NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG: Tổng quan về tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến tác động của BĐKH và NBD tới tài nguyên nước Dự báo tác động của BĐKH và NBD tới tài nguyên
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
(Hội đồng bảo vệ ngày 26/01/2013)
Chuyên ngành: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG Mã số: 60.85.10
LUẬN VĂN THẠC SĨ
TP HỒ CHÍ MINH, THÁNG 02 NĂM 2013
Trang 2CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA –ĐHQG -HCM
Trang 3ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: TRỊNH THỊ MINH CHÂU MSHV:11260543
Ngày, tháng, năm sinh: 26/06/1988 Nơi sinh: Tp.HCM Chuyên ngành: Quản lý Môi trường Mã số : 60.85.10
I TÊN ĐỀ TÀI:
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ NƯỚC BIỂN DÂNG ĐỐI VỚI TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT TỈNH KHÁNH HÒA VÀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH
ỨNG PHÓ
II NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
Tổng quan về tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến tác động của BĐKH và NBD tới tài nguyên nước
Dự báo tác động của BĐKH và NBD tới tài nguyên nước mặt tỉnh Khánh Hòa Đánh giá tác động do biến đổi tài nguyên nước đến các ngành, lĩnh vực kinh tế -
xã hội theo các kịch bản tương ứng Xây dựng kế hoạch hành động ứng phó với tác động của BĐKH và NBD tới tài
nguyên nước mặt trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
III NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: IV NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: V CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: PGS.TS PHÙNG CHÍ SỸ
Trang 4Xin gửi lời cảm ơn thầy cô trong Khoa Môi Trường – Trường ĐH Bách Khoa TP.HCM đã truyền đạt những kiến thức để phục vụ cho luận văn của tôi
Cuối cùng, tôi muốn cảm ơn bạn bè tôi - những người đã nhiệt tình giúp đỡ, hỗ trợ tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn Tôi cũng xin cảm ơn gia đình đã ủng hộ về mặt tinh thần giúp tôi học tập và làm việc tốt
TP Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 2013
Trịnh Thị Minh Châu
Trang 5ABSTRACT
Climate change and sea level rise has been causing serious consequences for the countries of the world, especially in the coastal region, including Vietnam Essays selected object to evaluate the Khanh Hoa province - a province in Vietnam's central coast By relying on the results of the model forecasts of the Ministry of Natural Resources & Environment (MONRE) and the Sub - Institute of Hydrometeorology & Environment of south Viet Nam (SIHYMETE) about temperature, precipitation, sea level rise, the thesis has assessed the impact of climate change and sea level rise on surface water resources and the socio-economic sector of Khanh Hoa province, the results of the evaluation are as follows: mean annual temperature is likely to increase 1,20C in the middle of the 21st century (according to the average script by MONRE published in 2012); average annual rainfall tends to decrease at the end of the 21st century (according to the average script by SIHYMETE implementation); sea level will rise 32 cm in 2050 and 68 cm in 2100 (according to the average script by SIHYMETE building); approximately 0,84% of the province's natural area flooded in 2020 when sea level rise 14cm, mainly in the district/coastal cities such as Cam Lam, Ninh Hoa, Cam Ranh, Van Ninh, Nha Trang Ninh Hoa and Cam Lam will be most flooded, industries most affected by climate change and sea level rise is aquaculture and Cam Lam district is the most affected
Trang 6TÓM TẮT
Biến đổi khí hậu (BĐKH) và nước biển dâng (NBD) đã và đang gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho các nước trên thế giới, đặc biệt là những nước thuộc vùng đới bờ, trong đó có Việt Nam Đối tượng mà luận văn lựa chọn để đánh giá là tỉnh Khánh Hòa – một tỉnh duyên hải miền Trung của Việt Nam Bằng cách dựa vào kết quả mô hình dự báo của Bộ TN - MT và Phân viện KTTV & MT phía Nam về nhiệt độ, lượng mưa, mực nước biển dâng, luận văn đã đánh giá tác động của BĐKH và NBD đối với tài nguyên nước mặt và các ngành kinh tế - xã hội của tỉnh Khánh Hòa, với kết quả đánh giá như sau: nhiệt độ trung bình năm có khả năng tăng 1,20
C vào giũa thế kỷ 21 (theo kịch bản trung bình do Bộ TN - MT công bố năm 2012); lượng mưa trung bình năm có xu hướng giảm vào cuối thế kỉ 21 (theo kịch bản trung bình do Phân viện KTTV & MT phía Nam thực hiện); mực nước biển sẽ dâng 32 cm vào năm 2050 và 68 cm vào năm 2100 (theo kịch bản trung bình do Phân viện KTTV & MT phía Nam xây dựng); khoảng 0,84% diện tích tự nhiên của tỉnh bị ngập vào năm 2020 khi mực nước biển dâng 14cm, chủ yếu tại các huyện/thành phố ven biển như Ninh Hòa, Cam Lâm, Cam Ranh, Vạn Ninh, Nha Trang, trong đó, Huyện Ninh Hòa và Cam Lâm bị ngập nhiều nhất, ngành bị ảnh hưởng nhiều nhất do BĐKH và NBD là ngành thủy sản và huyện Cam Lâm là huyện chịu tác động nhiều nhất
Trang 7CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc
LỜI CAM ĐOAN
Họ và tên học viên: TRỊNH THỊ MINH CHÂU Giới tính: Nữ
Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ NƯỚC BIỂN
DÂNG ĐỐI VỚI TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT TỈNH KHÁNH HÒA VÀ
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH ỨNG PHÓ
Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS PHÙNG CHÍ SỸ
Tôi xin cam đoan toàn bộ luận văn là do quá trình nghiên cứu của tôi Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước nhà trường về sự cam đoan này
TP.HCM, ngày… tháng… năm 2013
Trịnh Thị Minh Châu
Trang 82.Tính cấp thiết của đề tài 1
3.Mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
4.Nội dung nghiên cứu của luận văn 3
5.Phương pháp nghiên cứu 4
6.Tính mới và ý nghĩa của luận văn 6
Trang 9CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BĐKH VÀ NBD TỚI TÀI
NGUYÊN NƯỚC MẶT TỈNH KHÁNH HÒA 26
2.1.Đánh giá mức độ tác động của BĐKH và NBD đến sự thay đổi trữ lượng và chất lượng nước mặt tại tỉnh Khánh Hòa trong những năm trở lại đây 26
2.1.1 Hiện trạng tài nguyên nước mặt tỉnh Khánh Hòa 26
2.1.2 Diễn biến BĐKH và NBD trên địa bàn tỉnh trong những năm gần đây 28
2.1.3 Diễn biến chất lượng môi trường nước mặt 2006 - 2009 33
2.1.3.1.Chất lượng nước tại các sông, suối 33
2.1.3.2.Chất lượng nước mặt tại các kênh, mương 37
2.2.Dự báo mức độ tác động của BĐKH và NBD đến tài nguyên nước mặt trong thời gian 30-50 năm tới (tương ứng với các kịch bản BĐKH do Bộ TNMT công bố) 41
2.2.1 Dự báo sự thay đổi nhiệt độ, lượng mưa, nước biển dâng cho tỉnh khánh Hòa theo kịch bản BĐKH do Bộ TNMT công bố (2012) 41
2.2.2 Dự báo xu thế dâng lên của mực nước biển cho tỉnh khánh Hòa và sự thay đổi dòng chảy năm và mùa của các lưu vực sông theo kịch bản BĐKH do Phân viện KTTV & MT phía nam thực hiện 43
2.2.2.1.Kết quả tính toán sự thay đổi nhiệt độ, lượng mưa, nước biển dâng cho tỉnh Khánh Hòa theo mô hình SIMCLIM 43
2.2.2.2.Dự báo sự thay đổi dòng chảy năm và mùa của các lưu vực sông theo các kịch bản BĐKH do Phân viện KTTV & MT phía nam thực hiện 44
2.2.3 Đánh giá tác động của BĐKH và NBD đến quá trình xâm nhập mặn ở các lưu vực sông 49
2.2.4 Đánh giá tác động của BĐKH và NBD đến chỉ số và tần suất khô hạn tỉnh Khánh Hòa theo tính toán của Phân viện KTTV & MT phía Nam 51
2.2.4.1.Chỉ số hạn của tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 1980 - 2010 51
Trang 102.2.4.2.Tần suất hạn với các kịch bản biến đổi khí hậu 56
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA SỰ THAY ĐỔI TÀI NGUYÊN NƯỚC DO BĐKH VÀ NBD TỚI CÁC NGÀNH KINH TẾ - XÃ HỘI CÓ LIÊN QUAN TẠI TỈNH KHÁNH HÒA 58
3.1.Đánh giá tác động của sự thay đổi tài nguyên nước do BĐKH và NBD tới phát triển đô thị 58
3.1.1 Đặc điểm địa hình, địa mạo tỉnh Khánh Hòa 58
3.1.2 Đánh giá tác động của BĐKH và NBD tới các thành phố/huyện ven biển 58
3.1.2.1.Diện tích ngậpcủa các huyện/thành phố theo kịch bản trung bình 58
3.1.2.2.Diện tích ngập của các huyện/thành phố theo kịch bản cao 613.1.3 Đánh giá tác động của BĐKH & NBD đến dân số tại các vùng bị ngập theo các kịch bản 62
3.2.Đánh giá tác động của sự thay đổi tài nguyên nước do BĐKH và NBD tới phát triển kinh tế 65
3.2.1 Đánh giá tác động của sự thay đổi tài nguyên nước do BĐKH và NBD tới ngành công nghiệp 65
3.2.2 Đánh giá tác động của sự thay đổi tài nguyên nước do BĐKH và NBD tới ngành nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp) 663.2.2.1.Tác động của BĐKH và NBD đến thực phủ và các loại đất của tỉnh 66
3.2.2.2.Tác động của BĐKH và NBD đến chăn nuôi, trồng trọt 76
3.2.2.3.Tác động của BĐKH và NBD đến lâm nghiệp 80
3.2.2.4.Tác động của BĐKH và NBD đến thủy sản 83
3.3.Đánh giá tác động của sự thay đổi tài nguyên nước do BĐKH và NBD tới xây dựng cơ sở hạ tầng (đường giao thông, cấp điện, cấp nước, thoát nước, thông tin liên lạc…) 84
3.3.1 Tác động của BĐKH và NBD đến giao thông vận tải 84
Trang 113.3.2 Tác động của BĐKH và NBD đến ngành cấp điện, thông tin liên lạc
87
3.3.3 Tác động của BĐKH và NBD đến các công trình xây dựng 88
CHƯƠNG 4: XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG ỨNG PHÓ VỚI TÁC ĐỘNG CỦA BĐKH VÀ NBD TỚI TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA 91
4.1.Đánh giá rủi ro và khả năng dễ bị tổn thương của các khu vực, lĩnh vực chịu tác động của BĐKH và NBD 91
4.1.1 Xác định các lĩnh vực, các khu vực dễ bị tổn thương nhất do tác động BĐKH và NBD 91
4.1.2 Đánh giá rủi ro và khả năng dễ bị tổn thương của các khu vực, lĩnh vực chịu tác động của BĐKH và NBD 93
4.2.Khả năng lồng ghép các vấn đề BĐKH vào các chương trình/dự án, chính sách, quy hoạch của tỉnh 99
4.6.Lựa chọn các tiêu chí xác định ưu tiên cho các hành động 108
4.7.Xây dựng kế hoạch ứng phó tác động của BĐKH và NBD đến tài nguyên nước mặt 111
4.7.1 Cho điểm các hành động ứng phó tác động BĐKH và NBD tới tài nguyên nước mặt 111
4.7.2 Xác định các hành động ứng phó ưu tiên đối với tài nguyên nước mặt 114
Trang 124.8.Xác định các hành động ứng phó ƣu tiên đối với các ngành kinh tế - xã
Trang 13DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Các tác động của BĐKH đến khu vực Đông Nam Á 13
Bảng 1.2: Những thay đổi các yếu tố thủy văn đã được ghi nhận 16
Bảng 1.3: Các kế hoạch và giải pháp thích ứng với tác động của BĐKH đối với tài nguyên nước 17
Bảng 1.4: 10 tỉnh có diện tích bị ảnh hưởng lớn nhất bởi NBD tại Việt Nam 19
Bảng 2.1: Tổng hợp tài nguyên nước mặt tỉnh Khánh Hoà 27
Bảng 2.2: Lượng mưa của tỉnh Khánh Hoà năm 2010 (mm) 28
Bảng 2.3: Tổng số giờ nắng trong năm trạm Nha Trang 28
Bảng 2.4: Nhiệt độ trung bình năm trạm Nha Trang 29
Bảng 2.5: Lượng mưa hàng năm đo tại trạm Nha Trang 30
Bảng 2.6: Thiệt hại do mưa bão gây ra từ 2006-2009 32
Bảng 2.7: Mức tăng nhiệt độ (oC) so với thời kỳ 1980-1999 theo các KB 41
Bảng 2.8: Mức thay đổi lượng mưa (%) so với thời kỳ 1980-1999 theo các KB 42 Bảng 2.9: Mực NBD (cm) so với thời kỳ 1980-1999 theo các KB 43
Bảng 2.10: Nhiệt độ trung bình khu vực tỉnh Khánh Hòa qua các kịch bản 43
Bảng 2.11: Lượng mưa trung bình (mm) qua các kịch bản ở tỉnh Khánh Hòa 44
Bảng 2.12: Mực nước biển dâng (cm) từ mô hình SIMCLIM 44
Bảng 2.13: Lượng thay đổi dòng chảy trung bình năm theo KB B2 (%) 44
Bảng 2.14: Lượng thay đổi dòng chảy mùa lũ theo KB B2 (%) 46
Bảng 2.15: Lượng thay đổi dòng chảy mùa cạn theo KB B2 (%) 47
Bảng 2.16: Lượng thay đổi dòng chảy trung bình năm theo KB A1FI (%) 47
Bảng 2.17: Lượng thay đổi dòng chảy mùa lũ theo KB A1FI (%) 48
Bảng 2.18: Lượng thay đổi dòng chảy mùa cạn theo KB A1FI (%) 48
Bảng 2.19: Chiều dài xâm nhập mặn trên sông Ninh Hòa (Đơn vị: m) 50
Bảng 2.20: Xâm nhập mặn trên sông Cái (Đơn vị: m) 50
Bảng 2.21: Phân bố tần suất hạn (%) theo SPI với các quy mô thời gian các trạm khí tượng 55
Trang 14Bảng 2.22: Tần suất (%) hạn theo quy mô thời gian của vùng ven biển 57
Bảng 2.23: Tần suất (%) hạn theo quy mô thời gian của vùng lục địa 57
Bảng 3.1: Diện tích và cao độ các đồng bằng tỉnh Khánh Hòa 58
Bảng 3.2: Diện tích ngập của các huyện/thành phố theo KB trung bình (km2) 59
Bảng 3.3: Diện tích ngập của các huyện/thành phố theo kịch bản cao (km2) 61
Bảng 3.4: Dân số bị ảnh hưởng trong vùng ngập theo kịch bản trung bình 63
Bảng 3.5: Số dân trong vùng ngập theo kịch bản cao 63
Bảng 3.6: Thực phủ bị ngập ứng với các mức NBD theo kịch bản trung bình 68
Bảng 3.7: Thực phủ bị ngập ứng với các mức dâng nước biển theo kịch bản cao
Bảng 3.14: Diện tích cây bụi/đồng cỏ bị ngập theo các kịch bản NBD 76
Bảng 3.15: Diện tích cây nông lâm nghiệp/cây trồng ngắn ngày bị ngập theo các kịch bản NBD 78
Trang 15Bảng 3.20: Diện tích đất nuôi trồng thủy sản bị ngập theo các kịch bản NBD 83
Bảng 3.21: Đường giao thông bị ảnh hưởng khi NBD ở kịch bản trung bình 85
Bảng 3.22: Đường giao thông bị ảnh hưởng khi NBD ở kịch bản cao 86
Bảng 3.23: Các loại công trình bị ảnh hưởng bởi NBD theo kịch bản trung bình
89
Bảng 3.24: Các loại công trình bị ảnh hưởng bởi NBD theo kịch bản cao 89
Bảng 4.1: Các khu vực và lĩnh vực dễ bị tổn thương của tỉnh Khánh Hòa 92
Bảng 4.2: Ma trận đánh giá tác động, rủi ro, năng lực thích ứng và khả năng bị tổn thương của các khu vực, lĩnh vực kinh tế, đối tượng bị ảnh hưởng bởi BĐKH và NBD 94
Bảng 4.3: Các thước đo định tính để xác định rủi ro do tác động của BĐKH 98
Bảng 4.4: Các thước đo định tính để xác định khả năng dễ bị tổn thương 98
Bảng 4.5: Thang điểm đánh giá quy ước 98
Bảng 4.6: Nội dung các hành động ứng phó với BĐKH và NBD đối với tài nguyên nước 102
Bảng 4.7: Nội dung các hành động ứng phó với BĐKH và NBD đối với các ngành kinh tế, xã hội 103
Bảng 4.8: Các tiêu chí xác định mức độ ưu tiên các hành động 108
Bảng 4.9: Tính điểm các tiêu chí xác định mức độ ưu tiên các hành động 110
Bảng 4.10: Các hành động ứng phó với BĐKH và NBD đối với tài nguyên nước mặt 111
Bảng 4.11: Cơ quan chủ trì thực hiện các hành động ưu tiêng (đối với tài nguyên nước mặt) 114
Bảng 4.12: Các hành động ứng phó với BĐKH và NBD đối với các ngành kinh tế - xã hội 117
Bảng 4.13: Cơ quan chủ trì thực hiện các hành động ưu tiên (đối với các ngành kinh tế -xã hội) 124
Trang 16DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Các xu hướng thay đổi của các kịch bản phát thải 8
Hình 1.2: Hê ̣ quả và tác đô ̣ng của Biến đổi Khí hâ ̣u (Nguồn: World Bank, 2008)
10
Hình 1.3: Diện tích các quốc gia Đông Á bị ảnh hưởng theo kịch bản NBD 18
Hình 1.4: Dân số các quốc gia Đông Á bị ảnh hưởng theo kịch bản NBD 19
Hình 1.5: Số người di trú tại vùng châu thổ sông Mê Kông nếu mực NBD 1m 20
Hình 1.6: Diễn biến và xu thế của Nhiệt độ trung bình (a) và tống lượng mưa năm (b) tại Nha Trang (1977-2008) 23
Hình 2.1: Biểu đồ biểu thị tổng số giờ nắng trong năm (giai đoạn 2002-2011) 28
Hình 2.2: Biểu đồ biểu thị nhiệt độ trung bình năm (giai đoạn 2002-2011) 30
Hình 2.3: Biểu đồ biểu thị lượng mưa hàng năm (giai đoạn 2002-2011) 31
Hình 2.4: Biểu đồ phân bố lượng mưa hàng năm (giai đoạn 2007-2011) 31
Hình 2.5: Biểu đồ giá trị pH nước mặt tại các sông, suối 34
Hình 2.6: Biểu đồ giá trị TSS nước mặt tại các sông, suối 34
Hình 2.7: Biểu đồ giá trị DO nước mặt tại các sông, suối 34
Hình 2.8: Biểu đồ giá trị BOD5 nước mặt tại các sông, suối 35
Hình 2.9: Biểu đồ giá trị NO3-N nước mặt tại các sông, suối 35
Hình 2.10: Biểu đồ giá trị HC nước mặt tại các sông, suối 35
Hình 2.11: Biểu đồ giá trị Coliform nước mặt tại các sông, suối 36
Hình 2.12: Biểu đồ giá trị pH nước mặt tại các kênh, mương 37
Hình 2.13: Biểu đồ giá trị TSS nước mặt tại các kênh, mương 38
Hình 2.14: Biểu đồ giá trị DO nước mặt tại các kênh, mương 38
Hình 2.15: Biểu đồ giá trị BOD5 nước mặt tại các kênh, mương 38
Hình 2.16: Biểu đồ giá trị NO2-N và PO4-P nước mặt tại các kênh, mương 39
Hình 2.17: Biểu đồ giá trị HC nước mặt tại các kênh, mương 39
Hình 2.18: Biểu đồ giá trị Coliform nước mặt tại các kênh, mương 39Hình 2.19: Chỉ số SPI trạm Vạn Ninh theo thời đoạn 1, 6, 12 tháng lượng mưa 51
Trang 17Hình 2.20: Chỉ số SPI trạm Ninh Hòa thời đoạn 1, 3, 6, 12 tháng lượng mưa 52
Hình 2.21: Chỉ số SPI trạm Nha Trang thời đoạn 1, 3, 6, 12 tháng lượng mưa 53
Hình 2.22: Chỉ số SPI trạm Cam Ranh thời đoạn 1, 3, 6, 12 tháng lượng mưa 54
Hình 2.23: SPI vùng lục địa tỉnh Khánh Hòa, thời đoạn 6, 12 tháng lượng mưa giai đoạn 2011 – 2050 56
Hình 2.24: SPI vùng ven biển tỉnh Khánh Hòa, thời đoạn 6, 12 tháng lượng mưa giai đoạn 2011 – 2050 56
Hình 3.1: Biểu đồ diện tích ngập của các huyện/thành phố tỉnh Khánh Hòa theo kịch bản trung bình 59
Hình 3.2: Biểu đồ tỉ lệ diện tích ngập của các huyện/thành phố tỉnh Khánh Hòa theo kịch bản trung bình 60
Hình 3.3: Biểu đồ diện tích ngập của các huyện/thành phố theo kịch bản cao 61
Hình 3.4: Biểu đồ tỉ lệ diện tích ngập của các huyện/thành phố theo kịch bản cao 62
Bảng 3.5: Số dân trong vùng ngập theo kịch bản cao 63
Hình 3.5: Biểu đồ số dân bị ảnh hưởng trong vùng ngập theo KB trung bình và cao 63
Hình 3.6: Bản đồ thực phủ tỉnh Khánh Hòa 66
Hình 3.7: Biểu đồ tỉ lệ các loại thực phủ ở tỉnh Khánh Hòa 67
Hình 3.8: Biểu đồ tỉ lệ các loại đất bị ngập theo kịch bản trung bình 67
Hình 3.9: Biểu đồ diện tích cây bụi (a) và đồng cỏ (b) bị ngập theo kịch bản trung bình 76
Hình 3.10: Biểu đồ diện tích đất trồng cây (a), đất trồng cây hàng năm (b) và đất trồng lúa (c) bị ngập theo kịch bản trung bình 80
Hình 3.11: Biểu đồ diện tích đất rừng sản xuất bị ngập theo kịch bản trung bình (a) và kịch bản cao (b) 82
Hình 3.12: Biểu đồ diện tích đất nuôi trồng thủy sản bị ngập theo kịch bản trung bình (a) và kịch bản cao (b) 83
Hình 3.13: Hệ thống đường giao thông tỉnh Khánh Hòa 85
Trang 18Hình 3.14: Biểu đồ chiều dài đường giao thông bị ngập theo kịch bản trung bình (a) và kịch bản cao (b) 86Hình 3.15: Vị trí các công trình xây dựng tỉnh Khánh Hòa 88
Trang 19DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ADB : Asian Development Bank (Ngân hàng Phát triển Á Châu)
AR4 : The Fourth Assessment Report (Báo cáo lần thứ 4 của IPCC) BĐKH : Biến Đổi Khí Hâ ̣u
BOD : Biological oxygen demand (Nhu cầu oxy sinh học) COD : Chemical oxygen demand (Nhu cầu oxy hoá học) ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long
DO : Dissolved oxygen (Oxy hoà tan) GDP : Tổng sản phẩm quốc nội
GIS : Geographic Information System (Hệ thống thông tin địa lý) IPCC : Intergovernmental Panel on Climate Change (Ủy Ban Liên chính
Phủ) KT-XH : Kinh tế - xã hội KTTV & MT : Khí tượng thủy văn và Môi trường MNB : Mực nước biển
MONRE : Ministry of Natural Resources and Environment MPN : Most probable number (Chỉ số cá thể lớn nhất có thể đếm được) NBD : Nước biển dâng
QCVN : Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường SRV : Socialist Republic of Vietnam
SS : Suspended solids (Chất rắn lơ lửng) START : SysTem for Analysis, Research and Training TP.HCM : Thành phố Hồ Chí Minh
TN – MT : Tài nguyên – Môi trường TNN : Tài nguyên nước
UNFCCC : United Nations Framework Convention on Climate Change UNDP : Chương trình phát triển liên hợp quốc
Trang 20MỞ ĐẦU
1 Đặt vấn đề
Có thể thấy những tác động của BĐKH đối với tài nguyên nước đang là một trong những thách thức lớn Bởi vì tài nguyên nước có mối liên hệ đan chéo với các nhân tố phát triển bền vững kinh tế - xã hội như sức khỏe, năng lượng, an ninh lương thực, các hệ sinh thái, tài nguyên đới bờ, nơi cư trú và kế sinh nhai của các cộng đồng Khi nguồn nước bị tác động trực tiếp sẽ tạo ra những tác động gián tiếp đối với các nhân tố kinh tế và xã hội, gây thiệt hại cho môi trường cũng như cho con người, ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của đất nước
2 Tính cấp thiết của đề tài
Là một quốc gia nằm trải dọc theo Biển Đông với hơn 70% dân số sống dọc theo bờ biển dài 3.444 km và tại hai đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long Việt Nam thuộc vào loại các nước bị uy hiếp nhiều nhất bởi BĐKH toàn cầu và mực nước biển dâng (NBD) Trong 50 năm qua, mực nước biển trung bình dâng với tốc độ 3-4 cm/thập kỷ, nghĩa là trong gần nửa thế kỷ qua, nước biển ở Việt Nam dâng lên khoảng 15-20 cm [17]
Một nghiên cứu của WB công bố năm 2007 [19] về đánh giá và so sánh tác động của mực nước biển dâng lên ở các nước đang phát triển theo 6 chỉ tiêu bị tác động: Diện tích, dân cư, GDP, diện tích đô thị, diện tích canh tác nông nghiệp và diện tích hệ sinh thái trầm thủy Trong 5 kịch bản mực nước biển dâng, từ 1 m đến 5m đã chỉ ra rằng Việt Nam là một trong những nước bị tác động mạnh nhất trên cả 6 chỉ tiêu
Các báo cáo chính thức của IPCC, WB, UNDP (2007) đều cảnh báo Việt Nam nằm trong nhóm các quốc gia chịu tác động cao do hiện tượng BĐKH như lũ lớn, bão tố bất thường, hạn hán kéo dài, nước biển dâng, sự xâm nhập mặn…Các vùng đất thấp ven biển được xem là vùng nhạy cảm, dễ chịu nhiều tổn thương do có mật độ dân cư tập trung tương đối cao, sản xuất nông nghiệp và ngư nghiệp phụ thuộc vào thời tiết, nguồn nước Số liệu quan trắc trong 70 năm qua (1931-2000)
Trang 21cho thấy nhiệt độ trung bình năm đã tăng khoảng 0,70C, mực nước biển có thể dâng 1 m vào năm 2100 Nếu mực nước dâng 1 m, khoảng 40.000 km2
đồng bằng ven biển Việt Nam sẽ bị ngập hàng năm, trong đó có các đồng bằng nhỏ hẹp ven biển vùng Nam Trung Bộ
Khánh Hòa là một trong những tỉnh có đường bờ biển đẹp nhất Việt Nam, là điều kiện lý tưởng để phát triển du lịch cũng như kinh tế biển, đặc biệt là phát triển cảng biển và khai thác, nuôi trồng thủy hải sản Ngoài phần lãnh thổ trên đất liền, tỉnh Khánh Hòa còn có vùng biển, vùng thềm lục địa, các đảo ven bờ và huyện đảo Trường Sa Vùng biển rộng gấp nhiều lần đất liền với vị trí rất quan trọng về an ninh, quốc phòng và kinh tế của cả nước Với vị trí địa lý đặc thù và phương hướng phát triển các ngành du lịch và dịch vụ dựa vào thiên nhiên ven biển, trong tương lai, tỉnh Khánh Hòa sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng do BĐKH gây ra Vì vậy, việc đánh giá tác động của BĐKH và NBD đối với tài nguyên nước tỉnh Khánh Hòa là cần thiết nhằm xác định mức độ và phạm vi ảnh hưởng đối với kinh tế - xã hội, từ đó xây dựng các kế hoạch ứng phó nhằm đảm bảo tính bền vững của nguồn nước cho các hoạt động phát triển trong tương lai
3 Mục tiêu, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu a Mục tiêu
- Đánh giá được tác động của BĐKH và NBD đến tài nguyên nước mặt trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa theo các kịch bản BĐKH do Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố
- Đánh giá được tác động do biến đổi tài nguyên nước đến các ngành, lĩnh vực kinh tế - xã hội theo các kịch bản tương ứng
- Xây dựng được kế hoạch hành động ứng phó với tác động của BĐKH và NBD tới tài nguyên nước mặt trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
b Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: tài nguyên nước mặt và các lĩnh vực KT - XH chịu ảnh hưởng của tài nguyên nước mặt
- Phạm vi nghiên cứu: toàn bộ tỉnh Khánh Hòa
Trang 224 Nội dung nghiên cứu của luận văn a Tổng quan về tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến
tác động của BĐKH và NBD tới tài nguyên nước
- Thu thập các tài liệu về BĐKH, các nguyên nhân và tác động đối với tự nhiên, môi trường, kinh tế-xã hội và con người do BĐKH gây ra
- Thu thập các tài kiệu khoa học liên quan về BĐKH, đề tài và các nghiên cứu về tác động của BĐKH và NBD đối với Việt Nam nói chung và tỉnh Khánh Hòa nói riêng
- Thu thập các tài liệu, số liệu về điều liện tự nhiên, môi trường và tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đặc biệt là những khu vực chịu tác động trực tiếp của BĐKH và NBD: vùng ven sông, vùng đất thấp
- Thu thập tài liệu về các tính toán, các dự báo về khả năng tác động của BĐKH đối với phạm vi quản lý của Bộ, ngành, Tỉnh
- Thu thập các tài liệu, số liệu về khí tượng, khí hậu trong 10 năm qua, các thông tin về thiên tai (bão, lũ lụt, hạn hán, sạt lở…) xảy ra trên địa bàn tỉnh có liên quan đến BĐKH
- Thu thập các tài liệu, số liệu về đặc điểm thủy văn, chế độ dòng chảy, lưu lượng, mực nước trên các hệ thống sông chính của tỉnh Khánh Hòa
- Thu thập số liệu về hiện trạng bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, phòng chống thiên tai tại tỉnh Khánh Hòa
- Các văn bản pháp luật, chủ trương, chính sách, chương trình hành động của Đảng và Nhà nước về BĐKH; các thỏa thuận quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia; các quy định của Bộ, ngành, địa phương liên quan đến BĐKH - Các chương trình, dự án có liên quan của Bộ, ngành, địa phương, bao gồm kế hoạch phát triển 5 năm, kế hoạch quốc gia, kế hoạch phát triển ngành, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Khánh Hòa
Trang 23b Dự báo tác động của BĐKH và NBD tới tài nguyên nước mặt tỉnh Khánh Hòa
- Dự báo nguy cơ tác động do BĐKH và NBD đến tài nguyên nước mặt trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa trên cơ sở sử dụng kịch bản BĐKH và NBD của Việt Nam do Bộ TN - MT hướng dẫn xây dựng
c Đánh giá tác động do biến đổi tài nguyên nước đến các ngành, lĩnh vực kinh tế - xã hội theo các kịch bản tương ứng
- Đánh giá tác động của tài nguyên nước đến các ngành, lĩnh vực kinh tế - xã hội và con người trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa trong mối tương quan với vùng Nam Trung Bộ
d Xây dựng kế hoạch hành động ứng phó với tác động của BĐKH và NBD tới tài nguyên nước mặt trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
- Đề xuất các chương trình, kế hoạch, giải pháp thích nghi, ứng phó và hạn chế ảnh hướng của BĐKH và NBD tới tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020
- Xây dựng kế hoạch hành động ứng phó với tác động của tài nguyên nước tới các ngành, lĩnh vực kinh tế - xã hội và con người trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020
5 Phương pháp nghiên cứu a Phương pháp luận
Đánh giá tác động của BĐKH và NBD tới tài nguyên nước là nghiên cứu xác định các ảnh hưởng của BĐKH lên tài nguyên nước và ảnh hưởng của biến đổi tài nguyên nước lên các hoạt động kinh tế-xã hội của một khu vực, vùng, quốc gia hoặc toàn cầu Để nghiên cứu về tác động của BĐKH và NBD tới tài nguyên nước, người ta thường sử dụng cách tiếp cận là xây dựng các kịch bản BĐKH, qua đó cho phép đưa ra các dự báo về BĐKH, đánh giá các tác động từ BĐKH và NBD đến tài nguyên nước và tác động của biến đổi tài nguyên nước tới điều kiện tự nhiên, tài nguyên, môi trường và kinh tế-xã hội, để từ đó xây dựng kế hoạch ứng phó với tác động của BĐKH và NBD tới tài nguyên nước và kế hoạch ứng phó tác động do biến
Trang 24đổi tài nguyên nước tới các hoạt động của con người sao cho có thể thích ứng và giảm nhẹ các tác động
b Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp kế thừa: sử dụng để kế thừa, áp dụng có chọn lọc kinh nghiệm của các nước trên thế giới và Việt Nam trong việc nghiên cứu, xây dựng kế hoạch hành động ứng phó với tác động của BĐKH và NBD tới tài nguyên nước vào điều kiện thực tế của tỉnh Khánh Hòa
Phương pháp điều tra, khảo sát, thống kê, tổng hợp, phân tích: sử dụng để thu thập và xử lý số liệu về điều kiện tự nhiên,hiện trạng môi trương và kinh tế-xã hội, hoặc các biểu hiện của tác động của BĐKH và NBD tới tài nguyên nước, cũng như tác động của tài nguyên nước tới tài nguyên, môi trường, kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
Phương pháp dự báo: dựa vào các tài liệu, số liệu sẵn có, kịch bản đã được xây dựng… sẽ dự báo xu thế BĐKH trên địa bàn tỉnh
Phương pháp ma trận: thống kê tất cả các tác động của các thành tố liên quan đến BĐKH để xác định các yếu tố có tác động nhiều nhất đến tất cả lĩnh vực, ngành từ đó xác định, lựa chọn các vấn đề ưu tiên
Xây dựng tiêu chí và tiêu chuẩn xác định lĩnh vực và khu vực nhạy cảm đối với Biến đổi khí hậu (trong lĩnh vực tài nguyên nước) và đánh giá tính dễ bị tổn thương và khả năng thích ứng dựa trên các tiêu chí và tiêu chuẩn đã đề xuất
- Kết nối các văn bản quy phạm pháp luật, các quy chuẩn và tiêu chuẩn Việt Nam hiện có với các tiêu chuẩn đề xuất phù hợp với BĐKH
- Xây dựng hệ thống tiêu chí để xác định lĩnh vực nhạy cảm với BĐKH - Thiết lập quy trình kỹ thuật hướng dẫn áp dụng tiêu chí, tiêu chuẩn xác định
lĩnh vực/khu vực nhạy cảm - Đánh giá tính dễ tổn thương và khả năng thích ứng dựa vào:
Khung chính sách thích ứng từ UNDP (APF); Bản trích yếu của UNFCCC về phương pháp và công cụ để đánh giá
tác động của tính dễ bị tổn thương và thích ứng với biến đổi khí hậu;
Trang 25 Đánh giá tính dễ bị tổn thương và khả năng thích ứng dựa trên các kịch bản phát triển kinh tế- xã hội;
Hướng dẫn đối với tính dễ bị tổn thương của con người và khả năng thích ứng cộng đồng trong điều kiện BĐKH (tài liệu của WHO)
6 Tính mới và ý nghĩa của luận văn a Tính mới
Nghiên cứu tác động của BĐKH và NBD đến tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa nhằm mục đích đánh giá trực tiếp các ảnh hưởng cùa BĐKH và NBD đến tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh để từ đó xây dựng chương trình ứng phó phù hợp với sự biến đổi này
b Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở khoa học cho các nhà quản lý môi trường, quản lý tài nguyên nước và các cơ quan chức năng tham khảo để đề xuất các giải pháp phù hợp trong việc ứng phó với tác động của BĐKH và NBD tới tài nguyên nước như quy hoạch đô thị, hạ tầng kỹ thuật, công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng…
Đề tài cung cấp phương pháp luận, cơ sở dữ liệu phục vụ cho những nghiên cứu tiếp theo trên địa bàn tỉnh liên quan đến BĐKH
c Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả thu được từ đề tài sẽ là cơ sở cho các nhà quản lý môi trường, quản lý tài nguyên nước và các cơ quan chức năng tham khảo để đề xuất các giải pháp phù hợp trong việc ứng phó với tác động của BĐKH và NBD tới tài nguyên nước như quy hoạch đô thị, hạ tầng kỹ thuật, công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng…
Trang 261.1.2 Tổng quan về các kịch bản phát thải
Mức đô ̣ và quy mô tác đô ̣ng của BĐKH được nhâ ̣n da ̣ng thông qua các nghiên cứu mô hình và các ki ̣ch bản phát thải do IPCC đưa ra trong Báo cáo đặc biệt về các kịch bản phát thải (SRES – Special Report on Emissions Scenarios) Các kịch bản do IPCC đưa ra bao gồm 6 kịch bản sau: A1 (A1FI, A1T, A1B), A2, B1 và
B2 Các kịch bản này được phân ra 3 nhóm chính: phát thải cao (A1FI), phát thải trung bình (A2, A1B, B2), và phát thải thấp (A1T, B1) phụ thuộc vào các yếu tố :
mức đô ̣ gia tăng dân số , mức đô ̣ sử du ̣ng các nguồn năng lượng (năng lượng hóa thạch hoặc năng lượng sạch ), xu hướng phát triển của nền kinh tế và trình độ công nghê ̣, cụ thể cho từng kịch bản như sau:
A1: Tăng trưở ng kinh tế nhanh trong suốt thế kỷ 21; gia tăng mức đô ̣ toàn cầu hóa và tương tác về văn hóa - xã hội giữa các khu vực ; dân số tăng nhanh nhưng sẽ giảm vào cuối thế kỷ Họ kịch bản A1 được chia thành 3 nhóm nhỏ: A1FI, A1T và A1B
- A1FI: Nguồn năng lươ ̣ng sử du ̣ng chủ yếu là nhiên liê ̣u hóa tha ̣ch - A1T: Công nghê ̣ phát triển theo hướng không sử dụng nhiên liệu hóa thạch
- A1B: Cân bằng viê ̣c sử du ̣ng các nguồn nhiên liê ̣u/năng lượng
Trang 27B1: Dân số toàn cầu giảm và hướng đến nền kính tế toàn cầu hóa ; kinh tế tiếp tu ̣c tăng trưởng nhưng theo hướng di ̣ch vu ̣ và thông tin ; giảm tiêu thụ nguyên vâ ̣t liê ̣u; đưa ra nhiều công ngh ệ sạch và hiệu quả ; ưu tiên tính bền vững xã hô ̣i – kinh tế – môi trường thông qua các giải pháp toàn cầu Kịch bản B 1 này có đặc điểm:
Giống với ki ̣ch bản A1T (không sử du ̣ng nguồn nhiên liê ̣u hóa tha ̣ch) Có sự tái cấu trúc về năng lươ ̣ng sử du ̣ng
A2: Dân số tiếp tục tăng đều ; mức đô ̣ toàn cầu hóa châ ̣m ; phát triển kinh tế theo khu vực; kinh tế tăng trưởng; trình độ công nghệ tiếp tục thay đổi nhưng chậm
B2: Dân số toàn cầu tăng đều như A 2 nhưng châ ̣m; chú trọng đến các giải pháp phát triển bền vững khu vực (kinh tế – xã hội & môi trường)
Tóm tắt về xu hướng phát thải KNK của các kịch bản được mô tả trong Hình 1.1 dướ i đây:
Hình 1.1 Các xu hướng thay đổi của các ki ̣ch bản phát thải [22]
1.1.3 Tác động của BĐKH
Biểu hiện của BĐKH được thể hiện thông qua việc gia tăng nhiệt độ, mực nước biển dâng, thay đổi lượng mưa và phân bố mưa toàn cầu… Báo cáo lần thứ 4
(The Fourth Assessment Report – AR4) của Ủy ban liên Chính phủ về Biến đổi Khí
hậu (IPCC) năm 2007 đã chỉ ra rằng:
Trang 28- Nhiệt độ bề mặt Trái Đất đã gia tăng đáng kể Trong vòng 100 năm qua, nhiệt độ bề mặt Trái Đất đã tăng trung bình 0,740C trong giai đoạn 1906-2005 (cao hơn kết quả tính toán vào năm 2001: 0,60
C trong giai đoạn 1901-2000 – Báo cáo lần thứ 3 của IPCC)
- Mực nước biển cũng tăng tương ứng với việc gia tăng nhiệt độ kể từ năm 1961 với mức tăng trung bình 1,8 mm/năm Từ năm 1993, mực nước gia tăng mạnh hơn, ở mức 3,1 mm/năm
- Độ dày và mật độ bao phủ của các khối băng tuyết cũng được ghi nhận là giảm tương ứng với việc gia tăng nhiệt độ Số liệu quan trắc từ vệ tinh cho thấy từ năm 1978 mật độ các khối băng ở vùng biển Bắc Cực đã giảm 2,7% trong mỗi 10 năm (2,7%/thập kỷ), và giảm mạnh nhất vào mùa hè, với mức 7,4%/thập kỷ Thể tích các khối băng trên các đỉnh núi cũng giảm mạnh ở cả hai cực của bán cầu
- Từ năm 1900-2005, lượng mưa gia tăng đáng kể tại các khu vực miền Đông của Bắc và Nam Mỹ, miền Đông của Bắc Âu, miền Đông của Bắc và Trung Á nhưng giảm mạnh ở các khu vực như Sahara, Địa Trung Hải, Nam Phi và một phần Nam Á Ở quy mô toàn cầu, các khu vực sẽ đối mặt với hạn hán có xu hướng gia tăng kể từ những năm 1970 [5] & [6]
Hệ quả của BĐKH bao gồm: gia tăng mực nước biển, gia tăng nhiệt độ, thay đổi lượng mưa và thay đổi mô hình phân bố mưa tại các khu vực (kéo theo ngập lụt và hạn hán) và các hiện tượng thời tiết cực đoan [20] Các tác động của BĐKH đối với tài nguyên và lĩnh vực tương ứng bị ảnh hưởng như: tài nguyên nước và hệ sinh thái thủy sinh (suy giảm chất lượng và số lượng); vùng đới bờ (xâm nhập mặn và ngập chìm, mất nơi cư trú); nông nghiệp (thiếu nước ngọt và đe dọa nguồn lương thực); đô thị (ngập lụt và tổn thất hạ tầng điện – nước – giao thông); y tế (gia tăng bệnh tật mới và bùng phát các dịch bệnh cũ) Những hệ quả, ảnh hưởng và những mối liên quan về tác động tiềm tàng của BĐKH đối với các đối tượng tài nguyên và môi trường được mô tả cụ thể trong Hình 1.2
Trang 29Hình 1.2: Hê ̣ quả và tác động của Biến đổi Khí hậu (Nguồn: World Bank, 2008)
Một trong những hậu quả của BĐKH đang được quan tâm hiện nay là mực nước biển dâng cao Khi hiện tượng này diễn ra với tần suất và quy mô lớn thì sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống của các cộng đồng trên toàn thế giới [15]
- Băng tan sẽ ảnh hưởng lớn tới các hệ thống nông nghiệp ở châu Á Khi lượng nước tích trữ ở các dòng sông băng giảm xuống, nguy cơ lũ lụt ngắn hạn sẽ tăng lên Điều này sẽ khiến lưu lượng nước giảm về trung hạn và dài hạn Cả hai hệ quả này của hiện tượng băng tan đều đe dọa sản xuất lương thực ở một số vùng có mật độ dân cư cao nhất thế giới
- Nước biển dâng sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng xâm nhập mặn, ngập lụt, sóng thần, xói mòn và các thảm họa khác Nguy cơ này đặc biệt nghiêm trọng với những cộng đồng sống trên đảo và ven đới bờ Thực tế đã chứng tỏ ảnh hưởng của BĐKH sẽ phá hủy sinh kế và nền nông nghiệp thương mại ở nhiều hòn đảo nhỏ
- Tại những vùng đồng bằng đông đúc dân cư như đồng bằng sông Hằng, sông Mê Kông và sông Nile, nước biển dâng cao 1 m có thể ảnh hưởng tới 23,5
HỆ QUẢ (Consequences)
ĐỐI TƯỢNG (Affected sectors)
CÁC TÁC ĐỘNG (Impacts)
THÍCH ỨNG & GIẢM NHẸ
Gia tăng nhiê ̣t đô ̣
Thay đổi lươ ̣ng mưa
Thời tiết cực đoan
Tài nguyên nước Hê ̣ sinh thái Vùng đới bờ Lương thực Sức khỏe Hạ tầng đô thị
Giao thông
Năng lươ ̣ng
GIẢI PHÁP TẠM THỜI
GIẢI PHÁP LÂU DÀI GIẢI PHÁP TRUNG HẠN
Suy giảm TN nước Gia tăng bê ̣nh tật
Gia tăng lũ lu ̣t Gia tăng nhu cầu năng
lượng Ngâ ̣p vùng đới bờ
Mất nơi cư trú
Suy giảm kinh tế Tổn thất tài sản văn hóa
Trang 30triệu người và làm giảm diện tích đất nông nghiệp chính hiện nay ở mức ít nhất là 1,5 triệu ha Nước biển dâng cao 2 m sẽ ảnh hưởng thêm tới 10,8 triệu người và hủy hoại thêm ít nhất 969.000 ha đất nông nghiệp
1.2 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về tác động của BĐKH và
NBD tới tài nguyên nước 1.2.1 Những nghiên cứu về tác động của BĐKH và NBD đến tài nguyên nước
trên thế giới
Ngày nay, ở quy mô toàn cầu, con người đã và đang đối mặt với những nguy cơ, thách thức do tài nguyên nước mang lại Việc đô thị hóa cùng với tốc độ tăng dân số nhanh chóng đã kéo theo những hệ lụy: Nhu cầu sử dụng nước không ngừng gia tăng nhằm đáp ứng cho nhu cầu sinh hoạt, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp…Mặc dù quá trình phát triển đang ngày càng làm ô nhiễm đi nguồn nước hiện có, sự khan hiếm về nước sạch đã và đang đe dọa đến cuộc sống của hàng triệu người trên Trái Đất với những nguy cơ dịch bệnh tiềm tàng Bên cạnh đó, những năm gần đây, trong bối cảnh BĐKH, các tác động của nó đã gây ra những thay đổi trong hệ thống khí hậu trên Trái Đất, khiến cho nguồn tài nguyên nước ngày càng bị đe dọa một cách nghiêm trọng BĐKH làm thay đổi chu trình thủy văn dẫn đến thay đổi phương thức sử dụng, quản lý tài nguyên nước và những thay đổi về công nghệ Những tác động do BĐKH đang đặt ra áp lực và thách thức cho thế giới về một giải pháp hợp lý trong việc quản lý và sử dụng nguồn nước
Nhiều nghiên cứu về hiệu ứng nhà kính, sự nóng lên toàn cầu và những dấu hiệu của BĐKH cũng như tác động của nó đến tài nguyên nước và các ngành kinh tế - xã hội đã được nhiều nhà khoa học trên thế giới tiến hành tìm hiểu và đánh giá
Reiner et al., (2004) đã công bố một nghiên cứu trên mô hình toán thủy lực để phỏng đoán các diễn biến ngập lũ ở Đồng bằng sông Mê Kông trong thời gian từ tháng 8 đến tháng 11 với kịch bản mực nước biển dâng 20 cm và 50 cm Kết quả cho thấy đường đồng mức ngập lũ sẽ mở rộng tương ứng với mức nước dâng 20 cm và 50 cm sẽ là 25 km và 50 km về phía hạ lưu Ở giai đoạn đầu của lũ (tháng 8), mực nước trung bình sẽ tăng thêm 14,1 cm (khi nước biển dâng 25 cm) và 32,2 cm
Trang 31(khi nước biển dâng 50 cm) Đến kỳ đỉnh lũ (tháng 10), mức gia tăng mức ngập nước tương ứng sẽ là 11,9 cm và 27,4 cm
Nicholls và Lowe (2006) tính rằng khi mực nước biển dâng cao 40 cm, số nạn nhân của lũ trên thế giới hiện nay là 13 triệu người sẽ tăng lên 94 triệu người Khoảng 20% trong số họ sống ở vùng Đông Nam Á, trong đó vùng bị ảnh hưởng nặng nhất là vùng Đồng bằng sông Cửu Long và tiếp đến là vùng đồng bằng sông Hồng
Báo cáo thứ 4 của IPCC (2007) đã tập hợp những bằng chứng cụ thể về nguyên nhân gây ra BĐKH là do hoạt động của con người, cung cấp một bức tranh tổng thể, đầy đủ về mức độ, quy mô tác động của BĐKH đối với toàn cầu, khu vực, vùng và quốc gia Đây là báo cáo thể hiện đầy đủ nhất sự hiểu biết của cộng đồng các nhà khoa học thế giới về mối liên hệ giữa nồng độ khí nhà kính với xu hướng gia tăng nhiệt độ và mực nước biển dâng Các khu vực sẽ bị ảnh hưởng bao gồm:
- Khu vực Bắc Cực sẽ bị tác động do gia tăng nhiệt độ - Châu Phi, đặc biệt là tiểu vùng Sahara sẽ bị tác động nhiều do hạn hán vì khả
năng thích ứng kém - Các quốc gia nhỏ vùng đảo, đới bờ: hạ tầng và dân số sẽ bị tác động bởi
nước biển dâng và thiên tai (bão tố) - Các quốc gia và thành phố tại vùng châu thổ Châu Á như: lưu vực sông
Ganges (Brahmaputra), lưu vực sông Nile và lưu vực sông Mê Kông – nơi tập trung đông dân, sẽ bị tác động mạnh do NBD, ngập lụt và bão tố
Những nghiên cứu gần đây cho thấy các khu vực, quốc gia có địa hình thấp so với mực nước biển, các thành phố đông dân tại vùng đới bờ khu vực châu Á và Thái Bình Dương là những khu vực dễ bị tổn thương do tác động của BĐKH và NBD Các khu vực này sẽ đối mặt với các tổn thương và rủi ro thiên tai do bão và ngập lụt (World Bank, 2008; Nicholls et al., 2007; McGranahan, 2007)
Chương trình Phát triển của Liên Hợp Quốc – UNDP (2007) đánh giá: Khi nước biển tăng lên 1 m, Việt Nam sẽ mất 5% diện tích đất đai, 11% người dân mất
Trang 32nhà cửa, giảm 7% sản lượng nông nghiệp (tương đương 5 triệu tấn lúa và 10% thu nhập quốc nội, ĐBSCL sẽ có khoảng 2 triệu ha nằm dưới mực nước biển)
Dasgupta et al., (2007) đã xếp Việt Nam nằm trong nhóm 5 quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do BĐKH Hai đồng bằng sông Hồng và ĐBSCL chịu ảnh hưởng nặng nhất Khi nước biển dâng cao 1 m, ước chừng 5,3% diện tích tự nhiên; 10,8% dân số; 10,2% GDP; 10,9% vùng đô thị; 7,2% diện tích nông nghiệp và 28,9% vùng đất thấp sẽ bị ảnh hưởng
Kundzewicz et al., (2007) đã chỉ ra rằng: khi nguồn nước bị tác động trực tiếp sẽ tạo ra những tác động gián tiếp đối với các nhân tố kinh tế và xã hội Cụ thể, khi tài nguyên nước bị tác động nghiêm trọng cả về trữ lượng và chất lượng, nó sẽ có những ảnh hưởng đến:
Hoạt động nông nhiệp và khả năng cung cấp nguồn lương thực Sức khỏe con người do bùng phát các dịch bệnh
Quản lý sử dụng đất và cách thức sử dụng, quản lý nguồn nước trong các hoạt động sản xuất và phát triển kinh tế - xã hội
Trong vòng ba năm trở lại đây, các nhà khoa học tập trung nghiên cứu về tác động của BĐKH đối với các quốc gia vùng đới bờ khu vực châu Á và Đông Nam Á do các quốc gia/thành phố của khu vực này chủ yếu nằm ở vùng đới bờ và các lưu vực sông lớn – nơi dễ chịu nhiều thương tổn do BĐKH; các thành phố lớn và đông dân đang được xếp vào loại siêu đô thị phần lớn tập trung ở các quốc gia châu Á (Xem bảng 1.1)
Bảng 1.1: Các tác động của BĐKH đến khu vực Đông Nam Á
- Nhiệt độ đã và đang gia tăng 0,1-0,30C/thập kỷ - Mực nước biển gia tăng từ 1-3 mm/năm - Lượng mưa trong khu vực có xu hướng giảm trong giai đoạn
1960-2000 - Tần suất và cường độ các sự kiện thời tiết cực đoan (nắng nóng,
hạn hán, lũ lụt và bão nhiệt đới) đang gia tăng trong những thập
Báo cáo của ADB (2009)
Trang 33Các tác động của BĐKH Nguồn
kỷ gần đây - Khu vực Đông Nam Á được dự báo sẽ trở nên khô hơn trong vài
thập niên tới Indonesia, Thái Lan và Việt Nam sẽ đối mặt với hiện tượng khô hạn và nước biển dâng
- Khoảng 12,2 triệu người Việt Nam; 8,6 triệu người Indonesia và 3,6 triệu người ở Thái Lan sẽ đối mặt với nguy cơ thiếu nước vào năm 2050
- Tài nguyên nước, nông nghiệp và an ninh lương thực đang bị tác động xấu bởi BĐKH Thêm vào đó, tài nguyên rừng, tài nguyên đới bờ và các rủi ro sức khỏe (bùng nổ các dịch bệnh) đã và đang bị tác động mạnh và có mối liên hệ với BĐKH
- Khu vực bị ngập lụt đến năm 2050 sẽ rất lớn so với diện tích của thành phố: 30% (Bangkok); 42% (Manila) và 61-71% (Tp.HCM) - Dân số bị ảnh hưởng do ngập lụt chiếm từ 47-75% (Bangkok);
2,5 triệu người (Manila) và 62% (Tp.HCM) - Diện tích đất đô thị bị ngập lụt là khá lớn, đặc biệt Tp.HCM sẽ
có 61% đất đô thị bị ngập lụt và 67% đất nông nghiệp được báo bị ngập lụt vào năm 2050
- Mức độ thiệt hại do việc ngập lụt chiếm 2% GDP (Bangkok); 6% GDP (Manila) và 6,5-50 tỉ đồng (Tp.HCM) vào năm 2050
Báo cáo của WB (2010)
Tùy vào mức độ gia tăng nhiệt độ và sự thay đổi lượng mưa ở từng khu vực mà BĐKH có những tác động đến tài nguyên nước cả về chất lượng và trữ lượng Tác động của BĐKH đến trữ lượng nguồn nước bao gồm các yếu tố vật lý và thủy văn như: lượng mưa, độ bốc hơi, độ ẩm Các yếu tố này sẽ ảnh hưởng đến mức độ thay đổi hay dao động về dòng chảy, mức độ xâm nhập mặn và khả năng bổ cập nước ngầm (Kundzewicz et al., 2007)
Những thay đổi các yếu tố thủy văn đã được ghi nhận như trong bảng 1.2
Trang 34Thông qua các nghiên cứu về tác động tiềm tàng của BĐKH, một số giải pháp đã được đề xuất và triển khai nhằm tăng cường khả năng thích ứng BĐKH tại các khu vực được đánh giá là nhạy cảm và có nguy cơ tổn thương lớn Các giải pháp thích ứng hiện nay tập trung vào các đối tượng và ngành kinh tế được dự báo là sẽ chịu nhiều tác động của BĐKH, bao gồm: tài nguyên nước (khu vực Châu Phi, Châu Á, Úc và New Zealand), đa dạng sinh học và tài nguyên đới bờ (rừng ngập mặn: khu vực Châu Á), sức khỏe và bệnh tật (Châu Phi), nông nghiệp và an ninh lương thực, an toàn cho việc định cư của con người về lâu dài sau năm 2030 (World bank, 2007)
Trang 35Bảng 1.2: Những thay đổi các yếu tố thủy văn đã được ghi nhận Yếu tố môi
trường
Các yếu tố thay đổi quan trắc được Khoảng
thời gian
Khu vực quan sát
Dòng chảy - Dòng chảy hàng năm tăng 5%; sự gia tăng dòng chảy vào mùa
đông từ 25-90% do gia tăng hiện tượng băng tan - Hiện tượng tan băng diễn ra 1-2 tuần sớm hơn thời điểm có
dòng chảy đạt đỉnh
1935-1999
1936-2000
- Các lưu vực thuốc vùng Bắc Cực
- Tây Bắc Mỹ, Cannada, phía Bắc khu vực tiếp giáp Á-Âu Lũ lụt - Gia tăng tần suất các trận lũ lụt lớn (0,5 – 1%) do tan băng và
mưa lớn
Những năm gần đây
- Các sông khu vực Bắc Nga
Hạn hán - Dòng chảy tối đa hàng năm bị giảm 29% do nhiệt độ tăng và
lượng bốc hơi tăng trong khi lượng mưa không thay đổi - Mùa hè nóng và khô bất thường liên quan hiện tượng ấm lên
của khu vực nhiệt đới phía Tây Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương
1847-1996
1998-2004
- Miền Nam Cannada
- Miền Tây nước Mỹ
Nhiệt độ nước
- Nhiệt độ nước hồ tự nhiên tăng 0,1 -1,50C - Nhiệt độ nước hồ ở tầng sâu tăng 0,2 – 0,70C
40 năm 100 năm
- Châu Âu, châu Á, Bắc Mỹ - Khu vực Đông Phi
Thành phần hóa học của
Trang 36Một số giải pháp thích ứng đã được triển khai tại các vùng và quốc gia, gồm: - Quy hoạch sử dụng đất phù hợp và thiết kế hạ tầng phù hợp với các kịch bản
dự báo ngập lụt do nước biển dâng - Áp dụng các công cụ mô hình và GIS xây dựng các bản đồ khu vực dễ bị tổn
thương do NBD, ngập lụt - Xây dựng các công trình đê kè bảo vệ vùng biển tại Maldives và Hà lan - Xây dựng chiến lược quản lý nước bền vững trong bối cảnh BĐKH tại Úc - Xây dựng các kế hoạch ứng phó sự kiện thời tiết cực đoan (nóng kéo dài) tại
các quốc gia châu Âu Về lâu dài, IPCC (2007d) đưa ra các kế hoạch và giải pháp tích ứng với tác động của BĐKH đối với tài nguyên nước như trong bảng 1.3
Bảng 1.3: Các kế hoạch và giải pháp thích ứng với tác động của BĐKH đối với tài nguyên nước
Tài nguyên nước (quản lý & cấp nước đô thi ̣)
- Mở rô ̣ng các công trình thu gom nước mưa ; áp dụng các công nghê ̣ lưu giữ và bảo vê ̣ nước mưa
- Tăng cườ ng sử du ̣ng nước tái chế ; xử lý nước biển thành nước ngo ̣t (khử mă ̣n)
- Triển khai công nghệ tưới tiêu hiệu quả và tiết kiệm nước
- Di dờ i dân cư ta ̣i các khu vực có đi ̣a hình thấp đến vùng cao - Xây dựng các đê, kè chắn sóng và bão vùng ven biển
- Xây dựng và khôi phu ̣c các khu vực rừng ngâ ̣p mă ̣n nhằm đảm bảo vai trò là vùng đê ̣m để giảm nhe ̣ thiê ̣t ha ̣i do nước biển dâng và ngâ ̣p lu ̣t
Sức khỏe
- Thiết lập các kế hoa ̣ch ứng phó với sự kiê ̣n thời tiết cực đoan (nóng bức /sóng nhiệt (heatwaves)), các dịch vụ y tế khẩn cấp
- Cải thiện các hê ̣ thống giám sát và kiểm soát các loa ̣i di ̣ch bê ̣nh liên quan đến thời tiết
- Đảm bảo cấp nước và vê ̣ sinh nước cấp
Trang 37Lĩnh vực Giải pháp thích ứng
Giao thông
- Điều chỉnh thiết kế và xây dựng các tiêu chuẩn mới cho hê ̣ thống giao thông và ha ̣ tầ ng giao thông phù hợp với kích bản BĐKH (nước biển dâng và ngâ ̣p lu ̣t)
có địa hình cao, sử du ̣ng mô hình tuyết nhân ta ̣o
1.2.2 Những nghiên cứu về tác động của BĐKh và NBD đến tài gnuyên nước
ở Việt Nam
Việt Nam được đánh giá là một trong năm nước bị ảnh hưởng nặng nề bởi tác động của BĐKH Các báo cáo trong và ngoài nước đều đã đưa ra những bằng chứng về hậu quả mà BĐKH đã và đang đe dọa đến cuộc sống của những người dân nơi đây Trong một nghiên cứu gần đây của WB về: “Ảnh hưởng của mực nước biển dâng cao ở các nước đang phát triển: phân tích so sánh – 2007” đã đề cập rất rõ ràng về những tác động nghiêm trọng của BĐKH đến Việt Nam (Xem hình 1.3)
Hình 1.3: Diện tích các quốc gia Đông Á bị ảnh hưởng theo kịch bản NBD
Hình 1.3 cho thấy, Việt Nam là nước bị ảnh hưởng nghiên trọng bởi NBD, khoảng 16% tổng diện tích sẽ bị ảnh hưởng khi mực NBD 5 m Các ảnh hưởng của
Trang 38NBD chủ yếu tác động đến đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long – nơi có địa hình thấp so với mực nước biển 10 tỉnh có diện tích bị ảnh hưởng lớn nhất bới NBD tại Việt Nam được trình bày trong bảng 1.4
Bảng 1.4: 10 tỉnh có diện tích bị ảnh hưởng lớn nhất bởi NBD tại Việt Nam
Tỉnh Tổng diện tích
(km2)
Diện tích bị ngập (km2)
Nguồn: Jeremy Carew-Reid (ICEM), 2007
Phần lớn dân cư Việt Nam và các hoạt động phát triển kinh tế đều tập trung chủ yếu ở hai đồng bằng lớn – ĐB sông Hồng và ĐBSCL Theo như hình 1.4 thì khoảng 10,8% dân số Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng khi mực NBD ở mức 1 m Đây là tỉ lệ lớn nhất so với hầu hết các nước trong khu vực Khi NBD đến mức 5 m sẽ ảnh hưởng đến 35% dân số Việt Nam
Hình 1.4: Dân số các quốc gia Đông Á bị ảnh hưởng theo kịch bản NBD
Mực nước biển dâng cao sẽ gây ngập lụt nghiêm trọng, mất đất, dẫn đến mất nơi cư trú và sinh kế của cộng đồng dân cư tại các vùng đồng bằng châu thổ “Đánh
Trang 39giá nhanh mức độ tác động của nước biển dâng cao đến Việt Nam” của Carew-Reid (2007) đã chỉ ra rằng, khi mực NBD đến 1m sẽ ảnh hưởng đến nơi sống của người dân vùng đồng bằng sông Mê Kông (Xem hình 1.5)
Hình 1.5: Số người di trú tại vùng châu thổ sông Mê Kông nếu mực NBD 1m
Trước những tác động của BĐKH đang diễn ra trên quy mô toàn cầu nói chung và tại Việt Nam nói riêng, nhiều hoạt động, nghiên cứu đã được thực hiện nhằm giảm nhẹ, thích ứng với BĐKH Các nhà khoa học đã có nhiều nỗ lực trong nghiên cứu về tình hình diễn biến và tác động của BĐKH đến tài nguyên thiên nhiên, môi trường, kinh tế-xã hội của đất nước và đưa ra những giải pháp ứng phó tạm thời Bên cạnh đó, Chính phủ cùng các ban ngành, các tổ chức quốc tế xây dựng những chương trình đánh giá và ứng phó với BĐKH; tham gia, tổ chức các hội nghị, hội thảo đồng thời xúc tiến việc xác định phạm vi ảnh hưởng của BĐKH tại Việt Nam
Về mặt thể chế chính sách, Việt Nam đã có những văn bản chính thức và tham gia các tổ chức quốc tế về BĐKH, cụ thể:
- 1998: Tham gia ký Nghị định thư Kyoto vào tháng 12/1998 và chính thức phê chuẩn Nghị định thư vào tháng 9/2002
- 2003: Báo cáo Quốc gia đầu tiên của Việt Nam theo Hiệp định khung về BĐKH của Liên Hiệp Quốc (SRV, MONRE, 2003)
Trang 40- 2004: Công bố báo cáo Quốc gia về giảm thiểu rủi ro thiên tai ở Việt Nam (SRV, 2004)
- 2007: Công bố Chiến lược Quốc gia về phòng chống, thích nghi và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020 (SRV, 2007)
- 2008: Công bố Chương trình Mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH Quyết định số 158/2008/QĐ-TTg ngày 02/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ (Thủ tướng Chính phủ, 2008)
Những năm gần đây, các diễn biến bất thường về khí hậu đã xuất hiện thường xuyên ở Việt Nam khiến mọi người bắt đầu chú ý và đã có những hoạt động liên quan đến vấn đề này Một số hội thảo về BĐKH đã được tổ chức ở Tp HCM và các tỉnh ĐBSCL:
- Tháng 3/2009, Viện nghiên cứu BĐKH – ĐH Cần Thơ (DRAGON-Mê Kông-CTU) đã kết hợp với Trung tâm vùng START Đông Nam Á (SEA START RC), nhóm nghiên cứu phát triển và nước – ĐH Kỹ thuật Helsinki (Phần Lan) và Văn phòng của Quỹ hoang dã thế giới (WWF) đã tổ chức hội thảo “Đánh giá nhanh tác động, tính dễ tổn thương và khả năng thích nghi với BĐKH và lũ lụt ở ĐBSCL” với sự tham dự của các nông dân và doanh nghiệp nhỏ từ các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, cần Thơ, bạc Liêu và Trà Vinh cùng với các giảng viên, nghiên cứu viên, chuyên gia tư vấn của các tổ chức phi Chính phủ Qua hội thảo, nông dân đề xuất các biện pháp thích nghi như thay đổi cơ cấu mùa vụ, làm đê bao, trồng rừng, tìm giống cây con mới, trữ nước sạch…
- Tháng 4/2009, DRAGON-Mê Kông vừa đạt một thỏa thuận thực hiện dự án nghiên cứu “Tác động của BĐKH và đánh giá tính tổn thương cho thành phố Cần Thơ” Đây là một phần của chương trình được tài trợ bởi Quỹ Rockerfeller (Mỹ) – Quỹ hỗ trợ các thành phố ở châu Á (gồm Việt Nam, Thái Lan, Ấn Độ, Indonesia) có khả năng chống chịu với BĐKH, xây dựng các công cụ và biện pháp thực tế để ứng phó BĐKH, giảm nghèo và quản lý tốc độ đô thị hóa đang gia tăng