1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Quản lý khoa học và công nghệ: Nhận diện những rào cản trong chuyển giao công nghệ có liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp

92 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nhận diện những rào cản trong chuyển giao công nghệ có liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp
Tác giả Nguyễn Thị Kim Oanh
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Đình Bính
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Quản lý Khoa học và Công nghệ
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 92
Dung lượng 22,1 MB

Nội dung

Luận văn đã đưa ra những giải pháp hoànthiện hệ thống pháp luật cũng như phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội hiệnnay, góp phần nhỏ vào việc nghiên cứu hoàn thiện chế định về hợp đồngc

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYEN THỊ KIM OANH

NHAN DIEN NHUNG RAO CAN TRONG CHUYEN GIAO CÔNG NGHỆ CÓ

LIEN QUAN DEN QUYEN SO HUU CONG NGHIEP

LUẬN VAN THẠC SĨCHUYEN NGÀNH: QUAN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

MÃ SO: 8340412.01

Hà Nội — năm 2023

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan: Luận văn này là công trình nghiên cứu thực sự của

cá nhân tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS Nguyễn

Đình Bình.

Các số liệu sử dụng trong luận văn có trích dẫn nguồn rõ ràng, khôngsao chép của người khác Các kết luận nghiên cứu trong luận văn được đúckết từ cơ sở lý luận đến thực tiễn của vấn đề mà luận văn cần giải quyết

Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình./

Học viên

Nguyễn Thị Kim Oanh

Trang 3

MỤC LỤC

PHAN MỞ ĐẦUU s°°s°++dE2E+AESEA41 9341922319918 4

1 Lý đo chọn đề tài ¿-©s- 25k 2 2E1EE1211511211211711211 1111121111111 T11 11111 re 4

P0 ðii30 (i00: i00: 0 6

3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiÊn CỨU - G22 111911191 911 91119119 1 1v ng rệt 10 3.1 Mure ti€u nghién COU 0 © 10

3.2 Nhiém vu nghién COU Ỏ 10 4 Pham vi nghién COU nn 10

`) na n.''.'.ồồ.ồ'"-.' 11

6 Cau hOi nghiSn CUUL 11

7 Giả thuyết nghiên COU ceecceccecseessessesssessesssessessssssessecssessessscssessecssessessesssessesssessecseesseess 11 8 Phương pháp nghiên CU ee eee ee eeeeeneseeateseeneentesneesesseeneeaneeneeneny 11 9 Kết cấu của luận Văn: cc ecceecccesssesssesssssseessesssesssecssecssesssesssecssecssesssessseessesssesssesssessessseee 12 CHUONG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIEN VE NHẠN DIỆN NHUNG RAO CAN TRONG CHUYEN GIAO CÔNG NGHỆ CÓ LIÊN QUAN DEN QUYEN SHUN ccssssssssssseccscecscececsssssssscacacecscececessesssasacacers 13 1.1 Khái quát một số khái niệm -s- 22s se sssessessessesesse 13 1.1.1 Khái niệm công nghỆ ¿55c 13 1.1.2 Khái niệm chuyển giao công NN eee eee eee esses estes 14 1.1.3 Các hình thức chuyền giao công ngh@: c cececcescssesessessessessessessessesseseseseseees 14 1.1.4 Tình hình chuyên giao công nghệ trong nước và kết quả hoạt động KH&CN của một số Doanh 0730102000000 02/44 QNNNNNNNNNNNNANAg Y 15

1.2 Hợp đồng chuyên lao công nghệ: c-ccnithhthhHhHHeghhhee 20 1.2.1 Các khái niệm vê Hợp đồng chuyền giao công nghỆ: - - <+<<++ 20 1.2.2 Đối tượng của hợp đồng chuyền giao công nghỆ: -.ccccece 21 1.2.3 Đối tượng công nghệ hạn 0110000312017 21

1.2.4 Nội dung cua hợp đồng chuyền giao công nghệ 2- 2 s¿csz2c5zze: 22 1.3 Khái quát về quyền SHON? -¿-¿- + ©E+Sk+EkSEEEEEEEEEEEE 1221112112112 1 1e xe 24 1.3.1 Khái niệm quyền SHCN: à chhhhhhhhhhhhhhdhdrdrdhererrree 24 1.3.2 Khái niệm bảo hộ quyền SHON? 2- 2© E+EE+EE+EE£EEEEEEEEEEEEErEkrrerrered 24 1.3.3 Vai trò của quyền sở hữu công nghiệp và chuyền giao quyền sở hữu công 0101501177 26

1.4 Khung pháp luật về chuyên giao quyền sở hữu công nghiỆp: 28

1 4.1 Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp được chuyền giao: - 28

1.4.2 Các hình thức chuyên giao quyền sở hữu công nghiệp: . - 29

TIỂU KET CHƯNG °- 2s s£s£ s2 ssssESs£ssesseEseEseesessesse 36 CHƯƠNG 2: NHUNG RÀO CAN TRONG CHUYEN GIAO CÔNG NGHỆ CÓ LIEN QUAN D EN QUYEN SHUN scsssssssssssssesssssseessesseesseeee 37 2.1 Quy định pháp luật về chuyền giao quyền sở hữu công nghiệp 37

2.1.1 Quy định pháp luật vê chuyên nhượng quyền SHON: -¿czcse¿ 37 2.1.2 Quy định pháp luật về chuyền quyền sử dụng: -¿- +©cs+2cs+ecscz 39

Trang 4

2.2.1 Một số hạn ché, bất cập trong quy định pháp luật về chuyên giao quyền SHCN.

"3 48

2.2.2 Nguyên nhân khách quan: -‹ +-©+c+ecertertettettettertririiriirrrrrre 58

2.3 Tinh hinh chuyén giao quyên sở hữu công nghiệp tai Việt Nam 61

2.3.1 Tình hình chung về hoạt động chuyền giao quyền sở hữu công nghiệp: 61 2.3.2 Một số vụ việc liên quan đến chuyên nhượng nhãn hiệu trùng với tên thương

mại và chuyền nhượng nhãn hiệu mà các nhãn hiệu tương tự nhau điển hinh 65 2.3.3 Ý kiến của các chuyên gia và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan 70

TIỂU KET CHUONG 2 —¬ 77

CHUONG 3: DE XUẤT MOT SO GIẢI PHÁP KHAC PHUC NHỮNG

RAO CAN TRONG CHUYEN GIAO CONG NGHE CO LIEN QUAN DEN

0848:0007 78

3.1 Nhu cầu hoàn thiện các quy định của pháp luật chuyền giao quyền SHCN 78

3.1.1 Chiến lược phát triển KH&CN của Nha nước Việt Nam: 2-2-5 78 3.1.2 Nhu cầu từ phía nhà THƯỚC: - + + s19 vn TT ngàng ngàn nh ràp 78 3.1.3 Nhu câu từ phía xã hội: - ccccceeeerereerie — 78 3.2 Một sô giải pháp khắc phục những rào cản của pháp luật chuyên giao quyên sở hữu công nnghiỆP: sóc." HH HH HH H00 000 0000 00101000110100, 79 3.3 Một số kiến nghị nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về chuyền giao quyền sở hữu l00i50514015 2020011077 81

TIỂU KET CHU ONG 3 o- 5-5-5 << 5< S9 S9 S9 S93959595995959898986565959365 85

n9 Ô 86DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 5< 5c csccscsscsersersese 88

Trang 5

: Luật SHTT 2005 (Sửa đổi, bỗ sung 2009, 2019, 2022)

: Sở hữu công nghiệp : Sở hữu trí tuệ

: Tài sản trí tuệ

: Tổ chức SHTT Thế giới

Trang 6

PHAN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tàiTrong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, toàn cầu hóa

và hội nhập quốc tế sâu rộng, nguồn nhân lực chất lượng cao, KH&CN vàĐMST trở thành yếu tố đầu vào quan trọng nhất của lực lượng sản xuất hiệnđại, là chìa khóa quyết định tốc độ, chất lượng phát triển của các quốc gia vànền kinh tế Nghị quyết Trung ương 6, khóa XI (Nghi quyết số 20-NỌỢ/TW), Kết luận số 50-KL/TW của Ban Bi thư năm 2019 và nhiều văn kiện, nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương khóa XII đã tái khăng định KH&CN là quốc sách hàng đầu, là nền tảng động lực phát triển kinh tế - xãhội và bảo vệ Tổ quốc

Đại hội XIII của Đảng chứa đựng nhiều điểm mới rất phong phú, toàndiện và sâu sắc, trong đó, các quan điểm phát triển KH&CN tiếp tục đượcnhấn mạnh, cụ thể: “tiếp tục quán triệt, thực hiện nhất quán chủ truongKH&CN là quốc sách hàng đâu, là động lực then chốt dé phát triển lực lượng sản xuất hiện đại, đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nên kinh tế Có chiến lược phát triển KH&CN phù hợp với xu thé chung của thé giới và điều kiện đất nước, đáp ứng yêu cau xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới, thích ứng vớicuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư “[1, tr 37]

Việt Nam là một quốc gia có điểm xuất phát thấp về KH&CN và đangtrong quá trình chuyền đổi nền kinh tế, việc nhập công nghệ từ các nước pháttriển đề tận dụng ưu thế của nước đi sau, tiếp cận ngay được những công nghệtiên tiến dé phục vụ cho công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước làtất yêu Vì vậy, có thé nói rang “một trong những mục tiêu quan trọng của thu hút đầu tư nước ngoài là chuyên giao công nghệ (CGCN)” việc nhận CGCN

là cách đi tắt đón đầu dé Việt Nam có thé bắt kịp với sự phát triển của thế

gi.

Trang 7

Trước đây một số người từng quan niệm CGCN một cách khá đơn giảnnhư là việc áp dụng tiễn bộ kỹ thuật, ứng dụng các kết quả nghiên cứu vàosản xuất và đời sống, đó là cách hiểu chưa đầy đủ coi CGCN đơn thuần chỉ làviệc áp dụng một cách máy móc những công nghệ đã có sẵn mà không cần cókiến thức và năng lực coi nhẹ các quan hệ về SHTT, quyền phát minh sángchế Luật chuyên giao công nghệ 2006 tuy đã có nhiều cỗ gắng nhưng chưathoát khỏi hết những tư tưởng này.

Ké từ khi Việt Nam chuyền sang nền kinh tế thị trường định hướng xãhội chủ nghĩa, việc đôi mới công nghệ và thiết bị nâng cao hàm lượng côngnghệ trong sản phâm đối với các ngành sản xuất dang là một nhu cầu cấpthiết Nền kinh tế thị trường đang đòi hỏi phải xác định rõ trách nhiệm của cácbên tham gia CGCN Mối quan hệ giữa các cơ quan quan lý nhà nước các cấpvới các doanh nghiệp, cơ sở nghiên cứu và triển khai, thậm chí nhiều hợpđồng CGCN còn liên quan đến ngoại giao giữa các nước và rộng hơn là tầmkhu vực của các quốc gia theo những thủ tục và quy định về pháp lý chuẩn vànghiêm ngặt Do đó hệ thống các quy định của pháp luật Việt Nam liên quanđến CGCN đã từng bước được bố sung và hoàn thiện, phạm vi được mở rộngkhông chỉ đối với những hoạt động CGCN từ nước ngoài vào Việt Nam màcòn đối với các hoạt động CGCN trong nước và ké cả CGCN từ trong nước ra

ngoài biên giới Việt Nam.

Pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đã được quy định tạiLuật SHTT: Quy định chi tiết tai chương IX Luật SHTT

Pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp trong CGCN quy địnhtrong Luật Chuyển giao Công nghệ: các Chương I và Chương III LuậtChuyền giao Công nghệ.

Việt Nam là nước đi lên từ nền công nghiệp còn lạc hậu bị tàn phá nặng

nề sau chiến tranh, công nghệ Việt Nam bắt đầu bằng con số không nên déphát triển đất nước Việt Nam chu yếu dựa vào nhận chuyền giao công nghệ từ

5

Trang 8

các nước phát triển, đi tắt đón đầu để ứng dụng công nghệ hiện đại vào sản xuất kinh doanh đối với đất nước là yếu tố sống còn Ngoài việc chúng tanhanh chóng tiếp cận được nền công nghệ hiện đại nhất từ thế giới do nhậnCGCN mang lại nhưng mặt trái của nó là chúng ta cũng phải gánh chịu rấtnhiều những thua thiệt trong việc ký kết hợp đồng do hợp đồng này khá mới

mẻ và thủ tục pháp lý phức tạp nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã chịu rấtnhiều thua thiệt khi tham gia vào sân chơi này, ngoài kinh nghiệm đàm phán

non kém thì những quy định của pháp luật Việt Nam chính là những rào cản

rất lớn dẫn đến những rủi ro không đáng có này

Do đó tôi đã chọn dé tài “Nhận diện những rào cản trong chuyén giao công nghệ có liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp” Day là một

đề tài rất rộng trong khuôn khổ bài viết này tôi xin tập trung vào Hợp đồngchuyên giao quyền SHCN (một trong những hình thức CGCN phổ biến hiệnnay) cụ thé là hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu và chuyền quyền sửdụng liên quan đến đối tượng SHCN là sáng chế và nhãn hiệu.

2 Các nghiên cứu liên quan:

Tôi chọn đề tài này vì thời gian qua dù đã có một số công trình nghiên cứu pháp luật về chuyền giao quyền SHCN, song trong thời đại cách mạngcông nghiệp lần thứ tư và yêu cầu Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế ngàycàng sâu rộng khi mà việc nhận CGCN là một xu thế tất yếu chúng ta cần cócái nhìn đa chiều và tổng quát hơn về chuyền giao quyền SHCN Nghiên cứu

về lĩnh vực này trên thực tế đã có một số các tác giả, các công trình nghiêncứu; có thé kê đến ở đây một số công trình như:

* Trong nước:

- Luận án Tiến sỹ luật học của tác giả Trần Văn Nam “Dịch vụ chuyên

giao công nghệ theo pháp luật Việt Nam hiện nay”, viện Hàn lâm Khoa học

xã hội Việt Nam, Học viện Khoa học Xã hội Luận án của Tác giả Trần VănNam đã tập trung đề xuất các nhóm giải pháp hoàn thiện pháp luật và thúc

6

Trang 9

đây dịch vụ chuyền giao công nghệ phát triển, các đề xuất cụ thé về ban hành các văn bản dưới luật; các giải pháp nhăm hỗ trợ thúc đây dịch vụ chuyêngiao công nghệ Luận án đã đưa ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả tronglĩnh vực chuyển giao công nghệ từ Việt Nam ra nước ngoai cũng như từ nước

ngoài vào Việt Nam;

- Luận văn Thạc sỹ Luật học của tác giả Lê Thị Liên “Pháp luật về hợpđồng chuyển quyền sử dụng quyền sở hữu công nghiệp” - Trường Đại họcLuật, Đại học Huế Luận văn là toàn bộ quá trình nghiên cứu, phân tích van

dé chuyên quyền sử dung đối tượng SHCN, khung pháp luật quy định về hợp đồng sử dụng đối tượng SHCN Luận văn đã đưa ra những giải pháp hoànthiện hệ thống pháp luật cũng như phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội hiệnnay, góp phần nhỏ vào việc nghiên cứu hoàn thiện chế định về hợp đồngchuyên quyền sử dụng đối tượng SHCN;

- Luận văn Thạc sỹ Luật học của tác giả Nguyễn Quốc Đạt “Pháp luậtViệt Nam về chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp”, luận văn đã phân tích được các quy định của pháp luật về chuyên giao quyền SHCN và một số giải pháp nâng cao vai trò của pháp luật cũng như nhìn nhận rõ thực trạng về hoạt động chuyền giao quyền SHCN tại Việt Nam;

- Sách Công nghệ và chuyển giao công nghệ của Tiến sỹ Khoa họcPhan Xuân Dũng và tập thể tác giả TS.Trần Văn Tùng và Ths Phạm HữuDuệ các tác giả đã hệ thống hóa và phân tích các khái niệm và phân loại mới

về công nghệ và chuyền giao công nghệ Cuốn sách được tông hợp tương đốiđầy đủ các chính sách, môi trường pháp lý, môi trường xã hội cho chuyểngiao công nghệ Các tác giả chỉ ra và phân tích các nguồn lực hiện nay chophát trién KH&CN và chuyên giao công nghệ Các vi dụ điển hình về doanhnghiệp KH&CN trong và ngoài nước Cuốn Sách đã tổng hợp những kinh

nghiệm thành công của các doanh nghiệp này trong việc áp dụng công nghệ

và chuyển giao công nghệ là minh chứng điển hình cho các doanh nghiệp

7

Trang 10

khác và doanh nghiệp khởi nghiệp tham khảo.

- “Wipo Intellectual Property Handbook: Policy Law and Use” - Cẩmnang SHTT: chính sách, pháp luật và áp dụng bản dịch từ cuốn sách của CụcSHTT - Bộ KH&CN ấn hành năm 2005 Trang 35 đến trang 40 chỉ ra cáchkhai thác các sáng chế đã được cấp Bằng độc quyền sáng chế bằng cách li-xăng các sáng chế của mình cho các chủ thê khác để hưởng phí chuyên giaoli-xăng nhằm tối đa hóa lợi ích từ sáng chế mang lại

- “Intellectual Property Rights and Technology Transfer to Developing

Countries” - Quyền SHTT va Chuyén giao công nghệ đối với các nước dangphát triển trong phần nói về kinh nghiệm cua Thái Lan trang 20-21 chỉ ra

“vấn đề ở Thái Lan, các hạn chế ràng buộc thực sự đối với việc chuyên giao công nghệ cho các công ty trong nước nằm ở yếu tô cau trúc cũng như các sai lầm về thể chế và chính sách lâu nay Thay vào đó, sự hạn chế của chuyểngiao công nghệ trong cả hai giai đoạn được xem xét là do các yếu tố này

Thành công riêng của các giải pháp hữu ích với tư cách là phương tiện của

chuyên giao công nghệ cũng chứng tỏ hệ thống quản lý quyền SHTT đượcđiều chỉnh phù hợp với các nguồn lực cấu trúc cụ thể của quốc gia để trởthành một công cụ hiệu quả dé bat kịp” [23, page 20-21]

- “Expert’s Perception on Technology Transfer and Commercialization

and Intellectual Property Rights in India” — Nhận định của các chuyên gia vềchuyén giao công nghệ và thương mại hóa quyền SHTT tại Ấn độ Rào cảntrong chuyên giao công nghệ và thương mại hóa: một công nghệ có khả năng

8

Trang 11

cao được chuyền giao và thương mại hóa nếu công nghệ đó có chất lượng vàkhả năng sinh lợi trên thị trường Theo đó, hầu hết các chuyên gia đều đưa ranhững lập luận tương tự về tỷ lệ chuyên giao công nghệ và thương mại hóathấp trong các tổ chức nghiên cứu của Ấn Độ [19, page 14-15].

- Technology Transfer & Intellectual Property Rights — The Korean

Experience Chuyển giao công nghệ và quyền SHTT - Kinh nghiệm của HànQuốc Chuyén giao công nghệ nước ngoài đóng một vai trò quan trọng trongviệc xây dựng cơ sở tri thức hiện có của các công ty Hàn Quốc Các công nghệ đơn giản, hết hạn bảo hộ có thé dé dang nhận được miễn phí thông qua các cơ chế không chính thức, bởi vì chúng có sẵn dưới nhiều hình thức khác nhau Ngay cả khi các công nghệ đã được cấp patent, chủ sở hữu patent nướcngoài đã khoan dung trong việc kiểm soát sự bắt chước vì sáng chế đó khôngcòn hữu ích trong việc duy trì khả năng cạnh tranh quốc tế của họ Cũng trongtài liệu về chuyển giao công nghệ và quyền SHTT - Kinh nghiệm của HànQuốc (Technology Transfer & Intellectual Property Rights — The KoreanExperience — Trang 21), đã có ý kiến cho rang “trong thời dai thay đổi côngnghệ nhanh chóng và sự siêu cạnh tranh toàn cầu, vòng đời sản phẩm trungbình ở các nước tiên tiến ngảy cảng ngắn hơn Ví dụ, trong lĩnh vực điện tử, vòng đời của nhiều sản phẩm không dài hơn hai hoặc ba năm, nếu không nói

là ngắn hơn Ở một số lĩnh vực khác, vòng đời tồn tại lâu hơn cùng với thờihạn bảo hộ của patent là hai mươi năm Nói cách khác, trong hầu hết, nếukhông muốn nói là tất cả các lĩnh vực ở các nước tiên tiễn, vòng đời sản phẩmngày càng ngăn hơn nhiều so với thời hạn bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp

theo patent [21, page 17-21].

Luận văn “Nhận diện những rao cản trong chuyển giao công nghệ

có liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp” đặc biệt là việc Việt Namtham gia Hiệp định đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương(Hiệp định CPTPP) và van đề chuyền giao quyền SHCN trong Luật SHTT đã

9

Trang 12

sửa đổi bổ sung năm 2019, 2022 cho phù hợp với Hiệp định này với mongmuốn phân tích va làm rõ những bat cập trong các quy định của pháp luậtđồng thời tìm ra các giải pháp dé hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực hiệnpháp luật Hi vọng luận văn sẽ góp phan giúp các nhà lập pháp, các nhà quan

lý thấy rõ hơn các bất cập giữa quy định của luật và việc áp dụng pháp luậttrong thực tế Qua đó một lần nữa khăng định yêu cầu thay đổi pháp luật đểphù hợp với thực tế của xã hội là hết sức cần thiết, ngoài ra luận văn còn đưa

ra những giải pháp khẩn cấp, tạm thời tránh những rủi roc ho doanh nghiệp

trong quá trình hội nhập của Việt Nam.

3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục tiêu nghiên cứu

Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quảviệc thực hiện pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp trong CGCN tại

Việt Nam.

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn các quy định của pháp luật qua

đó chỉ ra những bat cập đó chính là những rào cản hay nguyên nhân chính dẫn đến sự thất bại của các doanh nghiệp Việt Nam khi đàm phán, ký kết hợp đồng CGCN đặc biệt là các hợp đồng có liên quan đến quyền sở hữu công

nghiệp.

- Đề xuất một số giải pháp để hoàn thiện pháp luật về chuyển giaoquyên sở hữu công nghiệp

4 Pham vi nghiên cứu

- Phạm vi về không gian: trên toàn lãnh thổ Việt Nam

- Phạm vi về thời gian: Đề tài luận văn giới hạn nghiên cứu pháp luật

về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp trong CGCN trong pham vi từ năm 2012 đến nay.

- Phạm vi về nội dung:

10

Trang 13

+ Các quy định của pháp luật về công nghệ và quyền sở hữu công

nghiệp.

+ Thực trạng các quy định của pháp luật về bảo hộ các quyền sở hữu

công nghiệp trong CGCN tại Việt Nam.

+ Luận văn tập trung phân tích vào các hợp đồng CGCN có liên quanđến các quyền sở hữu sáng chế và nhãn hiệu

5 Mẫu khảo sát:

Các hợp đồng CGCN có liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp đã

được nộp don đăng ký tại Cục SHTT.

6 Câu hỏi nghiên cứu:

Làm thé nao dé các quy định của pháp luật không còn là rào cản chocác bên khi tham gia hợp đồng CGCN có liên quan đến quyền SHCN nhămtạo môi trường pháp lý ôn định cho các doanh nghiệp kinh doanh

7 Giả thuyết nghiên cứu

Tại sao các quy định của pháp luật Việt Nam lại là rào cản trong việc

chuyền giao quyền SHCN, các cơ quan chức năng và nhà quản lý phải làm gì

dé gỡ bỏ các quy định này tránh gây thiệt hai cho doanh nghiệp khi tham gia

vào thị trường CGCN?

8 Phương pháp nghiên cứu

Đề đạt được mục tiêu nghiên cứu, tác giả luận văn sử dụng các phương

pháp nghiên cứu sau:

- Khảo sát thực tế và phỏng vấn chuyên sâu

- Thu thập thông tin thông qua thực tế thâm định, trực tiếp tư vấn cho

11

Trang 14

doanh nghiệp qua các vụ việc cụ thể.

- Luận văn còn sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác: phương

pháp bình luận, diễn giải, so sánh

9 Kết cấu của luận văn:

Ngoài phần mở dau, kết luận và khuyến nghị, phụ lục và tài liệu thamkhảo, luận văn có kết cấu 3 chương cụ thể như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về nhận diện những rào cản trongCGCN có liên quan đến quyền SHCN.

Chương 2: Thực trạng những rào cản trong CGCN có liên quan đếnquyền SHCN.

Chương 3: Đề xuất một số giải pháp khắc phục những rào cản trongCGCN có liên quan đến quyền SHCN tại Việt Nam

12

Trang 15

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THUC TIEN VE NHAN

DIỆN NHỮNG RÀO CAN TRONG CHUYEN GIAO CÔNG NGHỆ CÓ

LIÊN QUAN DEN QUYEN SHCN.

1.1 Một số khái niệm

1.1.1 Khái niệm công nghệ

Khi nói đến công nghệ chúng ta lại thường gặp các thuật ngữ như: côngnghệ lạc hậu, công nghệ thấp (có người hài hước còn nói là công nghệ lùn),

công nghệ truyền thống, công nghệ thích hợp, công nghệ tối ưu, công nghệ

nền, công nghệ nguồn, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, công nghệ cao,công nghệ hiện đại, công nghệ trong trang thiết bị gần đây còn xuất hiệncác thuật ngữ “tầng công nghệ, vành đai công nghệ”.

Công nghệ có nguồn gốc từ thuật ngữ “Technologia” trong tiếng Hy lap

“techne” có nghĩa là “thủ công” và logia có nghĩa là “châm ngôn” như vậy

thuật ngữ này hiểu một cách đơn giản là để ám chỉ đến các công cụ và mưu

mẹo của con người

Qua các khái niệm về công nghệ như trên ta thấy mỗi công nghệ đều bao gồm bốn thành phần chính [2, tr 14-15]:

(i) Kỹ Thuật (Technoware -T): bao gồm may móc, thiết bị Thành phan

kỹ thuật là cốt lõi của bất kỳ công nghệ nào Nhờ máy móc thiết bị, phươngtiện mà con người tăng được; sức mạnh cơ bắp và trí tuệ trong hoạt động sảnxuất.

(ii) Con Người: (Humanware - H): bao gồm kiến thức, kinh nghiệm, kỹnăng đo học hỏi tích lũy trong quá trình hoạt động, nó cũng bao gồm tính chấtcủa con người như tính sáng tạo, sự khôn ngoan, khả năng phối hợp, đạo đức

trong lao động;

(iii) Thông tin (Inforware - I): bao gồm các dit liệu về kỹ thuật, về con

người và tô chức.

13

Trang 16

(iv) Tổ chức (Orgaware - O): bao gồm các hoạt động cần thiết dé xác

định cơ cấu của hệ thống, xác định những công việc phù hợp với từng nhóm,

từng bộ phận dé giao cho các bộ phận, cho người chỉ huy các chức năng vànhiệm vụ nhất định dé thực hiện nhiệm vụ Hoạt động của tô chức là việc bốtrí, sắp xếp, triển khai thực hiện các công việc như tổ chức sản xuất của doanhnghiệp, tô chức thực hiện dự án, tô chức thực hiện dự án của dự án, tổ chứcxây dựng, tổ chức thi công của công trường

1.1.2 Khái niệm chuyền giao công nghệ:

CGCN là chuyên nhượng quyền sở hữu công nghệ hoặc chuyền giao quyền sử dụng công nghệ từ bên có quyền CGCN sang bên nhận công nghệ”[9, Điều 7]

Có nhiều quan niệm về CGCN: ở nước ta một số người đã từng có quanniệm CGCN một cach khá đơn giản như là việc áp dụng tiễn bộ kỹ thuật, ứngdụng các kết quả nghiên cứu vào sản xuất và đời sống, đây là cách hiểu đơngiản chưa đầy đủ coi quá trình CGCN chỉ là việc áp dụng một cách máy mócnhững công nghệ đã có sẵn, mà không cần có nhiều kiến thức và năng lực, coinhẹ các vấn đề về SHTT, quyền sở hữu đối với sáng chế

Ngoài ra còn có rất nhiều quan niệm khác nhau thé nao là CGCN: theoLuật chuyền giao công nghệ năm 2006 CGCN là “chuyền giao quyền sở hữuhoặc quyền sử dụng một phần hoặc toàn bộ công nghệ từ bên có quyền

CGCN sang bên nhận công nghệ”.

1.1.3 Các hình thức chuyển giao công nghệ:

Có các hình thức chuyền giao công nghệ sau:

Trang 17

c) Nhượng quyền thương mại;

d) Chuyên giao quyền sở hữu công nghiệp;

đ) Mua, bán máy móc, thiết bị quy định tại điểm d khoản 1 Điều 4 của

Luật này.

CGCN bằng hình thức khác theo quy định của pháp luật

Hiện nay ở Việt Nam đang tôn tai các hình thức CGCN phổ biến như

sau:

Chuyén nhượng quyền SHTT

Chuyén giao quyền sử dung (li-xang quyền SHTT)

Hop đồng chuyền giao bí quyết kỹ thuat

Nhượng quyền thương mai .

Bán và nhập khẩu tư liệu sản xuất

Hợp đồng liên doanh, liên kết

Dự án chìa khóa trao tay .

Chuyên giao quyên sở hữu công nghiệp:

1.1.4 Tình hình chuyển giao công nghệ trong nước và kết quả hoạtđộng KH&CN của một số Doanh nghiệp:

Ở nước ta hiện nay, nhìn chung hoạt động CGCN giữa các viện, trường

và cơ sở nghiên cứu cho doanh nghiệp (DN) còn hạn chế, mang tính cục bộ,

phạm vi hẹp, tự phát, thiếu các cơ quan dịch vụ trung gian môi giới hợp đồngtriển khai công nghệ, liên kết giữa người mua và người bán công nghệ Việc

CGCN giữa các DN trong nước còn ít, quy mô nhỏ, nội dung CGCN thường

không day đủ và hình thức chuyền giao con đơn giản.

Kết quả ứng dụng và chuyển giao công nghệ của một số doanh nghiệplớn điền hình ở Việt Nam, cụ thé:

(1) Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel): Năm 2015 Viettel đã trích

khoảng hơn 4.500 tỷ đồng từ 10% lợi nhuận trước thuế cho quỹ phát triển

15

Trang 18

KH&CN tập trung đầu tư lớn cho các dự án nghiên cứu của Viện nghiên cứu

và phát triển Viettel hiện nay, doanh nghiệp này đã có 7 đơn vị nghiên

cứu (Viện NCPT Viettel, Viện HKVT Viettel, Trung tâm Nghiên cứu công

nghệ mạng, Trung tâm nghiên cứu sản xuất các thiết bị đầu cuối, Trung tâm

An ninh mạng, Trung tâm Giải pháp CNTT và Viễn thông, Trung tâm Phầnmềm) và 2 Nhà máy sản xuất (Công ty Thông tin MI, Công ty Thông tinM3) Sự đầu tư này đã thực sự phát huy hiệu quả, giúp Viettel nhanh chóng ra

mắt nhiều sản pham gia tri chi trong thoi gian ngan, dong gop thiết thực cho

sự phát triển của doanh nghiệp nói riêng và cho sự phát triển kinh tế - xã hội

nói chung [17].

(2) Tap doan dau khi Viét Nam (Petro VietNam): tap doan da tiép nhanchuyên giao, áp dung và làm chủ hàng loạt công nghệ hiện đại bậc nhất củathế giới vào các lĩnh vực hoạt động của ngành khai thác dầu khí như:

Trong lĩnh vực tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí: Tập đoàn sửdụng nhiều công nghệ hiện đại, ứng dụng công nghệ mới nhất của công nghệtin học như phần mềm xử lý tài liệu địa chấn Promax, minh giải địa chan của

GeoQuest va Landmark, mô phỏng của GeoQuest (Eclipse) của CMG

(EMEX, GEM, STARS), pham mém cho khoan Drilling Office, công nghệ tự

động trong khoan và khai thác cũng được áp dụng rộng rãi Tập đoàn đã

nghiên cứu và dan hoàn thiện công nghệ khai thác các thân dầu trong đámóng granitoit trước đệ tam mỏ Bạch Hồ

Trong lĩnh vực hóa chế biến dầu khí: Tập đoàn đã ứng dụng công nghệ

mới như UOP, Merichem, ABB (Mỹ), Snamprogetti (Italy), Haldor & Topsoe (Đan Mạch) và nhận được CGCN thành công vào các nhà máy trong lình vực nay

(3) Công ty cô phần Sữa Việt Nam (Vinamilk):

Vinamilk đây mạnh mũi nhọn KH&CN, áp dụng các tiễn bộ khoa học kỹ

16

Trang 19

thuật mới vào sản xuất, nhăm tăng chủng loại và tăng chất lượng sản phẩm, cải tiễn mẫu mã, bao bi, lựa chọn công nghệ thích hợp đối với các sản phẩm mới;nâng cao trình độ cạnh tranh đối với các sản pham cùng loại trên thị trường.

Từ hai nhà máy sữa đầu tiên là Nhà máy Sữa Thống Nhất và Nhà máySữa Trường Thọ, đến nay, Vinamilk đã có tổng cộng 13 nhà máy trên cả nước,trải dai từ Bắc đến Nam, mà nổi bật nhất là siêu nhà máy sữa sản xuất sữa nướcvới dây chuyén sản xuất sữa tươi tiệt trùng với thiết bị hiện đại và công nghệsản xuất tiên tiến hàng đầu Siêu nhà máy sữa nước Vinamilk tại Bình Dương là một trong số ít nhà máy trên thế giới có công nghệ tự động tiên tiến nhất mà tập đoàn Tetra Pak từng triển khai Với diện tích xây dựng 20 ha, công suất giai đoạn 1 là hơn 400 triệu lít sữa/năm và dự kiến đầu tư tiếp giai đoạn 2 vào năm

2017 dé nâng công suất lên 800 triệu lít sữa/năm [14]

CGCN qua các dự án đầu tư nước ngoài:

Theo Bộ KH&CN (KHCN) các hợp đồng CGCN đã được phê duyệt, sốhợp đồng thuộc lĩnh vực công nghiệp hiện chiếm tới 63%, chế biến nông sản,thực phâm chiếm 26% và y dược, mỹ phẩm chiếm 11% Thông qua hoạt độngFDI, nhiều công nghệ mới đã được thực hiện CGCN và nhiều sản phẩm mới

đã được sản xuất trong các xí nghiệp FDI; nhiều cán bộ, công nhân đã đượcđào tạo mới và đào tạo lại để cập nhật kiến thức phù hợp với yêu cầu mới.Hoạt động FDI cũng có tác động thúc đây phát triển công nghệ trong nướctrong bối cảnh có sự canh tranh của cơ chế thị trường.

CGCN thông qua nhập khẩu thiết bị, máy móc:

Nhờ có những điều chỉnh trong cơ chế và chính sách kinh tế mà quan

hệ thương mại được mở rộng, tạo ra những cơ hội cho các doanh nghiệp tiếpcận được những thành tựu mới của KHCN, từ đó đôi mới công nghệ sản xuất,nâng cao khả năng canh tranh của sản phẩm, trình độ tay nghề của người lao

động và năng suât lao động được nâng lên.

17

Trang 20

Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động CGCN còn ton tại một sốhạn chế như:

Số lượng và quy mô các dự án FDI vào Việt Nam là chưa nhiều, cácluồng và đối tượng không đa dạng;

Tính cạnh tranh của sản phẩm trên thương trường quốc tế còn yếu, dohầu hết công nghệ sử dụng trong dự án FDI là công nghệ đã và đang được sửdụng phô biến ở chính quốc; Y thức thực hiện luật pháp trong CGCN là thấp, các quy định về điều kiện ràng buộc chưa tạo thành rào cản

Nguyên nhân có nhiều nhưng tựu chung là do cơ chế quản lý kinh tế chưa tao môi trường thuận lợi cho hoạt động CGCN; Đầu tư phát triển KHCNcòn hạn hẹp; CGCN trong điều kiện đổi mới công nghệ còn lẻ tẻ, thiếu quyhoạch và chiến lược; Năng lực tiếp nhận công nghệ của DN Việt Nam cònyếu; Trình độ thâm định công nghệ còn nhiều bất cập, dẫn đến tình trạng nânggiá công nghệ quá mức, gây thiệt hại trước mắt và lâu dài cho phía Việt Nam

Những năm vừa qua, Việt Nam đã chú trọng trong việc tận dụng

CGCN từ nước ngoài va đạt nhiều thành tựu nỗi bật Điền hình như lĩnh vực công nghệ thông tin (CNTT) đã có bước tiễn vượt bậc, nhiều công nghệ hiện đại được chuyên giao và ứng dụng thành công, như: Mạng viễn thông số hóa,

mạng cáp quang, công nghệ CDMA, đặc biệt là mạng 4G.

Ví dụ điển hình về nhận chuyền giao công nghệ:

(1) Tập đoàn Công nghiệp-Viễn thông Quân đội (Viettel) cũng đạt

nhiều thành tựu và tiễn bộ trong vận dụng CNTT hiện đại từ CGCN nướcngoài kết hợp với tự nghiên cứu và phát triển công nghệ dé nâng cao năng lựccạnh tranh trên trường quốc tế Dự kiến trong năm nay, Viettel sẽ triển khai

thử nghiệm mạng 5G tại Việt Nam [18];

(2) Ngành công nghệ vũ trụ của Việt Nam mới đây đã có bước tiếnmới, đó là chế tạo và phóng thành công lên quỹ đạo vệ tỉnh MicroDragon

18

Trang 21

(khối lượng khoảng 50kg) Vệ tinh này được phát triển bởi 36 kỹ sư thuộc

Trung tâm Vũ trụ Việt Nam, Viện Hàn lâm KH&CN (KH&CN) Việt Nam,

dưới sự đào tạo, hướng dẫn của các giáo sư, chuyên gia Nhật Bản

(3) Trong lĩnh vực hàng không, ngày 6-12-2018, Nhà máy Hanwha

Aero Engines của Hàn Quốc đã được khánh thành tại Khu Công nghệ caoHòa Lạc Đây là nhà máy đầu tiên sản xuất động cơ máy bay tại Việt Nam, cóvốn đầu tư 200 triệu USD Hiện có hơn 40 kỹ thuật viên của công ty mẹ tạiHàn Quốc có mặt tại nhà máy, đào tạo cho khoảng 200 kỹ thuật viên Việt Nam để thực hiện mục tiêu trở thành cơ sở cung cấp động cơ hàng không toàn

cầu, xuất khẩu cấu kiện động cơ hàng không đạt tiêu chuẩn tốt nhất đi khắp

thé giới.

Đây chính là những hình thức CGCN từ Nhật Bản và Hàn Quốc choViệt Nam, giúp chúng ta bước đầu làm chủ công nghệ vệ tinh và hàng không.Theo Ông Nguyễn Hữu Xuyên, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu sáng chế và

Khai thác công nghệ (Bộ KH&CN) “dưới tác động mạnh mẽ của KH&CN,

đối với các quốc gia có trình độ KH&CN chưa phát triển như Việt Nam cầnphải đặc biệt coi trọng việc tiếp thu thành tựu KH&CN của thế giới”

Bên cạnh những điểm tích cực thì thực tế 6 Việt Nam hiện nay phầnlớn doanh nghiệp quy mô còn nhỏ, chưa sẵn sàng tự lực tiếp thu công nghệmới Theo thống kê của Bộ KH&CN, hiện cả nước có hơn 600.000 doanhnghiệp, trong đó hơn 90% là doanh nghiệp nhỏ và vừa, phần lớn đều sử dụngcông nghệ lạc hậu ở mức trung bình của thế giới Theo kết quả khảo sát

DMST trong doanh nghiệp thuộc dự án FIRST-NASATI do Cục Thông tin

KH&CN Quốc gia thực hiện mới đây cho thấy, hơn 85% doanh nghiệp ViệtNam tự thực hiện các hoạt động nghiên cứu phát triển công nghệ mới haynâng cấp công nghệ hiện tại, trong khi hoạt động CGCN từ nước ngoài và các

tổ chức KH&CN đến doanh nghiệp lại rất thấp (khoảng 1%)

19

Trang 22

1.2 Hợp đồng chuyển giao công nghệ:

Hợp đồng CGCN là nội dung cơ bản của pháp luật về CGCN của mỗiquốc gia Về phía nhà nước, thông qua các hợp đồng nhà nước thê hiện ý chícủa mình trong việc điều chỉnh hoạt động chuyên giao công nghệ Về phíachủ thé tham gia quan hệ CGCN giúp họ xác lập và ràng buộc quyền và nghĩa

vụ của nhau, là cơ sở đảm bảo và phát triển quyền và lợi ích chính đáng của

họ.

Theo nghĩa rộng (theo nghĩa khách quan), hợp đồng CGCN là tổng hợpcác quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ

phat sinh từ hoạt động CGCN.

Theo nghĩa hẹp (theo nghĩa chủ quan), Hợp đồng CGCN là sự thỏathuận giữa các bên, theo đó bên giao công nghệ có nghĩa vụ chuyển giao chobên nhận công nghệ nhất định và bên nhân công nghệ có nghĩa vụ trả phí

1.2.1 Các khái niệm về Hợp đồng chuyển giao công nghệ:

Chủ thể hợp đồng CGCN:

Bao gồm bên chuyền giao và bên nhận chuyền giao, bên chuyên giao

công nghệ là cá nhân, tô chức, bao gồm:

Chủ sở hữu công nghệ: chủ sở hữu công nghệ có thé đồng thời là tác

giả công nghệ hoặc người không phải là tác giả của công nghệ Chủ sở hữu

công nghệ đồng thời là tác giả công nghệ khi họ trực tiếp sáng tạo ra côngnghệ bằng chi phí của họ.

Tổ chức, cá nhân được chủ sở hữu công nghệ cho phép chuyền giaoquyên sở hữu, quyền sử dụng công nghệ, bao gồm: tô chức, cá nhân được chủ

sở hữu công nghệ ủy quyền chuyền giao công nghệ: tô chức, cá nhân đượcchuyền giao quyền sử dụng công nghệ, sau đó chuyền giao lại quyền sử dụng công nghệ cho chủ thể khác với sự đồng ý của chủ sở hữu công nghệ.

Bên nhận công nghệ là tô chức, cá nhân có nhu câu sở hữu, sử dụng

20

Trang 23

công nghệ và có khả năng kinh tế để thực hiện nghĩa vụ trả phí cho bên chuyển giao công nghệ theo sự thỏa thuận giữa họ.

1.2.2 Đối tượng của hợp đồng chuyển giao công nghệ:

Nhà nước khuyến khích chuyển giao và áp dụng các biện pháp ưu đãicho hoạt động chuyên giao những công nghệ sau: công nghệ cao, công nghệtiên tiến đáp ứng một trong các yêu cầu: tao ra sản phẩm mới có tính cạnhtranh cao; tạo ra ngành công nghiệp, dịch vụ mới; tiết kiệm năng lượng,

nguyên liệu; sử dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo, Bảo vệ sức khỏe

con người công nghệ sạch); phòng, chống thiên tai, dịch bệnh; sản xuất sạch,thân thiện môi trường, phát triển ngành, nghề truyền thống theo Danh mục đốitượng công nghệ được khuyến khích chuyền giao được quy định tại phụ lục

số 1, ban hành kèm theo Nghị định số 133/2008/ND — CP ngày 31 tháng 12năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điềucủa Luật Chuyén giao công nghệ 2006

1.2.3 Đối tượng công nghệ hạn chế chuyền giao:

Trong một số trường hợp nhằm mục dich bảo vệ lợi ích quốc gia, bảo

vệ sức khỏe con người, bảo vệ giá trị văn hóa dân tộc, bảo vệ động vật, thực

vật, tài nguyên, môi trường; thực hiện quy định của điều ước quốc tế mà Cộnghòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, Nhà nước quy định về một sốđối tượng công nghệ hạn chế chuyên giao Danh mục đối tượng công nghệhạn chế chuyên giao được quy định tại phụ lục số II, ban hành kèm theo Nghịđịnh số 133/2008 /NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quyđịnh chỉ tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chuyên giao công

nghệ 2006.

Trong những năm gần đây, đối tượng CGCN là đặc quyền kinh doanh

đã xuất hiện tương đối phổ biến trên thế giới Tuy nhiên ở Việt Nam nhượng quyền thương mại đang còn mới mẻ cả ở phương diện thực tiễn Nếu trong

21

Trang 24

hợp đồng các bên chỉ thỏa thuận đối tượng của hợp đồng là một hoặc một số đối tượng ké trên, chang hạn thỏa thuận về việc chuyên giao những đối tượngđộc lập (công thức, thông số kỹ thuật, sơ đồ bản vẽ, chương trình máy tính,thông tin dữ liệu ) thì hợp đồng này không phải là hợp đồng CGCN.

1.2.4 Nội dung của hợp đồng chuyền giao công nghệNội dung của hợp đồng là những điều khoản mà các bên trong quan hệhợp đồng thỏa thuận được, thê hiện quyền và nghĩa vụ của các thuận của cácbên Tùy vào đối tượng của hợp đồng CGCN và sự thỏa thuận của các bên màhợp đồng sẽ có những nội dung chủ yếu (bắt buộc) sau đây:

Công nghệ được chuyền giao — đối tượng của hợp đồng:

Một trong những điều khoản chủ yếu của bat kỳ quan hệ hợp đồng nao

là điều khoản về đối tượng của hợp đồng Trong các hợp đồng CGCN, đốitượng của hợp đồng phụ thuộc vào các yếu tố như: mục đích, nhu cầu của cácbên trong quan hệ hợp đồng, năng lực tài chính và khả năng, trình độ của bên

nhận công nghệ.

Tên công nghệ được chuyền giao;

Mô tả chỉ tiết: đặc điểm, nội dung, mức độ an toàn, vệ sinh lao độngcủa công nghệ được chuyên giao Nếu bao gồm cả máy móc, thiết bi, tính

năng kỹ thuật, ký, mã hiệu nước chế tạo, năm chế tạo, tình trạng, chất lượng.

Về đối tượng của hợp đồng, các bên cần xác định rõ nội dung côngnghệ được chuyên giao, tiến độ, thời hạn chuyền giao Nếu cần thiết, có thé

có phụ lục hợp đồng thé hiện các sơ đồ, bản vẽ, bảng kê chi tiết nội dungcông nghệ và các yêu cầu về cơ sở vật chất dé bên nhận chuyền giao có thétiếp nhận công nghệ

Kết quả cụ thể sau khi nhận chuyên giao như: chất lượng sản phẩm,định mức kinh tế kỹ thuật, năng suất

Hợp đồng cũng nên xác định rõ trách nhiệm của bên chuyền giao trong

22

Trang 25

trường hợp kết quả hay mục đích của hợp đồng không đạt được như thỏa

thuận giữa các bên.

Phạm vi của việc CGCN: Các bên cần xác định rõ độc quyền haykhông độc quyền? Sử dụng trong lãnh thổ nào?

Giá cả và phương thức thanh toán: Về phía bên nhận chuyền giao điều

mà họ quan tâm nhất là phí chuyền giao, Vi vậy, điều khoản về giá cũng làđiều cơ bản của hợp đồng

Giá trong hợp dong là tong số tiền mà bên nhận công nghệ có nghĩa vụ trả cho bên giao công nghệ trong suốt thời gian có hiệu lực của hợp đồng Giá của công nghệ do các bên thỏa thuận, trên cơ sở bình đăng cùng có lợi Việcxác định giá chính xác cho công nghệ tương đối phức tạp, vì công nghệ là tàisản đặc biệt, có thé là sự kết hợp giữa tài sản vô hình và tài sản hữu hình

Địa điểm, phương thức thực hiện việc chuyền giao;

Căn cứ, phương pháp nghiệm thu;

Thời hạn có hiệu lực của hợp đồng: trường hợp hợp đồng phải đăng ký, thời hạn có hiệu lực của hợp đồng là từ ngày hoàn tat các thủ tục đăng ký.

Khi thực hiện một hợp đồng chuyền giao thường gồm hai phần, phầnthứ nhất là hợp đồng CGCN thông thường nghĩa là hợp đồng chuyền giao giữa các chủ thể với nhau, cụ thể:

Hợp đồng CGCN trong đó bên bán (gọi tắt là bên A) chỉ bán cho Bênmua (bên B) các máy móc công nghệ sản xuất (tài sản hữu hình) không baohàm các đối tượng SHCN Bên A chỉ chuyền cho bên B máy móc thiết bị sau

đó bên B tự sản xuất ra sản phẩm và gắn lên đó nhãn hiệu sở hữu của chínhBên B và đưa sản phẩm ra thị trường

Trường hợp thứ hai là bên A chuyền cho Bên B dây chuyền công nghệ

và bí quyết kỹ thuật của mình kèm theo danh tiếng và uy tín của mình đó là

loại CGCN kèm theo tên thương mại và nhãn hiệu.

23

Trang 26

Hiện nay các hợp đồng chuyên giao chủ yếu được ký kết theo cách thứ

hai vì bên B không chỉ nhận công nghệ mà còn nhận được danh tiếng đã tạo

lập từ lâu đời của các công ty, tập đoàn đề tận dụng tối đa nguồn lợi phát triểnsản xuất kinh doanh nhanh nhất trong thời đại cạnh tranh

Dé nhận được cả công nghệ và uy tín mà bên A tạo lập và bồi đắp lâu

năm Bên B có thể nhận được từ Bên A thông qua hợp đồng CGCN cùng với

hợp đồng chuyên nhượng quyền sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp

Hiện nay ở Việt Nam chủ yếu là các hợp đồng CGCN có liên quan đếnquyền SHTT trong khuôn khô bài viết nay tác giả bài viết muốn tập trung đềcập đến Hợp đồng chuyền giao liên quan đến hai đối tượng sở hữu côngnghiệp đó là sáng chế và nhãn hiệu

1.3 Khái quát về quyền SHCN:

1.3.1 Khái niệm quyền SHCN:

Khái niệm các quyền SHCN được Luật SHTT quy định gồm:

Sáng chế: phải là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quytrình để giải quyết một vẫn đề xác định bang việc ứng dụng các quy luật tựnhiên Sáng chế được bảo hộ độc quyền dưới hình thức cấp Bằng độc quyền sáng chế hoặc Bằng độc quyền giải pháp hữu ích [10, Điều 4].

Đến Luật SHTT sửa đổi, bổ sung năm 2022 bổ sung thêm “Sáng chếmật” chính là sáng chế được cơ quan tổ chức có thâm quyền xác định là “bímật nhà nước” theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.

Nhãn hiệu: chính là dấu hiệu dùng đề phân biệt hàng hóa, dịch vụ củacác tổ chức, cá nhân khác nhau [10, Điều 4].

1.3.2 Khái niệm bảo hộ quyền SHCN:

Đa số các đối tượng của quyền SHCN phát sinh hoặc xác lập trên cơ sở đăng ký “first to file” với cơ quan nhà nước có thâm quyền theo thủ tục, trình

tự luật định.

24

Trang 27

Theo quy định của Luật SHTT, quyền SHCN đối với sáng chế, KDCN, thiết kế bé trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu (trừ nhãn hiệu nồi tiếng), chỉdẫn địa lý được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơquan nhà nước có thâm quyền, theo thủ tục đăng ký hoặc công nhận đăng kýquốc tế theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Như vậy, các đối tượng SHCN như (sáng chế, KDCN, nhãn hiệu) chủ

sở hữu chỉ có quyền chuyển nhượng quyền sở hữu cho chủ thé khác sở hữuhoặc chuyên giao quyền sử dụng cho chủ thé khác sử dụng khi được xác lập quyên trên cơ sở quyết định cấp văn bang của cơ quan có thâm quyên.

Việc người nộp đơn nộp đăng ký bảo hộ đối tượng SHCN của mình là cách thức công khai hóa tình trạng của loại tài sản vô hình này đối với các chủthé khác, là cách thức dé thông báo “tài sản như được mô ta” trong đơn đăng

ký đã nộp và qua xét nghiệm, thâm định của cơ quan có thâm quyền đã đượccấp văn bằng bảo hộ và tài sản vô hình như đã mô tả đã có chủ sở hữu Qua

đó tránh trình trạng tài sản bị người khác chiếm đoạt, xâm phạm mà không có căn cứ chứng minh bảo vệ quyền sở hữu của mình.

Việc chủ sở hữu đối tượng SHCN được cấp văn bằng bảo hộ chính là

cơ sở thê hiện quyền sở hữu cùa mình, trường hợp tranh chấp xảy ra đó chính

là căn cứ dé chủ sở hữu thé hiện quyền của mình đối với tài sản vô hình này.Nếu như việc đăng ký đối với quyền tác giả chỉ mang tính chất khuyến khíchthì việc các chủ thể chủ động đăng ký để bảo vệ quyền và lợi ích hợp phápliên quan đến quyền SHCN là thủ tục bắt buộc, vì Việt Nam theo hệ thốngpháp luật “First to file — quyền nộp đơn đầu tiên” do đó chủ thé sáng tao raquyền SHCN không tiến hành đăng ký sẽ không được bảo hộ Nếu có ngườikhác chiếm đoạt hoặc mang đi đăng ký trước, thì chủ sở hữu chỉ được hưởngquyền sử dụng trước trong trường hợp chủ sở hữu chứng minh được họ tạo rasản pham một cách độc lập trước ngày nộp đơn

25

Trang 28

1.3.3 Vai trò của quyền sở hữu công nghiệp và chuyển giao quyền

sở hữu công nghiệp:

Bảo hộ được những giá trị cốt lõi của doanh nghiệp, đồng thời tạo nêngiá trị lớn khi tiềm năng của một doanh nghiệp được xem xét qua các sángchế, tên thương mại, nhãn hiệu, bí mật kinh doanh ở Việt Nam mới chỉ thấy

rõ giá trị này tại các Tập đoàn và Tổng công ty lớn điển hình như các tập đoànViettel (Viettel là thương hiệu giá trị nhất Việt Nam trong vòng bảy năm liêntiếp, thương hiệu được định giá 8,8 tỷ USD, tăng 44,5% và trở thành thươnghiệu giá trị nhất Việt Nam năm thứ tư liên tiếp) [12], Tập đoàn FPT, Công ty

cô phần sữa Việt Nam (Vinamilk) trên thế giới thì chúng ta nghe rất nhiều đến các công ty tập đoàn lớn như Intel; BMW hay Coca cola.

Thúc đây sự phát triển lành mạnh, tạo nên thị trường kinh doanh cạnh

tranh cao mà ở đó doanh nghiệp nảo tìm ra được những giải pháp quy trình

bang cách sở hữu các sáng chế độc quyền hay nổi bật với những nhãn hiệu đãtạo sự khác biệt của doanh nghiệp hoặc nắm giữ một bí mật kinh doanh làm nên tên tudi của doanh nghiệp Nếu được như vậy thì chắc chắn doanh nghiệp

đó sẽ chiếm được một thị phần rất lớn và doanh thu cực khủng Đề làm được điều đó doanh nghiệp phải thực hiện việc đăng ký SHCN đối với những tài sản SHCN có giá trị ngay bây giờ, tránh được tình trạng phát sinh tranh chấpkhi đối thủ cạnh tranh nhanh tay thiết lập quyền bảo hộ trước Đây cũng lànhững bài học cay đắng cho doanh nghiệp Việt Nam.

Tuy nhiên, khi mà Việt Nam đã bước vao kỷ nguyên của cuộc cách

mạng công nghệ 4.0 thì quyền SHTT nói chung hay quyền SHCN nói riêng sẽđóng góp những vai trò nhất định thời đại công nghiệp 4.0 này, cụ thé:

- Tạo động lực cho đôi mới, sáng tạo, thúc đây thương mại và đầu tư,nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, góp phần thúc đây kinh tế - xã hội

- Sẽ là cơ hội nhưng cũng sẽ là thách thức trong phát triển giá trị quyền

26

Trang 29

SHTT nói chung hay quyền SHCN nói riêng.

- Sẽ trở thành công cụ quyết định sức mạnh cạnh tranh của công nghệđối với các chủ thể khiến mọi tổ chức, doanh nghiệp phải tìm cách tạo ra, nắm

và sở hữu TSTT dé phát triển bền vững

- Quyền SHCN là tài sản vô hình của một doanh nghiệp, nó góp phần

tạo nên giá tri của doanh nghiệp và tính cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị

trường.

- Quyén SHCN là một phần cốt lõi tạo nên sự thành công của doanh

nghiệp.

Vai trò của chuyển quyền SHCN:

Thứ nhất, đánh giá được trình độ về KH&CN của nước chuyên giao:

Nếu một nước nhận chuyên giao quyền SHCN từ nước ngoài với sốlượng lớn hợp đồng cho thấy sự lạc hậu của nền KH&CN trong nước, trongkhi đó nếu một quốc gia chuyên giao quyền SHCN từ nước mình sang cácnước khác cho thấy được trình độ phát triển cao của công nghệ trong nước.

Thứ hai, đánh giá được mối quan hệ của các bên khi tham gia chuyền

giao quyền SHCN:

Đề quá trình chuyên giao quyền SHCN được diễn ra thì sự tìm hiểu của các bên cũng như sự cạnh tranh đối với các chủ thể khác là điều không thêtránh khỏi Vì thé, dé chuyền giao thành công các bên phải phát triển mỗi quan

hệ dé giảm sự cạnh tranh từ các đối thủ khác.

Thứ ba, tiệm cận được với các công nghệ tiên tiến trên thế giới:

Đề đây lùi sự lạc hậu của công nghệ trong nước cũng như nhanh chóngtheo kịp với công nghệ hiện đại trên thế giới đây đang là vẫn đề quan tâm củatất cả các nước trong đó có Việt Nam Nếu công nghệ trong nước không đáp ứng được nhu cầu thì nhận CGCN từ nước ngoài trong đó có chuyền giaoquyền SHCN là một kênh nhận CGCN vô cùng hiệu quả giúp Việt Nam

27

Trang 30

nhanh chóng đi tắt đón đầu dé nhận công nghệ tiên tiến nhất của thé giới.

1.4 Khung pháp luật về chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp:

1 4.1 Đối tượng quyền SHCN được chuyền giao:

Đề tạo ra được một sáng chế không hè đơn giản, chủ sở hữu sáng chếkhông chi đầu tư trí tuệ mà còn tiêu tốn rất nhiều tiền bạc có nhiều người mat

cả sự nghiệp và tài sản của mình Vì thế sau khi xác lập quyền để tối đa hóalợi ích đối tượng SHCN mà chủ sở hữu tạo ra chính là nhờ chuyền giao quyềnSHCN Nên có thé khang định hoạt động chuyển giao quyền SHCN chính là hoạt động thương mại để đảm bảo quyền lợi chính đáng của chủ sở hữu sáng chế cũng như các đối tượng SHCN khác và các đối tượng của quyền SHCNchính là đối tượng được chuyên giao

Theo quy định của luật Dân sự thì có rất nhiều hình thức giao kết hợpđồng dân sự (giao dịch dân sự bằng miệng (bằng lời nói); hình thức viết (băng

văn bản); hình thức giao dịch có chứng nhận, chứng thực và các hình thức

khác) [8, Điều 119] Tuy vậy theo quy định của Luật SHTT thì hình thức duynhất được chấp nhận trong giao dịch liên quan đến chuyên giao quyền SHCNbắt buộc phải là hình thức giao dịch bằng “văn bản” qua đó đã thay được sựphức tạp của loại hợp đồng này.

Như vậy đối tượng của hoạt động chuyên giao quyền SHCN chỉ có thê

là quyền sở hữu đối với sáng chế, KDCN, thiết kế bố trí mạch tích hợp bándẫn, nhãn hiệu, tên thương mại và bí mật kinh doanh Quyền sở hữu các đốitượng SHCN bao gồm các quyên theo quy định của Luật SHTT chủ sở hữuquyền SHCN có các quyền này và quyền này sẽ được chuyên cho bên nhậnchuyên giao, cho phép người khác sử dụng đối tượng SHCN bằng hợp đồngchuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN; ngăn cấm người khác sử dụng đối tượng SHCN; định đoạt đối tượng SHCN (khi các đối tượng SHCN được cấpvăn ban bảo hộ của cơ quan có thầm quyên [10, Điều 124]

28

Trang 31

1.4.2 Các hình thức chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp:

Khái niệm chuyển nhượng quyền SHCN: “Chuyển nhượng quyểnSHCN là việc chủ sở hữu quyền SHCN chuyển giao quyên sở hữu của minhcho tổ chức, cá nhân khác ” [10, Điều 138] Chuyên nhượng quyền SHCN làmột hình thức bán quyền SHCN của mình cho chủ thể mới và bên chuyênnhượng cham dứt hoàn toan quyền sở hữu của mình, khi cơ quan có thâmquyền ra Quyết định ghi nhận chuyên nhượng đồng nghĩa với việc toàn bộquyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu cũ sẽ cham dứt, chủ sở hữu mới sẽ thiết lập quyên và nghĩa vụ của minh với đối tượng SHCN.

Các hình thức giao dịch và hiệu lực của hợp đồng: Việc chuyên nhượng đối tượng SHCN phải đáp ứng yêu cầu được thực hiện dưới hình thứchợp đồng bằng văn bản và giao dịch này “chỉ có hiệu lực khi được đăng ký tại

cơ quan quản lý nhà nước về quyền SHCN” [10, Điều 148] Những hợp đồngchuyên nhượng thông thường không phải là các đối tượng chuyên nhượngnăm trong điều kiện hạn chế chuyên nhượng và nội dung hợp đồng chuyển nhượng đáp ứng các quy định của Luật SHTT sẽ được cơ quan có thẩm quyền

ra Quyết định ghi nhận chuyền nhượng và từ thời điểm đó bên nhận chuyểnnhượng sẽ được xác lập quyền của mình ở một số phương diện như sau:

Khi chủ sở hữu đối tượng SHCN chuyền nhượng quyền SHCN cho bênnhận thì tất cả quyền liên quan đến đối tượng SHCN cũng được chuyền hết.Các quyền đó bao gồm quyền ngăn cắm người khác sử dụng đổi tượng SHCN

Do đó, bên nhận chuyền giao sẽ đương nhiên có quyền ngăn cam người khác

sử dụng đối tượng SHCN Trong trường hợp xảy ra hành vi xâm phạm quyên,bên nhận chuyên giao mới là chủ thể có quyền khởi kiện, yêu cầu áp dụng cácbiện pháp bảo vệ quyền SHCN từ các cơ quan chức năng.

Vụ việc cụ thể dưới đây cho thấy bên nhận không chỉ nhận các quyền

đôi với đôi tượng SHCN được chuyên giao mà còn nhận về các nghĩa vụ,

29

Trang 32

trong các nghĩa vụ đó ngoài các nghĩa vụ gia hạn, duy trì và tiếp tục phát triển

đối tượng SHCN mà còn có nghĩa vụ theo đuổi các vụ tranh chấp đã phát sinh

từ chủ sở hữu trước đó Đây là điều bên nhận chuyển nhượng phải kiểm tra kỹnếu không muốn bị tham gia vào kiện tụng và văn bằng có thé bị hủy theoQuyết định của cơ quan có thầm quyền

Ví dụ: Công ty Cổ phần Thiết bị Anova là chủ sở hữu nhãn hiệu

“CLINS” đang được bảo hộ theo Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (GCNĐKNH) số 4-0000A, nhãn hiệu này đang bị một công ty nước ngoài xâmphạm quyền SHCN bằng việc sản xuất va đưa ra thị trường các sản pham với mẫu mã tương tự cho cùng sản pham là nhóm 11, 21 va cùng kênh tiêu thụ Năm 2022 Công ty Cô phan Thiết bị Anova đã ký hợp đồng chuyên nhượngnhãn hiệu này cho Công ty TNHH TM TG khi hợp đồng này được ghi nhậnCông ty TG thành chủ sở hữu của nhãn hiệu này đồng nghĩa với việc bên TG

có quyên tiếp tục theo đuổi vụ kiện dé bảo vệ quyền của mình đồng thời cócác nghĩa vụ theo quy định của pháp luật cũng như Công ty có các quyền ngăn cam người khác, ngoài ra, Công ty TG có thé chuyển quyền sử dụngnhãn hiệu cho bất kỳ cá nhân, pháp nhân nào mà đạt được các lợi ích khai

thác nhãn hiệu của công ty TG.

Về các nghĩa vụ của chủ thé: khi việc chuyên nhượng quyền SHCNđược ghi nhận (áp dụng riêng với việc chuyên nhượng quyền SHCN) vì khi

ký hợp đồng chuyên nhượng không chỉ quyền đối với đối tượng SHCN đượcchuyên sang cho chủ sở hữu mới mà toàn bộ nghĩa vụ đối với đối tượngSHCN cũng được chuyền giao và không chi phát sinh tại thời điểm hiện tại

mà cả thời điểm trước đó (tùy vào việc các bên thoả thuận trong hợp đồng) từbên chuyên nhượng trong đó có nghĩa vụ giải quyết các tranh chấp liên quan đến đối tượng SHCN.

Ngày 11/7/2022, Công dân Zhang Meijing mang quốc tịch Trung Quốc

30

Trang 33

thông qua một đại diện SHCN nộp đơn đăng ký ghi nhận chuyên nhượngnhãn hiệu “CARNIVAL, hình” đang được bảo hộ theo GCNĐKNH số A-

00054 cho Công ty TNHH Xuất nhập khẩu HQ Việt Nam do GCN DKNHnày đang bị hủy bỏ hiệu lực nộp theo biên nhận đơn số DN1-2019-00394.Yêu cầu ghi nhận chuyển nhượng van được tiễn hành bình thường nếu bênnhận chuyển nhượng đồng ý tiếp tục nhận chuyển nhượng thì phải có nghĩa

vụ đối với đơn số DN1-2019-00394 (đồng ý thực hiện nghĩa vụ bằng văn banchấp nhận nhận chuyên nhượng dù biết có tranh chấp) Trên đây cũng chỉ làmột ví dụ minh chứng cho nghĩa vụ của chủ thể khi nhận chuyển nhượng cóthê xảy ra.

Điều kiện về tư cách chủ thể quyền SHCN: Ngoài các điều kiện là cánhân có đủ năng lực hành vi dân sự hoặc phải đáp ứng yêu cầu là pháp nhân

theo quy định của Luật dân sự và không thuộc các trường hợp quy định tại

Điều 84 của luật này chủ thé nhận chuyển nhượng quyền SHCN còn phải đápứng các quy định riêng tại Luật SHTT “quyền đối với nhãn hiệu chỉ được chuyền nhượng cho tô chức cá nhân đáp ứng các điều kiện đối với người cóquyền đăng ký nhãn hiệu đó” [10, Điều 139]

Luật SHTT sửa đổi còn thêm đối với đối tượng SHCN là sáng chế,KDCN, thiết kế bố trí sử dụng ngân sách nhà nước thì phải đáp ứng điều kiện

về chủ thé phải là cá nhân thường trú tại Việt Nam và pháp nhân phải được

thành lập theo pháp luật Việt Nam.

Đáp ứng đủ các điều kiện trên, tư cách chủ sở hữu đối với nhãn hiệucủa bên nhận chuyên giao mới chính thức được xác lập

Chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp:

Hiện nay các từ trong luật và các văn bản hướng dẫn Luật SHTT đã

không dùng từ “Hợp đồng Li- xăng (license: sự cho phép)” mà thay vào đó là hợp chuyền quyền sử dụng đối tượng SHCN, nhưng trong văn nói người ta

31

Trang 34

vẫn dùng từ li-xăng cho ngắn gọn Đúng như tên gọi bản chất của hợp đồng là

sự thỏa thuận bằng văn bản giữa các bên trên cơ sở đó bên chuyền giao hoặcngười có quyền chuyên giao từ chủ sở hữu đối với đối tượng SHCN cho phép

cá nhân, t6 chức khác sử dụng đối tượng SHCN của mình (bên nhận chuyêngiao) được quyền được sử dụng quyền của mình trong phạm vi lãnh thé nhấtđịnh và trong thời hạn xác định Các sáng chế, giải pháp hữu ích, KDCN,nhãn hiệu hoặc các bí quyết kĩ thuật đang thuộc quyền sở hữu hoặc sử dụngcủa bên chuyên giao Cũng giống như hợp đồng chuyển nhượng hoạt động chuyền quyền sử dụng đối tượng SHCN dễ xảy ra tranh chấp vì vậy hình thức của chuyền quyền sử dụng quyền SHCN phải được lập thành văn bản, tạo ra

cơ sở pháp lý vững chắc hơn.

Các loại hợp đồng chuyền quyên sử dụng:

Thứ nhất, căn cứ vào phạm vi quyền của bên chuyền giao bao gồm 02loại hợp đồng (hợp đồng độc quyền và hợp đồng không độc quyên)

Hợp đồng độc quyền là hợp đồng mà trong thời hạn hiệu lực của hợp đồng, bên chuyên quyền không được kí kết các hợp đồng sử dụng đối tượng SHCN với bat kì bên thứ ba nao và chỉ được sử dụng đối tượng SHCN đó nêu được phép của bên được chuyền quyền.

Như vậy, đối với hợp đồng độc quyền trong thời gian hiệu lực của hopđồng chỉ duy nhất bên được chuyển quyền được sử dụng đối tượng SHCNnếu bên chuyển giao muốn sử dụng thì phải có sự thỏa thuận với bên nhậnchuyên giao và được bên nhận chuyền giao đồng ý [10, Điều 143] Bên đượcchuyền giao có thể chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN cho chủ thê khác

sử dụng (bằng hợp đồng sơ cấp nếu được bên chuyền giao cho phép) nhưng

quyền sở hữu vẫn thuộc về bên chuyển giao (chủ sở hữu văn bang).

Hợp đồng không độc quyền là dang hợp đồng mà theo đó trong phạm

vi và thoi hạn chuyên giao quyên sử dụng bên chuyên giao van có quyên sử

32

Trang 35

dụng đối tượng SHCN, đồng thời vẫn có quyền chuyên quyền sử dụng đối tượng SHCN cho bên thứ ba [10, Điều 143] Trong trường hợp này, nhiều chủthể cùng khai thác, sử dụng đối tượng SHCN theo phạm vi, mức độ và chonhững mục đích khác nhau mà không làm ảnh hưởng đến lợi ích của các chủthể khác.

Thứ hai, căn cứ vào chủ thể chuyên giao quyền trong hợp đồng có thểphân thành, hợp đồng sơ cấp và và hợp đồng thứ cấp (hợp đồng phát sinh từhợp đồng sơ cấp) và hợp đồng này chỉ tồn tại khi có hợp đồng sơ cấp Đối với các hợp đồng bắt buộc phải đăng ký tại cơ quan có thâm quyền mới có hiệu lực đó là hợp đồng chuyên quyền sử dụng liên quan đến các đối tượng SHCNnhư sáng chế, giải pháp, hữu ích, KDCN trừ nhãn hiệu thì hợp đồng sơ cấpphải được ghi nhận đăng ký trước sau đó hop đồng thứ cấp mới được ghi

nhận hiệu lực.

Hợp đồng sơ cấp là hợp đồng trong đó bên chuyền quyên chính là chủ

sở hữu đối tượng SHCN (phát sinh quyền của chủ sở hữu khi được cấp văn bằng bảo hộ) và đây chính là căn cứ để chuyển quyền sử dụng trong hợp đồng.

Hợp đồng thứ cấp phat sinh và tồn tai dựa trên hợp đồng sơ cấp là hợp đồng trong đó bên chuyên quyền sử dụng không phải là chủ sở hữu đối tượngSHCN mà là người được chuyên quyền sử dụng theo một hợp đồng khác vàđược phép chuyển quyền sử dụng cho bên thứ ba (chủ sở hữu hoặc bên cóquyền cho phép) đối với đối tượng SHCN được thứ cấp nhiều lần Hợp đồng

sử dụng đối tượng SHCN thứ cấp luôn là hợp đồng có tính chất phái sinh, nóchỉ phát sinh sau khi một hợp đồng sử dụng đối tượng SHCN được giao kết

và có giá trị pháp lí trước đó [10, Điều 143].

Thứ ba, căn cứ vào ý chí của chủ sở hữu đối tượng SHCN thì có hai dạng hợp đồng là chuyển quyền sử dụng tự nguyện và bắt buộc chuyền giao

33

Trang 36

quyền sử dụng (trường hợp này chỉ áp dụng đối với sáng chế).

Chuyển quyền sử dụng tự nguyện là cơ quan có thẩm quyền ghi nhậntheo thỏa thuận giữa bên chuyển quyền và bên được chuyển quyền sử dụngđối tượng SHCN, trên cơ sở các thỏa thuận đáp ứng các quy định của LuậtSHTT về nội dung của hợp đồng chuyên quyền sử dụng đối tượng SHCN vàcác quy định của Luật Dân sự liên quan đến giao dịch dân sự, trong đó ý chícủa các bên tham gia hợp đồng là quan trọng nhất

Chuyển quyền sử dụng bat buộc là chuyển quyền sử dụng không theo ý chí của chủ sở hữu sáng chế và không cần sự đồng ý của người năm độc quyên sáng chế tuy nhiên chuyên quyền sử dung bắt buộc chỉ áp dung trong một số trường hợp như [10, Điều 145]:

Chuyên quyền sử dụng đối tượng SHCN và chuyển nhượng có nhữngđiểm khác biệt cơ bản và hậu quả pháp lý hoàn toàn khác nhau dựa trên các

tiêu chí:

Tư cách chủ thể: nếu chuyển nhượng quyền SHCN thì toàn bộ quyền của chủ sở hữu sẽ được chuyển nhượng tư cách chủ sở hữu của bên chuyển nhượng sẽ cham dứt Trong khi đó chuyển quyền sử dung không làm mất đi các quyền của chủ sở hữu mà chủ sở hữu quyền SHCN chỉ cho phép bên nhậnchuyên giao được thực hiện những hành vi sử dụng đối tượng SHCN theo quyđịnh pháp luật trong phạm vi của hợp đồng chuyên quyền mà hai bên đã ký kết

và được cơ quan có thâm quyền ghi nhận Việc bên được chuyên quyền sử dụngthực hiện các hành vi sử dụng đối tượng SHCN không làm ảnh hưởng đếnquyền sở hữu của chủ sở hữu.

Thứ 4, căn cứ vào điều kiện chuyên giao: hình thức chuyên giao quyền

sử dụng ít yêu cầu hơn Nếu như Luật SHTT có quy định đối với trường hợp chuyển nhượng quyền SHCN đối với nhãn hiệu phải đáp ứng các điều kiện:

“Quyên đổi với nhãn hiệu chỉ được chuyên nhượng cho các tô chức, cá nhân

34

Trang 37

đáp ứng đủ các điều kiện đối với người có quyên đăng ký nhãn hiệu đó” thì đối với hình thức chuyên quyền sử dụng không có quy định yêu cầu như trên.

Đề đảm bảo yêu cầu về hình thức, đảm bảo khai thác nhãn hiệu pháp luật quyđịnh: “Bên được chuyển quyên sử dụng nhãn hiệu có nghĩa vụ ghi chỉ dẫntrên hàng hoá, bao bì hàng hoá về việc hàng hoá đó được sản xuất theo hợpdong sử dụng nhãn hiệu” [10, Điều 142] Thậm chí yêu cầu này không cầncác bên thỏa thuận trong hợp đồng vẫn đáp ứng nội dung của hợp đồngchuyền quyền sử dụng và được co quan có thâm quyền ghi nhận vì yêu cầu ghi nhận đó dường như là điều kiện tiên quyết bên nhận phải thực hiện vì khi bên nhận đưa sản phẩm ra thị trường thì bên nhận phải thể hiện cho các cơ quan thực thi pháp luật cũng như người tiêu dùng xuất xứ của hàng hóa làđược sản xuất theo hợp đồng chuyển quyền sử dụng đã được sự cho phép củachủ sở hữu chứ không phải sản xuất hàng nhái hàng giả

35

Trang 38

TIỂU KÉT CHƯƠNG 1Trong chương 1 của luận văn, tác giả đã giải quyết được các van dé

Sau:

1 Lam rõ các quy định của pháp luật liên quan đến công nghệ và hopđồng chuyển giao công nghệ và sơ lược tình hình chuyên giao công nghệ trongnước và các thành tựu đạt được trong hoạt động chuyên giao công nghệ Phântích các hình thức chuyển giao công nghệ trong đó thông dụng là hợp đồngchuyền giao có liên quan đến quyền SHCN.

2 Khái quát pháp luật về bảo hộ quyền SHCN, phân biệt các đối tượng

SHCN được bảo hộ theo quy định của Luật SHTT.

3 Làm rõ các khái niệm về chuyền giao quyền SHCN

4 Đối tượng của hoạt động chuyên giao quyền SHCN chỉ có thé làquyền sở hữu đối với sáng chế, KDCN, thiết kế bó trí, nhãn hiệu, tên thươngmại và bí mật kinh doanh Quyền sở hữu các đối tượng SHCN bao gồm cácquyền: sử dụng, cho phép người khác sử dụng đối tượng SHCN; ngăn cam người khác sử dụng đối tượng SHCN; định đoạt đối tượng SHCN.

5 Phân biệt chuyển chuyển nhượng quyền SHCN và chuyên quyền sửdụng quyền SHCN.

36

Trang 39

CHƯƠNG 2: NHỮNG RÀO CAN TRONG CHUYỂN GIAO CÔNG

NGHỆ CÓ LIÊN QUAN DEN QUYEN SHCN

2.1 Quy định pháp luật về chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp

Từ những trình bay tại chương 1 chúng ta thấy rõ, chuyên giao quyềnSHCN bao gồm hai hình thức: chuyền nhượng quyền SHCN và chuyền quyền

sử dụng quyền SHCN Trong chương này tác giả luận văn muốn làm rõ các quy định pháp luật về chuyển giao quyền SHCN liên quan đến đối tượngSHCN là sáng chế và nhãn hiệu qua đó nhận diện các bat cập trong quy địnhpháp luật và đó chính là các rào cản trong quy định về hợp đồng CGCN cóliên quan đến quyền SHCN như đã nêu trong mục tiêu mà luận văn đề cập

2.1.1 Quy định pháp luật về chuyển nhượng quyền SHCN:

Hợp đồng chuyển nhượng quyền SHCN là hợp đồng dân sự theo điềuchỉnh của Luật dân sự là sự thỏa thuận giữa các bên dưới hình thức hợp đồng băng văn bản Theo hợp đồng đó, chủ sở hữu chuyền giao quyền sở hữu của mình cho cá nhân, tô chức khác quyền sở hữu đối tượng SHCN của minh.

Chủ thê của hợp đồng chuyền nhượng bao gồm các bên sau:

Thứ nhất: Bên chuyên giao (chủ sở hữu đối tượng SHCN) chủ sở hữu sáng chế hoặc nhãn hiệu: là tổ chức, cá nhân được cơ quan có thâm quyền cấpvăn bằng bảo hộ đối với sáng chế hoặc nhãn hiệu đối tượng sáng chế hoặcnhãn hiệu đã đăng ký quốc tế được cơ quan có thẩm quyền công nhận.

Việt Nam hiện nay chưa có một nhãn hiệu nào được coi là nhãn hiệu

nổi tiếng vì dé đáp ứng các tiêu chuẩn là nhãn hiệu nỗi tiếng theo quy định taiĐiều 75 Luật SHTT “tiêu chí đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng” thì không phải đơn giản Quá trình thẩm định tại cơ quan SHTT quốc gia (Cục SHTT) chỉcông nhận nhãn hiệu phổ biến mà chưa có nhãn hiệu nỗi tiếng trong quá trình

xét nghiệm.

Thứ hai, Bên nhận chuyển nhượng quyền SHCN:

37

Trang 40

Đề trở thành chủ thể nhận chuyền giao bên nhận cũng phải đáp ứng các

quy định của luật dân sự về chủ thé của hợp đồng, cụ thê:

Đối với bên nhận chuyền giao là cá nhân phải có năng lực pháp luậtdân sự và không thuộc các trường hợp bị mất hoặc bị hạn chế về năng lực

hành vi dân sự theo quy định của Luật Dân sự.

Như vậy đề một hợp đồng được giao kết ít nhất phải có 02 bên tham giavào thỏa thuận dân sự này đó là bên chuyển nhượng và bên nhận chuyênnhượng Do hợp đồng là một giao dịch dân sự vì thế nội dung hợp đồng phải đáp ứng các quy định của luật dân sự và có các nội dung bắt buộc phải có theo quy định tại Điều 140 Luật SHTT.

- Tên, địa chỉ đầy đủ của bên chuyên nhượng và bên được chuyển

nhượng;

- Căn cứ chuyền nhượng:

- Giá chuyển nhượng:

- Quyền và nghĩa vu của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng Căn cứ theo quy định trên thì điều khoản về các Bên kí kết hợp đồng

phải nêu rõ những nội dung:

Tên và địa chỉ đầy đủ của của bên chuyên nhượng và bên nhận chuyển nhượng trong đó tên, địa chỉ của bên chuyền nhượng phải khớp với thông tinghi trên văn bằng bảo hộ, trường hợp bên chuyên nhượng đã thay đổi tên, địachỉ phải tiễn hành thủ tục ghi nhận sửa đôi tên, địa chỉ trước khi được chấpnhận ghi nhận chuyên nhượng;

Trong phần này cũng phải ghi rõ tên và chức vụ của người đại diện mỗiBên ký hợp đồng phải ghi rõ chức vụ của người ký hợp đồng (người đại diện

theo pháp luật của các bên hoặc được người đại diện theo pháp luật ủy

quyên), nếu bên chuyển nhượng là cá nhân thì chữ ký trong hợp đồng phảikhớp với chữ ký trong đơn xác lập quyền Liên quan đến vấn đề người đạidiện ký hợp đồng đang là vấn đề gây khó khăn cho các bên nhất là đối với các

38

Ngày đăng: 22/07/2024, 22:34

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN