Lịch sử nghiên cứu: Cho đến nay chưa có đề tài nghiên cứu khoa học nào của ĐHQG-HCM, trường, hoặc của các tổ chức, cá nhân bên ngoai tiến hành nghiên cứu về “Giải pháp quản lý nguồn thôn
Trang 1ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
TRINH NGUYEN THANH THUY
GIAI PHAP QUAN LY NGUON THONG TIN KHOA HOC
VA CONG NGHE CUA DAI HOC QUOC GIA THANH
PHO HO CHÍ MINH PHỤC VỤ SU NGHIỆP ĐÀO TAO
VA NGHIEN CUU KHOA HOC
LUAN VAN THAC Si
CHUYEN NGANH QUAN LY KHOA HOC VA CONG NGHE
Hà Nội, 2010
Trang 2ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
TRỊNH NGUYÊN THANH THUỲ
GIẢI PHAP QUAN LÝ NGUON THONG TIN KHOA HỌC
VA CONG NGHE CUA DAI HOC QUOC GIA THANH
PHO HO CHI MINH PHUC VU SU NGHIEP DAO TAO
VA NGHIEN CUU KHOA HOC
LUAN VAN THAC Si
CHUYEN NGANH QUAN LY KHOA HỌC VA CÔNG NGHỆ
MA SO: 60.34.72
Người hướng dẫn khoa hoc: TSKH Trần Trọng Khuê
Hà Nội, 2010
Trang 31 Lý do chọn đề tài: -¿- 5-55 2E2E2EE2E1EE1EE1E21711211211211211 111121 re 7
2 Lich str nghién CUU: ooo 8
3 Mục tiêu nghiÊn CU: oe ee eeceeseescceseeseceseeseeeeeesececeeseceesaeceeeaeeseeeaeeaeees 9
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu -22+2+++s+zx+zxzrxerxezes 9
5 Câu hỏi nghiên CỨU -.- G6 G1199 9v ng ng net 9
6 Giả thuyết nghiên cứu -¿©5¿+£++++EE+Ek£EEEEEEEEEEEEEEEEEEEkerkrrkerreee 9
7 Phương pháp nghién CỨU: - - S511 E + re 10
6P ¡no 3 10
9 Bồ cục của Luận VĂH: CS S1 S1 1S SSSSSSSSSSSSSSSnS ng ng nghe, 11
CHUONG 1: CO SO LY LUAN VE KHOA HOC QUAN LY, THONG TIN
KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, c5:-cccccrrttrrrrrrirrrrrirrrrrriree 12
1.1 Khái quát về tổ chức và khoa học quản lý - 5 s2 s52 12
1.1.1 Khái niệm về tổ chức và khoa học quản lý -:-s- 12
1.1.2 Các trường phải Quan Ủý S555 sksseeeeerseeree 13 1.1.3 Cac chức năng cơ bản của QUAN Ïÿ ««<«<+<s+++ 20 1.1.4 Vai trò CUA QUAN Ïý ĂằẶSĂ BS Sshhhiisssersrseresesers 23
1.2 Tổng quan về khoa học và công nghệ -2- 2-2 s2 s52 25
Trang 41.3 Khái quát về thông tin khoa học công nghệ 2-52 5z 5+: 28
1.3.1 Khải niệm thong fỈH c5 ssisEeekskreeerke 28 1.3.2 Phân loại thong [ỉH - s«cSSsSSSxksekEsseseeereeeeeree 28 1.3.3 Đặc tính của Thông ỈH: ecS<SSSsSksseeeseeees 31
1.3.4 Vai trò của thông tin trong sự phát triển của xã hội 31
1.3.5 Thông tin khoa học và công nghỆ .- «+ «<<s<++s++s++ 33
1.3.6 Quản lý nguôn lực thông tin khoa học và công nghệ 34 1.4 Vai trò của thông tin KH&CN đối với trường đại học - 34 Kết luận chương I -¿- 2-2-5 ©E£2E2EE£EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEerkerkrrei 36
CHƯƠNG 2: THUC TRANG QUAN LÝ NGUON THONG TIN KHOA
HOC VA CONG NGHE TAI HE THONG THU VIEN DAI HOC QUOCGIA THÀNH PHO HO CHI MINH .sssssesssssssscessssecessneseessneeesssneecesnneeessnness 37
2.1 Quá trình hình thành và phát trién ĐHQG-HCM: -: 37
2.2 Quy mô đảo tạo và đội ngũ sử dụng thông tin KH&CN 38
2.3 Đầu tư của DHQG-HCM cho KH&CN 2-22-©5+25scxz2cseei 42
2.4 Hệ thống quản ly thông tin Khoa học trong DHQG-HCM - Hệ thong
THU VIED oe cece eeeeeeeseesecsseeseesseeseeeseeseeesecseessecsesesesseeaesaessaesaeeseeeaeeseesseeneees 45
2.4.1 Hệ thong thư viện ĐHQG-HCM -2- 2 2+c+cesc+rzed 45
2.4.2 Chức năng và Các nhiệm vu quan trọng của hệ thong thư viện 49
2.5 Thực trạng quan lý thong tin khoa học va công nghệ - 50
2.5.1 Cấm trúc quản Ïý -©ce+c+Ek+EkeEEEEEEEEEEEErkerkerkerree 50 2.5.2 Quản lý nguồn thông tin KH&CN -2©-s+ccsccscce¿ 51 2.5.3 Phân tích điểm mạnh, điểm yẾu -c-cs+ce+cc+terererres 59
Kết luận chương 2 ¿- 2-52 +k‡SE9 91121 1E EEE12112111111111 11111 1x0 61
Trang 5CHUONG 3: CAC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUA QUAN
LÝ NGUON THONG TIN KHOA HOC VÀ CÔNG NGHỆ, 63
3.1 Định hướng phát triển hệ thống thư viện ĐHQG-HCM 63
3.2 Hệ thống các giải pháp - 2 2++s+EE‡EEeEEeEEEEEEEE2EE2E1EEEEEerkrrei 64
3.2.1 Xây dựng các quy ChE và chỉnh sách - + e+ce+eersrsreres 64
3.2.2 Giải pháp ứng dụng CNTT trong công tác xây dựng và phát triển nguồn thông tin KH&CN của ĐHQG-HCM 2-2 2 ©scsz©5s2 67
Quản ly CSDL trong thư VIỆN s5 5 2+ E**E+vEEeeEeereersrerrereke 69
3.2.3 Ứng dụng phan mém mã nguồn mở Dspace dé quản lý CSDL 73
Kết luận chương 3 - 2-2-2 2 SE‡SE‡EEEEE2EEEEEEEEE12112121111111 21111 1xU 86
KET LUẬN - St Sc t3 SE 19E21511211121111111511111111111111111111 1E TxcE 88 KHUYEN NGHI à 89 TAI LIEU THAM KHAO\ ccceccccscssessessesscssssesscsessssussessecsecersassessecaesarsaseneeee 90
Trang 6DANH MỤC CÁC TỪ VIET TAT
CSDL Cơ sở dữ liệu
ĐHCNTT Đại học Công nghệ thông tin
ĐHKHTN Đại học Khoa học Tự nhiên
ĐHBK Đại học Bách khoa
ĐHKHXH&NV Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
ĐHQG-HCM Dai học Quốc gia thành phó Hồ Chí MinhĐHQG-HN Đại học Quốc gia Hà Nội
ĐHỌT Đại học Quốc tế
KH&CN Khoa học và Công nghệ
KHQL Khoa học quản lý
NCKH Nghiên cứu khoa học
TVTT Thư viện Trung tâm
Trang 7DANH MỤC CAC BANG, BIEU
Sơ đồ 1.1 Các chức năng cơ bản của quan lý tổ chức Trang 21
Bảng 2.1 Số lượng sinh viên chính quy ĐHQG-HCM năm học 2009-2010
ẮỒẰỒÚ Trang 40
Bảng 2.2 Số lượng cán bộ ĐHQG-HCM -5 5- Trang 41
Bang 2.3 Số lượng học viên cao học tại DHQG-HCM Trang 42
Bảng 2.4 Kinh phí đầu tư cho KH&CN . -5-©5255+¿ Trang 43Biểu đồ 2.1 Phân bổ kinh phí cho hoạt động KH&CN của DHQG-HCM
II Trang 44
Biểu đồ 2.2 Mô hình hệ thống thư viện ĐHQG-HCM Trang 49
Sơ đồ 2.1 Sơ đồ tổ chức hoạt động KH&CN của ĐHQG-HCM
Mà Trang 51
Sơ đồ 3.1: Mô hình quản lý QOiY eccecccccesscssessessessessessesseestseteeseeses Trang 72
Trang 8PHAN MO DAU
1 Ly do chon dé tai:
Thông tin khoa học và công nghệ là nguồn tri thức quan trong, gop phanvào sự phát triển khoa học nói riêng và phát triển kinh tế xã hội nói chung Sửdụng hiệu quả nguồn thông tin này sẽ tác động lớn đến chất lượng đảo tạo và
nghiên cứu của trường đại học Thông tin khoa học còn phản ánh tiềm lực khoa hoc của nhà trường, góp phan khang định dang cấp, uy tin của trường đại học và là vốn quý để làm đối trọng trong quan hệ với các đại học khác
trong nước và quôc tê.
Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (DHQG-HCM) là một đại học lớn vào hàng đầu của cả nước, có đội ngũ nhà giáo, nhà khoa học đông đảo và
trình độ cao, các hệ đào tạo cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ được chú trọng phát
triên cả vê quy mô va chat lượng.
Từ các hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyền giao công nghệ, đội ngũnhà giáo, nhà khoa học và các học viên sau đại học đã thực hiện nhiều côngtrình khoa học có giá trị lý luận và thực tiễn cao Quản lý tốt, triển khai sửdụng hiệu quả các nguồn tài liệu này sẽ góp phần quan trọng vảo việc nâng
cao chất lượng đào tạo, chất lượng nghiên cứu khoa học của nhà trường Do vậy, quan lý nguồn tài nguyên này một cách có hệ thống dé khai thác hiệu quả
là một hoạt động cần được đặc biệt chú trọng.
Tuy nhiên, cho đến nay, phục vụ cho công tác nghiên cứu và giảng dạy
ĐHQG-HCM đã dau tư cả về nguồn vốn lẫn nguồn nhân lực cho hệ thống thư viện, bao gồm thư viện trung tâm và 06 thư viện của các trường đại học thành viên Những đóng góp của hệ thống thư viện vào hoạt động nghiên cứu và giảng dạy trong những năm qua là rất quan trọng, tuy nhiên ĐHQG-HCM vẫn
chưa có được một hệ thống quản lý tốt và hệ thống nguồn tài nguyên quý giánày Thực tế dé tiếp cận với nguồn tai nguyên này rất khó khăn và đây là thiệt
Trang 9thòi lớn cho nhà trường, người học và nghiên cứu Chính vì vậy mà nhiều
nguồn tài nguyên quý của trường chưa được nhìn nhận và khai thác hợp lý, đây là hệ quả trực tiếp của việc thiếu phương pháp xử lý và quản lý tài liệu
thống nhất
Với lý do nêu trên, tôi chọn đề tài “Gidi pháp quản lý nguôn thông tin
khoa học và công nghệ của Đại học Quốc gia Thành phó Hồ Chí Minh phục
vụ sự nghiệp đào tạo và nghiên cứu khoa học” làm đề tài luận văn tốt nghiệp cao học ngành Quản lý Khoa học và Công nghệ Với mong muốn áp dụng kết quả nghiên cứu vào thực tế công tác quản lý nguồn tài nguyên khoa học và
công nghệ của ĐHQG-HCM góp phần mang lại lợi ích cho người sử dụng vàcho cộng đồng
2 Lịch sử nghiên cứu:
Cho đến nay chưa có đề tài nghiên cứu khoa học nào của ĐHQG-HCM,
trường, hoặc của các tổ chức, cá nhân bên ngoai tiến hành nghiên cứu về
“Giải pháp quản lý nguồn thông tin khoa học và công nghệ của Dai học Quốcgia Thanh phố Hô Chí Minh phục vụ sự nghiệp đào tạo và nghiên cứu khoahọc” Điều này thê hiện qua số lượng các công trình nghiên cứu, các bài báo
khoa học viêt vê vân dé nay rat it:
- Một số bài báo cáo tại các hội nghị thường niên được tổ chức trong
ĐHQG-HCM có đề cập đến việc cần phải khai thác hiệu quả nguồn tài
liệu khoa học như “Phát triển nguồn tài nguyên khoa học phục vụ chiếnlược đào tạo và nghiên cứu chất lượng cao” Viết về sự cần thiết phải
tổ chức và khai thác ngu6n tài liệu xám Tuy nhiên, chưa trình bay được giải pháp sẽ phát triển nguồn tài nguyên nay bằng cách nào.
- Dé tài về Nghiên cứu xây dựng các giải pháp phát triển thư viện
PHOG-HCM Trinh bày những giải pháp dé phát triển hệ thống thu viện trong DHQG-HCM, tuy nhiên chưa dé cặp đến giải pháp phát
triên nguôn thông tin nội sinh.
Trang 103 Mục tiêu nghiên cứu
- Trinh bay một cách tông quan và có chọn lọc cơ sở lý thuyết về khoa học
quản lý và thông tin khoa học và công nghệ.
- _ Phân tích thực trạng quản lý nguồn tài nguyên khoa học và công nghệ tại ĐHQG-HCM, cụ thé là tại hệ thống thư viện ĐHQG-HCM.
- — Đề xuất các giải pháp quản lý nguồn tài nguyên khoa hoc và công nghệ
tại ĐHQG-HCM.
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
+ Đối tượng nghiên cứu: Quản lý nguồn thông tin khoa học và công
nghệ tại trường đại học phục vụ sự nghiệp dao tạo và nghiên cứu khoa hoc.
+ Phạm vi nghiên cứu: Hệ thông thư viện DHQG-HCM.
Phạm vi nội dung: Do van dé dao tạo và nghiên cứu khoa hoc tai cáctrường đại học rất đa dạng và phức tạp, trong luận văn chỉ để tập trung phân
tích và đánh giá hoạt động quản lý nguồn thông tin khoa học và công nghệ
ĐHQG-HCM.
Phạm vi không gian: ĐHQG-HCM, do vấn đề nghiên cứu liên quanđến nguồn thông tin vì vậy đề tài chỉ đi sâu phân tích hệ thống thư viện
ĐHQG-HCM.
5 Cau hỏi nghiên cứu
Giải pháp nào cho hoạt động quản lý nguồn tai nguyên khoa học vàcông nghệ của DHQG-HCM dé từ đó phục vụ đắc lực cho sự nghiệp đào tạo
và nghiên cứu chất lượng cao của ĐHQG-HCM ?
6 Gia thuyết nghiên cứu
Quản lý nguồn thông tin khoa học và công nghệ của Đại học Quốc giaThanh phố Hồ Chí Minh hiệu quả cần phải:
- Quản lý có hệ thống và theo quy trình từ khâu thu thập đến đưa
vào khai thác.
Trang 11- Ứng dụng công nghệ thông tin dé tổ chức va khai thác nguồn
thông tin KH&CN
- Ung dung phần mềm mã nguồn mở Dspace dé quan lý nguồn
thông tin KH&CN
7 Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu, trong đó gồm:
o Các quy định/văn bản về cách tổ chức quản lý tài liệu khoa học của
Nhà nước và của DHQG-HCM.
o Các quy trình quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học, thực tiễn hoạt
động nghiên cứu khoa học ở ĐHQG-HCM, các loại tài liệu khoa học.
©_ Quy trình quan lý tài liệu trong thư viện.
o Các văn bản pháp quy về thư viện, Các văn bản pháp quy về lưu trữ và
khai thác tài liệu khoa học và công nghệ.
- — Thực hiện phương pháp nghiên cứu thực tế Quy trình tổ chức nguồnthông tin KH&CN tại ĐHQG-HCM, trong đó bao gồm cả tham khảo ý kiến
của các cấp lãnh đạo và cán bộ thư viện.
- Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp và so sánh
o Căn cứ vào thực tiễn tìm hiểu hầu hết các kết quả của công trình
nghiên cứu khoa học đa phân được đưa vào “ngăn kéo” chưa được triên
khai thực hiện cũng như chưa đưa vào làm tài liệu tham khảo một phần
10
Trang 12nguyên nhân là do nguồn tài nguyên khoa học và công nghệ này chưa
được quản lý khoa học và thiếu chính sách dé khai thác hợp ly.
o Khi muốn tiếp cận với nguồn thông tin KH&CN, người sử dụngkhông thê tiếp cận ở thư viện hay bất cứ phòng ban nào của trường mộtcách hệ thống và liên thông
9 Bố cục của Luận văn:
Ngoài lời mở đầu và kết luận, luận văn được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về khoa học quản lý, thông tin khoa hoc và
công nghệ.
Trong chương này tiến hành trình bày và phân tích một cách logic và hệ
thống những khái niệm liên quan đến khoa học quản lý và nguồn thông tin
khoa học và công nghệ.
Chương 2: Thực trạng quan lý nguồn thông tin khoa học và công
nghệ tại hệ thống thư viện ĐHQG-HCM
Mục đầu tiên của chương này dành cho việc trình bày và đánh giá quá trình hình và phát triển của ĐHQG-HCM, tiếp theo đó là đi sâu phân tích thực
trạng quản lý nguồn thông tin khoa học và công nghệ tại hệ thống thư viện
ĐHQG-HCM dưới các góc độ nguồn nhân lực, cơ sở hạ tang và phương thức
quản lý các sản phẩm cụ thể như kỷ yếu, tạp chí, sách và các tài liệu khác
Chương 3: Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nguồn
thông tin KH&CN.
Trên cơ sở những kết quả thu được ở 02 chương trước, đề xuất các giải pháp dé quan lý nguồn thông tin khoa học và công nghệ phục vụ cho việc đào
tạo và nghiên cứu tai DHQG-HCM.
11
Trang 13CHƯƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VE KHOA HỌC QUAN LY, THONG TIN
KHOA HỌC VA CÔNG NGHỆ
1.1 Khái quát về tổ chức và khoa hoc quản lý
1.1.1 Khái niệm về tổ chức và khoa học quản lý
Có nhiều định nghĩa khác nhau về tổ chức:
Tổ chức là một nhóm các cá nhân làm việc cùng nhau hướng tới mụctiêu chung Các tô chức có thể vì mục tiêu lợi nhuận, chăng hạn như các tôchức kinh doanh ma chúng ta rất quen thuộc (Microsoft, Wal-Mart, Honda),
hoặc không vì mục tiêu lợi nhuận (như nhà thờ, hội, các trường đại học công).
Du vì mục tiêu lợi nhuận hay phi lợi nhuận, các tổ chức có một đặc điểm
chung: Chúng được tạo nên từ con người Những nỗ lực của những người này
phải được phối hợp đề tô chức đạt được mục tiêu của nó.
Theo Đại từ điển Tiếng Việt, Nguyễn Như Ý chủ biên, NXB Văn Hóa,
1999 “Tổ chức là tập hợp những người được tổ chức theo cơ cấu nhất định dé
hoạt động vì lợi ích chung”.
Hoặc “Tổ chức là đoàn thể do nhiều bộ phận hợp thành, với mục đích, tôn chỉ, cương lĩnh hoạt động” (Tt điển Từ và Ngữ Việt Nam, Nguyễn Lân, NXB TP Hồ Chí Minh, 2000).
Khoa học quản lý (KHOL): có đối tượng nghiên cứu là các quan hệ
phát sinh trong quá trình hoạt động của các tô chức
Đó là quan hệ giữa tô chức với môi trường như khách hàng, những nhà
cung cấp, các nhà phân phối, các đối thủ cạnh tranh, các tổ chức liên doanh liên kết, các cơ quan Nha nước, các tổ chức khác, hay mối quan hệ giữa các
cá nhân và tập thể lao động trong tổ chức
Khoa học quản lý cung cấp những kiến thức cơ bản làm nền tảng cho
việc nghiên cứu sâu các môn học về quản lý tô chức theo lĩnh vực hoặc theo
12
Trang 14ngành chuyên môn hóa.
Khoa học quan lý là một khoa học liên ngành vì nó sử dụng tri thức của
nhiều khoa học khác nhau:
Quản lý chính là quá trình ra quyết định và tổ chức thực hiện quyết định.
Đề ra quyết định cần có thông tin quản lý.
Quá trình thu thập dữ liệu.
Chọn lọc và xử lý dữ liệu.
Bảo quản thông tin, cung cấp thông tin cho những người ra quyết định
1.1.2 Các trường phải quan lý
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về quản lý:
“Quan lý là biét được chính xác điêu bạn muôn người khác làm và sau
đó thây được răng họ đã hoàn thành công việc một cách tôt nhât và rẻ nhât”
(F.W Taylor).
“Quản trị (quản lý) là những hoạt động cần thiết phải được thực hiện
khi con người kết hợp với nhau trong các tô chức nhằm thành đạt những mục
%* Trường phái cỗ điển về quản lý
Trường phái cô điển về quan lý bao gồm hai lý thuyết chính Mét là
“Lý thuyết quản lý theo khoa học” ở Hoa Kỳ của F.Taylor và các cộng sựcủa ông; hai là “Lý Thuyết về quản lý hành chính — tổ chức” của Henry
13
Trang 15Fayol (ở Pháp), Max Weber (ở Đức), Chester Barnard, Luther Gulick va Lynda Urwich (6 Anh va Hoa Ky).
+ Ly thuyết quan lý theo khoa học (scientific management)
Thuật ngữ “quan lý theo khoa học” được chính F.Taylor sử dụng dé đặt
tên cho tác phâm của mình: “Các nguyên tắc quản lý theo khoa học” xuất bản
năm 1911 Từ đó đến nay, thuật ngữ này dùng để chỉ tư tưởng của một nhómtác giả ở Hoa Kì, đứng đầu là F.Taylor (1856-1915) muốn nâng cao hiệu quả
quản lý bằng cách đưa ra các biện pháp tăng năng suất lao động của công
nhân.
T huyết quản lý theo khoa học của Taylor
F.Taylor dựa trên sự nghiên cứu và phân tích quá trình vận động của
người sản xuất (thao tác), đề ra quy trình lao động hợp lý, không thừa, khôngtrùng lặp, tốn ít thời gian và sức lực dé đạt năng suất cao Hợp lý hóa lao động(theo nghĩa rộng là tô chức lao động một cách khoa học) là đặc trưng nổi bật
của thuyết F.Taylor — thuyết quản lý theo khoa học, một thuyết có giá trị lớn
mở ra “kỷ nguyên vàng” trong quản lý ở Mỹ và ảnh hưởng sâu rộng đến toàn
bộ quản lý học của xã hội công nghiệp.
Tư tưởng cơ bản về quản lý của Taylor thé hiện qua định nghĩa: “Quản lý
là biết được chính xác điều bạn muốn người khác làm, và sau đó hiểu được
rằng họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất” Nội dung chủ
yếu của thuyết Taylor gồm:
- Cải tạo các quan hệ quản lý
- Tiêu chuẩn hóa công việc
- Chuyên môn hóa lao động
+ Lý thuyết quản lý hành chính — tổ chức
Là tên được đặt cho một nhóm các tư tưởng quản lý của một số tác giả
ở Mỹ, Pháp, Anh, Đức Nếu các lý thuyết quản lý theo khoa học tập trung vàoviệc nâng cao năng suất lao động ở cấp phân xưởng và theo hướng vi mô, thì
14
Trang 16lý thuyết quản lý hành chính tập trung sự chú ý vào những nguyên tắc quản lý
lớn áp dụng cho những cấp, bậc tổ chức cao hơn.
Trong lý thuyết quản lý hành chính, nổi bật là Henry Fayol của Pháp,
Max Weber của Đức, Chetster Barnard của Mỹ.
Lý thuyết quản lý của Henry Fayol
Henry Fayol (1841 — 1925) là người đưa ra thuyết quản lý hành chính ở
Pháp, được đánh giá là một Taylor của Châu Âu” là “người cha thực sự của lý
thuyết quản lý hiện đại”
H Fayol định nghĩa: Quản ly là sự dự đoán và lập kế hoạch, tổ chức,
điều khiển, phối hợp và kiểm tra Đó chính là năm chức năng co bản của nhà
quản lý.
H Fayol phân loại hoạt động của một hãng kinh doanh thành 6 nhóm: 1) Kỹ thuật; 2) Thương mai; 3) Tài chính; 4) An ninh bảo vệ người và tài sản;
5) Hạch toán, thống kê; 6) quản lý hành chính.
Ông cho rằng quản lý hành chính có liên quan tới cả 5 nhóm hoạt độngbên trên và là sự tổng hop bao trùm dé tao ra sức mạnh tổng hop của một tổ
chức Chức vụ cảng cao thì đòi hỏi khả năng quản lý hành chính càng lớn;
còn ở cấp dưới thì khả năng chuyên môn là quan trọng nhất
Khác với Taylor xem xét mối quan hệ quản lý từ cấp thấp nhất củaquản lý xí nghiệp công nghiệp, Fayol xem xét quản lý từ trên xuống, tập trungvào việc tô chức bộ máy lãnh đạo của các hãng lớn, Fayol đi đến kết luậnrằng thành công của người quản lý không phải nhờ những phẩm chat cá nhân
mà nhờ những phương pháp đã áp dụng và những nguyên tắc chỉ đạo hành
động của người quản lý đó.
Nhắn mạnh vai trò quan trọng của các phương pháp và nguyên tắc khoahọc là điểm chung giữa Taylor và Fayol trong cách tiếp cận về quản lý
Các nguyên tắc quản lý hành chính không cứng nhắc, tuyệt đối mà sự vận dụng nó phải căn cứ vào hoàn cảnh cụ thể, phải linh hoạt như một nghệ
15
Trang 17thuật, đòi hỏi ở nhà quản lý trí thông minh, kinh nghiệm và sự quả quyết Cácnguyên tắc đó là:
- Phân công lao động và chuyên môn hóa, nhằm tạo ra năng suất laođộng cao Phân công phải phù hợp, rõ ràng và tạo sự liên kết
- Quyền hạn: Người quan lý phải có quyền hạn chính thức dé ra quyết
định, đồng thời phải có uy tín cá nhân Quyền hạn phải đi đôi với trách nhiệm
- Kỷ luật: Người lao động phải tự nguyện tuân thủ nội quy của tổ chức
Kỷ luật tốt là nhờ tổ chức quản lý, điều hành có hiệu lực, nhờ thực hiện côngbăng hợp lý trong đãi ngộ, nhờ thưởng phạt công minh
- Chỉ huy thống nhất: Mỗi cấp dưới chỉ nhận mệnh lệnh từ một cấp
trên.
- Chỉ đạo nhất quán: Lập một cơ quan quản lý chỉ đạo duy nhất, có
năng lực, hoạt động mạnh, có khả năng đưa ra được những quyết định dứt
khoát, rõ ràng, chính xác.
- Hài hòa lợi ích: Cá nhân phục tùng lợi ích chung, bộ phận phục tùng
lợi ích toàn bộ tổ chức Quản lý phải xử lý hài hòa khi có mâu thuẫn, xung đột
lợi ích.
- Thù lao hợp lý, trả công thỏa đáng và sòng phăng
- Tập trung quyền lực quản lý: Có hệ thống quyền lực thông suốt từ cao nhất đến thấp nhất Việc ra quyết định phải tập trung vào cấp có quyền cao nhất.
- Sự hợp tình hợp lý: Những người lao động cần được đối xử một cách
công bằng và hợp tình hợp lý.
- Ôn định chức trách: Hạn chê việc thuyên chuyên, đôi việc, tạo điều kiện học tập và tích lũy kinh nghiệm.
- Kiểm tra tất cả mọi công viéc
- Sáng tạo: Trao đủ quyền chủ động cho cấp dưới, thúc đây óc sáng tạo
16
Trang 18và sự hứng thú trong công việc.
- Tinh thần đồng đội: Tăng cường ý thức tập thé, sự thống nhất và đoànkết hỗ trợ giữa những người lao động trong một tổ chức
s* Trường phải tâm lý — xã hội trong quan ly
Đó là những tư tưởng về quản lý, trong đó nhân mạnh đến vai trò của
yếu tố tâm lý, tình cảm, quan hệ xã hội của con người trong công việc — là
những yếu tố mà trường phái cô điển chưa đề cập đến Trường phái tâm lý —
xã hội có thé chia thành hai nhóm lý thuyết lớn:
- Lý thuyết về mối quan hệ con người
- Lý thuyết về hành vi.
- Lý thuyết về mối quan hệ con người quan tâm tới các yếu tố tâm lý con
người, tâm lý tập thé và bầu không khí trong xí nghiệp, phân tích tác động
qua lại giữa con người với nhau trong hoạt động của xí nghiệp Đại diện của trường phái nay là Hugo Munsterberg, Elton Mayo, Mary Parker Follet.
- Lý thuyết về hành vi: Cũng như thuyết quan hệ con người trong quan
lý, thuyết hành vi vận dụng khoa học tâm lý vào quản lý, nhưng nó quy các hiện tượng tâm lý vào phản ứng của con người được biểu hiện ra bên ngoài băng hành vi, chú trọng tới mối liên hệ kích thích — phan ứng mà không cần
tính đến các trạng thái ý thức và động cơ của con người Các tác giả tiêu biêucủa lý thuyết này là Herbert Simon và Douglas Mc Gregor
Douglas Mc Gregor (1906-1964) là một nhà khoa học hành vi đã dành
cả cuộc đời mình cho việc nghiên cứu hành vi của con người trong một tô
chức.
Thuyết hành vi nồi tiếng của ông là thuyết X và tiếp đó là thuyết Y
Thuyết X là lý luận về hành vi chung của người lao động, cho răng: một người bình thường có mối ác cảm với công việc và sẽ lần tránh nó nếu có thé được; từ đó thích bị điều khiển (ép buộc, trừng phạt), muốn né tránh trách
nhiệm và chỉ muốn an phận, ít hoài bão, và đó là bản chất máy móc vô tô
17
Trang 19chức của con người.
Thuyết X chủ trương trong quản lý sử dụng quyên lực tuyệt đối với cấpdưới, điều khiển và giám sát chặt chẽ dé đối phó với những người không đángtin cậy và vô trách nhiệm; phải sử dụng lợi ích vật chất và hình phạt dé thúcđây người lao động làm việc Như vậy thuyết X tán thành cách tiếp cậnnghiêm khắc và ủng hộ cách quản lý bằng lãnh đạo và kiểm tra
Dựa trên quan niệm nhân bản và lạc quan hơn về hành vi chung củangười lao động, thuyết Y quan tâm đến khả năng của con người tự tạo ra động
cơ làm việc (liên quan đến nhu cầu); kết hợp lý trí và tình cảm; phát huy nhiệt
tình, năng lực và trí sáng tạo; khả năng tự định hướng và tự chủ dé đạt được
mục tiêu của t6 chức khi nó thống nhất với mục tiêu cá nhân Từ đó thuyết Y chủ trương sử dụng “biện pháp tự chủ”, tạo ra những điều kiện phù hợp dé
các thành viên trong tô chức có thể đạt tới mục tiêu của chính mình một cách
tốt nhất bang cách cố gang hết sức vì thành công của xí nghiệp Người quản
lý phải giao phó công việc cho những người đáng tin cậy, thúc đây họ làmviệc với tinh than tự giác, sử dụng quyền tự chủ ngày càng cao với ý thứctrách nhiệm đầy đủ
Tóm lại thuyết Y cho rằng, chỉ khi quan tâm đến mặt nhân văn của xínghiệp, mọi người mới cố gắng đạt được kết quả
Sự khác nhau chủ yếu giữa thuyết X và thuyết Y là ở chỗ:
Thuyết X đề cập tới phương thức quản lý truyền thống, tập trung và chuyên quyền; Còn thuyết Y dé cao tính dân chủ.
s* Trường phải định lượng trong quản lý
Trường phái này gồm một số các lý thuyết: lý thuyết định lượng về quản lý (quantitative management theory), lý thuyết hệ thống (system theory),
lý thuyết nghiên cứu tác nghiệp hay “vận trù học” (operation research), được
xây dựng trên nhận thức cơ bản răng: quản lý là ra quyết định và muốn quản
lý hiệu quả, các quyết định phải đúng dan và chính xác Dé có thể làm được
18
Trang 20điều đó, nhà quản lý phải có quan điểm hệ thống khi xem xét sự việc, thu thập
và xử lý thông tin, phải sử dụng các mô hình toán học trong việc ra quyết định quản lý và kiêm tra, công thức hóa các giải pháp quan lý.
Nói chung trường phái này quan tâm đến các yêu tô kinh tế và kỹ thuậttrong quản lý hơn là các yếu tố tâm lý xã hội, và nhân mạnh đến các phương
pháp khoa học trong việc giải quyết các vấn đề quản lý, đặc biệt là lượng hóa các yêu tố liên quan bằng cách áp dụng phương pháp toán học và thống kê.
Lý thuyết hệ thống do L.P Bertalafly — nhà sinh vật học người Áo —
đề xuất từ những năm 1940, và đến những năm 1960 — 1970 được áp dụng
phổ biến trong quan lý.
Thuyết này cho rằng: hệ thống là tập hợp các bộ phận, các phần tử cómối liên hệ qua lại bên trong, tạo nên tính chất ưu việt hơn hắn mà các phần
tử riêng lẻ không có; một hệ thống bao giờ cũng nằm trong một môi trường
nhất định với các yếu tố cấu thành cơ bản: đầu vào, quá trình hoạt động vàđầu ra Trên thực tế mọi hệ thống đều là hệ mở với mức độ mở khác nhau; hệthống càng mở thì đường biên của hệ thống với môi trường càng linh hoạt
s* Trường phải văn hóa trong quản lý
Không những kế thừa các tư tưởng quản lý trước đây, các học thuyết
quản lý trong xã hội đương đại, từ năm 1960 đến nay, vừa mang tính văn hóa,
tính nhân đạo, vừa mang tính hiện đại, đó là:
- Trường phải quản lý Nhật Bản với các thuyết văn hóa quản lý
- Thuyết quản lý tổng hợp và thích nghi
Bên cạnh các lý thuyết quản lý của các nước phương Tây, ở một số nướcphương Đông như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, xuất hiện các lý thuyết
quản lý riêng của mình.
Thành công “thần kỳ” về kinh tế của Nhật Bản đã khiến các nhà quản lý
khoa học quản lý phương Tây quan tâm, thậm chí sùng bái mô hình và phương pháp quản lý độc đáo, được gọi là phong cách quản lý hoặc nghệ
19
Trang 21thuật quản lý Nhật Bản.
Theo trường phái quản lý của Nhật Bản, xuất hiện hai thuyết:
- Thuyết Z và những kỹ thuật quản lý Nhật Bản của Willam Ouchi
- Ly thuyết Kaizen — chìa khóa của sự thành công về quản lý ở Nhật Bản
của Massaakiimai.
1.1.3 Các chức năng cơ bản của quản lý
Đây chính là những nội dung quan trọng nhất, trả lời câu hỏi làm quản lý
cụ thể là làm gì?
Những chức năng quản lý sẽ thé hiện công nghệ của hoạt động quản lý
Quá trình hoạt động của các tô chức trong điều kiện biến đổi nhanh, phứctạp với xu thế không thể đảo ngược của môi trường luôn đặt ra những tháchthức lớn lao đối với các nhà quản lý
Hoàn thiện, đôi mới không ngừng quản lý đảm bảo sự tồn tại và phát triển
không ngừng của các tô chức.
Phân tích kinh tế, quản lý rủi ro, đổi mới các phương pháp và công cụquản lý, hướng tới chất lượng và hiệu quả là những yếu tố được quan tâmtrong tất cả các nội dung của quản lý
Các chức năng quản lý sẽ được nghiên cứu theo hai cách tiếp cận.
Cách tiếp cận thứ nhất bao gồm 04 chức năng:
Trang 22So đồ 1.1 Các chức năng cơ bản của quản lý tổ chức
Các nguôn Quá trình quản lý Kauä:
- Nhân lực J hoach ` - Đạt Mục tiêu
- Tài lực + Sản Phẩm
sth Kiém To + Dich vu
- Vat luc tra phụ
- Thông tin - Mục tiêu đúng
R - Hiệu quả cao
Lãnh
đạo
Nguồn: Khoa khoa học quản lý, Đại học kinh tế Quốc dân Hà Nội
(2004), Giáo trình Khoa hoc quản lý [20].
+ Lập kế hoạch: Quản lý ở tất cả các cấp độ của thang bậc tô chức phải gan với lập kế hoạch Lập kế hoạch bao gồm lập ra các mục tiêu và xác định các hành động cần thiết để đạt được các mục tiêu đó Trong khi các nhà quản
lý cấp cao lập các mục tiêu và chiến lược chung, các nhà quản lý trong cả
thang bậc tô chức phải phát triển các kế hoạch hành động cho các nhóm làmviệc của mình đóng góp vào các nỗ lực của toàn tô chức Tat cả các nha quản
lý phải phát triển các mục tiêu gắn liền với và hỗ trợ cho chiến lược chung
của tô chức.
21
Trang 23+ Tổ chức: Chức năng quản lý của tổ chức bao gồm việc xác định cácnhiệm vụ cần được thực hiện, ai sẽ thực hiện chúng và các nhiệm vụ đó được
quản lý và phối hợp như thế nào Các nhà quản lý phải tổ chức các thành viên của nhóm làm việc của mình và của toan tổ chức, do vậy những thông tin,
nguồn lực và nhiệm vụ được thực hiện trôi chảy, hợp lý và hiệu quả trongtoàn bộ tổ chức Các vấn đề về văn hoá của tô chức và quản lý nguồn nhânlực cũng là một yếu tố cơ bản của chức năng này Quan trọng nhất, tổ chứcphải được cấu trúc theo những mục tiêu chiến lược và hoạt động để có thểphản ứng với những thay đổi của môi trường kinh doanh
Lãnh đạo: Nhà quản lý phải có khả năng lãnh đạo các thành viên của
nhóm làm việc hướng tới hoàn thành các mục tiêu của tô chức Dé trở thànhcác nhà lãnh đạo giỏi, nhà quản lý phải hiểu động lực của các cá nhân vànhóm, có khả năng khuyến khích nhân viên, phải là người truyền thông hữu
hiệu Trong môi trường kinh doanh ngày nay, các nhà lãnh đạo hữu hiệu còn
phải biết nhìn xa trông rộng - có khả năng nhìn trước tương lai, chia sẻ tầmnhìn đó, trao quyền cho nhân viên Thông qua sự lãnh đạo hữu hiệu mới có
thê đạt được các mục tiêu của tô chức.
+ Kiểm soát: Các nhà quản lý phải điều khiển hoạt động của tổ chức cũng như các quá trình thực hiện kế hoạch chiến lược và hành động Kiểm soát đòi
hỏi phải xác định khoảng cách giữa kế hoạch và kết quả thực tế Khi một tổchức không thức hiện được như kế hoạch đã định ra, các nhà quản lý phải có
hành động dé sửa đổi Những hành động đó có thé bao gồm tiếp tục theo đuôi
kế hoạch ban đầu một cách kiên quyết hơn hoặc điều chỉnh kế hoạch cho phùhợp với tình hình thực tế Kiểm soát là một chức năng quan trọng của quátrình quản lý bởi vì nó đưa ra các biện pháp để đảm bảo răng tô chức đang
vận hành hướng tới đạt được các mục tiêu của nó.
Với bốn chức năng của quản lý, hãy tiếp tục xem xét về nhà quản lý Nhà
quản lý là người lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát các hoạt động
của tô chức nhăm đạt được các mục tiêu của nó.
22
Trang 241.1.4 Vai trò của quan ly
Theo nghiên cứu của Henry Mintzberg, các nhà quản lý có ba vai trò cơ
bản: Con người, thông tin và ra quyết định
s* Vai tro con Hgười.
Những vai trò dau tiên do Mintzberg định nghĩa là vai trò con người.
Những vai trò này xuất hiện trực tiếp từ cơ sở quyên lực chính thức của nhà
quản lý, bao gồm mối quan hệ với các thành viên của tổ chức và các yếu tố
cau thành khác Ba vai trò con người ma nhà quản ly đảm nhiệm là người có
địa vị danh nghĩa, người lãnh đạo và người liên lạc.
Như là người đứng đầu của một đơn vị tô chức, các nhà quản lý phảithực hiện những nhiệm vụ nhất định mà về cơ bản có tính nghi lễ Ví dụ cácnhà quản lý có thé xuất hiện tại các buổi lễ tập thể, tham gia các sự kiện xã
hội, mời ăn trưa với những khách hàng quan trọng Trong khi thực hiện
những việc nay các nhà quản lý thực hiện vai trò của họ như là người có địa
vị danh nghĩa.
Do các nha quan lý chiu trách nhiệm lớn về thành công hay thất bại của
đơn vị tổ chức của họ, họ còn phải đóng vai trò nhà lãnh đạo trong nhóm làm việc của họ Cuối cùng các nhà quản lý phải đóng vai trò như là người liên lạc
của tô chức Họ hoạt động như là người liên lạc cả khi làm việc với các cánhân và các nhóm trong tô chức và phát triển mối quan hệ thuận lợi với các cá
nhân, đơn vi ngoai tô chức.
s* Vai tro thông tin
Nhóm vai trò quan ly thứ hai do Mintzberg xác định là vai tro thông
tin Trong vai trò thông tin, các nhà quản lý chịu trách nhiệm đảm bảo rằng những người mà họ làm việc cùng phải có được thông tin đầy đủ để thực hiện
công việc một cách hữu hiệu Với những trách nhiệm quản lý, nhà quản lý trở
thành trung tâm thông tin của đơn vị họ và là nguồn thông tin cho nhữngnhóm khác trong tổ chức Mọi người trong tổ chức phụ thuộc vào cấu trúc
23
Trang 25quan lý và các nhà quản ly dé truyền bá hoặc cho phép tiếp cận thông tin họ
cần dé thực hiện công việc.
Một vai trò thông tin mà nha quan lý phải có đó là người kiểm soát.Như là những người kiểm soát, nhà quản lý rà soát liên tục môi trường bêntrong và bên ngoài tô chức dé có được thông tin hữu ích Các nha quản lýkiếm tìm thông tin từ nhân viên cấp dưới hoặc các mối liên hệ khác, và có thể
nhận được thông tin tự nguyện từ mạng lưới các mối quan hệ cá nhân Từ
thông tin này, các nhà quản lý xác định cơ hội và mối đe doạ tiềm năng đối
với nhóm làm việc và tổ chức
Trong vai trò như là người truyền bá, các nhà quản lý chia sẻ và phân
bồ thông tin họ nhận được như là người kiểm soát thông tin Nhà quan lýchuyên những thông tin quan trọng tới những thành viên trong nhóm làm việccủa họ Phụ thuộc vào đặc điểm của thông tin, nhà quản lý có thể từ chốikhông cung cấp thông tin cho các thành viên của nhóm Quan trọng nhất, cácnhà quản lý phải đảm bảo răng nhân viên của họ có được thông tin cần thiết
đê thực hiện nhiệm vụ một cách hiệu quả và hữu hiệu.
Vai trò thông tin cuối cùng mà nhà quản lý đảm trách là người phát
ngôn viên Nhà quản lý phải thường xuyên liên lạc thông tin với các cá nhân bên ngoài don vi va tô chức.
s* Vai tro ra quyét định:
Cuối cùng, nhà quản lý đóng vai trò như là người ra quyết định Trong vai trò ra quyết định, nhà quản lý xử lý thông tin và đưa ra kết luận Thông tin
gần như không có giá trị nêu nó không được sử dụng để ra quyết định cho tô
chức Các nhà quản lý ra các quyết định này Họ đưa các nhóm làm việc của
họ vào các quá hành hành động va phân bổ nguồn lực, nhờ vậy các kế hoạch
của nhóm sẽ được thực hiện.
Một vai trò ra quyết định mà nhà quản lý đảm nhiệm đó là nhà doanh
nghiệp Xem lại vai trò là người kiểm soát, nhà quản lý rà soát môi trường
bên trong và bên ngoài tô chức dé tìm kiếm sự thay đổi có thé tạo ra cơ hội.
24
Trang 26Như là một nhà doanh nghiệp, nhà quản lý sáng tạo ra các kế hoạch nhằm tận
dụng cơ hội đã được xác định Nó có thể bao gồm việc phát triển sản phẩm và
dịch vụ mới, hoặc các quá trình.
Vai trò ra quyết định thứ hai của nhà quản lý là người giải quyết rắc rối
Dù một tổ chức được quản lý tốt hay không, mọi việc không phải lúc nào
cũng trôi chảy Nhà quản lý phải giải quyết các xung đột và các vấn đề khi chúng nảy sinh, điều này bao gồm việc giải quyết khi khách hàng tức giận, đàm phán với nhà cung cấp bất hợp tác, hoặc can thiệp vào tranh chấp giữa
các nhân viên.
Vai trò quyết định cuối cùng của nhà quản lý là người đàm phán Các nghiên cứu về công việc quản lý ở các mức độ cho thấy răng nhà quản lý sử
dụng một tỷ lệ thời gian lớn để đàm phán Nhà quản lý có thể đàm phán với
người lao động, nhà cung câp, khách hàng và các nhóm làm việc khác.
Nha quan lý tồn tại ở nhiều cấp độ trong thang bậc tổ chức Một tổchức nhỏ có thé chỉ có một tầng quản lý trong khi một tổ chức lớn có thé có
nhiêu tâng.
Nhìn chung các tổ chức tương đối lớn thường có 3 cấp độ quản lý: quản
ly cấp thấp, quản lý cấp trung, và quản lý cấp cao Hầu hết các tổ chức có
nhiều nhà quản lý cấp thấp hơn là nhà quản lý cấp trung, và nhiều nhà quản lýcấp trung hơn là nhà quản lý cấp cao
1.2.Tổng quan về khoa học va công nghệ
Sự phát triển của khoa học và công nghệ trong thế kỷ XX là chưa từng
có trong lịch sử, xu thé ấy hiện nay đang tiếp tục và dự báo là sẽ còn pháttrién mạnh hơn nữa Yêu cầu luôn đổi mới sản phẩm dé tăng cường sức cạnh
tranh trên thị trường là một động lực quan trọng trong quá trình hoạt động và
phát triển nói chung
Thuật ngữ công nghệ “technology” có nguồn gốc từ tiếng Hy lạp
“tekhne” và “logla”, hai từ đó có nghĩa như sau “tekhne” nói về “tai nghệ” sự
25
Trang 27A33 66.
tinh xảo cua tay nghé ; con “logia” có nghĩa là “lý lẽ vê”, “môn học vê” Tom lại, gôc cô của thuật ngữ technology có nghĩa là “tài nghệ học”, nói vê sự
khéo léo, tinh xảo, cách làm độc đáo, bi truyên, đê đạt tới sản phâm có chat
lượng cao của các nghê thủ công lúc đó.
Thuật ngữ công nghệ thông thường được đặc trưng bởi các phát minh
và cải tiễn sử dụng các nguyên lý và quy trình đã được khoa học phát hiện ra
gan nhất.
Ngày nay, trong quá trình phát triển và nghiên cứu đã có rất nhiều định
nghĩa khác nhau về công nghệ như sau:
C.Mac trên cơ sở nghiên cứu sâu sắc và toàn diện sự phát triển của khoa học, kỹ thuật và công nghệ khi chuyên từ công trường thủ công sang sản
xuất công nghiệp, trong khuôn khổ của kinh tế thị trường, trong bộ sách Tư
bản đã đưa ra nhận định có tính chất định nghĩa công nghệ, cho đến nay vẫn
được coi là đúng đắn nhất, tổng quát nhất va đầy đủ nhất như sau: “Côngnghệ làm nồi bật thái độ tích cực của con người đối với thiên nhiên, vạch rõquá trình sản xuất trực tiếp ra đời sống của con người và những điều kiện củađời sống xã hội của họ cũng như những khái niệm tinh than bắt nguôn từ điềukiện ấy”
Một cách trình bày khác của cơ quan giáo dục, khoa học, văn hóa của
Liên Hiệp Quốc nhắn mạnh rang, công nghệ cho phép tạo ra môi trường sốngnhân tạo đầy đủ và tiện nghi hơn: công nghệ là công cụ chủ yếu trong cáchoạt động chuyển đổi nhằm biến đổi các nguôn lực tự nhiên thành nguồn lực
sản xuất dé tăng trưởng kinh tế thông qua hệ thống sản xuất g6m một loạt các quá trình thực hiện các chuyển đổi nói trên Cách trình bày này chú ý hơn đến khía cạnh kinh tế, xã hội mà công nghệ có tác động quyẾt định.
Ngân hang thế giới (WB — 1985): “Công nghệ là phương pháp chuyểnhóa các nguồn lực thành sản phẩm, gom 3 yếu tố: thông tin, công cụ và sự
hiểu biết (kiến thức) và mục tiêu cũng là chuyển hóa các nguồn lực thành sản
phẩm”
26
Trang 28Theo Luật Khoa học và Công nghệ năm 2000 của Việt Nam: “Công
nghệ là tập hợp các phương pháp, quy trình, kỹ năng, bí quyết, công cụ, phương tiện dùng dé biến đối các nguồn lực thành sản phẩm” Theo định
nghĩa này, công nghệ bao gồm cả kiến thức và công cụ, phương tiện và mục
đích là biên đôi các nguôn lực thành sản phâm.
Qua các định nghĩa trên, xét về cơ bản thì công nghệ là thứ cần có để biến đổi các nguồn lực thành sản phẩm Công nghệ là những phương tiện và kiến thức hiểu biết dé thực hiện các hoạt động sản xuất — dịch vu trong xã hội
và chủ yếu phản ánh thực tiễn của các nước phát triển Trong định nghĩa thứ
hai và thứ ba vẫn coi công nghệ là kiến thức nhưng nhấn mạnh đến các dạngthức cụ thê của công nghệ và vật mang kiến thức công nghệ, có tác dụng thiếtthực, đáp ứng được những vấn đề liên quan đến quá trình công nghiệp hóacủa các nước phát triển trong đó có Việt Nam Định nghĩa về công nghệ của
Luật Khoa học và Công nghệ của Việt Nam đã phản ánh đầy đủ những yếu tố
thành phan của công nghệ, phù hợp với điều kiện cụ thé của Việt Nam Côngnghệ là động lực cho sự phát triển kinh tế xã hội, là cơ sở cho quá trình công
nghiệp hóa — hiện đại hóa, phát triển nhanh và bền vững đất nước.
Đề làm rõ hơn cơ cau của công nghệ, theo tải liệu của Hội đồng kinh tế Châu Á và Thái Bình Dương của Liên Hiệp Quốc (ESCAP) thì công nghệ
gồm bốn yếu tô cơ bản như sau: công cụ và phương tiện sản xuất, kỹ năng vàkinh nghiệm sản xuất, dit liệu và thông tin sản xuất, tổ chức và quản lý sản
xuất Bốn yếu tổ trên tựu chung lại trong hai phan là phan cứng và phần mềm.
Phần cứng phản ánh các kỹ năng mới của sản xuất; phần mềm phản ánh các
giải pháp kỹ thuật Sự phân tích tương đối chỉ tiết các bộ phận công nghệ trên đây trong một thời gian vài thập kỷ ở nữa sau của thế kỷ XX đã giúp đánh giá được hàm lượng công nghệ, góp phần thúc đây phát triển năng lực công nghệ
của nhiều nước và từ đó hình thành thị trường công nghệ ngày càng mở rộng.Tuy nhiên, theo xu hướng phát triển thì cách phân tích cụ thể trên tỏ ra không
còn phù hợp do ranh giới giữa các bộ phận ngày cảng bị xóa nhòa và khoa
học công nghệ đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp
27
Trang 291.3 Khái quát về thông tin khoa học công nghệ
1.3.1 Khai niệm thông tin
Thông tin (information) là một hiện tượng vốn có của thế giới vật chất Nhưng không phải ngay từ đầu thông tin đã được con người nhận thức ở cấp độ khái niệm Lần đầu tiên thông tin được con người chú ý nghiên cứu về
mặt ý nghĩa xã hội của nó vào những năm 20 - 30 của thế kỷ XX Khái niệmthông tin đi vào khoa học hiện đại, trước hết là lý thuyết thông tin củaC.Shenon và đã trở thành đối tượng nghiên cứu chủ yếu, trực tiếp của điềukhiến học, của lý thuyết thông tin và tin học Từ đó có rất nhiều đinh nghĩa về
thông tin Nhưng để tiếp cận với bản chất chung nhất của thông tin - hiện tượng vốn có của thé giới vat chất — chúng ta có thé nói tới vai trò khái quát của triết học Nhờ lý thuyết phản ánh của Lênin cùng với sự phát triển của
khoa học hiện đại, đặc biệt là lý thuyết thông tin, điều khiến học và tin học,
chúng ta đã tiếp cận được với bản chất của thông tin Theo Tiêu chuẩn Việt
Nam TCVN 5453-1991 về Hoạt động thông tin khoa học và tư liệu được hiểu
như sau: “Thong tin là các dữ liệu, tin tức được xem xét trong quá trình tôn
tại và vận động trong không gian và thời gian”.
Thông tin đóng vai trò hết sức quan trọng trong xã hội hiện đại, thôngtin là nguồn lực cơ bản của mọi sự phát triển như: kinh tế, sản xuất, văn hóa,
khoa học, giáo dục, quốc phòng và đời sống.
“Nguồn lực thông tin là tổ hợp các tài liệu phản ánh những kết quảnghiên cứu khoa học trong hoạt động nhận thức và thực tiễn của con người
Thanh phan của nguôn lực thông tin bao gồm nhiễu loại hình tài liệu như tài liệu trên giấy, tài liệu điện tử; tài liệu công bó, tài liệu không công bo Ngoài ra, nguồn lực thông tin còn bao hàm cả bộ máy tra cứu, nhất là các cơ
sở dit liệu của các cơ quan thông tin” [25].
1.3.2 Phan loại thông tin
Thông tin rất phong phú và đa dạng, người ta có thé phân loại thông
tin theo nhiều tiêu chí khác nhau dựa trên nhu cầu, mục đích của việc nghiên
28
Trang 30cứu vả sử dụng thông tin Khi nghiên cứu thông tin theo giá trị và quy mô sử
dụng, người ta phân loại thông tin thành các loại: thông tin chiến lược, thông
tin tác nghiệp và thông tin thường thức; Khi xem xét theo nội dung của thông tin, người ta chia thông tin thành các loại: thông tin khoa học và kỹ thuật,
thông tin kinh tế, thông tin pháp luật, thông tin văn hóa và xã hội; Theo đối
tượng sử dụng, thông tin được chia thành các loại như thông tin đại chúng dành cho mọi người, thông tin khoa học - dành cho người dùng tin - khách hàng; Theo mức độ xử lý nội dung, thông tin được chia thành các loại: thông
-tin cap một, thông -tin cấp hai, thông -tin cấp ba; Theo hình thức thé hiện thông
tin, thông tin được chia thành các loại: thông tin nói, thông tin viết, thông tin
băng hình anh, thông tin đa phương tiện (multimedia)
Và căn cứ vảo loại hình phản ánh tương ứng với trình độ tô chức của
vật chất, có thể phân loại thông tin như sau:
+ Thông tin sơ đăng: là thông tin thuộc thế giới vô sinh Các quá trình thông tin thuộc thế giới vô sinh được các ngành khoa học tự nhiên nghiên
cứu.
+ Thông tin sinh học: là thông tin thuộc thế giới hữu sinh, được các
ngành sinh học nghiên cứu.
+ Thông tin xã hội: là thông tin được lưu chuyên trong xã hội trongquá trình giao tiếp của con người Một xã hội ton tại không thể không có quatrình trao đổi thông tin Thông tin xã hội lại có thể chia thành nhiều loại khác
nhau: Thông tin sinh hoạt hàng ngày, thông tin báo chí, thông tin văn hoá,
thông tin kinh té, thông tin khoa học và công nghệ,
Thông tin xã hội, nêu theo chức năng xã hội của nó, lại có thê chia
thành: thông tin đại chúng và thông tin chuyên ngành.
- Thông tin đại chúng: là thông tin xã hội được dành cho tất cả mọithành vien trong xã hội Thông tin đại chúng cho phép mọi người được biết và
hiểu được những gì xây ra, tác động trực tiếp đến đời sống xã hội, liên quan
đến mọi người và mọi người đều có nhu cầu biết đến thông tin đó
29
Trang 31- Thong tin chuyên ngành: là thông tin xã hội dành cho các nhóm
thành viên xã hội nhất định, được liên kết bởi các mối quan hệ xã hội cụ thể
và tương đối gần gũi.
Thông tin chuyên ngành được chia thành nhiều loại hình, tương ứngvới các nhóm thành viên khác nhau trong xã hội Một số nhóm thông tin mà
ngành giáo dục quan tâm như:
- Thông tin khoa học: là thông tin thu nhận được trong quá trình nhận
thức, phản ánh trung thực các hiện tượng, quy luật của thế giới tự nhiên, xã
hội và tư duy và được kiêm nghiệm và sử dụng trong đời sống xã hội.
Thông tin khoa học có 4 dấu hiệu sau đây:
Thứ nhất, nó phản ánh kết quả của quá trình nhận thức các quy luậtkhách quan của thế giới tự nhiên, xã hội và tư duy
Thứ hai, nó là kết quả của quá trình xử lý, tổng hợp bằng tư duy logic;Thứ ba, nó phản ánh trung thực các hiện tượng, quy luật của thế giới
tự nhiên, xã hội và tư duy;
Thứ tư, nó có thê được sử dụng trong thực tiễn đời sống xã hội.
- Thông tin kỹ thuật: là thông tin được tao ra trong lĩnh vực kỹ thuật và
dùng dé giải quyết các nhiệm vụ (vấn dé) kỹ thuật Thông tin kỹ thuật là kết quả của quá trình tư duy logic nhằm áp dụng các thành tựu khoa học và giải quyết các nhiệm vụ kỹ thuật cụ thể.
- Thông tin công nghệ: là thông tin về các công nghệ, về những vấn đề
liên quan đến phát triển, đổi mới, chuyên giao công nghệ va được sử dụng
trực tiếp dé tạo ra các sản phẩm và dịch vụ phục vụ đời sông xã hội.
Trong hoạt động thực tiễn, thuật ngữ Thông tin khoa học và công nghệ
thường được sử dụng vả được hiểu như một khái niệm tổng hợp, đặc trưng
cho Thong tin khoa học, thông tin kỹ thuật va thong tin công nghệ và được sử
dùng đề phân biệt với các loại hình thông tin khác
30
Trang 321.3.3 Đặc tinh của Thông tin:
Tính vật lý: Nguồn lực thông tin được ghi lại, có định trên một nềntang vật chất như giấy, đĩa, băng từ
Tính cấu trúc: Nguồn lực thông tin phải có tính cấu trúc thé hiện ở chỗ các thông tin phải được trình bày, diễn đạt (Nhận dạng về hình thức và nhận
dạng về nội dung) theo các qui cách và tiêu chuẩn nhất định nhằm giúp conngười có thé bảo quan an toàn va dé dang truy nhập thông tin
Tính truy nhập: Nguồn lực thông tin phải được tổ chức, kiểm soát saocho nhiều người dùng tin dé dàng truy cập Có thé truy nhập tại chỗ hay truy
nhập từ xa, muốn sử dụng và truy nhập phải có các cơ sở dữ liệu Nguồn lực
thông tin không bị hạn chế về thời gian và không gian, cùng một thời điểm có
thé nhiều người cùng truy nhập sử dụng cùng một lúc dù ở bat kỳ ở nơi nao
nêu đủ điêu kiện truy nhập mạng.
Tính chia sẻ: tính chia sẻ của nguồn lực thông tin thé hiện ở khả năng
trao đổi nhiều chiều giữa các hệ thống thông tin với nhau Việc cung cấp
thông tin, dtr liệu, tai liệu phải thông qua mạng Internet.
Tính giá trị: Giá trị của nguôn lực thông tin càng cao khi có nhiêu người sử dụng.
1.3.4 Vai trò của thông tin trong sự phát triển của xã hội
Nguồn lực thông tin chính là kết quả hoạt động trí tuệ của con người,
con người có thé kiểm soát, khai thác các giá tri của chúng phục vụ cho nhu
cầu phát triển Nguồn lực thông tin là cơ sở của hoạt động thông tin giáo dục
Trong hoạt động giáo dục ở các trường đại học, nguồn lực thông tin cóvai trò đối với các đối tượng dùng tin rất lớn, cụ thé là: Đối với các cán bộ
lãnh đạo, quản lý trong các trường đại học, là những người quyết định sự tồn tại và phát triển của trường, và ở tầm mức lớn hơn những cán bộ này vừa thực
hiện chức năng quản lý công tác giáo dục đảo tạo, vừa là người xây dựng các chiên lược phát triên của hệ thông trường đại học của cả nước Trong các
3l
Trang 33quyết định quản lý, các nhà lãnh đạo cần đến nhiều loại thông tin để xử lý;nguôn lực thông tin đầy đủ về loại hình, phong phú về nội dung, phù hợp với
yêu cầu sẽ giúp cán bộ lãnh đạo ra quyết định tốt nhất, đúng đắn nhất: Chất lượng của quyết định phụ thuộc vào sự đầy đủ và chất lượng của các thông
tin, các số liệu, dữ kiện được cung cấp [21]
Trong thời đại kinh tế trí thức, thông tin ngày càng đóng vai trò quan
trọng đổi với sự phát triển của xã hội Vai trò đó được thé hiện ở những mặt
sau đây:
- Thông tin là nguôn lực phát triển của mỗi quốc gia Hiện nay người
ta đã thừa nhận rằng vật chất, năng lượng, thông tin và bản sắc văn hoá dân tộc là các nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia Đặc biệt ngày nay, khi mà khoa học và công nghệ phát triển đến mức đã trở thành
lực lượng sản xuất trực tiếp thì thông tin khoa học và công nghệ thực sự trởthành nguồn lực quan trọng tạo nên những ưu thế về kinh tế và chính trị củamỗi nước Nó trở thành yếu tố cực kỳ quan trọng của tiềm lực khoa học va
tin một cách liên tục cho tới khi đạt được mục tiêu nghiên cứu.
- Thong tin là cơ sở của công tác lãnh đạo và quản lý Quản ly là một
dạng tương tác giữa chủ thé với đối tượng quan lý nhằm đạt được mục tiêu Quá trình quản lý có thể được xác định như một loạt các hoạt động hướng theo mục tiêu, trong đó có các hành động chủ yếu như: xác định mục tiêu, lập
kế hoạch dé thực hiện mục tiêu, tổ chức và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch,
điều chỉnh và điều tiết Tất cả các khâu này của quản lý, lãnh đạo hay chỉ đạo
đều cần có thông tin Lãnh đạo, chỉ đạo tựu chung lại là ra các quyết định Ra
quyết định là một trong những nhiệm vụ quan trọng số một của quản lý Hiệu
32
Trang 34quả của quản lý, lãnh đạo, chỉ đạo phụ thuộc vào chất lượng các quyết định
của người quản lý Chất lượng quyết định đến lượt mình lại phụ thuộc vào
tính chất của thông tin Nếu thông tin có chất lượng, tức là thông tin chính
xác, đầy đủ, kịp thời và tinh (đôi khi còn cần phải bí mật nữa) thì các kết luận
sẽ chính xác và mang lại hiệu quả quản lý, lãnh đạo cao Vì vậy, thông tin là
cơ sở, là căn cứ khoa học của lãnh đạo, chỉ đạo hay quản lý của mọi hoạt động.
- Thông tin là nên tảng của giáo dục, đào tạo và đời sống Giáo dục là
hoạt động xã hội nhằm chuyền giao thông tin giữa các thế hệ Do đó, thôngtin là nền tảng, là cơ sở của giáo dục và đảo tạo, là nhân tô của sự tiễn bộ vàphát triển xã hội Các hoạt động giảng dạy, học tập, tự đào tạo, ngoài quan hệthầy trò, luôn cần đến kho tàng tài liệu, các hoạt động khai thác và phổ biếntri thức Ngoài ra, đời sống hàng ngày luôn cần có thông tin, thông tin là cuộc
sông tinh thần, đồng thời thông tin cũng gan liền và đảm bảo cho cuộc sống vật chất của mọi người Ngày nay, việc quyết định mọi vấn đề của cuộc sống đều phải trên cơ sở có thông tin chính xác, đầy đủ và kịp thời.
1.3.5 Thông tin khoa học và công nghệ
Thông tin khoa học và công nghệ được xem là một dạng nguồn lựcthông tin quan trọng và mang tính chiến lược trong xã hội hiện đại Việc pháthiện và tận dụng nguồn lực thông tin KH&CN sẽ trở thành sức mạnh quan
trọng thúc đây tiến trình phát triển kinh tế - xã hội.
Theo Điều 2 nghị định 159/2004/NĐ-CP về hoạt động thông tin khoa
hoc và công nghệ thì “thông tin khoa học và công nghệ" là các dit liệu, số liệu, dữ kiện, tin tức, tri thức khoa học va công nghệ (bao gồm khoa học tự
nhiên, khoa học công nghệ, khoa học xã hội và nhân văn) được tạo lập, quản
lý và sử dụng nhằm mục đích cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà
nước hoặc đáp ứng nhu cầu của tô chức, cá nhân trong xã hội [1]
Trong dé tài thông tin KH&CN của ĐHQG-HCM được hiểu là:
(1) Kết quả nghiên cứu khoa học (đề tài nghiên cứu khoa học)
33
Trang 35(2) Thuyết minh các đề án, dự án.
(3)Kỹ yếu hội nghị, hội thảo khoa học
(4) Xuất bản phẩm dang tạp chí khoa học và công nghệ
(5) Thông tin về chuyền giao công nghệ.
(6) Các quy trình trong phòng thí nghiệm.
1.3.0 Quản lý nguồn lực thông tin khoa học và công nghệ
Quản lý nguồn lực thông tin KH&CN bao gồm việc xây dựng, xử lý,
lưu trữ nguồn thông tin KH&CN đông thời tổ chức các sản phẩm thông tin
KH&CN một cách khoa học.
Khai thác nguồn lực thông tin KH&CN là việc sử dụng nguồn lựcthông tin và dich vụ thông tin - thư viện dé thỏa mãn nhu cầu tin của người
dùng tin.
Nguồn lực thông tin KH&CN nếu được tổ chức, xây dựng một cách
toàn diện và nhanh chóng, kịp thời và tổ chức khai thác tốt, sẽ đáp ứng kịpthời, đầy đủ và chính xác những thông tin cần thiết cho các đối tượng dùng tinkhác nhau trong xã hội, góp phần thúc day kinh tế, văn hóa, khoa học, giáo
dục phát triển.
Nguồn lực thông tin KH&CN nếu được tổ chức và khai thác tốt sẽ gópphần không nhỏ trong sự nghiệp đổi mới giáo dục đại học và đào tạo nguồnnhân lực có chất lượng cao của ĐHQG-HCM
1.4.Vai trò của thông tin KH&CN đối với trường đại học.
Mục tiêu của đào tạo và phát triển ở trình độ đại học là giúp cho giảng
viên ngày cảng nâng cao trình độ chuyên môn và nghiên cứu khoa học, đồngthời giúp cho sinh viên có kiến thức chuyên môn và kỹ năng thực hành cơ bản
dé giải quyết những van dé thông thường thuộc chuyên ngành.
Thông tin khoa học và công nghệ trong các trường đại học đóng vai trò
rất quan trọng trong việc giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, mặt
34
Trang 36khác giúp các giảng viên tìm kiếm được những thông tin hữu ích nhăm nâng
cao trình độ nghiên cứu khoa học.
Thông qua những thông tin khoa học và công nghệ hiện đại và cập nhật
thường xuyên, giảng viên và sinh viên có được những thông tin cần thiết phục
vụ cho việc giảng dạy và học tập.
Dưới góc độ nao đó, thông tin khoa học va công nghệ giúp cho chương
trình giảng dạy của giảng viên được thiết kế một cách khoa học chứa đựng
đầy đủ những thông tin cần thiết nhằm giúp cho sinh viên hiểu sâu và nắm
chắc nội dung học.
Thông tin khoa học và công nghệ góp phần quan trọng trong việc nâng
cao khả năng tự học, tự nghiên cứu của sinh viên.
Thách thức hiện nay đối với giáo dục đại học là làm thế nào để lồngghép kiến thức thông tin vào các bài giảng của giảng viên, vào bài kiểm tra cụ
thé trong qua trinh hoc tap cua sinh vién tai tất cả các trình độ Dé làm được điều này cần có sự liên kết giữa các giảng viên đại học, những người làm công tác tư vấn kỹ năng học tập và cán bộ thư viện nhăm trang bị cho sinh
viên có nên tảng khác nhau và thuộc nhiêu chuyên ngành khác nhau.
Thư viện đại học có vị trí hết sức quan trọng trong công cuộc đôi mới giáo dục đại học ở nước ta nhằm dao tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao.
theo Điều 22, Điều 44 điều lệ trường đại học ban hành theo quyết định số
153/2003/QD-TTG ngày 30/07/2003 cua Thủ tướng chính phủ quy định
“Trường đại học tổ chức, xây dựng, quản lý và cung cấp các nguôn thông tin
khoa hoc và công nghệ của trường, tham gia vào hệ thong thông tin - thư viện
chung của các trường đại học, thực thi quyên sở hữu trí tuệ theo quy định của
pháp luật”; “Trường đại học có Trung tâm thông tin tư liệu phục vụ hoạt động đào tạo, khoa học và công nghệ Trung tâm thông tin tư liệu có trách
nhiệm quản lý, bố sung và cung cấp thông tin, tư liệu khoa học và công nghệ
trong và ngoài nước thuộc các lĩnh vực hoạt động của trường, thu thập và bao quản các sách, tạp chí, băng, đĩa, các tai liệu lưu trữ, các luận án đã bao
35
Trang 37vệ tại trường, các ấn phẩm của trường; hướng dẫn va quan lý công tác quyên
so hữu trí tuệ của trường Trung tam thông tin tư liệu hoạt động theo quy chế
do Hiệu trưởng ban hành”.
ĐHQG-HCM là trung tâm đảo tạo lớn của phía nam và của khu vực
Đông Nam Á và đây cũng chính là trung tâm sản sinh ra nhiều công trình
KH&CN, góp phần quan trọng trong sự giáo dục và đào tạo của quốc gia.Đây cũng chính là nguồn tài liệu xám quan trọng giúp cho thầy trò trongĐHQG-HCM làm tiền đề để khám phá ra nhiều công trình nghiên cứu mới
Đồng thời là nguồn thông tin vô giá dé ĐHQG-HCM dùng làm vốn đối trọng
và trao đôi thông tin với các đại học khác trong và ngoài nước Van đề cấpthiết đặt ra trong lúc này là làm thế nào đề tập hợp và khai thác được hiệu quảnguồn thông tin khoa học va công nghệ này nhằm tránh lang phí chất xám của
học công nghệ và vai trò của thông tin KH&CN đối với trường đại học
Trong mục khái quát về tổ chức và khoa học quản lý, một số khái niệm
về tô chức, khoa học quản lý đã được trình bày chỉ tiết đưới các góc độ: các
định nghĩa, các trường phái, các chức năng cơ bản và vài trò của khoa học quản lý.
Đồng thời khoa học và công nghệ, thông tin khoa hoc công nghệ đã
được đề cập dưới nhiều góc độ khác nhau, trên cơ sở đó đã nêu bật được vai
trò của thông tin trong sự phát triển của xã hội và trong sự phát triển của
trường đại học.
36
Trang 38CHƯƠNG 2:
THUC TRẠNG QUAN LY NGUON THONG TIN KHOA HỌC VÀ CONG NGHỆ TẠI HE THONG THU VIEN
ĐẠI HỌC QUOC GIA THÀNH PHO HO CHÍ MINH.
2.1.Quá trình hình thành và phat triển ĐHQG-HCM:
ĐHQG-HCM được thành lập ngày 27 thang 01 năm 1995 theo Nghị
định 16/CP của Chính phủ trên cơ sở sắp xếp 9 trường dai học lại thành 8
trường đại học thành viên và chính thức ra mắt vào ngày 6 tháng 02 năm 1996
Năm 2001, DHQG-HCM được tổ chức lại Theo Quyết định số
15/2001/QĐ-TTg ngày 12 tháng 2 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ, với
cơ sở ban đầu là 3 trường đại học: Đại học Bách Khoa, Đại học Khoa học Xã
hội và Nhân văn, Đại học Khoa học Tự Nhiên, Ngoài ra còn có Khoa Kinh té
- Luật, Viện Môi trường và Tai nguyên, các Trung tâm nghiên cứu va các don
vi trực thuộc.
Đến nay, ĐHQG-HCM gồm 06 trường đại học thành viên:
- Đại học Bách khoa
- Đại học Khoa học Tự nhiên
- Đại học Khoa học Xã hội - Nhân văn
- Đại học Quốc tế
- Đại học Công nghệ Thông tin
- Đại học Kinh tế - LuậtNgoài ra, còn có 01 Viện nghiên cứu, 01 Khoa trực thuộc và một sỐ trung
tâm nghiên cứu và dịch vụ: Viện Môi trường - Tài nguyên, Khoa Y, Khu
Công nghệ phần mềm, Thư viện Trung tâm, Trung tâm Đào tạo Quốc tế,Trung tâm Quản lý Ký túc xá, Trung tâm Khảo thí và Đánh giá Chất lượng
Dao tạo, Trung tâm Lý luận Chính trị, Trung tâm Giáo dục Quốc phòng,
37
Trang 39Trung tâm Ngoại ngữ, Trung tâm Dịch vụ và xúc tiến đầu tư, Trung tâm Đào
tạo va Phát triển nguồn nhân lực Ngoài ra, Trường Phổ Thông Năng Khiếu
thuộc DHQG-HCM chịu trách nhiệm dao tao hoc sinh năng khiếu thuộc cácngành Toán, Tin học, Vật lý, Hoá học, Sinh học, Van học, Tiếng Anh
Quá trình thành lập ĐHQG-HCM là trên cơ sở tập hợp một số trườngđại học trên địa bàn thành phó Hồ Chí Minh, nên các trường hoạt động tương
đối độc lập nhau Do phương thức tô chức hoạt động khép kín nguồn thông
tin khoa học công nghệ nội sinh của từng trường chỉ phục vụ cho một đối
tượng nhất định đồng thời phương thức tô chức thông tin và dịch vụ này chưa
được quan tâm và tô chức khoa học Vì vậy, không thé khai thác chung nguồn
thông tin khoa học công nghệ này.
2.2.Quy mô đào tạo và đội ngũ sử dụng thông tin KH&CN
Quy mô dao tạo chính quy của ĐHQG-HCM là 50,486.00 sinh viên, với
74 ngành dao tạo bậc đại học, 89 ngành đào tạo Thạc sĩ và 91 ngành dao tạo
Tiến sĩ thuộc các lĩnh vực kỹ thuật công nghệ, khoa học tự nhiên, khoa học xã
hội - nhân văn và khoa học kinh tê.
38
Trang 40Bang 2.1 Số lượng sinh viên chính quy DHQG-HCM năm học 2009-2010
(Số liệu thống kê tính đến tháng 2 năm 2010)
Đơn vị tính: Sinh viên
SV chat lượng Truong Tổng số SV Nam Nữ cao KS/CN
Nguôn: Báo cáo thường niên, ĐHQG-HCM [10]
Theo bảng trên, với lượng sinh viên 50.486, trường ĐHỌG-HCM là một
trong những trường có số lượng đông nhất thuộc khu vực phía Nam.
Mặt khác, 06 trường đại học này đóng trên địa bàn rộng lớn, có nhiều cơ
sở đào tạo tại khắp các quận huyện của TP HCM.
Lĩnh vực đảo tạo của trường đa dạng, bao gồm: khoa học tự nhiên, khoa
học xã hội và y khoa.
Tính đến năm 2009 tông cán bộ viên chức là 4.302 người, trong đó 2.403
là cán bộ giảng day (tăng 151,8% so với năm 2001 là 1.583 cán bộ giảng
dạy) Số cán bộ viên chức có trình độ sau đại hoc là 1.899 người với 640 tiến
39