1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Quản lý khoa học và công nghệ: Nhận diện rào cản thực hiện cơ chế liên kết trách nhiệm giữa Nhà nước, doanh nghiệp và cộng đồng trong hoạt động quản lý xung đột môi trường do tác động của rác thải điện tử

130 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nhận Diện Rào Cản Thực Hiện Cơ Chế Liên Kết Trách Nhiệm Giữa Nhà Nước, Doanh Nghiệp Và Cộng Đồng Trong Hoạt Động Quản Lý Xung Đột Môi Trường Do Tác Động Của Rác Thải Điện Tử
Người hướng dẫn PGS.TS Vũ Cao Đàm
Trường học Đại Học Quốc Gia Hà Nội
Chuyên ngành Quản Lý Khoa Học Và Công Nghệ
Thể loại Luận Văn Thạc Sĩ
Năm xuất bản 2012
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 130
Dung lượng 50,21 MB

Nội dung

Vì vậy, nghiên cứu đề tài “Rào cản thực hiện cơ chế liên kết trách nhiệm giữanhà nước, doanh nghiệp và cộng đồng trong hoạt động quản lý xung đột môi trường do tac động của rác thai công

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

VŨ HAI TRANG

NHAN DIEN RAO CAN THUC HIEN CO CHE LIEN KET

TRÁCH NHIEM GIU'A NHÀ NUOC, DOANH NGHIEP VA CONG DONG TRONG HOAT DONG QUAN LY XUNG DOT MOI TRƯỜNG DO TAC ĐỘNG CUA RAC THAI ĐIỆN TU

Chuyên ngành Quan lý Khoa học và Cong nghệ

Hà Nội - 2012

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

VŨ HAI TRANG

NHAN DIEN RAO CAN THUC HIEN CƠ CHE LIEN KET TRÁCH NHIEM GIU'A NHÀ NUOC, DOANH NGHIỆP VA

CONG DONG TRONG HOAT PONG QUAN LY XUNG DOT

MOI TRUONG DO TAC DONG CUA RAC THAI ĐIỆN TU

LUAN VAN THAC Si KHOA HOC

Chuyén nganh: Quan ly Khoa hoc va Cong nghé

Mã số : 60.34.72.

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Vũ Cao Đàm

HÀ NỘI 2012

Trang 3

1.3 E-waste và các khái niệm liên quan + + 1k kh net 22

1.4 Cơ chế liên kết trách nhiệm giữa nhà nước, doanh nghiệp và cộng đồng trong

xử lý xung đột môi trƯỜN - -. - +k k9 SH nHnHnệt 31 1.4.1 Vai trò cua nhà nước trong xử lý xung đột môi ÍrWỜng - « 31 1.4.2 Vai trò cua doanh nghiệp trong xu lý xung đột môi frường 31

1.4.3 Vai trò của cộng dong trong xử lý xung đột môi trường, - 32

1.4.4 Cơ chế liên kết trách nhiệm giữa nhà nước, doanh nghiệp và cộng đồng

trong xử ly xung đỘI MOT ÍFỜN, Ăn TH kh 33

1.5 Trách nhiệm xử lý xung đột môi trường từ lý thuyết quản lý tài sản dùng

chung của Elinor ÔStTOIH - - - - << 6 0111113130 11119 9301 E19 ng và 341.6 Đạo đức sinh thái và đạo đức bền VỮN QQnnHn SH TH TH ng ng re 37

1.7 Lệch chuẩn đạo đức bền VUNG oo eeececccesseeccceenneeeceseeseeeceeseneeeecseaeeseeseaeeeeeeses 40

CHUONG 2: TRACH NHIEM XU LY XUNG DOT MOI TRUONG DO

E-WASTE CUA NHÀ NƯỚC, DOANH NGHIỆP VA CONG DONG TAI VN 43

2.1.Trách nhiệm giải quyết xung đột môi trường do e-waste của cơ quan quản lý

2.1.1 Hệ thống pháp luật quốc tẾ về xử lý en 00 RY | re 43

2.1.2 Hệ thong luật pháp Việt Nam về quản lý e-WASt6 veecececsssecssesescssessesesessssesees 44

2.1.3 Cơ chế thực thi và giám sát luật pháp về quản lý e-Wadsfe . - 47

2.2 Trách nhiệm giải quyết xung đột môi trường do e-waste của doanh nghiệp 492.2.1 Trách nhiệm của doanh nghiệp sản xuất thiết bị điện tử -. 49

2.2.2 Trách nhiệm của các cơ sở thu gom €-Waste che, 332.2.3 Trách nhiệm của cơ sở tái chế e-WaS(€ ¿tt EvE+tvEEEEEeErkrkrxeksree 55

2.2.4 Trách nhiệm của cơ sở XỬ LY ©-WASf€ ng Hệt 58

2.3 Trách nhiệm giải quyết XĐMT do e-waste của cộng đồng 60

2.4 Thực trạng xung đột môi trường do e-waste tai Việt Nam 62

Trang 4

2.5 Thực trạng liên kết trách nhiệm giữa ba bên trong giải quyết xung đột môi

trường dO €-WASÍ - LH HH HH 79

CHƯƠNG 3: RÀO CẢN THỰC HIỆN CƠ CHÉ LIÊN KÉT TRÁCH NHIỆM

GIỮA NHÀ NƯỚC, DOANH NGHIỆP VA CONG DONG TRONG GIẢI QUYẾT

XUNG DOT MOI TRƯỜNG DO E-WASTE TẠI VIỆT NAM 83

3.1 Giới hạn của các nguồn lực xã hội trong giải quyết xung đột môi trường do

ÿ10ii)05)1i01 001 e 83

3.2 Xung đột lợi ích giữa các nhóm xã hội trong giải quyết xung đột môi trường

CO €-WASUE 8 e 87

3.3 Lệch chuẩn đạo đức bền vững trong trách nhiệm giải quyết xung đột môi

trường do e-waste của thiệt chê nhà HƯỚC - + 2c 13+ 3S EEvsekrerrerresee 88

3.4 Lệch chuẩn dao đức bền vững trong trách nhiệm giải quyết xung đột môi

trường do e-waste của thiệt chê thị fường - < sx kg ngư 90

3.5 Lệch chuẩn đạo đức bền vững trong trách nhiệm giải quyết xung đột môi

trường do e-waste của thiệt chê cộng đông - 5 ngư 94

3.6 Hệ thống hoạch định và thực thi chính sách thiếu tính đồng bộ, tính minh bạch

¬ 98

Trang 5

DANH MỤC TỪ VIET TAT

BVMT: bảo vệ môi trường

CTR: chat thải ran

CTNH: chat thai nguy hai

CTSH: chat thai sinh hoat

CNH-HDH : Công nghiệp hóa — Hiện dai hóa

CKBVMT: Cam kết bảo vệ môi trường

E-waste: Rác thải điện tử

DTM: Đánh giá tác động môi trường

KH&CN: Khoa học và Công nghệ

KT-XH: kinh tế - xã hội

LCA: Đánh giá vòng đời sản phẩm

NGO: Tổ chức phi chính phủ

PTBV: phát triển bền vững

TNTN: tài nguyên thiên nhiên

UNEP: United Nations environment program (Chương trình

môi trường của Liên hiệp Quốc)

VN: Việt Nam

XDMT: xung đột môi trường

Tp.HCM: Thành phó Hồ Chi Minh

Trang 6

PHAN MỞ DAU

1 Tên đề tài: Nhận diện rào can thực hiện cơ chế liên kết trách nhiệm giữa nha

nước, doanh nghiệp và cộng đồng trong hoạt động quản ly xung đột môi trường

do tác động của rác thải điện tử

triển của nhân loại trong hiện và tương lai.

Theo báo cáo về thực trạng xử lý rác điện tử "Recycling from E-Waste to Resources" của Chương trình môi trường - Liên Hợp Quốc vừa công bố ngày 22/2/2010, ngay trước cuộc họp của Hội đồng điều hành Chương trình Môi trường

Liên Hợp Quốc đã ước tính: Tại Liên mình Châu Âu các thiết bị điện tử được đưa vào

thị trường năm 2005 đã lên tới hơn 9.3 triệu tan với tốc độ đáng lưu tâm, đặc biệt ở

khu vực Đông Au bao gôm: 44 triệu thiết bị gia dụng cỡ lớn, 48 triệu máy tính bàn và

laptop, 32 triệu chiếc Tivi, 776 triệu bóng đèn Tại Mỹ theo ước tính trong năm 2006

có hơn 34 triệu chiếc Tivi được đưa vào thị trường, 24 triệu máy tính cá nhân và gan

139 triệu các thiết bi nghe nhìn xách tay gồm điện thoại di động, máy nhắn tin, điện

thoại thông minh đã được chế tạo Điều đáng lưu ý ở đây là chỉ cách đó hơn 2 năm,các thiết bị nghe nhìn xách tay với tốc độ tăng trưởng cao nhất chỉ mới đạt mức 90triệu sản phẩm trong năm 2003, các chuyên gia lúc đó dự tính đến năm 2008 sẽ sản

xuất được 152 triệu sản phẩm Báo cáo cũng công bố những dự tính “không lồ” về

e-waste: năm 2020 lượng máy tính bị vứt bỏ tại Nam Phi và Trung Quốc sẽ tăng

200-400% so với mức của năm 2007 Tại Ấn Độ mức tăng trong khoảng thời gian tương tu

là 500% ' Theo ước tính của Hiệp hội Hệ thống thông tin di động toàn cầu (GSM) có

tới 896 triệu điện thoại di động đã được ban ra trong năm 2006 trên toàn thé giới.

Theo ước tính của Hiệp hội Viễn thông quốc tế (ITU) hiện có khoảng 5 tỉ điện thoại di

động lưu hành trên khắp thé giới, 1/3 dân số sử dung internet và mỗi năm có 310 triệu máy tính được đưa ra bán.

Theo ước tính của UNEP, có trên 50 triệu tan rác thải từ các sản phẩm điện tử hw

hỏng được thai ra hàng năm Rac điện tử dang phat triển nhanh nhất dưới dạng chất

thai ran của đồ thị, chiếm từ 3 - 5% nguôn nguyên vật liệu, dong thoi tang trung binh

3— 5% mỗi năm Uớc tinh có trên 60 triệu tan rác điện tử can phải được tái sử dụng, tái chế hoặc tiêu huy vào năm 2013 TU đã thống kê năm 2010 thế giới đã thải ra hơn

40 triệu tấn rác thải, riêng Châu Âu chiếm 10 triệu tấn, Mỹ chiếm 3,2 triệu tấn, và

Trung Quốc chiếm 2,5 triệu tấn Theo tính toán của nhóm nghiên cứu tại Đại học Liên

hiệp quốc tốc mức tăng của rác thải điện tử tại 27 quốc gia thuộc Liên mình Châu Âu lên tới 8.3 — 9.1 triệu tấn/năm Chỉ tính riêng tại Mỹ có hơn 400 triệu thiết

' hip:/www.khoahoc.com.vn/doisong/moi-truong/27102_Rac-dien-tu-hiem-hoa-voi-con-nguoi.aspx

Trang 7

bị điện tử xếp loại "rác điện te" có nhu câu được thải bỏ hăng năm, theo thông kê cua

Tô chức hoàn trả đồ điện tử của San Francisco, nhưng chỉ 12% sô đó được tái chế.

E-waste xuất sang các quốc gia châu A được gắn mác "dé tái chế", trong khi đó

khả năng kiểm soát dạng rác thải này ở VN còn nhiều hạn chế, do vậy một lượng không nhỏ rác thải đã được đưa vào nội địa Đến nay lượng e-waste về các quốc gia đang phát triển tại châu Á vẫn không ngừng gia tăng bởi giá nhân công rẻ, các qui định

về nghề nghiệp và môi trường còn lỏng lẻo, và cuôi cùng chính do tính hợp pháp trong

việc xuất khẩu rác thải điện tử của một số quốc gia phát triển Là một quôc gia đangphát triển trong giai đoạn toàn cầu hóa, bên cạnh những cơ hội, lợi thế trong việc đón

đầu công nghệ tiên tiễn và hiện đại của các nước phát triển, VN cũng đồng thời đối diện với nguy cơ là điểm đến của rác thải công nghệ từ các quốc gia khác dưới nhiều hình thức khác nhau Nhw vậy lượng rác thải mà VN phải hứng chịu không chí là

kết quả của việc tiêu thụ thiết bị điện tử trong nước mà còn xuất phát từ nguồn nhập khẩu không được kiểm soát một cách chặt chẽ.

Theo UNEP, các nước phát triển là những nước thải rác điện tử nhiều nhất Riêngtại Mỹ hàng năm có đến 14-20 triệu máy tinh ca nhân bị loại bỏ Theo tổ chức BVMT

Mỹ, trong năm 2005, người tiêu dùng Mỹ đã thải ra gân 2 triệu tấn rác điện tử Tạinước Anh mỗi năm có khoảng 1,5 triệu chiếc máy tính bị thải ra bãi rác tương đương125.000 tắn thiết bị tin học Canada năm 2005 thải ra 67.000 tấn máy tính, máy in,

điện thoại di động là những thứ rác điện tử chứa nhiều hóa chất độc T ai các nước

đang phát triển lượng rác điện tử sẽ tăng gấp 3 lần vào năm 2011 Còn số điện thoại

di động thì sẽ vượt ngưỡng 2 tỷ chiếc vào năm 2012 trên thé giới, trong khi tuổi đời sử

dụng của chúng chỉ khoảng 2 năm Bắt chấp các quy định ngặt nghèo của các quốcgia phát triển, các công ước quốc tế về xử lý rác thải điện tử, hiện nay các bãi rác

tập trung đồ phế thải điện tử tại các nước đang phát triển vẫn trở thành mộttrong những nhân tố gay ô nhiễm môi trường nghiêm trọng

Sự gia tăng của e-waste trên toàn thế giới nói chung, và mức độ nguy hại của

chúng với xã hội ngày càng được khăng định đã làm nảy sinh các XDMT liên quan

đến loại rác này ở các cấp độ từ địa phương, quốc gia đến vùng và liên vùng Thực tế cho thấy, các biéu hiện của xung đột này là vô cùng đa dạng, dù rằng chưa có nhiều chứng cứ rõ ràng chỉ ra mức độ cao điểm nhất của xung đột có thê xảy đến (như chiến

tranh) nhưng tầm quan trọng của việc nhận diện và xử lý các xung đột này đối với các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý doanh nghiệp hay các chính khách theo đuổi chiến lược phát triển bền vững là thực tế không thê phủ nhận Thông qua quá trình nhận diện được XĐMT do e-waste gây ra, đánh giá được cấp độ xung đột, phạm

vi của xung đột, từ đó lý giải được nguyên nhân của việc xử lý xung đột, đặt nên tảng cho việc đề xuất các giải pháp xử lý xung đột một cách thỏa đáng, đáp ứng yêu

cầu của quá trình phát triển bền vững.

Việc thiết lập một hệ thống quản lý chất thải điện tử hiệu quả ở quy mô quốc gia

và quốc tế là yêu cầu tất yêu đối với các xã hội công nghiệp hiện đại nhằm giảm thiểucác tác động bất lợi của sự phát: triển đến môi trường sông Trên thế ĐIỚI, nhiều quốc

gia đã bày tỏ sự quan tâm sâu sắc và nhất quán đến vấn nạn e-waste, đồng thời đã có

những hành động câp thiết nhằm giảm thiểu, và quản lý loại hình rác thải này một cách

có hệ thống trên toàn quốc Các tô chức quốc tế cũng nỗ lực thúc day các quốc gia đang phát triển mau chóng có những phản ứng và biện pháp quản lý rác thải công nghệ

nhằm thay đối thực trạng đáng lo ngại mang tính chất toàn cầu như hiện nay Trên thực

tế, để đối phó với cuộc khủng hoảng rác điện tử trên thế giới, các tổ chức quốc tế và

2

Trang 8

từng quốc gia da dé ra những quy định bắt buộc về quản lý và xử lý rác thải công nghệ

độc hại.

Tuy nhiên theo UNEP, hiện có khoảng 75 - 85% rác điện tu được chôn trực tiếp

xuong đất hoặc thiêu cháy ra tro Việc xử lý lượng rác thải này không đúng cách có

thể giải phóng nhiều hóa chất và kim loại nặng nguy hiểm vào môi trường Ty lệ tái

chế có thể tăng tới 50% hoặc cao hơn trong năm 2013 hay không còn tùy thuộc vào sự

can thiệp của Chính phủ hoặc những hỗ trợ về kinh té cho người dùng Theo

Greenpeace, trong §,7 friệu tan e-waste thdi ra hang nam tai EU, co dén 6,6 triéu tan

không được tái chế theo đúng quy trình Doi chứng giữa biểu hiện và mức độ

XDMT do e-waste gây ra cùng với kết quả can thiệp của các ba thiết chế xã hội:

nhà nước, doanh nghiệp và cộng đồng thực tế cho thấy bài toán môi trường chưa

thực có lời giải đáp Theo tổ chức Greenpeace, chỉ có khoảng 10% lượng máy tính cũ

hỏng được tải chế, ty lệ điện thoại di động cũ hỏng được tai chế còn thấp hơn, chỉ

khoảng từ 2%-3% Nói cách khác, ty lệ rác thải điện tử không được tái chế lên tới

91% Khi những loại rác này bị đốt cháy phương pháp xử ly thường thấy nhất

-chúng có thể giải phóng khói độc, còn các hóa chất như bari và thủy ngân sẽ ngam vào đất Vừa qua, tai Bờ Biển Nga, da có ít nhất 10 người chết và hơn 70.000 người phải điều trị vì hơi độc phát ra từ bãi rác chôn quanh vùng Abidjan.

Không là một ngoại lệ, VN cũng cho thấy nhiều nỗ lực dù chưa thực sự hiệu quả

từ phía các thiết chế nhà nước, thiết chế doanh nghiệp và thiết chế cộng đồng trong

VIỆC giải quyết các XDMT do rác thải công nghệ gay ra Các nhà hoạch định chính

sách vẫn nỗ lực đưa ra các chính sách nhằm quản lý hoạt động BVMT nói chung, quản

lý e-waste nói riêng một cách có hiệu quả hơn, các doanh nghiệp vẫn mong muốn thu

được lợi nhuận tốt nhất từ các sản phẩm của mình mà vân đảm bảo được các tiêuchuẩn của nhà nước, cộng đồng mong muôn muốn được hưởng thụ các sản phẩm công

nghệ cao song lại không hài lòng vê chất lượng môi trường sông Rõ ràng các thiết

chế này vần chưa tìm thay một cách thức liên kết trách nhiệm nhằm phát huy sức

mạnh của tổng thê hệ thống xã hội cho quá trình phát triển bền vững Vì vậy, thực tế

XDMT do rác thải điện tử vẫn chưa được nhìn nhận dưới dạng các cơ hội cho phát

triển theo quan điểm của nhà kinh tế học Steiner (Đức) “Bằng cách hành động ngay từ

bây giờ và lập kế hoạch cho tương lai, nhiều quốc gia có thể biển những thách thức từ

rác điện tử thành cơ hội kinh tế”.

Vì vậy, nghiên cứu đề tài “Rào cản thực hiện cơ chế liên kết trách nhiệm giữanhà nước, doanh nghiệp và cộng đồng trong hoạt động quản lý xung đột môi

trường do tac động của rác thai công nghệ” là dé nhìn nhận được các rào cản trong quá trình liên kết trách nhiệm giữa các thiết chế xã hội thông qua việc mô tả các kiến

tạo xã hội đặc thù từ XDMT do rác thải công nghệ tại VN Qua đó góp phần đem lại một tiếp cận dung hòa cho việc hình thành các câu nối chính sách từ hoạch định đến

thực thi trong đời song xã hội một cach hiệu qua hơn

3 Lịch sử nghiên cứu

Các nghiên cứu về rào cản tập trung tìm hiểu những khó khăn, trở ngại, vướng mắc của các hoạt động xã hội, quan hệ xã hội trong mọi lĩnh vực của đời sông Tiếp

cận nghiên cứu ở lĩnh vực nông lâm nghiệp, Hiệp hội quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên

và tài nguyên thiên nhiên (International Union for Conservation of Nature and Natural Resources) tiến hành module “Đán” giá các rào cản anh hưởng tới quản lý rừng bên

vững và công bằng” trong khuôn khô của Dự án “Tăng cường tiếng nói dé có sự lựa

3

Trang 9

chọn tốt hơn” do Ủy ban châu Âu tài trợ, 2008 Nghiên cứu mô tả thực trạng ngành

lâm nghiệp VN, thực tiễn luật pháp và quản trị rừng, luật tục và quản trị rừng, từ đó đưa ra so sánh về quản trị rừng theo quy định của pháp luật hiện hành và thực tiễn áp

dụng theo luật tục, đồng thời chỉ ra những tác động kinh tế xã hội ở mức độ rộng hơn

đối với rừng và sinh kế

Trong lĩnh vực BVMT và phát trién bền vững, chính phủ Nhật Bản đã hỗ trợ chính

phủ VN thông qua Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) cho Chương trình hỗ trợ ứng phó với biên đổi khí hậu (SP-RCC) SP-RCC được xây dựng dé đưa ra các biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu ở VN sau khi đánh giá tình hình thực hiện các hành

động chính sách đặc thù của chính phủ VN trong 15 ngành dễ bị ảnh hưởng của biến

đổi khí hậu Trong khuôn khổ Dự án “Nghiên cứu quản lý môi trường đô thị tại VN”

của chuỗi hành động nhằm ứng phó với biến đổi khía hậu tài trợ bởi J ICA, “Báo cáo nghiên cứu về giải pháp tháo gỡ cho các dự án theo cơ chế phát triển sạch” được

công bố vào 3/2011 đề cập tới rào cản như các nút thắt cô chai của việc triển khai dự án

theo cơ chế phát triển sạch (CDM) Nghiên cứu cho hay, việc triển khai CDM ở VN

không chỉ thực hiện các hành động thân thiện môi trường, mà còn ảnh hưởng đến cả

các hoạt động phát triển bên vững thông qua việc phát trên và sử dụng các năng lượng

tái tạo, tạo điều kiện bảo tồn năng lượng, kiểm soát thiệt hại về diện tích rừng CDM

hiện vẫn là một cơ chế mới được xây dựng và còn ton tại nhiều rào cản khiến cho việc

tiến hành CDM trên thực tế không thuận lợi Các rào cản được đề cập và phân tích

trong nghiên cứu bao gồm: Rào cản về hành chính và pháp lý; Rào cản về kinh doanh; Rào cản về nguồn nhân lực; Rào cản công nghệ; Rào cản thực tế về các thông lệ.

Cho đến nay nghiên cứu về rào cản trong các lĩnh vực BVMT, an ninh môi trường

hiện còn khá it oi Những nghiên cứu vé rào can trong quan lý XDMT còn hiểm hoi hơn Nghiên cứu về XĐMT ở VN từ một thập niên trở lại đây trở thành một chủ dé thu

hút được sự quan tâm của nhiều học giả Theo Vũ Cao Đàm “XDMT đáng được xem là

một chủ đề quan trọng hàng đâu trong xã hội học mội trường và thực tiễn hoạch định

chính sách và quan lý môi trường Cũng chính vì vậy, XDMT ngày càng trở nên mot

phạm tru khoa học có ý nghĩa then chốt trong các nghiên cứu lý thuyết của bộ môn khoa học về xã hội học môi trưởng [18, tr.37]

Có thê ké đến một số nghiên cứu tiêu biểu như: “Giải quyết XĐMT trong các làngnghề - nội dung tất yeu cua quan lý môi trường”, Vũ Cao Dam, 2000; “Vai trò cua

cộng đông dân cư và tổ chức xã hội trong việc thực hiện chỉnh sách môi trường tại VN”, Bạch Tân Sinh; “XDMT nguyên nhân và giải pháp”, Nguyễn Quang Tuan, 2000 Bài viết đặc biệt nhắn mạnh “Cơ chế chính sách yêu kém cũng là nguyên nhân làm gia

tăng các XPMT Trong đó quyển sử dụng các tài sản môi trường không được xác định

rõ là một nguyên nhân trọng yêu Sự phát triển của khoa học - công nghệ cũng như sự

gia tang dân so đã làm gia tăng tốc độ khai thác tài nguyên dẫn đến gia tăng tính khan hiểm của tài nguyên Kết quả là sự gia tăng khả năng XĐMT, đặc biệt đối với những

tài nguyên mà ở đó quyên sử dụng không được xác định rõ”; “Chính sách quản lý môitrường đối với việc giải quyết XĐMT”, Lê Thanh Bình, 2000 Bài nghiên cứu nhằmtìm kiếm cơ sở thực tiễn và lý luận cho việc giải quyết XĐMT dựa trên các đề xuất

trong chính sách quản lý môi trường tại VN.

Trong nghiên cứu “Quản lý chất thải rắn tại VN”, Nguyễn Thảo, Đại học

Colombia phân tích: Trong thập kỉ trước, tốc độ tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ cùng vớiquá trình đô thi hóa không được kiểm soát chặt chẽ đã đưa đến một loạt các vấn đề cho

hệ thong quản lý chat thải ran của VN, quản lý chat thai đang đứng trước những thách

4

Trang 10

thức về môi trường nghiêm trọng Không chỉ là sự tăng lên của lượng chất thải, mà các

thành phần chất thải cũng đã có những biến đổi rất khác so với trước đây Hệ thong

quản lý hiện tai đã bi quá tai do thiếu năng lực thể chế, nhân lực, nguồn lực tài chính

thê hiện ở tỉ lệ thu gom chất thải còn ở mức thấp, các thiết bị xử lý đã không còn phù hợp Nghiên cứu này phan nào mô tả được cách tiếp cận trong quan lý XĐMT do chat

thải ran nói chung tại VN, làm rõ được vai trò của các bên liên quan trong quản lý chất

thải rắn Nghiên cứu trọng tâm vào việc mô tả hiện trạng nhiều hơn là nỗ lực làm rõ lý

do của thất bại trong bài toán quản lý CTR

Ủy ban điều phối giải quyết tranh chấp môi trường (The Environmental dispute

coordination commission) là cơ quan hành chính được thành lập 1/7/1972 là bộ phan

mở rộng của văn phòng Thủ tướng (theo quy định tại Điều 3 của Luật Tổ chức chính

phủ) từ việc sát nhập Hiệp hội liên kết về đất đai và Hiệp hội đánh giá ô nhiễm môi

trường Chức năng của cơ quan này bao gồm: Giải quyết nhanh chóng và kịp thời các

tranh chấp môi trường: Cung cap các dịch vụ hòa giải, dan xếp, phân xử, điều đình

nhằm giải quyết các tranh châp môi trường, Phối hợp việc sử dụng đất với công nghiệp khai khoáng : cân bằng giữa việc sử dụng đất đai cho công nghiệp khai khoáng, khai

thác đã, thu nhặt sỏi với lợi ích công cộng và việc sử dụng đất đai hiệu quả và phù

hợp.

Thực hiện điều 14 Công ước Basel của Liên hiệp Quốc (Basel convention) về kiểm soát việc vận chuyên xuyên biên giới các chat thải nguy hại và việc loại bỏ

chúng (13/5/1995) các trung tâm khu vực được thành lập phục vụ hoạt động đảo tạo và

chuyên giao công nghệ Tại Châu Á Thái Bình Dương Indonesia được lựa chọn là địađiểm đặt cơ quan đầu não của Trung tâm cấp vùng theo Nghị quyết II/19 tại Hội nghịcác bên tham gia lần thứ II năm 1995 Đến nay các quôc gia ký thỏa thuận khung

tham gia Trung tâm cấp vùng công ước Basel gồm: Brunei Darussalam, Cambodia,

Lao PDR, Malaysia, Myanmar, Indonesia, Singapore, Philippines, Thailand and

Vietnam Trung tâm cấp vùng thực hiện mục tiêu xây dựng va triển khai các chương

trình đào tạo, hội thảo, seminar và các dự án hợp tác trong lĩnh vực quản lý vê môi

trường đối với chất thải độc hại, chuyển giao công nghệ thân thiện môi trường và tối

thiểu hóa chất thải độc hại thông qua hình thức “training the trainer” và thúc day việc

phê chuẩn công ước Basel trên toàn thế giới Sự ra đời của các trung tâm này góp

phần đưa mục tiêu của công ước Basel sớm được thực hiện, đồng thời góp phần thiết

lập một cơ chế tòan cầu trong giải quyết XĐMT do việc vận chuyên rác thải nguy hại

nói chung gây ra.

Diễn đàn Thiết bị điện và điện tử (The WEEE Forum) là hiệp hội lớn nhất tại

Châu Âu với hệ thống thu gom và tái chế e-waste thông qua nguyên tắc tối ưu về quy

định trách nhiệm của người sản xuất Diễn đàn được thành lập vào tháng 4 năm 2002

đúng vào thời điểm Hướng dẫn số 2002/96/EC về thiết bị điện và điện tử đầu tiênđược đưa ra thảo luận trước Nghị viện Châu Âu và Hội đồng liên minh Châu Âu Với

40 thành viên, tổ chức này đã thu gom được 1,5 tấn hệ mét e-waste trong năm 2008chiếm một nửa số lượng e-waste thu gom được thống kê báo cáo một cách chính thứctrên toàn Châu: Âu Mục tiêu hoạt động của tổ chức này là tiếp tục hoàn thiện các hoạt

động có yếu tổ môi trường trong các quy định và khung pháp lý hiện có nhằm giảm

thiểu chi phí cho người sản xuất, chia sẻ các kinh nghiệm dat được cho toàn bộ thành

viên trong hệ thống, nâng cao hơn nữa năng lực thu gom và tái chế cho các thành viên.

Sự ra đời của một hệ thống quốc tế chuyên biệt về e-waste cho thấy tam quan trong

của van dé này trong giai đoạn hiện nay, cũng như việc thúc day những nỗ lực của các

5

Trang 11

bêen trong việc giảm thiểu những sức ép môi trường do ngành công nghiệp điện tử gây

ra Các thành viên của diễn đàn về e-waste đã đóng góp tích cực vào quá trình giảmthiêu các XĐMT do e-waste tạo ra giữa các đương sự: nhà nước, doanh nghiệp và

cộng đồng thông qua việc hoàn bị các nguyên tắc định hướng chính sách có liên quan

Nghiên cứu về xung đột môi tường do e- -waste được đặc biệt quan tâm trong thế kỉ

XXI với sự tiến bộ vượt bậc của các thành tựu về KH&CN Các nghiên cứu gân đây cho thấy phần lớn mối nguy hại do rác thải điện tử gây ra đối với đời sống con người

đều được nhận thức ít nhiều ở đại bộ phận xã hội Nghiên cứu cũng cho hay đến nay waste không chi là một mối đe doa của tương lai như những ước đoán trước đây của

e-nhiều chuyên gia.” Nó đã trực tiếp ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt hàng ngày của

cộng đồng, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, hoạt động quản lý của các cơ

quan nhà nước, hoạt động xã hội của các tổ chức dân sự

Trong bài báo “E-waste: Các vấn đề môi trường và Phương thức quản lý hiện tại” của nhóm tác giả đến từ Trường ĐH Thrace, Hy Lạp các vấn đề môi trường do e-waste

gây ra được xem xét một cách khá toàn diện Từ việc thống nhất cách hiểu về e-waste, tác động gây ô nhiễm môi trường do việc chôn và xử lý e- -waste, SỰ gia tang e-waste

trén toan cau cho dén các cách thức quan ly e-waste ở một số quốc gia tiêu biểu được

đề cập một cách chi tiết và khúc triết Các kết qua được công bồ trong bai báo cho thấy

dé ứng phó với van dé e-waste hiện nay nhóm tác giả tìm kiếm thông qua một sô mô

hình kiểu mẫu về thúc đây vai trò của người sử dung sản phâm điện tử, các tô chức

NGO, và cơ quan quản lý nhà nước'

Phần lớn các nghiên cứu về e-waste được thực hiện độc lập ở các quốc gia VỚI

những đặc trưng riêng biệt về lao động, về công nghiệp điện tử, về mức sông của người dân Nghiên cứu của Hiệp hội Viễn thông quôc tế về điện thoại đi động và máy

tính cá nhân tại Philipine cho thấy từ 1991 đến năm 2007 các sản phẩm này đã tăng từ 34.000 đơn vi lên 52 triệu đơn vi, trung bình cứ 2 trong 3 người dân Philipine sẽ sở

hữu Ichiếc điện thoại di động; từ năm 1991 đến năm 2006 số lượng máy tính cá nhân

tăng từ 6300 đơn vi lên đến 6.3 triệu đơn vi; từ năm 1995-2005 khối lượng rác thải này

đã xấp xỉ 25 triệu đơn vị cho năm loại thiết bị điện tử chính: tivi, điều hòa, máy giặt, tủlạnh và radio, trong 5 năm tiếp theo sẽ tiếp tục tăng thêm 14 triệu đơn vị Số lượng e-

waste tại quốc gia này vẫn đang tăng lên với một tốc độ khó đoán định, do vậy tácđộng môi trường do sự tích lũy rác thai này ở Philipines được đánh giá là một van dé

vô cùng phức tạp của xã hội hiện đại Trước thực trạng trên, nghiên cứu của Brian

Crisma “Thuận lợi và Thách thức trong quản lý e-waste ở Philipine’* dựa trên việcphân tích sự khác biệt giữa các nhóm lợi ích liên quan trong xã hội để chỉ ra các tác

? Electronics waste: a threat in the future: Sharon M Mañalac

3 “E-waste: Environmental Problems and Current Management “G Gaidajis*, K Angelakoglou and D Aktsoglou

Department of Production Engineering and Management, School of Engineering, Democritus University of Thrace, 67100,

Xanthi, Greece (Journal of Engineering Science and Technology Review 3 (1) (2010) 193-199)

4 Brian Crisma công tác tai Khoa Kĩ thuật môi trường tại Đại hoc Philippine Trong nghiên cứu này, các tác nhân ánh hưởng đến hoạt động quản lý e-waste được nhìn nhận ở hai chiều cạnh Tác nhân tích cực đối với các biện pháp quan lý e-waste

bao gom: quy định của các nước nhập khẩu, sức ép bên trong và bên ngoài đối với công nghiệp điện tu, sáng kiến e-waste tại

địa phương, và các điều kiện thị trường, các diéu kiện dia ly, công nghiệp khai khoáng đô thi, mức gid cua kim loại, nguồn

cung nhân công du thừa, giá rẻ và nhu cau về công nghiệp điện tử nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp; Tác nhân tiêu cực đến các biện pháp quản lý e- waste gom: thiếu vắng các quy định của pháp luật, sự không dong thuận doi

với các quy định bồ sung của công tước Basel, sự ton tại các quan ddierm song phương và đa phương giữa các nước có giao

dịch thương mại, nhận thức về các vấn dé môi trường còn yếu, thiếu nhận thức đây đủ trong thi hành pháp luật, chuỗi

cung cấp e-waste nội dia không day đủ, sự cạnh tranh giữa khu vực chính thức và phi chính thức trong thị

trường thiết bị điện tử.

6

Trang 12

nhân tích cực và tiêu cực đôi với quan lý e-waste, qua đó đưa ra những gợi ý chính sách nhiêu triên vọng cho Philipine.

Hơn 20 năm phát triển kinh tế không kiểm soát đã đặt áp lực lớn tới nguồn tài

nguyên giới hạn của đất nước Nhật Bản và sức khỏe của người dân ở nhiều vùng bị đe dọa nghiêm trọng Đối phó với tình hình này chính phủ Nhật đặt ra những tiêu chuan môi trường rất nghiêm ngặt liên quan đến sự phát thải công nghiệp Chính phủ đã ban hành những biện pháp hợp tác nhiều hơn là đối đầu với công nghiệp, mức độ tuân thủ

môi trường ở Nhật năm trong mức cao nhất thé giới Chính phủ Nhật được đánh giá là

một trong những quốc gia tiên phogn trong hoạt động xử lý e-waste Minh chứng rõ ràng nhất là việc ban hành các điều luật quy chuẩn khắt khe về hoạt động này Điều luật Tái chế một số thiết bị gia dụng đặc thù được ban hành ngày 1/4/2001 một là ví dụ

về nỗ lực thúc đầy việc sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên và năng lượng gid tri, cũng

như giảm thiêu lượng rác thải nguy hai thông qua hoạt động tái chế” Ước tính 80%

e-waste là thiết bị gia dụng đã được tái chế tại Nhật, rất nhiều các kim loại quý đã được tháo gỡ và đưa vảo quy trình tái sử dụng.

Nghiên cứu cua Clara Lingren đến từ Hoc viện Môi trường toàn cầu, Đại học

Nagoya, Nhật Bản cung cấp một bối cảnh cụ thé về thé chế quản ly e-waste qua nghiên

cứu trường hợp máy tính đã qua sử dụng tại Nhật Bản và Thụy Điển Tác giả mô ta một cách chỉ tiết các điều luật liên quan đến hoạt động tái sử dụng máy tính cũ nói

riêng, đồ điện tử nói chung ở cấp độ quốc gia và quôc tế, song song với quá trình chỉ

ra thái độ và hành động của người dân với vân đề này Qua việc phân tích các điều luật trong hoàn cảnh cụ thê về kinh tế - xã hội, sự phát triển của KH&CN, tác giả đi đến nhận định về giải pháp hợp tác giữa người tiêu dùng, nhà sản xuất và các chính trị

gia Tuy nhiên giải pháp hợp tác như thé nào vẫn còn là một nội dung còn dé mở trong

nghiên cứu này.

Trong các nghiên cứu về giải quyết XDMT do e-waste gây ra có thê nhắc đến

Nghiên cứu so sánh về hệ thong tái chế e-waste tại Nhat Bản, Han Quéc, va Dai Loan

từ tiếp cận trách nhiệm mở rộng của người sản xuất: Ngụ ý cho các nước phát triển

“của nhóm tác giả Sung-Woo Chung va Rie Murakami-Suzuki Nghiên cứu đã chỉ ra lý

do cốt yếu dẫn đến việc các quốc gia này hình thành thành hệ thống luật pháp về tái

chế e-waste như là những quôc gia tiên phong của Châu Á, phân tích hệ thống tái chế

e-waste của từng quôc gia, và cung cấp những phân tích về mức độ trách nhiệm của

nhà sản xuất được quy định Những thành công trong hệ thống tái chế của Nhật Bản,

Hàn Quốc, và Đài Loan được đưa ra không phải dé cung cấp những mô hình hiệu quả

trong xử lý e-waste, mà hơn cả là hướng đến những gợi ý chính sách cho các quốc gia

Châu Á trong việc kiểm soát và quản lý hiệu quả e- -waste trong giai đoạn toàn cau hóa thông qua xác định trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất.

Nghiên cứu về e —waste tại VN được bắt đầu quan tâm trong hơn một thập kỉ trở

lại đây như một trong những điểm đến tiềm năng của e-waste trên thế giới TS Sunil

Herat đến từ Trường Kĩ thuật, Dai hoc Griffith, Australia công bố kết quả nghiên cứu

về Quản lý Chat thải nguy hại và e-waste ở các nước phát triển, trong đó tác giả có đề

cập đến tốc độ tăng nhanh chóng của e-waste tại VN, cũng như thách thức của quản lý

e-waste tại VN nói riêng và các quốc gia ở khu vực Mekong Vấn đề về e-waste tại

VN cũng được đề cập đến trong Báo cáo của Dự án về Quản lý xuất nhập khẩu rác thải

° The Law for Recycling of Specified Kinds of Home Appliance was put into effect on April 1, 2001

° http://www ide go.jp/English/Publish/Download/Spot/pdf/30/007.pdf

Trang 13

điện tử và thiết bị điện và điện tử đã qua sử dụng” của Trung tâm phối hợp thực hiệncông ước Basel tại Châu Á Thái Bình Dương Nghiên cứu này đưa ra những tiêu chí

phân biệt giữa e-waste với các thiết bị điện và điện tử đã qua sử dụng, từ đó đề xuất

việc hoàn thiện các quy định của pháp luật về quản lý hoạt động xuất nhập khẩu loại

hình rác thải đặc biệt này Năm 2005 đề tài cap “Phân loại chất thải rắn ngành công

nghiệp điện tử trên địa bàn Hà Nội, dé xuất giải pháp quản lý và công nghiệp nhằm tận thu, tái sử dụng” của Huỳnh Trung Hải đã đặt thêm một dấu mốc cho thấy sự e-

waste đã và đang trở thành một đề tài thu hút nhiều sự quan tâm của giới nghiên cứu

Nghiên cứu này đi đến những nỗ lực về giải pháp công nghệ nhằm giải quyết việc tận

thu và tái sử dụng e-waste hơn là tìm ra phương thức xử lý e-waste một cách toàn diện Năm 2009 đề tài “Phát triển công nghệ tái chế chất thải điện tử và thiết bị điện tử” tài

trợ bởi Dự án hợp tác với Viện Tài nguyên và Khoáng sản Hàn Quốc (KIGAM) cũngcho thấy cách tiếp cận tương tự trong quản lý e-waste tại VN

Trong bài báo “Vấn dé rác thải điện tử (Ewaste) - XĐMT giữa các nước công

nghiệp và các nước đang phát triển” của Trương Việt Trường đăng tải trên Tạp chíMôi trường Số 8/2011, Hà Nội nêu bật van đề về XĐMT do rác thải điện tử gây ragiữa hai bên đối kháng: các nước phát triển và các nước đang phát triển Qua các phân

tích về thực trang e-waste ngày càng gia tang và có xu hướng nhập khâu Vào các nước

đang phát triển như VN, tác giả nhận diện các tác động về kinh tế, về xã hội, môitrường và sức khỏe do e-waste đưa lại, đồng thời nhắn mạnh giải pháp gắn trách nhiệm

xử lý e-waste cho nhà sản xuất như cách thức tối ưu nhằm giải quyêt xung đột Tuy

nhiên, bài báo mới chỉ dừng ở mức đề xuất van đề XĐMT do rác thải điện tử gây ra tại

VN, nêu một vài khuyến nghị về chính sách quản lý xung đột mà chưa xác định được

giới hạn trách nhiệm của các bên liên quan trong việc xử lý xung đột.

Kết quả tổng hợp các nghiên cứu về XĐMT nói chung, XĐMT do e-waste gây ranói riêng cho thấy chưa có nghiên cứu nào xác định rõ ràng trách nhiệm của các bên

trong xử lý loại hình xung đột này, qua đó nhận diện được rào cản trong liên kết trách

nhiệm giữa doanh nghiệp, cộng đồng va nhà nước nhằm đi đến một phương thức quan

lý môi trường hướng đến phát triển bền vững Do vậy nghiên cứu này sẽ tập trung vào

việc làm sáng tỏ: Nhận điện rào cản thực hiện cơ chế liên kết trách nhiệm giữa nhànước, doanh nghiệp và cộng dong trong hoạt động quản lý xung đột môi trường do

tác động của rác thải điện tử

4 Mục tiêu nghiên cứu

Chỉ ra được yếu tố, tác nhân ngăn cản sự liên kết trách nhiệm của các thiết chế

nhà nước, doanh nghiệp và cộng đông trong việc xử lý XDMT do e-waste gây ra tại VN.

- Nhiém vu nghiên cứu cụ thể:

o Chỉ ra được các hình thức tồn tại của XĐMT do e-waste gây ra tại VN:

XĐMT do e-waste được nhìn nhận dựa trên việc nhận diện kiến tạo xã hội

của xung đột, trong đó, nội dung quan trọng nhất là nhận diện những tác

động của XDMT dẫn đến những biến đôi về chất lượng sống, lối sông, cách

tổ chức hoạt động xã hội và bản thân cấu trúc xã hội Từ đó chỉ ra các dạng

XDMT do e-waste.

o Nhận diện được vai trò, trách nhiệm xử ly XDMT do e-waste gây ra của các

đương sự

Trang 14

o Thực trạng cơ chế liên kết trách nhiệm trong xử ly XDMT do e-waste tại

VN

o Nhận diện được các rào cản cho cơ chế liên kết trách nhiệm trong xử lý

XDMT do e-waste tai VN

5 Pham vi nghiên cứu va mẫu khảo sát

Phạm vi về thời gian: Chuỗi sự kiện được đề cập trong nghiên cứu nằm trong

khoảng thời gian từ năm 2000 — 2011.

Pham vi không gian: Các sự kiện về XĐMT do e-waste gây ra tại VN

Mẫu khảo sát: Các số liệu và biéu đồ được phân tích và tổng hợp từ số liệu cung

cấp bởi Tổng cục Thống kê VN, các nghiêncứu về thực trạng e-waste tại các nước Châu A, các báo cáo của các tô chức quôc tế về quản lý và tái chế chất thải điện tử

tại VN và trên thế giới Mẫu khảo sát gôm các cơ quan quản lý môi trường tại VN,

các doanh nghiệp sản xuất, thu gom và tái chế e-waste và những người dân chịu tác

động của việc xử ly e-waste không đúng cách tại VN.

Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu chỉ tập trung làm rõ các dạng XĐMT do tác động

của e-waste, đây là một bộ phận của rác thải công nghệ nói chung Nghiên cứu

cũng giới hạn phạm vi về rào cản liên kết trách nhiệm trong hoạt động xử lý

XDMT bởi tác động của e-waste.

6 Câu hỏi nghiên cứu

Rào cản thực hiện cơ chê liên kêt trách nhiệm của nhà nước, doanh nghiệp và

cộng đồng trong việc xử lý XĐMT do e-waste gây ra tại VN là gì?

7 Gia thuyết nghiên cứu

Van đề cốt lõi của sự bat hợp tác trong xử lý XDMT do e-waste gây ra tại VN giữa nhà nước, doanh nghiệp và cộng dong cốt yếu được nhìn nhận trong nghiên cứu này là các lệch chuẩn đạo đức bền vững của các bên liên quan trong quá trình

gidi quyết xung dot.

Sự bất hợp tác trong xử lý xung đột hay rào cản thực hiện cơ chế liên kết trách

nhiệm của nhà nước, doanh nghiệp và cộng đông trong xử lý XDMT do e-waste tại

VN gôm:

Hạn chế về nguồn lực xã hội trong nỗ lực giải quyết XĐMT do e-waste

Xung đột lợi ích giữa các nhóm xã hội trong giải quyết van đề rác thải và điện tử

Các dạng lệch chuẩn đạo đức bền vững

Sự thiếu thống nhất, đồng bộ trong các chế tài pháp luật về quản lý chất thải điện tử

Hạn chế về năng lực quản lý và thực thi pháp luật về e-waste

8 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Tiến hành thu thập và phân tích các tài liệu, sốliệu trong lĩnh vực e-waste tại VN và trên thế giới Các bảng số liệu thứ cấp đượctong hop từ số liệu sơ cấp cung cấp bởi Tổng cục thống kê VN, và các nghiên cứuđiều tra về sản lượng sản phẩm điện tử tại VN, công nghiệp phụ trợ thúc day sự

phát triển của ngành điện tử tại VN

Trang 15

Phương pháp quan sát: Tiến hành quan sát động thái của một số doanh nghiệp sản

xuất sản phẩm điện tử, các cơ sở thu gom phế liệu điện tử, các cửa hàng thu gom

đồ điện tử, các bãi rác xử lý có chôn lắp CTR tại VN trước van nan e-waste, quan

sát cách thức sử dụng sản phẩm điện tử của người dân VN

Phương pháp phỏng vấn sâu đối với đại diện cơ quan quản lý nhà nước về tàinguyên và môi trường, đại diện doanh nghiệp và tô chức dân sự trong lĩnh vực tài

nguyên và môi trường, các chuyên gia trong lĩnh vực xã hội học về khoa học, công

nghệ và môi trường.

18 chuyên gia trong lĩnh vực liên ngành về xã hội học Khoa học, Công nghệ và

Môi trường, 25 cán bộ quản lý trong lĩnh vực quản lý tài nguyên và môi trường,

doanh nghiệp và đại diện tổ chức dân sự trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường

Phương pháp tiếp cận của đề tài: Nghiên cứu sử dụng cách tiếp cận logic và hệthống trong quá trình thu thập luận cứ và chứng minh giả thuyết nghiên cứu về vấn

đề liên kết trách nhiệm trong xử lý XDMT do e-waste Cách tiếp cận này đảm bảo

việc xem xét các sự kiện nghiên cứu trong hệ thong các mối liên hệ tương tác thựctiễn với vai trò của các bên liên quan, trong hệ thống luật pháp về quản lý môitrường nói chung, quản lý chất thải điện và điện

9, Kêt cau của dé tài

PHAN MỞ DAU

PHAN NOI DUNG

Chương 1: Cơ sở lý luận về XĐMT, e-waste và các thiết chế nhà nước, doanh nghiệp

và cộng đồng

Chương 2: Trách nhiệm xử lý XDMT do e-waste của nhà nước, doanh nghiệp và cộng

đồng tại VN

Chương 3: Rào cản thực hiện cơ chế liên kết trách nhiệm giữa nhà nước, doanh nghiệp

và cộng đồng trong giải quyết XDMT do e-waste tại VN

PHAN KET LUẬN

Phu luc

10

Trang 16

PHẢN NỘI DUNG

CHUONG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VE RAO CAN, XĐMT, E-WASTE VÀ

CÁC THIET CHE NHÀ NƯỚC, DOANH NGHIỆP VÀ CỘNG DONG

1.1 Khai niệm rào can và phân loại

Định nghĩa rào cản được đề cập đến trong một số từ điển với nội hàm chỉ nhữngđối tượng vật chất, hoặc những vật thé được sử dụng dé tách biệt, phân định ranh giới,

hoặc là các chướng ngại vật nói chung’ (Theo từ điển bách khoa toàn thu Merriam

Webster) Theo từ điển Ngôn ngữ tiếng Anh, rào cản có thé giải thích theo 7 ý nghĩa,

như một dang cấu trúc vật chất được xây dựng dé ngăn trở việc vượt qua; là yêu tố phi vật chất với vai trò ngăn cản, gây trở ngại; trong lĩnh vực sinh lý học rào cản là một lớp màng, lớp mô, hoặc một cơ chế có khả năng ngăn cản quá trình chuyền đổi của

một số chat; trong lĩnh vực sinh thái học rào can là yếu tố vật lý hoặc sinh học giới han

sự di cư, sự giao phối hoặc những hành động tự do của các cá nhân hoặc cộng đồng:

rào cản có thê là một làn ranh giới hoặc giới hạn, hoặc là thứ có khả năng tách biệt

hoặc giữ khoảng cách; rào cản có thé dùng dé chỉ các dạng thanh chắn (cầu đường) Theo từ điển đa ngôn ngữ Kernerman, rào cản được định nghĩa là những gì được thiết

lập dé bảo vệ hoặc ngăn trở, hoặc gây khó khăn” Cách diễn giải trên đều nhận diện

đặc trưng của rào cản là bất cứ thứ gì (vật chất hoặc phi vật chất) có khả năng ngăn

chặn, cản trở, gây trở ngại cho sự vượt qua một giới hạn hoặc duy trì sự tách biệt hoặc

ngưỡng ranh giới nhất định

Cách phân loại thông dụng về rào cản được khá nhiều người chấp nhận gồm: rào

cản nhận thức, rào cản cảm xúc, rào cản trí tuệ, rào cản diễn ngôn, rào cản môi trường,

rào cản văn hóa Luận văn này tập trung bàn về rào can liên kết trách nhiệm doi vớiBVMT và phát triển bền vững

Rào cán nhận thức tồn tại khi con người không thé nhận thức day đủ được vấn đề

hoặc các thông tin dé có cách giải quyết phù hợp Rào cản nhận thức xuất hiện trong

quá trình học hỏi dé tiếp nhận thông tin về thế giới khách quan của con người Rao cản

về cảm xúc xuất hiện khi những cảm xúc, tình cảm của con người xung đột với bối

cảnh, hoàn cảnh cụ thể, do đó hạn chế khả năng phản ứng, và ra quyết định của con

người Rào cản này ton tại khi chúng ta nhận biết có sự tôn hại đến nhu cầu cảm xúc(loại nhu cầu khác biệt nhau về loại hình và cường độ ở mỗi cá nhân có thê là: nhu cầu

vê thành công, nhu cầu được thừa nhận, nhu cầu được ra mệnh lệnh, nhu cầu phụ

thuộc và nhu cầu về lòng tự trọng Rào cản trí tuệ xuất hiện khi con người không đủ

khả năng dé hấp thụ thông tin, kiến thức cần thiết nhằm giải quyết vân đề nảy sinh)

Rào cản trí tuệ tồn tại khi con | người không có những ki năng tư duy cần thiết đề tìm ra giải pháp phù hợp cho các van dé nảy sinh, hoặc không thé sử dụng chúng một cách tối ưu Rao can về diễn ngôn là sự khó khăn khi cá nhân hoặc nhóm người không thể

giao tiếp, hay diễn đạt ý muốn nói theo ngôn ngữ được sự thông hiểu của những người

7 http://www.merriam-webster.com/medical/barrier

* The American Heritage® Dictionary of the English Language, Fourth Edition copyright ©2000 by Houghton Mifflin

Company Updated in 2009 Published by Houghton Mifflin Company

? Kernerman English Multilingual Dictionary © 2006-2010 K Dictionaries Ltd: barrier: something put up as a defence or

protection a barrier between the playground and the busy road, something that causes difficulty His deafness was a barrier

to promotion.

11

Trang 17

khác Rào cản môi trường xuất hiện do những trở ngại, chướng ngại trong môi trường

tự nhiên hoặc xã hội cản trở việc con người đạt được hoặc giải quyết được những vẫn

đề trong đời sống.

Rao can văn hóa xuất hiện khi những đặc trưng văn hóa biểu hiện qua hành vi đượccho là khác thường, nằm ngoài những dự liệu về cách ứng xử văn hóa thông thường

(theo tập tục, tập quán, theo nghi lễ, theo chuẩn mực xã hội ) Rào cản văn hóa tồn tại

khi việc giải quyết vấn đề gặp trở ngại bởi sự khác biệt giữa một bên cho rằng giải pháp đó là phù hợp với thông lệ, trong khi bên còn lại có ý kiến hoàn toàn trái ngược.

Đứng trước một tình huống nan giải con người thường, có thói quen tạo lập các giải

pháp hon là tìm hiểu nguyên nhân cốt lõi của van đề (nếu một việc không hoàn thành thì ngay lập tức người ta sẽ đặt câu hỏi tại vì sao việc đó lại không được hoàn thành

hơn là đặt câu hỏi vì sao việc đó cần phải hoàn thành) Con người là chủ thể sáng tạo

song cũng là những cá nhân không thích sự thay đổi bởi thay đôi thường liên quan đến

những yếu tố bất định, khó biết trước được kết quả có thể xảy ra Bên cạnh những rào

cản mang tính văn hóa cá nhân, thì tồn tại những rào cản văn hóa mang tính đại chúngnhư rào cản do niềm tin, rào cản do định kiến, rào cản giữa hợp tác và bat hợp tác, ràocản do những điều cắm ky, rào cản do khác biệt về giá trị

Lý thuyết về rào cản bên cạnh sự đa dạng và phong phú trong cách phân tích và diễn giải khái niệm, thì việc phân loại rào cản và tìm hiéu về nguyên nhân của các rào

cản còn khá ít ỏi Do vậy hiện nay rào cản được nhận diện là những trở ngại, khó khăn,

vướng mắc trong quá trình thiết kế và thực thi các giải pháp nhằm ngăn trở sự vượt

qua các giới hạn, chuẩn mực cho phép ở cả khía cạnh lý luận và thực tiễn Các phânloại rào cản dù đã được đưa ra song vẫn có những phần còn trùng lặp về nội dung, do

đó vẫn cần những nghiên cứu sâu hơn, hệ thống hơn về khái niệm này Một nhận thức

sâu chuỗi trong đề tài này là rào cản và xung đột được đặt trong môi nguyên nhân và

hệ quả, trong đó rào cản càng thúc đây những hoạt động bat hợp tác trong quản lý thì

khả năng xảy ra và tính phức tạp của những xung đột ngày càng tăng cao là không thể

tránh khỏi Bởi tương tác này mà rào cản cũng được nhìn nhận như môi trường thuận lợi cho xung đột, và xung đột là hệ lụy tất yếu của sự phát triển các rào cản.

Nghiên cứu này nhằm nhận diện rào can liên kết trách nhiệm trong BVMT là

các nhân tố, hành vi gây khó khăn, vướng mắc, can trở sự hình thành “tính trội”

trong hệ thống quan lý XĐMT của xã hội Rao ran này xuất hiện khi nhà nước,

doanh nghiệp và cộng đồng không tim được cách thức xử ly XPMT xuất phátnhững khác biệt về nhận thức, văn hóa và lợi ích trong hoạt động BVMT và pháttriển bền vững

12 XDMT và các khái niệm liên quan

Ban chất của XĐMTTheo cách hiểu thông thường xung đột là trạng thái bất đồng, xích mích do sự đối

lập, đối kháng về nhu cầu, giá trị và lợi ích thực tế hoặc trong nhận thức Xung đột biểu hiện cho sự khác biệt trong quan điểm, cách thức hành động giữa các chủ thể về

một đối tượng nhất định trong định hướng mục tiêu của mỗi bên, nó có thé là những

đối kháng trực tiếp hoặc gián tiếp với những cấp độ khác nhau do nhiều tác nhân chi

phối Điều cần nhân mạnh ở đây là xung đột là một hiện tượng xã hội có tính tất yếu

bao ham cả các tác động tích cực và tiêu cực đến sự phát triển chung của vũ trụ

12

Trang 18

Cơ sở chung của lý thuyết xung đột xã hội là tính chất không tương hợp giữaquyên lợi, địa vị xã hội chỉ phối các hành vi mỗi chủ thé tham gia xung đột Sự khác

biệt giữa các nhu cầu, lợi ích, quyền thế làm cơ sở cho những đối kháng xảy ra, làm

phân hóa xã hội tạo nên các tầng bậc quan hệ khác nhau Xung đột xã hội có thể được đặt trong tầm kiểm soát nếu các bên liên quan nhận diện được các đường biên của sự mặc cả và nhân nhượng trong khuôn khô cam kết về lợi ich được đảm bảo giữa các

bên Do đó có thé nhận định xung đột xã hội là các quan hệ và các quá trình xã hội

mà ở đó có thể phân biệt hai hay nhiều cá nhân, hay nhóm có sự đối lập nhautrong những cách giải quyết vấn đề nhất định phát sinh từ sự không nhất trí về

nhận thức, mục tiêu, lợi ích và quyền lực Trong bình diện chung về các dạng xung

đột xã hội, XDMT nôi lên như một sự kiện gây nhiều chú ý của các học giả bởi tầm

quan trọng và tính cấp thiết của các van đề môi trường sau một giai đoạn phát trién

không kiểm soát của nên kinh tế thế giới

Khoảng giữa những năm 1980 nhà nghiên cứu Arthur Westing'”° đã khơi dậynhững ý tưởng đầu tiên mở rộng khái niệm an ninh cô điển sang bao hàm các vấn đề

mới như thay đổi khí hậu và cạn kiệt tài nguyên Nghiên cứu của Westing mở đầu

bằng trường hợp các cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất và lần thứ hai, sau đó là

cuộc chiến Algeria, các cuộc chiến chinh phục thuộc địa, các vùng lãnh thé, theo sau

là cuộc nội chiến, chiến tranh ly khai thập kỉ 90 của thế kỷ XX Ông cho rằng, điểm chung nổi bật của những cuộc chiến này là việc tranh giành tài nguyên thiên nhiên như nước, khí đốt, ngư trường, sản phẩm từ đất và bản thân đất đai Những cuộc tranh luận

có tính liên ngành trên diện rộng về khái niệm này gây ảnh hưởng mạnh mẽ trong giớichuyên môn cũng như trong giới chính tri gia cho tới cuối thời kỳ chiến tranh lạnh Vẫn

đề hàng đầu lôi kéo sự quan tâm của giới nghiên lúc đó là tìm câu trả lời cho câu hỏi:

Có hay không và trong trường hợp nào môi trường sinh thái có thé đe doa đến an ninh

quốc gia và an ninh toàn cầu?

Đầu những năm 1990 đánh dau sự tham gia tích cực của các nghiên cứu thực

nghiệm về mối liên hệ giữa môi trường và xung đột, mà chủ yếu là về mối liên hệ nhân

quả giữa khan hiểm, suy kiệt môi trường với các cuộc xung đột tại các quốc gia đang

phát triển hoặc các quốc gia đang trong giai đoạn chuyên đôi Dựa trên các trường hợp nghiên cứu về mối liên hệ giữa tài nguyên có thê tái tạo với sự suy giảm môi trường và các cuộc xung đột (kèm hành động bạo lực), phần lớn các giả thuyết cho Tăng môi

trường đóng vai trò quyết định hành vi con người, và xung đột do sự khan hiếm nguồn lực sẽ càng tăng cao khi tốc độ tăng dân số toàn cầu cũng tăng lên nhanh chóng Hai

nhóm nghiên cứu nổi bật trong thời kỳ này là các nhà nghiên cứu đến từ Đại học

Toronto (đại biểu là Thomas Homer-Dixon)''; và các chuyên gia trong Dự án “Môitrường và Xung dot” (ENCOP)'” của Viện Công nghệ tai Zurich và Quỹ Hòa bình

Thụy sĩ tại Bern Các nghiên cứu này sử dụng phương pháp phân tích hậu nghiệm đối

với trường hợp khan hiếm môi trường dẫn đến xung đột thông qua các quá trình xã hội

— chính trị Van đề về XDMT không chỉ dừng ở các nghiên cứu trường hợp, ở việc lý

luận hóa các quan điểm về xung đột có chứa đựng các yêu tố môi trường mà đã được

xem xét như một nỗ lực giải quyết cho tiến trình phát triển bền vững của con người.

I9 Arthur Westing, ed Global Resources and International Conflict: Environmental Factors in Strategic Policy and Action

(Oxford: Oxford University Press, 1986)

"! Val Percival and Thomas Homer-Dixon, “Environmental Scarcity and Violent Conflict: The Case of South Africa”,

Journal of Peace Research, 35 (1998), tr 279-98; Daniel M Schwartz, Tom Deligiannis, and Thomas Homer-Dixon, “The

Environment and Violent Conflict”, In: Environmental Conflict, op cit., tr 273-94.

12 Giinther Baechler, “Why Environmental Transformation Causes Violence: A Synthesis”, Environmental Change and

Security Report, 4 (1998), tr 24-44.

13

Trang 19

Như vậy, nghiên cứu về XĐMT được đề cập tới trước tiên liên quan đến giả định

về liên kết giữa các vấn đề nhân chủng học, tài nguyên dự trữ với hành vi bạo lực củacon người Giữa những năm 90 của thé ki XX những tranh luận sôi nổi về chủ đề

XDMT bùng phát Các nghiên cứu trước thường tập trung vào khái nệm XDMT trên

hai khía cạnh là hình thức và các mối liên hệ nhân quả Hầu hết các nghiên cứu đều chỉgiới hạn ở những ví dụ thực chứng như đầu tranh vì nguồn nước, xung đột liên quan

đến ti nạn môi trường, hoặc những tranh cãi về vấn đề trách nhiệm trước sự biến đổi khí hậu toàn cầu Các giả định đều nhằm minh hoạ cho mối liên hệ nhân quả giữa

môi trường và xung đột, đồng thời họ tìm kiếm những bằng chứng thực tế để

chứng minh những giả định đó.

Stephan Libiszewski'Ì đưa ra một tiếp cận mới nhằm làm rõ tính chất các nguyên

nhân môi trường dẫn đến xung đột cũng như múi liên hệ nhân quả giữa các tiến trình sinh hoá trong tự nhiên và sự tăng lên của các xung đột giữa các nhóm xã hội Stephan

nhận định “sự thay đổi môi trường do con người phải được hiểu là sự can thiệp làmmắt ổn định trạng thái cân bằng của hệ sinh thái ”'” Sự can thiệp của con người buộc

hệ sinh thái chuyên dịch sang vị trí cân băng mới, tuy nhiên trạng thái này là sự tự điều

chỉnh của tự nhiên đối với các nhân tố đã bị thay đối, đó không hoàn toàn là sự chuyển

biến có lợi cho chất lượng sống của con người mà hệ quả của nó có thể là sự suy giảm

tài nguyên thiên nhiên Điều cần lưu ý ở đây là thiên nhiên hay hệ sinh thái không tự

nó đánh giá được giá trị của mình, sự thay đôi môi trường do đó dẫn đến sự giảm sút

giá trị hay sự suy giảm tài nguyên là dựa trên quan điểm nhận thức của mỗi người Do

vậy, khái niệm suy giảm môi trường là sự thay đổi môi trường do sự tác động của

con người tạo ra những ảnh hưởng tiêu cực doi với xã hội loài người là cách thể

hiện ding đắn nhất những tư trỏng về nguyên nhân môi trường dẫn đến xung đột.

Theo Stephan Libiszewski XDMT can phải được phan biệt với các dạng xung độtlợi ích khác trong xã hội” Quan điểm về XĐMT của ông xuất phát từ việc phân biệt

sự khan hiếm trên bốn góc độ:

o Khan hiếm tự nhiên là dạng tài nguyên chỉ tồn tại với một lượng tài nguyên

nhât định trên địa câu.

° Khan hiếm do yếu tổ địa chính trị là do các nguồn lực thường phân bổ không

đông déu trên bê mặt trái dat khiên một sô quôc gia buộc phải phụ thuộc vào sự phan

phát của các quôc gia khác.

fe) Khan hiếm do yếu tổ KT-XH đề cập đến sự phân phối bất bình đẳng về các

nguồn tài nguyên giữa các nhóm xã hội dựa trên quyền thừa kế và các quyền tài sản.

° Khan hiếm do suy thoái môi trường: các tài nguyên thiên nhiên vốn da dạng và

trù phú bị trở nên khan hiêm do sự thât bại của con người trong việc áp dụng các biện pháp quản ly, nói cách khác đó là sự suy giảm môi trường dan đên tinh trạng khan

hiếm

3 Nhà nghiên cứu tại Center for Security Studies and Conflict Research, Swiss Federal Institute of Technology, Thuy ST

4 Vi du nhận định trong nghiên cứu: Hiện tượng sa mạc hoá là một ví dụ điển hình: đó là hệ quả của việc làm biến mat thảm

thực vật và việc lạm dụng tài nguyên đất làm mắt trạng thái cân bằng giữa thảm thực vật và vi khí hậu dẫn đến sự suy giảm lượng mua và sói mòn đất Như vậy, hệ sinh thái sau đó sẽ tìm tới một trạng thái cân bằng mới, sự thay đổi môi trường là quá trình thích nghỉ và bién đối ;

5 Ông dua ra một ví dụ minh họa để phân biệt như sau: Dat dai nông nghiệp là một nguồn tài nguyên có thể tdi tao, sự tranh

chap loại dat này chỉ được nhìn nhận là XĐMT khi đất trở thành đối tượng của sự tranh chấp do sự sói mòn đất, sự thay đổi khí hậu, sự thay đổi hướng chảy của dong sông hoặc bat ki biểu hiện nào của sự suy giảm môi trường XĐMT không phải là

các cuộc chiến tranh giành lại chủ quyển như chiến tranh Thế giới, chiến tranh phi thực dân hóa hay với mục đích phân

phối lại đất đai một cách công bằng hơn như cuộc noi dậy chống chế độ cai trị.

14

Trang 20

Theo đó, ông đưa ra định nghĩa: XDMT là dạng xung đột có nguyên nhân từ sự

khan hiếm nguôn tài nguyên môi trường, diễn giải cụ thể hơn thì đó là những đốikháng xuất phát từ việc con người làm ‘i loạn” mức độ tái sinh/phục hãi thông

thường của các yếu to môi trường Sự giới hạn về phía môi trường đề cập đến các

nguồn lực có thể tái tạo song chúng trở nên khan hiém do sự thất bại của con người

trong việc áp dụng các phương pháp duy trì bền vững trong hoạt động quản lý của

mình.

Trong quan điểm đánh giá của Carius và Imbusch về XĐMT thì những sự thay đổi môi trường và sự tăng lên của các nguồn tài nguyên khan hiểm đóng vai trò quyết định

trong việc làm nảy sinh các xung đột Tuy nhiên chỉ ngay sau đó, ho lại bổ sung: sức

ép của môi trường có thê che dâu xung đột hoặc cũng có thể dẫn đến hành vi bạo lực

sẽ phụ thuộc vào chuỗi các biến tình hudng/diéu kién KT-XH bao gồm : yếu t6/khung

cảnh van hóa va truyén thống, các nhân tô chủng tộc- chính trị, cơ chế xã hội dân sự

trong việc giải quyết các xung đột một cách hòa bình, sự ôn định của hệ thống chính

sách trong nước, nói chung đó là năng lực xã hội, thể chế, kinh tế và công nghệ.

Các cuộc tranh luận diễn ra trong suốt một thập kỉ giữa trường phái XDMT vànhững người chống đối những phát kiến của ho’ Tựu trung, các nghiên cứu nhằm

định nghĩa về XĐMT đều nhân mạnh đến sự khan hiếm hoặc suy giảm tài nguyên lànguyên nhân cốt lõi cho hiện tượng biến đổi môi trường dẫn đến các xung đột trong xã

hội loài người (cũng có một số người nhân mạnh khía cạnh xã hội của XĐMT) Điều

này cũng đồng nghĩa là các nghiên cứu về khái niệm và sự phân loại XDMT déu thé

hiện thông qua các thực thể nằm ngoài con người Trong khi đó các nguồn lực dù

khan hiếm hay dồi dào chúng ta đều phải nhìn nhận đó là mối quan hệ giữa các

nhóm người và hệ sinh thái của họ, và do đó không thể phủ nhận sự khan hiếm

cũng sẽ bị quy định bởi sự phát trién của xã hội qua các thời kì '”

Như vậy có thê xác định XDMT là hiện tượng xảy ra ở điểm giao thoa của các nhân tô tự nhiên và xã hội, nó không hoàn toàn do nguồn lực tw nhiên chỉ phối

hay yêu tô chính trị, xã hội chỉ định.

Viện Khoa học Công nghệ châu A (AIT) định nghĩa XDMT là:

- Xưng đội quyên lợi cộng dong, vi trí nghề nghiệp và wu tiên chính trị; là mâu

thuân giữa hiện tại và tương lai Kết quả của XĐMT có thể là xây dựng hoặc phá huy phụ thuộc vào quan lý xung đội.

- XĐMT là kết quả của việc sử dung tài nguyên không công bằng do một nhóm

người gây ra cho nhóm khác.

- XĐMT là kết quả của việc khai thác tài nguyên quá mức hoặc làm dụng tài

nguyên thiên nhiên.

16 : z 5 tok xa : ky

Nhiéu bài viét cho rang những |tranh cãi về van dé xung đột gây ra bởi môi trường đã bị bê tắc và không hữu ích cho các nhà làm luật cũng thực hiện sự hỗ trợ ngăn chặn các xung đội Glediisch cũng dong thuận rằng những nghiên cứu về XĐMT

chỉ là những “đánh giá bi quan về những nguyên nhân xuất phát từ môi trường dẫn đến xung đột” Thậm chí, Tobias

Hagmann còn không thừa nhận sự ton tại cua khái niệm XDMT Tranh luận của ông bao gồm ba khía cạnh:

- Những nghiên cứu về các nguồn gốc ‘sinh thái của xung đột” bị ấn định bởi thuyết nhân quả phiến diện.

- Linh vực nghiên cứu về XĐMT đã trộn lần giữa các khái niệm lấy con người làm trung tâm và lấy sinh thái làm trung tâm

là không hop ly.

- (6 cũng không tinh đến những nhân tô xã hội tham gia và đối dau với sự thay đổi và suy giảm môi trường như thế nào.

7 Quan hệ giữa các nhóm và hệ sinh thái luôn tôn tại và là sản phẩm của tiễn bộ xã hội, khi đó dang XDMT tiêu biéu la giai

cấp thống trị nhờ nắm giữ những công cụ nhất định mà đạt được mục đích chính trị của mình dong thời chiếm đoạt được các

nguồn tài nguyên một cách phi pháp.

15

Trang 21

XDMT xuất phát từ hiện tượng khan hiếm tài nguyên, xung đột tranh chấp về môitrường, sự xâm lược sinh thái của các nhóm, các tập đoàn xã hội và giữa các quốc giahay do chính sự mat khả năng phối hợp giữa các chức năng môi trường Đó cũng là

những xung đột (mâu thuẫn) về quyên lợi giữa các nhóm xã hội khác nhau trong

việc khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên môi trường Nhóm nay muốn tước đoạt

lợi thế của nhóm khác trong việc sử dụng tài nguyên do đó dẫn đến những hành động dau tranh giữa các nhóm dé phân phối lại lợi thé vệ tài nguyên Một cách phát biểu khác thì XÐM7 /à quá trình hình thành và phát triển những mâu thuẫn có tính đối kháng giữa các nhóm xã hội trong khai thác và sử dụng các tài sản môi trường.

Ngoài ra, XDMT còn liên quan đến những cuộc dau tranh giữa các nhóm xã hội trong việc phân phối lại các nguồn tài nguyên, phong írào đấu tranh BVMT sống, chống lại những tác nhân gây ô nhiễm môi trường, chong lại những nhóm xã hội đã tước đoạt

lợi thế về môi trường trước các nhóm xã hội khác

Từ các nghiên cứu vé ban chat của XDMT có thê nhận diện khái niệm này trên

bốn phương diện sau

- Xung đột do môi trường: môi trường sống của con người gồm các dạng tài

nguyên không thé tái tạo và tái tạo qua vòng quay sinh thái Nhìn chung các dạng tài nguyên luôn có mức giới hạn về lượng và chất, nó không thé đáp ứng/thỏa mãn mọi nhu cầu sống ngày một đa dạng và tăng cao của con người Xung đột nảy sinh

giữa loài người với giới tự nhiên vì sự khan hiếm tài nguyên nói chung, và do sựphân bồ tự nhiên của các nguồn tài nguyên này

- _ Xung đột vi môi trường: là dạng xung đột nảy sinh khi con người ý thức được các

quyền và lợi ích của họ gắn kết với các yếu tố môi trường bi de dọa hoặc xâmphạm bởi chủ thể khác Các đương sự dau tranh, hay tranh đoạt các nguồn lực tài

nguyên thiên nhiên nhằm dat được lợi ích về kinh tế, hoặc nhu cầu về quyền lực

của mình Có thể thấy sự hiện diện của dang xung đột này qua tinh huống một nhà

máy trong quá trình sản xuất xả chất thải xuông khu vực trồng trọt của người nông

dân khiến đất mat khả năng cung cấp các điều kiện sinh trưởng cho cây côi Dạng xung đột này cũng được nhìn nhận thông qua sự phân phối và tiếp cận các nguồn lợi tài nguyên trong xã hội không bình đẳng giữa các nhóm người.

- Xung đột với môi trường: Trong hoạt động sông của mình loài người đã gây ra

những tác động phá hoại sự cân bang sinh thai, ảnh hưởng tiêu cực đến các chức

năng môi trường, dẫn đến các biến đôi bất lợi cho sự sinh tôn và phát triển qua các

thế hệ Môi trường và con người tồn tại trong mối quan hệ tương hỗ, điều này cũng

có nghĩa nếu những hoạt động của con người không đi ngược lại các quy luật của

tự nhiên, môi trường sẽ phát triển bền vững Song thực tế cùng với sự tiến bộ về

KH&CN, con người ngày càng lún sâu vào hành động phá hoại các chức năng phục vụ sự sống của môi trường Sự cố thủng tầng Ozon là một bằng chứng cho thấy sự hành vi của con người thải ra các loại khí vượt quá ngưỡng chịu đựng của

sinh quyền, và kết quả là sự nóng lên của trái đất hiện nay mà giới khoa học kết

luận là hệ quả của hiệu ứng nhà kính Được đánh giá ở góc độ quản lý, xung đột

với môi trường nằm trong phạm vi các nghiên cứu vê phát triển bền vững từ việc

sử dụng một cách hợp lý và bảo vệ các nguôn tài nguyên.

- Xung đột của môi trường: Các chức năng của môi trường nêu được đảm bảo sẽ

đem lại điêu kiện sông tot nhat cho con người cũng như các loài sinh vật khác Tuy '8 Vũ Cao Đàm, Giáo trình Xã hội học Khoa học, Công nghệ và Môi trường,2006

16

Trang 22

nhiên trong vòng quay sinh hóa biến đổi liên tục không ngừng, bản thân các chức

năng, các yếu tô trong môi trường cũng xảy ra các tranh chấp, hoặc có những đối kháng trong quá trình hoạt động của mình Sự vận động của hệ sinh thái khi đó sẽ

bắt đầu chuyên dịch từ trạng thái cũ sang trạng thái cân bằng mới, do vậy xung đột của môi trường cần phải được nhìn nhận ở hai khía cạnh tiêu cực và tích Cực đối với xã hội loài người trên cơ sở của sự thích nghi cũng như sự chuyền biến về chất được tạo thành qua xung đột.

Các quan điểm về XĐMT hiện nay thường xem xét các dạng xung đột vì môi

trường và với môi trường Với mỗi trường hợp nghiên cứu cụ thê, các XDMT được

quy vê các dạng đặc thu nêu trên căn cứ vào đặc thù của các yếu tô môi trường tham

gia vào xung đột, mức độ không tương đồng về lợi ích của các bên liên quan, mức độton hại được các bên nhận thức

Điều cần nhấn mạnh ở đây là cách nhìn nhận, đánh giá về XDMT trong quan hệvới sự biến đôi và phát triển của giới tự nhiên, xã hội và tư duy Với vai trò là một bộphận của xung đột xã hội, XĐMT xuất hiện khi hai hoặc nhiều nhóm tin rằng lợi ích

của họ là không tương xứng trong quyên sở hữu và tiếp cận tài nguyên, và bản chất

của XDMT không phải là một hiện tượng tiêu cực hoàn toàn Xung đột không bao

hàm vũ lực là một bộ phận thiết yếu cho sự phát triển và biến đổi xã hội, việc giải

quyết xung đột phi bạo lực góp phan tạo dựng sự tin tưởng của các cá nhân, các nhóm

xã hội đối với thiết chế nhà nước, cộng đồng và các tổ chức xã hội nham hài hòa hóa

các quan hệ lợi ích.

Mặc dù khái niệm XĐMT được mô tả theo những cách khác nhau song hau hết đều

thống nhất với nhau đó là sự xung đột về lợi ích giữa các nhóm xã hội trong khai thác

và sử dụng tài nguyên mdi trường cụ thể là giữa các cộng đồng trong xã hội, gitta các

quốc gia, và giữa bảo tồn và phát triển Trong nghiên cứu này khái niệm về XDMT được sử dụng làm nền tảng là: “XĐ/MT là xung đột về quyền lợi giữa các nhóm xã

hội khác nhau trong việc khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên môitrường Nhóm này muốn tước đoạt lợi thế của nhóm khác trong việc đấu tranh giữa

các nhóm dé phân phối lại lợi thé về tài nguyên?”

Mức độ XĐIMT

XĐMT tồn tại ở nhiều cấp độ khác nhau từ giai đoạn tiềm ấn như sự khác nhau

trong mục đích, không tương hợp trong hành động dẫn đến sự hình thành của các

nhóm đối lập Đến giai đoạn cao hơn là những mâu thuẫn, bất đồng quan điểm trong

khai thác sử dụng tài nguyên môi trường và chia sẻ nguồn lợi xuất hiện qua các sự công khai cách thức hoạt động của các nhóm trên Những mâu thuẫn này nếu không

được giải quyết, nó sẽ phát triên lên mức cao hơn, gay gắt hơn, dẫn đến việc các nhóm

tiễn hành đấu tranh như mít tinh, biểu tình, khiếu kiện, và mức độ cao nhất là sự xuất

hiện của các cuộc xung đột có vũ trang làm mat ôn định chính trị và xã hội Diễn trình

của XDMT được phản ánh qua sự tương tác giữa các yếu tố môi tường và các tác nhân

kinh tế, chính trị, xã hội khác, trong đó mỗi hình thức kết hợp có thé biểu hiện chomọi cấp độ xung đột

!' Vii Cao Đàm, Giáo trình Xã hội hoc Khoa học, Công nghệ và Môi trường,2006

17

Trang 23

Không nghiêm trọng: dạng xung đột không đưa tới những chênh lệch quá lớn về

mặt lợi ích, việc xử lý hay không xử lý cũng không lôi kéo sự quan tâm nhiêu của các

bên tham gia do hậu quả của xung đột là không lớn.

Ít nghiêm trọng: dạng xung đột có thé dé dàng được giàn xếp trên cơ sở thương

lượng tìm được phương án hài hòa được lợi ích các bên, hoặc nêu có thiệt hại cho một

bên song thì đó là không lớn trong tương quan so sánh về mặt lợi ích lâu dài trong

tương lai có thể đạt được

Nghiêm trọng: dạng xung đột xuất hiện có thể dẫn đến những phan ứng mạnh mẽ của các đương sự tham gia xung đột, nó gắn bó chặt chẽ với các vấn đề về lợi ích,

quyên lực về tài nguyên của các nhóm trong xã hội bị xâm hại, hoặc bị de doa.

Rất nghiêm trọng: là dạng xung đột bắt nguồn sự bất bình đăng giữa các nhóm trong sự phân phối và hưởng thụ các lợi ích tài nguyên dẫn đến các chênh lệch khác

như quyền lực, địa vi, khiến các đương sự buộc phải có hành động đối kháng mạnh

mẽ, thậm chí là đấu tranh vũ trang để cân bang lai lợi ích trong xã hội.

Các dạng XDMT

Theo phân loại của Thomas Homer Dixon” xuất phát từ tiếp cận XĐMT do cạn

kiệt tài nguyên, ông đặt giả định rằng suy thoái môi trường nghiêm trọng sẽ dẫn đến ba

loại hình xung đột đặc thù (Cũng cân nhắn mạnh rằng, sự tôn tại tách biệt thuần túy

của mỗi loại hình xung đột này trong thực tế là khá hiếm hoi)

Các xung đột thuan túy do khan hiếm tài nguyên: XĐMT dang này được giải

thích và dự báo bởi các lý thuyết cấu trúc chung (general structural theories) Xung

đột xảy ra khi các quốc gia tính toán lợi ích của minh tại tổng bang 0 hoặc tại tổng lợi ích giảm sút ngày càng tăng cao bởi sự khan hiếm tài nguyên XD này đặc biệt được

lưu ý đối với ba loại tài nguyên cụ thé là nước sông, cá và đất sản xuất nông nghiệp

Những tài nguyên có thé tái tạo này đường như có khả năng thối bùng các cuộc xung đột bởi tính chat khan hiếm của nó ngày càng tăng cao nhanh chóng ở một số khu vực,

20 E Franklin Dukes, What We Know About Environmental Conflict Resolution: An Analysis Based on Research, Conflict

resolution quarterly, vol 22, no 1-2, Fall-Winter 2004 © Wiley Periodicals, Inc., and the Association for Conflict

Resolution

> Vĩ Cao Đàm, Tuyển tập các công trình đã công bố, 2009, NXB Thế giới

?? Environmental Scarcities and Violent Conflict: Evidence from Cases, Peace and Conflict Studies Program, University of

Toronto International Security, Vol 19, No I (Summer 1994), pp 5-40

18

Trang 24

đặc biệt cần thiết cho sự sống của con người, và có thé được phân vùng và quản lý

trong thực tế Tương tác đáp trả tích cực giữa xung đột và năng suất trong nông nghiệp

là một ví dụ điển hình cho thay chuỗi cung cap thức ăn bị giảm sút bởi biến đôi môi

trường có thé khiến các quốc gia phải tham gia các cuộc chiến, và chính các trận chiến

này tiếp tục góp phan làm giảm thiêu khối lượng lương thực.

Các xung đột từ nhóm đồng nhất: Tix các nghiên cứu thực nghiệm về XDMT

Thomas cho rằng tồn tại những luận cứ thực tế mạnh ủng hộ giả thuyết về XDMT bởi

sự đi dân (di cư) dẫn đến những mâu thuẫn, đối kháng với nhóm đồng nhất Sự di cư tạo nên những tác nhân đặc trưng đối với hệ sinh thái-xã hội Các chức năng giới tự nhiên, của nền kinh tế, chính trị, văn hóa lúc này sẽ tác động đến mối liên hệ giữa khan hiếm, di dân và xung đột Những người di cư thường là những đối tượng yếu

thế và bị đây ra ngoài lề xã hội, điều này làm hạn chế các nhu câu của họ Nhà nước lúc này đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra môi trường tiếp nhận trước

khi xung đột có khả năng nảy sinh, điều này phần lớn phụ thuộc vào chính sách của

quốc gia đó Thiếu sự hỗ trợ này di cư sẽ tạo ra tình trạng nghèo đói, chết chóc hơn

là các xung đột vũ trang, và chính điều này cũng tạo nên sự bat 6 én trong các quéc

gia đó Những tranh chấp giữa các nhóm sắc tộc và văn hóa tiếp tục xuất hiện bởi

các thực trạng thiếu hụt và căng thắng XDMT lúc này diễn ra giữa các nhóm đa

sắc tộc, đa văn hóa hoặc giữa các quốc gia là kết quả tất yêu của sự di cư môi trường.

Xung đột do sự thiếu hụt tương đối: Các băng chứng thực nghiệm cho thấy sukhan hiểm từ môi trường thúc đây sự suy giảm kinh tế và phá hủy các thiết chế xã hội,

điều này lại tiếp tục tạo ra các xung đột như tình trạng nội chiến hay nồi loạn Sự suy

giảm và cạn kiệt tài nguyên ảnh hưởng đến sức sản xuất của các quốc gia kém phát triên, theo đó sự thiếu hụt càng lúc càng lớn Như vậy XDMT dạng nay xuất hiện do ảnh hưởng về khía cạnh kinh tế của các sự thiếu hụt môi trường xoáy sâu vào sự phân

hóa xã hội và sự bất mãn nói chung trong xã hội Nó thường xảy ra ở các xã hội bịphân tách với hệ thống pháp luật nhà nước còn nhiều hạn chế

Nghiên cứu về mối liên hệ giữa tài nguyên có thé tái tạo với xung đột được phân

định về 4 dạng sau (dù rằng ranh giới giữa những dạng thức xung đột này còn nhiều điều chưa rõ ràng):

s Xung đột quốc tế trực tiếp: Nhu cầu về tài nguyên thiên nhiên ngày càng tăng cao bởi

sức ép dân sô cùng với sự thu hẹp lại khả năng đáp ứng của các nguôn lực này tạo nên

sự suy thoái hệ sinh thái, do vậy xuất hiện cuộc tranh giành giữa các quôc gia về

nguôn cung hiện có Cuộc chiến tài nguyên khiến căng thắng leo thang, tiếp tục thúcđây các giai đoạn dau tranh giữa các quộc gia Nước hay dầu, hoặc bất kỳ tài nguyên

nào có thé tái tao va sinh ra lợi nhuận đều có thé trở thành nguon lực quan trọng của

nên kinh tế, biểu trưng cho sức mạnh quân sự của một quốc gia Khi nhu câu vê nước

nằm ngoài khả năng cung cấp, quốc gia đó có khả năng tiến hành các hoạt động quân

sự (bảo vệ hoặc tấn công) dưới hình thức duy trì sự phát triển kinh tế và đảm bảo an ninh quốc gia.

* Xung đột trongnước trực tiếp: Chưa có nhiều nghiên cứu chỉ ra khả năng về xungđột trực tiếp do tiếp cận tài nguyên trong phạm vi một quốc gia Điều này cũng dễ hiểu

khi thiết chế pháp luật quốc gia tham gia vào việc xử lý các xung đột trực tiếp ngay khi vừa nảy sinh Trường hợp tranh chấp về quyền sử dụng kênh đào ở sông Cauvery tại

19

Trang 25

Ấn Độ là một trong những ví dụ minh họa có tính chất điển hình về xung đột kèm bạo

lực trong nội bộ một quôc gia.

s Xung đột quốc tế gián tiếp: Xuất phát từ sự tranh chấp trực tiếp về quyên tiếp cận tài

nguyên, xung đột quôc tẾ có xu hướng gia tăng khi sự khan hiểm tài nguyên tương tác với các yêu tố kinh tế, xã hội thổi bùng sự căng thang giữa các quốc gia Các nhà

nghiên cứu dự báo khuynh hướng phát triểnđáng lo ngại, theo đó một lượng lớn diện tích rừng nguyên sinh sẽ bị suy giảm, sự khai thác quá mức thủy hải sản, sự xói mòn đất, sự ô nhiễm nguồn nước, sự biến đổi khí hậu, và một loạt những ảnh hưởng do suy

thoái môi trường và hệ sinh thái sẽ dẫn đến tình trạng di cư ở diện rộng, sự giảm sút VỆ

sức khỏe và sự đeo bám của đói nghèo Những hệ quả xã hội to lớn này sẽ tiếp tục

tương tác với những cuộc chiến còn dang âm i giữa các quốc gia, hệ quả là sự bat bình

leo thang mà lối thoát sau cùng không gì khác hơn là các cuộc chiến XĐMT quốc tế

gián tiếp được lý giải bởi hệ quả của sự biến đổi môi trường rộng lớn như sự âm lên

của toàn cầu hay sự suy giảm tầng ozon.

s Xung đột trong nước gián tiếp: Khi XDMT trong một quốc gia tăng lên do khan hiếmmôi trường tương tác với các bối cảnh xã hội nhất định sẽ tạo ra những điều kiện chín

muôi cho sự xuất hiện của xung đột Tương tự như cách lý giải về XĐMT quốc tế gián

tiếp, XĐMT trong nước gián tiếp diễn ra khi cá tác nhân môi trường như suy thoái đất dai, ô nhiễm đất nông nghiệp, và ô nhiễm nguồn nước làm tram trọng thêm các vấn đề

xã hội khác như đói nghèo, phan hóa chủng tộc, di cư, và phân phối không đồng đều

về các nguồn lợi kinh tế và chính trị Các nhà nghiên cứu đã làm rõ được môi liên hệ

giữa sự lan rộng của các vi sinh vật và các bệnh tryén nhiém (khoi phat do cac điềukiện môi trường bị xuống cấp) với tình trạng sức khỏe về thể chất cũng như về kinh tế

- xã hội của cộng đồng Kết quả của sự kết hợp những bat 6n trên là xung đột trong phạm vi một quôc gia, nó có thể biểu hiện qua các cuộc bạo động có tính cách mạng,

xung đột sắc tộc, tội phạm đô thị hoặc các cuộc đàn áp của chính phủ đối với công

dân.

Cách phân loại này cho thấy mối liên hệ giữa môi trường và xung đột khôngphải lúc nào cũng thắng tap, đa sô các tác nhân môi trường dan xen vào mạng lưới

phức tạp các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội để tạo ra xung đột Như vậy hoàn toàn

khả năng các giải pháp cho xung đột được đề xuất từ việc nhận diện bản chất và nguyên nhân của xung đột như trên, các điều kiện môi trường và các nguồn tài nguyên

sẽ được xem là tâm điểm của các giải pháp giải quyết và ngăn ngừa xung đột từ cấp

quốc gia đến cấp quốc tế.

Căn cứ nguyên nhân xung đột, trong nghiên cứu môi trường người ta phân biệt những dạng xung đột sau:

1 Xung đột nhận thức là dạng xung đột có căn nguyên từ sự khác biệt nhau trong

hiểu biết của các nhóm, sự trái ngược nhau về quan niệm do văn hóa hoặc do khả năng lĩnh hội vấn đề có thể dẫn tới các hành vi khác nhau trong ứng xử với môi trường.

2 Xung đột mục tiêu do sự khác biệt trong mục tiêu của các bên đương sự khi khai

thác hoặc phân phối các nguồn tài nguyên Sự xung khắc về mục tiêu hướng tới này thúc đây các nhóm xã hội có hành vi đối kháng nhau hoặc kết quả đạt được có

xu hướng “phủ định” lẫn nhau.

20

Trang 26

3 Xung đột lợi ích xuất hiện khi các nhóm tranh giành lợi thé sử dụng tài nguyên,

muốn chiếm được các quyền ưu tiên đối với việc sở hữu hoặc phân phối tài nguyên

trong xã hội Khi đó nhóm này muốn bảo vệ lợi ích của mình sẽ dẫn tới sự kháng

cự của bên bị xâm hại về mặt lợi ích Các nhóm có thể cùng mục đích song van có

thể tồn tại những lợi ích không tương đồng như hiện tượng nhà máy sản xuất xả

thải gây ảnh hưởng đến nuôi trồng của người nông dân trong cùng khu vực.

4 Xung đột quyền lực là trường hợp nhóm có quyền lực mạnh hon, lan at nhóm

khác dé chiếm dụng lợi thế của nhóm khác Dùng sức mạnh của quyên lực có tínhkhác biệt dé cạnh tranh hoặc tranh giành tài nguyên với nhóm khác trong xã hội là

đặc trưng của dạng xung đột này.

Các bên liên quan rong XDMT

Tw việc phân tích các nguyên nhân dẫn đến XĐMT, việc chỉ ra các bên liên quan

dựa trên việc xác định phạm vi quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi chủ thé đối với tài

nguyên thiên nhiên XĐMT có thé xuất hiện dưới hai hình thức:

- Xung đột không phân chia chiến tuyến: trong nội bộ nhóm xã hội nảy sinh các tranh

châp về sử dụng và khai thác tài nguyên môi trường.

- Xung đột có phân chia chiến tuyến: là xung đột giữa các nhóm xã hội khác nhau

nhằm bảo vệ lợi ích của mình về các nguồn tài nguyên.

Nghiên cứu này nhằm nhận diện xung đột tồn tại đưới hình thức có phân chia chiến

tuyên giữa một bên là trách nhiệm xử lý XDMT của nhà nước, một bên là trách nhiệm của doanh nghiệp và một bên là trách nhiệm của cộng đông đôi vôi e-waste.

Quan hệ giữa các đương sự của XĐMT bao gồm:

e XĐMT trong nội bộ cộng đồng dân cư (giữa dân với dân)

e XĐMT giữa dân cư và doanh nghiệp, hoặc các cơ sở sản xuất, thu gom, chế

biên hoặc xử lý

e XDMT giữa dân cư và cơ quản quản lý nhà nước

e XDMT giữa doanh nghiệp va cơ quan quan lý nhà nước

e XDMT giữa các cơ quan quản lý nhà nước Quản lý XDMT

Ngay khi xuất hiện các nghiên cứu về XĐMT, thì việc xử lý và quản lý xung độtnày như thế nào đã làm tốn không ít giấy mực của giới học thuật Nhà nghiên cứu E.Franklin Dukes”“ đã mô tả một cách khá chỉ tiết những nghiên cứu ban đầu về đề tài

này như sau: “Việc xây dựng các lý thuyết ban dau về quản lý XPMT tập trung vào

phương pháp hòa giải (nghiên cứu của Bacow and Wheeler, 1984; Bingham, 1986).

Những khái niệm liên quan đến giải pháp hòa giải bao gồm: nâng cao nhận thức

(nghiên cứu cua Susskind, McKearnan, and Thomas-Larmer, 1999), hợp tác (nghiên

cứu cua Dukes and Firehock, 2001), quá trình học hỏi hop tác (nghiên cứu của

Daniels and Walker, 2001), ké hoạch hop tác (nghiên cứu cua Innes and Booher,

1999), quan lý tài nguyên thiên nhiên một cách hop tác ( nghiên cứu cua Conley and

Moote, 2001), hợp tác dựa trên cộng dong (xem trong www cbcrc.org”)

? Vũ Cao Đàm, Tuyển tập các công trình đã công bó, 2009, NXB Thế giới

E Franklin Dukes là giám đốc the Institute for Environmental Negotiation (IEN), University of Virginia, Hoa Kỳ

21

Trang 27

Giới nghiên cứu đặc biệt giành sự quan tâm cho dé tài xử lý XDMT xuất phát từ

quan điểm xung đột không phải lúc nào cũng tạo ra những hiệu ứng tiêu cực, mà

ngược lại nếu biết cách khai thác xung đột có thê tạo ra những biến chuyền xã hội tích

cực Từ nhận thức này, việc xử lý xung đột được xác định dựa trên ba tiền đề căn bản:

e©_ Xung đột là tất yếu

e Xung đột có thé đem lại lợi ích

e Xung xột có thể tạo xung đột lớn hơn

Xử lý XĐMT đồi hỏi sự tham gia tích cực và chủ động của các bên liên quan nhằmthiết lập một sự phân bổ hợp lý và quyền sở hữu tương xứng đối với tài nguyên thiênnhiên nói riêng, đối với môi trường sống của con người nói chung Quá trình xử lýXDMT phải hướng đến giải pháp win-win trong đó quyền lợi và nghĩa vụ của các

đương sự được thiết lập trên quan điểm cởi mở và thông hiểu, chia sẻ và hợp tác vì sự

phát triển bền vững của cộng đồng, của nhân loại Trong đó có thể có sự tham gia của

bên thứ ba với tư cách là nhà cô vân hoặc bên hòa giải bởi thực tế XĐMT luôn chứa đựng những quan hệ phức hợp giữa các yếu tố môi trường kết hợp với các hệ thống

sinh thái, kinh tế, chính tri, và xã hội

Xử lý XDMT là điều kiện can cho quá trình quản lý XDMT nói chung — là mục tiêuhướng đến của quản lý môi trường vì sự phát triển bên vững Cơ sở dé quản lýXDMT là các giải pháp điều hoà quyền lợi trên cơ sở tôn trọng các chuẩn mựcmôi trường, đảm bảo các nguyên tắc về mặt kĩ thuật và các nhân tố đạo đức xãhội không bị xâm phạm Tiêu chuẩn này không là bat bién mà luôn đi cùng sự tiến bộ

của xã hội, đặc biệt trong lĩnh vực KH-CN, hay sự cấp tiễn trong nhận thức của xã hội.

Trong những trường hợp không thể tìm kiếm được những giải pháp thoả hiệp để chia

sẻ lợi ích, thì nhà nước sẽ tham gia và cân bằng bằng áp chế theo luật định Khi đóquản lý XĐMT ở đây chính là việc sử dụng các thiết chế xã hội, hệ thống pháp luật và

chính sách dé thiết chế lập lại trật tự mới trong việc khai thác và sử dụng các tài sản môi trường Qua đó làm giảm đi sự bất bình đăng xã hội trong phân bố các tài sản môi

trường trên cơ sở quản lý theo quá trình các xung đột ngay từ giai đoạn tiềm ân chứ không phải dé đến mức độ gay gắt, nghiêm trọng mới giải quyết.

Nghiên cứu này hướng đến cách tiếp cận tổng hợp sau: Quản lý XĐMT là sự điềukhiến hành vi của những con người khác hoặc nhóm người trong cộng đồng (yếu

tô trực tiến), nhằm định hướng cho họ tác động lên các yêu tô của môi trường (yếu

to gián tiếp), sao cho có thể duy trì được một chuẩn mực chất lượng môi trường phù

hợp với chuẩn mực được một cộng đồng chấp nhận.” (Vũ Cao Dam, 2002)

1.3 E-waste và các khái niém liên quan

Rác thải là những vật hoặc chất liệu không còn đáp ứng được nhu cầu và mong

muốn sử dụng, hoặc sinh ra những, chất độc hại và thường được đề cập đến dưới tên gọi như: đồ thải bỏ, rác, chất thải rắn, chất thải nguy hại tùy thuộc vào tính chất của vật chất và thuật ngữ vùng miền Theo quan điểm của Liên minh Châu Âu rác là đối

tượng được loại bỏ bởi chủ sở hữu, hoặc bắt buộc bị yêu cầu loại bỏ theo Chỉ thị

khung về rác thải (European Directive 75/442/EC) Một vật hay chất được coi là rác

cho đến khi nó được tái chế hoàn toàn và không tạo ra bat kỳ một đe doa tiềm năngnảo đối với môi trường và sức khỏe con người Điểm a Khoảng I trong Chỉ thị hội

đồng số 75/442/EEC quy định về chất thải ban hành ngày 15/7/1975, rác thải là bất cứ

vật hoặc chất bị loại bỏ hoặc bị yêu cầu loại bỏ dé phù hợp quy định của pháp luật” Là

22

Trang 28

một bộ phận của rác thải nói chung, E-waste mang đầy đủ các đặc trưng của rác thải

thông thường, ngoài ra còn chứa đựng những nét đặc thù riêng của loại hình rác “rất

quý” song cũng “rât độc”.

Khái niệm e-waste được chính thức ghi nhận trong Chi thi số 2002/96/EC về thiết

bị điện và điện tử bi thải bỏ (WEEE) được áp dụng vào 27/1/2003 và có hiệu lực vào

13/2/2003 Khái niệm e-waste trong chỉ thị được xác định là các bộ phận, các phần

tháo rời, các vật tư, phụ kiện cau thành sản phẩm bi thải hồi Các sản phẩm hay thiết bị này phụ thuộc vào dòng điện hoặc điện trường dé có thé vận hành được bình thường,

hoặc các thiết bị có thé sinh ra, truyền tải và đo lường dòng điện hoặc điện trường

và được thiết kế để sử dụng với hiệu điện thế không quá 1000 Volt cho dòng điện xoay chiều và 1500 Volt cho dòng điện 1 chiều (European Union 2003).

Bảng 1 Phân loại e-waste theo Chỉ thị số 2002/96/EC của Liên minh Châu Âu

STT Ching loai Nhan

1 _ | Thiết bi đồ gia dụng cỡ lớn HA

2 | Thiết bị đồ gia dụng cỡ nhỏ HA

3 Thiết bị công nghệ thông tin và viễn thông | ICT

4 | Thiết bị tiêu dùng CE

5 Thiết bị chiếu sáng Lighting

6 Dung cụ điện và điện tử (với ngoại lệ là E&E tools

thiết bị văn phòng cỡ lớn)

7 _ | Dé chơi, thiết bị giải trí và đồ thé thao Toys

8 Thiết bị y tế Medical devices

9 Dung cụ kiểm soát và giám sát M&C

10 | Dụng cu đo lường tự động Dispensers

Theo quan điểm của OECD (www.oecd.org) e-waste là mọi thiết bị gia dụng tiêu

thụ điện năng và đã đạt đên cuôi vòng đời sử dụng.

E-waste là khối lượng thiết bị điện tử từ các thiết bị gia dụng cỡ lớn như tủ lạnh,

điều hóa, điện thoại di động, thiết bị âm thanh cá nhân, các thiết bị điện tử tiêu dùng

cho đến máy tính cá nhân (Puckett et al 2002, p 5).

E-waste là thiết bị điện và điện tử không còn nhu cầu sử dụng như dự định ban đầu,

nhưng có thê được tái sử dụng hoặc tái chê thành sản phâm mới (County of San

Bernardino 2004).

E-waste là cách gọi phổ biến nhưng không chính tắc cho các sản phẩm điện tử đã

hoạt động đến cuối vòng đời của chúng như: máy tính cá nhân, ti vi, VCRs, máy thu phát, máy photo, máy fax và sản phẩm điện tử nói chung Chưa có cách hiểu rõ ràng

về E-waste, như việc quyết định danh sách liệu một vật như lò vi sóng, và các thiết bị tương tự khác có nên được đưa vào phân loại rác thải này hay không (California

Integrated Waste Management Board 2005).

E-waste là thiết bị điện tử với phạm vi bao phủ từ các thiết bi gia dụng cỡ lớn nhu

tủ lạnh, điều hòa, máy điện thoại di động, thiết bị âm than hcas nhân, sản phẩm điện tử

tiêu dùng đến máy tính cá nhân E-waste là loại rác thải độc hại, nó duy trì tố độ tăng

lên nhanh chóng phụ thuộc vào tốc độ mau lỗi thời của các sản phẩm trên E-waste cóthê chứa đựng tới hơn 1000 hoạt chất khác nhau, rất nhiều trong số đó là các chất độc

23

Trang 29

hại có thé gây ô nhiễm nghiêm trọng khi hủy bỏ Những hoạt chat độc hai này có thé là

chì, cadmium, thủy ngân, nhựa dẻo (Gaulon, Rozema & Klomp 2005).

E-waste là mọi loại thiết bị điện tử không còn khả năng đáp ứng nhu cầu sử dụnghoặc bị vỡ, hỏng Một số dạng E-waste điển hình như: máy tính cá nhân, thiết bị điện

tử giải trí, điện thoại di động và các thiết bị khác bị thải bỏ bởi người sử dụng đầu tiên

(nguyên gốc) Hiện vẫn chưa có cách định nghĩa được chấp thuận hoàn toàn về

e-waste, nhưng nhìn chung trong phần lớn các trường hợp E-waste được xác định lànhững sản phẩm dat đỏ, độ bền tương đối cao được sử dụng dé xử lý dữ liệu, làm thiết

bị viễn thông hoặc giải trí trong các gia đình hoặc doanh nghiệp (Từ điển trực tuyến

Wikipedia 2006).

Theo định nghĩa của Mang lưới hành động công ước Basel (www.ban.org), e-waste

bao gồm một khối lượng lớn các thiết bị điện tử từ thiết bị điện gia dụng như tủ lạnh,

điều hòa, máy điện thoại cố định, hệ thống 4 âm thành và các thiết bị tiêu hao điện năng

cho tới các máy tính cá nhân bị thải bỏ bởi người sử dụng.

Các nỗ lực làm rõ nội hàm của khái niệm E-waste cho thấy cách giải thích có xuhướng đi từ cách tiếp cận khái quát đến cụ thé, từ chưa rõ ràng đến rõ ràng hơn, từ việc

chỉ ra một số đặc trưng của loại hình rác thải này đến việc chỉ tiết hóa tên gọi của một

số thiết bị cụ thé bị thai bỏ E-waste ở một số quy định hay một số quốc gia chỉ được

quan niệm là rác thải điện tử, trong khi phần lớn các quốc gia phát triển, các tổ chức

quôc tế quan niệm đây là e-waste Các định nghĩa nêu trên dù đã được thừa nhận sự tôn tại trong danh mục từ vựng cũng như thể hiện ý nghĩa trong đời sống thực, nhưng chưa hoàn toàn đạt được sự đông thuận chung của giới nghiên cứu.

Về bản chất E-waste mang những đặc tính lý học và hóa học tương đối khác so với

rác thải đô thị hay rác thải công nghiệp Đặc biệt e-waste không chi don thuần là

những chat liệu có thé gây độc hại cho đời sống của con người nói riêng, của trái đất nói chung mà còn chứa đựng những kim loại quý hiểm, có giá trị nhất định đối với sự phát triển xã hội Vì vậy e-waste đòi hỏi phải được xử lý và tái chế theo phương thức

đặc thù dé giảm bớt các tác động bat lợi đến môi trường và sức khỏe con người, tận thu được những kim loại quý và kim loại thông thường.

Phần lớn các định nghĩa đề cập đến khía cạnh thiết bị cần được loại bỏ, và chỉ đưa

ra mô tả chung chung hoặc mang tính biểu thị đối với nội dung thứ 2, có lẽ bởi tính chat thay đồi, biến đổi liên tục của loại hình chat thải này qua thời gian.

Ngoại trừ van đề chi phí cao cho nhân công lao động, hệ thống luật pháp về môi

trường hà khắc thì đây là lĩnh vực được sự tham gia tích cực của các quốc gia Châu Á,

đặc biệt là hai nước Trung Quốc va An độ với các phương pháp xử lý lỗi thời, không

phù hợp dé bảo vệ được người lao động Đến nay loại bỏ e-waste đã trở thành sự kiệnthu hút sự quan tâm của các nhà chính khách, cac tổ chức phi chính phủ như

Greenpeace (www.greenpeace.org), Basel Action Network (www.an.org), Silicon

Valley Toxics Coalition (www.svtc.org) và cộng đồng nghiên cứu

Trong các nghiên cứu cũng như quy định pháp luật của VN cho thấy rác thải điện

tử chưa được đặt ra như một khái niệm cần làm rõ nội hàm Bởi chưa được phân lập,

tách biệt ra khỏi những loại hình rác thải nói chung (rác thải đô thị, rác thải công

nghiệp, ) do đó E-waste tại VN hiện nay có thé được xem là dạng chất thải nguy hại

Đánh giá này dựa trên sự so sánh các đặc trưng của chất thải nguy hại và các đặc điểm

24

Trang 30

của E-waste theo các quy định trên thế giới Hiện nay ở VN có hai văn bản pháp luật

nêu định nghĩa về chat thải nguy hại:

- Quy chế quản lý chất thải nguy hai được ban hành Quyết định số TTg ngày 16/07/1999 của Thủ tướng Chính phủ, theo đó khái niệm chất thải nguy hại

155/1999/QD-đã được nêu tại Khoản 2, Điều 3 như sau: “Chat thải nguy hại là chat thai có chứa các

chất hoặc hợp chất có một trong các đặc tính gây nguy hại trực tiếp (dễ cháy, dễ nổ,

làm ngộ độc, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm và các đặc tính gây nguy hại khác) hoặc tương

tác với các chất khác gây nguy hại tới môi trường và sức khoẻ con người”

- Theo Luật BVMT số 52/2005/QH11 của Quốc hội nước CHXHCN VN: “Chat thải

nguy hại là chất thải chứa yêu t6 độc hại, phúng xa, dễ cháy, dé nổ, dé ăn mòn, dé lây

nhiễm, gây ngộ độc hoặc đặc tính nguy hại khác”

Tuy có sự khác nhau về từ ngữ nhưng cả hai định nghĩa đều có nội dung tương tự

nhau, giống với định nghĩa của các nước và các tô chức trên thế giới, đó là nêu lên đặc

tính gây huy hại cho môi trường và sức khỏe cộng đồng của chất thải nguy hại LuậtBVMT ban hành sau này nêu định nghĩa ngắn gon hơn, rõ ràng hơn và gan như là sự

khái quát của định nghĩa trong Quy chế quản lý chất thải nguy hại Theo định nghĩa, là

một dạng của chất thải nguy hại với các đặc tính lý hoá hoặc sinh học, E-waste đòi hỏi

phải có một quy trình đặc biệt dé xử lý hoặc chôn lắp nhằm tránh những rủi ro đối với

sức khoẻ con người và những ảnh hưởng bắt lợi đối với môi trường Đến nay, tại VNrác thải điện tử được chính thức nhắc đến trong Danh mục chất thải nguy hại ban hànhtheo Quyết định số: 23/2006/QĐ-BTNMT của Bộ Tài nguyên Môi trường

Các đặc điểm lý hóa của e-waste

E-waste chứa đựng những hợp chất, kim loại độc hại có thé gây nguy hiểm cho

con người và môi trường sông Hơn 1000 chất có trong E-waste bao gôm dung môi

clo, hợp chất chồng cháy gốc brom, nhựa PVC, kim loại nặng, chất dẻo và khí ga

được sử dung đề chế tạo sản phâm điện tử và các bộ phận của chúng như chip bán dẫn,

bảng mạch va 6 đĩa Màn hình CRT và màn hình TV chứa từ 1,8 — 3,6kg chì, khi

chúng được phá vỡ vá chôn xuống đất, những hóa chất độc hại sẽ ngắm vào mạch nước ngầm Mặc dù các màn hình LCD hiện nay đã chiếm ưu thế trong thị trường thay thé cho dòng CRT nhưng con người vẫn phải tiếp tục đối diện với các van dé ô nhiễm

thủy ngân do các màn hình LCD đều sử dụng đèn thủy ngân Chỉ với vài milligram

thủy ngân sử dụng trong mỗi màn hình LCD cũng đủ gây các tác động nguy hại (với | gram thủy ngân trong không khí kết tủa hàng năm tại mặt hồ rộng 20 mẫu đủ làm ô

nhiễm nguồn nước ở mức cá ở đó không thể sử dụng dé làm lương thực) Dù con

nhiều tranh luận về giả định “40% kim loại nang bao gồm chi, thuy ngan, cadmium

ae tim thay ở các khu chôn lấp có nguồn gốc từ việc hủy bỏ các thiết bị điện và điện

” thì đây vẫn được xem là một van đề đáng lo ngại trong giai đoạn hậu công nghiệp.

Đối với các máy tính cá nhân được chế tạo vào khoảng những năm 1990, tính trungbình mỗi chiếc chứa từ 0,25 — 1 gram vàng, bạch kim và bạc (Biddle 2000, p 22).Trong năm 1996 có tới 55% linh kiện của mỗi một PC không được tái chế, đồng nghĩavới việc lãng phí 34$ cho một sản phẩm (Microelectronics and Computer Technology

Corporation 1996 cited in Biddle 2000, p.26) Do suc ép vé nguyên liệu hiện này, các

nhà máy sản xuất có xu hướng sử dụng nhựa thay thế cho một số phụ kiện bằng kim

loại, điều này càng làm trầm trọng các tác động độc hại và gây khó khăn cho việc tái

chế Cho đến năm 2000 những chiếc PC đã giảm tới 90% các nguyên liệu quý vốn được sử dụng vào thời điểm năm 1996 (Biddle 2000, p 22) Về tác động sinh lý và

25

Trang 31

ảnh hưởng về sức khỏe do nồng độ các chất ô nhiễm độc hại của e-waste đối với conngười và động vật, kết quả Dự án phát triển danh mục e-waste, pha I về nghiên cứu vàphát triển nổi dung — tổng quan tình hình nghiên cứu được thực hiện bởi Nhóm The

Natural Edge cho thấy:

Khả năng gây roi loạn hệ thống nội tiết bao gồm estrogen, androgen, nội tiết tố

tuyến giáp, hệ thống corticosteroid (loại học môn do vỏ thượng thận tông hợp) vàretinoid, ức chế khả năng tiếp nhận nội tiết tố androgen, và khả năng bắt chước

estrogen tự nhiên dẫn đến sự phát triển giới tính lệch lạc ở một số loài.

Gây tồn hại đến hệ sinh sản của con người, bao gồm hạn chế sự phát triển của tỉnh

hoàn, giảm khả năng sản xuât và chat lượng tinh dich, gây di dang tinh trùng, kha năng đậu trứng thâp, và tỉ lệ sinh giảm sút.

Gây ton hai DNA trong tế bào bạch huyết, gây độc tính đối với thai nhi, chậm phát

triên, não phat triên bat thường, suy giảm trí tuệ và tác động lâu dài đên trí nhớ,

khả năng hoc tập và hành vi.

Gây tôn hại đến hệ thần kinh trung ương, hệ thống tuần hoàn máu, bao gồm suy

giảm CNS và nhiễm độc thân kinh, suy giảm hệ miễn dịch như ngăn can các enzim

tê bào máu quan trong.

Gây ton thương đến não bộ như sưng não; ton thương gan như hoại tử gan; anh

hưởng đến thận như nhiễm độc thận; tôn hại đến tuyến giáp, tuyến tụy, hạch bach huyết, lá lách, và xương như nhiễm độc xương.

Làm tăng huyết áp (áp suất trong mau cao); ton hai dén tim mach va gay ra bénh

tim, di ứng đường hô hap.

Gây nôn mửa, đau đầu, chóng mặt và buồn nôn

Liên quan đến các nguyên nhân gây viêm da, tôn thương da; gay ung thư thông qua

việc phát triển các khôi u, gây ung thư phổi, thiếu máu, CBD (Chronic Beryllium

Disease - căn bệnh hiện nay vân chưa có cách cứu chữa, nếu bệnh trở nên tram

trọng thi người bệnh có nguy co tử vong cao), và tử vong.

Những biểu hiện bệnh tật do tác động của các chất độc hại trong e-waste dén thuc

tế sức khỏe của con người là bởi các vật liệu chê tạo thiết bị điện và điện tử chứa

những hợp chất, kim loại nếu tách rời, và chỉ với một hàm lượng nhỏ cũng có khả

năng gây độc tính cao Một số hợp chất và kim loại nặng có trong các sản phẩm, thiết

bị điện và điện tử hiện nay gây độc hại đối với sức khỏe và môi trường sống của con

người gồm:

Chi: Phơi nhiễm chì có thé dẫn đến các rối loạn nhận thức ở trẻ em, làm hủy hoại

hệ thần kinh, tuần hoàn và hệ sinh sản ở người lớn Theo nghiên cứu của cácchuyên gia Co quan BVMT Hoa Ky (EPA), cực ca-tốt (CRT) trong các monitor

đời cũ có chứa xấp xỉ 10.000 tấn chì

Thủy ngân: dùng trong các thiết bị chiếu sáng và màn hình phẳng có nguy cơ hủyhoại não bộ và hệ thần kinh trung ương, đặc biệt trong giai đoạn phát triển sớm ở

trẻ Thủy ngân là chất độc dù là với liều lượng thấp, có thé xâm nhậm vào cơ thé

trẻ em thong qua đường sữa mẹ Trong báo cáo 2000 trang của Viện Khoa học quốc gia Hoa Kỳ cho biết có hơn 60.000 trẻ em được sinh ra hàng năm bị hạn chế

sự phát triển của hệ thần kinh do bị nhiễm hợp chất của thủy ngân từ trong bào thai.

26

Trang 32

- Cadmium: sử dụng trong pin sạc máy tính, các công tắc, các CRT đời cũ, có thé

tích tụ trong môi trường, với hàm lượng độc tính cao sẽ gây ảnh hưởng đến thận và

hệ xương Cadmium được biết đến là chat gây bệnh ung thư, khi tích lũy trong cơ

thé người có thể trở thành tác nhân phá hủy chức năng của thận

- Hop chất crôm hóa trị sáu: sử dụng trong các sản phẩm đồ gia dụng bằng kim

loại, là những chât sinh ung thư, cực kỳ độc hại với con người.

- _ Nhựa: (bao gồm cả PVC- một dạng nhựa khử clo) có thé lên tới 6.25 kg cho mỗi

chiếc máy tính Nhựa được sử dụng trong chế tao bảng mach in, trong các thiết bịkết nôi, vỏ nhựa và dây cáp Dioxin và furan được giải phóng trong quá trình sản

xuất và đốt hủy PVC Những hóa chất này cực bền trong môi trường và rất độc dù

với lượng tập trung thấp Các phụ liệu hóa chất nguy hại (như phthalate) có thé khichôn lấp các sản phẩm điện tử được chôn lap, nếu đốt cháy PVC có thé sinh ra

dioxin (nhóm hóa chất tông hợp đã được kiêm chứng có thé gây tốn hại cho hệ

thong miễn dich va hệ sinh sản) Cục BVMT của Hoa Ky ước tính ham lượng chấtđộc dioxin trong môi trường hiện nay đã gần tới mức có thể quan sát được những

hệ quả về sức khỏe ở cả con người và động vật

- _ Một số chất chống cháy có gốc brôm (BFRs): được sử dụng trong các bảng mạch

và các vỏ nhựa của đồ điện - điện tử, có kết cấu bền, rất khó phá vỡ, sẽ tích tụ lại trong môi trường Phơi nhiễm lâu dai với độc chất này có thê dẫn đến chức năng

học hỏi, nhận thức và ghi nhớ kém Chất chong cháy gốc brom có thé ảnh hưởng

nghiêm trọng đến hệ sinh sản, đến sự phát triển bình thường của con người Các nghiên cứu gân đây về bụi trên máy tính tại công xưởng và các hộ gia đình đã phát hiện ra chất chống cháy dạng này có trong hầu hết các mẫu xét nghiệm Một loại

hoạt chất của BRFs được tìm thấy trong sữa của phụ nữ tại Thụy Điển và Hoa Kỳ Việc thiêu hủy nhựa có chứa BFRs sẽ sinh ra các hoạt chat dioxin có gốc brom và

furan.

Hợp chat hữu co bền vững (POPs) có khả năng tôn tại lâu trong môi trường, có khả

năng tích lũy sinh học cao thông qua chuỗi thức ăn dẫn đến các hậu quả nghiêm trọng

về sự phát triển của giới tự nhiên, loài người và chất lượng môi trường sống PCBs thuộc trong nhóm 21 chất hữu cơ khó phân hủy (POPs) quy định trong Công ước Stockholm yêu cầu phải quản lý an toàn, tiêu hủy an toàn, nghiêm cắm các hoạt động

kinh doanh có thể dẫn đến việc tái chế hoặc tái sử dụng POPs Polychlorinated

biphenyls (PCBs) là một nhóm các hợp chất nhân tạo được sử dụng rộng rãi trước đây,

chủ yếu trong các thiết bị điện nhưng đã bi cam vào cuối những năm 1970 ở nhiều nước bởi những nguy cơ gây hại cho môi trường và sức khỏe Tuy nhiên, PCBs là

những hợp chất rất bền vững, hiện nay chúng vân còn tồn tại trong môi trường Đến

nay Cục BVMT Hoa Kỳ cho rang những bằng chứng rõ ràng trong các nghiên cứu trên

con người là không hợp lý dé xác định PCBs có thé gây ra bệnh ung thư, tuy nhiên các

nghiên cứu trên động vật cho thay sự hình thành của các congener có hoạt động tương

tự dioxin va thúc đây sự phá triển của các khối u thông qua các hình thức khác nhau,

hệ quả của PCBs đối với sức khỏe rõ ràng là lâu dài Công bố của Tạp chí The

Greenfact của WHO về tác động của PCBs đã chỉ ra PCBs có khả năng phá huỷ phối,

dạ dày và tuyến tuy Phơi nhiễm với liều lượng thấp PCBs trong một thời gian ngăn cóthé gây trở ngại cho chức nang của gan va tuyến giáp, còn trong thời gian dài có thé

dẫn đến ung thư gan Quá trình tích lũy sinh học và khuếch tán sinh học có thể làm đọng lại trong các động vat ăn thịt dưới nước, đặc biệt là động vật có vú, cũng như các

loài chim biển, và sau cùng là con người (qua quá trình tiêu thụ các loại động vật)

27

Trang 33

Tại VN, waste là được quy định trong Danh mục các chất thải nguy hại bởi waste, hay các phế liệu từ sản phẩm điện và điện tử có nguy cơ cao đối với sức khỏe

e-con người, khi ong tac với các điều kiện trong môi trường chúng biểu hiện một hoặc

một số tính chất sau”

- Dé nồ (N): Các chất thải ở thể rắn hoặc lỏng mà bản thân chúng có thé no do kết

quả của phản ứng hoá học tiếp xúc với ngọn lứa, bị va đập hoặc ma sát), tạo ra các

loại khí ở nhiệt độ, áp suất và tốc độ gây thiệt hại cho môi trường xung quanh.

- Dễ cháy (C): Bao gồm:

+ Chất thải lỏng dễ cháy: là các chất lỏng, hỗn hợp chất lỏng hoặc chất lỏng chứa

chat ran hoà tan hoặc lơ lửng có nhiệt độ chớp cháy không quá 550C.

+ Chat thải rắn dễ cháy: là các chất rắn có khả năng sẵn sàng bốc cháy hoặc phát lửa

do bị ma sát trong các điều kiện vận chuyển.

+ Chất thải có khả năng tự bốc cháy: là chất rắn hoặc lỏng có thể tự nóng lên trong điều kiện vận chuyển bình thường, hoặc tự nóng lên do tiếp xúc với không khi và có

kha năng bắt lửa.

- An mòn (AM): Các chat thải, thông qua phan ứng hoá học, sẽ gây ton thương nghiêm

trọng các mô sống khi tiếp xúc, hoặc trong trường hợp rò rỉ sẽ phá huỷ các loại vật liệu, hàng hoá và phương tiện vận chuyển Ti hông thường đó là các chất hoặc hỗn hợp

các chất có tinh axit mạnh (pH nhỏ hơn hoặc băng 2), hoặc kiềm mạnh (pH lớn hơn hoặc bang 12,5).

- Oxi hoá (OH): Các chat thai có kha năng nhanh chóng thực hiện phản ứng oxy hoá

toả nhiệt mạnh khi tiếp xúc với các chất khác, có thể gây ra hoặc góp phần đốt cháy các chất đó.

- Gây nhiễm trùng (NT): Các chất thải chứa các vi sinh vật hoặc độc tổ được cho là

gây bệnh cho con người và động vật.

- Có độc tính (Đ): Bao gom:

+ Độc tính cấp: Các chất thải có thể gây tử vong, tổn thương nghiêm trọng hoặc có

hại cho sức khoẻ qua đường ăn uống, hô hap hoặc qua đa.

+ Độc tính từ từ hoặc mãn tính: Các chất thải có thể gây ra các ảnh hưởng từ từ hoặc

man tính, kê cả gây ung thư, do ăn phải, hít thở phải hoặc ngâm qua da.

- Có độc tinh sinh thái (DS): Các chất thải có thể gây ra các tác hại ngay lập tức hoặc

từ từ đổi với môi trường, thông qua tích luỹ sinh học và/ hoặc tác hại đên các hệ sinh

vat.

Phân tích trên cho thay các tác động của e-waste bởi các độc tính trong các hoạtchat, vật liệu cau thành sản phẩm điện và điện tử đối với sức khỏe con người hiện nayvẫn còn nhiều nghỉ ngại, dù răng các kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng bản chất của

nguyên liệu đó đã đủ dé gây hại cho sự tồn tại và phát triển giống ndi con người nói riêng và thế giới sinh vật nói chung.

Nguôn gốc của e-waste và sự gia tang e-waste

*Š Các tính chất của chất thai nguy hại được quy định trong Danh mục chất thải nguy hại ban hành theo Quyết định số:

23/2006/OD-BTNMT của Bộ Tài nguyên Môi trường

28

Trang 34

Căn cứ vào chủ thê phát sinh e-waste, có thể phân loại nguồn gốc e-waste thành ba

dạng chính sau:

- Hộ gia đình, cửa hàng, doanh nghiệp nhỏ có xu hướng sử dụng và giữ lại máy tính vá

các thiết bị điện và điện tử khác trong thời gian dài Trong những năm trở lại đây và

chủ yếu ở các thành phố lớn do tiễn bộ của các thành tựu KH&CN mà các sản phẩm

này đã và đang dần bị thải hồi, những sản phẩm mới xuất hiện khiến những thiết bị cũtrở nên lỗi thời Thêm vào đó bản tính con người lại luôn muốn có những thiết bị vớitính năng vượt trội hoặc cần nâng cấp phần cứng để có thể sử dụng được những phầnmềm mới Do vậy các thiết, bị ở cấp độ gia đình, doanh nghiệp nhỏ đang tiến đến giai

đoạn thay thế ngày càng ngắn hơn.

- Các công ty, hiệp hội và chính phủ

Các cơ quan của chính phủ, các tập đoàn, các công ty, các hiệp hội và các thé chế tài

chính khác là những tổ chức góp phan sinh ra khối lượng e-waste không lồ Sự thay thế các thiết bị điện và điện tử ở các cơ quan nhà nước, hiệp hội thường thấp hơn tốc

độ thay thế ở các thiết chế còn lại Đó là bởi các công ty, các tập đoàn phải luôn phải chịu sức ép cạnh tranh, giành thị phần, họ phải thường xuyên đổi mới công nghệ, thay thế chúng chỉ trong vòng từ 2-3 năm.

- Nhập khẩu từ các quốc gia, khu vực khác: Bên cạnh e-waste có nguồn sốc do các sản

pham điện và điện tử bị thai bỏ trong nước, con là sự xuất hiện và ngày càng tăng cao

sô lượng e-waste được nhập khẩu từ các quốc gia khác Đặc biệt ở các nước đang phát

triển và quốc gia Ở thế giới thứ 3, khi tiềm lực tài chính còn nhiều hạn chế, nhu cầu về thông tin và đôi mới công nghệ phục vụ đời sống tăng cao, khi chi phí tái chế và tái sử dụng e-waste tại các quốc gia phát triển cao hơn so với việc xuất khẩu sang các quốc gia khác, thì bằng con đường như “hỗ trợ”, “tài trợ”, hoặc những hình thức thiếu minh

bạch khác e-waste được nhập khẩu vào như các sản phẩm secondhand dé được tiếp tục

sử dụng.

Căn cứ vào lý do của việc thải bỏ các thiết bị điện và điện tử, e-waste có thé được xuất phát từ những nguồn gốc sau:

- _ Phế thải của lưu hành và tiêu dùng

- San phâm lỗi kĩ thuật

- Hang giả mao

- San pham đã quá thời gian sử dung

- Chat ban là kết quả của các chương trình hành động (ví dụ: chất cặn/chất dư thừa

từ hoạt động làm sạch, đóng gói nguyên liệu, chuyên chở )

- Hóa chất hoặc vật chat ban sinh ra trong quá trình sản xuất xuất

- Cc chất hoặc sản phẩm sinh ra từ hoạt động y tế đối với nhiễm ban đất đai

- Các sản phẩm bị mat chức năng ban đầu

- _ Các hoạt chất không thỏa mãn được nhu cầu sử dụng

- _ Phế thải sinh ra từ quá trình làm giảm ô nhiễm

- _ Phế thải sinh ra từ quá trình lắp ráp và hoàn thiện

- Phé thải sinh ra từ quá trình xử lý nguyên liệu thô

29

Trang 35

Xác định nguồn gốc phát thải e-waste dù theo phương thức chủ thê phát thải hay

cách thức tạo ra e-waste thì có một thực tế không thể phủ nhận là với mỗi nguồn goc khối lượng e-waste được xác định ngày càng tăng cao cùng với các hoạt động kinh tế, chính tri, xã hội của con người.

Bang 2 Khối lượng e-waste và ước tính vòng đời sử dụng”

STT Sản phẩm Khối lượng | Ước tính vòng

9 May quay video/ Dau dia DVD ° 5 5

10 | Điều hòa nhiệt độ ° 55 12

II | May rửa bat © 50 10

giới sẽ đón nhận một khối lượng rác thải điện tử không lồ Bên cạnh đó các thành tựu

về KH&CN sẽ thúc đây các sáng kiến trong sản xuất và tiêu dùng, điều này càng góp phần khiến vòng quay thải bỏ sản phâm điện và điện tử ngày càng ngăn dần Theo Chương trình môi trường của Liên hợp quốc (UNEP), vòng đời của một chiếc máy

tính đã giảm từ 6 năm xuống còn 2 năm; còn vòng đời của một chiếc DTDD là dưới 2năm Do vậy một thực tế không thể phủ nhận so lượng e-waste giữ xu hướng tăng

nhanh với tốc độ tăng cũng gấp nhiều lần so với trước đây.

6G Gaidajis*, K Angelakoglou and D Aktsoglou, E-waste: Environmental Problems and Current Management, Journal of

Engineering Science and Technology Review 3 (1) (2010) 193-199

30

Trang 36

1.4 Vai trò của nhà nước, doanh nghiệp và cộng đồng trong xử lý XĐMT

1.4.1 Vai trò của nhà nước trong xử lý XDMT

Xã hội loài người tổ chức nên nhà nước chính bởi cần có cơ chế dé bảo vệ và thựchiện các quyên tự nhiên và thiết yếu của con người Thông qua các luật lệ, và các biệnpháp giám sát thực hiện, nhà nước thực hiện vai trò dam bảo những nhu cầu cơ bảnnhất của sự sinh tôn và lẽ sống của con người nên được nhân dân thể hiện thành pháp

luật can pan của loài người va sau mới là các pháp luật thứ phát do nhà nước sáng tạo nên

Nhà nước bên cạnh khả năng đảm bảo sự hiện diện về quyền lực của lực lượng

chiếm ưu thế trong xã hội, còn là vai trò duy trì các quyền lợi hợp lý của các thành

viên, các nhóm trong xã hội, cung cấp dịch vụ công, thu hẹp, xóa bỏ khoảng cách chênh lệch thu nhập, đảm bảo an ninh, an sinh và phúc lợi xã hội BVMT và phát triển

bền vững là yêu cầu thiết thân của các quốc gia trong quá trình phát triển, đòi hỏi val

trò nhà nước được thé hiện quá các hệ thống chính sách ràng buộc hành vi cá nhân, tôchức trong xã hội vào mục tiêu này Như vậy, xử lý XDMT có thé được nhìn nhận với

tư cách là một hoạt động quản lý của nhà nước thúc đây những can thiệp chính sách

giải quyết xung đột giữa các bên liên quan trong vấn đề môi trường.

Tuy nhiên nhà nước trong quá trình thực hiện vai trò này của mình cũng có những

giới hạn mang tính phổ quát: mâu thuẫn giữa mong muốn giải quyết mục tiêu tăng

trưởng, quản lý môi trường toàn diện với năng lực điều hành, hạn chế của con người

cụ thể; ra quyết định theo đa số trong hệ thống quản lý nhà nước thiếu dân chủ, cơ chế

thanh lọc có xu hướng đây người giỏi ra khỏi bộ máy quản lý nhà nước và giữ lạinhững nhân tố “an phan”

1.4.2 Vai trò của doanh nghiệp trong xử lý XDMT

Động lực của thị trường là tối đa hóa lợi nhuận, ở đó mục tiêu về lợi nhuận là mụctiêu thiết thân của mỗi cá nhân, tổ chức nhằm thỏa mãn các nhu cầu vật chất va tinhthần của minh từ thấp đến cao Trong hệ thống này, “mỗi người đều tự làm lợi chomình” tạo nên tác động tổng hợp là cả xã hội cùng có lợi Thiết chế thị trường tạo rahiệu ứng lan tỏa trong điều kiện môi trường cạnh tranh lành mạnh sẽ thanh lọc cácdoanh nghiệp có kha năng học tập, đổi mới, thích ứng với bối cảnh cụ thê của nền kinh

tế Tuy nhiên “mặt trái của thị trường” cũng được nhắc tới như một khiếm khuyết bam

sinh, như mâu thuẫn giữa hiệu qua kinh tế và hiệu quả về sự công bang, tính ngắn han

của các quan hệ giao dịch mua bán tạo nên những hạn chế tong việc tham gia điều

chỉnh quyền lợi của các thé hệ tương lai Do vậy có thé do quá đề cao lợi ích kinh tế

mà khả năng tham gia xử lý XDMT của doanh nghiệp là hạn chế.

Khi doanh nghiệp luôn đặt lợi ích kinh tế lên hàng đầu mà thiếu trách nhiệm xã hộithì nghịch lý “người đi ké xe” sẽ xuất hiện Bản chất của hiện tượng này là doanhnghiệp lợi dụng các dich vụ, lợi ích do người khác phải trả chi phí dé tư lợi cho mình,qua đó tạo nên sự bắt bình đăng trong xã hội (trách nhiệm BVMT khỏi ô nhiễm có thể

là một ví dụ cho thấy nhu cầu khai thác tài nguyên của doanh nghiệp trong sản xuấtgay ô nhiễm nhưng không muốn trả chi phi dé đền bù thiệt hại môi trường) Vậy tráchnhiệm xã hội của doanh nghiệp được coi là nền tảng cho các giải pháp phát huy vai trò

của doanh nghiệp trong BVMT.

27 «Thân linh pháp quyên ”, Nguyễn Sĩ Dũng, Tia Sáng, Xuân Quý Mùi, 2003

31

Trang 37

1.4.3 Vai trò của cộng đồng trong xử lý XĐMT

Cộng đồng được nhìn nhận như một tập thé gồm các thành viên cùng chung các

giá tri sông, cùng thiết lập các chuân mực xã hội giữa các cá nhân trong đó, tuân thủ và

chia sẻ các nguyên tắc đó là cơ sở cho sự tồn tại của cộng đồng Cộng đồng phát triển cùng với những tiến bộ xã hội, và tồn tại với các hình thức ngày một đa dạng hơn trong sự phức hợp của các mối quan hệ xã hội.

Cộng đồng bao gồm các quy tắc rang buộc quan hệ con người mang tính phichính thức như các giá trị, chuan mực, cung cách ứng xử của con người trong tập thé

(nội bộ cộng đồng), giữa các cộng đồng với nhau Trong mỗi cộng đồng các cá nhan

luôn có xu hướng hoàn thiện bản thân đề tạo dựng vị thế, uy tín xã hội Những cé gắng

này giúp xã hội trở nên hiệu quả, cá nhân có động lực gan kết trách nhiệm, giúp tạo lập

cân bang quyền lợi tập thể Nếu mệnh lệnh của quản lý nhà nước là loại mệnh lệnh cứng trong thì mệnh lệnh của cộng đồng là mệnh lệnh được hình thành và thực hiện trong khuôn khổ mềm dẻo của quá trình thương lượng Cộng đồng vận hành dựa trên nên tảng trách nhiệm và uy tín cá nhân trước cộng đồng thông qua hoạt động thông tin,

đàm phán, thỏa thuận để xây dựng được sự tin cậy và ràng buộc giữa các thành viên,

qua đó hình thành và duy trì các trật tự, sự én định của cộng đồng đó Thêm vào đó,khả năng liên kết hành động của con người người hiện tại với kết quả tương lai trunghạn, hoặc dài hạn là một khả năng đặc biệt của cộng đồng giÚp các giá trị quan trọng

của công jđồng được tích lũy và chuyền tiếp qua thời gian Điều này giúp đảm bảo cho

việc giải quyết XĐMT mang tính bền vững.

Tiếp cận cộng đồng trong giải quyết XĐMT là quá trình hài hòa hóa mối quan

hệ giữa cá nhân và cộng đồng, giữa một nhóm đơn lẻ và toàn bộ cộng đồng trong quá

trình xử lý xung đột thông qua các quy tắc, chuẩn mực, giá trị về quyên tiếp cận, sở

hữu và phân phối tài nguyên được cộng đồng công khai thừa nhận và tự nguyện thực hiện.

Đôi khi do thiếu giám sát minh bạch, không có thông tin đầy đủ về cử xử của nhóm

khác, không có cơ chế trọng tài phù hợp trong đóng góp công ích, hay những tác động

của tâm lý, tư tưởng đạo đức, danh dự, uy tín được dùng dé ràng buộc con người có

thể tạo nên mguy cơ buôn lỏng trách nhiệm, sự thiếu tách bạch về quyền lợi, hiện

tượng cào bằng, sùng bái cá nhân, đóng cửa thông tin Điều này có thé dẫn đến những hạn chế trong khả năng giải quyết XDMT của cộng đồng.

Tiếp cận từ góc độ kinh tế, Hilton Root” đã nêu ra “ba cơ cấu chuẩn tắc của sự

trao đôi kinh tế” là cộng đồng, tôn tỉ trật tự và thị trường:

- _ Nguyên tắc của quan hệ cộng đồng dựa trên trách nhiệm đối với cộng đồng và uy

tín cá nhân.

- _ Tôn tỉ trật tự dựa trên kế hoạch, mệnh lệnh, phát triển mạnh trong những tổ chức

quản lý theo chiêu dọc, trong những xã hội thay thê giao dịch tài chính băng dịch

vụ (biêu hiện cho quản lý nhà nước).

- Thi trường định đoạt bởi thương lượng giữa người mua và người bán, tính toán dựa

trên thông tin tông hợp của giá cả.

Ba cơ cấu này tạo thành ba trục (vật chất, phúc lợi và đạo đức) của một không gian

ba chiêu mà ở môi thời điêm các cộng đông, các quôc gia lại lựa chon cho mình một

28 Chuyên gia trong lĩnh vực kinh tế, chính trị và phát triển tại Trường Chính sách Công, Đại học Geoge Mason

32

Trang 38

ưu tiên Sự phối hợp hài hòa giữa vai trò của nhà nước, cộng đồng và thị trường (màđại diện là các doanh nghiệp) ở mỗi thời điểm được dẫn dắt bởi các thiết chế mang

tính chủ đạo Khi trở thành chủ đạo, mỗi thiết chế có thế mạnh riêng: nhà nước hướng tới ôn định bằng quy phạm pháp luật, thị trường hướng tới sự phát triển thông qua

cạnh tranh, cộng đồng hướng đến sự công bằng, bình đẳng, dân chủ thông qua đấu

tranh và hành xử có trách nhiệm.

1.4.4 Cơ chế liên kết trách nhiệm giữa nhà nước, doanh nghiệp và cộng đồng

trong xử lý xung đột môi trường

Vai trò của mỗi thiết chế nhà nước, thị trường và cộng đồng trong mỗi quá trình phát triển được lựa chọn thay thế, b6 sung, hoặc biến đổi phù hợp với mục tiêu của xã hội trong mỗi thời kỳ nhất định Khó có một phương án thỏa đáng cho việc phát huy

vai trò đồng đều của cả ba thiết chế trong hoạt động thực tiễn của quản lý xã hội Quá

trình liên tục đổi mới đòi hỏi mỗi thiết chế luôn trong xu thé tự hoàn thiện với nhữngchi phí và nỗ lực xã hội nhất định, ở đó sự liên kết trách nhiệm được hành thành ở cácđiểm cân bang khác nhau Ở mỗi điểm cân bang — nơi mà các hoạt động xã hội được

quản lý tốt nhất — các thiết chế tham gia với mức độ can thiệp khác nhau, với tầm phát huy ảnh hưởng khác nhau, trong đó luôn có một thiết chế vươn lên nắm giữ vai trò chủ

đạo trong các hoạt động xã hội, điều phối tính liên kết của ba trục trách nhiệm của nhà

nước, doanh nghiệp và cộng đồng

Thực tế cho thấy sự gắn bó về trách nhiệm giữa ba thiết chế này là tự thân Thiết

chế cộng đồng ra đời sớm nhất làm nền tảng cho các hoạt động xã hội ban đầu của loàingười, khi nhu cầu quản lý còn ở mức giản đơn Khi những yếu kém của thiết chếcộng đồng bộc lộ (như tâm lý đám đông, sùng bái cá nhân, xử lý nội bộ ) cơ chế thị

trường xuất hiện điều phối các quan hệ quyền lợi kinh tế, vật chất, tạo động lực cho

các cuộc cách mạng công nghiệp trong lịch sử phát triển của loài người Tuy nhiên bàn tay vô hình của thị trường không tạo ra được phúc lợi và công băng xã hội nếu thiếu sự

can thiệp của thiết chế nhà nước nhằm dẫn dắt sự phát triên một cách nhân bản hơn.Tuy nhiên quyền lực của thiết chế nhà nước cần được hạn chế lạm dụng bởi sự giám

sát, phan quyên có trong: thiết chế cộng đồng Ba trục nhà nước, doanh nghiệp, cộng đồng tạo quỹ đạo phát trién cho xã hội loài người bởi cả khuynh hướng thúc đây nhau, cản trở nhau, ràng buộc lẫn nhau trong phạm vi nỗ lực điều tiết của con người nhằm làm chủ tự nhiên, xã hội và tư duy.

Liên kết trách nhiệm giữa nhà nước, doanh nghiệp và cộng đồng là tất yếu cho sự

phát triển lành mạnh nói chung của xã hội, của hoạt động bảo vệ môi trường và phát triển bền vững nói riêng Trong đó, mỗi thiết chế được đòi hỏi xác định và hành động

đúng với vai trò của mình, tránh sự chồng chéo, can thiệp nằm ngoài phạm vi như một

số hiện tượng thực tế trong công tác bảo vệ môi trường gần đây đã cho thấy Theo

Đặng Kim Sơn sự liên kết trách nhiệm giữa các thiết chế sẽ thất bại khi:

- Cac thiết chế không có đủ điều kiện vận hành

o Thiết chế thị trường thất bại khi thị trường vận hành không thông

thoáng, chỉ phí giao dịch quá cao, luật chơi không rõ ràng, cạnh tranh không công băng, quan hệ sở hữu không rõ ràng.

o Thiết chế nhà nước thất bại khi hoạt động của các cơ quan nhà nước

không minh bạch, không hiệu quả; cán bộ nhà nước kém năng lực, quyền lực chồng chéo, bộ máy không đại diện cho quyền lực cử tri

33

Trang 39

o Thiết chế cộng đồng thất bại khi các quan hệ diễn ra ngắn han, không

gan bó lâu dài về quyền lợi, thiếu thông tin về hành vi, không có điều

kiện tiếp xúc, giao lưu, thỏa thuận giữa các thành viên, các thành viên

không tìm thấy mối quan tâm chung.

- _ Các thiết chế vượt khỏi kha năng phạm vi hoạt động

o_ Thiết chế thi trường: hoạt động ít lợi nhuận, rủi ro cao, hiệu ứng “tràn ra

ngoài” vê môi trường, phúc lợi xã hội, giao dịch không thông qua thị trường chính tac.

o_ Thiết chế nhà nước: hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận, hoạt động cần phát

huy dân chủ, sáng tạo, độc lập, khách quan, hoạt động cần sự phản ứng

linh hoạt, uyên chuyên, hoạt động theo động lực và sức mah tinh than.

o_ Thiết chế cộng đồng: hoạt động theo quy định cứng nhắc, hoạt động theo

tiêu chuân kỹ thuật, hoạt động có tô chức cao, có giám sát và trọng tài khách quan, giữa các nhóm không có quan hệ chung.

- Hoàn cảnh và kết câu lực lượng xã hội thay đổi quá lớn

Như vậy, mối liên kết giữa các thiết chế không ton tại ở một điểm cé định trên trục

tọa độ xã hội, mà khi các thiết chế đang được sử dụng trở nên lỗi thời và bat lực, thi sự

thay đổi trong nội tại của một thiết chế, cũng như vị trí của mỗi thiết chế trên trục là

điều không tránh khỏi Khi xã hội trở nên trì trệ, các cơ chế khong thé làm tròn được

bồn phận điều chỉnh quan hệ xã hội, con người se tìm cách thay thế hoặc dịch chuyên

giữa các thiết chế để giao nhiệm vụ chính cho một thiết chế mới phfu hợp hơn nhằm

tái lập khả năng quản lý xã hội bàng trạng thái cân bằng thị trường, quyên lực, và

quyên lợi mới Lịch sử cũng đã chứng minh nếu con người tìm cách lấy thiết chế này

dé thay thế hoàn toàn cho thiết chế khác, do thiết chế mới không thé đảm đương được

vai trò thay thế hoàn toàn thiết chế chế cũ, qua đó tạo nên những “khoảng trống” trongquản lý xã hội Như vậy sự ton tai đồng thời của các thiết chế trong quản lý xã hội là

điều khó tránh khỏi, có thiết chế chiếm ưu thé song các thiết chế khác vẫn tiếp tục tồn tại, đồng hành Quản lý xung đột môi trường do vậy đòi hỏi vai trò chủ đạo chuyền đôi

một cách linh hoạt từ thiết chế may sang thiết chế khác, nhưng sự phối hợp và phát

triển đồng thời của ba thiết chế là tất yếu, dù quá trình chuyên đối thường diễn rakhông mây dễ dàng Sự chuyên đổi này xảy ra bởi con người luôn phải tìm kiếm giải

pháp để đương đầu với các vấn đề ô nhiễm môi trường, bảo vệ môi trường, phát trién bền vững trong thực tiễn khách quan, từ đó tạo nên tảng cho xã hội phát triển và tiến hóa không ngừng.

1.5 Trách nhiệm xử lý XĐMT từ lý thuyết quản lý tài sản dùng chung của Elinor

Ostrom

Nhin nhan 6 nhiễm môi trường như một tác động ngoại lai tiêu cực của hoạt động kinh tế, các nhà nghiên cứu kinh tế cho rằng dé giải quyết vấn dé “bi kịch của cái

chung”? phải dựa trên hai phương thức: tư nhân hóa và đánh thuế môi trường Cách

thức thứ nhất là tư hữu hóa cá nhân các nguồn lực chung giúp tăng cường hiệu lực

thực thi quyền sở hữu, có thể tạo ra thị trường hiệu quả cho tài nguyên chung với mức

giá phản ánh đúng giá trị của chúng với người sử dụng Cách thức thứ hai là đánh thuếtrên tài nguyên này, thường được gọi là thuế Pigou do được đề xuất bởi nhà kinh tế

? Năm 1968, nhà sinh vật hoc Garrett Hardin nhận thấy hiện tượng khai thác quá mức tài nguyên chung đang tăng lên trên

toàn cau và đặt tên sự kiện này là "Bi kịch của cai chung" (The Tragedy of the Commons).

34

Trang 40

Pigou Thuế này được đánh trực tiếp vào người gây ra 6 nhiễm, làm tăng chi phí sản

xuất (chi phi tạo ra ảnh hưởng ngoại lai), từ đó làm giảm lượng cung ảnh hưởng nhằm

cân bằng giữa lợi ích cá nhân (doanh nghiệp) và lợi ích chung của xã hội, làm giảm

ton thất của xã hội do 6 nhiễm gây ra.

Biểu đồ 2: Hình mô tả một tốn thất xã hội do ánh hưởng ngoại lai tiêu cực gây ra

Lượng chất Lượng chất thải mà

thải mà xã hội xí nghiệp tạo ra

cho là phủ hợp

Điểm chung của cả hai phương án nay là áp dụng các quy định từ bên ngoài cộng

đồng, thường do chính quyên trung ương tiến hành: hoặc dưới hình thức thuế hay hạn

ngạch, hoặc bằng cách tư nhân hóa Tuy nhiên, thực tế cho thấy trong nhiều trường

hợp, cả hai phương án này đều thất bại” Dé khắc phục hạn chế trong giải quyết các

thất bại của thị trường trong van dé BVMT bao gồm XDMT, giáo su Elinor Ostrom đã

dé xuất giải pháp thứ ba: đó là giữ nguyên tính chất "của chung" của tài nguyên và dé

người sử dụng tự tạo ra hình thức quản ly phù hợp cho mình.

Tài nguyên dùng chung (common-pool resources) là những tài nguyên mà mọi

người đều có cơ hội sử dụng nhưng việc tiêu dùng của người này sẽ làm giảm khả

năng tiêu dùng của người kia Quyền hạn và trách nhiệm giữa các cá nhân liên quan

hoặc khó phân định rõ ràng hoặc nêu phân định được rõ ràng thì sẽ dẫn đến suy giảm

năng suất lao động Từ đặc điểm này của tài nguyên chung, xuất phát từ giả định con

người kinh tế”" Ostrom đã dé ra các phương pháp khác nhau tiễn hành nghiên cứu các

định chế xã hội được hình thành và phát triển một cách tự phát từ các quyết định của các cá nhân như thế nào và những định chế này ảnh hưởng đến lợi ích của từng cá

nhân ra sao.

Trong tác phẩm ‘ ‘Quan ly tài nguyên công cộng: Diễn biến của các định chế dànhcho hành động tập thé”*’ (1990) Elinor Ostrom đã khang định: “Chính những người sử

dụng tài nguyên sẽ định ra cơ chế sử dụng sao cho tài nguyên ấy đem lại lợi ích khả dĩ

chấp nhận được cho mọi người; ngược lại, các quy định quản lý của nhà nước thường

trở nên phản tác dụng do lẽ nhà nước trung ương xa xôi với thực tế địa phương và

cũng chăng còn mấy uy lực ở cơ sở” Lý thuyết mới cho thấy, tài sản công, tài

39 Nhà kinh tế hoc Coase - người dua ra lý thuyết về chi phí giao dich - đã chứng minh rằng thuế Pigou chỉ có hiệu quả trong

điều kiện thị trường hoàn hảo khi không có chỉ phí giao dịch Thực tế, chỉ phi giao dich đối với tài nguyên của chung là dang

kể khiến cho việc đánh thuế Pigou trở nên thiếu hiện thực và có tác dụng sai lệch.

31 Ban chất con người là vị ki, con người tu lợi, do vậy hành vi của con người được điều khiển bởi 3 động cơ: động cơ vật

chất (extrinsic motivation), động cơ bên trong mang tinh xã hội (intrinsic motivation) và động cơ xây dựng hình ảnh cho bản

thân (image concern) Các cá nhân quyết định dựa trên lý tính nhưng là lý tính giới han (bounded rationality) và có hành vi

cơ hội (opportunism), tức luôn lợi dụng lẫn nhau vì lợi ích của mình.

® Governing the commons: The evolution of institutions for collective action

35

Ngày đăng: 10/06/2024, 02:46

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN