TÊN ĐỀ TÀI: Đánh giá thực trạng thực hiện tiêu chí môi trường trong quá trình xây dựng nông thôn mới của vùng đầu nguồn biên giới và miền núi tỉnh An Giang Assessment of the status o
Trang 1………
NGUYỄN ĐỖ NGỌC KIM CƯƠNG
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG THỰC HIỆN TIÊU CHÍ MÔI TRƯỜNG TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN
MỚI CỦA VÙNG ĐẦU NGUỒN BIÊN GIỚI VÀ MIỀN NÚI
TỈNH AN GIANG ASSESSMENT OF THE STATUS OF ENVIRONMENTAL CRITERIA IMPLEMENTATION IN THE PROCESS OF NEW
RURAL CONSTRUCTION IN THE BORDER UPSTREAM
PROVINCE
Chuyên ngành: Chính sách công Mã số : 8340402
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Trang 22 TS Nguyễn Hoàng Anh Cán bộ chấm nhận xét 1: PGS TS Phạm Thị Anh
Cán bộ chấm nhận xét 2: PGS TS Trương Thanh Cảnh Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG Tp HCM ngày 19 tháng 7 năm 2024
Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm: 1 Chủ tịch hội đồng: PGS TS Đào Thanh Sơn 2 Thư ký hội đồng: TS Lâm Văn Giang 3 Ủy viên phản biện 1: PGS TS Phạm Thị Anh 4 Ủy viên phản biện 2: PGS TS Trương Thanh Cảnh 5 Ủy viên hội đồng: TS Nguyễn Trần Thiện Khánh Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV và Trưởng Khoa quản lý chuyên ngành sau khi luận văn đã được sửa chữa (nếu có)
MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN
Trang 3NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: Nguyễn Đỗ Ngọc Kim Cương MSHV: 2170467 Ngày, tháng, năm sinh: 08/9/1987 Nơi sinh: Châu Phong, Tân Châu, An Giang Chuyên ngành: Chính sách công Mã số : 8340402
I TÊN ĐỀ TÀI: Đánh giá thực trạng thực hiện tiêu chí môi trường trong quá trình xây
dựng nông thôn mới của vùng đầu nguồn biên giới và miền núi tỉnh An Giang Assessment of the status of environmental criteria implementation in the process of new rural construction in the border upstream area and the mountainous area of An Giang province
NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
- Cơ sở lý thuyết, thực tế, pháp lý: tổng quan tài liệu về tam nông, nông nghiệp bền vững, nông thôn mới, xây dựng nông thôn mới, môi trường nông thôn, các văn bản pháp lý;
- Đánh giá và so sánh tình hình triển khai thực hiện tiêu chí môi trường - tiêu chí 17 bộ tiêu chí nông thôn mới của xã đầu nguồn biên giới Vĩnh Hội Đông và xã miền núi An Cư;
- Phân tích điểm mạnh – điểm yếu – cơ hội – thách thức khi thực hiện tiêu chí môi trường tại vùng đầu nguồn biên giới và miền núi của tỉnh An Giang;
- Phân tích các bên liên quan; - Đánh giá chung những thuận lợi – khó khăn của hai vùng đặc trưng này trong việc thực hiện tiêu chí môi trường nông thôn mới;
- Đề xuất các giải pháp và hoạt động bảo vệ môi trường phù hợp với thực trạng địa phương để hoàn thành tiêu chí môi trường trên chặng đường xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025 cho các xã thuộc huyện đầu nguồn biên giới và thị xã miền núi tỉnh An Giang
II NGÀY GIAO NHIỆM VỤ : 15/01/2024 III NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 20/5/2024 IV CÁN BỘ HƯỚNG DẪN:
- CBHD 1: TS Nguyễn Trần Thiện Khánh – Trường Đại học An Giang;
Trang 4TS Nguyễn Trần Thiện Khánh TS Nguyễn Hoàng Anh
Tp HCM, ngày tháng năm 2024
TRƯỞNG KHOA
MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN
CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐÀO TẠO
Trang 5Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý Thầy, Cô khoa Môi Trường và Tài nguyên; Phòng Đào Tạo Sau Đại Học, Trường Đại Học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện cho tôi thực hiện đề tài luận văn tốt nghiệp
Tôi xin gửi lời tri ân đặc biệt đến cô TS Nguyễn Hoàng Anh và thầy TS Nguyễn Trần Thiện Khánh Trường Đại hoạc An Giang là người trực tiếp hướng dẫn, chỉ dạy tận tình về chuyên môn; luôn quan sát, hỗ trợ và chia sẻ nhiều kiến thức bổ ích cho tôi trong suốt khoảng thời gian thực hiện đề tài luận văn
Lời cám ơn tiếp theo tôi xin dành đến tập thể lớp Chính sách công môi trường, những người bạn đã chia sẻ và giúp đỡ tôi vượt qua những khó khăn trong quãng thời gian học tập
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất dành cho cha, mẹ và người thân đã luôn bên cạnh động viên, khích lệ tinh thần và tạo điều kiện tốt nhất cho tôi để có thể hoàn thành quá trình học tập trong suốt thời gian qua
Xin chân thành cám ơn!
Tp Hồ Chí Minh, ngày 27 tháng 6 năm 2024
Người thực hiện
Nguyễn Đỗ Ngọc Kim Cương
Trang 6trình xây dựng nông thôn mới của xã Vĩnh Hội Đông thuộc huyện An Phú và xã An Cư
thuộc thị xã Tịnh Biên Từ đó đề xuất các giải pháp và hoạt động bảo vệ môi trường phù hợp nhằm đáp ứng tiêu chí môi trường của vùng đầu nguồn biên giới và miền núi tỉnh An Giang Các phương pháp thực hiện gồm thu thập thông tin thứ cấp, điều tra, khảo sát, phân tích SWOT, phân tích các bên liên quan, nghiên cứu điển hình, đánh giá, so sánh, phương pháp đá tiêu chí Kết quả cho thấy xã Vĩnh Hội Đông đạt 11/12 chỉ tiêu, xã An Cư đạt 9/12 chỉ tiêu Cả hai xã đều chưa đạt tiêu chí 17.7 về tỷ lệ bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng và chất thải rắn y tế được thu gom, xử lý đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường Cụ thể, xã An Cư đạt 28,57%, xã Vĩnh Hội Đông đạt 52% Hai chỉ tiêu chưa đạt của xã An Cư là chỉ tiêu 17.11 về tỷ lệ hộ gia đình thực hiện phân loại chất thải rắn tại nguồn (đạt 4.1/30%) và chỉ tiêu 17.12 về tỷ lệ chất thải nhựa phát sinh được thu gom, tái sử dụng, tái chế, xử lý theo quy định (đạt 30,31/50%) Các chỉ tiêu đã đạt nhưng chưa thật sự thể hiện tính bền vững, cả hai xã vẫn còn phải đối mặt với nhiều vấn đề về môi trường nông thôn Những khó khăn trong xây dựng nông thôn mới tại vùng miền núi và vùng đầu nguồn tỉnh An Giang chủ yếu do thiếu kinh phí, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, nguồn nhân lực, năng lực quản lý và tổ chức thực hiện còn hạn chế, nhận thức của người dân còn thấp, khó thay đổi thói quen và gặp nhiều trở ngại Xã An Cư, một xã miền núi huyện Tịnh Biên, gặp nhiều khó khăn hơn do đặc điểm địa hình và đặc trưng nhiều đồng bào dân tộc sinh sống, gây khó khăn cho công tác truyền thông Luận văn đã đưa ra các giải pháp về thực hiện tốt cơ chế chính sách, cải thiện công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục, đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, đa dạng hóa nguồn vốn huy động để thực hiện xây dựng nông thôn mới, nâng cao năng lực xây dựng nông thôn mới Các giải pháp kiểm soát ô nhiễm do thuốc bảo vệ thực vật và một số giải pháp kỹ thuật như sử dụng nước ngầm đối với khu vực xã An Cư, Tịnh Biên, kỹ thuật ủ phân compost từ rác thải sinh hoạt cũng được đề xuất
Từ khoá: nông thôn mới, ô nhiễm môi trường nông thôn, hiện trạng môi trường
Trang 7The study evaluated the current status of environmental criteria implementation in the process of building new rural areas in Vĩnh Hội Đông commune, An Phú district, and An Cư commune, Tịnh Biên town From there, it proposed suitable environmental protection solutions and activities to meet the environmental criteria of the upstream border and mountainous areas of An Giang province The methods used included secondary data collection, surveys, SWOT analysis, stakeholder analysis, case studies, evaluation, comparison, and criteria-based methods The results showed that Vĩnh Hội Đông commune met 11 out of 12 criteria, while An Cư commune met 9 out of 12 criteria Both communes had not met criterion 17.7 regarding the rate of pesticide packaging after use and medical solid waste being collected and treated to meet environmental protection requirements Specifically, An Cư commune met 28.57%, and Vĩnh Hội Đông commune met 52% The two unmet criteria for An Cư commune were criterion 17.11 on the rate of households practicing solid waste separation at source (4.1/30%) and criterion 17.12 on the rate of generated plastic waste collected, reused, recycled, and treated according to regulations (30.31/50%) Although some criteria had been met, they did not truly reflect sustainability, and both communes still faced many rural environmental issues The difficulties in building new rural areas in the mountainous and upstream regions of An Giang province were mainly due to a lack of funding, infrastructure, equipment, human resources, and limited management and implementation capacity The awareness of the people was still low, making it difficult to change habits and facing many obstacles An Cư commune, a mountainous commune in Tịnh Biên district, faced more difficulties due to its geographical characteristics and the presence of many ethnic minorities, making communication efforts challenging The thesis proposed solutions for effectively implementing policies, improving propaganda, mobilization, and education, investing in agriculture and rural areas, diversifying mobilized capital sources for building new rural areas, and enhancing the capacity for building new rural areas Solutions for pollution control from pesticides and some technical solutions such as using groundwater for the An Cư commune area in Tịnh Biên and composting techniques from household waste were also suggested
Trang 8Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu trong công trình này có xuất xứ rõ ràng Những kết luận mới về khoa học của công trình này chưa được công bố ở bất cứ công trình nào khác
Người thực hiện
Nguyễn Đỗ Ngọc Kim Cương
Trang 9TÓM TẮT ii
ABSTRACT iii
LỜI CAM ĐOAN CỦA TÁC GIẢ iv
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ix
DANH MỤC BẢNG x
DANH MỤC HÌNH ẢNH xi
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài: 1
1.2 Mục tiêu và nội dung nghiên cứu 3
1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu 3
1.2.2 Nội dung nghiên cứu 3
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 4
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu đề tài 4
1.4 Phương pháp nghiên cứu 5
1.4.1 Phương pháp luận 5
1.4.2 Phương pháp nghiên cứu cụ thể 6
1.5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 12
1.5.1 Ý nghĩa khoa học 12
1.5.2 Ý nghĩa thực tiễn 12
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA NÔNG THÔN MỚI 13
2.1 Cơ sở lý thuyết 13
2.1.1 Khái niệm nông thôn 13
2.1.2 Khái niệm nông thôn mới 13
2.1.3 Xây dựng nông thôn mới 14
2.1.4 Đặc trưng của nông thôn mới 14
2.1.5 Nguyên tắc xây dựng nông thôn mới 15
2.1.6 Phát triển nông thôn bền vững 15
2.1.7 Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021- 2025 16
2.1.8 Bộ tiêu chí xã nông thôn mới 19
2.1.9 Tiêu chí môi trường xã nông thôn mới trên địa bàn tỉnh An Giang: 20
2.2 Cơ sở thực tiễn 21
2.2.1.Tổng quan hiện trạng môi trường tại địa bàn nghiên cứu 21
2.2.2.Tổng quan về phát triển nông thôn trên thế giới và Việt Nam 26
2.2.4 Một số mô hình xử lý môi trường vùng nông thôn trên cả nước 30 2.2.5 Kết quả thực hiện xây dựng Nông thôn mới của An Giang và hai huyện An Phú
Trang 102.3 Cơ sở pháp lý 41
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 43
3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội 43
3.1.1 Xã Vĩnh Hội Đông 43
3.1.2 Xã An Cư 43
3.2 Kết quả thực hiện tiêu chí môi trường của xã Vĩnh Hội Đông và xã An Cư 47
3.3 Thông tin mẫu phỏng vấn 50
3.8 Chỉ tiêu 17.5 Mai táng, hỏa táng phù hợp với quy định và theo quy hoạch 62
3.9 Chỉ tiêu 17.6 Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn không nguy hại trên địa bàn được thu gom, xử lý theo quy định 63
3.10 Chỉ tiêu 17.7 Tỷ lệ bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng và chất thải rắn y tế được thu gom, xử lý đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường 66
3.11 Chỉ tiêu 17.8 Tỷ lệ hộ có nhà tiêu, nhà tắm, thiết bị chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh và đảm bảo 3 sạch 71
3.12 Chỉ tiêu 17.9 Tỷ lệ cơ sở chăn nuôi đảm bảo các quy định về vệ sinh thú y, chăn nuôi và bảo vệ môi trường 72
3.13 Chỉ tiêu 17.10 Tỷ lệ hộ gia đình và cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm tuân thủ các quy định về đảm bảo an toàn thực phẩm 74
3.14 Chỉ tiêu 17.11 Tỷ lệ hộ gia đình thực hiện phân loại chất thải rắn tại nguồn 75
3.15 Chỉ tiêu 17.12 Tỷ lệ chất thải nhựa phát sinh trên địa bàn được thu gom, tái sử dụng, tái chế, xử lý theo quy định 79
3.16 Sự hiểu biết của người dân 80
3.17 Đánh giá chung 82
Trang 113.18.1 Người dân 85
3.18.2 Chính quyền địa phương 86
3.18.3 Các tổ chức xã hội 90
3.18.4 Ngân hàng, doanh nghiệp 91
3.18.5 Mối liên hệ giữa các bên liên quan 93
3.19 Phân tích SWOT khi thực hiện tiêu chí môi trường tại vùng đầu nguồn biên giới tỉnh An Giang 94
3.21.1 Thuận lợi chung 100
3.21.2 Thuận lợi riêng 101
3.21.3 Khó khăn chung 102
3.21.4 Khó khăn riêng 105
3.22 Đề xuất giải pháp quản lý trong thực hiện tiêu chí môi trường cho quá trình xây dựng nông thôn mới của các xã thuộc huyện An Phú và thị xã Tịnh Biên 105
3.22.1 Công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục 108
3.22.2 Thực hiện tốt cơ chế chính sách, cải thiện môi trường đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, đa dạng hóa nguồn vốn huy động để thực hiện xây dựng nông thôn mới.109 3.22.3 Nâng cao năng lực xây dựng nông thôn mới và công tác giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình; truyền thông về xây dựng nông thôn mới 110
3.22.4 Kiểm soát ô nhiễm do thuốc bảo vệ thực vật 111
3.22.5 Xử lý nước ngầm đối với khu vực xã An Cư, Tịnh Biên 113
3.22.6 Áp dụng phương pháp ủ phân compost từ rác thải sinh hoạt 113
3.22.7 Tăng cường công tác về phân loại rác 115
3.22.8 Tăng tỷ lệ rác thải nhựa được thu gom và xử lý 116
Trang 12PHỤ LỤC HÌNH ẢNH 158
Trang 13Chương trình MTQG: Chương trình mục tiêu quốc gia CPSH: Chế phẩm sinh học
UBND: Ủy ban nhân dân Hội NDVN: Hội Nông Dân Việt Nam HTX: Hợp tác xã
HVS: Hợp vệ sinh KDC: Khu dân cư LHPN: Hội Liên Hiệp Phụ Nữ NTM: Nông thôn mới
NTTS: Nuôi trồng thủy sản PTTH: Phổ thông trung học Trung tâm KNKN: Trung tâm khuyến nông khuyến ngư Trung tâm NS& VSMT: Trung tâm Nước sạch & Vệ sinh môi trường THCS: Trung học cơ sở
SWOT: S: Strength – điểm mạnh; W: Weakness – điểm yếu O: Opportunities – cơ hội; T: Threats – thách thức
UBMTTQVN: Ủy Ban Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam CTRSH: Chất thải rắn sinh hoạt
Trang 142021-2025 20 Bảng 2.2 Kết quả đạt chuẩn tiêu chí nông thôn mới của các xã trên địa bàn huyện An Phú, tỉnh An Giang giai đoạn 2016 - 2020 33 Bảng 2.3 Kết quả đạt chuẩn nông thôn mới phân theo từng tiêu chí của các xã trên địa bàn huyện An Phú, tỉnh An Giang giai đoạn 2016 - 2020 33 Bảng 2.4 Kết quả về xây dựng nông thôn mới đối với một số chỉ tiêu cụ thể trên địa bàn huyện An Phú, tỉnh An Giang giai đoạn 2016 - 2020 35
Trang 15Hình 3.2 Độ tuổi của người dân được phỏng vấn 51
Hình 3.3 Nghề nghiệp của người dân được phỏng vấn ở xã Vĩnh Hội Đông 52
Hình 3.4 Nghề nghiệp của người dân được phỏng vấn ở xã An Cư 52
Hình 3.5 Trình độ học vấn của người dân được phỏng vấn 53
Hình 3.6 Thu nhập của người dân được phỏng vấn ở xã Vĩnh Hội Đông 54
Hình 3.7 Số nhân khẩu của hộ gia đình được phỏng vấn 55
Hình 3.8 Các loại nước mà hộ gia đình sử dụng 56
Hình 3.9 Đánh giá chất lượng nước hộ gia đình sử dụng 57
Hình 3 10 Đánh giá cảnh quan tại xã Vĩnh Hội Đông và xã An Cư 60
Hình 3 11 Mức độ thường xuyên của các hoạt động vệ sinh tại xã Vĩnh Hội Đông và xã An Cư 60
Hình 3.12 Hình thức mai táng của các hộ gia đình 62
Hình 3.13 Ý kiến của người dân về việc xây dựng nghĩa trang 63
Hình 3.14 Biện pháp xử lý rác thải sinh hoạt của người dân 64
Hình 3.15 Đánh giá chất lượng dịch vụ thu gom rác tại xã Vĩnh Hội Đông và xã An Cư 65
Hình 3 16 Các loại cây trồng ở xã Vĩnh Hội Đông và xã An Cư 67
Hình 3.17 Thói quen sử dụng thuốc bảo vệ thực vật của người dân 68
Hình 3.18 Mức độ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật của nông dân 69
Hình 3.19 Biện pháp tự xử lý bao bì thuốc bảo vệ thực vật của nông dân 70
Hình 3.20 Mức độ tổ chức thực hiện phân loại rác tại địa phương 75
Hình 3.21 Thói quen phân loại rác tại hộ gia đình 76
Hình 3.22 Thói quen tận dụng rác thải tại hộ gia đình 76
Hình 3.23 Hiện trạng tận dụng phụ phẩm nông nghiệp 77
Hình 3 24 Sự sẵn lòng phân loại rác tại nguồn của người dân 77
Hình 3.25 Sự thường xuyên của hoạt động truyên truyền phân loại rác 78
Hình 3.26 Sự hiểu biết của người dân về nông thôn mới 80
Hình 3.27 Người dân đánh giá về các vấn đề môi trường bức xúc hiện nay 81
Hình 3.28 Các kênh truyền thông mà người dân tiếp cận về nông thôn mới 82
Trang 16Hình 3 32 Nguyên lý hoạt động của thùng ủ phân 115
Trang 17CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài:
Thời kỳ đổi mới nền kinh tế nước ta đã có những bước phát triển rất quan trọng, trong đó đặc biệt phải nói đến vai trò to lớn của kinh tế nông nghiệp và nông thôn Cho đến nay, khi chúng ta bước vào thời kỳ CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, nông dân dần càng có vị trí, vai trò quan trọng Tính đến hết năm 2022, dân số nông thôn ở nước ta gần 62,4 triệu người, chiếm 62,7%, với cơ cấu ngành nghề chủ yếu là sản xuất nông lâm ngư nghiệp, tiểu thu công nghiệp và dịch vụ Trong tổng thể nền kinh tế quốc dân, khu vực nông thôn mang tính chiến lược Phát triển nông thôn luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm Trong 10 năm qua, Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới 2010 - 2020 đã trở thành một phong trào sôi nổi, rộng khắp trên cả nước và đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, tạo nên bước ngoặt lớn trong phát triển nông thôn nước ta Bộ mặt nông thôn khởi sắc rõ rệt, từng bước gắn phát triển toàn diện nông thôn với cơ cấu lại và đổi mới mô hình tăng trưởng ngành nông nghiệp, ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống vật chất, tinh thần của người dân, tạo nền tảng ổn định chính trị, xã hội Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 263/QĐ-TTg ngày 22/02/2022 về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025 với mục tiêu tổng quát của Chương trình là tiếp tục triển khai Chương trình gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn, quá trình đô thị hoá, đi vào chiều sâu, hiệu quả, bền vững; thực hiện xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu và nông thôn mới cấp thôn, bản; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn, thúc đẩy bình đẳng giới; xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn đồng bộ và từng bước hiện đại, bảo đảm môi trường, cảnh quan nông thôn sáng, xanh, sạch, đẹp, an toàn, giàu bản sắc văn hóa truyền thống, thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững
An Giang là tỉnh đầu nguồn sông Cửu Long, có nguồn nước ngọt quanh năm, đất đai phù sa màu mỡ Tỉnh có hơn 80% diện tích đất nông nghiệp, 65% dân số là lao động nông thôn Nông nghiệp An Giang đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế tỉnh, vừa góp phần đảm bảo an ninh lương thực quốc gia Thời gian qua, chương trình mục tiêu
Trang 18quốc gia xây dựng nông thôn mới tại An Giang được triển khai thực chất và mang lại hiệu quả tích cực Tỉnh luôn ưu tiên đầu tư, cố gắng phát huy nội lực và ngoại lực của khu vực nông thôn nhằm xây dựng và phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng đổi mới, chất lượng và hiệu quả, hướng tới sự phát triển bền vững, tuy nhiên, từ chính sách đến triển khai là cả lộ trình để thực hiện sát với thực tế
Về lộ trình xã nông thôn mới tỉnh An Giang: Giai đoạn 2021-2025, toàn tỉnh phấn đấu có thêm 28 xã nông thôn mới (nâng tổng số xã đạt chuẩn nông thôn mới toàn tỉnh đến năm 2025 lên 89 xã, tỷ lệ 76,72%) Để đạt được mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới của tỉnh, việc hoàn thành 19 tiêu chí là bắt buộc trong đó có tiêu chí môi trường - tiêu chí 17 Tuy nhiên quá trình đổi mới và phát triển của khu vực nông thôn đã gây ra áp lực cho môi trường, dẫn đến ô nhiễm và suy thoái môi trường ngày càng cấp bách Do đó, trong xây dựng nông thôn mới, tiêu chí môi trường trong Chương trình vẫn là tiêu chí khó thực hiện nhất, nhất là các địa phương đặc biệt khó khăn ở vùng biên giới giáp Vương Quốc Campuchia và miền núi Xã Vĩnh Hội Đông thuộc huyện An Phú, vùng ven biên giới là nơi bị ảnh hưởng nhiều từ tác động của tự nhiên như lũ lụt, gió bão, đi lại khó khăn và xã An Cư thuộc thị xã Tịnh Biên là vùng núi khó khăn, người đồng bào chiếm đa số, tỷ lệ hộ nghèo khá cao, trình độ dân trí cũng như mức hưởng thụ đời sống tinh thần còn chênh lệch khá xa so với đô thị và các vùng đồng bằng
Vì vậy việc nghiên cứu thực hiện tiêu chí môi trường (tiêu chí 17) cho hai vùng đặc biệt của tỉnh An Giang, vùng biên giới đầu nguồn và vùng miền núi đồng bào dân tộc thiểu số trong giai đoạn 2021 – 2025 là điều rất cần thiết Đó chính là lý do tôi thực đề tài
“Đánh giá thực trạng thực hiện tiêu chí môi trường trong quá trình xây dựng nông thôn mới của vùng đầu nguồn biên giới và miền núi tỉnh An Giang”
Trang 191.2 Mục tiêu và nội dung nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu
Đề xuất các giải pháp và hoạt động bảo vệ môi trường phù hợp nhằm đáp ứng tiêu chí môi trường (tiêu chí 17) trong quá trình xây dựng xã nông thôn mới của vùng đầu nguồn biên giới và miền núi tỉnh An Giang
1.2.2 Nội dung nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu được thực hiện theo trình tự như sau:
➢ Nội dung 1:
Cơ sở lý thuyết, thực tế, pháp lý: tổng quan tài liệu về tam nông, nông nghiệp bền vững, nông thôn mới, xây dựng nông thôn mới, môi trường nông thôn, các văn bản pháp lý
➢ Nội dung 2:
Đánh giá và so sánh tình hình triển khai thực hiện tiêu chí môi trường - tiêu chí 17 bộ tiêu chí nông thôn mới của xã đầu nguồn biên giới Vĩnh Hội Đông và xã miền núi An Cư về tiến độ thực hiện, kết quả đạt được và mục tiêu phấn đấu của các nội dung:
− Tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn − Tỷ lệ cơ sở sản xuất - kinh doanh, nuôi trồng thủy sản, làng nghề đảm bảo quy định về bảo vệ môi trường
− Cảnh quan, không gian xanh - sạch - đẹp, an toàn; không để xảy ra tồn đọng nước thải sinh hoạt tại các khu dân cư tập trung
− Đất cây xanh sử dụng công cộng tại điểm dân cư nông thôn (≥2m2/người) − Mai táng, hỏa táng phù hợp với quy định và theo quy hoạch
− Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn không nguy hại trên địa bàn được thu gom, xử lý theo quy định
− Tỷ lệ bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng và chất thải rắn y tế được thu gom, xử lý đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường
− Tỷ lệ hộ có nhà tiêu, nhà tắm, thiết bị chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh và đảm bảo 3 sạch
− Tỷ lệ cơ sở chăn nuôi đảm bảo các quy định về vệ sinh thú y, chăn nuôi và bảo
Trang 20vệ môi trường − Tỷ lệ hộ gia đình và cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm tuân thủ các quy định về đảm bảo an toàn thực phẩm
− Tỷ lệ hộ gia đình thực hiện phân loại chất thải rắn tại nguồn − Tỷ lệ chất thải nhựa phát sinh trên địa bàn được thu gom, tái sử dụng, tái chế, xử lý theo quy định
Một trong những vấn đề môi trường ở nhiều khu vực tỉnh An Giang là ô nhiễm nước ngầm Trong đó tại huyện An Phú, có đặc trưng đáng quan tâm là nhiễm As trong nước ngầm, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cộng đồng Do đó đề tài thực hiện thêm nội dung:
- Đánh giá thực trạng sử dụng nước ngầm của dân thuộc địa bàn nghiên cứu
➢ Nội dung 4:
Đề xuất các giải pháp và hoạt động bảo vệ môi trường phù hợp với thực trạng địa phương để hoàn thành tiêu chí môi trường trên chặng đường xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025 cho các xã thuộc huyện đầu nguồn biên giới và thị xã miền núi tỉnh An Giang
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Tiêu chí môi trường – tiêu chí 17 trong Bộ tiêu chí Quốc gia về xã nông thôn mới
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu đề tài
- Phạm vi về không gian: Đề tài nghiên cứu tại xã Vĩnh Hội Đông (huyện An
Phú) và xã An Cư (thị xã Tịnh Biên) tỉnh An Giang
Xã Vĩnh Hội Đông và xã An Cư được chọn làm địa bàn nghiên cứu trong luận
Trang 21văn vì hai xã là địa phương được đánh giá là chậm tiến độ trong xây dựng nông thôn mới, số tiêu chí đạt được trong Bộ tiêu chí đề ra là rất thấp, bên cạnh đó, tiêu chí môi trường (tiêu chí 17) là một trong các tiêu chí khó thực hiện ở hai xã này với các nguyên nhân sau:
+ Xã Vĩnh Hội Đông là xã đặc biệt khó khăn thuộc vùng đầu nguồn biên giới, hàng năm bị ảnh hưởng nặng nề từ tác động của tự nhiên như lũ lụt, giao thông đường xá cách trở, có ấp tách biệt với các địa phương khác…
+ Xã An Cư là xã miền núi đặc biệt khó khăn, nằm xa nhất của thị xã Tịnh Biên, đa số là người đồng bào dân tộc Khmer sinh sống, tỷ lệ hộ nghèo còn trong huyện Tịnh Biên (nay là thị xã Tịnh Biên, được công nhận từ ngày 10/4/2023)
- Phạm vi thời gian: Đề tài đánh giá nghiên cứu thực hiện tiêu chí môi trường
(tiêu chí 17) của hai vùng đặc biệt của tỉnh An Giang, vùng biên giới đầu nguồn và vùng miền núi đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2021 – 2025
1.4 Phương pháp nghiên cứu 1.4.1 Phương pháp luận
Căn cứ vào đặc điểm tự nhiên, hiện trạng môi trường và tình hình triển khai thực hiện tiêu chí môi trường trong quá trình xây dựng nông thôn mới hiện nay của các xã, huyện thuộc vùng đầu nguồn biên giớivà miền núi của tỉnh An Giang, luận văn tiến hành đánh giá những thuận lợi, khó khăn giữa vùng biển - miền núi dựa vào cách tiếp cận nghiên cứu điển hình (case study) và phương pháp so sánh cho hai xã được chọn làm đối tượng nghiên cứu điển hình là xã Vĩnh Hội Đông (huyện An Phú) và xã An Cư (thị xã Tịnh Biên) Từ đó đề xuất các giải pháp thực hiện tiêu chí môi trường trong quá trình xây dựng nông thôn mới cho các xã, huyện vùng đầu nguồn biên giới và
miền núi trên địa bàn tỉnh
Trang 22Hình 1.1 Khung định hướng nghiên cứu
1.4.2 Phương pháp nghiên cứu cụ thể
1.4.2.1 Phương pháp thu thập tài liệu
- Đáp ứng nội dung 1 và 2:
Phương pháp tổng quan tài liệu
Tổng quan các cơ sở lý thuyết, cơ sở
thực tiễn,
Đánh giá chung những thuận lợi – khó khăn trong việc thực hiện tiêu chí môi trường của vùng đầu nguồn và miền núi tỉnh An Giang
Đề xuất các giải pháp và hoạt động bảo vệ môi trường phù hợp với thực trạng địa phương nhằm đáp ứng tiêu chí môi trường trên chặng đường xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025 cho các xã, huyện vùng biên giới và miền núi tỉnh An Giang
- Khảo sát, điều tra thực tế
-Thu thập số liệu -Phương pháp nghiên cứu điển hình case study -Phương pháp so sánh
- Phương pháp SWOT -Phương pháp phân tích các bên liên quan
-Phương pháp chuyên gia -Phương pháp đa tiêu chí -Phương pháp so sánh
-Khái quát hiện trạng kinh tế - xã hội – môi trường của xã Vĩnh Hội Đông và xã An Cư - Đánh giá và so sánh tình hình thực hiện tiêu chí môi trường Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới đến năm 2025 của xã Vĩnh Hội Đông và xã An Cư
Trang 23Thu thập tài liệu lý thuyết nghiên cứu nông thôn mới, các đề tài nghiên cứu nông thôn mới trên thế giới và trong nước; các tài liệu phản ánh hiện trạng môi trường nông thôn và các giải pháp giải quyết; các văn bản pháp lý liên quan chương trình nông thôn mới của Chính phủ, tỉnh An Giang, huyện An Phú và thị xã Tịnh Biên
Thu thập các tài liệu về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội, môi trường và kế hoạch xây dựng chương trình nông thôn mới của xã Vĩnh Hội Đông và xã An Cư; các báo cáo tổng kết tình hình thực hiện chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới đến năm 2020 của tỉnh An Giang, huyện An Phú và thị xã Tịnh Biên
1.4.2.2 Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế:
- Đáp ứng nội dung 2: Phương pháp này được áp dụng để thu thập các thông tin cần thiết cho nội dung nghiên cứu Phương pháp này sử dụng bảng câu hỏi khảo sát được thiết kế sẵn để phục vụ việc phỏng vấn trực tiếp trong quá trình điều tra thực tế cho hai đối tượng là chuyên gia, cán bộ quản lý và người dân địa phương để điều tra khảo sát những thuận lợi, khó khăn trong việc thực hiện tiêu chí 17 (liên quan đến cấp nước và chất lượng nước sinh hoạt, vấn đề vệ sinh môi trường nông thôn, các hoạt động sản xuất nông nghiệp – lâm nghiệp, cảnh quan môi trường nông thôn, quy hoạch nghĩa trang) từ cả phía cộng đồng dân cư và cán bộ quản lý, từ đó phân tích nguyên nhân của các khó khăn, rút ra được những nhận xét, kết luận khoa học, khách quan đối với vấn đề cần khảo sát, nghiên cứu
Phương pháp này được áp dụng để hoàn thiện nội dung điều tra khảo sát hiện trạng môi trường tại xã An Cư và xã Vĩnh Hội Đông, bao gồm đánh giá môi trường ở các khu vực kinh doanh, dịch vụ, chăn nuôi, và nuôi trồng thủy sản; khảo sát tình hình tập kết và thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại hộ gia đình, điểm công cộng, và tuyến đường nông thôn; kiểm tra hiện trạng thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt tại một số hộ gia đình; và tình hình phân loại chất thải rắn tại nguồn Đồng thời, phương pháp này cũng khảo sát việc thải bỏ bao gói thuốc bảo vệ thực vật trên đồng ruộng, cũng như tận dụng rác thải hữu cơ, bao gồm việc xử lý phụ phẩm nông nghiệp và đốt rơm Ngoài ra, còn đánh giá môi trường tại các cơ sở chăn nuôi, khảo sát tại nghĩa trang và cơ sở hỏa táng (nếu có), tình hình trồng cây xanh và cảnh quan tại các điểm dân cư nông thôn, và tình hình tận dụng chất thải nhựa tại hộ gia đình và cơ sở thu gom phế liệu
Trang 24Hình thức thực hiện phương pháp này là lập phiếu điều tra người dân thuộc hai xã
Cách thực hiện: thực hiện phỏng vấn ngẫu nhiên các hộ dân thuộc tất cả các ấp của xã Vĩnh Hội Đông và xã An Cư
Số lượng phiếu điều tra được tính theo công thức
Công thức tính số mẫu: 𝑛 = 𝑁
1+𝑁(𝑒)2
Trong đó: n là cỡ mẫu (số phiếu khảo sát)
N là số lượng tổng thể (số hộ mỗi xã) e là sai số cho phép
Như vậy với dân số của hai xã thì số số phiếu điều tra cần thực hiện với độ chính xác là 95% là:
- Xã Vĩnh Hội Đông có số hộ là 2.811 vậy số phiếu cần điều tra là: 350 phiếu - Xã An Cư có số hộ là 2.524 vậy số phiếu cần điều tra là : 345 phiếu
Do hạn chế về thời gian và kinh phí điều tra nên trong nghiên cứu này chỉ thực hiệu điều tra 100 phiếu/ xã, tổng cộng số phiếu là 200 phiếu
Như vậy độ chính xác khi thực hiện khảo sát 100 phiếu/ xã là: 90% Thực hiện phỏng vấn cán bộ quản lý của địa phương với số lượng là 10 phiếu (5 phiếu/xã) bao gồm các đối tượng cán bộ cấp xã, cán bộ tại UBND huyện, cán bộ tại Phòng Môi trường huyện, phòng Nông nghiệp huyện
Thời gian thực hiện: việc thực hiện điều tra bằng phiếu khảo sát được tiến hành trong 01 tháng
Thông tin đầu vào để đánh giá sẽ được dựa trên kết quả thu thập từ cán bộ địa phương và các báo cáo về thực hiện tiêu chí 17 của xã An Cư và xã Vĩnh Hội Đông Đánh giá cũng sẽ kết hợp với kết quả phỏng vấn 200 hộ dân tại hai xã này và kết quả khảo sát thực tế tại một số khu vực cụ thể trong địa bàn
1.4.2.3 Phương pháp nghiên cứu điển hình Case study:
Nghiên cứu điển hình là phương pháp tìm hiểu về một trường hợp phức tạp dựa trên sự hiểu biết toàn diện về trường hợp điển hình Mục tiêu cơ bản của phương pháp này là tìm hiểu rõ về trường hợp nghiên cứu bằng cách theo dõi sát sao và toàn diện
Trang 25trường hợp đã chọn Kết quả nghiên cứu điển hình cho phép người nghiên cứu đưa ra lời giải thích tại sao mọi việc xảy ra như đã xảy ra và thông qua đó xác định các vấn đề tương tự ở phạm vi rộng hơn
Phương pháp này được sử dụng để hoàn thành nội dung 2 và nội dung 3 Thông qua nghiên cứu việc điển hình trong thực hiện các tiêu chí môi trường nông thôn mới ở xã Vĩnh Hội Đông và xã An Cư, ta rút ra những thuận lợi, khó khăn trong quá trình thực hiện tiêu chí môi trường tại hai vùng đặc trưng của tỉnh An Giang là đầu nguồn biên giới và miền núi Từ đó đề xuất những giải pháp phù hợp đáp ứng tiêu chí môi trường của tỉnh đề ra trong giai đoạn 2021 – 2025
1.4.2.4 Phương pháp so sánh
Trong phạm vi đề tài này, tôi thực hiện so sánh như sau: Trong các huyện, thị vùng đầu nguồn biên giới thì xã Vĩnh Hội Đông (huyện An Phú) và trong các huyện miền núi thì xã An Cư (thị xã Tịnh Biên) được chọn làm hai nghiên cứu điển hình cho đề tài này
Sau đánh giá chung về tình hình triển khai thực hiện tiêu chí môi trường của từng xã, cụ thể so sánh mức độ hoàn thành các chỉ tiêu của hai xã (Đạt/ Chưa Đạt, tỉ lệ %), so sánh hiệu quả thực hiện các chỉ tiêu, mức độ truyền thông, tổ chức thực hiện của cán bộ địa phương, sự tham gia của người dân, so sánh về hiện trạng môi trường và các yếu tố kinh tế xã hội khác như thu nhập, trình độ học vấn…đề tài thực hiện so sánh những thuận lợi, khó khăn của hai xã này, tiếp tục so sánh những thuận lợi, khó khăn để thấy sự khác biệt của vùng đầu nguồn biên giới và miền núi tỉnh An Giang nhằm đề xuất những giải pháp phù hợp với thực tế địa phương
1.4.2.5 Phương pháp phân tích SWOT
Phương pháp này giúp đề xuất các chiến lược ưu tiên và giải pháp quản lý phù hợp với thực tế địa phương Để thực hiện phân tích SWOT, cần thu thập cả dữ liệu nội bộ và dữ liệu bên ngoài Dữ liệu nội bộ bao gồm thông tin về nguồn lực, cơ sở hạ tầng, khả năng quản lý, kinh nghiệm, và tình hình thực hiện các tiêu chí môi trường tại địa phương Dữ liệu bên ngoài gồm các yếu tố như chính sách môi trường quốc gia, hỗ trợ từ chính phủ, tình hình kinh tế xã hội, và điều kiện tự nhiên như khí hậu và địa hình Phương pháp phân tích SWOT sẽ xác định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức để thấy
Trang 26được các mặt thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện tiêu chí môi trường của các địa phương vùng đầu nguồn biên giới và miền núi tỉnh An Giang Qua đó đề xuất các biện pháp khắc phục, chiến lược ưu tiên, định hướng quản lý phù hợp với thực tế địa phương Phương pháp này dùng để thực hiện nội dung 3 và cơ sở thực hiện nội dung 4
1.4.2.6 Phương pháp phân tích các bên liên quan
Phương pháp này được áp dụng để xác định các bên liên quan, xác định vai trò, nhiệm vụ của từng bên, mối liên hệ giữa các bên và tác động của họ trong quá trình thực hiện tiêu chí môi trường tại huyện An Phú và thị xã Tịnh Biên Cụ thể, phương pháp này giúp làm rõ ai là các bên liên quan chính (chẳng hạn như chính quyền địa phương, tổ chức cộng đồng, doanh nghiệp và người dân), vai trò và trách nhiệm của họ trong việc bảo vệ môi trường, cũng như cách thức các bên này tương tác và ảnh hưởng lẫn nhau
Việc xác định các bên liên quan và phân tích vai trò, mối quan hệ của họ sẽ cung cấp thông tin quan trọng về cách các hoạt động và quyết định của từng bên có thể ảnh hưởng đến việc đạt được các tiêu chí môi trường Kết quả từ phân tích này sẽ được sử dụng kết hợp với phương pháp phân tích SWOT để thực hiện các nội dung 3 và 4 của dự án Phương pháp phân tích SWOT sẽ giúp đánh giá các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong việc thực hiện tiêu chí môi trường, từ đó tạo ra các chiến lược và giải pháp phù hợp
1.4.2.7 Phương pháp chuyên gia
- Nội dung 3 và 4: Phương pháp này được sử dụng để tham khảo ý kiến của các chuyên gia về lĩnh vực môi trường, các chuyên gia từ các cơ quan của địa phương:
- Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh An Giang; - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang; - Chi cục Bảo vệ Môi trường An Giang;
- Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện An Phú và thị xã Tịnh Biên; - Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện An Phú và thị xã Tịnh Biên; - Cán bộ giảng dạy ngành quản lý môi trường tại trường Đại học An Giang Nhằm hỗ trợ tác giả đề ra các định hướng, giải pháp xử lý và quản lý môi trường phù hợp và hiệu quả cho nông thôn vùng núi, vùng đầu nguồn biên giới tỉnh An Giang Với các vấn đề cần tham khảo ý kiến như:
Trang 27- Hiện nay đa số nông dân xử lý bao bì thuốc bảo vệ thực vật bằng các biện pháp không an toàn như Đốt, Chôn lấp hoặc Để chung với rác thải sinh hoạt thông thường
- Mức độ sử dụng thuốc BVTV của nông dân ở mức từ Trung bình đến Nhiều và nông dân thường sử dụng theo kinh nghiệm cá nhân Điều này dẫn đến nguy cơ ô nhiễm cao do Thuốc BVTV
- Ý thức và sự sẵn lòng tham gia phân loại rác thải sinh hoạt của người dân còn chưa sao Tỷ lệ phân loại rác còn thấp Rác sau khi phân loại vẫn được xe thu gom chung
- Đa số người dân có phân loại và tận dụng rác thải có khả năng tái chế để bán ve chai Tuy nhiên, loại rác hữu cơ chưa được phân loại và tận dụng
- Lượng phụ phẩm nông nghiệp lớn ở nông thôn là rơm rạ không được tận dụng nhiều, đa số nông dân đốt trên đồng gây ô nhiễm không khí
- Mặc dù đã có các đường ống nước cấp nhưng các khu vực miền núi như xã An Cư thị, xã Tịnh Biên vẫn thường xuyên xảy ra tình trạng thiếu nước vào mùa khô, nước cấp chảy yếu ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt người dân
- Thức ăn đường phố, những quán nhỏ lẻ, không được cấp giấy phép kinh doanh, không đảm bảo an toàn thực phẩm, không được tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm
- Ô nhiễm do rác thải sinh hoạt vẫn còn phổ biến do ý thức chưa cao, người dân vứt rác bừa bãi Một số hộ gia đình có thói quen xử lý bằng các biện pháp không hợp vệ sinh như đốt hoặc chôn rác
- Nước thải sinh hoạt của hộ gia đình hiện chưa được xử lý, đổ ra sông rạch g chgây ô nhiễm nguồn nước Nhiều kênh rạch bị ô nhiễm do ứ động và nhiều rác
- Trình độ dân trí người dân nông thôn còn thấp, bảo thủ và khó thay đổi Do đó, công tác truyền thông bảo vệ môi trường gặp nhiều khó khăn Ngoài ra hoạt động truyền thông chưa thường xuyên do thiếu kinh phí và nhân lực
1.4.2.8 Phương pháp đa tiêu chí
- Nội dung 4: Phương pháp này áp dụng để đánh giá tổng hợp, với mỗi biện pháp xử lý môi trường và hoạt động bảo vệ môi trường đáp ứng được các yêu cầu của quy
Trang 28định đạt chuẩn tiêu chí môi trường của UBND tỉnh An Giang thì sẽ được lựa chọn các giải pháp ưu tiên thực hiện
1.4.2.9 Phương pháp thống kê
Tổng hợp thông tin thu thập được, nhập liệu các kết quả phỏng vấn dùng phần mềm Excel Sau đó, tiến hành phân tích dữ liệu bằng phần mềm SPSS, cụ thể là sử dụng thống kê mô tả Trong SPSS, thực hiện phân tích tần số và tỷ lệ phần trăm cho các câu trả lời, đồng thời tính trung bình cho các mức độ hài lòng và tần suất đánh giá từ 1 đến 5 Cuối cùng, sử dụng Excel để tạo các biểu đồ cột minh họa kết quả phỏng vấn
1.5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 1.5.1 Ý nghĩa khoa học
Qua cách nghiên cứu tiếp cận và so sánh giữa hai vùng miền đặc thù của tỉnh An Giang, vùng đầu nguồn biên giới và vùng miền núi, đề tài góp phần bổ sung và hệ thống hóa lý luận về nông thôn và xây dựng nông thôn mới cho các địa phương Việt Nam
1.5.2 Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu thực tế của luận văn là sự đóng góp một phần chuyên môn vào công tác xây dựng và triển khai kế hoạch thực hiện tiêu chí 17 – tiêu chí môi trường nhằm hoàn thành mục tiêu chương trình quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025 của tỉnh An Giang dựa trên những thuận lợi và khó khăn của huyện An Phú và thị xã Tịnh Biên, ngoài ra có thể làm tư liệu tham khảo cho công tác quản lý môi trường nông thôn tỉnh An Giang
Trang 29CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA NÔNG
THÔN MỚI 2.1 Cơ sở lý thuyết
2.1.1 Khái niệm nông thôn
Theo Tuyển (2007): “Nông thôn có thể coi là khu vực địa lý nơi đó sinh kế cộng đồng gắn bó, có quan hệ trực tiếp khai thác, sử dụng môi trường và tài nguyên thiên nhiên cho hoạt động sản xuất nông nghiệp”
Theo Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn thì: “Nông thôn là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành phố, thị xã, thị trấn, được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là Ủy ban nhân dân xã”.(Chính phủ, 2010)
Khi trình bày các vấn đề về nông thôn thì không thể không kể đến các chính sách phát triển nông thôn, các chính sách này luôn tạo ra những tác động khác nhau theo nhiều chiều hướng đối với bộ mặt nông thôn cũng như những chủ thể khác nhau ở nông thôn
2.1.2 Khái niệm nông thôn mới
Wu & Liu (2020) đã trình bày trong bối cảnh đô thị hóa và suy thoái nông thôn trong thế kỷ 21, Chính phủ Trung Quốc đã khởi xướng chiến dịch “xây dựng nông thôn mới xã hội chủ nghĩa” vào năm 2006, nay được đổi tên thành “phục hồi nông thôn” Tác giả định nghĩa “phục hồi nông thôn” là một quá trình tương tác giữa chuyển nhượng đất đai và xây dựng cộng đồng, dẫn đến sinh kế nông thôn bền vững cho tất cả mọi người ở cấp thôn bản Thuật ngữ “xây dựng cộng đồng” ở đây đề cập đến một quá trình phát triển và nâng cao bản sắc tập thể, giá trị, tầm nhìn và sự tự tin cho tất cả các thành viên trong thôn bản tham gia ra quyết định chuyển nhượng đất đai và hành động để ứng phó với những thách thức và cơ hội khác nhau trong nội bộ và bên ngoài
Long và cộng sự (2009) dựa trên nguyên tắc Kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế và xã hội quốc dân lần thứ 11của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã định nghĩa “nông thôn mới là sản xuất tiên tiến, cải thiện sinh kế, làng mạc sạch sẽ và ngăn nắp, bầu không khí xã hội văn minh và quản lý hiệu quả”
Trang 30Ở Việt Nam, theo Nghị Quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ương khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn thì nông thôn mới có thể hiểu là nông thôn mà ở đó “có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường”
2.1.3 Xây dựng nông thôn mới
Xây dựng nông thôn mới là cuộc cách mạng và cuộc vận động lớn để cộng đồng dân cư ở nông thôn đồng lòng xây dựng thôn, xã, gia đình của mình khang trang, sạch đẹp; phát triển sản xuất toàn diện (nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ); có nếp sống văn hoá, môi trường và an ninh nông thôn được đảm bảo; thu nhập, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao
Xây dựng nông thôn mới là sự nghiệp cách mạng của toàn Đảng, toàn dân, của cả hệ thống chính trị Nông thôn mới không chỉ là vấn đề kinh tế - xã hội, mà là vấn đề kinh tế - chính trị tổng hợp
Xây dựng nông thôn mới giúp cho nông dân có niềm tin, trở nên tích cực, chăm chỉ, đoàn kết giúp đỡ nhau xây dựng nông thôn phát triển giàu đẹp, dân chủ, văn minh (Hợp, 2012)
2.1.4 Đặc trưng của nông thôn mới
Theo “Sổ tay hướng dẫn xây dựng nông thôn mới” (Nhà xuất bản Lao động, 2010), đặc trưng của Nông thôn mới thời kỳ CNH –HĐH, giai đoạn 2010-2020, bao gổm:
- Kinh tế phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của cư dân nông thôn được nâng cao;
- Nông thôn phát triển theo quy hoạch, có kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội hiện đại, môi trường sinh thái được bảo vệ;
- Dân trí được nâng cao, bản sắc văn hóa dân tộc được giữ gìn và phát huy; - An ninh tốt, quản lý dân chủ
- Chất lương hệ thống chính trị được nâng cao
Trang 312.1.5 Nguyên tắc xây dựng nông thôn mới
- Nội dung xây dựng nông thôn mới hướng tới thực hiện Bộ tiêu chí Quốc gia được qui định tại Quyết định 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ
- Xây dựng nông thôn mới theo phương châm phát huy vai trò chủ thể của cộng đồng dân cư địa phương là chính, Nhà nước đóng vai trò định hướng, ban hành các tiêu chí, quy chuẩn, xã đặt ra các chính sách, cơ chế hỗ trợ và hướng dẫn Các hoạt động cụ thể do chính cộng đồng người dân ở thôn, xã bàn bạc dân chủ để quyết định và tổ chức thực hiện
- Được thực hiện trên cơ sở kế thừa và lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình hỗ trợ có mục tiêu, các chương trình, dự án khác đang triển khai ở nông thôn, có bổ sung dự án hỗ trợ đối với các lĩnh vực cần thiết; có cơ chế, chính sách khuyến khích mạnh mẽ đầu tư của các thành phần kinh tế; huy động đóng góp của các tầng lớp dân cư
- Được thực hiện gắn với các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng của mỗi địa phương (xã, huyện, tỉnh); có quy hoạch và cơ chế đảm bảo cho phát triển theo quy hoạch (trên cơ sở các tiêu chuẩn kinh tế, kỹ thuật do các Bộ chuyên ngành ban hành)
- Là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; cấp uỷ Đảng, chính quyền đóng vai trò chỉ đạo, điều hành quá trình xây dựng quy hoạch, kế hoạch, tổ chức thực hiện; Hình thành cuộc vận động “toàn dân xây dựng nông thôn mới" do Mặt trận Tổ quốc chủ trì cùng các tổ chức chính trị - xã hội vận động mọi tầng lớp nhân dân phát huy vai trò chủ thể trong việc xây dựng nông thôn mới
2.1.6 Phát triển nông thôn bền vững
Phát triển nông thôn bền vững là nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, xét trên cả khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường Theo đó, nông dân phải là nhân vật trung tâm, người được hưởng lợi trước tiên từ những thành quả của quá trình phát triển
Nội dung của phát triển nông thôn bền vững bao gồm 4 quá trình: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa; Đô thị hóa; Kiểm soát dân số; Bảo vệ môi trường sinh thái
Phát triển nông thôn bao gồm tổ hợp những nội dung hoạt động trong các lĩnh vực kinh tế – xã hội, môi trường, văn hóa liên quan đến con người và các cộng đồng
Trang 32sống ở nông thôn theo các tiêu chí của quá trình phát triển bền vững Mục đích của phát triển nông thôn là tạo sự phát triển của vùng, lãnh thổ về nhiều mặt, đồng thời làm hạn chế phân hóa giàu nghèo, nâng cao đời sống của cư dân Việc phát triển nông thôn cũng nhằm khai thác và sử dụng tài nguyên hợp lý, hiệu quả, bền vững cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho sự hợp tác giữa các vùng, địa phương và cơ sở kinh tế trong và ngoài nước
Nông thôn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của nhiều quốc gia, cung cấp thực phẩm, nguyên liệu và là nơi sinh sống của một phần lớn dân số Phát triển nông thôn góp phần làm giảm sự phân hóa giữa khu vực thành thị và nông thôn, đồng thời đảm bảo sự phát triển đồng đều
Phát triển nông thôn là một quá trình liên tục và cần sự hợp tác giữa các cơ quan chính phủ, tổ chức phi chính phủ, doanh nghiệp, và cộng đồng địa phương Mục tiêu cuối cùng là xây dựng một nông thôn phát triển bền vững, đồng bộ và nâng cao chất lượng cuộc sống của cư dân nông thôn
Đối tượng của nghiên cứu phát triển nông thôn là các hiện tượng kinh tế, xã hội và môi trường nông thôn gắn liền với đời sống của chủ thể (người dân) nông thôn, cụ thể: Nghiên cứu về phát triển kinh tế nông thôn như phát triển nông nghiệp - lâm - ngư nghiệp, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ nông thôn; Nghiên cứu về phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn; Nghiên cứu về các dịch vụ xã hội nông thôn; Nghiên cứu về phát triển môi trường nông thôn; Nghiên cứu về phát triển thể chế và các tổ chức trong phát triển nông thôn Đối tượng nghiên cứu này liên quan đến rất nhiều môn khoa học kinh tế, xã hội Các môn khoa học về triết học, xã hội học nghiên cứu về bản chất và các quy luật phát triển của các hiện tượng xã hội, trong đó có xã hội nông thôn Các môn khoa học về kinh tế, môi trường nghiên cứu bản chất và quy luật pháp triển của các hiện tượng kinh tế, môi trường bao gồm cả kinh tế, môi trường nông thôn Một số môn khoa học khác như thống kê học trang bị phương pháp luận về nghiên cứu các hiện tượng kinh tế xã hội số lớn, trong đó có sự phát triển kinh tế, xã hội và môi trường nông thôn
2.1.7 Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021- 2025
Nhằm thực hiện Nghị quyết số 25/2021/QH15 ngày 28 tháng 7 năm 2021 của
Trang 33Quốc hội Khóa XV về việc phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 được đồng bộ, kịp thời, thống nhất và có hiệu quả, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 (sau đây gọi tắt là Chương trình) với các nội
Mục tiêu tổng quát:
Tiếp tục triển khai Chương trình gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn, quá trình đô thị hoá, đi vào chiều sâu, hiệu quả, bền vững; thực hiện xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu và nông thôn mới cấp thôn, bản Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn, thúc đẩy bình đẳng giới Xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn đồng bộ và từng bước hiện đại, bảo đảm môi trường, cảnh quan nông thôn sáng, xanh, sạch, đẹp, an toàn, giàu bản sắc văn hóa truyền thống, thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững
Mục tiêu cụ thể đến năm 2025:
a) Phấn đấu cả nước có ít nhất 80% số xã đạt chuẩn nông thôn mới (miền núi phía Bắc: 60%, Đồng bằng sông Hồng: 100%, Bắc Trung Bộ: 87%, Nam Trung Bộ: 80%, Tây Nguyên: 68%; Đông Nam Bộ: 95%, Đồng bằng sông Cửu Long: 80% số xã đạt chuẩn nông thôn mới), trong đó, có khoảng 40% số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, ít nhất 10% số xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và không còn xã dưới 15 tiêu chí; tiếp tục xây dựng nông thôn mới nâng cao và nông thôn mới kiểu mẫu đối với các xã, huyện, tỉnh đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới; thu nhập bình quân của người dân nông thôn tăng ít nhất 1,5 lần so với năm 2020;
b) Phấn đấu cả nước có ít nhất 50% huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới, hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (miền núi phía Bắc: 30%; Đồng bằng sông Hồng: 90%; Bắc Trung Bộ: 45%; Nam Trung Bộ: 35%; Tây Nguyên: 30%; Đông Nam Bộ: 80%; Đồng bằng sông Cửu Long: 35% số đơn vị), trong đó, ít nhất 20% số huyện đạt chuẩn được công nhận là huyện nông thôn mới nâng cao, huyện nông thôn mới kiểu mẫu Mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có ít nhất 02 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới;
c) Phấn đấu cả nước có khoảng từ 17 - 19 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
Trang 34(sau đây gọi là tỉnh) được Thủ tướng Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (miền núi phía Bắc phấn đấu có 01 tỉnh, Đồng bằng sông Hồng: 10 tỉnh, Bắc Trung Bộ: 01 tỉnh, Nam Trung Bộ: 01 tỉnh, Tây Nguyên phấn đấu có 01 tỉnh; Đông Nam Bộ: 04 tỉnh, Đồng bằng sông Cửu Long: 03 tỉnh);
d) Phấn đấu 60% số thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc (sau đây gọi là thôn) thuộc các xã đặc biệt khó khăn khu vực biên giới, vùng núi, vùng bãi ngang ven biển và hải đảo được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới theo các tiêu chí nông thôn mới do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định
Các nội dung thành phần của chương trình
- Nội dung thành phần số 01: Nâng cao hiệu quả quản lý và thực hiện xây dựng nông thôn mới theo quy hoạch nhằm nâng cao đời sống kinh tế - xã hội nông thôn gắn với quá trình đô thị hoá
- Nội dung thành phần số 02: Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội, cơ bản đồng bộ, hiện đại, đảm bảo kết nối nông thôn - đô thị và kết nối các vùng miền
- Nội dung thành phần số 03: Tiếp tục thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn; triển khai mạnh mẽ Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) nhằm nâng cao giá trị gia tăng, phù hợp với quá trình chuyển đổi số, thích ứng với biến đổi khí hậu; phát triển mạnh ngành nghề nông thôn; phát triển du lịch nông thôn; nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã; hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp ở nông thôn; nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn góp phần nâng cao thu nhập người dân theo hướng bền vững
- Nội dung thành phần số 04: Giảm nghèo bền vững, đặc biệt là vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, vùng bãi ngang ven biển và hải đảo
- Nội dung thành phần số 05: Nâng cao chất lượng giáo dục, y tế và chăm sóc sức khỏe người dân nông thôn
- Nội dung thành phần số 06: Nâng cao chất lượng đời sống văn hóa của người dân nông thôn; bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống theo hướng bền vững gắn với phát triển du lịch nông thôn
- Nội dung thành phần số 07: Nâng cao chất lượng môi trường; xây dựng cảnh quan nông thôn sáng - xanh - sạch - đẹp, an toàn; giữ gìn và khôi phục cảnh quan truyền
Trang 35thống của nông thôn Việt Nam - Nội dung thành phần số 08: Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng các dịch vụ hành chính công; nâng cao chất lượng hoạt động của chính quyền cơ sở; thúc đẩy quá trình chuyển đổi số trong NTM, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số, xây dựng NTM thông minh; bảo đảm và tăng cường khả năng tiếp cận pháp luật cho người dân; tăng cường giải pháp nhằm đảm bảo bình đẳng giới và phòng chống bạo lực trên cơ sở giới
- Nội dung thành phần số 09: Nâng cao chất lượng, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội trong xây dựng NTM
- Nội dung thành phần số 10: Giữ vững quốc phòng, an ninh và trật tự xã hội nông thôn
- Nội dung thành phần số 11: Tăng cường công tác giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình; nâng cao năng lực xây dựng NTM; truyền thông về xây dựng NTM; thực hiện Phong trào thi đua cả nước chung sức xây dựng NTM
2.1.8 Bộ tiêu chí xã nông thôn mới
Theo Quyết định số 318/QĐ-TTg ngày 08 tháng 03 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc Ban hành Bộ tiêu chí Quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí Quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025 như sau:
Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới có 19 tiêu chí Cụ thể, nhóm Quy hoạch có 1 tiêu chí (1- Quy hoạch); nhóm Hạ tầng kinh tế - xã hội có 8 tiêu chí (2- Giao thông; 3- Thủy lợi và phòng, chống thiên tai; 4- Điện; 5- Trường học; 6- Cơ sở vật chất văn hóa; 7- Cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn; 8- Thông tin và truyền thông; 9- Nhà ở dân cư); nhóm Kinh tế và tổ chức sản xuất có 4 tiêu chí (10- Thu nhập; 11- Nghèo đa chiều; 12- Lao động; 13- Tổ chức sản xuất và phát triển kinh tế nông thôn); nhóm Văn hóa - Xã hội - Môi trường có 6 tiêu chí (14- Giáo dục và Đào tạo; 15- Y tế; 16- Văn hóa; 17- Môi trường và an toàn thực phẩm; 18- Hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật; 19- Quốc phòng và an ninh)
Với mỗi tiêu chí, Quyết định quy định cụ thể chỉ tiêu chung cũng như chỉ tiêu theo từng vùng: Trung du miền núi phía Bắc; Đồng bằng sông Hồng; Bắc Trung Bộ; Duyên hải Nam Trung Bộ; Tây Nguyên; Đông Nam Bộ; Đồng bằng sông Cửu Long
Trang 362.1.9 Tiêu chí môi trường xã nông thôn mới trên địa bàn tỉnh An Giang:
Quyết định số: 1260/QD-UBND ngày 22/6/2022 của UBND tỉnh An Giang về
việc ban hành Bộ tiêu chí xã nông thôn mới trên địa bàn tỉnh An Giang giai đoạn 2025 Các nội dung của tiêu chí môi trường được điều chỉnh và áp dụng cho phù hợp với điều kiện của tỉnh như sau:
2021-Bảng 2.1 Tiêu chí môi trường xã nông thôn mới trên địa bàn tỉnh An Giang giai đoạn 2021-2025
Tên tiêu
Môi trường và an toàn thực phẩm
17.1 Tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn ≥90% 17.2 Tỷ lệ cơ sở sản xuất - kinh doanh, nuôi trồng thủy sản,
làng nghề đảm bảo quy định về bảo vệ môi trường ≥95% 17.3 Cảnh quan, không gian xanh - sạch - đẹp, an toàn; không
để xảy ra tồn đọng nước thải sinh hoạt tại các khu dân cư tập trung
thải rắn y tế được thu gom, xử lý đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường
100%
17.8 Tỷ lệ hộ có nhà tiêu, nhà tắm, thiết bị chứa nước sinh hoạt
17.9 Tỷ lệ cơ sở chăn nuôi đảm bảo các quy định về vệ sinh thú
Trang 3717.10 Tỷ lệ hộ gia đình và cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm tuân thủ các quy định về đảm bảo an toàn thực phẩm 100% 17.11 Tỷ lệ hộ gia đình thực hiện phân loại chất thải rắn tại
2.2.1.1 Hiện trạng môi trường huyện An Phú
An Phú là một huyện biên giới, vùng sâu, vùng xa Tình hình ô nhiễm môi trường nước, không khí, ô nhiễm môi trường xung quanh các khu chợ, khu dân cư nông thôn,… từng loại hình ô nhiễm có nhiều mức độ khác nhau cụ thể: Nguồn nước ô nhiễm là do việc xả thải từ cống ngầm khu vực chợ, khu dân cư chưa qua xử lý, nước thải từ đồng ruộng, rác thải xác súc vật chết do người dân vứt xuống sông, rạch…Không khí ô nhiễm do khói bụi từ nhà máy xây xát, lò sấy lúa, lò đường…Đất ô nhiễm do sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu, trừ bệnh, vỏ bao bì vươn vãi trên đồng ruộng…Từ năm 2005 đến nay huyện đã được đầu tư từ các dự án, bên cạnh đó chính quyền địa phương các cấp đưa ra nhiều giải pháp đã cải thiện tình trạng ô nhiễm
Chất lượng môi trường nước, không khí
Kết quả quan trắc môi trường năm 2023 của tỉnh An Giang cho thấy hiện trạng môi trường về chất lượng môi trường nước tại các khu vực sông, hồ, búng, chất lượng nước mặt bị tác động bởi khu đô thị và làng bè trên địa bàn huyện An Phú như sau:
- Chất lượng nước mặt ở khu vực quan trắc liên tục tại vị trí thượng nguồn sông Hậu-MH1(N)-AP năm 2023 chưa đảm bảo tốt theo quy chuẩn QCVN 08:2023/BTNMT (Mức A và Giá trị giới hạn tối đa ảnh hưởng tới sức khỏe con người) - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt Trong đó, hàm lượng DO trong nước thấp hơn quy chuẩn cho phép và đang trong tình trạng ô nhiễm các thông số TSS, COD, BOD5
và Amoni (NH4+ tính theo N) Diễn biến chất lượng nước theo chỉ số WQI tại khu vực
Trang 38này qua các đợt quan trắc trong năm 2023 dao động từ mức kém - Sử dụng cho giao thông thủy đến mức trung bình - Sử dụng cho mục đích tưới tiêu, tốt nhất vào tháng 4 Do đó khuyến cáo người dân sinh sống ven sông và khu vực cần phải xử lý nước thật kỹ trước khi đưa vào sử dụng nhằm đảm bảo sức khỏe lâu dài
Chất lượng nước mặt theo chỉ số WQI tại sông Phú Hội, sông Châu Đốc dao động ở 03 mức: kém, trung bình, tốt, trong đó: Tại vị trí thượng nguồn sông Phú Hội-MH2(N)-AP chất lượng nước cải thiện từ mức kém - Sử dụng cho giao thông thủy vào các đợt tháng 01, tháng 5 lên mức trung bình - Sử dụng cho mục đích tưới tiêu vào đợt tháng 7, tháng 9, tháng 11, cải thiện ở mức tốt - Sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng cần các biện pháp xử lý phù hợp vào đợt tháng 3; vị trí sông Châu Đốc giáp với sông từ Campuchia-MH3(N)–AP chất lượng nước giảm từ mức tốt - Sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng cần các biện pháp xử lý phù hợp vào đợt tháng 3 xuống mức trung bình - Sử dụng cho mục đích tưới tiêu vào đợt tháng 01, tháng 5, tháng 7, tháng 9, tháng 11
- Chất lượng nước theo chỉ số WQI khu vực hồ, búng dao động ở 03 mức: kém, trung bình và tốt, cụ thể như sau: Tại khu vực búng Bình Thiên - huyện An Phú (H1, H2, H3), tại vị trí đầu búng Bình Thiên-H1(N)-AP chất lượng nước giảm từ mức tốt - Sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng cần các biện pháp xử lý phù hợp vào đợt tháng 3 xuống mức trung bình - Sử dụng cho mục đích tưới tiêu vào đợt tháng 01, tháng 7, xuống mức kém - Sử dụng cho giao thông thủy vào các đợt tháng 7, tháng 9, tháng 11; vị trí giữa Búng Bình Thiên-H2(N)-AP chất lượng nước giảm từ mức tốt - Sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng cần các biện pháp xử lý phù hợp vào đợt tháng 01, tháng 3 xuống mức trung bình - Sử dụng cho mục đích tưới tiêu vào đợt tháng 7, tháng 11, xuống mức kém - Sử dụng cho giao thông thủy vào các đợt tháng 5, tháng 9; vị trí cuối Búng Bình Thiên-H3(N)-AP chất lượng nước giảm từ mức tốt - Sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng cần các biện pháp xử lý phù hợp vào đợt tháng 01, tháng 3, tháng 5, tháng 7 xuống mức trung bình - Sử dụng cho mục đích tưới tiêu vào đợt tháng 11, xuống mức kém - Sử dụng cho giao thông thủy vào đợt tháng 9 Khuyến cáo người dân cần phải xử lý nước thật kỹ trước khi đưa vào sử dụng nhằm đảm bảo sức khỏe lâu dài
Trang 39- Chất lượng nước mặt theo chỉ số WQI tại khu đô thị An Phú, huyện An Phú tác động lên kênh Thầy Ban-NT7(TĐ-ĐT)-AP dao động ở 2 mức: kém - Sử dụng cho giao thông thủy, trung bình - Sử dụng cho mục đích tưới tiêu Trong đó, đợt tháng 01 có chất lượng nước tốt hơn các đợt khác trong năm Do đó, trong thời gian tới cần phải tiếp tục theo dõi diễn biến chất lượng nguồn thải tại các khu đô thị để kịp thời cảnh báo đến người dân khi có sử dụng nguồn nước cho mục đích sinh hoạt
- Chất lượng nước mặt theo chỉ số WQI tại làng bè Đa Phước-TS4(TĐ)-AP giảm từ mức trung bình - Sử dụng cho mục đích tưới tiêu vào các đợt tháng 01, tháng 3, tháng 5, tháng 7, tháng 9 xuống mức kém - Sử dụng cho giao thông thủy vào đợt tháng 11 Do đó, người nuôi cần quản lý chế độ thức ăn hợp lý tránh tình trạng dư thừa thức ăn làm ảnh hưởng đến nguồn nước tiếp nhận
- Chất lượng nước giếng: Kết quả quan trắc hàm lượng Fe trong nước giếng cho thấy xã Phước Hưng, huyện An Phú-NG13(N)-AP vào tháng 12/2022 có mức độ ô nhiễm cao 8,090 mg/L, vượt 1,62 lần so với quy chuẩn QCVN 09:2023/BTNMT (Thông số ảnh hưởng tới sức khỏe con người; 5 mg/L) Hàm lượng Amoni (NH4+ tính theo N) ô nhiễm cao nhất tại giếng tầng nông, xã Quốc Thái, huyện An Phú-NG1(N)-AP vượt 6,270 lần so với quy chuẩn QCVN 09:2023/BTNMT Hàm lượng Hg, Pb trung bình đều không phát hiện trong giai đoạn 2021 – 2023 và đạt QCVN 09:2023/BTNMT (Thông số ảnh hưởng tới sức khỏe con người; Hg: 0,001 mg/L; Pb: 0,01 mg/L) (Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang, 2024)
Giao (2020) đã thực hiện nghiên cứu về ô nhiễm Asen trong nước nhằm đánh giá chất lượng nước ngầm và rủi ro sức khỏe con người do sử dụng nước ngầm nhiễm Asen tại 13 giếng quan trắc thuộc 8 huyện của tỉnh An Giang qua hai năm 2017 và 2018 Kết quả phân tích cho thấy tại hầu hết các giếng quan trắc đều nhiễm coliforms Các giếng quan trắc tại An Phú, Tân Châu, Phú Tân và Chợ Mới có hàm lượng tổng chất rắn hòa tan (TDS), amoni (NH4+-N) trung bình đều cao hơn QCVN 09-MT: 2015/BTNMT Tại điểm An Phú có hàm lượng asen khá cao và vượt quy chuẩn cho phép Nguy cơ ung thư do sử dụng nước ngầm nhiễm Asen đạt từ mức trung bình đến cao tại các vị trí quan trắc với chỉ số rủi ro dao động từ 1,43 x 10-4 - 1,96 x 10-2 mg/L Nghiên cứu khác cũng cho thấy An Phú có trên 800 giếng khoan nhiễm As Kết quả phân tích mẫu đất canh tác cho
Trang 40thấy không phát hiện Arsen trong đất ở những vùng không sử dụng nước ngầm để tưới Tuy nhiên, tại những vùng đang sử dụng giếng nước ngầm nhiễm Arsen để tưới cho cây trồng lại có nồng độ Arsen trong tầng đất canh tác cao (33,45ppb) (Thư và cộng sự, 2011) Như vậy nước ngầm nhiễm Asen gây nhiều rủi ro sức khỏe cho con người, nên việc xử lý nồng độ Asen trong nước ngầm đạt mức khuyến cáo hay thay thế nguồn nước sinh hoạt khác là hết sức cần thiết
Hiện trạng quản lý chất thải rắn
Theo kết quả điều tra của Sở Tài nguyên và Môi trường An Giang, hiện trạng quản lý chất thải rắn trên địa bàn huyện An Phú như sau:
Khối lượng thu gom rác thải sinh hoạt của Công ty Cổ phần Môi trường đô thị An Giang, Xí nghiệp Môi trường đô thị huyện An Phú là là 66,00 tấn/ngày, số xã thu gom là 13/14 xã Trong đó tổ tự quản môi trường địa phương thu gom 8,39 tấn/ngày tại xã: Quốc Thái, Vĩnh Trường, Phú Hội (trung chuyển) và Phú Hữu (vận chuyển đến BR địa phương) Tổng chiều dài tuyến thu gom là 947,00 km Số phương tiện thu gom gồm 4 xe cơ giới tải trọng 2,3-5 tấn/xe, 7 xe đẩy tay tải trọng 0,65 tấn/xe
2.2.1.2 Hiện trạng môi trường huyện Tịnh Biên
Chất lượng môi trường nước, không khí
Kết quả quan trắc môi trường năm 2023 của tỉnh An Giang cho thấy hiện trạng môi trường về chất lượng môi trường nước mặt, chất lượng nước mặt tác động từ khu du lịch, chất lượng không khí bị tác động từ hoạt động du lịch, chất lượng không khí bị tác động từ bãi rác tại địa bàn huyện Tịnh Biên như sau:
- Chất lượng nước mặt theo chỉ số WQI tại 2 vị trí trên kênh Vĩnh Tế động ở 02 mức: kém, trung bình, trong đó: Tại đập Trà Sư giáp kênh Vĩnh Tế-NĐ2(N)-TB chất lượng nước giảm từ mức trung bình - Sử dụng cho mục đích tưới tiêu vào đợt tháng 3, tháng 5 xuống mức kém - Sử dụng cho giao thông thủy vào đợt tháng 01, tháng 7, tháng 9, tháng 11; tại cầu sắt Hữu Nghị-NĐ3(N)-TB chất lượng nước giảm từ mức trung bình - Sử dụng cho mục đích tưới tiêu vào đợt tháng 01, tháng 3, tháng 5 xuống mức kém - Sử dụng cho giao thông thủy vào đợt tháng 7, tháng 9, tháng 11 Khuyến cáo đến người dân sống ven khu vực kênh rạch nội đồng không nên sử dụng nguồn nước vào mục đích sinh hoạt, nhằm đảm bảo sức khỏe lâu dài