1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Địa lý tự nhiên: Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu lưu vực sông Kỳ Lộ đến sinh kế cộng đồng địa phương

128 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu lưu vực sông Kỳ Lộ đến sinh kế cộng đồng địa phương
Tác giả Nguyễn Thành Trung
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Đức Tôn
Trường học Trường Đại học Quy Nhơn
Chuyên ngành Địa lí tự nhiên
Thể loại Đề án thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Bình Định
Định dạng
Số trang 128
Dung lượng 3,9 MB

Nội dung

Nội dung nghiên cứu - Tổng quan về biến đổi khí hậu và sinh kế cộng đồng dân cư; - Cơ sở lý luận và phương pháp đánh giá tính dễ bị tổn thương sinh kế do tác động của BĐKH.. Phương pháp

Trang 1

NGUYỄN THÀNH TRUNG

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

LƯU VỰC SÔNG KỲ LỘ ĐẾN SINH KẾ CỘNG ĐỒNG ĐỊA PHƯƠNG

ĐỀ ÁN THẠC SĨ ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN

Người hướng dẫn: TS Nguyễn Đức Tôn

Bình Định, năm 2023

Trang 2

NGUYỄN THÀNH TRUNG

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

LƯU VỰC SÔNG KỲ LỘ ĐẾN SINH KẾ CỘNG ĐỒNG ĐỊA PHƯƠNG

Chuyên ngành: Địa lí tự nhiên

Mã số: 8440217

Người hướng dẫn: TS Nguyễn Đức Tôn

Bình Định, năm 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi là Nguyễn Thành Trung, tôi xin cam đoan đề án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi Những nội dung trong đề án này là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Qua quá trình làm Đề án thạc sĩ, tôi đã nhận rất nhiều sự giúp đỡ, động viên của quý thầy cô giáo, bạn bè và những người thân

Đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến

TS Nguyễn Đức Tôn là người thầy đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi tận

tình trong suốt quá trình nghiên cứu, hoàn thành đề án

Xin chân thành cảm ơn đến tất cả quý thầy, cô giáo trong Khoa Khoa học

Tự nhiên, đặc biệt là quý thầy, cô giáo thuộc Bộ môn Địa lý - Quản lý Tài nguyên môi trường đã động viên, chỉ dẫn, đóng góp ý kiến và tạo những điều kiện thuận lợi nhất để tôi hoàn thành đề án

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến các cơ quan ban ngành của tỉnh Phú Yên, của huyện Tuy An và các xã An Thạch, An Nghiệp, An Dân, An Hoà Hải, An Ninh Tây, An Ninh Đông, An Cư và An Định, Chí Thạnh, An Xuân, An Lĩnh, An Hiệp đã giúp đỡ nhiệt tình trong việc cung cấp tư liệu, số liệu

Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn với những tình cảm và sự động viên tốt nhất về vật chất và tinh thần mà gia đình, người thân đã ủng hộ trong suốt quá trình nghiên cứu của mình

Bình Định, tháng 11 năm 2023

Học viên

Nguyễn Thành Trung

Trang 5

MỤC LỤC

Trang

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU

DANH MỤC HÌNH ẢNH

MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

3.1 Đối tượng 3

3.2 Phạm vi nghiên cứu 3

4 Nội dung nghiên cứu 3

6 Phương pháp nghiên cứu 5

6.1 Phương pháp thu nhập, xử lí tài liệu 5

6.2 Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp 5

6.3 Phương pháp khảo sát, thực địa 6

6.4 Phương pháp điều tra 6

6.5 Phương pháp bản đồ và GIS 6

7 Cấu trúc của đề tài 7

NỘI DUNG 8

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TÍNH DỄ BỊ TỔN THƯƠNG SINH KẾ DO TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 8

1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu 8

1.1.1 Về biến đổi khí hậu 8

1.1.2 Về sinh kế 10

1.1.3 Về đánh giá tính dễ bị tổn thương sinh kế do biến đổi khí hậu 12

1.2 Cơ sở lí luận 16

Trang 6

1.2.1 Biến đổi khí hậu 16

1.2.2 Sinh kế 19

1.2.3 Tính dễ bị tổn thương sinh kế do tác động của biến đổi khí hậu 22

1.2.4 Lưu vực sông 25

1.3 Phương pháp đánh giá tính dễ bị tổn thương sinh kế do tác động của biến đổi khí hậu 26

1.3.1 Cơ sở tiếp cận nghiên cứu 26

1.3.2 Phương pháp đánh giá tính dễ bị tổn thương sinh kế do BĐKH 27

CHƯƠNG 2 BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở LƯU VỰC SÔNG KỲ LỘ GIAI ĐOẠN 1986 – 2022 30

2.1 Khái quát chung về lưu vực sông Kỳ Lộ 30

2.2 Khái quát về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội lưu vực sông Kỳ Lộ (huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên) 33

2.2.1 Giới hạn LVS Kỳ Lộ (huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên) 33

2.2.2 Điều kiện tự nhiên 34

2.2.3 Điều kiện kinh tế - xã hội 49

2.3 Biến đổi khí hậu ở lưu vực sông Kỳ Lộ (huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên) 52

2.3.1 Xu hướng biến đổi nhiệt độ và số ngày nắng nóng 52

2.3.2 Xu hướng biến thiên lượng mưa 58

2.3.3 Xu hướng biến thiên độ ẩm 63

2.3.4 Xu hướng nước biển dâng 65

2.3.5 Các hiện tượng thời tiết cực đoan 65

CHƯƠNG 3 ĐÁNH GIÁ TÍNH DỄ BỊ TỔN THƯƠNG SINH KẾ CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ Ở LVS KỲ LỘ (HUYỆN TUY AN, TỈNH PHÚ YÊN) DO TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP THÍCH ỨNG 71

3.1 Đánh giá tính dễ bị tổn thương sinh kế cộng đồng dân cư ở LVS Kỳ Lộ (huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên) do tác động của BĐKH 71

Trang 7

3.1.1 Khái quát thực trạng sinh kế của cộng đồng dân cư ở lưu vực sông Kỳ

Lộ (huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên) 71 3.2 Đánh giá tính dễ bị tổn thương sinh kế do biến đổi khí hậu ở lưu vực sông

Kỳ Lộ (huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên) 80 3.2.1 Chỉ số tổn thương sinh kế của cộng đồng dân cư LVS Kỳ Lộ (LVI) 82 3.2.2 Chỉ số tổn thương sinh kế theo Ủy ban Liên minh chính phủ về BĐKH của cộng đồng dân cư ở LVS Kỳ Lộ (LVI – IPCC) 97 3.3 Đề xuất giải pháp phát triển sinh kế người dân thích ứng với biến đổi khí hậu ở lưu vực sông Kỳ Lộ (huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên) 101 3.3.1 Căn cứ đề xuất giải pháp 101 3.3.2 Giải pháp phát triển sinh kế người dân thích ứng biến đổi khí hậu ở lưu vực sông Kỳ Lộ (huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên) 102

KẾT LUẬN 106 TÀI LIỆU THAM KHẢO 108 PHỤ LỤC

Trang 8

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

1 BĐKH Biến đổi khí hậu

2 CN-XD Công nghiệp – xây dựng

9 N-L-NN Nông – Lâm – Ngư nghiệp

11 NN & PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn

Trang 9

DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU

1 Bảng 2 1 Đặc trưng hình thái sông 31

2 Bảng 2 2 Nhiệt độ trung bình năm tại trạm đo Sơn Hoà và trạm đo Tuy Hoà giai đoạn 1986-2022 (°C) 52

3 Bảng 2 3 Giá trị nhiệt độ max, nhiệt độ min và số ngày nắng nóng tại trạm

đo Sơn Hoà và trạm đo Tuy Hoà giai đoạn 1986 – 2022 (°C) 54

4 Bảng 2 4 Tổng lượng mưa hàng năm tại trạm đo Sơn Hoà và trạm đo Tuy Hoà giai đoạn 1986 – 2022 (mm) 58

5 Bảng 2 5 Độ ẩm trung bình năm tại trạm đo Sơn Hoà và trạm đo Tuy Hoà giai đoạn 1986-2022 (%) 63

6 Bảng 2 6 Thống kê các cơn bão, ATNĐ ảnh hưởng đến Phú Yên giai đoạn 1986-2022 66

7 Bảng 3 1 Xây dựng chỉ số chính và chỉ số phụ đánh giá tính dễ bị tổn thương đối với sinh kế cộng đồng dân cư địa phương LVS Kỳ Lộ (LVI) 82

8 Bảng 3 2 Giá trị chỉ số chính và các chỉ số phụ trong LVI ở LVS Kỳ Lộ 87

9 Bảng 3 3 Chỉ số tổn thương sinh kế của các thành phần theo Ủy ban Liên minh chính phủ về biến đổi khí hậu (LVI – IPCC) ở LVS Kỳ Lộ 97

Trang 10

DANH MỤC HÌNH ẢNH

1 Hình 1 1 Khung sinh kế bền vững của DFID [41] 21

2 Hình 2 1 Bản đồ vị trí LVS Kỳ Lộ trong lãnh thổ Việt Nam 30

3 Hình 2 2 Bản đồ khu vực nghiên cứu thuộc LSV Kỳ Lộ (huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên) 33

4 Hình 2 3 Bản đồ địa hình khu vực nghiên cứu thuộc LVS Kỳ Lộ 37

5 Hình 2 4 Bản đồ lớp thảm thực vật khu vực nghiên cứu thuộc LVS Kỳ Lộ 47

6 Hình 2 5 Biểu đồ nhiệt độ trung bình năm tại trạm đo Sơn Hoà giai đoạn 1986

Trang 11

16 Hình 3 1 Sơ đồ các chỉ số LVI và chỉ số LVI – IPCC khu vực nghiên cứu 81

17 Hình 3 2 Biểu đồ chỉ số LVI theo các thành phần của sinh kế người dân ở LVS Kỳ Lộ (huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên) 89

18 Hình 3 3 Biểu đồ Chỉ số thiên tai trong LVI các xã, thị trấn LVS Kỳ Lộ (huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên) 90

19 Hình 3 4 Biểu đồ Chỉ số hồ sơ nhân khẩu trong LVI các xã, thị trấn LVS Kỳ

Lộ (huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên) 91

20 Hình 3 5 Biểu đồ Chỉ số chiến lược sinh kế trong LVI các xã, thị trấn LVS

Kỳ Lộ (huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên) 92

21 Hình 3 6 Biểu đồ Chỉ số mạng lưới xã hội và tài chính trong LVI các xã, thị trấn LVS Kỳ Lộ (huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên) 92

22 Hình 3 7 Biểu đồ Chỉ số nguồn nước trong LVI các xã, thị trấn LVS Kỳ Lộ (huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên) 93

23 Hình 3 8 Biểu đồ Chỉ số lương thực, thực phẩm trong LVI các xã, thị trấn LVS Kỳ Lộ (huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên) 94

24 Hình 3 9 Biểu đồ Chỉ số y tế và CSSK trong LVI các xã, thị trấn LVS Kỳ Lộ (huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên) 95

25 Hình 3 10 Bản đồ phân bậc chỉ số LVI các xã, thị trấn LVS Kỳ Lộ (huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên) 97

26 Hình 3 11 Biểu đồ LVI các xã, thị trấn LVS Kỳ Lộ (huyện Tuy An) 97

27 Hình 3 12 Biểu đồ chỉ số LVI - IPCC LVS Kỳ Lộ (huyện Tuy An) 98

28 Hình 3 13 Chỉ số LVI - IPCC các xã, thị trấn LVS Kỳ Lộ (huyện Tuy An) 99

29 Hình 3 13 Bản đồ phân bậc chỉ số LVI – IPCC các xã, thị trấn LVS Kỳ Lộ (huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên) 100

Trang 12

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Biến đổi khí hậu (BĐKH) là một trong những vấn đề toàn cầu và luôn nhận được sự quan tâm đến từ nhiều quốc gia và lãnh thổ trên thế giới Các biểu hiện của BĐKH như sự thay đổi các yếu tố nhiệt, mưa, ẩm, nước biển dâng cùng với

đó là sự gia tăng cường độ, tần suất các hiện tượng thời tiết cực đoan là những thách thức lớn đối với hoạt động sản xuất và đời sống của người dân

Tại Hội nghị về BĐKH của Liên Hợp Quốc (COP26) Các nhà khoa học cho biết, tốc độ BĐKH đang xảy ra nhanh hơn 20 – 50 lần so với bất kỳ giai đoạn BĐKH nào trong lịch sử Trái đất Từ năm 2015, nhiệt độ toàn cầu đã ấm lên trung bình 1℃, làm gia tăng tần suất các đợt nắng nóng gây hạn hán và chết người, cũng như các cơn bão nhiệt đới Hiện có nhiều nước và vùng lãnh thổ dễ

bị tổn thương hơn và chống chọi yếu hơn trước tác động của BĐKH Theo Báo cáo về Chỉ số rủi ro khí hậu dài hạn 2019 của tổ chức Germanwatch, cho biết 10 quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của BĐKH gồm: Puerto Rico, Sri Lanka, Dominica, Nepal, Peru, Việt Nam, Madagasca, Sierra Leone, Bangladesh và Thái Lan Trong 40 năm qua, số lượng các cơn bão ở Việt Nam đã giảm xuống, nhưng cường độ lại tăng lên và phạm vi thiệt hại ngày càng mở rộng Theo kịch bản này, cường độ và khả năng khó lường của bão sẽ tăng lên, phạm vi thiệt hại tiếp tục mở rộng về phía Nam

Lưu vực sông (LVS) Kỳ Lộ được hình thành ở khu vực giáp ranh các tỉnh Gia Lai, Bình Định và Phú Yên (LVS phần lớn thuộc tỉnh Phú Yên) và bắt nguồn từ vùng núi La Hiên cao trên 1.000m, dòng sông chính chảy theo hướng đông nam qua huyện Đồng Xuân, huyện Tuy An (tỉnh Phú Yên) với chiều dài 76km và đổ ra của biển Tiên Châu, một phân lưu đổ vào Đầm Ô Loan

Cũng giống như các LVS khác ở miền Trung, LVS Kỳ Lộ có địa hình rất dốc, sông ngắn nên vào mùa mưa thời gian lũ lên nhanh, xuống nhanh, dòng chảy mạnh, độ ngập sâu lớn Ngoài ra, các đặc điểm về lớp phủ thực vật, thổ

Trang 13

nhưỡng, sự phân hoá lượng mưa rất mạnh theo không gian cùng cảnh quan nhân sinh quanh lưu vực cũng là gia tăng thêm mức độ nghiêm trọng của thiên tai Vùng hạ lưu sông Kỳ Lộ chủ yếu thuộc huyện Tuy An, chiều dài dòng sông chính chảy qua hơn 20 km, năm 2022 với quy mô dân số toàn huyện 113.647 người và sinh kế chính là nông nghiệp (trồng lúa, hoa màu và chăn nuôi gia súc)

và thuỷ sản (nuôi trồng và đánh bắt) Với đặc trưng của vùng hạ lưu sông, cùng tính phụ thuộc vào tự nhiên của sinh kế của người dân, hơn nữa ở vị trí đặc biệt với vùng biển phía đông, dưới tác động của BĐKH đã có những ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến đời sống vật chất và tinh thần người dân Dẫn chứng gần đây cho thấy mỗi năm có đến 2 đến 3 trận lũ lớn gây hậu quả nghiêm trọng, đặc biệt vào năm 2009, 2016, 2021 các trận mưa lớn đã gây ngập lụt lớn ở các xã ven sông Kỳ Lộ như An Dân, An Thạch, An Cư…, gây thiệt hại lớn về tài sản đối với sinh kế người dân Hệ quả tất yếu chính là ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ nâng cao chất lượng cuộc sống, giảm nghèo cho cộng đồng dân cư cùng quá trình phát triển kinh tế - xã hội địa phương Vậy tình hình BĐKH ở LVS Kỳ Lộ có biểu hiện như thế nào? Những tác động đến sinh kế người dân ra sao? Khả năng thích ứng của cộng đồng dân cư sinh sống ven sông là gì? Có những giải pháp nào để phát triển sinh kế người dân nhằm thích ứng với BĐKH tại địa phương?

Xuất phát từ thực tế trên, việc lựa chọn đề tài “Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu lưu vực sông Kỳ Lộ đến sinh kế cộng đồng địa phương” làm đề án

thạc sĩ có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc

2 Mục tiêu nghiên cứu

Xác lập cơ sở khoa học về tình hình biến đổi khí hậu, đánh giá tác động của BĐKH đến sinh kế và đề xuất giải pháp phát triển sinh kế cộng đồng địa phương thích ứng với BĐKH ở LVS Kỳ Lộ

Trang 14

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng

Đối tượng nghiên cứu của đề tài: BĐKH, sinh kế và tác động của BĐKH đến tính dễ bị tổn thương sinh kế cộng đồng dân cư

3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Nội dung: Đề tài phân tích tình hình BĐKH ở LVS Kỳ Lộ; đánh tác động

của BĐKH đến tính dễ bị tổn thương sinh kế của cộng đồng dân cư ở LVS Kỳ

Lộ Từ đó, đề xuất giải pháp phát triển sinh kế người dân thích ứng với BĐKH trên địa bàn

- Lãnh thổ: Đề tài nghiên cứu ở LVS Kỳ Lộ, đoạn chảy qua huyện Tuy An,

tỉnh Phú Yên Khu vực nghiên cứu được giới hạn trong phạm vi 11 xã và 1 thị trấn

- Thời gian: Các dữ liệu thống kê về BĐKH được thu thập trong giai đoạn

1986 – 2022, dữ liệu liên quan đến sinh kế cộng dân dân cư được thu thập từ năm 2015 – 2022 Khảo sát, điều tra thu thập dữ liệu vào năm 2023

4 Nội dung nghiên cứu

- Tổng quan về biến đổi khí hậu và sinh kế cộng đồng dân cư;

- Cơ sở lý luận và phương pháp đánh giá tính dễ bị tổn thương sinh kế do tác động của BĐKH

- Tình hình BĐKH ở LVS Kỳ Lộ (huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên) giai đoạn

Trang 15

Mọi sự vật hiện tượng địa lý đều tồn tại trong một không gian lãnh thổ với các mối liên hệ chặt chẽ giữa các đối tượng với nhau Lưu vực sông Kỳ Lộ được xem là một thể tổng hợp tương đối hoàn chỉnh cả về tự nhiên và kinh tế - xã hội (KT – XH), trong đó các yếu tố tự nhiên, KT – XH có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại lẫn nhau Đề tài vận dụng quan điểm này để phân tích, đánh giá mối quan hệ giữa biến đổi khí hậu có tác động đến sinh kế người dân, tìm ra những thuận lợi, khó khăn trong phát triển sinh kế địa phương và đặc trưng về mức độ tổn thương sinh kế nhằm đưa ra các nhận định phù hợp

5.2 Quan điểm hệ thống

Quan điểm này làm cơ sở trong việc nhìn nhận, phân tích, đánh giá sinh kế người dân theo một hệ thống, trình tự, vì bản thân sinh kế cũng như lãnh thổ nghiên cứu là một thể thống nhất, hoàn chỉnh Các thành phần trong hệ thống có mối quan hệ tương tác mật thiết với nhau và có quan hệ với hệ thống khác, chỉ cần sự thay đổi nhỏ của một phân hệ sẽ ảnh hưởng đến hoạt động chung của toàn

hệ thống Vì vậy, đề tài vận dụng quan điểm này để tiến hành nghiên cứu, tìm hiểu mối quan hệ qua lại, các tác động của các yếu tố trong hệ thống và giữa các

hệ thống với nhau đối với sinh kế địa phương và các yếu tố về phơi nhiễm, nhạy cảm và khả năng thích ứng sinh kế để có đánh giá khoa học vấn đề nghiên cứu

5.3 Quan điểm lịch sử - viễn cảnh

Nội dung chủ đạo của quan điểm này là thể hiện quá trình phát sinh, phát triển của các sự vật, hiện tượng địa lý Đề tài vận dụng quan điểm này để đánh giá được những biến đổi của các thành phần sinh kế người dân qua từng giai đoạn phát triển của lưu vực sông Kỳ Lộ, từ đó có nhận định đúng về thực trạng sinh

kế và tính dễ bị tổn thương sinh kế do BĐKH và đưa ra những triển vọng phát triển sinh kế trong tương lai của lãnh thổ

5.4 Quan điểm phát triển bền vững

Quan điểm này được xây dựng trên cơ sở: kinh tế, xã hội, môi trường (KT, XH, MT) và vừa được xem xu hướng tất yếu vừa là mục tiêu cần phải hướng tới Đối

Trang 16

với lĩnh vực sinh kế và đánh giá tổn thương sinh kế, phát triển bền vững (PTBV) được xem là yếu tố cốt lõi, bởi vì các thành phần hình thành, tác động sinh kế và định hướng, giải pháp trong tương lai đều liên quan đến vấn đề PTBV Chính PTBV mới đảm bảo được cho sinh kế người dân ổn định cùng với những khả năng ứng phó, phòng ngừa hiệu quả trước tác động của BĐKH tại địa phương

6 Phương pháp nghiên cứu

6.1 Phương pháp thu nhập, xử lí tài liệu

Trong quá trình thực hiện, tác giả đã tiến hành thu thập, sử dụng nguồn tài liệu từ các báo cáo liên quan: Dữ liệu liên quan đến BĐKH (nhiệt độ, lượng mưa, độ ấm, số ngày nắng…) của Đài Khí tượng thủy văn Phú Yên; Báo cáo tổng kết phát triển KT – XH ở lưu vực sông Kỳ Lộ qua các năm, Báo cáo kết quả thực hiện mục tiêu quốc gia về Nông thôn mới ở lưu vực sông Kỳ Lộ giai đoạn 2015 – 2022; Niên giám thống kê huyện Tuy An; các số liệu điều tra dân

số, các bài báo khoa học tại các hội nghị, hội thảo khoa học… Để thống nhất về thời gian, tác giả chọn tư liệu trong giai đoạn 1986 - 2022 để phân tích tình hình BĐKH và giai đoạn 2015 – 2022 để đánh giá tính dễ bị tổn thương sinh kế do tác động của BĐKH đối với người dân, đồng thời kết hợp dữ liệu khảo sát, điều tra

Đi đôi với việc thu thập số liệu là xử lý số liệu, biến các số liệu rời rạc thành tập dữ liệu phục vụ cho công tác phân tích, đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên Hiện nay, với sự phát triển của công nghệ tin học, nhiều chương trình ứng dụng cho phép thực hiện xử lý số liệu một cách nhanh chóng và chính xác Cụ thể chương trình xử lý số liệu chủ yếu được sử dụng trong đề tài là Excel

Có thể nói, phương pháp thu thập và xử lý số liệu được áp dụng tốt sẽ đem lại hiệu quả thiết thực, nhanh chóng và độ chính xác cao giúp cho toàn bộ các công đoạn sau này của đề tài được tiến hành một cách thuận lợi hơn

6.2 Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp

Nguồn tài liệu liên quan đến BĐKH, sinh kế và đánh giá tổn thương sinh kế khá nhiều, đặc biệt là cơ sở lý luận, tuy nhiên chúng không đồng bộ nên việc xử

Trang 17

lí, phân loại khá phức tạp Nguồn tài liệu tác giả sử dụng chính từ: Niên giám thống kê hàng năm của tỉnh, các báo cáo tổng kết các cơ quan, đơn vụ… Bằng kinh nghiệm và khả năng, tác giả đã tiến hành xử lí, phân tích hình thành nên các bảng số liệu mới, đặc biệt một vài số liệu được cụ thể hóa thành biểu đồ, bản đồ

6.3 Phương pháp khảo sát, thực địa

Đây là phương pháp truyền thống của khoa học Địa lí, thông qua đó sẽ kiểm tra được độ tin cậy của lượng thông tin thu thập được, phương pháp này giúp người nghiên cứu tiếp cận vấn đề một cách chủ động Để thực hiện đề tài, tác giả đã tiến hành khảo sát, tìm hiểu trực tiếp tại LVS Kỳ Lộ các yếu tố về BĐKH, sinh kế cũng như đánh giá mức độ tác động của BĐKH để có thêm thông tin từ thực tiễn làm cơ sở để đánh giá tính dễ bị tổn thương sinh kế do tác động của BĐKH trên địa bàn và là căn cứ quan trọng khi xây dựng các giải pháp phát triển sinh kế thích ứng với BĐKH trong tương lai

6.4 Phương pháp điều tra

Để bù đắp những thông tin thiếu hụt, đặc biệt liên quan đến việc khai thác

sử dụng các nguồn vốn, những tác động của BĐKH và các yếu tố liên quan đến khả năng thích ứng, nhạy cảm của từng hộ gia đình ở LVS Kỳ Lộ… làm cơ sở

để đánh giá tính dễ bị tổn thương trong xây dựng các chỉ số thành phần của LVI

và IPCC Đề tài tiến hành điều tra 120 hộ dân trên địa bàn, thời gian điều tra được chia thành 3 đợt, mỗi đợt kéo dài 2-3 ngày

6.5 Phương pháp bản đồ và GIS

Nghiên cứu địa lý là bắt đầu từ bản đồ và kết thúc bằng bản đồ Nhiều nhà khoa học địa lý cho rằng bản đồ là ngôn ngữ chung của địa lý học, nó biểu diễn mặt đất lên mặt phẳng được xác định về mặt toán học, có khái quát hoá với hệ thống các ký hiệu hình tượng nhằm phản ánh sự phân bố trạng thái, các mối quan hệ của các hiện tượng tự nhiên và xã hội khác nhau, được chọn lọc và phản ánh phù hợp với mục đích của từng bản đồ cụ thể Vì vậy, khi nghiên cứu về tác

Trang 18

động của BĐKH đến sinh kế cộng đồng địa phương không thể không sử dụng bản đồ

Trong bước thu thập tài liệu, bản đồ xem như công cụ để xác định, đánh giá tính không gian và mối quan hệ giữa các hiện tượng địa lí có ảnh hưởng đến sinh

kế, các bản đồ này được các chuyên gia xây dựng trên phần mềm chuyên dụng được tác giả kế thừa để thu thập thông tin Đồng thời, các kết quả được tác giả biên tập và xây dựng các bản đồ liên quan đến sinh kế người dân ở LVS Kỳ Lộ bằng phần mềm MapInfo 15.0 để trực quan hóa kết quả nghiên cứu của đề tài

7 Cấu trúc của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục và danh mục các thông tin đính kèm, cấu trúc đề tài gồm có 3 chương:

- Chương 1: Cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu

- Chương 2: Biến đổi khí hậu ở lưu vực sông Kỳ Lộ (huyện Tuy An, tỉnh

Phú Yên) giai đoạn 1986 – 2022

- Chương 3: Đánh giá tính dễ bị tổn thương sinh kế cộng đồng dân cư ở

LVS Kỳ Lộ (huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên) do tác động của biến đổi khí hậu và

Trang 19

NỘI DUNG CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu

1.1.1 Về biến đổi khí hậu

BĐKH đang là một trong những vấn đề mang tính toàn cầu, được nhiều tổ chức và các nước trên thế giới quan tâm Từ nửa sau thế kỉ XX đến nay, đã có nhiều hội nghị được triển khai nhằm hướng tới mục đích tìm hiểu, tăng cường sự nhận thức của con người về BĐKH và giảm thiểu rủi ro từ đó

Sau hội nghị Khí hậu quốc tế lần thứ nhất diễn ra vào năm 1979, một loạt các hội nghị liên chính phủ thảo luận về vấn đề BĐKH được tổ chức từ những năm cuối thập kỷ 80, đầu thập kỷ 90 như: Hội nghị Villach (10/1985), Hội nghị Toronto (6/1988), Hội nghị Ottawa (2/1989), Hội nghị Tata (2/1982), Hội nghị

và tuyên bố Hague (3/1989), Hội nghị bộ trưởng Noordwijk (11/1989), Hội nghị Cairo (12/1989), Hội nghị Bergen (5/1990), và Hội nghị Khí hậu thế giới lần thứ

2 (11/1990)

Năm 1988, Ủy ban Liên chính phủ về BĐKH (IPCC) được thành lập IPCC

có nhiệm vụ đánh giá một cách tổng hợp, khách quan, minh bạch các thông tin khoa học – kỹ thuật và KT – XH liên quan đến các rủi ro xuất phát từ hiện tượng BĐKH do các hoạt động của con người gây ra Từ năm 1990 đến năm 2013, IPCC đã công bố 5 báo cáo về BĐKH (1990, 1995, 2001, 2007, 2012)

Năm 2009 đã xác định và tóm tắt các nghiên cứu mới nhất, đánh giá của các chuyên gia liên quan đến tính dễ bị tổn thương do tác động của BĐKH như: mực nước biển dâng (NBD), nhu cầu cấp nước, thay đổi trong nông nghiệp, huỷ hoại sinh thái, cơ sở hạ tầng và các mẫu bệnh trong công trình nghiên cứu “Đông Nam Á và những hòn đảo ở Thái Bình Dương: ảnh hưởng của BĐKH đến năm 2030”

Năm 2015 tại Hội nghị toàn cầu về biến đổi khí hậu đã thông qua Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu Tất cả các quốc gia trên thế giới đều thống nhất hành

Trang 20

động để giữ cho nhiệt độ toàn cầu vào cuối thế kỷ tăng ở dưới mức 20°C so với thời kỳ tiền công nghiệp

Tại Việt Nam, giảm thiểu tình trạng BĐKH cũng được xem là mang tính chiến lược cho sự phát triển của đất nước Theo Báo cáo về Chỉ số rủi ro khí hậu dài hạn 2019 của tổ chức Germanwatch, cho biết 10 quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của BĐKH gồm: Puerto Rico, Sri Lanka, Dominica, Nepal, Peru, Việt Nam, Madagasca, Sierra Leone, Bangladesh và Thái Lan Trong 40 năm qua, số lượng các cơn bão ở Việt Nam đã giảm xuống, nhưng cường độ lại tăng lên và phạm vi thiệt hại ngày càng mở rộng Theo kịch bản này, cường độ và khả năng khó lường của bão sẽ tăng lên, phạm vi thiệt hại tiếp tục mở rộng về phía Nam

Năm 2009, Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam đã công bố kịch bản BĐKH và nước biển dâng, kịch bản được cập nhật vào các năm 2012 và 2015

Để ứng phó với tác động ngày càng lớn của BĐKH đến Việt Nam, Chính phủ đã ban hành Chương trình mục tiêu quốc gia về BĐKH: Quyết định số 28 158/2008/QĐ-TTg ngày 2/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu; Quyết định số 1474/QĐ-TTg 5/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành kế hoạch hành động quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn 2012 - 2020

Năm 2011, Viện Khoa học khí tượng thủy văn và Môi trường ban hành

“Tài liệu hướng dẫn Đánh giá tác động của BĐKH và xác định các giải pháp thích ứng” Tài liệu đã đưa ra quy trình đánh giá tác động của BĐKH đối với các ngành, các lĩnh vực và quy trình xây dựng giải pháp thích ứng với BĐKH

Năm 2014, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ra “Báo cáo cập nhật hai năm một lần của Việt Nam cho công ước khung của Liên Hợp Quốc về BĐKH” Năm 2015, Viện Khoa học Khí tượng thủy văn và BĐKH IMHEN có “Báo cáo đặc biệt của Việt Nam về quản lý rủi ro thiên tai và các hiện tượng cực đoan nhằm thúc đẩy thích ứng với BĐKH” với nội dung đánh giá mức độ phơi bày

Trang 21

trước hiểm họa và khả năng dễ bị tổn thương trước các hiện tượng khí hậu cực đoan, quyết định đến các tác động và khả năng xảy ra thiên tai

Năm 2016, Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục công bố “Kịch bản BĐKH, NBD” dưới sự kế thừa kịch bản BĐKH, NBD những năm trước và tình hình diễn biến thực tế của BĐKH tại Việt Nam

Đây là định hướng cho Bộ, ngành, địa phương đánh giá tác động BĐKH và triển khai kế hoạch hành động nhằm thích ứng, giảm thiểu những tác động tiềm tàng của BĐKH

1.1.2 Về sinh kế

Thuật ngữ sinh kế bắt đầu xuất hiện từ năm 1987 trong báo cáo “Our common future” của Uỷ ban Môi trường và Phát triển Thế giới (WCED, 1987) [34] cùng với ý tưởng về mục tiêu phát triển bền vững trên thế giới Sau đó một định nghĩa đầy đủ hơn của Conway Chambers (1992) trong “Sustainable rural livelihoods: Practical concepts for the 21st century” và đã trở thành khái niệm tiền đề cho các nghiên cứu tiếp theo trong lĩnh vực này của các tác giả như Ashley và Carney (1999) [37], Frank Ellis (1999), Cơ quan Phát triển Quốc tế Vương quốc Anh (DFID, 2001), Miranda Cahn (2002), Miranda Cahn (2002)… Trong đó, tác giả Miranda Cahn (2002) đã nhâṇ đinḥ rằng khi áp dụng phân tích, đánh giá sinh kế cần điều chỉnh khái niệm cho phù hợp với từng khu vực, lãnh thổ vì sự khác biệt về nguồn lực và hoàn cảnh địa lý Tác giả cho rằng, khi

áp dụng phân tích sinh kế ở khu vực Thái Bình Dương cần chú ý đến các yếu tố văn hóa, lịch sử truyền thống, các yếu tố đặc trừng về giới… vì chúng có tác động đến sinh kế ở nhiều khía cạnh [52]

Từ khái niệm về sinh kế, nhiều tác giả cũng đề cập đến khái niệm sinh kế bền vững (SKBV - Sustainable Livelihood) để trả lời cho câu hỏi khi nào một sinh kế được coi là bền vững nhằm thích ứng với tình hình phát triển hiện tại WCED cho rằng sinh kế bền vững là một khái niệm lồng ghép và là phương tiện

để đạt được 2 mục tiêu trong phát triển kinh tế: Công bằng và bền vững [47]

Trang 22

Khái niệm này cũng được Scoones (1998) đề cập và Hanstad (2004) diễn giải với những nét tương đồng về tính chất lâu bền theo thời gian của các nguồn vốn, đặc biệt là nguồn vốn tự nhiên Các nhà nghiên cứu thuộc DFID lại quan niệm rằng tính bền vững của sinh kế dựa trên khả năng phục hồi trước biến động, tính

ít phụ thuộc và mối quan hệ với các kế khác Đây là nhận định quan trọng để tác giả có cở sở áp dựng, xây dựng các tiêu chí đánh giá tính dễ bị tổn thương của sinh kế người dân trên địa bàn

Một cách khác để đánh giá tính bền vững của sinh kế là cách đánh giá dựa trên những khía cạnh của PTBV: Môi trường, kinh tế, xã hội và thể chế cũng

được DFID đề xuất trong Sustainable livelihoods guidance sheets [39]

Ở Việt Nam, một số nhà nghiên cứu đã tổng hợp những quan niệm về sinh

kế trên cả khía cạnh học thuật và vận dụng trong cuộc sống, trong đó gắn liền với vấn đề đảm bảo mức sống, giảm nghèo hay đi sâu nghiên cứu về các nhân tố tác động đến sinh kế dựa trên khung phân tích sinh kế bền vững của DFID Một nghiên cứu mang tính tổng hợp và phân tích cơ sở lý luận về sinh kế

của các tác giả trên thế giới là Khung SKBV: Một cách phân tích toàn diện về

tăng trưởng và giảm nghèo của Nguyễn Văn Sửu (2010) , đã làm rõ sự thay đổi

của thuật ngữ sinh kế từ nghĩa thông thường trước đây đến những khía cạnh khác trong các nghiên cứu hiện nay Bên cạnh đó, tác giả cũng đề cập tới các yếu tố ảnh hưởng, đến các điểm mạnh, khả năng chịu đựng và những rủi ro trong cách kiếm sống của người dân Những yếu tố này có thể có tác động trực tiếp như nguồn vốn, công việc, hoạt động văn hóa, các trợ giúp để tiếp cận (hoặc hạn chế khả năng tiếp cận) nguồn vốn, hoặc gián tiếp như chính sách, thể chế, và các quá trình ảnh hưởng đến việc lựa chọn sinh kế của người dân

Hai tác giả Trần Thọ Đạt và Vũ Thị Hoài Thu (2012) đã rất thành công trong nghiên cứu và đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến sinh kế người dân vùng biển trên cơ sở các mô hình sinh kế của DFID, IMM [8], [9] Từ công trình này có thể nhận thấy, việc gia tăng các rủi ro từ khí hậu là một trong những

Trang 23

áp lực lớn làm gia tăng nguy cơ tổn thương sinh kế, đặc biệt cộng đồng dân cư

mà sinh kế chính dựa vào nguồn tài nguyên thiên nhiên vùng biển, hải đảo

1.1.3 Về đánh giá tính dễ bị tổn thương sinh kế do biến đổi khí hậu

Biến đổi khí hậu (BĐKH) đã, đang và sẽ tác động rất nghiêm trọng đến sinh kế người dân, đặc biệt là cộng đồng người dân dễ bị tổn thương Wisner và công sự (2004) cho rằng, khả năng tổn thương xác định các đặc điểm của cá nhân hay cộng đồng về khả năng dự báo, ứng phó, chống chịu và phục hồi từ tác động của tai biến [55] Rủi ro tai biến là một hàm của tai biến và khả năng tổn thương, điều đó có nghĩa là tính dễ bị tổn thương chỉ mức độ địa phương, cộng đồng, hộ gia đình hay cá nhân có thể bị ảnh hưởng khi tai biến xảy ra

Theo ISSMGE TC32 (2004), khả năng tổn thương là mức độ thiệt hại của một thành tố hoặc một tập họp các thành tố trong khu vực bị ảnh hưởng bởi các mối nguy hiểm [46], nhóm tác giả này cũng quan niệm tính dễ bị tổn thương cũng xảy ra ở tại địa phương, cộng đồng hay gia đình và có sự khác biệt nhất định nào đó với lãnh thổ khác Các đối tượng có thể bị phơi lộ dưới nhiều dạng tai biến khác nhau bao gồm các sự kiện thời tiết bất thường, thiên tai, dịch bệnh, khủng hoảng kinh tế, xung đột dân sự, áp lực môi trường Sau này cũng có nhiều tác giả quan niệm tính dễ bị tổn thường nhưng cơ bản vẫn thể hiện các nội dung như đã phân tích, theo Brikanm (2006), trên thế giới có hơn 25 định nghĩa, khái niệm tính dễ bị tổn thương [11]

Trước những vấn đề mà thế giới phải đối mặt như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, chiến tranh cộng đồng người dân, hộ gia đình luôn bị ảnh hưởng, tổn hại, mất mát do tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với sự cố tự nhiên, xã hội mà không

có khả năng thích ứng Ở khía cạnh sinh kế, tính dễ bị tổn thương người dân hay cộng đồng là tình trạng dễ bị tổn hại hay mất mát về sinh kế của họ và không có khả năng ứng phó Hầu hết, các nghiên cứu liên quan đến chủ đề này đều được xác lập bởi 3 khía cạnh gồm: Sự phơi nhiễm, độ nhạy cảm và khả năng ứng phó

[55], [11], [35], Error! Reference source not found

Trang 24

Tác giả Micah B Hahn cùng cộng sự (2009) với công trình “The

Livelihood Vulnerability Index: A pragmatic approach to assessing risks from climate variability and change - A case study in Mozambique” [51] đã xây dựng

chỉ số dễ bị tổn thương sinh kế (Livelihood Vulnerability Index – LVI) do biến đổi khí hậu ở huyện Mabote và Moma của Mozambique Bằng phương pháp khảo sát điều tra 200 hộ gia đình ở mỗi họ về các đặc điểm nhân khẩu, sức khỏe,

an ninh lương thực, nguồn nước, biến đổi khí hậu đã đánh giá và so sánh tính

dễ bị tổn thương sinh kế (có liên quan đến nguồn nước và cấu trúc nhân khẩu) ở

2 lãnh thổ bằng sự lượng hóa cụ thể Công trình nghiên cứu này là cơ sở tiếp cận cho các nhà khoa học ở các nước trên thế giới về phương pháp đánh giá LVI do BĐKH từ đó có những kịch bản thích ứng phù hợp

Nhóm tác giả Anand Kumar, Avanindra Kumar, Sanghamitra Misra (2015)

đã thực hiện dự án với sự bảo trợ của TIFAC, Chính phủ Ấn Độ “Vulnerability

Assessment for UR River Watershed, Tikamgarh District” [36], theo cách tiếp

cận đánh giá ở lưu vực sông với sinh kế nông nghiệp, dự án đã thành lập chỉ số LVI dựa trên các định hướng, kịch bản của IPCC nhằm đánh giá các mức độ tổn thương qua các tham số phơi nhiễm, nhạy cảm và khả năng thích ứng của các hộ gia đình theo các mùa trong năm – và đây chính là điểm khác biệt lớn nhất của

công trình này Công trình “Households’ Livelihood Vulnerability to Climate

Change and Climate Variability: A Case Study of the Coastal Zone, The Gambia” [35] của nhóm tác giả Amuzu, Joshuac cùng cộng sự (2018) đã thành

lập và đánh giá LVI và LVI-IPCC ở 3 huyện Gambia dựa vào công trình của Micah B Hahn, tuy nhiên điểm khác biệt của công trình này là đánh giá LVI cho cộng đồng người dân vùng ven biển gắn với sinh kế thủy sản – đây được xem là một trong các nhóm đối tượng dễ bị tổn thương nhất trong xã hội

Ở Việt Nam, liên quan đến công tác đảm bảo sinh kế, nâng cao MSDC và giảm nghèo gắn với vấn đề biến đổi khí hậu, đề xuất giải pháp thích ứng luôn được các cấp chính quyền quan tâm bằng các dự án, chương trình hành động, đề

Trang 25

tài nghiên cứu cụ thể cho các cộng đồng dân cư và được áp dụng vào thực tiễn

Đó là các báo cáo về Phát triển con người hằng năm, khảo sát mức sống dân cư, đánh giá chất lượng cuộc sống, báo cáo kết quả giảm nghèo theo từng giai đoạn…

Nhóm nghiên cứu của Tổ chức Oxfam (2008) đã thực hiện nghiên cứu

“Việt Nam: Biến đổi khí hậu, sự thích ứng và người nghèo” [21], công trình đã

đi sâu phân tích những tác động của BĐKH, thời tiết đến cộng đồng dân cư, có xét đến yếu tố giới tính và khả năng thích ứng của họ trên địa bàn tỉnh Bến Tre

và Quảng Trị Nhóm tác giả đã đưa ra một số nhận định: Nhóm phụ nữ và nam giới nghèo của 2 địa phương đã và đang đối mặt với biến đổi khí hậu, tuy nhiên

họ chưa được trang bị cho việc giảm nhẹ, thích ứng và dễ lâm vào tình trạng bị tổn thương; Phụ nữ tại vùng nông thôn là người bị ảnh hưởng nhiều nhất của thiên tai, họ thường không biết bơi, ít có khả năng để chuyển đổi sinh kế khi mùa màng bị thiệt hại và ít có cơ hội kiếm việc làm xa nhà; Tác động của BĐKH và khả năng thích ứng ở từng địa phường khác nhau cùng với đó là khả năng dự báo những thiên tai mà có thể xảy ra; Kết quả sinh kế người dân do tác động của BĐKH là năng suất lao động thấp, giảm thu nhập và ít có khả năng thoát nghèo…

Được sự tài trợ của Ban Viện trợ nhân đạo của Ủy ban Châu Âu (ECHO) thông qua Chương trình Phòng ngừa thảm họa (DIPECHO) cho Đông Nam Á,

Hội Chữ Thập đỏ Việt Nam (2010) ban hành Sổ tay dành cho Hướng dẫn viên

đánh giá VCA dựa vào công trình Đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương và khả năng (VCA) [15], công trình này đã đưa ra các tiếp cận cận có sự tham gia của

cộng đồng, quy trình đánh giá tính dễ bị tổn thương và khả năng trên cơ sở thực hiện đa phương pháp, từ đó phân tích thông tin về các hiểm họa mà người dân ở các địa phương đối mặt, mức độ khác nhau và khả năng ứng phó, phục hồi sau

đó Mục đích chính của VCA là cho phép cộng đồng xác định và hiểu về tình

Trang 26

trạng dễ bị tổn thương, khả năng của họ và các hiểm họa mà họ đang phải đối mặt

Được sự tài trợ của Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID), Trung

tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Huế (2018) thực hiện Dự án Đánh giá tính dễ

bị tổn thương do biến đổi khí hậu trên hệ thống đầm phá Tam Giang – Cầu Hai tỉnh Thừa Thiên Huế [27], nghiên cứu này đã định hướng phương pháp nghiên

cứu dự theo IPCC nhằm xác định các hợp phần phơi nhiễm, nhạy cảm và khả năng thích ứng của sinh kế người dân ở 20 làng chài thuộc 18 xã trong 5 huyện ven đầm phá Tam Giang – Cầu Hai của Thừa Thiên Huế Với 48 chỉ số được lựa qua kết quả xử lý dữ liệu thứ cấp và sơ cấp nhóm tác giả đã xác định tính dễ bị tổn thương sinh kế do BĐKH gồm 5 mức độ (rất thấp, thấp, trung bình, cao và rất cao), điểm khác biệt của công trình này là xác định trọng số của từng chỉ số theo quy trình phân tích thức bậc (AHP) nhằm đánh giá mức độ tác động, ảnh hưởng thông qua vị trí, vai trò của từng nhân tố đối với sinh kế người dân

Ngoài các dự án, chương trình được sự tài trợ của các tổ chức quốc tế, các nhà khoa học ở nước ta cũng đã thực hiện các nghiên cứu của mình thông qua các đề tài và được công bố ở thành các bài báo khoa học trên tạp chí uy tín như Bùi Thị Minh Hà, Lê Thị Hoa Sen, Nguyễn Tiến Dũng, Nguyễn Hữu Thọ (2018)

với công trình cung cấp về phương pháp luận Phương pháp đánh giá tính dễ bị

tổn thương sinh kế của nông hộ do biến đổi khí hậu [12]; Các công trình nghiên

cứu ở lãnh thổ cụ thể như của nhóm tác giả Lê Quang Cảnh, Hồ Anh Tuấn, Hồ

Thị Ngọc Hiếu, Trần Hiếu Quang (2016) công trình Áp dụng chỉ số tổn thương

sinh kế trong đánh giá tổn thương do biến đổi khí hậu ở vùng Ngũ Điền, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế [4]; Tác giả Bùi Sỹ Bách, Hoàng Thị Thu

Hòa, Nguyễn Thị Xuân Thắng (2018), Nghiên cứu đánh giá mức độ dễ bị tổn

thương sinh kế do biến đổi khí hậu tại các xã ven biển thuộc huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh [1]; Công trình Nghiên cứu tính tổn thương sinh kế của ngư dân trong bối cảnh biến đổi khí hậu – Trường hợp nghiên cứu tại xã Hương Phong,

Trang 27

thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế [10] của tác giả Nguyễn Thị Hương

Giang, Hoàng Dũng Hà, Hồ Thiện Thành, Nguyễn Quang Tân (2018) đã thiết lập chỉ số LVI đánh giá cho 5 quận, huyện của TP và so sánh mức độ tác động từ các chỉ số thành phần trong 5 nguồn vốn và chỉ số tổng hợp; Nhóm tác giả P.X

Phu, N.N De (2019) với công trình Vulnerability Assessment of Farmer’s

Livelihood to Flood in An Giang Province [54] đã thể hiện cụ thể tác động của

ngập lụt đến tổn thương sinh kế người nông dân ở tỉnh An Giang theo 5 nguồn vốn… và còn nhiều công trình nghiên cứu khác liên quan

Tại LVS Kỳ Lộ, các công trình, đề tài nghiên cứu về tổn thương sinh kế chưa được thực hiện bởi nhóm tác giả nào, cùng với các công trình nghiên cứu các tác giả trong và ngoài nước là cơ sở quan trọng cả về lý luận và thực tiễn để tác giả thực hiện công trình tại LVS Kỳ Lộ

Khí hậu trong nghĩa hẹp thường định nghĩa là "Thời tiết trung bình", hoặc chính xác hơn, là bảng thống kê mô tả định kì về ý nghĩa các sự thay đổi về số lượng có liên quan trong khoảng thời gian khác nhau, từ hàng tháng cho đến hàng nghìn, hàng triệu năm Khoảng thời gian truyền thống là 30 năm, theo như

Trang 28

định nghĩa của Tổ chức Khí tượng Thế giới (World Meteorological Organization

- WMO) Các số liệu thường xuyên được đưa ra là các biến đổi về nhiệt độ,

lượng mưa và gió Khí hậu trong nghĩa rộng hơn là một trạng thái, gồm thống kê

mô tả của hệ thống khí hậu

1.2.1.2 Biến đổi khí hậu

Có nhiều quan niệm về biến đổi khí hậu được đưa ra, nhìn chung biến đổi

khí hậu được hiểu như sau: Theo IPCC, “Biến đổi khí hậu là sự thay đổi trạng

thái thời tiết so với trung bình hoặc sự dao động của khí hậu trong một thời gian dài thường là vài thế kỷ hoặc lâu hơn”

Còn theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, “biến đổi khí hậu đó là sự nóng

lên toàn cầu và mực nước biển dâng, nguyên nhân chủ yếu do các loại khí nhà kính được phát thải từ hoạt động của con người”

Quan điểm của IIED cho rằng, biến đổi khí hậu là sự thay đổi hình thái thời

tiết và nhiệt độ trong một khoảng thời gian ngắn, trung, hoặc dài hạn mà đã xảy

ra hoặc dự báo sẽ xảy ra phần lớn do hiệu ứng khí nhà kính được sản sinh ra từ hoạt động của con người.”

Công ước khung của Liên Hiệp Quốc đưa ra khái niệm: “biến đổi khí hậu

là do hoạt động của con người gây ra một cách trực tiếp hoặc gián tiếp làm thay đổi thành phần của khí quyển toàn cầu và do sự biến động tự nhiên của khí hậu quan sát được trong thời kỳ có thể so sánh được” Đã cung cấp một cách đầy đủ

nhất về khái niệm biến đổi khí hậu

Theo chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH định nghĩa:

“BĐKH là sự thay đổi trạng thái của khí hậu so với trung bình và/hoặc dao động

của khí hậu duy trì trong một khoảng thời gian dài, thường là vài thập kỷ hoặc dài hơn” BĐKH có thể do các quá trình tự nhiên bên trong hoặc các tác động

bên ngoài, hoặc do tác động của con người làm thay đổi tình hình khí quyển hay trong khai thác sử dụng đất Tóm lại, khái niệm về BĐKH tuy có sự khác nhau ở một vài điểm, nhưng tất cả đều thống nhất ở chỗ BĐKH là sự thay đổi trạng thái

Trang 29

khí hậu so với trung bình nhiều năm và nguyên nhân của BĐKH được quyết định chủ yếu bởi con người Biểu hiện của biến đổi khí hậu đó là sự thay đổi về nhiệt độ, xói mòn, xâm nhập mặn và các hiện tượng thời tiết cực đoan

Nguyên nhân của biến đổi khí hậu do hai yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan Nguyên nhân khách quan là do sự biến đổi của tự nhiên như: sự biến đổi các hoạt động của mặt trời, sự thay đổi quỹ đạo trái đất, sự thay đổi vị trí và quy

mô các châu lục, sự biến đổi các dòng hải lưu, sự lưu chuyển trong nội bộ hệ thống khí quyển Nguyên nhân thứ hai là nguyên nhân do con người xuất phát từ

sự thay đổi mục đích sử dụng đất và nguồn nước, và sự gia tăng lượng phát thải khí CO2 và khí nhà kính từ các hoạt động con người Các tác giả đều cho rằng nguyên nhân do con người là chủ yếu: biến đổi khí hậu 90% do con người tạo ra Chính lượng phát thải nhà kính từ các hoạt động giao thông, công nghiệp, sử dụng năng lượng, đang góp phần làm tăng thêm sự nóng lên toàn cầu và nước biển dâng Ước tính lượng phát thải của Việt Nam đạt 120,8 triệu tấn và với tình hình phát triển kinh tế hiện nay, lượng phát thải này sẽ còn tăng mạnh trong thời gian tới Ngoài ra các hoạt động canh tác cũng làm góp phần làm suy thoái môi trường tự nhiên

1.2.1.3 Thiên tai

Căn cứ khoản 1 Điều 3 Luật Phòng, chống thiên tai 2013 (sửa đổi bởi điểm

a khoản 1 Điều 1 Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều sửa đổi 2020) có quy định:

“Thiên tai là hiện tượng tự nhiên bất thường có thể gây thiệt hại về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và các hoạt động kinh tế - xã hội, bao gồm bão, áp thấp nhiệt đới, gió mạnh trên biển, lốc, sét, mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt; sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy hoặc hạn hán; nước dâng, xâm nhập mặn, nắng nóng, hạn hán, cháy rừng do tự nhiên, rét hại, mưa đá, sương mù, sương muối, động đất, sóng thần và các loại thiên tai khác”

Trang 30

Theo đó, hiện nay có 22 loại hình thiên tai thường gặp bao gồm: bão, áp thấp nhiệt đới, gió mạnh trên biển, lốc, sét, mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt; sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy hoặc hạn hán; nước dâng, xâm nhập mặn, nắng nóng, hạn hán, cháy rừng do tự nhiên, rét hại, mưa đá, sương mù, sương muối, động đất

1.2.2 Sinh kế

1.2.2.1 Khái niệm

Khái niệm sinh kế đầu tiên đã được đề cập trong báo cáo “Our common future” của WCED vào năm 1987, theo đó nó được hiểu nguồn dự trữ về lương thực và tiền bạc để đáp ứng các nhu cầu cơ bản trong đời sống

Tuy nhiên, các khái niệm sinh kế sau này thường xuyên được trích dẫn dựa trên ý tưởng về sinh kế của Chambers và Conway (1992), trong đó hiểu một cách đơn giản nhất nó chính là “phương tiện để kiếm sống”, định nghĩa đầy đủ

hơn của nhóm tác giả này “sinh kế bao gồm khả năng, nguồn lực và các hoạt

động cần thiết làm phương tiện sống của con người” Sinh kế bao gồm những tài

sản (tự nhiên, xã hội, con người, vật chất, tài chính), những hoạt động và cơ hội được tiếp cận các tài sản và hoạt động đó được thông qua các thể chế và quan hệ

xã hội, mà theo đó quyết định sinh kế thuộc về đối tượng nào Cũng theo nhóm

tác giả này, một sinh kế được gọi là bền vững khi “nó có thể giải quyết được

hoặc có khả năng phục hồi từ những căng thẳng và đột biến, duy trì hoặc tăng cường khả năng và nguồn lực; tạo ra các cơ hội sinh kế bền vững cho thế hệ tương lai và mang lại lợi ích ròng cho các sinh kế khác ở cấp địa phương và cấp toàn cầu trong ngắn hạn và dài hạn” Sinh kế bền vững là một khái niệm lồng

ghép của 3 yếu tố cơ bản là: Khả năng, công bằng và bền vững Sinh kế có thể được nghiên cứu ở các cấp độ khác nhau như cá nhân, hộ gia đình gắn với lãnh thổ xã, huyện, tỉnh… nhưng phổ biến nhất là hộ gia đình

Trên cơ sở khái niệm sinh kế bền vững này, tác giả Scoones (1998) đã đưa

ra định nghĩa sinh kế “bao gồm khả năng, nguồn lực (bao gồm các nguồn lực

Trang 31

vật chất và xã hội) và các hoạt động cần thiết làm phương tiện sống của con người” Một sinh kế được coi là bền vững khi nó có khả năng phục hồi và thích

ứng với những cú sốc hoặc đột biến từ bên ngoài; Không phụ thuộc vào sự hỗ trợ bên ngoài; Duy trì được năng suất trong dài hạn của các nguồn tài nguyên thiên nhiên và không làm hại đến đến các sinh kế khác

Đến năm 2001, DFID đưa ra khái niệm sinh kế “bao gồm khả năng, nguồn

lực cùng hoạt động cần thiết làm phương tiện sống cho con người” Về cơ bản,

nội dung khái niệm sinh kế này hoàn toàn giống với tác giả Chambers và Conway (1992) và Scoones (1998) đã đưa ra

1.2.2.2 Khung sinh kế bền vững

Khung sinh kế bền vững được xây dựng nhằm xem xét các tác động tổng hợp, toàn diện và mối quan hệ của các nhân tố đến việc hình thành và phát triển sinh kế, đặc biệt là cơ hội hình thành nên chiến lược sinh kế của con người Khung sinh kế luôn ở trạng thái động, không bất biến mà luôn được bổ sung, chỉnh sửa phù hợp với từng không gian địa lý, từng đối tượng và từng khách thể

áp dụng Có rất nhiều khung sinh kế bền vững được xây dựng và áp dụng cho các khu vực địa lý khác như:

- Khung sinh kế nông thôn bền vững của Scoones (1998): Khung sinh này

cho rằng “Trong một bối cảnh cụ thể, sự kết hợp nguồn lực sinh kế sẽ tạo ra khả

năng thực hiện các chiến lược sinh kế (sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng, du lịch,

đa dạng hóa các loại sinh kế và di dân) nhằm đạt được kết quả sinh kế nhất định”

- Khung sinh kế bền vững của DFID (2001): Khung sinh kế này áp dụng cho

các loại hình sinh kế, theo khung này “Các hộ gia đình đều có phương thức kiếm

sống (chiến lược sinh kế) dựa vào những nguồn lực sinh kế sẵn có trong bối cảnh chính sách và thể chế nhất định ở địa phương Những nhân tố này cũng chịu ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài như bão, lũ – lụt và các tác động mang tính thời vụ”.

Trang 32

Hình 1 1 Khung sinh kế bền vững của DFID [39]

- Khung sinh kế bền vững vùng ven biển của IMM (2004): Khung này cho rằng, “Sinh kế hộ gia đình ven biển chịu tác động của 3 nhóm yếu tố, Nhóm thứ nhất gồm nguồn lực sinh kế mà hộ sử dụng để thực hiện chiến lược sinh kế; Nhóm thứ hai là các yếu tố về đặc điểm cá nhân (tuổi tác, giới tính, tôn giáo…)

và các yếu tố xã hội (cơ cấu chính tri, chính sách, luật phát…) bao quanh cộng đồng ven biển và có ảnh hưởng trực tiếp đến cộng đồng ven biển; Nhóm thứ ba bao gồm các yếu tố ảnh hưởng gián tiếp như tính mùa vụ, thiên tai, xu hướng bên ngoài… Sự lựa chọn về chiến lược sinh kế của cộng đồng ven biển dựa trên những nguồn lực sinh kế hiện tại là kết quả của sự tương tác giữa 3 nhóm yếu tố

cơ bản này”

Mặc dù có những cách tiếp cận, xây dựng khung sinh kế khác nhau nhưng ý tưởng chung của các Khung SKBV về nội dung với 5 thành phần cụ thể có mối quan hệ mật thiết với nhau: Các hộ gia đình dựa vào các nguồn lực sinh kế hiện

có (bao gồm nguồn lực con người, tự nhiên, tài chính, vật chất, xã hội) trong bối cảnh thể chế và chính sách nhất định ở địa phương, sẽ thực hiện các chiến lược sinh kế (sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng, du lịch, đa dạng hóa các loại sinh kế,

di dân ) nhằm đạt được các kết quả sinh kế bền vững (như tạo việc làm, tăng thu nhập, giảm rủi ro và khả năng bị tổn thương, cải thiện an ninh lương thực, sử

Trang 33

dụng bền vững hơn các nguồn tài nguyên ) dưới sự tác động của bối cảnh bên ngoài (cú sốc, khuynh hướng và tính mùa vụ)

1.2.3 Tính dễ bị tổn thương sinh kế do tác động của biến đổi khí hậu

1.2.3.1 Một số thuật ngữ trong quản lý thảm họạ

- Hiểm họa: Là hiện tượng tự nhiên hoặc do con người có thể gây thiệt hại

về vật chất, mất mát về kinh tế hoặc đe dọa cuộc sống và chất lượng cuộc sống con người nếu nó xảy ra ở nơi con người sinh sống, sản xuất nông nghiệp hoặc công nghiệp Đó có thể là hiểm họa do con người gây ra như xung đột vũ trang,

đe dọa, thù địch… hoặc có thể là sự khủng hoảng, kiệt quệ về môi trường, công nghệ, chính trị hoặc kinh tế, nạn mù chữ… Đó có thể là kết hợp các sự kiện do con người gây ra làm trầm trọng thêm hiện tượng tự nhiên như phá rừng làm tăng nguy cơ lũ – lụt Cuộc sống của người dân bị gián đoạn dưới hình thức như

bị thương tích, suy dinh dưỡng, mất mát tài sản hoặc sinh kế, hoặc nghiêm trọng hơn nữa là thiệt hại tính mạng

- Thảm họa: Là sự gián đoạn nghiêm trọng sự vận hành chức năng của một

xã hội, gây ra những mất mát lớn về người, vật chất và môi trường, vượt quá khả năng chống chịu bằng nội lực của cộng đồng bị tác động

- Rủi ro thảm họa: Các mất mát tiềm ẩn về tính mạng, tình trạng sức khỏe,

sinh kế, tài sản và dịch vụ mà có thể xảy ra đối với một cộng đồng hoặc xã hội nào đó trong một khoảng thời gian xác định trong tương lai Một rủi ro thảm họa phụ thuộc vào mối quan hệ giữa các hiểm họa, tình trạng dễ bị tổn thương và khả năng của cộng đồng

1.2.3.2 Tính dễ bị tổn thương

Có nhiều thuật ngữ của các tổ chức, cá nhân sử dụng để phản ánh nội như

“tính dễ bị tổn thương”,“tình trạng dễ bị tổn thương”, “khả năng bị tổn thương” và gắn với yếu tố sinh kế là tính dễ bị tổn thương sinh kế, tình trạng dễ

bị tổn thương sinh kế, khả năng bị tổn thương sinh kế Để thống nhất trong đề

Trang 34

tài, tác giả sử dụng thuật ngữ “tính dễ bị tổn thương” và “tính dễ bị tổn thương

sinh kế” để phân tích nội dung nghiên cứu trên địa bàn lưu vực sông Kỳ Lộ

Theo Scholze tính dễ bị tổn thương có nghĩa là các đặc tính của một người hoặc một nhóm về năng lực của họ có thể dự đoán, đối phó, chống lại và phục hồi từ các tác động của thiên tai Theo Kasperon và cộng sự, tính dễ bị tổn thương như mức độ mà một đơn vị tiếp xúc dễ bị tổn hại do tiếp xúc với nhiễu loạn hoặc căng thẳng và khả năng hoặc thiếu các đơn vị tiếp xúc để đối phó, phục hồi hoặc cơ bản thích ứng để trở thành một hệ thống hoặc bị tiêu diệt

Trong một số công trình, các tác giả sử dụng thuật ngữ “Khả năng tổn

thương” như ISMGE TC32 “Khả năng tổn thương là mức độ thiệt hại của một thành tố hoặc một tập hợp các thành tố trong khu vực bị ảnh hưởng bởi các mối nguy” Hay Wisner và cộng sự cho rằng “Khả năng tổn thương xác định các đặc điểm của cá nhân hay cộng đồng về khả năng dự báo, ứng phó, chống chịu và phục hồi từ tác động của tai biến”, hay Bộ tài nguyên và Môi trường Việt Nam

“Khả năng bị tổn thương thường được đề cập đến trong mối liên hệ với những thảm họa tự nhiên và năng lực của các cá nhân hoặc các nhóm xã hội trong việc đương đầu với những thảm họa này”

Như vây, có thể nhận thấy dù các tác giả sử dụng các thuật ngữ khác nhau nhưng suy cho cùng chúng đều phản ánh nội hàm đó là tính chất, mức độ bị ảnh hưởng của hiểm họa hoặc mối nguy nào đó đến đời sống của một cá nhân, tổ chức hoặc một cộng đồng dân cư và khả năng ứng phó, chống chịu và phục hồi của họ từ những tác động đó

1.2.3.3 Tính dễ bị tổn thương sinh kế do biến đổi khí hậu

Theo IPCC tính dễ bị tổn thương do BĐKH là mức độ một hệ thống tự nhiên hay xã hội có thể bị tổn thương hoặc không thể ứng phó với các tác động bất lợi do BĐKH (bao gồm hình thái thời tiết cực đoan và BĐKH) IPCC chỉ rõ tính tổn thương là một hàm số của 3 yếu tố: Mức độ phơi lộ của hệ thống trước tác động bất lợi của BĐKH (Exposure – E), được đề cập đến mức độ phù hợp

Trang 35

với một hoặc nhiều yếu tố khí hậu, phản ánh bản chất và mức độ thay đổi của hiện tượng khí hậu trong một vùng (nhiệt độ, lượng mưa, các hiện tượng thời tiết cực đoan); Mức độ nhạy cảm của hệ thống trước những thay đổi của khí hậu (Sensitivity – S), được xác định là mức độ mà hệ thống phản ứng lại một sự thay đổi của khí hậu (bao gồm cả bất lợi hoặc có lợi); Năng lực thích ứng với BĐKH (Adaptive Capacity – AC), được xác định là mức độ mà các điều chỉnh của hệ thống có thể làm giảm nhẹ khả năng gây tổn thương do BĐKH hoặc bù đắp các thiệt hại do BĐKH gây ra hoặc tận dụng các cơ hội do tác động tích cực của BĐKH đem lại

Công trình của tác giả M.B Hahn và cộng sự, từ những dẫn chứng về sự tác động của BĐKH đến đối tượng dễ bị tổn thương, các quần thể, ngành kinh tế nông nghiệp, tài nguyên rừng cùng với đó là những áp lực, yếu tố gây căng thẳng cả tự nhiên và xã hội, sự bất bình đẳng và vấn đề thiếu thốn nguồn lực để chống lại những tác động đó đã minh họa rõ ràng cho khái niệm tính dễ bị tổn

thương do BĐKH , đó là “… một hiện tượng tương tác liên quan đến cả tự nhiên

và xã hội, đặc biệt là sự bất bình đẳng và thiếu đi nguồn lực chống lại mối đe dọa của môi trường ” Họ nhấn mạnh đến tác động của BĐKH đến đời sống

người dân, xã hội, sức khỏe và hơn nữa có sự khác biệt giữa các cộng đồng dân

cư, tức là có tính lãnh thổ, vùng miền Theo đó, những cộng đồng dân cư có khả năng ứng phó, có chiến lược sinh kế phù hợp cùng với khả năng tiếp cận nguồn vốn và những kỹ năng cần thiết thì sẽ ít bị tổn thương hơn so với những vùng chỉ dành thời gian cho việc hoạt động sinh kế nhỏ lẻ của từng hộ gia đình, hơn nữa yếu tố về giới tính cũng được đề cập khi đánh giá tính dễ bị tổn thương do BĐKH

Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam cho rằng tính dễ bị tổn thương do BĐKH là mức độ mà một hệ thống (tự nhiên, KT – XH) có thể bị tổn thương do BĐKH hoặc không có khả năng thích ứng trước những tác động bất lợi của BĐKH

Trang 36

1.2.4 Lưu vực sông

Là vùng đất mà trong phạm vi đó nước mặt, nước dưới đất chảy tự nhiên

vào sông và thoát ra một cửa chung hoặc thoát ra biển (Luật tài nguyên nước

Việt Nam - 2012)

“Lưu vực là một vùng diện tích tự nhiên được giới hạn bởi đường phân thủy đón nhận nước rơi và hội tụ về một dòng sông, suối, đầm, hồ, được xác định bởi đường ranh giới khép kín theo đường phân thủy từ điểm đầu ra của lưu vực; trong mỗi lưu vực có thể bao gồm nhiều lưu vực nhỏ hơn gọi là tiểu lưu vực” [8]

Như vậy, một LVS là vùng địa lí được giới hạn bởi đường chia nước (đường phân thủy) trên mặt và dưới đất Đường chia nước trên mặt là đường nối các đỉnh cao của địa hình Nước từ đỉnh cao chuyển động theo hướng dốc của địa hình xuống chân dốc là các suối nhỏ rồi tập trung đến các nhánh sông lớn hơn chảy về biển, tạo thành mạng lưới sông Trên LVS, ngoài các DT đất trên cạn còn có các phần chứa nước trong lòng sông, hồ và các vùng đất ngập nước theo từng thời kỳ Tất cả phần bề mặt lưu vực cả trên cạn và dưới nước là MT cho các loài sinh sống Đường chia nước dưới đất là đường giới hạn trong lòng đất mà theo đó nước ngầm chảy về hai phía đối lập nhau Đường phân nước mặt

và đường phân nước ngầm nhìn chung là không trùng nhau, do đó sẽ có hiện tượng nước từ lưu vực này chuyển sang lưu vực khác

Về hình thái, một LVS thường được chia thành 3 vùng:

- Vùng thượng lưu: Là các vùng cao với địa hình dốc, chia cắt phức tạp, là nơi khởi nguồn của các dòng sông, bề mặt thường được bao phủ bằng những DT rừng, có vai trò điều hòa dòng chảy, giảm dòng chảy lũ, tăng lượng dòng chảy mùa cạn cho LVS, nhất là cho vùng hạ lưu

- Vùng trung lưu: Là vùng đồi núi hoặc cao nguyên có địa hình thấp, thoải hơn và là vùng trung gian chuyển nước xuống vùng hạ lưu Tại đây, các con

Trang 37

sông thường có độ dốc nhỏ hơn, lòng sông bắt đầu mở rộng, có bãi, đáy sông có nhiều cát mịn

- Vùng hạ lưu: Vùng thấp nhất của LVS, phần lớn là đất bồi tụ lâu năm có thể tạo nên các đồng bằng Nhìn chung, khi các sông chảy đến hạ lưu, mặt cắt sông mở rộng, phân thành nhiều nhánh đổ ra biển, có độ dốc nhỏ, ở đáy sông gồm cát mịn và bùn Do mặt cắt sông mở rộng nên tốc độ dòng nước giảm, khiến cho quá trình bồi lắng là chủ yếu, xói lở chỉ xảy ra trong mùa mưa lũ tại một số điểm nhất định Ra sát biển, sông thường dễ bị phân nhánh, sông uốn khúc và thường có sự biến đổi về hình thái dưới tác động của quá trình bồi, xói liên tục

Về góc độ hành chính: Lưu vực sông gồm có lưu vực sông liên tỉnh và lưu

vực sông nội tỉnh Lưu vực sông liên tỉnh là lưu vực sông nằm trên địa bàn từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên Lưu vực sông nội tỉnh là lưu vực sông nằm trên địa bàn một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

Nhận thấy, LVS là một thể thống nhất, luôn vận động gồm nhiều thành phần khác nhau, như đất, nước, sinh vật có mối quan hệ phụ thuộc, quy định

lẫn nhau, trong đó nước đóng vai trò động lực chủ đạo

1.3 Phương pháp đánh giá tính dễ bị tổn thương sinh kế do tác động của biến đổi khí hậu

1.3.1 Cơ sở tiếp cận nghiên cứu

Nhóm tác giả M.B Hahn và cộng sự cho rằng đánh giá tính dễ bị tổn thương mô tả một loạt các phương pháp được sử dụng để tích hợp và kiểm tra có

hệ thống các tương tác giữa con người với môi trường vật chất và xã hội của họ Theo đó đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu là định lượng cách

mà cộng đồng sẽ thích ứng với điều kiện môi trường đang thay đổi Có nhiều tác giả dựa vào định nghĩa tính dễ bị tổn thương như là một hàm 3 yếu tố: Phơi nhiễm, độ nhạy cảm, khả năng thích ứng của IPCC Mức độ phơi nhiễm trong trường hợp này là cường độ và thời gian tiếp xúc liên quan đến khí hậu như hạn hán hoặc thay đổi lượng mưa, độ nhạy là mức độ hệ thống bị ảnh hưởng bởi sự

Trang 38

phơi nhiễm và khả năng thích ứng là khả năng hệ thống chịu đựng hoặc phục hồi sự phơi nhiễm

Theo Hội chữ Thập đỏ Việt Nam, đánh giá tính dễ bị tổn thương là quá trình xác định các yếu tố rủi ro của từng loại hiểm họa và phân tích các nguyên nhân gây ra hiểm họa đó Bên cạnh đó, quá trình này mô tả tập hợp các điều kiện hoặc ràng buộc hiện có về mặt kinh tế, xã hội, vật chất hoặc địa lý có cản trở, hạn chế khả năng của người dân trong giảm nhẹ, phòng ngừa và ứng phó tác động của các hiểm họa

Từ tổng quan các công trình nghiên cứu về đánh giá tính dễ bị tổn thương sinh kế do BĐKH trên thế giới và Việt Nam, trên cơ sở kế thừa và tổng hợp, nghiên cứu này sử dụng các tiếp cận tính toán chỉ số dễ bị tổn thương về sinh kế

do BĐKH (LVI) đã được M.B Hahn và cộng sự xây dựng (2009), trong đó Khung sinh kế bền vững xem xét đến 5 nguồn vốn gồm: Tự nhiên, xã hội, con người, vật chất và tài chính [84] được cho là công cụ hữu ích dùng để đánh giá khả năng chống chịu với các cú sốc từ bên ngoài ở mức hộ gia đình

1.3.2 Phương pháp đánh giá tính dễ bị tổn thương sinh kế do biến đổi khí hậu

Khi đánh giá tính dễ bị tổn thương sinh kế, BĐKH có thể được coi là cú sốc bên ngoài (được xếp vào thành phần Bối cảnh tác động theo Khung SKBV), các tiếp cận khung SKBV đã phản ánh được sự tổng hợp trong hoạt động, chiến lược sinh kế người dân, thể hiện rõ nhất là mức độ nhạy cảm và khả năng thích ứng Tuy nhiên, để đánh giá tính dễ bị tổn thương do BĐKH, mức độ phơi nhiễm hay tiếp xúc với khí hậu và những biện pháp thích ứng của hộ gia đình sẽ được chú trọng theo Chambers và Coway

Có 2 cách tiếp cận đánh giá tổn thương sinh kế do BĐKH được thể hiện ở 2 chỉ số có mối quan hệ với nhau đó là LVI và LVI-IPCC

1.3.2.1 Phương pháp tính chỉ số tổn thương sinh kế LVI

Chỉ số tổn thương sinh kế LVI là cách tiếp cận tổng hợp được hình thành từ các chỉ số chính: Hồ sơ nhân khẩu học – xã hội, chiến lược sinh kế, mạng xã hội,

Trang 39

sức khỏe, thực phẩm, nước, thiên tai và BĐKH Mỗi chỉ số chính có nhiều chỉ số phụ và chúng được xây dựng dựa vào quá trình khảo sát, điều tra tại địa bàn, nghĩa là tùy vào lãnh thổ và nội dung nghiên cứu có thể đề xuất các chỉ số phụ thích hợp LVI sử dụng phương pháp trọng số bằng nhau cho các chỉ số chính Còn mỗi chỉ số phụ được đo lường bởi các đơn vị khác nhau, do vậy phải được chuẩn hóa để có thể so sánh

Trong đó, index Sd là chỉ số phụ, S d_thực tế là giá trị thu thập được từ cộng đồng,

S min và S max là giá trị nhỏ nhất và lớn nhất phản ảnh tính dễ bị tổn thương từ thấp đến cao

Sau khi mỗi chỉ số phụ được chuẩn hóa, giá trị tổn thương của từng chỉ số chính được tính bằng trung bình cộng của mỗi chỉ số phụ

Trong đó, M d là chỉ số chính của cộng đồng, S di là đại diện cho các chỉ số phụ thứ i và n là số lượng chỉ số phụ trong mỗi chỉ số chính Giá trị trung bình cộng của các chỉ số tổn thương chính là LVI:

Trong đó, LVId là LVI cho cộng đồng, W mi là số lượng chỉ số phụ tạo nên chỉ số chính, h là số lượng chỉ số chính

1.3.2.2 Phương pháp tính chỉ số tổn thương sinh kế theo IPCC (LVI-IPCC)

BĐKH đã, đang và sẽ tác động rất lớn đến sinh kế người dân và trở thành một trong những cú sốc nghiêm trọng, tác giả Hann trong công trình của mình đã phát triển chỉ số LVI kết hợp với định nghĩa dễ tổn thương của IPCC đó là LVI-IPCC, sau này nhiều nhóm tác giả đã kế thừa, áp dụng cho địa bàn nghiên cứu của mình Theo đó, LVI-IPCC được tính toán bằng cách gộp các yếu tố chính lại

Trang 40

với nhau và phân thành 3 nhóm yếu tố theo khía cạnh phơi nhiễm, nhạy cảm, và khả năng thích ứng với BĐKH Mỗi yếu tố trong 3 yếu tố IPCC được:

Trong đó, CFd là một trong những yếu tố tạo nên LVI-IPCC (phơi nhiễm, nhạy cảm và khả năng thích ứng) cho cộng đồng d, Wmi là trọng số cho mỗi yếu

tố chính và Mdi là yếu tố chính I của vùng d Sau đó LVI-IPCC được tính theo công thức:

Trong đó, LVI-IPCC là chỉ số dễ bị tổn thương sinh kế của cộng đồng d sử dụng khung sinh kế tổn thương của IPCC, e là đỉnh tính mức độ phơi nhiễm, a là khả năng thích ứng và s là độ nhạy cảm của cộng đồng d

Ngày đăng: 04/08/2024, 09:22

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1]. Bùi Sỹ Bách, Hoàng Thị Thu Hòa, Nguyễn Thị Xuân Thắng (2018), Nghiên cứu đánh giá mức độ dễ bị tổn thương sinh kế do biến đổi khí hậu tại các xã ven biển thuộc huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tỉnh, Tạp chí Khoa học Biến đổi khí hậu, số 5/2018, trang 20-26 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu đánh giá mức độ dễ bị tổn thương sinh kế do biến đổi khí hậu tại các xã ven biển thuộc huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tỉnh
Tác giả: Bùi Sỹ Bách, Hoàng Thị Thu Hòa, Nguyễn Thị Xuân Thắng
Năm: 2018
[2]. Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam (2006), Báo cáo Môi trường Việt Nam 2006, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo Môi trường Việt Nam 2006
Tác giả: Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam
Năm: 2006
[4]. Lê Quang Cảnh, Hồ Anh Tuấn, Hồ Thị Ngọc Hiếu, Trần Hiếu Quang (2016), Áp dụng chỉ số tổn thương sinh kế trong đánh giá tổn thương do biến đổi khí hậu ở vùng Ngũ Điền, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế, Tạp chí Khoa học – ĐH Huế, tập 120, số 6, trang 41-51 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Áp dụng chỉ số tổn thương sinh kế trong đánh giá tổn thương do biến đổi khí hậu ở vùng Ngũ Điền, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế
Tác giả: Lê Quang Cảnh, Hồ Anh Tuấn, Hồ Thị Ngọc Hiếu, Trần Hiếu Quang
Năm: 2016
[5]. Cục Thống kê huyện Tuy An (2015, 2022), Niên giám Thống kê huyện Tuy An năm 2016, 2022, Tuy An Sách, tạp chí
Tiêu đề: Niên giám Thống kê huyện Tuy An năm 2016, 2022
[6]. Nguyễn Việt Cường (2019), Nghiên cứu thiết lập và đánh giá chỉ số tổn thương xã hội do ngập lụt trong bối cảnh biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh Bình Định, Đề tài NCKH cấp tỉnh Bình Định, Chi Cục Bảo vệ môi trường tỉnh Bình Định Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu thiết lập và đánh giá chỉ số tổn thương xã hội do ngập lụt trong bối cảnh biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh Bình Định
Tác giả: Nguyễn Việt Cường
Năm: 2019
[8]. Trần Thọ Đạt, Vũ Thị Hoài Thu (2012), Biến đổi khí hậu và sinh kế ven biển, Hà Nội, Nxb Giao thông vận tải Sách, tạp chí
Tiêu đề: Biến đổi khí hậu và sinh kế ven biển
Tác giả: Trần Thọ Đạt, Vũ Thị Hoài Thu
Nhà XB: Nxb Giao thông vận tải
Năm: 2012
[9]. Trần Thọ Đạt, Vũ Thị Hoài Thu (2012), Sinh kế bền vững và thích ứng với BĐKH đối với vùng ven biển Việt Nam, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, số đặc biệt, tháng 10/2012, tr107-116 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sinh kế bền vững và thích ứng với BĐKH đối với vùng ven biển Việt Nam
Tác giả: Trần Thọ Đạt, Vũ Thị Hoài Thu
Năm: 2012
[10]. Nguyễn Thị Hương Giang, Hoàng Dũng Hà, Hồ Thiện Thành, Nguyễn Quang Tân (2018), Nghiên cứu tính tổn thương sinh kế của ngư dân trong bối cảnh biến đổi khí hậu – Trường hợp nghiên cứu tại xã Hương Phong, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế, Tạp chí Khoa học, Trường ĐH Vinh, tập 47, số 3, tr 28-45 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu tính tổn thương sinh kế của ngư dân trong bối cảnh biến đổi khí hậu – Trường hợp nghiên cứu tại xã Hương Phong, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế
Tác giả: Nguyễn Thị Hương Giang, Hoàng Dũng Hà, Hồ Thiện Thành, Nguyễn Quang Tân
Năm: 2018
[11]. Nguyễn Thị Vĩnh Hà (2016), Khái niệm và các khung mô hình đánh giá tổn thương do thiên tai trên thế giới - Đánh giá khả năng áp dụng ở Việt Nam, Tạp chí Khoa học Đại học quốc gia Hà Nội: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 32, số 4 (2016), trang 37-48 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khái niệm và các khung mô hình đánh giá tổn thương do thiên tai trên thế giới - Đánh giá khả năng áp dụng ở Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Thị Vĩnh Hà (2016), Khái niệm và các khung mô hình đánh giá tổn thương do thiên tai trên thế giới - Đánh giá khả năng áp dụng ở Việt Nam, Tạp chí Khoa học Đại học quốc gia Hà Nội: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 32, số 4
Năm: 2016
[12]. Bùi Thị Minh Hà, Lê Thị Hoa Sen, Nguyễn Tiến Dũng, Nguyễn Hữu Thọ (2018), Phương pháp đánh giá tính dễ bị tổn thương sinh kế của nông hộ do biến đổi khí hậu, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam (chuyên san Khoa học Xã hội và Nhân văn), tập 60, số 11/2018, trang 22-27 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp đánh giá tính dễ bị tổn thương sinh kế của nông hộ do biến đổi khí hậu
Tác giả: Bùi Thị Minh Hà, Lê Thị Hoa Sen, Nguyễn Tiến Dũng, Nguyễn Hữu Thọ
Năm: 2018
[13]. Nguyễn Đăng Hào (2010), Sự thay đổi trong chiến lươc ̣ sinh kế và thu nhập của các nông hộ ở vùng cát ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoaṇ 2003 – 2008 , Tap ̣ chí Khoa hoc ̣ Đaị hoc ̣ Huế, số 62, 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sự thay đổi trong chiến lươc̣ sinh kế và thu nhập của các nông hộ ở vùng cát ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoaṇ 2003 – 2008
Tác giả: Nguyễn Đăng Hào
Năm: 2010
[14]. Nguyễn Thị Minh Hòa, Nguyễn Phú Bảo (2018), Đánh giá tác động của Biến đổi khí hậu đến tổn thương sinh kế người dân TP. Hồ Chí Minh, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam (chuyên san Khoa học Xã hội và Nhân văn), tập 60, số 4/2018, trang 19-22 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá tác động của Biến đổi khí hậu đến tổn thương sinh kế người dân TP. Hồ Chí Minh
Tác giả: Nguyễn Thị Minh Hòa, Nguyễn Phú Bảo
Năm: 2018
[15]. Hội Chữ Thập đỏ Việt Nam (2010), Đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương và khả năng (VCA) - Sổ tay dành cho Hướng dẫn viên đánh giá VCA, Ủy ban Châu Âu (ECHO) thông qua Chương trình Phòng ngừa thảm họa (DIPECHO) cho Đông Nam Á Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương và khả năng (VCA) - Sổ tay dành cho Hướng dẫn viên đánh giá VCA
Tác giả: Hội Chữ Thập đỏ Việt Nam
Năm: 2010
[16]. IUCN (2012), Đánh giá tính dễ tổn thương và năng lực thích ứng tại xã Trung Bình, huyện Trần Đề và xã An Thạnh Nam, huyện Cù Lao Dung (tỉnh Sóc Trăng), Phát triển Bền vững SDF Thái Lan Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá tính dễ tổn thương và năng lực thích ứng tại xã Trung Bình, huyện Trần Đề và xã An Thạnh Nam, huyện Cù Lao Dung (tỉnh Sóc Trăng)
Tác giả: IUCN
Năm: 2012
[17]. Koos Neefjes (Nguyễn Văn Thanh dịch) (2003), Môi trường và sinh kế: các chiến lược PTBV, NXB Chính trị Quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Môi trường và sinh kế: các chiến lược PTBV
Tác giả: Koos Neefjes (Nguyễn Văn Thanh dịch)
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 2003
[18]. Nguyễn Xuân Mai, Nguyễn Duy Thắng (2011), “Sinh kế của cộng đồng ngư dân ven biển: Thưc̣ trạng và giải pháp”, Tap ̣ chí xã hội học số 4 , 2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sinh kế của cộng đồng ngư dân ven biển: Thưc̣ trạng và giải pháp”, "Tap ̣ chí xã hội học số 4
Tác giả: Nguyễn Xuân Mai, Nguyễn Duy Thắng
Năm: 2011
[19]. Nhóm hành động chóng nghèo (2003), Báo cáo đánh giá nghèo và quản lý nhà nước có sự tham gia. Vùng ven biển Miền trung và Tây Nguyên, Ngân hàng phát triển Châu Á, Công ty Giải pháp Việt Nam, Action Aid Vietnam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo đánh giá nghèo và quản lý nhà nước có sự tham gia. Vùng ven biển Miền trung và Tây Nguyên
Tác giả: Nhóm hành động chóng nghèo
Năm: 2003
[20]. Trần Thị Hồng Nhung (2017), Nghiên cứu sinh kế và nghèo tại các huyện ven biển tỉnh Nam Định, Luận án Tiến sĩ Địa lý học, Trường ĐHSP Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu sinh kế và nghèo tại các huyện ven biển tỉnh Nam Định
Tác giả: Trần Thị Hồng Nhung
Năm: 2017
[21]. Oxfam (2008), Việt Nam: Biến đổi khí hậu, sự thích ứng và người nghèo, 10/2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Nam: Biến đổi khí hậu, sự thích ứng và người nghèo
Tác giả: Oxfam
Năm: 2008
[22]. Nguyễn Đăng Hiệp Phố (2016), “Tiếp cận lý thuyết khung sinh kế bền vững DFID trong nghiên cứu sinh kế của người Mạ ở vườn quốc gia Cát Tiên”, Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Nai, số 02, 2016 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiếp cận lý thuyết khung sinh kế bền vững DFID trong nghiên cứu sinh kế của người Mạ ở vườn quốc gia Cát Tiên”, "Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Nai
Tác giả: Nguyễn Đăng Hiệp Phố
Năm: 2016

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN