1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Quản lý khoa học và công nghệ: Thúc đẩy mối quan hệ giữa R&D và sản xuất nhằm nâng cao kết quả hoạt động của doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở Việt Nam

260 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thuc day moi quan he giua R&D va san xuat nhảm nang cao ket qua hoat dong cua doanh nghiep nong nghiep ung dung cong nghe cao o Viet Nam
Tác giả Nguyen Thi Ngoc Anh
Người hướng dẫn PGS.TS. Dao Thanh Truong, PGS.TS Tran Ngoc Ca
Trường học Dai Hoc Quoc Gia Ha Noi
Chuyên ngành Quan Ly Khoa Hoc Va Cong Nghe
Thể loại Luận án Tiến sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Ha Noi
Định dạng
Số trang 260
Dung lượng 67,09 MB

Cấu trúc

  • CHUONG 1. TONG QUAN TINH HÌNH NGHIÊN CUU VE MOI QUAN HỆ GIỮA R&D VA SAN XUẤT VOI KET QUÁ HOAT DONG CUA DOANH (32)
  • NGHIEP NONG NGHIEP UNG DUNG CONG NGHE CAO (32)
  • NONG NGHIEP UNG DUNG CONG NGHE CAO (69)
    • CHUONG 3. THỰC TRẠNG KET QUÁ HOẠT ĐỘNG VÀ MOI QUAN HE (114)
  • ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TẠI VIỆT NAM 3.1 Nhận diện kết quả hoạt động của các doanh nghiệp nông nghiệp ứng (114)
    • CHUONG 4. MÔ HINH VÀ GIẢI PHÁP THÚC DAY MOI QUAN HỆ GIỮA R&D VA SAN XUẤT NHẰM NANG CAO KET QUÁ HOẠT ĐỘNG CUA (166)

Nội dung

LỜI CAM ĐOANTôi xin cam đoan Luận án “Thúc đây mối quan hệ giữa R&D và sản xuất nhằm nâng cao kết quả hoạt động của doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở Việt Nam” là công tr

NGHIEP NONG NGHIEP UNG DUNG CONG NGHE CAO

1.1 Các công trình nghiên cứu nước ngoài

1.1.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu nước ngoài về mỗi quan hệ giữa R&D và sản xuất trong nông nghiệp công nghệ cao

Khi sử dụng cum từ “high-tech agriculture” (nông nghiệp công nghệ cao/ứng dụng công nghệ cao) dé tra cứu thì tác giả thấy đều là các bài viết của các tác giả Việt Nam gửi cho các tạp chí nước ngoài hoặc được dịch sang tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai trên các trang web của Việt Nam Như vậy, có thé thay khái niệm "nông nghiệp công nghệ cao" hay "nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao" ít được sử dụng trong các nghiên cứu nước ngoài Trong phạm vi tìm hiểu và nghiên cứu của tác giả thì các công trình nghiên cứu nước ngoài khi nói về "nông nghiệp và công nghệ cao" thì tập trung vào phân tích các công nghệ dùng trong nông nghiệp hay nông nghiệp thông minh (smart farming/smart agriculture), nông nghiệp 4.0 (Agriculture

4.0), nông nghiệp chính xác (Precision Agriculture) nhiều hơn Khi xem xét kỹ về khái niệm, nội hàm các khái niệm trên, tác giả nhận thấy các loại hình nông nghiệp này đều áp dụng công nghệ cao, chỉ có sự khác biệt là các công nghệ cao chủ lực của từng loại, do vậy, tác giả sẽ tập trung vào phân tích những công trình nghiên cứu nước ngoài có liên quan đến những cụm từ trên Đặc biệt là nông nghiệp 4.0, bởi nền tảng tạo nên nền nông nghiệp 4.0 là các công nghệ cao, các công nghệ được hình thành trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hiện nay nó là nền nông nghiệp mang tính chiến lược, chi phối trong các nghiên cứu cũng như trên thực tiễn.

Trong nghiên cứu về “Canh tác 4.0: Nông nghiệp chính xác có thê cứu thé giới ra sao” (Farming 4.0: How precision agriculture might save the world) [Roland Berger,

2019] đã đưa ra những thách thức đối với nông nghiệp trong bối cảnh hiện nay Dựa trên báo cáo của UN thì dân số thế giới năm 2017 là 7.6 tỷ người, dự báo đến năm 2030 là 8.6 tỷ người và đến năm 2050 là 9.8 tỷ người [UN, 2017] Trong khi mà dân số thế giới không ngừng tăng lên thì điện tích đất sản xuất sẽ ngày càng bị thu hẹp lại Theo Tổ chức

Nông lương Thế giới (FAO), đất bị xói mòn do phương pháp canh tác dùng chất hóa học, rừng bị phá hủy và trái đất nóng lên khiến cho tình trạng này ngày càng đáng báo động. Áp lực này ngày càng đè nặng lên nông nghiệp Nông nghiệp chính xác hứa hẹn những hiệu quả mà nó đem lại thông qua các cảm biến, sinh học, robot tự động, dt liệu SỐ,

Nông nghiệp chính xác ảnh hưởng đến toàn bộ chuỗi giá trị của nông nghiệp từ cung cấp đầu vào cho đến khách hàng cuối cùng. Ủy ban Châu Âu với nghiên cứu về “Công nghiệp 4.0 trong nông nghiệp: tập trung các lĩnh vực về IoT” (Industry 4.0 in agriculture: Focus on IoT aspects) đã chỉ ra mối liên quan mật thiết và trực tiếp giữa Công nghiệp 4.0 và Nông nghiệp 4.0 Trong đó, Công nghiệp 4.0 được coi là động lực chuyên hóa mạnh mẽ và có tác động sâu sắc đến các ngành khác Xu hướng của các ngành là xây dựng và phát triển dựa trên nền tảng công nghệ kỹ thuật số như: IoT, dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo và các thực hành kỹ thuật số như: hợp tác, đi động, đổi mới mở (open innovation) Điều này trong nông nghiệp sẽ góp phần thực hiện hiệu quả “kép” là tăng năng suất và chất lượng cũng đồng thời bảo vệ môi trường Theo ngành công nghiệp máy ở Châu Âu thì 70-80% trang thiết bị canh tác mới được bán đều có cấu tạo từ dạng thức của nông nghiệp chính xác Có 4.500 nhà sản xuất,

450 loại máy móc với doanh thu hàng năm khoảng 26 tỷ đô la Mỹ và tạo việc làm cho khoảng 135.000 người [EC, 2017].

Cùng quan điểm với Ủy ban Châu Âu, trong một hội thảo đầu tháng 3/2020 do Tổ chức Lương thực Thế giới tổ chức cho vùng Cận Đông, có bài viết về “Đổi mới kỹ thuật số cho phát triển nông nghiệp 4.0 ở vùng Cận Đông và Bắc Phi” (Digital innovation for promoting Agriculture 4.0 in the Near East and North Africa) cũng đã đưa ra mối quan hệ giữa Công nghiệp 4.0 và Nông nghiệp kỹ thuật số Ở trong nghiên cứu này, nông nghiệp kỹ thuật số (digital agriculture) được dùng tương đương với từ nông nghiệp 4.0 (agriculture 4.0) [FAO, 2020].

Tại Hội thảo quốc tế về “Nghiên cứu và tăng cường phát triển bền vững vùng nông thôn - Research and Extension for Sustainable Rural Development” được tổ chức tại Bangladesh tháng 2/2018, tác giả Sachin Tyagi với bài viết “Nông nghiệp công nghệ cao: giải pháp cho an ninh lương thực” (Hi-tech agriculture: a solution for food security) đã chỉ ra thực trạng hiện nay với áp lực nặng né từ sự bùng nô dân

29 số, mỗi năm tăng lên khoảng 80 triệu người, dự báo ước đạt 10 tỷ người vào năm 2060 Dé vượt qua thách thức này, sản lượng lương thực trên toàn thế giới cần phải tăng lên để đáp ứng nhu cầu lương thực ngày càng tăng của dân số Trong bối cảnh đó thì nông nghiệp công nghệ cao là phương án hiệu qua dé tăng sản lượng lương thực thông qua cách mạng hóa canh tác và tăng năng suất Công nghệ cao giúp tăng năng suất và chất lượng cây trồng, vật nuôi trong điều kiện hạn chế của các tài nguyên và sự biến động của thời tiết Thêm vào đó, khi nhiệt độ Trái đất tăng lên, việc áp dụng công nghệ cao sẽ hạn chế được việc sử dụng nước tưới tiêu trong nông nghiệp, con người có thé tạo ra những giống cây trồng, vật nuôi với những lợi thế theo nhu cầu của con người [Sachi Tyagi, 2018].

Cuốn sách “Tương lai của công nghệ trong nông nghiệp” (The future of technology 1n agriculture) [Netherlands Study Centre for Technology Trends, 2016] đã tập trung liệt kê và mô tả 20 công nghệ có tác động đến ngành nông nghiệp và thực phẩm của Hà Lan Trong nghiên cứu này, công nghệ được định nghĩa là “ứng dụng mang tính hệ thống (chính xác) của tri thức khoa học cho mục đích ứng dụng”.

Tuy nhiên, ông cũng nhấn mạnh đến việc trong thực tế, cách sử dụng định nghĩa nay cũng có sự khác biệt Ví dụ như trong trường hop robot là sản pham khoa học được kết hợp từ những công nghệ khác nhau hay công nghệ thông tin truyền thông tổng hợp của nhiều công nghệ nhưng được gọi theo mục đích của người sử dụng.

Theo đó, tác giả giới thiệu về các loại công nghệ được ứng dụng trong nông nghiệp như in 3D, in 4D, vật liệu thông minh, robot, công nghệ cam biến, Thông qua một vài trường hợp nghiên cứu, tác giả đã bước đầu phác họa tầm nhìn và kịch bản trong tương lai.

Kỷ yếu hội thảo về “Sự lựa chọn công nghệ cho hệ thông canh tác bền vững”

(Adoption of technologies for sustainable farming systems Wageningen workshop proceedings) [OECD, 2001] được tổ chức bởi Bộ Nông nghiệp, Quan lý Thiên nhiên và Thủy sản của Hà Lan đã chỉ ra rằng: Việc áp dụng công nghệ cho các hệ thống canh tác bền vững vừa là động lực, vừa là thách thức đối với người nông dân, dịch vụ khuyến nông, doanh nghiệp nông nghiệp và các nhà hoạch định chính sách.

Ngành nông nghiệp cần sử dụng nhiều loại công nghệ tiên tiến để đáp ứng nhu cầu

30 thay đôi và không đồng nhất từ người tiêu dùng đối với sản phâm nông nghiệp Nhu cầu đang thúc đây việc áp dụng công nghệ Người nông dân hướng đến công nghệ như một cách dé giảm chi phí Thêm vào đó, quá trình tự do hóa thương mại dang mở rộng các nguồn cung và mức độ cạnh tranh.

Ba tác giả Matthieu De Clercq, Anshu Vats và Alvaro Biel trong cuốn sách

“Nông nghiệp 4.0: Tương lai của công nghệ canh tác — Agriculture 4.0: Future of farming technology” [Matthieu De Clercq et al, 2018] đã đề cập đến các thách thức mà nền công nghiệp nông nghiệp dang phải đối mặt là Sự gia tăng của dân số sẽ thúc đây nhu cầu về thực phẩm; Việc sử dụng tài nguyên như hiện nay gây ra rất nhiều vấn đề nghiêm trọng; Biến đổi khí hậu đang làm giảm năng suất trong nông nghiệp; Rac thải từ nông nghiệp và thực phâm là mối de doa đối với môi trường.

Tất cả những nguyên nhân trên đã dẫn đến kết quả: nghèo đói Câu hỏi được các tác giả đặt ra là: Các công nghệ và giải pháp mới trong nông nghiệp 4.0 có thê đem lại hy vọng cho van dé khan hiếm thực phẩm? Từ đó, ba xu hướng chung được đưa ra:

NONG NGHIEP UNG DUNG CONG NGHE CAO

THỰC TRẠNG KET QUÁ HOẠT ĐỘNG VÀ MOI QUAN HE

GIỮA R&D VÀ SAN XUẤT CUA DOANH NGHIỆP NÔNG NGHIỆP

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TẠI VIỆT NAM 3.1 Nhận diện kết quả hoạt động của các doanh nghiệp nông nghiệp ứng

MÔ HINH VÀ GIẢI PHÁP THÚC DAY MOI QUAN HỆ GIỮA R&D VA SAN XUẤT NHẰM NANG CAO KET QUÁ HOẠT ĐỘNG CUA

4.1 Bối cảnh phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao hiện nay 4.1.1 Bối cảnh quốc tế và khu vực

- Đại dịch Covid -19 và hậu đại dịch Covid-19: Trong bối cảnh dịch Covid-19 từ cuối năm 2019 đến nay, hàng loạt quốc gia đang phải áp dụng biện pháp phong tỏa dé ngăn đại dịch Covid-19 lây lan, tạo ra nhiều thách thức lớn cho ngành nông nghiệp Điều nay gây ra sự gián đoạn nguồn cung lao động hay đứt gay các chuỗi giá trị vì giãn cách xã hội hay do lo ngại lây lan dịch bệnh Ví dục như tại nhiều khu vực ở Mỹ, tình trạng thiếu lao động hiện hữu từ trước khủng hoảng Covid-19 khi nông dân nước này phụ thuộc chủ yếu vào lao động thời vụ từ MexicoŸ (chiếm 10% tổng lao động trong ngành) Thêm vào đó, theo OECD-FAO (2020), đại dịch Covid-19 đã làm suy giảm nhu cầu tiêu thụ lương thực thực phẩm trong vài năm tới do việc gián đoạn chuỗi sản xuất cung ứng thực pham do ảnh hưởng từ đại dịch và thu nhập giảm đi Khi đại dịch Covid-19 kết thúc, nông nghiệp thế giới được dự báo sẽ tự động hóa nhiều hơn dé giảm phụ thuộc vào lao động nhập cư và lao động thời vụ Những công nghệ như may bay không người lái, máy kéo tự động, robot gieo hạt, robot thu hoạch sẽ giúp giảm đáng kể nhu cầu lao động.

- Những bat ồn về kinh tế, chính tri: những cuộc chiến tranh thương mại như Mỹ - Trung Quốc hay cuộc xung đột chính trị giữa Nga và Ukraina có tác động trực tiếp và mạnh mẽ đến hoạt động sản xuất nông nghiệp, làm thay đổi các địa chỉ, sản lượng, giá trị cung ứng lương thực trên toàn cầu Các cuộc xung đột này cũng có thê có những tác động dây chuyền khác đối với ngành nông nghiệp vì đây đều là những nước xuất khâu nguyên liệu, nhiên liệu đầu vào lớn (phân bón, năng lượng, máy móc, ) và là những nước thị trường nhập khẩu lớn.

- _ Có những xu hướng thay đổi trong thị trường nông sản thé giới Với một

8 https://nongnghiep.vn/nong-nghiep-the-gioi-thoi-hau-covid-19-d263151.html

162 thị trường nhiều tiềm năng và nhu cầu lớn như nông sản thì việc ngày càng nhiều nhà cung ứng ở các quốc gia là một điều hoàn toàn dễ hiểu Đặc biệt, xuất hiện những tập đoàn đầu tư sang lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao cũng như xây dựng được chuỗi cung ứng với số lượng lớn, chất lượng cao và mang tính chuyên nghiệp khiến thị trường nông nghiệp ngày càng trở lên sôi động Một số quốc gia nhập khâu nông sản hướng đến việc nâng cao nền nông nghiệp để đảm bảo lượng cung ứng trong nước cũng như dần dần xuất khẩu Sự thay đổi này xuất phát từ những hiệu quả mà KH&CN mang lại Thêm vào đó, những yêu cầu, tiêu chuẩn về sản phẩm nông sản ngày càng khắt khe, nhất là đối với các mặt hàng nhập khẩu khiến các quốc gia càng chú trọng hơn vào từng khâu trong hoạt động sản xuất nông nghiệp.

- Tác động từ môi trường: Những bat ôn về khí hậu như han hán và mưa lũ bat thường cũng đã và dang anh hưởng đến nền sản xuất nông nghiệp trên khắp thế giới.

Với việc biến đồi khí hậu toàn cầu góp phan gây ra các cuộc khủng hoảng với nguy cơ xảy ra thảm họa lương thực toàn cầu Nhiều nơi đã xảy ra nạ đói và bạo lực gây ra tình trạng mất an ninh lương thực cho hàng nghìn hoặc thậm chí hàng triệu người.

- Trong khu vực Châu Á và Đông Nam Á, tổng mức tiêu thụ lương thực thực phẩm dự kiến sẽ tăng và đa dạng hóa nhanh chóng Số lượng dân số trong các quốc gia khu vực châu Á liên tục tăng, thu nhập và kinh tế tăng, đo thị hóa diễn ra mạnh mẽ dẫn đến sự gia tăng nhu cầu đối với một số mặt hàng nông sản vào năm 2030 Theo tổ chức OECD-FAO dự báo đến năm 2050 thế giới sẽ có trên 9 tỷ người, để đủ lương thực cung cấp cho nhu cầu dân số nêu trên thì sản xuất nông nghiệp sẽ phải tăng 60% đến 70% vào năm 2050 [OECD-FAO, 2018] Điều này dẫn đến sự thay đổi cơ cấu trong hoạt động kinh tế nông nghiệp và hành vi sản xuất nông nghiệp, trong đó có sự thay đổi về liên kết giữa các thành tổ trong thị trường nông nghiệp.

4.1.2 Bối cảnh trong nước Tăng trưởng kinh tế Việt Nam đang có dấu hiệu chậm lại, nguyên nhân do thời gian qua chúng ta tăng trưởng dựa vào lao động và tài nguyên, hay nói cách khác, tăng trưởng định hướng dựa trên các yếu tô sẵn có đã tới ngưỡng.

Bang A Tăng trưởng cham lại từ giữa những nắm 90 Bảng B Tăng trưởng dự kiến, giai đoạn 2020 - 45

8 Vốn sản xuất @ Lực lượng LB

— Tang trưởng GDP —— Tang trưởng GDP xu hướng 8 Văn nhân lực mm TFP

Hình 4.1 Tiềm năng tăng trướng của Việt Nam

Nguồn: Australia, World Bank Group, 2020 Từ năm 2020, Việt Nam phải chuyển sang giai đoạn tăng trưởng định hướng theo hiệu quả để đạt mức tăng trưởng GDP bình quân 7%/năm thì mục tiêu đến

2035 đạt nước có thu nhập trung bình cao và 2045 đạt mức quốc gia có thu nhập cao như mục tiêu đã dé ra.

Lan GDP theo đầu người

VIET NAM VÀO NAM 200 - DA LAP KE HOACH pron ea ss thao yêu té VIỆT NAM 1085

Hình 4.2 Việt Nam kết thúc giai đoạn tăng trưởng dựa vào gia tăng nguồn lực sang giai đoạn dựa vào hiệu quả

Nguồn: World Bank, Bộ Công thương, 2016 Sự định hướng lại theo mô hình mới này đã có tác động không nhỏ đến các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt là nông nghiệp UDCNC Bởi theo như mô hình mới thì "đổi mới sáng tạo" được coi là

164 nên tang phát triển Với con số 70% dân số tham gia hoạt động nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và các ngành liên quan cùng với những khó khăn, thử thách mà nền nông nghiệp Việt Nam gặp phải, nếu thiếu đi những hoạt động khởi nghiệp và đôi mới thì nông nghiệp không thể tồn tại được Đối với Việt Nam, nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế đất nước và giữ vững ổn định chính trị Đặc biệt trong bối cảnh dịch Covid-19 với những tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế toàn cầu thì nông nghiệp đóng vai trò "trụ đỡ" của nền kinh tế Việt Nam khi không chi đảm bảo lương thực, thực phẩm mà con dem lại giá trị xuất khâu lớn.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt mức cao với giá trị trên 48,6 tỷ đô, trong đó có 6 mặt hàng có giá trị trên 3 tỷ đô là gỗ và sản phẩm từ gỗ, tôm, rau quả, hạt điều, gạo, cao su [Tông cục Thống kê, 2021].

Khung khổ pháp lý liên quan đến nâng cao kết quả hoạt động của các doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại Việt Nam hiện nay:

Hội nghị lần thứ VII Ban Chấp hành Trung ương Khóa X đã ra Nghị quyết số 26-NQ/TW về “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn” (5/8/2008) đã khăng định

"Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở và lực lượng quan trong dé phát triển kinh tế — xã hội bên vững, giữ vững on định chính trị, đảm bảo an ninh, quốc phòng;giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái của đất nước ” Nghị quyết của Đại hội Dang lần thứ XIII vừa qua đã khang định “Nóng nghiệp có bước chuyển mạnh sang sản xuất hàng hóa, ứng dụng công nghệ cao, nâng cao chất lượng và hiệu quả, tiếp tục là trụ đỡ của nên kinh tế; kinh tế nông thôn tiếp tục phát triển” Trong đó cần “Chú trọng phát triển nông nghiệp sản xuất hàng hóa lớn, ứng dụng công nghệ cao; phát huy tiềm năng, lợi thế của từng vùng, từng địa phương””, “Khuyến khích phát triển nông nghiệp xanh, sạch, nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp hữu cơ, NNCNC, thông minh, thích ứng với biến đôi khí hậu” cũng như “Phát triển nông nghiệp hàng hóa tập trung quy mô lớn theo hướng hiện đại, ứng dụng công nghệ cao, nâng cao giá tri gia tăng va phát triển bền vững”.

? Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lan thứ XIII, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021

Năm 2008, Luật Công nghệ cao được ban hành đã quy định rõ về một số lĩnh vực công nghệ cao cần ưu tiên phát triển, bao gồm công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ tự động hóa và biện pháp thúc đây nghiên cứu, phát triển công nghệ cao Sau khi Luật Công nghệ cao được ban hành, ngày 29/01/2010 Chính phủ ra Quyết định số 176/QĐ-TTg phê duyệt “Đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020”, trong đó nêu rõ quan điểm và mục tiêu phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong từng giai đoạn với các nhiệm vụ chủ yếu Tháng 3/2021, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 10/2021/QĐ-TTg quy định Tiêu chí xác định doanh nghiệp công nghệ cao, trong đó quy định chỉ tiết các yêu cầu về xác định doanh nghiệp công nghệ cao tại Việt Nam Kế thừa những thành quả đạt được của Chương trình giai đoạn 2011-2020, năm 2021, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 130/QĐ-TTg ngày 27/1/2021 về Ban hành Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2030 với mục tiêu tổng quát "Nghiên cứu, làm chủ, phát triển công nghệ cao, ứng dụng hiệu quả công nghệ cao phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, dam bảo quốc phòng an ninh, bao vệ môi trường, sản xuất sản phẩm, cung cấp dịch vụ; hình thành, phát triển một số ngành công nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực này" và mục tiêu cụ thể đối với ngành nông nghiệp là "xây dựng và phát trién khoảng 200 doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao có sự hợp tác, liên kết sản xuất theo chuỗi từ sản xuất đến chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên phạm vi cả nước" Kèm theo đó cần "tập trung hỗ trợ doanh nghiệp, các tô chức KH&CN triển khai các dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên cơ sở kết quả nghiên cứu của các nhiệm vụ khoa học và công nghệ các cấp đã được nghiệm thu, các hợp đồng chuyền giao công nghệ hoặc các thỏa thuận hợp tác về KH&CN" Có một số nhóm chính sách thúc đây kết quả hoạt động của doanh nghiệp nông nghiệp UDNCN như: Chính sách uu đãi về thuế (Luật số 32/2013/QH13 ngày 19/6/2013 của Quốc hội; Nghị định 92/2013/NĐ-CP ngày 13/8/2013 của Chính phủ; Thông tư 141/2013/TT-BTC ngày 16/10/2013 của Bộ Tài chính); Các chính sách uu đãi về tín dụng (Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg; Nghị định 55/2015/NĐ-CP; Nghị định 116/2018/NĐ-CP; Thông tư 39/2016/TT-NHNN; Quyết định số 813/QD-NHNN);

Các chính sách ưu đãi về dat dai (Nghị định 210/2013/NĐ-CP; Nghị định số 61/2010/NĐ-CP); Các chính sách khuyến khích về phát triển nguồn nhân lực (Quyết định số 3246/QD-BNN-KHCN; Nghị định số 210/2013/NĐ-CP; Quyết định số 644/QĐ-TTg) Đặc biệt, có nhóm chính sách wu đãi về phát triển R&D trong nông nghiệp Cụ thé: Quyét dinh sé 644/QD-TTg phé duyét Đề án “Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa dé phát triển các cụm liên kết ngành trong chuỗi giá trị khu vực nông nghiệp nông thôn” đã đưa ra giải pháp: Liên kết và phát triển doanh nghiệp trong các khu, cụm, vườn ươm trong chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp từ sản xuất đến phân phối và tiêu dùng; Xúc tiến phát triển sản phẩm, hỗ trợ xây dựng thương hiệu cho các doanh nghiệp, trong đó có hoạt động lựa chọn một số doanh nghiệp và hiệp hội doanh nghiệp trong chuỗi giá trị ở các địa phương dé tư vấn, hỗ trợ xây dựng thương hiệu; Hỗ trợ tiếp cận thị trường cho các doanh nghiệp trong chuỗi giá trị (hỗ trợ các địa phương xây dựng các bản tin hàng ngày trên sóng phát thanh của đài phát thanh địa phương); hỗ trợ doanh nghiệp tham gia hội chợ thương mại trong nước; Nâng cao khả năng hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa của các tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp và hiệp hội ngành hàng trong chuỗi giá trị (nâng cao năng lực quản lý tổ chức cho các hiệp hội, tăng cường khả năng cung cấp dịch vụ trong chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng cho các tổ chức cung cấp dịch vụ ) Ngoài ra, nhà đầu tư theo

Nghị định 210/2013/NĐ-CP, ngày 19/12/2013 còn được Nhà nước hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực, phát triển thị trường và áp dụng khoa học công nghệ Mức hỗ trợ được quy định cho từng nhóm dự án ưu đãi, khuyến khích và trong nhiều trường hợp quy định rõ con số tuyệt đối các khoản tiền hỗ trợ Đặc biệt, "hỗ trợ 70% kinh phí thực hiện đề tài nghiên cứu tạo ra công nghệ mới do doanh nghiệp chủ trì thực hiện nhằm thực hiện dự án, hoặc doanh nghiệp mua bản quyền công nghệ thực hiện dự án; được hỗ trợ 30% tổng kinh phí đầu tư mới để thực hiện dự án sản xuất thử nghiệm" (Khoản 1, Điều 9).

Ngày đăng: 06/09/2024, 11:23

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN