1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Quản lý khoa học và công nghệ: Giải pháp quản lý theo kết quả nhiệm vụ khoa học và công nghệ tại các viện nghiên cứu công lập trong xu hướng tự chủ (Nghiên cứu trường hợp Viện Khoa học An toàn và Vệ sinh lao động)

104 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giải pháp quản lý theo kết quả nhiệm vụ khoa học và công nghệ tại các viện nghiên cứu công lập trong xu hướng tự chủ
Tác giả Trần Khắc Nam
Người hướng dẫn TS. Dinh Thanh Ha
Trường học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Quản lý Khoa học và Công nghệ
Thể loại Luận văn Thạc sĩ
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 104
Dung lượng 24,72 MB

Cấu trúc

  • 5. Đối tượng nghiên cứu và đối tượng khảo sát (16)
  • CƠ SỞ LÝ LUẬN VE QUAN LY THEO KET QUÁ NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TẠI CÁC VIỆN NGHIÊN (19)
  • CỨU CÔNG LẬP TRONG XU HƯỚNG TỰ CHỦ (19)
    • 1.1.4. Hoạt động nghiên cứu và triển khai (R&D) (20)
    • 1.1.7. Tổ chức khoa học và công nghệ - Tổ chức KH&CN là tô chức có chức năng chủ yếu như sau: nghiên (23)
    • 1.1.8. Tự chủ của tổ chức khoa học và công nghệ công lập Theo Nghị định số 54/2016/NĐ-CP của Chính phủ, tu chủ của tổ chức (23)
    • 1.1.9. Quản lý theo kết quả nhiệm vụ khoa học và công nghệ Trong các tài liệu tiếng Anh, quản lý theo kết qua được thé hiện quaTrong các tài liệu tiếng Anh, quản lý theo kết qua được thé hiện qua (24)
    • 1.2.3. Điêu kiện để các viện nghiên cứu công lập hoạt động hiệu quả Tùy vào điều kiện kinh tế - xã hội và trình độ phát triển KH&CN cũngTùy vào điều kiện kinh tế - xã hội và trình độ phát triển KH&CN cũng (32)
    • 1.3.2. Mục tiêu và lợi ích của quản lý theo kết quả (37)
    • 1.3.4. Quản lý theo kết quả nhiệm vụ KH&CN (42)
  • THUC TRANG QUAN LÝ NHIEM VU KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ (48)
  • TAI VIEN KHOA HOC AN TOAN VA VE SINH LAO DONG (48)
    • 2.1. Tổng quan về Viện Khoa học An toàn va Vệ sinh lao động (48)
    • Ngày 01 tháng 5 năm 1971, Hội đồng Chính phủ đã ra Quyết định số (49)
      • 1. Nghiên cứu khoa học phục vụ quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh (50)
      • 2. Nghiên cứu khoa học phục vụ hoạt động của Tổng Liên đoàn Lao (50)
      • 4. Các hoạt động tu van, dich vụ khoa hoc và công nghệ va hop tác (51)
        • 2.2.3. Một số hạn chế về công tác quản lý nhiệm vụ KH&CN tạt Viện (63)
          • 2.2.3.1. Các vướng mắc trong thực hiện chính sách vé các nhiệm vụ (63)
          • 2.2.3.2. Một số hạn chế về công tác quan lý nhiệm vụ KH&CN tại Viện (66)
    • Bang 2. 7. Nguyên nhân việc không xử lý nghiêm đối với tổ chức, cá nhân (70)
      • 1. Giới thiệu tong quan vé Vién Khoa hoc An toan va Vé sinh lao động (71)
  • ĐÈ XUÁT MOT SO GIẢI PHÁP DE THỰC HIỆN QUAN LÝ THEO KÉT QUÁ NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TẠI VIỆN (72)
  • HUONG TU CHU 3.1. Sự cần thiết áp dụng giải pháp quan lý theo kết quả nhiệm vu (72)
    • 3.1.2. Sự san sàng áp dụng quan lý theo kết quả nhiệm vụ KH&CN Việc áp dụng quản lý theo kết quả nhiệm vụ KH&CN ở nước ta đã có (73)
    • Bang 3.1. Nội dung cần bồ sung và hoàn thiện trong quản lý theo kết quả (75)
      • 2. Thâm định và Cân bô sung quy phân bố kinh định gắn trách (75)
      • 5. Xem xét lại Chưa có Cân có hướng dẫn (76)
      • 8. Trách nhiệm | Chưa rõ ràng và Cân quy định cụ (77)
        • 3.3. Đề xuất một số giải pháp để thực hiện quản lý theo kết quả (78)
          • 3.3.3. Giải pháp đối với Viện Khoa học An toàn và Vệ sinh lao động Đề hệ thống quan lý theo kết quả nhiệm vụ KH&CN được triển khai và (83)
            • 3.3.3.1. Xây dung văn hóa quản lý theo kết quả Việc xây dựng văn hóa quản lý định hướng theo kết quả tại Viện Khoa (83)
  • TÀI LIEU THAM KHAO (91)
    • 3. Bộ Công thương (2019), Kỷ yếu Hội thảo “Cơ hội, thách thức và bài (91)
    • 11. Bộ Tài chính (2017), Kỷ yếu Hội thao “Cơ chế tự chủ tài chính trong đơn vị sự nghiệp công lập tính Bắc Giang” (92)
    • 23. Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6, Ban chấp (93)
    • 29. Vũ Cao Đàm (2006), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học (xuất bản lần thứ 13), Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật (93)
    • 31. Vũ Cao Đàm (2009), Tuyển tập các công trình đã công bó, Tập II (93)
    • 32. Vũ Cao Đàm (2009), Tuyển tập các công trình đã công bó, Tập II (93)
    • 33. Nguyễn Trường Giang (2016), Hiện trạng và giải pháp đẩy mạnh quyên tự chủ của tổ chức khoa học và công nghệ công lập, Tạp chí Tài chính (94)
    • 36. Lê Văn Hòa (2016), Quản lý theo kết quả trong khu vực công, Tạp chí Tổ chức Nhà nước (94)
    • 41. Trần Ngọc Long (2015), Khắc phục rào cản trong quá trình tự chủ của các tổ chức nghiên cứu và triển khai công lập (Nghiên cứu trường hợp (94)
    • 42. Ngân hàng thế giới (2006), Đánh giá Chương trình Quốc gia 2005 (95)
    • 47. Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc- (95)
    • 48. Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2013), Luật Khoa học và công nghệ số 29/2013/QH13 (95)
  • TONG HỢP KET QUA KHẢO SÁT Ý KIÊN CAN BỘ KHOA HỌC, CAN BỘ QUAN LÝ TẠI VIEN KHOA HOC AN TOÀN VÀ VỆ SINH (98)
  • PHIẾU DIEU TRA, KHẢO SÁT (98)
    • 2. Xây dựng đề cương nhiệm vụ KH&CN (99)
    • 3. Tham gia tuyển chọn nhiệm vụ các cấp (99)
    • 7. Xử lý, phân tích và viết báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN (99)
    • 8. Tổ chức đánh giá nghiệm thu nhiệm vụ KH&CN (100)
    • 10. Đăng tải kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN ở các tạp chí chuyên ngành (100)
    • 12. Đưa kết quả nghiên cứu vào ứng dụng trong thực tế (100)
    • 16. Nhiệm vụ KH&CN được chuyển giao công nghệ và được cơ sở áp dụng chỉ trả tiền chuyên giao công nghệ và kinh phí từ sản phâm? (100)
    • 2. Về thủ tục tuyến chọn nhiệm vụ (100)
    • 3. VỆ thủ tục thấm định kinh phí (100)
    • 7. Khó khăn về các thủ tục phiên hà (101)
    • 1. Đầu ra (loi ích trực tiếp mang lại cho đối tượng) (101)
    • 2. Kết qua đầu ra (những thay đổi mong đợi của đối tượng do dau ra mang (101)
    • 3. Tác động (tac động đến mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội ) (101)
    • 1. Nhân sự theo dõi thiếu 2. Năng lực của người theo dõi chưa đáp ứng yêu cầu (102)
    • 3. Chưa có định mức chi, quy chế cho việc thực hiện theo dõi, kiểm tra giám (102)
    • 1. Quy định về chế tài xử lý trách nhiệm chưa cụ thể, rõ ràng (102)
    • 2. Có một cơ quan ở trung ương chịu trách nhiệm về áp dụng quản lý theo kết (103)
    • 4. Hình thành được nền văn hóa quản lý theo kết quả trong các cơ quan nhà (103)
    • 3. Các lãnh đạo của cơ quan Nhà nước có kết quả hoạt động không cao sẽ (103)

Nội dung

Hiện tại, quản lý theo kết quả Results Based Management - RBMđang được ứng dụng ở nhiều tô chức trong và ngoài nước, giúp nâng cao hiệuquả hoạt động, phù hợp với các tổ chức thực hiện cá

CỨU CÔNG LẬP TRONG XU HƯỚNG TỰ CHỦ

Hoạt động nghiên cứu và triển khai (R&D)

Hoạt động R&D là các hoạt động sáng tạo được thực hiện một cách có hệ thống để tăng cường vốn tri thức, gồm cả tri thức về con người, văn hoá, xã hội và sử dụng vốn tri thức này dé tìm ra các ứng dụng mới [27].

- Nghiên cứu cơ bản là nghiên cứu thực nghiệm hoặc lý thuyết nhằm có được kiến thức mới về bản chất của những hiện tượng và hiện thực có thê quan sát được, mà không nhằm bắt cứ mục đích ứng dụng cụ thé nào.

- Nghiên cứu ứng dụng là hoạt động điều tra ban đầu nhằm có được những kiến thức mới, nó chủ yếu được hướng tới một hoặc một số mục tiêu ứng dụng cụ thê.

- Triển khai là hoạt động có tính hệ thống, dựa trên những kiến thức thu được từ hoạt động nghiên cứu hoặc kinh nghiệm thực tiễn, để bổ sung thêm những kiến thức mới, nhằm hướng tới việc tạo ra những sản phẩm hay quy trình mới hoặc cải tiễn những sản pham và quy trình đã có.

Mỗi quan hệ giữa các loại hình nghiên cứu trong hoạt động R&D được khái quát như sau:

Nghiên cứu cơ bản thuân tuý

Nghiên cứu nên tảng Nghiên cứu cơ bản

NGHIÊN CỨU chuyên đê định hướng

Tao quy trinh san xuat vat mau (pilot)

Hình 1 1 Mối quan hệ giữa các loại hình nghiên cứu

1.1.5 Nhiệm vụ khoa học và công nghệ

Nhiệm vụ KH&CN là những vấn đề khoa học và công nghệ cần được giải quyết dé đáp ứng yêu cầu thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, phát triển khoa học và công nghệ [48].

Theo Nghị định số 08/2014/NĐ-CP của Chính phủ, nhiệm vụ KH&CN bao gom [17]:

- Dé tài KH&CN là nhiệm vụ KH&CN có nội dung chủ yếu là hoạt động khám phá, phát hiện, tìm hiéu bản chất, quy luật của sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy; sáng tạo giải pháp nhằm ứng dụng vào thực tiễn, bao gồm đề tài nghiên cứu cơ bản, đề tài nghiên cứu ứng dụng, đề tài triển khai thực nghiệm hoặc kết hợp nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng và triển khai thực nghiệm.

- Đề án khoa học là nhiệm vụ KH&CN nhằm mục tiêu xác định cơ sở lý luận và thực tiễn phục vụ việc xây dựng cơ chế, chính sách, pháp luật.

- Dự án sản xuất thử nghiệm là nhiệm vụ KH&CN nhằm ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và triển khai thực nghiệm dé thử nghiệm các giải pháp, phương pháp, mô hình quản lý kinh tế - xã hội hoặc sản xuất thử ở quy mô nhỏ nhằm hoàn thiện công nghệ mới, sản phâm mới trước khi đưa vào sản xuất và đời sống.

- Dự án khoa học là nhiệm vụ KH&CN giải quyết các van đề KH&CN chủ yếu phục vụ việc sản xuất một sản phẩm hoặc nhóm sản phẩm trọng điểm, chủ lực có tác động nâng cao trình độ công nghệ của một ngành, một lĩnh vực và có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của dất nước, được triển khai dưới hình thức đề tài KH&CN, dự án sản xuất thử nghiệm và dự án đầu tư KH&CN có mục tiêu, nội dung gan kết hữu co, đồng bộ và được tiến hành trong một thời gian nhất định.

- Chương trình KH&CN là nhiệm vụ KH&CN có mục tiêu chung giải quyết các van dé KH&CN phục vụ phát triển và ứng dụng KH&CN trung hạn

18 hoặc dài hạn được triển khai đưới hình thức tập hợp các đề tài KH&CN, dự an sản xuất thử nghiệm, dự án KH&CN.

- Nhiệm vụ KH&CN tiềm năng là đề tài KH&CN, dự án KH&CN tập trung nghiên cứu giải quyết những vấn đề KH&CN đòi hỏi tính ứng dụng cao và có triển vọng tạo ra, phát triển hướng nghiên cứu mới hoặc sản phẩm mới thuộc lĩnh vực KH&CN ưu tiên, trọng điểm quốc gia.

- Nhiệm vụ KH&CN đặc biệt là đề tài KH&CN, đề án khoa học, dự án sản xuất thử nghiệm, dự án KH&CN có quy mô lớn phục vụ quốc phòng, an ninh, có tác động mạnh đến sản xuất, chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm quốc gia do Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định.

- Nhiệm vụ khoa học theo nghị định thu là dé tài KH&CN, dự án KH&CN hop tác xây dựng, tô chức thực hiện và đóng góp kinh phí giữ các tổ chức KH&CN Việt Nam với các đối tác nước ngoài theo thỏa thuận bằng văn bản của các cơ quan có thâm quyền của Việt Nam và cơ quan có thâm quyền cua nước ngoài.

- Nhiệm vụ nghiên cứu theo chức năng là nhiệm vụ KH&CN nham bao đảm hoạt động nghiên cứu thường xuyên của các tổ chức KH&CN, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ quy định trong điều lệ tổ chức và hoạt động hoặc văn bản của cơ quan có thẩm quyền quy định về chức năng, nhiệm vụ của tổ chức KH&CN.

1.1.6 Quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ

- Quản lý là một hoạt động thực tiễn đặc biệt của con người, trong đó các chủ thê tác động lên các đối tượng bằng các công cụ và phương pháp khác nhau, thông qua qui trình quản lý nhất định, nhằm thực hiện một cách hiệu quả nhất các mục tiêu của tổ chức trong điều kiện biến động của môi trường

Tổ chức khoa học và công nghệ - Tổ chức KH&CN là tô chức có chức năng chủ yếu như sau: nghiên

vụ KH&CN, được thành lập và đăng ký hoạt động theo các quy định của pháp luật [17].

Nhu vậy, t6 chức KH&CN thực hiện các chức năng liên quan tới các hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và dịch vụ KH&CN.

Các chức năng này được thực hiện theo các nhiệm vụ cụ thể mà mỗi loại hình tổ chức đăng ký và hoạt động theo quy định trong các quy chế hoặc điều lệ riêng do cấp có thầm quyền phê duyệt.

Theo hình thức sở hữu, tổ chức KH&CN gồm tổ chức KH&CN công lập, tổ chức KH&CN ngoài công lập, tổ chức KH&CN có vốn nước ngoài.

- Tổ chức KH&CN công lập là t6 chức KH&CN thuộc sở hữu hoặc phụ thuộc phan lớn vào nguôn tài trợ từ Chính phủ cho các hoạt động nghiên cứu và triển khai của họ Các tô chức như vậy gồm 02 loại chính: trường đại học và các trung tâm/viện nghiên cứu/khu công nghệ cao công lập [17].

- Viện nghiên cứu công lập là một thành phần của tổ chức KH&CN công lập có nhiệm vụ chủ yếu là tập trung vào nghiên cứu, sáng tạo và chuyên giao các tri thức, công nghệ mới.

Tự chủ của tổ chức khoa học và công nghệ công lập Theo Nghị định số 54/2016/NĐ-CP của Chính phủ, tu chủ của tổ chức

chức bộ máy, nhân sự, quản lý và sử dụng tài sản.

Như vậy, hiện nay, các viện nghiên cứu công lập đang triển khai thực hiện Nghị định này và các văn bản điều chỉnh, hướng dẫn Nghị định này.

Quản lý theo kết quả nhiệm vụ khoa học và công nghệ Trong các tài liệu tiếng Anh, quản lý theo kết qua được thé hiện quaTrong các tài liệu tiếng Anh, quản lý theo kết qua được thé hiện qua

management; Results-oriented managenment, Results-based management;

Performance management, Performance-based management Luan van nay dich các cụm từ trên ra tiếng Việt là “quản lý theo kết quả” va thống nhất sử dụng trong toàn văn bản.

- Quản lý theo kết quả là phương thức nhà quản lý xác định các kết quả cụ thê, rõ ràng và dài hạn cần đạt được từ một hoạt động; qua đó định hướng các nguồn lực tập trung cho hoạt động đề đạt được kết quả [36].

- Quản lý theo kết quả nhiệm vụ KH&CN là việc nhà quản lý xác định các kết quả cụ thể, rõ ràng và dài hạn cần đạt được từ nhiệm vụ KH&CN; qua đó định hướng các nguồn lực tập trung cho nhiệm vụ KH&CN để đạt được kết quả.

Như vậy, việc quản lý theo kết quả nhiệm vụ KH&CN bao gồm tat cả các hoạt động trong quá trình thực hiện nhiệm vụ KH&CN, bắt đầu từ lập kế hoạch, triển khai thực hiện, cho đến khi đánh giá, nghiệm thu kết quả, chuyển giao công nghệ từ sản phẩm của nhiệm vụ KH&CN Mục tiêu của quản lý theo kết quả nhiệm vụ KH&CN là nhằm đảm bảo cho quá trình thực hiện nhiệm vụ KH&CN được tiến hành minh bạch, đạt được các kết quả mong đợi với chi phí thấp nhất và đảm bảo trách nhiệm giải trình của các bên liên quan.

1.2 Cơ chế tự chủ tại các tổ chức khoa học và công nghệ công lập 1.2.1 Các chính sách về tự chủ tại các tổ chức nghiên cứu công lập Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII (Nghị quyết TW 2) về định hướng chiến lược phát triển KH&CN trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và nhiệm vụ đến năm 2000 đã nêu ra một trong những giải pháp thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ phát triển KH&CN là: đổi mới hệ thống tô chức quan lý hoạt động KH&CN, trong đó có đổi mới

21 cơ chế tài chính trong hoạt động của tô chức KH&CN là đổi mới cơ chế phân bổ va quản lý ngân sách nhà nước cho hoạt động KH&CN theo hướng lấy hiệu quả kinh tế - xã hội làm mục tiêu [22].

Tại kết luận của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII về phương hướng phát trién KH&CN đã đưa ra một số nhiệm vụ cần thực hiện là:

- Từng bước chuyển đổi các tổ chức KH&CN thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ sang cơ chế tự trang trải kinh phí, được hoạt động theo cơ chế doanh nghiệp;

- Nhà nước đầu tư, bảo đảm kinh phí hoạt động cho các tổ chức

KH&CN thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu lý luận, khoa học xã hội và nhân văn, quốc phòng, an ninh và những nhiệm vụ trọng điểm khác theo yêu cầu của Đảng và Nhà nước;

- Có chính sách cụ thể khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư cho nghiên cứu, ứng dụng, đổi mới công nghệ và thu hút các nguồn vốn đầu tư nước ngoài cho phát triển KH&CN [23].

Hội nghị lần thứ VI, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã ban hành Nghị quyết số 19- NQ/TW về tiếp tục đổi mới và quản lý, nâng cao chat lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, đã đưa ra một số giải pháp trọng tâm liên quan đến tổ chức KH&CN Theo đó, Nghị quyết chỉ rõ, thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các tổ chức KH&CN công lập, đồng thời từng bước chuyên các tổ chức KH&CN công lập, các tổ chức nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ sang hoạt động theo mô hình doanh nghiệp dưới các hình thức phù hợp [24]. Đề cụ thể hóa các văn bản chỉ đạo của Đảng, từ năm 2004, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án đổi mới cơ chế quản lý KH&CN, trong đó có đưa ra giải pháp là thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với tổ chức KH&CN công lập hoạt động nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu chiến lược và chính sách, nghiên cứu các lĩnh vực KH&CN trọng điểm và một số lĩnh vực khác do Nhà nước quy định Tổ chức KH&CN phải có trách nhiệm thực

22 hiện tốt các nhiệm vụ Nhà nước giao; đồng thời tự chủ tiến hành các hoạt động KH&CN khác theo quy định của pháp luật.

Ngày 05/9/2005, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 115/2005/NĐ- CP quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tô chức KH&CN công lập Đây là bước tiến quan trọng khang định quyền tự chủ của các tổ chức

KH&CN công lập Sau 5 năm áp dụng Nghị định này, ngày 20/9/2010, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 96/2010/NĐ-CP sửa đổi, bồ sung một số điều của Nghị định số 115/2005/NĐ-CP.

Ngày 14/6/2016, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 54/2016/NĐ-CP quy định về cơ chế tự chủ của tổ chức KH&CN công lập, thay thé cho Nghị định số 115/2005/NĐ-CP với nhiều quy định mới được sửa đổi trên cơ sở đánh giá những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai cơ chế tự chủ trong thời gian qua, đặc biệt tập trung giải quyết vấn đề đặc thù của tổ chức

Cùng với Nghị định số 54/2016/NĐ-CP về cơ chế tự chủ, Chính phủ và các cơ quan của Chính phủ cũng đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn, sửa đổi, thay thế có liên quan cho phù hợp với thực tiễn, như về doanh nghiệp KH&CN, quản lý và sử dụng tài sản là kết quả của nhiệm vụ KH&CN sử dụng ngân sách.

Điêu kiện để các viện nghiên cứu công lập hoạt động hiệu quả Tùy vào điều kiện kinh tế - xã hội và trình độ phát triển KH&CN cũngTùy vào điều kiện kinh tế - xã hội và trình độ phát triển KH&CN cũng

động hiệu quả thì hau hệt đêu cân các điêu kiện sau:

* Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ và mô hình hoạt động của tổ chức:

Ngay từ khi thành lập, việc xác định rõ loại hình nghiên cứu của tổ chức và lĩnh vực hoạt động nghiên cứu cụ thé của tổ chức KH&CN công lập nói chung và các viện nghiên cứu công lập nói riêng sẽ giup co quan quản lý có cơ sở thiết lập cơ chế phân bổ kinh phí và quản lý phù hợp, đồng thời cũng giúp các tô chức KH&CN có căn cứ xây dựng chiến lược phát triển phù hợp.

* Đảm bảo và duy trì nguồn lực: Đảm bảo nguồn lực để xây dựng năng lực mạnh trong một số lĩnh vực KH&CN là điều cần thiết để đạt được tính cạnh tranh về KH&CN trên phạm VI quốc tẾ Năng lực mạnh doi hỏi phải có đủ sỐ lượng nhân lực cũng như vật lực (cơ sở hạ tầng, trang thiết bị nghiên cứu ), các bộ phận chức năng hỗ trợ và nguồn kinh phí nghiên cứu cần thiết từ ngân sách và các nguồn khác.

Dé xây dựng hệ thống tổ chức nghiên cứu hiện đại, tạo điều kiện thu hút các nhà khoa học tài năng về làm việc, thì giai đoạn đầu Nhà nước cần đầu tư để xây dựng cơ sở hạ tầng và có chế độ đãi ngộ phù hợp với nguồn nhân lực chất lượng cao Việc đầu tư này phải được duy trì liên tục và ồn định cho đến khi các tổ chức đủ khả năng tự đảm bảo trang trải cho các hoạt động của mình.

* Chú trọng hop tác da ngành:

Hiện nay ngày càng xuất hiện các đột phá về công nghệ trong các lĩnh vực nghiên cứu đa ngành, do đó các tổ chức KH&CN công lập cần phải phát triển năng lực nghiên cứu xoay quanh một tập hợp các kỹ năng đa ngành vững chắc Việc chia sẻ ý tưởng, kinh nghiệm, kiến thức giữa các ngành sẽ trở thành nhân tố quyết định sự thành công về mặt tổ chức va nâng cao chất lượng kết quả nghiên cứu đầu ra, có giá trị áp dụng thực tiễn cao của tô chức khoa học.

* Sự giám sát và đánh giá hiệu quả từ phía Chính phú:

Sự giám sát và đánh giá hiệu quả từ phía Chính phủ là một yếu tố rất quan trọng dé xây dựng và phát triển một hệ thống tổ chức KH&CN công lập hoạt động hiệu quả Chính phủ đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng

30 chiến lượng phát triển quốc gia ở tầm vĩ mô và đưa ra các định hướng mục tiêu ưu tiên cho đất nước Việc đánh giá hiệu quả hoạt động, kết quả nghiên cứu của các tô chức KH&CN cần được thực hiện thường xuyên và liên tục.

Từ những kết quả đạt được, Chính phủ sẽ có những chính sách và cơ chế phù hợp đề xây dựng và hoàn thiện mạng lưới KH&CN, tăng cường hiệu quả của các tô chức KH&CN.

* Quản lý quyên sở hữu trí tuệ:

Hiện nay ở nước ta, các nhà khoa học chưa quan tâm hoặc chưa có kinh nghiệm trong việc quan lý quyền sở hữu trí tuệ, do đó cần tuyên truyền, phổ biến Luật Sở hữu trí tuệ, có những hướng dẫn và hỗ trợ các nhà khoa học khi họ phát triển và thương mại hóa các sản phẩm khoa học có giá trị cao (đăng ký sáng chế, thành lập các công ty spin off ) Việc xây dựng năng lực chuyền giao công nghệ là cần thiết và quan trọng khi thực tế cho ta thấy việc thương mại hóa và cấp quyền sử dụng các sáng chế là những bước quan trọng để chuyển giao, đưa sản phẩm khoa học của các tổ chức KH&CN ra thị trường Cần có những chính sách hỗ trợ bảo hộ và thương mại hóa sản phâm nghiên cứu khoa học của các tổ chức KH&CN công lập.

* Quản lý theo kết quả: Ở các quốc gia có các tổ chức KH&CN công lập hoạt động hiệu quả, phan lớn ngân sách đầu tư cho KH&CN được phân bổ thông qua một hệ thong “đưa trên kết quả” Hệ thống này sẽ dựa vào quá trình đánh giá chuyên sâu (đánh giá bởi các chuyên gia cùng ngành - peer review) Với các nhiệm vụ KH&CN mang tính ứng dụng thì các nhiệm vụ có giá trị kinh tế và tiềm năng thương mại hóa sẽ được ưu tiên Mục tiêu là để phân bố nguồn lực có hạn cho các tổ chức KH&CN nào sử dụng hiệu quả, đem lại tiềm năng lớn về giá trị kinh tế và lợi ích xã hội.

Việc đánh giá chuyên sâu các nhiệm vụ KH&CN sẽ cung cấp thông tin đầu vào cần thiết cho quá trình phân bổ nguồn lực và đảm bảo tính khách quan Các tổ chức KH&CN cần coi nguồn ngân sách cho các nhiệm vụ KH&CN là khoản đầu tư cho tương lai và phần kinh phí này cần phải được

31 phân bồ một cách phù hợp Sự đầu tư cho các tổ chức KH&CN cần được cân băng giữa các kết quả ngắn hạn và dài hạn, cũng như giữa các lĩnh vực nghiên cứu, dé vừa tận dụng được lợi thế cạnh tranh hiện tại, vừa đem lại tiềm năng lớn về các kết quả giá trị cao được đánh giá theo nhiều góc độ khác nhau.

Từ một số điều kiện nêu trên có thé thấy rang, các tổ chức KH&CN công lập nói chung và các viện nghiên cứu công lập nói riêng cần phải thực sự chuyên mình thay đổi, cần có những quyết tâm cao và sự năng động tích cực dé phù hợp với xu hướng tự chủ như hiện nay Quy trình thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm tại các viện nghiên cứu công lập cần được triên khai đồng bộ, từ xây dựng bộ máy, tô chức nhân sự, cơ chế hoạt động đến quản lý nhiệm vụ KH&CN. Đề đáp ứng điều kiện hoạt động hiệu quả thì các viện nghiên cứu công lập cần thực hiện quản lý theo kết quả các nhiệm vụ KH&CN; qua đó, có thể sử dụng được các nguồn lực hiệu quả và hợp lý, giúp nâng cao năng lực nghiên cứu, tránh lãng phí các đầu tư xã hội cho nghiên cứu, hạn chế được các nhiệm vụ KH&CN không có tính ứng dụng vào đời sống.

1.3 Quản lý theo kết quả nhiệm vụ KH&CN tại viện nghiên cứu công lập 1.3.1 Các đặc diém của quản lý theo kết quả

Quản lý theo kết quả có những đặc điểm như sau:

- Coi trọng đến các kết quả (đầu ra, kết quả đầu ra, tác động), quá trình và các yêu tô đầu vào.

- Coi trọng việc lập kế hoạch theo kết quả: Tác dụng chính của phương pháp quản lý theo kết quả là sử dụng hiệu quả những nguồn lực của tô chức nhằm bảo đảm thực hiện mục tiêu đã đề ra Trong quá trình thực hiện, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tiến trình công việc, nên việc lập kế hoạch sẽ giúp việc quản trị được nguồn lực và dự báo được những tình huống có thể xảy ra, từ đó có biện pháp dự phòng và xử lý.

- Coi trọng đến xác định và đánh giá kết quả thực hiện: Thực tế chỉ ra rằng, nếu nhà quản lý không thé xác định được kết quả thì không thé quản lý được các kết quả Do đó, trong quản lý theo kết quả, nhà quản lý chú trọng

32 đến việc xác định và đánh giá tiến độ thực hiện để đạt được các kết quả như mong muốn Quản lý theo kết quả cung cấp cho người quản lý hệ thống giám sát và đánh giá các kết quả thực hiện.

Mục tiêu và lợi ích của quản lý theo kết quả

* Mục tiêu của quản lý theo kết quả:

Tùy vào từng bối cảnh cụ thé khác nhau, phạm vi khác nhau mà mục tiêu của quản lý theo kết quả cũng khác nhau.

Theo UNESCO, “Quản lý theo kết quả được thiết kế để cải thiện việc cung cấp kế hoạch và tăng cường hiệu quả, hiệu lực, trách nhiệm giải trình” [50].

Theo Michael Armstrong, “Mục tiêu toàn diện của quản lý theo kết quả là thiết lập một nền văn hóa thực thi cao mà trong đó tất cả cá nhân và bộ phận chịu trách nhiệm đối với sự cải thiện liên tục các quá trình công việc và đối với các kỹ năng và những đóng góp của mình” [56].

Trung tâm thương mại quốc tế đưa ra quan điểm: “Mục tiêu của quản lý theo kết quả là cung cấp một khuôn khổ rõ ràng cho lập kế hoạch và quản lý chiến lược thông qua việc cung cấp học tập và trách nhiệm giải trình nhằm cải thiện kết quả và đạt được các kết quả với tư cách là định hướng cốt

Kết quả nghiên cứu về thực tế quan lý theo kết qua ở 10 quốc gia OECD cho thấy, mục tiêu của quản lý theo kết quả thay đổi tùy thuộc vào hoàn cảnh của từng quốc gia khác nhau Tuy nhiên, các quốc gia đều hướng tới các mục tiêu chính như: liên tục cải thiện kết quả, kiểm soát và trách nhiệm giải trình, đặc biệt là giải trình với bên ngoài, tiết kiệm ngân sách [5Š].

Tóm lại, mục tiêu chung của quản lý theo kết quả là đảm bảo cho tổ chức, các thành phân, người lao động cùng nhau làm việc va đảm bảo cho các

34 quá trình được thực hiện theo một cách thức tốt nhất nhằm đạt những kết quả mong muốn một cách hiệu lực và hiệu quả.

* Lợi ích của quản lý theo kết quả:

Những lợi ích mà quản lý theo kết quả mang lại cho tô chức như sau:

- Xác định cho tô chức tầm nhìn tông quát và dài han.

- Đảm bảo tô chức hoạt động một cách hiệu quả Quản lý theo kết quả tập trung vào các kết quả thay vì chỉ tập trung vào quá trình thực hiện Ở những phương thức quản lý trước đó, nhà quản lý thường xem những hành vi và quá trình thực hiện của các cá nhân, tổ chức là kết quả Ví dụ một người đi làm rất chăm chỉ, đúng giờ như các phương thức quản lý trước đây có thê đánh giá cá nhân đó được xếp hạng thi đua cao, do chăm chỉ làm việc mặc dù hiệu quả công việc của cá nhân đó mang lại không cao.

- Tối ưu hóa các hoạt động của tô chức Với lợi ích mang lại này, việc quản lý theo kết quả sẽ bảo đảm rằng, tất cả các bộ phận bên trong tổ chức đều hoạt động hướng tới nhằm đạt mục tiêu chung của tổ chức càng hiệu quả cao càng tốt.

- Là cơ sở để trả lương theo kết quả Quản lý theo kết quả tạo ra thước đo có ý nghĩa và chính xác về kết quả thực thi Đây là căn cứ để đánh giá mức độ hoàn thành và đóng góp của từng bộ phận, từng cá nhân trong tô chức.

Quản lý theo kết quả cung cấp cơ sở dé xếp hạng và thiết lập các tiêu chuẩn so sánh giữa các tổ chức với nhau.

- La cơ sở dé có thê triển khai hệ thống phân bổ ngân sách theo kết qua và thay đôi công tác lập kế hoạch trong các tổ chức Với phương thức quản lý này, ngay từ đầu có thể xác định rõ ràng các kết quả mong muốn đạt được của tổ chức và có thể giúp xác định các chi phí đầu vào cần thiết dé đạt được các kết quả đó Quản lý theo kết quả tạo ra sự cam kết giữa các bên liên quan về nguồn lực được giao và sử dụng các nguồn lực này một cách hiệu quả.

- Đầy mạnh sự phối hợp, trao đổi trong nội bộ tô chức, giữa tổ chức với các bên liên quan Quản lý theo kết quả không chỉ tạo ra quá trình trao đôi thông tin liên tục giữa các cá nhân, bộ phận bên trong tô chức mà còn tăng

35 cường các mối quan hệ, sự hợp tác với các tổ chức bên ngoài và tập trung vào những nhu cầu của các đối tác bên ngoài.

- Góp phần thay đổi thói quen, tác phong làm việc của đội ngũ người lao động, nhà quản lý trong tô chức; hướng tất cả mọi người trong tổ chức tập trung suy nghĩ về những kết quả cần đạt được thông qua trả lời những câu hỏi như: Chúng ta cần tạo ra những kết quả gì? Những kết quả đó để làm gì?

Những tác động của kết quả đó đối với xã hội? Lam sao dé đạt những kết qua đó một cách hiệu quả nhất?

Bên cạnh đó, quản lý theo kết quả cũng giúp tăng cường trách nhiệm giải trình của các nhà quản lý với cả bên trong và bên ngoài tổ chức; với cộng đồng và các cơ quan quản lý nhà nước Đây là lợi ích quan trọng nhất của quản lý theo kết quả.

1.3.3 Mô hình và quy trình quản lý theo kết quả

* Mô hình quản lý theo kết quả:

Theo một số nghiên cứu, quản lý theo kết quả bao gồm các thành phần: yếu tô đầu vào, quá trình, kết quả Tùy vào phạm vi và cấp độ áp dụng quản lý theo kết quả mà tên gọi và khái niệm về các thành phần này có thê khác nhau.

UNESCO cho răng, các thành phần của quá trình quản lý theo kết quả bao gồm: Các yếu tố đầu vào, các can thiệp, các đầu ra, các kết quả [50].

- Các yếu tô đầu vào là các nguồn lực của tô chức bao gồm tài lực

(nguồn lực tài chính), nhân lực (con người), vật lực (sơ sở vật chất, trang thiết bị máy móc), tin lực (thông tin) và nguồn lực tổ chức.

- Các can thiệp là những quyết định tác động lên quá trình hoạt động.

- Các dau ra là tác động đầu tiên của các can thiệp để góp phần vào việc đạt được các kết quả.

- Các kết quả là các tác động cudi cùng của các đầu ra lên những người sử dụng (hàng hóa hoặc dịch vụ).

Các can Các đầu Các kết thiệp ra qua

Hình 1.3 Mối quan hệ giữa các thành phan của quá trình quản lý theo kết quả theo UNESCO

Theo Báo cáo về quản lý theo kết quả trong các Cơ quan hợp tác phát triển quốc tế, các thành phần của quá trình quản lý theo kết quả là: đầu vào, quá trình, đầu ra, mục tiêu (kết quả đầu ra), mục đích.

- Đầu vào bao gồm các nguồn lực của tô chức (tài lực, vật lực, nhân lực, tin lực ).

- Quá trình là những nhiệm vụ cụ thể mà người lao động thực hiện để chuyển các nguồn lực đầu vào thành các sản phẩm đầu ra và các can thiệp trong quá trình thực hiện.

Quản lý theo kết quả nhiệm vụ KH&CN

* Các thành phan của mô hình quản lý theo kết quả nhiệm vụ KH&CN:

Trên cơ sở các phân tích và tổng hợp các lý thuyết về quản lý theo kết quả, luận văn xác định các thành phần cơ bản của quản lý theo kết quả nhiệm vụ KH&CN bao gồm:

- Yếu to dau vào của nhiệm vụ KH&CN: Đây là các nguồn lực cần thiết để thực hiện thành công nhiệm vụ KH&CN theo các mục tiêu đề ra, bao gồm nhân lực, vật lực, tài lực, tin lực

- Hoạt động hay quy trình của nhiệm vụ KH&CN: Gồm những hoạt động để thực hiện nhiệm vụ KH&CN Các hoạt động này thông qua việc sử dụng các yếu tố đầu vào dé tạo ra các kết quả cụ thé ở đầu ra như mong muốn của nhà quản lý.

- Đầu ra của nhiệm vụ KH&CN: Là các kết quả trực tiếp đạt được từ nhiệm vụ KH&CN.

- Kết quả dau ra của nhiệm vụ KH&CN: Là các tác động ngắn hạn hoặc trung hạn mà các đầu ra của nhiệm vụ KH&CN tạo ra.

- Tác động dài han cua nhiệm vụ KH&CN: Là các ảnh hưởng dai hạn tích cực hoặc tiêu cực, trực tiếp hoặc gián tiếp, có chủ đích hoặc vô tình được tạo ra bởi các đầu ra của nhiệm vụ KH&CN.

- Các bên hiên quan của nhiệm vụ KH&CN:

+ Các đối tác thực hiện: là các cá nhân và tổ chức phối hợp với đơn vị chủ trì thực hiện nhiệm vụ KH&CN Các đối tác này cùng chia sẻ mục đích và cùng chịu trách nhiệm về các kết quả đạt được ở đầu ra, có trách nhiệm giải trình rõ ràng.

+ Đối tác thụ hưởng: là các cá nhân, tổ chức thụ hưởng trực tiếp hay gián tiếp kết quả của nhiệm vụ KH&CN.

+ Các bên có lợi ích liên quan khác: là các cá nhân, tô chức có những lợi ích nhất định trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ KH&CN nhưng họ không phải là những đối tượng thụ hưởng chính mà mục đích của nhiệm vụ KH&CN trực tiếp hướng tới.

Sản phẩm của Nhiệm vụ Lợi ích lâu dài của nhiệm vụ KH&CN mang nhiệm vụ KH&CN KH&CN lại lợi ích gì mang lại

Nhiệm vụ KH&CN sẽ được thực hiện như thê nào

Hoạt Đầu ra Kết quả đầu Tác động động ra —> —> —>

Tổ chức quản lý, thực hiện

Hình 1 6 Mô hình quản lý theo kết quả nhiệm vụ KH&CN

* Quy trình quản lý theo kết quả nhiệm vụ KH&CN:

Quy trình quản lý theo kết quả nhiệm vụ KH&CN bao gồm: Lập kế hoạch dé triển khai nhiệm vụ, cấp kinh phí thực hiện, thực hiện kế hoạch, theo

40 xét lại các kêt quả. được, xem xét lại để rút ra bài học kinh dõi quá trình thực hiện, đánh giá nghiệm thu kết quả nhiệm vụ KH&CN, xem

Lập kế hoạch Xác định chỉ tiêu kết quả dựa vào các thông tin từ đánh giá và gắn kết với nguồn lực

Xem xét lại kết quả ⁄ NI Tham định, cấp

Xác định mức độ đạt kinh phí gắn với các chỉ tiêu kết ơ quả từ kế hoạch nghiệm Quản lý theo và gan với dau ra kết quả nhiệm i} vu KH&CN 4) Đánh giá Phyc hiện

, HE cdl Gan dau ra với Đánh giá kêt quả đã : ,

5 pe kinh phí được đạt được và phản ko a LÁ Xe CÀ 2 A cap và chỉ sô kêt hôi vé mức độ dat we im R được của mục tiêu Theo dõi qua dé tạo thuận

l Hệ thông theo dõi lơi cho theo dõi nhằm cải thiện đầu ra và cung cap dir liệu cho đánh giá

Hình 1 7 Mối quan hệ giữa các quá trình quản theo kết quả nhiệm vụ KH&CN

* Lợi ích của quản lý theo kết quả nhiệm vụ KH&CN Quản lý theo kết quả nhiệm vụ KH&CN đem lại những lợi ích như sau:

- Góp phần thay đổi tư duy và thái độ của đội ngũ nhân lực KH&CN về giá tri và mục dich của những việc ho đã làm, đang làm va sẽ làm đối với xã hội Đây là lợi ích quan trọng và có ý nghĩa lâu dài nhất.

- GIải quyết những vấn đề cần thiết để thực hiện nhiệm vụ KH&CN, hạn chế những nhiệm vụ KH&CN không có tính ứng dụng, gây lãng phí nguôn lực.

- Xác định được các bên liên quan đến quá trình thực hiện nhiệm vụ KH&CN và vai trò, trách nhiệm của họ trong quá trình triển khai thực hiện.

- Xây dựng được hệ thống các chỉ số đo lường hiệu lực và hiệu quả của nhiệm vụ KH&CN, cung cấp đầy đủ cơ sở cho việc theo dõi và đánh giá nhiệm vụ KH&CN cũng như tổ chức và cá nhân chủ trì thực hiện.

- Nâng cao và xác định trách nhiệm giải trình của các bên liên quan trong quá trình thực hiện nhiệm vụ KH&CN, góp phần tiết kiệm các nguồn lực.

TAI VIEN KHOA HOC AN TOAN VA VE SINH LAO DONG

Tổng quan về Viện Khoa học An toàn va Vệ sinh lao động

Từ năm 1964, do nhu cầu cần thiết dé nâng cao nhận thức va phổ cập kiến thức về BHLĐ của công nhân lao động Việt Nam, theo đề nghị của Tổng Công đoàn Việt Nam, Hội đồng Trung ương các Công đoàn Liên Xô (Tổng Công hội Liên Xô) đã cử cán bộ sang nghiên cứu dé giúp xây dựng Triển lãm Bảo hộ lao động tại số 1, Yết Kiêu, Hà Nội Cũng từ đó, ý tưởng xây dựng

Viện Nghiên cứu Khoa học kỹ thuật Bảo hộ lao động ra đời. Đề thực hiện ý tưởng này, từ 1966 đến 1968, Tổng Công đoàn Việt Nam đã tranh thủ sự giúp đỡ về tinh thần và vật chất của các tổ chức công đoàn trên thế giới, nhất là các tổ chức công đoàn của các nước xã hội chủ nghĩa, mà trước hết là của Tổng Công hội Liên Xô Năm 1966, Đoàn đại biểu Tổng Công đoàn Việt Nam đã đến thăm và làm việc với Ban Bảo hộ lao động Tổng Công hội Liên Xô Hai bên đã nhất trí về việc Tổng Công hội Liên Xô SẼ ỉIỳp Tổng Cụng đoàn Việt Nam đào tạo cỏn bộ, viện trợ trang thiết bị để Việt Nam xây dựng Viện Nghiên cứu Khoa học kỹ thuật Bảo hộ lao động đầu tiên theo mô hình của Liên Xô Sau một thời gian chuẩn bị vào cuối năm

1970, Tổng Công đoàn Việt Nam đã có văn bản đề nghị Hội đồng Chính phủ

(nay là Chính phủ) phê duyệt dự án thành lập Viện Nghiên cứu Khoa học kỹ thuật Bảo hộ lao động tại Hà Nội thuộc Tổng Công đoàn Việt Nam.

tháng 5 năm 1971, Hội đồng Chính phủ đã ra Quyết định số

82/CP thành lập Viện Nghiên cứu Khoa hoc kỹ thuật Bảo hộ lao động Cùng với sự phát triển của đất nước, Viện đã không ngừng phát triển và mở rộng phạm vi hoạt động Ngày 01/5/1997, Phân Viện Nghiên cứu Khoa học kỹ thuật Bảo hộ lao động tại TP Hồ Chí Minh và sau đó Phân Viện Nghiên cứu Khoa học kỹ thuật Bảo hộ lao động tại TP Đà Nẵng được thành lập dé dap ứng kip thời về yêu cầu công tác bảo hộ lao động tại các tỉnh miền Nam va miền Trung.

Trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đánh giá cao đóng góp của Viện đối với sự phát triển chung của đất nước, xét năng lực thực tế, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 141/1998/QD-TTg công nhận Viện Nghiên cứu Khoa học kỹ thuật Bảo hộ lao động là một trong những Viện trọng điểm đầu ngành trong hệ thống các cơ quan khoa học và công nghệ của đất nước Cũng tại Quyết định này, Thủ tướng Chính phủ giao bổ sung chức năng nhiệm vụ cho Viện nhằm đáp ứng kịp thời sự phát triển

KH&CN về bảo hộ lao động và bảo vệ môi trường trong tình hình mới.

Theo Quyết định số 17/2017/QĐ-TTg ngày 29/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ, Viện Nghiên cứu Khoa học kỹ thuật Bảo hộ lao động được đôi tên thành Viện Khoa học An toàn và Vệ sinh lao động dé phù hợp với sự thay đôi và xu hướng phát triển cũng như yêu cầu thực tiễn.

2.1.2 Chức năng nhiệm vu của Viện Khoa học An toàn và Vệ sinh lao động

Ngày 25/6/2013, tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII đã thông qua Luật An toàn, vệ sinh lao động số

84/2015/QH13 Đây là lần đầu tiên Việt Nam có Luật liên quan đến lĩnh vực an toàn lao động, vệ sinh lao động, sức khoẻ lao động và bệnh nghề nghiệp và thuật ngữ chính thức được Luật hoá là “an foàn, vệ sinh lao động”, việc sử dụng thuật ngữ này cùng với thuật ngữ “bảo hộ lao động” về cơ bản không có

46 sự mâu thuẫn nhưng thể hiện rõ sự hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng của

Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, để bảo đảm phù hợp với Luật An toàn, Vệ sinh lao động và thuận lợi trong hoạt động hợp tác, giao dịch quốc tế trong thời kỳ hội nhập, Viện cần thiết được đổi tên để bao quát các chức năng, nhiệm vụ được giao Viện có báo cáo đề nghị và Bộ Khoa học và Công nghệ có kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ đổi tên Viện Nghiên cứu KHKT Bảo hộ lao động thành Viện Khoa học An toàn và Vệ sinh lao động.

Ngày 29/05/2017, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 17/2017/QĐ-TTg về tổ chức và hoạt động của Viện Khoa học An toàn và Vệ sinh lao động Tại Điều 1 của Quyết định số 17/2017/QĐ-TTg đã nêu rõ:

“Viện Khoa học An toàn và Vệ sinh lao động là tổ chức khoa học và công nghệ công lập thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, có chức năng nghiên cứu khoa học phục vụ quản lý, triển khai, ứng dụng các kết quả khoa học và công nghệ về an toàn, vệ sinh lao động, môi trường lao động theo quy định của pháp luật” Điều 2 quy định các nhiệm vụ của Viện như sau:

1 Nghiên cứu khoa học phục vụ quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động, bảo đảm an toàn và sức khỏe người lao động, bảo vệ môi trường lao động: a) Nghiên cứu phát triển và ứng dụng khoa học và công nghệ về an toàn, vệ sinh lao động; phòng ngừa, xử lý ô nhiễm môi trường bảo đảm an toàn và sức khỏe người lao động. b) Nghiên cứu xây dựng phương pháp, quy trình đánh giá hợp chuẩn, hợp quy các phương tiện bảo vệ cá nhân, trang thiết bị an toàn; nghiên cứu, phát hiện và kiến nghị bổ sung danh mục bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm tại

2 Nghiên cứu khoa học phục vụ hoạt động của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam: a) Nghiên cứu, cung cấp luận cứ khoa học dé giúp Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tham gia cùng các cơ quan nhà nước trong việc xây dựng chế

47 độ, chính sách và các văn bản quy phạm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động, các chế độ, chính sách về bảo hiểm tai nạn và bệnh nghề nghiệp. b) Nghiên cứu, cung cấp luận cứ khoa học để giúp Đoàn Chủ tịch Tổng

Liên đoàn Lao động Việt Nam trong công tác chỉ đạo, nâng cao hiệu quả hoạt động, hướng dan, kiểm tra công tác an toàn, vệ sinh lao động trong hệ thống

3 Các nhiệm vụ khác về an toàn, vệ sinh lao động, bảo đảm an toàn và sức khỏe người lao động, bảo vệ môi trường lao động: a) Thực hiện các hoạt động quan trắc, phân tích môi trường lao động; đánh giá, giám sát, dự báo ô nhiễm môi trường lao động; cung cấp thông tin khoa học và kiến thức về an toàn, vệ sinh lao động. b) Phối hợp xây dựng hệ thống các chỉ tiêu, tiêu chuẩn về an toàn, vệ sinh lao động, đánh gia tác động môi trường. c) Hop tác quốc tế trong lĩnh vực khoa học và công nghệ về an toàn, vệ sinh lao động và bảo vệ môi trường lao động. d) Xây dựng và phát triển tiềm lực của Viện dé đáp ứng yêu câu phát triển khoa học và công nghệ về an toàn, vệ sinh lao động và bảo vệ môi trường lao động.

4 Các hoạt động tu van, dich vụ khoa hoc và công nghệ va hop tác quốc tế theo quy định của pháp luật: a) Huấn luyện, đào tạo vé an toàn lao động, vệ sinh lao động và sức khỏe nghệ nghiệp. b) Đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn và vệ sinh lao động, rủi ro sức khỏe nghề nghiệp Tư vấn xây dựng hệ thống quản lý an toàn, vệ sinh lao động và sức khỏe nghề nghiệp tại doanh nghiệp. c) Kiểm định hợp chuẩn, hợp quy các phương tiện bảo vệ cá nhân, trang thiết bị an toàn lao động. d) Quan trắc và phân tích, đánh giá tác động môi trường; do đạc các chỉ tiêu ô nhiêm môi trường; vệ sinh lao động và nhân trắc học.

48 d) Tư vấn, thiết kế, thẩm định, đánh giá hệ thong kiểm soát và xử lý 6 nhiễm môi trường lao động; cung ứng trang thiết bị bảo hộ lao động và thiết bị an toàn; đâu tư, chuyển giao công nghệ, cung ung hệ thống kiểm soát, xử lý ô nhiễm môi trường. e) Thực hiện các dịch vụ khám chữa bệnh nghề nghiệp, bệnh liên quan đến sức khỏe nghệ nghiệp.

5 Thực hiện các nhiệm vụ khác được giao.

2.1.3 Cơ cấu tổ chức và một số hoạt động 2.1.3.1 Cơ cầu tổ chức và trình độ nhân lực

Trên cơ sở Nghị định 54/2016/NĐ-CP ngày 14/6/2016 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của tổ chức khoa học công nghệ và công lập, thay thế Điều 1 Nghị định số 96/2010/NĐ-CP ngày 20 tháng 9 năm 2010 của Chính phủ sửa đổi, b6 sung một số điều của Nghị định số 115/2005/NĐ-CP ngày 05 tháng 9 năm 2005 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức khoa học và công nghệ công lập, Nghị định số 115/2005/NĐ-CP ngày 05 tháng 09 năm 2005 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức khoa học và công nghệ công lập và Nghị định sỐ 80/2007/NĐ-CP ngày 19 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ về doanh nghiệp khoa học và công nghệ, Viện tiếp tục xây dựng đề án “Tiếp tục đổi mới cơ bản toàn diện và đồng bộ tổ chức, cơ chế quản lý, cơ chế tự chủ của tổ chức khoa học và công nghệ công lập” theo Thông tư 01/2017/TT-BKHCN ngày

12/1/2017 quy định chỉ tiết một số điều của Nghị định số 54/2016/NĐ-CP ngày 14/6/2016 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của tổ chức KHCN công lập.

7 Nguyên nhân việc không xử lý nghiêm đối với tổ chức, cá nhân

trong việc không hoàn thành hoặc nghiệm thu chậm nhiệm vụ KH&CN

Quy định vê chê tài xử lý trách nhiệm chưa cụ thể, rõ ràng 614

Các nguyên nhân khác: bị cắt giảm kinh phí của tổ chức ở các năm tiếp 3,3 % theo

- Hiện nay, Viện vẫn chưa có quy chế, quy định về việc sử dụng nguồn kinh phí quản lý chung nhiệm vụ KH&CN (bằng 5% tổng dự toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ KH&CN theo định mức của Thông tư liên tịch sé

55/2015/TTLT-BTC-BKHCN), nguồn kinh phí này vẫn chưa thực sự được sử dụng đúng cho việc hỗ trợ, quản lý nhiệm vụ KH&CN.

- Công tác thanh tra, kiểm tra giám sát, trao đối thông tin giữa cá nhân, tổ chức thực hiện nhiệm vụ KH&CN với phòng KH - TC còn một số hạn ché, hình thức Do đó có nhiều nhiệm vụ phát sinh nhiều vấn đề trong quá trình triên khai không được đưa ra các biện pháp khắc phục, giải quyết ngay lúc đó mà đến lúc đến thời hạn nghiệm thu, kết thúc nhiệm vụ KH&CN, chủ nhiệm mới trình bày, gây khó khăn và bị động cho phòng KH - TC cũng như lãnh đạo cơ quan chủ trì nhiệm vụ KH&CN.

Với mục đích đánh giá thực trạng quản lý nhiệm vụ KH&CN tại Viện

Khoa học An toàn và Vệ sinh lao động, từ đó xác định những nội dung cần thiết để áp dụng quản lý theo kết quả nhiệm vụ KH&CN cho các viện nghiên cứu công lập trong xu hướng tự chủ như hiện nay, trong chương này, tac giả luận văn đã tập trung vào những nội dung chính sau:

1 Giới thiệu tong quan vé Vién Khoa hoc An toan va Vé sinh lao động.

2 Trình bày quy trình thực hiện nhiệm vụ KH&CN hiện nay tại Viện

Khoa học An toàn và Vệ sinh lao động.

3 Băng các phương pháp nghiên cứu (nghiên cứu tài liệu, điều tra bảng hỏi, phỏng van), tác giả luận văn đã tong hợp, phân tích, đánh giá được những kết quả cũng như hạn chế của hoạt động KH&CN, công tác quản lý KH&CN của Viện.

Từ những kết quả khảo sát, tác giả luận văn cho răng, kết quả đã đạt được của hoạt động KH&CN, công tác quản lý KH&CN hiện nay của Viện

Khoa học và An toàn Vệ sinh lao động chưa tương xứng với tiềm năng của Viện, bộc lộ một số bất cập trong xu hướng tự chủ, phần lớn các cán bộ quản lý và cán bộ khoa học đều đồng ý về việc áp dụng hệ thống quản lý theo kết quả trong việc hoàn thiện phương pháp quản lý nhiệm vụ KH&CN.

Những kết quả khảo sát thực trạng ở Chương 2 cùng với cơ sở lý luận ở Chương 1 là cơ sở dé tác giả đề xuất giải pháp quản lý theo kết quả nhiệm vụ KH&CN tại các viện nghiên cứu công lập, những điều kiện cần thiết để thực hiện quản lý theo kết quả nhiệm vụ KH&CN tại các viện nghiên cứu công lập, qua đó nhằm đáp ứng xu hướng tự chủ.

HUONG TU CHU 3.1 Sự cần thiết áp dụng giải pháp quan lý theo kết quả nhiệm vu

Sự san sàng áp dụng quan lý theo kết quả nhiệm vụ KH&CN Việc áp dụng quản lý theo kết quả nhiệm vụ KH&CN ở nước ta đã có

- Thứ nhất, Đảng và Nhà nước ta đã thấy được những mặt hạn chế của phương thức quản lý hiện tại trong các tổ chức KH&CN công lập Trong nhiều Nghị quyết của Đảng và trong các chương trình cải cách của Nhà nước đã đề cập đến những nội dung thay đôi phương thức quan ly và điều hành của các tô chức KH&CN công lập.

Nghị quyết Đại hội XII của Đảng nhắn mạnh: “Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quan lý nhà nước về KH&CN Khuyến khích và tạo thuận lợi cho doanh nghiệp thuộc mọi thành phân kinh tẾ nghiên cứu phát triển và ứng dụng KH&CN Đổi mới cơ chế quản lý, nhất là cơ chế tự chủ về tài chính, tổ chức và hoạt động của to chức khoa học, công nghệ công lập”.

- Thứ hai, trong các cơ quan, tổ chức nhà nước cũng đã có những lãnh đạo, công nhân viên chức đã được đào tạo về hệ thống quản lý theo kết quả và nhận thức được những lợi ích của hệ thống quản lý này mang lại Đây là nguồn nhân lực sẵn sàng cho việc đây mạnh cải cách phương thức quản lý trong các cơ quan nha nước.

Hiện nay, tại một số địa phương như Quảng Ninh, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh đã thực hiện thí điểm áp dụng hệ thống quản lý theo kết quả trong một số lĩnh vực.

- Thứ ba, việc đánh giá cao tính minh bạch, công khai và trách nhiệm giải trình, nâng cao cơ chế khuyến khích và đo lường kết quả, hiệu quả làm việc của các cơ quan nhà nước, của cán bộ công nhân viên chức hiện nay ngày càng được Nhà nước và nhân dân quan tâm.

- Thứ tw, quản lý theo kết quả đã được áp dụng rộng rãi trong nhiều loại hình tổ chức ở các quốc gia khác nhau, ké cả các quốc gia phát triển Thực tế đã chứng minh đó là một phương thức quản lý hữu ích để nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức Việt Nam có thé học hỏi kinh nghiệm từ các quốc gia khác dé rút ra được những bài học hữu ích trong việc áp dụng thành công hệ thống này.

Bên cạnh đó, việc phát triển của những ứng dụng công nghệ thông tin và viễn thông cũng là một thuận lợi cho việc học hỏi và áp dụng hệ thống quản lý theo kết quả tại Việt Nam.

- Thứ năm, trong những năm gần đây có nhiều tổ chức quốc tế, phi chính phủ quan tâm và hỗ trợ việc áp dụng hệ thống quản lý theo kết quả cho các cơ quan, tô chức nhà nước ở Việt Nam.

Ngoài ra, hiện nay cũng có nhiều đơn vị tô chức tư vấn và đào tạo, bồi dưỡng về phương pháp xây dựng hệ thống quản lý theo kết quả trong các tổ chức, cơ quan nhà nước.

Như vậy, việc áp dụng hệ thống quản lý theo kết quả nhiệm vụ KH&CN ở nước ta xuất phát từ những đòi hỏi của quá trình quản lý nhiệm vụ KH&CN và những yêu cầu thực tế của Nhà nước và xã hội, và chúng ta đã sẵn sàng để áp dụng nó Quản lý theo kết quả nhiệm vụ KH&CN được xem là phương thức để nâng cao hiệu lực, hiệu quả và trách nhiệm giải trình trong quy trình thực hiện nhiệm vụ KH&CN ở các viện nghiên cứu công lập, góp phần khắc phục những hạn chế trong công tác quản lý nhiệm vụ KH&CN, tránh lãng phí các nguồn lực.

3.2 Những nội dung cần bồ sung và hoàn thiện để thực hiện quản lý theo kết quả nhiệm vụ KH&CN tại các Viện Nghiên cứu công lập ở

Từ các nội dung quản lý nhiệm vụ KH&CN ở Chương 2 và các yêu cầu của quản lý theo kết quả nhiệm vụ KH&CN ở Chương | (bao gồm các bước: lập kế hoạch theo kết quả, cấp kinh phí theo kết quả, thực hiện theo kết quả, theo dõi theo kết quả, đánh giá theo kết quả, xem xét lại kết quả, bảo đảm sự

71 tham gia của các bên liên quan, bảo đảm minh bạch và bảo đảm trách nhiệm giải trình), để áp dụng quản lý theo kết quả nhiệm vụ KH&CN ở các ViệnNghiên cứu công lập cần bé sung và hoàn thiện những nội dung sau đây:

Nội dung cần bồ sung và hoàn thiện trong quản lý theo kết quả

Nội dung quản Đôi chiêu với yêu cầu của quản lý theo kêt quả nhiệm lý nhiệm vụ vu KH&CN Z — KH&CN Đã có Chưa có, hạn | Bo sung và hoàn chê thiện

- Xác định đâu ra, | Theo khung mẫu |Phân lớn các|- Cân quy định kết quả đầu ra và | của thuyết minh | nhiệm vụ | mục sản phẩm của tác động của | nhiệm vụ| KH&CN hiện | nhiệm vụ nhiệm vụ |KH&CN hiện nay | nay chỉ có phần KH&CN và các KH&CN phần sản phẩm |các sản phẩm | yêu cầu liên quan khá chỉ tiết định lượng được | phải rõ ràng và chi

(báo cáo chuyên| tiết, cụ thể (nếu dé, bài báo ) | không đầy đủ sẽ mà ko ghi rõ các | bị loại hồ sơ ngay sản phẩm dạng |từ bước sơ loại khác cũng như | tuyên chọn); khả năng ứng dụng và phương thức chuyên giao kết quả;

- Phương pháp Chưa đánh giá Cần quy định đây lập và đánh giá được tác động |là tiêu chí đánh tác động của của nhiệm vụ giá quan trọng nhiệm vụ KH&CN trong việc lựa

KH&CN chọn thực hiện nhiệm vụ

2 Thâm định và Cân bô sung quy phân bố kinh định gắn trách phí theo kết quả nhiệm với đầu ra

- Cơ sởphânbô |Theo hạn mức Cân bô sung quy ngân sách hăng năm câp định mức phân bồ phụ thuộc vào kết quả thực hiện các năm trước.

- Phân bổ kinh Căn cứ đâu vào Chưa găn với kết Cân bố sung quy phí (các nội dung | quả đầu ra định găn trách thực hiện, công nhiệm với đầu ra việ thực hiện, ngày công thực hiện, nhân lực thực hiện, vật tư nguyên liệu cần dùng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ KH&CN )

3 Theo doi thực hiện nhiệm vụ

- Hệ thông kiểm Việc theo dõi | Bồ sung quy định tra và đánh giá kiểm tra và đánh | gắn trách nhiệm giá hiện nay | với cơ quan quản chưa được thực hiện nghiêm túc và thường xuyên lý nhiệm KH&CN vụ

4 Đánh giá thực hiện nhiệm vụ

KH&CN theo kết quả - Đánh giá kết Đã có quy định về Nhiêu nhiệm vụ Bồ sung quy định quả đạt được của |việ đánh giá| KH&CN không |trách găn trách nhiệm vụ | nghiệm thu nhiệm | đạt hoặc chậm | nhiệm với cơ quan

KH&CN vụ KH&CN tiễn độ thực hiện quản lý nhiệm vụ van được đánh | KH&CN giá đạt và đúng

5 Xem xét lại Chưa có Cân có hướng dẫn ket quả và điêu chỉnh áp dụng

6 Sự tham gia của các bên liên

Chưa đầy đủ và chưa được thực

Cân quy định đây đủ và quán triệt quan hiện thực hiện

7 (Công khai, Chưa được thực | - Cân quy định minh bạch hiện đây đủ và quán triệt thực hiện;

- Áp dụng độc lập phản biện, phản biện kín (kế cả phản biện quốc tế)

73 trong việc tuyên chọn và xét chọn nhiệm vu

- Xây dung đầu mối đăng tai thông tin về danh mục nhiệm vụ

KH&CN đầu vào và kết quả đạt được của từng nhiệm vụ.

8 Trách nhiệm | Chưa rõ ràng và Cân quy định cụ giải trình đây đủ thê, rõ ràng và quan trIỆt việc tiên khai thực hiện

Dé có thé áp dụng quản lý theo kết quả nhiệm vụ KH&CN tốt ở nước ta, trong thời gian tới cần thực hiện một số nội dung sau đây:

- Tập trung hoàn thiện thê chế, chính sách và pháp luật phù hợp cơ chế thị trường và thông lệ quốc tế, hoàn thiện khung pháp lý về quản lý theo kết quả nhiệm vụ KH&CN;

- Xây dựng được bộ tài liệu hướng dẫn thực hành quản lý theo kết quả nhiệm vụ KH&CN để các tổ chức KH&CN có cơ sở đề thực hiện.

- Nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ công nhân viên trong các tổ chức KH&CN để đáp ứng các yêu cầu của quản lý theo kết quả nhiệm vụ

- Các nguyên tắc quản lý theo kết quả nhiệm vụ KH&CN như nguyên tắc bảm đảm minh bạch, nguyên tắc bảo đảm sự tham gia của các bên liên quan phải được thể chế hóa và quán triện thực hiện trong tất cả các quy trình thực hiện nhiệm vụ KH&CN.

- Thiết lập một cơ quan ở Trung ương chịu trách nhiệm hướng dẫn quản lý thực hiện quản lý theo kết quả nhiệm vụ KH&CN, tiến hành đánh giá

74 và xem xét kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN trong các tô chức KH&CN công lập.

3.3 Đề xuất một số giải pháp để thực hiện quản lý theo kết quả nhiệm vụ KH&CN tại Viện Khoa học An toàn và Vệ sinh lao động trong xu hướng tự chủ.

Căn cứ cơ sở lý luận về quản lý theo kết quả nhiệm vụ KH&CN tại các viện nghiên cứu công lập trong xu hướng tự chủ; qua kết quả khảo sát thực tiễn hoạt động KH&CN và công tác quản lý nhiệm vụ KH&CN tại Viện Khoa học An toàn và Vệ sinh lao động, nhằm đáp ứng yêu cầu tự chủ, Luận văn đề xuất một số giải pháp dé có thé áp dụng được phương pháp quản lý theo kết quả nhiệm vụ KH&CN tại Viện Khoa học An toàn và Vệ sinh lao động Đây cũng là cơ sở dé áp dụng cho các viện nghiên cứu công lập nói chung.

3.3.1 Giải pháp về cơ ché, chính sách Một là, cần tập trung hoàn thiện thé chế, chính sách và pháp luật phù hợp cơ chế thị trường và thông lệ quốc tế, tôn trọng đặc thù của lao động sáng tạo, chấp nhận rủi ro và độ trễ trong khoa học, dỡ bỏ rào cản duy ý chí và hành chính hóa hoạt động KH&CN Tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý hoạt động KH&CN theo hướng chú trọng hiệu quả va tác động của nhiệm vụ

KH&CN trong giải quyết các vấn đề thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

TÀI LIEU THAM KHAO

Bộ Công thương (2019), Kỷ yếu Hội thảo “Cơ hội, thách thức và bài

học kinh nghiệm cua các viện nghiên cứu thuộc Bộ Công thương trong qua trình chuyển đổi và thực hiện cơ chế tự chủ”.

4 Bộ KH&CN (2009), Các giải pháp đổi mới cơ chế quản lý

5 Bộ KH&CN (2014), Thông tr số 33/TT- BKHCN, Ban hành quy chế quản lý nhiệm vụ KH&CN Cấp Bộ của Bộ Khoa học và Công nghệ.

6 Bộ KH&CN (2017), Thông tu số 08/2017/TT- BKHCN, Quy định tuyển chon, giao trực tiép tô chức va cá nhân thực hiện nhiệm vụ khoa học va công nghệ cấp quốc gia sử dụng ngân sách nhà nước.

7 Bộ KH&CN (2017), Thông tu số 01/2017/TT- BKHCN, Quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 54/2016/NĐ- CP ngày 14/6/2016 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của tô chức khoa học và công nghệ công lập.

8 Bộ KH&CN, Bộ Tài chính (2015), Thông tu liên tịch số 55/2015/TTLT-BTC-BKHCN, Hướng dẫn định mức xây dựng, phân bổ dự toán và quyết toán kinh phí đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước.

9 Bộ Nội vụ (2019), Kỷ yếu Hội thảo “Đổi mới quản lý sự nghiệp công lập theo hướng mô hình quản trị doanh nghiệp ”.

10 Bộ Tài chính (2016), Kỷ yếu Hội thao “Cơ chế tự chủ đối với don vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, Thực trạng và khuyến nghị”.

Bộ Tài chính (2017), Kỷ yếu Hội thao “Cơ chế tự chủ tài chính trong đơn vị sự nghiệp công lập tính Bắc Giang”

12 Bộ Tài chính (2017), Thông tu số 90/2017/ TT- BTC, Quy định việc thực hiện cơ chế tự chủ tài chính đối với tổ chức KH&CN công lập.

13 Bộ Tài chính (2018), Thông tu số 63/2018/TT-BTC, Hướng dẫn một số điều của Nghị định số 70/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng tài sản được hình thành thông qua việc triển khai thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng vốn nhà nước.

14 Bộ Tài chính (2020), Báo cáo tình hình thực hiện Nghị định số 16/2015/ ND-CP; Dự thảo quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập.

15 Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2005),

Nghị định số 115/2005/NĐ-CP, Quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tô chức khoa học và công nghệ công lập.

16 Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2006),

Nghị định số 43/2006/NĐ-CP, Quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vu, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.

17 Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2014),

Nghị định số 08/2014/NĐ-CP, Quy định chỉ tiết thi hành một số điều của Luật

Khoa học và công nghệ.

18 Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2014),

Nghị định số 95/2014/NĐ-CP, Quy định về đầu tư và cơ chế tài chính đối với hoạt động khoa học và công nghệ.

19 Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2016),

Nghị định số 54/2016/NĐ-CP, Quy định cơ chế tự chủ của tổ chức khoa học và công nghệ công lập.

20 Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2018),

Nghị định số 70/2018/NĐ-CP, Quy định việc quản lý, sử dụng tài sản được hình thành thông qua việc triển khai thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng vốn nhà nước.

21 Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2021),

Nghị định số 60/2021/NĐ-CP, Quy định về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập.

22 Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 số 02-NỢ/HNTVW Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII.

Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6, Ban chấp

hành Trung ương Đảng khóa IX.

24 Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết số 19-NQ/TW, Hội nghị lần thứ 6, Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.

25 Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lan thứ XIII của Đảng.

26 Vũ Cao Đàm (2011), Giáo trình khoa học Chính sách, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.

27 Vũ Cao Dam (2009), Giáo trình Khoa học Luận đại cương, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

28 Vũ Cao Đàm (2007), Giáo trình Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nhà xuất bản Giáo dục.

Vũ Cao Đàm (2006), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học (xuất bản lần thứ 13), Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật

30 Vũ Cao Đàm (2009), Tuyển tập các công trình đã công bố, Tập I:

Lý luận và Phương pháp luận khoa học, Nhà xuất bản Thế giới, Hà Nội.

Vũ Cao Đàm (2009), Tuyển tập các công trình đã công bó, Tập II

Nghiên cứu chính sách và chiến lược, Nhà xuất bản Thế giới, Hà Nội.

Vũ Cao Đàm (2009), Tuyển tập các công trình đã công bó, Tập II

Nghiên cứu Quản lý, Nhà xuất bản Thế giới, Hà Nội.

Nguyễn Trường Giang (2016), Hiện trạng và giải pháp đẩy mạnh quyên tự chủ của tổ chức khoa học và công nghệ công lập, Tạp chí Tài chính

34 Tran Lé Giang (2012), Xây dựng quy trình quan ly dé tai/ dự án nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý nghiên cứu khoa học tại trường Đại học Y Hà Nội Luận văn thạc sỹ Quản lý Khoa học và Công nghệ, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

35 Nguyễn Thị Hồng Hải (2011), Mô hình quản lý thực thi công theo định hướng kết quả: Lý luận và thực tiễn, Dé tài khoa hoc cấp cơ sở, Học viện

Lê Văn Hòa (2016), Quản lý theo kết quả trong khu vực công, Tạp chí Tổ chức Nhà nước

37 Vương Đình Huệ (2018), Đổi mới hệ thống tổ chức và hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập góp phần hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Tạp chí Cộng sản, ngày 22/2/2018.

38 Đỗ Thị Quỳnh Hương (2011), Hoàn thiện quy trình quản lý các đề tài nghiên cứu khoa hoc tại Sở Khoa học và công nghệ Thành pho Hồ Chí

Minh thông qua việc vận dụng mô hình quan trị sáu sigma, Luận văn thạc sỹ

Quản lý Khoa học và Công nghệ, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

39 Nguyễn Văn Khoa (2007), “Hệ thống quản lý theo kết quả- Một công vụ quản lý cần được tiếp cận và áp dung”, Tập san số 2, Trung tâm

Thông tin tư liệu KH&CN.

40 Vũ Minh Khương và Calla Wiemer, Trường Chính sách công Ly

Quang Diệu (2007), Quản lý theo kết quả: Những khái niệm vận dụng vào hệ thống giáo dục Việt Nam.

Trần Ngọc Long (2015), Khắc phục rào cản trong quá trình tự chủ của các tổ chức nghiên cứu và triển khai công lập (Nghiên cứu trường hợp

Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), Luận văn thạc sỹ Quản lý

Khoa học và Công nghệ, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Ngân hàng thế giới (2006), Đánh giá Chương trình Quốc gia 2005

Hướng tới cơ chế quản lý dựa trên kết quả, Tập I- Báo cáo chính.

43 Phạm Ngọc Thanh (2013), Đổi mới văn hóa lãnh đạo và quản lý ở Việt Nam hiện nay NXB Chính trị quốc gia.

44 Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

(2017), Quyết định số 17/2017/OD- TTg Vẻ tổ chức và hoạt động của Viện Khoa học An toàn và Vệ sinh lao động thuộc Tổng Liên đoàn lao động Việt

45 Nguyễn Thị Thúy (2021), Cơ sở lý luận và kinh nghiệm quản lý ngân sách nhà nước theo kết quả dau ra, Tạp chí Tài chính online https://tapchitaichinh.vn/Chuyen-dong-tai-chinh/co-so-ly-luan-va-kinh- nghiem-quan-ly-ngan-sach-nha-nuoc-theo-ket-qua-dau-ra-334456.html

46 Phan Anh Tú (2015), Nhận diện các yếu tố cản trở việc thực hiện tự chủ, tw chịu trách nhiệm trong các tổ chức R&D theo Nghị định

115/2005/ND- CP (Nghiên cứu trường hợp các tô chức sự nghiện KH&CN công lập trực thuộc sở KH&CN tỉnh Lâm Đồng ” Luận văn thạc sỹ Quản lý

Khoa học và Công nghệ, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc-

UNESCO (1964), Manual for statistics on scientific and technological activities, Paris (ban dịch của Nguyễn Minh Hạnh và Nguyễn Lan Anh, hiệu đính của Nguyễn Võ Hưng, trích theo Phụ lục A: Khuyến nghị liên quan tới tiêu chuẩn hóa quốc tế về thống kê KH&CN.

Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2013), Luật Khoa học và công nghệ số 29/2013/QH13

Tài liệu tham khảo tiếng Anh

49 Background Report (2001), Results Based Managemnent in the Development Co-operation Agencies: A Review of Experience, DAC Working

50 Bureau of Strategic Planning (2010), Results- Based Programming, Management and Monitoring (RBM) Approach as Applied at UNESCO:

Guiding Principles, Results- Based Management (RBM).

51 Vavine Thaw, Michael Randel (1998), Project Planning for Development, Olive Publications.

52 International Trade Center, Results-Based Management (RBM) Checklist: A Practical Guide and Diagnostic Tool for Results-Based

53 Karen Fryer, Jiju Antony, Susan Ogden (2009) “Performance Management in public Sector”, International Journal of Public Management.

54 Jody Zall Kusek, Ray C.Rist (2004), Ten Steps to a Results-Based Monitoring and Evaluation System, The World Bank.

55 Karen Fryer, Jiju Antone, Susan Ogden (2009), “Performance Management in Public Sector’, International Journal of Public Management.

56 Michael Armstrong (2006), Performance Management: Key strategies and Practical Guidelines, Third Edition, Kogan Page.

57 OECD (1997), In Search of Results: Performance Management Practices, PUMA.

58 OECD (1997), Regulatory Impact Analysis: Best Practices in OECD Countries, OECD Publications.

59 OECD (2009), Regulatory Impact Analysis: A tool for policy coherence, OECD Publishing.

60 The University of South Florida, Overview of Performance Management: Taking Steps to Enhance Invidual & Organizational Effectiveness” www.usf.edu/hr.

61 State Personnel Manual (2007), Performance Management, the North Carolina State.

62 Technical note (2000), Results Based Management: Concepts and Methodology, UNDP Results Framework.

63 Werner Meler (2003), Results-Based Management: Towards A Common Understanding Among Development Cooperation Agencies, Based Management Group Ottawa, Prepared for the Canadian International Development Agency, Canada.

TONG HỢP KET QUA KHẢO SÁT Ý KIÊN CAN BỘ KHOA HỌC, CAN BỘ QUAN LÝ TẠI VIEN KHOA HOC AN TOÀN VÀ VỆ SINH

1 Mô tả quá trình khảo sát.

Khảo sát ý kiến của các cán bộ khoa học, cán bộ quản lý tại Viện Khoa học an toàn và vệ sinh lao động về thực trạng thực hiên, quản lý nhiệm vụ

KH&CN hiện nay, các giải pháp đổi mới và hoàn thiện phương thức quản lý nhiệm vụ KH&CN.

Tác giả gửi phiếu khảo sát tới 30 cán bộ khoa học, cán bộ quản lý tại

Viện Khoa học an toàn và vệ sinh lao động (khảo sát đối tượng có chọn lọc, không khảo sát các đối tượng không liên quan đến quá trình thực hiện nhiệm vụ KH&CN) Việc phát phiếu khảo sát và xử lý số liệu được thực hiện trong quý 3 và quý 4 năm 2021 Sau khi tổng hợp phiếu khảo sát, tác giả xử lý số liệu bằng phương pháp thủ công trình bày bằng các bảng với tỷ lệ % và tính điểm bình quân (điểm tối đa là 5).

2 Mẫu phiếu điều tra, khảo sát

PHIẾU DIEU TRA, KHẢO SÁT

Tham gia tuyển chọn nhiệm vụ các cấp

4 Bảo vệ đề cương nhiệm vụ KH&CN trước Hội đồng khoa học 5 Triển khai thực hiện nhiệm vụ KH&CN.

6 Kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện nhiệm vụ KH&CN.

Xử lý, phân tích và viết báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN

Tổ chức đánh giá nghiệm thu nhiệm vụ KH&CN

9 Đăng ký kết quả nhiệm vụ KH&CN.

Đăng tải kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN ở các tạp chí chuyên ngành

11 Tham gia, hỗ trợ việc đào tạo sau đại học.

Đưa kết quả nghiên cứu vào ứng dụng trong thực tế

13 Tham gia hội chợ công nghệ hoặc hội thi sáng kiến cải tiến.

14 Viết bài báo quốc té/Dang ký sáng chế15 Nhiệm vụ KH&CN được tiếp tục cấp kinh phí giai đoạn sau.

Nhiệm vụ KH&CN được chuyển giao công nghệ và được cơ sở áp dụng chỉ trả tiền chuyên giao công nghệ và kinh phí từ sản phâm?

Câu 3: Ông/Bà cho biết những khó khăn khi thực hiện nhiệm vụ KH&CN

KHO KHAN Mức độ khó khăn

1 Về hướng nghiên cứu/ Dé xuất nhiệm vụ KH&CN

Về thủ tục tuyến chọn nhiệm vụ

VỆ thủ tục thấm định kinh phí

4 Vé thủ tục mua sam trang thiết bị, vat tu trong quá trình thực hiện

5 Vé thủ tục thanh quyết toán

6 Thủ tục quản lý, giám sát quá trình thực hiện

Khó khăn về các thủ tục phiên hà

Câu 4: Khi đề xuất và thực hiện nhiệm vụ KH&CN, cơ quan thực hiện/quản lý đã xem xét đến những cấp độ kết quả nào đưới đây?

Kết qua đầu ra (những thay đổi mong đợi của đối tượng do dau ra mang

Tác động (tac động đến mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội )

Câu 5: Theo Ông/Bà các nhiệm vụ KH&CN hiện nay có tính ứng dụng thực tiễn, giải quyết các van dé của xã hội không?

Câu 6: Ông/ Bà đánh giá như thế nào về chất lượng của các nhiệm vụ

1 Tốt 2 Đạt yêu cầu 3 Chưa đạt yêu cầu 4 Không biết Câu 7: Ông/Bà đánh giá hiệu quả của các nhiệm vụ KH&CN đã được thực hiện trong những năm gần đây

LỢI ÍCH-HIỆU QUÁ Rấtít| Ít | Trung | Khá | Tốt Z 7

1 Hiệu qua đào tao sau đại hoc

2 Phục vu cho công tác quan lý, xây dựng chính sách

3 Áp dụng và thực hiện các kỹ thuật mới 4 Giải quyết được các van dé thực tiễn trong quá trình thực hiện các hoạt động

Câu 8: Ông/ Bà đánh giá như thế nào về công tác theo dõi, kiểm tra giám sát tình hình thực hiện nhiệm vụ KH&CN hiện nay?

1 Tốt 2 Đáp ứng yêu cầu 3 Chưa đáp ứng yêu cầu 4 Không biết

Nếu chưa đạt yêu câu, thì do những nguyên nhân nào dưới đây:

Chưa có định mức chi, quy chế cho việc thực hiện theo dõi, kiểm tra giám

4 Xem nhẹ công tác theo dõi, kiểm tra, giám sát

Câu 9: Theo Ông/Bà có tình trạng lợi ích nhóm, cơ chế xin-cho trong việc phê duyệt và cấp kinh phí thực hiện nhiệm vụ KH&CN hiện nay không?

Nếu có, thì mức độ như thé nado?

1 Rất phô biến 2 Phổ biến 3 Không phổ biến Câu 10: Ông/Bà đánh giá như thế nào về việc xử lý trách nhiệm đối với tổ chức, cá nhân trong việc không hoàn thành hoặc nghiệm thu chậm nhiệm vụ KH&CN?

1 Xử lý nghiêm 2 Xử lý chưa nghiêm

Nếu xử lý chưa nghiêm, thì do những lý do nào sau đây:

Quy định về chế tài xử lý trách nhiệm chưa cụ thể, rõ ràng

Câu 11: Theo Ong/ Bà dé nâng cao hiệu lực, hiệu quả của nhiệm vụ KH&CN trong thời gian tới cần thay đổi phương thức quản lý theo hướng nào dưới đây?

1 Áp dụng hệ thống quản lý theo kết quả

2 Hoàn thiện phương thức quản lý hiện có

Câu 12: Theo Ông/Bà để áp dụng hệ thống quản lý theo kết quả ở nước ta cần những điều kiện nào dưới đây?

1 Có khung pháp lý về quản lý theo kết quả.

Có một cơ quan ở trung ương chịu trách nhiệm về áp dụng quản lý theo kết

3 Có bộ tài liệu hướng dẫn thực hành quản lý theo kết quả

Hình thành được nền văn hóa quản lý theo kết quả trong các cơ quan nhà

Câu 13: Theo Ông/Bà việc áp dụng hệ thống quản lý theo kết quả ở nước ta sẽ gặp phải những trở ngại nào sau đây:

1 Sức y va tâm lý ngại thay đôi cua đội ngũ cán bộ, công nhân viên chức trong bộ máy nhà nước.

2 Nhận thức về quản lý theo kết quả của đội ngũ cán bộ, công nhân viên chức trong bộ máy nhà nước.

Các lãnh đạo của cơ quan Nhà nước có kết quả hoạt động không cao sẽ

Ngày đăng: 06/09/2024, 11:59

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN