khác nhằm tạo ra nguồn thu nhập ổn định hơn Ngoài ra, phần lớn các hộ dân sinh sống bằng nghề buôn bán, công viên chức và còn một số thực hiện các công việc khác để duy trì mức sổng ổn định cho hộ gia đình.

CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN NHẬN THỨC QUAN ĐIỂM CỦA NGƯỜI DÂN

4.2.1 Mức độ tiếp cận thông tin về BĐKH của người dân

BĐKH đã và đang gây ra các thách thức an ninh phi truyền thống trên phạm vi quốc gia, khu vực và toàn cầu Thực trạng này đòi hỏi sự vào cuộc của cộng đồng mà mỗi người dân là một nhân tố tích cực tham gia ứng phó BĐKH Kết quả điều tra, phỏng vấn năm 2024 đa số người dân được tham gia đã nghe nói về BĐKH, và cho rằng các biểu hiện của BĐKH gây ảnh hưởng đến sinh kế của cộng đồng người dân nơi đây Các kênh thông tin mà người dân có thể tiếp cận thông tin bao gồm điện thoại thông minh, tivi, sách báo, sinh hoạt ở nhà văn hóa, công tác tuyên truyền của các tổ chức, đoàn thể chính trị - xã hội ở địa phương hoặc qua phương thức truyền miệng thông qua hàng xóm, bạn bè, người thân Điều này cho thấy thời gian qua đã có nhiều nỗ lực trong việc chuyển từ ít quan tâm đến quan tâm; từ chƣa hiểu biết sang hiểu biết; từ nhận thức chƣa đầy đủ, không đúng đến nhận thức đầy đủ, đúng cho mọi tầng lớp nhân dân về BĐKH Nhận thức, hành vi, trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, doanh nghiệp, người dân về BĐKH có nhiều chuyển biến tích cực Tính chủ động, năng lực ứng phó, thích ứng của chính quyền, doanh nghiệp, người dân được nâng lên

Công tác tuyên truyền Khả năng tiếp cận và cập nhật thông tin của người dân đối với đời sống sản xuất, vai trò của các tổ chức, chính trị xã hội và việc tham gia của các hội, nhóm và các mối quan hệ xã hội khác Kết quả khảo sát đƣợc thể hiện qua Hình 4.2

Nguồn: Kết quả điều tra phỏng vấn, 2024

Hình 4.2 Mức độ tiếp cận thông tin của người dân Ðể tạo sự chuyển biến về nhận thức, nâng cao ý thức ứng phó BÐKH của cộng đồng, thời gian qua, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành có liên quan, chính quyền các địa phương trong việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách về ứng phó với BÐKH; vai trò của các cơ quan quản lý nhà nước trong hoạch định chiến lược, chính sách và tổ chức thực hiện chính sách về thích ứng với BÐKH

Qua kết quả khảo sát cho thấy công tác tập huấn, tuyên truyền của chính quyền đƣợc tổ chức và diễn ra hàng năm khá đều đặn nhƣng vẫn còn một số nơi ít đƣợc tuyên truyền và các hộ gia đình còn chƣa đƣợc tiếp cận đến tình hình ứng phó với biến đổi khí hậu Nhằm nâng cao được mức độ tiếp cận thông tin của người dân đối với công tác ứng phó với biến đổi khí hậu thì cần tổ chức tuyên truyền rộng rãi qua các phương tiện như tivi, điện thoại thông minh, vì đây được xem là những vật chất thiết yếu của con người trong cuộc sống hằng ngày nên mọi người có thể dễ dàng tiếp cận các thông tin một cách nhanh chóng, chính xác và đầy đủ nhất nhằm có thể cải thiện đƣợc mức tiếp cận thông tin của các hộ dân để nâng cao năng lực ứng phó biến đổi khí hậu

4.2.2 Ảnh hưởng của các vấn đề môi trường/thiên tai đối với mùa vụ tại địa phương

Tỉnh An Giang nằm ở đầu nguồn ĐBSCL Nơi đây đƣợc xem là khu vực đặc biệt nhạy cảm, dễ tổn thương trước tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH) và nước biển dâng Tình hình BĐKH trên địa bàn tỉnh qua một số biểu hiện nhƣ: nhiệt độ tăng cao, số lượng và chất lượng nguồn nước suy giảm, thiếu nước mùa khô, mưa lớn gây ngập lụt, sạt lở, ngập úng đô thị…

Theo dự báo của Đài Khí tƣợng Thủy văn An Giang về việc nhận định tình hình thiên tai năm 2023 hết sức phức tạp, nhiều loại thiên tai có thể xảy ra ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống và sản xuất của người dân

Thực tế cho thấy năm 2023, trên địa bàn huyện Châu Phú xảy ra cũng nhƣ chịu ảnh hưởng nhiều cơn bão, lốc xoáy, sạt lở tiếp tục xảy ra ở nhiều địa phương với mức độ và tầng suất ngày một nhiều và xu hướng ngày càng nghiêm trọng hơn Đỉnh lũ cao nhất trong năm xuất hiện vào khoảng cuối tháng 10 và đầu tháng 11, diễn biến lũ khá là bất thường (những tháng đầu năm hạn, đến cuối tháng 6 mưa, bão, giông lốc, áp thấp nhiệt đới nhiều và cuối tháng 8 đầu tháng 9 lũ lên có xu hướng tăng dần nhưng không cao) Đỉnh lũ năm 2023 trên sông Hậu tại Châu Đốc và trên sông Tiền tại Tân Châu ở mức từ báo động 1 đến báo động 2, nhƣng thấp hơn đỉnh lũ trung bình nhiều năm từ 0,2-0,4m và trong những tháng cuối năm tình hình thiên tai còn diễn biến phức tạp như: ảnh hưởng lũ, áp thấp nhiệt đới, giông, lốc, sét sạt lở đất, cần chủ động phòng, ngừa nhằm giảm thiểu thiệt hại thấp nhất có thể xảy ra trong sản xuất nông nghiệp và đời sống của người dân

Theo báo cáo năm 2023 của Ban Chỉ huy ứng phó với BĐKH - Phòng chống thiên tai và phòng thủ dân sự huyện Châu Phú: trong năm địa phươn đã xảy ra 22 điểm sạt lở với chiều dài 587m, ƣớc thiệt hại khoảng 7.474 triệu đồng, tập trung ở các xã: Bình Chánh, Khánh Hòa, Bình Phú, Đào Hữu Cảnh, Bình Mỹ, Mỹ Đức, Bình Long, Ô Long Vĩ, Mỹ Phú, Bình Thủy, Cái Dầu

Tình hình mưa giông đã ảnh hưởng 09 căn nhà, ước thiệt hại trên 150 triệu đồng Tập trung ở các xã Mỹ Phú, Ô Long Vĩ, Bình Chánh Việc hỗ trợ, di dời người dân phòng tránh thiên tai được huyện thực hiện kịp thời, người dân trở lại đời sống bình thường

Qua đó ảnh hưởng lớn đến tình hình sản xuất nông nghiệp của người dân Báo cáo của 2023 Ban Chỉ huy ứng phó với BĐKH - Phòng chống thiên tai và phòng thủ dân sự huyện Châu Phú thống kê tổng diện tích lúa bị thiệt hại trong năm 2023 là 431,42 ha/165 hộ Ƣớc tổng giá trị thiệt hại là 9.484.440.000 đồng

Năm 2024 tình hình thiên tai vẫn đang có chiều hướng gia tăng Riêng 6 tháng đầu năm đã xảy ra 11 điểm sạt lở: với chiều dài 321m Tập trung ở các xã: Đào Hữu Cảnh, Bình Mỹ, Thạnh Mỹ Tây, Thị trấn Cái Dầu và Vĩnh Thạnh Trung Tình hình mưa giông, lốc xoáy làm ảnh hưởng 58 căn nhà và 01 nhà xưởng lò gạch Đại điểm xảy ra ở các xã: Mỹ Phú, Bình Thủy, Khánh Hòa, Mỹ Đức, Bình Phú, Bình Mỹ, Vĩnh Thạnh Trung (Báo cáo 6 tháng đầu năm của Ban Chỉ huy ứng phó với BĐKH

- Phòng chống thiên tai và phòng thủ dân sự huyện Châu Phú)

Thiên tai và BĐKH luôn đƣợc xem là những vấn đề phức tạp, vừa mang tính cấp bách trước mắt, vừa mang tính lâu dài, tác động tới tất cả vùng miền, các lĩnh vực, từ tự nhiên đến kinh tế - xã hội trên phạm vi toàn cầu và tiến trình phát triển bền vững của nhiều quốc gia Tùy vào điều kiện của từng vùng chịu tác động của các yếu tố khác nhau, những ngành nghề lĩnh vực có mức độ phơi bày và độ nhạy cảm cao với thiên nhiên và các hiện tượng khí hậu cực đoan sẽ chịu ảnh hưởng nhiều nhất Đặc biệt với sản xuất nông nghiệp sẽ phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện thời tiết, khí hậu Khi nhiệt độ, tính biến động và dị thường của thời tiết và khí hậu tăng, gây ra các thảm họa thiên tai, sẽ ảnh hưởng rất lớn tới sản xuất nông nghiệp Tình trạng ngập mặn, mƣa bão, ngập lụt trái mùa, sạt lở đất, hạn hán, nắng nóng kéo dài, thay đổi môi trường nước,… không chỉ làm thu hẹp diện tích và làm giảm chất lượng đất và nước canh tác nông nghiệp mà còn làm gia tăng dịch bệnh, dịch hại trong nông nghiệp; từ đó sẽ ảnh hưởng đến sự phân bổ của cây trồng, rau màu, vật nuôi, làm giảm năng suất nông sản Vì vậy, điều này sẽ đặt ra những thách thức, đe dọa đến đời sống của nông dân Kết quả khảo sát đƣợc thể hiện qua hình 4.3

Nguồn: Kết quả điều tra phỏng vấn, 2024

Hình 4.3 Ảnh hưởng của BĐKH đến hộ gia đình tại địa phương

Qua kết quả khảo sát cho thấy phần lớn các hộ gia đình đều nhận thức các vấn đề ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu đều có những tác động tiêu cực đến đời sống và hoạt động sản xuất, kinh doanh Do ở cùng một vùng nhƣng sẽ có những khu vực chịu ảnh hưởng khác nhau, mà người dân sẽ có cảm nhận về mức độ ảnh hưởng của tình hình này một cách trực quan nhất, trình độ học vấn cũng cung cấp một lƣợng kiến thức ít nhiều để áp dụng vào thực tế, tăng sự hiểu biết những yếu tố hay mức độ ảnh hưởng cho sản xuất, tiếp cận thông tin cũng là một trong những cách thức để hiểu rõ hơn vấn đề này, nếu nhƣ mức độ không nghiêm trọng cũng là điều đáng mừng cho tình hình sản xuất của những nông hộ tại vùng này

4.2.3 Các yếu tố tác động đến thay đổi sinh kế thích ứng BĐKH

BĐKH là một mối đe dọa lớn về môi trường và kinh tế xã hội Địa điểm nghiên cứu cũng là một trong những vùng chịu ảnh hưởng tương đối của biến đổi khí hậu và các hiện tƣợng thời tiết khắc nghiệt, do đó hiểu rõ hơn về từng vùng là rất quan trọng để thích ứng Điều quan trọng là phải xây dựng và lựa chọn các chiến lƣợc thích ứng sinh kế phù hợp để giảm thiểu tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, vì vậy công việc này nhằm xác định các yếu tố quyết định sinh kế của nông dân thông qua dữ liệu thứ cấp đƣợc xác định thông qua bảng câu hỏi và phỏng vấn

Nguồn: Kết quả điều tra phỏng vấn, 2024

Hình 4.4 Nguyên nhân thay đổi mô hình của hộ dân

Qua kết quả khảo sát cho thấy phần lớn người dân chịu ảnh hưởng của biến động thời tiết với các biểu hiện nắng nóng, nhiệt độ tăng, mƣa bão gây giông lốc ảnh hưởng đến tình hình sản xuất của nông hộ Do đây là điều kiện trực tiếp quyết định tính thích nghi của cây trồng, cũng là thước đo hiệu quả của mô hình sinh kế đang đƣợc áp dụng, các hiện tƣợng thời tiết ngày càng trở nên cực đoan đây sẽ là hiểm họa tự nhiên gây ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất nông nghiệp

ĐÁNH GIÁ Ý KIẾN CỦA NGƯỜI DÂN QUA PHIẾU KHẢO SÁT

Yếu tố về giới theo Asfw & Assefa (2004) nhìn chung, nam giới có xu hướng chấp nhận rủi ro, những người sẵn sàng áp dụng các phương pháp tiếp cận công nghệ mới và thích ứng hoặc thay đổi các hoạt động thích ứng Phụ nữ thường tập trung vào các hoạt động thích ứng truyền thống và khó có thể chấp nhận rủi ro

Nguồn: Kết quả điều tra phỏng vấn, 2024

Hình 4.6 Giới tính của hộ gia đình

Qua kết quả nghiên cứu cho thấy nam giới chiếm 60% và nữ giới chiếm 40% Phụ nữ thường gặp nhiều khó khăn hơn trong quá trình sản xuất, những định kiến xa xưa về phụ nữ làm cho việc tiếp cận nguồn lực như đất đai, phương tiện trong sản xuất nông nghiệp Ngoài ra, các yếu tố truyền thống và văn hóa nhƣ định kiến giới, bất bình đẳng và phân biệt đối xử cũng khiến phụ nữ không chủ động hoặc không thể thay đổi các mô hình sản xuất cho phù hợp Đồng thời, đối với chủ hộ là nam giới trong địa bàn nghiên cứu chiếm ƣu thế là do họ kế thừa truyền thống sản xuất lâu đời, bản thân họ có đầy đủ các yếu tố nhƣ sức khỏe, kinh nghiệm sản xuất từ đó tiếp cận với các phương thức sản xuất mới nhanh chóng và hiệu quả hơn so với phụ nữ vì cơ bản phụ nữ phải dành thời gian để tìm tòi để học hỏi kinh nghiệm sản xuất trong khi đó phụ nữ còn có chức năng quan trọng là chăm sóc gia đình nếu phụ nữ đảm đương luôn nhiệm vụ lao động sản xuất sẽ gây mất bình đẳng giới

Yếu tố về trình độ học vấn theo nghiên cứu của (Uddin và nnk., 2014) cho rằng những người có học vấn cao họ ham học hỏi, tìm tòi và dễ dàng lường trước đƣợc sự thay đổi để đƣa ra chiến lƣợc thích ứng

Nguồn: Kết quả điều tra phỏng vấn, 2024

Hình 4.7 Trình độ học vấn của người dân

Qua kết quả điều tra về tỉ lệ về trình độ học vấn của nguồn vốn nhân lực từ đánh giá các nguồn vốn sinh kế cho thấy phần lớn hộ dân trên địa bàn có trình độ học vấn ở bậc THPT qua đó cho thấy đây là ƣu điểm rất lớn trong việc truyền tải và tiếp nhận thông tin bởi vì có thể phần lớn các thông tin, tài liệu nếu không thông qua các hoạt động tuyên truyền, vận động thì hầu nhƣ các nội dung đều chứa các thuật ngữ chuyên ngành điều này đối với bản thân người truyền tải cũng chưa chắc có khả năng hiểu đầy đủ ý nghĩa của nó Trình độ học vấn có thể đƣa ra đƣợc các chiến lƣợc thích ứng về công nghệ, kỹ thuật từ đó quá trình định hình cũng nhƣ cụ thể hoá mô hình sinh kế đƣợc cụ thể hơn

Mỗi dân tộc khác nhau sẽ có thể có những nét văn hóa bản sắc riêng nên quá trình khảo sát về các dân tộc là một trong những việc quan trọng nhằm đánh giá đƣợc mức độ thích ứng với BĐKH của mỗi dân tộc trong cộng đồng, kết quả khảo sát đƣợc thể hiện qua Hình 4.8

Nguồn: Kết quả điều tra phỏng vấn, 2023

Hình 4.8 Khảo sát các dân tộc trong cộng đồng

Qua kết quả khảo sát cho thấy rằng mỗi dân tộc khác nhau đều có nhiều vai trò quan trọng trong xã hội, góp phần nâng cao bản sắc văn hóa dân tộc Quá trình khảo sát 4 dân tộc Khmer, Hoa, Kinh, Chăm nhằm đánh giá đƣợc mức độ nhận thức về thích ứng với BĐKH của đại diện 4 dân tộc nhằm hiểu rõ hơn về mức độ thích ứng đối với mỗi phong tục, tập quán khác nhau, từ đó có thể xây dựng các chương trình phát triển, quản lý và nâng cao năng lực cho người dân thuộc các dân tộc.

ĐÁNH GIÁ TỔN THƯƠNG VỀ SINH KẾ LVI (LIVELIHOOD VULNERABILITY) CỦA CÁC CỘNG ĐỒNG DO TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở HUYỆN CHÂU PHÚ, TỈNH AN GIANG

Mức độ dễ bị tổn thương về sinh kế LVI của huyện Châu Phú, tỉnh An Giang đƣợc thể hiện ở Bảng 4.1 và Hình 4.9

Bảng 4.1 Giá trị các yếu tố phụ, yếu tố chính của chỉ số LVI tại cộng đồng ở huyện Châu Phú, tỉnh An Giang

Chỉ số LVI Các yếu tố chính

Nhiệt độ 0,09 0,1 0,04 0,29 Biến số của BĐKH

Lũ lụt 0,56 0,29 0,46 0,6 Yếu tố thiên tai 0,56 0,29 0,46 0,6

Bệnh do nấm, virus, vi khuẩn 0,4 0,8 0,83 0,4 Sâu bệnh, dịch bệnh 0,4 0,8 0,83 0,4 Bệnh do côn trùng 0,4 0,8 0,83 0,4

Lớp hoặc cấp đã học 0,58 0,25 0,43 0,57 Trình độ học vấn 0,58 0,25 0,43 0,57 Lao động 0,32 0,34 0,27 0,23 Lao động 0,32 0,34 0,27 0,23 Giới tính 0,51 0,48 0,75 0,42 Đặc điểm nhân khẩu học

0,66 0,64 0,8 0,58 Nhân khẩu 0,82 0,8 0,85 0,75 Đất sử dụng 0,3 0,65 0,51 0,62 Sử dụng đất đai 0,3 0,65 0,51 0,62 Tham gia tổ chức xã hội 0,67 0,26 0,17 0,2 Mạng lưới hỗ trợ

Quyền tiếp cận tài nguyên 0,1 0,02 0,03 0,24

Diện tích đất canh tác 0,3 0,65 0,51 0,62 Quy mô, số lƣợng, chất lƣợng đất và nước

0,45 0,61 0,55 0,69 Các sáng kiến thích ứng

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu, 2024

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu, 2024

Hình 4.9 Biểu đồ hình nhện so sánh chỉ số tổn thương của các thành phần sinh kế với BĐKH của các cộng đồng huyện Châu Phú, tỉnh An Giang

Hình 4.9 cho thấy rằng mặc dù sự khác biệt không lớn nhƣng nhìn chung xã Khánh Hòa là dễ bị tổn thương so với 3 cộng đồng còn lại và TT Cái Dầu là cộng đồng có mức dễ bị tổn thương thấp nhất (LVI: 0,42 của xã Bình Mỹ; LVI: 0,4 của

TT Cái Dầu; 0,41 của xã Mỹ Đức và LVI: 0,44 của xã Khánh Hòa) Sự khác biệt này chủ yếu ở các yếu tố đặc điểm nhân khẩu học, sử dụng đất đai và các yếu tố biến đổi khí hậu

Qua đó cho thấy để giảm thiểu dễ bị tổn thương do BĐKH đối với 4 cộng đồng TT Cái Dầu, xã Khánh Hòa, xã Mỹ Đức và xã Bình Mỹ thuộc huyện Châu Phú, tỉnh An Giang thì cần phải có những biện pháp can thiệp cải thiện về chiến lược sinh kế và có những biện pháp hạn chế sự ảnh hưởng của thiên tai đến các hộ dân Có thể thấy rõ, tính dễ bị tổn thương về chiến lược sinh kế cao do cả bốn cộng đồng này đều sống chủ yếu phụ thuộc vào nông nghiệp Các thông tin thu thập cho thấy nhiều hộ có con cái đi làm ăn xa nhƣng chiếm tỉ lệ nhỏ trong tổng số thành viên trong gia đình

Cải thiện về sức khỏe của 4 cộng đồng trên là một vấn đề quan trọng trong việc giảm tỉ lệ người mắc bệnh và khi các hiện tượng cực đoan do biến đổi khí hậu cũng ít ảnh hưởng đến những đối tượng như người già và trẻ em,…Việc tăng cường chất lượng y tế là một trong những giải pháp hiệu quả nhằm giảm những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với sức khỏe của nhóm cộng đồng bị ảnh hưởng và tăng cường tính chống chịu với thời tiết cực đoan Các chỉ tiêu về trình độ học vấn, giới tính, số nhân khẩu, diện tích đất canh tác, hỗ trợ của chính quyền địa phương là một trong các chỉ tiêu góp phần làm tăng tính tổn thương nên để giảm tính dễ tổn thương thì quá trình hỗ trợ của chính quyền địa phương thông qua các chính sách hỗ trợ sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc giảm tổn thương.

ĐÁNH GIÁ TỔN THƯƠNG VỀ SINH KẾ THEO IPCC (LVI-IPCC) CỦA CÁC CỘNG ĐỒNG DO TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở HUYỆN CHÂU PHÚ, TỈNH AN GIANG

Mức độ dễ bị tổn thương về sinh kế theo IPCC của huyện Châu Phú, tỉnh An Giang đƣợc thể hiện ở Bảng 4.2 và Hình 4.10 Kết quả cho thấy TT Cái Dầu ít bị tổn thương nhất so với 3 cộng đồng còn lại (LVI-IPCC = -0,17), xã Khánh Hòa là cộng đồng có mức dễ bị tổn thương hơn so với 3 cộng đồng còn lại (LVI-IPCC 0) Trong đó đánh giá tổn thương về sinh kế dựa vào độ phơi nhiễm (biến số của BĐKH, yếu tố thiên tai), độ nhạy (sâu bệnh, dịch bệnh) và năng lực thích ứng (trình độ học vấn, lao động, đặc điểm nhân khẩu học, sử dụng đất đai, mạng lưới hỗ trợ, bình đẳng xã hội và quy mô, số lượng, chất lượng đất và nước) Trong đó, các chỉ số không số sự khác biệt lớn đối với các nhân tố nhƣng nhân tố độ phơi nhiễm và độ nhạy của 2 cộng đồng là TT Cái Dầu và xã Khánh Hòa có chêch lệch cao

Bảng 4.2 Chỉ số tổn thương sinh kế của các thành phần theo IPCC (LVI-IPCC) của cộng đồng huyện Châu Phú, tỉnh An Giang

LVI-IPCC Độ phơi bày

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu, 2024 Chú thích: LVI-IPCC nằm trong thang từ - 1 (ít bị tổn thương nhất) đến 1 (bị tổn thương nhiều nhất)

Sự tác động của 3 nhân tố độ phơi nhiễm, độ nhạy và năng lực thích ứng đƣợc thể hiện qua tam giác tổn thương (Hình 4.10)

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu, 2024

Hình 4.10 Phân bố các yếu tố của LVI-IPCC

Từ (Hình 4.10) có thể cho thấy đƣợc độ nhạy đối với các tác động của biến đổi khí hậu tại cộng đồng địa phương khá cao hơn so với 2 nhân tố còn lại Tuy nhiên, kết quả tính toán cho thấy sự nhạy cảm của địa phương trước tác động của biến đổi khí hậu không cao Yếu tố nhạy cảm phản ánh rằng cộng đồng có nhiều yếu tố làm tăng mức độ dễ bị tổn thương trước biến đổi khí hậu Các yếu tố như tỷ lệ mù chữ cao, tỷ lệ hộ nghèo lớn và tỷ lệ trẻ em suy dinh dƣỡng đang ở mức đáng báo động Những yếu tố này làm tăng khả năng bị tổn thương khi các hiện tượng khí hậu cực đoan xảy ra Để giảm nhạy cảm, cần có các chương trình giáo dục, y tế và hỗ trợ kinh tế nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân

Chỉ số tiếp xúc của cộng đồng cũng ở mức cao, cho thấy rằng cộng đồng này thường xuyên phải đối mặt với các rủi ro khí hậu như bão, lũ lụt và hạn hán Tần suất và cường độ của những hiện tượng khí hậu này gây ra nhiều thiệt hại về tài sản và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh kế của người dân Việc tăng cường hệ thống cảnh báo sớm và xây dựng cơ sở hạ tầng kiên cố là những biện pháp cần thiết để giảm thiểu rủi ro từ các yếu tố tiếp xúc

Mặc dù chỉ số tiếp xúc và nhạy cảm cao, khả năng thích ứng của cộng đồng lại thấp Điều này cho thấy cộng đồng còn hạn chế trong việc ứng phó và thích nghi với biến đổi khí hậu Các yếu tố nhƣ thu nhập thấp, thiếu tiếp cận dịch vụ y tế và giáo dục kém đều góp phần vào khả năng thích nghi thấp Để nâng cao khả năng thích nghi, cần có sự hỗ trợ mạnh mẽ từ chính phủ và các tổ chức phi chính phủ trong việc cung cấp dịch vụ cơ bản, nâng cao thu nhập và đào tạo kỹ năng ứng phó với biến đổi khí hậu cho người dân.

XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ PHƠI BÀY VÀ THÍCH ỨNG CỦA NGƯỜI DÂN DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA BĐKH VÀ THIÊN TAI TẠI HUYỆN CHÂU PHÚ, TỈNH AN GIANG

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2019), tái cơ cấu nông nghiệp ĐBSCL đã diễn ra từ sau năm 2000 thông qua các chính sách khuyến khích đa dạng hóa cây trồng nhờ vào cơ hội thị trường được mở rộng Tuy nhiên, đến năm 2010, tái cơ cấu nông nghiệp mới đƣợc bắt đầu triển khai mạnh, cụ thể từ khi Quyết định số 899/QĐ-TTg được Thủ tướng Chính phủ thông qua ngày 10 tháng 6 năm 2013 với trọng điểm là chuyển dần sang sản xuất chất lƣợng, bền vững, giá trị gia tăng cao, an toàn và thích ứng tốt hơn với BĐKH (Trang & Tú, 2022)

Bên cạnh đó, để phát triển nông nghiệp bền vững thích ứng với BĐKH theo tinh thần Nghị quyết số 120/NQ-CP, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 324/QĐ-TTg vào ngày 02 tháng 3 năm 2020 về Phê duyệt chương trình tổng thể phát triển nông nghiệp bền vững thích ứng với BĐKH vùng ĐBSCL đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 Theo Quyết định, mục tiêu đến năm 2030, diện tích canh tác lúa toàn vùng còn 1,6 triệu ha (giảm khoảng 300 nghìn ha, chuyển sang canh tác trái cây và nuôi trồng thủy sản) Diện tích gieo trồng lúa còn 3,1 triệu ha (giảm 1 triệu ha do giảm diện tích canh tác và giảm vụ); sản lƣợng lúa dự kiến còn 17,3 triệu tấn (giảm 6,3 triệu tấn) Đến cuối năm 2030, diện tích cây ăn trái đạt khoảng 650 nghìn ha (tăng thêm 150 nghìn ha), chủ yếu chuyển đổi từ các vùng đất lúa kém hiệu quả ở các khu vực bị xâm nhập mặn, khu vực có địa hình cao, các cù lao màu mỡ Tổng diện tích nuôi trồng thủy sản của khu vực đạt hơn 1,3 triệu ha, diện tích tăng nhờ vào đất lúa chuyển đổi và tăng diện tích luân canh với lúa và tôm rừng sinh thái (Trang & Tú, 2022)

Tính dễ tổn thương sinh kế giữa các cộng đồng dựa vào độ phơi bày (biến số của BĐKH, yếu tố thiên tai), độ nhạy (sâu bệnh, dịch bệnh) và năng lực thích ứng (trình độ học vấn, lao động, đặc điểm nhân khẩu học, sử dụng đất đai, mạng lưới hỗ trợ, bình đẳng xã hội và quy mô, số lượng, chất lượng đất và nước) Qua kết quả tại Hình 4 cho thấy Mỹ Đức và Cái Dầu là hai cộng đồng dễ bị ảnh hưởng sinh kế nhất Mỹ Đức bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi thiên tai và biến đổi khí hậu, với khả năng thích ứng yếu nhất (Độ phơi nhiễm: 0,25; Độ nhạy: 0,83; Năng lực thích ứng: 0,40) Cái Dầu thì ít tiếp xúc với rủi ro nhưng dễ bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi thiên tai xảy ra do năng lực thích ứng yếu độ nhạy cao (0,80) và năng lực thích ứng thấp (0,41) Cộng đồng đƣợc đánh giá có năng lực thích ứng cao nhất là Bình Mỹ và Khánh Hòa với Bình Mỹ khả năng quản lý và thích ứng tốt với rủi ro từ biến đổi khí hậu và thiên tai (Độ phơi nhiễm: 0,31; Độ nhạy: 0,40; Năng lực thích ứng: 0,45) và Khánh Hòa tiếp xúc nhiều với biến đổi khí hậu và thiên tai nhƣng có khả năng thích ứng tốt (Độ phơi nhiễm: 0,45; Độ nhạy: 0,40; Năng lực thích ứng: 0,45)

Mức độ phơi bày và năng lực thích ứng của người dân tại các cộng đồng tại huyện Châu Phú, tỉnh An Giang ở mức trung bình khi các cộng đồng cho thấy có khả năng ứng phó và thích nghi với biến đổi khí hậu ở mức tương đối tốt Các yếu tốt về lao động, thu thập, điều kiện kinh tế, yếu tố thiên hại, mức độ tiếp cận thông tin ở mức trung bình nên cần năng cao hơn về năng lực thích ứng thông qua các chương trình hỗ trợ đào tạo kỹ năng Đối với mức độ phơi bày được đánh giá ở mức độ trung bình do các hiện tƣợng cực đoan nhƣ bão, lũ lụt và hạn hán có nguy cơ gây nguy hiểm cao khi đối mặt với sự việc nhưng các hiện tượng này thường chỉ xuất hiện một vài đợt trong năm nên tần suất này không quá cao, chỉ gây thiệt hại ở mức trung bình nên cần năng cao việc cảnh báo để tránh những ảnh hưởng do thiên tai diễn ra.

CÁC CHÍNH SÁCH TRONG CÔNG TÁC ỨNG PHÓ BĐKH TẠI HUYỆN CHÂU PHÚ

Trong những năm qua, công tác phòng, chống, giảm nhẹ thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh An Giang nói chung và huyện Châu Phú nói riêng đã có những bước phát triển đáng kể, chuyển từ bị động ứng phó sang chủ động phòng ngừa

Chính quyền địa phương ngày càng chuyên nghiệp hơn trong công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, cơ chế, chính sách về phòng, chống thiên tai Tập huấn nâng cao kiến thức về phòng, chống thiên tai, tăng cường năng lực thực hiện công tác tuyên truyền, nhất là kỹ năng ứng phó khi xảy ra tình huống tránh bị động, bất ngờ nhằm chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống giảm thiệt hại

Qua đó, đã ban hành nhiều nghị quyết, kế hoạch và thực hiện nhiều dự án công trình, phi công trình để chủ động ứng phó và giảm tác động tiêu cực của BĐKH nhƣ: Đề xuất các cơ chế, chính sách liên quan đến công tác phòng, chống thiên tai, khắc phục hậu quả thiên tai, đặc biệt là cơ chế, chính sách hỗ trợ di dời dân cƣ khỏi khu vực sạt lở, chính sách liên quan đến công tác huy động nguồn lực xã hội hóa từ doanh nghiệp, cộng đồng dân cƣ tham gia đầu tƣ cho công tác phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai, nhƣ: cụm tuyến dân cƣ phòng chống thiên tai, công trình giảm thiểu tác động thiên tai, Các giải pháp công trình đã thực hiện nhƣ: xây dựng các cụm, tuyến dân cư, sắp xếp, từng bước di dời nhà ở ven sông, kênh, rạch vào các cụm, tuyến tái định cƣ; xây dựng, cải tạo tuyến kè bảo vệ bờ sông,

Chú trọng thực hiện các giải pháp phi công trình, nhƣ: Hoàn thiện bộ máy, thể chế và năng lực ứng phó với BĐKH (kiện toàn Ban Chỉ huy Ứng phó BĐKH - Phòng, chống thiên tai và Phòng thủ dân sự cấp huyện và xã), tăng cường nâng cao nhận thức các cấp chính quyền, cộng đồng về BĐKH; tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi cơ cấu cây trồng thích ứng với BĐKH…

Ngoài ra, tổ chức thực hiện tốt các chính sách liên quan đến công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai; quản lý, vận hành tốt các hoạt động thu, chi Quỹ Phòng, chống thiên tai; hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất đối với các ảnh hưởng thiệt hại do thiên tai theo quy định; triển khai chính sách bảo hiểm rủi ro thiên tai, dịch vụ dự báo, theo dõi, giám sát, đánh giá tác động rủi ro thiên tai theo quy định

Bên cạnh đó, để triển khai hiệu quả công tác ứng phó với BĐKH và hạn chế mức độ tổn thương sinh kế đối với cộng đồng do tác động của BĐKH, huyện đã chủ trương chú trọng các giải pháp về tăng cường năng lực cộng đồng thích ứng BĐKH thông qua các mô hình sinh kế, chuyển đổi sản xuất nông nghiệp thích ứng, lồng ghép BĐKH và kế hoạch, quy hoạch, dự án để ứng phó BĐKH hiệu quả, đặc biệt cho đối tƣợng hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn và dễ tổn thương trong cộng đồng

Một trong những giải pháp mang lại hiệu quả là việc hình thành kênh tín dụng dành riêng cho người nghèo và các đối tượng dễ bị tổn thương trong xã hội, thông qua tín dụng Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH)

Tín dụng chính sách xã hội đƣợc thiết kế thành hệ thống chính sách đồng bộ, hỗ trợ đa chiều, giúp giải quyết những vấn đề căn bản, thiết yếu trong cuộc sống của người nghèo, đối tượng chính sách khác; hạn chế, đẩy lùi nạn cho vay nặng lãi; góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội theo định hướng của Đảng, Nhà nước, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ tại vùng nghèo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; góp phần thu hẹp khoảng cách giữa các vùng trong cả nước và thực hiện thành công Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, bảo đảm an sinh xã hội, ổn định trật tự, an toàn xã hội, an ninh quốc phòng; tăng cường, củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước

Thông qua triển khai tín dụng chính sách xã hội, với các nguồn: Nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn; giải quyết việc làm cho lao động nông thôn; nhà ở xã hội đã kịp thời giải quyết những vướng mắc, khó khăn trong hoạt động sinh kế của người dân đặc biệt ở khu vực nông thôn, đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa

Cùng với đó, những chính sách về công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại huyện Châu Phú đã đƣợc quán triệt, triển khai kịp thời và hiệu quả Huyện đã phối hợp với các cơ quan, đơn vị tổ chức các buổi tuyên truyền, tập huấn, đào tạo nghề nghiệp; tư vấn nâng cao nhận thức về nghề nghiệp, việc làm, để người dân nắm và hiểu đầy đủ các thông tin, làm cơ sở cho việc lựa chọn nghề cần học và có việc làm sau khi học nghề Bên cạnh đó, tổ chức các phiên giao dịch việc làm để tƣ vấn, đối thoại trực tiếp với người lao động; liên kết đào tạo đa dạng các ngành nghề, như: Trồng cây có múi, chăn nuôi bò, chăn nuôi ếch, kỹ thuật làm vườn, xây dựng dân dụng và may công nghiệp, các lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn đƣợc tổ chức rộng khắp các thôn, xóm Đặc biệt, mỗi năm, huyện tổ chức khóa đào tạo nghề cho khoảng 200 lao động người dân tộc thiểu số, hộ nghèo, hộ cận nghèo, số lao động học nghề phi nông nghiệp tăng dần qua các năm Qua đó, khai thác, phát huy tiềm năng, thế mạnh của địa phương; đa dạng hóa sinh kế, nâng cao đời sống cho người dân trên địa bàn, góp phần thực hiện tốt công tác xóa đói, giảm nghèo tại địa phương

Ngoài ra, huyện đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp thực hiện hiệu quả các mô hình hỗ trợ nhằm đa dạng hóa sinh kế, giúp tạo việc làm, sinh kế bền vững cho người dân tại địa phương Trong năm 2023, huyện đã thực hiện 6 dự án, chủ yếu là dự án nuôi bò thịt, hỗ trợ xe honda đầu tại các xã, thị trấn cùng sự tham gia của 89 hộ thuộc đối tƣợng hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo với tổng nguồn vốn giải ngân 2,1 tỷ đồng Các hộ gia đình tham gia dự án đƣợc hỗ trợ 25.000.000 đ/hộ đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo và 20.000.000 đồng/hộ đối với hộ mới thoát nghèo

Tỷ lệ thu hồi 20% mức hỗ trợ, cụ thể: Hộ cận nghèo thu hồi 5.000.000 đồng/hộ; Hộ mới thoát nghèo thu hồi 4.000.000 đồng/hộ Bên cạnh đó, đƣợc tập huấn, chuyển giao khoa học, kỹ thuật, dạy nghề, hướng nghiệp, tạo việc làm… Đồng thời, được sự tƣ vấn, hỗ trợ của cán bộ chuyên môn iểm tra, giám sát việc thực hiện dự án để đánh giá tiến độ, chất lƣợng của dự án Thời gian 6 tháng đầu năm 2024, ngoài các dự án của năm 2023 dự kiến hỗ trợ thêm các dự án nuôi ếch, may công nghiệp Việc triển khai thực hiện các dự án, mô hình sinh kế đã mang lại nhiều kết quả tích cực, giúp cho người dân, đặc biệt là các đối tượng dễ bị tổn thương được tiếp cận các chính sách của Đảng và Nhà nước, thực hiện hiệu quả mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động và giảm nghèo bền vững ở địa phương, góp phần phát triển kinh tế gia đình, góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân từ đó hạn chế tình trạng dễ bị tổn thương của cộng đồng, nhất là trước tác động khó lường của tình hình BĐKH trên phạm vi toàn cầu.

ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU TÍNH TỔN THƯƠNG CỦA CỘNG ĐỒNG TRƯỚC TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Để ứng phó hiệu quả với thiên tai, một trong những giải pháp đƣợc Trung ương cũng như địa phương tập trung đẩy mạnh thời gian qua là tăng cường năng lực và sự tham gia của cộng đồng trong các hoạt động ứng phó với BĐKH Trong đó, chú trọng phát huy kinh nghiệm ứng phó tại chỗ và vai trò của chính quyền các cấp, các tổ chức quần chúng ở cơ sở

Cần chủ động nắm bắt thông tin về BĐKH và phòng tránh trước những tác động bất thường của thời tiết, khí hậu cực đoan gây ra

Người dân cần chủ động học hỏi, trau dồi kinh nghiệm trong hoạt động kinh tế, đồng thời mạnh dạng đƣa khoa học kĩ thuật tiên tiến vào trong sản xuất, tích cực tham gia các lớp bồi dƣỡng kiến thức, các lớp chuyển giao tiến bộ khoa học kĩ thuật canh tác Bên cạnh đó, hộ dân cần xây dựng kế hoạch chi tiêu hợp lý và tiết kiệm để tích lũy vốn Đời sống đƣợc cải thiện và nâng cao thì khả năng ứng phó với BĐKH càng tốt

Nguồn lợi thủy sản ngày càng cạn kiệt ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế gia đình, người dân cần chủ động đa dạng hóa sinh kế như chăn nuôi, làm thuê, trồng hoa màu thích hợp,… Để bảo vệ nguồn lợi thủy sản, cƣ dân cần đánh bắt hợp lý, không dùng xung điện và các phương pháp gây hại để đánh bắt thủy hải sản

Bên cạnh đó, người dân cần giữ gìn và bảo vệ môi trường sống của khu vực sinh sống: không thải rác, chất thải bừa bãi xuống sông, hồ; trồng nhiều cây xanh để chống sạt lở và giữ môi trường trong lành

4.8.2 Đối với chính quyền địa phương

Rà soát, bổ sung quy hoạch xây dựng ở những khu vực thường xuyên chịu ảnh hưởng bởi thiên tai; chú trọng công tác quy hoạch sử dụng đất một cách phù hợp, có tính đến các tác động của thiên tai; quy hoạch công trình thủy lợi Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, kỹ thuật và sửdụng vật liệu mới vào phục vụ công tác phòng chống và giảm nhẹ thiên tai

Thiết lập bộ tiêu chuẩn xây dựng phù hợp với từng vùng, địa phương nhằm giảm thiểu thiệt hại có thể gây ra do thiên tai Đảm bảo sự tuân thủ tiêu chuẩn xây dựng công trình theo đúng quy định nhà nước Phổ biến sổ tay hướng dẫn xây dựng nhà ở nhằm giảm thiểu thiệt hại có thể gây ra do thiên tai Xây dựng, bổ sung, hoàn thiện chính sách cho dân vay vốn với lãi suất thấp để kiên cố và cao tầng hóa nhà cửa

Nhằm phòng tránh và giảm nhẹ các thiệt hại do lũy lụt gây ra cần thực hiện các giải pháp nhƣ: Sửa chữa, nâng cấp, gia cố và xây dựng các công trình thuỷ lợi để điều tiết dòng chảy, tham gia cắt, giảm, phân lũ, hệ thống đê bao chống lũ, cống thoát nước và hệ thống tiêu thoát lũ

Tổ chức lực lƣợng tình nguyện viên tham gia trong công tác phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai Nâng cao ý thức doanh nghiệp, cộng đồng về bảo hiểm thiên tai, đảm bảo chính sách bảo hiểm thiên tai phù hợp Lập kế hoạch dự trữ hàng năm các nhu yếu phẩm thiết yếu như lương thực, chất đốt, thuốc y tế, hóa chất,… để ứng cứu, cứu trợ các địa bàn khi cần thiết Đa dạng hóa và chuyển đổi cơ cấu ngành nghề cho cộng đồng phù hợp với đặc điểm của từng vùng, từng địa phương Lồng ghép, điều chỉnh cơ cấu loại cây trồng, lịch mùa vụ, nhằm giảm thiểu thiệt hại do lũ lụt có thể gây ra

Hoàn thiện và xây dựng thêm các cụm tuyến dân cƣ tránh bão, vƣợt lũ, nhằm làm giảm ảnh hưởng của BĐKH đến đời sống của người dân

Tạo việc làm tại chỗ cho người lao động nghèo không có đất sản xuất, không có phương tiện đánh bắt nhằm giảm gánh nặng lao động phụ thuộc

Tạo điều kiện để người dân tiếp cận với nguồn vốn vay chính thức và các chương trình hỗ trợ từ các tổ chức phi chính phủ

Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến kiến thức và nâng cao ý thức về bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai nhằm chủ động khả năng phòng tránh và tăng khả năng thích ứng với BĐKH của người dân.

Ngày đăng: 25/09/2024, 14:36

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN