1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Quản lý khoa học và công nghệ: Giải pháp chính sách thúc đẩy đổi mới công nghệ trong công tác lưu trữ dữ liệu của cán bộ tại trường đại học (Nghiên cứu trường hợp Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn Hà Nội)

102 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giải pháp chính sách thúc đẩy đổi mới công nghệ trong công tác lưu trữ dữ liệu của cán bộ tại trường đại học (Nghiên cứu trường hợp Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn Hà Nội)
Tác giả Phạm Minh Huyền
Người hướng dẫn TS. Trịnh Ngọc Thạch
Trường học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn Hà Nội
Chuyên ngành Quản lý Khoa học và Công nghệ
Thể loại Luận văn Thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 102
Dung lượng 25,81 MB

Nội dung

LỜI CAM ĐOANLuận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản lý Khoa học và Công nghệ với đề tài“Giải pháp chính sách thúc đẩy đổi mới công nghệ trong công tác lưu trữ dữ liệu của cán bộ tại trường đạ

Trang 1

PHẠM MINH HUYÈN

GIẢI PHÁP CHÍNH SÁCH THÚC DAY DOI MỚI CÔNG NGHỆ TRONG

CÔNG TÁC LƯU TRỮ DỮ LIỆU CỦA CÁN BỘ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC

(Nghiên cứu trường hợp Trường Dai học KHAXH&NV, ĐHQGHN)

LUẬN VĂN THẠC SĨ

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Hà Nội - 2023

Trang 2

PHẠM MINH HUYÈN

GIẢI PHÁP CHÍNH SÁCH THÚC DAY DOI MỚI CÔNG NGHỆ TRONGCÔNG TÁC LƯU TRỮ DỮ LIỆU CỦA CÁN BỘ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC

(Nghiên cứu trường hợp Trường Đại học KAXH&NV, ĐHQGHN)

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý Khoa học và Công nghệ

Mã số: 8340412.01

Người hướng dẫn khoa học: TS Trịnh Ngọc Thạch

Hà Nội - 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOANLuận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản lý Khoa học và Công nghệ với đề tài

“Giải pháp chính sách thúc đẩy đổi mới công nghệ trong công tác lưu trữ dữ liệu

của cán bộ tại trường đại học (Nghiên cứu trường hợp Trường Đại học Khoa học

Xã hội và Nhân Văn Hà Nội) ”do tác giả thực hiện nghiên cứu dưới sự hướng dẫn

của TS Trịnh Ngọc Thạch.

Tôi xin cam đoan các thông tin được trình bày trong luận văn là trung thực, sốliệu thực tế được tiến hành khảo sát cung cấp thông tin đáng tin cậy Tôi xin chịu

trách nhiệm về dé tài nghiên cứu của minh.

Tác giả luận văn

Phạm Minh Huyền

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian thực hiện luận văn, tôi đã nhận được sự chỉ bảo và hướng dẫn

tận tâm của TS Trịnh Ngọc Thạch, tôi xin gửi tới thầy lời cảm ơn chân thành và sâusắc nhất

Ngoài ra, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô Khoa Khoa học Quản lý

đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ tôi trong thời gian tôi học cao học tại trường.

Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới tới thầy cô các Phòng ban như Phòng Đào tạo,Phòng Hành chính — Tổng hợp, Trung tâm Truyền thông và Công nghệ thông tin;thầy cô các Khoa, các bạn sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn

Hà Nội và Trung tâm Thư viện — Tri thức SỐ DHQGHN trụ sở tại nhà M-336Nguyễn Trãi đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình thực hiện luận văn này

Do hạn chế về thời gian tìm hiểu và thực hiện nên luận văn chắc chắn cònnhiều thiếu sót Tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy cô đề tôi có được

cái nhìn sâu sac hon về vân đê này.

Tác giả luận văn

Phạm Minh Huyền

Trang 5

MỤC LỤC

DANH MỤC CAC CHỮ VIET TẮTT - ¿St stEErrrrrrrrrrerrei 4M.9008)00/00 e0 5DANH MỤC CAC BANG, BIÊU DO c2: St Ertisrsrrrrrrerree 6

1 Lý do chọn đề tài - ¿5% +x£SE£EE£EESEE2E121717171711111211211 111111111 ty 7

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu 2 2 2 £+E+EE+EE2EE+EE2E£E£EEeEEeExeErrerrerree 9

3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên CỨU s5 + E1 9311911991 9 1 9v kg gi, 11

4 Phạm vi nghiÊn CỨU - 5 G + 1191 1 1 1 2v vn TH Hà HH HH nh nà 11

6 Cau hGi NGHIEN CUU 1n 11

7 Giả thuyết nghiên CUU ccceccecceccsscescssessessessessessesessesessessessesssssesssesseesessessesseeseaees 12

8 Phương pháp nghién CỨU - - 5 - 5 2c 1321183211 8393 1839113911883 8 11 11 11 vn rry 12

9 Kết cấu của Luận văn -::-222t22+ 2221322211127 11 tre 13

PHAN NOI DUNG c 1 Ả 14CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VE CHÍNH SÁCH DOI MOI CÔNG NGHỆTRONG CONG TÁC LƯU TRU DU LIEU CUA CÁN BỘ 14

LoL €9 ki 0 on 14

1.].] Khái niệm Chính SAH - «<< << c9 9511 1 ve 14 1.1.2 Công 'Ig HỆ SH TH HH HH ni 15

II ZN( 12.1 18 1.ố.ea 15

1.1.2.2 Các bộ phận cấu thành công ng hỆ -. - 2-52 2+5£+S£+Ee£EeEEeEtererzreses 16

1.1.2.3 Các đặc trưng của công 'IgHỆ ch HH HH key T7

1.1.3 D6i MOI CONG NNE ng .ố.Ặ 231.1.4 Chính sách đổi mới công nghệ trong công tác lưu trữ dữ liệu - 251.2 Đôi mới công nghệ trong bối cảnh hiện Nay 2-2 2s s2 s22 271.2.1 Cách mang Công nghiệp lan thứ 4 tác động đến đổi mới công nghệ 271.2.2 Doi mới công nghệ trong công tác lưu trữ dit liệu -©z©z5csz 55+: 301.2.3 Đánh giá chính sách đổi mới công nghệ trong công tác lưu trữ dữ liệu 32

Trang 6

1.3 Chính sách đổi mới công nghệ của Nhà nước trong nganh thư viện 33

0I298-45009:0009) c0 39

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH DOI MỚI CÔNG NGHỆTRONG CÔNG TÁC LƯU TRỮ DỮ LIỆU CỦA CÁN BỘ TRƯỜNG

ĐHKHXH&NVHN C11 11111191111 9111k HH ray 40

2.1 Thực trạng chính sách đổi mới công nghệ của DHQGHN trong công tác lưu trữ

Att LSU CTA CAN DG gi 40

2.1.1 Tổng quan về thư viện DHOGHN isescescessessesssessessessesssessessessesssessessessesssesseeses 40

2.1.2 Chính sách của DHOGHN trong công tác thư VIỆN - «<< << s++ 52

2.2 Thực trạng chính sách đổi mới công nghệ của Trường DHKHXH&NVHN về

céng tac luu trtt dit ligt cla CAN DG 0T 53

2.2.1 Thực trạng công tác lưu trữ dit liệu tại Phòng tư lIỆM «-<<<- 53

2.2.1.1 Tổng quan về Phòng Tur liệu Khoa 2- 2-52 ©52©52+££+£e£EezE+Eereersee 532.2.1.2 Đánh giá về nguồn nhân WUC vecceccsceccescescesssseeseesecsessessessesssessessessessessessesseaes 59

2.2.1.3 Quy trình lưu trữ, quan lý tài LIỆM nhi, ó0 2.2.1.4 Quy trình cho mượn, trả tài ỦIỆN St snnrhitrirerrrrrerrrerrrrrree 62

2.2.1.5 Nguôn tài liệu va phân bồ kinh phí cho việc bổ sung tài liệu - 642.2.2 Thông tin tài liệu số hóa trường ĐHKHXH@&NV -5-©5+©52+cs+csccsez 65

2.2.3 Phong Tu liệu cua Khoa Thông tin — Thư Vien -.c c5 SSSc +2 68

2.2.4 Trách nhiệm và vai tro cua lãnh đạo quan lý tại các don vi Ado tạo 69 2.2.5 Thực trạng Phong Tư liệu Khoa từ đánh giá của người dùng tín 69

2.2.6 Những han chế dang tôn tại của Phong Tur liệu Khoa -. -:- 5: 74TIEU KET CHUONG 2.00 76

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP CHÍNH SÁCH DOI MỚI CÔNG NGHỆ NHẰMNÂNG CAO HIỆU QUA TRONG CÔNG TÁC LƯU TRU DU LIEU CUACÁN BO TẠI TRƯỜNG ĐHKHXH&NVHN c5 22 S2 ccxcsecszcse2 773.1 Kiện toàn hệ thống Phong Tư liệu theo hướng hiện đại, thân thiện 77B11 VE CO SO Php nruỤỤ 773.1.2 Đầu tư nguồn nhân le cecceccesscsccessessesseessessessesssessessesssssessessecsssessessessesseeseess 793.1.3 Ứng dụng công nghệ thÔng fỈH cv kg re 60

Trang 7

3.2 Đầu tư kinh phi cho hoạt động đổi mới công nghệ -2- 2 2 5252 813.3 Tạo môi trường mở, liên kết giữa các don vị và mở rộng hợp tác quốc tế 81

3.4 Chính sách sở hữu trí tuệ trong hoạt động thư viện - -+++-<++s+2 83

3.5 Lợi ích của thúc đây DMCN trong công tác lưu trữ dữ liệu của cán bộ 86TIEU KET CHUONG 3 1 874009/9005 88DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO cc¿5552+2£xvvsrtxvrsrrrvrrrrrree 90PHU LUC: PHIẾU PHONG VAN CÁN BO PHU TRÁCH PHÒNG TƯ LIỆU 94

Trang 8

DANH MỤC CÁC CHU VIET TAT

CNTT Công nghệ thông tin

CMCN 4.0 Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4

ĐHQGHN Đại học Quốc gia Hà Nội

ĐHKHXH&NVHN Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội

ĐMCN Đổi mới công nghệ

ESCAP Economic and Social Commission for Asia and the Pacific

Uy Ban Kinh Tế va Xã Hội Chau A Thai Bình Dương

GDDH Giáo dục đại học

KH&CN Khoa học và Công nghệ

NATIF Quỹ Đồi mới công nghệ quốc gia

National Technology Innovation Foundation

NCKH Nghiên cứu khoa hoc

R&D Nghiên cứu và phát triển

Research and Development

Trang 9

DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1 Quá trình biến đổi của một công nghệ . 2-2 2 ©522+2x++zxszze 16 Hình 1.2 Sơ đồ phát triển công nghệ nội sinh 2-2-2 + 2 +E£+E£E£zE£££++£zzc+2 18 Hình 1.3 Chuỗi phát triển của phan con nguOi cccccccscecsesssesseessesseessesstessessesseesseeseee 19 Hình 1.4 Chuỗi phát triển của phan thông tin - 2 5¿+£++z+z++zxz+zxrcszeex 19 Hình 1.5 Chuỗi phát triển của phần tổ chức ¿- 2 ¿++++++++zx+rx+rxzrxerreers 19 Hình 1.6 Sơ đồ phát triển công nghệ ngoại sinh -2- + ©¿22+z22x+2zxz+zscee 20 Hình 1.7 Vòng đời của một công nghỆ - - - + 2+2 E31 E + ESEESsEEersekreerereeere 22 Hình 2.1 Lich sử xây dựng và phát triển của Trung tâm Thư viện — Tri thức số 41 Hình 2.2 Số liệu về tài nguyên thông tin được cập nhật trên website của Trung tâm 44

Hình 2.3 Trung tâm Thư viện và Tri thức số - ĐHQGHN xếp vị trí số 1 ở Việt Nam về kho thu 10:8 0008) NNNỹn : 45

Hình 2.4 Trung tâm Thư viện và Tri thức số - ĐHQGHN xếp vị trí 49 về thư viện số nội sinh toàn cầU -¿ - -k+StkSkEEESEESEEEXEEEEEE11E1111111111111 1111111111111 1111111 Errki 46

Hình 2.5 Số lượng giáo trình, sách tham khảo được số hóa của các đơn vị thành viên trực thuộc DHQGHN được công bố trên nền tảng VNU-ÏIC ccs<ccsssxxsses 47 Hình 2.6 Một số Phòng Tư liệu của các Khoa 5+ + sseerseersrerrreers 56

Hình 2.7 Nội quy Phong Tư liệu KhOa 5 5 22+ * 3£ +E+EESeE+eeEeeeseerrreeeerrke 58 Hình 2.8 Quy trình lưu trữ tai liệu của Phong Tư liệu Khoa 55-5 < 5-52 60

Hình 2.9 Hình anh Số lưu trữ tài liệu của Phòng Tư liệu Khoa Ngôn ngữ học 61 Hình 2.10 Hình ảnh tài liệu được lưu trữ trên phần mềm Excel của Phòng Tư liệu

giáo trình dai học cho thư viện ĐHQGHN - Ác n1 * SH Hy 66

Hình 3.1 Thuyết nhu cầu của Maslow ssesssessesssessssssesssessecsssssecsssesecssessesssessessseesesees 78

Trang 10

DANH MỤC CAC BANG, BIEU DO Bang 1.1 Bang danh mục các nhiệm vụ trọng tâm triển khai chương trình chuyên đổi

số ngành thư viện giai đoạn 2021 - 2025 - 2 +¿+E£+E++E£2EE+EE+EE+EEerkrrkrred 37 Bảng 2.1 Bảng xếp hạng kho tài liệu nội sinh của ĐHQGHN - 44 Bảng 2.2 Số lượng tài liệu chưa có theo thống kê của Thư viện DHQGHN thời điểm

Biểu đồ 2.9 Mức độ hài lòng của sinh viên về chất lượng dịch vu Phong Tư liéu 74

Trang 11

PHẢN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Công tác lưu trữ dữ liệu là ngành khoa học đặc biệt, có vai trò quan trọng trong

việc công tác đào tạo, nghiên cứu ở mọi lĩnh vực ngành nghề, hoạch định chính sách,

chiến lược phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Đối với lĩnh vực khoa học công nghệ, lưu trữ tài nguyên thông tin cũng có những giá trị đặc biệt, tính kế thừa trong nghiên cứu khoa học là một yêu cầu bắt buộc Ở mọi lĩnh vực, các nhà nghiên cứu đều tìm hiểu về kết quả nghiên cứu có liên quan của những người đi trước dé làm cơ sở lý luận, phân tích hướng nghiên cứu cho đề tài của mình Vì vậy, trong thời đại chuyên đổi số đang diễn ra mạnh mẽ và có tầm ảnh hưởng lớn đến lĩnh vực khoa học công nghệ thì sau khi các đề tài nghiên cứu khoa học được

ứng dụng vào thực tiễn đều được lưu trữ và trở thành tài liệu tham khảo cho các đề tài

nghiên cứu tiếp theo.

Đối với lĩnh vực kinh tế, các thông tin trong đữ liệu lưu trữ thường xuyên được khai thác và sử dụng cho việc xây dựng các đề tài, dự án, kế hoạch phát triển kinh tế

phù hợp với điều kiện của từng tổ chức, từng địa phương, từng vùng như khai thác số

liệu về tình hình kinh tế, xã hội, dân số, điều kiện thé nhưỡng, để xây dựng kế hoạch

và lựa chọn dự án quy hoạch phù hop va có tính khả thi.

Lưu trữ tài nguyên thông tin đối với lĩnh vực văn hóa — xã hội phục vụ cho việc nghiên cứu văn hóa, tín ngưỡng của các dân tộc, văn hóa vùng miền góp phần giới thiệu những nét đẹp văn hóa truyền thống đến đông đảo bạn bè trong và ngoài nước Các tài nguyên thông tin này còn là tài liệu tham khảo cho các nhà khoa học, học viên,

sinh viên nghiên cứu trong lĩnh vực văn học, du lịch, lịch sử Trong lĩnh vực quan lý

xã hội cũng vậy, dữ liệu lưu trữ cung cấp những thông tin đáng tin cậy, là cơ sở để Đảng, Nhà nước giải quyết chế độ chính sách cho các đối tượng khó khăn trong xã hội,

những người có công,

Việc khai thác và sử dụng tài nguyên thông tin được lưu trữ giúp cho Nhà nước, các tỉnh, các cơ quan, các cơ sở đảo tạo, viện nghiên cứu, tiết kiệm được rất nhiều thời gian, công sức và tiên của Ngoài ra đôi với các doanh nghiệp, dữ liệu lưu trữ còn

Trang 12

là kho tàng thông tin về công nghệ, kinh nghiệm, bí quyết sản xuất, kinh doanh; giúp

doanh nghiệp có nhiều kinh nghiệm quản lý và bắt kịp với các công nghệ hiện đại.

Hiện nay trong xu thế hội nhập quốc tế, đứng trước nhu cầu đổi mới các cấp, các

ngành cần bố trí cán bộ làm công tác lưu trữ đúng nghiệp vụ, chuyên môn; cần quan tâm đến đào tạo, đạo tạo lại, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ như tổ chức các buổi tập huấn, hội thảo về công tác này Bên cạnh đó, người quản lý cũng phải có nhận thức đúng đắn về vai trò của công tác lưu trữ dữ liệu.

Công tác thu thập, bổ sung, chỉnh lý, bảo quản và khai thác sử dụng dữ liệu lưu trữ luôn được các đơn vi quan tâm, tuy nhiên ở một số đơn vị việc đầu tư kinh phí để thực hiện còn khó khăn, cơ bản chưa hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu khai thác dữ liệu

lưu trữ của người dùng tin Bên cạnh đó, công tác lưu trữ đữ liệu tại các đơn vị vẫn còn

những hạn chế, như việc bố trí cán bộ chưa đúng nghiệp vụ chuyên môn, một số cán

bộ, công chức, viên chức chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của công tác lưu trữ

dữ liệu hay năng lực công nghệ của cán bộ còn hạn chế chưa đáp ứng đủ khả năng chuyên môn dé hoàn thành công việc.

Từ những phân tích trên, ĐMCN trong công tác lưu trữ dữ liệu có vai trò rất quan trọng trong tất cả các lĩnh vực, các cấp, các ngành và bao gồm cả ngành giáo dục tại các trường đại học Có nhiều vấn đề quan trọng được đặt ra khi các trường đại học Việt Nam thúc day DMCN trong công tác lưu trữ dữ liệu, cụ thể như sau: Tại sao các trường đại học cần phải ĐMCN? Những lợi ích mà trường đại học mong muốn đạt

được? Giải pháp chính sách thúc day DMCN có tác động như thé nào trong công tác

lưu trữ dữ liệu của cán bộ? Những câu hỏi này sẽ phần nào được phân tích, luận giải qua việc triển khai các nội dung nghiên cứu cụ thể của luận văn Xuất phát từ thực tẾ, tác giả lựa chọn nghiên cứu đề tài “Giải pháp chính sách thúc đẩy đổi mới công nghệ trong công tác lưu trữ dữ liệu của cán bộ tại trường dai học (Nghiên cứu trường hop Trường Dai học Khoa học Xã hội và Nhân Van Ha Noi)” Lý do tác giả chon chủ đề nghiên cứu này bởi đây là một chủ đề mới, khảo sát thực tế, tác giả nhận thấy hiện nay chưa có một công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về chủ đê này.

Trang 13

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu

Một số công trình nghiên cứu liên quan đến chính sách đổi mới công nghệ trong công tác lưu trữ dữ liệu:

Tác giả Lê Văn Viết (2012) với đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ về “Nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin và các giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức, hoạt

động của thư viện cấp huyện ” Đề tài cho ta thấy các thư viện vẫn còn khá lúng túng

trong quá trình tin học hoá thư viện Mọi hoạt động hoàn toàn phụ thuộc vào Trung

tâm Văn hoá Nguyên nhân chính của tình trạng này là do nguồn tài chính thư viện chưa đảm bảo; hạn chế về kiến thức, kỹ năng chuyên môn và CNTT, cùng với sự thụ động của đội ngũ người làm thư viện đã trở thành những rào cản ảnh hưởng đến hiệu quả ứng dụng CNTT trong các thư viện quận, huyện hiện nay Từ đó, tác giả đưa ra các

giải pháp đây mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong thư viện quận, huyện: Xây

dựng kế hoạch chiến lược ứng dụng CNTT; Phát triển và đa dạng hoá các sản phẩm và dịch vụ thông tin dựa trên CNTT; Nâng cao khả năng chia sẻ nguồn tài nguyên thông tin; Tuyển dụng đội ngũ viên chức quản lý; Đầu tư kinh phí cho hoạt động ứng dụng

CNTT.

Tác gia Trần Văn Hải (2017), trong bài viết “Bảo hộ quyển tác giả trong việc xây dựng tài nguyên giáo dục mở” đăng trên Tạp chí Pháp luật và Thực tiễn, số 4/2017, ISSN 2525-2666 Bài viết phân tích quy định quốc tế và kinh nghiệm của một

số quốc gia về truy cập mở và tài nguyên giáo dục mở nhăm hạn chế việc xâm phạm quyền tác giả trên internet, đề xuất giải pháp xây dựng thư viện số trong các trường đại

học tại Việt Nam.

Tác giả Ngô Chí Tùng (2019), Bộ Tài Chính là đơn vị chủ trì đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Gidi pháp thúc day việc ứng dung công nghệ thông tin vào công tác lưu trữ

của ngành Tài chính” Đề tài đã phân tích cơ sở lý luận và pháp lý trong công tác lưu

trữ điện tử; những nguyên tắc, quy trình nghiệp vụ, những quy định, hướng dẫn đang

áp dụng cho công tác lưu trữ điện tử hiện nay Kinh nghiệm của một số nước (Hàn

Quốc, Singapore) vé ứng dụng CNTT vào công tác lưu trữ va đưa ra một số bài học

kinh nghiệm có thé áp dụng đối với Việt Nam Theo đó dé ứng dụng CNTT vào công

tác lưu trữ cần: Đầu tư nguồn lực, thực hiện theo định hướng, lộ trình chuyển đổi số

9

Trang 14

của Chính phủ; hoàn thiện các quy định về pháp lý, có tầm nhìn cho công tác lưu trữ

theo hướng hiện đại hóa, phát triển các dịch vụ công trực tuyến và các ứng dụng nghiệp vụ trên nền tảng ứng dụng di động; khuyến khích các khởi nghiệp công nghệ số

dé đổi mới và sáng tạo ra các sản phẩm; xây dựng triển khai chính sách dao tạo cán bộ thu hút nguồn lực có chất lượng cao làm công tác lưu trữ trong ngành Tài chính; xây dựng nền tảng hạ tầng kỹ thuật; thiết kế xây dựng và vận hành các hệ thông chống lại các mối đe dọa trên mạng và bảo vệ dữ liệu của người dân, doanh nghiệp và ngành Tài chính Từ các cơ sở đó, đưa ra một số giải pháp chính sách, đề xuất cho lãnh đạo Bộ Tài chính để quản lý thống nhất công tác lưu trữ điện tử phục vụ cho hoạt động quản

lý, điều hành của cơ quan của ngành Tài chính.

Tọa đàm “Chuyển đổi số trong lưu trữ: Không còn khoảng cách" được Trung tâm Lưu trữ quốc gia I thuộc Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước tổ chức ngày 19/11/2021 tại Hà Nội Tọa đàm là dịp để các chuyên gia ngành di sản, thư viện và lưu trữ đã bàn

về các nội dung: Xu thế của chuyền đổi số trong lưu trữ, đặc biệt trong hoạt động giới thiệu tài liệu đến công chúng; những cơ hội và thách thức của chuyên đổi số ngành lưu

trữ; chia sẻ kinh nghiệm của các đơn vi, cá nhân; đưa ra giải pháp trong thời gian tới.

Đề chuyên đổi số trong ngành lưu trữ thì trước hết chúng ta cần phải chuyển đổi về nhận thức của các cán bộ, nhân viên Trong thời đại công nghệ số, tài liệu của ngành lưu trữ cần phải được phục vụ đến đông đảo công chúng trong nước và quốc tế Các

chuyên gia đều thống nhất quan điểm cần phải mở các dịch vụ trực tuyến về tra cứu,tìm kiếm, sao chép, biên dịch thông tin đữ liệu Thay vì đến các trung tâm lưu trữ tìm

kiếm dữ liệu, thì thông qua công nghệ, người dùng từ mọi miền đất nước có thé dễ

dàng tiếp cận thông tin.

Từ các công trình nghiên cứu trên, tác giả thấy được các nhà nghiên cứu rấtquan tâm đến DMCN trong công tác lưu trữ khi chuyên đổi số đang diễn ra mạnh mẽ ở

mọi lĩnh vực Vấn đề nghiên cứu của tác giả có sự khác biệt so với các nghiên cứu trên,

đó là đề xuất giải pháp hoàn thiện chính sách DMCN nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác lưu trữ tài nguyên thông tin ở phòng tư liệu (Thư viện Khoa) phục vụ công

tác dao tạo và nghiên cứu khoa học tại Khoa là các đơn vi đào tạo trực thuộc trường

DHKHXH&NVHN, DHQGHN.

10

Trang 15

3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu: Đề xuất giải pháp thúc đây chính sách DMCN trong công tác lưu trữ dữ liệu của cán bộ tại tường DHKHXH&NVHN.

Đề đạt được mục tiêu trên, tác giả đã dé ra các nhiệm vụ nghiên cứu như sau:

+ Làm rõ cơ sở lý luận về chính sách DMCN trong công tác lưu trữ dit liệu.

+ Nghiên cứu các chính sách của Nhà nước về ĐMCN trong ngành thông tin - thư

viện.

+ Phân tích chính sách DMCN của DHQGHN về việc t6 chức và hoạt động của

Trung tâm Thư viện - Tri thức sé.

+ Khảo sát, phân tích và đánh giá chính sách ĐMCN trong công tác lưu trữ dữ liệu của cán bộ tại phòng tư liệu (Thư viện Khoa) trường DHKHXH&NVHN.

+ Đề xuất giải pháp hoàn thiện chính sách DMCN trong công tác lưu trữ dữ liệu tại các đơn vi đào tao trực thuộc trường DHKHXH&NVHN.

4 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu:

- Pham vi nội dung: Các giải pháp thúc day chính sách DMCN trong công tác lưu trữ dữ liệu của cán bộ tại các đơn vi dao tạo trực thuộc trường DHKHXH&NVHN.

- Phạm vi thời gian: Từ năm 2017 - 2023.

- Phạm vi không gian: Các Khoa là đơn vị đào tạo; các Phòng ban như Phòng Hành

chính, Phong Dao tao của trường DHKHXH&NV; thư viện của ĐHQGHN ở nhà M,

336 Nguyễn Trãi.

5 Mẫu khảo sát

Khảo sát cán bộ phụ trách quản lý phòng tư liệu Khoa (Thư viện Khoa) và sinh

viên của 17 đơn vị dao tạo thuộc trường DHKHXH&NV, DHQGHN (bao gồm 1 Viện,

1 Bộ môn và 15 Khoa) Cán bộ của Thư viện DHQGHN, khu vực Dịch vụ Tri thức Tự nhiên và Khoa học Xã hội.

6 Câu hỏi nghiên cứu

Câu hỏi nghiên cứu chủ đạo: Cần có những giải pháp như thế nào dé thúc day chính sách DMCN trong công tác lưu trữ dữ liệu của cán bộ tại trường

DHKHXH&NVHN?

11

Trang 16

Cau hỏi nghiên cứu phụ:

- Thực trạng chính sách DMCN của can bộ trong công tác lưu trữ dữ liệu tại

trường ĐHKHXH&NVNN hiện nay đang được triển khai như thé nao và tạo ra những

tác động gì đến các hoạt động chức năng của ĐHKHXH&NVHN?

- Với các giải pháp thúc đây chính sách DMCN trong công tác lưu trữ dit liệu của

cán bộ, DHKHXH&NVHN gặp những rào cản nao trong việc thực thi các chính sách ĐMCN?

7 Giả thuyết nghiên cứu

Giả thuyết chủ đạo: Thông qua các giải pháp cụ thể như: (1) Hoàn thiện về quy định quan lý trong tổ chức bộ máy và nhân sự; (2) Các biện pháp đầu tư kinh phí và tổ chức, chỉ đạo ứng dụng công nghệ trong công tác lưu trữ dữ liệu; (3) Nâng cao trình

độ, kỹ năng cho đội ngũ cán bộ làm lưu trữ về quản lý, chuyên môn và CNTT; (4)

Nâng cao chất lượng tuyên dụng nguồn nhân lực, ưu tiên nhân lực có chuyên môn trong công tác lưu trữ dữ liệu tại tường ĐHKHXH&NVHN.

- Bên cạnh những tác động tích cực, các giải pháp thúc day chính sách DMCN trong

công tác lưu trữ dữ liệu của cán bộ tại tường ĐHKHXH&NVHN vẫn còn những hạn

chế nhất định liên quan đến mục tiêu của người quản lý; nguồn nhân lực khó đào tạo lại, luân chuyên vi trí công việc cũng không phải dé dàng: kinh phí tổ chức thực hiện

8 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp phân tích tài liệu: Xem xét các văn bản chính sách có liên quan, đồng thời kế thừa và sử dụng phân tích các nguồn tư liệu khác như các bài báo, tạp chí,

kỷ yếu hội thảo, các công trình nghiên cứu trong nước và nước ngoài, các báo cáo liên

quan.

Phương pháp điều tra bảng hỏi: Tác giả tiễn hành điều tra bảng hỏi với kết quả thu về được 629 phiếu trả lời của sinh viên thuộc 17 đơn vị đào tạo trường

12

Trang 17

ĐHKHXH&NVNN (mỗi Khoa tối thiểu là 20 phiếu khảo sát), sinh viên là đối tượng được nhà trường đào tạo với chỉ tiêu tuyển sinh lớn hơn rất nhiều so với bậc sau đại học, đây cũng là đối tượng trực tiếp sử dụng nhiều đến phòng tư liệu (Thư viện Khoa) Việc khảo sát băng bảng hỏi được tiến hành bằng cách gửi phiếu khảo sát online qua email đến đối tượng được hỏi để xin ý kiến Thông tin khảo sát đảm bảo nguyên tắc khuyết danh của người trả lời để đảm bảo kết quả khảo sát thu được các thông tin chân

thật và có giá tri.

Phương pháp phỏng vấn sâu: Tác giả phỏng van sâu 17 đối tượng là cán bộ phụ trách trực tiếp phòng tư liệu (Thư viện Khoa), trường DHKHXH&NVHN Cán bộ công tác ở Trung tâm thư viện — Tri thức số của DHQGHN, cơ sở khu vực Dịch vụ tri

thức Tự nhiên và Khoa học Xã hội.

Kỹ thuật xử lý thông tin: Các phiếu điều tra được tiến hành xử lý, phân tích kết qua

trên máy tính.

9 Kết cấu của Luận văn

Phần mở đầu Nội dung nghiên cứu Luận văn kết cầu thành 3 chương:

Chương 1 Cơ sở lý luận về chính sách thúc đây DMCN trong công tác lưu trữ

dir liệu của cán bộ

Chương 2 Thực trạng chính sách ĐMCN trong công tác lưu trữ dữ liệu của cán

bộ tại tường ĐHKHXH&NVHN.

Chương 3 Giải pháp chính sách DMCN nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác

lưu trữ dữ liệu của cán bộ tại trường DHKHXH&NVHN.

Kết luận

13

Trang 18

PHAN NOI DUNGCHUONG I: CO SO LY LUAN VE CHINH SACH DOI MOI CONG NGHE

TRONG CONG TAC LUU TRU DU LIEU CUA CAN BO

1.1 Cac khai niém

1.1.1 Khái niệm chính sách

Vũ Cao Đàm đã đưa ra và phân tích các cách tiếp cận để xem xét khái niệm

“chính sách” như tiếp cận chính tri học, tiếp cận xã hội học, tiếp cận nhân học vànhân học xã hội, tiếp cận tâm lý học, tiếp cận kinh tế học, tiếp cận đạo đức học, tiếpcận lý thuyết trò chơi, tiếp cận hệ thống, tiếp cận khoa học pháp lý, tiếp cận tổnghợp Tổng hợp từ tất cả các cách tiếp cận trên, tác giả Vũ Cao Đàm (2011) đưa rađịnh nghĩa: “Chính sách là một tập hợp biện pháp được thể chế hóa, mà chủ thêquyền lực hoặc chủ thé quản lý đưa ra, trong đó tạo sự ưu đãi đối với một hoặc một

số nhóm xã hội, kích thích vào động cơ hoạt động của họ, định hướng hoạt độngcủa họ nhằm thực hiện một mục tiêu ưu tiên đó trong chiến lược phát triển của một

hệ thống xã hội” [21, tr 29] Mọi chính sách đều có một khung mẫu nhất định,khung mau của chính sách có cau trúc gồm bốn tang:

Triết lý - philosophy: Là tầm tư tưởng, tầm quan trọng nhất của chính sách,

chi phối các tang dưới, đây là tư tưởng cốt lõi về mục tiêu phát triển của hệ thống.Triết lý của chính sách được chia ra làm triết lý mục tiêu và triết lý phương tiện

Hệ quan điểm - conception: Những triết lý cụ thé về từng mặt của chính sách;cũng giống với triết lý, hệ quan điểm bao gồm hệ quan điểm mục tiêu và hệ quanđiểm phương tiện

Hệ chuẩn mực - norm: Những quy tắc ứng xử được một cộng đồng thừa nhận

và được sử dụng đề điều chỉnh hành vi

Hệ khái niệm - notions: Mỗi chính sách đều có một hệ khái niệm đặc trưng bịchỉ phối bởi triết lý của chính sách

Về đặc điểm của chính sách, Vũ Cao Dam (2011) xem chính sách là một thiết

chế xã hội, bao gồm:

- Tập hợp những biện pháp mà chủ thể quyền lực hay chủ thể quản lý đưa ra,

được thé chế hóa thành những quy định có giá trị pháp lý nhăm thực hiện chiếnlược phát triển của một hệ thong theo mục đích của chủ thé

- Các biện pháp ưu đãi có tác dụng kích thích động cơ hoạt động của nhóm

14

Trang 19

được ưu đãi, đây là nhóm có vai trò then chốt trong việc thực hiện các mục tiêu pháttriển hệ thống nhằm thực hiện mục tiêu phát triển của hệ thống theo chiến lược màchủ thê quản lý đã đề ra.

- Tạo ra một sự phân biệt đối xử của chủ thể quyền lực hay chủ thé quan ly đốivới các nhóm xã hội khác nhau Trong sự phân biệt đối xử đó, chủ thể quản lý có sự

ưu đãi hơn so với các nhóm đối tượng xã hội khác

- Tạo ra những biến đổi xã hội phù hợp với mục tiêu mà chủ thể chính sáchvạch ra đề thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của mục tiêu phát triển toàn hệ thống

Qua tìm hiểu, tác giả cho rằng “Chính sách là tập hợp những biện pháp và kếhoạch cụ thé do chủ thé quản lý đề ra dựa vào đường lối chính trị chung và tình hìnhthực tế, để điều khién đối tượng quản lý thực hiện các hoạt động nhằm đạt đượcmục tiêu của tô chức”

1.1.2 Công nghệ

1.1.2.1 Khai niệm công nghệ

Quan niệm về công nghệ rất đa dạng, mỗi nhà nghiên cứu sẽ có cách tiếp cậnkhác nhau Trên quan điểm tiếp cận thuật ngữ công nghệ phù hợp với hướng nghiêncứu của luận văn, đưới đây là hai quan điểm về công nghệ mà tác giả hướng tới

Trong bài giảng học phần Quản lý Công nghệ của TS Nguyễn Đình BìnhCông nghệ dùng dé chỉ hoạt động trong mọi lĩnh vực có áp dụng những kiến thức

là kết quả của NCKH ứng dụng nhằm mang lại hiệu quả cao hơn trong hoạt động

của con người” [9, tr 2].

Ngoài ra, Uy Ban Kinh Tế và Xã Hội Châu A Thái Bình Dương (Economic and

Social Commission for Asia and the Pacific - ESCAP) định nghĩa về công nghệ nhưsau: “Công nghệ là kiến thức có hệ thống về quy trình và kỹ thuật dùng dé chế biếnvật liệu và xử lý thông tin Công nghệ bao gồm kiến thức, kỹ năng, thiết bị, phươngpháp và các hệ thống dùng trong việc tạo ra hàng hoá và cung cấp dịch vụ” [32].Theo định nghĩa này, không chỉ sản xuất vật chất mới dùng đến công nghệ mà mởrộng ra là tất cả các hoạt động xã hội ví dụ như các công việc văn phòng, dịch vụngân hang, bảo hiểm, công tác lưu trữ, giáo duc dao tao,

Mỗi cách tiếp cận sẽ đưa ra một khái niệm công nghệ khác nhau, tuy nhiên xéttong quát các quan điểm thì công nghệ bao gồm một bộ biến đổi (trong đó có máymóc, thiết bị, con người, thông tin, ) thực hiện chức năng biến đổi đầu vào thành

15

Trang 20

dau ra theo một quy trình để tao ra sản phẩm có giá trị Việc quản lý tốt và vận hànhmột cách có hiệu quả công nghệ để đánh giá quản lý chất lượng đồng bộ (TotalQuality Management), điều này có nghĩa là cần phải quản lý mọi thành phần cấuthành và các yếu tổ có liên quan đến công nghệ đó Dưới đây là sơ đồ quá trình biến

đôi của một công nghệ:

Đâu vào Đâu ra

— Bộ biến đổi ——

Hình 1.1 Quá trình biến đỗi của một công nghệ

1.1.2.2 Các bộ phận cấu thành công nghệ

Theo Sharif (Management of Technology for Developing Coutries) thì mỗi

công nghệ, dù là công nghệ đơn giản cũng phải gồm có bốn thành phần Các thànhphần này hàm chứa trong vật tư kỹ thuật, trong khả năng của con người, trong các

dữ liệu hay còn gọi là phần thông tin và khung thê chế hay là phần tô chức Phần vật

tư kỹ thuật còn có tên gọi khác là phần cứng, các phần còn lại là phần mềm

Phần vật tư kỹ thuật (Technoware - T): Công nghệ được thể hiện trong vật

tư kỹ thuật bao gồm các công cụ, máy móc thiết bị, phương tiện, các cấu trúc hạtầng xây dựng như nhà xưởng, Trong công nghệ sản xuất, phần vật tư kỹ thuậtthường làm thành dây chuyền dé thực hiện quá trình biến đổi hay còn gọi là dâychuyền công nghệ, quy trình công nghệ phải nhất định và đảm bảo tính liên tục

trong quá trình hoạt động của công nghệ đó.

Phần con người (Humanware - H) thành phan của công nghệ được hàm chứatrong khả năng công nghệ của con người qua vận hành sử dụng công nghệ, được théhiện trong quá trình con người được đảo tạo để có sự hiểu biết về kiến thức, kinhnghiệm, kỹ năng, tính sáng tạo, khả năng phối hợp, khả năng lãnh đạo, hình thành

văn hóa môi trường làm việc, được học hỏi và tích lũy trong quá trình vận hành

và sử dụng công nghệ đó.

Phần thông tin (Inforware - I) thành phần của công nghệ được hàm chứatrong các dữ liệu đã được tư liệu hoá dé sử dụng trong các hoạt động với công nghệ,

16

Trang 21

bao gồm các dit liệu về máy móc, về phần con người va phần tổ chức như các lýthuyết, phương pháp, công thức, các thông số và các bí quyết công nghệ

Phần tô chức (Orgaware - O) công nghệ hàm chứa trong khung thé chế déxây dựng cấu trúc tô chức: những quy định về trách nhiệm, quyền hạn, mối quan hệ,

sự phối hợp của các cá nhân hoạt động trong công nghệ, kể cả những quy trìnhtuyến dụng, đảo tạo, đề bạt, thù lao, khen thưởng kỷ luật và sa thải phần COn người,

bố trí sắp xếp thiết bị nhằm sử dụng tốt nhất phần vật tư kỹ thuật và phần con

người.

Công nghệ nào cũng có đầy đủ 4 thành phần trên, các thành phần này có quan

hệ mật thiết, bố sung cho nhau, nếu thiếu một thành phần nào đó thì công nghệkhông thể thực hiện được chức năng biến đồi dé tạo ra giá tri

1.1.2.3 Các đặc trưng của công nghệ

Các đặc trưng của công nghệ bao gồm: Thứ nhất là chuỗi phát triển của cácthành phần công nghệ; thứ hai là Mức độ phức tạp của các thành phần công nghệ;thứ ba là Độ hiện đại của các thành phần công nghệ; cuối cùng là Vòng đời của một

công nghệ.

Đề phân tích chuỗi phát triển của các thành phần công nghệ, trước tiên cần tìmhiểu thế nào là công nghệ nội sinh và công nghệ ngoại sinh hay còn được gọi làcông nghệ chuyển giao Công nghệ được nghiên cứu ở một quốc gia và được triểnkhai áp dụng ở chính quốc gia đó gọi là công nghệ nội sinh đối với quốc gia đó Từ

ý tưởng nghiên cứu tạo ra công nghệ đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước vàthị trường nước ngoài, tiếp đến là giai đoạn thiết kế và chế tạo thử sản phẩm détrình diễn sử dung, đánh giá hiệu qua của công nghệ đã đáp ứng chất lượng thiết kế,

sau bước này thì công nghệ mới đã được tạo ra, sau đó công nghệ được đưa vào sản

xuất để cung cấp ra thị trường, tiếp đến công nghệ được truyền thông rộng rãi đếnngười tiêu dùng Bất cứ công nghệ nào sau một khoảng thời gian đưa ra thị trường

sẽ được người áp dụng công nghệ cải tiến dé phát triển công nghệ ở mức độ thíchhợp cao hơn với nhu cầu và đánh giá chất lượng từ người tiêu dùng Dưới đây là sơ

đô về chuỗi phát triển công nghệ nội sinh:

17

Trang 22

mức độ thích hợp cao hơn.

- Tận dung các nguồn lực sẵn có ở trong nước, tạo việc làm, tăng thu nhập chongười lao động, qua đó thúc đây tăng trưởng nên kinh tế trong nước, bên cạnh đótiết kiệm được ngoại té

- Nếu trình độ nghiên cứu và triển khai công nghệ đạt trình độ tiên tiễn, có théxuất khâu công nghệ, mang lại nhiều lợi ích; các cơ quan nghiên cứu và triển khaithông qua thực hành nghiên cứu sáng tạo công nghệ mới có điều kiện tích luỹ kinh

nghiệm, nâng cao trình độ.

Nhược điểm:

- Có nhiều rủi ro vì nghiên cứu có thé không thành công và dé nghiên cứu thành

công đòi hỏi thời gian và chi phí.

- Nếu trình độ nghiên cứu và triển khai không cao, công nghệ tạo ra sẽ ít giá trị,gây lãng phí do không thể sử dụng, nhất là trong điều kiện nền kinh tế hội nhập,công nghệ lạc hậu tạo ra sản phẩm không thể cạnh tranh trên thị trường ngay ở

trong nước.

18

Trang 23

là thạc sĩ, tiến sĩ Với kiến thức trang bị qua quá trình đào tạo con người tham gia

vào các công nghệ, trong quá trình đó với sự tích lũy kinh nghiệm, kỹ năng của họ

được nâng cấp và phát triển hơn

Chuỗi phát trién công nghệ thông tin không có kết thúc, vì các thông tin có thé

sử dụng đồng thời trong nhiều công nghệ

Kiêm tra

(Nguồn: Bài giảng Quản lý Công nghệ cua TS Nguyễn Đình Binh)Hình 1.5 Chuỗi phát triển của phần tổ chức

19

Trang 24

Chuỗi phát triển của phần tổ chức khởi đầu từ việc nhận thức nhiệm vụ củahoạt động, trên cơ sở đó tiễn hành bước chuẩn bị, thiết kế khung tô chức, bố trínhân sự, sau đó tổ chức bắt đầu hoạt động theo chức năng Trong quá trình điềuhành hoạt động, tô chức được theo dõi, phản hồi dé điều chỉnh cho phù hợp với điềukiện thay đổi cả bên trong lẫn bên ngoài.

Từ những tồn tại thực tế đang diễn ra về công nghệ nội sinh như khả năngnghiên cứu không thành công vì van đề về chi phí, thời gian, nguồn nhân lựcKH&CN chất lượng cao không đủ và không đảm bảo cho việc nghiên cứu tạo racông nghệ đáp ứng nhu cầu của thị trường , đồng thời hiện nay ở các nước chưaphát triển hay đang phát triển có trình độ nghiên cứu và triển khai công nghệ khôngcao thì việc sử dụng công nghệ nội sinh gặp rất nhiều khó khăn và không khả thi đểứng dụng vào thực tế Vậy công nghệ ngoại sinh hay còn gọi là công nghệ chuyêngiao được hiểu như thế nào? Công nghệ mà một quốc gia tiếp nhận từ một quốc gia

khác gọi là công nghệ ngoại sinh.

Nghiên Đánh giá Chuyên

cứu thị lựa chọn giao công

trường công nghệ nghệ

Thích nghỉ Triển khai Cải tiến

Hình 1.6 Sơ đồ phát triển công nghệ ngoại sinh(Nguồn: Bài giảng Quản lý Công nghệ của TS Nguyễn Đình Bình)

Dé thực hiện chuyên giao một công nghệ bên nhận cũng như bên giao côngnghệ phải tiến hành nghiên cứu thị trường nơi mà công nghệ sẽ được triển khai sửdụng trong tương lai để có một đánh giá sơ bộ về tính khả thi của việc chuyên giao

về các khía cạnh như nhu cầu đối với sản phẩm, mức độ đồi dào về tài nguyên thiênnhiên, nhân lực, sự chấp nhận về văn hóa — xã hội, chính trị — pháp lý Sau đó tiếnhành đánh giá các công nghệ đã có dự liệu dé tiễn hành lựa chọn công nghệ phù hợpnhất (chọn lọc công nghệ) Kế tiếp nghiệp vụ giao và nhận sẽ được tiến hành Saukhi bên nhận đã có công nghệ họ sẽ tiến hành triển khai sử dụng (chế tạo thử) có thể

20

Trang 25

với sự trợ giúp hướng dẫn của bên giao công nghệ, khi thành công sẽ đưa vào sản

xuất hàng loạt Vì công nghệ được nhận từ nơi khác cho nên bên nhận công nghệ sẽthực hiện các công việc thích nghi Cuối cùng trong quá trình vận hành thực hiệnVIỆC cai tiễn công nghệ để tạo cho sản phẩm có sự khác biệt

Đối với chuỗi phát triển phần con người, chuỗi phát triển phần thông tin vàchuỗi phát triển phần tổ chức của công nghệ ngoại sinh cũng tương tự như công

- Tạo ra sản phâm phù hợp đáp ứng nhanh yêu cầu của thị trường

- Bắt kịp với những phát triển công nghệ gần nhất

- Quan hệ quốc tế sẽ được mở rộng hơn, thu hút được vốn đầu tư nước ngoài,

thông qua các hình thức liên doanh, liên kết với các công ty nước ngoài.

- Quan hệ ngoại sinh giúp các nước đi tắt đón đầu, thực hiện bước nhảy vọt trongquá trình phát triển, rút ngắn thời gian và đạt được sự tăng trưởng nhanh chóng,

giảm khoảng cách giàu nghèo giữa các nước.

Nhược điểm:

- Công nghệ có thể không thích hợp với điều kiện phát triển trong nước nếu quátrình nghiên cứu và triển khai, đánh giá và lựa chọn công nghệ không tốt

- Phụ thuộc vào bên giao công nghệ trong thời gian đầu khi đưa công nghệ vào

sử dung vì bên tiếp nhận công nghệ cũng cần có một thời gian nhất định dé làm chủ

công nghệ.

- Các doanh nghiệp của các nước có tiềm lực kinh tế yếu có thé bị các doanhnghiệp lớn giao công nghệ bắt chịu các điều khoản tiếp nhận không có lợi, chănghạn như không được xâm nhập, hoặc được xâm nhập thì có điều kiện, mà bên giaocông nghệ đang năm giữ

21

Trang 26

s* Vong đời của một công nghệ:

Định nghĩa: là quy luật ra đời và tăng trưởng của công nghệ trong thời gian

công nghệ đó còn tồn tại trên thị trường [9, tr 8]

Vòng đời công nghệ được đo bằng số lượng ý tưởng và số lượng người ápdụng Vòng đời đó bao gồm 5 giai đoạn là giai đoạn 1 là ấp ủ ý tưởng đến nghiêncứu và triển khai (AB); giai đoạn 2 là giới thiệu (BC); giai đoạn 3 là tăng trưởng

(CD); giai đoạn là trưởng thành và bão hóa (DE); giai đoạn 5 là suy tan (EF) Dưới đây là hình ảnh vòng đời của công nghệ:

A thành công

ý tướng

Hình 1.7 Vòng đời của một công nghệ

Giai đoạn ấp ủ bắt đầu từ điểm A, tại điểm này có rất nhiều ý tưởng và kếtthúc ở điểm B là khi nghiên cứu một ý tưởng thành công có thể đưa vào thực hiệntriển khai Khoảng thời gian BC là giai đoạn giới thiệu rộng rãi sản phẩm đến người

có nhu cầu, ở giai đoạn này số lượng người áp dụng tăng rất chậm vì đây là côngnghệ mới còn có nhiều rủi ro khi sử dụng Đến giai đoạn CD thì số lượng người ápdụng tăng nhanh chóng, chiếm thị phần cao khi công nghệ được áp dụng thành côngđược nhiều người biết đến Giai đoạn trưởng thành là từ D đến E, ban đầu số lượngngười áp dụng vẫn tiếp tục tăng nhưng đến càng gần điểm E thì bắt đầu giảm dần vìlúc này công nghệ đã lạc hậu, cần phải thay thế bởi công nghệ khác phát triển vàphù hợp hơn Cuối cùng là giai đoạn suy tàn EF khi công nghệ quá lạc hậu, không

22

Trang 27

thé sử dụng được nữa Thời gian của vòng đời công nghệ và thời gian của từng giaiđoạn từ ấp ủ ý tưởng đến khi công nghệ phát triển, trưởng thành rồi dẫn đến suy tànkhông thể định lượng thời gian cụ thé, vi còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như tốc

độ R&D, mức độ đầu tư công nghệ, tiến độ và kế hoạch phát triển công nghệ,

1.1.3 Doi mới công nghệ

Theo giáo trình bài giảng Đổi mới công nghệ của TS Nguyễn Đình Bình,ĐMCN là việc thay thế một phan (cơ bản, cốt lõi) hay toàn bộ công nghệ dang sửdụng bằng một công nghệ khác tiên tiến hơn, hiệu quả hơn nhằm giải quyết nhữngvan đề về thông số sản xuất như năng suất, chất lượng, hiệu quả hoặc tao ra công

nghệ mới phục vụ thị trường [9, tr 80].

Theo Branscomb (2001), ĐMCN là việc thực hiện thành công trong thương

mại hoặc quan lý của một y tưởng kỹ thuật mới; những đôi mới được phân biệt vớicác phát minh DMCN đóng một vai trò ngày càng nỗi bật trong sự tăng trưởng củacác nền kinh tế công nghiệp hàng đầu Các mô hình của quá trình ĐMCN đã pháttriển theo thời gian và hiện có thể tính đến nhiều yếu tố bên ngoài công ty ảnh

hưởng đến khả năng đôi mới [30].

Souitaris (2002), DMCN là không thé tránh khỏi đối với các doanh nghiệpmuốn phát triển và duy trì tính cạnh tranh cạnh hoặc đạt được mục tiêu thâm nhậpvào thị trường mới ĐMCN là việc thay thế một phần chính hay toàn bộ công nghệđang sử dụng bằng một công nghệ khác tiến tiến và hiệu qua hơn ĐMCN có thénhằm tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả của quá trình sản xuất hoặc có thé

nhằm tao ra một sản phẩm, dịch vụ mới phục vụ thị trường [37].

Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế OECD (2005): ĐMCN bao gồmcác sản phẩm, quy trình mới và những thay đổi công nghệ quan trọng của sản pham,quy trình Một đổi mới đã được thực hiện nếu nó đã được giới thiệu trên thị trường

[36].

Theo Frankelius (2009) đổi mới có liên quan đến phát minh, nhưng khônggiống như phát minh, vì đổi mới có nhiều khả năng liên quan đến việc triển khaithực tế một phát minh; tức là khả năng mới và cải tiến để tạo ra tác động có ý nghĩa

trong thị trường và xã hội [33].

23

Trang 28

Theo Cancino, Paza, Ramaprasad, va Syn (2018), DMCN được coi là phương

tiện dé tối ưu hóa việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực quan trọng trong các hệthống kinh tế xã hội - sinh học [31]

Lợi ích của ĐMCN giúp cải thiện, nâng cao năng suất, hiệu quả hoạt động củacông nghệ, từ đó tạo sản phẩm mới có chất lượng hon, tăng sản lượng và khả năngcạnh tranh của sản phẩm giúp doanh nghiệp duy trì, củng cố và mở rộng thị phần.Bên cạnh đó, tiết kiệm tối đa thời gian, chỉ phí cũng như nguyên vật liệu, cải thiệnđiều kiện việc làm, nâng cao độ an toàn trong sản xuất

Hoạt động DMCN gồm có hai nội dung cơ bản:

Đổi mới sản phẩm là đưa ra thì trường một loại sản phẩm mới hoàn toàn (mới

về mặt công nghệ) hoặc cải tiến sản phẩm đang sử dụng nhằm thay đổi công dụng,tính năng và như vậy đổi mới sản phẩm làm thay đổi giá trị sử dụng của sản phẩm.Tuy nhiên, việc tạo ra một sản phâm mới cũng rất khó khăn; việc này cần phải cónguồn kinh phí lớn dé tao ra cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động này, đội ngũ cán

bộ và công nhân kỹ thuật có trình độ cao, có khả năng triển khai hoạt động:

Đổi mới quy trình sản xuất là đưa vào doanh nghiệp hoặc đưa vào thị trường

một quy trình công nghệ sản xuất mới hoặc được cải tiễn đáng ké về công nghệ sovới quy trình sản xuất trước đó Mục đích chính là giảm chi phí sản xuất trên mỗiđơn vị sản phẩm

Các yếu tố ảnh hưởng đến DMCN:

Đặc điểm của chủ sở hữu: Đặc điểm về tính cách như tính sáng tạo, kiến thứcđổi mới của chủ sở hữu cũng có ảnh hưởng tích cực đến DMCN trong doanh

nghiệp Đặc biệt, trong doanh nghiệp nhỏ thì chủ sở hữu chính là người đưa ra

quyết định Các nhân tố về trình độ học vấn, mức độ chấp nhận rủi ro, tính linh hoạttrong quản lý, khả năng tiếp thu, khả năng hợp tác giữa các bộ phận và ý tưởng đôimới sáng tạo của chủ sở hữu là các yếu tố quyết định phong cách quản lý của doanh

nghiệp

Quy mô doanh nghiệp: Rút ra từ nhiều nghiên cứu có thé tác động của quy môdoanh nghiệp đối với đổi mới sáng tạo Ở Các doanh nghiệp lớn thường có cácnguồn nhân lực thực hiện hiệu quả các hoạt động liên quan đến việc tạo và thựchiện ý tưởng vì họ có nguồn kinh phí lớn dé đầu tư cho hoạt động tuyên dụng va thuhút nguồn lực chất lượng cao, trong khi các doanh nghiệp nhỏ ít tài nguyên phải cân

24

Trang 29

nhắc lựa chọn và có thé không theo đuổi chiến lược đổi mới Đồng thời, các doanhnghiệp lớn có nguồn tài chính lớn đề đầu tư cho mọi hoạt động như khả năng R&Dmạnh mẽ hơn, kinh nghiệm phát triển sản phâm tốt hơn, hoạt động tiếp thị cũng

được triển khai rộng rãi sẽ tạo điều kiện cho việc chuyên đôi ý tưởng sáng tạo vào

nghiệp.

Các yêu tố ảnh hưởng đến nhu cau sử dụng công nghệ: Các yếu tố về tâm lý

xã hội , kinh tế và đặc điểm địa phương của các nhà công nghệ tiềm năng; sự phứctạp và hiệu quả của công nghệ mới; so sánh về chi phí sản xuất và giá thành sảnphẩm giữa công nghệ cũ và công nghệ mới; môi trường và các yếu tố liên quan đếnchính trị và tổ chức của doanh nghiệp mua hay lợi thế cạnh tranh có thể dự đoán

trước giữa công nghệ mới và công nghệ ci

Các yếu tố ảnh hưởng đến nhà cung cấp công nghệ: Môi trường chuyên giaocông nghệ có thuận lợi như cơ sở hạ tầng, thông tin, luật pháp, các chính sách ưuđãi; các hoạt động liên quan đến truyền bá sản phẩm, lựa chọn thị trường, giá, tiếp

thị, cơ sở hạ tang, `

1.1.4 Chính sách doi mới công nghệ trong công tác lưu trữ dữ liệu

Vận dụng quan điểm của tác giả Vũ Cao Đàm về khái niệm chính sách và cáckhái niệm về ĐMCN, tác giả đề xuất định nghĩa “Chính sách thúc đây ĐMCN đượchiểu là tập hợp các biện pháp dé quản lý về công nghệ như máy móc, thiết bị; liênquan đến quản lý về nguồn nhân lực gồm các chế độ, biện pháp, đào tạo, tuyểndụng nguồn nhân lực, các quy định cụ thé dé tác động đến hành vi, thái độ củangười lao động; quản lý về nguồn kinh phí cho việc ứng dụng ĐMCN trong hoạtđộng của tổ chức dé đạt được các mục tiêu đã đề ra”

Trước khi phân tích về chính sách DMCN trong công tác lưu trữ dữ liệu thì cầnhiểu thế nào là lưu trữ dữ liệu, đặc biệt là lưu trữ dữ liệu của cán bộ trong đơn vị sự

nghiệp? Lưu trữ dữ liệu là việc lưu trữ thông tin hay các dữ liệu trong phương tiện

25

Trang 30

lưu trữ nào đó Hình thức lưu trữ điện tử yêu cầu cần có năng lượng điện dé lưu trữ,truy xuất dữ liệu; chúng ta có thê lưu trữ các thông tin bằng nhiều hình thức khácnhau, bằng nhiều phương tiện khác nhau.

Lưu trữ dữ liệu của cán bộ trong đơn vị sự nghiệp là lưu trữ các tài liệu có giá trị phục vụ hoạt động thực tiễn và có vai trò quan trọng trong việc nghiên cứu khoa

học; lưu giữ các giá trị lịch sử, văn hóa; hoạch định chính sách, chiến lược phục vụphát triển kinh tế - xã hội Việc ứng dụng CNTT trong công tác lưu trữ là nhu cầu cầnthiết, hỗ trợ đắc lực cho các khâu nghiệp vụ của công tác lưu trữ từ thủ công sang tựđộng hoá; góp phần giải quyết một cách nhanh nhất trong các khâu từ chuyên giaođến việc bảo quản, lưu trữ dữ liệu, cung cấp và khai thác đến người dùng tin; thể hiệnđược tính khoa học, tính hiện đại trong giải quyết công việc

Ứng dụng CNTT vào công tác lưu trữ dữ liệu là một vấn đề đang được Đảng vàNhà nước ta hết sức quan tâm, đây là lĩnh vực mang tính thời đại góp một phầnkhông nhỏ vào quá trình hoạt động của một tô chức Việc số hóa tài liệu lưu trữ cũng

là một nhiệm vụ quan trọng trong công tác lưu trữ nhằm sử dụng văn bản điện tử thaythé văn bản giấy dé chuyền hoạt động sử dung tài liệu giấy, giao dịch trực tiếp sanghoạt động sử dụng văn bản điện tử; đồng thời bảo quản lâu dài tài liệu lưu trữ và đápứng nhu cầu chia sẻ, cung cấp thông tin tài liệu lưu trữ một cách nhanh chóng, chính

xác.

Việc đây mạnh ứng dụng CNTT vào công tác khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ

sẽ tạo ra sự tương tác nhanh chóng giữa đơn vị cung cấp tài liệu và người sử dụngtài liệu, phục vụ đồng thời nhiều độc giả tại cùng một thời điểm; việc quản lý quá

trình khai thác và sử dụng tài liệu của độc giả được chặt chẽ, dễ dàng, thuận lợi,

Sử dụng thông tin lưu trữ trên mạng diện rộng cũng là cơ sở quan trọng giúp cho

các cơ quan nhà nước sửa đổi, hoàn thiện hệ thống chính sách và quy trình nghiệp

vụ cho công tác lưu trữ dữ liệu.

Từ các phân tích trên, tác giả cho răng “Chính sách DMCN trong công táclưu trữ dit liệu là tập hợp các biện pháp do chủ thể quản lý ban hành nhằm cải tiến

công nghệ hoặc quy trình lưu trữ dữ liệu từ phương pháp thủ công sang tự động hóa

để chia sẻ, cung cấp dữ liệu nhanh nhất đến đối tượng dùng tin”

26

Trang 31

1.2 Đôi mới công nghệ trong bối cảnh hiện nay

1.2.1 Cách mang Công nghiệp lan thứ 4 tác động đến đổi mới công nghệ

Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (CMCN 4.0) dựa trên nền tảng công nghệ

số, xây dựng thế giới có sự kết nối và tích hợp các công nghệ thông minh để tối ưuhóa quy trình, cũng như phương thức sản xuất và kinh doanh Các công nghệ số hóa

và tiên tiến nhất hiện nay là công nghệ ứng dụng dit liệu lớn (Big Data), trí tuệ nhântạo (AI), internet kết nối van vật, công nghệ in 3D, xe tự lái, người máy cao cấp,

công nghệ nano, công nghệ thông tin Những thành tựu của CMCN 4.0 đã được

ứng dụng rộng rãi trong sản xuất và đời sống của con người như: xây dựng thànhphố thông minh, hệ thống giao thông, bệnh viện, nhà máy và nhiều trường đại họcđang hướng tới giáo dục đại học thông minh Các hệ thống sản xuất từ thiết bị,máy móc được kết nối với nhau, thậm chí giữa máy móc với con người thúc đâynhanh quá trình tao ra sản phẩm và cung cấp dich vụ, từ đó làm giảm chi phí sảnxuất, đáp ứng nhanh và chính xác nhu cầu của người tiêu dùng, hiệu quả của hoạtđộng sản xuất, kinh doanh được nâng cao

Môi trường quốc tế cạnh tranh trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0 đang ngày càngthúc đây các quốc gia trên thé giới đã có những chiến lược cụ thể và lộ trình chi tiếtcho quá trình đổi mới và phát triển công nghệ tai các doanh nghiệp và tổ chức củađất nước mình Thực tế trên thé giới tại một số nước có nền công nghệ phát triểnnhư Phần Lan, Anh, Trung Quốc, Israel, Malaysia trong giai đoạn các quốc gia đó

có điều kiện về công nghệ và nền kinh tế tương đồng như nước ta hiện nay, họ đã cóchính sách hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ bằng hình thức xây dựng cácquỹ đổi mới công nghệ quốc gia Theo số liệu các tô chức trên thế giới thi Qũy còn

có các tên gọi khác nhau: Quỹ công nghệ, Quỹ phát triển công nghệ, Quỹ đổi mớicông nghệ, Quỹ công nghệ công nghiệp, Qũy công nghệ và đổi mới sáng tạo, Tập

đoàn tai chính công nghệ hoặc mang tên riêng của các nhà khoa học, công nghệ

như Quỹ Newton (tại Anh), Quỹ Fraunhofer (tại Đức) Mục đích mở ra các quỹ

đổi mới công nghệ quốc gia nhằm hỗ trợ, thúc day các doanh nghiệp, tổ chức, cánhân thực hiện đổi mới công nghệ phục vụ mục tiêu phát triển khoa học, công nghệ

và kinh tế Các hoạt động hỗ trợ của quỹ như:

(1) Dau tư trực tiếp, hoạt động này giúp thúc day tri thức KH&CN, day nhanhquá trình sáng tạo, chuyên giao và ứng dụng công nghệ “Theo báo cáo của Tổ chức

27

Trang 32

Hop tác và Phát triển Kinh tế (OECD) năm 2014 thì 1 USD của chính phú dànhcho dau tư nghiên cứu và phát triển sẽ mang lại 1,7 USD cho doanh nghiệp [34].OECD cũng chỉ ra rằng, tại nhiều quốc gia, qua các phương thức dau tư khác

nhau, nhà nước đã tài trợ ngân sách cho 10% - 20% R&D công nghệ của doanh

nghiệp chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ” [25] Theo báo cáo của Tô chức Giáodục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) năm 2020 “Chi tiêu chínhphú cho nghiên cứu và phát triển (R&D) đã đạt mức cao kỷ lục, gan 1,7 nghìn tỷUSD Các quốc gia có ty trọng dau tư trực tiếp lớn nhất đều có một đặc điểmchung là chỉ tiêu mạnh mẽ vào khu vực kinh doanh bằng cách kích thích dau tưtrong cả khu vực tư nhân và nhà nước, đặt các mục tiêu quốc gia về chỉ tiêu choR&D nhu một tỷ trọng của GDP như: Malaysia (1,3%), Trung Quốc (2%), PhanLan (3,1%), Thụy Sỹ (3,2%), Nhật Bản (3,4%), Hàn Quốc (4,1%), Israel (4,2%)”

[24].

(2) Tạo lập môi trường cho đối mới sáng tao: Thiết lập môi trường thuận lợi,phù hợp để khuyến khích đổi mới sáng tạo, bên cạnh đó ban hành các chính sáchthúc day doanh nghiệp, tổ chức về hệ thống pháp luật đảm bảo dân chủ, đảm bảominh bạch trong hoạt động nghiên cứu, chính sách sở hữu trí tuệ, chính sách đầu tư,miễn giảm thuế đề kích thích hoạt động đổi mới và bắt kịp các công nghệ phát triểntại thời điểm đó Thực tế, ở một số nước phát triển như Nhật Bản ban hành Luật

Khoa học công nghệ cơ bản Luật Tăng cường năng lực khoa học công nghệ cho sản

xuất, Luật Thúc day chuyển giao công nghệ từ các trường đại học cho các nhà điều

hành doanh nghiệp tư nhân; ở Mỹ ban hành Luật Ưu tiên khoa học công nghệ, Luật

Đổi mới khoa học công nghệ, Luật Hợp tác nghiên cứu và sản xuất quốc gia; Phápban hành Luật Khoa học công nghệ va đổi mới khoa học công nghệ, Luật Địnhhướng cơ bản về R&D khoa học công nghệ,

(3) Điều tiết hoạt động đổi mới sáng tạo: Cần có sự tích hợp giữa các nguồnlực trong nước và quốc tế, từ chính quyên trung ương và địa phương đến co quanchính phủ, các doanh nghiệp, các trường dai hoc, các tổ chức nghiên cứu thựchiện phối hợp, liên kết hữu cơ giữa các chủ thé (doanh nghiệp — trường đại học —

viện nghiên cứu).

(4) Hoạch định chiến lược và chính sách: Cần phải có chiến lược đổi mới rõràng như dé ra các mục tiêu, phương hướng, thời gian, nhiệm vụ và từng bước sẽ

28

Trang 33

thực hiện trong quá trình đổi mới công nghệ và sáng tạo Ví dụ, Mỹ đã ban hànhquy hoạch chiến lược Xa lộ thông tin toàn quốc, trọng tâm thiết lập hệ thống bảo vệ

sở hữu trí tuệ; Liên minh châu Âu đã ban hành “Kế hoạch Euroka” đưa ra cácngành, lĩnh vực khoa học và công nghệ cần thiết nhất cần chú trong phát trién

Vậy thực trạng đổi mới và phát triển công nghệ ở Việt Nam đang diễn ra nhưthế nào? Theo báo cáo của Bộ Khoa học và Công nghệ, trong giai đoạn từ năm

2001 đến năm 2019 đầu tư vào ứng dụng và đổi mới công nghệ trên mỗi lao động

đã tăng gần 250% Năng suất các nhân tố tổng hợp góp phan tăng trưởng từ 33,6%(giai đoạn từ 2011 - 2015) lên 45,2% (giai đoạn từ 2016 - 2020) Tỷ trọng xuất khâusản phẩm công nghệ cao trong tông giá trị hàng hóa năm 2010 là 19% tăng lên 50%vào năm 2020 Từ năm 2016 đến năm 2020 về chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu tăngthứ 17, xếp thứ 3 ở Đông Nam Á và thứ nhất trong số các nước có thu nhập thấp vàtrung bình Tại Việt Nam, ngày càng có nhiều công ty mở rộng hoạt động R&Dtrong những năm gần đây, tỷ trọng các doanh nghiệp Việt Nam đóng góp khoảng

64% vào R&D của cả nước Tuy nhiên, bên cạnh những đóng góp của doanh nghiệp

cho hoạt động R&D thì doanh nghiệp cũng gặp nhiều khó khăn về vốn và khônghuy động được vốn Nhìn nhận được những vấn đề khó khăn đó, Việt Nam đã vàđang thực hiện những chính sách hỗ trợ tín dụng tạo điều kiện và thúc đây cácdoanh nghiệp đôi mới công nghệ, đặc biệt phải kê đến các Chương trình trọng điểmNhà nước về khoa học và công nghệ và một số quỹ hoạt động theo mô hình địnhchế tài chính phi lợi nhuận ra đời bước đầu đã phát huy tác dụng như Quỹ phát triểnkhoa học và công nghệ quốc gia Từ đó, Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia (Tên giaodịch quốc tế là National Technology Innovation Foundation, viết tắt là NATIF)được thành lập theo các Quyết định số 1342/QĐ-TTg ngày 05/08/2011 của Thủ

tướng Chính phủ Quỹ NATIF hoạt động theo mô hình Công ty trách nhiệm hữu

hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, quỹ có hai chức năng

là tài trợ và hỗ trợ tín dụng (cho vay ưu đãi, hỗ trợ lãi suất vay và bảo lãnh để vay

vốn) cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân thực hiện nghiên cứu, ứng dụng,chuyên giao, đổi mới công nghệ Quy là cầu nối quan trọng trong việc tìm kiếm giảipháp đổi mới công nghệ, làm chủ và chuyên giao công nghệ, khai thác sáng chếnhằm phát triển các sản phẩm mới, nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm và dịch

vụ, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cũng như nền kinh tế Vào năm

29

Trang 34

2021, theo báo cáo của Quỹ bước đầu đã mang lại những kết quả khả quan, một sốkết quả đó là: Nhận trên 1.000 ý tưởng về DMCN từ các doanh nghiệp; đôi mới, cảitiến và phát triển 50 công nghệ, giải pháp, dây chuyền và thiết bị được ứng dụngtrực tiếp tại các doanh nghiệp, mang lại hiệu quả kinh tế cao; huy động trên 782 tỷ

đồng cho các dự án đang thực hiện Bên cạnh những kết quả khả quan đạt được,

Qũy cũng gặp một số khó khăn: Việc chuyên giao công nghệ liên quan đến thôngtin chỉ tiết về bí quyết công nghệ, đây là bí mật riêng không thể mô tả cụ thé trong

hồ sơ mời thầu và dự thầu, tại Việt Nam hiện nay chưa thực hiện được việc định giácông nghệ trong quá trình chuyển giao Nhu cầu đổi mới công nghệ của doanh

nghiệp là rất lớn và thực tế, tại Việt Nam số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm

khoảng 96,7% tông số doanh nghiệp của cả nước, tuy nhiên khả năng quản trị điềuhành của các doanh nghiệp này còn yếu, thông tin tài chính của doanh nghiệpkhông được công khai, minh bạch sẽ dẫn đến quỹ gặp khó khăn trong quá trình

đánh giá năng lực tài chính của doanh nghiệp Việc tài trợ kinh phí cho các hợp

đồng chuyển giao công nghệ từ nước ngoài về Việt Nam hoặc chuyển giao công

nghệ trong nước gặp vướng mắc trong việc thực hiện các quy định về đấu thầu

trong mua sắm tài sản có sử dụng ngân sách nhà nước Các nhiệm vụ KH&CN củacác doanh nghiệp đăng ký rất đa dạng, thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, ở khắp cácđịa phương và thực tế, nhiều doanh nghiệp có hiểu biết về công nghệ, đổi mới côngnghệ còn rất sơ sài, không có kinh nghiệm trong việc xây dựng, triển khai các đề tài,

dự án; vì vậy quá trình xét chọn và phê duyệt hồ sơ bị kéo dài, không đáp ứng đượcđúng tiến độ của dự án

1.2.2 Đổi mới công nghệ trong công tác lưu trữ dữ liệu

Trong CMCN 4.0, với sự ứng dụng mạnh mẽ thành tựu của CNTT, nhiềuthông tin của đữ liệu không được biểu diễn bằng ký tự ngôn ngữ, số, chữ cái, hìnhảnh trên giấy như truyền thống mà được số hóa trên các phương tiện điện tử.Thực tế hiện nay, các tai liệu in giấy và tải liệu điện tử cùng ton tại và có thé chuyềnđổi cho nhau

Với việc hướng tới một Chính phủ điện tử, để đáp ứng yêu cầu giải quyết côngviệc một cách nhanh chóng thì việc số hóa tài liệu giấy là xu hướng chung va là

nhiệm vụ ưu tiên của các cơ quan lưu trữ Với dạng thức dữ liệu lưu trữ mới; các

phương pháp, cách thức thực hiện nghiệp vụ lưu trữ phải thay đôi cho phù hợp trên

30

Trang 35

cơ sở vẫn tuân thủ các nguyên tắc, yêu cầu chung về nghiệp vụ Mặt khác, với sự hỗtrợ của các sản phẩm từ thành tựu của cuộc CMCN 4.0, nhiều khâu nghiệp vụ lưutrữ dữ liệu được các máy móc, công nghệ mới hỗ trợ như trí tuệ nhân tạo, các phầnmềm ứng dụng giúp cán bộ lưu trữ thu thập, tìm kiếm và quản lý hồ sơ, tài liệumột cách tự động, nhanh chóng, sẵn sàng phục vụ khai thác, sử dụng theo chuẩn

quy định của cơ quan lưu trữ.

Thực tế hiện nay cho thấy, nhu cầu về tìm kiếm, khai thác và chia sẻ thông tin

từ tài liệu lưu trữ ngày cảng gia tăng Các tai liệu lưu trữ không chỉ đóng vai trò là

bộ nhớ của quốc gia mà còn là tài nguyên thông tin chung của nhân loại, đây là một

bộ phận cấu thành nền tảng của xã hội thông tin Nhu cầu chia sẻ thông tin tài liệulưu trữ trong CMCN 4.0 sẽ không bị giới hạn bởi không gian và thời gian, điều nàytạo điều kiện thuận lợi cho người dùng tin có thể khai thác, sử dụng tải liệu lưu trữkhông chỉ trong phạm vi quốc gia mà sẽ là toàn cầu Ngoài ra, người dùng tin khôngcần đến trực tiếp vẫn có thể biết được kho tài liệu lưu trữ với sự hỗ trợ của công

nghệ.

Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của công nghệ thì yêu cầu về bảo mật, bảo

đảm an toàn thông tin tài liệu lưu trữ sẽ ngày càng cao, bao gồm: Bảo vệ sự toànvẹn, tin cậy của tài liệu; bảo vệ thông tin trong quá trình truyền thông tin qua mạng:bảo vệ hệ thong máy tính, mạng máy tính, máy chu khỏi sự xâm nhập phá hoại từbên ngoài Các thông tin trong tài liệu điện tử khi trao đổi trên mạng cũng phải đốimặt với nguy cơ bị mất an toàn như: Bị truy cập bất hợp pháp, xem trộm thông tin;sao chép, lưu trữ hoặc chuyển đến cho những người không được phép Ngoài ra,nguy hiểm hơn là tài liệu có thé bị thay đổi nội dung trước khi chuyển đến chongười nhận Từ đó, ta thấy khi công nghệ ngày một phát triển và được ứng dụngtrong công tác lưu trữ dữ liệu thì việc đánh cắp thông tin trong tài liệu điện tử dễxảy ra, khó phát hiện hơn nhiều do tính chat vô hình, dé nhân bản và dé hủy bỏ

Trước kia, yêu cầu cơ bản nhất đối với người làm lưu trữ là có trình độ chuyênmôn, nghiệp vụ về lưu trữ thì trong CMCN 4.0 yêu cầu đối với cán bộ làm lưu trữ

đã có sự thay đổi, cần sự phối hợp chặt chẽ giữa cán bộ làm lưu trữ - người làmcông nghệ thông tin Cán bộ lưu trữ cần có những kỹ năng như sau: Sử dụng thànhthạo các máy móc, trang thiết bị lưu trữ hiện đại; quan ly dit liệu, quy trình, tạo lập

va sử dụng các ứng dụng, phần mềm công nghệ; phân tích, tông hợp thông tin, sử

31

Trang 36

dụng những dữ liệu đó để đưa ra các phán quyết và quyết định đúng đăn nhất, có

am hiểu nhất định về quản lý và bảo mật thông tin tài liệu trong môi trường điện tử

Ở Việt Nam, do sự tác động mạnh mẽ của CMCN 4.0, công tác lưu trữ dữ liệuđang có những thay đổi đáng ké hơn và đòi hỏi chính sách lưu trữ, chính sách thúcđây ĐMCN cũng cần phải thay đổi nhanh hơn để thích ứng Thực tế, việc đảm bảohài hòa tốc độ phát triển của công nghệ và chính sách là không dễ dàng Nếu chínhsách không thay đổi thì công nghệ sẽ bị cản trở, khó phát triển; nêu lay sự phát triểncông nghệ làm căn cứ xây dựng chính sách thì chính sách phải thay đổi nhanhchóng Trong khi, chính sách là một lĩnh vực rất khó dé sửa đổi thường xuyên vìphải duy trì một thời gian mới có thé ôn định cơ chế vận hành, bộ máy cũng nhưnhân sự Sửa đổi chính sách cần có tính dự báo, lường hết được những tình huống

đa dạng của thực tiễn, nhất là những tình huống gắn với việc DMCN

1.2.3 Đánh giá chính sách đổi mới công nghệ trong công tác lưu trữ dữ liệu

Đánh giá công nghệ là một dạng nghiên cứu chính sách nhằm cung cấp sựhiểu biết toàn diện về một công nghệ hay một hệ thống công nghệ cho đầu vào củaquá trình ra quyết định

Đánh giá chính sách ĐMCN trong công tác lưu trữ dữ liệu là quá trình xem xét

tác động giữa chính sách ĐMCN với môi trường xung quanh nhằm đưa ra các kếtluận về khả năng thực tế và tiềm năng của chính sách đó

Các yêu tố đánh giá chính sách DMCN trong công tác lưu trữ dữ liệu:

- Các yêu tổ công nghệ: Công nghệ liên tục được nghiên cứu và phát trién,giúp cải thiện hiệu suất và giảm chi phí Các chỉ tiêu liên quan đến khía cạnh kỹ

thuật như năng lực, độ tin cậy và hiệu quả; các phương pháp lựa chọn chính sách

DMCN như độ linh hoạt và quy mô; mức độ phát triển của hạ tầng như sự hỗ trợ và

dịch vụ.

- Chính sách hỗ trợ: Các chính sách hỗ trợ từ chính phủ và các tô chức liênquan giúp thúc day việc DMCN, giảm thiêu rủi ro đầu tư và tạo ra một môi trường

thuận lợi cho các đơn vi.

- Các yêu tố về kinh tế và thị trường: Sự thay đổi trong tình hình kinh tế và thịtrường có thé tác động đến việc đầu tư và sử dụng công nghệ mới trong công tác lưutrữ dữ liệu Các chỉ tiêu phản ánh yếu tố này có thé là tính khả thi về kinh tê (chi phí

32

Trang 37

- lợi ích); cải thiện năng suất (vốn và các nguồn nhân lực); tiềm năng thị trường; tốc

độ tăng trưởng và độ chuyên dịch cơ cấu kinh tế

- Các yếu tố văn hóa — xã hội: Thuộc nhóm yếu tố này có chỉ tiêu như sự tác

động đến cá nhân (chất lượng cuộc sống), tác động đến xã hội (các giá tri về mặt xã

hộ!) va sự tương thích với nên văn hóa hiện hành

- Các yêu tô chính trị - pháp lý: Chính sách ĐMCN có thể được chấp nhận vềmặt chính trị hoặc không, có thể đáp ứng được đại đa số nhu cầu của dân chúnghoặc không, và có thé phù hợp hoặc không phù hợp với thé chế chung của chính

tận dụng các lợi ích này, đồng thời tìm ra các bat lợi tiềm tàng của công nghệ dé có

biện pháp hạn chế, khắc phục

1.3 Chính sách đổi mới công nghệ của Nhà nước trong ngành thư viện

CMCN 4.0 đã và đang diễn ra một cách nhanh chóng, gây tác động mạnh mẽ

đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có giáo duc đại học sẽ thay đổi sâurộng từ môi trường giáo dục, vai trò của người dạy, người học đến phương pháp dạyhọc, công tác lưu trữ học liệu, quy trình về thủ tục đào tạo, nghiên cứu khoahoc, dé đáp ứng nhu cầu của người học Hiện nay, không chỉ Việt Nam mà nhiềuquốc gia trên thế giới đang phải đối mặt với thách thức lớn về thiếu hụt nhân lựctrình độ cao, có chuyên môn va kỹ năng Do đó, dé đổi GDĐH, đáp ứng yêu cầucủa thị trường lao động, cần nâng cao nhận thức, đổi mới tư duy về phát triển

GDDH; đổi mới chương trình và phương thức đào tạo; áp dung công nghệ vào quá trình giảng dạy, lưu trữ tài nguyên thông tin phục vụ cho đào tạo và nghiên cứu

khoa học, công tác văn thư lưu trữ; đổi mới mô hình liên kết giữa trường đại học,doanh nghiệp và viện nghiên cứu; nâng cao chất lượng đội ngũ và cán bộ quản lý

Nhận thấy tầm quan trọng của việc lưu trữ tài nguyên thông tin phục vụ chongười sử dụng, ngày 21 tháng 11 năm 2019 Quốc Hội đã ban hành Luật thư viện số:

33

Trang 38

46/2019/QH14 quy định về việc thành lập, hoạt động thư viện; quyền và nghĩa vụ,trách nhiệm của cơ quan, tô chức, cá nhân trong hoạt động thư viện; quản lý nhànước về thư viện thay cho Pháp lệnh Thư viện số 31/2000/PL-UBTVQHI0 Luật có

hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 07 năm 2020 Luật thư viện nêu rõ việc thành lập

và vai trò hoạt động của từng loại thư viện như thư viện Quốc gia Việt Nam, thưviện công cộng, thư viện lực lượng vũ trang nhân dân, thư viện cơ sở giáo dục mầmnon, cơ sở giáo dục phô thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, thư viện đại học, Mỗiloại hình thư viện có chức năng và nhiệm vụ cụ thê được quy định từ điều 10 đếnđiều 17 trong luật này Việc thành lập thư viện phải có đủ các điều kiện: Mục tiêu,đối tượng phục vụ xác định; tài nguyên thông tin phù hợp với chức năng, nhiệm vụcủa thư viện; cơ sở vật chất, trang thiết bị bảo đảm hoạt động thư viện; người làm

công tác thư viện có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp; người đại diện của thư viện

có năng lực hành vi dân sự day đủ theo pháp luật Từ việc thành lập đến sáp nhập,hợp nhất, chia, tách, giải thể thư viện đều được quy định rõ ràng trong luật này.Hoạt động của thư viện cần tuần thủ các nguyên tắc sau đây:

- Tạo lập môi trường thân thiện, bảo đảm quyền tiếp cận và sử dụng thư viện

của tô chức, cá nhân; lẫy người sử dụng thư viện làm trung tâm

- Các thư viện thực hiện liên thông với nhau.

- Tài nguyên thông tin được thu thập, xử lý, lưu giữ, bao quản và phổ biếntuân thủ tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia, các nghiệp vụ trong lĩnh vực thư viện

- Tuân thủ quy định pháp luật về sở hữu trí tuệ, công nghệ thông tin, an ninh

mạng, khoa học và công nghệ và quy định khác của pháp luật có liên quan.

- Thường xuyên đổi mới sáng tạo từ quy trình đến dịch vụ thư viện, sản phẩmthông tin trên cơ sở ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến

Hoạt động thư viện bao gồm việc xây dựng tài nguyên thông tin; xử lý tàinguyên thông tin, tô chức hệ thống tra cứu thông tin; bảo quản tài nguyên thông tin;tạo lập, cung cấp sản phẩm thông tin và dịch vụ thư viện; liên thông thư viện; phát

triển văn hóa đọc; phát triển thư viện số; hiện đại hóa thư viện; truyền thông thư vién; phối hợp giữa thư viện với cơ quan, tô chức; hợp tác quốc tế về thư viện và

đánh giá hoạt động thư viện Trong Luật thư viện số: 46/2019/QH14 thể hiện rõ

quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của cơ quan, tô chức, cá nhân đến trách nhiệm quản

lý nhà nước trong hoạt động thư viện.

34

Trang 39

Tại điều 3, điều 4 và điều 7 Thông tư 05/2020/TT-BVHTTDL ký ngày28/08/2020, có hiệu lực thi hành ké từ ngày 15/10/2020 quy định mục đích, nguyêntắc và các bước tiễn hành đánh giá hoạt động thư viện, bao gồm có 4 bước: Lập kếhoạch; thu thập thông tin, số liệu; phân tích kết quả; hoàn tất đánh giá Về tráchnhiệm thi hành được nêu cu thé trong điều 8 của thông tư này, từ trách nhiệm củathư viện; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân thành lập thư viện đến tráchnhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về thư viện.

Ngoài ra, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 93/2020/NĐ-CP ngày 18 tháng

08 năm 2020 quy định chỉ tiết một số điều của luật thư viện Nghị định này quyđịnh cụ thể thư viện công lập có vai trò quan trọng được Nhà nước ưu tiên đầu tư;thé nào là tài liệu cổ, quý hiểm, bộ sưu tập tài liệu có giá trị đặc biệt về lich sử, vănhóa, khoa học Các tiêu chí và hoạt động về không gian đọc, cơ sở vật chất vềphòng đọc đến nội dung điều kiện thành lập thư viện cũng được thé hiện rõ trongnghị định 93 Điều 22 trong luật thư viện số 46/2019/QH14 nêu rõ về việc đình chi,chấm dứt hoạt động thư viện thì trong điều 22, điều 23 của nghị định này là trình tựthủ tục đình chỉ, chấm dứt hoạt động thư viện Một trong những nội dung quantrọng trong nghị định là nội dung liên thông thư viện, dé liên thông thư viện cầnphải đảm bảo các nguyên tắc cụ thé ở điều 24, từ việc hợp tác trong thu thập, bốsung và sử dụng tài nguyên thông tin đến chia sẻ kết quả chuyên môn, sản phẩmthông tin; ngoài ra cũng cần liên kết triển khai dịch vụ liên thư viện, xây dựng mụclục liên hợp rõ ràng, thống nhất tiêu chuẩn chung và thường xuyên cập nhật Việcliên thông thư viện cần tuân thủ theo các cơ chế và phương thức liên thông, nộidung này được thê chế hóa trong điều 29, điều 30 của nghị định này

Nhà nước đã phê duyệt chương trình số 206/QĐ-TTg ngày 11/02/2021 về

“Chương trình chuyền đổi số ngành thư viện đến năm 2025, định hướng đến năm2030” Mục tiêu của chương trình là ứng dụng toàn diện công nghệ thông tin, nhất

là công nghệ số nhằm nâng cao năng lực hoạt động của thư viện và hình thànhmạng lưới thư viện hiện đại, bảo đảm cung ứng dịch vụ đáp ứng nhu cầu của người

học; thu hút đông đảo được sự quan tâm, sử dụng dịch vụ thư viện của người dân;

góp phần nâng cao dân trí, xây dựng xã hội học tập Từ mục tiêu chung, chươngtrình cũng dé ra mục tiêu cụ thé và định hướng cho đến năm 2025, định hướng đếnnăm 2030, cụ thể là:

35

Trang 40

- 100% Thư viện công lập có vai trò quan trọng được Nhà nước ưu tiên đầu tưvới cùng Thư viện Quốc gia Việt Nam, cần hoàn thiện và phát triển hạ tầng số, dữliệu số, triển khai liên thông, chia sẻ tài nguyên và sản phẩm thông tin thư viện theo

- 100% cán bộ làm công tác thư viện được đảo tạo và đảo tạo lại, thường

xuyên cập nhật các kiến thức, kỹ năng vận hành thư viện hiện đại

- Dinh hướng đến năm 2030 là day mạnh chuyên đổi sé, phát triển thư viện số

và thực hiện liên thông ở mọi loại hình thư viện, bảo đảm ở mọi nơi, mọi lúc người

sử dụng được cung ứng dịch vụ hiệu quả.

Trong chương trình 206/QĐ-TTg đề xuất những nhiệm vụ và giải pháp cụ thé

như nâng cao nhận thức, tăng cường tuyên truyền; hoàn thiện cơ chế, chính sách vàcác quy định của pháp luật; hoàn thiện và phát triển hạ tầng số của ngành thư viện;phát triển dữ liệu số ngành thư viện; xây dựng và phát triển nền tảng số; bảo đảm antoàn, an ninh mang; phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; đây mạnhhợp tác quốc tế Từ những nhiệm và giải pháp đã đề ra, Nhà nước tô chức thực hiện,phân cấp nhiệm vụ cụ thê đến từng Bộ có liên quan

- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xây dựng, sửa đổi, ban hành hoặc trình cấp

có thâm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật thúc đây chuyên đổi

số ngành thư viện; tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trong hoạt

36

Ngày đăng: 22/07/2024, 22:31

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN