1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Quản lý khoa học và công nghệ: Điều kiện chuyển đổi cơ chế tự chủ tự chịu trách nhiệm theo Nghị định 115/CP của Chính phủ đối với các tổ chức khoa học và công nghệ công lập hiện nay (Nghiên cứu trường hợp các trung tâm ứng dụng tiến bộ KH

104 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

; ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI oo

TRUONG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XA HỘI VA NHÂN VAN

Trang 2

; ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI oo

TRUONG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VA NHÂN VAN

Trang 3

MỤC LỤC

0909087100077 4

DANH MỤC CÁC TỪ VIET TẮTT s°ssvssseeevsseerrxsserrvee 5DANH MỤC CAC BANG BIEU 2- 5° 2s ©ssssvssesserseerserssrssesse 63:90, 00671000775 71 Lý do chọn dé tài s-©5¿+5sSx2EE9EE211271211271711211711211 11.11111111 72 Lịch sử nghién CỨU - 6 6 s11 TT TT HH Thu nh nu HH nh nàn 93 Muc ti@u nghién CUU 1 103.1 Phan tích thực trạng hoạt động của các trung tâm ứng dụng tiến bộKH&CN vùng ĐBSCL và vấn đề chuyên đổi cơ chế tự chủ, tự chịu trách

nhiệm theo Nghị định 115/CP đối với các tô chức KH&CN công lập 10

3.2 Làm rõ các điều kiện để thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm theoNghị định 115/2005/NĐ-CP của các tổ chức KH&CN công lập 10

4 Pham vi nghién 0n 10

5 Mẫu khảo Sat eeseecsesssecssessnecssecsnecsnecsnecsecessccsnecnscsusccnesueesneesueeeneesneesneesneesnes 10

6 Vấn đề nghiên CỨU ¿2 2 £+SE+EE+EE+EESEESEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEE11ETEecye 107 Giả thuyết nghiên CỨu 2-2 2 E+SE+SE+EE£EE£EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErkrrkrrkerkee 1]

8 Phương pháp nghiÊn CỨU: es eeeeeeneeseeseeneeneeseeseeneeseeseeseesenneey 11

9 Dự kiến PUAN CU 1 11

10 Kết cấu luận văn -¿- St SSkEEEE 2E EE112111111211111111 1111111 _— 12

CHUONG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CUA VIỆC THỰC HIEN CHUYEN DOI

CO CHE TỰ CHỦ, TỰ CHIU TRÁCH NHIỆM CUA R&D.’ 121.1 Lý luận về tự chủ, tự chịu trách nhiệm . - 2-2 2 + +zxezxz=s2 121.2 Tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tô chức nghiên cứu và triển khai

(R&D) 9À ái W GƯriaiiddddti'i'iẳẦẳẦ'1OẦỎ 12CHƯƠNG 2: PHAN TÍCH THỰC TRẠNG QUA TRÌNH CHUYEN DOI

CUA CÁC TO CHỨC KH&CN CÔNG LAP KHOI DIA PHƯƠNG THEO

NGHỊ ĐỊNH T Í 5 << «0.00000000000900 122.1 Khái quát về tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo Nghị định 115/CP 122.2 Thực trạng hoạt động các Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ KH&CN khối địa

phương trong Cả HƯỚC - Ăn HH HH nh 12

2.3 Thực trạng hoạt động của các Trung tâm vùng ĐBSCL 12

2.4 Thực trạng thương mại hóa kết quả hoạt động KH&CN 13

2.5 Tình hình chuyển đổi cơ chế hoạt động theo ND 115/2005/NĐ-CP 13

CHƯƠNG 3: DIEU KIEN DE CHUYEN DOI CƠ CHE TU CHỦ, TỰ

CHIU TRACH NHIEM CUA TO CHỨC KH&CN - 133.1 Các sản phâm khoa hoc và công nghệ phải được thương mai hóa 133.2 Nhà nước phải đổi mới cơ chế quan lý vĩ mô về KH&CN 13

518 0970002757 ÔỎ 13KHUYEN NGHỊ, - 2-5 5£ s£Ss£Ss£ 9E EseEseEseEseEseEseEsersetserserserseosee 13

Trang 4

PHAN NỘI DUNG "_—— 1 —

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CUA VIỆC THỰC HIỆN CHUYEN DOI

CƠ CHE TỰ CHU, TỰ CHIU TRÁCH NHIỆM CUA TO CHỨC KH&CN

e0ien 0 14

1.1 Lý luận về tự chủ, tự chịu trách nhiệm . 2- 5 2 2 >xzxzsz=e2 141.1.1 Các khải niệm Lien QIUQH cà Sen net 141.1.2 Tự chủ, tự chịu trách HhÄỆM c cv vveeessee 171.1.3 Tong quan về tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tô chức nghiên cứu &phát triển Nhà nước qua kinh nghiệm của nước ngoài 19

1.1.4 Ý nghĩa về tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức KH&CN 26

1.2 Tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức KH&CN ở Việt nam 27

1.2.1 Sự hình thành và phát triển của tổ chức KH&CN công lập 27

1.2.2 Khai quát về tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo Nghị định 115/CP 30

1.2.3 Kết quả đạt được và những nguyên nhân hạn chế của tổ chứcKH&CN nhà nước thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm 38

Kết luận Chương 1 cscsscsssssessesssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssessesssscsseeseeseeseseeses 42CHƯƠNG 2: PHAN TÍCH THỰC TRANG QUA TRÌNH CHUYEN DOI CUACAC TO CHUC KH&CN CONG LAP KHOI DIA PHUONG THEO NGHIDINH 08851/20057)I950 x1 44

2.1 Khái quát về tình hình hoạt động các Trung tâm Ứng dung Tiến bộKH&CN trong Ca HƯỚC Gv 442.1.1 Chức năng và nhiệm vụ Chit VẾu :- 55 5s+cs+cseceertertereereee 44" osa n nan 47

2.1.3 NQUOM n 8n nẽẽ na 48

2.1.4 Nguồn HhẬH LUC - << c < SĐT ng 5 kg 50N00 nan 50

2.2 Thực trạng hoạt động các Trung tam Ứng dụng Tiến bộ KH&CN khuvực vùng Đồng bằng Sông Cửu long (ĐBSCL) . -ccccece 522.2.1 Những đặc trưng của chuyển giao KH&CN trong vùng sản xuất nông34/112 509/s510 000000n10Ẻ0Ẻ15898®8a - 52

2.2.2 Thực trạng hoạt động các trung tâm ung dụng tiễn bộ KH&CN khu2/1100 8ẼẼẺ8Ẻ8e 52

2.3 Thực trang về thương mại hóa hoạt động KH&CN 70

2.4.Tình hình chuyền đôi cơ chế hoạt động theo Nghị định 115/CP 72

2.4.1.Tình hình chung của quá trình chuyển đổi ccccccccrceei 722.4.2 Tình hình chuyển đổi các trung tâm ứng dụng tiễn bộ KH&CN thuộckhối địa phương trong phạm Vi CA HHỚC .c-cccccecercerererererree 742.4.3 Tinh hình chuyển đổi các trung tâm ứng dung tiến bộ KH&CN khu/⁄2/:A10/00800ẼẼnẼẺ8ẺẺeh 77

2.4.4 Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình chuyển đổi 78

Kết luận Chương 2: s2 << s£ s£ s£Ss£ se se se se se se s55 59392980 83

Trang 5

CHUONG 3: DIEU KIEN DE THUC HIEN QUYEN TỰ CHỦ, TỰ CHIU

TRACH NHIEM THEO NGHI DINH 115/2005/ND-CP CUA TO CHUC

3.1 Các sản phim KH&CN phải được thương mại hóa . 85

3.1.1 Nhiệm vụ KH&CN phải xuất phát từ nhu cầu thị trường 85

3.1.2 Thương mại hóa kết quả nghiên cứu và triển khai (R@&D) 88

3.1.3 Thương mai hóa hoạt động dịch vụ tư vấn KH&CN - 90

3.1.4 Phát triển các quan hệ thị trường công 'ghỆ -.cecccce 913.2 Nha nước phải đổi mới cơ chế quan lý vĩ mô về KH&CN 93

Kết luận Chương 3 s- 2-5 s£ se s£ se se se EseEs se se se EsEsss s9 s9 s9e 96KET LUẬN « 5<-Se<2A4EE.4E EEE.1 07130 0213890144 9EA4pntreeore 98

KHUYEN NGHỊ], 5Ÿ << << 39 9 9 439.09 99109009994 0.408600904 4080m9 99DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO -e-s<s<©ss<esssessse 101

Trang 6

LOI NÓI DAU

Nghị định 115/2005/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 05/9/2005, quy định

cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức KH&CN là văn bản pháp quy rấtquan trọng dé các tổ chức KH&CN và các nhà khoa học thực hiện cơ chế tự chủ, tự

chịu trách nhiệm của mình trong nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế Có thé coi

đây là một chủ trương có tính chất chìa khóa trong cải cách quản lý hoạt động KH&CN

ở nước ta hiện nay Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện, đa số các tổ chức

KH&CN trong phạm vi cả nước, đặc biệt là các tô chức KH&CN khối địa phương còngặp nhiều khó khăn về điều kiện cơ sở vật chất, các sản phẩm KH&CN thiếu hoặcchưa đáp ứng nhu cầu sản xuất và thương mại Vì vậy, sau khi thực hiện chuyền đổicác tô chức KH&CN đã bộc lộ nhiều yếu kém trong hoạt động tự chủ, tự chịu tráchnhiệm, thậm chí khó có thể tồn tại và phát triển trong cơ chế thị trường và hội nhậptoàn cầu đang diễn ra cạnh tranh gay gắt như hiện nay.

Xuất phát từ tình hình thực tế, bản thân tác giả đã từng trực tiếp công tác

trong lĩnh vực tô chức KH&CN là đối tượng thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định115/2005/NĐ-CP, với mong muốn có cơ hội được tham gia đóng góp ý kiến của mìnhdé bàn luận về điều kiện và lộ trình chuyền đổi đối với các tổ chức KH&CN công lập.Vì vậy, tác giả đã quyết định chọn dé tài dưới đây dé làm đề cương nghiên cứu củamình đồng thời cũng là dip dé trải nghiệm thực tế giúp cho cơ quan, đơn vi mình thựchiện các chính sách và cơ chế chuyển đổi dé tồn tại và phát triển mạnh hơn.

Tác giả xin bày tỏ lòng chân thành biết ơn Quí thầy, cô đã dành thời gian đọc vàgóp ý nhận xét bản đề cường này.

Người thực hiện

Đỗ Mạnh Thường

Trang 7

DANH MỤC CÁC TỪ VIET TAT- CGCN Chuyền giao công nghệ

- CNH-HDH Công nghiệp hóa - hiện đại hóa- DV Dịch vụ

- KH&CN Khoa học va công nghệ- QLNN Quản lý nhà nước

- R&D Nghiên cứu và triển khai

- TT UDTB Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ

- SHCN Sở hữu công nghiệp- SHTT Sở hữu trí tuệ

Trang 8

DANH MỤC CÁC BANG BIEU

Bảng 2.1: Tổng hợp ngu6n thu qua 05 năm hoạt động Trang 49

Bang 2.2: Tổng hợp thực trạng nguồn nhân lực - - Trang 54Bảng 2.3: Tổng hợp cơ sở vật chất cccc c2 2222221111111 rreg Trang 57Bảng 2.4: Tổng hợp kinh phí đầu tư phát triển tiềm lực KH&CN Trang 59Biểu đồ 2.4.1: so sánh đầu tư tiềm lực KH&CN Trang 60

Bảng 2.5: Kết quả thực hiện các nhiệm vụ KH&CN Nhà nước giao Trang 63Bảng 2.6: Tổng hợp nguồn thu sự nghiệp (2005 — 2009) - Trang 66

Bang 2.7: Kinh phí hoạt động thường xuyên (2005 — 2009) Trang 68

Bảng 2.8: Tổng hợp nguồn thu của các trung tâm (2005 — 2009) Trang 69Biểu đồ 2.8.1: So sánh giá trị tài sản (không tính nhà, xưởng) Trang 70

Bang 2.9: Tiến độ chuyền đôi các trung tâm khu vực ĐBSCL Trang 76Bang 2.10: Tiến độ chuyên đổi các trung tâm khu vực ĐBSCL Trang 77

Trang 9

PHẢN MỞ ĐÀU

1 Lý do chọn đề tài.

Hoạt động khoa học và công nghệ của nước ta hiện nay mặc dù đã đạt được

những thành tựu nhất định, đóng góp quan trọng vào tốc độ tăng trưởng kinh tế - xã

hội, nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng tăng của sự nghiệp công nghiệphóa, hiện đại hóa Để đưa KH&CN Việt Nam thoát khỏi cơ chế bao cấp tồn tại nhiềuthập ky, hướng tới một hệ thống KH&CN tự chủ, hiệu quả và hội nhập quốc tế Nghịđịnh 115/2005/NĐ-CP của Chính phủ đã ban hành ngày 05/9/2005 nhằm tạo điều kiệncho các tổ chức KH&CN công lập đổi mới phương thức hoạt động, tăng cường tráchnhiệm và nâng cao tính tích cực, chủ động, sáng tạo, gắn nghiên cứu khoa học với pháttriển công nghệ trong sản xuất kinh doanh, thu hút được sự tham gia của xã hội trongquá trình xã hội hóa các hoạt động KH&CN Có thé coi đây là một chủ trương có tínhchất chìa khóa trong cải cách quản lý hoạt động KH&CN và là động lực mạnh mẽ thúcđây lĩnh vực khoa học và công nghệ phát triển ở nước ta hiện nay.

Tuy nhiên, quá trình triển khai thực hiện, theo quy định trong lộ trình của Nghịđịnh 115 /2005/NĐ-CP của Chính phủ đến hết ngày 30-12-2006, các tổ chức KH-CNphải xây dựng và phê duyệt xong dé án chuyên đổi, và đến cuối tháng 12-2009, tat cảcác tổ chức KH-CN công lập trong điện chuyên đổi sẽ phải chuyên đổi thành một tronghai hình thức, hoặc là thành tổ chức KH-CN tự trang trải kinh phí hoặc là thành doanhnghiệp KH-CN Nếu đơn vi nào không chuyên đổi được, sẽ giải thể hoặc sát nhập.

Hiện nay, lộ trình chuyên đổi đã triển khai thực hiện hết thời gian như dự kiến Sốđơn vị, tổ chức KH&CN cần phải chuyển đổi còn nhiều ( 55%), khả năng tồn tại vàphát triển của các tổ chức KH&CN sau khi chuyên đổi không cao, đặc biệt là các tổ

chức KH&CN khối địa phương còn gặp nhiều khó khăn trong cơ chế chuyên đổi vàhoạt động Riêng vùng Đồng bằng Sông Cửu long, tuy có 9/13 tổ chức KH&CN của 13tinh, thành phố (chủ yếu là các Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ KH&CN) đã có dé ánđược phê duyệt chuyền đổi, trong đó chỉ có 02/13 Trung tâm hoạt động được theo cơchế tự hạch toán và đảm bảo toàn bộ kinh phí hoạt động thường xuyên Số trung tâm

còn lại vẫn còn nhiều lúng túng, chưa xác định rõ mô hình hoạt động.

Trang 10

Vi sao Nghị định 115/2005/NĐ-CP ban đầu được xem như là “khoán 10 ”, là cơhội “vàng ” trong ngành khoa học và công nghệ nhưng khi triển khai thực hiện các tổchức KH&CN phải chuyền đổi lại thiếu “ mặn ma” ? Nguyên nhân nao làm chậm triểnkhai Nghị định 115/CP dẫn đến hiệu quả của chuyển đổi theo Nghị định chưa đượcnhư mong muốn? Phải chăng đang còn tổn tại khá nhiều bat cập, đó là :

- Cơ sở vật chất của đa phần các tô chức KH&CN đặc biệt khối địa phương cònnhiều khó khăn.

- Nguồn nhân lực vừa thiếu lại vừa yếu, các tổ chức KH&CN chưa đủ kha năngdé thực hiện nghiên cứu triển khai tạo sản phẩm có tính thương mại cao Bên cạnh đó,nguồn thu từ dich vụ khoa học công nghệ cũng còn thấp và chưa 6n định.

- Lộ trình thực hiện Nghị định 115 với thời gian quá ngắn cũng là một nguyên

nhân, các địa phương khó có thể chuẩn bị kịp các điều kiện cần thiết để đáp ứng.

Do đó, vấn đề đặt ra là làm thế nào để các tổ chức KH&CN sau khi chuyên đôivẫn tồn tại và phát triển mạnh mẽ.

Xuất phát từ những vấn đề nêu trên đã gợi ý cho người viết đưa ra ý tưởng nghiêncứu đề tài :

“Điều kện để thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo Nghị định115/2005/ND CP của Chính phủ đối với các tổ chức Khoa học và Công nghệ cộnglập hiện nay ”, với mong muốn sẽ góp phan làm rõ các van dé về lý luận, thực tiễn dékhắc phục những bat cập trong lộ trình chuyên đồi cũng như bồ sung các điều kiện cầnvà đủ dé thực hiện cơ chế chuyền đổi thành công theo Nghị định 115/CP.

Ý nghĩa lý luận của đề tài :

Đề tài được nghiên cứu sẽ góp phần cung cấp các luận cứ khoa học cho việc xácđịnh điều kiện và lộ trình chuyên đổi cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các tôchức KH&CN phù hợp tình hình thực tế đất nước ta hiện nay.

Ý nghĩa thực tiễn của đề tài

Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần hoàn thiện các điều kiện về cơ chếchuyên đổi, giúp các tổ chức KH&CN thực hiện đúng qui định về qui chế tự chủ, tựchịu trách nhiệm, nâng cao hiệu quả hoạt động, góp phần tăng cường tiềm lực khoa học

và công nghệ của đât nước.

Trang 11

Những giải pháp được đưa ra có ý nghĩa thiết thực và phù hợp đối với các tổ chứcKH&CN trong quá trình thực hiện cơ chế chuyên đổi.

2 Lịch sử nghiên cứu.

+ Trung Quốc, trong những năm đầu của công cuộc đổi mới kinh tế - xã hội (

1980) đã thực hiện các chính sách thể chế KH & CN nhằm khắc phục sự ngăn cáchgiữa KH&CN và sản xuất, chuyển một số viện nghiên cứu vào xí nghiệp và tổng côngty, cải tiến cơ chế lập kế hoạch KH&CN, tạo những biện pháp khuyến khích cho ứngdụng nhanh các kết quả nghiên cứu vào sản xuất Nhà nước Trung Quốc đã tiến hànhcải cách thể chế KH&CN và được chia ra làm 04 giai đoạn :

- Giai đoạn 1 : Cải cách thé chế bước đầu ( 1985 — 1990)- Giai đoàn 2: Tiếp tục cải cách sâu hơn ( 1991 — 1993)

- Giai đoạn 3 : Chuuyén đổi mạnh tô chức đối với các viện và tăng khả năng

thâm nhập thi trường ( 1994 — 1999),

- Giai đoạn 4 : Thay đôi cấu trúc hệ thống KH&CN (2000- đến nay).

Việc tìm hiểu các kinh nghiệm chuyền đổi của Trung Quốc dé vận dụng vàotình hình cụ thé của Việt Nam giúp ta tiết kiệm thời gian và nguồn lực trong nỗ lựcchuyền đổi thé chế KH&CN nói chung và chuyền đôi các tô chức KHCN nói riêng làmột vấn đề đang rất bức xúc ở VN Song, xét về lộ trình chuyên đổi của Trung Quốc làquá dai khó có thé áp dụng trong tình hình chuyển đổi của các tổ chức KHCN Việt

Nam hiện nay.

+ Tại Việt Nam, việc triển khai và thực hiện cơ chế chuyển đổi theo Nghị định115/2005/NĐ-CP của Chính phủ đối với các tô chức KHCN công lập mới chỉ được ápdụng trong mấy năm gan đây Vì vậy, chưa có nhiều kinh nghiệm về mô hình hoạtđộng cũng như các tài liệu nghiên cứu liên quan đến vấn đề này Tuy nhiên, gần đâyđã có những bài viết về vấn đề này trong các diễn đàn khoa học, Hội nghị, Hội thảo

khoa học, trên các bao va tap chí như:

- Ban về cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tô chức KH&CN ( Tạp chí

KHCN, tháng 10/2007 )

Trang 12

- Thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các tô chức khoa học nghiên cứucơ bản, nghiên cứu chiến lược, chính sách phục vụ quản lý nhà nước của các bộ, cơquan ngang bộ ( Nguyễn Tuan Khanh).

- Vài ý kiến về việc thực hiện nghị định 115 ở các tỉnh vùng sâu, vùng xa ( Tạp

chí KH&CN).

- Đại hoc từ Viện : Bài toán tự chủ và nhân sự (ViétnamNet, 14/9/2007).

Trong đề tài này, người viết kế thừa những kết quả nghiên cứu nói trên đồngthời đưa ra một hướng tiếp cận nhằm khắc phục những bắt cập làm hạn chế quá trìnhthực hiện cũng như hiệu quả chuyên đổi cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ

chức KHCN hiện nay.

3 Mục tiêu nghiên cứu.

3.1 Phân tích thực trạng hoạt động của các trung tâm ứng dụng tiến bộ KH&CNvùng ĐBSCL và vấn đề chuyển đôi cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo Nghị định

115/CP đối với các tô chức KH&CN công lập.

3.2 Làm rõ các điều kiện dé thực hiện quyền tự chủ, tự chiu trách nhiệm theoNghị định 115/2005/NĐ-CP của các tổ chức KH&CN công lập.

4 Phạm vi nghiên cứu

- Đề tài tiến hành nghiên cứu các tổ chức KH&CN công lập khu vực Đồng bằngsông Cứu long (ĐBSCL) đang trong qúa trình thực hiện chuyền đổi cơ chế tự chủ, tự

chịu trách nhiệm theo Nghị định 115/CP.

- VỀ phạm vi thời gian, luận văn giới hạn việc phân tích những hoạt động

KH&CN của các trung tâm ứng dụng TB KH&CN các tỉnh ĐBSCL giai đoạn:

Việc thực hiện chuyền đôi Sang cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo tinh thần

Nghị định 115/2005/NĐ-CP của các tổ chức KH&CN công lập đã mở ra nhiều cơ hội,song cũng gặp không ít những thách thức và trở ngại Nhiều tổ chức KH&CN công lập

10

Trang 13

sau khi chuyền đôi vẫn không phát huy được ưu thế của cơ chế tự chủ, tự chịu tráchnhiệm Song song với quá trình thực hiện chuyền đổi, các chính sách dé cập trong Nghịđịnh để hỗ trợ thúc đây năng lực hoạt động của tổ chức KH&CN cũng chưa được triểnkhai kịp thời, thiếu sự quan tâm của các cấp ủy Đảng và Chính quyền các cấp , điềuđó đã dẫn đến đa số các tổ chức KH&CN sau chuyên đôi hoạt động kém hiệu quả.Vậy, nguyên nhân của hoạt động kém hiệu quả đó là gì ? Từ đó, van đề đặt ra là : Điềukiện nào dé chuyển đôi cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức KH&CN

hoạt động có hiệu quả ?

7 Gia thuyết nghiên cứu

Dé giải quyết van đề trên, người viết sơ bộ đưa ra các giả thuyết như sau :

- Điều kiện để chuyền đổi cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức

KH&CN là :

7.1 Các sản phẩm và dịch vụ KH&CN phải được thương mại hóa.7.2 Đổi mới cơ chế quản lý vĩ mô về KH&CN.

8 Phương pháp nghiên cứu:

- Phân tích tài liệu: Phân tích các nguồn dir liệu từ thực trạng hoạt động của cáctổ chức KH&CN

- Phương pháp quan sát, tổng kết thực tiễn.

- Phương pháp nghiên cứu và so sánh hệ thống các văn bản pháp luận về

KH&CN đã ban hành.

- Phương pháp kiểm chứng giả thuyết.9 Dự kiến luận cứ.

Luận cứ lý thuyết:

- Luận cứ về phép biện chứng cua tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong xu hướng

mới của khoa học và công nghệ.

- Xử lý các cơ sở lý luận về các mối quan hệ của hoạt động nghiên cứu và triểnkhai (R&D) với kinh tế thị trường

Luận cứ thực tế:

- Các tài liệu về thực trạng hoạt động của các tô chức KH&CN trong cả nước từ

năm 2003 — 2010.

11

Trang 14

- Khảo sát và đánh giá quá trình chuyên đổi của các tổ chức KH&CN, thực tếcho thấy:

+ Một số tô chức KH&CN ( Viện, Trường Trung ương ) có đủ cơ sở vật chấtvà trang thiết bị khi thực hiện chuyển đổi Sang cơ chế hoạt động theo Nghị định115/CP cũng gặp nhiều khó khăn vì thiếu sản phẩm KH&CN có khả năng thương mai

+ Đa số các tổ chức KH&CN đều nhận định thiếu điều kiện về vốn, nhưng khiđược cấp vốn đầy đủ thì không biết sử dụng vào mục đích gì (!), bằng chứng là các sởKH&CN địa phương hàng năm vẫn không sử dụng hết ngân sách, ngay cả Bộ KH&CN

cũng phải trả lại ngân sách hàng năm hàng trăm tỷ đồng.

+ Nguồn nhân lực (lao động kỹ thuật cao) Lực lượng lao động kỹ thuật đang cóxu hướng chuyên dịch từ khối Nhà nước ( công lập) sang các lĩnh vực tư nhân(TNHH)và nước ngoài, chứng tỏ cơ chế hoạt động của tô chức bộ máy Nhà nước thiếusự mềm déo hữu cơ, chưa phủ hợp với sự năng động của kinh tế thị trường

+ Các tổ chức KH&CN nào hoạt động tạo ra nhiều sản pham KH&CN, đồng

thời sản phẩm đó có tính thương mại cao thì tô chức đó phủ hợp với cơ chế chuyên đổi,ton tại và phát triển mạnh.

10 Kết cấu luận văn.

CHUONG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CUA VIỆC THUC HIỆN CHUYEN DOI CƠCHE TỰ CHỦ, TU CHIU TRÁCH NHIỆM CUA R&D.

1.1 Lý luận về tự chủ, tự chịu trách nhiệm.

1.2 Tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tô chức nghiên cứu và triển khai

(R&D) ở Việt nam.

CHƯƠNG 2: PHAN TÍCH THUC TRẠNG QUA TRÌNH CHUYEN DOI CUACAC TO CHUC KH&CN CONG LAP KHOI DIA PHUONG THEO NGHI

DINH 115.

2.1 Khái quát về tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo Nghị định 115/CP.

2.2 Thực trạng hoạt động các Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ KH&CNkhối địa phương trong cả nước.

2.3 Thực trạng hoạt động của các Trung tâm vùng ĐBSCL.

12

Trang 15

2.4 Thực trạng thương mại hóa kết quả hoạt động KH&CN.

2.5 Tình hình chuyến đối cơ chế hoạt động theo ND 115/2005/NĐ-CP.

CHƯƠNG 3: DIEU KIỆN DE CHUYEN DOI CƠ CHE TU CHỦ, TỰ CHIUTRÁCH NHIEM CUA TO CHỨC KH&CN.

3.1 Các sản phẩm khoa học và công nghệ phải được thương mai hóa.3.2 Nhà nước phải đối mới cơ chế quản lý vĩ mô về KH&CN.

KET LUẬN

KHUYEN NGHỊ

13

Trang 16

PHAN NOI DUNG

CHUONG 1: CO SO LY LUAN CUA VIEC THUC HIEN CHUYEN DOICO CHE TU CHỦ, TU CHIU TRÁCH NHIEM CUA TO CHỨC KH&CNCONG LAP.

1.1 Ly luận về tự chủ, tự chịu trách nhiệm.

1.1.1 Các khái niệm liên quan.

- Khái niệm “tự chú”: Theo từ dién tiếng Việt: “tự chủ là tự điều hành, quan lymột công việc cua mình, không bi ai chi phối”; Theo các từ điển tiếng Anh: tự chủ

(autonomy) cũng có nghĩa là tự quản hoặc tự tri (self-government), khái niệm này có

thể được áp dụng cho cá nhân hay tập thé hoặc một tô chức Theo Bách khoa thư: vềquản lý tự chủ là mức độ tự quyền và độc lập mà một công việc cho phép người làmxác định xem sẽ thực hiện công việc đó như thế.

- Khái niệm về “trách nhiệm”: Theo từ điển tiếng Việt thì trách nhiệm là “sựràng buộc đối với lời nói, hành vi của mình, bảo đảm dung đắn, nếu sai trái thi phải

gánh chịu hậu qua” (Viện ngôn ngữ học 1987) Khai niệm “trách nhiệm” phản anh sự

ràng buộc của hành vi hay lời nói của một đối tượng đối với kết quả của các hành vi,

lời nói đó.

Nhu vậy, Tự chu, tự chịu trách nhiệm trong lĩnh vực nghiên cứu nay là: quyềnđược chủ động, sáng tạo về nhiệm vụ, tài chính, tài sản, tổ chức về biên chế và tráchnhiệm với các vấn đề trên của thủ trưởng các tô chức khoa học và công nghệ công lập,tạo điều kiện gan nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ với sản xuất, kinhdoanh và đào tạo nhân lực, đây nhanh quá trình xã hội hóa các hoạt động KH&CN.

- Mối quan hệ giữa tinh tự chủ và tinh trách nhiệm : Trong chuỗi logic này tựchủ sẽ đi trước và trách nhiệm sẽ xuất hiện sau Tuy nhiên tính tự chủ (hay các biểuhiện của nó) sẽ là mối liên hệ ngược, cung cấp các thông tin tới các bên có liên quan déhọ ra các phán quyết về tự chủ của các tô chức KH&CN Nếu một tô chức KH&CN cóđược tính tự chủ cao thì sẽ có những quyết định có tính trách nhiệm cao hơn và đạtđược kết quả tốt hơn trong những hoạt động của mình Ngược lại khi tính trách nhiệmcủa các tổ chức KH&CN không xứng với tam của tính tự chủ thì các cơ quan có thâm

14

Trang 17

quyền và cả các bên liên đới sẽ giảm bớt hoặc thu hồi các quyền hạn của tổ chứcKH&CN và như vậy năng lực làm chủ các hoạt động của tô chức sẽ bị thu hẹp tươngứng với mức độ trách nhiệm Rõ ràng sẽ không có một mức độ như nhau về tính tráchnhiệm và tính tự chủ của các tổ chức KH&CN khác nhau mà sẽ có những mức độ khácnhau cho các tô chức này, tuỳ theo năng lực của các tô chức KH&CN và sự tin cậy củaxã hội thé hiện qua các quyết định về quản lý của các cơ quan quan ly nhà nước về

- Các tổ chức nghiên cứu và triển khai (R&D) hay còn gọi là các tổ chức khoahọc và công nghệ công lập' có tư cách pháp nhân, có con dau và tài khoản riêng, do cơ

quan quản lý nhà nước có thâm quyền quyết định thành lập, gồm :

+ Tổ chức nghiên cứu khoa học : là những tổ chức hoạt động trong lĩnh vựcnghiên cứu cơ bản, nghiên cứu chiến lược, chính sách phục vụ quản lý nhà nước

Không thuộc diện bắt buộc chuyền đồi).

+ Tổ chức nghiên cứu khoa học và triển khai công nghệ: là những tổ chứcnghiên cứu và thực nghiệm các công nghệ mới và sản phẩm mới (R&D).

Tổ chức R&D có 03 nhóm:

Nhóm 1: Tổ chức R&D về công nghệ thuộc các bộ “sản xuất-kinh doanh”.Nhóm 2: Tổ chức R&D thuộc khối hàn lâm ( các viện, trường trung ương).Nhóm 3: Tổ chức R&D trong lĩnh vực công ích (chủ yếu là các tô chức

KH&CN khối địa phương).

- Tổ chức dịch vụ KH&CN: là tổ chức KH&CN thực hiện các kỹ năng và kinhnghiệm KH&CN, chủ động khai thác và ký hợp đồng với các tổ chức, cá nhân và tựchịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các nhiệm vụ: hợp đồng nghiên cứu khoa học,chuyền giao công nghệ, dịch vụ KH&CN, cung cấp hàng hóa và các loại hợp đồngkinh tế khác do tổ chức KH&CN tự thỏa thuận với các đối tác trên cơ sở phù hợp vớinăng lực, lĩnh vực chuyên môn của tô chức KH&CN.

' Xem khoản 2, Điều 1, Nghị định 115/2005/NĐ-CP

? Vũ Cao Đàm: Khảo luận về căn bệnh hành chính hóa khoa học Giáo trình giảng dạy cao học, năm 2007,Tr 27,

15

Trang 18

Các tổ chức KH&CN công lập được tổ chức dưới các hình thức: viện, trungtâm, trạm, trại (nghiên cứu, quan trắc, thử nghiệm) và các cơ sở nghiên cứu và pháttriển khác thuộc Nhà nước.

+ Cơ quan nghiên cứu và triển khai công nghệ: Là cơ quan nghiên cứu khoahọc và triển khai công nghệ nơi tạo ra nguồn công nghệ dé chuyền giao.

+ Trung tâm Ủng dụng Tiến bộ KH&CN ( Trung tâm) ở các tỉnh, thành phốcũng là những tổ chức KH&CN công lập, là đơn vị sự nghiệp có chức năng, nhiệm vụlàm cầu nối, tiếp thu và chuyên giao các kết quả nghiên cứu, các kỹ thuật tiến bộ vacông nghệ mới vào sản xuất

+ Lộ trình chuyển giao kỹ thuật tiến bộ: Việc phát trién KH&CN trong lĩnh vựcsản xuất bao gồm nghiên cứu và chuyền giao công nghệ Dé chuyền giao kỹ thuật tiếnbộ và công nghệ vào sản xuất phải đi theo một lộ trình, gồm các công đoạn với nhữngđặc điểm và yêu cầu khác nhau, được biểu hiện tóm tắt theo lộ trình: R - R&D - DỶ.

R: được hiểu là những hoạt động nghiên cứu, tìm tòi sáng tạo.

R&D: được hiểu là nghiên cứu và triển khai Các kết qua thu được từ nghiêncứu ứng dụng là cơ sở cho các hoạt động nghiên cứu triển khai Các nghiên cứu triểnkhai được bắt đầu bằng các thực nghiệm ứng dụng các kỹ thuật tiến bộ Kết quả của

các thực nghiệm được sử dụng làm cơ sở cho việc xây dựng các mô hình áp dụng các

kỹ thuật tiến bộ và công nghệ vào sản xuất.

D: được hiểu là phát triển sản xuất đại trà Sau khi tiến bộ kỹ thuật được thửnghiệm thành công trên diện tích lớn sẽ được áp dụng trong sản xuất đại trà.

Con đường đưa kỹ thuật tiến bộ và công nghệ đi vào sản xuất đại trà là conđường không ngắn Nhiều kỹ thuật tiến bộ đã đi qua các công đoạn R và RD nhưngkhông trở thành được yếu té của sản xuất dé mở rộng ra đại trà D.

Ở các nước công nghiệp phát triển, các thành quả của khoa học và công nghệ ởcác công đoạn đầu (R và RD) trước khi đưa vào sản xuất thường có những điểm giốngnhau, gần giti với thực tế sản xuất Vì vậy, các thành tựu này có thé chuyén giao một

cach dé dang.

3 Bộ KHCN, Số tay chyén giao công nghệ, Ha Nội — 2008.

16

Trang 19

Ở Việt Nam, hai công đoạn đầu R và R&D được thực hiện tương đối tốt nhưngcông đoạn D việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất đại trà còn gặpnhiều khó khăn Nhiều điển hình sản xuất và mô hình ứng dụng kỹ thuật tiến bộ vàcông nghệ được xây dung thành công ở các tỉnh, nhưng việc mở ra sản xuất lại rất hạnchế và chỉ tồn tại trong thời gian ngắn.

Như vậy, việc nghiên cứu khoa học và công nghệ (R) phải xuất phát từ vẫn đềbức xúc của sản xuất đặt ra Hay nói cách khác việc nghiên cứu phải có địa chỉ và đơnđặt hàng ( thị trường khoa học và công nghệ) , có như vậy kết quả của nghiên cứu mớiđi vào sản xuất và đời sống Việc nghiên cứu triển khai (R&D) cũng phải từ mục đíchđó, phải gan kết với thực tế sản xuất, hoàn thiện qui trình kỹ thuật dé chuyền giao vàosản xuất Chỉ khi nào kỹ thuật tiến bộ mới chứng tỏ được tính ưu việt trong mở rộng ápdụng, lúc đó qui trình mới được chuyền giao cho sản xuất đại trà và có điều kiện pháthuy dé trở thành yếu tô kỹ thuật của sản xuất.

+ Thương mại hóa sản phẩm KH&CN: là các sản phẩm khoa học và công nghệcó giá trị trong trao đổi thương mai và khả năng ứng dung rộng rãi dé phục vụ đời sốngvà sản xuất.

Chủ thé của thương mại hóa hoạt động khoa học và công nghệ là: tổ chức Khoa

học và Công nghệ (KH&CN) và doanh nghiệp (DN).

1.1.2 Tự chủ, tự chịu trách nhiệm.

Một trong những đặc điểm nổi bật của xu hướng đổi mới hệ thống KH&CN

hiện nay (reform of science and technology systerm) có ảnh hưởng tới tự chủ, tự chịu

trách nhiệm của tổ chức R&D nhà nước là mối liên kết giữa nghiên cứu, phát triểncông nghệ, sản xuất kinh doanh ngày càng phát triển Sự liên kết chặt chẽ giữa hoạtđộng KH&CN với hoạt động sản xuất đòi hỏi các tổ chức KH&CN công lập nói chungphải chủ động mở rộng quan hệ với doanh nghiệp, phải năng động trước các diễn biếncủa đời sống kinh tế và điều đó chỉ có thể thực hiện được đúng với việc tăng cườngquyền tự chủ, thái độ tự chịu trách nhiệm của tổ chức KH&CN.

Tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tô chức KH&CN là nhằm vào các mục tiêucụ thê về: giải quyết mối quan hệ giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng, đáp ứng nhữngthay đổi trong chính sách KH&CN, đáp ứng xu hướng phát triển mới của KH&CN.

17

Trang 20

Van dé quan trọng quyết định đến sự tồn tại của các tổ chức KH&CN là quyền sởhữu của tổ chức đó “Quyên sở hữu bao gôm 3 quyên năng: quyên chiếm giữ, quyên sử dungvà quyển định đoạt đối tượng sở hữu” Tach quyền sử dụng với quyền chiếm giữ và quyềnđịnh đoạt đối tượng sở hữu nham tạo tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chủ thé sử dụng đốitượng diễn ra khá nhiều và khá sớm Điều đáng nhấn mạnh là sự độc lập của quyền sử dụngchỉ là tương đối, nó vẫn phải đặt trong mối quan hệ ràng buộc với các mặt khác của quyềnsở hữu Bởi vậy, tự chủ va tự chịu trách nhiệm của tổ chức KH&CN công lập có nhữngkhuôn khổ nhất định Ngoài việc không thê thay đổi quyền chiếm giữ và quyền định đoạtđối với đối tượng sở hữu, thì hoạt động của tổ chức KH&CN công lập còn phải định hướngphục vụ vào các mục tiêu của Nhà nước, mà chính nhờ có những mục tiêu đó thì các tổ chức

nghiên cứu và triển khai Nha nước mới ra đời.

Đề hoạt động một cách tự chủ trên thị trường, các tổ chức KH&CN công lập cần cócác quyền sử đụng tài sản trong đơn vị nhằm đáp ứng những đòi hỏi của bối cảnh bên ngoàivon day biến động và phức tạp Như vậy, mặc dù Nhà nước vẫn là chủ thé sở hữu tai sản củatô chức KH&CN công lập, nhưng chính mỗi t6 chức KH&CN công lập lại là chủ thé sửdụng tài sản đó Đương nhiên, tăng cường quyền cho đơn vị không có nghĩa là loại bỏ quyềncủa Nhà nước “Tach quyền sỡ hữu và quyền sử dụng”, “tách Nhà nước khỏi tổ chứcKH&CN” không phải hiểu theo nghĩa cơ học là đối lập tuyệt đối, tách biệt hoàn toàn giữachủ thé sở hữu với tổ chức KH&CN công lập Tăng quyền sử dụng cho đơn vị và “táchquyền sở hữu và quyền sử dụng” thực chat là thiết lập một quan hệ kiểu mới giữa chủ thé sởhữu - Nha nước và chủ thê sử dụng - tổ chức KH&CN công lập cu thể.

Nếu như trong cơ chế kế hoạch hoá, chủ thể sở hữu dễ thê hiện vai trò hơn chủ thể sửdụng, thì ngược lại, cơ chế thị trường tạo điều kiện dé chủ thé sử dụng bộc lộ mình hơn làchủ thể sở hữu Chuyên sang cơ chế mới chúng ta có thê nhận biết những quyền cần có củađơn vị qua tác động của thị trường, đồng thời cũng cần xác định rõ phương thức quản lý củaNhà nước đối với tổ chức KH&CN công lập.

Về nguyên tắc, quyền sở hữu của Nhà nước phải được thê hiện cụ thể trong từng tổ

chức KH&CN công lập thông qua:

- Nhà nước có đại diện chủ sở hữu trực tiếp tại các tổ chức KH&CN công lập.

* Xem Bách khoa toàn thư mở Wikipedia.

18

Trang 21

- Nhà nước có quyền gián tiếp nhưng quyết định đối với hoạt động nghiên cứu khoahọc và triển khai công nghệ của tô chức KH&CN công lập như quyên chỉ định người lãnh

đạo, quyền quyết định chiến lược hoạt động và quyền kiểm tra, kiểm soát hoạt động của tô

chức KH&CN công lập.

Trên cơ sở định hình chủ thê sử dụng, phải tiếp tục xác định Đại diện chủ sở hữu trực

tiếp của tô chức KH&CN công lập nhằm đảm bảo nguyên tắc ở đâu có vốn của Nhà nướcthì phải có tổ chức hoặc cá nhân được giao quyền đại điện Nhà nước làm chủ sở hữu trựctiếp với nhiệm vụ, quyền hạn, quyền lợi và trách nhiệm rõ ràng.

Như vậy, dé phat huy quyén tự chu, tự chịu trách nhiệm trong việc xác lập quyền SỞhữu Nhà nước và quyền sử dụng của các tổ chức KH&CN Trước hết, nên đổi mới chế độchủ quản của cơ quan hành chính Nhà nước cấp trên trực tiếp của tổ chức KH&CN cônglập Cần thiết lập các hình thức đại điện Nhà nước làm chủ sở hữu ít tính chất quan liêu hơn,độc lập hơn với hệ thống hành chính Nhà nước, có chức năng - nhiệm vụ - quyền hạn - tráchnhiệm được xác định đạt rõ ràng hơn, và theo hướng Chính phủ thống nhất quản lý và tôchức thực hiện các quyền của chủ sở hữu Nhà nước đối với tô chức KH&CN công lap Chang hạn, áp dụng cơ chế sử dụng Hội đồng quản trị với tư cách là người đại diện phápnhân của tô chức KH&CN công lập, có quyền quản lý tài sản, quyết định phương châm vàchiến lược hoạt động của đơn vị Mặc dù không trực tiếp can thiệp vào hoạt động nghiêncứu và phát triển công nghệ nhưng Nhà nước có thê thông qua việc cử đại diện tham gia hộiđồng quản trị dé gián tiếp quản lý các tổ chức KH&CN công lập Quá trình áp dung cơ chếHội đồng quản trị trong tô chức KH&CN công lập sẽ không dé dàng, bởi vậy cần có nhữngbước thử nghiệm và chú trọng so sánh rút kinh nghiệm từ đổi mới doanh nghiệp Nhà nước

1.1.3 Tổng quan về tự chú, tự chịu trách nhiệm của tổ chức nghiên cứu & phattriển Nhà nước qua kinh nghiệm của nước ngoài.

a) Cải cách thể chế và tái cấu trúc tổ chức.

ai Kinh nghiệm chuyển đổi tổ chức nghiên cứu và triển khai của Trung Quốc.

- Trung Quốc và Việt Nam là hai nước láng giềng, có cùng một thê chế chính trịvà nền văn hóa có nhiều điểm tương đồng Trung Quốc là một trong những nước có

nhiều thành công trong việc cải cách thể chế kinh tế cũng như thể chế khoa học và

công nghệ, trong đó có việc đôi mới các tô chức nghiên cứu và triên khai (R&D) được

19

Trang 22

thực hiện khá bài bản và đem lại thành công lớn Việc tham khảo lộ trình chuyền đôicủa Trung Quốc sẽ giúp chúng ta có những bài học kinh nghiệm trong việc chuyên đổitổ chức và quản lý các tổ chức KH&CN đang diễn ra hiện nay được tốt hơn, rút ngắnđược thời gian chuyên đổi và chuyền đổi thành công.

Hệ thống các tổ chức R&D của Trung Quốc trước đây, hoạt động kém hiệu quả,

thể hiện ở ba khía cạnh: Thứ nhất, có quá nhiều viện được thành lập và hoạt động tách

rời sản xuất nên gặp khó khăn trong việc đáp ứng nhu cầu của sản xuất; thứ hai, cónhiều viện trùng lặp và thứ ba là, cơ cấu tô chức phức tạp, kinh phí đầu tư hạn chế lại

dan trải nên kém hiệu quả.

Nhìn chung, là một hệ thống các tổ chức R&D được hình thành tách rời hệ

thống sản xuất.

Từ những năm 1980, yêu cầu bức thiết đặt ra là phải cải cách thê chế kinh tế, thểchế KH&CN và đổi mới công tác kế hoạch hoá Hàng loạt nỗ lực của Nhà nước Trung

Quốc được thực hiện nhằm khắc phục sự ngăn cách giữa KH&CN và sản xuất, thông

qua một số chính sách như thành lập các liên hiệp khoa học và sản xuất (KH&SX),chuyển một số viện nghiện cứu vào xí nghiệp và tổng công ty, cải tiến cơ chế lập kếhoạch KH&CN, tạo những biện pháp khuyến khích để ứng dụng nhanh các kết quảnghiên cứu vào sản xuất và tiến hành cải cách thể chế KH&CN theo hướng thị trườngtrong đó thực hiện chuyên đổi các tô chức NC&PT theo hướng nhất thé hoá chức năngnghiên cứu với chức năng khác của doanh nghiệp nhằm khắc phục khiếm khuyết mangtính chất cấu trúc của hệ thống tổ chức NC&PT hiện hành.

Quá trình chuyền đổi chia 04 giai đoạn.

Giai đoạn]: Cải cách thé chế bước đầu (1985-1990): Là tiến hành cải cách chếđộ cấp phát tài chính, xây dựng và phát triển thị trường công nghệ (TTCN) Nghĩa làquản lý chặt kinh phí của nhà nước cấp, đồng thời khuyến khích các cơ quan nghiêncứu khai thác các nguồn tài chính khác, như thông qua các hợp đồng sản xuất Mặc dù

vậy, TTCN được hình thành trong giai đoạn này nhưng chưa đảm nhận được vai trò là

nơi trao đôi giữa người bán và người mua và là công cu dé tăng cường mối liên kết

giữa hai khu vực nghiên cứu và sản xuât.

20

Trang 23

Giai đoạn 2: Tiếp tục cải cách sâu hơn (1991-1993): Với chủ trương biến xínghiệp trở thành chủ thé tiếp nhận kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển côngnghệ; đồng thời t6 chức lại hệ thống R&D gấn với sản xuất.

Giai đoạn 3: Chuyên đổi mạnh về tổ chức đối với các viện và tăng kha năng

thâm nhập thị trường (1994- 2000).

Trung Quốc tiến hành thí điểm chuyên đổi một số viện Chuyên đổi một số việnthành doanh nghiệp KH&CN, một số viện thành đơn vị dịch vụ tư vấn, một số việnchuyển vào trường đại học hoặc các bộ khác với tư cách bộ phận nghiên cứu trực thuộcvà một số tô công ty do trung ương quản lý.

Giai đoạn 4: Thay đổi cấu trúc hệ thống R&D (từ năm 2000 đến nay).

Giai đoạn này được thực hiện với 3 nguyên tắc: Một là, nhà nước tập trung kinhphí đầu tư cho một số tổ chức nghiên cứu thuộc lĩnh vực nhà nước cần phát triển ởtrình độ cao Hai là, tăng cường sáng tạo KH&CN, day nhanh chuyền hoá thành quakhoa học Ba là, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, tôn trọng quy luật thị trường vàkhuyến khích cạnh tranh.

Tom lại: Việc chuyển đôi các tổ chức nghiên cứu và triển khai của Trung Quốclà một quá trình lầu dài và phức tạp, không chủ quan và nóng vội Quá trình chuyên đôivừa làm vừa rút kinh nghiệm Kinh nghiệm cải cách thể chế KH&CN của Trung Quốccho thấy, trước khi Nhà nước quyết định chuyên đổi các viện, hàng loạt các biện phápkinh tế, tài chính đã được ban hành dé tạo môi trường chuyên đổi phù hợp cho các việnphải chuyển đồi Thé chế kinh tế Trung Quốc phát triển mạnh, tạo môi trường thuận lợithực hiện chuyền đối các viện và lưu chuyển cán bộ Đây là nguên nhân quan trọng đểcải cách KH&CN Trung quốc thành công.

dạ Hoạt động của tổ chức nghiên cứu và triển khai (R&D) ở một số nước khác.Ở nhiều quốc gia, một phần đáng kể kinh phí Nhà nước đầu tư cho khoa học đượcdành cho hệ thống tô chức R&D nhà nước Khoản kinh phí này thường không mang lại hiệuquả như mong muốn bởi một phần do sự thiếu cơ chế tự chịu trách nhiệm từ phía đối tượngđược cấp kinh phi là tổ chức R&D nhà nước Nhà nước đã tăng tính tự chủ, tự chịu tráchnhiệm của các đơn vị nghiên cứu băng cách cắt giảm nguồn kinh phí bao cấp và buộc các

viện nghiên cứu phải tìm kiêm các nguôn vôn khác đê tôn tại, cụ thê:

21

Trang 24

- Chính phủ Liên bang Australia đòi hỏi các cơ quan nghiên cứu của Chính phủ phải

kiếm được 30% kinh phí hoạt động của mình từ những thu nhập ở bên ngoài.

- Chính phủ Ấn Độ buộc các cơ quan nghiên cứu và triển khai Nhà nước phải timkiếm các nguồn hỗ trợ tư nhân từ bên ngoài tới mức 50%.

- Chính phủ Mêhicô và Braxin thậm chí còn chủ trương cắt 100% kinh phí bao cấpđối với một số cơ sở nghiên cứu khoa học quốc gia

- Ở Pháp, ngoài cách thức Nhà nước quản lý hoạt động KH&CN của các cơ sởnghiên cứu và triển khai thông qua ký kết hợp đồng (thời hạn mỗi hợp đồng 4 năm), Chínhphủ Pháp còn cho phép các nhà nghiên cứu trong cơ quan Nhà nước trực tiếp tham gia kinh

doanh, như một biện pháp mạnh, là nhằm thực hiện ý đồ tăng cường phối hợp hoạt động

nghiên cứu KH&CN giữa cơ sở Nhà nước và doanh nghiệp Mở rộng quyền tự chủ của tôchức NC-PT và cá nhân nhà khoa học đã được thực hiện đồng bộ với nhiều biện pháp khác,trong đó đặc biệt có việc triển khai du án “vườn ươm và vốn ban đầu cho các doanh nghiệpcông nghiệp” nhằm hỗ trợ, giúp đỡ trên các mặt đảo tạo, tư vấn và tìm kiếm nguồn tài chính

cho những người có dự án doanh nghiệp khoa học.

- Ở Hàn Quốc: Viện KH&CN Hàn Quốc (KIST), một tổ chức R&D điền hình củaHàn Quốc, với đặc trưng độc đáo là Viện nghiên cứu làm theo hợp đồng, không chỉ toànViện tự chủ trước Nhà nước mà mỗi phòng của Viện đều có thê độc lập lãnh đạo một hệthống nghiên cứu và phải chịu trách nhiệm về tat cả các chi phí cần thiết dé thực hiện các

hoạt động nghiên cứu.

b) Thương mại hóa kết quả nghiên cứu và triển khai (R&D).

Thương mại hóa hoạt động KH&CN, thực chất là thương mại hóa những kết quảR&D được áp dụng vào sản xuất, đưa lại hiệu quả kinh tế (Commercialisation of R&D

Outputs)

bị Kinh nghiệm cua Trung Quốc về van dé thương mại hóa kết quả R&D.

Trong giai đoạn 1978 - 1985, chính sách KH&CN Trung Quốc, về căn bản, vẫntiếp tục đi theo đường lỗi cũ, tập trung vào việc khôi phục, cải thiện các cơ sở nghiêncứu - triển khai (R&D), cụ thể là:

- Phục hồi và mở rộng các viện độc lập R&D.

22

Trang 25

- Cải cách quản lý các viện R&D theo hướng cử cán bộ chuyên môn làm giám

đốc thay cho cán bộ chính trị, thiết lập nguyên tắc trọng nhân tài.

- Làm kế hoạch dé phân bồ lại nguồn lực R&D cho các ngành công nghiệp.- Thực hiện chế độ quản lý chặt chẽ các dự án nam trong ké hoach.

Những cải cach trên nhằm thay đồi khuôn khổ của cơ chế cũ - cơ chế kế hoạch

hóa tập trung.

Tuy nhiên, kết quả trên thực tế lại không như mong muốn, đó là:

- Sức mạnh hành chính không đủ khả năng giải quyết các nhu cầu khác nhau vềKH&CN cho các nhà sản xuất.

- Không tạo được sự phối hợp cần thiết giữa những người tham gia vào các kếhoạch hoạt động phát triên KH&CN.

- Hạn chế sự phô biến những công nghệ đã được tạo ra.

Phân tích các thất bại trên, Trung Quốc đã đề ra Nghị quyết về cải cách hệ thôngquản lý KH&CN (năm 1985) với tinh thần chính là thương mại hóa hoạt động

Thương mại hóa kết quả R&D là quá trình tất yếu khách quan, đồng thời cũng làmột quá trình phức tạp, lâu dài Thực tế đã xuất hiện rất nhiều vấn đề mà trước đókhông thể lường trước Các vẫn đề này thực sự là những trở ngại và thách thức đối vớichính sách thương mại hóa của Trung Quốc Tính chất phức tạp của thương mại hóađòi hỏi phải có phương pháp tiến hành thích hợp Đó là:

+ Kiên trì chủ trương cải cách hệ thống KH&CN theo hướng thương mại hóa.Kinh nghiệm cho thấy, lúc đầu áp dụng chính sách mới đã gây nên không ít hỗn loạnvà khó khăn cho các đơn vị R&D, nhưng việc áp dụng thành công những sản phẩm cógiá trị thương mại đã thúc đây họ tích cực tham gia vào quá trình thương mại hóa; vànếu như ban đầu việc "bị ép buộc làm kinh doanh" có hạ bớt danh tiếng chuyên môn

của các nhà khoa học, thì sau đó, địa vị của họ lại được củng cố, nâng cao nhờ sự đánh

giá nghiêm túc, vô tư của thị trường về các sản phẩm làm ra.

+ Chủ động tiến hành thương mai hóa theo các giai đoạn khác nhau ứng với

môi giai đoạn cân xác định rõ mục tiêu, phương thức tiên hành cu thê.

23

Trang 26

Ké từ 1985 đến nay, Trung Quốc đã có đến 3 chính sách quan trọng đánh dấunhững điểm mốc lớn trên con đường cải cách hệ thống quản lý KH&CN nói chung vàthương mại hóa hoạt động KH&CN nói riêng: Quyết định của Trung ương (TU) Đảngcộng sản Trung Quốc về “cải cách hệ thống quản lý KH&CN ”,1985; Quyết định củaTƯ Đảng cộng san Trung Quốc về “Thtic đẩy phát triển khoa học”, 1995; Quyết địnhcủa TƯ Đảng, Quốc vụ viện về “Tăng cường đổi mới công nghệ, phát triển công nghệcao, thực hiện việc tạo ra các ngành nghề công nghiệp ”.

+ Hết sức linh hoạt, nắm bắt và điều chỉnh theo thực tiễn Ở đây có thể nêu lênmột ví dụ điển hình về Xi nghiệp công nghệ mới (NTE — New Technology Enterprise).Trước chủ trương cắt giảm ngân sách và tình trạng không chắc chắn của thị trường

công nghệ, nhân viên nghiên cứu và trường đại học đã phản ứng bằng cách tự sáng tạo

riêng cho mình những "sản phẩm phụ" (Spin - offs) hay NTE Hoạt động tự phát nàyđã mang lại những kết quả bất ngờ trong quá trình cải t6 hệ thống KH&CN Các NTEdần dần hợp thức hóa vai trò thương mại mới cho các viện nghiên cứu và trường đạihọc, giúp tao ra một nền văn hóa kinh doanh công nghệ day sinh động vốn thiếu văngtrong khu vực các doanh nghiệp Nhà nước truyền thống Nhận thấy tác dụng tích cựccủa NTE, đồng thời nhằm giúp cho việc hình thành và khả năng đứng vững của NTE.Trung Quốc đã xúc tiễn chương trình Bo đuốc vào năm 1988 và thành lập một loạt cácKhu công nghệ cao nhăm tạo môi trường phát triển công nghiệp công nghệ cao.

Thương mại hóa mang lại những lợi ích to lớn, nhưng mặt khác nó cũng còn

một số hạn chế nhất định như:

Lợi ích:

- Cung cấp cơ chế cho phép các nhà công nghệ giỏi tập trung vào nghiên cứu và

cho phép những người khác có công việc làm ăn trong các Xí nghiệp phụ (Spin - offs).

- Làm tăng tính chủ động của các nhà nghiên cứu, cho phép việc thu hút đượccác nhà khoa học gi0i.

- Doi hỏi các cơ quan tìm ra những con đường mới liên kết công việc của họ vớinhu cầu xã hội.

- Nhân mạnh đến việc cổ vũ những nhà khoa học trẻ có tài năng.

Han che:

24

Trang 27

- Làm cho các nhà khoa học không có trình độ về thương mai cũng cé gắng trởthành nhà doanh nghiệp và nhà quản lý Xí nghiệp, tất nhiên sẽ có nhiều sai sót trong

kinh doanh.

- Khuyến khích việc chuyển những nhà khoa học học trẻ tuổi rời khỏi nghiên

cứu cơ bản vì lợi ích trong nghiên cứu ứng dụng cao hơn.

- Buộc các cơ quan phải ưu tiên phân phối lợi ich cho những người có thé "bán

các dich vụ và công nghệ", va do đó, sẽ tạo ra cạnh tranh giữa các phòng ban, làm ảnh

hưởng tới thời gian nghiên cứu và gây ra khó khăn trong việc thúc đây công trình

nghiên cứu liên phòng ban và liên ngành.

b> Những bài học rút ra từ kinh nghiệm của Trung Quốc.

Thành công của quá trình thương mại hóa phụ thuộc rất nhiều vào việc xác định

những vấn đề phải đối đầu và tìm ra giải pháp khắc phục chúng Bài học có thể rút ratừ kinh nghiệm của Trung Quốc:

- Thúc ép và khuyến khích các tô chức R&D tham gia vào thương mại hóa hoạtđộng KH&CN Biến các tổ chức R&D vốn quen hoạt động trong môi trường kế hoạchhóa tập trung quan liêu, bao cấp (làm theo lệnh và ăn theo lương) thành những chủ thểtham gia vào thương mại hóa là một việc hết sức khó khăn Đối phó lại van đề phức tạpnày, Trung Quốc đã sử dụng nhiều biện pháp hỗ trợ cho nhau.

Biện pháp ép buộc thể hiện sự kiên quyết của Chính phủ yêu cầu các cơ quan R&Dphải thay đổi phương thức hoạt động Chính phủ cắt bỏ mọi nguồn tài trợ qua việcphân loại các tổ chức R&D, như năm 1991, hơn 2000 viện làm công nghệ công nghiệpbị cắt hoàn toàn hoặc một phần "kinh phí hoạt động thường xuyên” Cùng với việc hủy

bỏ sự cấp phát của Chính phủ nhằm gây áp lực bắt các viện R&D phải quay về với

những nhu cầu thực tại của cuộc sống, các biện pháp tạo điều kiện cho các viện R&D

hướng vào thị trường cũng được áp dụng.

- Tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động mua bán công nghệ băng cách chophép ký kết hợp đồng công nghệ; Thành lập các cơ quan hỗ trợ mua bán công nghệ;cho phép thực hiện một loạt các giao dịch có liên quan đến công nghệ (phát triển côngnghệ theo hợp đồng, chuyền giao công nghệ, tư vấn công nghệ, dich vụ công nghệ).

25

Trang 28

- Tăng quyền độc lập cho các tổ chức R&D dé có thé liên hệ với thị trường côngnghệ mới được tạo ra Tự chủ quyết định các hoạt động nghiên cứu khoa học và triểnkhai công nghệ theo hợp đồng, đăng ký liên doanh với các xí nghiệp và đơn vị thiết kếcũng như với các viện của hệ đại học, quyết định những việc về nhân sự và tô chức nộibộ trong tô chức, quyết định về thu nhập từ các hợp đồng, chủ động liên kết hợp tácquốc tế và giữ lại phần ngoại tệ đơn vị có được phù hợp với các quy định của Nhà

1.1.4 Ý nghĩa về tự chủ, tự chịu trách nhiệm cia tổ chức KH&CN.

- Tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức KH&CN là nhằm vao các mụctiêu cụ thé về giải quyết mối quan hệ giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng, đáp ứngnhững thay đổi trong chính sách KH&CN, đáp ứng xu hướng phát triển mới của

- Tự chủ, tự chịu trách nhiệm có tác dụng nâng cao hiệu quả hoạt động của các đơn

vị nghiên cứu khoa học và công nghệ Một trong những đặc điểm nổi bật của xu hướng mớitrong KH&CN hiện nay có ảnh hưởng tới tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chứcKH&CN là mối liên kết giữa nghiên cứu, phát triển công nghệ, sản xuất kinh doanh ngàycàng phát triển Quá trình từ phát minh khoa học đến sáng chế , phát triển công nghệ và đưa

vào sử dụng trong sản xuât và đời sông ngày càng rút ngăn.

26

Trang 29

- Các tô chức KH&CN nhà nước đang có điều kiện và cần phải tăng cường tự chủtrên cả 2 mặt: giảm những loại tổ chức KH&CN nhà nước mang tính phụ thuộc cao (loạiphục vụ mục tiêu quốc phòng và đặc biệt là loại phủ định phương thức hoạt động KH&CNtư nhân), đồng thời tăng mức độ tự chủ ở mọi loại hình tổ chức KH&CN nhà nước Nói một

cách khác là tăng tự chủ ở mọi loại và tăng loại có khả năng tự chủ cao.

- Ngoài việc tăng cường quyền tự do, tự chủ năng động sáng tạo trong nghiên cứuKH&CN và phát huy ứng dụng các kết quả nghiên cứu vào sản xuất, ý nghĩa khác của tựchủ, tự chịu trách nhiệm còn là nâng cao đời sống của các nhà KH&CN Bởi vì, đời sôngcủa các Nhà khoa học hiện nay có mức thu nhập thấp khiến cho những cán bộ nghiên cứukhông muốn gan bó với công việc của mình với tổ chức KH&CN Đời sống khó khăn cũnglà nguyên nhân làm cho các tổ chức KH&CN không thu hút được người giỏi vào làm việc.

Đề gắn bó chặt chẽ giữa hoạt động KH&CN với hoạt động sản xuất đòi hỏi cáctổ chức R&D nhà nước phải chủ động mở rộng quan hệ với doanh nghiệp, phải năngđộng trước các diễn biến của đời sống kinh tế và điều đó chỉ có thể thực hiện đượcđúng với việc tăng cường quyền tự chủ, thái độ tự chịu trách nhiệm của tổ chứcKH&CN như theo tinh thần Nghị định 115/CP sẽ được trình bày ở phan sau.

1.2 Tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức KH&CN ở Việt nam.1.2.1 Sự hình thành và phát triển của tổ chức KH&CN công lập.

Các tổ chức KH&CN ở nước ta thực sự trở thành hệ thống ké từ năm 1955 saukhi miền Bắc được giải phóng khỏi ách đô hộ của thực dân Pháp Sự hình thành vàphát triển của hệ thống có thé chia thành 03 giai đoạn Ÿ.

+ Giai đoạn 1: Từ 1955 — 1990.

Đặc trưng của giai đoạn này là cơ chế quan lý theo chế độ kế hoạch hóa tậptrung Cơ chế này quyết định chiều hướng phát triển của hệ thống và định ra cơ chếquan lý hệ thống Giai đoạn này phát triển theo khả năng, yêu cầu của nền kinh tế Đặcbiệt, vào cuối giai đoạn này bắt đầu công cuộc đổi mới, phương hướng xây dựng nềnkinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý củaNhà nước theo định hướng Xã hội chủ nghĩa Hệ thống R&D Nhà nước cũng được sắp

> Pham Huy Tiến “Tổ chức KH&CN” Hà Nội, 2006, tr49.

27

Trang 30

xếp, điều chỉnh phù hợp với những cơ chế mới bằng các văn bản qui định của Nhànước Mở đầu là Quyết định 175-CP ngày 29/4/1981 cho phép ký kết và thực hiện hợpđồng kinh tế trong nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ Quyết định 175-CP đãkhuyến khích các tổ chức nghiên cứu và triển khai (R&D) nhà nước được ký kết hợpđồng kinh tế dé thực hiện nhiệm vụ KH&CN trên cơ sở tự nguyện Nhà nước đã chínhthức thừa nhận việc mở rộng chức năng của tô chức R&D nhà nước ké từ Nghị quyết51/HĐBT và Thông tư hướng dẫn số 1438/TT- KHKT-TC giữa Liên bộ Bộ Tài chínhvà Uy ban KHKT Nhà nước Theo đó, tổ chức R&D nhà nước được tiến hành ba loạihoạt động: nghiên cứu khoa học và triển khai kỹ thuật, sản xuất thử và sản xuất một sốsản phẩm có trình độ kỹ thuật cao hơn, nhưng chưa có điều kiện sản xuất đại trà Giaiđoạn nảy, sự tăng trưởng về số lượng các tô chức và đội ngũ cán bộ KHKT, đã có sựkết hợp chặt chẽ giữa dao tạo và nghiên cứu khoa học, với số lượng là: 264 tổ chức

+ Giai đoạn 2: Từ 1990 — 2000.

Đặc trưng của giai đoạn này là đất nước ta vượt qua thời kỳ khủng khoảng vàbước vào thời kỳ đổi mới, từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thịtrường định hướng XHCN Số lượng tổ chức của hệ thống tăng từ 264 lên 610 tổ chức.Giai đoạn này, dé thích nghi với sự biến động của môi trường, các tô chức R&D luôntự điều chỉnh không những về chức năng, nhiệm vụ mà còn hướng hoạt động gần vớithực tiễn Day là giai đoạn chuyền hướng quan trọng của hệ thống R&D của nước ta từcơ chế quản lý tập trung sang kinh tế thị trường, là sự kiện quan trọng tạo ra một hiệnthực mới, môi trường mới cho hoạt động của tô chức R&D Điều này tiếp tục đượckhang định va phát triển ở Quyết định 134/HĐBT và đặc biệt là tại Nghị định 35-HĐBT ngày 28-1-1992 về công tác quản lý khoa học và công nghệ Với Nghị định 35-HĐBT còn cho phép các tô chức R&D liên doanh liên kết không chỉ trong lĩnh vực R&Dvới nhau mà còn trong sản xuất - kinh doanh, cả liên doanh với các cơ sở trong nước và với

các cơ sở ngoải nước Đây thực sự là một “tuyên ngôn dân chủ trong khoa học” Nó

tuyên bố xóa bỏ độc quyền Nhà nước về hoạt động KH&CN, thừa nhận hoạt động

28

Trang 31

KH&CN trong khu vực xã hội dân sự 6, Tuy nhiên, cấu trúc của hệ thống vẫn cònmang dáng dấp của một thời kỳ bao cấp kéo dài, đó là: Hệ thống độc lập với hệ thốngsản xuất và hệ thống giáo dục, dao tạo; các tô chức KH&CN đều là tổ chức sự nghiệpnhà nước Với mô hình như vậy, cấu trúc của tổ chức thường theo lý thuyết cơ học vàvận hành mang tính hành chính và dang cấp.

+ Giai đoạn 3: Từ năm 2000 đến nay.

Số tổ chức tăng lên ở giai đoạn này là 650 tổ chức Đây là giai đoạn chuyểnmình quan trọng của cấu trúc lại hệ thống R&D Dé những tổ chức này phát huy đượcsức mạnh của hệ thống thì cần có những thay đổi quan trọng về cấu trúc Cấu trúc lạihệ thống cần dựa trên nguyên tắc Nhà nước từ bỏ độc quyền về hoạt động KH&CN,Nhà nước chỉ sở hữu những tổ chức cần cho sự phát triển của Quốc gia mà không mộtthành phần kinh tế nào đảm nhận nổi ( lĩnh vực quân sự, nghiên cứu cơ bản, chínhsách, chiến lược, tài nguyên và môi trường ), đồng thời day mạnh các hoạt độngKH&CN trong khu vực xã hội dân sự (XHDS) và chuyên đổi cấu trúc của tổ chức từmô hình hoạt động theo nguyên lý cơ học sang mô hình hoạt động của lý thuyết hữu cơphủ hợp với cơ chế thị trường định hướng XHCN Với chủ trương này, một số các vănbản của Nhà nước đã ra đời kịp thời, tiếp tục điều chỉnh các mối quan hệ giửa chủ thểsở hữu và chủ thé sử dụng về các kết quả nghiên cứu khoa học, trao quyền tự chủ, tựchịu trách nhiệm cho các tổ chức khoa học và công nghệ phát huy tinh năng động,sáng tạo trong nghiên cứu khoa học và triển khai công nghệ, một số văn bản Nhà nước

đã ban hành như:

+ Nghị định 10-2002/NĐ-CP, ngoài nghĩa vụ đối với Nhà nước, tổ chức NC-PT nhà

nước còn được chi các khoản thu nhập cho cán bộ công nhân viên tối đa gấp 2,5 - 3,5 lầnlương cơ bản Đây cũng là điều góp phần khuyến khích tổ chức NC-PT nhà nước tự chủ tìmkiếm các khoản thu nhập từ bên ngoài thông qua hợp đồng.

+ Nghị định số 115/2005/NĐ-CP ngày 5/9/2005 quy định cơ chế tự chủ, tự chịu

trách nhiệm của tô chức khoa học và công nghệ công lập.

® Vũ Cao Đàm “Quan hệ giữa Nhà nước và xã hội dân sự trong Luật KH&CN” Tạp chí Hoạt động Khoa học

29

Trang 32

+ Nghị định số 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 25/4/2006 quy định chế độ

tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy biên chế và tảichính đối với đơn vị sự nghiệp công lập

Riêng quyền tự chủ về nhân sự của các tô chức khoa học còn được quy định rõtại các văn bản quy phạm pháp luật về cán bộ, công chức như: Pháp lệnh cán bộ, côngchức năm 2003; Nghị định số 116/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ vềviệc tuyển dụng, sử dụng va quản ly cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp;Nghị định số 121/2006/NĐ-CP ngày 23/10/2006 sửa đổi, b6 sung một số điều của Nghịđịnh số 116/2003/NĐ-CP của Chính phủ về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cánbộ, công chức trong các đơn vi sự nghiệp của nhà nước, tiếp tục khang dinh tinh tu chu

của thủ trưởng đơn vị sự nghiệp trong việc tuyên dụng, sử dung và quan lý viên chức

1.2.2 Khai quát tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo Nghị định 115/CP.

(1) Tư tưởng chỉ đạo của Nghị định.

Trong số các văn bản qui phạm pháp luật của Nhà nước đã ban hành về chuyểnđổi cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các tổ chức KH&CN công lập, Nghịđịnh 115/2005/NĐ-CP được các Bộ, ngành, địa phương đánh giá rất cao về chính sáchđổi mới quản lý KH&CN của Nhà nước và coi đó là một bước di tat yêu và cần thiết dénâng cao hiệu quả hoạt động của các tô chức KH&CN trên cả nước.

Nghị định 115/2005/NĐ-CP có 3 tư tưởng chỉ đạo rất quan trọng ”.

Một là, nó trao cho các tổ chức KH&CN nói chung, trong đó có tổ chức R&Dquyền tự chủ cao nhất theo cơ chế doanh nghiệp, thậm chí được sản xuất kinh doanhgiống như doanh nghiệp Nghị quyết Trung ương 2 (khoá VIII), Kết luận Hội nghịTrung ương 6 (khoá IX) và Nghị quyết Trung ương 9 (khóa IX) đều nhắn mạnh phảinhanh chóng chuyển đổi các tổ chức KH&CN sang hoạt động theo cơ chế doanhnghiệp, dưới ngôn từ của KH&CN chính là cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo

Nghị định 115/2005/NĐ-CP.

7 Hội nghị các trung tâm ứng dụng TB KH&CN toan quốc, 11/2008.

30

Trang 33

Hai là, Nhà nước đôi mới phương thức cấp kinh phi cho tô chức KH&CN thôngqua hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ (theo nhiệm vụ, không baocấp theo số lượng biên chế).

Ba là, thông qua cơ chế hoạt động mới, đặc biệt là được phép trực tiếp sản xuấtkinh doanh như doanh nghiệp, các tổ chức KH&CN có điều kiện tăng nguồn dau tư,nâng cao hiệu quả hoạt động, gan kết tốt nghiên cứu với dao tạo và sản xuất

(2) Nội dung tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo Nghị định 115/2005/NĐ-CP.

Vấn đề tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với tổ chức KH&CN nhà Nước thẻ hiệntrên những nội dung chủ yếu như sau:

a) Quyên tự chủ của tổ chức KH&CN.

a; Tự chủ về hoạt động khoa học và công nghệ.+ Về nhiệm vụ KH&CN Ÿ.

Liên quan đến vấn dé tự chủ, tự chịu trách nhiệm Các tổ chức khoa học va công

nghệ thường xuyên phải thực hiện 03 loại nhiệm vụ, đó là:

- Nhiệm vụ thứ nhất, do cơ quan nhà nước giao hoặc đặt hàng trực tiếp Việcthực hiện các nhiệm vụ này thông qua hình thức ký hợp đồng KH&CN giữa cơ quannhà nước và tô chức KH&CN Tổ chức KH&CN tự chủ động và chịu trách nhiệm tô

chức thực hiện nhiệm vụ KH&CN.

- Nhiệm vụ thứ hai, phân theo chức năng hoạt động của tổ chức đã được cơquan Nhà nước có thâm quyền phê duyệt Điều lệ khi thành lập tổ chức mức độ tự chủ

của loại nhiệm vụ thứ hai này cao hơn loại nhiệm vụ thứ nhất, nhưng giới hạn về tự chủ ở

loại này cũng rất rõ ràng Ngoài giới hạn lĩnh vực, phạm vi xác định đề tài theo chức năng vàtheo nhiệm vụ định hướng do Nhà nước giao trực tiếp, thông thường các kế hoạch nghiên

cứu của đơn vị còn phải được Nhà nước xét duyệt một cách chặt chẽ.

- Nhiệm vụ thứ ba, do tổ chức và cá nhân ( bên ngoài) đặt hàng Tổ chứcKH&CN chủ động khai thác và ký hợp đồng (liên doanh, liên kết, hợp tác, nghiên cứukhoa học, dịch vụ KH&CN, chuyền giao công nghé v.v ) với các tô chức cá nhân vàtự chịu trách nhiệm tô chức thực hiện nhiệm vụ Lựa chọn những hợp đồng hoàn toànthuộc quyền tự chủ của đơn vi trên co sở vận dụng các qui luật của kinh tế thị trường.

* Điều 5, Nghị định 115/2005/NĐ-CP.

31

Trang 34

Các nhiệm vụ KH&CN thông qua tuyển chọn, đấu thầu cũng thuộc loại nhiệm vụ nàynhưng tổ chức KH&CN có quyền tham gia đấu thầu bình đăng như các tổ chức và cánhân khác hoặc có quyền từ chối không tham gia.

+ Về tô chức thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu.

Nếu như ở khâu xác định nhiệm vụ nghiên cứu có khác nhau nhất định về mức độ

độc lập, tự chủ giữa 3 loại nhiệm vụ thì trong quá trình thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu lại có

xu hướng chung tôn trong tinh chủ động của tô chức nghiên cứu và triển khai Các tổ chứcR&D tự do xác định phương pháp nghiên cứu, tự do huy động và bố trí các nguồn lực phục

vụ cho nghiên cứu.

Tổ chức R&D thường có quyền tự do liên doanh, liên kết với bên ngoài, được thànhlập các doanh nghiệp khoa học như Spin - off (Cty con) trên cơ sở các kết quả nghiên cứura Các đơn vị cũng có thé tự thay đôi tô chức, cơ cau bên trong nhưng không được có biểuhiện xa rời nhiệm vụ chức năng được giao Sự chỉ phối của quyền sở hữu Nhà nước có khiđược thê hiện trên nguyên tắc nhưng cũng có khi rất cụ thể Vấn đề này sẽ được tham khảoqua kinh nghiệm hoạt động ở một số nước trong phần tiếp theo.

+ Van đề liên quan đến quyền sở hữu và quyền sử dụng đối với kết quả nghiên cứu

khoa học.

Các kết quả nghiên cứu là sản phẩm của việc sử dụng các nguồn lực tự huy động củatô chức R&D, nó sẽ thuộc toàn quyền sử dụng của đơn vị Van dé là những kết quả nghiêncứu sử dung kinh phí của Nhà nước thì các tổ chức R&D có quyền tự chủ sử dung vàchuyền giao hay không?

Đây là một chủ đề được thảo luận nhiều ở các nước trên thế giới và trên thực tế cũngtồn tại nhiều cách khác nhau.

Ở Trung Quốc, lúc đầu người ta cho rằng quyền sở hữu thành quả nghiên cứu sửdụng kinh phí Nhà nước phải thuộc về cơ quan nghiên cứu, nhưng sau đó đã thống nhất làthành quả nghiên cứu được Nhà nước cấp tiền thì quyền sở hữu là của Nhà nước.

Tại Nga, tình hình cũng giống như Trung Quốc Chính sách Khoa học và Kỹ thuậtQuốc gia Liên Bang Nga đã quy định: "Các kết quả nghiên cứu khoa học của Viện hàn lâmKhoa học Nga và các viện han lâm Khoa học ngành được thực hiện bằng vốn ngân sáchLiên bang đều phải giao nộp cho Nhà nước theo quy định của pháp luật liên bang Nga.

32

Trang 35

Trong các nước OECD cũng có sự khác nhau về quan niệm ai là chủ sở hữu quyềnsở hữu trí tuệ, ai là người có quyền chuyên giao, ai được thu lợi nhuận, Nhiều nước OECDđã có chương trình trao quyền sở hữu trí tuệ cho các nhóm nghiên cứu dé tăng cường chế độkhuyến khích mua bán, cấp giấy sử dụng cho bên thứ ba Riêng Mỹ, sau khi thông qua Đạoluật Bayh-Dole Act năm 1980, các cơ quan, trường đại học được giao quyền sở hữu cácsáng chế tạo ra bằng kinh phí nhà nước trong một thời hạn nhất định, nếu không khai thácđược thì sau thời gian đó, trường đại học phải trả lại quyền sở hữu cho Nhà nước.

a> Tự chủ về tài chính: Nhà nước bảo đảm kinh phí hoạt động dé thực hiện

nhiệm vụ Nhà nước giao theo phương thức khoán chi quỹ lương, hoạt động bộ máy vakinh phí thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ.

Ngoài kinh phí nhà nước cấp, các tổ chức này được tự chủ trong việc mở rộngnguồn vốn từ việc sử dụng các nguồn thu khác từ hợp đồng khoa học và công nghệ vớicác tô chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế trong nước và nước ngoài,nguồn tàitrợ, vốn vay

a3 Tw chủ về quản lý nhân sự: thực hiện phân cap và trao quyền tự chủ nhânsự cho tổ chức khoa học và công nghệ của Nhà nước trên cơ sở thực hiện chế độ viênchức va hợp đồng lao động đối với cán bộ khoa học và công nghệ Đổi mới cơ chếquản lý nhân lực khoa học và công nghệ nhằm phát huy tối đa tiềm năng sáng tạo củađội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ; tạo động lực vật chất và tinh thần, thực hiệnchế độ thủ lao, đãi ngộ theo mức độ cống hiến và các chính sách khuyến khích khácđối với cán bộ khoa học và công nghệ Nội dung này cũng thé hiện thông qua việc tăngquyền tự chủ về quản lý nhân lực của các tổ chức khoa học va công nghệ trong việc bốtrí, sắp xếp bộ máy, tuyển dụng va sử dụng can bộ, viên chức căn cứ vào nhu cầu

công việc và năng lực tài chính của đơn vỊ.

Nhân lực hoạt động trong tổ chức R&D là một loại lao động khá đặc thù Làm việc

trong các cơ quan của Nhà nước thì dường như họ là những công chức Nhà nước, nhưng

nghiên cứu khoa học thì lại cần có sự độc lập, tự chủ, ở nhiều nước, mâu thuẫn này đượcgiải quyết bằng cach coi cán bộ là loại công chức, viên chức đặc biệt, có bô sung thêmnhững quy chế riêng.

33

Trang 36

ay Tự chủ về quan hệ hop tác quốc tế: phân cấp mạnh hơn nữa cho các tổ chức

khoa học và công nghệ trong việc cử cán bộ khoa học và công nghệ ra nước ngoài, thuê

chuyên gia nước ngoài thực hiện nghiên cứu, dao tạo, tư vấn khoa học và công nghệ vàđảm nhiệm chức vụ quản lý trong các tổ chức khoa học và công nghệ thuộc các lĩnh

vực do Nhà nước quy định.

b) Các quyền hạn của tổ chức KH&CN.

Ngoài những vấn đề tự chủ, tự chịu trách nhiệm như đã đề cập trên, nội dungNghị định 115/CP còn cho phép người đứng đầu các tổ chức KH&CN sử dụng các

quyền hạn như:

bạ Về tổ chức bộ máy:

+ Quyết định việc sắp xếp, điều chỉnh tô chức bộ máy của đơn vị; thành lập, sắp

nhập, giải thé và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, quy chế hoạt động của cácbộ phận, các tô chức trực thuộc.

+ Quyết định việc bố nhiệm, bổ nhiệm lại, cho từ chức và miễn nhiệm cấptrưởng, cấp phó các bộ phận, tổ chức trực thuộc.

+ Đề xuất nhân sự và trình lãnh đạo cơ quan chủ quản cấp trên quyết định bổnhiệm, bồ nhiệm lại, miễn nhiệm cấp phó của đơn vỊ.

b Về biên chế và tuyển dụng viên chức.

Thủ trưởng các tổ chức khoa học và công nghệ được quyền:

+ Quyết định tổng số biên chế hang năm của đơn vị căn cứ vào nhu cầu cán bộ

va khả năng tai chính của đơn vi.

+ Quyết định việc tuyển dụng viên chức theo hình thức thi tuyển hoặc xét tuyên;ký hợp đồng làm việc với những người được tuyên dụng.

+ Ký hợp đồng làm việc với những người đã được tuyển dụng vào biên chếtrước ngày Nghị định số 116/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ về việctuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà

nước có hiệu lực thi hành.

+ Ký hợp đồng lao động đề thực hiện những công việc không cần thiết bó tríbiên chế thường xuyên.

bạ Về sử dụng can bộ, viên chức.

34

Trang 37

Thủ trưởng các tổ chức khoa học và công nghệ được quyền:

+ Quyết định việc sắp xếp, bé trí sử dụng cán bộ, viên chức phù hop với năng

lực và trình độ chuyên môn của từng người.

+ Quyết định việc điều động, biệt phái, nghỉ hưu, thôi việc, chấm dứt hợp đồnglàm việc, hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật.

+ Quyết định việc xếp lương đối với cán bộ, viên chức được tuyển dụng vào làmviệc tại don vi; quyết định việc nâng bậc lương đúng thời hạn, trước thời hạn va vượtbậc trong cùng ngạch; quyết định b6 nhiệm vào ngạch viên chức, chuyên ngạch viênchức từ ngạch nghiên cứu viên chính và tương đương trở xuống.

+ Xem xét, bồ nhiệm các chức vụ lãnh đạo đối với cán bộ, viên chức sau khi hếthạn tập sự, được ký hợp đồng làm việc không xác định thời hạn, có thời gian làm việctừ 3 năm trở lên và có đủ các điều kiện theo yêu cầu.

+ Quyết định việc khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, viên chức thuộc quyền

quản lý theo quy định của pháp luật.

(3) Lợi ích của việc chuyển đổi theo Nghị định 115/2005/NĐ-CP.

a) Về tài chính: Nghị định 115/2005/NĐ-CP quy định thay đổi căn bản phươngthức cấp kinh phí từ ngân sách nhà nước, thay vì cấp theo biên chế, nay các tô chứcKH&CN sẽ được cấp theo nhiệm vụ do nhà nước giao, đặt hàng (có thể bao gồm cảkinh phí để duy trì bộ máy theo chức năng nhiệm vụ), hoặc thông qua đấu thầu, tuyển

Ngoài ra, Nghị định 115/2005/NĐ-CP cho phép các tô chức KH&CN khi có sảnxuất kinh doanh thì được hoạt động “như doanh nghiệp” hoặc có thể chuyên thànhdoanh nghiệp thực sự, được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh như doanhnghiệp, được miễn giảm thuế thu nhập theo qui định như doanh nghiệp.

- Mức thu nhập của cán bộ, viên chức không bị giới hạn mức tối đa căn cứ vàohiệu quả công việc, có thể gấp nhiều lần mức lương cơ bản theo quy định của nhà

nước, sau khi đó hoàn thành nghĩa vụ với Nhà nước và trích lập các quỹ theo quy định,

tiền lương trong hợp đồng làm việc được tính vào chỉ phí hợp lý trước thuế.

b) Về tài sản: Nghị định 115/2005/NĐ-CP cho phép các tổ chức KH&CN đượccấp có thấm quyền giao tài sản, kế cả quyền sử dụng đất và được quản lý, sử dụng tài

35

Trang 38

sản cho nghiên cứu khoa học và sản xuất kinh doanh trên cơ sở tuân thủ quy định củapháp luật, tài sản nào sử dụng cho sản xuất kinh doanh thì phải trích khấu hao như tàisản nhà nước trong doanh nghiệp nhà nước và hạch toán vào giá thành sản phâm, đượcgiữ lại khấu hao dé bổ sung vào quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp của đơn vị Nếuđơn vị chuyên đổi thành doanh nghiệp KH&CN theo Nghị định 80 thi tài sản được coi

là phần vốn nhà nước trong doanh nghiệp, có thé được giao đất, thuê đất và sử dụng tài

sản thế chấp, vay vốn, liên doanh, liên kết theo quy định của pháp luật.

c) Về quản lý cán bộ viên chức: Nghị định 115/2005/NĐ-CP tăng quyền hancho người đứng đầu các tổ chức KH&CN góp phần cải cách hành chính và phân cấpquản lý một cách triệt dé, đồng thời có quy định sự phối hợp, giám sát của các tổ chức

chính trị và chính trị xã hội trong đơn vị Đó là:

- Thủ trưởng tô chức KH&CN được quyền quyết định tuyên dụng, bổ nhiệm vàongạch, ký hợp đồng làm việc, nâng bậc lương (đúng thời hạn, trước thời hạn và vượt 1bậc khi có thành tích xuất sắc) trong cùng ngạch và quyết định chuyên ngạch viên chức

từ ngạch nghiên cứu viên chính và tương đương trở xuống.

- Chính thức cho phép bồ nhiệm vào các chức vụ lãnh đạo của tổ chức KH&CNđối với viên chức đã làm việc theo chế độ hợp đồng làm việc không xác định thời hạn

có thời gian từ 3 năm trở lên.

- Cán bộ, viên chức chuyền sang chế độ ký hợp đồng làm việc, không phân biệtngười đó trước đây trong biên chế hay ngoài biên chế.

(4) Phân loại t6 chức KH&CN công lập.

Đề thực hiện quá trình chuyển đổi cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo ND115/2005/NĐ-CP, trước hết cần phân định rõ loại hình tô chức KH&CN nao hoạt động

tự chủ, tự chịu trách nhiệm có hỗ trợ kinh phí hoạt động thường xuyên được ngân sách

Nhà nước “bao cấp” (thông qua các nhiệm vụ KH&CN được giao), loại tổ chức nao tự

trang trải kinh phí hoạt động?

Phân loại tổ chức KH&CN dựa trên loại hình hoạt động Hoạt động KHCN gồm

03 lĩnh vực:

+ Nghiên cứu khoa học.+ Dịch vụ KH&CN.

36

Trang 39

+ Chuyén giao công nghệ.

- Nghiên cứu khoa học (R): được chia thành: Nghiên cứu cơ bản , nghiên cứu

ứng dụng và nghiên cứu triển khai (R&D).

Như vậy, căn cứ vào phân loại hoạt động của tổ chức KH&CN, có ba lĩnh vựccần phân biệt rõ dé ap dung Nghị định 115/2005/NĐ-CP trong việc xác định tô chứcnao sau khi chuyển đổi vẫn được ngân sách Nhà nước tiếp tục cấp kinh phí hoạt độngthường xuyên, tổ chức nào phải tự đảm bảo kinh phí hoạt động thường xuyên Ba tổ

chức KH&CN đó là:

Thứ nhất là, tổ chức KH&CN nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu chiến lược chínhsách phục vụ quản lý nhà nước, được ngân sách Nhà nước tiếp tục đảm bảo kinh phí

hoạt động thường xuyên như trước đây, nhưng với mức độ tự chủ cao hơn, được ap

dụng theo khoản 3, Điều 4, ND 115/2005/NĐ-CP.

Thứ hai là, Tổ chức nghiên cứu ứng dụng và triển khai công nghệ (R&D) được ápdụng theo khoản 1, điều 4, ND 115/2005/NĐ-CP Đây là tổ chức KH&CN tự trang trảikinh phí hoạt động (gọi tắt là tổ chức chuyên đôi), được hiểu là đơn vị tự đảm bảo kinhphí hoạt động thường xuyên (quỹ lương và chi bộ máy), sau khi chuyên đổi van là mộttô chức KH&CN hoạt động theo Luật Khoa học và Công nghệ, được Nhà nước tiếp tụchỗ trợ kinh phí thông qua nhiệm vụ KH&CN được giao và kinh phí đầu tư phát triểntiềm lực KH&CN hàng năm , đồng thời, nếu có hoạt động SXKD, thì được hưởngnhững quyên lợi khác như doanh nghiệp mới thành lập.

Thứ ba là, doanh nghiệp KH&CN là những doanh nghiệp đa sở hữu mới khởi

nghiệp, hoạt động trong lĩnh vực KH&CN theo Luật Doanh nghiệp, sản xuất kinhdoanh các sản phẩm mới, dựa trên kết quả nghiên cứu khoa học, bí quyết công nghệ,kết quả ươm tạo công nghệ, sẽ được hưởng chính sách ưu đãi cao của Nhà nước tronggiai đoạn hình thành và phát triển, không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định

Sơ đồ phân loại được trình bày như sau:

37

Trang 40

Hoạt động

Dịch vụ KHCN Nghiên cứu KH Chuyển giao

— ® @) công nghé (3)

: | Nghiêncứu re Nghiên cứu Triển khaiH cơ bản (4) ứng dung (5) RD (6) :

S (4) Chuyển đối theo

——— Khoản 3, Điều 4 ; (5) và

(6) chuyển theo khoản 1

điều 4 ND 115/CP.

Nguồn: Pham Huy Tì Yến, T ap chí hoạt động khoa học, số 12/2006,tr 28.

Việc phân loại như trên vừa dé các tổ chức KH&CN tự xác định mình thuộc loạihình nao, có phải chuyền đổi không, vừa là cơ sở để cơ quan quản lý thâm định và phêduyệt đề án chuyên đổi theo Nghị định 115/2005/NĐ-CP.

1.2.3 Kết quả đạt được và những nguyên nhân hạn chế của tổ chức KH&CN nhànước trong việc thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm.

Hai là, đã có những mối liên hệ ràng buộc giữa một sỐ quan hệ tự chủ, thê hiện sựthống nhất của các mặt trọng hoạt động tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chứcKH&CN nhà nước Chang hạn, hoạt động tự nguyện ký kết hợp đồng đã có ảnh hưởng làm

38

Ngày đăng: 29/06/2024, 13:22

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1. Tong hợp nguồn thu của 52 Trung tâm sau 5 năm (2003 — 2008) . DVT: tỷ dong - Luận văn thạc sĩ Quản lý khoa học và công nghệ: Điều kiện chuyển đổi cơ chế tự chủ tự chịu trách nhiệm theo Nghị định 115/CP của Chính phủ đối với các tổ chức khoa học và công nghệ công lập hiện nay (Nghiên cứu trường hợp các trung tâm ứng dụng tiến bộ KH
Bảng 2.1. Tong hợp nguồn thu của 52 Trung tâm sau 5 năm (2003 — 2008) . DVT: tỷ dong (Trang 51)
Bảng 2.2: Tổng hợp thực trạng nguồn nhân lực. - Luận văn thạc sĩ Quản lý khoa học và công nghệ: Điều kiện chuyển đổi cơ chế tự chủ tự chịu trách nhiệm theo Nghị định 115/CP của Chính phủ đối với các tổ chức khoa học và công nghệ công lập hiện nay (Nghiên cứu trường hợp các trung tâm ứng dụng tiến bộ KH
Bảng 2.2 Tổng hợp thực trạng nguồn nhân lực (Trang 56)
Bảng 2.3: Tổng hợp cơ sở vật chất. - Luận văn thạc sĩ Quản lý khoa học và công nghệ: Điều kiện chuyển đổi cơ chế tự chủ tự chịu trách nhiệm theo Nghị định 115/CP của Chính phủ đối với các tổ chức khoa học và công nghệ công lập hiện nay (Nghiên cứu trường hợp các trung tâm ứng dụng tiến bộ KH
Bảng 2.3 Tổng hợp cơ sở vật chất (Trang 59)
Bảng 2.6. Tổng hợp nguồn thu sự nghiệp (2005 — 2009). ; - Luận văn thạc sĩ Quản lý khoa học và công nghệ: Điều kiện chuyển đổi cơ chế tự chủ tự chịu trách nhiệm theo Nghị định 115/CP của Chính phủ đối với các tổ chức khoa học và công nghệ công lập hiện nay (Nghiên cứu trường hợp các trung tâm ứng dụng tiến bộ KH
Bảng 2.6. Tổng hợp nguồn thu sự nghiệp (2005 — 2009). ; (Trang 68)
Bảng 2. 7: Kinh phí hoạt động thường xuyên (2005 — 2009) - Luận văn thạc sĩ Quản lý khoa học và công nghệ: Điều kiện chuyển đổi cơ chế tự chủ tự chịu trách nhiệm theo Nghị định 115/CP của Chính phủ đối với các tổ chức khoa học và công nghệ công lập hiện nay (Nghiên cứu trường hợp các trung tâm ứng dụng tiến bộ KH
Bảng 2. 7: Kinh phí hoạt động thường xuyên (2005 — 2009) (Trang 70)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN