1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Quản lý khoa học và công nghệ: Phân tích tác động của chính sách tài chính đối với hoạt động nghiên cứu khoa học trong các cơ sở giáo dục đại học (nghiên cứu trường hợp các cơ sở giáo dục đại học trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo

283 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích tác động của chính sách tài chính đối với hoạt động nghiên cứu khoa học trong các cơ sở giáo dục đại học (nghiên cứu trường hợp các cơ sở giáo dục đại học trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo)
Tác giả Nguyễn Thị Hương Quỳnh
Người hướng dẫn PGS.TS. Trần Ngọc Ca
Trường học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Chuyên ngành Quản lý khoa học và công nghệ
Thể loại Luận án tiến sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 283
Dung lượng 82,55 MB

Nội dung

LỜI CẢM ƠNTrong quá trình thực hiện luận án “Phân tích tác động của chính sách tài chính đối với hoạt động nghiên cứu khoa học trong các cơ sở giáo dục đại học nghiên cứu trường hợp các

Trang 1

ĐẠI HỌC QUOCGIAHANOIL

-TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYEN THỊ HƯƠNG QUỲNH

GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO)

LUẬN AN TIEN SĨ QUAN LY KHOA HỌC VA CÔNG NGHỆ

Hà Nội - 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC QUOCGIAHANOL

-TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VAN

NGUYEN THỊ HƯƠNG QUỲNH

PHAN TÍCH TÁC DONG CUA CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH DOI VỚI HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG CÁC

CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC (NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP

CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC TRỰC THUỘC BỘ GIÁO

DỤC VÀ ĐÀO TẠO)

Chuyên ngành : Quản lý khoa học và công nghệ

Mã số : 934041201

LUẬN ÁN TIEN SĨ QUAN LY KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS.TS Trần Ngọc Ca

XÁC NHẬN NGHIÊN CỨU SINH ĐÃ CHỈNH SỬA THEO QUYẾT NGHỊ

CỦA HỘI ĐÔNG ĐÁNH GIÁ LUẬN ÁN TIỀN SĨ

Hà Nội - 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả

nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng

dé bảo vệ ở bat kỳ học vị nào.

Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được

cám ơn, các thông tin trích dẫn trong luận án này đều có nguồn gốc rõ ràng đã

được công bố theo quy định.

Hà Nội, ngày 15 tháng 3 năm 2023

Nghiên cứu sinh

qe Nguyễn Thị Hương Quỳnh

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện luận án “Phân tích tác động của chính sách tài

chính đối với hoạt động nghiên cứu khoa học trong các cơ sở giáo dục đại học

(nghiên cứu trường hợp các cơ sở giáo dục đại học trực thuộc Bộ Giáo đục và

Đào tạo)”, Nghiên cứu sinh đã nhận được rất nhiều sự quan giúp đỡ, động viên

tinh thần và tạo điều kiện của cán bộ các phòng, ban thuộc khoa Khoa học Quản

lý - Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội,

các nhà khoa học, các thầy cô giáo, các cơ sở giáo dục đại học trực thuộc Bộ

Giáo dục và Đào tạo, nghiên cứu sinh xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành về sự

giúp đỡ đó.

Để hoàn thành luận án này tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các

giảng viên, nhà khoa học tại các cơ sở giáo dục đại học công lập trong việc cung

cấp thông tin, số liệu liên quan đến tài chính dành cho hoạt động nghiên cứu

khoa học Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ quý báu của các cơ sở giáo dục

đại học công lập trên toàn quốc đặc biệt là các cơ sở giáo dục đại học trực thuộc

Bộ Giáo dục và Đảo tạo.

Tôi xin chân thành cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp đang công tác tại Vụ Khoa

học, Công nghệ và Môi trường, các Vụ, Cục thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo và

gia đình đã hỗ trợ, cung cấp số liệu, thông tin, động viên, khích lệ, tạo điều kiện

và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận án.

Hà Nội, ngày 15 tháng 3 năm 2023

Nghiên cứu sinh

A

Nguyễn Thị Hương Quynh

Trang 5

MỤC LỤC

LOT CẢM ONoecssssssccsssssccssseseccssscscssscccsssesssssssssssccssssusssssneesssscessnecessnuscsssnuseessenseecs 3

MỤC LUC <555555 s22 S5E3E3 3 3 3E393930383830303800040044448448001000014 0456 4

BANG TU VA CUM TU VIET TẮTT 2-2 s<<eesexs.ersserrseerssere 9

DANH MỤC BANG -s<©s<©ese+reetreserkserkeeorketrdrrrkrrrrarirrrdre 10 DANH MỤC HINH << ©e<©©.eeEk4eExeEEASerArtrrtrrrrrrrtrasdee 11

1 Lý do lựa chọn h0 7 12

2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên CỨU -<-< «<< 5< «<< S°seeeeseeeeeesese 18

3 Câu hỏi nghiên CỨu -. < 5<«<s< 5< s35 5939999 6.08440400300040 03” 19

4 Đối tượng và phạm Vi nghiên ©ứu s< s2 ssss+sseesssse+sexszzssrssee 19

4.1 Đối tượng nghiên cứu -::+22+22vx2E 22EE2EEttEEErrrrrterrieeiieree 19 4.2 Phạm vi nghién CỨU - - (5c 1E 12 121 9121172183141 141411.211 117111 20 4.2.1.Phạm vi nội dung: - - «+ Sky HH HH HH HH ki 20

4.2.3.Phạm vi về thời gÏaH: ¿55c c2 t2 2E re 20

5 Phương pháp nghiên CỨU: <s-<<<<s<<5<= «5< S4 °£9EE5E85 8801 5” 20

5.2 Phương pháp nghiên cứu - -¿- + +5 +2* S24 tt tre 20 5.2.1.Phương pháp thu thập dữ liệu ¿5-5 S2 s+tetterireererrerrree 20 5.2.2.Phương pháp phân tích dữ liệu -¿ +++c+s*tetstrtrtrererrrrrerrre 22

6 Đóng góp của dé tài - 5< eEEAeE.AE 2 7.411A 14.014001Ac0 22

6.1.Về mặt 01 22 A18 17 1n 22

7 Kết cấu của Luận án: << << s<s©sexsereeeseeaererereereerersererserke 23 CHƯƠNG 1 TONG QUAN NGHIÊN CỨU VE CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH

ĐÓI VỚI HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG CÁC CƠ SỞ

GIÁO DỤC ĐẠI HỌC - 5° << ©©++#€EEseerkxetrkerEAeirrrrtrrrrrrrrree 24

1.1 Các công trình nghiên cứu chính sách phân bo tài chính cho nghiên cứu

khoa hỌC 5 << 5< << s <4 64 5959364.26403004.0840000000000000464000000000004084000000040646 24

1.2 Các công trình nghiên cứu về chính sách quản lý tài chính cho hoạt động

nghiên cứu khoa hỌC - <-<-«-<5<<<<«5<5s+s+9*eE99S2S 0.300340000000.0® 26

1.3 Các nghiên cứu về huy động nguồn lực tài chính cho hoạt động nghiên

cứu khoa hỌC «<< << s+< s85 9558538584989 4.94 4 09000804000300070000000104084014.100 34

1.4 Nghiên cứu về chính sách thuế, phí cho các hoạt động nghiên cứu khoa

Trang 6

1.5 Khoảng trống nghiên cứu và khung phân tích -«++++ee+rtterrtttttettte 41 1.6 Đề xuất khung đánh giá tác động chính sách tài chính cho hoạt động

nghiên cứu khoa học trong các cơ sở giáo dục đại học -«eeeeeerseetterrrtrerrrrte 43 1.6.1.Quy trình đánh giá: Nghiên cứu đề xuất khung đánh giá tác động chính sách

tài chính đối với hoạt động nghiên cứu khoa "mm ẽ 43 Giai đoạn 2: Thực hiện hoạt động đánh gÌÁ àoecceerrrrrrrrrrrrtrtrtrtdtrtdtrttrttttttiir 47

TIỂU KET CHƯƠNG l ss+nnnnnntnhtntttrterreeeererreeenDTEV 49 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN vi CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH ĐĨI VỚI HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG CÁC CƠ SỞ GIÁO

DỤC ĐẠI HỌC CƠNG LẬP sssrsssnnneetttrtttrtrrrrtrrrrrrrirrrttrirrrf 50 2.1 Nghiên cứu khoa học trong các cơ sở giáo dục đại học -« -eeseeertteerte 50

2.1.1 Cơ sở giáo dục đại học cơng lập -tttnhhhhhtrtttrrtrtrrrr7 50 1 ố ằ8.58hae ha 50

"` .a ố 52 2 1.1.3 Chức năng, nhiệm vụ :strnnhhhttnnnhhtttttnhtn 0101170 T0 54

2.1.2 Hoạt động nghiên cứu khoa hoc trong các co sở giáo dục đại học cơng lập tad Vidt Narn ag ÀÀ^®®aaAaậ 56 51.2.1 MOt số khái niệm liên quan eeeeeeerrtrrrtrernrrrnnrrr777 56

2.1.2.2 Các loại hình NCKH -tnnhhtttthhtthhtteenenerne 59 4 a ‹⁄‹56.⁄5ằ.ằẶốỒ 00 60 2.1.2.3.Vai trị của nghiên cứu khoa học trong các cơ sở giáo dục đại học tại Việt

2.1.3 Đặc điểm của NCKH trong các cơ sở giáo dục đại học cơng lập - 61 Thứ nhất, hoạt động nghiên cứu KH&CN trong các trường đại học mang tính liên m1 “.a ằ.ốốắ.Ặằc 63 2.2 Chính sách tài chính đối với hoạt động nghiên cứu khoa học «- 67 2.2.1 Khái niệm chính sách tài chính -: -++++tttrtttttttttttt tt G7 2.2.2 Nội dung của chính sách tài chính cho các hoạt động nghiên cứu khoa học Là 69

2.2.2.1 Chính sách phân bd nguồn tài chính -rnntetrrttttrrrernrrrr 70 2.2.2.2 Chính sách quản lý sử dụng nguồn tài chính -. serrrernrttttttntttg 80

2.2.2.3 Chính sách huy động nguồn tài chính -rnhtnhttnttrrtrttntren 81 2.3 Đặc điểm của chính sách tài chính đối với các hoạt động nghiên cứu khoa

học trong các trường đại học cơng lẬp eecseeeseeeerrrnrrrrrirrtrrrrtrfftfttgf 83 2.4 Nghiên cứu về kinh nghiệm quốc tế về chính sách tài chính cho các hoạt

động nghiên cứu khoa học ceeeeeeeeeerererererrerrrrrrrrrr1111777777T77 91 man Ẳ.?7?.?`ờ ng 91

Trang 7

TIỂU KET CHUONG 2 s s°ee2+veseterxtttrkterrrsererirrrrree 102

CHƯƠNG 3 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH

SÁCH TÀI CHÍNH ĐÓI VỚI HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

TẠI CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CÔNG LẬP - 103

3.1 Thực trạng hoạt động nghiên cứu khoa học tại các cơ sở giáo dục đại học công lẬp -<-<<seex 914186 00 0000000000100000000000000040000000 000 103

3.1.1.Tiềm lực khoa học và công nghệ của các cơ sở giáo dục đại học công lập

trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo -.c-csehhehhhrhhhrgrrrere 104

3.1.2 Kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ của các cơ sở giáo dục đại học

công lập trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào †ạo -cceeehrerrrrrrrrrrrrrie 107

3.1.3 Những thành tích nổi bật của hoạt động nghiên cứu khoa học trong các cơ

sở giáo dục đại học công lẬp - eeeeeeseeeereeeseseseeneseseeseneeeenseeeetecees 110

3.1.4.Nguyên nhân của thành công - + S‡c‡tetetththhtrrrrrrrrrrrrrrrrire 112

3.1.5 Những khó khăn và hạn chế của hoạt động nghiên cứu khoa học trong các

cơ sở giáo dục đại học công lập - :c«cctsshhhhhhrHtrrerrrrrrrrrire 114 3.1.5.1.Tính ứng dụng, CGCN của các nghiên cứu chưa cao -‹ - 114

3.1.5.2.Chưa phát huy được hết thế mạnh tiềm năng - -55++c++s+2 114

3.1.5.3.Cơ sở vật chất và kinh phí còn hạn hẹp -¿-c+:+c++scxrrerrrree 116

3.1.5.4.Công tác quản lý còn nhiều bất cập -cccccsscrsrrrrirerrrrirrie 116 3.1.6.Nguyên nhân của hạn chề -. -©2222cc2cvxxrrrtrrtrrrrtrtririrriirirrriie 118 3.1.6.1.Nhận thức chưa đầy đủ về vai trò và nhiệm vụ của nghiên cứu trong các

3.1.6.2.Cơ chế, chính sách chưa đồng bộ và chưa đủ mạnh - 119

3.1.6.3.Đầu tư chưa tương xứng với tiềm lực dẫn đến chất lượng kết quả nghiên

cứu không đáp ứng được yêu cầu của thị trường và xã hội . ‹- 120

3.1.6.4.Thị trường khoa học công nghệ chưa phát triỂn -cccccccexsxvsrxexee 120

Trang 8

3.1.6.5.Cơ chế chính sách pháp luật làm cản trở hoạt động nghiên cứu khoa học

kết quả nghiên cứu của giảng viên các trường đại học -: ‹: 121

3.2 Thực trạng của chính sách tài chính đối với hoạt động nghiên cứu khoa

học trong các cơ sở giáo dục đại học công lập trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào

Tố 6 1 122

3.2.1.Phân bé tài chính hoạt động nghiên cứu khoa học -‹: -55- 122

3.2.2 Quản lý tài chính cho hoạt động nghiên cứu khoa học -. - 126

3.2.3 Nguồn lực tài chính cho hoạt động nghiên cứu khoa học - 127

3.2.3.1.Cơ chế phân bé nguồn tài chính 55c ccccctcecteerterrrerrrrrred 129

3.3 Phân tích tác động của chính sách tài chính tới hoạt động nghiên cứu

khoa lỌC -<<5<<< << S< 3< 9593583800 1040006 4 40060004000400000400004000400100104040890 130

3.3.1.Phân tích dựa trên dữ liệu sơ cấp c¿-csccct2ctsrrrtierieriirriererrrred 130

3.3.2 Phân tích dựa trên số liệu điều tra khảo sát -:::c-++ce+rrre 138

3.3.2.1 Théng k6 m6 ta 8a 138 3.3.2.2 Đánh giá về tác động của chính sách tài chính - 141

3.3.2.3 Đánh giá chung - + 5c + S392 1413412117 1 0111 HH 146

3.4.Đánh giá chung về tác động của chính sách tài chính tới hoạt động NCKH

1 1 147

3.3.1.Về phân bé các nguồn tài chính cho KHCN -. -+©5<+csce2 147

3.3.2.Về chính sách quản lý sử dụng các nguồn tai chính - 148

3.3.3.Về chính sách huy động các nguồn tài chính ‹ 5-©55-c5c+e: 150

TIỂU KET CHUONG 3 -.2 s<-ces++Exeetrtrxaettrtrerrrrrrrrasserrrsee 155

CHƯƠNG 4 KHUYEN NGHỊ CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH NHẰM THUC

ĐÂY HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG CÁC CƠ SỞ

GIÁO DỤC ĐẠI HỌC - 2° 5° ceseeevx.trreztrraetrrrerrerrksrrrke 157 4.1 Quan điểm day mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học trong các cơ sở

giáo dục đại hỌC -. <-sss< << 000000800000040000000000000000008 157 4.2 Giải pháp chính sách tài chính cho hoạt động nghiên cứu khoa học trong các cơ sở giáo dục đại hỌC -<-<<°<<Ă<sS sen HY001004014010130100016005 158

4.2.1 Nhóm giải pháp đối với chính sách phân bổ tài chính cho hoạt động khoa

học và công nghỆ ¿222 2121222 1111122 HH Hư 158

4.2.2 Nhóm giải pháp đối với quản lý sử dụng ngân sách nhà nước cho hoạt động

4.2.3 Nhóm các giải pháp về tăng cường nguồn lực tài chính cho hoạt động

nghiên cứu khoa hỌC ¿55+ +99 the 184

KET LUẬN VÀ KHUYEN NGHỊ - -ss©c-esecreeeerressrrrsrrree 190

Khuyến nghị với Chính phủ 555225222 tt tre 191

Trang 9

Với các bộ, ngành liên quan -. ->+srtetertttthttttrttrtttrrrrtrtrtrrrrrrrirn 191

Với Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài chính ‹ -ctreterterrrtrrtre 192 Một số định hướng cho nghiên cứu tiếp theo -ccrierieerrerrrerrerrrrrrrrrd 193

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA NGHIÊN CỨU SINH

LIÊN QUAN DEN LUẬN AN -ccceeeeeerrrertrrrrrrrrnrrtrrtrttrrrrrrr 195

TÀI LIEU THAM KHẢO -522 c<seseetttttttttrrrrrrrirrrrrrrrr 197 Tài liệu Tiếng Việt: -es++++++eerrerrrttrtetrtrtrrrrrtrrtrrtrrrrirrtrrrrrrrrre 197

Tài liệu Tiếng Anh: -eese+++++trrrtrttrttrrrrrtrrrrritirtrrriiiiiirrrrrre 200

WebSÏ{€: <5-<c< << SSĂ S< << 929053086 009840144484000010001000000000101000004 208 PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT

LIÊN QUAN DEN TÀI CHÍNH CHO HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC -eeeeere 209

Trang 10

BANG TỪ VÀ CUM TỪ VIET TAT

Nghia, cum tir day đủ

STT | Từ, cum từ viet tắt

1 |ADB Ngân hàng phát triển Châu Á

2_ |CSGDĐH Cơ sở giáo dục đại học

8 |EU Í Liên minh châu Âu

9 |GDP Tổng sản phâm nội địa hay tong sản phẩm | | quốc nội

10 | GDDH Giáo duc dai học

11 | GD&PT Gido duc va Dao tao

12 | GS Giáo sư

13 | HEI Higher education institution (Co sở giáo dục đại học công lập )

14 | KH&CN | Khoa học và công nghệ

15 |NCKH Í Nghiên cứu khoa học

16 |NCS Nghiên cứu sinh

17 |NSNN Ngân sách nhà nước

18 | OECD Tổ chức Hop tác va Phat triển Kinh tế (Organization for Economic Cooperation and

| | Development)

19 | PGS | Pho Giáo su

L 20 | PRIs De án hệ thông thông tin hồ sơ

21 |R&D Nghiên cứu và triển khai

22 |SHTT Sở hữu trí tuệ

| 23 |SXTN Sản xuất thử nghiệm

Trang 11

DANH MUC BANG

Cac méi quan hé trong hoat dong nghiên cứu khoa học ở co

sở giáo dục đại học

Tổng số cán bộ, GV, NCV của các đơn vị giai đoạn

2016-2020

Tỷ lệ giáo sư, phó giáo su, tiến sĩ trong các đơn vị của Bộ

GD&DT so với các trường DH trong cả nước năm học

2016-2017

Tốc độ tăng trưởng về quy mô và trình độ nhân lực của các cơ

sở giáo dục đại học công lập trực thuộc Bộ GD&DT giai đoạn

2012-2020

Số lượng các hợp đồng tư vấn, chuyên giao công nghệ của

một sô CSGDĐH công lập trực thuộc Bộ giai đoạn 201 6-2020 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả về đào tạo sau đại học của một

số nhiệm vụ KH&CN câp Bộ GDĐT giai đoạn 2016-2020

Trang 12

- Khung phân tích luận án

:- Phương thức phân bổ NSNN cho hoạt động KH&CN

oạt động NCKH

- Mô hình vận động nguồn tài chính hai nhân tố

- Mô hình vận động nguồn tài chính ba nhân tố

- Phương thức phan bổ NSNN cho hoạt động KH&CN

Số lượng cán bộ GV, NCV của các đơn vị giai đoạn 2016-2020

nghiên cứu viên là giáo sư, phó giáo su, tién sĩ

hiện tại

Số lượng bài báo ISI giai đoạn 2016-20

trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo

Số lượng bằng sáng chế, giải pháp hữu ích giai đoạn 2016-2020

của các CSGDDH trực thuộc Bộ GD&DT

20 của các CSGDDH

:_ Chi ngân sách nha nước cho KH&CN và GD&DT 2015-2020

11

Trang 13

MỞ ĐẦU

1 Lý do lựa chọn dé tài

Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động nghiên cứu khoa học

(NCKR), trong những nam gần đây, Chính phủ đã ban hành nhiều cơ chế, chính

sách tài chính nhằm thúc đây hoạt động khoa học và công nghệ (KH&CN) trong

các cơ sở giáo dục đại học (CSGDDH) Tuy nhiên, cho tới nay, các chính sách

đó vẫn chưa thực sự thúc đây hoạt động NCKH tai các CSGDDH.

Đảng và Nhà nước luôn có định hướng, quan tâm đến đầu tư, phát triển

KH&CN và đặc biệt trong các CSGDDH Điều này thé hiện rõ trong các nghị

quyết và chiến lược phát triển của quốc gia Nghị quyết số 20-NQ/TW, ngày

01/11/2012 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển KH&CN phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế nêu rõ: “Phát triển và ứng dụng KH&CN là quốc sách hàng đầu, là một trong những động lực quan trọng nhất dé phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc; là một nội dung cần được ưu tiên tập trung đầu tư trước một bước trong hoạt động của các ngành,

các cấp Sự lãnh đạo của Đảng, năng lực quản lý của Nhà nước và tài năng, tâm

huyết của đội ngũ cán bộ KH&CN đóng vai trò quyết định thành công của sự

nghiệp phát triển KH&CN” Đại hội lần thứ XI của Dang tiếp tục nhắn mạnh:

“Tiếp tục quán triệt, thực hiện nhất quán chủ trương KH&CN là quốc sách hàng

đầu, là động lực then chốt để phát triển lực lượng sản xuất hiện đại, đổi mới mô

hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của

nền kinh tế” CSGDDH với chức năng cung cấp đội ngũ nhân lực chất lượng cao

và là nơi tập trung nhiều nghiên cứu, đổi mới sáng tạo được coi là một trong

những lực lượng then chốt trong phát triển KH&CN đất nước.

Được định hướng bằng các nghị quyết của Đảng, hệ thống chính sách phát

triển KH&CN bao gồm các bộ luật, với Luật Khoa học và công nghệ năm 2013 đóng vai trò trung tâm, cùng với các nghị định, quyết định, nghị quyết, thông tư,

chỉ thị Hệ thống các văn bản pháp quy về phát triển hoạt động KH&CN đã thiết lập cơ sở pháp lý căn bản cho các hoạt động KH&CN; trong đó, có đầu tư phát triển tiềm lực KH&CN của CSGDĐH để triển khai các hoạt động KH&CN,

xác định quyền hạn, trách nhiệm CSGDDH trong hoạt động KH&CN và thí điểm

một số nội dung đột phá.

Nguồn kinh phí dành cho dé tài NCKH các cấp đã tăng đáng kế nhờ các

12

Trang 14

biện pháp chủ động bế trí kinh phí được trích lại từ 5% nguồn thu hợp pháp của

CSGDĐH Khoản chi cho các hoạt động NCKH của sinh viên cũng tăng nhiều

so với trước khi có Nghị định số 99/2014/NĐ-CP, ngày 25/10/2014 quy định

việc đầu tư phát triển tiềm lực và khuyến khích hoạt động KH&CN trong các

CSGDDH Kết quả là có sự gia tăng tỷ trọng các đề tài lớn trong tong số đề tài

NCKH, tạo ra các san phẩm khoa học và sản phẩm ứng dụng có giá trị, thúc đây

hoạt động KH&CN và tăng khoản thu từ hoạt động KH&CN.

Ý thức tự chủ đã dần hình thành trong toàn hệ thống CSGDDH, nhất là

trong những năm gần đây, sau khi thực hiện Nghị quyết số 77/NQ-CP, ngày

24/10/2014 về thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động đối với các CSGDĐH công

lập giai đoạn 2014-2017 Đặc biệt là về các hoạt động chuyên môn, tất cả các

trường đã tự chủ về xây dựng chương trình, tuyển sinh, đào tạo và cấp bằng cho

người học Trong đó, những vấn đề, như: tuyển sinh, học phí và việc làm của người học sau khi tốt nghiệp đã dần trở thành vấn đề sống còn của nhà trường,

được các trường đặc biệt quan tâm và tìm mọi giải pháp để thúc đây theo hướng

cạnh tranh để mang lại chất lượng, hiệu quả tốt hơn cho người học Cùng việc hoàn thiện hệ thống tô chức theo quy định mới về giáo dục đại học (GDDH) và

Nghị định số 16/2015/NĐ-CP, ngày 14/02/2015 quy định cơ chế tự chủ của đơn

vị sự nghiệp công lập đang được các trường chú trọng xây dựng các quy định nội bộ, như: quy chế tổ chức và hoạt động, quy chế tài chính, quy chế dân chủ ở

cơ sở theo quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục

đại học năm 2018.

Bên cạnh đó, các nhà trường cũng đã tận dụng được quyền tự chủ trong

huy động các nguồn lực của xã hội cho hoạt động chung của nhà trường, trong

đó có hoạt động NCKH Tuy nhiên, phần lớn những nguồn lực được huy động

cho NCKH hiện nay của các trường dưới hình thức tài trợ cho NCKH sinh viên.

Các hoạt động KH&CN của giảng viên dap ứng nhu cầu và thu hút nguồn lực

xã hội vẫn chưa thực sự rõ nét, chỉ tập trung ở một số trường có tư vấn doanh nghiệp và đóng góp phần nhỏ bé trong nguồn thu của các nhà trường Đồng thời,

các hoạt động tư vấn này vẫn chỉ tập trung ở một nhóm nhỏ chứ chưa trở thành

phong trào có sự tham gia đông đảo của đội ngũ các nhà khoa học.

Đã có những văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến chính sách tài

chính đối với các nhiệm vụ KH&CN được ban hành, Có thể kể đến như: Thông

tư liên tịch số 55/2015/TTLT-BTC-BKH&CN, ngày 22/4/2012 hướng dẫn định

mức xây dựng phan bé dự toán và quyết toán kinh phí với nhiệm vụ KH&CN có

13

Trang 15

sử dụng ngân sách nhà nước (NSNN) và Thông tư liên tịch số

27/2015/TTLT-BKH&CN-BTC, ngày 30/12/2015 quy định khóan chi thực hiện nhiệm vụ

KH&CN sử dụng NSNN Các thông tư này đã tháo gỡ nhiều khó khăn về thủ

tục tài chính cho các nhà khoa học Một số thông tư khác mới ra đời có liên quan

tới hoạt động KH&CN nói chung, như: Thông tư số 90/2017/TT-BTC, ngày

30/8/2017 quy định việc thực hiện cơ chế tự chủ tài chính đối với tổ chức

KH&CN công lập

Tuy nhiên, có thé thấy, cho dù đã có nhiều văn bản quy phạm pháp luật

được ban hành nhằm tháo gỡ nút that cho NCKH tại các CSGDDH nói riêng và

hoạt động KH&CN nói chung, song vẫn đang có sự chưa đồng bộ và nhất quán

trong chính sách, nhất là chính sách tài chính cho hoạt động NCKH hay KH&CN

ở CSGDDH hiện nay Chẳng hạn như: Luật Khoa học và công nghệ năm 2013

có quy định là thu nhập từ đề tài dự án KH&CN được miễn thuế thu nhập cá

nhân, nhưng trong Luật Thuế thu nhập cá nhân lại không có quy định đó Các

nhà khoa học thực hiện các đề tại dự án KH&CN vẫn phải khấu trừ trước thuế

thu nhập cá nhân; Hoặc theo Nghị định số 115/2005/NĐ-CP, ngày 05/9/2005

quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức KH&CN công lập, thì

các nhà khoa học có thành tích đặc biệt, như: đạt giải thưởng Hồ Chí Minh, giải

thưởng quốc tế về KH&CN, chủ trì dự án quốc gia, có thể nâng lương vượt một

bậc trong cùng ngạch, hoặc ưu tiên nâng ngạch không qua thi tuyên Tuy nhiên,

trong Luật Viên chức không có quy định ấy, nên mặc dù đã có thông tư liên tịch

giữa Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, nhưng cuối cùng các

ưu đãi trên không thực hiện được đối với ngạch viên chức cao cấp, vì ngạch này

do Bộ Nội vụ quản lý và Luật Viên chức không quy định.

Như vậy, có thể thấy, sự thiếu đồng bộ đã và đang làm cho các quy định

khuyến khích, thúc day hoạt động KH&CN trong các CSGDDH không có hiệu lực, mà nó còn làm nản lòng các nhà khoa học, tạo sức ép buộc các nhà khoa

học phải “vận dụng”, hoặc mắt nhiều thời gian và chỉ phí để thực thi luật pháp.

Bên cạnh đó, sự chưa đồng bộ giữa các Luật Giáo dục đại học và các quy

định khác liên quan đến GDĐH, như: Luật Giáo dục đã được ban hành mới năm

2019 và Luật Giáo dục đại học đã sửa đổi bổ sung năm 2018, nhưng Luật Khoa

học và công nghệ năm 2013, Luật Dat đai năm 2013, Luật Bảo hiểm xã hội và

các luật về thuế, tài chính , cũng như các nghị định của Chính phủ và rất nhiều

văn bản quy phạm pháp luật khác vẫn chưa kịp thời sửa đổi cho phù hợp với xu

thế tự chủ đại học Cơ sở pháp lý về tự chủ đại học chưa vững chắc và thiếu đồng

14

Trang 16

bộ, thậm chí còn có những quy định chồng chéo, mâu thuẫn, chưa phù hợp đối

với quá trình vận hành của các trường đại học công lập theo hướng tự chủ Luật

Khoa học và công nghệ năm 2013, Luật Giáo dục đại học năm 2018 đã quy định

rõ quyền tự chủ của tổ chức KH&CN nói chung và của CSGDDH nói riêng Cụ thé hon, Nghị định số 99/2014/NĐ-CP xác nhận quyền hạn của CSGDPH được

tự chủ quyết định việc đào tạo, tuyển dụng, sử dụng đãi ngộ đội ngũ giảng viên,

nghiên cứu viên, cán bộ quản lý KH&CN, tự chủ quyết định hạng mục đầu tư

trong tông số vốn đầu tư phát triển tiềm lực KH&CN được giao, nhưng vướng

các điều khoản về tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ trong Luật Cán bộ công chức năm 2019 và Luật Viên chức năm 2019, Bộ luật Lao động liên quan đến sử dụng

lao động là người nước ngoài Đến nay chưa có nghị định về tự chủ đại học quy

định cụ thể quyền tự chủ của CSGDĐH trong hoạt động KH&CN.

Về ưu đãi đầu tư: Luật Giáo dục đại học năm 2018 quy định về việc có

chính sách ưu đãi đối với tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân đầu tư vào hoạt động

giáo duc và dao tạo, KH&CN tại CSGDDH, nhưng không được hướng dẫn và

chưa được quy định đồng bộ trong Luật Đầu tư, nên không thê khuyến khích dé

tang cuong nguồn đầu tư xã hội cho phát triển GDĐH Đầu tư nhà nước cho giáo

dục nói chung còn thấp (khoảng 17%-20% ngân sách của cả nước dé chi cho hệ

thống giáo dục, trong đó, chủ yếu dùng để chỉ thường xuyên) Đặc biệt là đầu tư

cho GDĐH rat thấp va phân tán so với nhu cầu và trọng trách thực hiện một

trong ba đột phá chiến lược là đào tạo lao động chất lượng cao.

Thực tế cho thấy, hệ thống GDDH còn thiếu trung tâm thực hành, thi

nghiệm hiện đại, thư viện số theo nhóm ngành Cơ chế đặt hàng dao tạo đã

được quy định chung trong Nghị định số 32/2019/ND- CP, ngay 10/04/2019 quy

định giao nhiệm vụ, đặt hang hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử

dụng NSNN từ nguồn kinh phí chỉ thường xuyên, nhưng hầu như chưa được thực hiện Cơ chế hợp tác công tư trong GDĐH đã được Luật Giáo dục đại học

năm 2018 quy định, nhưng chưa cụ thể để thực hiện, nên một số trường có cơ

hội về đầu tư, hợp tác công tư , mà không thể thực hiện do chưa rõ cơ chế.

Kinh phí hoạt động của các trường chủ yếu phụ thuộc vào học phí và quy mô

tuyển sinh hàng năm và cũng chưa có thông tư hướng dẫn cụ thể, nên thực tế,

chưa trường đại học công lập tự chủ nào và hầu hết các trường, đại học tư thục

(ngoại trừ Phenikaa và VinUniversity) có thé đầu tư đủ 5% nguồn thu hợp pháp

cho hoạt động NCKH.

Huy động các nguồn lực cho hoạt động NCKH, đặc biệt là nguồn lực xã

15

Trang 17

hội hóa còn gặp nhiều khó khăn do cơ chế phối hợp, phân chia lợi ích giữa các

bên chưa rõ ràng (không có các quy định cụ thé về phương thức huy động, chính

sách khuyến khích, cơ chế phân chia lợi ích, các quy định về tác quyền và SỞ

hữu trí tuệ ) Các doanh nghiệp không nhận thấy lợi ích rõ ràng và được đảm

bảo của đầu tư vào các dự án NCKH, dự án ứng dụng và chuyên giao công nghệ

giữa CSGDĐH và doanh nghiệp Chưa có cơ chế chính sách sử dụng tài sản

công (cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm) trong hoạt động dịch vụ KH&CN.

Về thực hiện nhiệm vụ KH&CN sử dụng NSNN

Thủ tục tài chính cho hoạt động KH&CN, tuy đã có nhiều cải tiến, nhưng

vẫn còn rườm rà, chậm muộn và nặng về mặt hành chính Thời gian dé phê duyệt

đề tài, kinh phí của một số nhiệm vụ KH&CN khá dài, có khi đến 18 tháng có

thé gây mắt tính thời sự của chủ đề nghiên cứu; đồng thời, cũng làm giảm nhiệt

huyết, động lực của nhà khoa học, chưa kể đến việc có thé có các chi phí phat

sinh tại bối cảnh, thời điểm mới Thủ tục để một đề tài NCKH được phê duyệt

cũng làm nản lòng không ít các nhà khoa học khi qua quá nhiều vòng, nhiều thủ

tục hành chính.

Về kinh phí thực hiện nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng, Khoản 1,

mục a, Điều 6, Thông tư số 90/2017/TT-BTC, ngày 30/8/2017 quy định việc

thực hiện cơ chế tự chủ tài chính đối với tổ chức KH&CN công lập ghi rõ: Thực

hiện theo định mức kinh tế, kỹ thuật do bộ quản lý chuyên ngành, lĩnh vực ban

hành và các quy định hiện hành về chế độ và định mức chỉ tiêu NSNN Tuy

nhiên, hiện tại chưa có chuẩn mực quy định định mức kinh tế kỹ thuật cho các

hoạt động CNKH nói chung và càng khó có thể có các quy định về định mức

kinh tế kỹ thuật cho các hoạt động KH&CN, nhất là thật khó có thể có được định

mức cho các hoạt động đối mới sáng tao.

Các định mức về kinh tế kỹ thuật không phù hợp với thực tế gây khó khăn

trong công tác quản lý, thanh quyết toán đề tài Nhiều nhà khoa học cho biết, dé

được thanh toán, quyết toán, họ vẫn phải xây dựng định mức nội dung công viéc,

xác định được người tham gia, thời gian hoàn thành, các khoản chi rõ ràng Nếu

hoàn thành các nội dung công việc đó, đôi khi hồ sơ thanh toán nhiều tài liệu

hơn nội dung NCKH Mặc dù Thông tư liên tịch số

27/2015/TTLT-BKHCN-BTC, ngày 30/12/2015 quy định khoán chi thực hiện nhiệm vụ KH&CN sử dụng NSNN quy định khoán đến sản phẩm cuối cùng, nhưng vẫn phải có đầy đủ chứng

từ, hóa đơn, trong khi nhiều trường hợp không rõ hóa don nao hợp lệ hay không

16

Trang 18

hợp lệ, dẫn đến khi thanh quyết toán, phải làm lại thủ tục từ đầu, khiến nhà khoa

hoc mất nhiều thời gian.

Thông tư liên tịch số 55/2015/TTLT-BTC-BKHCN, ngày 22/4/2015 hướng dẫn định mức xây dựng, phân bể dự toán và quyết toán kinh phí đối với

nhiệm vụ KH&CN có sử dụng NSNN cũng bộc lộ hạn chế khi định mức kỹ

thuật, ngày công lao động chưa được điều chỉnh kịp thời; không đánh giá đúng công sức của chuyên gia do định mức chỉ cho thù lao viết nhận xét đánh giá của

hội đồng tuyển chọn, nghiệm thu thấp hơn thù lao tham gia họp hội đồng tuyển

chọn, nghiệm thu Ngoài ra, dự toán kinh phí quản lý chung nhiệm vụ KH&CN

bằng 5% tổng dự toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ KH&CN không đủ dé tổ chức chủ trì nhiệm vụ KH&CN thực hiện đầy đủ các chức năng quản lý Đơn giá kỹ

thuật hầu như không thay đổi trong 10 năm trở lại đây, với mức chi cho công

nhân là 80.000 đồng/ngày công, cán bộ là 120.000 đồng/ngày công, trong khi

mức lương cơ bản đã tăng Các mức chi quy định trong Thông tư số 55 khiến

các cơ quan chủ quản khó thực hiện chế độ đãi ngộ nhà khoa học, vì không dám đặt ra định mức cao đối với hệ số tiền công, định mức thù lao chuyên gia tham

gia hội đồng tuyển chọn và nghiệm thu nhiệm vụ KH&CN cấp bộ, cấp cơ sở.

Quy định CSGDĐH được sử dụng tài sản công vào việc kinh doanh, cho

thuê, liên doanh, liên kết theo quy định của pháp luật nhằm mục đích phát triển

GDDH, theo nguyên tắc bảo toàn và phát triển, phù hợp với môi trường giáo

dục, nhưng Luật Quản lý, sử dụng tài sản công vẫn quy định phải có sự phê

duyệt của cơ quan chủ quản và Bộ Tài chính hoặc cơ quan quản lý cấp tỉnh, nên trường đại học chưa được tự chủ về vấn đề này Nghị định số 16/2015/NĐ-CP, ngày 14/02/2015 về cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập có nhiều điểm

chưa phù hợp với CSGDDH công lập tự chủ và chậm được đổi mới Nhìn

chung, các trường đại học chưa được an toàn khi sử dụng quyên tự chủ do Luật

Giáo dục đại học năm 2018 quy định còn vướng nhiều quy định khác hoặc chưa

được hướng dẫn cụ thể Vì thế, các CSGDĐH thực hiện theo quy định của Luật

Giáo dục đại học năm 2018, có thể gặp rủi ro sai phạm về quy trình, quy định ở

văn bản khác.

Đối với các trường đại học tự chủ 100%, việc quy định dành 5% nguồn

thu hợp pháp cho hoạt động NCKH là không phù hợp do các trường, tự chủ có quyền tự quyết định khoản kinh phí này Hơn thế nữa, khái niệm “nguồn thu hợp

pháp” lại không được định nghĩa cụ thé gây ling túng cho các CSGDDH khi xác

định tổng số tiền thu từ các nguồn được gọi là “hợp pháp.” Ngoài ra, do không

17

Trang 19

có văn bản hướng dẫn thực hiện cụ thé, các CSGDDH cũng ling túng hoặc có

những cách thức khác nhau trong xác định các khoản chi cho NCKH của sinh viên, chi thưởng các bài báo công bố trên các tạp chi ISI, SCI, SCIE, chi hé tro

nhóm nghiên cứu xuất sắc, hỗ trợ tham gia các hội thảo, hội nghị quốc tế trong

nước và nước ngoài.

Về việc khen thưởng các cá nhân và tập thể có thành tích xuất sắc cho hoạt động KH&CN nói chung và các nhà khoa học thực hiện NCKH tại các

CSGDDH nói riêng cũng đang có nhiều vướng mắc Hiện nay, Bộ Giáo dục và

Đào học mới chỉ quan tâm đến khen thưởng các bài báo trên tạp chí nằm trong

danh mục ISI va Scopus, trong khi đó hoạt động KH&CN nói chung và NCKH

nói riêng không dừng lại ở việc công bố kết quả nghiên cứu trên các tạp chí, mà

cần quan tâm tới cả việc làm thế nào có thể đưa kết quả của KH&CN, của NCKH

vào ứng dụng trong thực tiễn Việc động viên, khen thưởng và hỗ trợ cho các

nhóm nghiên cứu, các nhà khoa học có kết quả KH&CN có khả năng ứng dụng

sẽ giúp làm gần khoảng cách giữa khoa học và thực tiễn phát triển kinh tế - xã

hội, giúp việc thu hút thêm các nguồn lực đầu tư cho KH&CN dễ dàng hơn.

Từ những phân tích trên cho thấy rất cần có một nghiên cứu về lý luận và ˆ

thực tiễn của chính sách tài chính đối với hoạt động nghiên cứu khoa học tại các

cơ sở giáo dục đại học công lập, hướng tới việc sử dụng một cách hiệu quả các

nguồn lực tài chính đầu tư cho các đề tài, dự án nghiên cứu của giảng viên/nhà

khoa học tại các cơ sở giáo đục đại học Việt Nam Vì vậy, NCS đã lựa chọn chủ

đề “Phân tích tác động của chính sách tài chính đối với hoạt động nghiên cứu

khoa học trong các cơ sở giáo dục đại học (nghiên cứu trường hợp các cơ sở

giáo dục đại học trực thuộc Bộ Giáo đục và Đào tạo” làm luận án là hết sức cần

thiết và có ý nghĩa thiết thực đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập Việt

Nam nói chung và các cơ sở giáo dục đại học công lập trực thuộc Bộ Giáo dục

và Đào tạo nói riêng.

2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

Luận án có mục tiêu chính là phân tích tác động của chính sách tài chính

đối với hoạt động nghiên cứu khoa học trong các cơ sở giáo dục đại học công

lập ở Việt Nam và đề xuất các kiến nghị hoàn thiện các chính sách tài chính đối

với hoạt động nghiên cứu khoa học trong các tô chức này.

Đề đạt được mục đích nghiên cứu trên, luận án có nhiệm vụ:

- Phân tích và hệ thống hóa được những van đề lý luận về chính sách tài

18

Trang 20

chính đối với hoạt động nghiên cứu khoa học trong các cơ sở giáo dục đại học

công lập Làm rõ khái niệm, nội dung cấu thành, các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách tài chính cho hoạt động nghiên cứu khoa học Nghiên cứu thực tiễn thế giới

kinh nghiệm đổi mới chính sách tài chính cho hoạt động nghiên cứu khoa học trong các cơ sở giáo dục đại học công lập;

- Phân tích và đánh giá được tác động của chính sách tài chính đối với

hoạt động nghiên cứu khoa học trong các cơ sở giáo dục đại học công lập ở Việt

Nam nói chung và các cơ sở giáo dục đại học công lập trực thuộc Bộ Giáo dục

và Đào tạo nói riêng Xác định rõ kết quả đạt được, những tồn tại bất cập và

nguyên nhân của những bất cập đối với chính sách tài chính trong hoạt động

nghiên cứu khoa học tại các cơ sở giáo dục đại học công lập ở Việt Nam nói chung và các cơ sở giáo dục đại học công lập do Bộ Giáo dục và Đào tạo quản

ly hiện nay.

- Trên cơ sở mục tiêu, quan điểm hoàn thiện những bat cập của chính sách

tài chính đối với hoạt động nghiên cứu khoa học trong các cơ sở giáo dục đại

học công lập, dựa trên đánh giá thực trạng thời gian qua, đề xuất các khuyến

nghị hoàn thiện chính sách tài chính nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động nghiên

cứu khoa học trong các cơ sở giáo dục đại học công lập trực thuộc Bộ Giáo dục

và Đào tạo.

3 Câu hỏi nghiên cứu

Để thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu, luận án thực hiện nghiên cứu để trả lời những câu hỏi sau:

1 Những chính sách tài chính có tác động như thế nào đến hoạt động

nghiên cứu khoa học trong các cơ sở giáo dục đại học công lập trực thuộc Bộ

Giáo dục và Đào tạo?

2 Tác động của chính sách tài chính tới hoạt động nghiên cứu khoa học

trong các cơ sở giáo dục đại học công lập như thé nao?

3 Có những khuyến nghị nào giúp hoàn thiện chính sách tài chính nhằm

thúc đây hoạt động nghiên cứu khoa học trong các cơ sở giáo dục đại học trực

thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo?

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu của Luận án là tác động của chính sách tài chính tới hoạt động nghiên cứu KH&CN tại các CSGDDH công lập trực thuộc Bộ

19

Trang 21

Giáo dục và Đào tạo.

- Khách thé nghiên cứu chính của Luận án là: Cán bộ quản lý khoa học tại

các CSGDĐH công lập trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo; Nhà khoa học, nghiên cứu viên, giảng viên đang công tác tại các CSGDĐH công lập trực thuộc

Bộ Giáo dục và Đào tạo.

4.2 Phạm vi nghiên cứu

4.2.1.Phạm vi nội dung:

— Chính sách tài chính tác động tới hoạt động nghiên cứu khoa học

trong các CSGDĐH công lập trực thuộc Bộ Giáo dục và Đảo tạo.

4.2.2.Phạm vi vê không gian:

— Luận án tập trung nghiên cứu hoạt động nghiên cứu khoa học của các

cơ sở giáo dục đại học công lập trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo

4.2.3.Phạm vi về thời gian:

— Nghiên cứu hệ thống chính sách tài chính cho hoạt động nghiên cứu

khoa học trong các cơ sở giáo dục đại học tại Việt Nam giai đoạn

2016-2020.

5 Phương pháp nghiên cứu:

5.1.Phương pháp tiếp cận

Luận án được thực hiện với cách tiếp cận cụ thé sau:

- Cách tiếp cận tổng thể, toàn diện: nghiên cứu và giải quyết các vấn đề

một cách tổng thể và toàn diện từ góc độ lý luận đến thực tiễn của quản lý NSNN

đầu tư cho phát triển KH&CN nói chung và phát triển hoạt động nghiên cứu

khoa học trong các cơ sở giáo dục đại học công lập nói riêng nhằm thúc đây phát

triển KT-XH;

- Các tiếp cận thực tiễn: tiếp cận và giải quyết các vấn đề liên quan đến

việc thực hiện quản lý NSNN cho hoạt động nghiên cứu khoa học trong các

CSGDDH công lập trong thời gian qua, từ đó NCS có thể đề xuất những kiến

nghị và giải pháp phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam;

5.2 Phương pháp nghiên cứu

5.2.1.Phương pháp thu thập dit liệu

Luận án sử dụng cả nguồn dit liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp Công tác thu thập dữ liệu được thực hiện qua các phương pháp nghiên cứu tại bàn và điều tra

khảo sát và phương pháp chuyên gia.

20

Trang 22

Dữ liệu thứ cấp được thu thập và phân tích từ các nguồn trong nước từ các văn bản chính sách pháp luật, các báo cáo tông kết đánh giá của Chính phủ,

Bộ Tài chính, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Quốc hội, sách báo, tạp chí, các bài phát biểu của các tô chức

của các lãnh đạo Đảng, nhà nước, bộ ngành, sở giáo dục

Niêm giám thống kê, các loại

KH&CN, các bài trả lời phỏng ` vẫn

địa phương trên báo chí, một số nghiên cứu

đại học công lập được khảo sát Những tài liệu này có tính chí

liên quan và của các cơ

nh thống và độ tin

cậy cao.

Dữ liệu so cấp được thu thập thông qua bảng hỏi và phỏng vấn NCS tiền

hành điều tra bằng bảng hỏi tới 3 đối tượng mang tính đại diện: (1) cán bộ quản

lý công tác tại các đơn vị có liên quan đến tài chính cho hoạt động nghiên khoa học trong các cơ sở giáo dục đại học công, lập, (2) cán bộ quản lý trực tiếp ở giáo dục đại học công lập, (3) cứu

cán bộ giảng viên, nghiên cứu viên, sinh viên tham gia trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học tại 43 cơ sở giáo dục đại học công lập trực thuộc

Bộ Giáo dục và Đào tạo có sử dụng ngân sách nhà nước cho hoạt động nghiên ứu khoa học Phiếu khảo sát được gửi trực tiếp hoặc được thiết lập bảng hỏi

chuyên gia, nhà khoa học trực tiếp ông tác

nghiên cứu

Tại Hội thảo khoa học

làm công tác quản lý khoa học, ¢

“Giải pháp đây mạnh hoạt động Khoa học và Công

giáo dục đại học” được tổ chức vào tháng 7/2020 tại Đại

tháng 11/2022, NCS đã thực hiện phỏng vấn sâu 10 chuyên gia là các nhà khoa học, nhà quản lý thuộc các cơ sở giáo dục đại học công lập tham dự Hội thảo (trong số mẫu khảo sát đã lựa chọn) có trực tiếp tham gia quản lý công tác nghiên cứu khoa học và trực tiếp nghiên cứu khoa học tại các cơ SỞ giáo dục đại học

công lập trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo Mục tiêu của cuộc phỏng ` van S nắm bắt được quan điểm của những người được phỏng vẫn về các này ưu

chính sách tài chính hiện hành đối với

iáo dục đại học công lập trực

à nước nâng

nghệ trong các co SỞ

giúp NC

nhược điểm, hạn chế và bat cập của các ¢

hoạt động nghiên cứu khoa học tron

thuộc Bộ và những đề xuất khuyến nghị

cao hiệu quả của hoạt động nghiên cứu

21

Trang 23

5.2.2.Phuong pháp phân tích dit liệu

Phương pháp tổng hợp, so sánh: NCS tập trung vào các văn bản chính

sách của nhà nước về chính sách tài chính cho hoạt động nghiên cứu khoa học

tại các CSGDDH công lập và báo cáo về kết quả triển khai, thực hiện các nhiệm

vụ nghiên cứu khoa học Tổng hợp chính sách tài chính cho hoạt động nghiên

cứu khoa học ở các CSGDĐH công lập ngoài nước, so sánh tiềm lực và kết quả

hoạt động KH&CN ở các CSGDDH ở một số nước tiên tiến qua đó rút ra bài

học kinh nghiệm cho Việt Nam.

Phương pháp phân tích thống kê: dit liệu khảo sát được xử lý bằng phần

mềm IBM SPSS Statistics 20.0 nhằm phát hiện những vẫn đề trong triển khai và

thực hiện chính sách tài chính cho hoạt động nghiên cứu khoa học trong các cơ

sở giáo dục đại học công lập; đánh giá chất lượng và kết quả hoạt động hoạt

động KH&CN ở các CSGDDH tại Việt Nam

Phương pháp chuyên gia: Nội dung phỏng vẫn sâu xoay quanh vẫn đề cơ

chế, chính sách tài chính cho hoạt động nghiên cứu khoa học trong các cơ sở

giáo dục đại học công lập, vấn đề mà luận án đang tìm ra những giải pháp để

xây dựng và hoàn thiện chính sách tài chính cho hoạt động nghiên cứu khoa học

trong các cơ sở giáo dục đại học.

6 Đóng góp của đề tài

6.1 Về mặt lý luận:

- Luận án đã hệ thống hóa, bé sung và làm rõ thêm cơ sở lý luận về chính

sách tài chính cho hoạt động nghiên cứu khoa học trong các cơ sở giáo dục đại

học công lập, trong đó xác định rõ các nội dung cấu thành và nhân tô ảnh hưởng

tới chính sách tài chính cho hoạt động nghiên cứu.

- Luận án đã đề xuất được Khung phân tích tác động của chính sách tài

chính cho hoạt động nghiên cứu khoa học áp dụng cho trường hợp cụ thé của

các cơ sở giáo dục đại học công lập của Việt Nam.

6.2 Về mặt thực tiễn:

- Dựa vào Khung phân tích, luận án đã phân tích và đánh giá thực trạng

của chính sách tài chính và tác động của chính sách tài chính đối với hoạt động

nghiên cứu khoa học trong các cơ so giáo dục đại học công lập ở Việt Nam dựa

trên các nội dung: ¡) Chính sách phân bổ ngân sách nhà nước cho hoạt động

nghiên cứu khoa học; ii) Chính sách sử dụng NSNN đối với hoạt động nghiên

cứu khoa học; iii) Chính sách huy động nguồn tài chính Đồng thời xác định rõ

22

Trang 24

kết quả đạt được, những tồn tại bất cập và nguyên nhân của những bat cập đó

trong hoạt động nghiên cứu khoa học tại các cơ sở giáo dục đại học công lập do

Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý hiện nay Từ đó luận án đã đề xuất các khuyến

nghị nhằm hoàn thiện chính sách tài chính cho hoạt động nghiên cứu khoa học

trong thời gian tới theo 3 nhóm giải pháp: i) Nhóm giải pháp đối với chính sách phân bổ NSNN cho hoạt động nghiên cứu khoa học ii) Nhóm giải pháp đối với

chính sách sử dụng NSNN đối với hoạt động nghiên cứu iii) Nhóm các giải pháp huy động nguồn lực tài chính đối với hoạt động nghiên cứu khoa học.

Kết quả nghiên cứu sẽ là tư liệu tham khảo hữu ích cho các các nhà hoạch định, nghiên cứu về chính sách tài chính cho hoạt động nghiên cứu khoa học Đồng thời có thé sử dụng làm tư liệu phục vụ việc xây dựng và thực hiện chính

sách này tại Việt Nam.

7 Kết cầu của Luận án:

Ngoài phần giới thiệu nghiên cứu, kết luận, phụ lục, danh mục các công

trình đã công bố của nghiên cứu sinh liên quan đến luận án, danh mục tài liệu

tham khảo và phụ lục, luận án được kết cấu thành 05 chương:

Chương 1 Tổng quan tình hình nghiên cứu về chính sách tài chính đối với

hoạt động nghiên cứu khoa học trong các cơ sở giáo dục đại học;

Chương 2 Cơ sở lý luận về chính sách tài chính đối với hoạt động nghiên

cứu khoa học trong các cơ sở giáo dục đại học;

Chương 3 Phân tích thực trạng và tác động của chính sách tài chính đối

với nghiên cứu khoa học tại cơ sở giáo dục đại học

Chương 4 Khuyến nghị chính sách tài chính nhằm thúc day hoạt động

nghiên cứu khoa học

Chương 5 Kết luận và khuyến nghị

23

Trang 25

CHƯƠNG 1 TONG QUAN NGHIÊN CUU VE CHÍNH SÁCH TÀI

CHÍNH ĐÓI VỚI HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG

CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

Chính sách tài chính là một bộ phận quan trọng của chính sách kinh tế, là

tổng thể các mục tiêu và các giải pháp tài chính trong việc khai thác, động viên

và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính của đất nước phục vụ có hiệu quả cho việc thực hiện các kế hoạch và chiến lược phát triển kinh tế, xã hội của

quốc gia trong từng thời kỳ tương ứng Khi chính sách được xác định, các mục

tiêu trong sử dụng có hiệu quả nguồn tài chính có cơ sở thực hiện Theo đó,

chính sách tài chính thể hiện các can thiệp của chính phủ đến hệ thống thuế khóa

và chỉ tiêu của chính phủ hay còn gọi là chỉ tiêu công để đạt được mục tiêu đề

ra.

1.1 Các công trình nghiên cứu chính sách phan bo tài chính cho nghiên cứu

khoa học

Nghiên cứu của OECD về những thay đổi trong tài trợ cho nghiên cứu và

triển khai trong các khu vực công cho thấy [104]: xu hướng phát triển và thực tiễn trong việc phân phối chỉ tiêu công cho công trình nghiên cứu và phát triển Nghiên cứu này cung cấp một bức tranh tổng quan về các cấu trúc và kế hoạch cho việc tài trợ cho nghiên cứu và phát triển khu vực công Theo nghiên cứu này, nguồn thu nhập lớn nhất của các tổ chức KH&CN công là từ nguồn của

chính phủ Có hai cách phân bé nguồn lực của chính phủ cho nghiên cứu và phát triển của khu vực công, đó là: tài trợ theo tổ chức (institutional funding) và theo

dự án (project funding) Tài trợ theo tổ chức muốn nói đến khoản trợ cấp trọn gói được phân bổ dé thực hiện các nghiên cứu thường xuyên của các tô chức Nghiên cứu cơ bản thường được cấp ngân sách theo cách này Tài trợ theo dự án

là cách thức cấp ngân sách cho dé xuất tài trợ đến từ các nhà nghiên cứu theo cơ

chế cạnh tranh Nghiên cứu cho thấy thấy tài trợ theo hướng cạnh tranh có xu

hướng tăng lên so với tài trợ trọn gó1/theo tô chức vì cách thức tài trợ này đã bộc

lộ nhiều ưu điểm vượt trội hơn so với việc tài trợ theo tổ chức.

Theo hướng nghiên cứu nảy, nghiên cứu của OECD [105] cũng đã tập

trung vào cơ chế tài trợ công cho nghiên cứu, trong đó bao gồm phương thức tài trợ, ưu nhược điểm cũng như xu hướng tài trợ, tác động của cơ chế tài trợ đến

hành vi của các tổ chức nghiên cứu, và những cải cách trong cơ chế tài trợ hiện

24

Trang 26

nay Nghiên cứu đã chỉ ra hai cách thức tài trợ cho nghiên cứu đó là: tài trợ theo

tổ chức, trong đó phần lớn các quỹ nghiên cứu được phân bổ trực tiếp tới các tổ

chức theo các công thức, chỉ số hoạt động cụ thể hoặc các cuộc đàm phán ngân sách giữa các bên; và các chế độ dựa vào dự án mà các nhà khoa học có được tài

trợ dự án từ các nguồn bên ngoài cạnh tranh Đồng thời công trình cũng khang định rằng, mặc dù tỷ lệ kinh phí lớn nhất cho nghiên cứu công đến từ các nguồn

chính phủ (liên bang/quốc gia hoặc bang/khu vực), khu vực tư nhân cũng là một nguồn tài chính cho nghiên cứu công thông qua hợp đồng nghiên cứu và cung

cấp dịch vụ Báo cáo này cũng chỉ rõ xu hướng hiện nay là tăng tài trợ có tính

chọn lọc và cạnh tranh, giảm tỷ lệ tài trợ theo tổ chức mà không có sự ràng buộc

Ngoài ra, các quốc gia tăng ngân sách của chính phủ thường cung cấp đầu tư cho các chương trình cụ thể như các trung tâm ưu tú hoặc hướng tới sự tiến bộ của

các lĩnh vực nghiên cứu ưu tiên cụ thể Một số quốc gia cũng đã thực hiện các

hệ thống đánh giá tổ chức nghiên cứu dựa trên kết quả hoạt động để có cơ sở thực hiện tài trợ Sự ưu tiên dành cho các nghiên cứu xuất sắc cũng đã được phản ánh trong các xu hướng gan đây trong cơ chế tài trợ ở một số nước Báo cáo cũng nêu ưu điểm hạn chế của từng cách thức tài trợ.

Công trình “Research organisation evaluation” (Đánh giá tổ chức nghiên

cứu) của OECD đã tập trung vào hoạt động đánh giá các tổ chức nghiên cứu

công dé có kết quả làm căn cứ dé quyết định có tài trợ hay không và tài trợ như

thế nào cho các tổ chức KH&CN Nghiên cứu chỉ ra sự cần thiết phải thực hiện hoạt động đánh giá các tổ chức nghiên cứu là dé tập trung nguồn tài chính khan hiếm vào các tổ chức nghiên cứu tốt nhất và loại bỏ nó khỏi tổ chức nghiên cứu hoạt động kém Đồng thời, nghiên cứu này cũng phân tích về các yếu tố của hoạt động đánh giá các tổ chức nghiên cứu công bao gồm: chủ thé đánh giá, ưu nhược điểm của từng phương pháp đánh giá và thực tiễn hoạt động đánh giá ở một số

nước như Mỹ, Anh, Hà Lan.

Theo nghiên cứu của Maria Joo Rosa và cộng sự [89] về phân bé nguồn

ngân sách ở Bồ Đào Nha tại các trường đại học công lập cho thấy thành phần chính trong tài trợ của các cơ sở giáo dục đại học công lập của Bồ Đào Nha đến

từ ngân sách nhà nước và bao gồm ba phan riêng biệt: dành cho giảng dạy (lương

và các khoản chi hiện tại khác), cho nghiên cứu va đầu tư Kinh phí nghiên cứu

được phân bé chủ yếu thông qua một hệ thống cạnh tranh trong khi tài trợ cho

các kết quả đầu tư do Bộ phê duyệt kế hoạch phát triển của mỗi tổ chức Kinh phí cho giảng dạy đã được phân bổ theo một công thức tài trợ từ năm 1986 Công

25

Trang 27

thức này đã trải qua một số thay đổi và điều chỉnh nhưng công bằng mà nói, cho

đến năm 2003, nó dựa trên đầu vào và không chứa các chỉ số liên quan đến chất

lượng hoặc hiệu quả của tổ chức Tuy nhiên, khi số lượng ứng viên vào giáo dục đại học bắt đầu giảm do nhân khẩu học, việc tăng thêm số lượng đăng ký học không còn là mục tiêu chính trị nữa và chính phủ đã thiết kế một công thức mới

sẽ ngày càng xem xét hiệu quả thể chế bằng cách chuyền sang cách tiếp cận định

hướng đầu ra hơn.

Công trình “A Basic Model of Performance-Based Budgeting” (Mô hình

cơ bản về lập ngân sách dựa trên hiệu suất) của tác giả Marc Robinson &

Duncan [90] đã xây dựng một mô hình cơ bản của ngân sách dựa trên kết quả hoạt động có thé được xem xét cho hai nhóm nước: i) những nước muốn giới thiệu một hệ thống ngân sách dựa trên kết quả thực hiện nhưng giảm thiểu phức tạp và chi phí làm như vậy; và ii) những nước có nguồn lực và năng lực hạn chế,

bao gồm các nước có thu nhập thấp thích hợp (LICs) Các mô hình lập ngân

sách dựa trên kết quả thực hiện phức tạp được mô tả và phác thảo Công trình

nhắn mạnh những điều kiện tiên quyết cần thiết cho bất kỳ chuyên sang lập

ngân sách dựa trên kết quả hoạt động - công nhận rằng ngân sách dựa trên kết quả hoạt động, thậm chí ở dạng cơ bản, không nên được xem xét ở các quốc

gia có có vấn đề trầm trọng trong hệ thống quản lý tài chính công (FFS) và

quản lý nhà nước.

Có một số nghiên cứu ở Việt Nam như Đề tài cấp Bộ “Nghiên cứu đổi mới

cơ chế, chính sách tài chính của Nhà nước đối với hoạt động KH&CN và hoạt

động đổi mới công nghệ” của tác giả Đặng Duy Thịnh [35] đã nêu vấn đề phân

bổ NSNN cho hoạt động KH&CN trong đó trình bay các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam về lập phân bổ ngân sách; đánh giá công tác lập kế hoạch sử dụng ngân sách nhà nước hằng năm cho hoạt động KH&CN, đổi mới (công

nghệ) được thực hiện theo các qui định của Luật ngân sách nhà nước (2002),

Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 quy định chỉ tiết và hướng dẫn thi

hành Luật Ngân sách Nhà nước, Thông tư số 59/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003

của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 60/2003/NĐ-CP

1.2 Các công trình nghiên cứu về chính sách quản lý tài chính cho hoạt động nghiên cứu khoa học

Theo nghiên cứu của Allen Schick (1999) trong báo cáo “A Contemporary

Approach to Public Expenditure Management” (Phương pháp tiếp cận đương

26

Trang 28

đại đổi với quản I chỉ tiêu công) cho thay quản lý chỉ tiêu công (PEM) với một

cách tiếp cận mới đối với một vấn đề cũ: phân bổ nguồn lực công thông qua sự

lựa chọn của tập thể Trước kia, việc phân bổ ngân sách công được thực hiện

thông qua bộ máy lập kế hoạch ngân sách — đó là những quy trình, thủ tục do nhà nước đặt ra nhằm quyết định tong số tiền được chỉ tiêu, cân đối giữa thu và chi của ngân sách, cũng như phân bổ ngân sách chi tiêu giữa các hoạt động và

tổ chức công PEM cũng triển khai thông qua các quyết định về ngân sách, nhưng

khác biệt căn bản với cách lập ngân sách thông thường ở hai điểm: (i) PEM cho rang, chi ap dung đúng quy trình thủ tục thôi chưa du, cái quan trong là chính

phủ phải cố gắng đạt được các mục tiêu chính sách dự kiến một cách hiệu quả nhất (ii) PEM ciing nhan thay rõ rất khó đạt được những kết quả tối ưu về ngân

sách nếu khu vực công được tổ chức và quản lý một cách lỏng lẻo, hoặc cơ chế

khuyến khích và thông tin đối với các nhà hoạch định chính sách không đủ khiến

họ phải hành động theo những cách mang tính đối phó, hoặc hình thức Vì thế,

PEM nhắn mạnh đến việc phải đạt được những kết quả mang tính bản chất liên

quan đến tổng thu - tong chi ngân sách được phép chi tiêu, sự phân bổ nguồn

lực giữa các ngành và các chương trình chỉ tiêu; và hiệu quả hoạt động của các

don vị, tô chức công.

Từ đó, PEM đề ra ba nguyên tắc cơ bản cho quản lý tài chính công hiện

đại, đó là:

- Đảm bảo kỷ luật tài khóa tổng thể Điều này được hiểu là cần xác định

trước các mức trần chỉ tiêu cho các ngành hoặc địa phương trước khi xem xét

các đề xuất chỉ tiêu cụ thể, sao cho tông mức chi của tất cả các đề xuất không

được vượt quá mức trần đã xác định Mức trần đó có thể được tính cụ thê thành

tiền, tỷ lệ so với GDP hoặc cân đối giữa số thu và mức chỉ tiêu Mức trần chỉ

tiêu phải tương đối “cứng” — còn được gọi là “trần ngân sách cứng” — và phải có

hiệu lực thực hiện trong suốt năm chấp hành ngân sách, chứ không chỉ tại thời

điểm lập dự toán ngân sách Hơn nữa, mức trần phải được duy trì bền vững trong

trung hạn, thông qua các công cụ chính sách nhằm giúp chính phủ có thể duy trì

được tính kỷ luật ngân sách từ năm này qua năm khác.

- Dam bảo hiệu quả phân bổ Sau khi trần chỉ tiêu đã được xác định cho

các ngành và địa phương, thì các cơ quan có thâm quyền phân bổ sẽ được yêu

cầu chỉ phân bể trong mức tran đã có Muốn vậy, các cơ quan này cần có cơ sở

dé quyết định phân bé giữa các nhu cầu chỉ tiêu đang cạnh tranh nhau Cơ sở đó

là ưu tiên của ngành và địa phương, cũng như tính hiệu quả của các chương trình,

27

Trang 29

đề xuất chỉ tiêu Chỉ những đề xuất chỉ tiêu tốt và phù hợp với ưu tiên của ngành,

địa phương thì mới được đưa vào xem xét cấp ngân sách Điều này đòi hỏi các

văn kiện có tính chất định hướng chiến lược cho việc phân bổ ngân sách (như các kế hoạch phát triển) phải chỉ rõ được các ưu tiên phát triển trong từng thời

kỳ Thực hiện được nguyên tắc này sẽ đảm bảo sự gắn kết chặt chẽ giữa kế hoạch

phát triển và kế hoạch ngân sách.

- Đảm bảo hiệu quả hoạt động Hiệu quả hoạt động là một trong những

mục tiêu lâu đời nhất của quản lý ngân sách, tức là khuyến khích các đơn vị chỉ

tiêu có thể tạo ra những kết quả cung ứng hàng hóa dịch vụ như đã cam kết với chi phí nhỏ nhất, hoặc đạt được những kết quả tối đa với ngân sách cho trước.

Muốn vậy, cần hướng dần sang nguyên tắc quản lý theo kết quả, trong đó người

đứng đầu các đơn vị chỉ tiêu được trao quyền tự quyết rất mạnh trong việc sử

dụng ngân sách đã được cấp, nhưng phải cam kết đạt được đầu ra mong đợi Một

hệ thống đo lường khách quan các kết quả đầu ra sẽ được thiết lập và là cơ sở để

cơ quan cấp trên đánh giá mức độ thực hiện cam kết của đơn vị chỉ tiêu.

Mỗi yếu tố được xác định rõ các quy tắc thực hiện, vai trò của các chủ

thể thực hiện, điều kiện về thông tin liên quan Cách tiếp cận mới này được

áp dụng rộng rãi trong quan lý chi tiêu công 6 các nước.

Theo báo cáo “Governance of Public Research” (Quản trị hành chính

công) (OECD,2003) đã tóm tắt các thách thức dẫn đến việc phải thay đối trong

quản lý đối với các tổ chức nghiên cứu công Các thách thức đó là: 1) Đáp ứng

với sự đa đạng của các đối tác tài trợ cho cơ sở nghiên cứu công gồm các doanh

nghiệp, tổ chức cá nhân; ii) Khám phá những cơ hội mới về những lĩnh vực

KH&CN mới; iii) Đảm bao sự ổn định trong dài hạn của các cơ sở nghiên cứu

trước những thách thức nói trên, bao gồm sự đa dạng của đối tác và những nhu

cầu KH&CN mới nổi Đồng thời công trình cũng nêu ra bài học rút ra từ các cuộc cải cách được thực hiện ở các nước bao gồm: cải cách và thay đổi, trong

quản trị và cơ cấu tổ chức nghiên cứu công; cải cách và thay đổi các ưu tiên

nghiên cứu; cải cách và thay đôi trong tài trợ và cơ chế tài trợ; cải cách và thay

đổi trong quản lý nguồn nhân lực Trong, đó cơ chế tài trợ đổi mới và thay đổi

theo hướng: chi tiêu công cho KH&CN cần tập trung vào các ưu tiên và thé chế

mới (như trung tâm xuất sắc), tỷ trọng tài trợ cạnh tranh tăng lên; tai trợ cho các

t6 chức nghiên cứu cần đi liền với việc đánh giá các tổ chức đó thông qua đo

lường các chỉ số; tài trợ của doanh nghiệp tăng cùng với gia tăng liên kết giữa

nguồn lực và các nhà nghiên cứu; các tô chức nghiên cứu tìm kiếm nguồn tài trợ

28

Trang 30

ngoài NSNN thông qua tài trợ và hợp đồng với doanh nghiệp và các tổ chức cá

nhân.

Công trình “Reforming the Public Expenditure Management System:

Medium-Term Expenditure Framework, Performance Management, and Fiscal Transparency” (Cai cach hé thong quan lý chỉ tiêu công: Khung chỉ tiêu rung

hạn, Quản lý hiệu suất va minh bạch tài khóa) (The World Bank and Korea

Development Institute Conference Proceedings, 2004) đăng trên Kỷ yếu Hội

nghị của Ngân hàng Thế giới và Viện Phát triển Hàn Quốc, 2004 đã đưa ra một

số khuyến nghị và đề xuất chính sách cho việc cải cách hệ thống quản lý chỉ tiêu

công ở Hàn Quốc và cũng là tài liệu tham khảo cho cải cách tài khóa ở các nước

khác Nghiên cứu đã đưa ra Khung chi tiêu trung hạn (MTEF) bao gồm việc xây

dựng dựa trên ngân sách hiện tại và quy trình ra quyết định chính sách, nhằm

mục đích khắc phục một số hạn chế hiện tại và cải thiện vấn đề quản lý chi tiêu

công Bên cạnh đó nghiên cứu này cũng giới thiệu về 3 cải cách lớn trong quản

ly chi tiêu công: khuôn khổ chỉ tiêu trung hạn, quản lý theo kết quả hoạt động, minh bạch tài khóa va bằng chứng thực nghiệm ở các nước Hàn Quốc, Thụy Sĩ,

Đức, Mỹ, Úc, Thụy Điền.

Khung đánh giá kết quả hoạt động quản lý tài chính công PEFA

“Framework for assessing public fnancial management 2016- PEFA 2016”

(Khung đánh giá quản lý tài chính công 2016-PEFA 2016) do các chuyên gia

của World Bank, IMF, Ủy ban Châu Âu và chính phủ các nước Anh, Pháp, Na

uy, Thụy Sĩ xây dựng dựa trên những chuẩn mực theo dõi chi tiêu của các nước

nghèo có nợ cao, quy chế minh bạch ngân sách của Quỹ tiền tệ quốc tế và các

chuẩn mực quốc tế khác PEFA được thiết kế để đánh giá kết quả hoạt động

quản lý tài chính công của các nước có mức phát triển khác nhau theo thời

gian, nhằm cung cấp các thông tincho tiến trình cải cách quản lý tài chính công

bằng cách xác định mức độ kết quả hoạt động cải cách mang lại và tăng khả năng xác định, học hỏi từ những thành công của cải cách Bộ chỉ số PEFA gồm

32 chỉ số, trong đó 28 chỉ số sử dụng để đánh giá những vấn đề cốt lõi về hoạt

động của một hệ thống quản lý tài chính công và 3 chỉ số sử dụng đánh giá

hoạt động của các nhà tài trợ tác động đến hệ thống quản lý tài chính công Những vấn đề cốt lõi về hoạt động của hệ thống quản lý tài chính côngbao

gồm: độ tin cậy của ngân sách; tính toàn diện và minh bạch của ngân sách; lập

ngân sách trên cơ sở chính sách; khả năng tiên liệu và kiểm soát thực hiện ngân

sách; kế toán, ghi 36 và báo cáo; kiểm toán và giám sát ngoài.

29

Trang 31

Ở Việt Nam, Đề tài cấp Bộ “Nghiên cứu đổi mới cơ chế, chính sách tài

chính của Nhà nước đối với hoạt động KH&CN và hoạt động đổi mới công n ghe é”

của tác giả Dang Duy Thịnh [43] đã nghiên cứu kinh nghiệm nước ngoài về lập

kế hoạch và sử dụng ngân sách nhà nước cho KH&CN, đổi mới công nghệ (cụ

thé là: Dinh mức chi phí, chế độ thù lao cho cán bộ khoa học trong hoạt động

KH&CN, đổi mới công nghệ tại CHLB Đức; Kinh nghiệm thù lao cho can bộ

khoa học tại trường Tổng hợp Nam Illinois và Viện Y tế quốc gia của Mỹ; Kinh

nghiệm thù lao cho lao động KH&CN của Trường đại học La Trobe - Úc ; hạng

mục và các định mức chi phí cho nghiên cứu làm cơ sở cho việc lập dự toán các

đề tài, dự án trong Chương trình nghiên cứu phát triển KH&CN cao cấp Nhà

nước (gọi là 863) của Trung Quốc; hạng mục và các định mức chỉ phí trong lập

dự toán dự án đề tài của Hàn Quốc; kinh nghiệm về quy trình lập dự toán, phân

bể, thanh quyết toán và kiểm soát tài chính cho KH&CN, đổi mới công nghệ ở

Bộ khoa học nghệ thuật, thuộc Bang Xắcxông (CHLB Đức) và tại Đại học tổng

hợp kỹ thuật Dresden, Trung tâm nghiên cứu Rossendorf (Đức);

Đề tài “Xdy dựng luận cứ khoa hoc đổi mới cơ chế phân cấp quản lý ngân

sách nhà nước” của tác giả Vũ Đức Hội [38] đã khái quát được một số vấn đề

chung về phân cấp quả lý NSNN, đưa ra các khái niệm, đặc điểm, vai trò, nguyên

tắc phân cấp và các nhân tố tác động đến phân cấp quản lý NSNN Qua đó đề

tài đã cho biết, phân cấp quản lý NSNN là việc phân định phạm vi trách nhiệm,

quyền hạn của đơn vị hành chính các cấp trong quá trình tạo lập, sử dụng NSNN

để đảm bảo thực hiện có hiệu quả những nhiệm vụ quản lý nhà nước Nội dung

của phân cấp quản lý NSNN bao gồm: Phân cấp về quyền quyết định ngân sách

và ban hành các chính sách về thu ngân sách; chế độ, định mức chi ngân sách; _

Phân cấp về nguồn thu và nhiệm vụ chi của từng cấp ngân sách; Xử lý các quan

hệ về quản lý trong chu trình vận động của NSNN, từ khâu lập ngân sách đến

chấp hành và quyết toán ngân sách, kể cả các quan hệ thanh tra, kiểm tra, kiểm

toán.

Đề tài cũng nghiên cứu kinh nghiệm của các nước trên thế giới về phân

cấp quản lý NSNN, cho thấy quy định về thâm quyền phân cấp ngân sách được

quy định trong hiến pháp và được thể chế hóa tại các luật NSNN hoặc Luật Tổ

chức chính quyền dia phương (Cộng hòa Liên bang Đức quy định hệ thống và quy trình NSNN tại Hiến pháp liên bang; Nhật Bản phân cấp ngân sách được

quy định tại Hiến pháp và Luật Tài chính công ) Đối với thuế của các nước,

ngoài quy định một số loại thuế áp dụng chung cho toàn liên bang, thì ở cấp địa

30

Trang 32

phương có thẩm quyền ban hành một số khoản thuê và tỷ lệ đánh chồng thuế đối

với một số khoản thuế cơ quan trung ương quy định mức thu cơ bản; ngoài các

chính sách chung do Trung ương ban hành, hầu hết các nước cho phép các địa

phương ban hành các chính sách về chỉ ngân sách nhưng phải đảm bảo nguồn

để thực hiện, cấp trên không hỗ trợ Điểm nổi bật trong phân cấp quản lý thu chi NSNN ở các nước là NSTW thu, chi những nội dung quan trọng Về cơ bản,

-các quốc gia trên thế giới đều có nguyên tắc chung khi phân cấp nhiệm vụ chi

giữa các cấp ngân sách, trong đó NSTW giữ vai trò chủ đạo, thực hiện các nhiệm

vụ chiến lược, quan trọng của quốc gia, điều phối hoạt động kinh tế vĩ mô của

đất nước, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại và hỗ trợ những địa phương

khó khăn NSĐP được phân cấp dé đảm bảo hoạt động của bộ máy nhà nước của

địa phương và những dịch vụ công cơ bản, gắn trực tiếp với địa phương như giáo

duc từ phổ thông trung học (cấp II) trở xuống, các cơ sở khám, chữa bệnh của

địa phương

Bên cạnh đó tác giả đã đánh giá hệ thống cơ sở pháp lý quy định về phân

cấp quản lý NSNN ở Việt Nam, trong đó chỉ rõ: (i) Việc phân cấp quản lý NSNN

ở Việt Nam đã đảm bảo vai trò, quyền hạn của Quốc hội, tăng tính chủ động của

hội đồng nhân dân các cấp trong việc quyết định dự toán ngân sách, quyết định

phân bổ ngân sách và phê chuẩn quyết toán ngân sách; (ii) Phân cấp quản lý

NSNN đã cơ bản đảm bảo vai trò chủ đạo của NSTW; (iii) Cơ chế phân cấp đã

khuyến khích phân cấp quản lý NSNN, góp phần thúc đây nâng cao chất lượng,

hiệu quả công tác quản lý ngân sách các địa phương, phần đấu tăng thu ngân

sách để có nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội trên địa ban; (iv) Phân cấp quản

lý NSNN góp phần thúc đây nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý ngân sách Bên cạnh đó, đề tài đã chỉ ra những hạn chế cần khắc phục đối với cơ

sở pháp lý quy định về phân cấp quản lý NSNN ở Việt Nam như: (1) Vai trò chủ

đạo của NSTW có xu hướng giảm, thu NSDP tăng lại tập trung chủ yếu vào một

số địa phương có điều kiện kinh tế phát triển, các địa phương ( chậm phát triển thì

số thu NSĐP tăng chậm và chưa bền vững; (ii) Phân cấp nguồn thu NSNN chưa

hợp lý Cơ chế phân cấp NSNN hiện hành dựa trên cơ sở tính khả năng thu và

nhu cầu chi của năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách để xác định tỷ lệ phân chia

đối với các nhóm sắc thuế phân chia giữa NSTW với NSDP Quy định phân cấp

một số khoản thu chưa đúng ban chất và chưa phù hợp thông lệ quốc tế; (iii)

Phân cấp nhiệm vụ chỉ giữa NSTW và NSDP tuy đã được quy định tại Luật

NSNN, nhưng nhiệm vụ cụ thể được quy định ở Luật Tổ chức Chính phủ, Luật

31

Trang 33

Tổ chức chính quyền địa phương và các luật quản lý chuyên ngành Cấp nhiệm

vụ chi giữa NSTW và NSDP còn chưa được phân định rõ ở một số nhiệm vụ

chi; (iv) Luật NSNN quy định về thời kỳ ôn định ngân sách (ôn định tỷ lệ phân

chia các khoản thu phân chia giữa NSTW và NSĐP; ổn định số bổ sung cân đối

trong thời gian 5 năm), bên cạnh tính tích cực là khuyến khích các địa phương

phấn đấu tăng thu để có nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn, nhưng

đã và đang tạo sự chênh lệch lớn giữa các địa phương phát triển và các địa

phương nhận bổ sung cân đối; (v) Phân cấp quyền điều chỉnh chính sách, quyết định ban hành bố sung chính sách thu cho địa phương con rất hạn chế, giảm sự linh hoạt cho các địa phương có điều kiện tăng thu; (vi) Việc quản lý nợ của

chính quyền địa phương có quá nhiều điều kiện ràng buộc nên chưa phát huy

được khả năng huy động vốn của các địa phương tiềm lực có khả năng trả nợ; (vii) Khi thực hiện Luật NSNN, một số địa phương trọng điểm chưa thực hiện thống nhất các văn bản quy phạm pháp luật về ngân sách, gây khó khăn trong

công tác quản lý, điều hành.

Trên cơ sở phân tích kinh nghiệm các nước và đánh giá thực trạng phân

cấp NSNN tại Việt Nam, dé tài đã đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện cơ

chế phân cấp quản lý NSNN.

Đề án “Tiếp tục đổi mới co bản, toàn diện va đông bộ tổ chức, cơ chế

quản lý, cơ chế hoạt động KH&CN” có nội dung “Đổi mới quy định hiện hành

về dự toán và sử dụng kinh phí NSNN dé thực hiện các nhiệm vụ KH&CN” Bộ

KH&CN đã chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng Đề án “Tiếp

tục đôi mới cơ bản, toàn diện và đồng bộ tổ chức, cơ chế quản lý, cơ chế hoạt động KH&CN” Ngày 17/02/2012, Đề án này đã được Bộ KH&CN trình Thủ

tướng Chính phủ tại Tờ trình 315/TTr-BKH&CN Đổi mới quy định hiện hành

về dự toán và sử dụng kinh phí NSNN để thực hiện các nhiệm vụ KH&CN là

nhóm giải pháp để thực hiện đổi mới được nêu trong Dé án với những định

hướng đổi mới sau:

Về mức đầu tu: Duy trì mức chi tối thiểu 2% tổng chi NSNN hàng năm

cho hoạt động KH&CN, phan đấu đạt 2,2% từ nam 2015; Huy động các nguồn

vốn ngoài NSNN (sửa Luật Thuế Thu nhập doanh nghiệp, doanh nghiệp được

trích tối thiểu 10% lợi nhuận chịu thuế dé thành lập Quỹ KH&CN của doanh

nghiệp hoặc đưa vào Quỹ Phát triển KH&CN của địa phương).

Xây dựng cơ chế để khắc phục cơ bản tình trạng đầu tư dàn trải phân tán

32

Trang 34

nguồn NSNN đầu tư cho KH&CN, nâng cao trách nhiệm và hiệu quả đầu tư:

Xây dựng quy định về nguyên tắc, tiêu chí và quy trình phân bổ kinh phí ngân

sách đầu tư cho KH&CN (đặc biệt lưu ý vai trò, quyền hạn của 3 Bộ quản ly

tong hợp liên quan trong xây dựng dự toán, quyết định phương án phân bồ); Xây

dựng cơ chế có thể điều tiết ngần sách KH&CN đã phân bé phù hợp với nhu cầu,

năng lực và tình hình thực tế sử dụng ngân sách; Đôi mới quy trình, thủ tục lập

kế hoạch ngân sách KH&CN hàng năm (thời điểm phê duyệt nhiệm vụ KH&CN linh hoạt); Xây dựng lộ trình tăng dần tỷ trọng vốn ngân sách sự nghiệp khoa

học thông qua các quỹ như Quỹ phát triển KH&CN Quốc gia, Quỹ Đổi mới công

nghệ Quốc gia.

Đổi mới quy định về dự toán và sử dụng ngân sách KH&CN theo hướng:

Xây dựng định mức và quy định bố trí kinh phí hoạt động thường xuyên của các

tổ chức KH&CN công lập trong dự toán các nhiệm vụ KH&CN và nhiệm vụ

thường xuyên theo chức năng; Hoàn thiện cơ chế khoán kinh phí (khoán theo

sản phẩm cuối cùng); Đơn giản hóa thủ tục thanh quyết toán; Điều chỉnh và bổ

sung các nội dung chi cũng như định mức kinh phí theo từng nội dung chi của

nhiệm vụ KH&CN (mua sắm trang thiết bị, mua quyền sở hữu trí tuệ, mua thiết

kế, bí quyết công nghệ, phần mềm, thuê chuyên gia, truyền thông, kinh phí dự

phòng ); Nghiên cứu, đề xuất sửa đối bỗ sung Luật NSNN và các van bản hướng dẫn và một số văn bản pháp quy liên quan đến công tác tài chính KH&CN.

Đề tài KH&CN cấp Bộ Tài chính của TS Nguyễn Trường Giang và cộng

sự “Đổi mới cơ chế quản lý tài chính khoa học và công nghệ ở Việt Nam đến

năm 2020 ”[35], đã được triển khai với ba nội dung: sự cần thiết phải doi mới cơ

chế quản lý tài chính đối với khoa học và công nghệ ở Việt Nam; thực trạng cơ

chế quản lý tài chính đối với khoa học và công nghệ giai đoạn 2011-2015; giải

pháp đổi mới cơ chế quản lý tài chính đối với khoa học và công nghệ giai đoạn

2016-2020 Các nội dung cần đổi mới cơ chế quản lý tài chính cho KH&CN

được tác giả xác định là: chính sách và cơ chế quản lý vốn đầu tư cho phát triển

KH&CN; cơ chế lập dự toán kinh phí cho KH&CN; chính sách quản lý tài chính

đối với tổ chức KH&CN; cơ chế phân bổ và giám sát sử dụng kinh phí (đối với

dé tài dự án KH&CN) Tuy nhiên, nghiên cứu này chưa xây dựng được cơ sở lý

luận cho các nội dung đổi mới này mà mới dừng ở mô tả quy định của Việt Nam.

Chính vì thiếu vắng khung lý thuyết nên khi đánh giá thực trạng thiếu cơ sở, tiêu

chí đánh giá, và các nội dung cần đổi mới đưa ra cũng chưa được đánh giá kiểm

định đầy đủ, tương thích Mặt khác, đề tài cũng chỉ đặt ra các giải pháp áp dụng

33

Trang 35

trong giai đoạn 2016-2020 và thực tế một số đề xuất đã được thé chế hóa trong

các nghị định của chính phủ thực hiện ngay năm 2015-2016 Sau khi đi vào cuộc

sống, những thay đổi này cần được đánh giá về sự phù hợp với lý luận và thực

tiễn.

Đề tài cấp Bộ Giáo dục và Đào tạo “Nghiên cứu dé xuất giải pháp đổi mới

việc phân bố, quản lý kinh phí thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử

dụng ngân sách nhà nước đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập trực thuộc

Bộ Giáo duc và Đào tao” của Hồ Thị Hải Yến và cộng sự [45] đã làm rõ được

cách thức phân bổ kinh phí thực hiện nhiệm vụ KH&CN sử dụng NSNN đối với

các cơ sở giáo dục đại học công lập; đồng thời làm rõ quy trình quản lý kinh phí

thực hiện nhiệm vụ KH&CN sử dụng NSNN đối với các cơ sở giáo dục đại học

công lập Dé tài đã phân tích, đánh giá cơ chế phân bồ, quản lý thực hiện nhiệm

vụ KH&CN sử dụng NSNN đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập trực

thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo ở Việt Nam cũng như việc phân bổ và quản lý NSNN cho hoạt động KH&CN bao gồm phân bổ, quản lý theo tổ chức và theo

đề tài dự án (nhiệm vụ KH&CN).

1.3 Các nghiên cứu về huy động nguồn lực tài chính cho hoạt động nghiên

cứu khoa học

Nghiên cứu “Public Research Institutions - Mapping Sector Trends - Các

tổ chức nghiên cứu công ” (Lập bản đồ xu hướng ngành) [109] đã cung cấp thông tin mới về các tổ chức nghiên cứu công (PRIs) và các chiến lược của chính phủ.

Các cơ sở nghiên cứu công rất quan trọng đối với sự đổi mới do vai trò của họ

trong việc tạo ra và phổ biến tri thức Các mục tiêu và trọng tâm của nhiều PRIs

đã phát triển trong những năm gần đây Thay đổi hoạt động, thách thức chính

sách mới và sự phát triển kinh tế và chính trị đã làm thay đổi sứ mệnh, nhiệm

vụ, nhấn mạnh vào sự xuất sắc và liên kết đã trở thành tiêu điểm cho nhiều tổ

chức Các tổ chức công đã nhân mạnh sự tập trung vào nghiên cứu ứng dụng.

Cơ cấu và quản trị của các tổ chức nghiên cứu công có nhiều thay đổi nhằm thích

ứng Các tổ chức nghiên cứu công theo đuôi các sứ mệnh đa dạng và hợp lý, việc

ra quyết định về các vấn đề được xuất phát từ nội bộ tổ chức nhiều hơn là do các

cơ quan công quyền chỉ thị Các nguồn thu nhập của PRIs rất đa dạng, cũng như

cách thức cung cấp tài chính Thu nhập từ ngành công nghiệp và thu nhập từ

nước ngoài cũng tăng lên Tài tro theo tổ chức phát triển, với việc một số quốc

gia giới thiệu các yếu tố dựa trên kết quả thực hiện hoặc tiến tới sắp xếp theo

hợp đồng nhiều hơn Xu hướng quốc tế hóa cũng tăng lên và các mối quan hệ

34

Trang 36

hợp tác thường xuyên hơn Các công cụ tài chính của chính phủ cần phải cân

bằng các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn để duy trì chất lượng nghiên cứu và đảm

bảo tính bền vững của các hoạt động PRI.

Công trình “Public sector research funding” (Kinh phí nghiên cứu khu Vực

công) của OECD (2011), đã tập trung vào cơ chế tài trợ công cho nghiên cứu, trong đó bao gồm phương thức tài trợ, ưu nhược điểm cũng như xu hướng tài trợ, tác động của cơ chế tài trợ đến hành vi của các tổ chức nghiên cứu, những

cải cách trong cơ chế tài trợ hiện nay Nghiên cứu đã chỉ ra hai cách thức tài trợ

cho nghiên cứu đó là: tài trợ theo tổ chức, trong đó phan lớn các quỹ nghiên cứu

được phân bồ trực tiếp tới các tổ chức theo các công thức, chỉ số hoạt động cụ thể hoặc các cuộc đàm phán ngân sách giữa các bên; và các chế độ dựa vào dự

án mà các nhà khoa học có được tai trợ dự án từ các nguồn bên ngoài cạnh tranh Đồng thời cũng khẳng định rằng, mặc dù tỷ lệ lớn nhất kinh phí cho nghiên cứu

công đến từ các nguồn chính phủ (liên bang/quốc gia hoặc bang/khu vực), khu

vực tư nhân cũng là một nguồn tài chính cho nghiên cứu công thông qua hợp đồng nghiên cứu và cung cấp dịch vụ Báo cáo này cũng chỉ rõ xu hướng hiện

nay là tăng tài trợ có tính chọn lọc và cạnh tranh, giảm tỷ lệ tài trợ theo tổ chức

mà không có sự ràng buộc Ngoài ra, các quốc gia tăng ngân sách của chính phủ

thường cung cấp đầu tư cho các chương trình cụ thể như các trung tâm ưu tú

hoặc hướng tới sự tiến bộ của các lĩnh vực nghiên cứu ưu tiên cụ thể Một số

quốc gia cũng đã thực hiện các hệ thống đánh giá tổ chức nghiên cứu dựa trên

kết quả hoạt động để có cơ sở thực hiện tài trợ Ưu tiên nghiên cứu xuất sắc cũng

đã được phản ánh trong các xu hướng gần đây trong cơ chế tài trợ ở một số nước.

Báo cáo cũng nêu ưu điểm hạn chế của từng cách thức tài trợ.

Công trình “Research organisation evaluation” (Đánh giả tổ chức nghiên

cứu) của OECD (2011), đã tập trung vào hoạt động đánh giá các tổ chức nghiên cứu công để có kết quả làm căn cứ để tài trợ hay không, tài trợ như thế nào cho

các tổ chức KH&CN Nghiên cứu chỉ ra sự cần thiết phải thực hiện hoạt động

đánh giá các tô chức nghiên cứu là để tập trung nguồn tài chính "khan hiếm" vào

các tô chức nghiên cứu tốt nhất và loại bỏ nó khỏi tô chức nghiên cứu hoạt động

kém Đồng thời cũng phân tích về các yếu tố của hoạt động đánh giá các tổ chức

nghiên cứu công bao gồm: chủ thể đánh giá, ưu nhược điểm của từng phương

pháp đánh giá và thực tiễn hoạt động đánh giá ở một số nước như Mỹ, Anh, Hà

Lan.

Công trình “Modes of Public Funding of Research and Development”

35

Trang 37

(Các phương thức tài trợ công cho nghiên cứu và phát trién) [124] đã nêu lên

những cách thức tai trợ cho nghiên cứu và phát trién thông qua việc phát triển

và thu thập các chỉ số quốc tế so sánh về tài trợ công cho R&D của nhóm chuyên gia NESTI Báo cáo này trình bày các kết quả của việc thu thập dữ liệu trên 18

nước tham gia từ 2000-2008 Cơ chế tài trợ cho nghiên cứu và phát triển của các

quốc gia được thể hiện qua những con số thông kê cụ thể Tài trợ cho các trường đại học chiếm một tỷ trọng lớn, hơn 50%, thậm chí lên tới 94% ở Đan Mạch Tuy nhiên, cũng có một số quốc gia có một khoản tài trợ đáng kể dành cho các

viện nghiên cứu của chính phủ: Hàn Quốc, Cộng hòa Séc, Bi, Ba Lan và Uc phân

bổ hơn 50% số tiền tài trợ của họ cho các tô chức này Tài trợ cho các công ty

nước ngoài chiếm tỷ trọng thấp (nhỏ hơn 5% tổng chi cho nghiên cứu và phát

triển quốc gia) Tài trợ theo dự án chủ yếu tập trung vào các trường đại học và

viện nghiên cứu của chính phủ, khu vực doanh nghiệp ít hơn Tài trợ theo tổ

chức ở các nước hau hết cũng đều tập trung vào các trường đại học (trên 50%), ngoại trừ Hàn Quốc, Bi và Uc.

Các chính phủ thấy có lợi khi khuyến khích các nỗ lực nghiên cứu và phát

triển (nghiên cứu và triển khai) và đối mới của khu vực tư nhân, vì có những tác

động tích cực từ nghiên cứu và phát triển từ bên ngoài và kết quả của các nỗ lực nghiên cứu va phat triển của tư nhân rất khong chắc chan Trong trường hop không có sự can thiệp của chính phủ, những yếu tô này sẽ khiến các doanh

nghiệp đầu tư vào nghiên cứu và phát triển số lượng thấp hơn mong muốn của

xã hội Do đó, việc thúc đây hoạt động nghiên cứu và phát triển của công ty

thông qua hỗ trợ của chính phủ có khả năng tang phúc lợi (Arrow (1962) và

Nelson (1959)) Về nguyên tắc, hoạt động nghiên cứu khoa học nghiên cứu và

phát triển có thể được hỗ trợ thông qua hai kênh chính Đầu tiên, các chính phủ

có thể tài trợ cho nghiên cứu và phát triển công lập do các trường đại học hoặc viện nghiên cứu thực hiện, sau đó kích thích nghiên cứu và phát triển nhân thông

qua lan toa kiến thức va các hiệu ứng mang khác Thứ hai, các chính phủ có thê

hỗ trợ tài chính cho các dự án nghiên cứu và phát triển của tư nhân Điều này có

thé đạt được bằng cách cung cấp trợ cấp trực tiếp (tiền mặt) hoặc đối xử có lợi

về thuế đối với thu nhập từ nghiên cứu và phát triển (chế độ hộp bằng sáng chế)

và / hoặc chi phí cho nghiên cứu và phát triển (tín dụng thuế nghiên cứu và phát

triển ).

Báo cáo của các tác giả Koen Jonkers & Thomas Zacharewicz “Research

Performance Based Funding Systems: a Comparative Assessment” (Hé thong

36

Trang 38

cắp von dựa trên hiệu suất nghiên cứu: Đánh giá so sánh) [82] đã được Ủy ban Châu Âu công bố năm 2016 Báo cáo này cung cấp tư liệu nhằm chia sẻ và áp

dụng kinh nghiệm trong xây dựng và vận hành hệ thống tài trợ cho nghiên cứu

theo kết quả hoạt động đối với các trường đại học của các thành viên EU Với

đặc trưng các trường đại học chiếm tỷ trọng lớn (trên 50%) số lượng tài trợ cho

nghiên cứu và phát triển, và ngân sách nhà nước chiếm khoảng 35% tổng chỉ

nghiên cứu và triển khai, việc tìm kiếm một chiến lược chính sách nhất quán dé

đảm bảo phân bổ nguồn lực hiệu quả cho các trường đại học là mối quan tâm

chung của EU Kết quả nghiên cứu cho thấy: tài trợ theo kết quả hoạt động là xu

hướng chính trong đổi mới trong cách thức phân bổ ngân sách cho nghiên cứu

theo tổ chức hiện nay Các trường đại học là mục tiêu hàng đầu cho hệ thống tài trợ dựa trên kết quả hoạt động ở hầu hết các quốc gia Két qua nghién ctru cho thấy hầu hết các quốc gia thành viên của EU đã triển khai hệ thống tài trợ dựa trên kết quả nghiên cứu cho hệ thống các trường đại học Các lý do để thực hiện

các hệ thống tài trợ dựa trên kết quả nghiên cứu bao gồm: (1) Cung cấp khuyến

khích để cải thiện kết quả nghiên cứu, và (2) Tập trung các nguồn lực vào các tổ

chức hoạt động tốt nhất Nhiều quốc gia sử dụng công thức tài trợ một phần dựa

trên đánh giá định lượng các đầu ra nghiên cứu Nghiên cứu này cũng trình bày

các công thức tính toán phân bổ ngân sách dựa trên các chỉ số định lượng như

các giải thưởng, chỉ số tác động của bài báo, chỉ số trích dẫn, kết quả đánh giá

chuyên gia Đồng thời cũng thảo luận về một số vấn đề như: ưu nhược điểm

của một số chỉ tiêu đánh giá, tự chủ đại học, chi phí vận hành hệ thống Báo

cáo cũng trình bày hệ thống tài trợ theo kết quả nghiên cứu của 35 nước, chủ yếu

là EU và các nước kinh tế hàng đầu thế giới cho giáo dục đại học.

Trong Hội nghị lần thứ hai về giáo dục giữa các nước ASEM

(Asia-Europe) các hiệu trưởng đến từ hai châu lục đã có những thảo luận thẳng thắn

về một xã hội tri thức, trong đó trách nhiệm của CSGDDH đối với xã hội là van

dé quan trọng được nêu ra Giáo sư Sanchez Ruiz đến từ Đại học Bách Khoa

Valencia cho rang nhiệm vụ của trường là đóng góp đối với phát rién văn hóa,

xã hội và kinh tế của Valencia nói riêng và Tây Ban Nha nói chung Một số quan

điểm của các giáo sư khác như Dzulkifli Abdul Razak, Tan Sri Dato đến từ

CSGDĐH Sains Malaysia (USM) cho rằng sự ôn định của CSGDDH là quan

trọng Giáo sư Razak giải thích rằng cần đặt vai trò của CSGDĐH trong môi

trường, theo đó CSGDĐH trong tương lai không chỉ hoạt động cho hôm nay mà

cần phải có liên kết mạnh mẽ với khu vực công nghiệp.

37

Trang 39

Về nguồn tài chính cho hoạt động nghiên cứu khoa học trong các trường

đại học, nghiên cứu của Luc Weber (2005) trong tac phẩm “Nature and scope

of the public responsibility for higher education and research?” thudc The

public responsibility for higher education and research của Council of Europe

Publishing xuất ban năm 2005 xác định, giáo dục dai học nói chung và nghiên cứu khoa học trong các cơ sở giáo dục đại học công lập nói riêng, việc đảm bảo

tài chính về mặt lý thuyết có thê được đảm nhận bởi nhà nước (trường đại học

công lập truyền thống), hay bởi một tô chức phi lợi nhuận, thậm chí là cá sự đầu

tư của khu vực tư nhân Trong bối cảnh các trường đại học công lập ngày càng

được hưởng lợi từ các quỹ tư nhân để tài trợ cho nghiên cứu, các chương trình

học tập suốt đời hoặc thậm chí các chương trình giảng dạy truyền thống (học

phí) Hơn nữa, nhiều trường đại học khá độc lập với nhà nước về quản trị nhà

trường (quy trình quyết định), đặc biệt ở Hoa Kỳ, nhiều trường đại học, hầu hết

các trường đại học nghiên cứu, là những thực thể độc lập chủ yếu được tài trợ bằng tiền tư nhân (học phí, từ thiện / tài trợ, quỹ tài trợ) Các cơ sở giáo dục đại

học công lập này hoạt động hợp pháp và là các tô chức tư nhân Trong khi đó, ở

châu Âu, các cơ sở giáo dục đại học công lập phụ thuộc khá nhiều vào tài trợ

công ngoại trừ Vương quốc Anh.

Về ảnh hưởng của hệ thống tai trợ đến hoạt động nghiên cứu của cơ sở

giáo dục đại học công lập, Nicoline Frolich [79] chỉ ra rằng tác động đầu ra tích

cực có thể xay ra đối với hoạt động nghiên cứu của các trường đại học là các tô chức có thể hành động giống như những người chơi trên thị trường, tìm kiếm các dự án giáo dục và nghiên cứu có nhu cầu ngày càng tăng Điều này có thé là

dấu hiệu tích cực vì các tổ chức sẽ đáp ứng nhiều hơn với nhu cầu xã hội Ngoài

ra, mô hình tài trợ có thể dẫn đến các chiến lược dài hạn hơn thay vì bố trí ngắn

hạn Cuối cùng, phần thưởng tài chính dựa trên số lượng ấn phẩm và ứng cử viên

tiến sĩ cũng như tài trợ nghiên cứu bên ngoài sẽ có tác động trực tiếp đến các tổ

chức bằng cách thực thi một quy tắc chung trong khoa học dé tạo ra nghiên cứu

chất lượng Thêm vào đó, các tổ chức sẽ thúc day và tăng cường các chương

trình giáo dục mà họ tin là có nhu cầu.

Các nhà lãnh đạo của Tổ chức giáo dục đại học cũng đồng ý rằng hệ thống

tài chính có ảnh hưởng đến các chiến lược nghiên cứu và giáo dục của Tổ chức giáo dục đại học Họ tin rằng các chiến lược sẽ ngày càng được điều chỉnh để tuân theo "đòng tiền" trong hệ thống tài trợ và các đối tượng có tuyên dụng sinh

viên giỏi có thê được ưu tiên.

38

Trang 40

Nghiên cứu “Vai nét về nguôn thu tài chính cho nghiên cứu khoa học ở

các trường đại học của Mỹ” của tác giả Bùi Thiên Sơn [41] đã giới thiệu một số

nét về quá trình cấp phát tài chính cho công tác NCKH và công nghệ trong các

trường đại học ở Mỹ, bao gồm: Nguồn thu từ ngân sách liên bang, nguồn thu từ

hiến tặng tiền hay tài sản, nguồn thu từ bản quyên và phát minh sáng chế và

nguồn thu từ các khoản đầu tư mạo hiểm và công nghệ;

Nghiên cứu về Việt Nam, trong báo cáo đề dẫn của Hội thảo “Đổi mới

chính sách đối với một số vấn đề của khoa học và giáo đục Việt Nam” (2005),

tác giả Vũ Đức Nghiệu đã nêu ra một số van dé cần đổi mới của đại học Việt

Nam, trong đó “tô chức lại các CSGDDH theo hướng gắn liền đào tạo với nghiên

cứu khoa học với thực tiễn xã hội, xây dựng lại các đại học theo mô hình của đại

học nghiên cứu (ba: nhiệm vu căn bản, dao tạo, nghiên cứu và cung cấp các dịch

vụ xã hội) là việc cần gấp rút đề ra và thực hiện” Điều này có nghĩa là cần phải

đổi mới chính sách đối với một số vấn đề của khoa học và đào tạo trong giáo

dục đại học như: thay đổi nhận thức về nguồn kinh phí nghiên cứu khoa học

trong CSGDDH, thiết lập các định chế khoa học ở đại học, tăng cường năng lực

nghiên cứu và tập trung tổ chức nguồn nghiên cứu, xây dựng chính sách và kế

hoạch để tổ chức các đại học theo hướng đại học nghiên cứu Tuy nhiên, việc thảo luận của các nhà quản lý giáo dục mới chỉ dừng lại ở việc thảo luận mà

chưa có tổ chức nào đứng ra nghiên cứu dé đưa ra kiến giải cũng như việc thực

hiện như thế nào.

Trong Luận án “Hoàn thiện cơ chế tài chính đối với hoạt động khoa học

và công nghệ trong các trường Dai học ở Việt Nam”, tac giả Hồ Hải Yến đã đề cập đến đặc điểm tài trợ đối với họat động khoa học công nghệ trong các trường

đại học, nội dung về cơ chế tài chính và tầm quan trọng của cơ chế tài chính đối

với lĩnh vực này Nghiên cứu này đã khái quát các chủ trương chính sách có liên

quan đến họat động khoa học công nghệ trong các trường đại học, phân tích điểm

mạnh yếu và nguyên nhân, đồng thời đưa ra phương hướng thu hút và sử dụng

nguồn lực tài chính cho họat động khoa học công nghệ trong các trường đại học.

Luận án chỉ giới hạn nghiên cứu trong thu hút và sử dụng nguồn lực cho hoạt

động KH&CN ở các trường đại học ở Việt Nam.

Đề tài cấp Bộ “Nghiên cứu hiện trạng tổ chức và hoạt động của các tổ

chức KH&CN công lập thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo ND

115/2005/NĐ-CP và ND 96/2010/NĐ-CP” của tác giả Nguyễn Thị Minh Nga [39], đã xây dựng cơ sở lý thuyết về chuyên đổi tô chức KH&CN, kinh nghiệm

39

Ngày đăng: 06/09/2024, 11:23

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN