Thương mại hóa kết quả nghiên cứu và triển khai (R&D)

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản lý khoa học và công nghệ: Điều kiện chuyển đổi cơ chế tự chủ tự chịu trách nhiệm theo Nghị định 115/CP của Chính phủ đối với các tổ chức khoa học và công nghệ công lập hiện nay (Nghiên cứu trường hợp các trung tâm ứng dụng tiến bộ KH (Trang 90 - 95)

CHƯƠNG 3: DIEU KIEN DE THUC HIEN QUYEN TỰ CHỦ, TU CHIU TRÁCH NHIEM THEO NGHỊ ĐỊNH 115/2005/ND-CP CUA TO CHỨC

3.1.2. Thương mại hóa kết quả nghiên cứu và triển khai (R&D)

Thương mại hóa hoạt động KH&CN thực chất là từng bước thương mại hóa hoạt động nghiên cứu và triển khai. Tuy nhiên, không phải mọi kết quả R&D đều có thé được thương mại hóa. Nhưng những kết quả nghiên cứu và triển khai có thé là ý tưởng mới, giải pháp mới, tri thức mới về các sản phâm, quá trình, và dịch vụ.., nếu có giá trị thương mai, có thé bán được cho doanh nghiệp dé tiếp tục phát triển nhằm khai thác thương mại sau đó áp dụng những tri thức đó dé tạo ra sản phâm, quá trình và dich

vụ mới, có tính cải tiến dé đáp ứng nhu cầu khách hàng hoặc của thị trường tốt hơn.

Các tổ chức KH&CN khi hoạt động R&D là phải gắn liền giữa nghiên cứu (R) và triển khai (D) dé tìm cách đưa nhanh những ý tưởng có sáng tạo hay sản pham ra

thị trường nhanh nhất. vì những ý tưởng sáng tạo hay sản phẩm khoa học sẽ mat giá nếu không nhanh chóng đưa nó ra thị trường.

Một trong những yếu tố quyết định sự thành công cho R&D là tính khả thi bởi các công nghệ được lựa chọn phải có khả năng thương mại hóa cao và có nhà đầu tư

tiềm năng. Bên cạnh yếu tổ thị trường, cần chú trọng đến những nghiên cứu dai hạn với những kết quả có tác động mạnh đến sự phát triển của cả một lĩnh vực công nghệ.

88

Bởi vậy, ngay sau khi có kết quả và hiệu quả của các đề tài, dự án từ nhiệm vụ KH&CN được nghiệm thu, đánh giá có khả thi. Các tổ chức KH&CN phải tăng cường hoạt động nghiên cứu triển khai (R&D) và ứng dụng kết quả đó vào sản xuất, và kinh doanh thay vì nghiên cứu phát minh, hay nói cách khác là chuyên hoạt động R&D từ khu vực hàn lâm sang khu vực có ứng dụng trực tiếp vào sản xuất — kinh doanh. Vì,

hoạt động nghiên cứu triển khai ứng dụng công nghệ ít tốn kém đầu tư, ít rủi ro hơn so

với nghiên cứu cơ bản.

Các kết quả của R&D cần được xác định cu thé về dạng sản phẩm, sỐ lượng,

chủng loại và chỉ tiêu kỹ thuật của từng loại. So sánh sản phẩm nghiên cứu tạo ra với các sản phâm tương tự trong nước và trên thế giới. Mô tả chỉ tiết, đầy đủ cách thức ứng dụng kết quả, sản phẩm nghiên cứu vào thực tiễn, đảm bảo tỷ lệ kết quả nghiên cứu được thương mại hoá cao. Do đó, để các kết quả của R&D đều có khả năng được thương mại hóa thì khi thực hiện các nhiệm vụ KH&CN, các tô chức KH&CN nên ap dung mô hình “nghiên cứu toàn phan (full — research)”. Theo đó, các kết quả của R&D không dừng lại ở kết quả nghiên cứu mà còn tính tới hiệu quả nghiên cứu và cả việc thương mại hóa chúng, như vậy việc nghiên cứu R&D mới được xem là “toàn phần”.

Ở nước ta, hoạt động nghiên cứu triển khai của các tổ chức KH&CN, kể cả các doanh nghiệp nói chung còn rất yếu, năng lực tài chính hạn chế và chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng được cho hoạt động R&D. Đa số các kết quả của đề tài, dự án sau nghiệm thu được cho là xếp vào “ngăn kéo”, số ít được triển khai áp dụng nhưng hiệu quả chưa cao, chưa có nhiều sản phẩm có giá trị thương mại, mà bằng chứng là số giải pháp sáng chế (patent) được cấp hàng năm so với số lượng các kết quả đề tài, dự án nghiên cứu còn quá ít”. Chính vi vậy, thị trường công nghệ ở nước ta cũng kém phát triển, thu nhập trong lĩnh vực hoạt động nghiên cứu triển khai còn hạn chế, chỉ đạt trên 30% so với tổng thu nhập sự nghiệp đối với các tổ chức KH&CN khối Trung ương ( Viện, Trường) và khoảng trên 10 % đối với các tô chức KH&CN địa phương.

Để các sản phẩm nghiên cứu được thương mại hóa, trước hết nó phải được xác nhận bằng sáng chế hay giải pháp hữu ích (patent hóa). Đây là việc làm khó

'5 Phan Đức Ngữ, Dé tao động lực cho KH&CN phát triển, Nhân dân onlie, 21/8/2009.

89

khăn đòi hỏi sớm hay muộn phải có kế hoạch và thời gian thực hiện dé hướng tới một thị trường công nghệ phát triển nhanh và sự cạnh tranh lành mạnh.

3.1.3. Thương mại hóa hoạt động dich vụ tư vin KH&CN.

Cùng với việc thực hiện chủ trương đổi mới nền kinh tế đất nước, thực tế phát

triển kinh tế của nước ta đã tạo ra thị trường rộng lớn cho dịch vụ tư vấn, đồng thời

những đổi mới trong hệ thống KH&CN cũng thức đây thương mại hóa công nghệ, bên cạnh đó, những nỗ lực nham tăng năng suất và tính cạnh tranh của các doanh nghiệp trong sản xuất cũng đòi hỏi dịch vụ tư vấn phải đạt được các tiêu chuẩn nhất định dé

lựa chọn được những công nghệ thích hợp.

Mặt khác, những thay đổi quan trọng trong chính sách đôi mới và sáng tạo trong hoạt động KH&CN của Nhà nước đã tác động tới sự phát triển của dịch vụ tư vấn KH&CN, từ đó đã khuyến khích các tổ chức KH&CN và cả những doanh nghiệp

thương mại hóa dịch vụ của họ.

Thương mại hóa dịch vụ tư vấn KH&CN đồng thời cũng là những động lực quan trọng thúc đây đổi mới sáng tạo trong hoạt động KH&CN, tạo ra những kết quả và hiệu quả của nghiên cứu - triển khai (R&D) khả thi, có ham lượng khoa hoc va gia

trị thương mai đáp ứng nhu cầu phục vụ sản xuất. Qua thực tế hoạt động, đặc biệt sau

khi thực hiện cơ chế chuyờn đổi, cỏc tổ chức KH&CN đó ngày càng khang định rừ vai trò, ý nghĩa của hoạt động dịch vụ tư vấn KH&CN trong quá trình tồn tại và phát triển của tổ chức trong cơ chế hoạt động của nền kinh tế thị trường hiện nay.

Số liệu thống kê kết quả triển khai hoạt động sự nghiệp có thu của 13 trung tâm

khu vực ĐBSCL trong 05 năm qua, đặc biệt ở giai đoạn chuyền đổi cho thấy, tốc độ

tăng trưởng bình quân hàng năm về hoạt động dịch vụ KH&CN của các trung tâm đạt 38%/năm. Tuy nhiên, so với yêu cầu chung của quá trình chuyên đổi, với mức doanh thu đạt được như hiện nay, theo tính toán so với tổng số thu nhập (204 tỷ đồng) thì mới chi đáp ứng nhu cầu được gần 40% kinh phí hoạt động. Vi vậy, dé có thé tồn tại, đứng vững và phát triển sau khi kết thúc giai đoạn chuyền đổi, Các trung tâm phải thúc đây các loại hình hoạt động dịch vụ KH&CN lên một tầm cao mới phù hợp trong cơ chế thị trường. Khi đó, mức thu từ hoạt động tư vấn và dịch vụ KH&CN phải chiếm từ 70- 80% tổng doanh thu hàng năm trở lên.

90

Trong hoạt động dịch vụ KH&CN của các trung tâm, bên cạnh một số trung tâm hoạt động mạnh, có nguồn thu nhập lớn đã có khả năng tự chủ, tự chịu trách nhiệm thì vẫn còn những trung tâm đạt mức thu nhập khiêm tốn và đặc biệt vẫn còn một số trung tâm yếu kém chưa có khả năng hoạt động theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm như:

Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ KH&CN tỉnh Hậu Giang, Trung tâm của Sóc Trăng. Các trung tâm này, nếu không có các biện pháp đặc biệt về tổ chức lại sản xuất hoặc kiện toàn công tác cán bộ thì khó có thé trụ nỗi trong cơ chế thị trường.

3.1.4. Phát triển các quan hệ thị trường công nghệ.

Tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tô chức KH&CN công lập chính là thé hiện vai trò chủ thé của những tổ chức này trên thị trường công nghệ. Như vậy, môi trường để tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức KH&CN phát huy tác dụng là một thị trường công nghệ phát triển lành mạnh.

Thị trường công nghệ thực chất là phương thức thương mai hóa các sản phẩm của hoạt động KH&CN, thúc đây sự gan kết KH&CN với sản xuất va đời sông.

Ở nước ta, từ lâu các tô chức KH&CN và doanh nghiệp đã được thừa nhận có tư cách pháp nhân, là chủ thé của thị trường hoạt động KH&CN với quyết định 175/CP ngày 29/4/1981, Quyết định 268/CP ngày 30/7/1990; Nghị định 35/HĐBT ngày 28/01/1992... Bản thân các tô chức KH&CN cũng đã tích cực tự đôi mới tô chức, thay đổi chức năng hoạt động dé phù hợp với cơ chế thị trường.

Tuy nhiên, thị trường công nghệ ở nước ta trong thời gian qua còn rất sơ khai, hoạt động chưa mạnh, chưa hình thành hệ thống tổ chức thị trường khoa học và công

nghệ hoạt động theo đúng ý nghĩa của nó (là có quản lý, có trật tự, trên cơ sở luật pháp)

mà mới chỉ có các tổ chức hoạt động liên quan đến môi giới chủ yếu là nơi mua bán thiết bị dây chuyền sản xuất và chuyên giao kỹ thuật sản xuất, và các dịch vụ tư vấn, dịch vụ kỹ thuật, tô chức các hội chợ triển lãm sản phẩm sản xuất trong nước, trong đó có mặt các sản phẩm mới, công nghệ mới; một số hội chợ thương mại quốc tế...Các hội chợ này chưa phải là hội chợ giao dịch mua bán công nghệ. Mặt khác, sé lượng san phẩm hang hóa của thi trường công nghệ ở nước ta còn nghèo nan, nhất là các công

nghệ phục vụ sản xuất công nghiệp, chế biến sản pham, các giống cây, con mới và kiều dáng công nghiệp cũng còn rất hạn chế. Điều này được chứng minh là số bang sanh

91

chế (patent) được cấp đăng ký hàng năm chỉ từ 30 — 40 patent cho trên 2000 kết quả đề

tài, dự án được nghiệm thu có kết quả được đánh giá là tốt. Vì vậy, để các sản phẩm

KH&CN được thương mại hóa, trước hết nó phải được patent hóa, và trong tương lai, một thị trường phát triển lành mạnh phải là những thị trường diễn ra các các hoạt động mua bán trao đôi patent, licence, know — how trên cơ sở được luật pháp bảo hộ.

Trong thực tế hiện nay, những nỗ lực tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức KH&CN cũng đang gặp phải những vấn đề có liên quan tới thương mại hóa sản phẩm khoa học như:

- Thiếu các thông tin trong giao dịch mua bán công nghệ khiến các tổ chức KH&CN gặp nhiều khó khăn trong tiêu thụ sản phâm nghiên cứu.

- Thiếu các nguồn vốn “mao hiểm” trong nghiên cứu triển khai là một nguyên nhân khiến các tổ chức KH&CN thực hiện các nhiệm vụ công ích (chủ yếu ở các tổ chức KH&CN khối địa phương) không thể hiện được năng lực và tính năng động của mình trong cơ chế tự chủ.

- Thiếu các hạ tang cơ sở cho thương mai hoá là nguyên nhân cản trở các tổ chức KH&CN sử dụng tối đa các tiềm năng của mình trên cơ sở nguồn kinh phí được cấp từ ngân

sách Nhà nước.

- Thiếu các tô chức môi giới thị trường đã làm cho các tô chức KH&CN; các doanh

nghiệp khó thương thảo với nhau trong mua bán công nghệ, làm cho hoạt động khoa học

chưa tập trung vào các vấn đề mà các doanh nghiệp quan tâm.

Do đó, cùng với chủ trương tăng cường tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức KH&CN, Nhà nước cũng chú trọng phát triển các quan hệ thị trường phục vụ sự gan két nghiên cứu va sản xuất. Bên cạnh đó, xây dựng và hoàn thiện các thiết chế làm cơ sở cho

thương mại hoá hoạt động khoa học và công nghệ, tích cực hình thành quan hệ mới tương

ứng với yêu cầu tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức KH&CN. Chú ý quan tâm phát triển hệ thống dịch vụ môi giới, tăng cường hỗ trợ tài chính dưới nhiều hình thức hoàn thiện cơ sở pháp lý về quyền sở hữu trí tuệ, khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng tiến bộ

KH&CN và lành mạnh thị trường công nghệ.

92

Trong bối cảnh của nền kinh tế thị trường, một thị trường công nghệ lành mạnh và phát triển là nhu cau tất yếu trong phát triển kinh tế - xã hội, đây chính là thị trường cho toàn bộ chuỗi hoạt động đổi mới KH&CN.

Đề phát triển nhanh chóng thị trường công nghệ cần có các yếu tố sau:

(1) Các tổ chức KH&CN phải có khả năng cung cấp các sản phẩm và dich vụ KH&CN: Sản phẩm KH&CN được cung cấp trên thị trường phải khả thi, có số lượng nhiều và phong phú đa dạng dé có thé hình thành một thị trường cạnh tranh.

(2) Sự tham gia của các doanh nghiệp đối với thị trường công nghệ: Các doanh nghiệp có nhu cầu thường xuyên cải tiến, đổi mới công nghệ va sản phẩm và họ cũng rat quan tâm đến chất lượng sản phẩm KH&CN nhăm tạo ra ưu thé cạnh tranh và tăng cường lợi nhuận trong sản xuất, kinh doanh. Chỉ có nền kinh tế thị trường lành mạnh, các doanh nghiệp mới thực sự có nhu cầu này. Bên cạnh các doanh nghiệp tham gia thị trường công nghệ, còn có hiện điện của quản lý của Nhà nước một chủ thé quan trọng trong vai trò tổ chức và điều phối mọi hoạt động của thị trường công nghệ.

(3) Các tổ chức môi giới trung gian. Những tổ chức này là cầu nối giữa bên mua và bên bán các sản phẩm KH&CN. Vai trò của các tổ chức trung gian môi giới đặc biệt quan trọng trong thị trường công nghệ, bởi vì các sản phẩm KH&CN là một loại hàng hóa đặc biệt chứa đựng nhiều yếu tố mạo hiểm, rủi ro khi giao dịch công nghệ. Các tô chức môi giới trung gian có chức năng giảm thiểu những mạo hiểm đó.

(4) Hệ thống pháp lý. Luôn có một hệ thống pháp luật hữu hiệu dé điều hòa hoạt động của thị trường công nghệ và giải quyết các tranh chấp, cụ thể các văn bản QPPL như: Luật về sở hữu công nghiệp; luật SHTT ( bản quyền, patent, licence, kiểu dáng công nghiệp, giải pháp hữu ích...); luật hợp đồng chuyên giao, mua bán công nghệ, hợp đồng dịch vụ KH&CN...Những luật trên phải đủ chi tiết để có thé xử lý những tranh chấp xây ra trong hoạt động của thị trường công nghệ.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản lý khoa học và công nghệ: Điều kiện chuyển đổi cơ chế tự chủ tự chịu trách nhiệm theo Nghị định 115/CP của Chính phủ đối với các tổ chức khoa học và công nghệ công lập hiện nay (Nghiên cứu trường hợp các trung tâm ứng dụng tiến bộ KH (Trang 90 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)