1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Quản lý khoa học và công nghệ: Nhận diện những rào cản trong đổi mới công nghệ tại các làng nghề ở Tỉnh Nam Định (Nghiên cứu trường hợp Làng nghề cơ khí Xuân Tiến, Huyện Xuân Trường, Tỉnh Nam Định)

93 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NOI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYEN QUYNH TRANG

NHAN DIEN NHUNG RAO CAN TRONG DOI MOI CONGNGHE TAI CAC LANG NGHE O TINH NAM DINH

(NGHIÊN CUU TRUONG HOP LANG NGHE CƠ KHÍ

XUAN TIEN, HUYỆN XUAN TRUONG, TINH NAM ĐỊNH)

LUAN VAN THAC Si

CHUYEN NGANH QUAN LY KH&CN

Mã số: 603472

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Ngọc Ca

Hà Nội, 2011

Trang 2

MỤC LỤC

1 Lý do nghiÊn CỨU: << E1 1118991 E991 191119 vn net 4

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu - - 2 2 +s+££+£+E+£££+zE+Eezezxzxeree 5

3 Mục tiêu nghiÊNn CỨU: - - -c E3 E333 511195 E11 ESEEkrrerrerree 64 Phạm vi nghiÊn CUU: -.- c1 1E 1011113311 11119 111 99 1v vn kg 7

5 Mẫu khảo Sát: - 5 E121 21S1 S3 E19111112111 11111111 1110101 1101110111 7

0© 8 0001) 0u 1n 4 77 Giả thuyết nghiên COU: - - 2+ 52+SSE+E£EE‡E£EEEEEEEEEEEEEEEEEEEErkrrrrkrrees 78 Phương pháp nghién CỨU: - - - c 1601118831118 393111 9111k 8

9, Kết cấu của luận VAN veces ecccececececesscecscscscsesececececacecevsvevsvssececucacasaveveveves 8CHUONG l1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VE DOI MỚI CÔNG NGHỆ VÀ LANG NGHE 10

1.1 Khái niệm về rào can, công nghệ và đổi mới công nghệ 101.1.1 Khai niém vé 160 CGN n 101.1.2 Khái niệm về công NQhé cicccccccecscecssescssssesesesesesvesesessssssssvsssseseseeees 101.1.3 Khái niệm đổi mới công nghỆ - - +©2+c+ccce+e+eseersztsreree 111.2 Khái niệm về làng và làng nghề o cecececcececceceescsessesesseseesesesesteseeseees 15

1.2.1 Khái HIỆM ÏÀH Gv kề 151.2.2 Khái niệm làng ng h - - + 2-52 SE+SSE‡E£EE‡EEEEEEEEEEEEEEEErrkrrrkrree 161.3 Tổng quan về hoạt động sản xuất và hoạt động đôi mới công nghệ củacác làng nghề Việt Nam ¿+ 52s SE 2E 2121212112111 21 11211111 te 19

CHƯƠNG 2: NHAN DIEN NHỮNG RÀO CAN TRONG DOI MỚI CÔNG

NGHỆ TẠI CÁC LANG NGHE TINH NAM ĐỊNH - -ccccccc+ 282.1 Hoạt động sản xuất và thực trạng công nghệ của các làng nghề ở tinh

Nam ĐỊnÌh - << Ă 1 11 1113131111111111111119595501 11111111 k khen 28

2.1.2 Giới thiệu tổng quan về tỉnh Nam ĐỊịnh - + 5©5+ccscs+cse4 282.1.2 Tổng quan về các làng nghệ tỉnh Nam Định -. 552 292.1.3 Tổng quan về làng nghề cơ khí Xuân Tiến - 2-2-5552 362.2 Những rào cản trong thúc đây đổi mới công nghệ tại các làng nghề ởtinh Nam Dinh 77 = á 42

Trang 3

2.2.1 Rào cản về mặt nhận tht cecceccccccccescsesecsvscscsecseseseseusvscsevsvscseasesesees 422.2.2 Rao cản về quy mô sản xuất và trình độ nhân lực 462.2.3 Rao cản về nguồn von cho dau tư đổi mới công nghệ 562.2.4 Rao cản trong tiếp cận thông tin về công nghệ, thị trường 602.2.5 Rao cản từ việc thiếu các chính sách đủ mạnh dé thúc day đổi mớicông nghệ tại các làng NNE +- 5c 5S +E‡E‡E‡+E+E‡EEEEEEEEEErkrrrrrerrrei 642.2.6 Rao can từ sự thiếu thong nhất, đồng bộ trong công tác quan by

nhà nước đối với các làng ng hỀ -+- ¿©+S2+E+E+E+E+EeEEEeErEerrrerees 67

CHUONG 3: GIẢI PHAP THUC DAY DOI MỚI CÔNG NGHỆ TẠI CÁCLANG NGHE Ở TINH NAM ĐỊNH -cc-cccccstisrtrrrrrrrrrrrrrirrriee 70

3.1 Giải pháp nâng cao công tác tuyên truyền, vận động các cơ sở sản xuất

tại các làng nghề chú trọng đến đổi mới công nghệ - 5: 70

3.2 Giải pháp về dao tạo nhân lực cho các làng nghề - 713.3 Giải pháp hỗ trợ về tài chính va dau tư cho phát triển công nghệ theonhu cầu thực tế của các làng nghề 2 + 2+s+S++E+£+EvEzEezxrrrrsrxee 743.4 Giải pháp hỗ trợ thông tin, và tư vấn tìm kiếm, lựa chọn công nghệ 77

3.5 Giải pháp tăng cường các chính sách hỗ trợ của nhà nước 79

3.6 Giải pháp quản lý nha nước các làng nghé - 2 2s+s5s¿ S143000.) 85DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO -.:-c:ccccscxcrxvrerrrrrrves 870019989(0 001257 89

Trang 4

DANH MỤC CÁC TỪ VIET TATKH&CN Khoa học & Công nghệ

CN — TTCN Công nghiệp — Tiểu thủ công nghiệp

R&D Research & Development

HTX Hop tac xã

XHCN Xã hội chu nghĩa

TNHH Trach nhiệm hữu han

Trang 5

PHAN MỞ ĐẦU

1 Lý do nghiên cứu:

Phát triển kinh tế nông thôn là một ưu tiên chú trọng của Việt Nam, trong

những năm gần đây khi mà mức độ chênh lệch thu nhập và điều kiện sống của

thành phố và nông thôn ngày càng tăng thì van dé này lại càng được chú tâm hơnnữa Cụ thể đã có Nghị quyết 24/2008/NQ-CP của Chính phủ ban hành Chươngtrình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ7 khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Nghị định số 66/2006/NĐ-CPngày 07/7/2006 của chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn.

Làng nghề là một nét riêng, đặc thù của nông thôn Việt Nam, hiện cả

nước có khoảng 2.790 làng nghề, thu hút 1,42 triệu hộ gia đình tham gia, với

khoảng 1,35 triệu lao động chính và hàng triệu lao động phụ trong lúc nôngnhàn, góp phần quan trọng trong việc cải thiện đời sống của cư dân nông thôn.

Su phát triển của làng nghề góp phần đáng ké trong chuyền dịch cơ cau kinh tế ởđịa phương Tại nhiều làng nghề, tỷ trọng ngành công nghiệp và dich vụ đạt từ60% - 80% và ngành nông nghiệp chỉ đạt 20% - 40% Kim ngạch xuất khẩu củakhu vực làng nghề không ngừng tăng, từ 273,7 triệu USD (Năm 2000) lên 900triệu USD (năm 2009).

Tinh Nam Định có 94 làng nghề, mỗi năm các làng nghề đóng góp từ13-15 triệu USD vào kim ngạch xuất khẩu của tỉnh, giải quyết việc làm chomột lượng lớn lao động trong tỉnh Đến năm 2004, công nghiệp dân doanh làngnghề của Nam Định đã chiếm 50% giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bản tỉnh.Thu nhập của làng nghề năm sau cao hơn năm trước, giải quyết hàng trăm ngànlao động, có nhiều nghề đã trở thành nguồn thu nhập chính.

Trên cả nước nói chung và tại tỉnh Nam Định nói riêng, hầu hết các làngnghề đều phổ biến tình trạng công nghệ và thiết bị sản xuất ở trình độ lạc hậu,

chắp vá, mẫu mã cũ, kiến thức tay nghề không toàn diện, kết quả là dẫn tới tiêu

hao nhiều nguyên liệu, tăng phát thải nhiều chất gây ô nhiễm ra môi trường, sứccạnh tranh kém Trình độ kỹ thuật ở các làng nghề chủ yếu là thủ công, bán cơkhí, cho tới nay chưa có một làng nghé nào có áp dụng tự động hóa.

4

Trang 6

Với xu thế gia tăng về số lượng các làng nghề ở các vùng nói chung,nếu các làng nghề tiếp tục duy trì công nghệ sản xuất lạc hậu như hiện nay thìkhông chỉ tạo ra hiệu quả thấp về mặt kinh tế, lang phí nguyên vật liệu khiếncho làng nghề có nguy cơ bị mai một mà làng nghề còn góp phần làm gia tăngô nhiễm môi trường gây ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của cả nềnkinh tế đất nước Tuy nhiên vấn đề đổi mới công nghệ sản xuất của các làngnghề hiện nay vấp phải không ít những khó khăn, cần được nhận diện dé từđó có được các giải pháp phù hợp.

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu

Đôi mới công nghệ là nhằm đạt được hiệu quả cao trong sản xuất và

nâng cao sức cạnh tranh, do đó đây là van đề nhận được nhiều sự quan tâm vànghiên cứu trong thời gian gần đây Đã có những nghiên cứu chỉ ra những ràocản đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp nói chung, và trong các doanhnghiệp vừa và nhỏ nói riêng Các nghiên cứu này đã chỉ ra được những khókhăn về vốn, thông tin, nhận thức, nhân lực trong việc tiếp cận với nhữngcông nghệ mới của các doanh nghiệp.

Các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào đối tượng là các doanh nghiệp nhỏ

và vừa nói chung ví dụ như: Thúc day đổi mới công nghệ nhằm nâng cao năng

lực cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong thời kỳ hội nhập quốc tế- Bùi Trọng Tín, Điều kiện khả thi của quỹ đầu tư mạo hiểm đối với hoạt độngđổi mới công nghệ của các doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa ở Hải Dương- Nguyễn Duy Hưng, Xây dựng chính sách thông tin hỗ trợ đổi mới công nghệ

tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa - Phan Thu Trang, Bên cạnh đó các nghiêncứu cũng chủ yếu tập trung vào một số công cụ dé thúc day việc đổi mới công

nghệ như công cụ tài chính, thông tin, chính sách Điền hình có các nghiên cứu:

Sử dụng công cụ thuế để kích thích đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp

nhỏ và vừa trên địa ban tỉnh Hải Dương trong hội nhập — Nguyễn Văn Doan,

Sử dụng công cụ tải chính khuyến khích doanh nghiệp nhỏ và vừa đổi mới

công nghệ Nghiên cứu trường hợp tỉnh Hải Dương) — Nguyễn Quang Hải, Sử

dụng công cụ hỗ trợ về tài chính của nhà nước nhằm thúc đây đổi mới công

5

Trang 7

nghệ (Nghiên cứu trường hợp các doanh nghiệp chế biến diva tỉnh Bến Tre) —Trương Minh Nhựt

Trong nghiên cứu về các làng nghề thì với tình trạng ô nhiễm môi trường

nghiêm trọng đang diễn ra tại các làng nghề, đã có nhiều đề tài liên quan đến

van dé này như Quản lý xung đột môi trường trong phát triển làng nghề bang

xây dựng khu sản xuất tách biệt và lập quỹ phòng chống ô nhiễm môi trường

(Nghiên cứu trường hợp Làng nghề sơn mài Hạ Thái, xã Duyên Thái, huyệnThường Tín, Thành phố Hà Nội) — Thân Trung Dũng, tập trung vào việc tìmhiểu cách thức quản lý xung đột môi trường trong quá trình phát triển làngnghề dé từ đó dé xuất các giải pháp cụ thé nhăm phát triển làng nghề; Đánh giáhiện trạng môi trường làng nghè chế biến thực phâm Dương Liễu, huyện HoàiĐức, thành phố Hà Nội - Phạm Hồng Nhung Đối với hướng nghiên cứu vềđổi mới công nghệ, chuyên giao công nghệ tại làng nghề có các dé tài nhưChính sách hỗ trợ để đổi mới công nghệ trong các làng nghề (nghiên cứutrường hợp tại làng nghề ở tỉnh Hải Dương) — Nguyễn Ngọc Thụy; Những ràocản trong chuyển gia công nghệ vào các doanh nghiệp của làng nghề -Nguyễn Hong Anh.

Tuy nhiên vẫn chưa có những nghiên cứu sâu tập trung vào việc nhận

diện những rào can thúc day đôi mới công nghệ tại các làng nghé, dé có thê déxuất những giải pháp phù hop nhăm thúc đây đổi mới công nghệ tại các làng

nghề nhằm nâng cao năng suất và tính cạnh tranh của các làng nghề Riêng đối

với các làng nghề tại tỉnh Nam Định cho đến nay chưa có nghiên cứu nào đi

sâu vào nhận diện các rào cản trong thúc đây đổi mới công nghệ tại các làng

nghề của tỉnh.

3 Mục tiêu nghiên cứu:

Nhận diện những rào can trong đổi mới công nghệ tại các làng nghề ở tỉnhNam Định, từ đó đề xuất giải pháp khắc phục các rào can dé thúc đây đôi mới

công nghệ trong các làng nghé ở tỉnh Nam Định.

6

Trang 8

4 Phạm vi nghiên cứu:

- Phạm vi nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu các khó khăn trong

việc thúc đây đổi mới công nghệ của các làng nghề ở tỉnh Nam Định.

- Phạm vi không gian: Các làng nghề của tỉnh Nam Định, nghiên cứusâu tại làng nghề cơ khí Xuân Tiến, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Dinh.

- Phạm vi thời gian: 05 năm từ năm 2006 đến nay

5 Mẫu khảo sát:

- Mẫu khảo sát không gian: các cơ sở sản xuất tại làng nghề Xuân Tiến,nghiên cứu 5 cơ sở sản xuất (Công ty cô phần Thanh Bằng, Công ty TNHHNhật Việt, Doanh nghiệp tư nhân Tân Việt, Xí nghiệp cơ khí Quang Tuyến,

Xưởng cơ khí Thế Sự).

- Hình thức khảo sát: Phỏng van sâu chủ hoặc người quan lý các doanh

nghiệp/cơ sở sản xuất trên thông qua phiếu hỏi.

6 Câu hỏi nghiên cứu:

- Yếu tô nào là rào can trong đổi mới công nghệ tại các làng nghề của

tỉnh Nam Dinh?

- Lam thé nao dé hạn chế các rào cản đó dé thúc day déi mới công nghệtại các làng nghề ở tinh Nam Dinh?

7 Giả thuyết nghiên cứu:

Việc chậm đổi mới công nghệ tại các làng nghề tỉnh ở Nam Định xuất

phát từ các rào cản:

- Rao cản từ chính bên trong các làng nghề: Nhận thức không day đủ,

trình độ nhân lực thấp, quy mô sản xuất nhỏ, thiếu vốn, thiếu thông tin

- Rào cản từ việc thiếu các chính sách đủ mạnh và từ trong công tác

quản lý nhà nước đối với các làng nghề.

Một số giải pháp khắc phục rào cản đổi mới công nghệ tại các làng nghề:

- Cần có một cơ quan quản lý chính thức các làng nghề

- Chú trọng công tác đảo tạo, nâng cao tay nghề dài hạn và ngắn hạn

- Tăng cường tuyên truyền về lợi ích và hiệu quả của đổi mới công nghệ- Hoàn thiện hệ thống thông tin công nghệ tại địa phương; hỗ trợ tư vẫncác cơ sở sản xuât lựa chọn công nghệ phù hợp;

Trang 9

- Hỗ trợ các cơ sở sản xuất của các làng nghề tiếp cận được với cácnguồn vốn trung và dài hạn của Nhà nước;

- Đầu tư cho công tác nghiên cứu, chuyên giao công nghệ vào các làng nghè.

- Xây dựng các chính sách ưu đãi tập trung riêng cho ưu tiên phát triểnlàng nghề nói chung và hỗ trợ đổi mới công nghệ tại làng nghề nói riêng.

8 Phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp nghiên cứu và phân tích tai liệu: Thu thập, phân tích,

tổng hợp các tải liệu, số liệu về các làng nghề, thực trạng công nghệ tại các

làng nghề tại tỉnh Nam Định nói chung và của làng nghề cơ khí Xuân Tiếnnói riêng dé từ đó có được một bức tranh tổng thé về đổi mới công nghệ taicác làng nghề của tinh Nam Định, cũng như thay được các rào cản trong đôi

9 Kết cầu của luận văn

CHƯƠNG 1: CO SỞ LÝ LUẬN VÀ THUC TIEN VE DOI MỚI CÔNG

CHƯƠNG 2: NHAN DIEN NHUNG RAO CAN TRONG DOI MỚI CÔNG

NGHE TAI CAC LANG NGHE O TINH NAM DINH

2.1 Hoạt động sản xuất và thực trạng công nghệ của các làng nghé ở tinh Nam Dinh

8

Trang 10

2.2 Những rào cản trong đổi mới công nghệ tại các làng nghề ở tỉnh Nam Dinh

CHUONG 3: GIẢI PHAP THÚC DAY DOI MỚI CÔNG NGHỆ TẠI CÁC

LANG NGHE Ở TINH NAM ĐỊNH

3.1 Giải pháp nâng cao công tác tuyên truyền, vận động các cơ sở sảnxuất tại các làng nghề chú trọng đến đôi mới công nghệ

3.2 Giải pháp về hỗ trợ đào tạo nhân lực cho làng nghề

3.3 Giải pháp hỗ trợ về tài chính và đầu tư cho phát triển công nghệ theo

nhu cầu thực tế của các làng nghề

3.4 Giải pháp hỗ trợ thông tin, và tư van tìm kiếm, lựa chọn công nghệ3.5 Giải pháp tăng cường các chính sách hỗ trợ của nhà nước

3.6 Giải pháp quản lý nhà nước các làng nghề

KÉT LUẬN

Trang 11

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VE DOI MỚI CÔNG NGHỆ VÀ LANG NGHE

1.1 Khái niệm về rao cản, công nghệ va đổi mới công nghệ1.1.1 Khái niệm về rào cản

Theo Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam thì “rào” ngoài nghĩa đen làhàng cây, cọc, giậu, sản phâm xây dựng có chức năng ngăn cách không gian,địa giới thì hiểu theo nghĩa bóng có nghĩa là ngăn, chắn vì dụ như rào trướcđón sau; còn “cản” có nghĩa là ngăn lại Như vậy “rào cản” ở đây có thể hiểulà việc ngăn, không cho vượt qua, là sự trở ngại ngăn cách.

1.1.2 Khái niệm về công nghệ

Khái nệm “công nghệ” vốn dĩ là một khái niệm phức tạp với nhiều

cách hiểu, cách định nghĩa khác nhau, tùy thuộc vào từng bối cảnh hay lĩnhvực cụ thé mà có những định nghĩa tương ứng.

Thuật ngữ “công nghệ” được xuất hiện lần đầu trong tiếng Hy Lạp,được ghép bởi hai thuật ngữ: “techne” va “logos” — “Technology” có thé hiểulà kiến thức về cái gì đó được làm như thế nào.

Các định nghĩa về công nghệ hiện nay thường ở hai xu hướng chung phôbiến nhất, ở xu hướng thứ nhất công nghệ được hiểu thuần túy chỉ là phần mềmkhông bao gồm máy móc, thiết bị, công cụ sản xuất được thé hiện dưới các dangkhác nhau như: dạng kiến thức, cách thức, tập hợp các kiến thức, nguồn lực baogồm các kiến thức, sự áp dụng khoa học (các kiến thức khoa học) Chăng hạnnhư tác giả F.R Root định nghĩa “công nghệ là dạng kiến thức có thể áp dụngđược vào việc sản xuất ra các sản phẩm và sang tạo ra các sản phẩm mới”

Ở xu hướng thứ hai, ngoài phần kiến thức (phần mềm) thì công nghệ còn

được thê hiện đưới dạng phần cứng như là: thiết bị, công cụ, tư liệu sản xuất, vậtthé (thiết bị máy móc) Theo xu hướng này thì công nghệ được định nghĩa

rộng hơn Định nghĩa về công nghệ của Tổ chức PRODEC (1982) là một điển

hình trong số đó “công nghệ là mọi loại kỹ năng, kiến thức, thiết bị và phươngpháp được sử dụng trong sản xuất công nghiệp, chế biến và dịch vụ”.

OECD (Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế) đã đưa ra một địnhnghĩa trung nhất “công nghệ được hiểu là một tập hợp các kỹ thuật, mà bản

10

Trang 12

thân chúng được định nghĩa là một tập hợp các hành động và quy tắc lựa chọnchỉ dẫn việc ứng dụng có trình tự các kỹ thuật đó mà theo hiểu biết của conngười thì sẽ đạt được một kết quả định trước (và đôi khi được kỳ vọng) tronghoàn cảnh cụ thể nhất định.”

Luật KH&CN năm 2000 có định nghĩa Công nghệ là tập hợp cácphương pháp, quy trình, kỹ năng, bí quyết, công cụ, phương tiện dùng dé biến

đổi các nguồn lực thành sản phẩm.

Còn theo Luật chuyền giao công nghệ 2006 thì Công nghệ là giải pháp,quy trình, bí quyết kỹ thuật có kèm hoặc không kèm công cụ, phương tiệndùng dé biến đổi nguồn lực thành sản phẩm.

Với cách định nghĩa của Luật Chuyển gia công nghệ (2006) công nghệđược hiểu linh hoạt hơn là sự tổng hợp của cả xu hướng thứ nhất coi côngnghệ chỉ gồm phần mềm và xu hướng thứ hai coi công nghệ không chỉ baogồm phần mềm mà còn cả phần cứng Ở đây bản chất của công nghệ là cácgiải pháp, quy trình, bí quyết kỹ thuật có kèm (tức là có tính đến phần cứng)hoặc không kèm (tức là không bao gồm phần cứng) công cụ, phương tiên và

mục tiêu là dé biến đổi nguồn lực thành sản phẩm.

Bên cạnh việc định nghĩa công nghệ theo tiêu chí phần cứng và phầnmềm thì công nghệ còn được định nghĩa theo những tiêu chí khác Ví dụ theoHall&Johnson (1970), công nghệ là thông tin và kiến thức, có thể được chia

ra theo công nghệ chung, công nghệ đặc thù cho một hệ thống nào đó hoặc

cho một công ty nào đó.

1.13 Khái niệm đổi mới công nghệ

Đổi mới ngày nay được coi là ưu tiên hàng đầu trong chính sách pháttriển KH&CN của nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia pháttriển, nơi mà nền kinh tế ngày càng phụ thuộc vào trình độ tri thức.

Hiện nay có không ít những định nghĩa khác nhau về đổi mới công nghệ.

Theo OECD: Đổi mới KH&CN có thé được xem như là biến đối một ý

tưởng thành sản phẩm mới có thé bán được hoặc thành quá trình vận hành trongcông nghiệp, trong thương mại hoặc thành phương pháp mới về dịch vụ xã hội.

11

Trang 13

Theo hội đồng tư vẫn KH&CN Anh: Đổi mới công nghệ là quá trình kỹ

thuật, công nghiệp, thương mại nhằm marketing sản phẩm mới, nhằm sử dụng

các quá trình kỹ thuật và thiết bị mới.

Đôi mới được hiéu là một hệ thống và là một cách tiếp cận có nhiều tínhchất nhất thé hóa nhiều yếu tố đối với việc tạo ra, phô biến công nghệ va của

những chính sách liên quan đến đổi mới Cụ thé các kiêu đổi mới như sau:

- Du nhập một sản phâm mới hoặc nâng cao chất luợng sản phâm dang có- Dua một quá trình mới vào một ngành công nghiệp

- Mở ra một thị truờng mới

- Phat triển nguồn cung cấp mới nguyên liệu hoặc các đầu vào khác;

- Thay đổi trong các tổ chức, sản xuất công nghiệp.

Đôi mới công nghệ là động lực tăng trưởng kinh tế dài hạn, động lực

của năng suất lao động và nâng cao chất lượng cuộc sống Đôi mới công nghệdiễn ra theo một quá trình nhất định bắt đầu từ nghiên cứu, triển khai, chuyềngiao, phố biến những tư tưởng, sản phẩm, công nghệ mới trong nền kinh tế.

Quá trình này diễn ra theo kiểu lan tỏa “tao mới — phá cũ”.

Ở thời đại mà KH&CN ngày càng đóng vai trò qua trọng trong sự pháttrién của mỗi nền kinh tế, chúng ta thay rằng việc áp dung các công nghệ mới

đã chuyên hóa cấu trúc kinh tế của nhiều nước và nâng tỷ lệ tăng truởng qua

đó tạo ra sự giàu có, thịnh vượng cho các quốc gia Tại các nước phát triểnviệc tiến hành đổi mới công nghệ liên tục đã giúp cho các doanh nghiệp ngàycàng phát triển và liên tục lớn mạnh từ đó góp phần tạo ra một nền kinh tế

hùng mạnh.

Hiện nay các nước đều tiến hành xây dựng và thực thi các chính sáchđổi mới và phổ biến công nghệ nhăm mục tiêu tạo ra các điều kiện trong đócác ý tuởng, sản phẩm, công nghệ mới có thê chuyển hóa nhanh thành lợi íchlớn nhất về kinh tế và xã hội Trong nền kinh tế thị truờng đó là điều kiện củaquá trình thuong mai hóa các hoạt động và san phim KH&CN Tuy nhiên déquá trình này có thê xảy ra thì các doanh nghiệp ngòai việc củng cố dé có cáccơ sở trí tuệ thì cân phải có được các điêu kiện phô biên, tiêp nhận thực hiện

12

Trang 14

công nghệ trong tòan nền kinh tế Và dé làm được điều này thì ngoài sự nỗlực của bản thân doanh nghiệp ra còn cần phải có sự hỗ trợ từ phía chính phủmà cụ thé là các chính sách về đổi mới công nghệ.

Đổi mới công nghệ có thé chỉ nhằm giải quyết các bài toán tối ưu các

thông số sản xuất như năng suất, chất lượng, hiệu quả (Đổi mới quá trình)

hoặc có thể nhằm tạo ra một sản phẩm, dịch vụ mới phục vụ thị trường (Đổi

mới sản phẩm) Đổi mới công nghệ có thể là đưa ra hoặc ứng dụng những

công nghệ hoàn toàn mới (ví dụ sáng chế công nghệ mới) chưa có trên thị

trường công nghệ hoặc là mới ở nơi sử dụng nó lần đầu và trong một hoàncảnh hoàn toàn mới (ví dụ đổi mới công nghệ nhờ chuyển giao công nghệtheo chiều ngang).

Theo J.Schumpeter có 5 trường hợp đôi mới :- Đưa ra sản pham mới;

- Đưa ra phương pháp sản xuất và thương mại hóa mới;- Chinh phục thị trường mới;

- Sử dụng nguồn nguyên liệu mới;- Tổ chức mới đơn vị sản xuất;

Các hình thức đổi mới công nghệ

- Đổi mới công nghệ theo tính sáng tạo: gồm đổi mới gián đoạn(Discontinuous Innovation) và đổi mới liên tục (Continuous Innovation).

+ Đổi mới gián đoạn còn gọi là đôi mới căn bản (Radical Innovation),thé hiện sự đột phá về sản phâm va quá trình, tạo ra những ngành mới, quá trìnhmới và tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp trên thị trường mới.

+ Đổi mới liên tục còn gọi là đổi mới dần dần (IncrementalInnovation), nhằm cải tiến sản phẩm và quá trình dé duy trì vị thế cạnh tranhcủa doanh nghiệp trên thị trường hiện có.

- Đôi mới công nghệ theo sự áp dụng: Nếu xem công nghệ gồm côngnghệ sản phẩm (product technology) và công nghệ quá trình (processtechnology) thì đổi mới công nghệ bao gồm đổi mới sản phẩm (sản phan gồmhàng hoá và dịch vụ) và đôi mới quá trình.

13

Trang 15

+ Đổi mới sản phẩm: Đưa ra thị trường một loại sản phẩm mới

(mới về mặt công nghệ).

+ Đổi mới quá trình: Đưa vào doanh nghiệp hoặc đưa ra thị

trường một quá trình sản xuất mới (mới về mặt công nghệ).

Đổi mới sản phẩm và quá trình có thé là đổi mới gián đoạn hay liên tục.Đặc điểm của đổi mới công nghệ:

- Đôi mới tác động đến năng suất, chất lượng sản pham, chu kỳ sống

của sản phẩm, chiến lược cạnh tranh, việc làm

- Cơ sở của đổi mới là các thành tựu của khoa học bao gồm phát minhvà sáng chế.

- Đồi mới công nghệ là quá trình thay thé theo quy luật phủ định.

- Đồi mới công nghệ có tinh xã hội chỉ thành công khi được thương mại

hóa va đáp ứng nhu cau xã hội.

Đổi mới công nghệ là tất yếu nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, hiệuquả sản xuất kinh doanh, góp phan duy trì, củng cỗ và mở rộng thị truờng Đổi

mới giúp giảm chi phí sản xuất, tạo ra tính linh hoạt cao và khả năng đáp ứng

nhanh nhu cầu của thị truờng cho doanh nghiệp Đổi mới nâng cao chất luợngcủa sản phâm nhưng đồng thời lại rút ngắn chu kỳ sống của sản phẩm Trongchiến luge kinh doanh của mỗi doanh nghiệp, đôi mới làm thay đôi thiết kế về

sản phẩm, hệ thong sản xuất, thiết bị, kiến thức va kỹ năng lao động.

Các nhân tô ảnh hưởng đến đổi mới công nghệ

- Thị trường : Những nên kinh tế thị trường có thể có lợi thế trong quátrình đôi mới Nếu thị trường của một loại sản pham nao đó được mở rộng thìđiều này sẽ thúc day đổi mới Đổi mới chỉ thực sự hoàn thành sau khi sanphẩm hay quá trình được người tiêu dùng chấp nhận, do vậy một khía cạnh rất

quan trọng của đôi mới là marketing

- Nhu cầu: Phần lớn các trường hợp đổi mới công nghệ xuất phát từ

nhu cầu Có thê là do áp lực của môi trường kinh doanh (các yếu tố vĩ mô nhưchính trị, xã hội, kinh tế, công nghệ ) làm xuất hiện nhu cầu, thí dụ: do áplực của xã hội vê vân đê ô nhiễm môi trường, các nhà sản xuât ô tô nghiên

14

Trang 16

cứu dé chế tạo thiết bị giảm 6 nhiễm trang bị cho ô tô Nhu cầu của người tiêudùng cũng thúc đây đôi mới thí dụ như cuộc sống hiện đại bận rộn thúc ép cácnhà sản xuất nghiên cứu ra nhiều thiết bị thay thé cho con người tiến hành các

công việc gia đình (máy giặt, máy rửa bát, máy hut bui, ).

- Hoạt động R&D : R&D là khâu quan trọng trong quá trình đổi mới.Báo cáo về năng lực cạnh tranh của châu Âu nêu rõ: "Nếu không có cơ sởnghiên cứu khoa học mạnh và đa dạng thì sẽ không hề có bất kỳ một sự cất

cánh công nghệ nào cả" Các doanh nghiệp có ngân sách R&D lớn và nguồn

nhân lực R&D có kỹ năng nghiên cứu sẽ thuận lợi trong đổi mới công nghệ.

- Cạnh tranh: Nói chung, cạnh tranh thúc đây đôi mới.

- Các chính sách quốc gia hỗ trợ đổi mới: Dé khuyến khích các doanh

nghiệp đổi mới công nghệ, chính phủ thường có những chính sách thích hợp

dé hỗ trợ và tạo điều kiện cho đổi mới công nghệ.1.2 Khái niệm về làng và làng nghề

Với đặc thù là một đất nước nông nghiệp với hơn 80% dân số sống tại

nông thôn, thì làng nghề hiện nay nhận được sự quan tâm và chú trọng phát

triển không nhỏ từ phía các cơ quan chính quyền Mặc dù hai chữ làng nghềđã xuất hiện, tồn tại từ rất lâu và được sử dụng phổ biến trên nhiều văn bản,sách báo, phương tiện thông tin đại chúng nhưng cho đến nay vẫn chưa có

một định nghĩa thống nhất về khái niệm làng nghề.

1.2.1 Khái niệm làng

Làng vốn là một đơn vị hành chính trong hệ thống hành chính của cáctriều đại phong kiến nước ta trước đây Theo đó nhà nghiên cứu Đào DuyAnh thì cơ cấu của xã hội Việt Nam thời kỳ phong kiến về cơ bản được phân

chia theo thứ tự như sau:

- Chính quyền phong kiến trung ương, gọi là triều đình, đứng đầu là

Vua (chúa) và dưới vua chúa có triều đại có tế tướng, có triều đại không và

lục bộ (bộ binh, bộ lĩnh, bộ hình, bộ hộ, bộ công và bộ lễ).

- Chính quyền địa phương có tỉnh (hoặc châu) Đứng đầu tỉnh là quan

tuần phủ.

15

Trang 17

- Dưới tỉnh có phủ và huyện Đứng đầu phủ có quan tri phủ và đứngđầu huyện có quan tri huyện Sở dĩ dưới tỉnh có đặt ra các phủ vì do điều kiệngiao thông vận tải khó khăn, nên trong một tỉnh chia ra một số phủ, ngườiđứng đầu huyện (tri huyện) ở địa phương được chọn gọi là tri phủ có tráchnhiệm giúp tuần phủ, theo đõi và giám sát một số phủ, cũng như chuyên côngvăn giấy tờ từ tỉnh về huyện và ngược lại.

- Dưới huyện có các làng, đứng đầu làng có chức lý trưởng làm chứcnăng quản lý nhà nước trong làng (quản lý định, điền, thu thuế, trật tự anninh) Đặc trưng cho mỗi làng đều có đình làng, với mấy chức năng sau:

+ Thờ cúng thần hoàng làng là người có công xây dựng làng

hoặc người có nhiều công với nước;

+ Trụ sở hành chính của làng - Đây là nơi hội họp xem xét

những vẫn đề trọng đại của làng Đặc biệt đây là nơi làng xem xét luận tộinhững người vi phạm lệ làng (nhiều nơi gọi là hương ước hoặc hiện nay gọichung là luật ước) Tổ chức hội hè đình đám, Tuỳ thuộc vào quy mô củalàng, dưới làng có thể chia ra một số thôn, xóm.

Từ năm 1945, sau khi nước ta giành độc lập, theo hiến pháp 1946, 1959, 1980và đặc biệt là Hién pháp 1992 đã quy định rõ hệ thống chính quyền 4 cấp: Trung

ương, tỉnh, huyện, xã Dưới xã tổ chức thành các thôn/ xóm/ bản và “khái niệm” làng

dé chỉ địa danh của một cụm dân cư gồm nhiều thôn/ xóm/ bản hợp thành.

Từ những điều phân tích trên đây có thể rút ra một kết luận khái niệm

“làng” là một phạm trù lịch sử và văn hoá có sự thay đổi từ thời đại này sang

thời đại khác.

1.2.2 Khái niệm làng nghề

Khái niệm làng nghề hiện vẫn được hiểu và đưa ra dưới nhiều hìnhthức khác nhau Nhà nghiên cứu Tran Minh Yến cho rằng “Làng nghề là mộtthiết chế kinh tế - xã hội ở nông thôn, được cấu thành bởi hai yếu tố làng vanghề, tồn tại trong một không gian địa lý nhất định, trong đó bao gồm nhiềuhộ gia đình sinh sống băng nghề thủ công là chính, giữa họ có mối liên hệ vềkinh tê, xã hội và văn hóa” Nhà nghiên cứu Bùi Văn Vượng lại cho răng

16

Trang 18

“Làng nghề truyền thong là làng nghề cô truyền làm nghề thủ công Ở đấykhông nhất thiết tất cả dân làng đều sản xuất hàng thủ công Người thợ thủcông nhiều trường hợp cũng đồng thời làm nghề nông Nhưng yêu cầu chuyênmôn hóa cao đã tạo ra những người thợ chuyên sản xuất hàng truyền thốngngay tại làng quê của mình”.

Trải qua thời gian dài phát triển cùng với sự phát triển của nền kinh tếđất nước thì hiện nay làng nghề không còn bó hẹp trong công nghệ thủ công,nhiều công đoạn đã được cơ khí hóa, và trong làng nghề không chỉ có các cơ

sở sản xuất hàng hóa mà đã có thêm các cơ sở dịch vụ và ngành nghề phục vụcho sản xuất, như các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ phân phối hàng hóa,cung ứng đầu vào và đầu ra cho sản phẩm làng nghề.

Như trên đã trình bày thi làng là một đơn vi hành chính trong quá khứ

và hiện tại không được thừa nhận trong các văn bản hành chính ngày nay, dođó không thể lẫy khái niệm làng như trước đây đây mà phải gắn với đơn vị

hành chính hiện tại để định nghĩa làng nghề Hiện tồn tại 2 loại ý kiến về khái

niệm làng nghề.

Ý kiến thứ nhất cho rang nên lấy don vị xã làm đơn vị cơ ban dé tính

làng nghé, xuất phát từ thực tế xã là đơn vị hành chính hoàn chỉnh quản lýtoàn dân, toàn diện mọi mặt hoạt động kinh tế xã hội Bộ máy hành chính củaxã sẽ chịu trách nhiệm theo dõi ghi chép và quản lý số liệu thông qua đăng ký

sản xuất kinh doanh về ngành nghề Tuy nhiên việc xem một xã như một làng

cũng có phần chưa hợp lý vì trong một xã có thé có nhiều nghề, mà theo cáctiêu chí nhận dạng hiện hành thì rất ít xã đạt được Điều đó dẫn đến bỏ sót cáchoạt động sản xuất làng nghề.

Ý kiến thứ hai, lấy làng trước đây để làm đơn vị làng nghề Nhượcđiểm lớn nhất của ý kiến này là ở chỗ không thống kê được chính xác sốlượng làng trong một don vi hành chính Do vậy không thé tính toán các chỉtiêu như tỷ lệ huyện, xã có làng nghề chiếm bao nhiêu phan trăm trong tongsô làng của huyện, xã Hơn nữa, khái niệm “làng” chỉ là tên gọi theo lệ cũ chứ

17

Trang 19

không phải một đơn vị cấp dưới của xã do đó khó thu thập thông tin về hoạt

động nghề.

Trong luận văn này sẽ thống kê làng nghé theo thôn/xóm/bản.

Năm 2006, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Thôngtư số 116/2006/TT-BNN ngày 18 tháng 12 năm 2006 quy định nội dung và cáctiêu chí công nhận nghề truyền thống, làng nghé, làng nghề truyền thống Theođó “Làng nghề là một hoặc nhiễu cum dân cư cấp thôn, ấp, bản, làng, buôn,

phum, sóc hoặc các điểm dân cư tương tự trên địa bàn một xã, thị tran, có các

hoạt động ngành nghệ nông thôn, sản xuất ra một hoặc nhiều loại sản phẩmkhác nhau ”

Làng nghề được công nhận phải đạt 03 tiêu chí sau:

- Có tối thiểu 30% tổng số hộ trên địa bàn tham gia các hoạt động

ngành nghề nông thôn;

- Hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định tối thiểu 02 năm tính đến thời

điểm đề nghị công nhận;

- Chấp hành tốt chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Nhà nghiên cứu Vũ Quốc Tuấn trong cuốn “Làng nghề, phố nghềThăng Long — Hà Nội trên đường phát triển” (2010) đã phân chia làng nghềthành 14 nhóm như sau:

- Mây tre đan, kế cả sản phẩm đan lát, bện thủ công (kể cả bàn, ghế,

nón lá);- Cói

Trang 20

- Tranh nghệ thuật (bằng hoa khô, tre hun khói, lá khô, ốc ); hoa các

loại bang vai, lua, giấy;

- Trò chơi dân gian (sản xuất và biểu diễn rối cạn, rối nước, tò he)

- Sản phẩm kim khí (đồ đồng, sắt, nhôm sản xuất và tái chế);

- Chế biến nông sản, thực phẩm (các loại nước cham, bún bánh, miéndong, đường, mật, mạch nha, rượu, trà, kê cả đóng giày da);

- Cây cảnh (gây trồng và kinh doanh sinh vật cảnh).

Việc phân nhóm trên đây chỉ mang tính quy ước; vì cho đến nay, chúngta chưa có nghiên cứu đầy đủ về phân nhóm làng nghề Năm 2004, Dự án củaCơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) hợp tác với Bộ Nông nghiệp vàPhát triển nông thôn chỉ phân 11 nhóm ngành nghề thủ công nghiệp, không đềcập các làng như chế biến nông sản thực phẩm, cây cảnh Có thé thấy là donhu cầu của thị trường, đã có thêm những ngành nghề mới xuất hiện và làmphong phú thêm danh mục các làng nghề.

1.3 Tổng quan về hoạt động sản xuất và hoạt động đổi mới công nghệ

của các làng nghề Việt Nam

Theo nhà nghiên cứu Trần Minh Yến, trên thế giới, từ những năm đầucủa thé ky XX cũng có một số công trình nghiên cứu có liên quan đến làngnghề như: “Nhà máy làng xã” của Bành Tử (1922); “Mô hình sản xuất làngxã” và “Xã hội hóa làng thủ công” của N.H.Noace (1928) Năm 1964, tổ chứcWCCI (World crafts council International — Hội đồng Quốc tế về nghề thủcông thế giới) được thành lập, hoạt động phi lợi nhuận vi lợi ích chung của

các quốc gia có nghé thủ công truyền thống.

Đối với các nước châu Á, sự phát triển kinh tế làng nghề truyền thống

là giải pháp tích cực cho các vấn đề kinh tế xã hội nông thôn Thực tế nhiềuquốc gia trong khu vực có những kinh nghiệm hiệu quả trong phát triển làng

nghề, điển hình là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Thái Lan.

Trung Quốc sau thời kỳ cải cách mở cửa năm 1978, việc thành lập và duy trìXí nghiệp Huong Tran, tăng trưởng với tốc độ 20 — 30 % đã giải quyết được12 triệu lao động dư thừa ở nông thôn Hay ở Nhật Bản, “Hiệp hội khôi phục

19

Trang 21

và phát triển làng nghề truyền thống” được thành lập đã trở thành yếu t6 quantrọng, đóng vai tro then chốt trong việc khôi phục và phát triển ngành nghề cótính truyền thống dựa theo “Luật phát triển làng nghề truyền thống” Cho đếnnay ở Nhật Bản có gần 900 nghề thủ công truyền thống được duy trì và pháttriển Người Nhật coi đây là một kho tàng quý báu của dân tộc [27, tr.22]

Tương tự, Thái Lan một đất nước có nhiều nét tương đồng với Việt

Nam học tập Nhật Bản, từ năm 2001 đã phát động thực hiện chuơng trình

“One tampon, one product” tạm dịch là “Mỗi làng, một sản phẩm”; nhờ

chương trình này mà chỉ trong 4 tháng đầu năm 2002, lợi nhuận đạt được là3,66 tỷ Baht (84,2 triệu USD) Sang năm 2003, các làng tham gia chương

trình này đã thu được 30,8 ty Baht, tang 13% so với năm 2002 [27, tr 26]

Dù chưa có các con số thống kê chính xác, và cũng có những sự khácnhau về số liệu các làng nghề truyền thống của Việt Nam, nhưng theo thống

kê của Hiệp hội làng nghề có thể xác định là hiện Việt Nam đang có khoảng2.790 làng nghé, thu hút 1,42 triệu hộ gia đình tham gia, với khoảng 1,35 triệulao động chính và hàng triệu lao động phụ trong lúc nông nhàn, góp phầnquan trọng trong việc cải thiện đời sống của cư dân nông thôn Sự phát triểncủa làng nghề góp phan đáng kể trong chuyên dịch co cấu kinh tế ở địaphương Tại nhiều làng nghề, tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ đạt từ60% - 80% và ngành nông nghiệp chỉ đạt 20% - 40%, tập trung tại Đồng bang

Sông Hồng, Bắc Trung Bộ và Đông Nam Bộ Kim ngạch xuất khâu của khu

vực làng nghề không ngừng tăng, từ 273,7 triệu USD (Năm 2000) lên 900

triệu USD (năm 2009).

Các làng nghề truyền thống đã và đang đóng một vai trò quan trọng đốivới sự phát triển kinh tế xã hội Việt Nam, đặc biệt là khu vực kinh tế nôngthôn, góp phần chuyển dich cơ cấu kinh tế, day nhanh quá trình công nghiệp

hóa, hiện đại hóa nông thôn.

Ké từ khi bắt đầu xuất hiện và phát triển cho đến nay, làng nghề củaViệt Nam đã trải qua nhiều sự biến đổi thăng trầm của lich sử Ngoài việc

phục vụ cho các nhu câu tại chỗ của người dân các làng nghé, thì ngày nay

20

Trang 22

các sản phẩm của các làng nghề không chỉ phục vụ cho nhu cầu đời sốnghàng ngày của nhân dân tại các địa phương khác mà còn phục vụ cho các hoạtđộng sản xuất, kinh doanh và cho cả xuất khẩu

Tính từ giai đoạn Cách mang tháng 8, sau khi nước ta giành được độc

lập đến nay, theo GS.TS Dang Thị Kim Chi - nguyên Phó Viện trưởng Viện

KH&CN, Môi trường, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội có thể chia lịch sử

phát triển của các làng nghề như sau:

- Giai đoạn 1954 — 1978: Do chính sách Công nghiệp hóa, ưu tiên pháttriển công nghiệp nặng, khuyến khích các thợ thủ công tham gia vào các Hợptác xã Tại một số làng nghề đã xuất hiện những HTX tiểu thủ công nghiệp, chủyêu sản xuất các mặt hàng xuất khâu sang các nước XHCN, với các hàng hóa

chính là hàng thủ công mỹ nghệ Chủng loại, số lượng và giá trị hàng hóa của

các sản phâm này đều được quyết định bởi đường lối, chính sách của Nhànước Cũng chính trong giai đoạn này, nhiều làng nghề đã bị mai một [7, tr.12]

- Giai đoạn 1978 — 1985: Kinh tế chính trị thé giới có nhiều biến động,cùng với sức ép về dân số và sự cam vận của Mỹ kinh tế Việt Nam đã lâmvào giai đoạn khủng hoảng, đời sống của nhân dân gặp rất nhiều khó khăn.Đồng thời hệ thống bao cấp đã ngày càng bộc lộ các điểm hạn chế khiến chocác hộ nông dân và tiểu thủ công nghiệp buộc phải tìm đường cải thiện cuộcsống theo con đường tự phát Nhiều làng nghề đã được khôi phục lại nhằmđáp ứng nhu cầu rất thấp của nhân dân [7, tr.L2 — tr.13]

- Giai đoạn 1986 — 1992: Đây là giai đoạn quan trọng đối với sự pháttriển của làng nghề, nó được đánh dấu bằng sự chuyển đổi từ cơ chế quản lýbao cấp sang cơ chế thị trường Các chính sách kinh tế, đặc biệt là chính sách

đổi mới quản lý trong nông nghiệp và phát triển các thành phần kinh tế đã cótác động mạnh mẽ đến sự phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn nói chungvà với làng nghề nói riêng Trong giai đoạn này, nhiều làng nghề truyền thốngđã được khôi phục và phát triển, mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư vốn, kỹthuật, hình thành nhiều cơ sở kinh doanh mới, thu hút ngày càng nhiều lao

21

Trang 23

động, tăng dan sản lượng và kim ngạch xuất khẩu Điển hình như làng gốm

Bát Tràng, gốm Dong Nai, chạm khắc Hà Tây, thêu ren Thái Binh [7, tr.13]

Các sản phẩm truyền thống của làng nghề Việt Nam đã được tiêu thụkhá 6n định ở các thị trường Đông Âu và Liên Xô, kim ngạch xuất khâu hàngthủ công mỹ nghệ đạt trên 246 triệu rúp Tuy vậy, do biến động của nền kinh

tế thế giới, mà xuất phát từ sự sụp đồ của mô hình Chủ nghĩa xã hội của LiênXô và Đông Âu, sản xuất của các làng nghề bị đình trệ do thị trường tiêu thụ

không còn như trước nữa, số lao động trong các làng nghề giảm nhanh chóng.

[7 tr 13]

- Giai đoạn từ năm 1993 đến nay: Do tìm được hướng đi mới cho các

sản phâm của làng nghề và cho nền kinh tế Việt Nam nói chung mà nền kinhtế Việt Nam bước sang một giai đoạn mới Sự hội nhập nên kinh tế thé giới,cùng với sự dỡ bỏ cam vận của Mỹ, sự hợp tác kinh tế mà điển hình là việcViệt Nam gia nhập WTO đã giúp cho các thị trường của Việt Nam khôngngừng được mở rộng Nhiều làng nghề đã khôi phục nhanh chóng, trong đónhiều làng vẫn duy trì được cả nghề nghiệp và mặt hàng truyền thống (như

làng Chạm bạc Đồng Xâm, làng nghề thêu Quất Động, làng gốm BátTràng ) Hơn nữa nhiều làng nghề mới đã được hình thành (Làng gỗ ĐồngKy, gạch ngói Hương Canh ) [7, tr.13 — tr.14]

Hiện nay, Nhà nước có nhiều chính sách nhằm khuyến khích làng nghềphát triển, đặc biệt từ khi Hiệp hội làng nghề Việt Nam được thành lập

(2005), đã có nhiều chương trình, chính sách nhằm bảo tồn, thúc day sự phát

triển làng nghề.

Tuy nhiên, nhiều làng nghề có nguy cơ lâm vao tình trạng suy thoái donhiều nguyên nhân khác nhau (do bé tắc về thị trường, do bị cạnh tranh, dothiếu vốn dé cải tiến sản xuất, gây ô nhiễm môi trường ) Dé giải quyếtnhững khó khăn này, cần có cái nhìn tổng quan về làng nghề và gắn với thực

trạng kinh tế xã hội trong nước và thế giới nói chung.

Theo kết quả điều tra năm 2009 của Cục Chế biến, Thương mại nônglâm thủy sản và nghề muối - Bộ NN&PTNT và JICA thực hiện, sỐ làng nghềtruyền thong chỉ chiếm khoảng 15% tông số làng nghề của cả nước, còn lại là

22

Trang 24

các làng nghề mới hình thành Hầu hết đều làng nghề có quy mô nhỏ và vừa.Các làng nghề có quy mô nhỏ chiếm trên 60% và số làng nghề quy mô vừavào khoảng 36%, còn số làng nghề có quy mô lớn chỉ chiếm không quá 4%

Theo thống kê của Hiệp hội làng nghề Việt Nam, hiện trong cả nước có

13% số hộ nông dân chuyên sản xuất nghề, 27% số hộ nông dân tham gia sản

xuất nghé, thu hút hơn 29% lực lượng lao động ở nông thôn Các làng nghề

hoạt động với các hình thức khá đa dạng: Trong tổng số 40.500 cơ sở sản xuấtở các làng nghề có 80,1% là các hộ cá thể, 5,8% theo hình thức Hợp tác xã va

14,1% thuộc các dạng sở hữu khác.

Các làng nghề tại Việt Nam với 14 nhóm ngành, phân bố chủ yếu ở

Đồng bằng Sông Hồng, Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ, trong đó tập trung

nhiều nhất và mạnh nhất là ở vùng đồng băng sông Hồng Miền Trung có

khoảng 111 làng nghề, còn lại ở miền Nam hơn 300 làng nghề Các làng nghề

ở miền Bắc phát triển hơn ở miền Trung và miền Nam, chiếm gần 70% sốlượng các làng nghề trong cả nước.

Hiện nay các làng nghề chủ yêu sử dụng các nguyên liệu cho sản xuất

khai thác được từ các địa phương trong cả nước Hầu hết các nguyên liệu

được lấy trực tiếp từ tự nhiên, việc sơ chế chủ yếu do các hộ, các cơ sở sản

xuất tự làm với kỹ thuật thủ công, hoặc các máy móc thiết bị tự chế lạc hậu

nên chưa khai thác được hết hiệu quả của các nguyên liệu, gây nên sự lãng

phí nguyên liệu sản xuất.

Hơn nữa, do tình trạng khai thác triệt để và không có quy hoạch dẫn đếnviệc cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên thì ở thời điểm hiện tại các làngnghề phải b6 sung nguyên liệu sản xuất từ nguồn cung nhập khâu nước ngoài.

Đặc điểm chung của thị trường nguyên liệu đầu vào cho các làng nghề đó là tính

tự phat và riêng lẻ, không 6n định, giá nguyên liệu thường xuyên biến động gâyảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất và các đơn đặt hàng.

Phần lớn các cơ sở sản xuất tại các làng nghề hiện nay đều sử dụng cáccông nghệ lạc hậu, chắp vá, các máy móc thiết bị phần lớn đều rất cũ kỹkhông đảm bảo các yêu câu về kỹ thuật, an toàn, vệ sinh môi trường.

23

Trang 25

Do nhu cầu của thị trường cũng như do vấp phải sự cạnh tranh quyết

liệt, nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tại các làng nghề đã bắt đầu áp dụng

các cộng nghệ hiện đại, thay thế các máy móc cũ, tuy nhiên trình độ côngnghệ thủ công và bán cơ khí vẫn chiếm một tỷ lệ cao Vì thế, chất lượng sảnphẩm không cao, chưa đáp ứng được các yêu cầu, đòi hỏi ngày càng gắt gao

của thị trường, bên cạnh đó là năng suất thấp, hiệu quả kinh tế chưa cao.

Bên cạnh đó, tình trạng nhà xưởng, kho bãi của các doanh nghiệp, cơ

sở sản xuất tại các làng nghề cũng là điều đáng lưu tâm Các doanh nghiệp, cơ

sở sản xuất do gặp khó khăn về vốn sản xuất nên không chú trọng đến việcxây dựng, kiên cô hóa các cơ sở sản xuất, kho bãi cho nên dẫn đến tình trạngphần lớn các nhà xuởng kho bãi đều là tạm bợ hoặc bán kiên cố Hơn nữa do các

làng nghề tập trung ở khu vực nông thôn, nơi mà điều kiện cơ sở hạ tầng còn yếu

kém, hạ tầng giao thông chưa phát triển nên càng gặp nhiều khó khăn.

Trong những năm qua với sự khôi phục, phát triển và không ngừng lớnmạnh của các làng nghé, một luợng lớn việc làm đã được tạo ra không chỉ góp

phần giải quyết việc làm tại chỗ cho người nông dân mà còn cung cấp thêm

việc làm cho những người ở xa, các vùng khác đến, hay các công việc thời vụ

lúc nông nhàn.

Tuy nhiên do hạn chế về công nghệ và kỹ thuật sản xuất, nên tại các

làng nghề hau hết chi sử dụng lao động phổ thông, chưa qua đào tạo, làm các

công việc thủ công ở hau hết các giai đoạn, ké cả ở những công đoạn nặng

nhọc và độc hại nhất Nhìn chung chất lượng và trình độ chuyên môn của lực

lượng lao động của các làng nghề còn rất thấp, số lượng lao động có nghề chỉchiếm một tỷ lệ không đáng kể.

Với người lao động trực tiếp, thành phan đã tốt nghiệp phố thông ở cáccơ sở sản xuất và các hộ chuyên chiếm hơn 70%; còn đối với các hộ kiêm vàcác hộ thuần nông, lao động nghé chiếm từ 40 đến 70% mới tốt nghiệp cap Ivà IL, tỷ lệ hết cấp III chưa đến 20%.

Đối với các chủ hộ và chủ doanh nghiệp, nhìn chung trình độ học van,chuyên môn con rất hạn chế Có tới 1,3 — 1,6% trong số họ không biết chữ,

24

Trang 26

trình độ học van bình quân mới dat lớp 7 — 8/12 Tỷ lệ chưa qua dao tao kiếnthức quản lý chuyên môn ở các chủ hộ chiếm 51,5 — 69,89%, đối với các chủdoanh nghiệp chiếm hơn 43% [27, tr 132]

Yếu tố này ảnh hưởng rat lớn đều năng suất, chất lượng sản phẩm vahiệu qua sản xuất tại các làng nghề.

Trải qua các giai đoạn phát triển, từ hình thức sản xuất, kinh doanhpho biến nhất là hộ gia đình, ngày nay tại các làng nghề các hình thức tổ

chức sản xuất, kinh doanh đã rất phát triển, phong phú và đa dạng Các

hình thức chủ yếu là hộ gia đình, hợp tác xã, doanh nghiệp tư nhân, công ty

trách nhiệm hữu han, công ty cô phan; trong đó hộ gia đình là hình thức

phô biến và chủ yếu nhất.

Theo báo cáo của Hiệp hội làng nghề Việt Nam (5/2009): Giá trị sảnxuất CN-TTCN của làng nghề trong vòng chục năm nay tăng từ 21-25%/năm Giá trị xuất khẩu các mặt hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam trong

những năm qua liên tục tăng: từ 235 triệu USD năm 2001, lên 600 triệu USD

năm 2006 và hơn 800 triệu USD năm 2008 và mục tiêu đề ra sẽ đạt 1,5 tỷUSD năm 2010 Các thị trường chủ yếu mà chúng ta hướng tới hiện nay như

Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Xingapo, Hong Kông, Trung Quốc Thực tế cho

thấy các thị trường lớn như Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU là các thị trường có nhiềutiềm năng cho các mặt hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam.

Các thách thức hiện nay tại các làng nghề

Cho đến nay đề thực hiện được các mục tiêu phát triển kinh tế quốc giathì ưu tiên và chú trọng cho phát triển kinh tế nông thôn vẫn luôn được coi lànhiệm vụ hàng đầu.

Thực tế, từ khi có quyết định số 132/2000/QD-TTg ngày 24/11/2000của Chính phủ về khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn, cho đến

Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07/7/2006 của chính phủ về phát triển

ngành nghé nông thôn va gan đây là Nghị quyết 24/2008/NQ-CP của Chínhphủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết

Hội nghị Trung ương lần thứ 7 khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông

25

Trang 27

thôn (NNNDNT), các địa phương trên cả nước đã tích cực quan tâm va đưa racác giải pháp cụ thể nhằm phát triển khu vực kinh tế nông thôn Các làngnghề không chỉ giữ vai trò lưu giữ các giá trị văn hóa, truyền thống, lịch sửcủa dân tộc mà còn đóng góp rat tích cực vào sự phát triển kinh tế đất nước.Tuy nhiên hiện nay, các làng nghề đang phải đối mặt với không ít các tháchthức, đặc biệt là khi nền kinh tế thế giới, và kinh tế trong nước đang có nhữngdiễn biến hết sức phức tạp.

Thách thức mà các làng nghề phải đối mặt chính là hiện nay các làng

nghề còn phát triéu theo kiểu tự phát, mang tính phong trào, thiếu quy hoạch,quy mô sản xuất nhỏ lẻ, công nghệ sản xuất lạc hậu, trang thiết bị máy

móc cũ kỹ, chắp vá không đảm bảo an tòan và các tiêu chuẩn về kỹ thuật,

trình độ lao động còn yếu kém Sức cạnh tranh kém do không có sự đầu tư

và chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu cho mình, đồng thời dokhâu sản xuất không đảm bảo các quy định về an toàn, vệ sinh dẫn đếnchất lượng sản phẩm thấp.

Đồng thời, tình trạng thiếu vốn, thiếu thông tin về thị trường cũng là

các van dé phổ biến tại hầu hết các làng nghề Bên cạnh đó, cơ sợ hạ tầngphục vu cho phát triển làng nghề còn rất yếu và thiếu nên chưa phục vụ tốt

được cho các khâu vận chuyên và tiêu thụ sản phẩm.

Vấn đề ô nhiễm môi trường tại các làng nghề cũng đang diễn ra rấtnhức nhối tại các khắp các địa phương trên cả nước Hầu hết các làng nghề

Việt Nam hiện nay đã va đang bị ô nhiễm ở cả ba dạng: ô nhiễm nước, 6nhiễm rác thải và khí thải.

Cuối cùng, do tác động tiêu cực từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giớihiện vẫn chưa có dấu hiệu chấm dứt, không chỉ nền kinh tế đất nước lao đaomà các làng nghề lại càng phải chịu những ảnh hưởng nặng nề hon do tìnhhình lạm phát tăng cao, giá cả leo thang, sản xuất đình trệ, thị trường tiêu thụbị bó hẹp lại, đời sống của người lao động gặp nhiều khó khăn

Trước những khó khăn và thách thức này, đòi hỏi không chỉ sự nỗ lựctự thân của các làng nghề mà còn phải có sự hỗ trợ từ nhà nước mà cụ thé là

26

Trang 28

các chính sách phát triển làng nghé để giúp quy hoạch lại các làng nghề, nângcao sức cạnh tranh và đảm bảo sự phát triển bền vững cho các làng nghề.Trong tình hình hiện nay, quan tâm và đầu tư cho đổi mới công nghệ chính là

một giải pháp tối ưu nhằm tăng lực cạnh tranh cho các làng nghề

27

Trang 29

CHUONG 2: NHAN DIỆN NHỮNG RAO CAN TRONG DOI MỚI

CÔNG NGHỆ TẠI CÁC LANG NGHE TỈNH NAM ĐỊNH

2.1 Hoạt động sản xuất và thực trạng công nghệ của các làng nghề ở tỉnh

Nam Định

2.1.2 Giới thiệu tổng quan về tỉnh Nam Định

Nam Định nằm ở cực Nam châu thé sông Hồng Phía Tây Bắc giáp tỉnhHà Nam, phía Đông Bắc giáp tỉnh Thái Bình, phía Tây Nam giáp tỉnh Ninh

Bình, phía Đông Nam giáp với biển Đông Diện tích tự nhiên toàn tỉnh

1.652,29 km2, được chia thành 10 đơn vi hành chính gồm 9 huyện và mộtthành phố loại 2 trực thuộc tinh.

Nam Định năm trong vùng ảnh hưởng trực tiếp của Tam giác tăngtrưởng Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh và tuyến hành lang kinh tế Côn

Minh — Lào Cai - Hà Nội - Hải Phong, Hành lang Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà

Nội - Hải Phòng và Vành đai kinh tế ven vịnh Bắc Bộ, có mạng lưới giaothông thuận lợi tạo điều kiện cho Nam Định phát triển sản xuất hàng hoá quymô lớn và mở rộng giao lưu kinh tế - xã hội với các tỉnh trong vùng, cả nước

và quốc tế Song mặt khác cũng là một thách thức lớn đối với Nam Định

trong điều kiện cạnh tranh thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

Nam Định có diện tích là 1.669 km2 Địa hình Nam Định có thé chia

thành 3 vùng:

Vùng đồng bang thấp tring: gồm các huyện Vụ Bản, Y Yên, Mỹ Lộc,

Nam Trực, Trực Ninh, Xuân Trường Đây là vùng có nhiều khả năng thâmcanh phát triển nông nghiệp, công nghiệp dệt, công nghiệp chế biến, côngnghiệp cơ khí và các ngành nghề truyền thống.

Vùng đồng bằng ven biển: gồm các huyện Giao Thuy, Hải Hậu va

Nghĩa Hung; có bờ biển dài 72 km, đất đai phì nhiêu, có nhiều tiềm năng pháttriển kinh tế tong hợp ven biên.

Vùng trung tâm công nghiệp — dịch vụ thành phố Nam Định: có cácngành công nghiệp dệt may, công nghiệp cơ khí, công nghiệp chế biến, cácngành nghề truyền thống, các phố nghề cùng với các ngành dịch vụ tong

28

Trang 30

hợp, dịch vụ chuyên ngành hình thành và phát triển từ lâu Thành phố Nam

Định từng là một trong những trung tâm công nghiệp dệt của cả nước va trung

tâm thương mại - dịch vụ, cửa ngõ phía Nam của đồng bằng sông Hồng.

Theo điều tra dân dé 01/04/2009 Nam Định có 1.825.771 người vớimật độ dân số 1.196 người/kw2.

Năm 2010 GDP tỉnh đạt 26.500 tỷ đồng Năm 2005, Cơ cấu kinh tế là:Nông-lâm-thuỷ sản: 29.5%, Công nghiệp-xây dựng: 36.5%, Dịch vụ: 34%.

2.1.2 Tổng quan về các làng nghề tỉnh Nam Định

Lịch sử hình thành và đặc điểm của làng nghề tỉnh Nam Định

Nam Định là một địa phương có truyền thống lịch sử và văn hóa lâu

đời Trên mảnh đất này đã hình thành và phát triển nhiều làng nghề truyền

thống, trải qua sự phát triển của lịch sử, có làng nghề bị mai một, mat di, có

làng nghề được phục dựng, có làng nghề ngày càng phát triển và cũng cóthêm những làng nghề mới hình thành xuất phát từ nhu cầu của đời sống.

Các làng nghề phong phú về số lượng, đa dạng về nhóm ngành khôngchỉ là nơi lưu giữ các giá tri văn hóa, lịch sử của địa phương mà còn đóng gópvào sự phát triển kinh tế chung của tỉnh Theo sách Kinh Bắc Phong Thổ Kýcó ghi: “Nam Định có các làng nghề phát triển khá đa dạng, một số ngànhnghề đã hình thành và nổi tiếng từ nhiều thé kỷ như nghề: đúc đồng, nghề

nuôi tằm tơ, chạm khắc gỗ tập trung ở các vùng Ý Yên, Vụ Bản, Nam Trực

và dọc sông Ninh Cơ và sông Day

Làng nghề tỉnh Nam Định được hình thành và phát triển chủ yếu ban

đầu phục vụ cho nhu cầu sản xuất hàng hóa phục vụ tiêu dùng và phục vụ cho

sản xuất nông nghiệp Cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội đặc biệt làphát triển sản xuất công nghiệp - tiêu thủ công nghiệp, làng nghề tỉnh Nam

Dinh đã phát triển, đổi mới với các sản phẩm mang ngày càng đa dạng, phong

phú phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng, sản xuất và cho xuất khẩu.

Hiện nay theo thong kê của Sở Công thương tinh Nam Định có 94 làngnghề đang hoạt động, mỗi năm các làng nghề đóng góp từ 13 — 15 triệu USDvào kim ngạch xuất khẩu của tỉnh, giải quyết việc làm cho một lượng lớn lao

29

Trang 31

động trong tỉnh Năm 2004, công nghiệp dân doanh làng nghề của Nam Địnhđã chiếm 50% giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thu nhập củalàng nghề năm sau cao hơn năm trước, nhiều tỷ phú đã xuất hiện từ các làng

nghề Chính quyền tỉnh Nam Định luôn coi việc phát triển kinh tế làng nghề

là nhiệm vụ quan trọng đề đây mạnh công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thônNam Định.

Mô hình hình thành và phát triển làng nghề tỉnh Nam Định

Tương ứng với các giai đoạn lịch sử có thể tạm chia các mô hình hìnhthành và phát triển của các làng nghề tỉnh Nam Định như sau:

- Giai đoạn trước năm 1960: làng nghề được hình thành do yêu cầu của

sản xuất và tiêu dùng của người dân, trước hết là địa bàn khu vực Mở đầu các

ông tổ nghề dạy nghề cho những người trong gia đình, sau đó do yêu cầu phát

triển và bảo vệ sản xuất trước sự tác động của xã hội và các cơ sở sản xuấtkhác đòi hỏi nghề phải lớn mạnh Vì vậy, nghề đã được truyền dạy cho cảdòng họ, tiếp theo là cả làng Dé có vị trí nhất định trong xã hội và bảo vệvững chắc nghề nghiệp của mình, các hộ sản xuất trong làng đã tập hợp nhaulại trong một tổ chức phường hội, mà ông chủ hội chính là ông tổ nghề Làngnghề rèn Vân Chàng - huyện Nam Trực hiện vẫn còn lưu giữ ngôi đình thờ 3

ông tổ nghé rèn Trên cơ sở các hộ sản xuất trong làng và phường hội nghề,

làng nghề được hình thành và phát triển Tuy nhiên, phường hội nghề chỉ là tổ

chức xã hội nghề nghiệp, chưa phải là một tổ chức kinh tế.

Mô hình tô chức sản xuất của các cơ sở trong làng nghề giai đoạn nàychỉ là mô hình hộ sản xuất Sản xuất dựa vào sức người là chính, số lượng vàchủng loại sản phẩm ít, thị trường tiêu thụ sản phâm chủ yếu ở địa bàn khu

vực hoặc trong nước Chưa xuất hiện sự hợp tác, liên kết sản xuất giữa các hộ

trong làng nghề với cơ sở ngoài làng nghề Trong giai đoạn này, mô hình hìnhthành và phát triển làng nghề được xác định như sau: Ông tổ nghề + Phườnghội nghề = Làng nghề [http://quangba.namdinh.gov.vn/]

- Giai đoạn từ năm 1960 đến năm 1990: quan hệ sản xuất trong làng

nghề đã có những bước phát triển cao hơn trước Dưới tác động của các chính

30

Trang 32

sách phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước, nhiều hợp tác xã tiểu thủ công

nghiệp đã được thành lập Vì vậy, trong làng nghề, bên cạnh mô hình hộ sản

xuất còn có các hợp tác xã và tô hợp tác.

Trong giai đoạn này, Nam Định có nhiều làng nghề với các hợp tác xã

hạt nhân nỗi tiếng trong cả nước Dién hình là những làng nghè dệt và nhữnghợp tác xã dệt Dịch Diệp, Phương Thành (Trực Ninh), Trung Tiến (NamTrực); làng nghề cơ khí và các hợp tác xã cơ khí Tiền Tiến, Tân Tiến (NamTruc), Trình độ sản xuất của các làng nghề cũng được nâng lên một bước.Các cơ sở sản xuất trong các làng nghề đã sử dụng điện trong sản xuất, cáchợp tác xã đã đầu tư mua sắm thiết bị, máy móc, một số công đoạn sản xuất

đã được cơ khí hoá Việc liên kết, hợp tác sản xuất - kinh doanh giữa các hộ

sản xuất, các hợp tác xã trong làng nghề với các doanh nghiệp nhà nước đãđược hình thành và trở thành nhân tố tích cực, tạo điều kiện cho hoạt độngsản xuất - kinh doanh của làng nghề phát triển Sản xuất phát triển nên sốlượng và chủng loại sản phẩm ngày một phong phú hơn, đáp ứng đáng kế nhucầu của thị trường trong nước và thị trường khu vực, tích cực tham gia xuấtkhẩu, nhất là sản phẩm khăn bông xuất khẩu của các làng nghề dệt Nam Định.

Trong những năm 1984 - 1990, mỗi năm, các làng nghề dét Nam Địnhsản xuất 3 - 5 triệu chiếc khăn tắm xuất sang thị trường các nước Đông Âu vàLiên Xô thông qua hợp đồng sản xuất gia công với Xí nghiệp dệt nhuộm SơnNam (nay là Công ty dệt may Sơn Nam), Công ty dệt Nam Định và một sốdoanh nghiệp nhà nước khác Giai đoạn này, các làng nghề truyền thống, làngnghề mới với hạt nhân là các hợp tác xã đã được hình thành và phát triểnmạnh Các ban quản trị hợp tác xã mà trước hết là chủ nhiệm đã thay thế vaitrò của các ông tổ nghề Mô hình hình thành và phát triển làng nghề trong giai

đoạn này được xác định là: Chủ nhiệm + Hợp tác xã + Sự hỗ trợ của nhà nước

= Làng nghề [http:/quangba.namdinh.gov.vn/]

- Giai đoạn từ năm 1990 đến nay sau khi Luật doanh nghiệp tư nhân,Luật công ty (sau này là Luật doanh nghiệp) ra đời, nhiều làng nghề đã hìnhthành và phát triển dựa trên các nghề truyền thống và các nghề mới Các

31

Trang 33

doanh nhân là các cá nhân có nghề, có vốn, có điều kiện, có năng lực kinhdoanh (phần lớn là những xã viên hợp tác xã, công nhân các doanh nghiệp

nhà nước đã nghỉ chế độ, có ý chí làm giàu) đã đứng ra thành lập các cơ sởsản xuất, mô hình hộ hoặc các doanh nghiệp vừa và nhỏ Các doanh nghiệpcàng phát triển càng cần nhiều lao động và sự lựa chọn trước nhất là tìm kiếmngười lao động ở trong làng dé truyền, dạy nghé Vi thế, số lượng lao độngbiết nghề, làm nghề ngày càng tăng ĐỀ gia tăng khả năng sản xuất, kinh

doanh và sức cạnh tranh, một số cơ sở sản xuất nhỏ đã liên kết với nhau thành

các doanh nghiệp lớn hơn theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn hoặccông ty cổ phan Đồng thời, sau một thời gian, một số lao động có nghề trongcác doanh nghiệp có đủ điều kiện đã tách ra thành lập các cơ sở sản xuất mới

ở trong làng nghề làm vệ tinh cho các doanh nghiệp lớn Như vậy, sản xuất

phát triển ra khắp cả làng.

Điền hình trong giai đoạn này là các làng nghề cơ khí truyền thong nhưlàng nghề cơ khí Xuân Tiến (Xuân Trường); Yên Xá (Ý Yên); Vân Chàng(Nam Trực) và các làng nghề mới được hình thành từ các nghề mới như nghềkéo sợi, dệt lưới PE ở Hải Thịnh (Hải Hậu); Trực Hùng (Trực Ninh); làngnghề may Vinh Trị (Ý Yên),

Với sự năng động của thành phần doanh nghiệp dân doanh, trình độ sản

xuất ở giai đoạn này đã có bước phát triển cao hơn giai đoạn trước Các doanhnghiệp, nhất là các cơ sở sản xuất sản phẩm cơ khí, đã quan tâm và chú trọngđầu tư thiết bị, máy móc, áp dụng công nghệ mới để nâng cao trình độ sảnxuất và tăng hiệu quả trong hoạt động sản xuất - kinh doanh Đồng thời, cácdoanh nghiệp trong làng nghề còn tăng cường hợp tác với các cơ sở sản xuấtlớn khác ở bên ngoài làng nghé dé cùng nhau giải quyết các van dé trong sảnxuất - kinh doanh, đặc biệt là vấn đề thị trường tiêu thụ.

Giai đoạn này chứng kiến sự lớn mạnh cả về quy mô, sản lượng, chủng loạivà chất lượng của sản phâm làng nghề Một số doanh nghiệp đã thực hiện xuấtkhẩu trực tiếp như Công ty trách nhiệm hữu hạn Vĩnh Oanh (Ý Yên), Công tytrách nhiệm hữu hạn cơ khí Việt Nhật (Xuân Trường) Mô hình làng nghề trong

32

Trang 34

giai đoạn này được xác định như sau: Doanh nhân + Doanh nghiệp + Sự giúp đỡcủa Nha nước = Làng nghề [http://quangba.namdinh gov.vn/]

Trong thời gian vừa qua các làng nghề của tỉnh Nam Định đã có nhữngbước phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và quy mô Các làng nghề được phânbồ theo các huyện, thành phố như sau:

Bảng 1: Các làng nghề phân bố theo địa bàn hành chính huyện và

va Huyện Xuân Trường a 3s Tran

5 | Huyện Nghia Hung 13 13,83% 0 0%

2-TINan Định 5 3g ——T—T= "m se.

= Huyện Vụ Bản TA max.

3 Huyện ýYen I An a¬hm"

— 2004 đã hình thành thêm 10 làng nghề mới, đưa tổng số làng nghề năm

2004 lên 87 làng nghề, năm 2006 số làng nghề đạt đến con số 94 làng nghé.Con số 94 làng nghề được giữ 6n định đến nay Các làng nghề phát triểnmạnh nhất là các làng nghề cơ khí Xuân Tiến, Vân Chàng, Tống Xa, dệt Nam

Hồng, Dịch Diệp, Cự Trữ,

33

Trang 35

Các sản phẩm chính của các làng nghề sản xuất đồ gỗ, dét may, cơ khíđúc và thủ công mỹ nghệ gồm: Đồ gỗ gia dụng các loại, sản pham khăn ăncác loại, các chỉ tiết máy, hàng hóa phục vụ sản xuất công nghiệp, các sản

phẩm mây tre cuốn, sơm mài xuất khẩu và tiêu dùng nội địa

Các sản phẩm truyền thống như sơn mài, đúc đồng, đồ gỗ gai dụng cácloại, vẫn được duy trì sản xuất Với việc áp dụng các kỹ thuật, công nghệmới vào hoạt động sản xuất đã giúp cải thiện điều kiện lao động, nâng cao

năng suất lao động và tạo ra được các sản phẩm bền đẹp, mẫu mã đa dang,

phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng.

Bảng 2: Phân loại các làng nghề tỉnh Nam Định theo ngành nghề năm 2010

Số | Tỷ lệ % so với ; _ | Tỷ lệ % so với lang

TT | Tên ngành nghề làng tong số làng 80 lang nghe nghé

nghề nghề truyền thông truyền thong

1 | Cơ khí 15 15,95% 5 27,8%2 |Nứa ghép sơnmài | 9 9,57% 2 11,1%3 | D6 gd 7 7,44% 1 5,5%

4 | Dệt may 9 9,57% 2 11,1%

5 | Mây tre dan 9 9 57% 2 11,1%

6 | Cói 7 7,44% 0 0%7 | Chế biến LTTP 7 7,44% 2 11,1%

8 | Vật liệu xây dựng 5 5,32% 0 0%

9 | Nón lá 8 8,51% 1 5,5%

10 | Tơ tằm 4 4,26% 1 5,5%

11 | Ngê khác 14 14,9% 2 11,1%Cộng 94 100% 18 100%

Nguồn: Tổng hop số liệu về làng nghề CN-TTCN tinh Nam Định năm 2010

Theo Báo cáo tình hình phát triển làng nghề CN — TTCN tỉnh NamĐịnh: Tính đến cuối năm 2006, số lao động sản xuất CN — TTCN của cáclàng nghé tỉnh Nam Định là 47.837 lao động trên tông số 88.695 lao động củatoàn bộ các làng nghề Mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh tại các làng nghề

chủ yếu là hộ cá thé Vì vậy lao động sử dụng trong các làng nghề chủ yếu là

34

Trang 36

lao động gia đình ở các làng nghề, số lao động thuê ngoài chỉ chiếm 5% Thu

nhập bình quân của người lao động từ trên 350.000 đồng tại các làng nghề sản

xuất chiếu cói, nón lá đến 1.200.000 đồng tại các làng nghề cơ khí đúc.

Năm 2006 giá trị sản xuất CN — TTCN tại các làng nghề tỉnh NamĐịnh đạt khoảng 732.162.000.000 đồng, giá trị xuất khâu ước đạt 506.000

USD Trong những năm qua, các làng nghề đã đóng vai trò hết sức to lớn

trong việc giải quyết việc làm thường xuyên cho hàng vạn lao động và hàngnghìn lao động có tính chất thời vụ, tạo thu nhập ồn định, góp phần quantrọng vào sự tăng trưởng cao của sản xuất công nghiệp và dich chuyển cơ cautheo hướng công nghiệp, dịch vụ.

Vốn sản xuất kinh doanh của các làng nghề năm 2005 ước đạt 540 tỷ

đồng, nhưng phân bố không đồng đều, chủ yếu tập trung ở các làng nghề cơ

khí: 32,3%; dệt may, tơ tăm: 14,2%; đồ gỗ: 6,3%; thủ công mỹ nghệ: 12,2%và chế biến lương thực thực phẩm: 3,1% Giá trị sản xuất của các làng nghềước đạt 650 ty đồng, thị trường tiêu thụ sản phâm chủ yếu là ở trong nước.

Làng nghề phát triển đi đôi với cơ sở hạ tầng ở khu vực được đầu tư

phát triển Điều này được thể hiện rõ nét ở các huyện Xuân Trường, Ý Yên,Nam Trực, nơi có nhiều các làng nghé phát triển Làng nghề đã góp phan tăngnguồn thu ngân sách của tỉnh, trong đó năm sau lại cao hơn năm trước Cụ thênăm 2003 các làng nghề đã đóng góp vào ngân sách của tỉnh 41.298.000.000đồng, năm 2004 là 56.351.000.000 đồng và năm 2005 là 67.000.000 đồng.

Vai trò của các làng nghề trong việc phát triển kinh tế xã hội của tỉnh làđiều không thé phủ nhận, tuy nhiện hiện tại các làng nghề của tinh vẫn dangphải đối mặt với rất nhiều khó khăn cả từ bên trong lẫn bên ngoài trong quátrình phát triển của mình Thiết bị, máy móc ở các làng nghề nhìn chung đềucũ, lạc hậu và chắp vá Một số làng nghề cơ khí đã có trang bị mới một số

thiết bị chuyên dùng trong và ngoài nước, song đa số thiết bị này đều là thiết

bị đã qua sử dụng của Nhật Bản, Hàn Quốc.

Do vậy, Tỉnh Nam Định xác định khoa học & công nghệ, môi trường,

thông tin tư van là một trong các yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của

35

Trang 37

các làng nghề nên đã có những chính sách nhằm hỗ trợ cho các làng nghề,mặc dù vậy hiện nay đổi mới công nghệ tại các làng nghề van đang vấp phảirất nhiều những rào cản đến từ nhiều phía.

2.1.3 Tổng quan về làng nghề cơ khí Xuân Tiễn

Xã Xuân Tiến thuộc huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định nằm ở phía

Đông Bắc tỉnh Nam Định, là một trong 20 đơn vi hành chính của huyện Xuân

Trường Xã Xuân Tiến năm cách không xa thị tran Xuân Trường (huyện licủa huyện Xuân Trường).

Xuân Tiến là một trong những làng nghề cơ khí lớn nhất tai tỉnh Nam

Định Làng nghề cơ khí Xuân Tiến được hình thành khởi đầu từ nghề đúcđồng truyền thống Trong những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thé kỷ XX các sảnphẩm đồng như nồi, mam, chậu, chuông được làm từ những đôi bàn tay tài

hoa của người dân làng nghề Xuân Tiến đã xuất hiện trong đời sống sinh hoạtcủa nhiều gia đình Việt Nam.

Trải qua thời gian, trước những đòi hỏi của thị trường, sức ép của cạnhtranh, dé có thé tồn tại và thích ứng được với những yêu cầu ngày càng cao củathị trường, làng nghề Xuân Tiến đã mở rộng sản xuất sang các mặt hàng cơ khívừa và nhỏ Sản phẩm cơ khi ban đầu của làng chính là những chiếc đèn dầu

Hoa Kỳ với những yêu cầu đơn giản về mặt kỹ thuật, trải qua thời gian, với sự

đòi hỏi ngày càng đa dạng của thị trường, làng nghề cơ khí Xuân Tiến đã chora đời hàng loạt những sản phẩm cơ khí mới đòi hỏi độ chính xác, tỉnh xảo cao

hơn rất nhiều chiếc đèn dầu Hoa Kỳ ban đầu như phụ tùng xe đạp, đèn măng

sông, kèn đồng và hiện nay các cơ sở sản xuất của làng nghé đã cho ra đời

các sản pham đòi hỏi không chỉ ban tay tài hoa của người thợ mà còn đòi hỏitrình độ cao về kỹ thuật như máy đập lúa, máy bóc lạc, tách ngô, máy trộn bêtông, máy ép gạch

Vào những năm 1960, khi thực hiện chủ trương tập trung, quy tu ngườilao động có tay nghề vào sản xuất tập thể của nhà nước, những người thợ củalàng nghề Xuân Tiến đã được tập hợp lại cùng làm việc dưới một mái nhachung là hợp tác xã Xuân Thanh (năm 1965 đổi tên thành hợp tác xã Thống

36

Trang 38

Nhất) Hợp tác xã Xuân Thanh tồn tại và phát triển cho tới đầu những năm1990 Đây là lần đầu tiên những người thợ cơ khí của làng nghề Xuân Tiếnđược làm việc trong một môi trường mang tính tập thể, kỷ luật cao, và có tínhchất chuyên nghiệp dù chỉ ở mức đơn giản Những người thợ cơ khí lần đầutiên được hưởng những chế độ như công nhân viên chức, với nhiều mới lạ trongcách thức quản lý cũng như hoạt động Giai đoạn này hợp tác xã cơ khí XuânThanh đã hoạt động tích cực, cung cấp cho người dân địa phương cũng như cả

nước các sản phâm cơ khí có chất lượng Thời kỳ này làng nghề cơ khí Xuân

Tiến phát triển khá thịnh vượng, những sản phâm của làng nghề đã đóng gópcông sức cho sự nghiệp giải phóng dân tộc và phục vụ đất nước những năm đầuđổi mới Trong quãng thời gian đó, người thợ Xuân Tiến đã cùng nhau chia sẻ,cùng nhau bắt tay hợp tác sản xuất học hỏi kinh nghiệm làm nghề, kinh nghiệmlàm việc tập thể, cách sản xuất, quản lý khoa học và bài bản Chính những kiếnthức, những kinh nghiệm mà người thợ làng nghề học hỏi được trong thời giannày đã giúp ích cho họ rất nhiều trong giai đoạn sau này khi mà họ tự mày mò,

mò mẫm những bước kinh doanh, sản xuất trong giai đoạn về sau khi đất nước

chuyên từ nền kinh tế tập trung sang kinh tế thị trường.

Tuy nhiên càng về sau trước sức ép của cạnh tranh, và do không kịp thờichuyển đổi, nhanh nhạy năm bắt các cơ hội mà từ chỗ làm ăn phát đạt, hợp tácxã dần thua lỗ, và không thể tiếp tục hoạt động Thời điểm hợp tác xã XuânThanh giải thể, người lao động vô cùng hoang mang, trở về với gia đình, họphải loay hoay dé làm sao có thé nuôi sống được gia đình, bản thân và không

làm mai một đi cái nghề truyền thống của cha ông Lúc đó khó có ai tin răng sẽcó ngày làng nghề cơ khí Xuân Tiến có thé được khôi phục và phát triển trở lại.

Nhưng khó khăn đã không làm cho những người thợ Xuân Tiến phảichùn bước mà ngược lại, 200 lao động của hợp tác xã sau khi trở về gia đình,không chỉ tiếp tục sản xuất dé giữ nghề mà còn tiếp tục may mò dé tìm đượcnhững hướng đi cho riêng mình Khi HTX giải thể, người thợ cơ khí từ chỗ có

gắng giải quyết việc làm kiếm thu nhập để đảm bảo cuộc sống cho gia đình,với niêm say mê lớn lao dành cho nghê cơ khí người thợ Xuân Tiên đã nhận

37

Trang 39

thay rằng phải thay đổi cách nghĩ, cách làm, cách sản xuất theo nếp cũ chỉ

quanh quân với những sản phẩm quen thuộc: con dao, cái cuốc, đồ gia

dung, Họ đi sâu vào nghiên cứu va sản xuất ra những mặt hàng mà thị

trường lúc đó đang cần: đột mặt sàng cho máy xát gạo, nhiệt luyện, cán phôilưỡi cưa Từ những bước chập chững đầu tiên ấy, những người thợ cơ khíXuân Tiến sau đó đã đi sâu vào nghiên cứu dé rồi đã chế tạo được những sanphẩm hoàn chỉnh Các sản pham của người thợ cơ khí Xuân Tiến được thị

trường đón nhận và tiêu thụ mạnh Sau những thành công bước đầu, làng

nghề cơ khí Xuân Tiến đã tập trung nghiên cứu và chế tạo thành công máyđập lúa liên hoàn, tạo nên tiếng vang lớn.

Thời điểm những năm 90, trên thị trường máy đập lúa liên hoàn bấy

giờ, chiếm ưu thế là những chiếc máy đập lúa Cửu Long của miền Nam.

Những chiếc máy này khi xuất hiện ở thị trường miền bắc có giá thành rất caonên ít hộ nông dân có thể có điều kiện dé mua về Nắm bắt được nhu cầu củathị trường, cũng như khả năng chỉ trả của người nông dân, một số thợ cơ khí

tiên phong của làng nghề Xuân Tiến đã mày mò nghiên cứu chế tạo, sau nhiều

có găng đã thu được kết quả thành công Sản phẩm tung ra thị trường với giáthành hạ, chất lượng tốt đã tạo nên tiếng vang lớn, nông dân các nơi dé xô vềXuân Tiến mua máy đập lúa Nhiều hộ trong xã đã mở xưởng sản xuất máyđập lúa Sản phâm máy đập lúa liên hoàn đã trở thành thương hiệu của làngnghề cơ khí Xuân Tiến Ké từ ngày đó đến nay làng nghề Xuân Tiến đã cónhiều bước phát triển và được coi là trung tâm sản xuất máy đập lúa liên hoànlớn trên toàn miền Bắc Máy đập lúa liên hoàn của Xuân Tiến đã thâm nhậpđược không chỉ thị trường miền Bắc mà còn ở các tỉnh miền Trung và đượcxuất khâu sang một số địa phương ở Lào và Trung Quốc.

Khi thị trường máy đập lúa bão hòa, các cơ sở sản xuất của làng nghềXuân Tiến đã nhanh nhạy kịp thời chuyển sang sản xuất thêm nhiều các mặthàng khác như máy ép gạch, máy trộn bê tông, máy tách hạt, máy trộn thứcăn gia súc, Hơn 20 năm qua, làng nghề Xuân Tiến đã không ngừng mởrộng về quy mô, thị trường tiêu thụ, đa dang về sản phâm, khang định về chất

38

Trang 40

lượng Từ các xưởng sản xuất ban đầu tại các hộ gia đình, để đáp ứng nhu cầu

mở rộng kinh doanh, sản xuất nhiều doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH,

công ty cô phần đã ra đời.

Có thê nói trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm của lịch sử, có những lúckhó khăn làng nghề tưởng chừng như không thé tồn tại nhưng với truyềnthong lâu đời của làng nghé, với bàn tay tài hoa, sự nhanh nhạy và quyết tâmtrụ vững với nghề của người thợ Xuân Tiến, mới có được một làng nghề XuânTiến như ngày hôm nay, đó là một làng nghề luôn đứng vững ở vị thế là mộttrong những làng nghề điển hình của tỉnh Nam Định.

Trải qua thời gian, trước sức ép của cạnh tranh và nhu cầu của thị

trường, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất của làng nghề Xuân Tiến đã không

ngừng học hỏi, sáng tạo, cải tiến, phát triển các sản phẩm của minh dé có thể

đáp ứng tối đa các nhu cầu đa dạng của thị trường Nhiều doanh nghiệp đã điđầu trong việc nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, lắp đặt thành công nhiều loại máymóc, phục vụ các ngành công nông, ngư nghiệp, thủy sản Một số doanhnghiệp đã bước đầu xây dựng, áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng vàohoạt động sản xuất, kinh doanh của mình để từng bước xây dựng nên cácthương hiệu mạnh và có vi trí trên thị trường Các doanh nghiệp cũng đã chútrọng hơn đến các khâu quảng bá sản phẩm cũng như hình ảnh của mình đếnvới khách hàng.

Kinh tế phát triển đã tạo điều kiện cho việc phát triển giáo dục, vănhóa, xã hội của địa phương, góp phan nâng cao đời sống vat chat, tinh thancủa người dân làng nghề Ong Mai Xuân Thành — Chủ tịch UBND xã XuânTiến ông Mai Xuân Thành cho biết: Tính đến năm 2003, Xuân Tiến là xãđứng đầu huyện Xuân Trường về số máy điện thoại trên 100 người dân, 100%người dan được dùng nước sạch, y tế đã được đưa đến từng thôn.

Theo báo cáo tổng quan làng nghề Xuân Tiến thì đến năm 2003, cả xã

có hơn 300 hộ làm nghề thu hút trên 2.500 lao động, trong đó có 1 công ty cỗphần, 5 công ty trách nhiệm hữu hạn và 3 doanh nghiệp tư nhân Đến năm

2009 tông số doanh nghiệp trong xã đã lên tới con số 30 trong đó chủ yếu là

39

Ngày đăng: 10/06/2024, 02:43

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN