1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Quản lý khoa học và công nghệ: Chính sách thúc đẩy ứng dụng công nghệ mô phỏng trong quá trình đào tạo nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phi công trực thăng (Nghiên cứu trường hợp Tổng Công ty Trực thăng Việt Nam)

85 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

đc ois oe oie oe ois a dc 2k

NGUYEN HUU PHU

LUẬN VĂN THAC SĨ

CHUYEN NGÀNH: QUAN LY KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Hà Nội - 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

oi os fe 28 of os dc dc s

NGUYEN HUU PHU

CHÍNH SÁCH THUC DAY UNG DỤNG

CONG NGHE MO PHONG TRONG QUA TRINH DAO TAONHẰM NANG CAO CHAT LƯỢNG NGUÒN NHÂN LUC

PHI CÔNG TRỰC THĂNG (NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢPTỎNG CÔNG TY TRỰC THĂNG VIỆT NAM)

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Quản lý Khoa học và Công nghệ

Mã số: 8340412.01

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Văn Hải

Hà Nội - 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ “Chính sách thúc day ứng dụng côngnghệ mô phỏng trong quá trình đào tạo nhằm nâng cao chất lượng nguồnnhân lực phi công trực thăng (Nghiên cứu trường hop Tổng Công ty Trực

thăng Việt Nam) ” là công trình nghiên cứu của tôi Tôi có tham khảo các tải

liệu và đã trích dẫn, chú thích theo quy định Công trình nghiên cứu trên tôi

cam đoan là không có phương tiện nào công bố cũng như được đăng tải côngkhai trên bất kế phương tiện nào.

Nội dung đề tài nghiên cứu của tôi, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm và

cam đoan về tính xác thực của đê tài.

Hà Nội ngày — tháng năm 2023

HỌC VIÊN

Nguyễn Hữu Phú

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Đề tài nghiên cứu của tôi hoàn thành với sự hướng dẫn, sự tạo điều kiện

giúp đỡ của các quý thay, cô, nhà trường, đơn vị, đồng nghiệp, gia đình, người

thân và bạn bè của tôi.

Thể hiện lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn tới:

- PGS.TS Trần Văn Hải, người thầy luôn luôn tận tình giúp đỡ, không quan

ngại trước các khó khăn về không gian, thời gian trực tiếp hướng dẫn để tôi hoànthành nội dung nghiên cứu đề tài luận văn.

- Thầy PGS.TS Đào Thanh Trường, PGS.TS Nguyễn Mạnh Dũng cùngcác Thầy/Cô thuộc Khoa Khoa học Quản lý, các Phòng chuyên môn thuộcTrường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã tạo điều kiện giúp đỡ và

truyền đạt đến tôi những kiến thức quý giá, ý nghĩa về chuyên ngành Quản lýKhoa học và Công nghệ dé tôi hoàn thành luận văn này.

- Ban Lãnh đạo, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Trực thăng Việt Nam; Lãnhđạo các phòng, ban và đồng nghiệp tại Tổng Công ty Trực thăng Việt Nam; Ban

lãnh đạo các công ty thành viên của Tổng Công ty Trực thăng Việt Nam đã tạođiều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoản thành luận văn;

- Gia đình, người thân và bạn bè đã tin yêu, động viên, khích lệ và giúp đỡ

tôi trong suốt quá trình khóa học để tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu của mình.

Trong quá trình hoàn thiện luận văn, không tránh khỏi những hạn chế vềkiến thức và chuyên môn, tác giả luận văn kính mong nhận được sự góp ý của

các nhà khoa học và các nhà quản lý để luận văn được hoàn thiện.

Xin trân trọng cam on!

Hà Nội, ngày tháng 12 năm 2023Tác giả

Trang 5

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TU VIET TẮTT - -©s+sSk+ESEEEEEEESEEEEEEEEEEEEEEeEkrkrrerkrree V

DANH MỤC HÌNH, BIEU ĐỒ .-:¿-55ccc2vtrtrkttrrrrrtrrrrrrrrrrrrrree vi

MO 6100115 1

1 LY do nghién CỨUou sssssescssesessssesesessesecessssesecsssesessssesessssesessssesessssssesessesesesssseseseeses 1

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu c cccsssssssssssssssssssssessssssseeesssssssesssssssesssssssessssessseess 4

3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiÊn CỨU s << <6 << s98 895955959549 73.1 Mục tiêu nghiÊn CUU - 5 + SE EEEEk+kEkEkekEEeEekerkrkrkrkekekrkrkrkrrrrererkrke 73.2 Nhiệm vụ nghiÊn CỨU ¿- - 6 + ++E+EESEEEEk+kEkEkekekekekerkrkrkrkekrkrkrkrkrrrrererkrke 74 Phạm vi mghién CỨU 5-5-4999 9.0 09.09 5.90899080090980 40 8

5, MAU Khao cố .ÔỎ 8

6 Câu hỏi MGHIEN CUU << %2 << 9 9 9 9.0990 4 8089890909008 4 86.1 Câu hỏi nghiên cứu chủ đạO - - 6< 5+ St +x‡xEv+kEkeEvrkekerrkekekrkekrrrkekrrerkk 8

6.2 Câu hỏi nghiên cứu bổ trỢ - ¿+ ©V+22+++2EEEEEE+++t+tEEEEEESezetrtrrrrrrreerrree 97 Giả thuyết nghiên CUU 2° 22V22sd<©©©EE2222assS©©©222vvasssseeoovvvzrssseree 9

7.1 Giả thuyết nghiên cứu chủ đạo -22++++++222222222E2222errrrrrrrrrrrrrrkk 97.2 Các giả thuyết nghiên cứu D6 trợ c+£+22EEE2222+++22EEEEES2zertrrrrrrrreeerree 9

8 Phương pháp nghiÊn CỨU - << 5 5 5s <9 9 9 9 909 0909080090000 6Ø 98.1 Phương pháp nghiên cứu tài GU 5- 55525 ££v++t+tetetetexererersrerke 9

8.2 Phương pháp phỏng vấn 2-©22EEEE222++22EEEEEEEEEEEEEEE1113221227721122eeee 108.3 Phương pháp điều tra băng bảng hỏi -2222¿£22EEEE222ez2EEEEEEeecerrrre 10

8.4 Các phương pháp nghiên cứu khác - - + + +s++++k+xexe+kexererkekerrekerrk 10

9 Kết cấu của luận Văn s-s°Eved©C2EEvdde©E22radseE2vrassetoovvassetoovrrssee 11CHƯƠNG I1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VE CHÍNH SÁCH THÚC ĐÂY UNG DUNGCÔNG NGHỆ MÔ PHỎNG TRONG QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO PHI CÔNG

03090579 cm 12

1.1 Các khái niệm CO DAMN 5 5< 5< 5< << 09009090909 0088.8860090906 121.1.1 Khái niệm chính sách - - ¿- 2 +2 E5 1 E2 S3 1E E3 E3 E3 E3 1E 3y x rxrưy 121.1.2 Khái niệm công nghỆ - - - 5+ S+S*S*E+E+t+k+kEEekekerererrrkrkrkrkrkrkrrrrrrke 14

Trang 6

1.1.3 Khái nệm công nghệ mô phỏng -¿- +5 +s+s+S+£+xe£ezexzeevevexexexerexee 16

1.2 Công nghệ mô phỏng trong đào tạo phi công trực thăng 17

1.2.1 Các yêu tô tác động đến dao tạo phi công trực thăng -: 17

1.2.2 Ứng dụng công nghệ mô phỏng vào dao tao phi công trực thăng 20

1.3 Lý thuyết về công nghệ mô phỏng trong đào tạo phi công trực thăng 21

1.3.1 Công nghệ mô phỏng trong dao tao bay điều khiển cơ bản ở điều kiện khítượng ngày, đêm băng quy tắc bay trực quan -2cc¿++22EEE2vvczerrrrrrre 221.3.2 Công nghệ mô phỏng trong đào tạo bay tích lũy và nâng cao ở điều kiện khítượng ngày, đêm băng quy tắc bay trực quan c¿-©vcz+2222+see+zrrrxseeree 231.3.3 Công nghệ mô phỏng trong huấn luyện theo quy tắc bay băng thiết bị 24

1.4 Tiêu chí đánh giá chính sách ứng dụng công nghệ mô phỏng trong quátrình đào tạo phi công (rực fÏắInØ s-s-s-s< << << 9 1 9 9 9 66860900986 699 251.4.1 Tiêu chí đánh giá về lý thuyết bay và giai đoạn chuẩn bị mặt đắt 26

1.4.2 Tiêu chí đánh giá chất lượng giai đoạn cất cánh -cccccccc:z+ee 261.4.3 Tiêu chí đánh giá chất lượng trong bay -22ccz++rerrvrveceerrree 261.4.4 Tiêu chí đánh giá chất lượng gia đoạn tiếp cận hạ cánh, hạ cánh và các phươngthức tình huống đặc biỆt 2222++2EEEEEEE2++12EEEE111122122222111112112221111Xeecrre 271.4.5 Tiêu chí đánh giá về thời gian ++©VVEE+22++++tEEEEE22Eertrrrrrrrreerree 28Tiểu kết CHƯƠN 1 5< 5< << << 0.0.0 000 H00 0090909000000 0008089090100 0ø 29CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ MÔPHONG TRONG ĐÀO TẠO PHI CÔNG TẠI TONG CÔNG TY TRUCTHANG VIET NAMM 2222°°°©©CEEE2E2A22224449999202252222222222444999000000000oee 302.1 Khái quát về Tong Công ty Trực thăng Việt Namn ssssscscsssssssssseesecssssssseeees 302.1.1 Giới thiệu Tổng Công ty Trực thăng Việt Nam -. - + 302.1.2 Lịch sử hình thành và phát triỀn 2 22++£22EEEEE22ze+ttEEEEEveeeerrrre 31

2.2 Thiết bị đào tao phi công trực thăng ccsscccssssssssseeesssssssssseessessssssssessessssssseeesess 32

2.3 Thực trạng chính sách ứng dụng công nghệ mô phỏng trong đào tạo phi

Công (rực (hăng - 5 5-5 5 <9 9Ú HH 00 000000.09 06.00060000 00900000000008 00 39

1H

Trang 7

2.4 Đánh giá thực trạng chính sách ứng dụng công nghệ mô phỏng trong đào120 Phi CÔ TNỢ 5 5< 5< 5É É Họ H HH 0000909000000 000060000900006 8 44

2.4.1 Về lý thuyết bay và giai đoạn chuẩn bị mặt đất -ccc:++ee 442.4.2 Tiêu chí đánh giá chất lượng giai đoạn cất cánh - + 45

2.4.3 Tiêu chí đánh giá chất lượng trong bay và các phương thức 46

2.4.4 Tiêu chí đánh giá chất lượng giai đoạn tiếp cận hạ cánh, hạ cánh và các

phương thức tình huống đặc biệt -2222-©2VEEE222++EEEEEEEEEE2eEEEEEEEEEeerrrrrrrkk 41

2.4.5 Tiêu chí đánh giá về thời gian -©+++£+2EEE++++tEEEEEEerrrEEkerrrrrrrrred 48

2.5 Ưu điểm và hạn chế của chính sách ứng dụng công nghệ mô phóng trong

đào tạo Phi CONG 5 5-5-5 << << 9 H 00.0 0.00 000 400000000008 08 49

2.5.1 Ưu điểm của chính sách ứng dụng công nghệ mô phỏng trong đảo tạo phi

s0: 5011 — 49

2.5.2 Hạn chế của chính sách ứng dụng công nghệ mô phỏng trong đảo tạo phi công

" e cede cece ee eee a ee ee eee eee cee tenses eeneneneeseeneneeeeedeaeeeneaeneneaeeneeeneaes 50

Tiểu kết chương 2 o ssssssessscsssssssseesscsssssssecssccssssssssceccsssssssscescsssssnnssceesssssssseeecssssssseceeess 5CHƯƠNG 3 KHUNG CHÍNH SÁCH THÚC DAY UNG DUNG CÔNGNGHỆ MÔ PHONG TRONG ĐÀO TẠO NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNGNGUON NHÂN LUC PHI CÔNG TRUC THĂNG -:-c cc : 533.1 Sự cần thiết của chính sách ứng dụng công nghệ mô phỏng trong quá trình

đào tạo phi công trực (ănng - 5 55s << 9 9 9 90904 60806006090086 9953

3.1.1 Bối cảnh quốc tế và trong NUGC ssscessssssssssssessescsssssseessecsssssseesssecsssssseesseeessssneeeeee 53

3.1.2 Định hướng của Tổng Công ty Trực thăng Việt Nam về ứng dụng công nghệ

3.2.1 Kinh nghiệm ứng dụng công nghệ mô phỏng trong quá trình dao tạo phi côngtại Học viện Phong không — Không quam - - + + +5 5++++++x+x+xexexererererererx 55

3.2.2 Kinh nghiệm ứng dụng công nghệ mô phỏng trong quá trình dao tạo phi côngtai /1>ii02930 >7 7 ẽốẽ ẽ :::1 55

Trang 8

3.2.3 Kinh nghiệm ứng dụng công nghệ mô phỏng trong quá trình dao tạo phi côngtai Hoc vién Hang khong 061i 56

3.4 Khung chính sách thúc day ứng dung công nghệ mô phỏng trong đào tao

phi công trực HhANG 5 << << << s9 9 4 0009.0909 0909099.9989800089090006 099 57

3.4.1 Mục tiêu của chính sách thúc đây ứng dụng công nghệ mô phỏng trong đảo tạo

01904153ã06)60ãi47.51-00TPẺĐẺe 57

3.4.2 Nội dung của chính sách thúc đây ứng dụng công nghệ mô phỏng trong đào

r;I989))090015008ì3ãiii: 11117777 57

3.4.3 Các nguồn lực thực hiện chính sách thúc đây ứng dụng công nghệ mô phỏng

trong đào tạo phi công trực thăắng ¿- - + + +x+k+k+EvEkekeEerkekekerkekrkerkrkrkerkrke 59

Tiểu kết CHUPONG 33 << 5< << HH HH HH 0000000000 00006000808900800000 00 65

KẾT LUẬN G51 St SE E21 1 1111111111 1111111111111 111111111111 66DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO -5¿ 22 5+2++£x+2£++£x+zxerseee ix

PHU LLỤCC - - - - (111191911 11 v11 nh TH Hà Hà Hà Hà HH HH nàn XI

Trang 9

DANH MỤC CÁC TỪ VIET TAT

Viết tắt Viết đầy đủ

Instruments Flight Rules

IFR , ` a.

Quy tac bay băng thiệt bi

Visual Flight RulesVFR ,

Quy tac bay trực quan

Visual Meteorological ConditionsVMC ¬

Điêu kiện khí tượng trực quanVietnam Helicopters

Tổng Công ty Trực thăng Việt Nam

Trang 10

DANH MỤC HÌNH, BIEU DO

Hình 2.1 Buông tập FNPT II MCC EC 155B] ¿2s©5e2cxccxsrxersed 38

Hình 2.2 Budng tập Cabri G2 vecceccccscsscesvessessessessssssessessessessssssssssessessessesseessesees 39

Biểu do 2.1 Tổng số giờ bay huấn luyện giai đoạn 2019-2022 _ 40

Biểu đô 2.2 Thời lượng bay tổng số giờ trên buông tập năm 2019 4]

Biểu do 2.3 Thời lượng bay tổng số giờ trên buông tập năm 2020 4]

Biểu đô 2.4 Thời lượng bay tong số giờ trên buông tập năm 2021 42

Biểu đô 2.5 Thời lượng bay tổng số giờ trên buồng tập năm 2022 42

Biểu đồ 2.6 Tổng số giờ bay huấn luyện giai đoạn 2019-2022 - 43

Biểu đồ 2.7 Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch về lý thuyết bay và giai đoạn 45

Biểu đồ 2.8 Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch giai đoạn cắt cánh 2012-2022 46Biểu đô 2.9 Số giờ huấn luyện bay 2019-2022 - 2 s5s+cc+ctszeczrzrsee 48

VI

Trang 11

MỞ ĐẦU

1 Lý do nghiên cứu

Ngay từ thuở ban sơ khi con người phát triển hệ thống công cụ lao động

và tạo ra được máy móc thì suy nghĩ được bay lên không trung làm chủ bầu

trời đã luôn hiện hữu và là mơ ước mong muốn đạt được Điều mơ ước đó đãbắt đầu khi người đầu tiên đã bay lên không trung bằng một khí cầu khí nóng

vào ngày 21 tháng 11 năm 1783, từ đó các chuyến bay bằng khí cầu ngày

càng tăng ké cả về số lượng chuyến bay và khoảng cách bay cho đến hiện tai,

tuy nhiên ước mơ của con người không chỉ hạn chế đơn thuần là bay lên

không trung mà còn là bay cao, bay xa và ngày càng làm chủ bầu trời hơn

Cùng với sự phát triển toàn diện của dòng lịch sử nói chung, ngành

hàng không trải qua dòng thời gian của riêng lĩnh vực này cùng kinh nghiệm

bay đặc thù của chính mình cũng đã và đang không ngừng phát triển cho đếnnay Rat nhiều chủng loại máy bay đã được sáng tạo và chế tạo từ loại máy

bay chuyên chở đơn thuần đến vận tải chuyên dụng, các loại chuyên cơ chiếndau đa năng Đến nay con người thường phân loại ra các chủng loại máy bay,

các dòng máy bay với đặc thù riêng dùng cho mục đích quân sự và mục đích

thương mại (gọi tat là hàng không chung) trong đó, có thé gọi với tên khác

như “Hàng không dân dụng và hàng không chuyên dụng”.

Cùng với sự phát triển của ngành hàng không nói chung thì trực thăngcũng là một vấn đề quan trọng được phát hiện và phát triển cho đến nay bởi

tính năng đặc biệt của chính nó là “cất hạ cánh thăng đứng và cất hạ cánh ởnhững nơi có địa hình hiểm trở hạn hẹp ” Bằng những sự thật tàn khốc quacác vụ việc uy hiếp an toan bay, sự cố bay đến tai nạn bay thảm khốc khácnhau Với nỗ lực nghiên cứu các nhà khoa học cùng với các t6 chức bay vàphi công kỳ cựu đã tiến hành nghiên cứu ra phương thức mô phỏng giả định

(sumilator) nham mục đích han chế đến mức tối đa các vu việc uy hiếp, mat

an toàn va tai nan bay thông qua việc mô phỏng các nhiệm vụ bay phức tạp,1

Trang 12

các tình trạng giả định hỏng hóc tàu bay để xử lý mang đến cho phi công

những trải nghiệm và trạng thái sẵn sàng nếu trong thực tiễn bay có bất ngờ

xảy đến trong sự nghiệp bay hàng không nói chung và trực thăng nói riêng.

Ngày nay, các chương trình mô phỏng bay trực thăng đã và dang phát triển rat

mạnh và thực tiễn hóa mô phỏng gần giống với thực tế dé phi công có nhiều

trải nghiệm đa nhiệm vụ, nhiệm vụ đặc biệt và hăng hái mỗi khi thực hiện

nhiệm vụ trên hệ thống mô phỏng.

Từ thập ky hai mươi, ba mươi đến nay cùng với sự tiễn bộ không

ngừng của khoa học công nghệ, ngành hàng không nói chung đã đạt được

nhiều thành tựu lớn trong lĩnh vực khoa học chính ngành, tuy nhiên sự cầnthiết của máy bay trực thăng hay máy bay lên thăng vẫn còn nguyên giá trị

trong các hoạt động hàng không Vì trực thăng là một loại phương tiện bay

đặc thù đặc biệt khác tuy có động cơ, hoạt động bay bằng cánh quạt nhưng có

thê cất cánh, hạ cánh thăng theo phương thắng đứng, thậm chí bay lùi tùy theotính chất, mục đích và nhiệm vụ của chuyến bay.

Từ sau khi thống nhất đất nước 1975 đến nay, Việt Nam chúng ta đã tựhào răng đã có nhiều thế hệ phi công được đào tạo (chương trình đào tạochính quy 5 năm đối với học viên phi công tại Trường Sĩ Quan Không Quân),phát triển rất tốt xứng tầm thé giới về ngành hàng không Trải qua những kinhnghiệm xương máu trong chiến tranh, phi công Việt Nam ngày càng phát

triển, vững vàng trong bay và làm chủ bau trời Việt Nam Bang những thực

tiễn đạt được, các thế hệ phi công Việt Nam đã truyền đạt, đào tạo các thế hệ

sau bằng những kinh nghiệm bay vốn có Từ thực tiễn cho thấy, dé dao tạo ranhững phi công lái máy bay trực thăng đòi hỏi tốn rất nhiều thời gian (thườngtối thiểu là 5 năm phụ thuộc nhiều vào dạy bay huấn luyện đào tạo và các điềukiện khí hậu thời tiết tại nơi tổ chức hoạt động huấn luyện bay), công sức và

chỉ phí rất lớn, thậm chí đôi khi là cả tính mạng khi có các sự cố hàng khôngkhông mong muốn trong quá trình huấn luyện như “sự cố uy hiếp an toàn bay,

tai nạn bay cấp 3-2-1 ” Đến nay, bang những công nghệ hiện đại thời đại

2

Trang 13

công nghệ 4.0 đã từng bước đưa công tác huấn luyện đào tạo phi công ngày

càng thuận lợi, tiết kiệm và đạt hiệu quả hơn như sử dụng thiết bị mô phỏng

buồng tập giả định dé tiến hành huấn luyện phi công Thường thì công táchuấn luyện thực hành bay sẽ tiến hành khi các học viên phi công đã hoàn

thành khóa học lý thuyết cơ bản, lý thuyết bay, chương trình chuẩn bị mặt đất

ở giai đoạn năm thứ ba cho học viên, vậy khi thực hiện song song phương

pháp áp dụng huấn luyện bay mô phỏng kết hợp với quá trình thực hành huấn

luyện bay sẽ giúp giảm bớt thời gian huấn luyện nhanh hơn một năm so với

thực tiễn, giúp cho các học viên phi công làm quen dần với cảm giác trên

không, cảm giác bay trước khi vào thực hành bay thực tế và bảo đảm đượctính an toàn cao trong suốt quá trình đào tạo huấn luyện bay.

Yếu tố trải nghiệm và tính chân thật được mô phỏng gần nhất, sát nhất

với các dòng máy bay trực thăng thực tế thông qua các thông số kỹ thuật,công nghệ mô phỏng dé tao dựng cảm giác không gian ảo trợ giúp cho phicông khi bay qua các địa điểm xác định, hình ảnh ảo mô phỏng sát thật sẽ

hiển thị trên màn hình, như từ lúc cất cánh tại các sân bay, bay xuyên quamây, trời mưa hay qua cảnh bién, núi đồi, phố xá của Việt Nam cũng như cácnước trên thế giới Đến năm 2013, tại Tổng Công ty Trực thăng Việt Nam, ởtrung tâm huấn luyện bay đã tiến hành sử dụng buông tập bay mô phỏng trựcthăng Buông tập mô phỏng này hiện đại, đạt tiêu chuẩn châu Âu, có 02 môhình mô phỏng cơ bản buồng lái máy bay trực thăng EC-155B1 và Cabri G2.

Tại đây, học viên phi công sẽ được phi công giáo viên hướng dẫn các thao tác

điều khiển bay, hệ thống hiển thị cầu ảnh động (ảnh chụp qua vệ tinh theo tọađộ) với năm máy chiếu full HD và một màn hình 270 độ, có độ phân giải cao,tạo nên khung cảnh sân bay và ngoại cảnh như thực tế.

Buông tập bay trực thăng được mô phỏng sát thực và kỹ càng từ ghếngôi, bảng điều khiến, tai nghe, cần lái, chắc chắn dem lại cho phi côngcảm giác chân thực như đang thực hiện một chuyến bay thật Sau khi được

Cục Hàng không Việt Nam cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện cho huấn luyện

3

Trang 14

bay đào tạo phi công cơ bản, phi công thương mại, buồng tập sẽ chính thức

được khai thác và sử dụng Hệ thống điều khiển, bảng hiển thị hiện đại giúp

phi công thích thú ngay từ giây phút đầu tiên khi được hướng dẫn thực tập,

thực hành Với sự hướng dẫn tận tình từ một phi công giáo viên thì phi công

học viên thực sự thấy dễ dàng hiểu các hệ thong co ban cua truc thang, cach

vận hành, các hién thi cơ bản, làm quen các thao tác, phương thức bay Day

thực sự là phương pháp huấn luyện độc đáo, giúp phi công mới khai thác

được khả năng tiềm tàng của chính mình.

Từ những phân tích ở trên, cho thấy sự cần thiết phải nghiên cứu Chính

sách thúc đẩy ứng dụng công nghệ mô phỏng trong quá trình đào tạo nhằmnâng cao chất lượng nguôn nhân lực phi công trực thăng (Nghiên cứu trường

hợp Tổng Công ty Trực thăng Việt Nam).

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu

Đã có một số nghiên cứu về chính sách thúc đây ứng dụng công nghệ

mô phỏng trong quá trình dao tạo nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

phi công trực thang, trong do:

Một số công trình nghiên cứu ở nước ngoài:

Trong cuốn “Flight Evaluation Procedures and Quality Control ofTraining” của Paul W Caro, Jr (1969) đã phân tích về sự khác biệt về kết quahuấn luyện và quy trình kiểm tra bay tại hai thời điểm khác nhau Nghiên cứu

đầu tiên vào năm 1956 - 1957 và nghiên cứu thứ hai (nghiên cứu được phân

tích trong báo cáo sau đây được gọi là nghiên cứu này) vào năm 1961

-1963 Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đặt nền tảng cho kinh nghiệm và

kết quả của quá trình huấn luyện, kiểm tra bay.

Theo kết quả của nghiên cứu này, tác giả đã chỉ ra rằng mối quan hệ giữangười hướng dẫn và phi công kiểm tra có thé ảnh hưởng đến điểm số, các

đánh giá cuối cùng phụ thuộc vào ba yếu tố: (1) Tiêu chuẩn cá nhân và việcchấm điểm thực hành của phi công kiểm tra; (2) Phi công kiểm tra là thành

viên trong đội bay của học viên; (3) Đánh giá hiệu suất bay trong giai đoạn

4

Trang 15

huấn luyện Ngoài ra, thông qua nghiên cứu, tác giả còn nhận thấy rằng thông

tin cụ thể về thành tích của cá nhân học viên được ghi lại bởi phi công kiểm

tra dựa trên hệ thống chấm điểm hiện có lại không được thu thập theo mộtcách đồng nhất Từ những nghiên cứu và kết quả có được, tác giả đã đưa ra

một số phương thức dé kiểm soát chat lượng đào tạo tốt nhất.

Theo nghiên cứu “Helicopter Flight Training Through Serious Aviation

Gaming” cua Michael D Proctor, Maria Bauer, Thomas Lucario (2007) da dé

cập đến việc ap dụng trò chơi công nghệ (Gaming Technology) dé dao tao phi

công trực thăng Các trò chơi giáo duc (Serious Games) được chú ý sớm nhất

vào năm 1970 sau đó, những nhà lãnh đạo đã nhận thấy khả năng tận dụng

công nghệ này dé tạo ra công nghệ đảo tạo bay tương tự việc đào tạo thực tế.

Việc áp dụng công nghệ này sẽ tiết kiệm tài chính quân đội, thời gian, đảmbảo an toàn và chất lượng Mặt khác, nghiên cứu này cũng điều tra sự khácbiệt về hiệu suất giữa các phi công có và không có đối mặt với tình huống đột

ngột nguy hiểm theo từng cấp độ tăng lên của chương trình huấn luyện.Những nhiệm vụ nay được cụ thể dựa trên tình huống chiến đấu, tìm kiếm

cứu nạn với điều kiện thời tiết khắc nghiệt Nghiên cứu dựa trên việc áp dụngphần mềm cơ bản X-Plane Thí nghiệm đã cho thấy phần mềm này không cóvấn đề gì tiêu cực Tuy nhiên, đặt trong hoàn cảnh thực hiện thử nghiệm khi

sử dụng máy tính để bàn với kích thước màn hình không được cho là khả

quan, khó cho việc đào tạo phi công.

Chính từ những kết quả thu nhận được từ thử nghiệm này, nhóm tác giả

đã đưa ra phương án nghiên cứu cho công nghệ trò chơi bay mô phỏng ở

tương lai, đặt nên mong cho việc dao tạo phi công trực thăng một cách tiếtkiệm thời gian và chi phí, vừa không chỉ đảm bảo mà còn nâng cao chất

lượng đào tạo, tiếp cận thực tiễn cho phi công.

Tóm lại, các nghiên cứu được công bố ở nước ngoài có đề cập đếnnhững phương pháp đánh giá chất lượng đào tạo phi công thông qua các thí

nghiệm cụ thê Dựa vào đó, các nhà nghiên cứu có thê đưa ra được phương

5

Trang 16

hướng đào tạo phi công trong tương lai bang việc áp dụng những công nghệ

hiện đại tiên tiến Có thé nói, các nghiên cứu nay phan lớn chỉ phục vụ cho

mục đích nghiên cứu, mang tính chat học thuật còn dé áp dụng vao thực tiễnthì cần phải nghiên cứu với góc độ xây dựng chính sách áp dụng Do vậy,những nghiên cứu này hiện đang chỉ dừng lại ở mục đích đề xuất các giảipháp mà chưa đưa ra được đề xuất cụ thể ở tầm nghiên cứu hoặc cụ thể hóa

băng các chính sách ứng dụng nghiên cứu cụ thê nào.

Một số công trình nghiên cứu ở trong nước:

Việt Nam ta ngày nay công tác nhân sự ngày càng được chú trọng và

cụ thé hóa dé ngày càng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Bằng chứng làqua các kỳ Đại hội Đảng gần đây vấn đề nhân lực luôn được Đảng, Quốc Hội,

Nhà nước đưa lên hàng đầu và đã đưa ra rất nhiều Nghị quyết đề thực thi điềunày, cũng song song đó toàn thể cả nước cũng đã triển khai thực hiện Nghịquyết trên nói chung va đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về nguồn lựcđược công bố Nồi bật có thể kế đến một số công trình nghiên cứu như: “Phát

triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiệnđại hóa đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế” của tác giả Nguyễn Hữu Dũng

đã nhắn mạnh vai trò của nguồn nhân lực chất lượng cao như một bộ phận

cau thành đặc biệt quan trọng, nhóm tinh túy nhất, có chất lượng nhất, có tinh

quyết định đối với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tếQuốc tế của đất nước; Tác phẩm “Phát triển nhân tai chan hưng đất nước” và

“Trí thức Việt Nam trước yêu cầu phát triển đất nước” của tác giả Nguyễn

Đắc Hưng đã khẳng định Việt Nam nên lựa chọn và đảo tạo đội ngũ nhân lựcchất lượng cao dựa trên việc học tập, nghiên cứu kinh nghiệm của các Quốc

gia tiên tiễn trên thế giới và xây dựng lộ trình áp dụng về nước nhà Mặt khác,tác giả cũng đưa ra đề xuất về một số yêu cầu về năng lực sáng tạo và thíchnghỉ cần phải có của nguồn nhân lực.

Các nghiên cứu về nguồn nhân lực hàng không nói chung và phi công

nói riêng cũng được thực hiện nhưng không có nhiêu và chủ yêu được thê6

Trang 17

hiện dưới dạng bai viết, bài báo trên các trang thông tin điện tử, có thé ké đến

như: bài viết “Nghề phi công ngày càng hấp dẫn đối với giới trẻ”; bài viết

“Kinh nghiệm phát triển hàng không theo hướng “bầu trời mở”; bài viết“Ngành hàng không Việt Nam: Một năm nhìn lại”; bài viết “Sức hút đặc biệt

của nghề phi công với giới trẻ”; Nhìn chung, các bài viết này đều cho rằng

phi công là một ngành nghé thú vị, hap dẫn va đáng mơ ước Trong xu thé

toàn cầu hóa và thế giới mở thì ngành hàng không với sự phát triển vượt trội

của minh là một trong những ngành mang lại cho đất nước cơ số các ngành

nghề, mở ra các cơ hội làm việc cho rất nhiều các nguồn nhân lực, cơ hội việc

làm cho rất nhiều người Tuy vậy, các tác phẩm trên chi đề cập và phân tíchvề sự hiện diện và phát triển của ngành hàng không nói chung, ngành hàngkhông tại Việt Nam nói riêng và nêu ra vai trò nguồn nhân lực, sự phát triển

bước đầu của nguồn nhân lực để đáp ứng tương ứng với sự phát triển của

ngành hang không Vì thế, các bài viết này vẫn chưa thé được coi là các côngtrình nghiên cứu nhằm đưa ra các chính sách đào tạo áp dụng công nghệnguồn nhân lực phi công trực thăng ở Việt Nam hiện nay.

Chính vi thế, việc nghiên cứu chủ đề chính sách thúc day ứng dụngcông nghệ mô phỏng trong quá trình dao tạo nhằm nâng cao chất lượng nguồnnhân lực phi công trực thăng ở Việt Nam là đề tài có tính mới.

3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu3.1 Mục tiêu nghiên cứu

Đề xuất khung chính sách thúc đây ứng dụng công nghệ mô phỏng trongquá trình đào tạo nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phi công trực thăng.

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Đề giải quyết được mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, luận văn đặt ra các

nhiệm vụ nghiên cứu sau đây:

- Phân tích cơ sở lý luận về chính sách thúc đây ứng dụng công nghệ môphỏng trong quá trình đào tạo nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phi

công trực thăng;

Trang 18

- Khảo sát và phân tích thực trạng ứng dụng công nghệ mô phỏng trong

quá trình đào tạo nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phi công trực

- Đề xuất khung chính sách thúc đây ứng dụng công nghệ mô phỏng

trong quá trình đào tạo nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phi công

trực thăng.

4 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nội dung: Đánh giá thực trạng và hiệu quả việc áp dụng chính

sách ứng dụng công nghệ mô phỏng trong quá trình đào tạo nguồn nhân lực

phi công trực thăng.

Phạm vi nghiên cứu về thời gian: Luận văn nghiên cứu đề cập thời giannghiên cứu thuộc giai đoạn năm 2013 - 2022 Đây là khoảng thời gian gần sátvới thời điểm thực hiện luận văn nhất, nhằm đảm bảo tính cấp thiết, thực tiễn

của công trình nghiên cứu Mặt khác, đây là khoảng thời gian trước, trong và

sau đại dịch Covid-19 Trong khoảng thời gian này có thể đánh giá được sự

thay đổi về đào tạo nói chung và ứng dụng công nghệ trong đào tạo phi công

trực thăng nói riêng.

Phạm vi nghiên cứu về không gian: Luận văn này được nghiên cứunhằm đưa ra chính sách ứng dụng công nghệ mô phỏng vào dao tạo nguồn lực

phi công trực thăng tại Việt Nam.

5 Mẫu khảo sát

Tổng Công ty Trực thăng Việt Nam.

6 Câu hỏi nghiên cứu

6.1 Câu hỏi nghiên cứu chủ đạo

Khung chính sách thúc day ứng dụng công nghệ mô phỏng trong quatrình đào tạo nham nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phi công trực thăng

dựa trên những nội dung nào?

Trang 19

6.2 Câu hỏi nghiên cứu bồ trợ

- Thực trạng chính sách thúc đây ứng dụng công nghệ mô phỏng trongquá trình dao tạo nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phi công trựcthăng đang diễn ra như thế nào?

- Những nhân tố và yếu tố nao của việc dao tạo phi công trực thăng chưa

đạt hiệu quả như mong muốn?

7 Giả thuyết nghiên cứu

7.1 Giả thuyết nghiên cứu chủ đạo

Khung chính sách thúc đây ứng dụng công nghệ mô phỏng trong quátrình đào tạo nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phi công trực thăngbao gồm: mô phỏng vào việc xây dựng lý thuyết bay và chuẩn bị bay, mô

phỏng hành động bay và kiểm soát bay, mô phỏng khi hạ cánh đối với tình

huống đặc biệt.

7.2 Các giả thuyết nghiên cứu bồ trợ

- Chính sách thúc đây ứng dụng công nghệ mô phỏng trong quá trình đảotạo phi công trực thăng thể hiện ở việc đầu tư tài chính, trang thiết bị cơ sở vậtchất đạt chuẩn, nâng cấp các thiết bị đào tạo bay dé tiệm cận với công nghệmô phỏng hiện có trên thế giới;

- Những nhân tố ảnh hưởng đến việc đào tạo phi công trực thăng chưa

đạt hiệu quả như mong muốn, bao gồm: thiết bị công nghệ mô phỏng trongđào tạo, sự hạn chế số gid tích lũy kinh nghiệm của học viên phi công, yếu tố

không gian ảo (không thực) ảnh hưởng đến cảm nhận và cảm giác ban đầu

của học viên phi công.

8 Phương pháp nghiên cứu

8.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu

- Sử dụng tài liệu liên quan đến công tác đào tạo nguồn nhân lực, các

chính sách dao tạo nguồn nhân lực tại các tác phẩm, báo cáo, luận án, luận

văn, bài báo trên các tạp chí,

Trang 20

- Sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp được phân tích trên cơ sở đữ liệu các

quy trình áp dụng tại công ty trong nước và các đối tác nước ngoài có thế

mạnh về hàng không cũng như các hãng cung cấp trực thăng lớn trên thế giới,

số liệu từ các báo cáo kiểm tra công tác quản lý, đào tạo nhân lực của Tổng

Công ty Trực thăng Việt Nam hàng năm.

8.2 Phương pháp phỏng van

- Đối tượng phỏng vấn: Lãnh đạo Tổng Công ty Trực thăng Việt Nam,

giảng viên, học viên.

- Mục đích phỏng vấn: đối thoại, trao đổi được lặp đi lặp lại giữa các học

viên nhằm tìm hiểu khó khăn, vướng mắc trong triển khai các chính sách thúcđây ứng dụng công nghệ mô phỏng trong quá trình đào tạo nhằm nâng caochất lượng nguồn nhân lực phi công trực thăng, kinh nghiệm và góc nhìn của

các học viên về các chính sách đảo tạo đó.

- Phương pháp phỏng van: tác giả luận văn liên hệ trước với người được

phỏng vấn, nêu mục đích, nội dung phỏng vấn và gửi câu hỏi phỏng vấn, hẹn

gặp trực tiếp hoặc qua điện thoại dé trao đồi.

Tổng hợp kết quả trả lời phỏng vấn được tác giả luận văn chọn lọc và

đưa vào luận văn.

8.3 Phương pháp điều tra bằng bang hỏi

Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: những câu trả lời được ghi lại từbảng hỏi sẽ giúp tác giả có được góc nhìn chủ chốt từ chính chủ thê người đàotạo và chủ thê người được đào tạo một cách khách quan nhất đối với kết quả

đánh giá chương trình đào tạo phi công trực thăng, góp phần đưa ra những

kiến nghị hoàn thiện hơn nhằm nâng cao chất lượng đảo tạo nguồn nhân lực

phi công trực thăng.

8.4 Các phương pháp nghiên cứu khác

- Phương pháp thu thập số liệu: Thu thập số liệu liên quan đến đào tạophi công trực thăng (số lượng phi công, số giờ đào tạo với từng phan, ) dựa

10

Trang 21

trên những báo cáo công tác huấn luyện hàng năm, báo cáo an toàn bay hàng

- Phương pháp phân tích và tông hợp lý thuyết: Nghiên cứu các tai liệu,

lý luận, quan điểm khác nhau về các vấn đề liên quan đến chính sách ứngdụng công nghệ vào đào tạo phi công trực thăng sau đó phân tích và liên kết

các thông tin đã thu thập được đề tạo thành một hệ thống lý thuyết mới đáp

ứng được tính đầy đủ, tính mở và hoàn thiện.

- Phương pháp so sánh: Phương pháp này được sử dung chủ yếu dé

xem xét việc áp dụng công nghệ trong đào tạo nguồn nhân lực phi công trực

thăng trong giai đoạn 2013-2022 có sự thay đôi như thé nào, ngoài ra, còn sửdụng dé so sánh với một số chính sách đào tạo của các nước tiên tiến trên thé

9 Kết cấu của luận văn

Kết cau được xây dựng bao gồm phan mở dau, kết luận, danh mục tàiliệu tham khảo, danh mục các từ viết tắt, nội dung của luận văn được thể

hiện gồm 03 chương:

- Chương 1 Cơ sở lý luận về chính sách thúc đây ứng dụng công nghệmô phỏng trong quá trình đào tạo nguồn nhân lực phi công trực thăng:

- Chương 2 Thực trạng chính sách ứng dụng công nghệ mô phỏng

trong đảo tạo phi công tại Tổng Công ty trực thăng Việt Nam;

- Chương 3 Khung chính sách thúc day ứng dụng công nghệ mô phỏngtrong đào tạo nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phi công trực thăng.

11

Trang 22

CHUONG 1.

CƠ SO LY LUẬN VE CHÍNH SÁCH THUC BAY UNG DUNGCONG NGHE MO PHONG TRONG QUA TRINH DAO TAO

PHI CONG TRUC THANG

1.1 Cac khái niệm cơ ban

1.1.1 Khái niệm chính sách

“Chính sách” là một thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong các côngtrình nghiên cứu, tài liệu và trên cả các phương tiện truyền thông Có thể nhậnthấy rằng, đối với mỗi lĩnh vực thì đều có các chính sách đi kèm Các chính

sách chủ yếu đóng vai trò hoạch định mục tiêu cần hướng tới, đưa ra các lựachọn dé giải quyết các van dé đang diễn ra trong hiện tại hoặc lường trước sẽ

xảy ra Trong bất kỳ lĩnh vực nào, chính sách đều đóng vai trò như một

nguyên tắc chung để căn cứ xây dựng các nguyên tắc cụ thê hơn.

Trích dich từ từ điển tiếng Anh (Oxford English Dictionary), chính sáchđược định nghĩa là một lỗi hành động được thông qua và theo đuổi bởi chính

quyền, Đảng, nhà cai trị, chính khách, Như vậy, cho thấy rằng chính sáchkhông chỉ đơn thuần là một quyết định hay một con đường được lựa chọn mà

nó là những quyết định hay hành động cụ thé.

Theo Michael Hill (1977), The Policy Process in the Modern State,

Smith cho rang: “Chính sách bao hàm sự lựa chon có chu định hành động

hoặc không hành động, thay vì những tác động của những lực lượng có quan

hệ với nhau”, nhắn mạnh “không hành động” cũng như “hành động” va nhắc

nhở chúng ta rằng “sự quan tâm sẽ không chỉ tập trung vào các quyết định màtạo ra sự thay đổi mà còn phải thận trọng với những quyết định chống lại sự

thay đổi và khó quan sát bởi vì chúng không được tuyên bố trong quá trình

hoạch định chính sách”.

Theo Harold Lasswell, một nhà nghiên cứu chính trị người Mỹ, cho rằng

chính sách là “thiết kế sự lựa chọn quan trọng nhất (đã) được làm ra (thực

thi)” đối với các tổ chức, cũng như đời sống cá nhân (Nguồn: Althaus, C,

12

Trang 23

Bridgman, P & Davis, G 2013, The Australian policy handbook, Allen &Unwin)

Theo James E Anderson, chính sách là một tiến trình hành động có mụcđích được thực hiện bởi các chủ thể nhăm giải quyết một vấn đề được quan

tâm (Ngu6n: Anderson, J 1975, Public policy-making, New York: Praeger)

Theo Mark Considine, chính sách là một công việc được thực hiện liên

tục, bởi những nhóm hoạch định, nhằm sử dụng các thể chế công dé kết nối,

phối hợp và biểu dat giá trị họ theo đuổi (Nguồn: Considine, 1994, Public

policy: A critical approach)

Vũ Cao Dam (2011) xem chính sách là một thiết chế xã hội (socialinstitution), trong đó thiết chế xã hội là một khái niệm xã hội học.

Theo J H Fichter (1971) “Chính sách là một phần của văn hóa, một

đoạn đã được khuôn mẫu hóa trong nếp sông của một dân tộc”, “ chính sáchđược xem như những khuôn mẫu tác phong công khai và tiềm an tự biến

thành những vai trò xã hội do những con người đảm nhiệm và nhiều loạitương quan khác nữa giữa những con người với nhau, đứng đầu những tương

quan đó là những diễn tiến xã hội”

Theo Wolf R (2013), trong tác phẩm Định nghĩa về phân tích chính sáchđã nêu: “Chính sách công được hiểu là nguyên tắc hướng dẫn hành động của

nhánh hành pháp (administrative executive branches) trong tổ chức nhà nướcđể giải quyết các vấn đề một cách phù hợp với các thiết chế pháp luật”

(nguyên văn: “Public policy 1s the principled guide to action taken by the

administrative executive branches of the state with regard to a class of issuesin a manner consistent with law and institutional customs”)

Theo Kilpatrick Dean (2000) quan niệm “Chính sách công được hiéu lahệ thống các biện pháp hành động, biện pháp quản lý, bang pháp luật nhằmưu tiên giải quyết một chủ dé nhất định do một co quan chính phủ hoặc dai

diện của họ tiên hành”.

13

Trang 24

Có thê nhận thấy nội dung chính sách cơ bản được cấu thành từ ba yếu

tố: van dé thực tiễn cần giải quyết; định hướng, mục tiêu giải quyết van dé và

các giải pháp Nhà nước đưa ra dé giải quyết các van dé theo mục tiêu đã xác

định Vấn đề thực tiễn cần giải quyết là một điều đã hoặc đang diễn ra trong

xã hội và có ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống, hoạt động của một hoặc một SỐđối tượng hoặc tô chức, hoạt động của cơ quan nhà nước Định hướng, mục

tiêu giải quyết vấn đề là phương hướng và mức độ theo sự mong muốn của

Nhà nước trong một khoảng thời gian tương ứng (thời gian ngắn hoặc lâu dài

phụ thuộc vào mục tiêu ngắn hạn hay mục tiêu dài hạn) nhằm giảm thiểu hoặc

xóa bỏ vấn đề thực tiễn Giải pháp thực hiện chính sách là các phương ánđược đặt ra đề thực hiện hóa định hướng, mục tiêu đã xác định.

Chính sách là một hệ thống nguyên tắc có chủ ý hướng dẫn các quyết

định và đạt được các kết quả hợp lý; một trong các công cụ quan trọng trongcông tác quản lý của Nhà nước Các chính sách được ban hành nhằm cụ théhóa mục tiêu mà Nhà nước đã đặt ra và dé áp dụng vào đời sống xã hội dễ

dàng hơn Chính vì thế, các chính sách cần phải xác định được đâu là vấn đềcần giải quyết và mục tiêu hướng tới là gì nhằm đưa ra những biện pháp phù

hợp và có tính kha thi.

Căn cứ vào các dữ liệu trên, thuật ngữ chính sách được sử dung trong

luận văn này được hiểu theo nghĩa sau: “Chính sách là một tập hợp các biện

pháp được thể chế hóa do chủ thé quan lý dua ra, kích thích vào động cơ hoạt

động của đối tượng quản lý nhằm thực hiện mục tiêu của tổ chức ”.

1.1.2 Khái niệm công nghệ

“Công nghệ” đã được sử dụng từ lâu, dần trở thành một phần không thêthiếu trong cuộc sống con người Ngày nay, trước sự phát triển không ngừngnghỉ thì khoa học công nghệ đã không chỉ còn đơn thuần là nghiên cứu mà đãthực tế hóa đi sâu vào đời sống nhân loại tạo ra nhiều sự thay đôi mới, mangdiện mạo mới và ngày càng ứng dụng cụ thé hóa đời sống nhân loại theo xuthế hiện đại hóa.

14

Trang 25

Thuật ngữ này được bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp - “Techne Logos” Trong

đó, “Techne” có ý nghĩa là các kỹ năng, kỹ thuật cần thiết dé làm ra một cái

gi đó và “Logos” mang ý nghĩa là tri thức về một sự vật, hiện tượng Vì thế,khi kết hợp hai từ này thì “công nghệ” được mang hàm ý là kết quả được tạo

ra bằng việc áp dụng các tri thức của con người trong thao tác kỹ thuật, cách

thức hay phương pháp dé tạo ra một sản phâm nao đó.

Theo UNCTAD (1992), công nghệ là việc ap dung khoa học vào công

nghiệp bằng cách xử lý một cách hệ thống và có phương pháp Tù đây cho

thấy công nghệ là tri thức của con người và phạm vi áp dụng công nghệ chỉ

trong lĩnh vực công nghiệp mà không áp dụng sang các lĩnh vực khác.

Merrill, R (1968) lại khang định công nghệ là tổng hợp các kỹ thuật

thực hành, các kỹ năng của con người, kiến thức và trình tự thực hiện chúng

vào những việc hữu ích.

Jones, R (1970) định nghĩa công nghệ là cách thức, trong đó đầu vào là

nguồn tài nguyên sẽ được chuyền đổi thành thương pham (commodities) ở

làm cho lực lượng sản xuất có sự thay đôi về chất Điều đó dẫn đến các tư liệu

sản xuất truyền thong duoc thay thé thành các tư liệu sản xuất hiện đại dựa

trên cơ sở kỹ thuật tin học và tự động hóa Cùng với đó, sự thay thé dan lao

động cơ bắp và trở thành đặc trưng của thời đại Vì thé, các ngành công nghệcao đã và đang thể hiện vai trò hàng đầu của nó đối với toàn bộ nền kinh tếcủa mỗi quốc gia và cả thế giới.

Tổng hợp các định nghĩa trên, thuật ngữ công nghệ được sử dụng trongluận văn được hiểu là giải pháp, quy trình, bí quyết có kèm hoặc không kèm

công cụ, phương tiện dùng dé biến đôi nguồn lực thành sản phẩm.

15

Trang 26

1.1.3 Khái niệm công nghệ mô phóng

Mô phỏng (Simulation) là một hình thức bắt chước hoạt động của một

quá trình hoặc một hệ thống Trong đó, “mô” được hiểu là mẫu và “phỏng”mang nghĩa là bắt chước theo Như vậy, mô phỏng được hiểu là bắt chước

làm theo một cái mẫu sẵn có.

Theo Tổ chức nghiên cứu và công nghệ độc lập (TWI), mô phỏng làmột mô hình bắt chước hoạt động của một hệ thống hiện có, cung cấp những

lựa chọn được tạo ra dé có thê thử nghiệm những hoàn cảnh, tình huống thay

đổi khác nhau Mô phỏng có thé kết hợp với công nghệ thực tế để có trai

nghiệm thực tiễn nhất.

Theo Waldrop (1992) lại khăng định khái niệm mô phỏng được hiểu làhình thái thứ ba của khoa học giữa lý thuyết và thực nghiệm.

Simmson và Thompson (1994) đưa ra quan điểm mô phỏng là sự trình

bày một cách ngắn gọn, đơn giản những yếu tố mau chốt, cơ bản nhất của mộtsự kiện, sự vật hoặc hiện tượng Mô phỏng bắt chước các sự vật hoặc hiệntượng Có thé nói, không dé dé đưa ra một định nghĩa chính xác cho thuật ngữ

“mô phỏng”.

Từ những quan điểm về thuật ngữ “công nghệ” và “mô phỏng”, “côngnghệ mô phỏng” có thể được hiểu là việc áp dụng kỹ thuật để tạo ra nhữngmô hình bắt chước những hoàn cảnh, tình huống trên thực tế Ngày nay côngnghệ mô phỏng đã triển khai phổ biến ứng dụng thực tiễn vào nhiều ngànhkhoa học như toán, vật lý, mô hình hóa, tự động, điều khiển học và đặc biệt

là công nghệ thông tin Đây được xác định là công cụ đa dạng và linh hoạt

đặc biệt thích ứng với việc thử nghiệm, ứng dụng hữu ích đối với ngành giáo

dục đảo tạo.

Công nghệ mô phỏng ngày càng phát huy được tính năng công dụng

của nó như mô phỏng các vụ nỗ hạt nhân, phan ứng hóa học đến mô phỏngcác cơn bão và thảm họa thiên nhiên như động đất, lũ lụt; từ mô phỏng trongnghiên cứu, thí nghiệm khoa học, thực nghiệm công nghệ đến ứng dụng mô

16

Trang 27

phỏng trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo Trên phương diện lý thuyết, bất kỳ

sự vật, hiện tượng nào có thể được mô tả bằng dữ liệu và phương trình toánhọc đều có thê được mô phỏng thông tin hóa dữ liệu thông qua công cụ là

máy tính Mô phỏng thường là rất khó khăn bởi sự phức tạp hóa của các hiện

tượng bên cạch đó là số lượng vô hạn các tham SỐ, yếu tố mang tính chất ảnh

hưởng đến hiện tượng nêu trong đó Vì vậy, để phát triển các ứng dụng mô

phỏng có hiệu quả cần xác định những yếu tố cơ bản nhất, các tham số quan

trọng nhất ảnh hưởng đến mục tiêu của nhiệm vụ mô phỏng và từ đó dần dần

bổ sung hoàn thiện các tham số thứ yéu cũng như các tham số thay đôi phụ dé

hoàn thiện bản gốc Bên cạnh đó, chúng ta có thé thấy các nhà khoa học cònứng dụng công nghệ mô phỏng để bắt chước các quá trình nhằm xem cách

chúng hoạt động theo các điều kiện khác nhau, họ còn dung phương pháp mô

phỏng dé kiểm tra những lý thuyết mới Khi các lý thuyết đó được minhchứng một cách biện chứng với nhau về mối quan hệ nhân quả, các nhà khoa

học có thể hệ thống hóa các mối quan hệ bằng một chương trình máy tính.

Căn cứ vào sự hoạt động của các chương trình đó trong cùng một hệ tương

ứng ma mang lại kết quả thực nghiệm gần như là quá trình thực tế thì các nhàkhoa học có thể kết luận và dự đoán các mối quan hệ được đề xuất là chính

Từ những phân tích trên, trong luận văn này công nghệ mo phỏng được

hiểu là việc sử dụng những công cụ, máy móc, kỹ thuật nhằm tạo ra nhữnghoàn cảnh, tình huống tương tự thực tế để áp dụng trong quá trình đào tạo và

thử nghiệm.

1.2 Công nghệ mô phỏng trong đào tạo phi công trực thang

1.2.1 Các yếu tô tác động đến đào tạo phi công trực thăng

Việc đào tạo phi công trực thăng bị tác động bởi nhiều yếu tố khác nhau.Trong luận văn nay, tác giả nêu trọng tâm hai yếu tố chính là yếu tổ chủ quanvà yếu tố khách quan.

e Yêu tô chủ quan

17

Trang 28

Là yếu tố chủ đạo chỉ ra thuộc tính về năng lực, phâm chất của các chủ

thé tham gia hoạt động đó Trong hoạt động đào tạo phi công trực thăng, yếu

tố chủ quan nay dựa vào hai chủ thé là giáo viên đào tạo và học viên.

Về giáo viên đào tạo, việc đào tạo phi công sẽ phụ thuộc vào khả năng

chuyên môn và kỹ năng giảng dạy của giáo viên đào tạo Khả năng chuyên

môn của giáo viên được đảm bảo đào tạo nâng cao theo đợt nhất định, đồngthời có kiểm tra định kỳ Điều này đảm bảo chất lượng giáo viên và kịp thời

dao tạo nâng cao trình độ sao cho đáp ứng yêu cau dao tạo nói chung và đào

tạo bằng công nghệ nói riêng của Việt Nam Trình độ của giáo viên và trách

nhiệm bảo hiểm cũng là một trong những yếu tố quyết định đến chất lượngdao tạo học viên Ngoài ra, giáo viên đào tạo không chỉ cần phải đảm bảo vềmặt chuyên môn mà kỹ năng giảng dạy cũng cần phải được chú trọng Bởi, để

có thể truyền tải đầy đủ và hiệu quả nhất các kiến thức, kỹ năng trong huấn

luyện phi công trực thăng, giáo viên phải có kỹ năng giảng dạy sao cho vừa

đảm bảo kiến thức vừa giúp các học viên có thê tiếp thu nhanh và nhiều nhất

những gì giảng viên muốn truyền đạt Khả năng chuyên môn hay kỹ nănggiảng dạy của giáo viên đào tạo đều là hai yếu tố quan trọng trong đào tạo bấtkỳ lĩnh vực nao Đối với dao tạo phi công trực thăng thì hai yếu tố này cònquan trọng hơn nữa vì quyết định trực tiếp đến trình độ của học viên cũng như

việc học viên có thể thực hành được và đảm bảo an toàn trên thực tế hay

Ve học viên, trong qua trình dao tạo, vai trò của học viên va giáo viên cóthê được đánh giá là có tầm quan trọng ngang nhau Học viên cần phải có sự

nghiêm túc tiếp thu những kiến thức, kỹ năng mà giáo viên truyền tải đồng

thời cũng phải có khả năng học hỏi độc lập như tìm đọc thêm tài liệu trong và

ngoài nước, trao đổi với giáo viên dao tạo về van dé còn thắc mắc, Có thénói, yêu tố chủ quan trong hoạt động đào tao phi công trực thăng đối với học

viên chủ yếu năm ở khả năng bị động và chủ động nắm bắt kiến thức Đối với

một ngành đặc biệt như dao tạo phi công trực thăng, học viên không chi có

18

Trang 29

những người mới, chưa có kiến thức về ngành này mà còn có cả những phi

công máy bay hàng không dân dụng hay phi công quân sự Chính vì thế, việc

đảm bảo chất lượng học viên đồng đều cũng là một thử thách đối với không

chỉ cả giáo viên mà còn với cả học viên Với các học viên đã có nên tảng kiếnthức từ trước, giai đoạn đào tạo ban đầu có thé dé bị mat tập trung do giáo

viên sẽ giảng dạy những kiến thức cơ bản về dao tạo phi công nói chung Dé

đảm bảo chất lượng dao tạo thi bản thân học viên cũng cần phải tập trung

trong quá trình học và chủ động tiếp thu kiến thức mới.

quá trình dao tạo sẽ không bị gián đoạn bởi các yêu tô liên quan đến lịch trìnhgiảng dạy Do đó, Kế hoạch huấn luyện cần phải được xây dựng một cách tỉmi và cũng cần phải dự trù thời gian bù buổi, giờ huấn luyện kip thời cho họcviên phòng trường hợp các yếu tố khách quan xảy ra, chang hạn như lực

lượng cán bộ, giáo viên bị phân tán do phải tham gia các công tác nhiệm vụ

khác nhau, dẫn đến kế hoạch có thời điểm bị gián đoạn.

Các thiết bị sử dụng dé dao tạo như tàu bay, các thiết bị công nghệ mô

phỏng qua thời gian dài sử dụng tai môi trường nhiệt đới gid mùa như Việt

Nam và ở vùng biển sẽ phát sinh nhiều hỏng hóc phải thực hiện bảo dưỡng,

sửa chữa, quá trình đào tạo đôi khi sẽ bị gián đoạn bởi hoạt động này Mặt

khác, đây là một ngành tiềm ân nhiều nguy hiểm, rủi ro trong quá trình đào

19

Trang 30

tạo Do đó, việc bảo trì, kiểm tra cần thận các thiết bị đào tạo là cực kì quan

trọng Bên cạnh đó, việc bảo dưỡng này cũng cần phải được đảm bảo đạt tiêu

chuẩn chất lượng vi thé sẽ có thời điểm thời gian bảo dưỡng kéo dai do thiếudụng cụ, thiết bị thay thế bổ sung từ nhà máy (từ nước ngoài).

Dịch bệnh cũng là một yếu tố khách quan ảnh hưởng đến công tác huấnluyện như giai đoạn 2019 — 2021, trước diễn biến phức tap và nguy hiểm củadịch bệnh Covid-19, thực hiện nghiêm các chỉ thị cách ly, giãn cách dé bảo

đảm an toàn sức khỏe cho toàn bộ cán bộ, công nhân viên, học viên cũng làm

gián đoạn các kế hoạch đào tạo Bên cạnh đó, yếu tố thời tiết cũng là yếu tố

gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động bay nói chung vì thời tiết có thé thay đổinhanh chóng, diễn biến khó lường và không chính xác các tiên đoán, dự đoánđều mang tính chất tạm thời không chắc chắn Trong nhiều trường hợp thời

tiết biến đổi xấu gây ra các hiện tượng cực đoan như bão, lốc xoáy, sắmchop, thì việc đào tạo huấn luyện buộc phải dừng, hủy và các kế hoạch sau

đó phải tạm thời lùi lại theo.

1.2.2 Ứng dung công nghệ mô phỏng vào dao tạo phi công trực thang

Phần mềm mô phỏng giúp học viên dé dang tìm hiểu các hệ thống cơbản của trực thăng, các hiển thi thông số cơ bản, cách vận hành máy, các thaotác, phương thức bay Hỗ trợ người dạy và học viên có thể thực hành áp dụng

luôn, tích lũy những kinh nghiệm trước khi bay thực tế.

Tuy nhiên, công nghệ mô phỏng mới chỉ dừng ở mức độ áp dụng kỹ

năng cơ bản, tạo cảm giác như bay thật mà chưa có nhiều những tình huốngđặc biệt đòi hỏi tư duy xử lý các tình huống khi gặp nguy hiểm.

Ung dụng công nghệ mô phỏng vào dao tạo nhân lực là xu hướng chung

của đại đa số các chương trình dao tạo, nhờ tính thiết thực cũng như tính tiệnlợi của công nghệ mô phỏng, xây dựng các chương trình mang tính thực tế,

ứng dung cao vào thực tiễn.

Đây là một yếu tố rất quan trọng dé nâng cao trình độ kỹ thuật lái, khanăng xử lý các tình huống bắt trắc, phối hợp tô bay trong quá trình hoạt động

20

Trang 31

bay, đặc biệt bảo đảm an toàn bay, tiết giảm được giá thành giờ bay và tối đa

hóa chi phi huấn luyện mang lại lợi ích thiết thực.

1.3 Lý thuyết về công nghệ mô phồng trong đào tạo phi công trực thăng

Trong dao tạo phi công trực thang, VFR và IFR là hai khái nệm cơ bản,

thông dụng nhất VFR (viết tắt: Visual Flight Rules) là quy tắc bay trực quancòn IFR (viết tat: Instrument Flight Rules) được hiểu là quy tắc bay bằng thiếtbị Hai thuật ngữ nay biểu thị cho những bộ quy định biểu thị quy định của

tàu bay nói chung và trực thăng nói riêng.

Không giống như phi công máy bay cánh bằng nói chung, phi công trực

thăng thường chủ yếu áp dụng quy tắc bay trực quan khi có nhiệm vụ bay vàthường xuyên duy trì điều khiển máy bay thông qua những tín hiệu trực quan.

Quy tắc bay trực quan (VFR) là tập hop gồm các quy định được phi công trực

thăng áp dụng trong điều kiện thời tiết đủ quang đãng, không có dấu hiệu diễn

biến phức tạp cho phép phi công xác định được vị trí máy bay so với mặt đấtvà có thé tránh các chướng ngại vật xung quanh, điều kiện thời tiết này được

gọi là điều kiện khí tượng trực quan (VMC).

Quy tắc bay bằng thiết bị (IFR) là các quy tắc và quy định do Cục Hàngkhông Liên bang Hoa Kỳ thiết lập để điều chỉnh chuyến bay trong các điềukiện mà chuyên bay được cho răng tham chiếu qua những tín hiệu trực quan

bên ngoài không còn được bảo đảm độ an toàn nữa Chuyến bay theo quy tắc

bay băng thiết bị IFR được thực hiện bằng sự tham chiếu đến các thiết bịtrong trực thăng và việc điều hướng được thực hiện bằng cách tham khảo cáctín hiệu thông qua các trang thiết bị điện tử được trang bị kèm theo trực thăng.Các quy tắc bay trực quan (VFR) đơn giản hơn các quy tac bay bằngthiết bị (IFR) và quy tắc này yêu cầu đào tạo và thực hành được đánh giá đơngiản hơn đáng kể cũng như dễ tiếp cận hơn đối với học viên trong quá trìnhđào tạo Các quy tắc bay trực quan cho phép phi công thực hiện các động tácbay tự do, cho phép phi công thực hiện các ý định và đi đến nơi họ muốn dễ

dàng hơn vào thời điểm họ muốn và cho phép họ có phạm vi rộng hơn nhiều

21

Trang 32

trong việc xác định cách họ thực hiện điều đó Vì thế, trong điều kiện khí hậu

không đáp ứng đủ để áp dụng quy tắc bay trực quan thì các phi công mới phải

vận dụng quy tắc bay băng thiết bị.

1.3.1 Công nghệ mô phỏng trong đào tạo bay điều khiển cơ bản ở điều kiệnkhí tượng ngày, đêm bằng quy tắc bay trực quan

Chuyến bay bằng quy tắc bay trực quan chỉ được thực hiện trong điềukiện tầm nhìn ngang và khoảng cách từ tàu bay đến mây bằng hoặc lớn hơn

các trị số quy định theo Thông tư số 12/2017/TT-BGTVT ngày 15/04/2017

của Bộ Giao thông Vận tải Không áp dụng quy định này đối với chuyến bay

bằng quy tắc bay trực quan hoạt động trong vùng trời kiểm soát đã được cơ sở

dịch vụ không lưu cho phép.

Khi có báo cáo về tình hình khí tượng hiện tại, hoặc kết hợp của các báo

cáo và dự báo hiện tại, cho biết điều kiện khí tượng trong suốt tuyến đườngbay, hoặc một phần của tuyến đường bay theo quy tắc bay băng mắt thích hợp

đủ các điều kiện mới được phép khai thác theo quy tắc bay bằng mắt.

Chỉ được khai thác trực thăng theo quy tắc bay trực quan trên các đườngbay sử dụng các vật chuẩn nhìn thấy nếu được trang bị thiết bị vô tuyến cầnthiết trong điều kiện khai thác thông thường dé đảm bảo những yếu tổ sau:

- Liên lạc rõ được với các trạm mặt đất có liên quan;

- Liên lạc với các cơ quan kiểm soát không lưu có liên quan từ bất kỳ

điểm nào trong vùng trời có kiểm soát mà trực thăng bay qua;

- Nhận thông tin khí tượng;

- Trả lời tín hiệu hỏi của ra-đa giám sát thứ cấp SSR trên đường baybằng thiết bị hỏi đáp báo độ cao khí áp hoạt động phù hợp với Phụ ước 10,

Tập IV của ICAO tại những vùng trời có quy định bắt buộc.

Vì vậy ứng dụng công nghệ mô phỏng trong đào tạo bay điều khiển cơbản ở điều kiện khí tượng ngày, đêm băng quy tắc bay trực quan ngoài trangbị các thiết bị đảm bảo cho chuyến bay đồng thời phải xây dựng các tình

huống, các đài trạm giả liên tương ứng phù hợp Công nghệ mô phỏng trong

22

Trang 33

huấn luyện bằng quy tắc bay trực quan được tích hợp trong buồng tập bay mô

phỏng FNPT Buồng tập bay mô phỏng FNPT II MCC EC-155BI có diện tích

20m, có mô hình mô phỏng chính xác buồng lái máy bay trực thăng 155B1 Khi phi công ngồi vào ghế lái điều khiển bay, hệ thống hiển thị cầuảnh động (ảnh chụp qua vệ tỉnh theo tọa độ) với 5 máy chiếu full HD có độphân giải cao tạo nên khung cảnh sân bay và ngoại cảnh như thực tế Bên

EC-cạnh đó, buồng mô phỏng còn giúp phi công thực hành các bài tập bay treo và

di chuyển trực thăng, cất hạ cánh tại giàn khoan và các sân đậu hạn chế, bay

địa hình và thời tiết phức tạp Tốc độ bay, hướng gió, sương mù do bộ phận

kỹ thuật cài đặt nên giúp phi công, học viên bay thử nghiệm trong điều kiệnthời tiết cho phép như đã nêu trên, qua đó góp phần nâng cao kỹ năng bay chohọc viên trong quá trình đào tạo trước khi vào huấn luyện thực tiễn.

1.3.2 Công nghệ mô phỏng trong đào tạo bay tích lấy va nâng cao ở

điều kiện khí twong ngày, đêm bằng quy tắc bay trực quan

Trong công nghệ mô phỏng trong đào tạo bay tích lũy và nâng cao ở

điều kiện khí tượng ngày, đêm băng quy tắc bay trực quan là tập trung vào

nhiệm vụ nâng cao việc đảo tạo kỹ năng thao tác cho các học viên đào tạo

trong khoảng thời gian tương ứng mà vẫn đáp ứng được đúng yêu cầu đào tạovề chất lượng Mục đích chính của giai đoạn huấn luyện bay tích lũy va nâng

cao là nhằm chủ yếu vào công tác trợ giúp cho phi công trong việc xử lý tìnhhuống trong bay mô phỏng dé có thé thực sự giúp đỡ cho học viên tiếp cậndần với việc thực hành thực tế với máy bay khi các chương trình huấn luyệnthực tế được triển khai Đặc biệt trong giai đoạn bay tích lũy với thiết bị ứng

dụng công nghệ mô phỏng trên nên tảng điều kiện bay cơ bản sẽ giúp cho họcviên đào tạo sử dụng thành thạo các trang thiết bị của tàu bay, thực sự phân

tích và lý giải được các phân đoạn bay bằng giao thoa giữa lý thuyết bay vàthực hành bay, làm quen dan với các trạng thái phức tap hon của máy bay khicác yêu cầu bay ngày càng cao tương ứng với số giờ đào tạo mà học viên đã

được đảo tạo qua Trong giai đoạn nay cần xây dựng và hình thành cho học

23

Trang 34

viên các phản xạ xử lý tình huống bảo đảm được độ chuẩn xác, nhanh và kịp

thời, tiến dần đến mức độ thuần thục hơn nữa giúp các học viên đạt được trình

độ chuyên hóa lượng thành chất của phản xạ các thao tác điều khiến trở thành

các phản xạ vô điều kiện trong bay Điều này sẽ là trợ lực tốt nhất dé giúp học

viên đảo tạo ngày cảng trở nên có bản lĩnh và làm chủ các phương tiện, trang

thiết bị buông lãi cũng như là máy bay trong thực tế, thực hiện nhiệm vụ bay

sau nảy của phi công.

1.3.3 Công nghệ mô phỏng trong huấn luyện theo quy tắc bay bằng

thiết bị

Công nghệ mô phỏng trong huấn luyện quy tắc bay bằng thiết bị cũngđược tích hợp trong buông tập bay mô phỏng FNPT Buông tập bay mô

phỏng FNPT II MCC EC-155BI có diện tích 20m”, có mô hình mô phỏng

chính xác buồng lái máy bay trực thăng EC-155B1.

Chuyến bay theo quy tắc bay băng thiết bị IFR chỉ được thực hiện trong

điều kiện tầm nhìn ngang và khoảng cách từ tàu bay đến mây nhỏ hơn hoặc

bằng các trị số quy định theo Thông tư số 12/2017/TT-BGTVT ngày

15/04/2017 của Bộ Giao thông Vận tải Chuyến bay theo quy tắc bay bằngthiết bị IFR khi được chấp thuận thực hiện cũng được nhận đầy đủ các thôngtin cung cấp như chuyến bay thực hiện theo phương thức quy tắc bay trựcquan Tuy nhiên, trong suốt toàn bộ hành trình bay phi công và học viên chỉ

sử dụng các trang thiết bị để tiến hành các hành động theo phương thức bayđã được xây dựng và phê chuẩn cho đến khi kết thúc chuyến bay.

Việc đầu tư mua loại buồng tập FNPT II MCC EC-155BI là hoàn toàn

phù hợp bởi chi phí vừa phải, đáp ứng cơ bản nhu cầu huấn luyện của toànTổng công ty trong công tác huấn luyện bay cơ bản, huấn luyện bay nâng cao,huấn luyện bay định kỳ hồi phục phương thức cho toàn bộ đội ngũ phi công;bay nâng cao chuyên biệt và huấn luyện bổ sung các khoa mục khác Buéngtập phù hợp dé sử dụng cho các loại hình huấn luyện, làm quen buông lái,huấn luyện phục hồi phương thức bay thông thường va khan cấp trên EC-155;

24

Trang 35

huấn luyện kiểm tra kỹ năng bay, kỹ năng ra quyết định, phương thức baybiển và tích lũy phương thức bay biển; thực hiện kiểm tra bay đường dài, giả

định các tình huống nham phân tích, phục vụ công tác thanh tra, dam bao an

toàn bay, Hơn nữa, theo quy trình huấn luyện, mỗi một phi công phải có

thời gian tối thiểu 30 giờ bay trong buồng lái mô phỏng mà trước đây ViệtNam luôn phải gửi ra nước ngoài dé học tập và rèn luyện, việc đầu tư buồng

bay mô phỏng sẽ góp phần nâng cao được chất lượng huấn luyện đảo tạo về

lâu dài, tạo điều kiện dé đào tạo được những phi công có trình độ chuyên môn

ngày càng trở nên tốt hơn.

1.4 Tiêu chí đánh giá chính sách ứng dụng công nghệ mô phông trongquá trình dao tạo phi công trực thang

Trên thế giới hiện nay phi công được xem là một nghề đặc biệt bởi chínhtính chất riêng biệt nói chung của ngành hàng không và chính yếu tố nguy

hiểm về mức độ uy hiếp nghiêm trọng, hệ số rủi ro cao trong hoạt động hàngkhông chung nói chung, do đó mà các công tác liên quan đến đào tạo phi công

cũng mang theo yếu tố đặc biệt đó Hệ số đánh giá, các tiêu chí đánh giá côngtác đào tạo và chất lượng đào tạo phi công được bao gồm chung các hệ số cơbản, các tiêu chí cơ bản nói chung trong hệ thống giáo dục đào tạo được quyđịnh bởi Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng như có tính chất đánh giá khác biệt nói

riêng bởi các tiêu chí đặc biệt của chính nghề nghiệp phi công quy định Trênrất nhiều mặt khác nhau được quy định trong hoạt động hàng không nói

chung mà các tiêu chí đánh giá chất lượng đào tạo phi công ngày càng được

bé sung mới, cap nhật và hoàn thiện dần qua thời gian từ những năm thành

lập Tổng Công ty Trực thăng Việt Nam 01/6/1989 đến nay Các mức tiêu chíđược nêu có chứa đựng hàm ý chỉ định rõ tính chất đánh giá chỉ đối với côngtác huấn luyện kết hợp với công nghệ mô phỏng giả định — Simulator.

Đề thực hiện được một chuyến bay trong công tác đào tạo kết hợp côngnghệ mô phỏng (simulator) bao gồm 10 công đoạn cụ thể trong đó gồm nhiều

chi tiết và có 02 mức tiêu chí đánh giá chất lượng thang điểm là “P =

25

Trang 36

Proficient = Thanh thạo, thuần thục, nhuần nhuyễn; NT = Need Training =Cần luyện tập, rèn luyện thêm” đối với các mục yêu cau trong từng công đoạn

riêng biét.

1.4.1 Tiêu chí đánh giá về lý thuyết bay và giai đoạn chuẩn bị mặt đất

Về tiêu chí đánh giá về lý thuyết bay và giai đoạn chuẩn bị mặt đất, có

thể chia thành:

- Phân lý thuyết bay và hệ thống các lý thuyết liên quan, bao gồm: các

thiết bị, trang bị bắt buộc nhớ, giới hạn các tham số, các hệ thống trang bị

trong tàu bay (hoạt động của hệ thống), kế hoạch bay (xây dựng kế hoạch và

triển khai kế hoạch), trong tải tàu bay và sắp xếp hành khách theo sơ đồ cânbằng tải trọng tàu bay, các vấn dé kỹ thuật phát sinh b6 sung trong giai đoạn

chuẩn bị bay, các quy định và các lịch trình bay đang được áp dụng.

- Chuẩn bị mặt đất và chuẩn bị bay, bao gồm: kiểm tra khách quan bên

ngoài và trước bay (áp dụng thực tiễn), sử dụng danh mục công việc thực hiện

thao tác trong các giai đoạn bay, phương thức lăn trong khu vực sân bay, bãi

đỗ, phương thức kiểm tra chéo trong các giai đoạn bay.1.4.2 Tiêu chí đánh giá chất lượng giai đoạn cất cánh

Đối với tiêu chí đánh giá chất lượng giai đoạn cất cánh, cần đạt vềphương thức cất cánh tiêu chuẩn, cất cánh đường băng giới hạn, ngắn, cấtcánh gió cạnh (chính điện), cất cánh với trọng tải lớn nhất, cất cánh khi hỏng

1 động cơ ở giai đoạn đạt độ cao quyết định tối thiểu, cất cánh khi hỏng 1động cơ ở giai đoạn đạt tốc độ có lợi, cất cánh băng phương thức sử dụngthiết bị, hủy cất cánh và các phương thức hủy cất cánh.

1.4.3 Tiêu chí đánh giá chất lượng trong bay

Dé đánh giá tiêu chi chất lượng trong bay và các phương thức, căn cứ- Các hành động và thao tác bay, bao gồm thao tác vòng với độ nghiêng45° và cung vòng 180°, 360° trái/phải, cấu hình định mức chế độ cất cánh, cấuhình định mức chế độ đường trường, cấu hình định mức chế độ hạ cánh, các

26

Trang 37

phương thức bay đặc biệt, phương thức kiểm soát các chế độ cấu hình định

mức và phương pháp phân phối chú ý.

- Phương thức bay bằng thiết bị, bao gồm phương thức khởi hành tiêu

chuẩn với các hành trình quy định, phương thức liên lạc với kiểm soát viên

không lưu, các phương thức khu chờ, các phương thức tiếp cận hạ cánh bằng

hệ thống thiết bị chính xác tiêu chuẩn, các phương thức tiếp cận hạ cánh bằng

thiết bị không chính xác, phương thức thiết lập vòng kín.

1.4.4 Tiêu chí đánh giá chất lượng gia đoạn tiếp cận hạ cánh, hạ cánh và

các phương thức tình huỗng đặc biệt

Đối với tiêu chí đánh giá chất lượng giai đoạn tiếp cận hạ cánh, hạ cánhvà các phương thức tình huống đặc biệt, cần đạt các chỉ tiết:

- Phương thức tiếp cận hụt, bao gồm hủy hạ cánh trước độ cao quy địnhtối thiểu, phương thức tiếp cận hụt trước độ cao quy định vao hạ cánh.

- Hạ cánh, bao gồm: phương thức tiếp cận hạ cánh bằng mắt, phươngthức tiếp cận hạ cánh bằng thiết bị, hạ cánh khi gió cạnh ngang, hạ cánh khi

động cơ không còn hoạt động, hạ cánh khi có đường băng giới hạn, khu vựchạ cánh hẹp.

Đối với trường hợp các hệ thống hoạt động bình thường và bat thường,cần lưu ý về: động cơ, hệ thống khí áp, ống không tốc, hệ thống nhiên liệu,hệ thống điện, hệ thống thủy lực, hệ thống điều khiển và hê thống trợ lực tinhchỉnh, hệ thống tự động lái, hệ thống hệ thống định vị toàn cầu GPS, rađa thời

tiết, đo cao vô tuyến, nhận dạng vật thể, hệ thống liên lạc, dẫn đường, đồng

hồ tham số và các trang thiết bị buồng lái, hệ thống càng và hệ thong phanh.

- Các phương thức xử lý trường hợp bat thường và khẩn cấp, bao gồmkhi có cháy, khi có khói, hỏng động cơ, hệ thống nhiên liệu bị rò rỉ, phươngthức cất cánh, hạ cánh khi có gió giật mạnh, hạ cánh khi 02 động cơ hỏng, cất

cánh bay lại với 01 động cơ.

- Phương thức dành riêng cho trực thăng, bao gồm treo trong vùng đệm

không khí, treo và hạ cánh tự quay khi treo, hạ cánh tự quay, phương thức

27

Trang 38

khôi phục trạng thái máy bay khi vào thất tốc, cách thức vào tiếp cận hạ cánh

khi có chướng ngại vật cản cao, phương thức hạ cánh nhà cao tầng.1.4.5 Tiêu chí đánh giá về thời gian

Về tiêu chí thời gian được đánh giá chung theo các tiêu chí thang điểm

kỹ năng tuy nhiên áp dụng giới hạn bằng một lượng thời gian tối thiểu và tối

đa cho từng công đoạn và từng giai đoạn bay Cụ thể:

- Trong khung 06 giờ bay đầu, tối đa 11 giờ học viên được đào tạo về

nguyên lý điều khiển của máy bay trực thăng, có khả năng thực hiện động tác

cất hạ cánh thăng đứng lên trạng thái treo trong phạm vi bãi tập, không có

động tác nguy hiểm, đã xác định tương đối được trạng thái máy bay khi treo.- Trong khung 12 giờ đào tạo tiếp theo học viên được yêu cầu cần đạt

các tiêu chí (tối đa 21 giờ): học viên đã thực hiện được cất hạ cánh thangđứng ổn định, thực hiện treo, di chuyển ổn định theo đường chi dẫn từ khuvực nhà ga lên đường băng và ngược lại, đã hình dung được yêu cầu thực

hiện bài tập vòng kin và hiệu ứng điều khién trực thăng trên vòng kín, có khảnăng thực hiện bài tập vòng kín tương đối ổn định từ giai đoạn treo cất cánhđến cạnh chót chuẩn bị tiếp cận vào hạ cánh, hình thành cảm giác về mức rơi,độ lướt dé xác định đường trượt xuống hạ cánh theo yêu cau, không có độngtác nguy hiểm.

- Trong khung 20 giờ tiếp sau đó học viên được đảo tạo phải thực hiện

được các tiêu chí sau (tối đa 40 giờ): đã thực hiện được cất hạ cánh thắng

đứng én định, thực hiện treo, di chuyển ôn định theo đường chỉ dẫn từ khu

vực nhà ga lên đường băng và ngược lại, thực hiện được vòng kín bình

thường và các vòng kín ứng dụng, có khả năng nhận biết và cách thức xử lýcác tình huống bắt trắc cơ bản khi treo, di chuyển và trên vòng kín như hỏnghệ thống điều chỉnh trung tâm chính, tụt vòng quay, hỏng động cơ, khôngcó động tác nguy hiểm.

Như vậy tối thiểu chất lượng đạt yêu cầu của học viên được đào tạo là

38 giờ và tôi đa đối với các trường hợp đặc biệt là 72 giờ dé đạt được các yêu

28

Trang 39

cầu đã nêu trên Do đó, việc đào tạo nguồn lực phi công có áp dụng các bài

tập bay cũng như kiểm tra thực hành bay bằng công nghệ mô phỏng sẽ giúp

ích rất nhiều cho công tác chính sách đào tạo của Tổng Công ty Trực thăng

Việt Nam được cụ thê hóa về chất lượng nguồn lực phi công trước khi vào

huấn luyện bay thực tế, thực hiện tiết giảm được rất nhiều chỉ phí cũng nhưgóp phần tích lũy kinh nghiệm, cảm giác không gian và số giờ bay tích lũy

cho học viên đảm bảo được chất lượng nguồn lực bay của phi công trong

toàn Tổng Công ty.Tiểu kết chương 1

Trong chương I, luận văn đã khái quát các khái niệm cơ bản của chínhsách, công nghệ mô phỏng nói chung và công nghệ mô phỏng trong đào tạo

phi công trực thăng nói riêng Đồng thời, ở chương này, cũng đề cập đến các

tiêu chí đánh giá chính sách ứng dụng công nghệ mô phỏng trong quá trìnhđào tạo phi công trực thăng đang được áp dụng hiện nay tại Việt Nam và các

yếu tô tác động đến quá trình đào tạo nguồn nhân lực phi công trực thăng.

Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ trong thời đại 4.0 hiệnnay, Việt Nam đã và đang cố gắng nâng cao trình độ chất lượng nhân lực phicông trực thăng thông qua việc áp dụng những công nghệ tiên tiến vào trongquá trình dao tao Công nghệ mô phỏng ngày càng trở thành phổ biến, có vaitrò quan trọng trong đào tạo nhằm nâng cao chất lượng nguồn lực phi công

trực thăng Việc áp dụng công nghệ mô phỏng trong đào tạo tại Việt Nam

không chỉ đảm bảo chất lượng chuyên môn cho nguồn nhân lực phi công trực

thăng mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc giảng dạy, đảm bảo an toàn chokhóa học, tránh được những rủi ro đáng tiếc trong quá trình đào tạo.

Trong Chương 2, luận văn sẽ phân tích rõ hơn về thực trạng áp dụngcông nghệ mô phỏng trong quá trình dao tạo phi công trực thăng tại Tổng

Công ty trực thăng Việt Nam.

29

Trang 40

CHƯƠNG 2.

THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆMO PHONG TRONG ĐÀO TẠO PHI CÔNG

TẠI TỎNG CÔNG TY TRỰC THĂNG VIỆT NAM

2.1 Khái quát về Tong Công ty Trực thăng Việt Nam2.1.1 Giới thiệu Tổng Công ty Trực thăng Việt Nam

Tổng Công ty Trực thăng Việt Nam (Vietnam Helicopter — VNH), là

doanh nghiệp quốc phòng, an ninh trực thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam, khaithác dịch vụ trực thăng hàng đầu Đông Nam Á, được các khách hàng và đối

tác đánh giá cao về chất lượng dịch vụ và sự an toàn.Tổng Công ty kinh doanh trên một số lĩnh vực:

- Vận tải hàng không,

- Bay Du lịch - Dịch vụ, bay tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn trên biên đảo và

rừng nui.

- Huấn luyện, đảo tạo phi công và nhân viên kỹ thuật hàng không.

- Dịch vụ kỹ thuật hàng không, xuất nhập khâu các thiết bị vật tư ngành

hàng không.

- Thiết kế, tư vấn và xây dựng công trình hàng không,

- Kinh doanh tổng hợp: Kinh doanh bat động san, cho thuê văn phòng,

kho bãi, cung ứng, vận tải nhiên liệu hàng không; Dịch vụ giao nhận kho

Tổng Công ty Trực thăng Việt Nam hoạt động trải khắp các tỉnh, thành

trong cả nước, những địa bàn trọng điểm, chiến lược góp phần phát triển kinhtế xã hội đất nước, củng cô Quốc phòng an ninh.

Tổng Công ty đã xác định tầm nhìn sẽ sớm trở thành nhà cung cấp hàngđầu về dịch vụ trực thăng an toàn, hiệu quả trong khu vực và trên thế giới đáp

ứng mọi yêu câu và mong đợi của khách hàng.

30

Ngày đăng: 21/06/2024, 03:24

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN